Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở lớp b3 trường mầm non hợp lý, huyện triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 30 trang )

TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
15
2
2.1
2.2

2.3

2.4
3
3.1
3.2

MỤC LỤC
Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận.
Thực trạng của vấn đề.
Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Tự bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nhận thức


về yêu cầu mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ mầm non.
2.3.2. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và
tính tương tác cao.
2.3.3. Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua
các hoạt động trong ngày.
2.3.4. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và tích hợp các
nội dung hoạt giáo dục trẻ kỹ năng sống vào các chủ đề
giáo dục trong năm học
2.3.5. Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.
2.3.6. Hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
2.3.7. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ
chức các hoạt động tập thể, các ngày hội, ngày lễ vui tươi,
lành mạnh trong nhà trường.
2.3.8. Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các bài tập,
các tình huống có vấn đề vào các hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ.
2.3.9. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng thống nhất
nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị, đề xuất

Trang
1
1
2
2
2

2
3
3
4
5
5
5
7
8
11
12
13
15
16
17
19
19
20


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra những
yêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra
những con người “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức”[1]. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận
hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công
tác giáo dục trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong
cuộc sống, biết được những điều nên và khơng nên làm, có thể coi kỹ năng sống

là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào
hoạt động cá nhân của trẻ hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi
trường xung quanh, giúp trẻ ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu thách thức của
cuộc sống hằng ngày.
Ngồi ra cịn xây dựng ở trẻ lòng tự tin chủ động và biết cách xử lý các
tình huống trong cuộc sống. Đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm
và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được
tiến hành trong toàn bộ các hoạt động trong ngày như: Vui chơi, học tập, lao
động vừa sức, lễ hội, tham quan...mỗi một hoạt động có ưu thế riêng đối với
cuộc sống của trẻ[2]. Để có được những kỹ năng sống, trẻ cần phải có thời gian
và quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của cô giáo, người lớn và bạn
bè của trẻ.
Năm học 2013 - 2014, Phòng Giáo dục và Đào tạo Triệu Sơn cũng đã tổ
chức hội thảo “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” để tất cả các giáo viên trong
huyện được tham gia, học hỏi kinh nghiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
mầm non. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp
giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội. Giáo
dục kỹ năng sống đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với công tác giáo
dục. Dạy kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp trẻ làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành
mạnh và có chất lượng hơn trong xã hội hiện đại với nền văn hóa đa dạng và nền
kinh tế phát triển như hiện nay.
Trên thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non đã
được thực hiện nhưng chưa được quan tâm nhiều và rất nhiều giáo viên còn
chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để
có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho
trẻ.Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống đối với sự
phát triển của trẻ, tôi đã luôn suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non Hợp Lý nói chung và lớp mẫu giáo B3 nói
riêng có hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ mẫu giáo: “Giáo dục kỹ năng
sống” khơng phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường

làm. Các phương pháp đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ
hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thơng tin, mà từ thơng tin và nhận thức
đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp
trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau, quyết định
phải xuất phát từ trẻ.”[3]
1


Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ
bậc học mầm non. Đó là sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình
thành nên cách sống tích cực của trẻ như: Trẻ biết hợp tác với bạn, xây dựng tính
độc lập, kích thích sự tị mị, ham hiểu biết, biết yêu thương chia sẻ, lắng nghe
người khác nói và biết diễn đạt ý của mình cho người khác hiểu…Dạy cho trẻ
những kỹ năng sống gần gũi nhất như: Giữ vệ sinh cá nhân; bảo vệ thân thể; ứng
xử văn minh, lịch sự; nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản
thân; ứng phó với những tình huống bất ngờ…qua đó trẻ học hỏi được nhiều
kinh nghiệm trong cuộc sống.[3]
Nhưng thực tế Chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động
giáo dục kỹ năng sống riêng biệt, mới chỉ lồng ghép tích hợp kỹ năng sống qua
các hoạt động trong ngày ở mức đơn giản. Chính vì những lí do trên nên tơi đã
chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5
tuổi ở lớp B3 trường Mầm non Hợp Lý, huyện Triệu Sơn” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho trẻ ở trường
mầm non nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng.
Đề xuất một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lớp mẫu giáo
nhỡ 4 - 5 tuổi, B3, Trường Mầm non Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnhThanh Hóa.
Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên truyền
kiến thức cho các bậc phụ huynh. Đồng thời tạo được sự quan tâm và tham gia
của các bậc phụ huynh, của toàn thể giáo viên trong nhà trường, các tổ chức

đồn thể khác có trách nhiệm cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5
tuổi ở lớp B3, trường Mầm non Hợp Lý, huyện Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp nghiên cứu lý luận;
- Phương pháp đàm thoại, tuyên truyền;
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ vô cùngquan
trọng, giúp trẻ phát triển tồn diện. Chính vì vậy cần giáo dục cho trẻ ngay từ
nhỏ để định hướng được sự phát triển cá nhân của trẻ, giúp trẻ phát triển tồn
diện. Nếu khơng có những kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó có thể giải quyết
được những cơng việc cần làm.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tơi ln tìm tịi, học hỏi để
đưa ra những giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Năm học 2017- 2018, bản thân tôi cũng đã làm đề tài nghiên cứu “Một số
biệnphápgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” áp dụng có hiệu quả rất tốt
trongviệc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nhưng trong q trình cơng tác tơi
nhận thấy rằng cần đi sâu hơn nữa về vấn đề này, có rất nhiều những giải pháp

2


khác có thể nâng cao hơn nữa việc cung cấp kiến thức cũng như trẻ được thực
hành việc giáo dục kỹ năng sống một cách tốt nhất, thiết thực nhất.
Trong đề tài nghiên cứu lần này, ngoài những giải pháp giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ trước đó, tơi xin đưa ra thêm hai giải pháp mà trong năm học này

tôi áp dụng thấy đạt kết quả rất cao như: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống
qua việc tổ chức các hoạt động tập thể, các ngày hội, ngày lễ vui tươi, lành mạnh
trong nhà trường và ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các bài tập, các tình
huống có vấn đề vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Qua các giải pháp đã sử dụng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi thấy
trẻ thích nghi tốt hơn với mơi trường xung quanh, hòa đồng với bạn bè, sống lạc
quan vui vẻ, kỹ năng làm việc theo nhóm được nâng lên, biết giúp đỡ mọi
người, trẻ trở nên tự tin hơn trước đám đơng, biết tránh xa nơi nguy hiểm, có
những kỹ năng xử lý tình huống rất tốt…
2. Nội dung
sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như những nhịp cầu giúp con người biến
kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, nhằm giúp trẻ biết chăm sóc và
bảo vệ bản thân tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Trẻ có thể hịa nhập với
cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với
thiên nhiên, từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng
như các kỹ năng của bản thân[4]. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ
không tránh khỏi những lúng túng, sai phạm, thậm chí cịn gặp nguy hiểm khi
phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Việc trang bị
kiến thức dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát
triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Chúng ta dạy
kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính
tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.
Qua việc học bồi dưỡng thường xuyên “Module 39: Giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mẫu giáo”. Được Bộ giáo dục ban hành và triển khai đến giáo viên
với những bài học bổ ích, bản thân đã tham gia học và có thêm kiến thức về giáo

dục kỹ năng sống cho trẻ như: Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, lắng
nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn… sẽ giúp trẻ ln
cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng
cho trẻ. Nếu chỉ suy ngẫm và trị chuyện thơi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng
ứng dụng vào thực tế và phải có thời gian trong một quá trình tập luyện thường
xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè để kỹ năng sống của trẻ được
hìnhthành, phát triển tốt.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi
Trường Mầm non Hợp Lý luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện
3


