Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giúp học sinh trường THCS quảng hưng – thành phố thanh hóa thêm yêu thích các làn điệu dân ca thông qua giờ học âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THCS QUẢNG HƯNG
THÀNH PHỐ THANH HÓA THÊM YÊU THÍCH CÁC LÀN
ĐIỆU DÂN CA THƠNG QUA GIỜ HỌC ÂM NHẠC

Người thực hiện

: Hà Thị Thủy

Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác

: Trường THCS Quảng Hưng

SKKN thuộc môn : Âm nhạc

THANH HÓA, NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........................................................................2


1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.3. Giải pháp, biện pháp.......................................................................................6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................17
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................18
3.1.Kết luận:........................................................................................................18
3.2. Kiến nghị:.....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................21


1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đối với đời sống xã hội: Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản
ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm
thanh.
Với học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng: Mơn âm nhạc là một
trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ
(Đức – Trí - Thể - Mỹ) cho HS nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho HS theo
mục tiêu đào tạo và tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam.
Ngày nay trong quá trình hội nhập với thế giới, văn hoá nghệ thuật mang
bản sắc dân tộc và truyền thống văn hố là những giá trị khơng thể thiếu trong
hành trang của con người Việt Nam hiện đại. Do vậy nội dung giáo dục âm nhạc
ở trường học nói chung và THCS nói riêng cũng góp phần làm nhiệm vụ đó.
Tuy nhiên, âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một mơn học
có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và
học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thơng là giáo dục văn hố âm nhạc cho
HS nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản các kỹ năng nhằm tạo

điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy
ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về
tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc, mỗi bài hát mỗi
bản nhạc đều gợi mở bao điều mới lạ, dẫn dắt các em tới sự tưởng tượng phong
phú, làm giàu tâm hồn của các em và để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát
triển tư duy, óc sáng tạo, góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực
trí tuệ cho HS, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào
văn nghệ quần chúng làm cho khơng khí của nhà trường thêm vui tươi lành
mạnh. Qua các giờ học hát, học tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức đã mang
đến cho các em tính lạc quan, tích cực, sự hoạt bát, lanh lợi, ý thức tổ chức kỷ
luật, tinh thần tập thể và đặc biệt thông qua yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc
như: “giai điệu, tiết tấu, cường độ âm sắc...”
Đất nước Việt Nam chúng ta với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành
nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó: Âm nhạc dân gian nói
chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Một
nhà văn hố đó đã ví dân ca “… Như dịng sơng mênh mơng tình đất, tình
người, chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh
tâm tư tình cảm, ước mơ khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương của
mình…”.Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có sức sống
bền chặt trong lũng mỗi người dân Việt Nam, là nhịp cầu thời gian để ta trở về
với cội nguồn của ông cha, dân tộc.
Sau hơn 30 năm đổi mới, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể.
Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của văn hố, xã hội… bên cạnh những
giá trị tích cực do nền kinh tế thị trường mang lại thì những hạn chế tiêu cực
vẫn tồn tại và len lỏi mọi ngóc nghách của đời sống. Tình trạng xuống cấp về
mặt đạo đức ở một số bộ phận thanh, thiếu niên đang là vấn đề bức xúc của toàn

1



xã hội, bên cạnh đó hầu hết con trẻ hiện nay gần như quên hẳn các trò chơi dân
gian, các làn điệu dân ca vốn rất phong phú và đa dạng mà ơng cha ta đã để lại.
Trong đó, hiện tượng lớp trẻ đang có xu hướng lãng quên các trò chơi dân
gian, các làn điệu dân ca, bởi lẽ, các em được tiếp xúc nhiều với luồng văn hóa
ngoại lai, nhất là luồng văn hóa phương Tây. Thực tế cho thấy, đa phần lớp trẻ
ngày nay thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, sơi động, nhạc ngoại ...
hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí khơng mấy mặn mà với các
bài dân ca, và cũng có quan niệm rằng: nghe dân ca là khơng sành điệu, lỗi
thời… Điều đó đặt ra một u cầu cấp thiết là đưa dân ca đến gần với thanh,
thiếu niên trong đó biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất là đưa dân ca trở thành
một trong những nội dung giáo dục trong nhà trường. Điều đó sẽ giúp cho lớp
trẻ hôm nay nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng to lớn kết tinh trong
các làn điệu dân ca, từ chỗ hiểu được các giá trị, các em biết trân trọng, yêu quý
các giá trị những làn điệu dân ca này và có ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo
tồn những di sản tinh thần to lớn đó. Để học sinh u thích và hiểu được giá trị
to lớn của dân ca Việt Nam không phải một sớm một chiều mà phải cả một q
trình học tập, sưu tầm tìm tịi khám phá và phải thựờng xuyên được tiếp cận
qua các tiết học chính khoá.
Trong những năm qua, cùng với phong trào thi đua “Xây dựng Trường
học thân thiện - Học sinh tích cực”, Nhà trường và Phịng giáo dục & ĐT TP
Thanh Hóa đã tổ chức nhiều Hội thi học sinh các bậc học nói chung và học sinh
bậc THCS nói riêng hát dân ca. Thông qua hội thi nhằm phát triển phong trào
hát dân ca trong các trường THCS. Tuy nhiên để phong trào đó mãi được duy trì
như mục tiêu đã định thì địi hỏi nhà trường và giáo viên mà đặc biệt là giáo
viên dạy bộ môn Âm nhạc cần phải có những hoạt động thường xun hơn, tích
cực hơn. Vì vậy, là một giáo viên Âm nhạc đã có nhiều năm được trực tiếp đứng
trên bục giảng, tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi: Phải làm gì, và làm
như thế nào để duy trì và phát triển được phong trào hát dân ca trong nhà
trường, để học sinh đam mê tìm hiểu, u thích học hát các bài dân ca? Từ thực

tế học tập của học sinh, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy và qua trao đổi với
đồng nghiệp cũng như nghiên cứu trên các tài liệu, phương tiện thông tin đại
chúng, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trao đổi với mong muốn định
hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc cho học sinh, đồng thời góp phần lưu giữ,
bảo tồn giá trị văn học truyền thống của dân tộc, giúp cho tất cả học sinh trong
nhà trường yêu thích học hát, hát hay, hát đúng các bài dân ca, góp phần bảo tồn
và phát huy được những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc, thông qua đề
tài:“Giúp học sinh trường THCS Quảng Hưng – Thành phố Thanh Hóa
thêm u thích các làn điệu dân ca thông qua giờ học Âm nhạc”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đưa ra những biện pháp để học sinh yêu thích học hát các bài dân ca.
Đồng thời, giúp các em nhận ra những giá trị văn hóa to lớn, tìm hiểu sâu hơn,
tăng cường vốn hiểu biết về kho tàng dân ca Việt Nam, từ đó các em thêm trân
trọng, yêu quý và biết lưu giữ những điệu hồn của dân tộc Việt.
- Thực hiện các giải pháp trong đề tài nhằm tạo được tâm lí thoải mái, hào
hứng, ý thức học tập tốt mỗi khi đến tiết Âm nhạc có nội dung học hát các bài
2


hát dân ca, đồng thời kích thích tiềm năng nghệ thuật, kĩ năng sáng tạo, phát
triển khả năng cảm thụ âm nhạc, góp phần học tốt các mơn học khác.
- Quá trình thực hiện vấn đề cần học hỏi,rút kinh nghiệm vào việc giảng
dạy tốt các bài hát dân ca ở chương trình âm nhạc khối 6,7,8,9.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Vận dụng cho học sinh tất cả các khối lớp 6,7,8,9 ở trường THCS Quảng
Hưng - TP Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2020 -2021
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu qua nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS mơn Âm nhạc.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế:

