Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI”

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Thịnh
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chuyên môn

THANH HOÁ NĂM 2021

1


STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3


3.1
3.2

MỤC LỤC:
NỘI DUNG
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3
4
12

13
13
14

2


1. MỞ ĐẦU:
1.1.Lý do chọn đề tài:
Mơi trường có trong sạch thì sức khỏe, cuộc sống của chúng ta mới lâu
dài và bền vững.
Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và
phát triển. Mơi trường đang trong tình trạng bị ơ nhiễm do chính sự vơ ý thức
của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát
triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ơ
nhiễm mơi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các bệnh nan
y. Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch bệnh
đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt xuất
huyết; bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng...
Bảo vệ mơi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao
giờ hết và là nhiệm vụ không của riêng ai.
Giáo dục mơi trường ở trường mầm non sẽ hình thành những phản xạ,
những thói quen đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua các hoạt
động trải nghiệm sẽ hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ mơi trường; giáo dục trẻ có
thái độ, ứng xử đúng đắn với mơi trường, tơn trọng và giữ gìn mơi trường, biết
cách sống tích cực và thân thiên với mơi trường.
Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình mà cịn là
tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Việc chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ là một sự nghiệp cách mạng vô

cùng quan trọng, là trách nhiệm vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân ta bởi nó là
tiền đề nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em sau này.
Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự
tham gia một cách hứng thú, tích cực của học sinh vào các hoạt động giáo dục
trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng
tạo. Một trong những nội dung thực hiện có nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh.
Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo
bao quanh con người. Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống
con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.
Khi đất nước với nền kinh tế đang phát triển cùng với sự thiếu hiểu biết
của một số người chính là nguyên nhân cơ bản gây nên ơ nhiễm và suy thối
mơi trường, vì vậy giáo dục bảo vệ mơi trường là vấn đề cấp bách có tính tồn
cầu, là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục ngay từ tuổi thơ.
Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách, tôi nhận thức sâu sắc và xác
định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh công
tác giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ mầm non. Vì vậy tơi đã chọn đề
tài: “ Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi”
làm đề tài nghiên cứu cho mình.

3


1.2.Mục đích nghiên cứu:
Bản thân nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số giải pháp tốt nhất để rèn
luyện thói quen, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường giúp trẻ nhận thức
được những hành động để bảo vệ mơi trường hay cũng chính là để bảo vệ sức
khỏe của chính bản thân mình.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:

Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo (3 4 tuổi) Trường mầm non xã Hoằng Thịnh Huyện Hằng Hóa- Tỉnh thanh hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc và tìm hiểu tài
liệu nghiên cứu về lợi ích của việc nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho trẻ.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra, khảo sát lấy ý kiến.
- Khảo sát thực tế trên trẻ.
- Phân tích đánh giá những nội dung thu thập được.
- Thống kê, tổng hợp kết quả và đưa ra hướng xử lý, giải quyết.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển con
người, sinh vật (Mục 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường của Việt Nam đã sửa đổi
năm 2005)
Bảo vệ mơi trường chính là cứu lấy trái đất của chúng ta đang là thông
điệp khẩn cấp cho tất cả mọi người trên khắp thế giới.
Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề
do sự gia tăng dân số; nghèo đói, lạc hậu ở các nước đang phát triển; khí thải của
công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều
không xử lý tốt; rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp, đất đai
bị suy thối; ơ nhiễm mơi trường do các khu cơng nghiệp và khu đơ thị hóa; hệ
thống giao thơng q tải gây khói bụi, tiếng ồn ....cũng làm ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường.
Nhằm bảo vệ sức khỏe cho con người và đảm bảo cho mọi người được
sống trong mơi trường trong lành góp phần bao vệ khu vực và trồn cầu, ngày
27/12/1993 Quốc hội đã thơng qua “Luật bảo vệ mơi trường” đồng thời thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”. Mà giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục

quốc dân, chiếm vị trí vơ cùng quan trọng.
Tun truyền giáo dục môi trường nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo
vệ môi trường cho con người ngay từ lúc tuổi thơ để trẻ hiểu và nhận thức về
môi trường một cách tổng quát hơn. Đối với các em nhỏ đang ở độ tuổi mẫu
giáo thì nhiệm vụ của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những hiểu biết
đơn giản về cơ thể về môi trường sống, biết giữ gìn sức khỏe bản thân có hành
vi ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường, đảm
bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
4


Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là nhiệm vụ cần thiết của mỗi
giáo viên mầm non phải thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại lớp.
Từ đón trẻ đến các hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ, hoạt động
dã ngoại....Giáo viên thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường
cho trẻ. Tuy nhiên các hoạt động đó vẫn chưa đem lại hiệu quả lắm vì trẻ nhỏ
chóng nhớ mà cũng mau quên, đa số trẻ nhỏ chưa có ý thức cao trong việc bảo
vệ mơi trường, những việc làm của các em chưa có tính tự giác, khi nào giáo
viên nhắc nhỡ, yêu cầu thì các em mới làm, nếu có thì chỉ số ít các em làm. Vì
vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ cần thực hiện thường xuyên
liên tục, bởi giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sẽ hình thành và phát triển kỹ
năng hành động trong môi trường của trẻ từ đó tạo nên lối sống có trách nhiệm,
gần gũi và thân thiện với thiên nhiên.
2.2 .Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
*Thuận lợi:
- Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, gần nhà
dân, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và mơi trường trong lành.
- Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo
nghành, địa phương, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các
cán bộ giáo viên, nhân viên.

- Bản thân ln nhiệt tình, u nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ. Tìm tịi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ
tiết dạy được tốt hơn.
- Nhà trường đã làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường
và xã hội nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân cịn gặp phải những khó khăn như
sau:
- Tư liệu để giáo viên tham khảo, đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo
vệ mơi trường cịn thiếu thốn.
- Ý thức tham gia các hoạt động giữ gìn mơi trường của trẻ cịn hạn chế.
- Phụ huynh bận công việc, chưa quan tâm đến trẻ, trẻ ở nhà chủ yếu với
ơng bà.
- Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt
và hình thức chưa phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan.
- Thơng tin về giáo dục mơi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến
được với một số phụ huynh, khi có vi phạm về mơi trường chưa có giải pháp xử
lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tun truyền cịn mang tính hình thức, cho
xong việc, nên trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác
hại của những chất thải độc hại.
- Nhiều hộ gia đình xung quanh trường chăn ni nhiều việc xử lý phân
gây ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường trong trường.
- Trước cổng trường là 1 con mương tiêu cứ mỗi đợt lấy nước lại bao
nhiêu rác thải dồn về làm mất cảnh quan thẩm mỹ và làm ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường trong trường.
5


- Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi
trường, nhiều phụ huynh cho con ăn bánh, uống sữa xong vứt luôn rác trước

cổng trường.
* Kết quả khảo sát thực trạng:
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ tuổi mầm non ln là một
hoạt động mang tính giáo dục cao, nó địi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt,
tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy
học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý
tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Để tìm ra cho mình những giải pháp hợp
lý, có hiệu quả đầu tiên là tôi thực hiện kiểm tra, khảo sát phân loại mức độ phát
triển của trẻ để tiện cho việc theo dõi và tìm ra những phương pháp phù hợp.
Sau đây là kết quả khảo sát ban đầu của tôi:
Kết quả khảo sát trẻ đầu năm học như sau
Kết quả
TT
Nội dung
Số trẻ
Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ
Trẻ biết phân biệt những hành
1
31
19 61%
12
39%
động đúng, hành động sai.
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và
2
31
18 58%
13
42%
vệ sinh nơi công cộng.