Triệu Sơn và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh. Bản thân
ln nhiệt tình, yêu nghề, có ý thức tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ, có trình độ trên chuẩn, thường xuyên trao đổi với phụ
huynh để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác chăm sóc, ni dưỡng
và giáo dục trẻ tương đối đầy đủ. Đa số phụ huynh và nhân dân trên địa bàn có
mức sống ổn định cùng phối hợp với cơ giáo và nhà trường chăm sóc và giáo
dục trẻ.
Lớp tơi có tổng số 30 cháu và trẻ phát triển bình thường. Trong đó có: 18
nam, 12 nữ (có 2 trẻ dân tộc), hầu hết các cháu đều chăm ngoan đi học đều và
đúng độ tuổi, các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ham hiểu biết, tích cực tham
gia vào mọi hoạt động trong ngày do cô tổ chức.
* Khó khăn
Trẻ cịn ảnh hưởng một số thói quen xấunhư: Xem tivi, điện thọai nhiều
nên việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ cịn gặp khó khăn.
Tranh ảnh, panơ, áp phích về cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa

có nhiều.Do trẻ được sống trong mơi trường bao bọc từ gia đình nên có tính dựa
dẫm, ỷ lại. Trình độ nhận thức của trẻ khơng đồng đều, do đó cùng một thời gian
và biện pháp dạy trẻ nhưng kết quả trên trẻ đạt chưa tương đối với nhau.
Nhận thức của một số phụ huynh và giáo viên trong trường về công tác
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế, dẫn đến việc đưa ra các nội dung
phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa phù hợp. Một số người lớn
sống xung quanh trẻ chưa thực sự gương mẫu cho trẻ noi theo.
Đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng sống của trẻ như sau:
Bảng khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáonhỡ 4 – 5
tuổi lớp B3

TT

Nội dung khảo

1
2

Kỹ năng sống mạnh dạn, tự tin
Kỹ năng hợp tác

3

Kỹ năng giao tiếp

Tổng
sốtrẻ
30
30
30


20
19

Tỉ lệ
%
66,7
63,3

Số trẻ chưa
đạt
Số
Tỉ lệ
trẻ
%
10
33,3
11
36,7

19

63,3

11

Số trẻ đạt
Số trẻ

36,7


4
5

Kỹ năng xử lý tình huống
30
16
53,3
14
46,7
Sự tị mị và khả năng sáng tạo
30
17
56,7
13
43,3
Kỹ năng chăm sóc, bảo vệ
30
6
18
60
12
40
bản thân.
Nhìn vào bảng kết quả thực trạng trên ta thấy: Việc dạy trẻ kỹ năng sống
ởlớp mẫu giáo nhỡ B3, tỷ lệ chưa đạt còn nhiều, việc lồng ghép nội dung giáo
dục kỹ năng sống chưa cụ thể, đa số trẻ còn chưa biết cách ứng xử với các tình
huống bất thường xảy ra cũng như sự tò mò, khả năng sáng tạo và kỹ năng chăm
sóc, bảo vệ an tồn.Giáo viên chưa phối hợp thường xuyên với phụ huynh trong
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

4


Chính vì vậy nên tơi đã mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi ở lớp mẫu giáo B3, Trường Mầm non Hợp
Lý, huyện Triệu Sơn” như sau:
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1.Tự bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nhận thức về yêu cầu
mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Bản thân khơng ngừnghọc hỏi để nâng cao trình độ chun môn phục vụ
công tác giảng dạy được tốt hơn. Tự bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục kỹ năng
sống dưới nhiều hình thức như: Tham gia các hội thảo, các chuyên đề giáo dục
kỹ năng sống do Phòng Giáo dục và Đào tạo Triệu Sơn tổ chức; thông qua các
buổi sinh hoạt tổ chuyên môn; xây dựng các giờ dạy mẫu có lồng ghép giáo dục
kỹ năng sống cho ban giám hiệu, đồng nghiệp dự giờ và rút kinh nghiệm. Hướng
dẫn tổ chức cho trẻ tham gia thực hành kỹ năng sống “Phịng chống bắt cóc trẻ
em” cấp trường, cấp cụm đạt kết quả cao.
Xác định tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể
thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tơi đã tìm kiếm
những tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như:Tạp chí, tạp san
giáo dục mầm non, tham khảo trên mạng internet, qua kênh youtube các giờ dạy
kỹ năng sống cho trẻ, học tập qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ
chuyên mơn cho bản thân. Ngồi ra tơi cịn đăng ký lớp học online của GoEDU
về thiết kế giáo án điện tử power point, cách trình bày và thiết kế các bài học, trị
chơi phù hợp với trẻ mầm non.
Qua đó tôi đã nắm vững hơn các phương pháp, nội dung cũng như cách
truyền đạt kỹ năng sống tới trẻ một cách hiệu quả nhất.
Hình ảnh văn nghệ dự hội thảo kỹ năng sống cấp huyện. (Xem phụ lục 1)
Hình ảnh tổ chức giáo dục kỹ năng sống cấp trường. (Xem phụ lục 2)
2.3.2.Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác

cao
Hoạt động giáo dục trải nghiệm là một cách học thông qua thực
hành,thông qua các hoạt động trải nghiệm trẻ được cung cấp thêm các kiến thức,
kỹnăng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Từ đó trẻ
thích tìm tịi khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau, đáp
ứng nhu cầu hứng thú của trẻ, nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử
nghiệm, sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Trong lớp học, với những giáo cụ có kích thước phù hợp và an tồn, trẻ
em đều có thể thực hiện những hoạt động mà chúng đã xem người lớn làm như:
rót nước, quét nhà, gấp quần áo, lau chùi đồ vật...Trẻ thực hiện các công việc
một cách thong thả, chậm rãi, vừa phải và người lớn ở gần để giúp đỡ khi trẻ
yêu cầu, nhưng tuyệt đối không được can thiệp vào cơng việc của trẻ.
Ngồi ra giáo viên cần hình thành cho trẻ các nề nếp thói quen trong sinh
hoạt ở trường phù hợp với trẻ, dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự
lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử
dụng những đồ dùng trong ăn uống một cách đúng đắn, gọn gàng, không rơi vãi,
khi ngửi thấy mùi lạ không ăn, không uống nước pha nhiều phẩm màu, khi ăn
nhai nhỏ nhẹ, không gây tiếng ồn, biết mời trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết
5


suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh, biết tự dọn, cất đồ dùng ăn
uống, xếp ghế đúng nơi quy định...
Hình ảnh cơ giáo hướng dẫn trẻ rửa taytheo quy trình 6 bước. (Xem phụ lục 3)
Trong năm học này, tôi đã tổ chức cho trẻ đi thăm quan một số khu vực ở
gần trường phù hợp với thời điểm và chủ đề đang học. Đối với trẻ mầm non việc
tham gia các hoạt động tham quan, trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng như: Giúp
trẻ rèn kỹ năng vận động, tinh thần đoàn kết trong tập thể, năng động, sáng tạo,
mạnh dạn, tự tin, tăng cường rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp…
Trước ngày đi thăm quan tơi kích thích sự tị mị, hứng thú tìm hiểu khám

phá của trẻ bằng cách hỏi trẻ: Con biết gì về địa điểm tham quan ngày mai, cần
phải chuẩn bị những đồ dùng cần thiết gì? Trên đường đi các con phải làm gì?...
Với việc chuẩn bị tâm lý và việc chuẩn bị kiến thức cho trẻ như vậy, tôi
thấy trẻ lớp tơi rất tị mị và háo hức về địa điểm tham quan ngày mai. Khi về trẻ
kể cho bố mẹ nghe về kế hoạch của lớp và nói lên những điều mà trẻ muốn
biếtvới bố mẹ. Qua đó bố mẹ có cơ hội cung cấp thêm kiến thức cho con và
tạođược một sợi dây gắn kết giữa nhà trường và gia đình, giữa bố mẹ và con cái.
Ví dụ: Chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi cho trẻ đi tham quan cửa hàng
tạphóa gần trường, để trẻ biết được những mặt hàng gì được bán trong ngày tết
và khơng khí mua sắm đón tết như thế nào?
Ngồi ra tơi cịn tổ chức cho trẻ gói bánh chưng tại lớp, trẻ cùng chuẩn
bịcácnguyên liệu để gói bánh như: Lau lá dong, chuẩn bị khn bánh... trẻ được
tự tay gói chiếc bánh chưng của mình và cùng cơ luộc bánh và trẻ được nếm
những chiếc bánh trưng do chính mình làm ra trẻ rất vui. Qua đó lồng ghép câu
chuyện “Sự tích bánh chưng, bánh giầy”, trẻ cịn được nghe cơ kể về cách trang
trí nhà cửa trong ngày tết, các loại quả được bày trong mâm ngũ quả ngày tếtbên
cạnh đó tơi tổ chức cho trẻ làm thiệp chúc mừng năm mới để về
tặngngườithântrong gia đình.
Ví dụ: Chủ đề “Nghề nghiệp”: Năm nay nhà trường xây thêm khu hiệu bộ,
tơi cho trẻ ra quan sát cơng trình, trẻ được tìm hiểu cơng việc của các bác thợ
xây và các nguyên vật liệu để xây nhà, trẻ được trò chuyện trực tiếp với các bác
thợ biết được công việc vất vả của nghề thợ xây. Qua đó giáo dục trẻ biết ơn các
cô bác công nhân đã xây lên những ngôi trường đẹp cho các con học hành vui
chơi. Hay tổ chức cho trẻ tham quan cánh đồng lúa chín của bác nông dân, để trẻ
biết được ai trồng ra lúa để các con có cơm ăn, biết được sự vất vả, biết yêu quý
và trân trọng sản phẩm của bác nông dân làm ra, khi ăn phải ăn hết xuất, khơng
lãng phí thức ăn hằng ngày.
Hình ảnh trẻ tham quan cánh đồng lúa chín. (Xem phụ lục 4)
Qua các buổi tham quan như vậy trẻ rất vui và phấn khởi. Trên đường đi
trẻ biết đi theo hàng lối, đi sát lề đường bên phải để đảm bảo an toàn cho bản

thân, biết chào hỏi mọi người trẻ gặp. Trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn, trẻ được
rèn khả năng quan sát nhận biết các sự vật hiện tượng ở trên đường đi và nơi mà
trẻ đến tham quan. Qua đó kiến thức về kỹ năng sống mà trẻ thu được về sẽ
được mở rộng và khắc sâu hơn.
2.3.3. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt
động trong ngày
6


Thơng qua giờ đón và trả trẻ: Hướng dẫn trẻ biết tạm biệt bố mẹ một cách
bình tĩnh và vui vẻ, biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, tự đi vào lớp
mà khơng có bố mẹ hay cô giáo dắt vào, làm quen với bạn mới đến trường, đến
lớp, biết giúp đỡ các em bé...
Thông qua hoạt động học:Rèn cho trẻ kỹ năng biết giúp đỡ người khác và
kỹ năng tự phục vụ trong việc dạy học, với trẻ 4 - 5 tuổi trẻ có thể giúp cô kê
bàn, chuẩn bị đồ dùng để học, tự lấy đồ dùng cho mình và cho bạn như: Đất nặn,
giấy, bút màu, bút chì, bảng…Sau mỗi hoạt động trẻ có thể tự thu gom đồ dùng,
dụng cụ cất gọn gàng, bàn ghế xếp đúng nơi quy định.
Hình ảnh trẻ cất bàn ghế sau giờ học. (Xem phụ lục 5)
Thông qua hoạt động ngồi trời: Tơi cho trẻ được quan sát và lao động
ngoài trời như: Quan sát cây cối, vườn rau, tưới nước cho cây, chăm sóc cây
xanh, nhặt lá rụng ở sân trường, lau đồ dùng đồ chơi ngồi trời... Đồng thời lồng
ghép giáo dục trẻ khơng hái hoa, bẻ cành, có ý thức bảo vệ mơi trường và tham
gia vào các hoạt động lao động.
Hình ảnh học sinh nhặt lá rụng ở sân trường. (Xem phụ lục 6)
Ví dụ: Khi cho trẻ thăm quan khu nhà bia của xã, giáo viên phải dạy cho
trẻ biết tri ân các anh hùng liệt sĩ, không vứt rác thải các nơi công cộng, không
ngắt lá bẻ cành cây các khu nhà bia, khu di tích…
Thơng qua hoạt động góc: Trẻ mầm non chơi bằng học, học mà chơi, đây
là phương tiện giúp trẻ phát triển tồn diện, thơng qua hoạt động tại các góc, trẻ

