Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Sử dụng phim tư liệu khoa học trên phần mềm microsoft powerpoint nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần lịch sử thế giới trung đại lớp 7 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.16 KB, 29 trang )

1

MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Thực trạng dạy học lịch sử ở trường THCS.
2.2.2.Thực trạng dạy học môn lịch sử ở trường THCS Thọ Ngọc
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề (Các bước khai thác
và sử dụng phim tư liệu khoa học trên phần mềm Microsoft PowerPoint
nhằm nâng cao hiệu quả dạy- học phần lịch sử thế giới trung đại lớp 7THCS)
2.3.1.Nội dung kiến thức sử dụng phim tư liệu.
2.3.2.Cách tìm kiếm thông tin và khai thác phim tư liệu trên mạng
Internet.
2.3.4. Danh mục những đoạn phim tư liệu trên phần mềm Micosof
PowerPoint đã được tác giả khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử
thế giới thời trung đại ở lớp 7 THCS.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1.Kết luận.
3.2.Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2
2


3
3
3
3
3
4
4
5
6

6
10
11

14
16
18
18
19
20

1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
Cùng với sự hình thành lịch sử xã hội loài người, khi con người và xã hội
xuất hiện. Việc giáo dục lịch sử cũng bắt đầu. Thông qua lịch sử đề giáo dục
lòng yêu quê hương đất nước…Tuy nhiên, khoa học lịch sử khác các khoa học
khác ở chỗ nền tảng sự kiện khoa học của nó được xây dựng, kiến lập qua các tư
liệu lịch sử. Vì vậy, “tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch
sử nói chung và đối với các cơng trình nghiên cứu lịch sử nói riêng”[5;269].
Trong khoa học lịch sử có những nguồn tư liệu hết sức phong phú, đa dạng như:

tư liệu thành văn, tư liệu hiện vật, tư liệu truyền miệng,…và tư liệu phim ảnh,
băng ghi hình. Hiện nay, với việc ứng dụng CNTT vào dạy học, phim tư liệu


2

khoa học được xem là một nguồn sử liệu thiết yếu để góp phần phát huy tính
tích cực của học sinh và nâng cao hiệu quả bài học.
Phim tư liệu khoa học là loại phim được xây dựng dựa trên hình ảnh hoặc
những thước phim ghi lại diễn biến sự kiện lịch sử tại thời điểm mà nó diễn ra.
Do đó, về cơ bản nó đảm bảo được tính khoa học, tính chính xác, chân thực của
quá khứ lịch sử.
Các đoạn phim tư liệu khoa học trên phần mềm Microsoft PowerPoint là
một nguồn kiến thức vô cùng quý giá. “Trước hết, chúng phong phú về nội
dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh, lời nói với âm nhạc, tác động vào các
giác quan của học sinh, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn, không
một nguồn kiến thức nào có thể sánh kịp”[4;73 ]. Kiến thức mà nó cung cấp cho
học sinh khi học tập lịch sử đảm bảo được tính chính xác, chân thực của q
khứ, góp phần khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử.
Lịch sử vốn được xem là môn học “khô khan” và đặc trưng của môn Lịch
sử lại khác với các môn học khác đó là khơng thể “tái tạo” lại được trong phịng
thí nghiệm, bởi lịch sử gắn liền với khơng gian và thời gian xác định. Vậy làm
thế nào để tạo nên sự hấp dẫn của bài học? Việc sử dụng phim tư liệu trên phần
mềm Microsoft PowerPoint giúp cho HS tiếp xúc với những chứng cứ của quá
khứ, tạo ra được những hình ảnh chính xác, cụ thể, sinh động về các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, qua đó các em sẽ khôi phục được bức tranh quá khứ đúng
như nó tồn tại.
Lịch sử thế giới trung có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của xã
hội lồi người, phản ánh thời kì hình thành và phát triển của xã hội phong kiến
đối với các quốc gia trên thế giới. Quá trình này diễn ra với rất nhiều sự kiện,

nội dung tiêu biểu trên tất cả các lĩnh vực. Với mong muốn giúp học sinh đạt
được kết quả cao nhất của bài học, tôi chọn đề tài “Sử dụng phim tư liệu khoa
học trên phần mềm Microsoft PowerPoint nhằm nâng cao hiệu quả dạy- học
phần lịch sử thế giới trung đại lớp 7-THCS” để nghiên cứu, đồng thời xin được
góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài góp phần giúp học sinh nắm chắc nội dung kiến thức phần
một:Lịch sử thế giới trung đại lớp 7-THCS, đồng thời tạo hứng thú cho môn học
với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học nhằm khắc phục tình trạng
khơ cứng trong dạy học lịch sử. Thơng qua đó kết hợp hình thức dạy học liên
mơn để tạo nên sự gắn kết, bổ trợ kiến thức giữa các môn học với nhau.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
-Phần lịch sử thế giới trung đại.
-Các đoạn phim tư liệu khoa học có liên quan.


3

- Học sinh lớp 7 Trường THCS Thọ Ngọc-Triệu Sơn-Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu các nguồn tài liệu kinh điển, sách báo, tạp chí và các bài viết liên
quan đến đề tài; nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trong dạy học theo phát
triển định hướng năng lực. Tìm hiểu cách khai thác mạng Internet; Phương pháp
lơgic, phân tích, tổng hợp, so sánh.
-Nghiên cứu thực tế: Giảng dạy, quan sát, điều tra thực tế, trao đổi kinh nghiệm
với đồng nghiệp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Khoa học lịch sử, với tư cách là một bộ môn khoa học xã hội, đối tượng
nghiên cứu của nó là quá khứ của xã hội do con người tổ chức thành. Đặc trưng

rất cơ bản của đối tượng nghiên cứu là không thể quan sát trực tiếp. Lịch sử
được coi là “thầy dạy của cuộc sống”( Xi-xê-rơng-nhà chính trị Rơ-ma cổ đại)
và là bó đuốc soi đường hướng tới tương lai. Từ việc tìm hiểu quá khứ, con
người rút ra được những bài học quý báu cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
Chính vì vậy, bộ mơn lịch sử có vai trò quan trọng trong giáo dục, bồi dưỡng thế
hệ trẻ trở thành những con người tồn diện có đủ Trí - Đức - Thể - Mĩ đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ môn lịch sử không chỉ cung cấp cho
học sinh những hiểu biết sâu sắc về nhân loại, về dân tộc mình từ buổi bình
minh của lịch sử đến nay, mà cịn góp phần hình thành nhân cách, giáo dục tình
cảm, phẩm chất đạo đức và năng lực nhận thức cho học sinh.
Tuy nhiên, như trên đã trình bày, trong trường THCS, lịch sử là mơn học
có đặc trưng rất riêng biệt so với tất cả các môn khác. Nếu các môn KHTN như
Lý, Hoá, nhà nghiên cứu trong những thời gian khác nhau có thể tạo ra các điều
kiện giống nhau để thực hiện những thí nghiệm giống hệt nhau từ cách tiến hành
đến kết quả thu được, thì với lịch sử khơng bao giờ có sự “diễn lại” ngun si
ấy. Lịch sử là cái đã qua; về nhận thức học sinh không thể quan sát sự kiện lịch
sử một cách trực tiếp; đây là một cái khó của dạy học lịch sử. Nó địi hỏi người
giáo viên phải “Tạo ra ở học sinh những hình ảnh chân thực, cụ thể và sống
động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử…”[4;42]. Vì vậy, các đoạn phim tư liệu
sẽ góp phần giúp học sinh khơi phục được q khứ lịch sử như nó đã diễn ra.
Power Point là một phần mềm trình diễn mạnh của bộ Microsoft Office một phương tiện hữu hiệu của công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả bài học
đối với tất cả các mơn học, trong đó có bộ mơn lịch sử. Để giúp học sinh có hiểu
biết sâu sắc về lịch sử, tránh tình trạng “hiện đại hoá lịch sử”, sự hỗ trợ của
phần mềm Microsoft Power Point với máy vi tính và đèn chiếu đa chức năng sẽ
cho chúng ta những hình ảnh, hiệu ứng sinh động, những đoạn phim tư liệu hiện
thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ mơn. Có thể nói, với những ưu


