Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động ngày hội, ngày lễ ở trường mầm nonmột số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động ngày hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 22 trang )

0

MỤC LỤC
MỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7
2.4
3
3.1
3.2

NỘI DUNG
Mở đầu
Lí do chọn đề tài


Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi
Khó khăn
Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài
Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1:Tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và cách tổ
chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non
Biện pháp 2:Xây dựng kế hoạch
Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt chương trình ngày hội, ngày lễ
cho trẻ
Biện pháp 4: Tổ chức tốt chương trình ngày hội, ngày lễ
cho trẻ
Biện pháp 5: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và trình độ
của trẻ để phát huy tính tích cực ở trẻ khi tham gia ngày
hội, ngày lễ
Biện pháp 6: Rèn kỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động
hàng ngày nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ
khi tham gia ngày hôi, ngày lễ
Biện pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với
phụ huynh
Hiệu quả của sáng kiến
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Phụ lục

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
4
4
4
5
5
6
6
6
8
9
10
11
12
13
13
14


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên
có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Nhận thức
rõ vai trò của mình, trong những năm gần đây bậc học mầm non đã có nhiều đổi
mới, chương trình giáo dục trẻ mầm nonđặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt
động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động
một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên vui tươi. Đồng thời, tạo điều kiện cho
giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học
mà chơi - Chơi mà học”,đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện
về mọi mặt.
Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ là một trong những hoạt động giáo dục
được quy định trong chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số
01/VBHN-BGD&ĐT ngày 24/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; là một
trong những nội dung quan trọng góp phần thực hiện tốt đề án “Xây dựng
trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” theo Quyết định
1615 của Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương. Đây được coi là một trong
những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ ở trường mầm non và cũng là một
trong những nội dung đổi mới giáo dục mầm nonhiện nay.
Qua việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non giúp trẻ có khái
niệm về một số ngày hội, ngày lễ gần gũi với trẻ. Đồng thời, thông qua những
hoạt động nghệ thuật trong các ngàyhội, ngày lễ trẻ được ôn luyện, củng cố các
nội dung đã học. Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ có nội dung theo chủ đề
mang tính giáo dục trong các ngày hội, ngày lễ sẽ có tác dụng to lớn trong việc
giáo dục tình cảm đạo đức, tình u Q hương,Đất nước; lịng biết ơn và yêu
mến những người đã quan tâm, chăm sóc trẻ. Có thể nói, các hoạt động ngày
hội, ngày lễ là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, đáp ứng
nhu cầuxúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn ở
trường mầm non.
Tuy nhiên, trên thực tế việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa đạt hiệu quả như mong muốn; đa phần việc tổ chức còn mang tính hình thức,

chưa sáng tạo, vẫn thường rập khn, chưa khắc sâu được ý nghĩa của ngày hội, ngày
lễ, chưa thực sự phát huy được tính tích cực hoạt động của trẻ.
Là một giáo viên trẻđặc biệt yêu thích và tâm huyết với các hoạt động ngày hội,
ngày lễ ở trường mầm non, bản thân tôi luôn băn khoăn làm thế nào để tổ chức tốt các
ngày hội, ngày lễ cho trẻ, giúp trẻ phát huy được tính tích cực hoạt động nhằm nâng cao
hiệu quả khi tổ chức các ngày hội, ngày lễ.Chính vì thế, tơi đã nghiên cứu và lựa
chọn đề tài SKKN:“Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham
gia các hoạt động ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham
gia các hoạt động ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non.


2

- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ cho
trẻ ở trường mầm non đạt hiệu quả cao, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tết
tại địa phương và nhà trường.
- Thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày
lễ nhằm mang lại hiệu quả cao, kích thích được sự hứng thú, giúp trẻ mạnh dạn,
tự tin và phát huy được tính tích cực hoạt động của trẻ.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết cho
bản thân tại đơn vị công tác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài tại lớp Mẫu giáo lớn A4 (Độ tuổi 5–6 tuổi)
– Trường MN Quảng Lợi do tôi chủ nhiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp khảo sát thực trạng.
- Phương pháp luyện tập, thực hành.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lứa tuổi mầm non (MN) là lứa tuổi hình thành những nền tảng ban đầu
của sự phát triển nhân cách con người. Ở lứa tuổi này, trẻ tiếp thu sự giáo dục
chủ yếu của cha mẹ, thầy cơ... từ mơi trường gia đình, nhà trường để phát triển
tồn diện về nhận thức, tình cảm, thể chất, thẩm mĩ. Hoạt động lễ hội (HĐLH) ở
trường MN là một trong những hoạt động được quy định trong Điều lệ trường
MN (2015) [1] và Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ MN do Bộ GD-ĐT ban
hành (2017) [2]. Hoạt động này có vai trị quan trọng góp phần phát triển cho trẻ
về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. Đây là hình thức
giúp trẻ tìm hiểu về cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa nhất để
giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ. Trong ngày lễ
hội, trẻ được tự do, thoải mái thể hiện khả năng của mình, có được những cảm
xúc vui sướng, phấn khởi[3]. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động ngày
lễ hội, trẻ được ôn luyện và củng cố kiến thức, kĩ năng đã học; rèn luyện ý thức
tổ chức kỉ luật, sự hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè, phát triển tính tích cực, độc lập,
sáng tạo, khả năng vận dụng những kinh nghiệm của bản thân trong các hoạt
động, phát triển hứng thú, tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước.
HĐLH là một phần khơng thể thiếu trong chương trình giáo dục MN, đáp ứng
nhu cầu cảm xúc, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn.
[4]
Vì tầm quan trọng của HĐLH của trẻ trong trường MN như vậy, nên hoạt
động này cần được tổ chức một cách khoa học. Hiện nay, các trường MN đều
đang thực hiện việc tổ chức lễ hội cho trẻ trong suốt thời gian một năm học, bắt
đầu từ ngày Khai giảng, ngày Tết Trung thu, các ngày lễ lớn,… và kết thúc là