- Nghiên cứu qua việc giảng dạy thực tế ở trường THCS
- Qua dự giờ của các giáo viên giảng dạy Âm nhạc THCS
- Qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:
- Xem đĩa dạy mẫu của Bộ Giáo dục.
- Tập huấn hát dân ca trong các Câu lạc bộ dịp hè.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Học sinh THCS ở lứa tuổi từ 11 đến 14, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với
Âm nhạc. Với nhận thức của học sinh THCS thì hát dân ca chiếm vị trí quan
trọng trong nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc dân gian giúp các em hướng tới cái
“Chân - Thiện - Mỹ”. Việc đưa dân ca vào trường học không chỉ đơn thuần là
dạy dân ca, hát dân ca mà quan trọng là giúp học sinh nhận ra được những giá
trị to lớn của dân ca, từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ điệu hồn
dân tộc, góp phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn diện.
Ngồi ra, cịn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ
học căng thẳng.
Trong chương trình Âm nhạc ở trường THCS, phân mơn học hát là nội
dung được thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9, đây cũng là phân môn được rất nhiều
các em học sinh u thích . Phân mơn Học hát có ba dạng bài là: Bài hát thiếu
nhi Việt Nam, bài hát dân ca và các bài hát nước ngoài. Việc dạy hát dân ca cho
học sinh THCS là rất khó so với dạy các bài hát thiếu nhi trong chương trình
sách giáo khoa. Bởi mỗi bài dân ca trong chương trình đều gắn liền với đời sống
sinh hoạt, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của một vùng, hoặc của đặc thù
riêng một dân tộc, có cách nói, cách diễn đạt khác nhau giữa vùng này với vùng
khác, từ thực tiễn đó đã trở thành động cơ để tơi tìm tịi khám phá, thử nghiệm
bằng kinh nghiệm và năng lực nghiệp vụ của mình để tìm ra kinh nghiệm sư
phạm, những phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của dạy hát dân ca,
giúp các em nhanh tiếp cận với văn hóa âm nhạc dân gian, nhẹ nhàng và hiệu
quả hơn và cũng từ đó giúp các em thêm u thích làn điệu dân ca thơng qua

giờ học Âm nhạc tại nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Có thể nói, dân ca trong nhiều trường hợp luôn là người bạn đồng hành
của con người từ khi sinh ra đến khi từ giã cuộc đời. Trong nội dung của dân ca
3


chứa đựng nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, bởi nó là sản phẩm tinh thần của
người dân lao động. Trên phương diện văn hóa, dân ca là một thành tố tạo nên
bản sắc văn hóa dân tộc, bởi trong nó chứa đựng cốt cách, tâm hồn, nội sinh dân
tộc. Trên phương diện giáo dục, dân ca được coi là một kênh có khả năng truyền
tải tốt những kinh nghiệm, lối sống, đạo đức... của ông cha cho thế hệ học sinh
hiện nay. Với vai trò quan trọng như vậy, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa
những bài dân ca vào chương trình giáo dục âm nhạc phổ thông ở cấp tiểu học
và trung học cơ sở, một mặt là để giáo dục nhân cách cho học sinh, mặt khác
đây cũng là kênh để giữ gìn những nét tinh hoa của dân tộc. Trong bối cảnh giao
lưu hội nhập có tính tồn cầu như hiện nay, sự giao thoa giữa văn hóa truyền
thống với các trào lưu văn hóa ngoại lai đã ảnh hưởng khơng nhỏ cả hai chiều
tích cực và tiêu cực đối với lớp trẻ nói chung và học sinh trong các trường
THCS nói riêng. Ngành giáo dục Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách
thức lớn, mục đích trong giai đoạn mới là hướng tới đào tạo ra những con người
đủ tiêu chuẩn là cơng dân tồn cầu, nhưng cạnh đó vẫn phải giữ được bản sắc
của con người Việt Nam. Vì vậy, giáo dục âm nhạc truyền thống trong nhà
trường trong đó có việc dạy hát dân ca cho học sinh cũng góp phần khơng nhỏ
để đạt được mục đích trên. Bên cạnh đó, dạy hát dân ca cịn có vai trị quan
trọng trong việc định hướng thẩm mỹ đúng đắn đối với các em học sinh, giúp
các em thêm yêu thích các làn điệu dân ca và góp phần bảo tồn phát huy những
giá trị tinh hoa của dân tộc .
Mặt khác, chúng ta biết rằng: Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học
sinh ln có sự khác biệt, mỗi lớp thường có cả những em học khá giỏi, trung

bình và học yếu. Cũng có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại
yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có
khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc… Đa số học sinh có
khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm,
tham gia trò chơi… Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh khơng hồn tồn
giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt.
Nhưng thực tế hiện nay, trong giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường
Trung học cơ sở, chương trình học dân ca cịn ở mức “khiêm tốn”. Với thời
lượng khiêm tốn đó, dù học sinh thực sự yêu âm nhạc dân tộc, mong muốn biết
nhiều bài hát dân ca khó thành hiện thực, mặt khác do số tiết âm nhạc không
nhiều và thời lượng cho một tiết học cũng hạn chế (45 phút /1 tiết/1 tuần), nên
việc giáo dục dân ca cho học sinh khó có thể đi vào chiều sâu.
Để việc dạy và học dân ca trong trường phổ thông phát huy hiệu quả,
cần diễn xướng như một phương pháp dạy. Tuy nhiên hiện nay, việc dạy chay
vẫn là hiện tượng phổ biến tại các trường học: lên lớp tập thể, học thuộc lời, hát
đúng giai điệu là xong, ít giáo viên sử dụng phương pháp diễn xướng (vì khơng
có thời gian cho các hoạt động này). Phần lớn giáo viên dạy theo sách giáo
khoa, kết quả dừng lại ở việc thuộc lòng lời bài hát, làn điệu, tiết học nhạc khô
cứng. Mặt khác, dân ca liên quan đến môi trường diễn xướng như: cây đa, bến
nước, sân đình, đời sống sinh hoạt xã hội thường ngày của đồng bào các dân
tộc, các vùng miền…các trang phục cho việc biểu diễn các bài hát dân ca chưa
được thực hiện thường xuyên.
4


Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc. Từ nhiều
năm học qua, Sở GD&ĐT Tỉnh Thanh Hóa cũng như Phịng GD&ĐT Thành
Phố Thanh Hóa đã tập huấn và đưa vào giảng dạy cũng như việc tổ chức các
Hội diễn văn nghệ để khuyến khích học sinh thể hiện các bài hát dân ca nói
chung và các bài hát dân ca địa phương nói riêng. Tuy số lượng cịn ít ỏi nhưng

cũng đã góp phần làm phong phú nguồn tư liệu về dân ca địa phương, nâng cao
chất lượng giáo dục Âm nhạc và giáo dục văn hóa trong trường học.
Tại trường THCS Quảng Hưng- Thành phố Thanh Hóa, trong nhiều năm
qua nhà trường đã thực hiện giáo dục âm nhạc cho HS theo chương trình của Bộ
GD&ĐT. Các bài dân ca trong chương trình chính khóa, cơ bản đã được GV
truyền đạt tới HS một cách nhiệt tình và đầy đủ những thơng tin cần thiết. Tuy
nhiên, do đặc thù của nhà trường nên mức độ truyền đạt, tiếp nhận về âm nhạc
nói chung, về dân ca nói riêng của GV và HS trước đây cịn có phần hạn chế.
Khơng ít GV trong trường coi âm nhạc chỉ là mơn giải trí đơn thuần, do đó việc
dạy học hát dân ca thuộc mơn Âm nhạc cũng không đạt được hiệu quả như
mong muốn. Là giáo viên trực tiếp dạy Âm nhạc tại trường nhiều năm, bản thân
tơi nhận thấy: Dạy học âm nhạc (trong đó có dạy hát học dân ca) ln có vai trị
quan trọng, góp phần khơng nhỏ trong việc giáo dục nhân cách cũng như giáo
dục thẩm mỹ cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và
trước khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh trường THCS
Quảng Hưng – Thành phố Thanh Hóa thêm u thích các làn điệu dân ca
thơng qua giờ học Âm nhạc”, tôi đã tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ
tại nhà trường vào thời điểm đầu năm học 2020 – 2021, kết quá khảo sát như
sau:
* Mức độ học sinh hào hứng trong giờ học.

