Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Một số kinh nghiệm sử dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn trong giảng dạy sinh học 8 ở trường THCS dân tộc nội trú bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.36 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HÌNH ẢNH VÀ CÁC
ĐOẠN PHIM NGẮN TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 8 Ở
TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Lê Thị Trang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Dân Tộc Nội Trú Bá Thước
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2021

0


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Thiết kế bài giảng


2.3.2. Sưu tầm các hình ảnh và đoạn phim liên quan đến bài giảng
2.3.3. Xử lý hình ảnh và đoạn phim
2.3.4. Thiết kế bài giảng có sử dụng các hình ảnh và đoạn phim
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

TỪ VIẾT TẮT
THCS
SGK

SGV
SBT
PHT
SKKN
PPDH
TK
GV
HS
SL

NỘI DUNG
Trung học cơ sở
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Sách bài tập
Phiếu học tập
Sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học
Thần kinh
Giáo viên
Học sinh
Số lượng

Trang 01
Trang 01
Trang 01
Trang 01
Trang 02
Trang 02
Trang 02

Trang 02
Trang 04
Trang 04
Trang 05
Trang 06
Trang 07
Trang 18
Trang 18
Trang 19
Trang 19
Trang 19
Trang 19
Trang 20


2
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu
cầu mới đối với nền giáo dục Việt Nam. Trong đó, việc đổi mới PPDH địi hỏi
những điều kiện thích hợp về nội dung, phương tiện, cơ sở vật chất, tổ chức dạy
học và PPDH là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Và hiện
nay, các nhà trường cũng như GV đang nỗ lực đổi mới PPDH chú trọng việc
hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học
trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Trong dạy học nói chung, giảng dạy mơn Sinh học nói riêng thì phát huy tính
tích cực, tự lực, sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm
việc của người học là một định hướng mang tính thiết thực, HS đến với kiến
thức Sinh học thông qua quan sát trực quan hình ảnh, mơ hình, video,... để tư
duy logic hình thành, phát triển năng lực khoa học tự nhiên. Nhưng trước nguồn

tư liệu dồi dào từ nhiều kênh thơng tin khác nhau như: truyền hình, báo, đài và
đặc biệt là qua mạng Internetr ... thì việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học
sao cho phù hợp và hiệu quả là điều mà mỗi GV cần quan tâm hơn nữa.
Môn Sinh học 8 là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các vấn đề về con
người, riêng SGK đã được in màu với nhiều hình ảnh về các nội dung, song đây
mới chỉ là các hình ảnh tĩnh, thuận lợi cho việc tìm hiểu kiến thức về mặt cấu tạo
giải phẫu, mang tính chất đại diện, điển hình, đơi khi làm HS bị giới hạn và thụ
động trong hình thành năng lực kĩ năng, kiến thức. Do đó để hạn chế được
nhược điểm này cũng như tăng thêm hiệu quả và hứng thú cho HS trong tiết học
Sinh học 8, tơi đã sưu tầm, tìm kiếm thêm và xử lí các đoạn phim, các hình ảnh
liên quan đến chương trình để đưa vào giảng dạy.
Xuất phát từ tình hình thực tế của HS, bản thân tơi qua việc giảng dạy Sinh
học 8 đã rút ra “Một số kinh nghiệm sử dụng hình ảnh và các đoạn phim
ngắn trong giảng dạy Sinh học 8 ở trường THCS Dân tộc Nội trú Bá thước”.
Với đề tài này, tôi mong muốn được nâng cao chất lượng và tạo sự hứng thú cho
HS khi đến với mơn Sinh học nói chung và Sinh học 8 nói riêng, nâng cao hiệu
quả học tập và kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan khi học tập.
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
Là GV giảng dạy bộ môn Sinh học, bản thân tôi luôn muốn có những giờ học
đạt hiệu quả cao, HS học tập hứng thú, tích cực, chiếm lĩnh được kiến thức bộ
mơn. Song để thực hiện được nhiệm vụ này lại không hề đơn giản vì thời gian
một tiết học có hạn, nội dung kiến thức, hình ảnh thường nhiều. Vì vậy mục đích
của tơi khi thực hiện đề tài này là góp phần thúc đẩy kĩ năng khai thác thơng tin,
kiến thức bài học cho GV và HS khi sử dụng hình ảnh và các đoạn video ngắn
trong dạy học Sinh học 8.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
HS lớp 8A, 8B trong năm học 2019- 2020 ở trường THCS Dân tộc Nội trú Bá
Thước.
Các tiết dạy có sử dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn trong chương trình
Sinh học 8.

2


3
Đồ dùng dạy học trực quan: tranh ảnh, đoạn video ngắn trong chương trình
Sinh học 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu những tài liệu
có liên quan đến hình ảnh, đoạn video ngắn. Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn
kiến thức kĩ năng bộ môn Sinh học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra khảo sát nắm bắt tình hình thực tế.
+ Qua một số tiết dạy cụ thể của bản thân.
+ Tham khảo tài liệu bồi dường thường xuyên, chun đề.
+ Tìm hiểu thơng tin trên mạng internet...
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy trên
lớp, ý kiến góp ý của đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Cho HS làm thu hoạch hoặc báo cáo nhỏ sau quan
sát, cho điểm thực chất của HS để đối chứng.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng bài làm, mức độ tích cực của HS
khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Sinh học 8 là môn khoa học tự nhiên, nội dung nghiên cứu là con người với
các đặc điểm cấu tạo và sinh lý cơ thể. Trong SGK có rất nhiều hình vẽ, ngồi ra
cịn có rất nhiều video biểu diễn hoặc mơ tả các đặc điểm cấu tạo, các q trình,
thí nghiệm khá đầy đủ. Việc sử dụng và khai thác các kênh hình trong SGK, các
đoạn video một cách có hiệu quả sẽ hình thành những kĩ năng, tri thức cơ bản và
vận dụng chúng vào lĩnh hội kiến thức mới, GV cũng có điều kiện để sử dụng
các phương pháp và hình thức dạy học đa dạng, nâng cao hiệu quả giáo dục. Mặt