4


điểm, chức năng của Power Point, nó cho phép chúng ta ứng dụng tối đa thành
tựu công nghệ thông tin trong dạy học ở nhà trường.
Như vậy, sử dụng phim tư liệu trên phần mềm Microsoft Power Point để
dạy học phần lịch sử thế giới trung đại lớp 7-THCS sẽ góp phần khơi phục bức
tranh q khứ lịch sử trong nhận thức của học sinh, tạo biểu tượng chân thực,
chính xác, cụ thể về các sự kiện, hiện tượng lịch sử thế giới trung đại, là cơ sở để
học sinh hình thành khái niệm lịch sử. Đồng thời, sử dụng các đoạn phim tư liệu
trên phần mềm Microsoft PowerPoint cũng khơi dậy ở học sinh những xúc cảm
lịch sử, sự hồi hộp, xúc động đối với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
càng làm tăng thêm hứng thú học tập cho các em và góp phần phát triển ở học
sinh các năng lực nhận thức, thành phần nhân cách và kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.
Chính vì thế, sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trên phần mềm Microsoft
PowerPoint trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp góp phần tích
cực vào việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử nói chung, bài nghiên cứu kiến
thức mới nói riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thực trạng dạy học lịch sử ở trường THCS.
Thực tế cho thấy rằng những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở các trường
THCS đã có những bước tiến đáng kể về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy
học. Việc tổ chức những kỳ thi học sinh giỏi hàng năm và chọn môn thi lên lớp 10
-THPT môn lịch sử… chứng tỏ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, xã hội về vị trí
mơn học. Việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và các hội nghị bồi
dưỡng, tập huấn giáo viên lịch sử… là những minh chứng thể hiện sự cố gắng của
các nhà giáo dục lịch sử nói chung và giáo viên THCS nói riêng. Song vẫn còn rất
nhiều điều đáng lo ngại. Một thực tế đáng buồn đang diễn ra là thế hệ trẻ biết, hiểu
rất mơ hồ về lịch sử, không chỉ lịch sử thế giới mà cả lịch sử dân tộc. Có nhiều ý
kiến khác nhau về việc nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, song việc thực hiện
và kết quả thực hiện các phương pháp đề xuất này vẫn chưa được xác nhận rõ rệt
trong thực tế. Kết hợp các tài liệu này với điều tra tại chỗ, tôi rút ra mấy kết luận
chủ yếu sau:

Về tài liệu tham khảo, giảng dạy, học tập: Chủ yếu là SGK, SGV, hiện
nay có thêm quyển Chuẩn kiến thức kĩ năng- là nguồn tài liệu gần như duy nhất
trong quá trình lên lớp. Một số trường đã được trang bị máy chiếu, ti vi, mạng
Internet… tuy nhiên, vẫn có nhiều trường THCS khơng có các thiết bị hỗ trợ
này.
Về mặt phương pháp dạy học lịch sử: Vẫn theo hình thức dạy học cũ:
Thầy đọc, trị ghi. Nhiều GV đơi khi chỉ làm nhiệm vụ của người “thông báo”
lại nội dung SGK. Học sinh lên lớp chỉ để nghe thầy nói, ghi lại lời thầy vào vở,
sau đó học thuộc và trả bài cho thầy. Khơng ít giáo viên, nhất là ở các vùng nơng
thơn, vùng sâu, vùng xa… ít được cập nhật thông tin khoa học, chưa nhận thức


5

được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và chưa
hiểu rõ nội dung của cơng việc này. Vì vậy, trong giờ học lịch sử, thầy làm việc là
chủ yếu, trò thụ động ghi chép cịn khá phổ biến. Bên cạnh đó, một số giáo viên
tuy nhận thức được vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch
sử nói riêng, nhưng lại lấy nguyên nhân học sinh yếu kém không thể vận dụng các
biện pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh được, cũng chỉ đọc
chép, nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Cách dạy học như vậy không rèn luyện
được năng lực độc lập chiếm lĩnh lấy kiến thức và trang bị phương pháp học tập
tốt cho học sinh.
Hiện nay, sách giáo khoa lịch sử đã được biên soạn theo tinh thần đổi mới
nhưng thực tiễn sử dụng sách giáo khoa mới ở trường THCS cho thấy phương pháp
dạy học của giáo viên chưa theo kịp việc đổi mới nội dung của sách. Bài viết trong
sách trình bày ngắn gọn có tính gợi mở thì giáo viên chưa có đủ độ sâu về kiến thức
để hướng dẫn học sinh tìm ra những kiến thức chìm trong sách. Do quan niệm hỏi
nhiều là đổi mới phương pháp dạy, học, cho nên vẫn còn giáo viên chỉ sử dụng câu
hỏi mà chưa khai thác hết các nguồn kiến thức khác.