Tổng
số HS
415 em

Học sinh hào
hứng học tập
SL

Tỉ lệ


121 em

29,2%

Học sinh
Học sinh it
tương đối hào hào hứng học
hứng
tập
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
233
51
56,1%
12,3%
em
em

Học sinh
không hào
hứng học tập
SL
Tỉ lệ
10
0,24%
em


*. Kết quả học sinh hát đúng, hát hay.

Tổng
số HS
415 em

Học sinh hát
đúng, hát hay
SL

Tỉ lệ

89 em

21,4 %

Học sinh hát
đúng, hát chưa
hay
SL
Tỉ lệ
251 em
60,5%
251 em

Học sinh hát
chưa đúng, hát
chưa hay
SL
Tỉ lệ

59 em

14,2 %

Học sinh
không hát
được
SL
Tỉ lệ
16 em

3,9%

5


Qua kết quả khảo sát ban đầu tôi nhận thấy rằng:
Một là: Theo cấu trúc chương trình bộ mơn âm nhạc ở cấp THCS, với
thời lượng khiêm tốn thì rất khó để giúp học sinh tìm hiểu được sâu về loại hình
văn hóa nghệ thuật này. Hơn nữa cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy dân ca
trong nhà trường cịn nhiều thiếu thốn như: phịng dạy mơn Âm nhạc vẫn cịn
rất đơn sơ, chưa có trang thiết bị tranh ảnh, tư liệu, các nhạc cụ dân tộc…chưa
sử dụng phương pháp diễn xướng dân ca (lí do khơng đủ thời gian, trong một
tiết dạy chỉ 45 phút, thiếu không gian biểu diễn….)
Hai là: Các bài hát dân ca còn mang tính chất vùng miền, khi dạy hát
học sinh chưa hiểu hết về tập quán sinh hoạt khi sáng tác bài dân ca của từng
vùng khác nhau trên mọi miền đất nước.Vốn kiến thức sơ đẳng về dân ca Việt
Nam nói chung của các em rất hạn chế.
Ba là: Khả năng tiếp thu và ý thức học tập của một số em học sinh còn
hạn chế, một số em học sinh khác còn chưa tự tin, chưa mạnh dạn khi học hát

nói chung và học hát dân ca nói riêng. Một số bậc cha mẹ học sinh chưa quan
tâm nhắc nhở con em mình học tập, cũng như chưa chuẩn bị chưa đầy đủ về
sách giáo khoa, đồ dùng học tập môn Âm nhạc cho các em.
2.3. Giải pháp, biện pháp:
Quy trình dạy hát một bài hát dân ca cũng giống với việc dạy hát các bài
hát thiếu nhi và các bài hát nước ngoài ,nhưng kĩ thuật dạy hát dân ca có nhiều
khác biệt. Sự khác biệt này đã tạo nên những phong cách, màu sắc riêng của dân
ca.
Về sách giáo khoa hiện hành, học sinh cấp THCS được học 28 bài hát,
trong đó có 7 bài dân ca và 3 bài Âm nhạc thường thức tìm hiểu về dân ca Việt
Nam, đó là:
KHỐI 6
- Tiết 5:Học hát bài ‘Vui bước trên đường xa”
- Tiết 10:Âm nhạc thường thức:Sơ lược về dân ca Việt Nam.
- Tiết 12:Học hát bài “Đi Cấy”
KHỐI 7
- Tiết 4:Học hát bài Lí cây đa
- Tiết 19:Học hát bài Đi cắt lúa
- Tiết 31:Âm nhạc thường thức:Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người
KHỐI 8
- Tiết 4:Học hát bài Lí dĩa bánh bị
- Tiết 11:Học hát bài Hị Ba lí
KHỐI 9
- Tiết 12 :Học hát bài Lí kéo chài
- Tiết 14: Âm nhạc thường thức:Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca
Sau đây là một số kinh nghiệm “ Giúp học sinh trường THCS Quảng
Hưng – Thành phố Thanh Hóa thêm u thích các làn điệu dân ca thơng qua
giờ học Âm nhạc” mà tơi đã vận dụng trong q trình thực tế giảng dạy của
mình tại nhà trường:


6


2.3.1. Đối với tiết dạy bài hát dân ca:
* Giới thiệu bài hát.
Bước giới thiệu bài hát, tôi thường dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí
nơi mà bài hát dân ca được ra đời, dùng tranh ảnh để giới thiệu về những nét
sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền, xuất xứ
và nét đặc trưng của bài dân ca sắp học (như thang âm, các từ đệm, trang phục,
các động tác múa…) sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, ngồi ra tơi
cịn giới thiệu sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc của vùng miền đó, sau đó tơi
gọi 1 – 2 học sinh lên chỉ vị trí trên bản đồ để nhận biết. Bước này rất hấp dẫn
học sinh và mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích, giúp học sinh hiểu sâu
hơn về xuất xứ bài hát, là dân ca của vùng nào, vùng dân ca đó ở vị trí nào trên
bản đồ đất nước Việt Nam. Trên cơ sở đó các em tuy khơng được đi thăm quan
nhưng cũng có thể hiểu biết sơ lược về vùng đất đó. Mỗi dân tộc có một nền văn
hố riêng, các vùng dân ca nằm khắp đất nước nhưng mỗi một bài dân ca có
những nét đẹp riêng. Việc sử dụng bản đồ ( hoặc trình chiếu bản đồ trên máy
chiếu PowerPoint,) nhằm thu hút sự chú ý tò mò ham hiểu biết của học sinh.
khơng những thế nó cịn tạo cho giờ dạy thêm phong phú và sử dụng đồ dùng
đạt hiệu quả.
VD: Dạy tiết 19 – Bài 5 ( Âm nhạc lớp 7) - Học hát: Bài “ Đi cắt lúa”
( Dân ca Hrê (Tây Nguyên – Sưu tầm: Lê Toàn Hùng – Đặt lời mới: Lê Minh
Châu). Trong phần giới thiệu bài hát, tơi trình chiếu bản đồ trên máy chiếu
PowerPoint, yêu cầu học sinh lên chỉ vùng Tây Nguyên và nêu những hiểu biết
của mình về dân tộc Hrê, những nét đặc trưng riêng của vùng đất này (nếu biết).
Sau đó tơi cung cấp một số kiến thức về Tây Nguyên như: Có nhiều lễ hội của
đồng bào các dân tộc (như Lễ hội mừng lúa mới, cúng bến nước…khi làm lễ
thường sử dụng các nhạc cụ như cồng, chiêng…và giới thiệu trang phục của dân
tộc Hrê qua hình ảnh.

