Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sử dụng một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 23 trang )

Mục lục
1.Mở đầu

Trang
2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1. Cơ sở lí luận

3

2.2. Thực trạng vấn đề



3-4

2.3. Các giải pháp
4
2.3.1. Chọn lọc nội dung trong sách giáo khoa kết hợp với
nguồn tư liệu tham khảo nhằm phát huy tính tích cực của

4-7

2.3.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực và
phát triển tư duy của học sinh
2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong trong dạy học

11-15

2.3.4. Giáo án thực nghiệm

15-19

7-11

19

2.4. Hiệu quả của SKKN
3. Kết luân, kiến nghị

20
20


3.1. Kết luận

20
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

21
22

Danh mục SK đã được cơng nhận

23

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1


Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời. Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc
lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết,
thần thoại, ca dao có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện
lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc[1]. Tri thức lịch sử có tác
dụng khơng nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối
với quê hương, đất nước, học tập lịch sử để “ôn cố tri tân”( Nhắc cái cũ để biết
cái mới). Vì vậy việc giáo dục lịch sử cho học sinh là rất quan trọng. Đặc biệt là
phần lịch sử Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử cách mạng của dân tộc, thì giai
đoạn 1945-1946 là một giai đoạn cách mạng quan trọng có ý nghĩa to lớn đối
với lịch sử dân tộc. Học giai đoạn lịch sử này để các em nắm được sự lãnh đạo
tài tình, sáng suốt của Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh để chèo lái con

thuyền cách mạng đi đến bến bờ thành công.
Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường
thì tri thức lịch sử lại không thiết thực với cuộc sống thực tế. Cho nên số đông
phụ huynh không hướng cho con em đầu tư nhiều vào học Lịch sử.Vì họ nghĩ
cần đầu tư nhiều vào các mơn chính để thi vào phổ thông, các môn khoa học tự
nhiên để thi vào các trường chuyên nghiệp…Họ quan niệm môn lịch sử chỉ là
mơn phụ. Bản thân học sinh thì cho rằng lịch sử khó nhớ, khó học nên có học
cũng chỉ là để đối phó. Nhưng thực tế mơn lịch sử lại có vai trị rất quan trọng
trong việc giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, lòng yêu quê hương đất
nước và lòng tự hào dân tộc cho học sinh. Vì vậy, cần phải có những phương
pháp phù hợp để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử.
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử, tôi chọn đề tài:
“Sử dụng một số phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh trong
học tập phần lịch sử Việt Nam lớp 9 giai đoạn 1945-1946”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả bài học, giúp các em tích cực, chủ động
lĩnh hội kiến thức qua đó để phát triển khả năng tư duy của học sinh, để các em
có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc. Qua đó để giáo dục tình cảm đạo đức cách
mạng cho học sinh, góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh. Với việc
nghiên cứu đề tài này, tơi có một mong muốn là làm cho học sinh tích cực chủ
động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học lịch sử để phát huy tính
tích cực sử học sinh trong học tập lịch sử. Góp phần nâng cao chất lượng dạy
học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1946.
- Học sinh lớp 9 trường THCS Hợp Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thực hành, thực nghiệm.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2


Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ.
Kiến thức lịch sử là yếu tố quan trọng nhất để giáo dục tư tưởng chính trị, hình
thành thế giới quan khoa học, là một cơng cụ có hiệu quả trong hoạt động thực
tiễn. Nó khơng chỉ là phương tiện nhận thức xã hội mà cịn là vũ khí đấu tranh
để cải tạo xã hội. Lịch sử có nhiều ưu thế trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo
dức...cho học sinh. Vì vậy, giáo dục lịch sử cho học sinh là rất quan trọng.
Mục đích của việc dạy học lịch sử là người giáo viên khơng chỉ giúp cho
học sinh hình dung được những gì diễn ra trong quá khứ, biết và ghi nhớ các sự
kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải
nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử
dụng các thao tác lô gic có ý nghĩa rất quan trọng. Thơng thường giáo viên sử
dụng các thao tác chủ yếu như so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về
bản chất các sự kiện, Phân tích và tổng hợp ( giúp học sinh khái quát các sự
kiện ), quy nạp, diễn dịch... Để thực hiện những thao thao tác như vậy có thể
dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau( đồ dùng trực quan, tài liệu...).
Trong thực tế vẫn còn nhiều giáo viên chưa khai thác tối đa, sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học
sinh và nâng cao hiệu quả bài học. [2]
Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, giai đoạn 1945-1946 là một giai
đoạn cách mạng quan trọng đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng
Việt Nam. Cần làm cho học sinh thấy được sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của
Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng thực tế nhiều thế hệ học sinh
còn chưa hiểu rõ vấn đề này. Vì vậy, cần phải có những phương pháp dạy học
phù hợp để phát huy tính tích cực của học sinh để đạt được hiệu quả cao nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS Hợp Thành
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh thơng qua các phương pháp dạy học.
- Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức
cho nhau.
- Trong quá trình giảng dạy đã sử dụng các đồ dùng dạy học như tranh ảnh,
bản đồ, phim đèn chiếu, phim video....và từng bước ứng dụng công nghệ thơng
tin phù hợp trong dạy học lịch sử...
* Về phía học sinh :
- Với tâm lí cho rằng mơn lịch sử là mơn khó học, khó nhớ, nên nhiều học
sinh cịn lười học và chưa có sự say mê mơn học, một bộ phận học sinh không
chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập
trung suy nghĩ. Với những học sinh khá - giỏi, u thích bộ mơn thì lại có tâm lí
cho rằng mơn lịch sử là mơn phụ nên không đầu tư thời gian và công sức vào
việc học tập bộ mơn. Vì vậy việc học tập mơn lịch sử cịn gặp nhiều khó khăn.
- Học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), cịn
một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh, liên hệ, vận dụng..thì học
sinh cịn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung .....
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
3


