Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ôn tập chuyên đề bài tiết trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ BÀI TIẾT TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC LỚP 8

Người thực hiện: Bùi Thị Nghị
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Cẩm Liên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Sinh học

THANH HỐ NĂM 2021


2
MỤC LỤC

.....................................................................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................................2
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................................2

1.1. Lí do chọn đề tài:........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..........................................................................3


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:...................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:..........................................8
2.3.1. Giải pháp 1: Gây hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh...........8
2.3.3. Giải pháp 3: Hệ thống hóa kiến thức một cách hợp lí........................10
2.3.4. Giải pháp 4: Phân loại các dạng câu hỏi và hướng dẫn cụ thể các ý cần
trình bày........................................................................................................11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................................18

3.1. Kết luận.....................................................................................................18
Từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn giảng dạy, tôi rút ra
những bài học kinh nghiệm như sau:...............................................................18
3.2. Kiến nghị...................................................................................................19
3.2.1 Đối với nhà trường..............................................................................19
3.2.2. Đối với Phòng giáo dục......................................................................19
3.2.3. Đối với địa phương:............................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20


2
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói
riêng, cho địa phương nói chung
Sinh học là mơn khoa học thực nghiệm có vai trị rất quan trọng góp phần
khơng nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế của Đát nước và hình thành nhân cách
của học sinh. Bồi dưỡng học sinh giỏi là cơ hội để phát huy và nâng cao trình độ
chun mơn của giáo viên, hồn thiện phương pháp giảng dạy của bản thân, tích
lũy kinh nghiệm thực tế của mỗi giáo viên. Học sinh được tiếp cận, thử sức với

kiến thức nâng cao, bộc lộ niềm đam mê của bản thân.
Nước ta đang ngày càng phát triển, mục tiêu giáo dục cũng phát triển theo,
do đó phương pháp giáo dục cũng thay đổi theo hướng chuyển từ “thầy làm trung
tâm” sang “lấy người học làm trung tâm” Để “phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự tin, khả năng thực
hành, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Điều 5 Luật giáo dục năm 2005).
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường trung học cơ
sở gần 20 năm nay, trong cồng tác bồi dương học sinh giỏi, tôi nhận thấy việc học
tập bộ mơn của học sinh cịn nhiều vướng mắc, lúng túng. Đa số các em học sinh
cho rằng môn sinh học chỉ là môn phụ, nên không mấy hứng thú khi học bộ môn.
Mặt khác yêu cầu giải bài tập, trả lời các câu hỏi dạng lí thuyết vận dụng trong đề
thi học sinh giỏi môn sinh lớp 8 ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
Thực tiễn q trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tơi thấy khi đưa ra các câu hỏi
hoặc bài tập, nhất là các câu hỏi và bài tập dạng vận dụng có liên quan tới bài tiết
thì học sinh trình bày đáp án chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều ý, do các em chưa nắm
đầy đủ, chắc chắn kiến thức trọng tâm về khái niệm, cơ chế có liên quan đến q
trình bài tiết, nên khi tham gia thi học sinh giỏi thì kết quả rất thấp. Do đó trong q
trình bồi dưỡng học sinh giỏi tơi ln suy nghĩ,trăn trở, tìm tòi đưa ra phương pháp
dạy học phù hợp để gây được hứng thú học tập giúp các em nắm vững kiến thức và
vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, để nâng cao chất lượng
học sinh giỏi và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện nhằm đáp ứng
mục tiêu giáo dục theo yêu cầu mới.
Với những lí do trên tơi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh ôn tập chuyên đề bài tiết trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp
8”. Làm đề tài nghiên cứu
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Trang bị kiến thức cho học sinh một cách có hệ thống về khái niệm, cơ chế,
ý nghĩa của hoạt động bài tiết từ đó hình thành kĩ năng vận dụng lý thuyết vào việc
giải các bài tập.
- Hướng dẫn học sinh cách nhận biết, phân loại các dạng câu hỏi vận dụng

có liên quan đến bài tiết và giải được các dạng bài tập cụ thể trong chương bài tiết
để nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn sinh học 8.


3
- Giúp học sinh hình thành kỹ năng vận dụng thành thạo lí thuyết đã học để
giải các dạng bài tập và câu hỏi vận dụng về bài tiết trong các đề thi học sinh giỏi
cũng như kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ôn tập chương bài tiết trong bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ chương đường lối của Đảng và nhà
nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Các tài liệu như tài
liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8, sách giáo khoa sinh học 8, sách
giáo viên sinh học 8, sách thiết kế bài giảng và sách chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
sinh học 8. Các tài liệu có liên quan đến bài tiết trên mạng internet.
b. Phương pháp điều tra, quan sát.
Thông qua sổ điểm, bài kiểm tra của học sinh; qua dự giờ thăm lớp các đồng
nghiệp, qua giờ dạy trực tiếp ở trên lớp và qua trao đổi với học sinh. Tìm hiểu thực
trạng về tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên ở các trường THCS bằng cách dự
giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên, tổ chuyên môn trong trường và các trường
trong cụm. Tổ chức trò chuyện với học sinh để nắm được nhu cầu, sở thích, ưu và
nhược điểm của học sinh tham gia ôn học sinh giỏi để từ đó lựa chọn phương pháp
dạy học phù hợp với từng đối tượng.
c. Thực nghiệm sư phạm.
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm các dạng câu hỏi và bài tập chuyên đề bài
tiết trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 từ năm học 2017-2018