*Tìm hiểu bài hát.
Để học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của bài dân ca, của từng câu từ,
lời ca dân gian của một dân tộc, một vùng miền là việc làm rất quan trọng, vì
khi HS hiểu được ý nghĩa nội dung bài dân ca, các em sẽ cảm thấy gần gũi với
bài hát hơn. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài hát dân ca, tơi
thường lồng ghép phần hướng dẫn cho HS giải nghĩa của một số ca từ . Với
những từ HS chưa hiểu, tơi giải nghĩa và phân tích kĩ để HS nắm được những từ
khó trong bài hát.
VD: Dạy tiết 4 – Bài 2 ( Âm nhạc lớp 8): Học hát: Bài Lý dĩa
bánh bị( Dân ca Nam Bộ). Trong phần tìm hiểu bài hát, tôi giới
thiệu ý nghĩa của một số ca từ như sau:
- Dĩa: Đĩa
- Bánh bò: là một loại bánh được làm từ gạo tẻ, hấp
chín, chấm với nước cốt dừa của đồng bào miền Tây Nam bộ
- Khé né: Đi nhẹ nhàng, rón rén
- “i i i”: Là những tiếng đệm được thêm vào trong giai
điệu để giai điệu mượt mà hơn và không phải thêm những từ có
nghĩa khác.
7


Mặt khác, khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca
phải hết sức linh hoạt: có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca
thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ như
“ơi, à, í a….” nên cấu trúc khơng cân đối.
VD: Dạy tiết 12 – Bài 4 ( Âm nhạc lớp 6) - Học hát: Bài “ Đi cấy” ( dân
ca Thanh Hóa).
Tơi chia bài hát thành 4 câu hát với độ dài ngắn không đều nhau:
Câu 1: Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen ăn cơm bằng
đèn đi cấy sáng trăng.

Câu 2: Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng.
Câu 3: Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm chơi trăng ngoài thềm ý rằng
cầu cho.
Câu 4: Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.
* Nghe hát mẫu.
Đối với học sinh THCS thì việc nghe hát mẫu kết hợp động tác minh họa
kèm theo, sẽ làm cho HS cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn được tình cảm của bài dân
ca đó mang lại và HS sẽ thấy thích thú hơn, mong muốn được học hát dân ca
hơn. Vì vậy khi cho HS nghe bài hát mẫu, tôi thường sưu tầm những băng đĩa
có hình ảnh hoặc trình chiếu trên máy chiếu PowerPoint để học sinh vừa được
nghe giai điệu bài dân ca, vừa được xem những động tác biểu diễn, giúp các em
hiểu kĩ hơn về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền.
Qua đó, khi dạy các em trình bày bài hát kết hợp vận động, các em đã phần nào
nắm được những động tác múa hát đặc trưng của bài dân ca mình trình bày.
Tuy nhiên, để thay đổi khơng khí cho các tiết học, khi hát mẫu - tơi cũng thường
tự trình bày bài hát dân ca kết hợp với một số động tác biểu diễn đơn giản hoặc
sử dụng nhạc cụ gõ đệm của dân tộc như: Song loan, thanh phách…tôi quan sát
thấy HS rất chăm chú khi nghe bài hát
VD: Dạy tiết 4 – Bài 2 (Âm nhạc lớp 7) - Học hát: Bài “ Lí cây đa ” ( dân
ca Quan họ Bắc ninh). Khi hát mẫu bài hát: Lần 1, tôi kết hợp dùng thanh phách
gõ đệm theo nhịp của bài hát, lần 2, tôi kết hợp với một số động tác phụ họa đơn
giản phù hợp với nội dung bài hát Lí cây đa để gay hứng thú cho học sinh khi
học bài hát này.
* Luyện thanh.
Khi dạy các bài hát thiếu nhi hoặc các bài hát nước ngồi, trong bước
khởi động giọng, tơi thường sử dụng gam trưởng hoặc gam thứ của Âm nhạc
phương Tây cho HS khởi động giọng.Nhưng khi dạy hát dân ca. Do sắc thái
riêng của từng vùng miền, nên mỗi bài lại có một màu sắc riêng, và thường viết
bằng thang âm ngũ cung,vì thế việc sử dụng gam trưởng, thứ của phương Tây là
khơng phù hợp. Do đó tơi thường sử dụng chính thang âm của từng bài làm mẫu

âm khởi động. Thậm chí có bài tơi đã dùng giai điệu của bài hát làm mẫu để học
sinh khởi động giọng.
VD: Dạy tiết 11- Bài 4 (Âm nhạc lớp 9) - Học hát: Bài “ Lí kéo chài”
(Dân ca Nam Bộ - Đặt lời mới: Hồng Lân). Tơi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu
âm dùng để khởi động giọng.Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước

8


đầu được nghe âm hưởng của bài hát dân ca, ngồi ra cịn giúp các em được tiếp
xúc với giai điệu để khi học bài hát dễ dàng hơn, nhanh hơn.
* Tập hát từng câu
Đặc điểm riêng biệt của dân ca là sử dụng tiếng hát có luyến, láy rất
nhiều. Nên khi dạy HS hát dân ca, bước tập hát từng câu là bước trọng tâm nhất
của việc dạy hát. Vì vậy, tơi giải thích thêm cho HS hiểu : luyến là tiếng hát có 2
hoặc nhiều nốt nhạc khác cao độ được liên kết với nhau và có hình vịng cung
phía dưới, nếu nốt nhạc sau cao hơn nốt trước thì là luyến lên và ngược lại ( Vì
khái niệm về dấu nối và khái niệm dấu luyến đã được học ở Tiết 26 – Bài 7 –
Âm nhạc 6). Để HS hát đúng những tiếng hát có dấu luyến, láy cũng như thể
hiện được sắc thái của HS tôi thường tăng cường hát mẫu và hướng dẫn HS vừa
nghe hát mẫu, vừa nhìn lời ca, vừa nhìn nốt nhạc, tôi đặt một số câu hỏi để HS
nắm chắc kiến thức khi học những bài dân ca có nhiều tiếng hát luyến láy. HS
trả lời đúng câu hỏi của tơi, có nghĩa là đã nắm được 50% giai điệu
của câu hát.
VD: Dạy tiết 11 – Bài 4( Âm nhạc lớp 8) – Học hát: Bài Hị ba lí ( Dân ca
Quảng Nam) là bài dân ca có rất nhiều tiếng hát luyến, tôi hướng dẫn HS
hát như sau: Khi dạy câu hát đầu: Ba lí tang tình mà nghe ta hị ba lí tình tang ba
lí tình tang là câu hát có nhiều tiếng hát lên và xuống, sau khi hát mẫu, tơi đặt
câu hỏi: câu hát đó có mấy tiếng hát luyến? vì sao em biết? và với câu hát
này tôi thường tập hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với các câu khác để HS nắm

