Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn lớp 7 ở trường THCS phú lệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.79 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN
NGỮ VĂN LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS PHÚ LỆ

Người thực hiện: Hà Thùy Dung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Phú Lệ
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn

THANH HOÁ NĂM 2021
MỤC LỤC


Mục

Nội dung

1 Mở đầu

Trang
1

1.1 Lý do chọn đề tài

1


1.2 Mục đích nghiên cứu

1

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

3

2.3.1


Phương pháp tổ chức hoạt động khởi động

4

2.3.2

Phương pháp dạy học nhóm trong hoạt động hình thành kiến thức

7

2.3.3 Phương pháp đóng vai
2.3.4.

9

Phương pháp, kỹ thuật trong hoạt động vận dụng

2.3.5 Phương pháp, kỹ thuật trong hoạt động và tìm tịi,mở rộng
2.4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

14
15
14

2.4.1 2.4.1. Đối với học sinh

14

2.4.2 Đối với đồng nghiệp


15

3 Kết luận, kiến nghị

16

3.1 Kết luận

15

3.2 Kiến nghị

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết chương trình Giáo dục phổ thơng mới đặc biệt đề cao
đến tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học,
học sinh được đặt vào trung tâm của hoạt động học. Bài toán đặt ra cho người
dạy là cần thay đổi phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy học tích
cực là việc lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên là người
nêu và gợi mở lên vấn đề bằng nhiều cách khác nhau nhằm mang lại sự hào
hứng, sự tự giác cho học sinh. Như vậy, học sinh sẽ tự học, tự nhiên cứu, tự trình
bày và giải quyết các vấn đề để đưa ra kết luận cụ thể. Phương pháp này tăng
cường sự kết nối, thực hành giữa các học sinh trong môn học, tiết học. Học sinh
sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức, thơng qua việc tự mình tư duy và tìm tịi khám
phá. Giáo viên áp dụng nhiều cách để gợi mở vấn đề, vấn đáp, tương tác, thảo

luận nhóm hay chơi các trị chơi…
Có thể thấy, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập, bàn luận
và thực hiện trong nhiều năm qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, với việc
chuẩn bị thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới
phương pháp dạy học càng được các nhà trường chú trọng thúc đẩy và phát huy
một cách có hiệu quả. Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập đồng
nghĩa với việc chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy
người học làm trung tâm.
Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài:
“Vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng
dạy học môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCS Phú Lệ” để nghiên cứu và chia sẻ
với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học mơn Ngữ văn
theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi lựa chọn đề tài này, tơi hướng đến mục đích nghiên cứu là: chỉ ra và
phát huy hiệu quả cao hơn nữa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào
dạy Ngữ văn lớp 7 để từ đó phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh, tạo
hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời đề tài còn có mục tiêu là nâng cao chất
lượng học mơn Ngữ văn tại trường THCS Phú Lệ.
Chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm dạy học của bản thân đã áp
dụng tại trường THCS Phú Lệ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 7 trường THCS Phú Lệ. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực ...
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng các phương pháp cơ bản sau:


2

Phương pháp thống kê; Phương pháp điều tra, khảo sát, theo dõi thực tế tại
lớp 7; Phương pháp đọc và nghiên cứu sách, tài liệu; Vận dụng thực hành trong
giảng dạy; So sánh, tổng kết, rút kinh nghiệm; Phương pháp phân tích tổng hợp.
Tơi đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu và thực hiện theo các bước sau: Xây
dựng chi tiết kế hoạch; Tiến hành điều tra thực tế; Thực nghiệm sư phạm; Thu
kết quả; Viết bài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ khái niệm phương pháp dạy học là gì?
Phương pháp dạy học chính là cách thức, sự tương tác chung giữa giáo viên
và học sinh ở trong điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu
của việc dạy học.
Có ba bình diện cần xem xét trong phương pháp dạy học, bao gồm: quan
điểm, phương pháp dạy cụ thể và kỹ thuật dạy học.
Trong đó phương pháp dạy học tích cực là việc lấy học sinh làm trung tâm
của quá trình dạy học, giáo viên là người nêu và gợi mở lên vấn đề bằng nhiều
cách khác nhau mang lại sự hào hứng, sự tự giác của học sinh. Học sinh sẽ tự
học, tự nhiên cứu, tự trình bày và giải quyết các vấn đề để đưa ra kết luận cụ thể.
Phương pháp này tăng cường sự kết nối, thực hành giữa các học sinh trong môn
học, tiết học. Học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức, thông qua việc tự mình tư
duy và tìm tịi khám phá. Giáo viên áp dụng nhiều cách để gợi mở vấn đề, vấn
đáp, tương tác, thảo luận nhóm hay chơi các trị chơi …
Như vậy, có thể nói phương pháp dạy học tích cực chính là hoạt động và
chủ động trái với khơng hoạt động và thụ động. Chúng ta có thể kể ra một số
phương pháp dạy học tích cực như:
Phương pháp dạy học nhóm; Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển
hình; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp đóng vai; Phương pháp trò
chơi; Phương pháp dự án (dạy học theo dự án); Phương pháp bàn tay nặn bột;
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên trong
các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập mà là
những thành phần của phương pháp dạy học. Ví dụ, trong phương pháp thảo
luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải
bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, ...
Tuy nhiên, có thể khẳng định kỹ thuật dạy học tích cực chính là hạt nhân
của phương pháp dạy học tích cực, hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh, nghĩa là hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của
người học chứ khơng chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy.
Giáo viên cần nắm chắc một số kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả, cơ bản sau:


3
Kỹ thuật các mảnh ghép; Kỹ thuật khăn trải bàn; Kỹ thuật động não; Kỹ
thuật bể cá; Kỹ thuật tia chớp…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Vấn đề đổi mới trong giáo dục luôn được đặt ra đối với ngành giáo dục nói
riêng và tồn xã hội nói chung. Đảng và Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến
vấn đề này nhất là trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay. Chính vì vậy
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 29 hội nghị TW8
khoá XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Bộ giáo dục và đào tạo đã
xác định: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”;
“ Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng
cao chất lượng giáo dục tồn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học
tập suốt đời”.
Trường THCS Phú Lệ tơi đang cơng tác là một ngôi trường luôn chú trọng
đến chất lượng dạy và học. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để

giáo viên phát huy, sáng tạo trong giảng dạy.
Bên cạnh đó, hệ thống tài liệu, các game show của các chương trình truyền
hình, trên mạng khá phong phú đã gợi mở, tạo ý tưởng thuận tiện cho việc soạn
giảng, biến đổi, sáng tạo thành những trò chơi có thể kết hợp trong giờ giảng,
đồng thời tạo hứng thú cho học sinh học tập. Khắc sâu kiến thức bằng những trị
chơi, tiện ích thích hợp.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên gặp
phải một số khó khăn nhất định:
Giáo viên mất nhiều thời gian và công sức để soạn bài, thiết kế các trị chơi.
Một số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, còn lơ là và chủ quan,
thiếu tính tích cực trong học tập nhất là mơn Văn.
Một bộ phận khơng nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng khơng thích học
văn vì cho rằng đây là mơn học thuộc, dài, khó học. Một số em chưa thật sự
mạnh dạn, nhận thức quá kém so với các bạn cùng trang lứa nên có tâm lí tự ti,
mặc cảm, khơng dám trình bày ý kiến của mình vì sợ sai các bạn chê cười dẫn
đến kết quả học tập không cao.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Các phương pháp và kỹ thuật, tổ chức hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học nhằm giúp học
sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và
kĩ năng mới. Tại sao cần có hoạt động này? Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ
cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học, giúp giáo viên
tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống


4
có liên quan đến nội dung của bài học; tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để
học sinh bước vào bài học mới. Có thể nói hoạt động khởi động có nhiệm vụ
khơi gợi, kích thích học trị mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những
hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt

động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề
để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tịi, giải quyết vấn
đề. Và tất nhiên giáo viên phải là người có ý tưởng, phải thật khéo léo gợi mở
vấn đề của bài học, kích thích trí tị mị và tạo hứng thú cho các em học sinh
giáo viên có thể khởi động bài học bằng cách cho HS quan sát tranh ảnh/ xem
video trên máy chiếu.
Khi thiết kế nhiệm vụ của hoạt động khởi động trong các tiết dạy về ca dao,
giáo viên cần sử dụng linh hoạt các hình thức khởi động để phát huy tính tích
cực của học sinh. Với các hình thức khởi động bài học như: tổ chức thi tài hiểu
biết, xem tranh/video và trả lời các câu hỏi, thi hát dân ca…
Cách thức tiến hành: Tùy thuộc vào đặc điểm nội dung của từng bài học,
Mục đích về kiến thức cần khởi động của giáo viên để lựa chọn các kỹ thuật dạy
học khác nhau.
Ví dụ 1: Bài “Cổng trường mở ra” với mục tiêu bài học là giúp học sinh chỉ
ra được những chi tiết thể hiện tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường
đầu tiên của con; trình bày được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con
cái và ý nghĩa của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người. Từ mục tiêu
trên, tơi có thể tiến hành hoạt động khởi động với câu hỏi mang tính chất đặt vấn
đề và gợi mở:
Văn bản sau đây có nhan đề là “Cổng trường mở ra”. Đã trải qua quãng
thời gian được học tập dưới mái trường, theo em, cổng trường mở ra cho em
những điều kì diệu gì?
Sau khi học sinh trả lời bài tập tình huống trên thì tơi sẽ hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nội dung bài học. Và mục tiêu bài học sẽ dễ dàng được học sinh
tiếp thu và lĩnh hội, vận dụng.
Ví dụ 2: Khởi động bài “Những câu hát châm biếm”, giáo viên có thể cho
học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi. Học sinh hoạt động nhóm từ 2, 3 phút.
Những hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng đến bài ca dao nào đã học
(hoặc đã biết)?
Theo em, những bài ca dao đó thể hiện nội dung gì?