phản ánh lại mơi trường cuộc sống xung quanh trẻ, mô phỏng lại những hành
động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã biết. Trẻ biết thỏa thuận vai chơi, mạnh
dạn giao lưu với các nhóm…Thơng qua đó, giáo dục tính ngăn nắp, gọngàng,
biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh.
Ví dụ: Trị chơi nấu ăn: Tơi đóng vai cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ nhặt
rau, giã vừng, bóc lạc...giải thích ích lợi của từng món ăn để trẻ tập thực hành
các kỹ năng sống như: nghe hiểu, chia sẻ, hợp tác, hồn thành một cơng việc
đơn giản, giữ gìn đồ dùng, phịng chống các tại nạn thơng thường như: làm đổ,
vỡ đồ đựng thức ăn, mất điện...
Thông qua giờ ngủ trưa: Tôi hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng chải chiếu,
lấy chăn gối ra để ngủ, sau khi ngủ dạy biết gấp và cất gọn gàng đồ dùng ngăn
nắp vào kho và trẻ ngủ dạy đúng giờ, vui vẻ, khơng khóc nhè.
Hình ảnh trẻ tự gấp chăn sau giờ ngủ trưa.(Xem phụ lục 7)
Thông qua hoạt động lao động - vệ sinh: Giáo dục trẻ đi vệ sinh đúng chỗ
và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp. Điều
này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận thức được khả năng của mình, góp phần
tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ
môi trường và trường mầm non sạch đẹp.
Hằng tuần vào ngày thứ sáu, tôi tổ chức phát động phong trào làm xanh,
sạch, đẹp mơi trường và khuyến khích trẻ cùng tham gia với cô như: Quét rác,
dọn vệ sinh, trồng cây, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng, lau chùi kệ
đồ dùng đồ chơi, rửa đồ chơi, lau cửa, vứt rác vào đúng nơi quy định, khơng hị
hét, nói to, khơng nhổ nước bọt ở những nơi đơng người, biết chăm sóc bảo vệ
cây cối, các con vật quanh nơi mình ở...Thực hiện đúng lịch vệ sinh. Trẻ biết
7


phân loại rác, giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt ở
lớp và ở nhà: tắt điện, tắt quạt khi không sử dụng, dùng chậu, cốc lấy nước
khơng để vịi nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt, biết giữ gìn quần áo, tay

chân sạch sẽ, trẻ tham gia quét dọn lớp học...
Hình ảnh trẻ lau kệ đồ chơi và sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định.
(Xem phụ lục 8)
Thông qua hoạt động khác: Tạo cơ hội cho trẻ được cùng cô làm tranh
ảnh trang trí phịng học, sáng tạo trong việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các
nguyên vật liệu phế thải, từ các tờ lịch đã qua sử dụng để làm đồ dùng học
tập,các loại đồ chơi khác nhau thêm phong phú và đa dạng.
Hình ảnh học sinh lớp B3 trang trí và làm đồ dùng đồ chơi. (Xem phụ lục 9)
2.3.4. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và tích hợp các nội dung
giáo dục trẻ kỹ năng sống vào các chủ đề giáo dục trong năm học
Dựa vào mục tiêu và nội dung của từng chủ đề, tơi lên kế hoạch, lựa chọn
nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách cụ thể hoá vào các
chủ đề như sau:
a. Chủ đề: Trường mầm non, bản thân, gia đình
Hiểu mơi trường giáo dục trong trường mầm non bao gồm: Môi trường
trong lớp và mơi trường ngồi lớp học.
Cả hai mơi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy học của cô và trẻ,
trẻ được tham gia vào các hoạt động và các trị chơi khác nhau, tùy thuộc vào
mơi trường mà trẻ đang ở đó. Ở đây trẻ được khám phá những điều mới lạ,
haytò mò, thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ, với cơ giáo.Trẻ giao tiếp,
thíchbắt trước và tập làm người lớn, trẻ thích được tự lập.
Dạy cho trẻ biết phân biệt môi trường sạch và bẩn ở trường mầm non và
giađình gồm: Mơi trường sạch:Đồ dùng ngăn nắp, đủ ánh sáng, khơng có
bụi,mùi hơi, nấm mốc, tiếng ồn, nhiều cây xanh. . .
Môi trường bẩn là môi trường bị ô nhiễm: Các đồ dùng sắp xếp không
ngăn nắp, bụi bẩn, có nhiều rác thải, nước bẩn..
Để có môi trường xanh, sạch, đẹp cần dạy trẻ vứt rác đúng nơi quy định,
không khạc nhổ bừa bãi, lau bụi kệ đồ dùng đồ chơi, lau bụi cửa sổ, sắp xếp
sách vở, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp….
Biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng cá nhân, đồ dùng đồ chơi trong gia đình và

trường mầm non.
Biết giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức ở nhà như: Cho gà ăn, nhặt
rau, quét nhà, gấp quần áo… Đi học biết giúp cơ chăm sóc góc thiên nhiên như:
nhổ cỏ, bắt sâu, tưới cây, lau lá, cắt tỉa lá úa, …

8


Hình ảnh học sinh lớp B3 chăm sóc cây ớ góc thiên nhiên.
Biết q trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và áo quần sạch sẽ, dùng lâu
bền.Các Phương tiện dạy học trên lớp như: Ti vi, loa… tôi dạy trẻ cách bảo vệ
và giữ gìn khi sử dụng. Đồng thời giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm nước trong
sinh hoạt hàng ngày, bỏ rác vào thùng rác, ra khỏi phịng phải tắt điện, tắt quạt
khi khơng sử dụng...
Khơng cho trẻ chơi các thứ độc hại như (hố chất, các đồ dễ vỡ, sắc nhọn
và đồ chơi phản tác dụng giáo dục...)
Giáo dục trẻ biết cách ứng xử với người lớn, biết cách xưng hô phù
hợpvới từng đối tượng:Ơng bà, bố, mẹ, cơ giáo, bạn bè, dạy trẻ nghe và trả lời
điệnthoại, nhớ được số điện thoại của bố mẹ, biết chào hỏi lễ phép…
* Chủ đề: Nghề nghiệp
Giúp trẻ biết được nghề truyền thống của địa phương là nghề trồng các
loại cây cảnh, trồng cây quất, cây đào phục vụ cho ngày tết. Bên cạnh đó giáo
dục trẻ biết trong xã hội có rất nhiều nghề, nghề nào cũng cao quý giúp ích cho
xã hội, phải biết ơn và giữ gìn các sản phẩm lao động do các cơ chú cơng nhân
làm ra. Qua đó giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chia sẻ.
* Chủ đề: Thế giới Động vật - Thực vật
Tôi dạy cho trẻ biết ích lợi của cây cối và các con vật đối với đời sống con
9



người như: Thức ăn; thuốc chữa bệnh; làm quần áo; đồ dùng, đồ chơi; giúp con
người vận chuyển hàng hoá, là phương tiện giải trí; trồng nhiều cây xanh giúp
giảm ô nhiễm môi trường(Giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại, giảm nhiệt độ ngày
hè...). Vì vậy chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ vật ni, cây trồng khơng bẻ hoa,
ngắt lá, cành cây nơi công cộng; cho các con vật nuôi ăn, vệ sinh chuồng trại
sạch sẽvà biết phản đối những người săn bắn thú rừng và động vật quý hiếm.