chắc giai điệu của bài hát. Trong lớp có những HS hát tốt, hát hay, tôi chỉ định
hát mẫu và hướng dẫn cho các bạn hát chưa đúng. Ngồi ra, tơi cũng hướng dẫn
các em cách lấy hơi 2 lần, ở đầu câu và giữa câu hát
* Hát cả bài.
Đây thực chất là hình thức ghép các câu nhạc thành một bài hồn chỉnh.
Thơng thường, chúng tơi sử dụng phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập
kết hợp phương tiện dạy học để hướng dẫn HS hát cả bài. Bước này rất quan
trọng và cần thiết, mục đích ơn luyện để học sinh ghi nhớ giai điệu, lời ca của
bài dân ca.
VD: Dạy tiết 12 – Bài 4 ( Âm nhạc lớp 6) - Học hát: Bài “ Đi cấy” ( dân
ca Thanh Hóa), bước hát cả bài tơi đã thực hiện như sau: Cho toàn lớp hát cả bài
một, hai hoặc nhiều lần (số lần nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào thời lượng và sự
tương thích của các bước trong q trình dạy học). Trước khi vào hát, tơi dùng
đàn phím điện tử thực hiện dạo đầu để tạo khơng khí cho lớp. Lần một, lần hai,
cho HS hát tốc độ hơi chậm hơn so với tốc độ của bản nhạc quy định. Lần sau
đó, hát với tốc độ đúng và nhắc nhắc nhở các em thể hiện đúng tính chất âm
nhạc và tinh thần của bài dân ca. Mỗi lần cả lớp hát, là một lần tôi ghi chép lại
những vấn đề đạt và chưa đạt trên phương diện thể hiện về: cao độ, tiết tấu, lời
ca, cách lấy hơi, tư thế hát cũng như có thể hiện được tinh thần của bài dân ca
hay không. Sau mỗi lần các em hát như vậy, khi phát hiện được sai sót thì cần
phải chỉnh sửa ngay.
*Củng cố, kiểm tra.
Để giờ học hát dân ca sôi nổi, thu hút được sự chú ý, khơi dậy niềm đam
mê yêu thích học hát của HS. Khi hướng dẫn hát cả bài, tôi thường sử dụng
9


nhạc cụ đệm cho các em hát theo. Tôi dùng âm sắc trong đàn để thể hiện âm
hưởng dân ca của từng vùng miền.
VD: Dùng âm sắc của các nhạc cụ trong đàn như cồng, chiêng, đàn

T’rưng nhỏ, tre lắc (GV chuẩn bị) để đệm cho những bài dân ca Tây Nguyên…
hoặc dùng thanh phách, song loan, sáo để đệm cho những bài dân ca Đồng bằng
Bắc Bộ…
Hoặc cũng có thể ôn tập củng cố bài hát dân ca bằng hình thức hát đơn
ca, hát lĩnh xướng của 1 HS kết hợp với đồng ca của cả lớp, hoặc cách hát nối
tiếp, hát đối đáp giữa HS nữ và HS nam trong lớp...
VD: Dạy tiết 12 – Bài 4 ( Âm nhạc lớp 6) - Học hát: Bài “ Đi cấy” ( dân
ca Thanh Hóa), tơi chia bài hát thành 2 câu hát và hướng dẫn học sinh thực hiện
như sau:
Lần 1: Cử 1 học sinh hát lĩnh xướng câu 1 và cả lớp hát đồng ca câu 2.
Lần 2: - Học sinh nam hát: Lên chùa....đi cấy sáng trăng.
- Học sinh nữ hát: Ba bốn cơ....có bạn cùng chăng
- Học sinh nam hát: Thắp đèn....ý rằng cầu cho
- Học sinh nữ hát: Cầu cho trong ấm...lại ngoài êm
Sau khi tổ chức củng cố và ôn luyện, tùy vào khả năng của HS mà tôi
tiến hành kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức. Có thể kiểm tra một số em
theo hình thức hát đơn ca, nhưng cũng có thể theo hình thức hát song ca. Với
học sinh có năng khiếu ở mức bình thường, tơi chỉ nên kiểm tra mức độ hát
chính xác của giai điệu lời ca, những chỗ ngân dài, hát luyến, cách lấy hơi... Với
học sinh có năng khiếu vượt trội, thì ngồi tiêu chí trên còn đòi hỏi những yêu
cầu cao hơn như: thể hiện sắc thái tình cảm, kỹ năng biểu diễn trước lớp... Cứ
mỗi lần kiểm tra, tơi lại có những nhận xét cụ thể về ưu, nhược điểm đối với
từng HS. Tất nhiên khi nhận xét, tơi ln phải có thái độ cởi mở, thân thiện để
HS không bị mặc cảm và dễ tiếp thu. Căn cứ vào tiêu chí đã đưa ra, thông qua
cách thức mà HS thể hiện khi được kiểm tra sẽ có đánh giá ở các cấp độ hát:
chưa đạt, đạt, khá, tốt, để các em biết được khả năng của mình trong tiết học hát
bài dân ca đó.
2.3.2. Đối với tiết ơn tập bài hát dân ca.
* Ôn lại kiến thức về dân ca
Tôi yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức hiểu biết của mình về dân ca.

Như: Dân ca là gì? (HS trả lời và GV nhắc lại: Là những bài hát khúc ca được
sáng tác, lưu truyền trong dân gian mà khơng có tác giả, có thể truyền miệng từ
đời này sang đời khác có thể được hát hoặc sáng tác khi lao động, khi chơi, khi
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ…). Nhắc lại bài dân ca học ở tiết trước là của miền
nào? vùng nào? (Bắc Bộ, Nam Bộ hay Trung Bộ). Như vậy các em đã nắm được
một số kiến thức cơ bản về dân ca.
Để học sinh thuộc và hiểu bài nhanh, tôi hướng dẫn các em cách nhận
biết dân ca vùng nào bằng cách dựa trên các âm đệm và âm hưởng giai điệu
riêng biệt của từng vùng, miền trong bài hát.
VD: - Bắc bộ thì các tiếng hát đệm thường là í,a,i…
- Trung bộ thì các tiếng hát đệm thường là bớ, chi rứa, uẩy, ơ hời…

10


- Nam Bộ thì đặc trưng giọng nói chày – chài, quẫy – wẩy…và các
tiếng đệm cho bằng, rượng…
- Dân ca Tây Nguyên mang âm hưởng đặc trưng riêng là nhạc dạo
thường dùng các nhạc cụ như đàn T’rưng, những tiếng suối chảy, chim hót…
Qua đó tơi thấy HS nhớ và trả lời nhanh, chính xác
*Hát kết hợp phụ họa
Cũng như các bài hát thiếu nhi khác, hát kết hợp vận động và phụ họa
cũng là một hoạt động không thể thiếu trong tiết học. Tuy nhiên là bài hát dân
ca, nên khi hướng dẫn HS biểu diễn, tôi thường mở đĩa hình các tiết mục biểu
diễn những bài hát dân ca vùng miền của bài dân ca đang học, để HS nắm được
các động tác biểu diễn phù hợp, những trang phục biểu diễn cho bài dân ca
này…sau đó hướng dẫn HS tập biểu diễn theo nhóm hoặc theo tổ và tổ chức thi
đua giữa các nhóm trong lớp.
VD: Dạy tiết 19 – Bài 5 ( Âm nhạc lớp 7) - Học hát: Bài “ Đi cắt lúa”
( Dân ca Hrê (Tây Nguyên – Sưu tầm: Lê Toàn Hùng – Đặt lời mới: Lê Minh

Châu). Tôi hướng dẫn một số động tác múa Tây Nguyên sẽ không chỉ giúp cho
cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em cịn được tìm hiểu về những
điệu múa của dân tộc Tây Nguyên rất cuốn hút và đặc sắc.
* Đặt lời mới cho bài dân ca
Cùng với sự phát triển của xã hội, lời ca của các làn điệu dân ca luôn
được bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử, phù hợp với từng nội
dung sinh hoạt lao động, phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, các bài hát
dân ca thiếu nhi thường có cấu trúc ngắn gọn và đa số được sáng tác dựa theo
các câu ca dao lục bát.
VD: Bài hát: “ Đi cấy” (Dân ca Thanh Hóa ) được sáng tác trên câu ca
dao:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cơ có bạn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Cầu cho trong ấm ngồi êm!
Đối với HS để phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS, ngoài
việc hướng dẫn học hát và tìm hiểu về dân ca, tơi cịn hướng dẫn cho những HS
có năng khiếu hoặc tổ nhóm, biết cách tự tìm và đặt lời ca mới cho bài dân ca từ
các câu thơ lục bát quen thuộc hay do HS tự nghĩ ra. Tơi gợi ý cho HS có thể
thêm các từ đệm hay tiếng hát luyến, láy để phù hợp với giai điệu của bài.
VD: Đặt lời mới cho bài Đi cấy – dân ca Thanh Hoá
Xuân về hát một cành hoa
Xuân về hát một cành hoa vui bên bạn hiền ta cất tiếng ca
Muôn cánh hoa thắm đượm tình thân
Theo đàn chim én lướt bay trên đồng lướt bay trên đồng
Tiếng cười rộn vang
Mùa xuân đang đến trên khắp nẻo đường xa.