Theo tơi, ngun nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do khơng ít GV chưa
nhận thức được tác dụng của tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập môn
lịch sử, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, với việc sử
dụng phim tư liệu nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Việc sử dụng phim tư liệu
khoa học trên phần mềm Microsoft Power Point để dạy học phần lịch sử thế giới
trung đại lớp 7-THCS không phải là một nội dung mới, tuy nhiên không phải
người GV nào cũng biết cách khai thác và sử dụng phần mềm này.
2.2.2 Thực trạng học tập môn lịch sử ở trường THCS Thọ Ngọc.
Qua thực tiễn công tác tại trường THCS Thọ Ngọc, tôi nhận thấy tình
trạng học sinh khơng hiểu rõ về lịch sử dân tộc, thế giới còn khá phổ biến. Nhiều
em cịn mơ hồ về các thời kì phát triển của xã hội loài người cũng như nhầm lẫn
giữa các quốc gia với nhau, một số học sinh cho rằng chùa Vàng ở Lào, hay Cơ
lơm bơ là người đi vịng quanh Trái Đất …Không chỉ lịch sử thế giới, lịch sử
dân tộc cũng như vậy. Ví dụ như ở huyện Triệu Sơn có 2 trường THCS vinh dự
mang tên anh hùng Tô Vĩnh Diện, Triệu Thị Trinh nhưng qua điều tra của chúng
tơi thấy có trên 50% số học sinh khối 9 không biết hoặc cho rằng Tô Vĩnh Diện
là người hi sinh anh dũng trong kháng chiến chống Mĩ, hay nhiều học sinh nhầm
Bà Triệu, Bà Trưng là hai chị em. Từ thực tế “đau lịng” đó đã thơi thúc tác giả
cần phải tìm ra một phương pháp dạy học thích hợp để thực hiện vào bài học
nhằm đưa các em quay về với thực tế lịch sử, tránh hiểu sai, xuyên tạc lịch sử,
đồng thời giúp các em có một cái nhìn tổng thể, tồn diện, chân thực, sinh động
nhất về tiến trình phát triển của xã hội lồi người, trong đó có những thành tựu
của văn hố trung đại mà cha ông đã để lại.


6

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề (các bước khai thác và
sử dụng phim tư liệu trên phần mềm Microsoft Power Point trong dạy học
Lịch sử phần Lịch sử thế giới trung đại-Lớp 7-THCS)

2.3.1. Nội dung kiến thức sử dụng phim tư liệu.
Trong xu thế dạy học ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong giảng dạy ngày càng được đẩy mạnh. Việc sử dụng các đoạn
phim tư liệu khoa học trên phần mềm Microsoft Power Point sẽ giúp góp phần
nâng cao hiệu quả bài học chứ không làm thay đổi mục tiêu, tính chất và các yêu
cầu cơ bản của bài học.
Theo nội dung phân phối chương trình, phần Lịch sử thế giới trung đại
lớp 7 bao gồm 7 bài học với 9 tiết bài mới và 1 tiết làm bài tập lịch sử. Để góp
phần nâng cao hiệu quả bài học, qua q trình giảng dạy và tìm tịi, tôi đưa ra
một số nội dung tương ứng với các bài học được sử dụng phim tư liệu sau:
Bài 1: “Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
(Thời sơ-trung kì trung đại)” GV cho học sinh xem một đoạn phim dài giới thiệu
về thành thị và những nhà thờ lớn ở Tây Âu thời trung đại. Sau khi xem xong,
GV đưa ra câu hỏi định hướng: Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế
trong các thành thị trung đại có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa phong kiến?

Bài 2 “Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư
bản ở châu Âu” GV cho học sinh xem đoạn phim tư liệu giới thiệu về hành trình
các cuộc phát kiến địa lí thời hậu kì trung đại thơng qua hệ thống bản đồ động
và các tranh ảnh, sau đó GV đưa ra những câu hỏi định hướng: Nguyên nhân và
điều kiện nào dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí? Em ấn tượng với cuộc phát kiến
địa lí nào nhất? Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội
châu Âu?


7

Lược đồ động các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu bằng Power Point [2]
Bài 4, mục 6: “Văn hoá, khoa học-kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến“
giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu: "Cố cung Bắc Kinh" kết hợp với

những câu hỏi định hướng: Những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc
thời phong kiến? Em thích thành tựu văn hố nào nhất? Các cơng trình kiến
trúc đặc sắc của Trung Quốc thể hiện điều gì?

[2]
Những thước phim tư liệu khơng chỉ dừng lại ở biểu tượng, sự tri giác ban
đầu mà còn giúp cho quá trình làm việc của các thao tác tư duy phát triển hơn.
Trên cơ sở biểu tượng, học sinh không chỉ có chỗ dựa để hiểu những nét khái
quát, điển hình bề ngồi mà cịn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính
chất của sự kiện, đó chính là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử.
Đối với bài 5. “ Ấn Độ thời phong kiến”, khi dạy về văn hoá Ấn Độ ",
giáo viên cho học sinh xem hai đoạn phim: "Chùa hang A-jan-ta" và "Thánh địa
Mỹ Sơn" kết hợp với những câu hỏi định hướng của giáo viên trước khi xem


8

phim: Tại sao người dân Ấn Độ lại xây dựng rất nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ?
Những yếu tố văn hố truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài?
Nước Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng như thế nào từ văn hoá Ấn Độ? Trên
cơ sở được tận mắt "tham quan" kiến trúc của ngôi đền và thánh địa Mỹ Sơn của
Việt Nam qua ống kính màn ảnh, các em sẽ hứng thú nắm bắt các sự kiện trong
đoạn phim để trả lời câu hỏi, từ đó các em hiểu kiến thức cơ bản của bài một
cách vững chắc.

Chùa hang A-jan-ta (Ấn Độ) [2]

Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) [2]
Khi dạy bài 6: “Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, bài này được dạy
trong 2 tiết: 7 và 8. Ở tiết 7, GV cho học sinh xem đoạn phim tư liệu giới thiệu

về ngôi đền Bu-rơ-bu-đua của In-đơ-nê-xi-a, là một trong những kì quan nổi
tiếng của châu Á. Tiếp sau đó là hình ảnh về chùa tháp Pa-gan (Mi-an-ma). Từ
đó GV đưa ra câu hỏi định hướng: Theo em, đâu là quần thể Phật giáo lớn nhất


9

ở đào Gia-va? Tên Bu-rơ-bu-đua có nghĩa là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng
của dịng Phật giáo này khơng? Hay tại sao chùa tháp Pa-gan lại có tên là
“Chùa vàng, chùa bạc”?

Ngôi đền Bu-rô-bu-đua của In-đô-nê-xi-a [2]

C
hùa tháp Pa-gan (Mi-an-ma) [2]
Việc sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trên phần mềm Microsoft
Power Point trong dạy học lịch sử có vai trị to lớn trong việc giúp học sinh nhớ
kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử, “Hình ảnh được giữ lại đặc biệt
vững chắc trong trí nhớ chúng ta là những hình ảnh mà chúng ta thu nhận được
bằng trực quan” [ 3;44]. Trong dạy học lịch sử, các đoạn phim tài liệu trên phần
mềm Microsoft Power Point góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức cần
thiết của con người Việt Nam đó là: lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lòng
biết ơn đối với những người có cơng với đất nước. Từ việc quan sát, khai thác


10

kiến thức thể hiện qua các đoạn phim tài liệu khoa học, học sinh không chỉ biết
sâu sắc về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, mà còn thực sự rung động trước
những việc thực, người thực trong cuộc sống.