Hình ảnh trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B3 nhổ cỏ, chăm sóc vườn rau
Ngồi ra, tơi cịn giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp và ứng xử có văn hóa với
mọi người qua việc: thăm hỏi chúc tết, giáo dục trẻ các lễ nghi, truyền thống văn
hóa, đi chùa, đi chơi khu danh lam thắng cảnh…
* Chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông
Giáo dục trẻ một số quy định bắt buộc khi tham gia giao thông như: Đi bộ
trên vỉa hè, đi bên phải, khơng chơi dưới lịng đường, ngồi xe ngay ngắn, khơng
vứt rác xuống lịng đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện giao thông,
không chơi dưới lòng đường, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, cách ứng xử giao tiếp
có văn hóa khi đi trên các phương tiện giao thông, không đi xe của người lạ…
Hình ảnh trẻ chấp hành luật giao thơng đường bộ.(Xem phụ lục 10)
10


* Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên
Giáo dục trẻ khơng nên đi dưới trời mưa một mình, khơng ra ngồi khi có
sấm sét, có bão, khơng ra nắng q lâu, không ra ao, hồ; dạy trẻ biết chia sẻ,
cảm thông với người khác khi bị tai nạn, thiên tai, lũ lụt…
Tôi giảng giải cho trẻ biết nguyên nhân gây ra lũ lụt: Do chặt phá rừng
làm cho nước chảy nhanh từ rừng về. Cách chống lũ: Trồng cây gây rừng, khơi
thơng dịng chảy, khơng đổ rác thải xuống ao, hồ, sơng suối...Ngồi việc giáo
dục trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân thì cịn giáo dục trẻ có kỹ năng biết tỏ thái
độ với những việc nên làm và việc không nên làm để bảo vệ thiên nhiên tạo mơi

trường sống an tồn cho mọi người.
Dạy cho trẻ biết tác hại của ánh nắng mặt trời: Nắng gay gắt làm cho con
người, con vật khó chịu, nắng nhiều có thể làm cho cháy da. Nắng nóng quá làm
cho cây bị héo, trẻ em mắc một số bệnh nguy hiểm như: Sốt cao, viêm não...khi
ra nắng lâu dễ bị cảm nắng, đau đầu. Những biện pháp chống nắng: Khi đi ra
đường phải đội mũ, nón, bịt khăn che mặt, mặc áo chống nắng, đi găng tay,
khơng ở ngồi trời lâu; mọi người nên trồng nhiều cây xanh lấy bóng mát.
* Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ
Tơi dạy trẻ biết địa chỉ của gia đình mình sống, tên bố mẹ, ơng bà, tình
cảm quan hệ hàng xóm, họ hàng, người thân. Di tích lịch sử, ngành nghề truyền
thống của địa phương. Biết cảm thông chia sẻ với mọi người trong cộng đồng.
Có ý thức giữ gìn khi thăm quan các khu di tích của quê hương, đất nước. Giáo
dục trẻ biết yêu quê hương đất nước và kính yêu Bác Hồ vị lãnh tụ của dân tộc.
2.3.5. Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết
Trong cuộc sống có vơ vàn các tình huống có thể xảy ra bất cứ lúc nào,
đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Một trong những kỹ năng cần hình
thành ở trẻ, là giúp trẻ có khả năng biết từ chối, kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ
thấy khơng an tồn, kỹ năng xử lý tình huống có vấn đề.
Ví dụ: Để giáo dục trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, tơi kết hợp với phụ
huynh tạo tình huống cho trẻ như: Khi đưa trẻ đến trường,thấy rác, phụ huynh và
giáo viên hỏi trẻ: Khi thấy rác, con phải làm sao? trẻ sẽ nhặt rác và bỏ rácđúng
nơi quy định, nếu trẻ bỏ đúng thùng rác thì tơi động viên, khen ngợi trẻ kịp
thời, nếu trẻ không nhặt rác bỏ vào thùng rác thì tơi nhắc trẻ.
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật”, khi cho trẻ làm quen với các loại
rau ăn củ, trước khi nấu chúng ta phải gọt vỏ và rửa sạch, thái nhỏ (cơ làm mẫu
cho trẻ quan sát cách làm).
Ví dụ: Cơ giáo đang giảng bài và bị ngất thì trẻ sẽ làm như thế nào? Tơi
thấy trẻ thì bảo sang gọi cơ Nam lớp bên cạnh, trẻ thì bảo gọi cơ y tế ở trường,
trẻ thì bảo để cơ giáo nằm yên không được lay chờ người đến cứu và cuối cùng
trẻ cũng chia nhau để đi gọi người đến giúp, một số trẻ ở lại bên cơ. Qua đó tơi

thấy trẻ đã biết cách xử lý tình huống rất là nhanh, biết đưa ra ý kiến của mình
để cùng thảo luận và đưa ra cách giải quyết phù hợp với tình huống.
Ví dụ: Khi trẻ đang chơi ở sân trường, tơi tạo ra tình huống có một người
lạ đến trị chuyện với trẻ, cho trẻ quà rồi rủ trẻ đi chơi. Khi xảy ra tình huống đó,
tơi thấy trẻ lớp tôi nhất quyết không đi cùng người lạ và các bạn biết gọi cô để
giúp đỡ.
11


Hình ảnh cơ tạo tình huống có người lạ vào cho quà và rủ cháu đi chơi
(Xem phụ lục 11)
Như vậy, qua hoạt động này, tôi thấy trẻ lớp tôi đã trưởng thành hơn. Trẻ
độc lập, giải quyết các tình huống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng
nhau, biết bàn luận, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn
và lựa chọn giải pháp phù hợp. Biết bảo vệ an toàn cho bản thân mình và cho
người khác.
2.3.6. Hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ không chỉ ngày một ngày hai, mà nó
phải có q trình, thời gian để rèn luyện. Đó là sự lặp đi, lặp lại của một thao
tác, một hành vi nào đó, dần dần nó sẽ trở thành kỹ năng của trẻ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ quan sát các loại hạt như: Hạt đậu, hạt lạc...ta nên
chuẩn bị những loại hạt đảm bảo chất lượng và cả những loại không đảm bảo
chất lượng(bị mốc, bị biến màu...). Yêu cầu trẻ hãy chọn những loại chúng tanên
mua, trẻ phải giải thích xem vì sao lại chọn những loại hạt đậu, hạt lạc đó?
Trong những buổi dạo chơi ngồi trời, tơi vừa quan sát trẻ chơi, vừa
hướng dẫn trẻ biết cách chơi thế nào là an toàn như: Cách lên xuống cầu trượt,
cách quay đu quay không quá nhanh, hướng dẫn trẻ biết kiên trì chờ đến lượt
mình chơi, khơng xơ đẩy tranh giành đồ chơi, chỗ chơi của bạn...Ngồi ra tơi
cịn hướng dẫn cho trẻ quan sát và tập các kỹ năng sang đường, đi trên đường
chơn, tránh mưa, tránh gió bão, tuân thủ các quy tắc nơi cơng cộng, tìm kiếm sự