11



Với việc HS được tự sáng tác và đặt lời mới cho bài dân ca, HS rất hào
hứng học hát và thêm yêu thích các bài hát dân ca, từ đó các em phát huy tính
sáng tạo và muốn tìm hiểu thêm về các bài dân ca của Việt Nam.
* Kết hợp trị chơi.
Tùy vào từng bài dân ca, tơi thường lồng ghép các trò chơi dân gian nhằm
tạo cho khơng khí lớp học thêm phong phú, sinh động hơn. Bởi lẽ, trị chơi dân
gian khơng chỉ đơn thuần là trị chơi của trẻ em, mà nó cịn chứa đựng cả nền
văn hóa dân tộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc, thơng qua trị chơi giúp các
em tư duy, sáng tạo, đoàn kết, thân thiện với bạn bè, thêm yêu mến quê hương
đất nước.
VD: - Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học
sinh chơi trị chơi:
*Ví dụ:
VD: Dạy bài hát “Đi cấy”( Dan ca Thanh Hóa). Tơi làm kí hiệu tay theo
các chữ cái A, U, I và hướng dẫn học sinh hát khi tơi đưa tay theo kí hiệu, học
sinh hát giai điệu chỉ với 3 chữ cái theo đúng kí hiệu tơi hướng dẫn trước lớp.
Câu 1 đoạn 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của
câu 1.
Câu 2 đoạn 1, GV đưa tay kí hiệu chữ I, HS hát "I" theo giai điệu của câu
2.
GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.
Trò chơi này giúp các em thay đổi khơng khí học tập, đồng thời để kiểm
tra việc ghi nhớ giai điệu của HS .
2.3.3. Đối với các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Ngoài các phương pháp và hình thức áp dụng trên trong tiết học, cùng
với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”,
vào các dịp khai giảng năm học mới, kỷ niệm các ngày lễ lớn như: 20/10,
20/11,22/12, 3/2, 26/3… Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ”… tôi thường tham

mưu với Lãnh đạo Nhà trường và Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS thi và tìm
hiểu về dân ca, tham gia các trò chơi dân gian, thi hát múa dân ca để HS nắm
được những truyền thống, những nét sinh hoạt dân gian đậm đà bản sắc của dân
tộc ta. Do dân ca là những bài hát xuất phát từ người dân lao động nên ai cũng
có thể hát được. Vì vậy ta cần tạo mơi trường diễn xướng cho tất cả các em
được tham gia.
VD: Để chuẩn bị cho Hội thi Văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11, tôi phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội lập kế hoạch tổ chức
Hội thi như sau: Mỗi lớp 2 tiết mục văn nghệ ,trong đó bắt buộc phải có một tiết
mục hát dân ca, khuyến khích có múa phụ họa.Thành lập ban giám khảo có
năng lực chấm và nhận xét cơng tâm để giúp các em hiểu được dân ca cần diễn
xướng như thế nào, trang phục biểu diễn, động tác múa như thế nào là phù hợp
… tuyên dương và trao giải những tiết mục đặc sắc. Bởi theo tôi: dạy dân
ca chưa đủ mà cần cho các em hóa thân vào những bài dân ca, điều đó sẽ khắc
sâu cho HS những hình tượng về con người của từng vùng miền trên đất nước
Việt Nam. Chính vì vậy, tơi thường tư vấn cho học sinh lựa chọn những bài dân
ca của cả 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam phù hợp với chất giọng và lứa tuổi
12


của các em. Ngồi ra tơi cịn chú ý hướng dẫn cho học sinh lựa chọn trang phục,
các đạo cụ biểu diễn phù hợp và kết hợp giải thích cho các em hiểu vì sao lại
cần mặc những bộ trang phục và các đạo cụ đó.
VD: HS hát múa bài dân ca “Đi cấy” ( Dân ca Thanh Hóa) thì trang phục
phải là yếm, váy đen, thắt khăn mỏ quạ…đạo cụ là những bó lúa dắt bên hơng,
và giải thích cho HS hiểu đây là những bộ trang phục của các bà, các chị thời
xưa mặc khi đi cấy lúa.
* KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA:
Tiết 12


- HỌC HÁT: Bài I CY
- Ôn tập TP đọc nhạc: TĐN số 4

I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:
- Giúp hs học thuộc và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát “Đi cấy”
-Thấy được tính chất nhẹ nhàng uyển chuyển của bài hát.
- Tiếp tục hoàn thiện cho học sinh bài TĐN số 4
2.Kĩ năng:
-Hát đúng những chỗ có luyến âm 3 trong bài hát.
-Xử lí đúng cao độ ,trường độ và phát âm chuẩn xác lời bài hát.
- Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc của bài tập đọc nhạc số 4
3.Thái độ:
-Giáo dục các em yêu quê hương đất nước và thêm u thích các làn điệu
dân ca thơng qua giờ học.
-Nhận thức việc học hát ,vận động theo nhạc
4. Các năng lực, phương pháp cần hướng tới:
- Thực hành âm nhạc
- Hiểu biết âm nhạc
- Cảm thụ âm nhạc
- Sáng tạo âm nhạc
- Ứng dụng âm nhạc
II. CHUẨN BI
1. Giáo viên:
- Đàn Organ
- Đàn và hát thuần thục bài hát “ Đi cấy” và bài TĐN số 4
- Chuẩn bị các câu hỏi,dự kiến cách tổ chức.
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: 2 em
- Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Hành khúc tới trường " ?
- Đáp án: GV nhận xét và cho điểm từng học sinh
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài hát qua máy chiếu.
- Học hát:
ĐI CẤY
13


Dân ca Thanh Hoá
Vừa phải

- Tập đọc nhạc:

TĐN số 4
Nhạc : Mô - Da

Vừa phải

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học
14


Hoạt động 1
-HS đọc SGK
-GV trình chiếu hình bản đồ Việt
Nam, bản đồ tỉnh Thanh Hóa và 1 số

hình ảnh giới thiệu đơi nét về q
hương Thanh Hóa.
- GV giới thiệu về bài dân ca

?Thanh Hóa có những thể loại âm
nhạc nào nổi tiếng
?Bài hát “Đi cấy” có nguồn gốc từ
đâu
- HS trả lời, GV tóm tắt nội dung
câu hỏi.

- GV trình chiếu bài hát.
? Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- HS trả lời, GV tóm tắt nội dung.
? Các em hãy quan sát vào bài hát và
cho biết những ký hiệu có trong bài
mà các em đã được học ?
- GV nhận xét bài hát.
?Bài hát được chia làm mấy câu?.
- HS trả lời, GV hướng dẫn.

