Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Giúp học sinh lớp 9 trường THCS triệu thị trinh học tốt các tác phẩm thơ hiện đại thông qua dạy học tích hợp kiến thức liên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.55 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

1

Mở đầu

1

1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2


1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

1.5

Những điểm mới của SKKN

3

2

Nội dung

3

2.1

Cơ sở lí luận

3

2.2

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

4


2.2.
1

Thực trạng

4

2.2.
2

Kết quả của thực trạng

5

2.3

Các giải pháp và biện pháp để giải quyết vấn đề

5

2.3.

Các giải pháp

5


1
2.3.
2


Các biện pháp tiến hành cụ thể

7

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

18

3

Kết luận, kiến nghị

19

3.1

Kết luận

19

3.2

Kiến nghị

19

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Ngữ văn là một môn học rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc hình
thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người,
học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ
thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Nên để
dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi
vốn kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan, vốn sống, vốn kinh
nghiệm cho bản thân. Đối với giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ văn nói


riêng để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo và hứng thú trong học tập, tất yếu
phải đổi mới phương pháp giảng dạy mà dạy học tích hợp liên môn là một
phương pháp tiêu biểu.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên
môn giữa các môn học để giải quyết vấn đề nào đó trong một tác phẩm văn học
là hết sức cần thiết. Điều đó khơng chỉ địi hỏi người giáo viên bộ môn nắm bắt
nhuần nhuyễn kiến thức trong tác phẩm mà cịn cần phải khơng ngừng trau dồi
kiến thức của các mơn học khác có liên quan để giúp các em giải quyết các tình
huống, các vấn đề đặt ra trong tác phẩm đó một cách nhanh nhất và mang lại
hiệu quả nhất, đặc biệt là khi dạy các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam Ngữ văn
9.
Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong Ngữ văn lớp 9 chiếm một vị trí
quan trọng, tập hợp những tác phẩm hay có giá trị lớn về nội dung và hình thức,
đều là những tác phẩm lớn in dấu ấn giai đoạn của một thời kì lịch sử của dân
tộc, nó khơng chỉ có giá trị về văn học mà cịn có giá trị về lịch sử, địa lí...Vì
vậy, khi học và phân tích, khám phá những tác phẩm này, học sinh không chỉ
khám phá được cái hay, cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật mà còn thu thập và hiểu
biết được truyền thống lịch sử, văn hóa xã hội, phong tục tập quán…
Trong nhiều năm công tác, tôi được trực tiếp giảng dạy Ngữ văn lớp 9,
khi giảng dạy các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam, tôi thấy tính ưu việt của

phương pháp này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính
ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận
của học sinh trong các tiết học thơ hiện đại. Các em không chỉ chiếm lĩnh kiến
thức thuộc lĩnh vực văn học mà cịn có hiểu biết về lịch sử, địa lí, tin học, văn
hóa... liên hệ với cuộc sống xã hội. Điều đặc biệt là các em háo hức, hứng thú
học tập. Xuất phát từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, với những suy nghĩ
và trăn trở về công việc giảng dạy làm sao mang lại hiệu quả cao nhất, giúp các
em giúp học sinh u thích học bộ mơn Ngữ văn, tơi mạnh dạn đưa ra đề tài:
“Giúp học sinh lớp 9 Trường THCS Triệu Thị Trinh học tốt các tác
phẩm thơ hiện đại thơng qua dạy học tích hợp kiến thức liên mơn”


4
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên thấy được ý nghĩa, vai trò của việc dạy học tích hợp liên
mơn đối với các tác phẩm thơ hiện đại nói riêng và tác phẩm văn học nói chung;
giúp giáo viên có ý thức chủ động tìm hiểu và thiết kế bài dạy theo hướng tích
hợp, làm cho việc khai khác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ở mức độ rộng
và sâu hơn. Từ đó, tổ chức giờ học, hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức một
cách hiệu quả, nâng cao chất lượng giờ dạy.
Ngoài ra, giúp giáo viên tạo khơng khí, hứng thú, cuốn hút học sinh khi
tiếp xúc với tác phẩm văn học, làm cho tiết học không bị nhàm chán, đơn điệu,
mà qua tiết học các em có thể củng cố các kiến thức ở bộ môn học khác.
- Đối với học sinh: Giúp học sinh khám phá các tác phẩm thơ hiện đại ở
nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, âm nhạc, mĩ thuật.. Từ đó, giúp các em khơng
chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp từ nội dung và nghệ thuật mà còn hiểu biết
được truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội, vốn kiến thức cuộc sống phong phú
hơn.
Giúp học sinh có thói quen chủ động, tích cực tìm hiểu, biết vận dụng tổng

hợp kiến thức liên mơn để tìm hiểu tác phẩm văn học nói chung và các tác phẩm
thơ hiện đại Việt Nam nói riêng.
Rèn luyện cho học sinh suy luận tư duy nhanh nhạy, kỹ năng liên hệ, tổng
hợp, đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu và nhiều kỹ năng khác cho học sinh.
Củng cố cho học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy và bồi
dưỡng tâm hồn. Qua đó, cảm nhận được về tình yêu đất nước và con người, có
những tình cảm tốt đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn, bồi dưỡng tình cảm thẩm
mĩ, giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu con người và yêu
cuộc sống.
Bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê và hứng thú khi học Văn và từ đó
giúp các em u thích bộ mơn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Triệu Thị Trinh - Triệu Sơn - Thanh Hóa.
Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong SGK Ngữ văn 9 tập 1 và tập 2.
Kiến thức lịch sử, địa lý, âm nhạc, hội họa, giáo dục cơng dân…có liên
quan đến các tác phẩm trên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp phân tích.
Phương pháp quan sát học sinh trong các tiết học.
Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu đặc thù của bộ môn Ngữ văn, trọng
tâm là các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam Ngữ văn 9.