2.3.2. Cách tìm kiếm thơng tin và khai thác phim tư liệu trên mạng Internet.
Ngày nay, Internet đã trở thành mối quan tâm của cả thế giới. Bằng cách
kết nối hàng triệu người sử dụng, công ty, trường học, công sở và những nguồn
thơng tin khác lại với nhau, nó đã làm thay đổi phương pháp làm việc của nhiều
người, trong đó có việc giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học
sinh.
Có thể hiểu Internet là một mạng rộng lớn, “mạng của các mạng”. Nó có
vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia
và khu vực trên thế giới. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Internet cũng mang
lại lợi ích rất lớn cho cả thầy và trị, như trao đổi thơng tin bằng thư điện tử, trao
đổi học tập trên mạng, tìm kiếm thơng tin trên mạng phục vụ nội dung bài giảng
trên lớp,...
Đối với bộ môn lịch sử, việc khai thác thông tin trên mạng để phục vụ
hoạt động dạy - học càng phong phú. Từ lịch sử thế giới cổ đại, trung đại, cận
đại,… đến lịch sử Việt Nam thời nguyên thuỷ, thời dựng nước hay những vấn đề
lịch sử Việt Nam hiện đại đều có trên các mạng thơng tin. Nếu giáo viên và học
sinh biết tận dụng những ưu điểm của Internet để phục vụ nhiệm vụ dạy - học,
thì nó khơng chỉ nâng cao trình độ hiểu biết của mình về cơng nghệ thơng tin mà
cịn góp phần hiểu sâu sắc thêm về lịch sử, nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy
nhiên, những tri thức lịch sử của xã hội lồi người thì vơ hạn, nhưng thời gian
học tập, trình độ nhận thức của học sinh lại có hạn, nên việc khai thác thông tin
lịch sử nào, thông tin đó ở trên mạng nào... cần phải được chúng ta xác định.
Giáo viên không thể, cũng không cần thiết phải cung cấp cho học sinh tất cả các
trang Web trên mạng, mà chỉ cần một số trang Web cơ bản phục vụ tìm kiếm
thơng tin cho học tập bộ mơn mà thôi. Qua nghiên cứu và sưu tầm, tôi xin cung
cấp một số cơng cụ tìm kiếm thơng dụng sau:



History.com.

Filmstory.org.
Một số trang Web về phim tư liệu:


11

ệt Nam
ệt Nam
,....
Để tìm kiếm thơng tin, chúng ta chỉ cần mở biểu tượng Internet Explorer
trên màn hình máy tính, sau đó đánh địa chỉ vào hộp “Address”, nhấn phím
Enter trên màn hình. Lúc này, trang cơng cụ tìm kiếm được hiển thị, ta chỉ việc
đánh cụm từ cần tìm (đối với trang ).
Để lưu thơng tin, hình ảnh, các đoạn phim tư liệu từ trang Web:
Khi mở trang Web để đọc thơng tin, chúng ta thấy có rất nhiều nội dung
lịch sử liên quan đến bài giảng. Vì vậy, làm thế nào để lấy được thông tin trên
mạng (Copy) cũng được nhiều giáo viên quan tâm. Để khai thác được nội dung
thông tin trên mạng, chúng ta làm theo các cách sau:
+ Thứ nhất, đối với trang thông tin, bài viết: Giáo viên Copy văn bản như
cách Copy thông thường (bơi đen tồn bộ nội dung cần Copy, rồi mở Menu File
trên thanh công cụ, chọn “Save as Web page”; khi một bảng hội thoại hiện ra,
chúng ta chỉ cần đánh tên tài liệu trong hộp Finame và nhấn Save để hồn tất).
+ Thứ hai, lưu hình ảnh từ trang Web: Nhấn chuột phải vào bức tranh hiển
thị trên màn hình cần Copy, rồi chọn “Save Picture As”. Khi hộp hội thoại mở,
chúng ta chỉ cần định vị tên tài liệu trong hộp File name và nhấn Save để hoàn
tất.
+ Thứ ba, lưu các đoạn phim, Video clip từ Web Site: Nhấn chuột phải
vào liên kết tệp Video và chọn “Save Target As”. Sau khi hộp hội thoại hiển thị,
chúng ta định vị tên tài liệu trong hộp File name, rồi ấn nút Save.
2.3.3. Một số nguyên tắc khi sử dụng các đoạn phim tư liệu trong dạy

học lịch sử.
Khi lựa chọn những đoạn phim tài liệu khoa học để dạy học lịch sử trong
trường THCS, giáo viên cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Một là: Phải đảm bảo tính giáo dục. Đây là yêu cầu cơ bản khi sử dụng
đồ dùng trực quan nói chung, các đoạn phim tài liệu khoa học trên phần mềm
Microsoft PowerPoint nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
Hai là: Phải đảm bảo tính khoa học. Lịch sử là một khoa học. Chính vì
thế trong dạy học lịch sử phải đảm bảo tính khoa học, tính khoa học là nguyên
tắc cần quán triệt. Tính khoa học được thể hiện ở chỗ các đoạn phim tài liệu phải
phản ánh chính xác của sự kiện, hiện tượng, nhân vật, về địa điểm, thời gian.
Các yếu tố hình ảnh, âm thanh cũng phải thống nhất với nhau. Những dữ kiện,
số liệu trong các đoạn phim tài liệu cũng phải tương đồng với nội dung trong


12

SGK lịch sử. Vì thế khi lựa chọn các đoạn phim tài liệu, giáo viên phải tìm hiểu
nguồn gốc, xuất xứ của những thước phim, để xác định được các đoạn phim đó
có thực sự là những đoạn phim tài liệu khoa học hay khơng.
Ba là: Phải đảm bảo tính vừa sức. Đây là vấn đề quan trọng, cần thiết
trong dạy học bộ mơn. Đề cập đến tính vừa sức là phải nói tới sự phù hợp giữa
việc giảng dạy với đặc điểm nhận thức, phù hợp với tâm lí, đối tượng, trình độ
học sinh. Ở mỗi bộ phim thời lượng thường kéo dài, khối lượng thông tin đa
dạng, phong phú, trong khi thời lượng của một giờ học chỉ có 45 phút, vì thế
phải lựa chọn những đoạn phim phù hợp với nội dung bài học, lượng thông tin
vừa đủ khơng ít q, khơng nhiều q làm lỗng trọng tâm bài học hoặc tập
trung quá nhiều thì giờ của học sinh vào xem phim, làm mất đi sự tập trung chú
ý của học sinh vào nội dung bài giảng (mỗi bài học nên sử dụng không quá 3
đoạn phim, thời lượng mỗi đoạn phim từ 1 đến 2 phút, phải vừa đủ phản ánh
một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật và cân đối với các công việc của một bài