I. HỌC HÁT:
ĐI CẤY
Dân ca Thanh Hóa
1. Giới thiệu bài:
Thanh Hóa là tỉnh mà địa hình có đồng
bằng, trung du và miền núi. Nhân dân
Thanh Hóa có truyền thống anh dũng
trong công cuộc đấu tranh dựng nước và
giữ nước cùng với cộng đồng các dân tộc

Việt Nam. Nơi đây là quê hương của các
anh hùng dân tộc như Bà Triệu, Lê Lơi,
Lê Lai..
-Thanh Hóa là nơi sản sinh ra các điệu
hị ,có nhiều bài dân ca nổi tiếng.
-Bài hát “Đi cấy” được rút ra từ tổ khúc
Múa đèn-thể loại hát diễn xướng kèm theo
các động tác múa thể hiện các động tác
như đi cấy ,gieo mạ.Bài hát được phổ trên
những câu thơ lục bát:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba cơ
có bạn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Cầu cho trong ấm ngồi êm
2. Tìm hiểu bài hát:
- Nội dung bài diễn tả cơng việc đi cấy lúa
và nói lên sự vất vả của nhân dân trong
lao động...
-Bài hát được viết ở nhịp 2/4.Gồm các kí
hiệu:Dấu luyến,dấu lặng, dấu nối, dấu
chấm dơi, dấu mắt ngỗng( ở cuối bài) còn
gọi là dấu ngân tự do.
-Chia đoạn chia câu:
Câu 1: Từ đầu đến “sáng trăng”. Câu 2:
tiếp theo đến chổ “cùng chăng”.
Câu 3 tiếp theo đến “Cầu cho”.
Câu 4: đoạn còn lại.
3. Nghe hát mẫu:


- GV tự trình bày bài hát: 1 lần
- GV trình chiếu video do em HS hát
kết hợp với múa giúp các em cảm
nhận đầy đủ về lời ca, giai điệu, tính
chất âm nhạc của bài hát
- HS khởi động giọng
4. Luyện thanh:
- GV đàn, HS thực hiện luyện thanh - Mẫu âm 1:
theo mẫu âm “a”, “m”.

15


- Mẫu âm 2:
5. Tập hát từng câu:
- Bài hát Đi cấy gồm 4 câu, GV dạy theo
phương pháp truyền khẩu dạy từng tiết,
theo hình thức cuốn chiếu cho đến hết
câu.
- Ghép tập hát theo trình tự móc xích.
- Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo
phách, theo nhịp.
- Trong cách nhả chữ cần chú ý một số từ
như: thắp, sẽ, chơi, ngồi, ấm, lại cần hát
trịn chữ, rõ nghĩa bằng cách nhấn và hát
sao cho ngay vào cao độ đầu tiên các từ,
sau đó mới thực hiện luyến láy. Những
cao độ khó hát như nốt pha thăng, những
âm luyến láy yêu cầu HS hát mềm mại
- GV hướng dẫn HS cả lớp hát 2 lần 6. Hát toàn bài

- Ghép câu và hát hoàn chỉnh cả bài
cho thuần thục.
- GV nghe và sửa sai - Hướng dẫn
HS hát theo nhạc dạo đầu và dạo
giữa. Lần 1 hát hơi chậm. Lần 2 hát
đúng tốc độ.
- GV sửa cho HS cao độ khó hát, 7.Củng cố, kiểm tra:
chú ý những chỗ có luyến láy cần - Lấy tốc độ = 96. Thể hiện sắc thái nhịp
hát mềm mại. Hát cần thể hiện đúng nhành uyển chuyển. Có thể sử dụng lối
tính chất, nhịp độ, sắc thái của bài hát lĩnh xướng, kết hợp hát hoà giọng, một
chỗ nào hát to, hát nhỏ, hát liền học sinh nữ sẽ lĩnh xướng riêng câu 3
“Thắp đèn ...... ý rằng cầu cho”. Hát hai
tiếng, hát ngắt tiếng...
lần kết bài bằng cách nhắc lại câu 3 và 4
thêm một lần nửa
- GV chỉ định và nhận xét, cho điểm. - Kiểm tra khả năng tiếp thu của học sinh,
cho từng tổ trình bày lại bài hát. GV nhận
xét chỉ ra những chổ còn sai hoặc chưa
tốt. GV có thể cho điểm từng tổ để động
viên sự cố gắng của các em.
Hoạt động 2
II. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC
- GV trình chiếu bài TĐN số 4.
TĐN số 4
- Bài TĐN số 4 có sử dụng kí hiệu
Nhạc : Mơ - Da
âm nhạc nào ?( HS trả lời, GV nhận - GV đàn- HS nghe bài TĐN số 4:
GV hát mẫu câu 1 - hs nghe và hát
nhẩm theo sau đó hát hịa cùng tiếng
đàn.

- Tiến hành dạy như vậy với các câu
còn lại.
- GV hướng dẫn.
- GV lưu ý.

16


xét)
- GV đàn – HS luyện thanh: 2 -3 lần.

1 lần.
- Đọc cao độ thang âm đô trưởng

- GV đàn HS c cao .
-Hs đọc bài TĐN và gõ ph¸ch - Đọc cao độ bài tập đọc nhạc: 2 lần.
cđa bµi - Cho học sinh chép lời ca: - Ôn đọc 2 lần kết hợp cao độ và trường
“Nào cùng cầm tay ta vui múa và ta độ đọc để thuộc giai điệu.
hát mn câu ca. Chan chứa tình - Ghép hát lời ca.
mến thương chúng mình sát vai với
long thiết tha.”
- Líp chia thµnh 2 d·y bµn
+ D·y 1 đọc tiết nhạc 1,2+ - Chia nhúm: 1/2 lp hát lời, 1/2 lớp đọc
nhạc sau đó đổi lại.
gâ ph¸ch
+ DÃy 2 đọc tiết nhạc 3,4 +
gõ tiết tấu
Sau đó đổi lại
- Cả lớp thực hiện bài đọc -Tp c theo nhúm v c cỏ nhõn mt
s em

nhạc và ghép lêi .
- KiĨm tra 1 sè häc sinh thùc
hiƯn bµi hoµn chØnh
3.Củng cố
-Qua tiết học này các em học được những phần kiến thức nào?
-Gv củng cố từng phần
-Trình bày bài hát theo đơn vị tổ,lấy tinh thàn xung phong một số em
4.Dặn dò
-Học thuộc lời và giai điệu bài hát
-Làm bài tập 1,2 trong cuốn bài tập
-Đặt lời mới cho bản nhạc
-Nghiên cứu trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2.4. Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục, với bản thân
đồng nghiệp và nhà trường.
- Được sự hỗ trợ từ phía nhà trường và tổ chun mơn cũng đã góp phần
tạo sự thành cơng giúp học tìm hiểu và thêm yêu một số làn điệu dân ca.Và đó
cũng sẽ là nền tảng giúp các em hình thành nhân cách của con người bởi nó sẽ
tạo điều kiện cho các em tìm hiểu về cuội nguồn của ơng cha ta này xưa và đó
giúp các em biết nhớ ơn những người đã tạo ra những bài hát hay đó. Sau gần 1
năm áp dụng đề tài, hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục, với bản thân
đồng nghiệp và nhà trường được thể hiện qua kết quả khảo sát vào thời điểm
gần cuối học kỳ II năm học 2020 – 2021 như sau:
* Mức độ học sinh hào hứng trong giờ học.
17


Tổng

số HS
335 em

Học sinh hào
hứng học tập
SL

Tỉ lệ

260 em

77,5 %

Học sinh
tương đối hào
hứng
SL
Tỉ lệ
60 em

17,9%

Học sinh it
hào hứng
học tập
SL
Tỉ lệ
10
3,0 %
em


Học sinh
không hào
hứng học tập
SL
Tỉ lệ
02
0,6 %
em

* Kết quả học sinh hát đúng, hát hay.