5
Phương pháp tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học Ngữ văn.
Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học các tác
phẩm thơ hiện Việt Nam tích hợp kiến thức liên mơn với việc khơng tích hợp
kiến thức liên mơn.
Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

Tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp có
kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, thông qua việc thăm lớp dự giờ, thông
qua hội thảo chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề “Dạy học tích hợp
liên mơn”.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc tích hợp kiến thức liên mơn giảng dạy khơng phải là vấn đề mới. Tuy
nhiên, việc tích hợp kiến thức liên môn như thế nào mang lại hiệu quả cao trong
công tác giảng dạy. Trên thực tế nhiều giáo viên khi giảng dạy các các tác phẩm
thơ hiện đại Việt Nam Ngữ văn 9 chưa biết tích hợp kiến thức liên mơn hoặc có
giáo viên tích hợp q nhiều làm cho giờ học trở nên nhàm chán, ảnh hưởng đến
thời gian và nội dung kiến thức bài dạy, học sinh khơng hứng thú học. Vậy để
tích hợp kiến thức liên môn mang lại hiệu quả cao, là khi giáo viên biết cách
tích hợp kiến thức liên mơn ở mức vừa phải, phù hợp, sẽ tạo khơng khí hứng
thú, cuốn hút học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, làm cho tiết học không
bị nhàm chán, đơn điệu, mà qua tiết học các em giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
sâu rộng hơn, giúp các em cảm nhận được sự gần gũi giữa văn học với các bộ
môn khác, giữa văn học với đời sống. Đặc biệt, qua tiết học vừa củng cố các
kiến thức ở bộ môn khác vừa đảm bảo làm rõ kiến thức trọng tâm bài học và
thời gian tiết dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã
và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Nguyên tắc này được thực
hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, mơn học, trong đó có mơn Ngữ văn - một
mơn học vừa thuộc nhóm khoa học xã hội, vừa thuộc nhóm cơng cụ. Điều đó
nói lên tầm quan trọng của mơn học trong nhà trường.
Theo quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn, việc thiết kế bài dạy
Ngữ văn theo quan điểm tích hợp khơng chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích
hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm
tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng

trong bài học. Đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp,
tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp
phải là một giờ học hoạt động phức hợp, địi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng
lực, kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề.


6
Tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học Ngữ văn, trước tiên xuất phát
từ ý tưởng: làm thế nào để dạy – học Ngữ văn thêm hứng thú? Làm thế nào để
học sinh tiếp cận tác phẩm một cách chủ động, hiệu quả? Làm thế nào để đến
với các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam một cách tự nhiên, gần gũi? Làm thế
nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyết một vấn
đề có hiệu quả tốt nhất đặt ra trong tác phẩm. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo
dục nói chung, nâng cao chất lượng mơn Ngữ Văn nói riêng và trên hết là dạy
học theo hương tích cực. Học sinh được chủ động tiếp cận tác phẩm, chọn được
phương pháp phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà khơng bị gị bó căng
thẳng.
Mặt khác tích hợp chủ đề, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một
vấn đề đang là cuộc thi được toàn ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa hưởng ứng và
tham gia tích cực, đó là cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn
đề thực tiễn dành cho học sinh và dạy học tích hợp liên mơn đối với giáo viên.
Bởi vậy, đề tài của tôi cũng bám sát những mục tiêu và sự định hướng đó. Nó sẽ
là một cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy Ngữ văn nói chung,
và phần văn bản thơ hiện đại Việt Nam Ngữ văn 9 nói riêng.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng:
- Đối với học sinh
Đa số học sinh còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn học
nói chung và thể loại thơ nói riêng. Một mặt do trình độ nhận thức của số đơng
học sinh cịn hạn chế, chưa có tư duy sáng tạo. Mặt khác, do tâm lí ngại tiếp cận

với văn bản giấy hiện nay của số đông học sinh…
Học sinh chưa nắm bắt được mối liên hệ giữa môn học này với kiến thức
của môn học khác, như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật…
Một thực tế đang tồn tại ở trường THCS Triệu Thị Trinh là học sinh
khơng thích học mơn Ngữ văn, ngun nhân là do một bộ phận phụ huynh nghĩ
rằng môn Ngữ văn khơng có tính ứng dụng cao như các mơn Tốn, Tiếng Anh…
cho nên, khơng cho con em đầu tư học nhiều. Một nguyên nhân khác và cũng là
nguyên nhân chính, qua tìm hiểu một số học sinh khơng thích học mơn Ngữ văn
là vì cảm thấy tiết học nhàm chán, mặc dù đã có sự đổi mới nhưng vẫn nặng về
tính thuyết trình, thiếu thực tế, chưa có sự liên hệ mở rộng các kiến thức ở các
bộ môn khác. Chính vì vậy khi học mơn Ngữ văn các em chỉ được tiếp cận kiến
thức độc lập của môn Ngữ văn mà chưa có sự tích hợp các mơn học khác. Đó
cũng là ngun nhân khiến các em khơng hứng thú học môn Ngữ văn, dẫn đến
nắm kiến thức chưa chắc, chưa sâu, chưa biết vận dụng kiến thức vào đời sống.
- Đối với giáo viên:
Qua thực tiễn giảng dạy của cá nhân tôi và việc dự giờ đồng nghiệp trường
THCS Triệu Thị Trinh nói riêng và các trường trong huyện nói chung thơng qua
các hình thức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tôi nhận thấy
việc tích hợp kiến thức liên mơn để giảng dạy các tác phẩm thơ hiện đại Việt