Trẻ biết tuyên truyền và nhắc nhở
3
31
16 52%
15
48%
các bạn biết giữ gìn vệ sinh chung.
Bước đầu trẻ biết thu lượm phế
4
31
16 52%
15
48%
thải để cùng cô làm một số đồ
dùng đồ chơi tự tạo
Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ
mơi trường chưa đồng đều, cịn hạn chế. Với kết quả như vậy tơi đã mạnh dạn đi
sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số giải pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi ý thức bảo
vệ môi trường như sau:
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Sử dụng các hình thức phương pháp giáo dục bảo vệ mơi
trường.
Thơng qua các hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi, các giờ
sinh hoạt, tơi đã xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ
dựa vào tình hình của lớp và khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế
hoạch những nguyên vật liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu
"học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được luôn ở mức
cao nhất.
- Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến
khó, mức độ tăng dần theo các chủ đề.

- Trong giải pháp này tôi đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, hoạt
động tích hợp theo từng chủ đề như sau:
Chủ đề : Trường Mầm non:
- Hoạt động học: Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh,
nơi bỏ rác, vứt rác, giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ,
6


không vứt rác bừa bãi, không hái hoa bẻ cành xung quanh trường lớp, trồng và
chăm sóc cây xanh xung quanh trường, góc thiên nhiên.
- Hoạt động ngồi trời: Trị chuyện với trẻ về việc giữ gìn vệ sinh cảnh
quan của trường, giáo dục trẻ khi ra ngoài sân trường biết giữ gìn sân trường
sạch khơng vứt rác bừa bãi ra sân trường, nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác.

Hình ảnh trẻ nhặt lá rụng dưới sân trường
- Hoạt động chiều: Hướng dẫn trẻ biết cách sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn
nắp gọn ngàng, chơi xong cất đồ chơi đúng nơi quy định, thường xuyên lau dọn
đồ dùng đồ chơi, lau giá góc sạch sẽ, lau bàn ghế và sắp xếp bàn ghế gọn ngàng.

Hình ảnh trẻ lau đồ chơi trong lớp
7


Chủ đề: Bản thân:
- Hoạt động học: Dạy trẻ tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể bé, trẻ biết
được đặc điểm của các bộ phận trên cơ thể mình, và biết được tác dụng của mỗi
bộ phận trên cơ thể, biết phân biệt giới tính nam hay nữ. Từ đó giáo dục trẻ biết
lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh mơi trường đối với sức khỏe
con người. Trẻ có hành vi và thói quen trong ăn uống: biết mời cô, mời bạn,
không ăn q vặt ngồi đường…Nhận biết ký hiệu thơng thường: Nhà vệ sinh

nam, nữ, thùng đựng rác…và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với
bản thân: ao, hồ, kênh mương, ổ cắm điện, dao, kéo…
- Hoạt động chiều: Cô hướng dẫn trẻ tự phục vụ, trẻ tự phục vụ cho mình
tốt là việc làm có lợi cho mơi trường như: Trẻ biết rửa mặt, rửa tay trước khi ăn,
sau khi ăn, khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh, đi tiểu tiện, đại tiện đúng chỗ, đi
xong biết vặn vòi nước chảy để xả, dùng xong biết vặn vịi khơng để nước chảy
lẵng phí nước nhằm tiết kiệm điện.

Hình ảnh trẻ tự phục vụ
Chủ đề : Gia đình:
- Hoạt động học: Cơ cho trẻ tìm hiểu về đồ dùng trong gia đình, giúp trẻ
biết quý trọng đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ. sắp xếp đồ
dùng gọn gàng ngăn nắp, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi,
nhận biết được mơi trường sạch, bẩn trong gia đình, biết những điều nên làm
như: Khóa vịi nước sau khi rửa xong, tắt điện sau khi ra khỏi phòng