khác nó cũng giúp GV trong việc kiểm tra, đánh giá đạt chất lượng hơn. Điều
này phù hợp với quy luật nhận thức môn học và mục tiêu giáo dục của mơn Sinh
học 8. Các hình ảnh, video trong chương trình Sinh học 8 khá đơn giản, dễ xây
dựng, dễ vận dụng.
Vì vậy, GV hướng dẫn HS phương pháp nghiên cứu hình ảnh và các đoạn
video ngắn cần chú ý phát huy tính tích cực, sáng tạo của từng HS, chứ khơng
gị ép theo khn mẫu. Người GV phải biết khơi gợi những liên tưởng của HS,
kích thích và phát triển ở các em những nhu cầu khám phá và khát vọng nhận
thức cái mới qua hình ảnh và các đoạn video ngắn. Do đó việc hình thành kĩ
năng khai thác thơng tin trong hình ảnh và các đoạn video ngắn cho HS là điều
rất quan trọng, đặc biệt là HS lớp 8, làm cơ sở để các em hình thành các năng
lực khoa học tự nhiên.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm 2007 - 2008 ngành giáo dục đã phát động phong trào “Ứng dụng công
nghệ thông tin vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học” và lấy đó làm chủ
đề của năm học.

3


4
Năm học 2011-2012 Bộ GD&ĐT cũng có cơng văn số 4906 BGDĐT- CNTT
ngày 27/07/2011 V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cơng nghệ thơng tin năm
học 2011-2012.
Vì vậy, trong những năm qua khả năng ứng dụng và khai thác nguồn tài
nguyên công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của GV THCS đã đạt nhiều
kết quả khả quan. Huyện Bá Thước là một huyện miền núi, cơ sở vật chất phục
vụ cho cơng tác dạy và học cịn nhiều khó khăn, tuy vậy trong những năm gần
đây việc đưa các bài giảng điện tử vào giảng dạy đã trở nên phổ biến ở nhiều
trường THCS. Tuy nhiên thông qua dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp tôi nhận

thấy vẫn cịn có một số hạn chế sau:
- Việc thiết kế các bài giảng điện tử chỉ mới dừng lại ở việc đưa các hình ảnh
có trong SGK hoặc một vài hình ảnh tĩnh khác vào giảng dạy.
- Nhiều GV sử dụng các bài giảng điện tử có chất lượng hình ảnh khơng tốt.
- Ngồi ra khi thiết kế các bài giảng có sử dụng các hình ảnh và đoạn phim
ngắn mất rất nhiều thời gian, nhất là cơng đoạn tìm kiếm và xử lý hình ảnh, đoạn
phim ... Nhiều GV còn lúng túng trong việc kết nối dữ liệu, chèn hình ảnh, truy
cập Internet để Download tư liệu, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm
cho việc đưa các hình ảnh và đoạn phim trong giảng dạy chưa thực sự hiệu quả
và phổ biến. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc nâng cao hiệu quả bài dạy,
chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, điều đó đã thơi thúc
tơi cần phải thực hiện vận dụng những sáng kiến trong giảng dạy để góp phần
đổi mới PPDH nâng cao chất lượng bộ môn;
Sau đây là kết quả khảo sát đối với HS khối 8 ở trường THCS Dân tộc Nội
trú Bá Thước trong năm học 2019 - 2020 để kiểm tra thực trạng việc học tập của
HS trong năm học qua 2 bảng sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ tích cực học tập mơn sinh học của
HS
Mức độ tích cực học tập của HS
Nội dung khảo sát

Lớ
p

Số
HS

Bình
thường


Tích cực
SL

%

SL

%

1. Chuẩn bị bài và làm bài 8A 30
4
13,3 20 66,7
tập ở nhà.
8B 30
5
16,7 18 60
2. Tinh thần học tập ở lớp.
8A 30
6
20
15 50
8B 30
5
16,7 19 63,3
Bảng 2: Khảo sát kết quả học tập môn sinh học 8 đầu năm.
Xếp loại
Nội dung khảo sát
Số
Lớp
Giỏi

Khá
TB
HS
Kết quả học tập
(chất lượng)

8A

30

Chưa tích
cực
SL

%

6
7
9
6

20
23,3
30
20

Yếu

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

5

16,
7

10

33,
3

14

46,
6

1


3,3

4


5
8B

30

4

13,
3

9

30

14

46,
6

3

10

Phân tích kết quả khảo sát cho thấy:

- Tỉ lệ HS tích cực học tập ở nhà thấp, cao nhất chỉ đạt 16,7%: chuẩn bị
bài và làm bài tập ở nhà.
- Chất lượng học tập bộ môn thấp: tỉ lệ HS xếp loại giỏi ít, chỉ từ 13,3-16,7%.
Tỉ lệ xếp loại yếu cịn cao, có lớp tới 6,67%.
Từ thực tế đó đã thơi thúc tơi phải tìm biện pháp để nâng cao hứng thú học
tập cho HS, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học cho HS. Tôi đã
nghiên cứu, tìm tịi và mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp sử dụng hình
ảnh và các đoạn phim ngắn cho HS lớp 8 trong năm học 2019 - 2020, sau khi
thực nghiệm tôi thấy chất lượng học tập môn Sinh học của HS được nâng lên rõ
rệt: HS có sự chuẩn bị bài ở nhà và học bài cũ đầy đủ và có chất lượng tốt hơn;
trong các tiết học HS hoạt động chủ động và sôi nổi hơn; nhiều HS mạnh dạn
đưa ra các câu hỏi cho GV và các bạn; tỉ lệ HS khá - giỏi tăng lên rõ rệt,...
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1. Thiết kế bài giảng:
GV tiến hành soạn giáo án lên lớp - lập kế hoạch chi tiết, cụ thể toàn bộ hoạt
động dạy và học trong giờ lên lớp. Đặc biệt cần xác định:
Bước 1: Xác đinh mục tiêu của bài học dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng, mục
tiêu về phẩm chất và năng lực, trọng tâm của bài học
Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan
Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, chú ý
dự kiến những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và
cách đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập chủ động, tích cực.
Trong bước 4 cần đưa ra được PPDH phù hợp với kiểu bài. Lưu ý việc tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, giáo dục kỹ năng
sống ... trong giảng dạy. Từ đó xây dựng và định hướng các hoạt động học tập
của học sinh, xác định hoạt động nào tổ chức theo nhóm, hoạt động nào cá nhân,
hoạt động nào trên lớp, hoạt động nào ở nhà ... Tổ chức các hoạt động kiểm tra
đánh giá học sinh theo mục tiêu đã đặt ra.
Khi lựa chọn phương tiện dạy học cần xác định:

+ Nội dung hình ảnh, đoạn phim là gì?
+ Nguồn tư liệu lấy từ đâu?
+ Mục đích sử dụng: dùng để khai thác kiến thức mới, để củng cố hay để mở
rộng, nâng cao kiến thức cho HS.
Lưu ý: GV phải xác định được hình ảnh, đoạn phim nào là cần thiết, phù hợp
cho bài dạy đó, khơng được lạm dụng đưa quá nhiều tư liệu vào bài giảng gây
nhiễu cho HS. Việc sử dụng hình ảnh hay đoạn phim phải đảm bảo phù hợp với
nội dung bài học, giúp thực hiện được mục tiêu bài học và tăng cường được sự
tích cực học tập của HS.
Nếu việc sử dụng hình ảnh hay đoạn phim nhằm để liên hệ, mở rộng hay nâng
cao kiến thức cho HS thì cũng nên lựa chọn hình ảnh, đoạn phim điển hình, chứa
5


6
đựng những thơng tin cần thiết, có ích cho việc tiếp thu bài học, đáp ứng được
tính ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh của HS. Tránh việc sử
dụng hình ảnh hay đoạn phim tuỳ tiện làm phân tán sự chú ý của HS và làm
loãng kiến thức.
Ví dụ:
Bài 3. Tế bào: Trong hoạt động hình thành kiến thức về cấu tạo tế bào có thể
khai thác hình 1 yêu cầu HS xác định các thành phần cơ bản của tế bào.

Hình 1: Cấu tạo tế bào

6


7
Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể: Trong hoạt động hình thành kiến

thức về các thành phần cấu tạo của máu có thể dùng hình 2 để u cầu HS xác
định các thành phần của máu và nhận dạng các loại tế bào máu.

Hình 2: Các loại tế bào máu

Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày: Trong hoạt động hình thành kiến thức về cấu tạo
dạ dày có thể dùng hình 3 để yêu cầu HS xác định được cấu tạo của dạ dày.

Hình 3: Cấu tạo của dạ dày

7


8

Bài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu: Trong hoạt động hình thành
kiến thức về cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu có thể dùng hình 4 và 5 để yêu cầu HS
xác định được cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu, cấu tạo của thận, cấu tạo của các
đơn vị chức năng, cấu tạo của nang cầu thận và cầu thận.

Hình 4: Cấu tạo hệ bài tiết

8


9

Hình 5: Cấu tạo của thận

9



10

Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: Trong hoạt
động vận dụng kiến thức có thể dùng các hình 6, 7, 8, 9, 10 phần phụ lục để yêu
cầu HS phân biệt đâu là phản xạ khơng điều kiện, đâu là phản xạ có điều kiện.

Hình 6: Phản xạ ở trẻ em
10


11

a

b

Hình 7: Dừng xe khi đèn đỏ

Hình 8: Thực hiện nghi thức chào cờ
11


12

2.3.2. Sưu tầm các hình ảnh và đoạn phim liên quan đến bài giảng:
Việc sưu tầm các hình ảnh và đoạn phim phục vụ cho công tác giảng dạy cần
được tiến hành trong một quá trình lâu dài. Bản thân tơi đã có ý thức tích luỹ và
sưu tầm các hình ảnh và đoạn phim liên quan đến bộ mơn Sinh học nói chung và