3

Ngày Bế giảng năm học. Bài viết phân tích một số hoạt động mà các trường MN
có thể tổ chức cho trẻ trong ngày lễ hội, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ
MN và có tác dụng giáo dục tồn diện cho trẻ. Trên cơ sở lí luận về các nội dung
công việc cụ thể này, Ban Giám hiệu các trường MN có thể tham khảo để xây
dựng kế hoạch, phân công và chỉ đạo thực hiện HĐLH cho trẻ tại trường MN.
Theo Từ điển Tiếng Việt (2017): “Lễ hội là cuộc vui tổ chức chung, có
các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống của dân tộc”[5; tr 401].
Theo tác giả Nguyễn Như Ý (2014): “Lễ hội cũng là hội lễ, hình thức sinh hoạt
văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngành hoặc tôn
giáo trong phạm vi một địa phương hoặc trong cả nước. Lễ hội có phần lễ để
tưởng niệm các anh hùng dân tộc, tổ sư một nghề, một thần linh và phần hội.
Hội có nhiều hình thức: hội giao duyên, hội thi tài, hội văn chương, hội thượng
võ…”[6; tr204-205]. Như vậy, có thể hiểu, hoạt động lễ hội là các cuộc vui
chung mang tính lễ nghi văn hóa truyền thống của cộng đồng, được tiến hành
một cách có tổ chức nhằm mục đích bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
“Trường MN” là đơn vị giáo dục cơ sở của bậc học MN, có chức năng
chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Trường MN
có các lớp nhà trẻ và mẫu giáo. “HĐLH ở trường MN” là các cuộc vui chung,
thường tổ chức cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) vào các dịp lễ hội mang tính
truyền thống, văn hóa của dân tộc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thuận lợi:
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong
năm học và triển khai đến tồn thể CBGV trong nhà trường. Đây chính là cơ sở
để tôixây dựng kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ phù hợp với tình hình
thực tế tại lớp mình phụ trách.
- Nhà trường nói chung và lớp tơi chủ nhiệm nói riêng ln nhận được sự

quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh trong
việc tổ chức các ngày lễ, ngày hội cho trẻ.
- Trẻ đa số tự tin, nhiều trẻ có năng khiếu nổi bật, là điều kiện thuận lợi để
giáo viên khai thác và tổ chức ngày hội, ngày lễ đạt hiệu quả cao.
- Bản thân hiểu rõ tầm quan trọng của việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ
đối với trẻ, đặc biệt tâm huyết và yêu thích các hoạt động lễ hội trong trường
mầm non.
2.2.2Khó khăn:
- Phịng học thiếu, lớp đông các cháu nên khi tổ chức các ngày hội, ngày
lễ tại lớp giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn.
- Kinh phí của nhà trường để tổ chức các ngày hội, ngày lễ cịn hạn chế.
-Trong lớp có một số trẻ ra lớp năm đầu nên còn nhút nhát, chưa tự tin khi
tham gia các hoạt động tập thể.
- Giáo viên chưa được tập huấn riêng về việc tổ chức các hoạt động lễ hội.


4

2.2.3 Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài
Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành
khảo sát đánh giá trẻ theo 4 nội dung để nắm bắt được khả năng của trẻ trong
các hoạt động ngày hội, ngày lễ:
Bảng 1. Kết quả khảo sát học sinh đầu năm học
(Tổng số: 47 trẻ)
Kết quả
TT
Nội dung khảo sát
Đạt
Tỷ lệ Chưa đạt Tỷ lệ
1 Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp 25/47 53,2%

22/47
46,8%
Kỹ năng biểu diễn trước đám
2
20/47 42,5%
27/47
57,5%
đông
Phối hợp cùng bạn trong hoạt
3
21/47 44,6%
26/47
55,4%
động lễ hội
Tích cực tham gia các hoạt
4
22/47 46,8%
25/47
53,2%
động lễ hội
Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy: Các nội dung trẻ đạt còn hạn chế. Nội
dung mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp có số lượng trẻ đạt cao nhất nhưng chỉ
chiếm 53,2%. Còn lại các nội dung khác số lượng trẻ đạt đều không vượt quá
50%.
* Thực trạng việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non
Trong quá trình tổ chức ngày hội, ngày lễ tại trường mầm non trong nhiều
năm tơi nhận thấy vẫn cịn tồn tại các vấn đề như: Giáo viên chưa nhận thức sâu
sắc về tầm quan trọng của việc tổ chức các ngày lễ hội cho trẻ, chưa biết cách tuyên
truyền tới các bậc phụ huynh về việc giáo dục trẻ biết ý nghĩa của các ngày hội,
ngày lễ. Việc nắm bắt các thông tin đặc điểm tâm lý của trẻ cịn chậm nên các cơ

giáo chưa gây được hứng thú, chưa biết tạo khí thế cho trẻ. Phần đa các đồng chí
giáo viên chỉ chú ý vào hình thức tổ chức mà chưa chú ý vào nội dung, chương
trình lễ hội chưa phong phú để giúp trẻ có thể phát huy hết tính tích cực trong
ngày lễ hội; một số cháu chưa tham gia vào các hoạt động lễ hội và chưa có kỹ
năng cao để tạo ra các sản phẩm đẹp, cháu chưa tự tin trong giao tiếp, chưa biết
cách thể hiện ngôn ngữ một cách mạch lạc, cháu phối hợp chưa nhịp nhàng với
bạn trong các hoạt động của ngày lễ hội. Vì vậy, muốn giúp trẻ hoạt động tích
cực trong q trình tổ chức ngày hội, ngày lễ tôi đã áp dụng biện pháp sau:
2.3 Các biện pháp đã áp dụng
2.3.1Biện pháp 1:Tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và cách tổ chức
ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non
Trước hết, tôi đã sưu tầm tài liệu tham khảo qua mạng internet, qua sách,
báo, thông tin đại chú về nội dung, vai trò của lễ hội, cách tổ chức ngày hội,
ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non; sưu tầm những bài hát, trò chơi mới lạ phù
hợp với các hoạt động lễ hội. Từ đó, giúp bản thân có vốn tri thức phong phú về
các ngày hội, ngày lễ và tự tin khi tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ.
Tơicũng tìm hiểu cách tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ thông qua cuốn
sách: “Kịch bản lễ hộiở trường mầm non” của tác giả Hoàng Văn Yến và tham


