Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Hình thành phát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian cho học sinh lớp 7 bằng cách kết hợp ứng dụng google earth trong dạy học địa lí lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.96 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………….…..
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………………………….
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a. Cách sử dụng Google Earth
b. Một số ví dụ sử dụng Google Earth trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt
Nam
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu cần đạt về năng lực
đặc thù “Nhận thức thế giới theo quan điểm khơng gian” của bộ mơn Địa lí cấp
THCS đã nêu rõ:
- Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc
biệt là địa bàn để xác định chính xác phương hướng; biết xác định vị trí địa lí
của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ; biết phân tích phạm vi, quy mơ
của một lãnh thổ.
- Phân tích vị trí địa lí: biết phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các
q trình tự nhiên và kinh tế - xã hội.


- Phân tích sự phân bố: mô tả được đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện
tượng địa lí.
- Diễn đạt nhận thức khơng gian: sử dụng được lược đồ trí nhớ để mơ tả
nhận thức về không gian; sử dụng được lược đồ để diễn tả mối quan hệ không
gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; mơ tả được một địa phương với các dấu
hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế. Từ đó hình thành ý niệm về bản
sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác.
Như vậy, hình thành năng lực nhận thức theo quan điểm không gian là
nhiệm vụ phải thực hiện được trong việc dạy học địa lí.
Tháng 12/2020, bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chuyên đề “Xây dựng kế
hoạch dạy học tiếp cận nội dung chương trình GDPT 2018” trên cơ sở chương
trình hiện hành, dành cho học sinh lớp 9, năm học 2021 – 2022 tại thành phố
Vinh – Nghệ An, các khối 7, 8 sẽ tiếp cận dần vào các năm học sau. Việc dạy
học theo nội dung và định hướng phát triển năng lực học sinh của chương trình
GDPT 2018 đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giáo dục nói
chung và bộ mơn Đia lí nói riêng.
Trong khoa học địa lí, tư duy khơng gian là một đặc trưng nổi bật, để giải
quyết nhiệm vụ xác định, lí giải sự xuất hiện, phát triển, thay thế của các sự vật
hiện tượng, các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất. Bộ mơn Địa lí trong nhà
trường phổ thơng giúp học sinh bước đầu tiếp cận, hình thành và phát triển tư
duy đó, chủ yếu dựa vào hệ thống bản đồ, lược đồ, sa bàn, hình ảnh…
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời điểm hiện
tại, việc sử dụng tư liệu học tập trực tuyến đã trở nên phổ biến. Trong bộ mơn
Địa lí, dữ liệu về khơng gian thực tế được xử lí từ các vệ tinh hiện đại, cập nhật
chính xác theo thời gian thực, với độ phân giải cao, hồn tồn có thể sự dụng bổ
trợ cho hệ thống bản đồ truyền thống, làm tăng tính trực quan, thực tế và rất đắc
lực trong việc hình thành, củng cố, rèn luyện tư duy không gian lãnh thổ cho học
sinh.
Hiện nay, nhiều nhà trường đã được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, có
hệ thống mạng băng thơng rộng, có hệ thống máy chiếu hoặc tivi lớn, bảng