học).
Sử dụng các đoạn phim tư liệu khoa học trên phần mềm Microsoft
PowerPoint là một việc làm tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trường phổ thông. Để phát huy tối đa những ưu điểm của các đoạn phim tài liệu
trên phần mềm Microsoft PowerPoint, khi xác định biện pháp sử dụng các đoạn
phim tài liệu này cần chú ý những yêu cầu cơ bản sau:
Phải căn cứ vào mục tiêu của bài học để sử dụng các đoạn phim tài liệu
khoa học trên phần mềm Microsoft PowerPoint: Có thể nói mục tiêu bài học
chính là cái đích cần phải đạt đến mức độ được quy định, là sự cam kết của thầy
và trò trong dạy học. Xác định mục tiêu đúng là cơ sở để giáo viên lựa chọn tài
liệu.
Sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trên phần mềm Microsoft
PowerPoint phải có tác dụng làm rõ kiến thức cơ bản : “Kiến thức cơ bản là
kiến thức tối ưu, cần thiết cho việc hiểu biết của học sinh về lịch sử. Nó gồm
nhiều yếu tổ, sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, các
biểu tượng, khái niệm lịch sử, các quy luật, nguyên lí, phương pháp học tập và
vận dụng kiến thức”[3;183]. Khi trình bày bài mới, giáo viên phải dựa vào nội
dung trong SGK đưa các đoạn phim tài liệu khoa học trên phần mềm Microsoft
PowerPoint để giảng kĩ phần quan trọng nhất, bổ sung, minh họa, làm rõ kiến
thức cơ bản, phù hợp với trình độ học sinh. Thơng tin chứa đựng trong các đoạn
phim không làm bài học tăng kiến thức mà phải góp phần làm sâu sắc, sinh động
những kiến thức cơ bản của bài học.
Sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học phải nhằm phát triển tính tích
cực, độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức đặc biệt là trong tư duy của
học sinh. Nếu như thông báo chỉ cung cấp cho người nghe một số tri thức nhất
định, ngắn gọn, khơ khan thì cho học sinh xem các đoạn phim tài liệu bao giờ
cũng có chủ đề và tình tiết. Hơn nữa các đoạn phim tài liệu khoa học cịn có
hình ảnh, âm thanh, lời nói chân thực, sinh động, các đoạn phim khơng chỉ có
khối lượng sự kiện tri thức được cung cấp mà còn bao gồm cả việc phân tích,
nêu lên bản chất của sự kiện, hiện tượng. Để sử dụng các đoạn phim tài liệu



13

khoa học trên phần mềm Microsoft PowerPoint có hiệu quả, nhằm phát triển
tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong nhân thức của học sinh, giáo viên
phải biến các đoạn phim thành một công cụ dạy học hiệu quả, bằng cách:
Bước 1: Định hướng (giao nhiệm vụ học tập): trước khi sử dụng những
đoạn phim tài liệu khoa học có liên quan đến nội dung bài học, giáo viên cho học
sinh nắm chắc yêu cầu nội dung của đoạn phim chuẩn bị xem để từ đó học sinh biết
các nội dung chính cần tập trung. Đồng thời giáo viên đưa ra những câu hỏi để học
sinh suy nghĩ trong quá trình xem.
Bước 2: Sử dụng (cho học sinh xem phim): cho học sinh xem nội dung
các đoạn phim cần kết hợp với những gợi ý để phát triển tri giác của học sinh,
hoặc sau mỗi nội dung, giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh nhận xét hay từng
cặp học sinh thảo luân giúp các em tìm kiếm thông tin.
Bước 3: Củng cố, đánh giá kết quả học tập của học sinh: sau khi học sinh
quan sát xong nội dung của đoạn phim, trả lời câu hỏi, giáo viên cần tong kết lại
nội dung của mục kiến thức, đánh giá và nhân xét kết quả học tập của học sinh.
Nhờ vây, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc tiếp thu, khai thác kiến thức qua
việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học nói chung, các đoạn phim tài liệu khoa
học nói riêng, khơi dây ở học sinh những ham muốn, hứng thú khám phá kiến thức,
từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử.
Sử dụng dụng các đoạn phim tư liệu khoa học trên phần mềm Microsoft
PowerPoint là một hoạt động giáo dục của thầy và trò trên lớp. Vì vậy, khi sử
dụng các đoạn phim tài liệu khoa học vào bài học cần kết hợp chặt chẽ vởi các
biện pháp dạy học khác. Các đoạn phim tài liệu khoa học khơng phải là “chìa
khóa vạn năng” để giúp học sinh nhận thức tốt nhất, toàn diện nhất nội dung
kiến thức một bài học, mà nó cịn phải kết hợp với nhiều phương tiện dạy học
khác như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ lịch sử, với nhiều phương pháp dạy học khác

như trình bày miệng, sử dụng SGK.... Trong q trình dạy học, giáo viên kết hợp
hài hịa các phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau sẽ có tác dụng bổ
sung, làm sâu sắc nguồn thơng tin trong các đoạn phim. Để làm được điều đó,
giáo viên cần phải lựa chọn và kết hợp các phương pháp, cách dạy học phù hợp
với nội dung lịch sử, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học và đặc điểm từng
lớp học, khối học.
Để bảo đảm hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học nói chung, các
đoạn phim tài liệu khoa học trên phần mềm Microsoft PowerPoint nói riêng GV
phải đảm bảo nguyên tắc: đúng lúc, đúng chỗ và phù hợp với trình độ của học
sinh.
Phim tài liệu là một nguồn tài liệu quý giá, các đoạn phim tài liệu trên
phần mềm Microsoft PowerPoint với nhiều tính năng ưu việt rất phù hợp trong
dạy học lịch sử, vì thế giáo viên nên có những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức độ
đại cương về CNTT, như: Khai thác các đoạn phim tài liệu khoa học trên phần
mềm Microsoft PowerPoint trong dạy học lịch sử như thế nào?; Cách đưa các
đoạn phim để thiết kế các Slide trên phần mềm PowerPoint, hỗ trợ cho bài giảng
điện tử?.., sẽ giúp ích rất nhiều cho cơng việc giảng dạy của giáo viên.
Muốn sử dụng các đoạn phim tài liệu trước hết phải biết cách khai thác


14

các đoạn phim tài liệu. Để khai thác các đoạn phim tài liệu, giáo viên có thể
chọn sử dụng một trong hai cách sau:
Cách khai thác trực tiếp các đoạn phim tài liệu có sẵn. Giáo viên có thể
khai thác các đoạn phim tài liệu bằng việc tải trên hệ thống Internet qua các
Website: Thư viện trực tuyến VIOLET (baigiang.volet.vn); clip.vn;
youtube.com; ...Hoặc có thể khai thác các đoạn phim tài liệu qua các đĩa CD- R
tư liệu điện tử của Trung tâm nghiên cứu và sản xuất học liệu của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, rồi đưa vào bài bài học.