5

khảo một số chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi như: Chương trình “Đồ
rê mí”, “Giọng hát Việt Nhí”, “Bước nhảy hồn vũ nhí”, “model Kids”,....học
hỏi cách dàn dựng, biên kịch, cách thức tổ chức chương trình của những người
dẫn chương trình nổi tiếng. Từ đó, tơi sáng tạo tổ chức các kịch bản sao cho phù
hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của trường/lớp.
2.3.2 Biện pháp 2:Xây dựng kế hoạch
Căn cứ vào kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ của nhà trường, tôi lồng
ghép xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ thông qua các chủ

điểm trong năm học theo từng tháng. Trải dài theo suốt thời gian của một năm
học bắt đầu từ ngày khai giảng (5/9), ngày tết Trung thu (15/8 âm lịch), ngày
phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày hội thể thao, ngày Quốc tế phụ nữ
(8/3), ngày sinh nhật Bác (19/5),… và kết thúc là ngày tổng kết năm học (lễ ra
trường của trẻ mẫu giáo 5 tuổi).
*Kế hoạch và nội dung tổ chức các ngày lễ hội trong năm học:
- Ngày hội đến trường (ngày khai trường 5/9): Tổ chức tốt ngày hội đến
trường của bé,tạo niềm vui phấn khởi cho trẻ khi đến trường. Do tình hình diễn
biến phức tạp của dịch Covid 19 vì vậy sẽ tổ chức khai giảng tại lớp. Chủ trì là
GVCN lớp:
+ Phần lễ: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, khai mạc, đọc thư của chủ
tịch nước chúc mừng năm học mới, đại biểu phát biểu chúc mừng.
+ Phần hội: văn nghệ chào mừng, trẻ tham gia các hoạt động tập thể, trò
chơi dân gian.
- Tết Trung thu: Là ngày dành riêng cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tết
Trung thu tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Có thể giới thiệu cho trẻ về thời tiết mùa
thu, về trăng, cây cỏ, các loại hoa quả, trang phục của mọi người, … Tổ chức chương
trình cần chú ý đến các hoạt động: bày cỗ, rước đèn, phá cổ, hát múa dân gian...
- Ngày hội của các cô, các bà, các mẹ ( 20/10) Cho trẻ hiểu ý nghĩa của
ngày 20/10 là ngày thành lập HLHPN VN. GD trẻ yêu quý biết ơn các các cô,
các bà, các mẹ. Tổ chức cho trẻ làm quà tặng mẹ, cô, bà.
- Ngày hội của các cơ giáo (20/11): Cho trẻ tìm hiểu về ý nghĩa của ngày
20/1, Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Giới thiệu
các công việc của các cơ giáo, chú ý giáo dục tình cảm mến yêu, biết ơn của trẻ
với cô giáo. Để tổ chức ngày này, cần chuẩn bị sớm, trong các giờ học nghệ thuật,
các buổi hoạt động ngoài giờ, tổ chức cho trẻ làm những vật phẩm tặng cô, tập
luyện các tiết mục thăm nghệ tham gia biểu diễn, học các bài hát, bài thơ, vẽ
tranh, kể chuyện về cô giáo (về bố mẹ nếu là giáo viên).
- Ngày quốc phịng tồn dân (QPTD): Cho trẻ biết ngày 22/12 là ngày

QPTD, ngày tết của các chú bộ đội, cho trẻ biết về công việc của chú bộ đội. GD
trẻ yêu quý biết ơn các các chú bộ đội. Để tổ chức ngày này, cần chuẩn bị sớm,
trong các giờ học nghệ thuật, các buổi hoạt động ngoài giờ, tổ chức cho trẻ làm
những vật phẩm tặng những người thân là bộ đội, học các bài hát, bài thơ, vẽ
tranh, kể chuyện về chú bộ đội(về bố mẹ nếu là bộ đội). Tổ chức cho trẻ tham
quan doanh trại bội đội.


6

- Tết Nguyên đán: Cho trẻ biết ngày tết nguyên đán là tết cổ truyền của
dân tộc Việt Nam. Cần tổ chức cho trẻ đón xuân, đón Tết năm mới với tâm trạng
vui mừng. Giới thiệu cho trẻ những phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày Tết:
làm tranh trang trí lớp gói bánh trưng , bày mâm ngũ quả chúc tết bố mẹ, con cái,
người thân, thầy cô giáo; tổ chức sum họp, mừng thọ người cao tuổi; mọi người
mặc quần áo đẹp; tổ chức các trò chơi gân gian; thời tiết mùa xuân cây cối đâm
hoa nảy lộc, khơng khí trong lành, vui vẻ; mỗi dân tộc có những tập quán, cách
đón Tết khác nhau. Giáo dục ở trẻ tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. Tổ chức Tết
Nguyên đán vào tuần cuối cùng trẻ ở trường, trước khi nghỉ Tết, tập trung vào chủ
đề mùa xuân.
- Ngày Phụ nữ quốc tế (8/3): Cho trẻ hiểu về ý nghĩa của ngày 8/3, tạo ra
được quang cảnh chào mừng, phấn khởi và các hoạt động thiết thực để trẻ nhận
biết ngày 8/3 là ngày vui của phụ nữ. Thông qua việc tổ chức ngày lễ, giáo dục
sự kính trọng, lịng biết ơn và tình cảm của trẻ với ba mẹ, cô giáo và tôn trọng
các bạn gái. Tổ chức cho các bạn trai làm bưu thiếp chúc mừng các bạn gái
trong lớp. Làm tranh, bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ.
- Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5): Giúp trẻ hiểu ý nghĩa ngày 19/5
là ngày SN Bác GD trẻ lòng biết ơn Bác Hồ, Tổ chức lễ kỉ niệm với hình thức
sinh động, những tiết mục văn nghệ, nghệ thuật có nội dung chào mừng ngày
SN Bác Hồ tại các lớp. Giới thiệu về quê hương của Bác, về thủ đô Hà Nội, nơi