8


Hình ảnh cơ giáo hướng dẫn trẻ bỏ rác đúng nơi quy định
- Hoạt động ngồi trời: Cơ và trẻ cùng trị chuyện về cơng việc của trẻ ở
nhà. Cơ giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa.
Cơ giáo dục trẻ biết chăm sóc cây hoa có trong nhà mình ( tưới nước, nhặt lá
vàng…)
Chủ đề : Thế giới thực vật:
- Hoạt động học: Tìm hiểu về sự phát triển của cây xanh và các loại hoa. Ích lợi
của cây xanh với mơi trường sống, biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho không khí
bị ơ nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng đến địi sống con
người. Từ đó giáo dục trẻ chăm sóc cây xanh để bảo vệ mơi trường.
- Hoạt động góc: Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh, tưới nước cho cây, nhặt lá

vàng, lá rụng. Góc tạo hình: Sử dụng các loại lá cây trẻ nhặt được kết thành
những đồ chơi dân gian mà trẻ yêu thích ( con trâu, chong chóng, diều…)
- Hoạt động ngồi trời: Quan sát cây cảnh có trong sân trường và ích lợi của các
loại cây. Chăm sóc cây xanh và trồng thêm một số cây trong vườn trường. Trò
chuyện và quan sát sự trưởng thành của chúng. Thực hành trồng cây và theo dõi
sự phát triển của cây theo các điều kiện môi trường.

9


Hình ảnh trẻ chăm sóc cây
Chủ đề : Bé với phương tiện và luật lệ giao thông
- Hoạt động học: Cho trẻ tìm hiểu về một số quy định và luật lệ giao
thông, giúp trẻ hiểu được một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham
gia giao thông, các hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
Cho trẻ xem tranh ảnh, vi deo khi tham gia giao thơng như: khói bụi từ
các phương tiện giao thông, người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên
xe thò đầu ra của sổ, người ngồi sau đứng lên, ngồi ngược lại so với người lái, đi
xe máy khơng đội mũ bảo hiểm, khơng đeo kính, khẩu trang, người đi bộ không
đi trên vỉa hè, trẻ em đá bóng dưới lịng đường… Thơng qua các hình ảnh đó tơi
cho trẻ phân biệt được các hành vi đúng, sai và giáo dục trẻ đi đường biết đeo
khẩu trang, đeo kính bảo vệ sức khỏe, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹ đưa
trẻ đến trường phải để xe đúng nơi quy định, không cho xe đi vào sân trường
khói bụi làm ơ nhiễm mơi trường…giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng,
phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng.
Chủ đề : Nước và các hiện tượng thiên nhiên:
- Hoạt động học: Tìm hiểu về tác hại của bão lũ và trò chuyện về các cách
phịng tránh hiện tượng đó. Tìm hiểu vể nước và tác dụng của nước đối với con
người: nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người, từ đó giáo dục trẻ ý
thức bảo vệ nguồn nước, biết sử dụng nước tiết kiệm và đúng mục đích.


10


- Hoạt động ngồi trời: Trị chuyện về những hiện tượng thiên nhiên như:
núi lửa, động đất, sóng thần. Nguyên nhân và cách phịng tránh. Chăm sóc cây
cảnh có trong sân trường như: tưới cây, hoa, nhặt lá vàng.
- Hoạt động chiều: Xem băng hình, hình ảnh về chặt phá rừng, khói bụi và nước
thải của các nhà máy ra môi trường, vứt rác bừa bãi ra đường, xuống ao hồ sông
suối…giúp trẻ đưa ra nhận xét một số hành vi đúng, sai của con người đối với
mơi trường.
- Trị chuyện về một số hành vi bảo vệ môi trường của con người trong sinh hoạt
hằng ngày.
- Trò chuyện về những điều nên làm của con người để bảo vệ môi trường.
Chủ đề: Quê hương đất nước
- Hoạt động học: Giới thiệu về lễ hội ở địa phương và các trị chơi dân gian. Cơ
giáo dục trẻ khi đến lễ hội không được vứt rác bừa bãi, bẻ cây, hoa và những đồ
trang trí trong lễ hội.
- Tìm hiểu về quê hương; đất nước và các danh lam thắng cảnh của q hương
Thanh Hóa, Thủ đơ Hà Nội. Cơ giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp
không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá
hoại những đồ chơi ở những nơi công cộng. Cô giáo dục trẻ biết xây dựng và
cùng giữ gìn những cảnh quan đó.
- Hoạt động chiều: Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường nơi trẻ sống và
những nơi công cộng (vườn hoa, công viên, bờ hồ….)
- Hoạt động ngồi trời: Trị chuyện về các danh lam thắng cảnh và những
điều nên làm để giữ gìn cảnh quan ở những địa danh đó
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động vui
chơi: - Thơng qua các trị chơi phân vai : Trẻ đóng vai và thể hiện các cơng việc
của người làm công tác bảo vệ môi trường như: trồng cây, chăm sóc cây, thu