thông minh đa phương tiện hiện đại, rất thuận lợi cho việc sử dụng tư liệu dạy
học trực tuyến cho các giờ học trên lớp. Trình độ sử dụng cơng nghệ thông tin
của giáo viên cũng ngày càng được nâng cao, việc cắt, ghép ảnh chụp màn hình,
đưa vào bài giảng một cách khoa học, hiệu quả đã khơng cịn quá khó khăn. Nên
việc sử dụng dữ liệu trực tuyến cho các nội dung bài học đang ngày càng phổ
biến hơn.
Trong chương trình địa lí THCS hiện hành, việc hình thành, phát triển tư
duy không gian đã bắt đầu từ chương trình lớp 6, và xuyên suốt đến hết cấp học.
Riêng phần nội dung Địa lí Việt Nam ở học kỳ II lớp 8 và chương trình lớp 9,
giáo viên dễ dàng vận dụng dữ liệu hình ảnh thực tế từ phần mềm Google Earth
của Google để làm phong phú thêm nội dung dạy học, để học sinh được hình
dung cụ thể, chi tiết và chính xác về khơng gian địa lí, các đặc điểm vị trí địa lí,
địa hình, sơng ngịi, phân bố dân cư, đơ thị hóa… của các khu vực, các vùng,
miền, các bộ phận lãnh thổ Việt Nam. Từ đó khắc sâu cho học sinh các mối quan
hệ kinh tế xã hội, giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung kiến thức cơ bản, thấy rõ
được hiện trạng tài nguyên và kinh tế xã hội nước ta hiện nay trên cơ sở hình
ảnh bản đồ vệ tinh mơ tả khơng gian thực tế, thúc đẩy hình thành và phát triển
năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian cho học sinh, tiếp cận
mục tiêu hình thành năng lực đặc thù Địa lí của chương trình GDPT 2018 trên
cơ sở chương trình hiện hành.
Từ những lí do trên, tơi chọn làm sáng kiến kinh nghiệm “Hình thành,
phát triển năng lực đặc thù: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
cho học sinh bằng cách kết hợp ứng dụng Google Earth trong dạy phần Địa lí
Việt Nam – Chương trình Địa lí THCS” nhằm đạt được mục đích nâng cao
chất lượng dạy học địa lí và đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra tính tương hỗ, tương đồng giữa ứng dụng Google Earth và nội
dung chương trình, hệ thống bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam, kênh hình trong

chương trình sách giáo khoa Địa lí 8; 9.
- Tìm ra các đơn vị kiến thức của nội dung Địa lí Việt Nam có thể sử dụng
ứng dụng Google Earth một cách khoa học, hiệu quả.
- Đánh giá mức độ hình thành năng lực tư duy khơng gian của học sinh
sau khi sử dụng ứng dụng Google Earth vào dạy học. Đánh giá năng lực nhận
thức thế giới theo quan điểm khơng gian của học sinh, mức độ hình thành năng
lực so với yêu cầu của chương trình GDPT 2018.
- Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, bận nhiều cơng việc liên quan
đến cơng tác quản lí nhà trường, nên tôi định hướng SKKN này sẽ được phát
triển trong nhiều năm. Trong bản của năm 2021, tôi tập trung vào hướng dẫn
cách sử dụng cơ bản Google Earth và một số ví dụ vận dụng trong các nội dung
của Địa lí tự nhiên Việt Nam.


1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Ứng dụng Google Earth: cách cài đặt, sử dụng, khả năng vận dụng.
- Nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 8; 9, mơn Địa lí, phần Địa lí
Việt Nam.
- Học sinh lớp 9, trường THCS Quang Trung, thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trực tiếp trên ứng dụng Google Earth; sách giáo
khoa Địa lí 8; 9; thực nghiệm trực tiếp trên các tiết Địa lí của lớp 8; 9, trường
THCS Quang Trung, thành phố Thanh Hóa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo tác giả Nguyễn Tú Linh, Đại học sư phạm Hà Nội, trong bài viết
Rèn luyện các thao tác tư duy khơng gian trong dạy học địa lí ở trường phổ
thơng (đăng trên Tạp chí Giáo dục, ngày 01/03/2020), tư duy khơng gian trong
dạy học Địa lí là q trình nhận thức; trong đó, học sinh thực hiện các thao tác
tư duy dựa trên việc tiếp nhận và xử lí thơng tin, sử dụng các phương tiện trực