liên quan đến cấu tạo cơ thể người nói riêng từ nhiều năm nay. Sau khi sưu tầm
được cần phân loại và lưu giữ ở những thư mục hoặc cặp riêng để tiện cho việc
tìm kiếm khi cần sử dụng. Có nhiều cách để sưu tầm hình ảnh và đoạn phim, tơi
xin nêu một vài cách làm mà tơi đã tiến hành có hiệu quả:
- Sưu tầm hình ảnh từ các trang sách, báo, các tài liệu, atlat, tạp chí ... sử dụng
máy quét ảnh để lưu ảnh ở dạng tập tin điện tử (thông qua các cửa hàng in ấn,
quảng cáo) hoặc dùng máy ảnh điện tử chụp lại. Việc làm này mất khá nhiều
thời gian, hình ảnh thu được thường khơng sắc nét, màu sắc không chuẩn như
ảnh gốc.
- Mua các đĩa VCD về giải phẫu người có bán trên thị trường hoặc liên hệ tại
các đài truyền hình. Sưu tầm theo cách này cũng gặp nhiều khó khăn vì lượng
đĩa VCD có nội dung về giải phẫu người có bán trên thị trường thường rất hiếm,
thường chỉ có ở ít các cửa hàng bán đồ dùng dạy học, chất lượng hình ảnh do in
sao thủ công nên cũng không đảm bảo.
- Khai thác nguồn tài nguyên từ mạng Internet. Đây là kho tư liệu khổng lồ,
nếu biết cách khai thác nó thì rất hiệu quả, do vậy tôi ưu tiên chọn cách khai thác

12


13
theo hướng này. Tôi xin nêu một vài thủ thuật khi tải hình ảnh và đoạn phim trên
mạng Internet:
+ Tải hình ảnh: Vào trang Google.com.vn gõ vào thanh cơng cụ tìm kiếm từ
khố (tên bộ phận, q trình sinh học ...) cần tìm. Chọn chức năng tìm kiếm hình
ảnh sau đó bấm enter ta đã có một loạt trang Websile hiển thị hình ảnh có liên
quan, khi đó ta dễ dàng chọn được hình ảnh cần tìm. Hoặc vào trang
Google.com gõ vào thanh cơng cụ tìm kiếm từ khố là tên khoa học của bộ phận
cần tìm ta cũng có thể tìm kiếm được hình ảnh cần tìm từ các trang Websile
nước ngoài.

+ Tải video: Vào trang gõ vào thanh cơng cụ tìm
kiếm từ khố chúng ta sẽ thấy có rất nhiều trang Websile hiện ra. Sau khi mở
trang Websile ta sẽ xem được các đoạn phim và tìm được các đoạn phim mong
muốn. Sử dụng phần mềm Internet Download Manager để tải video.
Để tải được hình ảnh hoặc các đoạn phim từ trang websile này, chúng ta vào
trang tìm kiếm Google.com.vn gõ vào thanh cơng cụ tìm kiếm từ khố cần tìm
kiếm, bấm Enter. Khi đó một loạt hình ảnh và các đoạn phim về đời sống và cấu
tạo cơ thể người cần tìm hiện ra, chúng ta có thể xem trước để lựa chọn được
các hình ảnh hoặc đoạn video cần tìm và tải về máy. Ví dụ muốn có những đoạn
phim về Bạch cầu ta có thể gõ vào thanh cơng cụ tìm kiếm của trang
Google.com.vn cụm từ: Video hoạt động của Bạch cầu (hình 11 phụ lục). Sau
khi chọn được video phù hợp bạn chỉ cần tải về.

13


14
2.3.3. Xử lý các hình ảnh và đoạn phim.
- Xử lý hình ảnh: Sau khi đã tìm được các hình ảnh mong muốn, để có những
hình ảnh đẹp mắt, rõ nét GV có thể dùng phần mềm Photoshop hoặc phần mềm
Paint để cắt dán hình. Nhưng để thuận tiện hơn và mất ít thời gian hơn tơi dùng
chức năng của Crop trên thanh công cụ piture để cắt dán viền ngồi các hình
ảnh, cách này đơn giản mà vẫn được những hình ảnh sắc nét.
Cách tiến hành: Trong chương trình Microsoft Ofice PowerPoint - Khởi động
chương trình MS PowerPoint. Chèn hình cần xử lý vào các slide trống. Bấm
chuột phải vào hình ảnh, chọn Show Piture Toolbar. Chọn chức năng Crop (Biểu
tượng ). Dùng chuột dịch chuyển các điểm nút trên ảnh vào bên trong ảnh để
cắt những phần không cần thiết. Sau khi xử lý ta có được hình ảnh như mong
muốn.
- Xử lý các đoạn phim: Sau khi tải được các đoạn phim về máy, có nhiều phim