Cách khai thác gián tiếp, nghĩa là để có được những đoạn phim tài liệu
giáo viên phải thực hiện các bước xử lí kĩ thuật cắt nhỏ một đoạn phim từ một
bộ phim tài liệu. Trước tiên, giáo viên phải có bộ phim tài liệu mà mình muốn sử
dụng cho bài học. Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ để cắt và dựng phim,
đoạn âm thanh. Một trong những phần mềm thơng dụng và phổ biến, lại khơng
địi hỏi cao về kĩ thuật là HeroVideo. Đây là một phần mềm dễ sử dụng giúp GV
dễ dàng cắt ghép các đoạn phim tư liệu để phục vụ cho bài dạy của mình.
2.3.4 Danh mục những đoạn phim tư liệu trên phần mềm Micosoft PowerPoint
đã được tác giả khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử thế giới thời trung
đại ở lớp 7 THCS.
TÊN
ST
THỜI
ĐOẠN
DẠY VỀ NỘI DUNG
THUỘC BÀI
T
LƯỢNG
PHIM
Đây là một đoạn phim Bài 1. Sự hình thành
dài giới thiệu về thành và phát triển của xã
thị và những nhà thờ hội phong kiến ở châu
lớn ở Tây Âu thời Âu (Thời sơ-trung kì
Thành thị
trung đại.
trung đại). Sử dựng
và những
1
27:20
phim tư liệu dạy mục

nhà thờ lớn
3- Sự xuất hiện các
thời trung
thành thị trung đại.
đại
(Giáo viên nên cắt
đoạn phim ngắn cho
phù hợp để dạy).
Giới thiệu về hành Bài 2: sự suy vong
trình các cuộc phát của chế độ phong
Các cuộc
kiến địa lý ở Tây Âu kiến và sự hình thành
2 phát kiến
2:34
thời hậu kỳ trung đại chủ nghĩa tư bản ở
địa lý
thông qua một hệ châu Âu. Mục 1thống bản đồ động và Những cuộc phát kiến
các tranh ảnh
lớn về địa lí.
Giới thiệu về các thành Bài 3: Cuộc đấu tranh
Văn
học
tựu văn học thời phục của giai cấp tư sản
nghệ thuật
3
2:23
hưng
chống phong kiến
thời phục
thời hậu kì trung đại ở

hưng
châu Âu.


15

4

Cố
cung
Bắc Kinh

16:21

5

Chùa hang
A-jan-ta

15:25

5

Thánh địa
Mỹ Sơn

3:37

6


Ngôi
đền
Bô-rô-buđua ở Inđô-nê-xi-a

2:11

7

Ang-co-vat

11:01

8
9

Ang-cothom
Thạt
Luổng
Lào

10:57



3:52

Giới thiệu về Cố cung Bài 4: Trung Quốc
ở Bắc Kinh (Trung thời
phong
kiến

Quốc)
(Giáo viên nên cắt
thành những đoạn
phim với thời lượng
ngắn hơn để phù hợp
với từng nội dung
kiến thức)
Thời kì vương triều
Gup-ta và sự phát triển
văn hóa truyền thống
Ấn Độ: miêu tả tỉ mỉ
về cơng trình kiến trúc Bài 6: Ấn Độ thời
chùa hang A-jan-ta phong kiến. Mục 2bằng đá vô cùng đặc Văn hóa Ấn Độ.
sắc của Ấn Độ dưới (Giáo viên nên cắt
vương triều Gup-ta
thành những đoạn
phim với thời lượng
Ảnh hưởng của văn hóa ngắn hơn để phù hợp
Ấn Độ đến các nước với từng nội dung
Đơng Nam Á, trong đó kiến thức)
có Việt Nam qua cơng
trình kiến trúc Thánh địa
Mỹ Sơn
Giới thiệu về ngôi đền
Bô-rô-bu-đua của Inđô-nê-xia – 1 kỳ quan
nổi tiếng của châu Á
Giới thiệu về ngôi đền
Ang-co-vat – một cơng
trình kiến trúc huy
hồng của Cam-puchia dưới vương triều

Ang-co

Bài 6: Các quốc gia
phong kiến Đông Nam
Á.

Mục 3-Vương quốc
Cam-pu-chia.

Giới thiệu về kinh đô
cuối cùng của đế chế
Ăng-co, một kỳ quan
của thế giới
Giới thiệu về cơng Mục 4-Vương quốc
trình kiến trúc đặc sắc, Lào,
thể hiện văn hóa và


16

bản sắc Lào, biểu
tượng của quốc gia
Lào: Tháp Thạt Luổng
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một thời gian sử dụng phim tư liệu trên phần mềm Microsoft Power
Point vào các tiết học trong dạy học lịch sử, tôi nhận thấy biện pháp này đã
mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như: kích thích hứng thú học tập, tập trung
được sự quan sát ở học sinh. Phim phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ
giữa hình ảnh lời nói với âm thanh, tác động vào giác quan của học sinh, cung
cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn.

Thêm nữa, hình ảnh, màu sắc và âm thanh góp phần tạo cho học sinh biểu
tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng
với sự kiện. Điều này góp phần khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử.
Sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trên phần mềm Microsoft
PowerPoint là sự liên kết giữa giáo dục với khoa học, có nhiều thuận lợi cho
giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính sáng tạo của
học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả bài học nói
chung, bài học lịch sử nói riêng giúp học sinh nắm được bài ngay tại lớp, nhớ
nhanh, nhớ sâu và lâu những nội dung của bài học.
Hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công
nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến từ các ngành học, cấp
học đến các môn học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ
cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong q trình dạy
học nói chung và đối với bộ mơn Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần đặc biệt
lưu ý rằng: việc xây dựng và sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử không
phải để giải trí, minh họa cho bài học mà chủ yếu là bổ sung kiến thức, giúp học
sinh hiểu sâu hơn bài học. Trong khi cho học sinh xem các đoạn phim tư liệu
này cần kết hợp với các phiếu học tập, phiếu hướng dẫn ghi bài và có câu hỏi
định hướng. Như vậy, việc học tập lịch sử mới có kết quả theo u cầu giáo dục
bộ mơn, khác hẳn với các loại phim tiểu thuyết lịch sử mang nhiều tính hư cấu,
làm cho kiến thức lịch sử của học sinh dễ sai lệch.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn và đề ra một số biện pháp khai
thác đa kênh hình trong dạy học lịch sử trung đại lớp 7-THCS nhằm nâng cao
hiệu quả bài nghiên cứu các kiến thức mới, tôi đã tiến hành công tác thực
nghiệm sư phạm ở trường THCS Thọ Ngọc nhằm kiểm nghiệm, đánh giá tính
khả thi, hiệu quả của các biện pháp sư phạm mà đề tài đưa ra. Tôi chọn học sinh
của 2 lớp 7 (7A-7B) để tiến hành thực nghiệm sư phạm (1 lớp thực nghiệm và 1
lớp đối chứng), giữa hai lớp này có sự tương đương trình độ và năng lực học sinh.
Để thực nghiệm đạt kết quả khách quan, trung thực, đảm bảo tính khả thi của đề tài,
tôi chuẩn bị 2 giáo án của bài 2: "Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình

thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu" theo 2 kiểu:
Kiểu 1: Giáo án được soạn thể hiện rõ các biện pháp khai thác tối đa đa
kênh hình, đặc biệt là sử dụng các đoạn phim tư liệu khoa học trên phần mềm