5

(Tranh 1: Em liên tưởng đến bài ca dao nào?)

(Tranh 2: Em liên tưởng đến bài ca dao nào?)


6

(Tranh 3: Em liên tưởng đến bài ca dao nào?)
Ví dụ 3: Khởi động bài “Những câu hát về tình cảm gia đình”, học sinh lắng
nghe bài hát dân ca về tình cảm gia đình và nêu cảm nhận (hoạt động cá nhân).
Ví dụ 4: Bài “Sơng núi nước Nam” có mục tiêu bài học là giúp học sinh:
chỉ ra được những yếu tố thể hiện tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát
vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ. Tơi có thể tiến hành hoạt động khởi động
qua việc tổ chức trò chơi “Thi tài hiểu biết lịch sử của em”. Cả lớp chia làm 4
đội thi tương ứng với 4 tổ.
Cho các sự kiện, chiến cơng của một số nhân vật lịch sử. Sau đó yêu cầu
các đội nói tên nhân vật, đội nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời. Đội thi nào
chiến thắng sẽ nhận được một tràng vỗ tay chúc mừng của cả lớp hay phần
thưởng của cô giáo.
(1) 16 tuổi, căm thù giặc đến bóp nát quả cam trong tay ở bến Bình Than
mà khơng hề hay biết, giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo
hoàng ân”, góp cơng đánh thắng giặc Mơng - Ngun lần thứ hai. -> Đáp án:
Trần Quốc Toản
(2) Ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên, được nhân dân tôn
vinh là Đức Thánh Trần, là người viết áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ” ->Đáp
án: Trần Hưng Đạo

(3) Đánh bại quân Tống vào năm 1075- 1077, nổi tiếng với chiến thắng trên
phịng tuyến sơng Như Nguyệt và thường được coi là tác giả của bài thơ thần
“Nam quốc sơn hà” -> Đáp án: Lý Thường Kiệt


7
(4) Ban “Chiếu đời đô” (Thiên đô chiếu) vào mùa xuân năm 1010 để
chuyển dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại
La (Hà Nội). -> Đáp án: Lí Cơng Uẩn
Áp dụng hoạt động khởi động trên không những giúp học sinh nhớ lại kiến
thức liên mơn Văn – Sử mà cịn giúp các em có tâm lý vui vẻ, hào hứng để bước
vào nội dung chính bài học.
Như vậy, để thực hiện hoạt động khởi động cho các bài trên, giáo viên đã
vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học nhóm
(học sinh trao đổi thảo luận với bạn rồi đưa ra ý kiến); Phương pháp nghiên cứu
trường hợp điển hình (học sinh nghiên cứu cụ thể một bài ca dao đã biết đến);
Phương pháp giải quyết vấn đề (động não, suy nghĩ và giải quyết các câu hỏi/
bài tập tình huống mà giáo viên đưa ra)
2.3.2. Phương pháp, kỹ thuật dạy học hoạt động hình thành kiến thức
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm để giúp học sinh
hình thành và khắc sâu kiến thức. Bản chất dạy học nhóm cịn được gọi bằng
những tên khác nhau như: dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Trong đó
học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian
giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân
công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và
đánh giá trước tồn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được
tính tích cực, tính trách nhiệm, phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực
giao tiếp, thuyết trình của học sinh.
Trong hoạt động hợp tác nhóm, học sinh phải nhận thấy được trách nhiệm
giải quyết nhiệm vụ chung của mình. Vì vậy các thành viên của nhóm phải gắn

kết với nhau theo cách nghĩ mỗi cá nhân cũng như tồn nhóm chỉ có thể thành
cơng nếu cố gắng hết sức mình. Nếu một bạn nào trong nhóm khơng hồn thành
thì chắc chắn nhiệm vụ của cả nhóm sẽ khơng hồn thành. Vì vậy, ngay từ đầu tơi
xác định rõ cho các em hiểu được trách nhiệm của mình trong nhóm học tập là:
thực hiện nhiệm vụ được giao - đảm bảo các thành viên trong nhóm mình đều
hồn thành nhiệm vụ được giao (bạn nào xong trước thì cùng hỗ trợ cho bạn mình
để nhiệm vụ của nhóm được hoàn thành, nhắc các bạn cùng tham gia thảo luận).
Nhóm học tập được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm khơng thể
trốn tránh cơng việc, hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải học,
đóng góp phần mình vào cơng việc chung và thành cơng của nhóm. Mỗi thành
viên thực hiện một vai trị nhất định. Các vai trò ấy được luân phiên thường
trong các nội dung hoạt động khác nhau (nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên…)
Mỗi thành viên đều hiểu rằng không thể dựa vào công việc của người khác.
Dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, tất cả các thành viên trong nhóm đều
phải làm việc. Có thể mỗi cá nhân có tiến độ thực hiện cơng việc khác nhau.
Nếu gặp khó khăn hay tốc độ chưa đảm bảo, tơi khuyến khích các em có năng
lực tốt hơn theo dõi giúp đỡ bạn. Khi cần thảo luận hoặc thống nhất nội dung gì,
nhóm trưởng nêu yêu cầu, mọi thành viên trong nhóm đều có trách nhiệm đóng