7
Nam Ngữ văn lớp 9 rất hạn chế, dẫn đến bài dạy chưa thật sự thu hút được sự
hứng thú và phát huy được năng lực của học sinh. Giáo viên chưa khai thác hết
mọi khía cạnh của văn bản, chỉ chú trọng về giá trị của văn học mà chưa khai
thác các giá trị về lịch sử, địa lí…Chất lượng giờ dạy chưa đạt kết quả cao.
Vẫn còn hiện tượng giáo viên thiếu nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy,
ngại tìm tịi, sưu tầm những kiến thức liên quan bổ sung cho nội dung bài dạy
dẫn đến khả năng tích hợp cịn hạn chế.
Một số giáo viên cũng đã biết tích hợp kiến thức liên mơn vào giảng dạy

các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam, nhưng tích hợp chưa phù hợp, tích hợp quá
nhiều trong bài dạy hoặc tích hợp lan man, làm cho tiết học nhàm chán, ảnh
hưởng đến thời gian tiết dạy và không làm rõ được trọng tâm kiến thức bài dạy.
2.2.2. Kết quả của thực trạng:
Để khẳng định rõ hơn về thực trạng trên, trong học kì I năm học 20192020, tơi đã ra một đề kiểm tra Ngữ văn trong thời gian 45 phút với học sinh lớp
9 trường THCS Triệu Thị Trinh.
Đề bài:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”
của Chính Hữu và “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật.

số

Giỏi

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

Kém


%

37

2

5,4

5

13,5

22

59,5

8

21,6

0

0

Trước thực trạng này, bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp mong phần
nào khắc phục những hạn chế nêu trên.
2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện
Từ thực trạng dạy và học trên, tôi đã đề ra một số giải pháp sau:
2.3.1. Các giải pháp:

2.3.1.1. Giáo viên phải nắm vững các yêu cầu của việc dạy học tác phẩm văn
học theo hướng tích hợp kiến thức liên mơn.
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến
thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các
kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó
làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Đặc biệt phát
huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực của
người học.
2.3.1.2. Thiết kế giáo án giờ học theo quan điểm tích hợp kiến thức liên mơn.
Giáo viên phải ý thức được giáo án dạy học văn bản văn học không phải là
một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt
cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho
học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và


8
nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ mơn. Đó là bản thiết kế
gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được
đặt ra từ nội dung khách quan của văn bản, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp
nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với
các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học
sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh văn bản một cách tích cực và sáng tạo.
Thiết kế giáo án giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp liên môn phải là
một giờ học hoạt động phức hợp, địi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn
để giải quyết vấn đề.
2.3.1.3. Cung cấp cho học sinh những kiến thức có liên quan đến bài dạy,
định hướng cho học sinh tự học, tích lũy, rèn luyện.
Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu những kiến thức về lịch sử, địa lí,
hội họa, âm nhạc… thực tiễn cuộc sống có liên quan đến bài học.Việc truyền đạt
các kiến thức này cho các em không phải là cơng việc nhanh chóng và dễ dàng,

nó địi hỏi giáo viên khi lên lớp phải có sự chuẩn bị kĩ càng, lại cũng phải là
người hiểu thấu đáo hơn ai hết mọi vấn đề, kiến thức có liên quan đến nội dung
bài dạy.
Để học sinh lĩnh hội kiến thức trong bài một cách chủ động, người giáo
viên trước khi học một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ hiện đại
Việt Nam Ngữ văn 9 nói riêng, cần định hướng những kiến thức liên mơn có liên
quan đến bài học và yêu cầu học sinh về nhà tự học và tìm hiểu và tích lũy. Việc
định hướng tự học, tự tìm hiểu, tích luỹ tài liệu, rèn luyện sẽ hình thành được
thói quen làm việc chủ động.động, tự giác cho các em.
2.3.1.4. Cách thức tích hợp kiến thức liên mơn trong việc tổ chức giờ học trên
lớp. Tích hợp vừa phải, phù hợp vừa đảm bảo thời gian vừa đảm bảo trọng
tâm kiến thức của bài dạy.
Tổ chức giờ học văn trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu
cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học,
trong đó giáo viên giữ vai trị, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không
phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của q trình
tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt
động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh bài văn, chuyển tác phẩm của nhà văn vào trong
tư duy, cảm xúc của mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của riêng
mình để tự nhận thức, tự giáo dục và phát triển theo mục đích, định hướng giáo dục
của giáo viên.
Cách thức tích hợp kiến thức liên môn trong giờ dạy đa dạng và phong phú,
tùy thuộc nội dung kiến thức bài học, năng lực sư phạm và cách truyền thụ của giáo
viên, khả năng nhận thức của học sinh. Tuy nhiên có thể tích hợp kiến thức liên mơn
vào mọi hoạt động của tiến trình giờ dạy, có thể ở phần giới thiệu bài, trong nội dung
bài học, phần tổng kết bài hoặc phần luyện tập.
2.3.2. Các biện pháp tiến hành cụ thể trong các bài dạy các tác phẩm thơ hiện
đại Việt Nam Ngữ văn 9.



9
Để tích hợp kiến thức liên mơn vào giảng dạy các tác phẩm thơ hiện đại
Việt Nam Ngữ văn 9 mang lại kêt quả cao, cần tiến hành theo các bước.
2.3.2.1. Xác định kiến thức trọng tâm của bài dạy và kiến thức tích hợp trong
bài dạy.
Trước hết giáo viên cần xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng của bài.
Cần xác định đâu là kiến thức trọng tâm, khối lượng kiến thức, thời gian. Sau đó
xác định kiến thức tích hợp trong bài dạy liên quan và có thể tích hợp với những
bộ mơn nào. Mục đích tích hợp kiến thức liên mơn phải góp phần làm nổi bật
kiến thức trọng tâm bài dạy, giúp học sinh tiếp cận tác phẩm văn học sâu và rộng
hơn.
Ví dụ: Văn bản: “Đồng chí” của Chính Hữu
Với văn bản này, giáo viên có thể tích hợp kiến thức liên mơn:
Tích hợp mơn lịch sử:
Lịch sử lớp 9, bài 25 “Những năm đầu kháng chiến tồn quốc chống thực dân
Pháp (1946- 1950) .
Tích hợp mơn Địa lí: Địa lí lớp 8, bài 31 “Đặc tính khí hậu Việt Nam”
Tích hợp mơn âm nhạc.
Bài hát “Đồng chí” phổ nhạc: nhạc sĩ Minh Quốc.
Tích hợp mơn Tin học:
Gv trình chiếu các slide hỗ trợ kiến thức về tác giả và tác phẩm.
Môn Mỹ thuật:
Mỹ thuật lớp 7, bài 33-34 “Đề tài tự do” :
Môn Giáo dục cơng dân, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Giáo dục công dân lớp 9, bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”.
2.3.2.2. Xây dựng câu hỏi tích hợp và thời gian tích hợp, vừa bảo đảm kiến
thức trọng tâm bài dạy và thời gian tiết học.
Giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp phù hợp. Các câu hỏi
tích hợp phải liên quan đến nội dung kiến thức trọng tâm của bài dạy, tránh tích
hợp lan man. Bên cạnh đấy giáo viên cần phải xác định thời gian tích hợp vì nó

