Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

LVTN_ Tiềm năng du lịch Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 74 trang )

TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xa xưa Ấn Độ đã được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Không chỉ
giàu đẹp bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Ấn Độ cịn có một kho tàng văn hố rất
có giá trị. Ấn Độ là một quốc gia có nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Không chỉ rất đa
dạng về mặt địa hình, tài ngun thiên nhiên và khí hậu, Ấn Độ còn là một cộng đồng
đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa tôn giáo với phong tục tập quán đặc sắc. Vì vậy, Ấn Độ
là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong tất cả các mùa. Trên khắp đất nước là
những khu bảo tồn động vật hoang dã rộng hàng nghìn km2. Tại đây, các lồi động vật
được sống trong mơi trường tự nhiên. Mỗi khu bảo tồn lưu giữ một số loài động vật,
trong đó có một lồi là đặc trưng. Đơi khi, có cả những lồi q hiếm và đang có nguy
cơ tuyệt chủng. Chẳng hạn, Rừng Gir ở Gujarat là nơi cư trú duy nhất cịn sót lại của
lồi sư tử châu Á; Manas và Kaziranga ở Assam là nơi sinh sống của một số lượng
đáng kể tê giác một sừng, Periyar ở Kerela là nơi lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng loài
voi hoang dã. Loài nai Thamin ở rừng quốc gia Keibul Lamjao - Manipur; hươu
Hangul hay Kashmir ở Dachigam, Srinagar; linh dương ở Velavadhar - Gujarat. Đây
là những nơi duy nhất cịn lưu giữ được các lồi vật này. Ngồi ra, địa hình đa dạng
của Ấn Độ cịn đem lại rất nhiều cơ hội cho du lịch mạo hiểm ngoài trời. Thế nhưng,
thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây dường như chỉ là một phần rất nhỏ mà đất nước này
muốn mang lại cho ta, nó vẫn chưa thể là gì so với một nền văn hóa lâu đời và đậm đà
bản sắc dân tộc nơi đây. Đó là một nền văn hóa mang đậm nét đặc trưng của một thời
gian dài trong lịch sử, một nền văn hóa rất riêng biệt, độc đáo và đặc sắc. Phải chăng
nhờ những tài nguyên phong phú này mà Ấn Độ đã rất nổi bật với loại hình du lịch
văn hóa? Các nhà chức trách và các nhà làm du lịch của họ đã làm gì để duy trì cũng
như phát triển được những nét đặc sắc trên?
Và xuất phát từ ý tưởng muốn tìm hiểu những điều độc đáo trong nền văn hóa
ấy, muốn khẳng định được rằng tại sao Ấn Độ lại là nơi hội tụ những nét đặc sắc trong
văn hóa nhiều đến thế, tác giả quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu du lịch văn hóa Ấn
Độ” để làm nội dung chính cho câu trả lời của mình. Bên cạnh đó, thơng qua bài


nghiên cứu tác giả có thể thu thập xử lý những thông tin về Ấn Độ để học tập và rút ra
những bài học quý giá cho việc phát triển du lịch văn hóa nước nhà.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Ấn
Độ. Vì vậy, tơi có thể đi sâu hơn để tìm hiểu những nét văn hóa, nhân văn và con
người của xứ sở tâm linh này. Đồng thời với hiện trạng phát triển loại hình du lịch
này, tơi thấy được nhiều kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa của Ấn Độ để có
những tiếp thu, vận dụng cho loại hình du lịch đang phổ biến này ở Việt Nam. Nhờ đó,
tơi có thể đề xuất một số giải pháp nhằm giúp du lịch văn hóa Việt Nam phát triển một
cách bền vững.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Hơn thế nữa, nhằm củng cố lại những kiến thức đã được học ở trường, tơi muốn
đi sâu hơn về tìm hiểu, sắp xếp tư liệu và nội dung, cũng như cách tiến hành tìm hiểu
bản sắc của nhiều nền văn hóa khác nhau và áp dụng cho một quốc gia cụ thể.
Bên cạnh đó, tác giả muốn đúc kết ra những nét đặc sắc nhất trong nền văn hóa,
nghiên cứu thêm những điểm mạnh, đặc sắc nhờ đó làm nổi bật được những tiềm năng
phát triển du lịch văn hóa của Ấn Độ.
Ngồi ra, qua trình nghiên cứu tác giả mong được vun đắp thêm những kiến
thức mới, những tri thức là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu các dự án phát triển du lịch
trong tương lai.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, với lịch sử lâu đời, nguồn tài nguyên du lịch

đa dạng cả về tự nhiên cũng như du lịch nhân văn, nhưng dung lượng bài luận văn có
hạn tác giả xin tập trung nghiên cứu mảng du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, do hiểu biết
của cá nhân cịn hạn hẹp và khó khăn trong viêc khảo sát thực tế; chủ yếu dựa vào các
nguồn tài liệu đã nghiên cứu, sách báo, phương tiện đa truyền thơng. Do đó, trong đề
tài này phần lớn tác giả tập trung vào các vấn đề thế mạnh, nổi bật của du lịch văn hóa
Ấn Độ. Trong đó phải kể đến những tiềm năng nổi bật của các yếu tố nhân văn, tâm
linh, các công trình kiến trúc, các nét văn hóa nghệ thuật, lễ hội đặc sắc, và hiện trạng
phát triển của loại hình du lịch này trong những năm qua. Nhờ đó, tác giả có thể đánh
giá được tiềm năng và hiện trạng của Ấn Độ trong việc đầu tư, phát triển du lịch văn
hóa.
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
“Lịch sử văn minh Ấn Độ” sách của sử gia Will Durant, được Nguyễn Hiến
Lê dịch. Tác phẩm khái quát được một trong những nền văn minh nổi tiếng thế giới.
Nội dung đi sâu vào việc giới thiệu khái quát về đất nước Ấn Độ, về đạo Phật, về các
triều đại và các mặt đời sống của cư dân Ấn Độ.
Nhà nghiên cứu Trần Vĩnh Bảo với tác phẩm “Vòng quanh các nước - Ấn
Độ”, tác giả cung cấp những thông tin rất cần thiết về tổng quan du lịch, văn hóa,
thơng tin du học và những thơng tin rất hữu ích cho độc giả yêu mến đất nước đa tôn
giáo Ấn Độ.
“Các nền văn hóa thế giới” - PGS.TS Đặng Hữu Tồn chủ biên, sách mang
lại những tri thức khái quát về các nền văn hóa thế giới. Các nền “văn hóa mang tính
thế giới” đã và đang tồn tại trong lịch sử, có sự ảnh hưởng, tác động khơng nhỏ đến sự
phát triển của văn minh văn hóa nhân loại. Hơn nữa, sách nói chung về đất nước Ấn
Độ, các vị thần của Ấn Độ, các nền văn hóa Ấn Độ.
“Phát hiện Ấn Độ”- Jawaharlal Nehru, là sách viết dựa trên kinh nghiệm
trong tù, qua những chia sẻ của những người bạn, tác giả đã viết về sự hiểu biết về các
phương diện khác nhau của lịch sử, văn hóa Ấn Độ, đi sâu vào nguồn gốc tính cách
dân tộc Ấn.
Nói chung, những cơng trình nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin khái
quát các mặt tự nhiên, xã hội và đặc trưng văn hóa con người nơi vùng đất linh thiêng