đến năm học 2019- 2020.
d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Thông qua q trình cơng tác, tơi tự rút kinh nghiệm, tổng kết thành
các bài học cơ bản.
e. Phương pháp chuyên gia.
Tôi đã gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe sự tư vấn của các giáo viên có nhiều
kinh nghiệm để định hướng cho việc thực hiện đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất
nước, cho địa phương và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục ở nước ta
hiện nay. Bồi dưỡng học sinh giỏi giúp học sinh thực hiện được ước mơ là con
ngoan, trị giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.Vì
vậy, ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã lên kế hoạch về thời gian, nội dung,
phương pháp dạy bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng mà mình lựa chọn đồng
thời tự xây dựng các chuyên đề để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi.
Trải qua gần 20 năm công tác, trong q trình bồi dưỡng học sinh giỏi tơi
nhận thấy, khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh thì đa số học sinh chưa thực sự


4
tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, phải chăng do tôi chưa tạo được
hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy tơi nghĩ việc tạo được hứng thú, sự u
thích, nhu cầu học tập mơn học ở học sinh là rất quan trọng. Trong quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi tôi luôn đưa ra nội dung kiến thức trong từng chương dưới
dạng sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy, cách nhận biết và các bước giải chi tiết cho từng
dạng câu hỏi, bài tập đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Qua đó học sinh sẽ
hình thành và phát triển một số kĩ năng như: phân tích, tổng hợp, so sánh, kĩ năng
vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo các
trường và phòng giáo dục chú trọng, quan tâm. Song chất lượng mũi nhọn của
ngành giáo dục huyện nhà vẫn cịn thấp, và chưa có tính ổn định, bền vững. Vấn đề
đặt ra đối với giáo dục hiện nay là làm thế nào để gây được hứng thú học tập ở học
sinh? Làm thế nào để học sinh có khả năng thích ứng cao để giải quyết những vấn
đề nảy sinh trong cuộc sống? Làm sao để nâng cao được chất lượng giáo dục mũi
nhọn một cách ổn định, bền vững? Đây là những câu hỏi đang đặt ra một thách
thức lớn đối với mỗi giáo viên, mỗi nhà trường và toàn ngành giáo dục. Trong q
trình bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên khơng chỉ là người cung cấp kiến thức cho
học sinh mà là người dẫn đường tin cậy để học sinh noi theo, chỉ cho học sinh
phương pháp tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất đảm bảo cho
việc học tập của các em. Vì vậy, trong q trình cơng tác giáo viên phải không
ngừng học tập, không ngừng rèn luyện, khơng ngừng đổi mới để tìm ra phương
pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân tài
cho địa phương và cho đất nước. Trong chương trình sinh học 8, nội dung các
chuyên đề được trình bày theo cấu trúc đi từ cấu tạo, chức năng đến cơ chế hoạt
động của các cơ quan trong cơ thể từ đó nêu ra các biện pháp bảo vệ, rèn luyện
mỗi cơ quan để có một cơ thể khỏe mạnh và ở chuyên đề bài tiết cũng có các nội
dung chính đó là: Đặc điểm cấu tạo, chức năng và cơ chế hoạt động của các cơ
quan trong hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết tránh các tác nhân có hại.Vậy
làm thế nào để học sinh nằm vững kiến thức cơ bản và nâng cao ở chuyên đề bài
tiết? Để trả lời câu hỏi này tơi mạnh dạn trình bày “Một số kinh nghiệm hướng
dẫn học sinh ôn tập chuyên đề bài tiết trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh
học lớp 8”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a.Thuận lợi:
* Về phía giáo viên:
Có nhiệt huyết, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao. Được giảng dạy
đúng chuyên môn đã học nên phát huy được hết những kiến thức, phương pháp
được đào tạo. Được tham gia dạy học và dự giờ tại các trường trong cụm nên có

thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp cùng mơn từ đó phát
huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của bản thân. Tham gia đầy đủ
các lớp tập huấn do phòng giáo dục tổ chức nên tiếp thu được những phương pháp
dạy học mới mang lại hiệu quả cao. Thường xuyên cập nhật và tiếp cận các tài liệu
dạy học trên mạng internet nên để nâng cao chất lượng đội tuyển.


5
* Về phía học sinh:
Được trang bị đủ sách giáo khoa và đa số các em đều ngoan, yêu thích bộ
môn, say mê hứng thú, chăm chỉ, cần mẫn.
Một số phụ huynh đã tạo mọi điều kiện để các em được học tập và nâng cao
kiến thức.
b. Khó khăn:
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ngồi nhiệm vụ giảng dạy các mơn
chính ban được đào tạo cịn phải dạy một số mơn khác trái ban, vừa phải bảo đảm
chất lượng đại trà, vừa phải hồn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, đồng thời
cịn phải kiêm nhiệm một số công tác khác như chủ nhiệm, phổ cập. Công tác tự
nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều
thời gian, tâm huyết cùng với đó là trách nhiệm nặng nề, áp lực cơng việc cũng là
những khó khăn không nhỏ đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng.
- Việc lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi môn sinh để ơn tập cũng gặp nhiều
khó khăn do ở khối 6,7 chưa thi học sinh giỏi cấp huyện môn sinh học, nên các em
học giỏi đã lựa chọn thi các mơn Tốn, Văn, Ngoại ngữ từ lớp 6.
- Thư viện nhà trường chưa có tài liệu tham khảo đầy đủ dẫn đến việc sưu
tầm tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy cịn hạn chế.
* Về phía học sinh:
- Đa số các em học sinh khi tham gia ôn đội tuyển học sinh giỏi môn sinh
đều chưa xác định được động cơ học tập rõ ràng do đó chất lượng thi học sinh giỏi