ảnh hưởng đến thời gian tiết học. Đặc biệt hệ thống câu hỏi phải đặt thật khéo,
tránh lộ liễu làm cho bài dạy trở nên rời rạc. Câu hỏi tích hợp phải nằm trong
mạch hệ thống tồn bài và góp phần làm rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Để đảm bào thời gian cho tiết học, giáo viên chỉ nên tích hợp với kiến
thức bộ mơn khác khi phù hợp, khi những kiến thức đó có tác dụng làm rõ, làm
sâu hơn kiến thức bài dạy.
Văn bản: “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật
Giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp, theo tiến trình bài học.
Câu 1: Tích hợp mơn lịch sử lớp 9, bài 29 “Cả nước trực tiếp chiến đấu
chống Mỹ cứu nước (1965-1973) hoạt động hình thành kiến thức mới, nói về
hồn cảnh ra đời của bài thơ.
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta như thế nào?


10
Tích hợp kiến thức liên mơn Tin học: Gv trình chiếu các slide hình ảnh
những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn ra trận để học sinh hiểu được không khí
lịch sử và sự khốc liệt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 2: Tích hợp mơn Địa lí lớp 8, bài 36 “ Đặc điểm chung của đất
”. Khi phân tích những khó khăn, nguy hiểm của người lính lái xe ra trận,
Em hiểu câu thơ “Bụi phun tóc trắng như người già” như thế nào?
Qua câu hỏi này giúp học học sinh hiểu vì sao con đường Trường Sơn xe
đi qua đây rất bụi là do đượcđặc điểm chung của đất. Đất đất ở đây thuộc nhóm
đất Feralit đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhơm
Câu 3:Tích hợp Giáo dục cơng dân lớp 9, bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc”.
Đối với thế hệ trẻ ngày nay, để bảo vệ tổ quốc khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, học sinh chúng ta phải làm gì?
2.3.2.3. Tích hợp kiến thức liên mơn vào các hoạt động cụ thể của tiến trình
giờ dạy.

Hoạt động khởi động: Trước khi tiếp xúc với văn bản giáo viên cho học
sinh tìm hiểu những thơng tin kiến thức liên mơn liên quan đến văn bản tạo tâm
thế hứng thú, cuốn hút cho học sinh ngay từ ban đầu.
Tích hợp trong phần giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu bài hay, hấp dẫn sinh
động là cách cuốn hút sự chú ý của học sinh, tạo cho các em tâm thế học tập tiệp
thu bài mới. Trong phần này giáo vên có thể tích hợp mơn âm nhạc, mơn mĩ
thuật, mơn địa lí có sự hỗ trợ của ứng dụng cơng nghệ thông tin.
Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “ Cô gái mở đường” kết hợp với các hình
ảnh trên máy chiếu về những cơ gái thanh niên xung phong và những chàng trai
lính lái xe Trường Sơn.
Bài hát này gợi các em nhớ đến hình ảnh của ai? Những hình ảnh ấy để lạ
trong em ấn tượng gì?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động hình thành kiến thức mới: Đây là phần trọng tâm của bài dạy,
có thể tích hợp được nhiều kiến thức liên mơn, tùy thuộc vào nội dung từng văn
bản, giáo viên có thể tích hợp kiến thức liên môn sao cho phù hợp và đạt hiệu
quả.
Tích hợp mơn Địa lí: Tìm hiểu về tác giả.
Văn bản: “ Nói với con” tích hợp mơn Địa lí khi giáo viên nói về q hương của
tác giả, vị trí địa lí của tỉnh Cao Bằng trên lược đồ Việt Nam, đặc điểm dân cư
và khí hậu của tỉnh Cao Bằng. Từ đó giúp cho học sinh khi phân tích văn bản
hiểu sâu hơn về những con người nơi đây.
Tích hợp mơn lịch sử: Tìm hiểu hồn cảnh sáng tác của tác phẩm, phân
tích hình ảnh trong bài thơ.
Văn bản: “Đồn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Tích hợp lịch sử lớp 9, bài 28 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc” khi giáo