Ấn Độ. Tuy nhiên, sách tập trung phần bổ sung thông tin, nghiên cứu các vấn đề tổng
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
quát, chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề theo chuyên ngành du lịch cũng như tầm quan
trọng của du lịch văn hóa cho nơi đây. Nhờ vào nguồn tài liệu làm kiến thức tham
khảo kết hợp với những bài học trên giảng đường, các người bạn bản xứ, tác giả xin
tập trung tìm hiểu, nghiên cứu sâu sát tiềm năng và hiện trạng về du lịch văn hóa - nét
du lịch đặc sắc tại vùng đất Ấn Độ trong bài khóa luận của mình.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Quan điểm tổng hợp: Để đạt được yêu cầu của đề tài tác giả đã tổng hợp các
tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ thứ cấp đến sơ cấp, từ đó chọn ra những nguồn tài
liệu đáng tin cậy và thích hợp phục vụ cho đề tài.
- Quan điểm lãnh thổ: Quan điểm lãnh thổ là quan điểm mang đặc tính của
vùng, của địa lý. Hầu hết các không gian đều ảnh hưởng có sự phân hóa, chia biệt làm
cho nơi này và nơi khác khơng giống nhau, ln mang tính đặc thù riêng. Do đó mỗi
vùng sẽ có nền văn minh, văn hóa và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau.
Nhưng các yếu tố này không làm diệt vong yếu tố kia mà chúng có tác động tương hỗ.
Vì vậy, đặt chúng trong một tổng thể nghiên cứu ta sẽ thấy được mối quan hệ giữa các
yếu tố một cách chi tiết hơn.
- Quan điểm lịch sử và viễn cảnh: Mọi sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc,
xuất xứ hay bối cảnh lịch sử xuất hiện và q trình phát triển. Do đó, với quan điểm
này người nghiên cứu có cái nhìn tổng qt hơn về vấn đề, đi sâu vào nguồn gốc, tiến
trình đi lên cũng như thời kì suy thối của đối tượng. Nhờ vậy, tác giả có được hướng
nghiên cứu khoa học hơn, đưa ra nhận định chính xác hơn về phần nghiên cứu của

mình.
Nhờ vào định hướng đúng, nghiên cứu chính xác quy luật, quá trình vận động
của đối tượng người nghiên cứu có thể xác định đúng hướng đi, thay đổi của nó qua
từng thời kỳ. Nhờ vậy, tác giả có thể đưa ra được những dự đốn, định hướng có logic
cho hướng đi kế tiếp của vấn đề.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp thu thập thông tin - xử lý - phân tích tư liệu
Báo chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, Internet, sách tham khảo, luận
văn, luận án, thông tin thống kê, tài liệu - văn thư, bản thảo viết tay có liên quan đến
ngành du lịch của Ấn Độ … Tập hợp và xử lí thơng tin phù hợp để hỗ trợ cho đề tài
nghiên cứu. Sau đó tập trung tổng hợp phân loại các tài liệu theo tính quan trọng cho
từng phần riêng của đề tài. Phân tích tài liệu cùng với sự hiểu biết của cá nhân viết
thành bài làm hoàn chỉnh.
6.2 Phương pháp bản đồ
Phương pháp này dùng để phân tích, lọc thơng tin một cách hiệu quả từ những
nghiên cứu trên bản đồ, quan trọng là về địa điểm nơi nghiên cứu. Nghiên cứu bản đồ
giúp tác giả có cái nhìn trực quan, sinh động hơn trong qua trình nghiên cứu. Bản đồ
hỗ trợ một phần rất lớn trong lĩnh vực địa lý nói chung, cũng như địa lý du lịch nói
riêng.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Trong bài nghiên cứu với bản đồ khu vực Châu Á, Nam Á, Tập bản đồ du lịch
thế giới, tác giả xác định được vị trí địa lý khá đặc biệt cũng như mối tương quan khá

quan trọng của Ấn Độ với các nước trong khu vực. Từ đó, người viết có thể xác định
được những nhân tố đã hình thành và góp phần phát triển rực rỡ Ấn Độ - cái nôi của
tôn giáo cũng như những nét đặc sắc đặc biệt trong văn hóa.
Qua quan sát bản đồ, tác giả nhận thấy Ấn Độ có một vị trí, điạ hình khá phức
tạp. Điều đó khơng những làm nên một Ấn Độ khác biệt về tự nhiên mà còn là khởi
nguồn của nền văn hóa đa dạng nhờ ảnh hưởng của di cư, xâm nhập và sáng tạo của
nhiều nền văn hóa. Ngoài ra, với bản đồ tác giả xác định được rõ hơn những điểm
phân bố các điểm du lịch quan trọng, điểm tập trung của cộng đồng văn hóa, dấu vết
của nền văn minh quan trọng nơi vùng đất này.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH
Ngày nay du lịch đã thực sự trở thành một ngành cơng nghiệp khơng khói quan
trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên cách hiểu về du lịch
của mỗi người về ngôn từ “du lịch” rất khác nhau. Sau đây là hai cách hiểu về du lịch
phổ biến:
- Thứ nhất: du lịch là một dạng hoạt động của con người
Du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội còn rất mới mẻ so với nhiều lĩnh vực
hoạt động khác. Ngành khoa học về du lịch trên thế giới được hình thành vào đầu thế
kỷ XX và đến nay vẫn đang trong q trình hồn thiện. Trong mấy thập kỷ qua, kể từ