quan để phản ánh đặc trưng, các mối quan hệ và giải quyết các vấn đề của đối
tượng không gian.
Tư duy không gian là quá trình nhận thức gồm nhiều thao tác nối tiếp và
đan xen nhau; trong đó, HS tiếp nhận và xử lí các thơng tin địa lí nhằm giải
quyết nhiệm vụ đặt ra. Do đó, con đường để phát triển tư duy không gian cho
HS là phải tác động vào các thao tác tư duy không gian:
- Các thao tác tư duy không gian dựa trên với việc sử dụng bản đồ và hệ
thống thơng tin địa lí: Xác định sự phân bố, mơ hình, hình dạng khơng gian,
trình bày bản đồ, kết nối vị trí, sắp xếp các đối tượng tương tự, phân cấp không
gian, phân vùng, xác định vùng liền kề, định hướng không gian, tưởng tượng
bản đồ, phác thảo bản đồ, so sánh bản đồ, chồng xếp và kết hợp bản đồ.
- Các thao tác tư duy không gian theo các yếu tố của tư duy không gian:
Mô tả cấu trúc không gian, biến đổi không gian và suy luận.
- Các thao tác tư duy không gian kết hợp giữa GIS và kiến thức địa lí:
Trình bày thuộc tính của các đối tượng, so sánh quan hệ giữa các đối tượng, xác
định sự thay đổi của các đối tượng và suy luận không gian.
Trên cơ sở lí luận đó, sáng kiến này tập trung vào việc sử dụng ứng dụng
Google Earth, kết hợp với bản đồ sách giáo khoa và Atlat Địa lí Việt Nam để
xác định khơng gian lãnh thổ, hình dạng thực của địa hình, các đối tượng địa lí
tự nhiên, kinh tế xã hội Việt Nam, từ đó tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng,
yếu tố động lực phát triển của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay. Từ đó,
học sinh biết cách vận dụng tư duy khơng gian để nhận thức bước đầu quy
hoạch lãnh thổ kinh tế xã hội Việt Nam; phân tích được tính hợp lí, chưa hợp lí;
tập đề ra giải pháp cụ thể cho các vấn đề còn tồn tại…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


- Đối với học sinh: Ngoài hệ thống bản đồ giáo khoa và Atlat Địa lí Việt
Nam, học sinh ít được tiếp cận với các công nghệ, ứng dụng, tư liệu học tập mới
cập nhật. Trong khi sách giáo khoa, tư liệu học tập cũ đã có nhiều nội dung lạc

hậu so với tình hình thực tế hiện nay, địi hỏi người dạy phải có sự bổ sung chính
xác, kịp thời. Các đối tượng địa lí tự nhiên Việt Nam phần nào cịn mang tính
trừu tượng, nhận thức khơng gian hạn chế, dẫn đến sự máy móc, phụ thuộc
nhiều vào tài liệu, kênh chữ, mất đi tính khoa học, sáng tạo khi học Địa lí.
- Đối với giáo viên: Việc tiếp cận và sử dụng các ứng dụng công nghệ cho
dạy học còn hạn chế ở phần lớn giáo viên. Việc cập nhật kiến thức mới, vận
dụng phương pháp mới cũng chưa được quan tâm đúng mức. Việc tìm hiểu nội
dung yêu cầu của chương trình GDPT 2018 chưa thật sự chuyên sâu.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong SKKN này, tơi sẽ trình bày cách sử dụng Google Earth và một số ví
dụ minh họa về sử dụng Google Earth trong dạy học Địa lí Việt Nam, chương
trình Địa lí THCS.
a. Cách sử dụng Google Earth
Có 2 cách để sử dụng hiệu quả Google Earth trong dạy học:
- Cách 1: Với điều kiện phịng học có sẵn mạng Internet, có máy chiếu
hoặc tivi, bảng thơng minh đa phương tiện… thì có thể sử dụng trực tiếp Google
Earth trên máy tính, smartphone, kết nối và chiếu lên các màn hình lớn thơng
qua cáp hoặc các ứng dụng chia sẻ màn hình qua bluetooth, internet…
- Cách 2: Với phịng học khơng có kết nối mạng internet, giáo viên sẽ phải
chuẩn bị trước ở nhà, chụp, cắt các hình ảnh cần thiết từ Google Earth, sử dụng
các công cụ chỉnh sửa ảnh như Paint, Photoshop… để chỉnh sửa và đưa vào bài
giảng.
SKKN này sẽ tập trung vào cách 1.
*. Cách tải và cài đặt Google Earth:
- Bước 1: Vào đường dẫn:
Chọn "Đồng ý
và tải xuống".
- Bước 2: Mở file vừa tải lên. Chọn Run
- Bước 3: Chương trình sẽ tự động cài đặt. Khi hồn tất việc cài đặt, chọn
"Đóng" để kết thúc.