2.3.1. Chọn lọc nội dung trong sách giáo khoa kết hợp với nguồn tư liệu
tham khảo nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản, bắt buộc trong học tập. Được biên soạn một
cách hệ thống giúp học sinh vừa nắm những kiến thức cơ bản vừa phát huy khả
năng tự học, tự nghiên cứu. Là phương tiện quan trọng của học sinh để tiếp thu
kiến thức mới, ôn tập củng cố những kiến thức đã học, trả lời câu hỏi, làm các
bài tập ở nhà. Một vấn đề đặt ra là giáo viên phải sử dụng như thế nào để khơng

thốt li nội dung có trong sách vừa khơng lặp lại ngun văn nội dung sách giáo
khoa để học sinh không bị nhàm chán mà lại phát huy được tính tích cực của
học sinh. Để tạo hứng thú cho học sinh tôi đã sử dụng sách giáo khoa theo sơ đồ
của tiến sĩ N.G.Đairi : [3]
1

2
2

3

Trong đó: Số 1 chỉ phần tài liệu khơng có trong sách giáo khoa, giáo viên đưa
thêm vào bài giảng, nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa sức
của sách giáo khoa.
Số 2 chỉ phần nội dung vừa có trong bài giảng vừa có trong sách. Đó
là những vấn đề cơ bản nhất, nội dung quan trọng nhất của bài học mà học sinh
phải nắm được. Với phần này giáo viên đặt các câu hỏi, hầu như tất cả học sinh
đều có thể nhìn vào sách giáo khoa để trả lời. Như vậy học sinh sẽ chủ động
hơn, hứng thú hơn trong học tập.
Số 3 chỉ nội dung của sách giáo khoa không giảng ở trên lớp mà học
sinh sẽ tự học ở nhà, đây cũng là một phần kiến thức bài học nhưng khơng phải
là trọng tâm và do khơng có đủ thời gian để trình bày trên lớp.
Tuy nhiên, phải căn cứ vào nội dung của từng bài mà xác định kiến thức giảng
dạy trên lớp theo sơ đồ nói trên cho phù hợp. Trong giờ học, giáo viên hướng
dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học theo định hướng nội dung trọng tâm của
bài học theo sách giáo khoa. Giúp học sinh nắm được những sự kiện cơ bản,
hiểu đúng bản chất và ý nghĩa của nó. Cịn những phần tự học ở nhà thì giáo
viên phải hướng dẫn, định hướng cho học sinh để các em biết sử dụng sách giáo
khoa một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy bài 23 “ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” – SGK lớp 9 giáo viên xác định kiến thức cơ
bản của bài là phần I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố, phần II và phần III gộp
lại thành mục II. Diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các sự kiện khởi nghĩa
giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, sài Gòn. Và nội dung phần IV. Ý nghĩa lịch
sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Phần II). Diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Trong quá trình dạy phần này giáo viên khai thác phần kênh hình trong sách
giáo khoa về “Cuộc mít tinh tại nhà hát lớn Hà Nội(19/8/1945)” và kênh hình
4


“Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn Độc lập(2/9/1945)” kết hợp với tường
thuật, miêu tả về các sự kiện đó.
Sáng 19/8/1945, rất đơng người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đã kéo
về đây tạo ra cuộc mít tinh quy mô lớn. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi
nghĩa!

Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân Thủ đô đổ về Quảng trường Nhà hát
Lớn dự lễ mít tinh biểu dương lực lượng và chào mừng Ủy ban Quân quản.
Khởi nghĩa Tháng Tám ở Hà Nội thành công đã mở đường cho tổng khởi
nghĩa giành chính quyền diễn ra đồng loạt ở các tỉnh thành phố trong cả nước.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn Độc lập, khai sinh
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

5


Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn Độc lập
Sau đó giáo viên cho học sinh giới thiệu ngắn gọn về nội dung của Bản

Tuyên ngôn đã được giao chuẩn bị ở nhà và giáo viên nhấn mạnh: Bản Tuyên
ngôn Độc lập là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng yêu nước, tự lực, tự
cường đã nảy sinh và phát triển từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam.
Giáo viên giới thiệu nói về sự kiện này nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Hôm nay sáng mùng hai tháng Chín
Thủ đơ hoa vàng nắng Ba Đình
Mn triệu tim chờ, chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh…
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trơng đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đối mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các sự kiện khởi nghĩa giành
chính quyền ở Hà Nội, Huế, sài Gịn theo bảng niên biểu:
6


Thời gian
Từ 14-> 18/8/1945

Sự kiện
Giành chính quyền các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương,
Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Ngày 19/8/1945
Giành chính quyền ở Hà Nội.
Ngày 23/8/1945
Giành chính quyền ở Huế
Ngày 25/8/1945
Giành chính quyền ở Sài Gịn