khi thành lập Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế (IUOTO) tại Hà Lan năm 1925 đến
nay, khái niệm du lịch vẫn luôn được tranh luận.
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch
là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của cuộc hành trình với mục
đích giải trí”.
Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của
một cá nhân đi đến và lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong
thời gian khơng dài hơn một năm với mục đích nghỉ ngơi, cơng vụ và mục đích khác”.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hố, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp
ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con người ngồi
nơi cư trú thường xun của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một
cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng
các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu
khơng phải là kiếm lời.
- Thứ hai: du lịch là một ngành kinh tế
Thuở ban đầu du lịch là sự thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Người đi du lịch
phải tự lo liệu tất cả các khâu trong chuyến đi du lịch của mình. Đến năm 1841 với sự
kiện Thomas Cook tổ chức một chuyến du lịch tập thể bằng tàu hỏa đã mở đầu cho sự
ra đời hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỷ XX, du lịch vẫn
chủ yếu là hoạt động mang tính cá nhân, khách du lịch phải tự lo lấy việc đi lại, ăn
nghỉ…Sau chiến tranh thế giới II, khi dòng khách du lịch tăng lên, việc đáp ứng nhu
cầu ăn ở, giải trí, …. đã trở thành một cơ hội kinh doanh. Trên cơ sở ngành kinh tế du
lịch đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Theo WTTC, du lịch là một ngành kinh tế


BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
lớn nhất thế giới, vượt cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Nhiều
quốc gia trên thế giới đã coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng.
Các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai
nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt:
- Đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi : Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng
sức tham quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải
trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hố, nghệ thuật, …
- Đứng trên góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu
quả cao về nhiều mặt như: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và
văn hố dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình u đất nước; đối với người nước
ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch có thể coi là hình thức
xuất khẩu hàng hố và dịch vụ tại chỗ.
Tóm lại, du lịch khơng chỉ là một ngành kinh tế mà nó cịn là một hiện tượng xã
hội. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu của du lịch không những là mang lại
hiệu quả kinh tế mà cịn góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo
dục lịng u nước, tính đồn kết,… Chính vì vậy, tồn xã hội phải có trách nhiệm
đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một
lĩnh vực văn hoá khác.
1.2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tài nguyên du lịch (TNDL) là một dạng đắc sắc của tài ngun nói chung. Khái
niệm TNDL ln gắn liền với khái niệm du lịch. TNDL luôn được coi là tiền đề, là
điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển của du lịch.

Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “TNDL là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch
sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo của con người có
thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự
hấp dẫn du lịch”.
Luật Du lịch Việt Nam (2005): “TNDL là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên,
di tích lịch sử - văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
1.3 PHÂN LOẠI TNDL
1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “TNDL tự nhiên bao gồm các yếu tố địa
chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được
khai thác hoặc có thể sử dụng mục đích phục vụ du lịch”.
1.3.1.1 Địa hình
Địa hình là những đặc điểm bên ngồi bề mặt đất. Địa hình biểu hiện bằng các
yếu tố như độ cao, độ dốc, trạng thái… Người ta thường chia tổng quát địa hình thành
ba dạng: miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển. Đối với du lịch, ở một địa phương tự
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

6

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngồi, cái gọi là phong cảnh rất
quan trọng cho các hình thức du lịch.
1.3.1.2 Khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng đến nhiều mặt đến đời sống con người. Trước hết trạng

thái của cơ thể con người gắn liền với chỉ số khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Đặc
biệt khí hậu sinh học có liên quan đến trạng thái tâm lý - thể lực của con người. Ngồi
ra, khí hậu cịn tạo ra nhịp độ mùa du lịch. Thường thì mùa hè là mùa du lịch của các
vùng bãi biển nhiệt đới. Mùa đông lại là mùa du lịch của các điểm du lịch thể thao ở
vùng ôn đới…
1.3.1.3 Sinh vật
Tài nguyên sinh vật cũng có giá trị du lịch rất to lớn. Các vườn quốc gia, các
khu bảo tồn thiên nhiên... là những nơi còn tồn tại nhiều loại động, thực vật đặc hữu,
nguyên sinh thuận lợi cho du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu…
1.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
“TNDL nhân văn là những tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, có sức hấp dẫn
với du khách và có thể phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế và môi
trường. TNDL nhân văn là những giá trị văn hóa tiêu biểu đặc sắc của mỗi địa phương,
mỗi quốc gia”.
Các nhà nghiên cứu phân TNDL nhân văn thành hai loại chính là TNDL nhân
văn vật thể và TNDL nhân văn phi vật thể.
1.3.2.1 Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là những khơng gian cụ thể, khách quan trong đó chứa
đựng giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hay cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra
trong lịch sử các gì mà quá khứ để lại, được chia thành bốn nhóm chủ yếu:
a. Di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ là những di tích liên quan đến các nền văn hóa cổ của lồi
người trên thế giới. Thường bao gồm là các loại hình là di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng.
b. Di tích lịch sử
Di tích lịch sử liên quan đến các giai đoạn lịch sử khác nhau. Các di tích lích sử
thường là nơi xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng như những trận đánh lớn, những
kinh đô cổ, những địa điểm liên quan đến các nhân vật lịch sử…
c. Di tích kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc nghệ thuật là các di tích gắn với các cơng trình kiến trúc có giá
trị về văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần.

d. Các danh lam thắng cảnh
Các danh lam thắng cảnh là loại di tích đặc sắc trong đó có sự kết hợp yếu tố
nhân tạo với tự nhiên. Các danh lam thắng cảnh thường thể hiện sự tinh tế và sự tô
điểm của con người vào thắng cảnh thiên nhiên làm cho nó trở thành tuyệt tác.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HĨA ẤN ĐỘ
1.3.2.2 Các cơng trình đương đại
Các cơng trình đương đại là những kiến trúc xây dựng trong thời kì hiện đại, có
giá trị về kiến trúc, mỹ thuật, khoa học, kĩ thuật xây dựng, kinh tế văn hóa thể thao…
1.3.2.3 Lễ hội truyền thống
Lễ hội là những hình thức sinh hoạt cộng đồng của dân cư. Lễ hội có nhiều
dạng nhưng thơng thường đều gồm hai phần có liên quan nhau rất chặt chẽ: phần Lễ
mang tính lễ nghi, trang trọng nhằm tưởng niệm, hoặc cầu chúc…Phần Hội mang tính
sinh hoạt vui chơi cộng đồng.
1.3.2.4 Làng nghề cổ truyền
Nghề thủ công truyền thống là những nghề mà bí quyết về cơng nghệ sản xuất
ra các sản phẩm giá trị thẩm mỹ, tư tưởng triết học, tâm tư tình cảm, ước vọng của con
người. Làng nghề thủ cơng truyền thống là những làng có các nghề sản xuất hàng hóa
bằng các cơng cụ thơ sơ và sức lao động của con người đã được hình thành một thời
gian dài trong lịch sử. Nghề thủ cơng truyền thống là những loại hình hoạt động kinh
tế-xã hội rất phong phú. Nghề thủ công trên thế giới rất đa dạng có tinh độc đáo nên có
nhiều giá trị thu hút du lịch. Mặt khác, các sản phẩm thủ công cũng mang nhiều giá trị
nghệ thuật nên đã trở thành những mặt hàng lưu niệm đối với du khách.