8
góp ý kiến. Nhóm sẽ kịp thời biểu dương những bạn có nhiều ý kiến hay hoặc
những thành viên vốn rụt rè nhút nhát mà có tiến bộ. Từ đó nâng cao trách
nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm.
Cách thức tổ chức: giáo viên thực hiện theo qui trình 4 bước:
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ, có thể đưa câu hỏi lên máy chiếu.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận. Bao quát, kiểm tra quá
trình hoạt động của học sinh.
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá – kết luận

Ví dụ: Ứng dụng “kĩ thuật động não khi dạy bài “Những câu hát châm
biếm” Ngữ văn 7
Đây là bài ca giúp HS nắm được ứng xử của các tác giả dân gian trước
những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu trong xã hội. Hiểu được một số hình
thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. Giáo
viên có thể áp dụng kĩ thuật “Động não”
* Vấn đề được tìm hiểu đưa ra trước tập thể lớp theo câu hỏi:
Giáo viên: Trong bài ca dao thứ nhất, chân dung “chú tôi” được giới thiệu
qua những chi tiết nào?
Học sinh sẽ đưa ra nhiều tín hiệu. Trong đó có thông tin được thể hiện qua
từ “hay”, “ước”
“hay” + tửu, tăm
+ nước chè đặc
+ nằm ngủ trưa
“ước” + ngày mưa
+ đêm thừa trống canh [2]
=> HS có thể có các cách hiểu khác nhau:
* GV tập hợp ý kiến và tiếp tục phát vấn: Em hiểu như thế nào về từ “hay” ?
“Hay” => giỏi giang; biết nhiều; ham thích....
Giáo viên: Nghĩa của từ “hay” trong từ điển được hiểu là gì ?
HS: giỏi giang [2]
Giáo viên: Theo em, từ “hay” ở bài ca này có được hiểu là “giỏi giang”
khơng? Vì sao?
=> Từ việc tìm hiểu tập thể (động não) như vậy, các ý kiến sẽ được thẩm
định, làm sáng tỏ.
Như vậy, chúng ta có thể thấy phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tránh
được cách dạy học thụ động trước đây, học sinh sẽ phát huy được tính chủ động,
sáng tạo. Học sinh tự khám phá, lĩnh hội kiến thức dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn
của thầy cô, các em có cơ hội sẻ chia kiến thức, trình bày trước lớp. Do vậy, giờ
học sẽ rất sôi nổi, học sinh hứng thú. Các em nắm chắc kiến thức và ghi nhớ sâu,



9
tránh được cách học vẹt, học hình thức trước đây. Và quan trọng hơn học sinh
được rèn luyện thêm nhiều kĩ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng phản biện, kỹ năng hợp tác… Từ đó giúp các em phát triển toàn toàn diện
cả năng lực và phẩm chất.
2.3.3. Phương pháp, kỹ thuật trong hoạt động luyện tập
Đóng vai là một phương pháp dạy học - một hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong đó người học thực hiện những tình huống hành động được mơ phỏng (theo
các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn. Học sinh sẽ hóa thân vào một vai "giả
định" trong một tình huống hành động cụ thể để hành động, trình bày suy nghĩ,
cảm nhận từ chỗ đứng, góc nhìn của vai mà học sinh đảm nhận.
Trong môn Ngữ văn, phương pháp đóng vai được thực hiện theo một số
hình thức hoạt động sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học; chuyển
thể một văn bản văn học thành kịch bản sân khấu; vào vai để xử lí một tình
huống giao tiếp giả định; trình bày một vấn đề, một ý kiến (ở cả dạng viết và
nói) từ các góc nhìn khác nhau…
Một số hình thức đóng vai trong dạy học môn Ngữ văn
a. Vào vai nhân vật để kể, tóm tắt truyện
Trong sách giáo khoa Ngữ văn mỗi lớp đều có khá nhiều truyện ngắn và
đoạn trích... Trong tiến trình dạy học ln có phần đọc và tóm tắt. Thay vì cho
học sinh trình bày “sng” như lâu nay vẫn thực hiện thì giáo viên có thể cho
học sinh hóa thân vào các nhân vật để các em kể lại. Nếu văn bản có hơn hai
nhân vật thì cho hai học sinh vào vai để đọc. Hình thức đóng vai này phù hợp
với hầu hết các đối tượng học sinh.
Hóa thân vào nhân vật ở đây sẽ có 2 mức độ đó là:
Mức độ 1: Đọc nguyên văn lại lời của nhân vật theo văn bản trong sách
giáo khoa. Ví dụ văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” có nhân vật:
Thành, Thủy, Mẹ, cơ giáo... Giáo viên cho 3 học sinh đọc văn bản theo từng vai