giúp đỡ khi bị lạc…
Vào những buổi nêu gương, cô cho trẻ kể về những việc làm tốt như: Biết
kê bàn, biết bỏ thức ăn thừa vào đĩa riêng mà không bỏ xuống đất,nhặt rác bỏ
vào thùng, xếp bàn ghế đúng nơi quy định, gọn gàng…Cơ sử dụng hình thức thi
đua giữa các tổ, cuối tuần cô nhận xét về các hành vi hoạt động của trẻ đã làm
trong tuần, khen thưởng và động viên khuyến khích trẻ có những việc làm tốt.
2.3.7. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt
động tập thể, các ngày hội, ngày lễ vui tươi, lành mạnh trong nhà trường
Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong đó có nội dung tổ chức những hoạt động tập thể, các ngày hội,
ngày lễ vui tươi, lành mạnh, thu hút được sự tham gia của đa số trẻ đó là tổ chức
các hoạt động tập thể cho trẻ như: Các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể
thao, các buổi tham quan, tổ chức các trò chơi dân gian, hội thi của bé và các
hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi mầm non…Việc tổ chức các hoạt
động tập thể cho trẻ chính là tổ chức hoạt động dạy trẻ học cách chung sống, đối
thoại, tranh luận, hợp tác, học cách chia sẻ với người khác, cùng học, cùng chơi,
cùng làm việc, cùng hợp tác và cùng nhau hoàn thành sản phẩm, hoàn thành
mục đích chung, từ đó dễ dàng giúp trẻ hịa nhập vào cuộc sống xã hội sau này.
Đó cũng là nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách nhẹ nhàng và phù hợp
với trẻ nhưng mang lại kết quả cao.
Dựa vào nội dung trên, tôi đã lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động một
cách thiết thực, gần gũi nhất đối với trẻ, ln khuyến khích sự tham gia chủ
động, tự giác, tích cực hứng thú của trẻ như: Tổ chức cho trẻ tham gia các hội thi
12


do nhà trường tổ chức, giao lưu văn nghệ, tăng cường các trò chơi dân gian, các
bài hát dân ca, cho trẻ đóng kịch các câu chuyện cổ tích, giao lưu hỏi đáp giữa
các trẻ về nội dung câu chuyện, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, phù
hợp với lứa tuổi mầm non, các buổi tham quan dã ngoại… Phối hợp và tạo điều

kiện để có sự tham gia các hoạt động đa dạng và phong phú của cha mẹ trẻ, các
tổ chức xã hội, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục lịng
u nước cho trẻ.
Cụ thể trong năm học tôi đã tổ chức thực hiện được một số hoạt động tập
thể nổi bật như:
Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp học theo các chủ đề
cùng cơ, lau kệ, rửa đồ chơi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, sách vở đúng nơi quy
định; cho trẻ giao lưu văn nghệ vào ngày khai giảng, trung thu, ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11…Cuộc thi tìm hiểu “Bé với an tồn giao thông”, “Bé khỏe bé
ngoan”. Phối kết hợp với nhà trường tổ chức thực hành giáo dục “Kỹ năng
sống” cho trẻ có sự góp mặt của các bậc phụ huynh.
Tổ chức cho trẻ và các bậc phụ huynh cùng tham gia hội thi trang trí mâm
cỗ trung thu và hội chợ xuân cho trẻ, ở đây trẻ được tham gia nhiều hoạt động
như: Gói bánh chưng, tham gia trang trí hoa mai, hoa đào, làm bưu thiếp chúc
tết người thân, được đi chợ tết tham quan mua bán các mặt hàng, trẻ cảm nhận
được khơng khí của ngày tết cổ truyền, được tham gia các trị chơi dân gian…
Bên cạnh đó hằng tháng tơi cịn tổ chức sinh nhật cho trẻ có cùng sinh nhật trong
tháng, tổ chức ngày 8/3 cho các bạn nữ trong lớp.
Được sự phân công của Ban giám hiệu, tôi đã tổ chức giờ dạy về giáo dục
kỹ năng sống cho đồng nghiệp dự giờ, qua giờ dạy trẻ được tham gia tìm hiểu về
nghề cứu hỏa, từ đó cung cấp kiến thức và cho trẻ được thực hành những
tìnhhuống giả định để thốt hiểm khi có cháy. Thực tế cho thấy đã có khơng ít
vụ hỏa hoạn gây ra hậu quả thương tâm xảy ra, nguyên nhân chủ yếu xuất phát
từ việc thiếu kỹ năng thoát hiểm. Việc trang bị kỹ năng thốt hiểm khi có cháy là
điều vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với trẻ em.

13


Hình ảnh trẻ thực hành thốt hiểm khi có hỏa hoạn.

Ngồi ra ở xã tơi là một xã có nghề truyền thống trồng hoa và cây cảnh.
Để giúp trẻ hiểu hơn về nghề truyền thống của xã nhà và hiểu về ngày tết
nguyên đán, tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan vườn đào, vườn quất, đây cũng
là cơ hội để các con được trải nghiệm thực tế, hoàn thiện bài học tìm hiểu về
“Tết ngun đán” và có thái độ ứng xử phù hợp với môi trường xã hội, biết tham
gia giao thơng đường bộ đúng quy định.

Hình ảnh trẻ tham quan vườn đào, vườn quất.
2.3.8. Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các bài tập, các tình
huống có vấn đề vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
Việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào thiết kế các tình huống có vấn đề
để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết. Ở lứa tuổi này khả năng
tư duy và phân tích của trẻ rất cao, vốn kinh nghiệm sống phong phú, nên các
hoạt động giáo viên tổ chức phải thực tế, hình ảnh sống động, hấp dẫn đối với
trẻ…[8]. Những yêu cầu này với các phương pháp dạy học thơng thường khó có
thể thực hiện được. Vì vậy khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy kỹ năng
sống cho trẻ mẫu giáo, không chỉ giúp trẻ có những kỹ năng vơ cùng cần thiết
mà cịn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảmxã hội và thẩm mỹ, qua đó nhân cách của trẻ được phát triển toàn diện. Ngoài ra
giáo viên cịn có thể chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ
động quay phim, chụp ảnh bằng điện thoại để làm tư liệu dạy học cho mình. Chỉ
cần bật máy tính với một số thao tác đơn giản là các tình huống hiện ra với
những hiệu ứng âm thanh sống động thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ được chủ
động trong các hoạt động, từ đó nâng cao khả năng giải quyết vấn đề cho trẻ,
14


hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình trước những nguy
hiểm trong cuộc sống.
Tiến trình thiết kế một tình huống có vấn đề:
Bước 1: Tìm hiểu khả năng của trẻ, chọn tình huống có vấn đề phù hợp

với trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi.
Bước 2:Xây dựng kịch bản cho mỗi tình huống
Bước 3: Thu thập tư liệu liên quan như: Video, hình ảnh, âm thanh…
Bước 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế các tình huống
Bước 5: Thử nghiệm và đánh giá
Bước 6: Chỉnh sửa, hồn thiện và sử dụng [4]
Ví dụ tình huống: Bé bị lạc nơi đông người“Hôm nay bé được mẹ dẫn đi
khu vui chơi, vào trong khu vui chơi có rất là nhiều trị chơi bé thích, do mãichơi
hết trò chơi này đến trò chơi khác nên bé đãlạc mất mẹ”
Có 2 cách sau đây bé hãy lắng nghe và chọn cách giải quyết tốt nhất:
Cách 1: Bé tìm chú bảo vệ và nhờ chú tìm mẹ giúp mình
Cách 2: Bé hoảng sợ khóc thật to để mẹ có thể nghe thấy tiếng khóc của
mình.Bé sẽ chọn cách nào trong 2 cách như trên?
Nếu chọn cách 1: Bé tìm gặp được mẹ rồi
Nếu chọn cách 2: Nếu bé làm thế, kẻ xấu sẽ biết bé đã lạc mất mẹ, rồi sau
đó muốn giúp đỡ và bắt bé đi.
Bên cạnh đó tơi cịn thiết kế các bài tập về kỹ năng sống cho trẻ rèn luyện
như một số bài tập sau:
Bài tập 1: Bé hãy đánh dấu (X) vào vật dụng sắc nhọn gây nguy hiểm cho
mọi người(Xem phụ lục12)
Bài tập 2: Bé có biết vật dụng nào trong những vật dụng dưới đây đang
nóng và dễ gây bỏng, nguy hiểm cho người khác không? Bé hãy đánh dấu (X)
vào ô trống nhé? (Xem phụ lục 13)
2.3.9. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng thống nhất nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Phụ huynh là nguồn động viên, khích lệ và ln sát cánh cùng cơ giáo
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì thế, để nhận được sự hỗ trợ của các
bậc phụ huynh, giáo viên cần thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh về tầm
quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nhắc nhở phụ huynh cùng
tham gia và là tấm gương cho trẻ noi theo. Qua giờ đón, trả trẻ ln nhắc nhở

phụ huynh tập cho trẻ thói quen: Tự cất giày dép, cất đồ dùng cá nhân, đồ dùng,
đồ chơi, vứt rác đúng nơi quy định…Cha mẹ không nên lo lắng để trẻ làm việc
khơng có hiệu quả, sẽ mất thời gian như: Quét nhà không sạch, bê đồ ăn uống dễ
làm đổ vỡ, trẻ tự xúc ăn rơi vãi, trẻ tự buộc tóc bị rối hay mặc quần áo không
biết cài khuy...Nếu như thế chúng ta đã vô tình ngăn cản việc học kỹ năng cho
trẻ, vì vậy chúng ta cần thường xuyên hướng dẫn trẻ làm và cho trẻ thời gian để
hồn thành cơng việc. Cha mẹ cần tạo cơ hội cho trẻ được tự phục vụ bản thân
như: Tự rửa mặt, chải răng, buộc tóc, tự chọn quần áo, thay quần áo, đi giày dép,
xếpmột số đồ dùng cá nhân của mình vào balo, sau đó ăn sáng và chuẩn bị đi
học.

15


Qua các buổi họp phụ huynh, giáo viên trao đổi về tầm quan trọng của
việc giáo dục kỹ năng sống của trẻ ở gia đình. Vì thế tơi thường trao đổi, tuyên
truyền với các bậc phụ huynh hiểu những việc nên và khơng nên đối với trẻ để
giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc
sống. Tập cho trẻ có thói quen biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh xa
những nơi nguy hiểm như: Bếp lửa, phích nước nóng, dây điện, ao hồ, dao
kéo…
Cha mẹ cho phép trẻ vui chơi, bày đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, đừng
bao giờ cấm đốn hay la mắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi
sau khi chơi xong và hướng dẫn trẻ cất đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp.
Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay
trẻ[3]...Ngoài ra, cha mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù
hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên
suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem, từ đó giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ.
Tôi cũng trao đổi với phụ huynh thường xuyên quan sát những biểu hiện

của trẻ trong điều kiện và tình huống tự nhiên hằng ngày như: Quan sát xem trẻ
có tự tin và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay khơng? Trẻ có hay tham gia
các nhóm sinh hoạt khơng? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đồ chơi khơng?
Trẻ có lễ phép trong cách nói năng…để từ đó có giải pháp rèn luyện và giáo dục
trẻ thêm.Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trẻ mà tôi
thấy trẻ ở lớp tôi đã rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết
theo độ tuổi.
Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống qua buổi họp phụ huynh đầu năm và
qua giờ đón trả trẻ (Xem phụ lục 14)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong năm học 2020 - 2021 với các biện pháp về giáo dục kỹ năng
sốngcho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp B3, Trường Mầm non Hợp Lý đã đạt được
những kết quả như sau:
Các cấp, các ngành luôn quan tâm sâu sắc đến việcgiáo dục học sinh có tri
thức; có đạo đức, lối sống tích cực, lành mạnh, ứng xử có văn hóa, ngồi việc
đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, việc chú trọng giáo dục
đạo đức, kỹ năng sống góp phần hồn thiện nhân cách cho trẻ cũng được ngành
hết sức coi trọng.
Trình độ nghiệp vụ tay nghề và kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức
nuôi dạy con theo khoa học nói chung và giáo dục kỹ năng sống nói riêng
của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường được nâng lên rõ rệt.
Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục mầm non, sự phối hợp
chặt chẽ với nhà trường cùng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung
cũng như giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng ngày càng được nâng cao và
duy trì thường xuyên. Phụ huynh rất tin tưởng vào nhà trường, sẵn sàng chia
sẻvà hợp tác trong mọi hoạt động của nhà trường.
Các kỹ năng sống của trẻ ở lớp tôi về kiến thức xã hội và bản thân được
hình thành và nâng cao rõ rệt, cụ thể: Qua khảo sát 30 trẻ ở lớp mẫu giáo 4 - 5

16



tuổi B3 thông qua hệ thống các câu hỏi đàm thoại về nội dung các kỹ năng sống
của trẻ mầm non, kết quả như sau:
Bảng khảo sát kết quả cuối năm đối với 30 trẻ ở lớp mẫu giáo 4 - 5
tuổi B3 sau khi áp dụng các giải phápvề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
Số trẻ chưa
Số trẻ đạt
đạt
Tổng
Nội dung khảo sát
TT
sốtrẻ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số trẻ
Số trẻ
%
%
1 Kỹ năng sống mạnh dạn, tự tin 30
30
100
0
0
2 Kỹ năng hợp tác
30
30
100
0
0

3 Kỹ năng giao tiếp
30
30
100
0
0
4 Kỹ năng xử lý tình huống
30
28
93,3
2
6,7
5 Sự tò mò và khả năng sáng tạo
30
29
96,7
1
3,3
30
30
Kỹ năng chăm sóc, bảo vệ
6
100
0
0
bản thân.
Bảng tổng hợp so sánh kết quả khảo sát thực trạng và kết quả khảo
sát sau khi áp dụng các giải pháp là:
Đầu năm
Cuối năm

Số trẻ
Số trẻ
Tổng Số trẻ
Số trẻ đạt chưa
T Nội dung khảo sát
đạt
chưa đạt
số
đạt
TT
trẻ
Tỉ
Tỉ
Tỉ
Số
Số Tỉ lệ Số
Số
lệ
lệ
lệ
trẻ
trẻ %
trẻ
trẻ
%
%
%
Kỹ năng sống mạnh 30
66,
1