Hoặc: Truy cập vào đường dẫn: />Chọn: Chạy Earth.
*. Cách sử dụng Google Earth
Bước 1: Tại ơ tìm kiếm, nhập địa điểm bạn muốn tìm hiểu.


Bước 2: Nhấn Search (tìm kiếm) để tiến hành tìm kiếm.

Bước 3: Dùng con lăn chuột lăn lên xuống để phóng to, thu nhỏ hình
ảnh.

Bước 4: Để xoay hình, nhấn giữ chuột trái và kéo chuột sang trái hoặc
sang phải để quan sát theo ý muốn.


Bước 5: Để thay đổi độ nghiêng, nhấn giữ con lăn chuột và kéo chuột
đến góc nhìn mong muốn.

Với các thao tác như trên, dễ dàng cho học sinh thấy được tồn cảnh thế
giới theo khơng gian và thời gian thực:


hoặc một châu lục, một khu vực, một quốc gia…

và 1 địa danh…


b. Một số ví dụ sử dụng Google Earth trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt
Nam
*. Ví dụ 1: Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:
Tơi sẽ sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với hình ảnh địa hình thực tế

của các khu vực này của Google Earth:

Vùng núi Tây Bắc:


Kéo nghiêng theo phương ngang để học sinh thấy rõ hơn cấu trúc 3 dải địa
hình núi, cao nguyên theo hướng Tây Bắc – Đông Nam của vùng và sự đồ sộ,
hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn:

Dãy Hoàng Liên Sơn, sơng Đà và thung lũng sơng Hồng:

Từ hình ảnh thực tế về địa hình của vùng núi Tây Bắc, bổ trợ thêm cho
Atlat Địa lí Việt Nam và nội dung sách giáo khoa lớp 8, học sinh dễ dàng hơn
trong việc định hình về cấu trúc địa hình và phân bố khơng gian miền núi Tây
Bắc, từ đó nhận thức rõ hơn về sự đồ sộ, hùng vĩ của non sơng Việt Nam, nhưng
cũng đầy khó khăn trong cư trú và sản xuất của người dân. Điều này sẽ giúp ích
cho học sinh rất nhiều khi học về dân cư xã hội và tình hình phát triển kinh tế
của các vùng kinh tế nói chung, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nói riêng
trong chương trình Địa lí 9. Học sinh hiểu nhanh, hiểu rõ về đặc điểm địa hình,
sẽ dễ dàng nhận thức được nguyên dân dẫn đến hiện trạng kinh tế xã hội của
vùng, từ đó, đề ra được giải pháp khai thác thế mạnh, hạn chế khó khăn cho
vùng.


Sự hiểm trở của Hoàng Liên Sơn và phân bố cư trú, sản xuất của nhân
dân miền núi Tây Bắc:

Thị trấn Sìn Hồ



*. Ví dụ 2: Minh họa khi dạy đặc điểm các hệ thống sơng lớn:
- Hệ thống sơng ngịi Bắc bộ:
Hệ thống sông Hồng:

Cho học sinh đối chiếu với bản đồ Atlat Địa lí Việt Nam để nhận thức rõ
ràng về không gian rộng lớn, đa dạng các dạng địa hình của lưu vực sơng Hồng
thuộc Việt Nam:

Từ đó, học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu đặc điểm hệ thống sơng ngịi
Bắc bộ: Sơng dạng nan quạt, lũ thất thường, lên nhanh xuống chậm…


Thành phố ngã ba sơng Việt Trì:

- Hệ thống sơng ngịi Trung Bộ:
Sơng Gianh

Hình ảnh này thể hiện rõ đặc điểm của sơng ngịi Trung bộ: Nhỏ, ngắn,
dốc, ít phụ lưu…
- Sơng ngịi Nam bộ:


Hệ thống sơng ngịi ở Đồng bằng sơng Cửu Long

Mạng lưới sơng ngịi kênh rạch chằng chịt, lịng sơng rộng và sâu, lưu
lượng nước lớn, chế độ ước điều hòa…


Cầu Rạch Miễu qua sông Tiền, nối liền Tiền Giang – Bến Tre


*. Ví dụ 3: Minh họa khi dạy đặc điểm địa hình đường bờ biển:
- Địa hình bờ biển bồi tụ, phổ biến ở phía Bắc và phía Nam, phù sa bồi tụ,
mở rộng ra biển, nhiều bãi triều thấp, phẳng…
Đường bờ biển Đồng bằng sông Hồng


Đường bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều cửa sơng và rừng
ngập măn…

- Bờ biển mài mịn: phổ biến ở Trung bộ, khúc khuỷu, nhiều vịnh nước
sâu, đảo ven bờ, gắn liền với các dãy núi từ Trường Sơn lan sát ra biển…

Từ những hình ảnh trên, học sinh có thể nêu được đặc điểm, phân tích được thế
mạnh, hạn chế…


- Ngồi ra, có thể sử dụng ảnh mây vệ tinh từ Google Earth để bổ trợ cho
các nội dung về khí hậu Việt Nam, sự hình thành, phát triển, đường đi, khu vực
ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới trên biển Đông…
*. Trên đây chỉ là một số ví dụ mang tính chất minh họa của tác giả. Trong
q trình dạy học, giáo viên có thể linh hoạt, sáng tạo vận dụng cách làm này
cho hầu hết các nội dung trong tồn bộ chương trình địa lí ở trường phổ thông.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với học sinh: Việc học Địa lí đã trở nên thú vị hơn, trực quan và
thực tế hơn. Học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm mới quan hệ giữa các đối
tượng địa lí: sự ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố tự nhiên; nguyên nhân của sự
phân bố dân cư, các hoạt động kinh tế; nguồn lực, tiềm năng phát triển kinh tế
của các ngành, các vùng, các bộ phận lãnh thổ… Kiến thức được gắn liền với
khơng gian hình ảnh thực từ vệ tinh giúp học sinh nhanh chóng hình thành, củng

cố và vận dụng tư duy khơng gian, hình thành và phát triển năng lực “Nhận thức
thế giới theo quan điểm không gian”.
- Đối với bản thân: Kiến thức chuyên môn được củng cố, kỹ năng sử dụng
các ứng dụng công nghệ phục vụ việc dạy và học được trau dồi, năng lực bản
thân được nâng cao, linh hoạt và sáng tạo hơn trong phương pháp dạy học và tổ
chức hoạt động dạy học.
- Đối với đồng nghiệp và nhà trường: Với trách nhiệm là một cán bộ quản
lí nhà trường, tơi đã triển khai, phổ biến và hướng dẫn cách làm này cho đồng
nghiệp trong trường THCS Quang Trung, không chỉ ở bộ mơn Địa lí mà cịn ở
nhiều bộ mơn: Tốn, Ngữ văn, Lịch sử… Các thầy cơ trong nhà trường đều rất
hào hứng tiếp cận, vận dụng phù hợp với bộ mơn của mình, tạo thêm nguồn tư
liệu minh họa kiến thức. Một số thầy cô đã vận dụng trong các tiết dạy sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học, đem lại hiệu quả, được đồng nghiệp ủng
hộ.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Khi thực hiện dạy học theo nội dung, yêu cầu của chương trình GDPT
2018, nhiệm vụ đầu tiên, cũng là quan trọng nhất, là phải hình thành và phát
triển được các năng lực chung, năng lực đặc thù bộ môn cho người học. Vì vậy,
tìm tịi, áp dụng các cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả trên cơ sở nội dung, yêu
cầu của chương trình GDPT 2018 – Dạy học theo định hướng phát triển năng
lực; trên cơ sở tư liệu dạy học hiện hành và tư liệu dạy học mới (lớp 6 – năm
học 2021 – 2022); trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ…
là nhiệm vụ của tất cả giáo viên ở mọi bộ môn, để đáp ứng yêu cầu giáo dục và
đào tạo trong giai đoạn mới.
- Google Earth là kho tư liệu khổng lồ khơng chỉ dành riêng cho bộ mơn
Địa lí. Khai thác kho tư liệu này sẽ làm phong phú, hiệu quả hơn việc dạy – học