Bác đã sống và làm việc.Tổ chức trang trí ảnh Bác. Giáo dục cho trẻ lịng biết
ơn và lịng kính u Bác Hồ, tình cảm yêu mến thủ đô Hà Nội.
- Ngày 1/6: Tổ chức ngày 1/6 với nội dung giáo dục đoàn kế với các
bạn thiếu nhi quốc tế. Giúp trẻ hiểu ý nghĩa ngày hội của thiếu nhi và lễ ra
trường của các cháu mẫu giáo lớn: giáo lưu văn nghệ giữa các lớp, tổ chức nhẹ
nhàng, ngắn gọn tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, để lại cho trẻ những ấn
tượng tốt đẹp, lưu luyến về trường/ lớp mầm non của mình.
- Ngày sinh nhật của trẻ trong lớp: Phối hợp với gia đình trẻ tổ chức vui
vẻ, tuỳ điều kiện thực tế bằng những lời chúc tốt đẹp của cô giáo, bạn bè, những
món quà đơn giản (có thể thực tế các trẻ tự làm), hoa quả, kẹo bánh, … tạo cho
trẻ cảm nhận được niềm vui, sự trưởng thành, lớn lên của mình trong ngày sinh
nhật và hình thành tinh thần trách nhiệm ở trẻ.
- Những ngày hội, ngày lễ khác (nếu có điều kiện)
+ Lễ Giáng sinh: Phối hợp với chi đoàn thanh niên để tổ chức lễ noel cho
trẻ, xây dựng góc noel ở trong sân trường tạo điều kiện cho phụ huynh tặng quà
cho trẻ, biểu diễn văn nghệ, bán bóng…qua đó giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi
và lương thiện hơn.
+ Các ngày hội, ngày lễ truyền thống của địa phương (nếu có).
- Kế hoạch thực hiện ngày hội ngày lễ: Chuẩn bị dàn ý, nội dung chương
trình, lời dẫn ngắn gọn phản ánh đúng tinh thần ngày hội ngày lễ (nếu tổ chức lại lớp
thì cơ giáo phụ trách lớp chuẩn bị, nếu tổ chức tồn trường thì ban lãnh đạo trường
chuẩn bị), địa điểm, thời gian, người điều khiển chương trình, hình thức tổ chức, vị
trí chỗ ngồi của trẻ, giáo viên, cán bộ…


7

Sử dụng nhiều hoạt động đa dạng phục vụ cho ngày hội, ngày lễ. Chương
trình được sắp xếp hài hịa giữa các tiết mục hát, múa, đọc thơ… Cần chú ý đến các
hoạt động phụ họa của trẻ với các tiết mục biểu diễn của nhóm chính và tăng cường

các hoạt động cho tất cả trẻ cùng được tham gia.
- Trang phục của trẻ cần trang nhã, mềm mại. Nếu trẻ đóng vai người lớn
hoặc các dân tộc cũng cần cải biên cho đảm bảo tính hồn nhiên của trẻ. Không
nên trang phục cho trẻ theo kiểu người lớn thu nhỏ, như vậy sẽ làm cho trẻ cứng
nhắc, mất vẻ hồn nhiên, thơ ngây.
2.3.3Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt chương trình ngày hội, ngày lễ cho trẻ
Muốn có được một kết quả tốt thì cơng tác chuẩn bị sẽ quyết định một phần
lớn về sự thành công của ngày hội, ngày lễ.
* Hoạt động trang trí:
- Trang trí trường (sân trường, cổng trường): Với những ngày hội, ngày lễ
lớntổ chức quy mơ tồn trường, tơi ln cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ
được BGH nhà trường phân công. Tôi cùng đồng nghiệp trang trí, chuẩn bị cảnh
quan cho ngày hội, ngày lễ trong nhà trường. Trang trí sân trường thường được
thực hiện trước 2-3 ngày với các công việc như treo cờ nước, cờ đuôi nheo, cờ
phướn, băng rôn, dựng các tiểu cảnh, treo bong bóng, sắp đặt các chậu cây cảnh,
hoa tươi… Khung cảnh trang hoàng của ngày lễ hội được giữ lại vài ba ngày sau
buổi lễ.
- Trang trí sân khấu: Được thực hiện cùng ngày với trang trí sân trường để
tạo một tổng thể đẹp mắt, đồng thời tạo khơng khí tưng bừng phấn khởi trước
ngày lễ hội. Hoạt động này cần sự góp sức của tất cả giáo viên và có thể nhờ
thêm một số phụ huynh trong trường như: lắp ghép sân khấu, trải thảm, dựng
phơng có hình ảnh theo chủ đề, bố trí các chậu hoa, các tiểu cảnh minh họa.
- Trang trí lớp: Là hoạt động đặc trưng riêng của từng lớp. Tơi sẽ chọn
cách trang trí phù hợp với lễ hội. Trẻ sẽ cùng trang trí lớp với sự giúp đỡ của cô
giáo. Trước lễ hội một tuần, tôi và trẻ cùng thảo luận các ý tưởng, lựa chọn các
nguyên vật liệu, tranh ảnh, màu sắc theo chủ đề lễ hội. Tôi phân công cho trẻ
những công việc đơn giản (sử dụng chính các sản phẩm tạo hình của trẻ để trang
trí phơng, trang trí cờ hoa cho ngày lễ hội). Những phần việc phức tạp, tôi cùng
làm với trẻ, cùng trẻ tạo ra các sản phẩm trang hồng khơng gian tổ chức lễ hội
sao cho thật đẹp và rực rỡ, phù hợp với tính chất của mỗi ngày lễ hội: vẽ tranh,