gom rác, xử lý các chất thải. Trong các trò chơi “ Bé tập làm nội trợ” giáo viên
ln chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên liệu chế biến món ăn,
thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi làm….
- Thông qua các trị chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi
trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, xấu đối với môi trường,
phân biệt mơi trường sạch, mơi trường bẩn và tìm ra ngun nhân; trẻ
biết giải các câu đố, kể lại các câu chuyện về bảo vệ mơi trường…
- Thơng qua các trị chơi vận động: Trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi
trường động tác cuốc đất, trồng cây, tưới nước, bắt sâu… ; hoặc làm hại môi
trường chặt cây, dẫm lên thảm cỏ, đốt rừng, săn bắt chim, thú…
- Thông qua các trị chơi đóng kịch : Trẻ thể hiện được nội dung các câu
chuyện bảo vệ môi trường : “ Hạt đỗ sót”; “ Biết đi đâu”; “ Con hãy đợi rồi sẽ
biết”; “ Nỗi đau của lá”, trẻ biết thể hiện các hành vi có lợi, hành vi có hại cho
mơi trường.
- Bên cạnh việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
vào trong các chủ đề, các hoạt động giáo dục trẻ, tôi đã chú trọng lồng ghép
thêm một nội dung mới: Bé tiết kiệm điện. Tôi nhận thấy, đây là một nội dung
cần phải được giáo dục liên tục và thường xuyên để trẻ biết sử dụng các thiết bị
11


điện trong gia đình một cách hiệu quả và hợp lý, đồng thời phải giải thích cho
trẻ hiểu. Tiết kiệm điện là bảo vệ môi trường. Tôi đã xây dựng kế hoạch giáo
dục như sau:
- Hoạt động học: Tìm hiểu cách sử dụng đồ điện tiết kiệm và an toàn. Cô
nêu ra ý nghĩa của việc sử dụng điện tiết kiệm đối với mơi trường.
- Hoạt động góc: Xem truyện về việc sử dụng điện tiết kiệm và ảnh hưởng
của việc sử dụng tiết kiệm đối với môi trường.
- Hoạt động ngồi trời: Trị chuyện về ảnh hưởng của việc sử dụng tiết
kiệm điện đối với môi trường và những điều nên làm, không nên làm để tiết

kiệm điện.
2. 3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua những nội qui
đơn giản và gần gũi với trẻ:
Tôi đã chú trọng cung cấp những hiểu biết về môi trường xung quanh của
trẻ. Điều có thể nhận thấy rất rõ trong đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non đó
là trẻ rất thích thú khi được làm quen, khám phá môi trường xung quanh. Đặc
biệt, đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ đã có một vốn kiến thức phong phú về
môi trường xung quanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dễ dàng
hơn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ . Tuy nhiên, để hệ thống
hóa các khái niệm mang tính trừu tượng về mơi trường xung quanh địi hỏi giáo
viên phải linh hoạt, nhạy bén trong các phương pháp giáo dục trẻ:
Giáo viên phải giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch,
môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó trẻ có
các nhận thức bảo vệ mơi trường và bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Ví dụ : Cơ giáo tạo tình huống làm mơi trường lớp học bừa bộn có nhiều
rác, đồ dùng đồ chơi khơng ngăn nắp. Cô cho trẻ nhận xét môi trường sạch hay
bẩn. Trẻ đưa ra cách giải quyết: Trẻ tự phân công cho từng tổ, nhóm, cá nhân
trực nhật và thực hiện cơng việc. Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét, so
sánh môi trường của lớp học trước khi lao động với sau khi lao động .
Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng
đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy
định, biết giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau
khi đi vệ sinh. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, khơng để vịi nước
chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khóa vịi lại…
Cung cấp kiến thức về mối quan hệ gắn kết giữa con người với động, thực
vật từ đó hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vật ni, cách gieo hạt , trồng cây để tạo
môi trường xanh, sạch, đẹp cho gia đình, nhà trường và xã hội. Giúp cho trẻ hiểu
cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ơ nhiễm môi trường, giảm bụi,
giảm tiếng ồn, cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của
rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt…