Địa lí, nhất là góp phần tích cực trong việc hình thành, phát triển năng lực

“Nhận thức thế giới theo quan điểm khơng gian” của bộ mơn Địa lí trong
chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Trên cơ sở thành công bước đầu này, trong những năm học tiếp theo, tác
giả tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng, tăng cường tìm hiểu, khai thác nhiều ứng
dụng mới và sẵn sàng chia sẻ đến tất cả các thầy cô giáo, để dần từng bước,
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí.
- Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ là cách làm chủ quan của tác giả, phù hợp
với năng lực, trình độ sử dụng CNTT cịn nhiều hạn chế của tác giả. Tác giả rất
mong được sự nhận xét, góp ý của hội đồng giám khảo, của các chuyên gia để
hoàn thiện hơn sản phẩm, để nâng cao khả năng dạy học của bản thân, đáp ứng
yêu cầu tất yếu của Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng sự
phát triển xã hội trong giai đoạn mới.
3.2. Kiến nghị
- Bản thân tôi luôn mong muốn sau mỗi năm học, được tìm hiểu, tiếp cận
với những sáng kiến kinh nghiệm hay của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để
có thể học hỏi thêm, nâng cao năng lực bản thân.
- Mong muốn được tập huấn thêm nhiều chuyên đề, nhất là các chuyên đề
về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào dạy học, để tiếp tục có
thể tìm ra phương pháp, cách thức dạy học mới đem lại hiệu quả cao, phù hợp
với năng lực bản thân và đặc trưng của bộ môn.

Xác nhận của hội đồng khoa học
trường THCS Quang Trung

TP Thanh Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi, không sao chép của người
khác và chưa từng được công bố trên các
phương tiện truyền thông.
Tác giả


Vũ Quang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />

4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền trông trong đổi mới phương pháp
dạy học mơn Địa lí ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Luyến – Viện khoa học
giáo dục Việt Nam.
5. Rèn luyện các thao tác tư duy khơng gian trong dạy học địa lí ở trường phổ
thông - Nguyễn Tú Linh - Đại học sư phạm Hà Nội (đăng trên Tạp chí Giáo
dục, ngày 01/03/2020).

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Họ và tên tác giả: Vũ Quang
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng – trường THCS Quang Trung

TT

1.

2.

3.


4.

5.

6.

Tên đề tài SKKN

Tổ chức trị chơi trong tiết ơn
tập cuối học kỳ I – Mơn Địa
lí, khối 9.
Thiết kế Slide và hoạt động
dạy học hợp lí trong tiết 36,
bài 32 – Địa lí 8.
Sử dụng ứng dụng internet
Padlet trong dạy đội tuyển
học sinh giỏi Địa lí – Trường
THCS Hàm Rồng.
Sử dụng ứng dụng internet
Padlet trong dạy đội tuyển
học sinh giỏi Địa lí – Trường
THCS Hàm Rồng.
Chia sẻ kinh nghiệm xử lí
một số dạng biểu đồ phức tạp
trong xây dựng đề kiểm tra
mơn Địa lí trung học cơ sở
bằng Microsoft Excel 2003
và 2007.
Cách thực hiện một số dạng
biểu đồ phức tạp trong xây

dựng đề kiểm tra mơn Địa lí
trung học cơ sở bằng
Microsoft Excel 2003; 2007

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GD&ĐT

C

2011 - 2012

Sở GD&ĐT

C

2014 – 2015

Sở GD&ĐT

B


2016 – 2017

Hội đồng
khoa học Tp
Thanh Hóa

A

2017 – 2018

Sở GD&ĐT

B

2018 – 2019

Sở GD&ĐT

B

2020 – 2021




×