nhân vật và có thêm nhân vật người dẫn truyện.
Mức độ thứ 2: hóa thân vào nhân vật, xưng là “tơi” để kể chuyện thì ngơn
ngữ có thể thể thay đổi nhưng trọng tâm vẫn đảm bảo cốt truyện. Ví dụ vào vai
Thành hoặc Thủy để kể lại câu chuyện. Ở đây học sinh sẽ xưng bản thân là
“tôi”, học sinh tự dẫn truyện và kể hết. Mức độ này yêu cầu cao hơn vì học sinh
phải đọc kĩ truyện, thuộc cơ bản lời thoại thì mới trình bày được. Ngồi ra cịn
yếu tố tự tin, khả năng nói lưu lốt…
Như vậy, phương pháp đóng vai nhân vật đã giúp học sinh nắm chắc được
nội dung của văn bản, rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, tự tin, ứng xử linh hoạt
và hợp tác nhuyền nhuyễn.
b. Vào vai nhà văn
Phương pháp vào vai nhà văn được sử dụng khi tìm hiểu cuộc đời tác giả
và tác phẩm.Thay vì hỏi theo lối truyền thống “Hãy cho cô biết vài nét về tác giả


10
, tác phẩm” thì nay chúng ta có thể cho học sinh được vào vai. Nói cho chính
xác thì đó chính là bình mới rượu cũ nhưng học sinh lại rất thích thú. Để cuộc
phỏng vấn diễn ra sn sẻ thì học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà, ít nhất cũng nắm
chắc chắn tác giả, tác phẩm.
Cách thực hiện: giáo viên cho một học sinh đóng vai là nhà văn và cho
một học sinh khác để hỏi trực tiếp nhà văn những thơng tin có ở trong mục chú
thích * Sách giáo khoa mỗi khi học bài học là văn bản.
Thời gian diễn ra cuộc hỏi đáp (phỏng vấn) này diễn ra tầm 2-3 phút giữa
nhà văn và học sinh theo kịch bản đơn giản.
c. Trải nghiệm sân khấu hóa tác phẩm văn học
Sân khấu hóa các tác phẩm văn học là một hình thức trải nghiệm bổ ích,
hấp dẫn, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua việc các em được tự
chọn lựa tác phẩm, được tham gia vào quá trình sáng tác kịch bản, được cùng
đưa ra ý kiến thiết kế sân khấu... Sân khấu hóa tác phẩm chính là một hình thức

đưa các tác phẩm văn học vào đời sống, giúp tác phẩm văn học gần gũi hơn với
các em học sinh, giúp các em một lần nữa khắc sâu được kiến thức bài học. Sân
khấu hóa văn học cũng giúp học sinh và giáo viên được đặt mình vào “trường
sáng tạo” và “trường thưởng thức” các tác phẩm, từ đó có cách cảm nhận, đánh
giá tốt hơn về những giá trị của văn học.
Tôi đã xây dựng các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:

Các
bước
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 7
Bước 8

Nội dung công việc
Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (cần phù
hợp với đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường)
Đặt tên cho hoạt động: múa, hát, kể chuyện, đóng kịch, vẽ tranh,
tham quan trải nghiệm…
Xác định mục tiêu của hoạt động
Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt
động
Lập kế hoạch
Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.


Có thể nói, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động học tập bổ ích,
có hiệu quả đối với học sinh ở nhà trường phổ thông. Thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trị chủ động, tích cực và sáng tạo
trong hoạt động học tập của mình. Bồi dưỡng và phát triển năng lực đặc thù của
môn học như năng lực đọc hiểu, năng lực thưởng thức, cảm thụ văn chương,
năng lực đánh giá cái hay, cái đẹp của văn chương, năng lực vận dụng ..... Từ đó
có thể tham gia vào quá trình giao tiếp văn học, giao tiếp đời sống một cách có
hiệu quả.