1.3.2.5 Các đặc trưng văn hóa dân tộc
Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện ở nhiều mặt như trang phục, phong tục tập
qn, tơn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, hoạt động kinh tế văn hóa, nghệ thuật… Vì vậy, khả
năng khai thác du lịch cũng rất đặc sắc.
1.3.2.6 Các sự kiện văn hóa - thể thao và các hoạt động nhận thức khác
a. Các hội chợ, triển lãm
Hội chợ triển lãm rất đa dạng về loại hình và qui mơ. Nó tạo ra khả năng thu hút
nhiều loại đối tượng đến tham quan mua sắm, tìm cơ hội thị trường…Hiện nay có xu
hướng kết hợp hội chợ triển lãm với lễ hội.
b. Các cuộc thi đấu thể thao, điện ảnh, thi âm nhạc
Các cuộc thi đấu thể thao, điện ảnh, thi âm nhạc… cũng có tác động mạnh đến
du lịch.
1.3.2.6 Văn hóa nghệ thuật
Nếu phân loại theo đối tượng phục vụ thì các nhà nghiên cứu phân văn hóa
nghệ thuật truyền thống thành hai loại: nhã nhạc và dân ca. Nếu phân loại theo thời
gian ra đời và sự phát triển, các nhà nghiên cứu phân thành hai loại là văn hóa nghệ
thuật truyền thống và văn hóa nghệ thuật hiện đại.
1.3.2.7 Văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là nói đến cái đẹp, nghệ thuật chế biến món ăn, không gian,
thời gian ăn uống, cách ăn uống của con người, quan niệm triết học và nhu cầu ăn
uống được nâng lên thành một nghệ thuật.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ

1.4 DU LỊCH VĂN HĨA
1.4.1 Khái niệm DLVH
DLVH là loại hình du lịch phổ biến trong du lịch tập trung mối quan tâm đến
một quốc gia hay một vùng đất nào đó chủ yếu dưới góc độ văn hóa.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): DLVH là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống.
1.4.2 Đặc điểm của tài nguyên DLVH
Tài nguyên DLVH là tất cả các nhân tố về tự nhiên, văn hóa, xã hội có tác động
kích thích động cơ du lịch của khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi
ích kinh tế. Vì vậy nó có đặc điểm:
- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí khơng điển hình hoặc chỉ
có ý nghĩa thứ yếu.
- Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian ngắn. Số
người quan tâm tới tài nguyên du lịch văn hóa thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và
yêu cầu cao hơn.
- Tài nguyên DLVH thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn.
- Ưu thế của tài ngun DLVH là đại bộ phận khơng có tính mùa vụ (trừ các lễ
hội), khơng bị phụ thuộc vào nhiều các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên
khác.
- Sở thích của những nguời tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn rất phức tạp và
rất khác nhau.
1.4.3 Các loại tài nguyên của DLVH
1.4.3.1 Văn hóa vật thể
Văn hóa vật thể là danh từ để chỉ khía cạnh vật chất kĩ thuật của những sản
phẩm do con người sáng tạo ra, nó mang dấu ấn của một cộng đồng dân tộc, bản sắc
của một cộng đồng dân tộc trong một thời kì lịch sử nhất định.
Các thể loại di sản văn hóa vật thể:
a. Di vật
Di vật là những hiện vật được lưu truyền lại, có những giá trị tiêu biểu về lịch

sử, văn hóa, khoa học.
b. Cổ vật
Cổ vật là những hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hóa, khoa học và phải có từ 100 năm tuổi trở lên.
c. Kiến trúc cổ
Kiến trúc cổ là những kiến trúc mang đậm bản chất văn hóa, dân tộc.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HĨA ẤN ĐỘ
1.4.3.2 Văn hóa phi vật thể
Văn hóa phi vật thể là những sáng tạo của con người nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt xã hội của con người như tôn giáo, nghệ thuật…
a. Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, sùng bái hay suy tôn những vị thần
thánh, vật thiêng hoặc linh hồn do con người tưởng tượng ra với mục đích cầu mong
sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất với con người.
b. Văn hóa nghệ thuật
Nếu phân loại theo đối tượng phục vụ thì các nhà nghiên cứu phân văn hóa
nghệ thuật truyền thống thành hai loại: nhã nhạc và dân ca. Nếu phân loại theo thời
gian ra đời và sự phát triển, các nhà nghiên cứu phân thành hai loại là văn hóa nghệ
thuật truyền thống và văn hóa nghệ thuật hiện đại.
c. Văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là nói đến cái đẹp, nghệ thuật chế biến món ăn, khơng gian,
thời gian ăn uống, cách ăn uống của con người, quan niệm triết học và nhu cầu ăn