17

Micorsoft Powerpoint trong dạy học bộ môn như dự kiến mà đề tài đã đưa ra.
(giáo án thực nghiệm phần phụ lục)
Kiểu 2: Giáo án soạn theo phương pháp bình thường, sử dụng kênh hình
trong sách giáo khoa mà khơng sử dụng các đoạn phim và tư liệu tranh ảnh
khác.
Sau khi dạy xong hai lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi tiến hành cho học
sinh làm bài kiểm tra 7 phút vào cuối mỗi tiết học đó với nội dung câu hỏi giống
nhau để kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
Kết quả thực nghiệm:
Kết quả nhận thức của học sinh được đánh giá theo thang điểm 10 với các
mức độ như sau:
+Loại giỏi: học sinh đạt 9-10 điểm: là những bài trả lời đúng, đầy đủ ý.
+Loại khá: học sinhd đạt 7-8 điểm: là những bài trả lời đúng nhưng chưa
đủ các ý.
+Loại trung bình: học sinh đạt 5-6 điểm là những bài trả lời đúng chính
xác một nửa các ý.
+ Loại yếu: học sinh đạt từ 4 điểm trở xuống: là những bài có số, lượng
câu trả lời chưa đạt 50 % yêu cầu, sai.
+ Loại kém: học sinh đạt từ 2 điểm trở xuống: bài có số lượng câu trả lời
đúng đạt 20%.
Sau khi thu thập các số liệu, tơi tiến hành xử lí bằng phương pháp định
lượng, tôi thu được kết quả sau:
Kết quả bài kiểm tra thực nghiệm:

- Bảng 1: Tổng hợp điểm kiểm tra:
Trun
Điểm số
g
Số học
Lớp
Bình
sinh
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực
34
0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 2
8,05
nghiệm
0 1 0
Đối
30
0 0 0 0 0 3 4 1 9 4 0
7,23
chứng
0
Từ bảng tổng hợp kiểm tra trên, tôi nhận thấy kết quả của lớp thực
nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Cụ thể, điểm trung bình của lớp thực
nghiệm là 8,05 và điểm trung bình của lớp đối chứng là 7,23. Điều này cho phép
tôi khẳng định những biện pháp sư phạm áp dụng khi sử dụng các đoạn phim tư
liệu trong dạy học lịch sử đã cho kết quả tốt.
Bảng 2: Phân phối mức độ kết quả thực nghiệm:
Yếu kém
Trung bình
Khá giỏi

Số
Lớp
HS Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
Thực
34
0
0
1
2,94
33
97,06
nghiệm
Đối chứng
30
0
0
7
23,33
28
76,67


18

Nhìn vào bảng 2, một lần nữa ta thấy sự khác biệt về điểm số ở các mức

độ khá - giỏi, trung bình, yếu - kém giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết
quả này một lần nữa khẳng định tính khả thi của các biện pháp đưa ra đồng thời
chứng tỏ rằng, việc sử dụng các đoạn phim tư liệu theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở
trường THCS.
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.
Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. HS không
thể trực tiếp quan sát những sự kiện, hiện tượng đó vì vậy việc nhận thức lịch sử
là rất khó khăn. Tuy nhiên HS có thể hình dung được q khứ lịch sử qua các
đoạn phim tư liệu. Từ việc tìm hiểu những vấn đề về lí luận cũng như kết quả từ
thực tiễn ứng dụng việc khai thác sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử và
việc xử lí các số liệu thực nghiệm sư phạm, tôi rút ra những kết luận chủ yếu
sau:
Sử dụng phim tư liệu trên phần mềm Microsoft Power Point trong dạy học
lịch sử là một nguồn kiến thức hấp dẫn, một phương tiện dạy học trực quan hiện
đại, hiệu quả mà giáo viên nên sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học.
Giáo viên hoàn toàn có thể khai thác các đoạn phim để đưa vào bài học
mà không phải mất quá nhiều thời gian hay địi hỏi kĩ thuật q rườm rà. Có thể
khẳng định rằng, việc sử dụng các đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử nói
chúng và bài nghiên cứu kiến thức mới nói riêng là hồn tồn khả thi.
Để khai thác và sử dụng hiệu quả các video clip hay các đoạn phim tư liệu
khoa học trên phần mềm Powerpoint trong dạy học lịch sử, trước hết đòi hỏi
giáo viên phải nắm vững lí luận dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng,
cần có quan điểm đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của các loại đồ dùng trực quan,
của các đoạn phim tài liệu khoa học trong dạy học lịch sử.
Trong quá trình khai thác và sử dụng, giáo viên cần tuân thủ và đảm bảo
những yêu cầu của việc khai thác và sử dụng các đoạn phim tư liệu khoa học
trong dạy học lịch sử. Các giáo viên cũng cần đặc biệt lưu ý rằng: việc xây dựng
và sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử khơng phải để giải trí, minh họa

cho bài học mà chủ yếu là bổ sung kiến thức, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài
học. Trong khi cho học sinh xem các đoạn phim tư liệu này cần kết hợp với các
phiếu học tập, phiếu hướng dẫn ghi bài và có câu hỏi định hướng. Có như vậy,
việc học tập lịch sử mới có kết quả theo yêu cầu giáo dục bộ môn, khác hẳn với
các loại phim tiểu thuyết lịch sử mang nhiều tính hư cấu, làm cho kiến thức lịch
sử của học sinh dễ sai lệch.
3.2. Kiến nghị.
Thứ nhất, các trường THCS nên chủ động trong việc phát huy các nguồn
nhân, vật lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nói chung và dạy học
lịch sử nói riêng:
+ Đẩy mạnh đầu tư trang bị các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ dạy
học như: máy tính, đèn chiếu, ti vi, các CD –Rom tư liệu dạy học, hệ thống
mạng Internet, phòng học đa chức năng….


19

+ Tổ chức thường xuyên các buổi tập huấn, bồi dưỡng năng lực về công
nghệ thông tin và chuyên môn cho giáo viên bộ mơn cách tập huấn định kì cho
các giáo viên cùng bộ mơn có sự hướng dẫn của đồng nghiệp có kĩ năng về cơng
nghệ thơng tin.
Thứ hai, bên cạnh việc chủ động đầu tư của nhà trường, bộ môn, cá nhân
giáo viên, các trường phổ thông cũng cần có những chủ trương, kế hoạch cụ thể
trong việc đề ra tiêu chí đánh giá hay chế độ khen thưởng giáo viên trên cơ sở có
xét đến năng lực, thực tế ứng dụng việc sử dụng công nghệ thơng tin nói chung,
các đoạn phim tài liệu khoa học nói tiêng vào các bài dạy trên lớp nhằm kịp thời
khuyến khích giáo viên trong việc tự bồi dưỡng và áp dụng công nghệ dạy học
hiện đại vào đổi mới phương pháp dạy học bộ mơn một cách tích cực, hiệu quả
nhất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2021

ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Côi, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử.Trường Đại học
sư phạm Hà Nội, 1995.
2. Các tư liệu trên mạng Internet.
3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Đại học sư
phạm, tập 1, 2002
4. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Đại học sư
phạm, tập 2, 2002.
5. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp luận sử học, Nxb Đại học sư phạm,
2003.
6. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng: Phát huy tính tích cực của học sinh trong
dạy học lịch sử ở Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
7.Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, 2001.
8. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh.. Lịch sử thế giới trung đại, Nxb giáo
dục, 2001.