Từ 25->28/8/1945
Giành chính quyền ở các tỉnh Nam Bộ
Ngày 2/9/1945
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
Nội dung phần IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng
tháng Tám. Trong sách giáo khoa đã viết rất kĩ, giáo viên cho học sinh phân tích
và rút ra kết luận: Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa nước ta từ một
nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập, thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông
Nam Á.
2.3.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực và phát triển tư
duy của học sinh.
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi đóng vai trị quan trọng trong suốt tiến trình
dạy học nhằm phát huy tính tích cực và phát triển tư duy học sinh. Để sử dụng
tốt hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy học chúng ta cần lưu ý mấy điểm sau:
Câu hỏi phải vừa sức, đúng đối tượng, khơng q khó hoặc q dễ.
Triệt để khai thác câu hỏi trong sách giáo khoa kết hợp với câu hỏi sáng tạo.
Đảm bảo tính đa dạng, gây hứng thú cho học sinh.
a. Nêu câu hỏi đặt vấn đề.
Trước khi bước vào bài mới, giáo viên nên nêu ngay câu hỏi định hướng nhận
thức cho học sinh. Các câu hỏi nêu vấn đề đưa ra vào đầu giờ nhằm động viên
sự chú ý, huy động các năng lực nhận thức của học sinh vào việc theo dõi bài
giảng để tìm câu trả lời . Những câu hỏi này là những vấn đề cơ bản của bài học
mà học sinh phải nắm. Đương nhiên, khi đặt câu hỏi không yêu cầu học sinh trả
lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới
trả lời được.
Ví dụ :
- Khi dạy bài 23.“ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa” ( sách giáo khoa lịch sử 9 trang 92-95). Giáo viên
nêu câu hỏi đầu giờ : Vì sao nói “Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử vĩ

đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam?” để hiểu rõ vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu
nội dung bài học.
- Khi dạy bài 24: “ Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân(1945-1946)” (Sách giáo khoa lịch sử lớp 9 trang 96-102) để tạo hứng
thú học tập cho học sinh chúng ta đặt vấn đề: Lê-nin đã nói “Giành chính quyền
đã khó, giữ chính quyền khó hơn”. Vậy sau Cách mạng tháng Tám chúng ta đã
đấu tranh để bảo vệ và xây dựng chính quyền như thế nào hơm nay chúng ta sẽ
tìm hiểu nội dung bài học. Hoặc khi chuyển từ phần I. Tình hình nước ta sau
Cách mạng tháng Tám sang phần II. Củng cố chính quyền cách mạng và bảo vệ

7


độc lập dân tộc chúng ta có thể đặt câu hỏi: Để đưa đất nước ra khỏi tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng ta đã có những chủ trương và biện pháp gì?
Trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn tuân thủ trình tự cấu tạo của sách giáo
khoa, song cần khai thác nhấn mạnh, giúp học sinh trả lời câu hỏi nêu trên. Học
sinh trả lời được câu hỏi này tức là đã nắm và hiểu được kiến thức chủ yếu của
bài.
Câu hỏi loại này thường là câu hỏi có tính chất bài tập muốn trả lời phải huy
động kiến thức cơ bản của tồn bài. Chính vì vậy học sinh phải chuẩn bị bài và
trả lời trước các câu hỏi cuối mục ở nhà, chú ý, tập trung cao độ theo dõi bài
giảng, chọn lọc sự kiện và trình bày trên lớp.
b.Xác định mối liên hệ, xâu chuỗi giữa câu hỏi với các sự kiện, hiện tượng
trong bài học.
Một trong những biện pháp sư phạm là xác lập mối liên hệ giữa câu hỏi các
sự kiện, hiện tượng lịch sử trong bài. Làm như vậy sẽ có hiệu quả khơng chỉ về
nắm kiến thức mà cịn có tác dụng giáo dục, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển
tư duy cho học sinh.
- Việc xây dựng bảng các sự kiện qua các câu hỏi trò chơi và mối liên hệ

giữa chúng là một trong những biện pháp giúp học sinh nhớ ngay sự kiện cơ bản
ở trên lớp, đồng thời phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của các em.
Phần bài tập củng cố cuối bài 23, để thay đổi khơng khí học tập, gây hứng thú
học tập cho học sinh chúng ta có thể sử dụng trị chơi ơ chữ như sau:
Hệ thống câu hỏi cho trò ch ơi. ( Giáo viên chiếu bảng ô chữ cần tìm trên
phông)
Câu 1: Tuyên ngôn độc lập của nước ta được đọc ở đâu? Gồm 6 chữ cái
Câu 2: Ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở đâu?
Gồm 5 chữ cái
Câu 3: Cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là do
chúng ta đã biết làm gì? Gồm 6 chữ cái
Câu 4: Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở đâu? Gồm 3 chữ cái
Câu 5: Chủ tịch Hồ chí Minh ra lời kêu gọi tồn dân làm gì? Gồm 6 chữ cái
Câu 6: Đọc tên từ khóa hàng dọc. Gồm 5 chữ cái
Đáp án của các ơ chữ:

T

H

Ơ

H
I
N

B

A


Đ

I

A
C

N
Ơ

Ơ

I

H

U

Ê

Ơ

I

D

Â

N


H

Y

Từ hàng dọc: BÁC HỒ
Các em có thể quan sát được câu hỏi và hệ thống kiến thức, học sinh tự tìm
ra câu trả lời, tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Trong học sinh sẽ có cuộc tranh
8


luận đâu là từ chìa khố của ơ chữ và học sinh sẽ phát hiện ra chìa khố là “Bác
Hồ”. Cách lập bảng như vậy hợp với cách sử dụng câu hỏi sẽ có hiệu quả khơng
chỉ về nắm kiến thức mà cịn có tác dụng giáo dục, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo,
phát triển tư duy cho học sinh và giúp các em không bị nhàm trán trong các tiết
học.
c. Xây dựng hệ thống câu hỏi ở trên lớp:
Trong q trình giảng dạy ở trên lớp, giáo viên cịn phải biết đặt ra và giúp
học sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức. Một hệ thống
câu hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của các
em, kích thích tư duy phát triển. Đồng thời tạo ra mối liên hệ bên trong của học
sinh và giữa học sinh với giáo viên. Tức là mỗi câu hỏi đưa ra, mỗi học sinh và
cả giáo viên phải thấy rõ vì sao trả lời được? Vì sao khơng trả lời được? Câu hỏi
quá khó hay chưa đủ sự kiện, tư liệu để các em trả lời.
Trong sách giáo khoa, thường sau mỗi mục, mỗi bài có từ 1 đến 3 câu hỏi,
những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách, đồng thời
bổ xung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu hỏi phải có sự chuẩn bị từ
khi sọan giáo án, phải có dự kiến nêu ra lúc nào? Học sinh sẽ trả lời như thế
nào? Đáp án ra sao? Rõ ràng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn là một
nghệ thuật. Những câu hỏi đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích
thích được lịng ham hiểu biết, trí thơng minh,sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là

giúp học sinh yếu kém tích cực hoạt động và dần dần hình thành kiến thức cơ
bản cho các em qua hệ thống câu hỏi, từ đó các em có hứng thú học tập và xây
dựng bài hơn.
Thông thường trong quá trình giảng dạy chúng ta thường đặt ra nhiều loại câu
hỏi, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức lịch sử, chúng ta có các
loại câu hỏi.Cụ thể:
- Loại câu hỏi về sự phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chúng ta
thường hỏi về nguyên nhân, bối cảnh hay hoàn cảnh lịch sử của sự kiện, hiện
tượng lịch sử và thường áp dụng cho đối tượng học sinh đại trà..
Ví dụ:
- Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào? (Bài 23-SGK Lịch
sử 9 trang 93).
- Nêu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm
1945? (Bài 23-SGK Lịch sử 9 trang 94).
Loại câu hỏi này thường xuất hiện vào phần đầu bài giảng. Bởi vì bất kì một sự
kiện, hiện tượng lịch sử nào đều xuất hiện trong hồn cảnh lịch sử nhất định, đều
có nguyên nhân phát sinh của nó. Đây cũng là một đặc điểm tư duy của lịch sử
cần hình thành từng bước cho học sinh .
- Loại câu hỏi về quá trình, diễn biến, phát triển của sự kiện hiện t ượng lịch
sử như diễn biến của các cuộc khởi nghĩa, diễn biến các cuộc cách mạng.
Ví dụ :
- Hãy trình bày q trình giành chính quyền ở Hà Nội? ( Bài 23 Sách Lịch sử
9 trang 92-93) .
- Hãy trình bày q trình giành chính quyền trong cả nước? ( Bài 23 Sách
Lịch sử 9 trang 94) .
9


- Trình bày những biện pháp của Đảng ta trong việc diệt giặc đói, diệt giặc
dốt và giải quyết khó khăn về tài chính? (Bài 24 sách lịch sử lớp 9 trang 98-99).

Tuy đây là câu hỏi ít suy luận song lại địi hỏi trí nhớ, phải biết nhiều sự kiện
địa danh, nhân vật để giúp học sinh phát triển trí nhớ nên cần phải chia câu hỏi
thành nhiều câu hỏi nhỏ, đồng thời lập các bảng niên biểu, mối liên hệ giữa các
sự kiện.
- Câu hỏi nêu lên đặc trưng bản chất của các hiện tượng lịch sử, bao gồm sự
đánh giá và thái độ của học sinh đối với các hiện tượng lịch sử ấy. Loại câu hỏi
này thường dùng cho học sinh khá giỏi khi thảo luận để bổ trợ kiến thức cho các
đối tượng yếu kém.
Ví dụ :
- Tại sao nói Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử vĩ đại trong lịch sử
dân tộc Việt Nam? ( Bài 23 Sách Lịch sử 9 trang 94) .
- Tại sao nói sau Cách mạng tháng Tám nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ ở
vào tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”? ( Bài 24 SGK Lịch Sử 9 trang 96 ).
Thường thì những câu hỏi này khó đối với học sinh, nó địi hỏi các em phải
biết phân tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng
lịch sử . Học sinh rất ngại trả lời những câu hỏi này, tuy nhiên giáo viên cần kiên
trì đưa thêm những câu hỏi gợi mở giúp các em trả lời câu hỏi của mình.
- Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và ý nghĩa
lịch sử của sự kiện với dạng câu hỏi này cũng dùng cho đối tượng học sinh đại
trà để các em tự phát hiện và chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản và giúp các em
hoạt động liên tục trong q trình học tập.
Lịch sử chính là q trình phát triển liên tục, đan xen nhau giữa các sự kiện
hoặc một hiện tượng hay một quá trình lịch sử nào đó. Cần cho học sinh thấy rõ
được kết quả của sự vận động đó, nguyên nhân thắng lợi hay thất bại và ảnh
hưởng của nó đối với q trình phát triển lịch sử.
Ví dụ :
- Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng
Tám năm 1945.(Bài 23 SGK Lịch sử 9 trang 94).
Để trả lời những câu hỏi này, học sinh dựa vào SGK để trả lời bằng ngơn ngữ
của mình chứ khơng lặp lại sách giáo khoa .