11
Với đối tượng học sinh trường THCS Phú Lệ, tôi đã tổ chức các hoạt động
sân khấu hóa tác phẩm văn học dưới các hình thức như:
Thi tiếng hát dân ca: học sinh hát các làn điệu dân ca theo chủ đề tự chọn
(dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Nam Bộ, dân ca Bắc Bộ...)
Thi sáng tác ca dao, dân ca: học sinh tự sáng tác bài ca dao hoặc sáng tác
các làn diệu dân ca.
Đóng kịch: kịch chuyển thể từ một số truyện như: “Cuộc chia tay của
những con búp bê”; “Sống chết mặc bay”…
Ví dụ khi tổ chức học sinh trải nghiệm sân khấu đóng kịch tác phẩm “Cuộc
chia tay của những con búp bê”, tôi đã hướng dẫn học sinh viết kịch bản và sản
phẩm thu được như sau:
Diễn viên chính: Thành, Thủy, mẹ.
Diễn viên phụ: cô giáo, các bạn học sinh, tốp thanh niên (hư hỏng)
Đạo cụ: 2 con búp bê (Em Nhỏ, Vệ Sỹ), bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những
con ốc biển và bộ chỉ màu…
Nhạc: buồn không lời.
Cảnh 1: Diễn ra tại nhà 2 anh em vào buổi sáng sớm.
Thủy (ngồi dưới gốc cây hồng xiêm, tay cầm con Én Nhỏ, vừa vuốt ve, vỗ

về con búp bê vừa sụt sùi): Em Nhỏ của chị ơi, đêm qua Vệ Sỹ có canh gác cho
anh Thành ngủ khơng? Anh Thành sợ ma lắm đấy, khơng có Vệ sỹ bảo vệ là
Thành lại ngủ mơ gặp ma. (Hic hic).
Thành (rón rén đi ra vườn, ngồi xuống cạnh em mình, vuốt tóc em và hỏi):
sao em dậy sớm vậy? Không ngủ thêm đi em?
Thủy (vừa mếu máo và trả lời): còn anh nữa, sao anh cũng dậy sớm vậy?
Thành: Em khóc cả đêm qua phải không? Mắt của em sưng hết lên rồi
này…
Thủy: Khơng phải, em khóc một ít thơi, mẹ khóc nhiều hơn em đấy anh ạ.
Đêm qua, lúc ngủ, em thấy mẹ cứ ơm em, mẹ vuốt tóc em, rồi mẹ lại khóc.
Thành: ừ anh biết rồi, anh thương mẹ và em lắm.
Thủy: anh ơi, đêm qua em cứ lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc
mơ thôi. (bỗng có tiếng mẹ từ trong nhà vọng ra quát)
Mẹ: Thằng Thành, con Thủy đâu ?[1] (Hai anh em giật mình, líu ríu dắt
nhau đứng dậy)
Mẹ: Đem chia đồ chơi ra đi![1] (Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn,
loạng choạng bám vào cánh tay anh. Thành dìu em vào trong nhà)
Thành: Không phải chia nữa. Anh cho em tất.[1] (Thấy em khơng nói gì,
Thành nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống)


12
Thủy: Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.[1]
Mẹ (quát và giận dữ đi về phía cổng): Lằng nhằng mãi. Chia ra! [1]
Thủy sụt sịt bảo: Thơi thì anh cứ chia ra vậy. [1] (Thành lấy đồ chơi ra
chia, khi Thành vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì
Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ)
Thủy: Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
Thành (nhìn em buồn bã): Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.
(Thành đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy).

Thủy: Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh? Để em bắt con Vệ Sĩ gác
cho anh.
Thủy ( đặt 2 con búp bê cạnh nhau, bỗng trở nên vui vẻ): Anh xem chúng
đang cười kìa!
Thành (cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra): Ừ, anh biết rồi, anh
cảm ơn em.
Bỗng Thủy lại xị mặt xuống: Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em
không được chào bố trước khi đi.
Thành: Hay anh dẫn em đến trường một lát. (Hai anh em đứng dậy, Thành
lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thủy lau nước mắt rồi soi gương, chải lại
tóc. Hai anh em nắm chặt tay nhau và đi chầm chậm đến trường – bật nhạc
buồn)
Như vậy, thơng qua hình thức sân khấu hóa đã đưa những tác phẩm văn
học trong chương trình ngữ văn đến gần hơn với các em học sinh; giúp các em
có thể đồng sáng tạo với nhà văn và tạo ra sân chơi bổ ích cho các em học sinh;
làm cho những tiết học văn thú vị, hấp dẫn hơn rất nhiều.
2.3.4. Phương pháp, kỹ thuật trong hoạt động vận dụng
Hoạt động vận dụng nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống, vấn đề mang tính thực
tiễn.Đối với câu hỏi, bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu
câu hỏi, bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thơng hiểu, vận
dụng, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi, bài tập gắn liền với thực
tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… của bản thân
để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.Triển khai ở lớp, ở nhà, cộng đồng.
Ví dụ : Sau khi tìm hiểu xong kiến thức của bài “Sống chết mặc bay”
giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật tia chớp để áp dụng
Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể
nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường
và cộng đồng.
Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh


13
Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá học sinh; Gv đánh giá
học sinh.
Tiến trình hoạt động
Gv nêu nhiệm vụ: Tăng cấp có nghĩa là lần lượt đưa thêm các chi tiết và
chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước. Qua đó làm rõ thêm bản chất một sự
việc, một hiện tượng.
Hãy tìm phép tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ
nước sông, của nguy cơ vỡ đê, cảnh hộ đê trong đoạn 1
Hs tìm và nêu biểu hiện cụ thể
Các nhóm trình bày – các nhóm khác bổ sung - Gv bổ sung thêm
a. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mưa gió, nước sơng ngày càng dâng
cao, nguy cơ vỡ đê ngày càng lớn,cảnh hộ đê ngày càng vất vả, căng thẳng
Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá...thì vỡ mất
Trên trời mưa vẫn tầm tã trút xuống...Khúc đê này hỏng mất
b. Sự tăng cấp trong cảnh tình dân phu vật lộn với nước mỗi lúc thêm cực
nhọc, thê thảm
Dân phu hàng trăm nghìn người...Tình cảnh trơng thật là thảm
Tuy trống đánh liên thanh...ai cũng mệt lử cả rồi
=> Như vậy khi vận dụng kĩ thuật tia chớp đã huy động được sự tham gia
của các thành viên trong các nhóm vào trong câu hỏi trên.
2.3.5. Phương pháp, kỹ thuật trong hoạt động và tìm tịi, mở rộng
Hoạt động tìm tịi mở rộng nhằm tạo cho học sinh thói quen khơng bao giờ
dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong
nhà trường cịn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập
suốt đời.Giáo viên cần giúp học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh
từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã

học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
Hoạt động vận dụng ,tìm tịi mở rộng khơng cần tổ chức ở trên lớp và
khơng địi hỏi tất cả học sinh phải thực hiện như nhau. Giáo viên cần quan tâm,
động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến
khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Ví dụ : Trong hoạt động tìm tịi,mở rộng của văn bản “Sống chết mặc
bay” giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật dạy học theo dự án
Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức,
nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều
điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân ở nhà
Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh


14
Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá học sinh; Gv đánh giá
học sinh.
Tiến trình hoạt động
Gv nêu nhiệm vụ: Sưu tầm 1 số câu ca dao, tục ngữ có nội dung phê phán,
phản kháng xã hội phong kiến Việt Nam
HS thực hiện ở nhà và trả bài vào giờ sau
Dự kiến sản phẩm:

“Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan”.[3]
“Ban ngày quan lớn như thần
Ban

đêm


quan

lớn

tần

ngần

như

ma”

[3]

…..
=> Như vậy dạy học theo dự án là một mơ hình dạy học lấy học sinh làm
trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thơng qua
những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện thực hố
những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của
chính mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với học sinh
Bằng tâm huyết của người giáo viên "Tất cả vì học sinh thân yêu" với
những phương pháp tôi đã vận dụng ở trên vào quá trình giảng dạy Ngữ văn nói
chung, lớp 7 nói riêng cho học sinh trường THCS Phú Lệ và nhận thấy kết quả
rất khả quan. Tôi đã dùng các phương pháp này thực hiện đối với lớp 7 trường
THCS Phú Lệ năm học 2019-2020 và kì I năm học 2020-2021. Mặc dù lớp cịn
có nhiều học sinh yếu nhưng khi vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
tích cực ở trên các em hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Những em học

sinh trung bình và yếu thì tiến bộ rõ rệt. Ngồi ra, qua áp dụng đề tài này còn
mang lại một số hiệu quả cơ bản sau:
Rèn tính tự giác, tự lập, tích cực, tạo mối quan hệ hài hịa trong q trình
trao đổi, làm việc nhóm. Phát huy được sự thơng minh, phát hiện tri thức, đánh
thức tiềm năng sang tạo của học sinh. Đồng thời sáng kiến góp phần rèn kỹ năng
sống cho học sinh.
Có thể nói, những biện pháp mà tơi trình bày trên đây đã được đúc kết từ
q trình tơi trực tiếp đứng lớp giảng dạy, được công tác trong một môi trường
làm việc nghiêm túc chuyên nghiệp, và cụ thể là trên thực tế kết quả giảng dạy
học sinh của lớp mình. Với việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học
tích cực mà tơi vừa trình bày ở trên, học sinh được chủ động học tập, chiếm lĩnh
và làm chủ kiến thức. Bằng cách này, các em được lôi cuốn vào hoạt động học
tập, được say mê tìm tịi và hứng thú trong mỗi tiết học hơn được khám phá.
Mơn Văn học khơng cịn là mơn học thuộc khó học, khó nhớ…


15
Sau khi áp dụng các phương pháp trên vào dạy môn Ngữ văn lớp 7, tôi tiến
hành khảo sát tại lớp 7A và thu được kết quả rất đáng mừng. Cụ thể:
Kết quả khảo sát đầu năm môn Ngữ văn lớp 7 Năm học 2019 – 2020
Tổng số HS
25

Giỏi
SL
0

TL
0


SL
7

Khá
TL
28%

SL
7

TB
TL
28%

Yếu
SL
11

TL
44%

Sau khi áp dụng đề tài, kết quả chất lượng giáo dục bộ mơn đã có nhiều
tiến bộ. Cụ thể, chất lượng khảo sát giữa kỳ II Năm học 2019 – 2020 như sau:
Tổng số HS
25