cắt dán, ghép ảnh, cắt dán cờ tổ quốc, treo tranh, dán dây xúc xích, treo bóng
bay, trang trí trang phục, mũ, giày cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ. Tôi luôn
cố gắng tạo điều kiện để mỗi trẻ được tham gia trải nghiệm với các hoạt động
ngày hội, ngày lễ một cách đầy cảm xúc và hứng khởi. Hoạt động trang trí lớp
giúp tạo tâm thế tích cực chào đón lễ hội và giúp tất cả trẻ đều được hịa mình
vào khơng khí của lễ hội.
* Chuẩn bị chương trình ngày hội, ngày lễ:
Là người dẫn chương trình kịch bản, tơi ln chú trọng việc xây dựng
kịch bản, lựa chọn các tiết mục phù hợp, tập duyệt chương trình để mang lại
hiệu quả cao nhất, giúp chương trình thành cơng
- Xây dựng kịch bảnvà chọn các tiết mục phù hợp:


8

Các tiết mục văn nghệ là phần mà trẻ MN được tham gia và mong đợi
nhất trong lễ hội. Vì vậy, việc lựa chọn các bài hát, bài thơ, chuyện kể… phù
hợp với tính chất lễ hội rất quan trọng. Nội dung các tiết mục văn nghệ cần đảm
bảo phù hợp với chủ đề lễ hội đồng thời sôi động, mới mẻ với trẻ MN trong ca
từ, giai điệu. Các bài hát gần gũi, dễ thương, trong sáng, các điệu múa uyển
chuyển, nhịp nhàng với các động tác không quá phức tạo sẽ giúp trẻ tiếp thu
nhanh. Ngoài ra, các tiết mục văn nghệ phải phù hợp với đặc điểm ghi nhớ của
trẻ để vừa sức với trẻ và có thể biểu diễn một cách trọn vẹn.
- Tập duyệt các tiết mục:
Là công việc không thể thiếu trong hoạt động văn nghệ. Tôi nhận thấy đặc
điểm của trẻ MN (nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên) nên cần có thời gian để
trẻ luyện tập để có thể biểu diễn thuần thục trong lễ hội, vì vậy ngay từ khi nhà
trường phát động tôi đã lựa chọn trẻ và tiến hành tập luyện. Ngoài ra, để chu đáo
hơn với một tiết mục văn nghệ, tơi cịn thêm một vài trẻ dự bị đề phịng thay thế
khi trẻ có lí do khơng tham gia được. Việc tập luyện các tiết mục văn nghệ được

tiến hành ở lớp và trong hoạt động vui chơi hàng ngày của trẻ. Ngồi ra, gần
ngày biểu diễn, tơi cho trẻ được tập thử trên sân khấu đã được trang trí hồn
chỉnh để trẻ nhớ vị trí biểu diễn, không bị lúng túng với không gian rộng lớn,
làm quen với hướng của sân khấu và đảm bảo trình tự tiết mục của các lớp.
- Chuẩn bị trang phục và hóa trang:
Đây là việc thu hút sự chú ý của trẻ vì trẻ rất thích thú với những trang
phục có màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Vì vậy, tơi lựa chọn trang phục biểu diễn
có màu sắc rực rỡ, chất liệu phù hợp chủ đề lễ hội và với hình thức trẻ biểu diễn.
Việc chuẩn bị bao gồm: cho trẻ ướm thử trước để chỉnh sửa cho vừa với trẻ và ủi
(là) trang phục trước khi cho trẻ mặc để biểu diễn. Khi trang điểm, hóa trang cho
trẻ, tơi luôn chú ý không quá nhiều màu sắc làm mất nét hồn nhiên của trẻ.
2.3.4 Biện pháp 4: Tổ chức tốt chương trình ngày hội, ngày lễ cho trẻ
Khi tổ chức chương trình điều quan trọng nhất là tạo cho trẻ tâm thế, sự
thích thú khi được tham gia vào các ngày hội, ngày lễ. Thơng qua việc trị
chuyện với trẻ, giúp trẻ hiểu nội dung các ngày hội, ngày lễ (Có thể cho trẻ được
quan sát, xem qua băng đĩa hình ảnh vềngày khai giảng năm học, ngày tết trung
thu, tết Ngun Đán,...).
Chương trình kịch bản sẽ có rất nhiều tiết mục đa dạng về các thể loại
khác nhau đã tập dượt từ trước như: đơn ca, tốp ca, múa, kể chuyện, đọc thơ
diễn cảm, đóng kịch… Với vai trị là người dẫn chương trình, tơi sẽ sắp xếp các
tiết mục xen kẽ nhau sao cho thật phù hợp để khán giả không cảm thấy nhàm
chán: Các tiết mục biểu diễn phải xen kẽ giữa động và tĩnh và theo lứa tuổi của
trẻ: tiết mục của trẻ 3 - 4 tuổi diễn trước, sau đó mới đến các tiết mục của trẻ 4 6 tuổi và tiết mục của giáo viên. Có thể nói đây là hoạt động được khách mời,
trẻ và cha mẹ mong đợi nhất trong lễ hội, vì thế, tơi ln động viên trẻ bình tĩnh
và hồn thành tiết mục của mình. Tơi ln nhắc lại trình tự tiết mục biểu diễn để
trẻ và giáo viên chủ nhiệm các lớp chuẩn bị giúp chương trình khơng bị gián
đoạn.