khơng xem được vì chương trình xem video phổ biến được cài đặt kèm windows
trong máy tính hiện nay khơng hỗ trợ để đọc định dạng của đoạn phim đó (các
phim tải về từ Internet chủ yếu có định dạng FLV, với định dạng này phần mềm
MS PowerPoint không hỗ trợ chạy trên nền của nó). Cũng có những đoạn phim
tải về máy lại quá dài, chứa nhiều nội dung về nhiều loài động vật khác mà thời
gian của một tiết học khơng cho phép sử dụng đoạn phim đó. Do vậy tôi dùng
hai phần mềm E.M Total Video Converte và Ultra Video Splitter v 4.1 để đổi
đuôi và cắt đoạn video đã sưu tầm được.
+ Sử dụng phần mềm đổi định dạng phim E.M Total Video Converter: chọn
New task, chọn Import file, chọn file cần chuyển và bấm open. Chọn định dạng
sẽ chuyển thành (có thể là các đi avi, mpeg, mov, mpg, wmv ... đều được phần
mềm PowerPoint hỗ trợ chạy trên nền của nó nhưng nên chọn dạng wmv). Tại
mục Output đánh địa chỉ lưu tập tin sau khi đổi định dạng, cuối cùng chọn
Convert Now để bắt đầu quá trình chuyển đổi.
+ Sử dụng phần mềm Ultra Video Splitter v 4.1 để cắt video sưu tầm được thành
các đoạn video ngắn. Sau khi cài đặt và khởi động chương trình Ultra Video
Spliter v 4.1 sẽ hiện cửa sổ giao diện của chương trình, chọn file (Video- Biểu
tượng dấu cộng “+”) và chọn open. Chọn điểm bắt đầu cắt bằng cách chuyển
thanh bar đến vị trí bắt đầu và bấm vào biểu tượng “<” , để chọn điểm kết thúc
ta di chuyển thanh bar đến vị trí kết thúc và bấm vào biểu tượng “>” hoặc cũng
có thể chọn điểm bắt đầu bằng cách gõ trực tiếp thời gian vào mục Start time và
chọn điểm kết thúc bằng cách gõ thời gian vào mục End time. Tại mục OutPut
Folder chọn địa chỉ nơi lưu video sau khi cắt, tại mục OutPut Format chọn định
dạng đoạn phim sau khi cắt, cuối cùng chọn Split để cắt đoạn phim từ điểm bắt
đầu đến điểm kết thúc.

14


15


2.3.4. Thiết kế bài giảng có sử dụng các hình ảnh và đoạn phim.
Để tạo sự hứng thú cho HS trong tiết học môn Sinh học, chất lượng giảng dạy
đạt kết quả cao, HS hiểu bài ngay tại lớp, tôi đã cung cấp thêm cho các em
những hình ảnh sinh động, những đoạn phim về các quá trình chuyển biến thay
đổi của hiện tượng, sự vật diễn ra trong và ngồi cơ thể sinh vật thơng qua phần
mềm MS PowrPoint.
Sau khi đã xử lí và có được những hình ảnh, đoạn phim cần thiết, tôi tiến hành
thiết kế bài dạy trên MS PowerPoint dựa trên giáo án đã soạn. Sau khi soạn
xong, chạy thử từng phần và toàn bộ các sile để kiểm tra và điều chỉnh sai sót về
kỹ thuật trên máy vi tính, cuối cùng đóng gói bài giảng, copy vào USB để chạy
thử trên máy khác.
Sau khi nghiên cứu tồn bộ nội dung chương trình, tơi thấy trong chương trình
Sinh học 8 có nhiều bài giảng có thể đưa thêm các hình ảnh và đoạn phim ngắn
vào tiết học một cách hiệu quả.
Với cách làm như trên tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm các tiết học có sử dụng
hình ảnh và các đoạn phim ngắn tại lớp 8A trường THCS Dân tộc Nội trú Bá
Thước năm học 2019 - 2020.
Bài 6 (Tiết 6) sinh học 8: PHẢN XẠ
Bài 14 (Tiết 14) sinh học 8: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
(Các đồng nghiệp có thể tham khảo giáo án và hình ảnh, video phần phụ lục)
Là hai trong số các tiết học có áp dụng cách làm trên mà tôi dạy trong
sinh hoạt tổ chuyên môn với sự theo dõi, đóng góp ý kiến từ các thành viên
trong tổ. Cả 2 tiết học HS đều hoạt động tích cực, hình thành được các phẩm
chất và năng lực theo yêu cầu ở người học, được đồng nghiệp đánh giá cao và
15


16
nhận định đây là cách làm có nhiều sáng tạo cần được nhân rộng và triển khai ở

nhiều tiết dạy khác.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Ngay sau khi kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2019 – 2020 tôi đã
nghiên cứu, thiết kế và đưa các bài giảng có sử dụng hình ảnh và các đoạn phim
ngắn vào các tiết học Sinh học 8A, thấy việc làm này có ý nghĩa thực tế rất lớn,
tỷ lệ HS hứng thú học tập cũng như chất lượng của HS lớp 8A tăng lên rõ rệt so
với lớp 8B không được áp dụng sáng kiến này. Tuy nhiên để thực hiện được
cơng việc này địi hỏi mỗi GV cần phải đầu tư chuẩn bị cả về nội dung cũng như
trang thiết bị và kể cả kinh phí cho hoạt động thật chu đáo. Khơng những thế địi
hỏi mỗi GV thật sự nhiệt tình, tận tâm với cơng việc.
Bảng 3: Kết quả khảo sát mức độ tích cực học tập mơn sinh học của HS
sau khi kết thúc năm học 2019 - 2020
Mức độ tích cực học tập của HS
Nội dung khảo sát

Lớ
p

1. Chuẩn bị bài và làm bài 8A
tập ở nhà.
8B
2. Tinh thần học tập ở lớp.
8A
8B

Số
HS
30

30
30
30

Bình
thường

Tích cực
SL
15

%
50

SL
12

%
40

SL
3

%
10

6

16,7


12

60

4

23,3

14

46,7

12

40

4

13,3

9

16,7

18

60

3


20

Bảng 4: Khảo sát kết quả học tập môn sinh học 8 cuối năm.
Xếp loại
Nội dung khảo sát
Số
Lớp
Giỏi
Khá
TB
HS
Kết quả học tập
(chất lượng)