Giỏi
SL
2


TL
8%

SL
8

Khá
TL
32%

SL
11

TB
TL
44%

Yếu
SL
4

TL
16%

So với các phương pháp dạy học truyền thống trước đây thì với việc vận
dụng các phương pháp dạy học tích cực mà tơi vừa trình bày ở trên, học sinh
được chủ động học tập, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Bằng các phương pháp
dạy học tích cực này, các em được lơi cuốn vào hoạt động học tập, được say mê
tìm tịi và hứng thú trong mỗi tiết học hơn. Học sinh được thể hiện các năng lực,
phẩm chất bản thân: năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm, năng lực đọc ca

dao, năng lực hát dân ca, năng lực cảm thụ âm nhạc…
Qua quá trình thực hiện, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích
cực vào dạy mơn Ngữ văn tại Trường THCS Phú Lệ , tôi thấy rất hiệu quả. Đa
số học sinh u thích các giờ dạy của tơi. Các em rất tự tin, tích cực trong việc
soạn bài và trả bài cũ, hăng say phát biểu đóng góp ý kiến. Điều đặc biệt mà tôi
nhận thấy rõ rệt là các em đã có ý thức tự giác, tự tin, chủ động sáng tạo và thật
sự yêu thích bộ mơn Ngữ văn. Và chính các em lại truyền ngọn lửa đam mê văn
học cho tơi, khiến tơi tích cực hơn, thích tìm tịi và sáng tạo hơn trong mỗi giờ
dạy. Chính tơi cũng học tập được nhiều điều bổ ích từ các em.
2.4.2. Đối với đồng nghiệp
Giải pháp hoàn tồn có thể sử dụng với tất cả các lớp học, các đối tượng
học sinh khác nhau, phù hợp với mọi điều kiện hoàn cảnh cơ sở vật chất. Với
những trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, giáo viên có thể sử dụng các trị
chơi như: ai nhanh hơn, trị chơi tiếp sức, trị chơi chuyền q… mà khơng cần
tới hệ thống máy chiếu mà vẫn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh. Giải pháp có thể vận dụng vào tất cả các hoạt động học của học
sinh từ khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tịi, mở rộng.
Giải pháp đề cập đến một trong những yêu cầu bức thiết của nền giáo dục
nước nhà. Và nó cũng đang là những giải pháp chủ đạo góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục. Vì vậy, việc áp dụng và mở rộng biện phá là hồn tồn có thể
thực hiện ở tất cả các trường, với tất cả các đối tượng học sinh.
Tuy nhiên, để có thể áp dụng được cần có các điều kiện: Nhà trường cần
đầu tư về trang thiết bị, đồ dùng dạy học; Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, tích
cực nghiên cứu tìm tịi và đổi mới phương pháp, rút kinh nghiệm kịp thời qua


16
mỗi bài dạy; Học sinh chuẩn bị bài chu đáo, tích cực, chủ động và sáng tạo trong
các hoạt động học tập và trải nghiệm sáng tạo.
Như vậy, sáng kiến có thể sử dụng cho tất cả các lớp học, các đối tượng học

sinh khác nhau, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy mơn Ngữ văn chính
là một hướng đi đúng đắn để nâng cao chất lượng dạy học. Với đối tượng học
sinh lớp 7, giáo viên vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vừa nêu
trên vào dạy học sẽ lôi cuốn được các em vào hoạt động học tập, vui chơi, khám
phá bổ ích. Từ đó giúp các em say mê, u thích mơn học. Và quan trọng hơn,
mơn Ngữ văn góp phần khơng nhỏ vào việc nuôi dưỡng và bồi đắp thế giới tâm
hồn các em!
3.2. Kiến nghị
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề chính yếu để nâng cao
chất lượng dạy học, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cụ thể
như sau:
Tăng cường dự giờ thăm lớp, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học… Quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng hai mặt giáo dục
của học sinh: tăng cường các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo cho học sinh;
chuẩn bị tốt hơn nữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để giáo viên có điều kiện
tốt nhất lên lớp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các đồng
nghiệp đã giúp đỡ tôi trong q trình cơng tác và đúc rút kinh nghiệm. Tuy nhiên
trong khi thực hiện và trình bày khó tránh khỏi sai sót và chưa thật sự khoa học.
Tơi kính mong các đồng chí góp ý để bản thân tơi làm tốt hơn nữa cơng tác giáo
dục, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ “trồng người”. Tôi xin chân thành
cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG

Quan Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

tôi viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Hà Thùy Dung


17
DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO
[1] Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”- SGK Ngữ Văn 7 tập 1- NXB
giáo dục Việt Nam
[2] Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Bộ giáo dục và Đào tạo
[3] Ca dao, tục ngữ Việt Nam, NXB Thanh niên




×