20

9. Tài liệu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GV THCS hạng I, Nxb
Đại học sư phạm, 2017.
10. Tài liệu bồi dưỡng về giáo dục lịch sử trong chương trình giáo dục phổ
thơng cấp THCS, Bộ GD &ĐT, Hà Nội 2019.


PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC NGHIỆM
Tiết 2. BÀI 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH
THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
Thời lượng: 01 tiết
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được
1. Về kiến thức
-Trình bày được những nét chính về các cuộc phát kiến địa lí: nguyên nhân dẫn
đến những cuộc phát kiến địa lí, những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu, ý nghĩa.
-Phân tích được q trình hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
2. Về phẩm chất
- Giáo dục tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới; tinh thần đoàn kết các dân
tộc.
- Giúp các em thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lí...


21

3. Về năng lực
- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh lịch sử.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất công dân
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt (môn Lịch sử): tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch
sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học gắn với cuộc sống.
- Phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Lược đồ "Những cuộc phát kiến địa lí", bản đồ chính trị châu Âu;
-Sưu tầm tranh ảnh một số nhà thám hiểm.

- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Máy tính kết nối máy chiếu, bảng phụ, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
* Mục tiêu:
Với việc HS quan sát một số hình ảnh về Tây Âu thời hậu kì trung đại,
các em có thể nhớ lại sự kiện tiêu biểu của các cuộc phát kiến địa lí là việc Cơlơm-bơ phát hiện ra châu Mĩ. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi
tiết nguyên nhân, thành tựu và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? Từ đó kích
thích sự tị mị, lịng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt
động hình thành kiến thức mới của bài học.
* Phương thức:
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận
một số vấn đề dưới đây: (Trình chiếu powerpoint)


22

1. Các bức ảnh trên phản ánh nội dung gì?/ Hãy nêu hiểu biết của em về hai bức
ảnh nói trên?
2. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí
đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ra sao?
3. Chủ nghĩa tư bản châu Âu được hình thành như thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao
đổi đàm thoại ở các cặp đơi để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc

trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện
-Gv nhận xét, chốt ý.Hs lắng nghe, ghi bài
* Gợi ý sản phẩm:
- HS: HS dựa vào hiểu biết sẵn có và kiến thức Lịch sử, Địa lí ở THCS đã học
có thể trả lời được câu 1. Với 2 câu cịn lại, mỗi HS có thể trình bày sản phẩm
với các mức độ khác nhau.
- GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài
mới: Một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở thế kỉ XV là tiến
hành các cuộc phát kiến địa lí phát hiện ra châu Mĩ và đi vòng quanh thế giới, đã
đem lại nguồn của cải lớn về châu Âu, trên cơ sở đó đã dẫn đến q trình tích
lũy tư bản ban đầu và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa…


23

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1 Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
* Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân, trình bày được nội dung các cuộc phát
kiến địa lí. Từ đó rút ra được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
* Phương thức (hoạt động cá nhân, nhóm)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đọc thông tin trong sách giáo khoa kết
hợp xem video lược đồ động về những cuộc phát kiến địa l. (hình 5 - SGK trang
7) hãy:
+ Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến phát kiến địa lí?
+ Kể tên và mơ tả các cuộc hành trình phát kiến địa lí.
+ Phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- GV tổ chức hoạt động nhóm với kĩ thuật cơng não, phịng tranh, thơng tin –
phản hồi.
-GV cho HS xem đoạn phim tư liệu giới thiệu về hành trình các cuộc phát kiến

địa lí lớn ở Tây Âu thời hậu kì trung đại thơng qua hệ thống bản đồ động và các
tranh ảnh (thời lượng 2 phút 34 giây) –Mục 2.3.1
Nhóm 1: Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến phát kiến địa lý.
Nhóm 2: GV treo lược đồ trên bảng yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK trình bày
nội dung các cuộc phát kiến địa lí thơng qua mẫu phiếu học tập:
Thời
gian

Tên cuộc phát kiến

Kết quả

Nhóm 3: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
*Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV giao mỗi nhóm 1 bảng phụ và bút. Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ và
tư vấn các nhóm. HS: Bầu nhóm trưởng, thư kí và giao nhiệm vụ; Lập báo cáo
kết quả.


24

*Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện
- HS: Báo cáo sản phẩm trên bảng phụ. Các nhóm thảo luận, phản biện. GV:
Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các nhóm thảo luận.
- Đánh giá, nhận xét, GV hướng dẫn để HS tự chốt kiến thức, chỉ hỗ trợ trong
trường hợp HS của cả lớp không thể chốt kiến thức.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện
-Gv nhận xét, chốt ý. Hs lắng nghe, ghi bài
* Gợi ý sản phẩm
- Nhóm 1:

+ Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lý:
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao.
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc
chiếm.
- Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong
đóng tàu, la bàn, hải đồ...
- Nhóm 2:
Thời
gian

Tên cuộc phát kiến

Kết quả

1487

B. Đi-a-xơ

Đi đến cực Nam của châu Phi.

1492

C. Cô-lôm-bô

Đi đến vùng biển Caribê, phát hiện ra châu
Mĩ.

1497

Va-xcô đơ Ga-ma


Đến Calicút bờ biển Tây Nam của Ấn Độ.

1519
1522

- Ph. Ma-gien-lan

Đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

- Nhóm 3: Hệ quả của phát kiến địa lý:
+ Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị
trường thế giới được mở rộng.
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa
tư bản.
+ Nảy sinh q trình cướp bóc thuộc địa và bn bán nơ lệ.
HOẠT ĐỘNG 2: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu


25

* Mục tiêu:
-Phân tích được q trình hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
* Phương thức: (hoạt động cá nhân, cặp đôi)
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc tư liệu SGK, cho biết:
-Sự hình hành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu ở châu Âu như thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao
đổi đàm thoại ở các cặp đơi để tìm hiểu.

Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu
hỏi:
? Tìm hiểu sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu?
? Những việc làm đó có tác động gì với xã hội?
? Giai cấp Tư sản và Vơ sản hình thành từ những tầng lớp nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau
khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc
những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
- Quý tộc và thương nhân châu Âu tích lũy vốn và giải quyết nhân cơng bằng
cách nào?
? Với nguồn vốn là nhân cơng có được họ đã làm gì?
? Những việc làm đó có tác động gì với xã hội?
? Giai cấp Tư sản và Vô sản hình thành từ những tầng lớp nào?
Giai cấp vơ sản được hình thành từ những người nơng nơ bị tước đoạt ruộng
đất, buộc phải vào làm việc trong các xí nghiệp của tư sản.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


×