9


Khi tổ chức chương trình tại lớp, tơi phân chia các hoạt động sao cho thật
phù hợp và đảm bảo tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia. Đặc biệt, nội dung
chương trình phải làm nổi bật được đặc trưng của ngày hội, ngày lễ; các tiết mục
văn nghệ, các trị chơi được xây dựng sát với chủ điểm,…
Thơng qua các hoạt động trên trẻ sẽ chủ động và tham gia tích cực vào
các ngày hội, ngày lễ.
2.3.5 Biện pháp 5: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và trình độ của trẻ để
phát huy tính tích cực ở trẻ khi tham gia ngày hội, ngày lễ:
Trẻ trong lớp có nhiều tính cách khác nhau: có trẻ trầm tĩnh, trẻ khéo tay,
trẻ tỉ mỉ, cẩn thận nhưng cũng có trẻ rất hiếu động, không muốn hợp tác với các
bạn trong các hoạt động, do đó tơi phải tìm ra các hoạt động phù hợp để đảm
bảo tất cả trẻ được tham gia hoạt động Lễ hội một cách hào hứng và tích cực
nhất.
Cụ thể như tơi tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng trẻ trong lớp và đặc
biệt chú ý đến những trẻ hiếu động. Những trẻ này ít khi chịu hợp tác với bạn và
ít khi chịu tập trung lâu. Vì vậy, tơi giao nhiệm vụ đặc biệt cho nhóm trẻ này
bằng các hình thức tăng cường các nguyên vật liệu trong các hoạt động tạo hình,
yêu cầu gợi ý trẻ cần sáng tạo hơn trong các hoạt động, tăng độ khó của các sản
phẩm để giúp trẻ tập trung hơn và kích thích hứng thú bền vững cho trẻ. Đồng
thời tôi cùng trẻ đi đến một thỏa thuận là nếu như con làm xong một sản phẩm
con sẽ được qua góc khác tham gia các trị chơi mới. Ngồi ra, tơi cũng cho
những trẻ hiếu động này khi tham gia các hoạt động Lễ hội bằng cách phụ cơ
trang trí và tổ chức các trị chơi vận động để thu hút trẻ tham giao hoạt động. Từ
những áp dụng trên tôi nhận thấy trẻ đã tham gia Lễ hội một cách tích cực và
hứng thú nhất.
Song song đó tơi quan tâm đến những trẻ mới đi học, những trẻ có kỹ
năng tạo hình cịn yếu, những trẻ chưa tự tin trong giao tiếp để hướng dẫn trẻ
tham gia vào các hoạt động tập thể một cách kịp thời, đồng thời tôi quan sát các
sản phẩm mà trẻ làm ra trong các giờ hoạt động chung, hoạt động góc để từ đó

có thể hướng dẫn động viên và hoàn chỉnh các kỹ năng ca hát, múa, vẽ, nặn….
Để giúp trẻ thực sự hứng thú trong việc tạo ra các sản phẩm khi tham gia Lễ hội.
Riêng đối với những trẻ cẩn thận tỉ mỉ, tôi gợi ý cho trẻ tham gia vào các
góc làm thiệp, viết câu đối, những trẻ có khả năng sáng tạo tốt thì cho trẻ chơi
các góc nặn, cắm hoa…. Đối với trẻ có kỹ năng ca hát múa thì cho trẻ biểu diễn
các tiết mục âm nhạc tự biên của bản thân bé. Đối với những trẻ chưa thật cẩn
thận và chưa thật sự tập trung chú ý, tôi giao các nhiệm vụ có tính cách tỉ mỉ cận
thận như ghép tranh, dán trang trí đường viền… Để điều chỉnh hành vi và rèn
luyện cá tính kiên nhẫn cho những trẻ này.
2.3.6. Biện pháp 6:Rènkỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động hàng
ngày nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ khi tham gia ngày hôi,
ngày lễ
Để trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội, giúp trẻ phát triển tồn
diện tơi đã thơng qua các hoạt động hàng ngày rèn cho trẻ những kỹ năng cần
thiết để tự tin tham gia các hoạt động ngày hội, ngày lễ.


10

*Đối với hoạt động tạo hình
Củng cố các kỹ năng tạo hình cho trẻ thơng qua việc đưa ra u cầu
cùng vẽ một bức tranh, cùng làm thiệp tập thể,... Tơi chú trọng cho trẻ được phát
biểu ý kiến, trình bày ý tưởng sáng tạo của bản thân trẻ trong lúc hợp tác cùng
bạn. Ngồi ra, tơi cũng rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay thông qua các
hoạt động cắt dán các hình từ báo, tạp chí hoặc xé dán tranh theo chủ đề.
Cho trẻ quan sát nhiều bức tranh đẹp với các đề tài khác nhau, tạo cho
trẻ các biểu tượng phong phú để khi tham gia vào các hoạt động lễ hội trẻ có thể
vận dụng để tạo ra sản phẩm của bản thân mình. Tăng cường sưu tầm thêm các
nguyên vật liệu như giấy thiệp màu, vỏ cây, vỏ sò, hột hạt, vỏ trứng, ống hút,…
để cho trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.