uống được nâng lên thành một nghệ thuật.
d. Lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh
của mỗi dân tộc. Là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao
động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của
đất nước, hay liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.
1.4.4 Các loại hình DLVH
Nhóm 1: Du lịch văn hóa vùng di sản (Heritage sites cultural tourism) bao
gồm tất cả những chuyến du lịch tham quan di sản, thiên nhiên, di sản văn hóa (vật thể
và phi vật thể).
Nhóm 2: Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân văn (Literary landscape cultural
tourism) gồm tất cả những chuyến du lịch thăm lại những khi di tích lịch sử của vùng,
thăm lại những ngơi nhà của các anh hùng lịch sử dân tộc, tham quan nơi làm việc của
các vĩ nhân…
Nhóm 3: Du lịch văn hóa những điểm đen (Blackspot cultural tourism) là
loại du lịch văn hóa đem lại cảm xúc mạnh như: tham quan khu thảm sát trong chiến
tranh, tham quan khu xảy ra các tai nạn của các nhân vật nổi tiếng hay nơi xảy ra
những vụ đắm tàu trong lịch sử, nơi chôn xác trong chiến tranh…
Nhóm 4: Du lịch văn hóa cơng viên chuyên đề (Theme parks cultural
tourism) gồm những chuyến tham quan các cơng viên văn hóa chun đề: cơng viên
nước, công viên hoa, công viên tranh nghệ thuật, công viên điêu khắc, cơng viên tình
u, cơng viên nghệ thuật hố trang…
Từ bốn nhóm trên ta có thể phân ra các loại hình du lịch sau:
Thứ nhất: Loại hình du lịch văn hóa cảm xúc (Sense of Place) gồm những
sản phẩm khai thác các đặc tính thẩm mỹ phi vật thể thông qua các giác quan như màu
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị, tiếng động, những thành tố tạo thành cái cội nguồn
văn hóa của vùng, dân tộc hay quốc gia. Những thành tố này sẽ tạo nên một vùng cảm
xúc mạnh mẽ đối với du khách và để lại cho họ những kí ức đẹp về chuyến đi.
Thứ hai: Du lịch văn hóa, sự kiện và lễ hội (Festival and Events) là những
sản phẩm du lịch tận dụng các sự kiện và lễ hội để xây dựng chương trình tour sao cho
du khách có thể trải nghiệm và hịa mình vào khơng khí của lễ hội một cách hợp lý
nhất.
Thứ ba: Du lịch văn hoá di sản (Cultural Heritage) là sản phẩm lấy những giá
trị văn hóa, lịch sử có trong di sản để khách thưởng thức. Các nước đang phát triển đã
đầu tư xây dựng những phim tài liệu về lịch sử hình thành các sự kiện liên quan đến di
sản di tích để cho khách tham quan thưởng thức.
Thứ tư: Du lịch “con đường văn hóa” (The Cultural Trails Tour) là sản phẩm
lấy con đường văn hóa làm hành trình của chuyến tham quan. Ở mỗi điểm dừng trên
con đường ấy là những minh chứng cho một thời kì hưng thịnh hay suy tàn của một
nền văn hóa nào đó.
Thứ năm: Du lịch văn hóa hiện đại (Modern Cultural Tour) là sản phẩm khai
thác những giá trị văn hóa lích sử hiện đại bao gồm vật thể và phi vật thể như các cơng
trình thế kỷ di sản, di sản thế giới hiện đại, các lễ hội chun đề, sự kiện âm nhạc,
chính trị, tơn giáo, văn hóa, thể thao…để xây dựng chương trình tham quan hấp dẫn
cho du khách.
Thứ sáu: Du lịch văn hóa nghệ thuật ăn ngon (Gastronomy Cultural Tour) là
sản phẩm được xây dựng trên cơ sở khai thác những nét tinh hoa ẩm thực truyền thống
của vùng hoặc quốc gia tạo cho khách có cơ hội nghiên cứu, thưởng thức những món
ăn đặc sắc, truyền thống.
Thứ bảy: Du lịch làng nghề truyền thống (Handy Craft Village Cultural
Tour) là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị của làng nghề truyền thống, tạo cho du
khách có cơ hội giao lưu học hỏi cách làm và mua những sản phẩm ấy.

1.4.5 Vai trò và ý nghĩa của DLVH
Bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo
hiểm… DLVH được xem là loại sản phẩm rất có lợi thế cho các nước đang phát triển,
thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. DLVH phát triển trên cơ sở khai thác những sản
phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống của dân tộc, kể cả những phong tục, tín ngưỡng để
tạo sức thu hút đối với khách từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở
thích nghiên cứu, khám phá văn hóa phong tục tập quán bản địa, thì DLVH là tối ưu
để thỏa mãn những nhu cầu của họ.
Phần lớn DLVH gắn liền với địa phương, nơi lưu trữ nhiều lễ hội văn hóa,
nhưng cũng tồn tại rất lớn sự khác biệt về mức sống thành thị. Khách du lịch ở các
nước phát triển thường lựa chọn mùa lễ hội để tổ chức những chuyến du lịch. Bởi thế,
thu hút khách du lịch tham gia DLVH tức là tạo ra dòng chảy mới, cải thiện cuộc sống
của người dân địa phương.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Việc khai thác các yếu tố văn hóa trong du lịch sẽ đem lại lợi ích cho dân cư địa
phương, mà cụ thể hoạt động du lịch có thể thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo
nên khả năng tiêu thu tại chỗ cho các hàng hóa và dịch vụ.
Thơng qua DLVH các lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào
nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công
truyền thống được khôi phục dần và phát triển, tạo nên các điểm tham quan du lịch,
sản xuất hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ bán cho du khách. Từ đó, người dân có
thêm việc làm và thu nhập góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu

nhập, xóa đói giảm nghèo.
Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tơn tạo, trùng tu các di tích và nâng
cao ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng
dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hóa.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các khái niệm, định nghĩa được nêu ra như du lịch, tài nguyên du lịch nói
chung và tài nguyên du lịch văn hóa nói riêng giúp tác giả thống kê lại được những
kiến thức đã học. Sự đa dạng trong cách hiểu về du lịch, sự đóng góp của các tổ chức
khi rút ra các khái niệm cho thấy du lịch đóng góp khơng nhỏ trong đời sống con
người. Bên cạnh đó, nó cịn là tiền đề quan trọng để tác giả xác định hướng đi đúng
đắn và tìm được những đặc điểm quan trọng trong qua trình tìm hiểu về văn hóa Ấn
Độ trong các chương tiếp theo.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Chương 2