- Loại câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử này với sự
kiện, hiện tượng lịch sử khác mà các em đã học. Đây là loại câu hỏi khá khó đối
với học sinh. Loại câu hỏi này vừa giúp cho học sinh cũng cố ôn tập lại kiến
thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới và áp dụng khi hoạt động thảo luận nhóm
để các em bổ trợ kiến thức cho nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
- Khi học bài 24 “ Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân” ( SGK Lịch sử 9 trang 98), giáo viên đặt câu hỏi : So sánh chủ trương
của Đảng ta trước và sau ngày 6-3-1946 ?
Để trả lời được câu hỏi này giáo viên nên cho học sinh thảo luận theo bàn.
Trước hết giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi mở để học sinh xác định được những
chủ trương, biện pháp của Đảng ta trong việc đối phó với quân Tưởng và quân
Pháp?
10


d. Câu hỏi vận dụng, liên hệ thực tế.
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử, thì việc sử dụng
hệ thống câu hỏi mang tính chất vận dụng, liện hệ cũng đóng một vai trò quan
trọng trong việc phát triển tư duy của học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em,
giúp các em mở rộng được kiến thức, hiểu biết của mình. Góp phần nâng cao
chất lượng học tập.
Ví dụ:
Khi dạy bài 23 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” (SGK lịch sử 9
trang 92) . Giáo viên đưa ra câu hỏi: Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách
mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? Suy nghĩ của em về việc vận dụng
những bài học kinh nghiệm đó trong cơng cuộc xây dựng đất nước?
? Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong cơng
cuộc bảo vệ tổ quốc và tồn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời và rút ra được bài học.

Khi dạy bài 24 ”Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân” SGK lịch sử 9 trang 96. Giáo viên đưa ra câu hỏi vận dụng về sự
lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.
? Tại sao nước Việt Nam dân chủ cộng hịa lại sớm khắc phục được những khó
khăn đó? Qua đó em có rút ra nhận xét gì về những chủ trương, biện pháp cảu
Đảng ta trong thời kì này? Liên hệ với chủ trương, đường lối của Đảng ta trong
giai đoạn hiện nay?
Tóm lại : Các loại câu hỏi nêu trên tạo thành một hệ thống câu hỏi hồn chỉnh,
giúp cho học sinh trong q trình học tập lịch sử phát hiện ra nguyên nhân, diễn
biến, kết quả và ý nghĩa của một sự kiện hay một quá trình lịch sử. Những câu
hỏi đó giáo viên vận dụng nhuần nhuyễn trong các tiết dạy không chỉ cho các
em biết được các sự kiện mà đi sâu hiểu bản chất của sự kiện, nó khơng chỉ địi
hỏi học sinh nhớ các sự kiện lịch sử cơ bản mà phải suy nghĩ nhận thức sâu sắc
bản chất của sự kiện lịch sử . Từ đó mở rộng liên hệ, vận dụng kiến thức lịch sử
trong một giai đoạn hay một quá trình để rút ra ý nghĩa, bài học trong cuộc sống.
2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong trong dạy học lịch sử.
Đây là một phương pháp dạy học rất phù hợp với đặc thù của bộ môn lịch sử,
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Khi một số tranh ảnh, phần nội
dung quan trọng của bài học giáo viên soạn trong máy tính cá nhân sau đó đưa
lên máy chiếu cho học sinh quan sát, các em sẽ rất thích thú, tập trung vào nội
dung bài học. Đặc biệt là việc sử dụng giáo án điện tử trong quá trình dạy hoc.
khi các đồ dùng trực quan được chiếu lên phông sẽ gây sự chú ý với các em. Từ
đó các em sẽ tích cực hơn trong quá trong học tập. Phương pháp này rất gây
hứng thú đối với học sinh vì vậy sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh
trong dạy học lịch sử, góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy lịch sử của
học sinh, giúp các em vừa nhanh hiểu bài vừa nhớ lâu nội dung kiến thức bài
học.
Sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Lịch
sử. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan, mỗi giáo viên cần phải sử
dụng đồ dùng thường xuyên trong mỗi tiết học. Đồ dùng trực quan được sử dụng

tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ két hợp chặt chẽ được
11


hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ
hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lực chú ý quan sát, hứng thú của học sinh. Tuy
nhiên nếu không sử dụng linh hoạt, đúng mức và bị lạm dụng thì dễ làm phân
tán sự chú ý của học sinh, không tập trung vào dấu hiệu cơ bản chủ yếu. Đồ
dùng trực quan có nhiều loại. Mỗi loại có cách sử dụng riêng. Sau đây tôi xin
giới thiệu một số cách mà tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học.
a. Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
Hình ảnh, tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phần đồ dùng trực quan trong
quá trình dạy học. Từ việc quan sát, học sinh sẽ tư duy trừu tượng. Thông qua
quan sát miêu tả, tranh ảnh học sinh được rèn luyện kĩ năng diễn đạt, lựa chọn
ngôn ngữ. Từ việc quan sát các tranh ảnh lịch sử, giáo viên luyện cho các em
thói quen quan sát và khả năng quan sát vật thể một cách khoa học, có xem xét,
phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát rút ra kết luận lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy mục II. Bước đầu xây dựng chế độ mới bài 24: ”Cuộc đấu
tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân” SGK lịch sử 9 trang
96. Giáo viên cho học sinh quan sát kênh hình 42. Nhân dân góp gạo chống giặc
đói. Hình 43. Lớp bình dân học vụ kết hợp với miêu tả, phân tích để học sinh
thấy được những biện pháp kịp thời của Đảng ta sau ngày 2-9-1945 để giải
quyết những khó khăn trước mắt.
b. Sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử .
Trong q trình dạy học, tơi nhận thấy học sinh rất thích xem tranh ảnh, chân
dung các nhà cách mạng, các anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ…Khi sử dụng
tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử giáo viên cần định hướng cho học sinh
làm nổi bật tính cách của nhân vật để gây hứng thú, kích thích óc tị mị, phát
triển năng lực nhân thức của học sinh. Từ đó làm cho các em khâm phục, học
tập được đạo đức tài năng của họ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng giáo viên

phải chọn thời điểm phù hợp để giới thiệu về chân dung của nhân vật lịch sử.
Giáo viên phải phân tích, định hướng cho học sinh đánh giá công lao, vai trị của
nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy bài 23: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” sách giáo khoa lịch sử 9, phần III. Giành
chính quyền trong cả nước. Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh chân dung của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó giúp học sinh phân tích để thấy được vai trị,
cơng lao to lớn của Người đối với lịch sử dân tộc.
c. Sử dụng bản đồ.
Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng và sinh động trong dạy học
lịch sử. Thông qua quan sát bản đồ, đọc kí hiệu, giúp học sinh nắm được diễn
biến,…từ đó học sinh nắm vững, nhớ lâu nội dung bài học. Góp phần phát triển
năng lực quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngơn ngữ của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 23: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” sách giáo khoa lịch sử 9. Giáo viên cho học
sinh theo dõi q trình giành chính quyền trong cả nước trên lược đồ để các em
thấy rõ việc giành chính quyền diễn ra rất nhanh chóng: Chỉ trong vòng 15 ngày,
chúng ta đã đồng loạt nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
12


Ví dụ: Khi dạy bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân. Sách giáo khoa lịch sử 9.Phần I. Tình hình nước ta sau Cách mạng
tháng Tám. Giáo viên đưa một số lược đồ và tranh ảnh lên máy chiếu để học
sinh nắm được tình hình chính trị, xã hội nước ta sau Cách mạng. Để từ đó học
sinh có thể thấy được những khó khăn về chính trị, xã hội của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám.

Quân đội nước ngồi chiếm đóng trên đất nước ta.


13


14


Giáo án thực nghiệm
Tiết 28 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
(1945 - 1946) ( tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. Chính quyền dân chủ nhân dân
trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc: thù trong, giặc ngồi, những khó khăn do
thiên tai, hậu quả của chế độ thực dân để lại...
- Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào
chuẩn bị cho lâu dài: xây dựng nền móng của chính quyền nhân dân: diệt giặc
dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm.
2. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lịng u nước, có tinh thần cách mạng tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng và lòng tự hào dân tộc.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đánh giá các sự kiện.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh
ảnh,...
+ Phân tích, so sánh, liên hệ .
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống, sử dụng lược đồ...
II. Phương pháp dạy học

- Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, mơ tả, làm việc nhóm, nêu và giải
quyết vấn đề, .....
III. Phương tiện: - Tranh ảnh, máy chiếu, tài liệu tham khảo, tranh ảnh.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh....
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm
1945?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động

15


Hoạt động của giáo viên và
học sinh
HĐ 1: Tình hình nước ta
sau Cách mạng tháng Tám
* Mục tiêu:
- Tình hình nước ta sau Cách
mạng tháng Tám.
* Phương thức: Hoạt động
nhóm

* Tổ chức hoạt động:
- B1: GV chia cả lớp thành 4
nhóm thảo luận và giao
nhiệm vụ thực hiện các yêu
cầu sau:
- Nhóm 1,2 quan sát lược đồ:
Qn đội nước ngồi chiếm
đóng trên đất nước ta trên
phơng để trả lời câu hỏi: Sau
Cách mạng tháng Tám nước ta
gặp phải những khó khăn gì về
qn sự, chính trị ?
- Nhóm 3,4 quan sát tranh
ảnh về một số tệ nạn xã hội
sau cách mạng trên phông để
trả lời câu hỏi: Sau Cách
mạng tháng Tám nước ta gặp
phải những khó khăn gì về
kinh tế, văn hoá xã hội ?
- B2: HS đọc SGK kết hợp
quan sát lược đồ, tranh ảnh và
thực hiện yêu cầu. GV
khuyến khích học sinh hợp
tác với nhau khi thực hiện
nhiệm vụ học tập, GV đến
các nhóm theo dõi, hỗ trợ học
sinh làm việc những nội dung
khó (bằng hệ thống câu hỏi
gợi mở).
- B3: HS: báo cáo, thảo luận

- B4: HS: phân tích, nhận xét,
đánh giá kết quả của bạn .
GV bổ sung phần phân tích
nhận xét, đánh giá, kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập

Nội dung cần đạt
I. Tình hình nước ta sau Cách mạng
tháng Tám

1. Khó khăn
* Quân sự: giặc ngoại xâm ở 2 miền với
danh nghĩa giáp giải quân đội Nhật các
nước trong phe đồng minh đã kéo vào nước
ta.
- 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
- Bọn phản động: Đại Việt, Tờ-Rốt-Kít, các
giáo phái chống phá cách mạng.
* Chính trị: nền độc lập bị đe doạ.
- Nhà nước cách mạng chưa được củng cố.
* Kinh tế: (giặc đói)
- Nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá
nặng nề.
- Hậu quả của nạn đói.
- Thiên tại, hạn hán, lụt lội...
- Cơng nghiệp đình đốn, giá cả tăng vọt, tài
chính kiệt quệ.
- Ngân sách trống rỗng.
* Văn hố xã hội: (Nạn dốt)
- 90% dân số không biết chữ.