chưa cao.
- Thời gian để ôn học sinh giỏi không nhiều do các em phải học thêm nhiều
các môn khác. Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết
quả thi học sinh giỏi chưa cao.
- Phần lớn học sinh khi tham gia ôn đội tuyển học sinh giỏi môn sinh 8 chưa
nắm bản chất của từng bài trong chương bài tiết, mối quan hệ giữa các bài trong
chương và các dạng bài tập về bài tiết nên khi gặp phải câu hỏi hoặc bài tập với
cách hỏi khác đi thì các em thường lúng túng hoặc trình bày khơng đủ ý.
* Ngồi ra chưa có sự phối hợp đồng bộ, triệt để giữa gia đình nhà trường và
xã hội để cùng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn ở địa phương.
c. Kết quả khảo sát thực trạng:
Tôi đã khảo sát đội tuyển học sinh giỏi mà tôi trực tiếp bồi dưỡng từ năm
học 2015- 2016 đến năm học 2016-2017 và kết quả như sau:
* Khảo sát về mức độ hứng thú với mơn học.
Để tìm hiểu về mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia đội tuyển học sinh
giỏi môn sinh học, tôi đã tiến hành cho học sinh làm phiếu trắc nghiệm. Phiếu trắc
nghiệm như sau:
Tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học em cảm thấy:
a. Rất hứng thú
b. Hứng thú
c. Bình thường
d. Buồn chán
e. Rất buồn chán


6
Sau khi thu phiếu thống kê tơi có kết quả như sau:
Số học
Năm
sinh

học
tham
gia
20155
2016
20162017

6

Rất hứng
thú

Hứng thú

Bình
thường

Buồn
chán

Rất buồn
chán

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

0

0

0

0

3

60

1

20

1


20

0

0

0

0

4

66,7

2

33,3

0

0

* Khảo sát về mức độ tiếp thu kiến thức mơn học.
Để tìm hiểu về mức độ tiếp thu kiến thức môn sinh học, tôi tiếp tục cho học
sinh làm phiếu trắc nghiệm. Phiếu trắc nghiệm như sau:
- Mơn sinh học là mơn:
a. Rất khó
b. Khó
c. Bình thường

d. Dễ học
e. Rất dễ học
Tơi đã thu phiếu và kết quả thu được như sau:
Số học
Năm
sinh
học
tham
gia
20155
2016
20166
2017

Rất khó

Khó

Bình
thường

Dễ học

Rất dễ học

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

1

20

2

40

1

20

0

0


0

0

2

33,3

2

33,3

2

33,4

0

0

0

0

Qua khảo sát về mức độ hứng thú với môn học cũng như mức độ tiếp thu
kiến thức tôi thấy đa số các em tham gia khảo sát đều cho rằng học mơn sinh học là
khó và rất khó, chính vì đều đó nên tỉ lệ các em hứng thú với mơn học cũng rất
thấp, thậm chí khơng có hứng thú với mơn sinh học.
* Khảo sát chất lượng học sinh

Sau khi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh, tôi nhận thấy đa số học sinh
chưa nắm vững kiến thức, khi trình bày đáp án thì lập luận khơng chặt chẽ và trình
bày khơng đủ ý. Sau đây là một số sản phẩm về chất lượng bài làm của học sinh
trong đội tuyến học sinh giỏi năm học 2016-2017 trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Ví dụ 1: Nếu nước tiểu đầu được thải ra ngồi thì cơ thể sẽ như thế nào? Vì
sao?


7

(Ảnh chụp bài làm của học sinh sau khi giáo viên đã chấm và sử chữa)
Ví dụ 2: Bài tiết là gì? Hoạt động bài tiết do các cơ quan nào đảm nhiệm và
sản phẩm thải chủ yếu là gì?


8
(Ảnh chụp bài làm của học sinh sau khi giáo viên đã chấm và sử chữa)
Từ những thực trạng trên, trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tơi
đã lựa chọn được đội tuyển chính thức tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện ở mỗi
năm học thì chất lượng học sinh giỏi thấp và khơng có học sinh đạt giải. Cụ thể
như sau:
Số học sinh tham gia thi Số học sinh đạt giải HSG cấp
Năm học
HSG cấp huyện
huyện
2015-2016
2
0
2016-2017