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA ẤN ĐỘ
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG
2.1.1 Vị trí địa lý
Ấn Độ là nước lớn thứ bảy thế giới và thứ hai châu Á. Nằm trọn trong nửa cầu
Bắc bán cầu, đất nước được bao quanh bởi Pakistan, Afganistan, Trung Quốc, Nepal,
Bhutan, Mianmar và Bangladesh. Biển Ả Rập, biển Ấn Độ và vịnh Bengal bao quanh
bờ biển Ấn Độ.
Tổng diện tích: 3.287.263 km2.
Phần lục địa của Ấn Độ kéo dài từ 804 đến 3706 độ vĩ Bắc và từ 6807 đến 97025
độ kinh Đông. Ấn Độ có biên giới đất liền khoảng 15.2000km và 7.516 km bờ biển.
Phía Bắc của Ấn Độ giáp với vùng Tây Tạng của Trung Quốc, Nepal và
Bhutan. Tây Bắc giáp với Pakistan. Phía Đơng giáp với Myanmar. Bên cạnh đó, Phía
Nam Ấn Độ trải dài đến vùng nước nhiệt đới của Ấn Độ Dương với vịnh Bengal nằm
ở phía Đơng Nam và biển Ả Rập ở phía Tây Nam.
Đảo: Quần đảo Lakshadweep ở Biển Ả Rập, quần đảo Andaman và Nicobar ở
Vịnh Bengal Ấn Độ chung biên giới với Pakistan và Afghanistan ở phía tây bắc; với
Trung Quốc, Nepal và Bhutal ở phía bắc; với Myanmar và Bangladesh ở phía đông.
Sri Lanka ngăn cách với mũi cực nam của Ấn Độ bởi Vịnh Mannar và Eo biển Palk.
2.1.2. Nguồn gốc tên gọi
Ấn Độ (tiếng Hindi: Bharat; Trung Quốc gọi là: Thiên Trúc). Ấn Độ có tên gọi
đầy đủ là "nước Cộng hồ Ấn Độ”. Tên nước có nguồn gốc từ sơng Ấn. Nơi miền
Penjab có một con sơng lớn chảy qua, sông Indu khá dài, tên Ấn là Sindhu, nghĩa là
sông, người Ba Tư gọi là Hindu, và gọi cả miền Bắc Ấn Độ là Hindustan. Từ tiếng Ba
Tư Hindu, người Hi Lạp xâm lăng chuyển qua thành tiếng Inde. Người La Mã gọi
thành “Indus” và người Anh ngày nay gọi thành India. Tên đất nước Ấn Độ bắt nguồn
từ đây. Trong các thư tịch Trung Quốc, thời Hán gọi Ấn Độ là "Thân Độc", tên gọi Ấn
Độ bắt đầu từ trong sách "Đại Đường Tây Vực Ký" của Đường Huyền Trang. Thế kỷ

IV tr.CN, Ấn Độ đã hình thành một quốc gia thống nhất.
2.1.3 Lịch sử hình thành
Về mặt lịch sử Ấn Độ là một vùng đất cổ xưa với nền văn minh liên tục trong
suốt 5.000 năm. Nền văn minh thung lũng Indu. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng chịu sự thử
thách lịch sử, bao lần đương đầu với giặc ngoại xâm, ln ln có những tiếp xúc đa
dạng và sâu sắc với thế giới bên ngoài. Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho đến
khi bị thực dân Anh chinh phục, lịch sử Ấn Độ có thể chia thành bốn thời kỳ lớn sau
đây:
a. Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II
TCN)
Từ khoảng đầu thiên kỷ III TCN, nhà nước Ấn Độ đã ra đời, nhưng cả giai đoạn
từ đó cho đến khoảng giữa thiên kỷ II TCN, trước đây chưa được biết đến. Những hiện
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
vật khảo cổ học chỉ giúp người ta biết được tình hình phát triển của các ngành kinh tế
và văn hóa, vì vậy người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ văn hóa Harappa.
b. Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN)
Thời kỳ này, lịch sử Ấn Độ được phản ánh trong các tập Vêđa nên gọi là thời
Vêđa. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kỳ này chủ yếu là vùng lưu vực sông Hằng.
Trong giai đoạn đầu của thời Vêđa, người Arya đang sống trong giai đoạn tan rã của
xã hội nguyên thủy đến khoảng cuối thiên kỷ II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhà
nước. Chính trong thời kỳ này, ở Ấn Độ đã xuất hiện hai vấn đề có ảnh hưởng rất quan
trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp (varna) và đạo Bàlamôn.
c. Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XII

Các quốc gia ở miền Bắc Ấn Độ và sự xâm lược của Alêchxăngđrơ Makêđônia.
Bắt đầu từ thế kỷ VI TCN, ở miền Bắc Ấn Độ có 16 nước, trong đó mạnh nhất là nước
Magađa hạ lưu sơng Hằng. Trong số các nước như ở Tây Bắc Ấn Độ, chỉ có nước Po
là tương đối lớn. Năm 327 TCN, sau khi tiêu diệt Ba Tư, quân đội Makêđônia do
Alêchxăngđrơ chỉ huy đã tấn công Ấn Độ. Ngay sau khi Alêchxăngđrơ rút lui, ở Ấn
Độ đã dấy lên phong trào đấu tranh giải phóng chống lại sự chiếm đóng của quân
Makêđônia. Thủ lĩnh của phong trào này là Sanđragupta. Quân Makêđônia phải rút
khỏi Ấn Độ, Sanđragupta làm chủ được cả vùng Pungiáp. Tiếp đó, ơng tiến qn về
phía Đơng giành được ngôi vua ở Magađa; lập nên một triều đại mới gọi là vương
triều Mơrya, triều đại huy hồng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại. Đến thời Axôca
(273-236 TCN), vương triều Môrya đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất.
d. Ấn Độ từ thế kỉ XIII-XIX
Thời kỳ Xuntan Đêli (1206-1526): Năm 1206, viên Tổng đốc của Ápganixtan ở
miền Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm Xuntan
(vua), đóng đơ ở Đêli, gọi là nước Xutan Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli). Từ đó đến
năm 1526, ở miền Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến 5 vương triều, nhưng đều do người
ngoại tộc theo Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng đơ ở Đêli, nên thời kỳ này gọi là
thời kỳ Xuntan Đêli.
Thời kỳ Môgôn (1526-1857): Từ thế kỷ XIII, người Mông Cổ ở Trung Á nhiều
lần tấn công Ấn Độ. Năm 1526, họ chiếm được Đêli, thành lập vương triều mới gọi là
vương triều Môgôn (Mông Cổ). Từ giữa thế kỷ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh
phục Ấn Độ, đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh.
e. Ấn Độ độc lập
Đầu thế kỷ 20, một cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc
gia Ấn Độ tiến hành, dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar
Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. Hàng triệu
người chống đối đã tham gia vào những chiến dịch bất tuân dân sự với lời tuyên thệ
ahimsa- bất bạo động - và họ đã hành động đúng như vậy. Gandhi dẫn dắt người dân
Ấn Độ vào cuộc hành trình muối Dandi để thách thức thuế muối, và một cuộc nổi dậy
toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh "Rời khỏi Ấn Độ". Sau nhiều nỗ lực, Ấn Độ