11

viên hỏi học simh về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Bài thơ sáng tác vào năm
1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc
được giải phóng và bắt tay vào xây dựng CNXH.
Tích hợp mơn Tin học: Trình chiếu các hình ảnh về chân dung tác giả,
các tác phẩm liên quan đến sự nghiệp sáng tác của tác giả, các hình ảnh liên
quan đến bài dạy.
Tích hợp mơn Sinh học: Văn bản: “Đồng chí” của Chính Hữu
Khi phân tích hai câu thơ :
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hơi”
Tích hợp kiến thức sinh học lớp 7, bài 6 “ Trùng kiết lị và trùng sốt rét ”,
Giúp học sinh hiểu được trùng sốt rét là gì? Trùng sốt rét thích nghi với kí
sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anơphen.Vì
chu kì sinh sản các cá thể đồng loạt như nhau, nên sau khi sinh sản, chúng cùng
lúc phá vỡ hàng tỉ hồng cầu gây cho bệnh nhân hội chứng “ lên cơn sốt rét”. Đây
là căn bệnh rất nguy hiểm cho người, đặc biệt là những người lính sống và chiến
đấu trong rừng. Từ đó giúp học sinh cảm nhận cuộc sống khó khăn của những
người lính.
Tích hợp môn Âm nhạc: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát có liên
quan đến hình ảnh, nội dung của văn bản.
Văn bản: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Khi phân tích hình ảnh đồn thuyền ra khơi đánh cá, giáo viên cho học
sinh nghe bài hát “Lí kéo chài” – Âm nhạc lớp 9, kết hợp với trình chiếu các
hình ảnh trên máy chiếu. Giúp học sinh hiểu được hình ảnh và khí thế của những
con người lao động mới, làm cho học sinh cảm nhận được nội diung bài học sâu
sắc hơn.
Tích hợp mơn Giáo dục cơng dân,tích hợp giáo dục kỹ năng sống
Ví dụ “Đồn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Tích hợp GDCD 7 - Bài 5: u thương con người, khi phân tích hình ảnh
con người đánh bắt cá trên biển. Giáo viên có thể tích hợp bằng cách đặt câu

hỏi: Qua đây em công việc đánh bắt cá trên biên như thế nào? Từ đó em hiểu
biết gì về con người nơi đây?
Đó là những con người yêu lao động, hăng say trong lao động dù cơng việc
vất vả. Từ đó giúp học sinh trân trọng người lao động, quý trọng thành quả lao
động.
Hoạt động tổng kết bài dạy:
Tích hợp mơn Âm nhạc:
Ví dụ khi dạy bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, giáo viên có thể
hỏi.


12
Tình cảm của Người đối với nhân dân Việt Nam và tình cảm của nhân dân
Việt Nam đối với Bác như thế nào?
Em hãy hát một bài hát viết về Bác mà em u thích?
Tích hợp mơn Giáo dục cơng dân.
Khi dạy bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, phần tổng kết giáo viên tích
hợp ở Giáo dục cơng dân lớp 6: “Lòng biết ơn”.
Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm điều gì đến chúng ta?
Bài thơ là lời nhắc nhở người đọc ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Thái độ
sống “uống nước nhớ nguồn”đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam ta.
Hoạt động luyện tập.
Đây là hoạt động có thể tích hợp được nhiều kiến thức ở bộ môn khác
nhau, tùy thuộc vào thời gian cho phép và nội dung kiến thức trọng tâm trong
bài dạy, giáo viên có thể tích hợp kiến thức liên môn cho phù hợp.
Để giờ học sinh động và hấp dãn cuốn hút học sinh, trong phần này giáo
viên sử dụng các hình ảnh với các trị chơi giải đốn ô chữ, các hình ảnh liên
quan đến tác giả, nội dung và nghệ thuật của bài học.
Hoạt động củng cố và dặn dị.

Tích hợp mơn Tốn: Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức bài học về tác giả, tác
phẩm.


13
MƠ HÌNH THIẾT KẾ GIÁO AN DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TIẾT
110-111- VĂN BẢN: MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và
khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:
Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước.
Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kỹ năng:
- Biết cách đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một
văn bản thơ.
3. Thái độ:
- Hiểu và thấygiá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống
hiến cho cuộc đời chung.
C. TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MƠN
* Mơn Địa lý:
- Biết được những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa
của xứ Huế.
- Xác định được trên bản đồ vị trí của Huế, một số địa danh nổi tiếng ở
Huế.
* Mơn Sinh học: giới thiệu đặc điểm, tập tính của lồi chim chiền chiện.
* Mơn Giáo dục cơng dân:

- Tích hợp kiến thức bài 10, lớp 9 “Lí tưởng sống của thanh niên”, bước
đầu giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào về quê hương đất nước, học sinh
biết rút ra các bài học về thái độ và cách ứng xử giữa con người với con người.
* Môn Lịch sử:
- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử đất nước gắn với sự ra đời của bài thơ.
* Môn Âm nhạc:
- Sử dụng bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” để giới thiệu bài học.
- Sử dụng bài hát “Hò mái nhì” để kết bài về Huế.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Chân dung tác giả Thanh Hải.
- Clip, hình ảnh về xứ Huế, nhã nhạc cung đình Huế, bài hát “Mùa xn nho
nhỏ”, “Hị mái nhì”. Kiến thức về Mĩ thuật, Âm nhạc, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục
cơng dân liên quan đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Hình ảnh minh họa sử dụng bằng máy tính và projecter, giáo án powerpoint.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
-


14
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học.
- Nắm chắc kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân để giải quyết
các tình huống mà giáo viên đặt ra trong bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
1.Ổn định lớp:
2. Bài mới:Tích hợp mơn Mĩ thuật, Tin học: Giáo viên cho học sinh xem
trên màn hình một số hình ảnh


Các hình ảnh trên màn hình, nhắc đến hình ảnh con người ở vùng nào của
đất nước Việt Nam?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét.
Đó là con người xứ Huế. Xứ Huế là dải đất miền Trung không chỉ nổi
tiếng là nơi tập trung nhiều đền đài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn mà còn là
vùng đất có thiên nhiên tươi đẹp thơ mộng; con người Huế hiền hòa, tâm hồn
mộc mạc và đằm thắm. Hôm nay cô và các em sẽ đến với vùng đất này để khám
phá vẻ đẹp nơi đây và tìm hiểu niềm tâm sự của nhà thơ Thanh Hải với đời trước
khi nhà thơ từ giã cõi đời qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Hoạt động 2:
GIỚI THIỆU CHUNG

GV:Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Trình chiếu chân dung Thanh Hải
và một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp
sáng tác của Thanh Hải.

NỘI DUNG KIẾN THỨC
I.GIỚI THIỆU CHUNG:

1. Tác giả:
-Thanh Hải tên thật là Phạm
Bá Ngoãn (1930-1980), quê ở
huyện Phong Điền, Thừa
Thiên - Huế.
-Là gương mặt tiêu biểu của
thơ ca cách mạng miền Nam.