Từ các kỹ năng cơ rèn cho trẻ thơng qua hoạt động tạo hình, trẻ có thể
cùng cơ tạo nên những sản phẩm đẹp trang trí trong các ngày hội, ngày lễ.
*Đối với hoạt động giáo dục âm nhạc
Đa dạng các hoạt động ca hát, bổ sung thêm các bài hát ngồi chương
trình học, các bài hát theo chủ đề của lễ hội. Dạy trẻ hát đúng nhịp các bài hát,
biết hát diễn cảm tình cảm nội dung chương trình cho phù hợp với nội dung của
hoạt động âm nhạc tổng hợp. Tăng cường hình thức múa hát tập thể, múa hát sân
trường để trẻ được tham gia diễn các tác phẩm ca cảnh, hoạt cảnh, đóng vai thể
hiện tính cách nhân vật. Ngoài ra, trẻ được tập hát dưới các hình thức khác nhau:
hát đuổi, tốp ca, song ca, đơn ca, hát biễu diễn phù hợp với khơng khí lễ hội để
rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn. Điều này sẽ là nền
tảng giúp trẻ hoạt động tích cực khi tham gia vào các ngày hội,ngày lễ.
*Đối với hoạt động làm quen văn học và chữ viết
Thông qua các câu chuyện, bài thơ được học, tôi giúp trẻ mở rộng quan hệ
bạn bè, mở rộng cách giao tiếp ứng xử với nhau. Tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ
tự phát triển ngơn ngữ của bản thân bằng cách khuyến khích trẻ tự mình kể lại
câu chuyện đã học hoặc là tự kể chuyện về chính bản thân trẻ. Tơi cũng chú ý
đến việc rèn luyện và phát triển khả năng đọc diễn cảm thơ, truyện để khi tham
gia vào các hoạt động lễ hội trẻ có thể tự tin, mạnh dạn lên biễu diễn trước đám
đông giúp trẻ thể hiện bản thân. Tôi cũng cho trẻ tự biết cách giới thiệu bản thân
của mình, biết cách thể hiện ý tưởng thơng qua các hoạt động ngơn ngữ từ đó trẻ
có thể mạnh dạn trong việc giao lưu với cô giáo và các bạn trong trường.
*Đối với hoạt động phát triển thể chất
Tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ thông
qua giờ học thể dục, giờ hoạt động ngồi trời hay chơi theo ý thích để trẻ được
tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm phát triển khả năng vận
động của trẻ, giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, tích cực tham gia các hoạt động
trong ngày. Đặc biệt, các bài tập, các trò chơi vận động trẻ học sẽ giúp trẻthực
hiện tốt các hoạt động khi tham gia ngày hội thể thao.
2.3.7 Biện pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ

huynh
Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong cơng tác chăm sóc- giáo dục
trẻ tại lớp. Đặc biệt, trước khi tổ chức ngày hội, ngày lễ tôi trao đổi với cha mẹ


11

trẻ về kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ của trường/lớp thơng qua các hình
thức: Trao đổi trực tiếp qua giờ đón, trả trẻ; trao đổi qua sổ liên lạc điện tử,
nhóm chat zalo,… để phụ huynh nắm được thời gian và hình thức tổ chức
chương trình; các lưu ý với phụ huynh để phối hợp với giáo viên chuẩn bị tốt
cho ngày lễ hội (Trang phục của trẻ, tiết mục trẻ biểu diễn,…). Có thể kết hợp
nhờ một số phụ huynh đến đểgiúp cô giáo một số công việc phục vụ lễ hội như
chuẩn bị, hoá trang cho trẻ và một số công việc khác. Điều này sẽ giúp phụ
huynh quan tâm đến các hoạt động của lớp, tích cực tham gia chia sẻ, động viên
cơ và trẻ trong các hoạt động ngày hội, ngày lễ của lớp. Đồng thời, với trẻđây là
nguồn động lực tinh thần giúp trẻ thể hiện tốt hơn trong chương trình lễ hội.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sauquá trình áp dụng các biện pháp trên hiệu quả mang lại là:
-Đối với giáo viên: Hiểu được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung và
cách thức tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ đạt hiệu quả. Xây dựng được kế
hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ phù hợp với điều kiện của lớp, tạo được môi
trường giáo dục thân thiện, hấp dẫn, gần gũi đối với trẻ. Chương trình lễ hội tổ
chức ngày càng phù hợp hơn về mặt hình thức lẫn nội dung và đặc biệt phần hội
được trẻ nhiệt tình tham gia.
-Đối với trẻ: Trẻ hứng thú, vui tươi khi đươc tham gia vào các hoạt động
của ngày hội, ngày lễ. Trẻ được trực tiếp tham gia vào các trị chơi, được trao
đổi, mơi trường lễ hội càng mở rộng sự giao lưu giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ và
giữa trẻ với mọi người xung quanh. Các cháu tham gia nhiệt tình các tiết mục Lễ

hội đặc biệt các trò chơi dân gian. Giáo dục được ý nghĩa của nét văn hoá truyền
thống Việt Nam ngay từ lứa tuổi mầm non. Một số kĩ năng sống mới, đơn giản
… được nảy sinh, hình thành, củng cố qua nhiều hoạt động của ngày Lễ hội như:
Kỹ năng giao tiếp mạch lạc, hợp tác, ra quyết định, ứng phó trước những tình
huống, cũng như các kỹ năng về âm nhạc, kỹ năng tạo hình, kỹ năng thể chất
cũng được trẻ tích lũy nhiều.
Tơi nhận thấy ở trẻ có sự tiến bộ rõ rệt, trẻ yêu thích và tích cực tham gia
các hoạt động Lễ hội hơn, trẻ hứng thú và mong muốn được tham gia nhiều hơn.
Và đặc biệt là các cháu thích đi học, đi học đều để có thể tham gia vào những Lễ
hội được tổ chức tại trường. Những sản phẩm mà trẻ làm ra trong các hoạt động
Lễ hội giúp trẻ tự tin hơn cũng như phụ huynh cảm thấy vui hơn khi trẻ có
những tiến bộ vượt bậc. Trẻ tự tin tham gia biểu diễn các chương trình lớn của
xã, huyện và các show diễn của các trung tâm năng khiếu tại thành phố.
Trong quá trình chuẩn bị, tổ chức Lễ hội tơi ln lấy trẻ làm trung tâm
dó đó trẻ được tự do lựa chọn trang phục, hứng thú, sáng tạo điệu múa, sản
phẩm,… Đặc biệt về tình cảm xã hội trẻ thể hiện cảm xúc qua thái độ, cử chỉ,
nét mặt của bé đối mọi người xung quanh.
Kết quả khảo sát cuối năm về phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt
động ngày hội, ngày lễ của trẻ được thể hiện trên bảng sau:
Bảng 2. Kết quả khảo sát học sinh sau khi áp dụng sáng kiến
(Tổng số: 47 trẻ)