2
0
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Sau đây tơi trình bày: Một số giải pháp nhằm hướng dẫn học sinh ôn tập
chuyên đề bài tiết trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8.
2.3.1. Giải pháp 1: Gây hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh.
a. Mục đích: Tạo được hứng thú học tập ở học sinh.
b. Cách tiến hành: Để gây được hứng thú học tập cho học sinh, trước hết
giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh, khi lên lớp giáo
viên phải tạo được bầu khơng khí tươi vui, thoải mái. Giáo viên không nên gây
căng thẳng nặng nề trong giờ học. Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của
học sinh, khơng nên gị ép học sinh vào khn phép cứng nhắc. Trong các buổi bồi
dường học sinh giỏi tôi đã lồng ghép tổ chức một số trò chơi để học sinh được thư
giản và giúp học sinh khắc sâu kiến thức, đồng thời đưa ra các câu hỏi dạng liên hệ
thực tế để các em trong đội tuyển thảo luận với nhau.
Ví dụ 1: Trị chơi hái hoa ghi điểm.
Trước buổi hướng dẫn ôn tập chuyên đề bài tiết, tôi yêu cầu học sinh ôn tập
kỹ kiến thức đã được học. Sau đó tơi xây dựng hệ thống câu hỏi và đưa cho học
sinh nghiên cứu trước. Hệ thống các câu hỏi như sau:
Câu 1: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ
quan nào đảm nhiệm?
Câu 2: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
Câu 3: Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?
Caau4: Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Câu 5: Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
Câu 6:Nêu các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
Câu 7: Các biện pháp để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
Trong buổi ôn tập tôi viết mỗi câu hỏi vào một mảnh giấy nhỏ và gấp lại thành
hình bơng hoa rồi gài lên các cành của cây, cành được đặt trên bục giảng.
Tôi gọi một học sinh hoặc học sinh tự xung phong lên hái cho mình một bơng

hoa, đọc to câu hỏi đã hái được cho các bạn nghe, rồi trả lời câu hỏi đó. Sau khi
học sinh trả lời song, tơi gọi học sinh khác nhận xét, sau đó tôi tổng kết lại và khen
ngợi nếu học sinh trả lời đúng, nếu học sinh trả lời chưa đúng tôi sẽ nhắc nhở học
sinh chú ý học tốt hơn. Tiếp tục với học sinh khác cũng như vậy.


9

(Ảnh minh họa giáo viên đang hướng dẫn luật chơi trò chơi hái hoa ghi điểm)

(Ảnh minh họa học sinh đang tham gia chơi trò chơi hái hoa ghi điểm)


10
Ví dụ 2: Vì sao người lớn có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Ở trẻ nhỏ
có hiện tượng tè dầm trong giấc ngủ?
(Câu 3; đề số 03; tuyển chọn đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 6,7,8; nhà
xuất bản Đại học sư phạm)
Trả lời:
- Ở người lớn: Phía dưới cơ vịng trơn của ống đái cịn có cơ vân đã phát
triển tồn diện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành và
phát triển thì hệ thần kinh sẽ chỉ đạo bài tiết nước tiểu theo ý muốn.
- Ở trẻ nhỏ: Do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh, nên khi
lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái thì sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ
bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu, điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ
đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh.
2.3.2.Giải pháp 2: Tận dụng thời gian hợp lý để trang bị kiến thức cho
học sinh.
a. Mục đích:
Có nhiều thời gian hơn để ôn luyện cho học sinh, đồng thời tránh quá tải và

không ảnh hưởng đến việc học các môn khác của học sinh.
b. Cách tiến hành:
Sau khi chọn được học sinh tham gia đội tuyển, tôi tiến hành lập kế hoạch
cho học sinh và cho mình một cách cụ thể. Tôi thực hiện nghiêm túc các buổi ôn
luyện theo kế hoạch của nhà trường.
Ngồi những buổi ơn theo kế hoạch của nhà trường, tôi đã vận dụng mạng
intenets để lập nhóm, dạy ơn luyện qua zoom hoặc fboock. Thường xun trao đổi
kiến thức với học sinh những khi rãnh rỗi ngồi giờ lên lớp.
2.3.3. Giải pháp 3: Hệ thống hóa kiến thức một cách hợp lí.
a. Mục đích:
Giúp học sinh nắm được kiến thức một cách logic và có hệ thống, từ đó thấy
được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức với nhau.
b. Cách tiến hành:
Các kiến thức trọng tâm ở chương bài tiết sẽ được khái quát dưới dạng sơ đồ
tư duy để các em dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc.
Ví dụ: Để tóm tắt nội dung chính của chun đề bài tiết tơi sử dụng sơ đồ tư
duy sau:


11

2.3.4. Giải pháp 4: Phân loại các dạng câu hỏi và hướng dẫn cụ thể các ý
cần trình bày.
a. Mục đích: Giúp học sinh phân loại được các dạng câu hỏi và trình bày đủ
các ý ở mỗi câu
b. Cách tiến hành:
Trong q trình ơn tập cho học sinh tơi luôn nắm vững phương châm dạy
chắc kiến thức cơ bản rồi năng cao dần dần và cuối cùng là hướng dẫn học sinh
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Qua đó giúp các em tự tin hơn
về khả năng năng lực của mình khi tiếp cận kiến thức và trả lời các loại câu hỏi

một cách đầy đủ và chính xác.
Với lượng kiến thức trong chuyên đề bài tiết, tôi phân loại thành các dạng
câu hỏi để tiến hành ôn luyện cho học sinh giúp học sinh nắm vững, khắc sâu kiến
thức.