giành lại độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
2.2.4. Điều kiện tự nhiên
2.1.4.1. Địa hình
Nhìn trên bản đồ, Ấn Độ giống như một tam giác lớn nằm vắt qua qua đường
xích đạo mà đáy là dãy Himalaya, đỉnh là mũi Cormorin, phía Nam tiếp xúc với Ấn
Độ Dương, hai cạnh bên được viền bằng biển cả - biển Arab ở phía Tây và vịnh
Bengal ở phía Đơng.
Cực Bắc Ấn Độ có dãy Himalaya bao gồm một số đỉnh núi cao nhất thế giới.
Ngọn núi cao nhất Himalaya ở Ấn Độ là Khangchenjunga, cao 8.586 m, tọa lạc tại
vùng Sikkim ở biên giới với Nepal.
Lãnh thổ Ấn Độ chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ, nằm trên Mảng Ấn
Độ, phần phía bắc Mảng Ấn - Úc, phía nam Nam Á. Các bang phía bắc và đơng bắc
Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần cịn lại ở phía bắc, trung và đơng Ấn
gồm đồng bằng Ấn - Hằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đơng nam Pakistan,
là Sa mạc Thar. Miền Nam bán đảo Ấn Độ gồm toàn bộ cao nguyên Decal, được bao
bọc bởi hai dãy núi ven biển, Ghat Tây và Ghat Đơng.
Các vùng chính:
Phần đất liền của Ấn Độ được chia làm ba vùng chính: vùng đồng bằng Indo Gangetic, vùng núi Himalaya và vùng bán đảo. Vùng đồng bằng Indo - Gangetic và
các khu vực của dãy Himalaya thuộc địa phận Ấn Độ được gọi chung là Bắc Ấn Độ.
Nam Ấn Độ bao gồm các khu vực bán đảo, được gọi đơn giản là Bán đảo.
Trên cơ sở địa văn học Ấn Độ được chia thành mười vùng: vùng đồng bằng

Indo - Gangetic, vùng núi phía Bắc của dãy Himalaya, vùng cao nguyên trung tâm,
vùng cao nguyên Deccan, vùng bờ biển Đông (bờ biển Coromanden ở phía Nam),
vùng bờ biển Tây (các bờ biển Konkan, Kankara và Malarbar), vùng sa mạc lớn Ấn
Độ và vùng Rann ở Kutch, vùng thung lũng Brahmaputra ở Assam, vùng đồi phía
đơng bắc vây quanh thung lũng Assam, và vùng đảo của biển Ả Rập và vịnh Bengal.
Sự đa dạng về địa hình nơi đây tác động trực tiếp đến du lịch thể thao, khám
phá. Địa hình phong phú giúp tạo ra các vùng du lịch có những nét riêng biệt. Bên
cạnh đó, nó cịn ảnh hưởng đến hệ thống giao thơng phục vụ cho các hành trình du
lịch.
2.1.4.2. Khí hậu
Dãy núi Himalaya ngăn cách giữa vùng Nam Á và phần cịn lại của châu Á. Ở
phía Nam khí hậu rất khắc nghiệt. Thời tiết ln có những thay đổi đột ngột và những
tác động mãnh liệt khi có những thay đổi này. Đó là sự tấn cơng của những cơn gió
mùa, lụt lội bất ngờ, xói mịn nhanh chóng, nhiệt độ khắc nghiệt, các cơn bão nhiệt
đới, và dao động về lượng mưa khơng thể tiên đốn được.
Sở khí tượng Ấn Độ đã chia một năm thành bốn mùa: tháng 3 đến tháng 4 là
mùa xuân, tháng 5 đến tháng 10 là mùa hè và từ tháng 11 đến tháng 2 là mùa đông.
Mùa mưa nhiệt đới kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 và mùa gió mùa đơng bắc từ tháng
10 đến tháng 12. Phần lớn lượng mưa là do gió mùa Tây Nam gây ra; mùa gió mùa
Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 9; và gió mùa Đơng Bắc từ tháng 10 đến tháng 11.

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HĨA ẤN ĐỘ
Gió mùa Tây Nam thổi từ biển vào đất liền. Gió này thường thổi vào vùng bờ

biển phía Tây vào tháng 6 và kéo đến hầu hết vùng Nam Á trong tuần lễ đầu tiên của
tháng 7. Gió mùa Tây Nam được chia làm hai nhánh. Sau khi thổi vào phía Nam bán
đảo vào đầu tháng 6, nhánh mùa gió biển Ả Rập thổi đến Bombay vào khoảng ngày 10
tháng 6, và nó sẽ trải khắp hầu hết vùng Nam Á vào cuối tháng 6, mang theo thời tiết
mát hơn cũng ẩm ướt hơn. Nhánh kia là gió mùa vịnh Bengan, di chuyển theo hướng
Bắc đến vịnh Bengal và tỏa ra hầu hết vùng Assam vào tuần lễ đầu tiên của tháng 6.
Khi gặp dãy Himalaya Lớn, nó chuyển hướng về phía Tây, trôi dọc theo vùng đồng
bằng Indo - Gangetic đến New Delhi. Sau đó hai nhánh sẽ nhập lại thành một và đem
mưa đến cho phần còn lại Ấn Độ vào tháng 7.
Vùng Nam Á chịu ảnh hưởng của dải rộng khí hậu - từ khí hậu dưới mức đơng
giá của mùa đơng ở Himalaya đến khí hậu nhiệt đới ở bờ biển Coromanden, và từ khí
hậu mưa và ẩm ướt ở các bang Assam và Tây Bengal, đồng bằng Indo - Gangetic, Tây
Ghat và bờ biển, Decal, Đông Ghat và bờ biển.
Ở vùng Himalaya, khí hậu khác nhau tùy theo độ cao. Ở độ cao 2000m, nhiệt
độ trung bình vào mùa hè khoảng gần 180C; ở độ cao gần 4.500m, nhiệt độ hiếm khi
trên 00C. Trong các thung lũng nhiệt độ vào mùa hè khoảng giữa 320C và 380 C. Phía
Đơng dãy Himalaya nhận một lượng mưa nhiều hơn từ 1.000 mm đến 2.000 mm so
với phía Tây và lũ lụt là hiện tượng phổ biến.
Do địa thế rộng lớn, địa hình đa dạng, Ấn Độ có nhiều vùng khí hậu rất khác
biệt. Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phía Bắc Ấn Độ với Himalaya
nằm ở trung tâm lạnh lẽo của châu Á có tính chất khí hậu ơn đới, trong khi phía Nam
tiến gần tới sát xích đạo lại là nhiệt đới điển hình. Phía đơng và phía tây chịu ảnh
hưởng của khí hậu đại dương. Cách Himalaya băng tuyết trong khoảng một trăm
kilomet là sa mạc Thar nóng bỏng. Mỗi khi thiên nhiên nổi giận, bão lụt khủng khiếp,
hạn hán cũng dữ dằn. Nóng có thể lên tới 520C mà lạnh xuống tới -150 C. Vùng Assam
và Tây Bengal rất ẩm ướt. Phần Đông Nam của bang Meghalaya có lượng mưa lớn
nhất thế giới, khoảng 10.900 mm.
Vùng phía Bắc Decal, bao quanh bởi Tây Ghat, dãy Vindhya và sơng Narmada
về phía Bắc và Đơng Ghat, nhận hầu hết lượng mưa vào gió mùa mùa Hạ. Vùng phía
Nam Decal chỉ nhận được một lượng mưa từ 50mm đến 100mm mỗi năm. Nhiệt độ ở