- Phong cách thơ: nhẹ nhàng,
trong sáng, giàu chất suy tư;
cảm xúc tha thiết, chân thành,
lắng đọng.


15
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Viết tháng
11/1980, khi nhà thơ đang
nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi ông
qua đời
NHÀ THƠ THANH HẢI
GV: Em hãy trình bày hồn cảnh ra đời của
bài thơ?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV nhấn mạnh hồn cảnh ra đời có ảnh
hưởng và tác động lớn đến nội dung thơ. GV:
Tích hợp mơn Lịch sử .Bài thơ được viết
tháng 11/1980 trong hoàn cảnh đất nước đã
thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới
nhưng cịn vơ vàn khó khăn thử thách.
GV trình chiếu một số hình ảnh của đất nước
năm 1980.
Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời
gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời.
GV: Em có nhận xét gì vể thể thơ, nhịp thơ?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV chốt ý và ghi bảng.
GV: Bài thơ được tác giả viết với mạch cảm

xúc như thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV tích hợp với Tập làm văn và chuyển ý

b. Thể thơ: 5 tiếng, nhịp 3/2
hoặc 2/3

c. Mạch cảm xúc:
Từ xúc cảm trước mùa xuân
thiên nhiên, mùa xuân đất
nước, tác giả thể hiện khát
vọng được dâng hiến “mùa
xuân nho nhỏ” của mình vào
GV hướng dẫn HS đọc: nhịp thơ vui tươi, say
mùa xuân lớn của cuộc đời
sưa (khổ 1); nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn
chung.
(khổ 2 -3); giọng thiết tha, trầm lắng(khổ 4-56)
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
3. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
GV: Giải nghĩa các từ khó SGK
GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu 4. Bố cục: 3 phần
nội dung từng phần ?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Nhận xét và chuyển ý sang phần phân
tích.


16
Hoạt động 3:

GV Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ
*HS: Đọc lại khổ thơ 1
GV: Tín hiệu của mùa xuân được miêu tả qua
những chi tiết, hình ảnh, màu sắc nào?
HS: Trả lời, GV trình chiếu các hình ảnh

II. PHÂN TÍCH
1. Cảm xúc trước mùa xn
của thiên nhiên
- Dịng sơng xanh
- Bơng hoa tím biếc
-> Hình ảnh, màu sắc,

Nghệ thuật: đảo trật tự cú
pháp.
Dịng sơng xanh

Hoa tím

- Chim chiền chiện hót vang
trời

HS: Phát hiện và tìm chi tiết
GV: Ở những câu thơ trên tác giả sử dụng -> Âm thanh cuộc sống
nghệ thuật gì?
- Giọt long lanh ...tơi hứng.
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Ngồi những hình ảnh, màu sắc vừa tìm,
tác giả cịn cảm nhận mùa xn bằng âm
thanh nào?

->Hình ảnh ẩn dụ, sự chuyển
đổi cảm giác từ thị giác đến
thính giác và xúc giác.
* GV giới thiệu kĩ hơn về đặc điểm, tập tính
của chim chiền chiện (Tích hợp mơn Sinh =>Bức tranh thiên nhiên vơ
học) trình chiếu màn hình chim chiền chiện.
cùng tươi đẹp, tràn đầy sức
GV: Vậy tác giả đã sử dụng cơ quan cảm giác
sống và đậm phong vị xứ
nào khi cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên với
Huế.
hình ảnh, màu sắc và âm thanh ? Theo em,
giọt long lanh là giọt gì?
- Nhà thơ say sưa ngây ngất
GV: Bình hình ảnh giọt mùa xuân.
trước vẻ đẹp của thiên nhiên,
GV: Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của thiên đất trời lúc vào xuân.
nhiên mùa xuân?
- Đón nhận một cách nâng
HS: Trả lời
niu, trân trọng
GV: Trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân, - Thể hiện tình u thiên
tác giả có cảm giác như thế nào?
nhiên, yêu cuộc sống thiết
HS: Trả lời
tha.
* GV bình:Đó là sự nâng niu, trân trọng vẻ 2. Cảm xúc về mùa xuân
đẹp của thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên đất nước: (khổ 2-3)
nhiên, yêu cuộc sống của Thanh Hải. Khái
quát kiến thức tiết 118 chuyển ý sang tiết Người cầm súng : để bảo vệ

Tổ quốc
119.
* HS: Đọc lại khổ thơ 2-3


17
GV: Hình ảnh mùa xn đất nước có những Người ra đồng: lao động để
hình ảnh nào? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì? xây dựng đất nước.
HS: Phát hiện và tìm chi tiết.
Lộc: chồi non, sức sống, hy
GV: Trình chiếu các hình ảnh.
vọng.

Người cầm súng
Người ra đồng
GV: Ngồi ra, cịn hình ảnh nào gắn liền với
họ?

Lộc cây
GV: “Lộc” gắn với hình ảnh người lính và
người nơng dân có ý nghĩa như thế nào?
Gv bình: hình ảnh“lộc” là chồi non, cành
biếc mơn mởn.
GV: Từ ý thơ trên, em nhận thấy mùa xuân
đất nước còn được cảm nhận qua nhịp điệu
như thế nào? Tìm dẫn chứng ?
HS: phát hiện và suy nghĩ trả lời
GV: Thể hiện khơng khí như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Các nội dung trên được thể hiện qua

những nghệ thuật đặc sắc nào?
GV bình:
GV chuyển ý
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất
nước, tác giả chuyển mạch cảm xúc sang bày
tỏ những suy nghĩ và ước nguyện của bản
thân trước mùa xuân của đất nước
HS đọc khổ thơ 4-5-6

-> Hình ảnh sóng đơi, điệp
ngữ: Biểu trưng cho hai
nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng
đất nước. Chính họ đã mang
đến mùa xuân trên mọi nẻo
đường của quê hương đất
nước.