12
Dạng 1: Dạng câu hỏi giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản
Ví dụ:
Câu 1: Bài tiết là gì? Hoạt động bài tiết do các cơ quan nào đảm nhiệm
và sản phẩm thải chủ yếu là gì?
- Bài tiết là hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã, chất độc hại khác
để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Hoạt động bài tiết do các cơ quan như phổi, thận, da đảm nhiệm. Trong đó
phổi đóng vai trị quan trọng trong việc thải loại khí cacbonic, thận đóng vai trị
quan trọng bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu, da thải mồ hôi.
Câu 2: Nêu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?
- Gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận,
mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước
tiểu. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
Câu 3: Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn
ra ở đâu?
- Quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu, diễn ra ở cầu thận
- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước, các ion cần thiết; diễn ra ở
ống thận
- Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa; diễn ra
ở ống thận để tạo thành nước tiểu chính thức.
Câu 4: Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
- Mỗi ngày cầu thận của một người trưởng thành lọc được 1440 lít máu và

tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu.
- Nhờ q trình hấp thụ lại mà sau đó chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức
được tạo thành dẫn xuống bể thận, rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.
- Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200 ml sẽ làm căng bóng đái, tang
áp suất trong bóng đái gây cảm giác buồn đi tiểu. Nếu cơ vòng mở ra (Có sự phối
hợp cơ của bóng đái và cơ bụng) nước tiểu sẽ thốt ra ngồi.
Câu 5: Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
- Vi khuẩn
- Khẩu phần ăn uống không hợp lý
- Nhịn đi tiểu lâu
Câu 6. Cơ sở khoa học của các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài
tiết nước tiểu?
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn Hạn chế tác hại cuả các vi khuẩn gây hại
cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước
tiểu


13
Khẩu phần ăn uống hợp lí:
- Khơng ăn q nhiều protein, quá
mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo
sỏi.
- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiều
chất độc hại
- Uống đủ nước.

- Không để thận làm việc quá nhiều và
hạn chế khả năng tạo sỏi

- Hạn chế tác hại của các chất độc

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
lọc máu được liên tục
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, Tạo điều kiện thuận lợi cho q trình tạo
khơng nên nhịn lâu
thành nước tiểu được liên tục, hạn chế
khả năng tạo sỏi.
Dạng 2: Các câu hỏi phân biệt giữa đơn vị kiến thức này với đơn vị
kiến thức khác.
Ví dụ:
Câu 1: Phân biệt nước tiểu đầu với máu?
Nước tiểu đầu

Máu

- Khơng có các tế bào máu và - Có các tế bào máu và protein
protein
- Nồng độ chất cặn bã cao hơn - Nồng độ chất cặn bã thấp hơn nước
trong máu
tiểu đầu
Câu 2: Phân biệt nước tiểu đầu với nước tiểu chính thức?
Nước tiểu đầu
- Được tạo ra từ quá trình lọc máu
ở cầu thận
- Nồng độ các chất hịa tan lỗng
hơn
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn
- Chứa ít các chất cặn bã và các
chất độc.


Nước tiểu chính thức
- Được tạo ra từ q trình hấp thụ lại và
bài tiết tiếp ở ống thận
- Nồng độ các chất hịa tan đậm đặc hơn
- Hầu như khơng cịn chất dinh dưỡng
- Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất
độc

Câu 3: Nước tiểu tại nang cầu thận khác với nước tiểu tại bể thận ở chỗ
nào? Tại sao nước tiểu đầu đi qua ống thận lại diễn ra quá trình hấp thụ lại?
(Câu 4; đề số 14; tuyển chọn đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 6,7,8; nhà
xuất bản đại học sư phạm)
- Nước tiểu tại nang cầu thận là nước tiểu đầu, còn nước tiểu tại bể thận là
nước tiểu chính thức.
- Nước tiểu tại nang cầu thận khác nước tiểu tại bể thận ở chỗ: Nước tiểu tại
nang cầu thận cịn có nhiều chất dinh dưỡng, nước và các muối khoáng cần thiết
cho cơ thể, chứa ít các chất cặn bã và chất độc hơn.


14
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận diễn ra quá trình hấp thụ lại là do trong
nước tiểu đầu cịn có nhiều chất dinh dưỡng, nước và các muối khoáng cần thiết
cho cơ thể.
Câu 4: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra
liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất
định. Có sự khác nhau đó là do đâu?
- Sự thải nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục là do
máu ln tuần hồn qua cầu thận nên nước tiểu được tạo ra liên tục.
- Sự thải nước tiểu chỉ xảy ra vào những lúc nhất định vì, khi lượng nước