Bên cạnh mối quan hệ giữa con người với động, thực vật, giáo viên còn
giải thích cho trẻ hiểu thêm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: lợi
ích và tác hại của mưa, gió, nắng… để từ đó trẻ có các giải pháp phòng tránh:
Trời nắng phải đội mũ, ra đường phải đeo khẩu trang, khi trời mưa phải che dù,
mặc áo mưa; không chơi đùa dưới trời mưa, trời nắng. Khi trời mưa to, có sấm
sét, khơng nên đứng dưới các gốc cây to, không cầm các vật bằng sắt….
12


* Đưa ra kế hoạch trực nhật và lịch phân công trực nhật.
- Việc đưa ra kế hoạch trực nhật và phân cơng trực nhật theo lịch đã kích thích
tích tự giác của trẻ, giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được
giao, đồng thời tập cho trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch đã định.
- Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực
nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp,
sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện.
2.3.3. Tạo mọi điều kiện để trẻ được thực hành trải nghiệm.
Một hoạt động chỉ được tổ chức thành công khi trẻ thể hiện sự hứng thú,
tập trung chú ý vào bài học. Chính vì vậy, khi tổ chức các hoạt động giáo dục,
tôi luôn tận dụng mọi cơ hội có thể, nhằm cho trẻ được thực hành trải nghiệm,
luôn luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích kịp thời, tạo điều
kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Từ những thực nghiệm của chính
bản thân mình, hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát, óc phán đốn, biết giải
thích, suy luận, qua đó có thể cung cấp hoặc củng cố kiến thức cho trẻ.
- Ví dụ: Trong lĩnh vực con người với mơi trường, cơ tổ chức cho trẻ làm
các thí nghiệm: Thí nghiệm về sự phân hủy của lá cây; thí nghiệm về khơng khí
bị ơ nhiễm từ khói…
- Ví dụ: Trong lĩnh vực con người với thế giới thực vật: Cơ tổ chức các thí
nghiệm: cây cần nước, ánh sáng, khơng khí; điều kiện hạt nảy mầm…
2. 3.4. Xử lý các tình huống giả định giúp trẻ có ý thức bảo vệ mơi

trường
Thực tế trong lớp học, khơng ít những tình hống chúng ta cần giáo dục trẻ
chăm sóc và bảo vệ mơi trường. Khi hoạt động tạo hình kết thúc thì ta phải xử lý
giấy vụn khi làm thủ cơng đối với trẻ giấy vụn đó, có thể làm được rất nhiều thứ
như:ô tô, xé hoa làm tranh…
Sử dụng tranh vẽ, câu chuyện có tình huống để trẻ tự giải quyết, làm
album ảnh, phân loại môi trường, bản thân mình cũng rất cố gắng tìm tịi cách
thức trực quan hóa những kiến thức về mơi trường và bảo vệ môi trường, phát
huy những hiểu biết và kỹ năng của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu của ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ là vô cùng cần thiết ở trường cũng như ở nhà cần
tạo điều kiện cho trẻ làm quen với môi trường, giáo dục trẻ yêu mến và bảo vệ
môi trường sống ngay xung quanh trẻ. Những tình cảm và thói quen tốt đẹp đối
với môi trường của trẻ sẽ trở thành lối sống của con người trưởng thành trong
tương lai.
2.3.5. Công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh.
Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được nhắc nhở hàng
ngày thì sẽ qn đi những lời cơ dạy. Vì thế:
Tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường là một giải pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ.
Bởi, chỉ có làm tốt cơng tác tun truyền, vận động giáo viên mới nhận được sự
hỗ trợ nhiệt tình của các bậc phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo
viên có thể tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Đồng
thời, cũng thơng qua cơng tác này, phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của
13


việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ khơng phải chỉ ở phía nhà
trường mà cịn ở cả gia đình nữa.
2.3.6. Làm đồ chơi tự tạo.
Bên cạnh những giải pháp trên tơi cịn sưu tầm thêm một số nguyên vật

liệu từ phế thải như: vỏ chai, ống bia, ống sữa….để hướng dẫn trẻ cùng làm
thêm một số đồ dùng đồ chơi phong phú hơn ở ngân hàng đồ chơi tại lớp cho
trẻ. Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật liệu ấy và tự
tay mình làm những đồ chơi mình thích. Bản thân tơi cho rằng nếu làm tốt cơng
tác này thì hiệu quả của việc giáo dục có ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ được
tăng cao.

Hình ảnh đồ dùng đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Qua một thời gian kiên trì thực hiện một số giải pháp giáo dục trẻ có ý
thức bảo vệ mơi trường, đến nay tôi đã đạt được một số kết quả đáng mừng. Trẻ
đã có hành vi tốt để bảo vệ môi trường như: không vứt rác bừa bãi, khi có nhu
cầu trẻ đã biết nhặt rác bỏ vào thùng rác; trẻ cịn biết nhắc nhở bạn bảo vệ mơt
trường; ngồi ra trẻ cịn rất hứng thú tham gia các hoạt động trực nhật khi được
yêu cầu.
* Đối với giáo viên:

14


Sưu tầm được nhiều nguyên vật liệu có trong thiên nhiên và có sẵn ở địa
phương để làm nhiều đồ dùng đồ chơi.
Hiểu sâu về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, về các kỹ năng của trẻ và gần gũi
trẻ nhiều hơn, hiểu được tâm tư và những mong muốn của trẻ trong quá trình sử
dụng đồ dùng đồ chơi phục vụ thiết thực cho các hoạt động của trẻ hằng ngày.
Tìm hiểu về cách làm đồ dùng đồ chơi để ngày càng có nhiều đồ dùng
đồ chơi đẹp thu hút sự hứng thú của trẻ trong các hoạt động.
Gần gũi với phụ huynh nhiều hơn và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh
trong quá trình làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.

* Đối với phụ huynh:
Hiểu và thông cảm với công việc của những người làm công tác giáo dục
mầm non.
Yên tâm khi gửi con đến học tại các trường, lớp mầm non.
Vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phế thải như: Vỏ chai dầu ăn,
vỏ chai nước cocacola, vỏ sữa chua, lọ sữa chua su su, thìa sữa chua, vỏ can
nước rửa bát mỹ hảo... để tạo môi trường hoạt động cho trẻ trong các hoạt động
được thường xuyên thay đổi phù hợp với các chủ đề khác nhau. Thông qua hình
thức họp phụ huynh, trao đổi với cha mẹ vào các giờ đón trẻ, trả trẻ...Tơi giới
thiệu về chương trình học, nội dung các chủ đề, nhu cầu đối với hoạt động của
trẻ và mong muốn sự tham gia của phụ huynh. Có kế hoạch mời phụ huynh
thăm lớp, dự hoạt động cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Bên cạnh đó trong các
đợt nhà trường phát động hội thi: ”Làm đồ dùng đồ chơi” tôi đã trao đổi với phụ
huynh và được phụ huynh tham gia hưởng ứng nhiệt tình đã tạo ra nhiều đồ
dùng đồ chơi đẹp, có tính sáng tạo giúp cho cơ giáo và trẻ đạt kết quả cao trong
các lần hội thi của trường.
Kết quả đó được chứng minh qua bảng khảo sát mà tôi đã thực hiện sau:
Bảng khảo sát cuối năm
TT
Nội dung
Số trẻ
Kết quả
Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ
1
Trẻ biết phân biệt những hành
31
31 100%
0
động đúng, hành động sai.
2

Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
31
30 97%
1
3%
và vệ sinh nơi công cộng.
3
Trẻ biết tuyên truyền và nhắc nhở
các bạn biết giữ gìn vệ sinh
31
29 94%
2
6%
chung.
4
Bước đầu trẻ biết thu lượm phế
thải để cùng cô làm một số đồ
31
29 94%
2
6%
dùng đồ chơi tự tạo.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức đúng đắn về vai trị và tầm quan
trọng của cơng tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách không những chỉ cho thế hệ
15



trẻ hơm nay mà cịn cho cả thế hệ trẻ ngày mai, chính vì vậy, giáo viên phải là
người làm gương cho trẻ, ln có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực
hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ mơi trường và giáo dục trẻ
biết yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường.
Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường
trong nhà trường, các bậc phụ huynh và cộng đồng.
Thực hiện tốt chuyên đề "Chung tay bảo vệ mơi trường" có thể nói
chun đề này tạo được tiếng vang trong nhà trường và quý bậc phụ huynh về ý
thức bảo vệ môi trường. Đặc biệt là việc phối hợp với giáo viên trong công tác
hỗ trợ nguồn nguyên vật liệu thải bỏ tận dụng để làm đồ chơi cho trẻ. Trên đây
là một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi của bản
thân tơi. Tuy nhiên trong q trình triển khai thực hiện khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp bổ sung, góp ý để đề tài
của tơi được hồn thiện, được áp dụng có hiệu quả trong và ngồi nhà trường.
3.2. Kiến nghị:
Để thực hiện tốt việc sử dụng một số đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng phế thải
vào trong các hoạt động trong ngày của trẻ đạt được kết quả cao hơn bản thân tơi
xin có một số kiến nghị đề xuất như sau:
- Đối với Phòng giáo dục
Đề nghị với PGD&ĐT Huyện Hoằng Hóa mở các lớp tập huấn về bảo vệ
môi trường để chúng tôi được học tập, tìm hiểu thêm và rút kinh nghiệm.
- Đối với nhà trường
Thường xuyên tổ chức các hội thi về bảo vệ môi trường nhằm tuyên
truyền tới tất cả mọi người cùng chung tay để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp;
bổ sung thêm trang thiết bị, đồ dùng cùng tài liệu cho giáo viên nghiên cứu để
phục vụ cho việc dạy được tốt hơn
Trên đây là một số kinh nghiệm và kiến nghị đề xuất của bản thân. Vì chỉ
mới nghiên cứu và thực hiện trong một thời gian ngắn, nên bản thân khơng tránh
khỏi những vướng mắc, thiếu sót. Kính mong ban giám hiệu, hội đồng khoa học
trong nhà trường, cũng như hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào tạo cấp

trên góp thêm ý kiến để giúp đỡ tơi có những phương pháp hướng dẫn tốt nhất,
hiệu quả nhất khi sử dụng một số đồ dùng đồ chơi, góp phần vào cơng tác chăm
sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKNcủa mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Hoằng Thịnh, ngày 11 tháng 5 năm 2021
Người thực hiện

Lê Thị Ngọc

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
1
Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường trong trường mầm non- NXBGD.
2
Tài liệu bảo vệ môi trường ở trường mầm non chọn
lọc- Tailieu.VN
3
Tạp chí giáo dục mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo
4
Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm
non- Tài liệu.

5
Tư liệu trên internet
6
Cẩm nang về bảo vệ môi trường

Ghi chú

17


18



×