- Khí thế của đất nước, cách
mạng vào xuân rất khẩn
trương và sơi động
So sánh: đất nước như vì sao> Đẹp, trường tồn.
Nhân hóa: vất vả và gian lao
cứ đi lên phái trước->Sức
sống bền bỉ
Điệp ngữ, từ láy, nhịp điệu
khẩn trương, hăng say
=> Khẳng định niềm tin vào
tương lai; vẻ đẹp hùng vĩ,
tràn trề hi vọng của mùa xuân
đất nước.



18
HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật Các mảnh
ghép – 5 phút
+ Nhóm 1, 2: Trước mùa xuân của thiên
nhiên, đất trời, nhà thơ ước nguyện điều gì?
Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào
với cuộc sống?
+ Nhóm 3, 4: Tác giả thay đổi ngôi xưng hô
từ “tôi” (ở khổ 1) sang từ “ta” (ở khổ 4) có ý
nghĩa gì?
HS: thảo luận theo các nhóm.
GV bình và chốt ý liên hệ với bài thơ Viếng
lăng Bác của Viễn Phương.
GV bình: “Tơi” là đại từ ngơi thứ nhất số ít,
thể hiện niềm riêng, chỉ tác giả, ở khổ 4 tác
giả xưng “ta” vừa ở số ít và số nhiều, vừa là
niềm riêng, vừa là cái chung, niềm riêng của
tác giả đã hòa nhập vào cái chung của mọi
người. Thể hiện khát vọng được hòa nhập vào
cuộc sống chung của đất nước
GV nhận xét, chốt ý và ghi bảng
GV: Nghệ thuật đặc sắc của khổ 4,5?Em có
nhận xét gì về quan niệm cống hiến của nhà
thơ?
HS: suy nghĩ trả lời
Ước nguyện cống hiến chân thành, đây là
cách nói khiêm nhường, âm thầm, lặng lẽ, là
lẽ sống đẹp, cao cả bởi lẽ “Sống là cho đâu

chỉ nhận riêng mình” đồng thời thể hiện
khát vọng hòa nhập vào cuộc sống của đất
nước.
GV: Ở khổ thơ cuối, nhà thơ còn muốn tâm
sự điều gì với chúng ta? Ta cảm nhận điều gì
ở nhà thơ qua lời tâm sự đó?
HS: suy nghĩ trả lời
* GVTích hợp mơn Âm nhạc liên hệ bài hát
“Hị mái nhì” ở phần cuối để giới thiệu về dân
ca xứ Huế: (Trình chiếu trên màn hình học
sinh lắng nghe bài hát “Hị mài nhì”
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn tổng kết
GV:Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và rút
ra ý nghĩa của văn bản?

3. Suy nghĩ và ước nguyện
của nhà thơ:
- Ta làm:
Con chim hót
Cành hoa
Nốt trầm

- Mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Nghệ thuật : Điệp ngữ: dù là
Ẩn dụ: Tuổi hai mươi, khi tóc
bạc

- Tơi (số ít, riêng) -> “Ta” (số

ít + số nhiều, riêng + chung)

=> Điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ:
Ước nguyện cống hiến cho
đời khiêm tốn, thầm lặng ;
khát vọng hòa nhập vào cuộc
sống.

4. Lời ngợi ca quê hương,
đất nước:
- Ta xin hát câu Nam ai, Nam
bình


19
GV: Sau khi học xong bài thơ, em có suy
ngẫm gì về trách nhiệm của bản thân đối với
cuộc sống?
GV liên hệ và giáo dục HS“Lí tưởng sống
của thanh niên”,
Tích hợp với âm nhạc, giáo viên cho học
sinh nghe bài hát “Mùa xuân nho nhỏ, phổ
nhạc Trần Hoàn.
Hoạt động 5:
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: Nếu em là một hướng dẫn viên du
lịch dẫn đoàn khách tới thăm cố đô Huế, em
sẽ giới thiệu như thế nào? (Tích hợp Địa lí,
Lịch sử)
Bài tập 2: Từ 6 câu thơ đầu, bằng sự tưởng

tượng và liên tưởng của mình, em hãy vẽ lại
bức tranh thiên nhiên xứ Huế. (Tích hợp
mơn Mĩ thuật)

-> Giai điệu q hương thiết
tha, sâu lắng.
Khổ cuối là tiếng hát yêu
thương với hai làn điệu dân
ca xứ Huế (Nam ai, Nam bình
sâu lắng), diễn tả niềm khao
khát bồi hồi, tình cảm tha
thiết của người con xứ Huế.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha
thiết mang âm hưởng dân ca
- Kết hợp hài hịa hình ảnh
thơ tự nhiên, giản dị với
những hình ảnh giàu ý nghĩa
biểu trưng khái quát
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong
sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc:
ẩn dụ, điệp ngữ, từ ngữ xưng
hô...
- Tứ thơ chặt chẽ, giọng thơ
biến đổi linh hoạt.
2. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện những rung
cảm tinh tế của nhà thơ trước
vẻ đẹp của mùa xuân thiên

nhiên, đất nước và khát vọng
được cống hiến cho đất nước,
cho cuộc đời.
IV. LUYỆN TẬP

IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DỊ
* Bài cũ: - Học thuộc lịng bài thơ. Nắm được mạch cảm xúc bài thơ. Nội dung
và nghệ thuật bài thơ.
- Sưu tầm những câu thơ, lời hát có cùng chủ đề về mùa xuân.
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ đầu bài “Mùa xuân nho
nhỏ”.