8A
8B

30
30

Chưa tích
cực

SL

%

9
5


30
16,
7

SL

%

SL

%

13 43,3 8 26,7
12 40 13 43,
3

Yếu
SL

%

0
0

0
0

Từ kết quả việc vận dụng đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng hình ảnh và
các đoạn phim ngắn trong giảng dạy Sinh học 8 ở trường THCS Dân tộc Nội
trú Bá Thước” và qua kết quả khảo sát kiểm chứng tôi nhận thấy rằng:

Một là: Đối với HS, các em có hứng thú học tập, tích cực hơn, sơi nổi hơn
trong các tiết học và hiểu bài, nhớ bài ngay trên lớp. Mỗi bài giảng được thiết kế
dưới hình thức có sử dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn thường tạo khơng
khí học tập thoải mái, HS không cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi sau mỗi tiết học.
Mỗi nội dung kiến thức đều được thể hiện trực quan, do vậy HS hăng say học
16


17
tập, tích cực phát biểu, xây dựng bài, tranh luận, đưa ra các câu hỏi hay và hấp
dẫn từ đó lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn, khắc sâu hơn và nhớ lâu hơn.
Hai là: Kết quả là chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt.
Hứng thú học tập bộ mơn: So sánh bảng 1 và bảng 3 thì lớp 8A được áp dụng
sáng kiến có tỷ lệ HS tích cực chuẩn bị bài và làm bài ở nhà tăng lên rõ rệt, từ
13,3% lên 50%, tỷ lệ HS chưa tích cực giảm từ 20% xuống 10%; tinh thần học
tập ở nhà cũng tốt hơn rất nhiều, tỷ lệ HS tích cực tăng từ 20% lên 46,7%, tỷ lệ
HS chưa tích cực giảm từ 30% xuống 13,3%. Cịn lớp 8B khơng áp dụng sáng
kiến, chỉ sử dụng các hình ảnh và video như SGK thì HS chưa có sự chuyển biến
rõ về hứng thú học tập bộ môn.
Chất lượng bộ mơn: So sánh bảng 1 và 3 thì lớp 8A được áp dụng sáng kiến
có tỷ lệ HS giỏi tăng lên rõ rệt, từ 16,7% lên 30%, khơng cịn HS xếp loại yếu,
đối với lớp 8B thì chất lượng học tập của HS có khá hơn nhưng khơng đáng kể.
2.4.2. Đối với bản thân.
Bản thân tôi đã thành thạo hơn trong kỹ năng thiết kế các bài giảng điện tử,
việc thiết kế mỗi bài giảng khơng cịn mất nhiều thời gian như trước.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường.
Với các đồng nghiệp sau khi dự một số giờ dạy của tôi với cách làm như trên
đã thấy việc sử dụng các hình ảnh và đoạn phim ngắn trong thiết kế các bài
giảng là rất có ý nghĩa. Đây là một hướng đi nên được áp dụng nhiều ở các tiết
dạy khác, mơn học khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy mơn

Sinh học nói riêng và nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường nói chung.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Việc sử dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn trong thiết kế bài giảng mơn
Sinh học 8 là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Mỗi GV trong q trình cơng tác
cần xây dựng cho mình một thói quen giảng dạy phải gắn liền với thực tế, trong
soạn giảng phải chú ý hướng dẫn HS cách tự học, tự tìm hiểu và đặc biệt là cách
thu thập kiến thức thơng qua kênh hình. Khi đã thành thạo thì việc thiết kế một
bài giảng có sử dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn khơng cịn q khó và mất
nhiều thời gian. Song để có được một bài giảng thực sự hiệu quả và chất lượng
thì phải trải nghiệm qua nhiều bước mà mỗi bước là cả một q trình phải học
tập và tích luỹ để rút kinh nghiệm. Bởi trong dạy học, mỗi phương pháp, mỗi hệ
thống đồ dùng trực quan đều có những ưu - nhược điểm cơ bản, khơng có
phương pháp nào là vạn năng đối với mọi môn học, bài học. Vì vậy, từ thực tế
dạy học tơi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình Sử
dụng hình ảnh và các đoạn phim ngắn trong giảng dạy Sinh học 8. Hi vọng với
đề tài nhỏ này tơi sẽ góp một phần kinh nghiệm vào việc dạy- học Sinh học
được tốt hơn.
3.2 Kiến nghị:
Đối với giáo viên:
Không ngừng học tập để nâng cao kiến thức và trình độ chun mơn, nghiệp
vụ. Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy.
17


18
Tích cực sưu tầm, đầu tư mua sắm các tài liệu có liên quan đến mơn dạy, đặc
biệt là việc tích luỹ được nguồn tư liệu điện tử phục vụ cho công tác giảng dạy.
Tập sử dụng một số phần mềm phục vụ cho việc thiết kế bài giảng điện tử,

tích cực khai thác nguồn tài nguyên trên mạng Internet và từ những nguồn khác.
Đối với tổ chuyên môn- nhà trường:
Cần đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn, chú trọng vào các chuyên đề đổi
mới phương pháp, kĩ thuật dạy học.
Đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác giảng dạy, xây dựng
phịng học chức năng, phịng học bộ mơn có trang bị đầy đủ các trang thiết bị tối
thiểu để GV thuận lợi hơn trong việc sử dụng bài giảng điện tử.
Trên đây là một vài ý kiến nhỏ của tơi trong q trình giảng dạy mơn Sinh học
8, nó có thể là cách làm khơng cịn mới đối với nhiều đơn vị và địa phương trên
cả nước. Song trong quá trình áp dụng ở đơn vị đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy
nhiên là kinh nghiệm của cá nhân nên không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót,
kính mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa
học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bá Thước, ngày 18 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác .
Người viết