- Các tệ nạn xã hội.

16


của học sinh.
- GV cung cấp cho HS một số
hình ảnh và giảng về tình
hình nước ta sau Cách mạng
tháng Tám.
- GV: bên cạnh những khó
khăn trên chúng ta có những
thuận lợi nào ?
- GV giới thiệu chuyển ý

2. Thuận lợi
- Nhân dân phấn khởi vì được độc lập tự
do, tích cực xây dựng và bảo vệ chính
quyền cách mạng.
II. Củng cố chính quyền cách mạng và
bảo vệ độc lập dân tộc
HĐ 2: Bước đầu xây dựng 1. Bước đầu xây dựng chế độ mới
chế độ mới
* Mục tiêu:
- Ngày 6/1/1946 tổng tuyển cử tự do trong
- Biện pháp giải quyết khó cả nước (bầu Quốc hội).
khăn.
- Bầu 333 Đại biểu vào Quốc hội.
* Phương thức: (cá nhân)
=> Chính quyền dân chủ nhân dân được

* Tổ chức hoạt động:
xây dựng
- Để xây dựng một chính
quyền Nhà nước vững mạnh,
cơng việc đầu tiên nhân dân
ta phải làm gì ?
- Giáo chiếu hình 41 lên
phơng cho học sinh quan sát
và u cầu trả lời câu hỏi: Em
có nhận xét gì về hình ảnh cử
tri Sài Gịn bỏ phiếu bầu
Quốc hội khố I ?
2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết
HĐ 3: Diệt giặc đói, giặc dốt khó khăn về tài chính
và giải quyết khó khăn về
tài chính
* Mục tiêu:
- Trình bày được những biện
pháp giải quyết khó khăn
trước và kết quả đạt được
*Phương thức: Hoạt động
nhóm
- B1: GV chia cả lớp thành 3
nhóm thảo luận và giao
nhiệm vụ thực hiện các u
cầu sau: Quan sát trên phơng
các kênh hình 42. Nhân dân
góp gạo chống giặc đói, hình
Sản phẩm:
43. Lớp bình dân học vụ và

kênh hình nơng dân hăng hái Nội
Biện pháp
Kết quả
17


sản xuất, kênh hình qun
góp vàng bạc, tiền của cho
cách mạng. Và trả lời các câu
hỏi sau:
- Nhóm 1:Những biện pháp
để giải quyết nạn đói ? Kết
quả?
- Nhóm 2:Những biện pháp
để giải quyết giặc dốt, tài
chính ? Kết quả ?
- B2: HS đọc SGK và thực
hiện yêu cầu. GV khuyến
khích học sinh hợp tác với
nhau khi thực hiện nhiệm vụ
học tập, GV đến các nhóm
theo dõi, hỗ trợ HS làm việc
những nội dung khó (bằng hệ
thống câu hỏi gợi mở ).
- B3: HS: báo cáo, thảo luận
- B4: HS: phân tích, nhận xét,
đánh giá kết quả của bạn .GV
bổ sung phần phân tích nhận
xét, đánh giá, kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập của

học sinh. Hoàn thành trong
bảng tổng hợp trên phông.
- Giáo viên cho học sinh thấy
được những sách lược khôn
khéo mềm dẻo của Đảng ta
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh.

dung
Giặc - Thực hiện lời
kêu gọi của Hồ
đói
Chủ tịch.
- Tăng gia sản
xuất, tiết kiệm.
Giặc
dốt

Tài
chín
h

-Ngày 8/9/1945
thành lập cơ
quan bình dân
học vụ.
- Tồn dân tham
gia xố nạn mũ
chữ.


Nạn đói đã
được đầy lùi.

Các cấp
học đều
phát
triển
mạnh.

- Chính phủ kêu Bước
đầu
gọi đóng góp
được ổn định.
của nhân dân.
+ Xây dựng
“Quỹ độc lập”.
+ Phát động:
“Tuần lễ vàng”.
-Ngày 31/1/1946
ra sắc lệnh phát
hành tiền Việt
Nam.
-Ngày
23/11/1946 lưu
hành tiền Việt
Nam trong cả
nước.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân,
trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong q trình làm việc HS có thể trao đổi với
bạn hoặc thầy, cô giáo.
3. Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS
khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
18