tiểu trong bóng đái lên đến 200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng
ống đái mở ra kết hợp với sự co của cơ vịng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước
tiểu ra ngoài.
Dạng 3: Các câu hỏi dạng vận dụng để giải thích các hiện tượng có liên
quan đến bài tiết xảy ra trong thực tiễn.
Ví dụ:
Câu 1: Hiện tượng nước tiểu có màu vàng là do những nguyên nhân
nào?
Nước tiểu có màu vàng có thể do các nguyên nhân sau:
- Do viêm gan B (Vi rút viêm gan B)
- Uống không đủ nước
- Do thực phẩm đưa vào cơ thể
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
-Do dung thuốc
……
Câu 2: Nếu nước tiểu đầu được thải ra ngồi thì cơ thể sẽ như thế nào?
Vì sao?
(Đề thi giao lưu học sinh giỏi Huyện Cẩm Thủy năm học 2018-2019)
Nếu nước tiểu đầu được thải ra ngồi thì cơ thể sẽ thiếu các chất dinh dưỡng như
lipit, gluxit, nước và một số khoáng chất khác. Vì nước tiểu đầu được hấp thụ lại
các chất cần thiết ở ống thận như nước, chất dinh dưỡng, các ion Na +, Cl-,… để tạo
thành nước tiểu chính thức sau đó mới dồn xuống bóng đái và thải ra ngoài.
Câu 3: Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng như
thế nào đến sức khỏe?
Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay khơng
đi tiểu được, người bệnh đau dữ dội có thể kèm theo sốt. Nếu khơng được cấp cứu
kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 4: Bạn Huệ có thói quen uống ít nước và ăn mặn. Gần đây, bạn cho
biết mình đi tiểu ít và nước tiểu thường có màu vàng đậm. Em hãy dự đốn
thói quen ăn uống đó của bạn Huệ có thể là ngun nhân gây nên những bệnh

gì cho hệ bài tiết nước tiểu? Trong trường hợp này, em có thể đưa ra những
lời khun gì dành cho bạn Huệ và giải thích giúp bạn hiểu cơ sở khoa học
của lời khuyên đó?
- Thói quen ăn uống của bạn Huệ có thể là nguyên nhân gây nên một số
bệnh cho hệ bài tiết nước tiểu như bệnh sỏi thận, suy thận,viêm cầu thận,…


15
- Lời khuyên và giải thích cơ sở khoa học của lời khuyên dành cho bạn Huệ:
+ Lời khuyên: Bạn cần phải thay đổi thói quen ăn uống: Khơng ăn mặn nữa
và uống đủ nước
+ Cơ sở khoa học của lời khuyên:
Không ăn mặn: Không để thận làm việc quá nhiều dẫn đến suy thận và hạn
chế khả năng tạo sỏi. Uống đủ nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc
máu diễn ra liên tục.
Câu 5: Bạn Lan chia sẻ với ban Hoa rằng ‘Mình thường xuyên bị mắc
tiểu, có khi cứ 20 phút mình lại đi một lần và nước tiểu có mùi khai rất khó
chịu, liệu mình có mắc bệnh gì khơng cậu nhỉ?”. Bạn Hoa cho rằng: “ Cậu đi
tiểu nhiều lần chứng tỏ thận của cậu làm việc rất hiệu quả làm cho nhiều chất
cặn bã được thải ra ngoài, vậy nên cậu đừng quá lo lắng”. Theo em lời khuyên
của bạn Hoa đã hợp lí chưa, em sẽ khuyên Lan như thế nào?
- Lời khun của bạn Hoa là khơng hợp lí (sai) vì:
+ Khi thận làm việc có hiệu quả thì chứng tỏ chức năng lọc và hấp thụ nước,
muối khoáng cũng có hiệu quả, do đó lượng nước tiểu thải ra trong một ngày
không quá nhiều.
+ Tiểu nhiều, nước tiểu có mùi khai khó chịu chứng tỏ q trình tái hấp thu
của đơn vị thận làm việc không hiệu quả do đó đơn vị chức năng của thận có thể bị
bệnh.
- Lời khuyên dành cho bạn Lan là: Bạn Lan cần tới các cơ sở y tế để làm các
xét nghiệm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

2.3.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh giải bài tập xác định lượng
nước tiểu đầu được hình thành trong n ngày.
Khi biết lượng máu đi vào động mạch trong 1 phút, lượng máu ở động
mạch đi, % huyết tương vào cầu thận hoặc % tế bào máu và protein được giữ
lại ở cầu thận.
a. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng làm bài tập cho học sinh
b. Cách tiến hành: Tôi hướng dẫn học sinh cách giải như sau:
- Bước 1: Xác định lượng tế bào máu và protein không qua lỗ lọc trong 1
phút = % huyết tương và tế bào máu không qua lỗ lọc x lượng máu vào thận hoặc
= (100% - % tế bào máu và protein không qua lỗ lọc) x lượng máu vào cầu thận.
- Bước 2: Xác định lượng các chất còn lại vào cầu thận trong 1 phút = lượng
máu vào cầu thận – lượng tế bào máu và protein không qua lỗ lọc
- Bước 3: Xác định lượng nước tiểu đầu ở nang cầu thận trong 1 phút =
lượng các chất còn lại vào cầu thận - huyết tương ở động mạch đi.
- Bước 4: Xác định lượng nước tiểu đầu hình thành trong n ngày = lượng
nước tiểu hình thành trong 1 phút x số phút trong 1 ngày x n ngày.
Ví dụ: Mỗi phút động mạch thận của một người đưa 1200ml máu vào thận,
40% số đó là các tế bào máu và protein khơng qua lỗ lọc, khi đó ở động mạch đi
thấy chỉ còn 480 ml huyết tương (trừ protein). Hãy tính lượng nước tiểu đầu được
hình thành trong 10 ngày của người đó?
Giải:
- Thể tích tế bào máu và protein không qua lỗ lọc trong 1 phút


16
1200x40% = 480ml
- Thể tích các chất cịn lại vào cầu thận trong mỗi phút
1200 – 480 = 720ml
- Thể tích nước tiểu đầu trong mỗi phút là
720 – 480 = 240ml