12

TT
1

Nội dung khảo sát


Đạt
46/47

Kết quả
Tỷ lệ Chưa đạt
97,8%
1/47

Tỷ lệ
2,2%

Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
Kỹ năng biểu diễn trước đám
2
43/47 91,5%
4/47
8,5%
đơng
Phối hợp cùng bạn trong hoạt
3
45/47 95,7%
2/47
4,3%
động lễ hội
Tích cực tham gia các hoạt
4
46/47 97,8%
1/47
2,2%
động lễ hội

-Đối với phụ huynh: Phụ huynh tích cực tham gia vào việc tổ chức ngày
lễ hội, phối hợp chặt chẽ với giáo viên để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ
tham gia các hoạt động. Qua các ngày lễ hội, mối quan hệ giữa gia đình và nhà
trường ngày càng gắn chặt, thân thiện, gần gũi hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Hoạt động lễ hội trong trường mầm non thật sự là một hoạt động hấp dẫn
đối với trẻ. Việc tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên. Khi tổ chức
các hoạt động ngày hội, ngày lễ sẽ kích thích được nhu cầu hứng thú và tính tích
cực hoạt động của trẻ, giúp trẻ hoạt động một cách tích cực, sáng tạo và thực
hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non “Học mà chơi, chơi mà
học”. Tận dụng các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày và các ngày hội, ngày lễ
để trẻ phát triển trí tuệ, tạo sự tự tin, thơng minh, linh hoạt, giúp trẻ phát triển
tồn diện.
Để thực hiện cơng tác này chúng ta cần có kế hoạch cụ thể, sát thực với
điều kiện thực tế của trường/lớp. Giáo viên phải chủ động, sáng tạo trong việc tổ
chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi của trẻ và đặc điểm của từng ngày hội,
ngày lễ để phát huy được tính tích cực hoạt động, mang lại cho trẻ khơng khí vui
tươi và đầy ý nghĩa ngày lễ hội.
3.2 Kiến nghị
Để thực hiện tốt công tác tổ chức ngày hội, ngày lễ và phát huy được tính
tích cực hoạt động của trẻ, tơi xin có một số kiến nghị sau:
*Đối với Phòng Giáo dục- Đào tạo:
- Tăng cường mở các lớp tập huấn chuyên đề (Tổ chức các hoạt động
ngày hội, ngày lễ), tổ chức các hoạt động thực hành chuyên đề để cán bộ quản lý
và giáo viên được tham gia học tập, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Tham mưu với ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ kinh phí cho các trường tổ
chức nhiều hoạt động trải nghiệm, vui chơi cho trẻ.
* Đối với BGH nhà trường

- Xây dựng kế hoạch cụ thể các ngày hội, ngày lễ trong năm.


13

- Làm tốt công tác tham mưu với địa phương và phụ huynh để kêu gọi
ủng hộ kinh phí nhằm tổ chức nhiều chương trình ngày hội, ngày lễ ý nghĩa cho
trẻ được tham gia.
Tôi xin cam kết đây là báo cáo của mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham
gia các hoạt động ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non” mà tôi đã áp dụng
thực hiện tại đơn vị công tác và đã gặt hái được một số kết quả bước đầu. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trên để bản
sáng kiến kinh nghiệm của tơi hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA BGH
NHÀ TRƯỜNG

Quảng Xương, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Phạm Thị Quỳnh Anh


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------[1] Bộ GD-ĐT (2015). Điều lệ trường mầm non (ban hành kèm theo Văn
bản hợp nhất số 04/VBHNBGDĐT năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình Giáo dục mầm non (ban hành kèm
theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT của
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
[3] Hoàng Lân - Hoàng Văn Yến (1985). Tổ chức ngày hội, ngày lễ trong
trường lớp mẫu giáo. NXB Giáo dục.
[4] Hồng Cơng Dụng - Trần Chinh (2017). Tổ chức các hoạt động lễ hội
ở trường mầm non (Theo Chương trình Giáo dục mầm non). NXB Giáo dục Việt
Nam.
[5] Viện Ngôn ngữ học (2017). Từ điển Tiếng Việt phổ thông.NXB
Phương Đông.
[6] Nguyễn Như Ý - Chu Huy (2014). Từ điển Văn hóa phong tục cổ
truyền Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam.


15

PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ CHO TRẺ
TẠILỚP A4- TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG LỢI
---------------------------------------------

Hình ảnh tổ chức kịch bản “Ngày hội đến trường của bé” tại lớp A4


16

Các bé tham giakịch bản “Vui hội trung thu”tại sân trường và tại lớp A4


Hình ảnh trẻ tham gia “Ngày hội phòng chống xâm hại trẻ em”
được tổ chức tại lớp A4 thông qua giờ giáo dục kỹ năng sống


17

Hình ảnh các bé lớp A4 thi vẽ tranh tặng cơ chào mừng Ngày 20/10

Hình ảnh trong buổi liên hoan Ngày 20/10 tại lớp A4

Hình ảnh các bé lớp A4 thi làm thiệp bằng cúc áo tặng Mẹ ngày 20/10


18

Hình ảnh trẻ thi nặn hoa tặng cơ ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại lớp A4

Hình ảnh trẻ thi nặn hoa tặng cô ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại lớp A4


19

Hình ảnh Cơ và trẻ trong ngày hội “Cơ giáo là mẹ hiền” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Hình ảnh phụ huynh tổ chức Noel cho trẻ tại lớp.


20


Hình ảnh trẻ tự tin tham gia biểu diễn các hội nghị lớn của xã, huyện.


21

Hình ảnh trẻ biểu diễn tại các show diễn của các trung tâm năng khiếu
tại các thành phố lớn.



×