20
10 33,3 30 100 0
0
dạn, tự tin
7
Kỹ năng hợp tác
30
63,
30
2
19
11 36,7
100 0
0
3
Kỹ năng giao tiếp
30
63,
30
3
19
11 36,7
100 0
0
3
Kỹ năng xử lý tình 30
53,
28
93,
4

16
14 46,7
2 6,7
huống
3
3
Sự tò mò và khả 30
56,
29 96,
5
17
13 43,3
1 3,3
năng sáng tạo
7
7
Kỹ năng chăm sóc, 30
30
6
18 60 12
40
100 0
0
bảo vệ bản thân.
* Hiệu quả đối với trẻ:
Trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi lớp tơi có sự chuyển biến và tăng rõ nét về việc
hình thành các kỹ năng sống: Trẻ tự tin, giao tiếp tốt, hợp tác làm việc theo
nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân
thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột….Và phát triển những phẩm
chất tốt đẹp như: Tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp

khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này
chứng minh rằng việc vui chơi bằng các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực
17


hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp
trẻ tiếp nhận kỹ năng sống một cách hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt
động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và những kỹ năng đó sẽ phát triển
bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
* Hiệu quả đối với bản thân:
Qua việc nghiêm túc thực hiện những biện pháp trên, tơi thấy mình đã
nâng cao được kỹ năng sư phạm, lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia trong các giờ
hoạt động. Rút ra được nhiều kinh nghiệm trong cách dạy trẻ làm quen với các
kỹ năng sống, tạo được môi trường mở trong lớp học, đặc biệt là ln lấy trẻ làm
trung tâm trong q trình giảng dạy để phát huy tối đa tính tích cực chủ động ở
trẻ. Tạo được niềm tin và sự quan tâm phối hợp với phụ huynh trong việc giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ.
* Hiệu quả đối với phụ huynh:
Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với
lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và
rất tin tưởng nhà trường bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.Với
những kết quả khả quan như vậy, tơi thấy mình cần phải phát huy hơnnữa, tiếp
tục nghiên cứu tài liệu để có kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻtốt hơn.
* Đối với đồng nghiệp, nhà trường:
Sau khi nghiên cứu về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ, trong các giờ sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi cũng đưa ra ý kiến trước đồng
nghiệp và được phân công dạy mẫu giờ học có lồng nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ. Qua đó tất cả đồng nghiệp trong tổ đã hiểu được bản chất của vấn
đề và đã phối hợp chặt chẽ với nhau để có phương pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ một cách phù hợp, khoa học.

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy: Để giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ mẫu giáo, người giáo viên phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan
trọng của việc hình thành các kỹ năng sống cho trẻ trong mọi hoạt động.
Ngồi lịng u nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm,
trình độ chun mơn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lịng kiên
trì, kiên nhẫn trong cơng việc, có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân
trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo trẻ chưa biết hết những hành vi nào tốt, hành vi nào
xấu, điều cần làm trước hết người lớn phải là tấm gương sáng; yêu thương, tôn
trọng, đối xử cơng bằng và đảm bảo an tồn cho trẻ. Việc học của trẻ nếu ln
được người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân.
Giáo viên cần tích cực trau dồi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách
báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết
của mình về nhiều lĩnh vực. Ln có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thơng
qua (Giờ đón trả trẻ, bảng tun truyền và thông qua các tài liệu trực quan…) sẽ
nâng cao hiệu quả giáo dục.
Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi,
từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận
18


được đều là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ. Áp dụng và thực
hiện các biện pháp giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động của trẻ ở trường
mầm non, giúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản, biết được những việc nên và
không nên làm…Đồng thời công tác tuyên truyền được đẩy mạnh thì sức lan tỏa
càng nhanh, sự tác động đến toàn xã hội càng lớn, ý thức trách nhiệm của mọi
người trong toàn xã hội về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được nâng cao.
Với kết quả đạt được của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi lớp B3,Trường Mầm non

Hợp Lý, huyện Triệu Sơn đã cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của
các biện pháp áp dụng nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Qua việc nghiên cứu “Một sốgiải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp B3, Trường Mầm non Hợp Lý, huyện Triệu Sơn” để
phục vụ công tác giáo dục trẻ, tơi có một số kiến nghị sau:
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo
điều kiện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học và hoạt động chơi hằng ngày của trẻ.
* Đối với nhà trường: Đầu tư thêm tranh ảnh, băng đĩa về giáo dục kỹ
năng sống cho các lớp.Cho giáo viên đi học các chuyên đề về giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mầm non. Lên kế hoạch thực hiện các giờ dạy mẫu về giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ nhiều hơn nữa.
* Đối với phụ huynh học sinh: Quan tâm đến con, phối hợp chặt chẽ với
nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp để cùng thống nhất cách ni dưỡng, chăm
sóc và giáo dục trẻ theo khoa học nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
nói riêng để giúp trẻ phát triển tồn diện.
Trên đây là một sốgiảipháp của bản thân trong việc “Giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp B3, Trường Mầm non Hợp Lý, huyện
Triệu Sơn”. Tuy chưa phải là một sáng kiến kinh nghiệm lớn nhưng đó là cả
một sự cố gắng, phấn đấu nỗ lực của bản thân tôi đã áp dụng có hiệu quả cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp B3, Trường Mầm non Hợp Lý, huyện Triệu Sơn.
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các
cấp, để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Hợp Lý, ngày 10 tháng 4 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN

của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác
Người viết SKKN

Hoàng Thị Mai Dung

19


20


PHỤ LỤC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp
B3 Trường Mầm non Hợp Lý, huyện Triệu Sơn”
Phụ lục 1: Hình ảnh văn nghệ dự hội thảo kỹ năng sống cấp huyện

Phụ lục 2: Hình ảnh tổ chức giáo dục kỹ năng sống cấp trường

Phụ lục 3: Hình ảnh cơ giáo hướng dẫn trẻ rửa tay theo quy trình 6 bước.

Phụ lục 4: Hình ảnh trẻ tham quan cánh đồng lúa chín
1


Phụ lục 5: Hình ảnh trẻ cất bàn ghế sau giờ học.

Phụ lục 6: Hình ảnh học sinh nhặt lá rụng ở sân trường.

Phụ lục 7: Hình ảnh trẻ tự gấp chăn sau giờ ngủ trưa


2


Phụ lục 8: Hình ảnh trẻ lau kệ đồ chơi và sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định.

Phụ lục 9: Hình ảnh học sinh lớp B3 trang trí và làm đồ dùng đồ chơi.

3


Phụ lục 10: Hình ảnh trẻ chấp hành luật giao thơng đường bộ.

Phụ lục 11: Hình ảnh cơ tạo tình huống có người lạ vào cho quà và rủ cháu đi
chơi.

Phụ lục 12:Bài tập 1: Bé hãy đánh dấu (X) Vào vật dụng sắc nhọn gây nguy
hiểm cho mọi người
4


×