D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải
quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
2. Phương thức: Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (Mở rộng, liên
hệ)
? Tại sao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lại sớm khắc phục được những khó
khăn đó? Qua đó em có rút ra nhận xét gì về những chủ trương, biện pháp cảu
Đảng ta trong thời kì này? Liên hệ với chủ trương, đường lối của Đảng ta trong
giai đoạn hiện nay?
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Dự kiến sản phẩm: - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
- Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy học đã đạt được kết
quả khả quan. Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất
phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hướng
đổi mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo hơn
trong học tập. Với cùng nội dung câu hỏi như nhau nhưng tôi thu được kết quả

như sau:
Lớp

Tổng
số
bài

Loại giỏi(810 điểm)
Tổng
số
1

%

Loại khá(6.5
-7.5 điểm)

Loại TB(5-6
điểm)

Loại
yếu( dưới 5
điểm)
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
số

số
số
12 30,78 20 51,28
6
15,38

8A
39
2,56
Đối
chứng
8B
44
8
18,18
23 52,27 13 29,55
0
0
Thực
nghiệm
Qua bảng thống kê kết quả trên cho chúng ta thấy: ở lớp thực nghiệm, kết quả
kiểm tra đạt được cao hơn lớp đối chứng, thể hiện ở điểm khá-giỏi chiếm tỷ lệ
cao, khơng có học sinh bị điểm yếu cịn lớp đối chứng có kết quả ngược lại.
Sở dĩ có kết quả trên là do: ở lớp thực nghiệm 8B tôi sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh, học sinh chăm chú lắng nghe
giáo viên giảng bài. Từ đó các em nắm được nội dung bài học ngay trên lớp học.
Cịn ở lớp đối chứng 8A, tơi dạy theo kiểu truyền thống các em không chủ động
đưa ra cách giải quyết cho các câu hỏi, hơn nữa giờ dạy chỉ theo kiểu thơng báo
nên có phần khơ khan khiến các em khơng có hứng thú học tập. Vì thế kết quả
đạt được không cao.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19


3.1. Kết luận
Như vậy việc sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp trong trong các
tiết dạy sẽ đạt được kết quả học tập cao nhất của học sinh về tất cả các mặt giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển. Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm
giúp cho học sinh độc lập lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một
cách sáng tạo vào thực tế (học tập và cuộc sống).
Do kinh nghiệm giảng dạy của tơi chưa nhiều nên tơi chỉ trình bày quan
điểm của mình trong việc sử dụng một số phương pháp để phát huy tính tích cực
của học sinh trong dạy học lịch sử 9 giai đoạn 1945-1946, góp phần vào việc
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Với sáng kiến kinh nghiệm này, tơi hy
vọng sẽ góp phần vào việc sử dụng đa dạng linh hoạt các phương pháp dạy học
để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử. Về phía bản thân,
tơi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm trên, đồng thời khơng ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm, khắc phục khó
khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
3.2. Kiến nghị
Hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều các thiết bị dạy
học.Tuy nhiên đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị cịn ít, một số đã cũ
nát khơng sử dụng được nữa. Vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn
này theo tơi cần có những u cầu sau:
- Các cơ quan thiết bị trường học cần có đầy đủ tranh ảnh về các di tích lịch sử
và di sản văn hố hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có công với cách
mạng. Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến lịch sử và
cách giảng dạy bộ môn lịch sử.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Đặc biệt là trang bị phịng học thơng minh, máy chiếu để giáo viên ứng dụng

công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tơi trong q trình giảng dạy mơn
lịch sử, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý
chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của hiệu trưởng

Hợp Thành, ngày 10 tháng 04 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của
người khác!
Người thực hiện
Đỗ Thị Hường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. SGV Lịch sử 9; SBT Lịch sử 9. NXB Giáo Dục
2. Để học tốt Lịch sử 9. NXB Giáo Dục
3. NXB ĐHQG Hà Nội Sách Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử
lớp 9
4. Phạm Ngọc Liên: Phương pháp dạy học lịch sử. NXB giáo dục.
5. Nguyễn Thị Côi: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Trường Đại học sư
phạm Hà Nội
6. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng: Phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy học lịch sử ở THCS. NXB giáo dục Hà Nội 1999.
7. Phan Ngọc Liên, Đào Hữu Cơ: Lịch sử học Việt Nam. NXB ĐHSP Hà
Nội. 2003.
8. Tài liệu tham khảo trên mạng Internet.


PHỤ LỤC
21


- [1]: Trích từ sách: phương pháp dạy học lịch sử . Phạm Ngọc Liên - NXB
Giáo Dục.
- [2]: Trích từ sách: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở
THCS. NXB giáo dục Hà Nội.
- [3]: Trích từ sách: phương pháp dạy học lịch sử . Phạm Ngọc Liên - NXB
Giáo Dục.
- Nguồn tranh ảnh, lược đồ lấy trên mạng Internet.

- Các từ viết tắt:
THCS: Trung học sơ sở
SGK: Sách giáo khoa
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
NXB: Nhà xuất bản
ĐHSP: Đại học sư phạm
HĐ: Hoạt động
SGV: Sách giáo viên
SBT: Sách bài tập

DANH MỤC
22


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Hợp Thành

Cấp đánh giá
TT

Tên đề tài SKKN

xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

1.

Kết quả
đánh giá

Năm học

xếp loại

đánh giá

(A, B, hoặc

xếp loại

C)


Sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học lịch sử

Cấp huyện

B

20102011

2.

Sử dụng một số biện pháp
trong dạy học lịch sử lớp 7

Cấp huyện

C

20142015

3.

Sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học lịch sử: Ứng

Cấp huyện

B


dụng trong bài “Cách mạng

20162017

tư sản Pháp”

----------------------------------------------------

23



×