- Thể tích nước tiểu đầu trong 10 ngày là
240 x 1440 x 10 = 3456000 ml
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Việc nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh ôn tập chuyên đề bài tiết trong bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Sinh học lớp
8” có ý nghĩa quan trọng đối với giáo viên, học sinh và nhà trường:
a. Đối với giáo viên
- Xây dựng được phương pháp dạy học phù hợp để gây được hứng thú học
tập giúp các em nắm vững kiến thức và vận dụng được kiến thức đã học vào thực
tiễn cuộc sống, để nâng cao chất lượng học sinh giỏi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới về phương pháp giáo dục hiện nay.
- Thông qua việc hướng dẫn học sinh nhận dạng, phân loại các câu hỏi lí
thuyết cũng như xây dựng các bước giải cụ thể đối với dạng bài bài tập sẽ giúp
giáo viên tạo được mối quan hệ thân thiết, cởi mở giữa giáo viên và học sinh từ đó
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
b. Đối với học sinh
- Gây được hứng thú học tập cho học sinh, tạo được tâm lí thoải mái, nhẹ
nhàng khi tiếp thu khiến thức, giúp các em ghi nhớ lâu hơn, vận dụng tốt hơn và
đem lại kết quả học tập cao nhất.
- Phát triển các năng lực cơ bản của học sinh như năng lực phân tích, tổng hợp,
so sánh và năng lực hợp tác để cùng giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
Sau khi học xong chuyên đề thì học sinh làn bài kiển tra, khi tiếp nhận đề kiểm
tra các em rất hứng thú và tỏ ra rất tự tin vào bản thân. Kết quả bài làm khá cao đã
chứng tỏ các em đã hình thành được các năng lực tư duy, năng lực nhận thức đặc
biệt là năng lực vận dụng kiến thức. Điều đó được minh chứng thơng qua sản phẩm
mà tôi thu được từ học sinh sau khi áp dụng sáng kiến:
Ví dụ1: Mỗi phút động mạch thận của một người đưa 1 lít máu vào thận, 40% số
đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Khi đo ở động mạch đi thì thấy chỉ cịn 480

ml. Hãy tính lượng nước tiểu đầu hình thành trong 5 ngày của người đó.
Học sinh đã trình bày đủ ý như sau:


17

Ví dụ2: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên
tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất
định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

c. Đối với nhà trường
Nâng cao được chất lượng giáo dục mũi nhọn cho nhà trường.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày ở trên vào bồi dưỡng học sinh
giỏi tôi đã khảo sát và thấy chất lượng học sinh giỏi môn sinh học 8 được nâng lên
rõ rệt. Riêng đối với học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi tham gia thi giao lưu
cấp huyện thì tất cả các câu hỏi, bài tập trong đề thi liên quan đến chuyên đề bài
tiết thì học sinh làm trọn vẹn một cách chính xác và đạt điểm tối đa.


18
Cụ thể số liệu khảo sát ở học sinh lớp 8 tham gia thi giao lưu học sinh giỏi
cấp huyện trường trung học cơ sở mà tôi đã giảng dạy sau khi áp dụng sáng kiến
trên thì kết quả đạt được như sau:
Năm học
Số học sinh tham gia thi Số học sinh đạt giải HSG cấp huyện
HSG cấp huyện
2017-2018
1
1 (khuyến khích)
2018-2019

1
1 (Giải ba)
2019-2020
2
2 (khuyến khích)
Như vậy, sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thì chất lượng mũi nhọn mơn
sinh 8 đã tăng lên rõ rệt và tương đối ổn định. Cụ thể: tỉ lệ học sinh tham gia đạt
giải là 100% .
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn giảng dạy, tôi rút
ra những bài học kinh nghiệm như sau:
- Một là: Khi giảng dạy, giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học
sinh.
- Hai là: Khi giảng dạy giáo viên phải kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa lý
thuyết và bài tập để củng cố lý thuyết, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý
thuyết để giải bài tập.
- Ba là: Bồi dưỡng học sinh giỏi theo chuyên đề sẽ giúp học sinh dễ nhận
biết các dạng bài và nắm chắc cách giải cho từng dạng bài và nắm kiến thức một
cách có hệ thống giúp các em vận dụng tốt hơn các kiến thức đã học.
- Bốn là: Giáo viên phải biết phân loại các dạng câu hỏi và bài tập, chuẩn bị
thật kỹ nội dung cho mỗi dạng câu hỏi và bài tập cần bồi dưỡng cho học sinh. Xây
dựng được cách giải các dạng bài tập đó. Sau mỗi chun đề ơn tập giáo viên phải
luôn chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả, sửa chữa rút kinh nghiệm và
nhấn mạnh những sai sót mà học sinh thường mắc.
- Năm là: Giáo viên phải thực sự tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi, thường xuyên học hỏi, nghiên cứu tài liệu, cập nhật đề thi học sinh giỏi môn
sinh học các cấp và tận dụng mọi thời gian hợp lí để bồi dưỡng cho học sinh.
Kinh nghiệm mà sáng kiến đưa ra rất dễ áp dụng và đem lại hiệu quả cao
không chỉ với chuyên đề bài tiết trong mơn sinh học 8 mà cịn có thể áp dụng được

cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các chuyên đề khác của môn sinh học 8 và bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn sinh học nói chung. Theo tơi giải pháp trong đề tài này
cũng có thể áp dụng đối với các môn học khác, ở các khối lớp khác nhau của giáo
dục phổ thông. Một số kinh nghiệm trong đề tài này khơng chỉ thích hợp đối với
học ở đơn vị tơi cơng tác mà cịn phù hợp với học sinh ở các vùng miền khác nhau.
Áp dụng một số kinh nghiệm này trong bồi dưỡng học sinh giỏi đã tạo được hứng
thú học tập và phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh, nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8.