Lê Thị Trang

18


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Sinh học 8 NXB Giáo dục.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học, NXB Giáo dục.
3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS của Nhà xuất bản giáo dục.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THCS của Nhà xuất bản Giáo
dục.
5. Tài liệu về đổi mới dạy học môn Sinh học THCS của Bộ GD & ĐT.
6. Công văn số 4906 BGDĐT- CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ GD & ĐT.
7. Các hình ảnh và video ngắn trên mạng Intenet

19


20

PHẦN PHỤ LỤC
Tiết 6. Bài 6: PHẢN XẠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơ ron.
- Hiểu được 5 thành phần của cung phản xạ.
- Chứng minh được phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví
dụ cụ thể.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực, tự định hướng khi thực hiện nhiệm vụ
độc lập; tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định
cách thức thực hiện nhiệm vụ khi hợp tác, tự đánh giá về quá trình và kết quả
thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được mục đích, nội dung, phương
tiện và thái độ giao tiếp, hợp tác; nhu cầu và khả năng của người hợp tác; biết

cách tổ chức và thuyết phục người khác; biết đánh giá hoạt động hợp tác thực
hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện làm rõ vấn đề; đề xuất,
lựa chọn giải pháp; thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết nhiệm vụ học tập;
tư duy độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực đặc thù:
- Các năng lực chuyên biệt: Nhận thức được kiến thức về tế bào thần kinh, phản
xạ, cung phản xạ.
- Kỹ năng chuyên biệt: quan sát tranh, video, giải thích các phản ứng của cơ thể
3. Về phẩm chất
- Nhân ái: Có ý thức tơn trọng các thành viên trong nhóm khi hợp tác.
- Chăm chỉ: Ham học, chăm làm; Chủ động thực hiện nhiệm vụ ,thu thập các
nội dung kiến thức để khám phá vấn đề mà GV đưa ra.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong cơng tác tun truyền y tế. Có ý thức bảo
vệ sức khỏe cơ thể; gia đình và mọi người xung quanh.
- Trung thực: Trung thực trong trình bày báo cáo, đánh giá, nhận xét sản phẩm
hoạt động của bạn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, bút dạ, bảng nhóm, PHT, video.
- Học liệu: Chuẩn ktkn, SGK, SGV, SBT Sinh học 8; KHBH; Bài giảng điện tử;
Tài liệu, tranh ảnh hình 6.1, 6.2; sơ đồ câm H 6.2, vi deo (30s)– Cung phản xạ.

20


21
PHIẾU HỌC TẬP (GV): Các loại nơron
Các loại nơron
Vị trí
Chức năng

Nơron hướng - Thân nằm bên ngoài TƯ - Truyền xung TK từ cơ quan
tâm (nơron cảm TK
đến TƯ TK
giác)
Nơron trung
liên lạc)
- Liên hệ giữa các nơ
gian(thụ cảm). - Nằm trong trung ương TK.
(nơro
Nơron li tâm
(nơron vận
động)on.

- Thân nằm trong trung ương - Truyền xung TK từ trung
TK, sợi trục hướng ra cơ ương tới cơ quan phản ứng.
quan phản ứng.

III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định nội dung bài học. (Dự kiến thời gian: 05 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào tiết học; Giúp HS xác định được
nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học: Thế nào là phản xạ, một cung phản
xạ gồm những thành phần nào, cấu tạo và chức năng của nơron
b) Nội dung: HS xem video, xử lí câu hỏi có vấn đề, xác định cách thức thực
hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Đáp án của câu hỏi theo yêu cầu nhiệm vụ của GV, trình bày
được nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo.
d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, HS thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực
quan sát, năng lực giao tiếp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS


SẢN PHẨM DỰ KIẾN

* Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS cho biết phản ứng của cơ thể khi:
+ Trời lạnh-> nổi da gà
+ Trời nóng->đổ mồ hơi
+ Khi nghe gọi tên mình ở phía sau->ta quay đầu lại
+ Sờ tay vào vật nóng -> rụt tay lại.
Phản xạ của hệ thần
+ Nhìn thấy quả khế -> tiết nước bọt .
kinh
? Sự trả lời kích thích của mơi trường nhanh như vậy là
do sự điều khiển của hệ cơ quan nào trong cơ thể?
HS: Nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi trên theo yêu cầu của GV.
GV: quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ, gợi mở khi
HS gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
HS: Đại diện trình bày báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
21


22
vụ, thảo luận, nhận xét bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV: Chuẩn hóa kiến thức, đánh giá các mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của HS.
- Giới thiệu nhiệm vụ học tập trong bài học: Chiếu Sơ

đồ khái quát bài học.
- Kết luận, chuyển ý: Hiện tượng trên là gì? Những
thành phần nào tham gia? Cơ chế diễn ra như thế nào?
Bài: Phản xạ sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Kiến thức 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron (Dự kiến: 16 phút)
a) Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơ ron.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với SGK, hoạt động
cá nhân, nhóm hồn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

* Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS n/c  mục I SGK kết hợp
quan sát H 6.1, H 6.2 và trả lời câu hỏi:
? Mơ tả cấu tạo của một nơron điển hình?
? Gắn chú thích vào tranh câm cấu tạo noron
và mơ tả cấu tạo một noron điển hình?
- Nơron có chức năng gì?
? Chiều lan truyền xung TK?
? Dựa vào chức năng dẫn truyền, người ta
chia nơron thành những loại nào?
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Chia lớp thành 4 nhóm.
HS: Nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS: - Nhiệm vụ 1: Cử nhóm trưởng, thư kí.