Tổng
số HS
335 em

Học sinh hát
đúng, hát hay
SL
261
em

Tỉ lệ
77,9 %

Học sinh hát
đúng, hát chưa
hay
SL
Tỉ lệ

251 em
19,4%
65 em

Học sinh hát
chưa đúng, hát
chưa hay
SL
Tỉ lệ
8 em

2,4 %

Học sinh
không hát
được
SL
Tỉ lệ
01em

0,3 %

Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy rằng:
Với kết quả trên là bước đầu tạo nền tảng cho sự thành công sau này .Tôi
cũng rất hy vọng kết quả này cũng sẽ đạt cao hơn nữa nếu chúng ta có điều
kiện cho các em tiếp xúc với dân ca nhiều hơn nữa.
Bản khảo sát trên đây cho chúng ta thấy: Tỷ lệ các em HS hào hứng học
tập và đã hát đúng, hát hay chiếm tỷ lệ rất cao, số các em tương đối hào hứng
học tập và hát đúng nhưng hát cò chưa hay cũng chiếm tỉ lệ tốt, số các em HS ít
hào hứng hoặc không hào hứng học tập và hát chưa đúng, hát chưa hay chiếm tỉ

lệ rất nhỏ trong tổng số các em được khảo sát. Điều đó cho thấy các em học sinh
đã học tập một cách say mê các bài hát thiếu nhi nói chung và các bài hát dân ca
nói riêng, các em hứng thú học hát dân ca hơn, từ đó giáo dục thẩm mỹ cho các
em, giúp các em tìm hiểu được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống và gìn giữ được
những nét đẹp của văn hóa dân gian . Điều đáng nói là ngơi trường THCS
Quảng Hưng luôn trở nên thân thuộc với các em học sinh, thúc đẩy việc học tập
của các em ngày càng tiến bộ, khích lệ các hoạt động của nhà trường, bảo tồn và
giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và cuả địa
phương Tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Trong kho tàng âm nhạc dân gian của nước ta, dân ca được xem là di sản
văn hóa của dân tộc. Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em
chung sống, mỗi dân tộc đều có đặc điểm địa lý, khí hậu, điều kiện, hồn cảnh
sống khác nhau. Điều đó đã sản sinh ra những bài dân ca mang hương sắc riêng,
tô điểm thêm cho kho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của
dân ca đã được nhân dân ta chắt lọc, mài dũa, lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Dân ca đã gắn bó với cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần,

18


tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao
động.
Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt đã được
tắm mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha của những câu hát ru.
Những làn điệu dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động
tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật
quý báu ấy vẫn là những nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn
cho mỗi con người, nhất là trong bối cảnh của thời kì hội nhập và tồn cầu hóa,

khi mà sự giao thoa và tiếp biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân
gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên
những ảnh hưởng khơng ít tới sự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính
cách của thế hệ trẻ.
Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam,
đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã
được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương
trình mơn Âm nhạc của trường THCS thì các bài hát dân ca còn rất hạn chế. Do
vậy sự hiểu biết của các em học sinh THCS về dân ca chưa thật sự sâu rộng.
Mặt khác, sự xâm nhập tràn lan của những dịng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã
khiến cho các em ít quan tâm tới việc lưu giữ các làn điệu dân ca riêng của quê
hương mình
Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác và nó mang bản sắc
văn hóa của từng địa phương ,từng vùng miền. Cuộc sống hiện đại với sự thâm
nhập của của những trào lưu âm nhạc mới đã ảnh hưởng tới năng lực và cảm thụ
của thế hệ trẻ khiến học sinh trở nên lạ lẫm với dòng âm nhạc dân tộc này.Cho
nên,chúng ta cần bảo tồn và phát huy dân ca là một yêu cầu bức thiết, giúp các
em trân trọng ,yêu quý và quan tâm nhiều hơn.
Mặt khác, từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục đã đưa chương trình dạy dân ca
vào các trường học phổ thơng từ cấp học Mầm non, Tiểu học với nhiều hình
thức đa dạng, phong phú. Do vậy, học sinh sớm được làm quen với các bài hát
dân ca, nên khi bước vào trường THCS, nội dung học hát này khơng cịn lạ đối
với các em và với đề tài “Giúp học sinh trường THCS Quảng Hưng – Thành
phố Thanh Hóa thêm yêu thích các làn điệu dân ca thơng qua giờ học Âm
nhạc” mà tôi đã thực hiện tại nhà trường trong năm học qua thì những điệu hị
man mát xa khơi, những tiếng ru vời vợi trưa hè, những bài ca thấm đẫm tình
đất, tình người…đã trở nên quen thuộc đối với nhiều học sinh trường THCS
Quảng Hưng, góp phần ni dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách các em ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường..
3.2. Kiến nghị.

Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo các em học sinh trở thành những con
người phát triển toàn diện về: Đức – Trí – Thể - Mỹ …, ngồi việc người thầy
nói chung và người giáo viên Âm nhạc nói riêng phải có năng lực thực sự ra thì
việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động
lớn đến các em. Do đó, để tạo điều kiện cho việc Dạy và Học của thầy và trò
được thuận lợi, với tư cách là một giáo viên Âm nhạc đã trực tiếp giảng dạy
nhiều năm trong nhà trường, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
19


* Về phía Phịng GD&ĐT:
Tạo điều kiện giúp đỡ để tất cả nhà trường trên địa bàn Thành phố Thanh
Hóa đều có phịng học chức năng đạt tiêu chuẩn.Trang bị những thiết bị dạy học
hiện đại như đàn Organ các phương tiện như: đài catsette, đầu video, màn hình,
loa … đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện tối đa cho HS
phát triển tính sáng tạo trong môn học Âm nhạc và đạt kết quả cao trong học tập
nói chung và trong q trình học tập mơn Âm nhạc nói riêng.
*Về phía nhà trường:
Để phong trào hát dân ca được phát triển sâu rộng và có hiệu quả cần
được triển khai một cách đồng bộ trong nhà trường. Ngoài việc học hát dân ca ở
các tiết học chính khóa thì thơng qua việc tổ chức hội diễn văn nghệ theo chủ đề
năm học, chủ đề từng tháng như 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 26/3 19/5…có liên
quan đến tiếng hát dân ca sẽ góp phần định hướng tạo sự yêu thích và tạo khả
năng biểu diễn cảm thụ những làn điệu dân ca.Và để thực hiện tốt các điều trên
rất cần sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu nhà trường – Giáo viên Tổng phụ trách
Đội và giáo viên chủ nhiệm các lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI


Thanh Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Hà Thị Thủy

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Long (chủ biên, 2016), Âm nhạc và Mỹ thuật 6, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
2. Hoàng Long (chủ biên, 2016), Âm nhạc và Mỹ thuật 7, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
3. Hoàng Long (chủ biên, 2016), Âm nhạc và Mỹ thuật 8, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
4. Hoàng Long (chủ biên, 2016), Âm nhạc và Mỹ thuật 9, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
5. Phạm Phúc Minh (1994), Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
6.Tú Ngọc (1994), Dân ca người Việt, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
7. Nhiều tác giả (2006), Dân ca Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
37. Nhiều tác giả (2006), Dân ca Việt Nam - Những làn điệu dân ca tiêu biểu,
Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
8.Tô Vũ (2002), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện Âm nhạc, Hà
Nội.
Websites:
- />- />
21



MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIỜ DẠY HÁT DÂN CA
TẠI TRƯỜNG THCS QUẢNG HƯNG - TP. THANH HÓA

22


MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIỜ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA HÁT DÂN CA
TẠI TRƯỜNG THCS QUẢNG HƯNG - TP. THANH HÓA

23


×