19
3.2. Kiến nghị
3.2.1 Đối với nhà trường.
- Mua sắm đầy đủ các phương tiện dạy học còn thiếu như: tranh ảnh, mơ
hình và dụng cụ thí nghiệm và các tài liệu, sách nâng cao để hỗ trợ cho việc lĩnh
hội kiến thức của học sinh
- Có chế độ động viên khuyến khích kịp thời đối với giáo viên và học sinh
đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
3.2.2. Đối với Phòng giáo dục.
- Tổ chức thi giao lưu học sinh giỏi môn sinh học ngay từ khối lớp 6 để giáo
viên lựa chọn được đội tuyển và có kế hoạch bời dưỡng, từ đó nâng cao chất
lượng bộ mơn.
- Tổ chức các buổi giao lưu về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với giáo viên
đội tuyển ở trong huyện và các huyện thường xuyên có kết quả cao trong bồi
dưỡng học sinh giỏi các cấp như giáo viên đứng đội tuyển ở các huyện Thạch
Thành, Hoằng hóa, Hậu Lộc, Nông Cống, để tôi và các giáo viên tham gia ôn đội
tuyển có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng từ giáo viên ở các huyện
nói trên.
3.2.3. Đối với địa phương:
- Huy động mọi nguồn lực hiện có để làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục

nhằm tránh hiện tượng học sinh chán học, bỏ học giữa chừng để giáo viên yên tâm,
tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọn.
Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã được bản thân tôi ứng dụng vào thực
tiễn giảng dạy ở trường THCS trong quá trình cơng tác, tơi mạnh dạn khẳng định
có tính hiệu quả cao, rất mong được đồng nghiệp tham khảo, ứng dụng và góp ý
kiến.
Với thời gian và kiến thức có hạn, hơn nữa việc kiểm nghiệm đề tài mới chỉ
ở một lượng nhỏ học sinh, tuy có đạt kết quả khả quan nhưng trong q trình trình
bày khơng tránh khỏi những thiếu sót và có thể cịn có các kinh nghiệm khác hiệu
quả hơn. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía bộ phận chun mơn,
các thầy cơ giáo để sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn, đồng thời bản thân tôi
cũng rút được kinh nghiệm trong giảng dạy những năm học tiếp theo. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng

Trần Văn Hùng

Cẩm Liên, ngày 19 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Bùi Thị Nghị


20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT
1
2
3

4

6
7
8

Tên tài liệu tham khảo

Nhà xuất bản, Chủ biên
Nhà xuất bản đại học quốc
Sách bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8
gia Hà Nội
Sách giáo khoa sinh học 8.

Nhà xuất bản Giáo dục

Sách giáo viên môn sinh học 8.

Nhà xuất bản Giáo dục

Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
ở trường trung học cơ sở môn sinh học trung Nhà xuất bản giáo dục
học cơ sở.
Sách tuyển chọn đề thi bồi dưỡng học sinh Nhà xuất bản Đại học sư
giỏi lớp 6,7,8 môn sinh học

phạm
Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh học
Nhà xuất bản Giáo dục
8.
Các dạng đề thi học sinh giỏi môn sinh học 8 Mạng internet và từ đồng
và 9.
nghiệp dạy sinh học

DANH MỤC


21
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Nghị
Chức vụ và đơn vị công tác: TH&THCS Cẩm Liên

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại
(Phòng, Sở, Tỉnh)

1.

Một số kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi lớp 9


Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD & ĐT
Cẩm Thủy

Loại B

Năm học
2015-2016

Phòng GD & ĐT
Cẩm Thủy

Loại B

Năm học
2016-2017

Phòng GD & ĐT
Cẩm Thủy

Loại C


Năm học
2017-2018

Phòng GD & ĐT
Cẩm Thủy

Loại C

Năm học
2018-2019

giải bài tập các quy luật di
truyền của Menđen ở tường
2.

THCS Cẩm Liên
Một số kinh nghiệm hướng
dẫn giải bài tập mơn sinh
học lớp 8 trong q trình
bồi dưỡng học sinh giỏi ở

3.

trường THCS Cẩm Liên.
Phương pháp dạy học sơ đồ
hóa chương hệ tuần hồn
mơn sinh học 8 ở trường
THCS Cẩm Liên

4.


Rèn kỹ năng khai thác kiến
thức qua kênh hình mơn
sinh học 6, nhằm gây hứng
thú học tập cho học sinh ở
trường thcs.

---------------------------------------------------ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
NHÀ TRƯỜNG


22
.Sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu cấp

trường. .............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Xếp loại:...A...........................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

Chủ tịch

Trần Văn Hùng


23
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY


Sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu
Xếp loại:

B
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
Chủ tịch

Nguyễn Thanh Sơn


24
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT
Chủ tịch


×