20
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. (Kết quả thực hiện)
Qua thực tế áp dụng các kinh nghiệm trên vào giảng dạy các văn bản thơ
hiện đại Việt Nam Ngữ văn 9, thực hiện với lớp 9 trường THCS Triệu Thị Trinh
năm học 2020-2021, tôi đã đạt được hiệu quả sau:
Về phía giáo viên: Bản thân tơi đã hiểu rõ và có ý thức sâu sắc hiệu qủa
của việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn đối với các tác phẩm thơ hiện đại
Việt Nam nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung. Trong thực tế giảng dạy,
đối với bản thân tôi khi soạn bài các văn bản thơ hiện đại Việt Nam kết hợp các
kiến thức liên môn của các môn học Lịch sử, Địa lí, Tin học… sẽ giúp tơi tiếp
cận tốt hơn, hiểu rõ và sâu hơn những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Từ đó, tổ
chức hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong tác phẩm sẽ linh hoạt và sinh
động hơn, hiệu quả, chất lượng giờ dạy được nâng cao.
Về phía học sinh: Trước đây, khi tơi chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và
áp dụng kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy các tác phẩm
thơ hiện đại Việt Nam- Ngữ văn 9, tơi nhận thấy học sinh rất ít hứng thú với việc

học các tác phẩm thơ hiện đại. Vì thế chất lượng bài học thấp, có một số em cịn
thờ ơ, khô cứng trong việc cảm thụ văn học. Song từ khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm vào quá trình dạy học Ngữ văn 9, các em đã có chuyển biến. Học sinh tỏ
ra rất hào hứng với nội dung bài học, như cho học sinh xem và nghe video bài
hát, xem hình ảnh về tác giả, những địa danh, sự kiện, thông tin liên quan đến
bài học, học sinh rất thích thú, phấn khởi và tự các em đã có thêm những cảm
nhận, những hiểu biết mà bản thân tự khám phá về bài học. Vốn kiến thức tổng
hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt
khác, các kiến thức liên môn thơng qua hình thức tích hợp này cịn giúp các em
có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản. Kết quả,
chất lượng giờ dạy được nâng cao rõ rệt. Là giáo viên dạy Ngữ văn thấy học
sinh có chuyển biến bước đầu ấy quả là đáng mừng. Tôi đã tiến hành khảo sát
với nội dung câu hỏi như trên đối với các em học sinh lớp 9 năm học 2020-2021
và thu được kết quả như sau:

Giỏi %
Khá %
TB
%
Yếu %
Kém %
số
37

9

24,4

18


48,6

10

27

0

0

0

0

Điều này cho thấy học sinh đã bắt đầu biết vận dụng kiến thức liên mơn
trong q trình tìm hiểu và khám phá, lĩnh hội tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam
một cách hiệu quả.
Với sự tâm huyết nỗ lực của bản thân, tôi đã bước đầu truyền được niềm
say mê, hứng thú học Ngữ văn cho học sinh. Học sinh đã ngày một yêu thích
hơn những bài giảng thơ hiện đại Việt Nam Ngữ văn lớp 9 thơng qua việc áp
dụng tích hợp kiến thức liên môn.


21
Về phía đồng nghiệp: Qua tiết dự giờ thăm lớp của tôi, nhiều đồng
nghiệp cảm thấy rất hứng thú với phương pháp dạy học tích hợp liên mơn qua
các văn bản thơ hiện đại Việt Nam. Các đồng nghiệp đã rút được nhiều kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy và áp dụng vào giảng dạy các tác phẩm văn
học trong chương trình Ngữ văn THCS một cách hiệu quả.
Về phía nhà trường: Năm học 2020-2021, trong công tác đánh giá

chuyên môn của nhà trường, một trong những yếu tố đánh giá giờ dạy đạt kết
quả chất lượng cao, đó là việc giáo viên cần vận dụng kiến thức tích hợp liên
môn trong các tiết giảng dạy. Bên cạnh đấy, nhà trường cịn phát động cuộc thi
dạy học tích hợp liên môn dành cho giáo viên do ngành tổ chức, 100% giáo viên
tham gia và đạt hiệu quả cao.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn không phải là mới, nhưng nếu
biết vận dụng hợp lý, người giáo viên sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có
tính hấp dẫn với học sinh. Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi thấy vận
dụng kiến thức liên mơn trong dạy học Ngữ văn nói chung và các tác phẩm thơ
hiện đại Việt Nam theo phương pháp tích hợp tạo hứng thú học tập trong học
tập, giúp các em lĩnh hội bài tốt hơn, nâmg cao hiệu quả chất lượng giờ dạy.
Những biện pháp nêu trên nếu biết vận dụng linh hoạt, hợp lý sẽ đem lại
những hiệu quả không nhỏ qua mỗi bài giảng văn, tạo hứng thú trong học tập,
giúp các em lĩnh hội bài tốt hơn, nâmg cao hiệu quả chất lượng giờ dạy. Giúp
cho học sinh ngày thêm u thích mơn Ngữ văn. Chính vì vậy, tơi xin nêu ra để
các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
Rất mong có sự đóng góp ý kiến chân thành, thẳng thắn từ phía các đồng
nghiệp để bản thân tơi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy.
3.2. Kiến nghị
Để tiến tới việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong các bộ môn học
khác, tổ chun mơn, BGH nhà trường, phịng GD&ĐT Triệu Sơn cần:
Bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên, tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tổ chức
các chuyên đề “Dạy học tích hợp liên mơn”.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Triệu Sơn, ngày 16 tháng 4 năm 2021

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Phạm Thị Thư


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học văn bản ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu
đạt, NXB GD, 2006.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình THCS mơn Ngữ văn, NXB GD, Hà
Nội, 2002.
3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục-THCS, NXB GD, Hà Nội, 2007.
4. Một số vấn đề về phương pháp dạy- học Văn trong nhà trường, NXBGD,
2001.
4. Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, Hà Nội, 2001.
5. Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD, 2002.
6. Địa lí 8, NXB GD, 2009
7. Địa lí 9, NXB GD, 2009
8. Lịch sử 9, NXB GD, 2009
9. GDCD 6, NXB GD, 2009
10. GDCD 7, NXB GD, 2009
11. GDCD 9, NXB GD, 2009
12. Âm nhạc 9, NXB GD, 2009
13. Mĩ thuật 7, NXB GD, 2009
14. Sinh học 7, NXB GD, 2009




×