Làm việc theo nhóm đã được phân cơng lần
lượt từng nội dung nhiệm vụ để hoàn thành
theo yêu cầu của GV: trả lời câu hỏi, chú
thích tranh câm.
- Nhiệm vụ 2: trả lời các câu hỏi theo yêu
cầu GV, hồn thành bảng nhóm theo mẫu.
GV: Hướng dẫn, theo dõi HS thực hiện
nhiệm vụ, hỗ trợ HS khi thực hiện nhiệm vụ.
- Lưu ý: Cho HS nêu khái niệm tính cảm
ứng, tính dẫn truyền. Xung TK lan truyền
theo 1 chiều.

I. Cấu tạo và chức năng của
nơron
a. Cấu tạo của nơron
- Nơron gồm:
+ Thân chứa nhân, xung quanh
là các tua ngắn gọi là sợi nhánh.
+ Tua dài gọi là sợi trục có bao
miêlin
b. Chức năng của nơron
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận
kích thích và phản ứng lại kích
thích bằng hình thức phát sinh
xung TK.
- Dẫn truyền xung TK là khả
năng lan truyền xung TK theo
một chiều nhất định từ thân
truyền đi theo sợi trục.
c. Các loại nơron:

+ Nơron hướng tâm (Nơron cảm
giác).
+ Nơron trung gian (Nơron liên
lạc).
+ Nơron li tâm (Nơron vận
động).

22


23
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
HS: Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng
trình bày kết quả thảo luận.
GV: Nhận xét chung
Kiến thức 2: Tìm hiểu cung phản xạ (Dự kiến thời gian: 16 phút)
a) Mục tiêu:
- Hiểu được 5 thành phần của cung phản xạ.
- Chứng minh được phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví
dụ cụ thể.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với SGK, hoạt động
cá nhân, nhóm hồn thành u cầu học tập.
c) Sản phẩm: Vẽ được cung phản xạ
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

* Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: GV lấy một số ví dụ về phản xạ,

phân tích (VD: Khi tay chạm vào vật nóng thì
ngay lập tức rụt tay lại) và đặt câu hỏi:
? Phản xạ là gì? Lấy thêm một vài ví dụ để làm
rõ khái niệm?
* GV nhấn mạnh: mọi hoạt động của cơ thể đều
là phản xạ.
Nhiệm vụ 2: GV chiếu H.6.2, video (30s) nội
dung về Cung phản xạ, yêu cầu HS quan sát,
nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
? Có những loại nơron nào tham gia vào cung
phản xạ?
? Các thành phần của môt cung phản xạ?
? Cung phản xạ là gì?
? Cung phản xạ có vai trị gì?
? Xung TK được dẫn truyền như thế nào?
? Hãy giải thích phản xạ chạm tay vào lửa, tay
rụt lại?
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Chia lớp thành 4 nhóm.
HS: Nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: HS: Nghe yêu cầu, làm việc cá
nhân để hoàn thành nhiệm vụ: trả lời câu hỏi.
Nhiệm vụ 2: HS nghe y/c, nhìn hình ảnh, xem
video, đọc tham khảo nội dung, làm việc cá
nhân thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu GV.
GV: Hướng dẫn, theo dõi HS thực hiện nhiệm

II. Cung phản xạ
a. Phản xạ:

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể
trả lời các kích thích của mơi
trường dưới sự điều khiển của hệ
TK.
b. Cung phản xạ:
- Cung phản xạ là đường dẫn
truyền xung TK nhằm thực hiện
một phản xạ.
- Cung phản xạ gồm 5 thành
phần:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ Nơron hướng tâm.
+ TWTK (Nơron trung gian).
+ Nơron li tâm.
+ Cơ quan phản ứng.

23


24
vụ, hỗ trợ HS khi thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình
bày kết quả làm việc của nhóm.
HS: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết
quả việc của nhóm, nhận xét.
* Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV: nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành
nhiệm vụ học tập của HS theo PHT.
Kết luận: GV kết luận bài bằng sơ đồ tư duy.

Mục II.3. Vòng phản xạ (Khuyến khích học sinh tự học)
3. Hoạt động 3: Luyện tập (Dự kiến thời gian: 5 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Bài tập
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học
sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

* Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho HS đọc, làm bài tập
Câu 1. Nơron có hai chức năng cơ bản gì?
* Bài tập:
A. Cảm ứng và phân tích các thơng tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
Đáp án:
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
1C, 2C, 3A, 4B
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
Câu 2. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron
thành 3 loại: nơron hướng tâm, nơron trung gian và
nơron li tâm ?
A. Hình thái B. Tuổi thọ C. Chức năng D. Cấu tạo
Câu 3. Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu
yếu tố ?
A. 5;
B. 4;
C. 3;
D. 6.

Câu 4. Phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung
tâm xử lý thơng tin nằm ở đâu ?
A. Bán cầu đại não
B. Tủy sống
C. Tiểu não
D. Trụ giữa
HS: Nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: đọc, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
GV: Hướng dẫn, theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ
trợ HS khi thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV: Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.
HS: trình bày kết quả việc của cá nhân, nhận xét.
24


×