đây thay đổi rất nhiều từ 150C đến 380C, làm cho vùng trở thành một trong những
vùng có khí hậu dễ chịu nhất Ấn Độ.
Thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch, đặc biệt du lịch chữa bệnh. Bên cạnh
đó, nó cũng có khả năng ảnh hưởng đến các di tích. Ngồi ra, đối với loại khí hậu đa
dạng tại Ấn Độ, du khách sẽ được cảm nhận và trải nghiệm trực tiếp trên hành trình
xun quốc gia này.
2.1.4.3 Sơng ngịi
Sơng Hằng (tiếng Phạn: Ganga) là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn
Độ. Với độ dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy
theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Sơng Hằng có lưu
vực rộng 907.000 km².Sơng Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông
Bhagirathi và sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ.
Sơng có ý nghĩa rất lớn, cung cấp nước tưới cho cây trồng, cung cấp nước cho sinh
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
hoạt, nơi sinh hoạt tôn giáo, thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá, tìm hiểu
nét văn hóa trong Phật giáo.
Sơng Ấn Độ gọi tắt là Sơng Ấn (Sindh darya), cịn được biết đến như là Sindhu
trong tiếng Phạn, Sinthos trong tiếng Hy Lạp. Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng,
chảy từ dãy núi Himalaya theo hướng đông bắc - tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy
theo hướng nam gần như theo toàn bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn
Độ. Chiều dài của sông này được tính tốn theo các nguồn khác nhau dao động từ
2.900 đến 3.200 km.
Hệ thống sơng ngịi phong phú, Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều con sông

gồm sông Hằng, Brahmaputra,Yamuna, Godavari, Kaveri, Narmada và Krishna.Ấn Độ
có ba quần đảo: Lakshadweep ngoài khơi bờ biển tây nam, quần đảo Andaman và
Nicobar dãy đảo núi lửa phía đơng nam và Sunderbans ở vùng châu thổ sông Hằng ở
Tây Bengal. Ấn Độ khơng chỉ có thể phát triển tốt nền nơng nghiệp. Mà đặc biệt, con
sông tâm linh, sông Hằng đã thể hiện rõ nét văn hóa, phong tục của người dân, những
nét thú vị gắn kết đất nước này với số du khách khá lớn trong du lịch.
2.1.4.4 Sinh vật
Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến Ấn Độ được liệt vào quốc gia có đa dạng
sinh học cao nhất thế giới, cả về số loài và số lượng cá thể. Số loài động thực vật ở tiểu
lục địa Ấn Độ chỉ đứng thứ hai trên thế giới sau toàn Châu Phi, và có nhiều lồi chỉ có
mặt tại đây. Ấn Độ hiện là quê hương của hơn 3000 hổ Bengan, 10000 voi châu Á và
khoảng 8000 con bị tót, những loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới.
Ấn Độ có rất nhiều lồi đặc hữu. Về thực vật chiếm 33%, với 140 giống. Những
vùng giàu các loại đặc hữu là những vùng phía Đơng Bắc, phía Tây Ghat, và vùng
phía Đơng và Tây Bắc dãy Himalaya. Nơi đây có năm trong tổng số 150 vùng thực vật
cần bảo vệ trên thế giới: vùng đồi Agastyamalai, thung lũng Silent, khu bảo tồn
Amarambalam, cơng viên quốc gia Periya, và vùng phía Đơng và phía Tây dãy
Himalaya.
Ấn Độ có khoảng 396 lồi động vật đặc hữu có xương sống. Trong đó có bốn
loài được đặc biệt bảo tồn tại Tây Ghat: khỉ đuôi sư tử Macaca silenus, khỉ lá
Trachypithecus johni, cầy hương Paradoxurus jerdoni và linh dương Hemitragus
hylocrius. Bên cạnh đó, quốc gia này cịn có 55 lồi chim đặc hữu với sự tập trung ở
các vùng có mưa nhiều và khoảng 187 lồi đặc hữu bị sát, 110 lồi lưỡng cư. Trong
đó, tám lồi lưỡng cư chỉ có duy nhất tại Ấn Độ.
Sinh vật nơi đây là một loại tài nguyên đóng góp khá quan trọng cho du lịch.
Ngồi ra, sinh vật là tài nguyên có khả năng sử dụng nhiều lần, nếu con người tuân thủ
tốt quy định sử dụng, khai thác tự nhiên một cách bền vững. Đến với đất nước khơng
chỉ thu hút bằng văn hóa, mà với nguồn sinh vật đặc biệt như vậy sẽ tăng sức hút cho
du khách rất nhiều.


BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

18

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
2.1.5 Điều kiện xã hội
a. Dân tộc
Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới với ước tính khoảng 1,17 tỷ người
(2010). Hầu hết 70% dân số sống tại các vùng nông thôn. Vùng thành thị đông
dân nhất là Mumbai, Kolkata, Delhi, Chennai và Bangalore. Gần 40% số dân của Ấn
Độ sống ở các trung tâm đô thị. Bốn trung tâm lớn nhất là Delhi (12 triệu), Mumbai
(16 triệu), Kolkata (13,2 triệu) và Chennai (6,4 triệu).
Năm 1947 tỷ lệ biết chữ tại Ấn Độ là 11%. Ngày nay, 65,1% dân số (53,4% phụ
nữ, 75,3% nam giới) có thể đọc và viết. Tỷ lệ giới tính quốc gia là 933 phụ nữ trên
1000 nam giới. Độ tuổi trung bình là 24,66, và tỷ lệ tăng dân số là 22,32 trẻ trên 1.000.
- Giống người Veddas
Đây là giống người mà mãi đến nay vẫn cịn giữ gìn đầy đủ tướng mạo của
giống người nguyên thủy tối cổ của nhân loại. Họ được phân bố ngụ cư ở tận miền cực
nam Ấn Độ. Giới học giả đồng ý rằng “đây là giống người cổ hiện được tìm thấy trong
các lớp hóa thạch”.
- Giống người Đạt La Duy Gia (Đravidian)
Người ta dự đoán, đây là tộc người mà năm nghìn năm trước họ đã sáng tạo và
kiến lập nền văn minh tại lưu vực Ấn Độ. Giống người Dravidian có nước da ngăm
đen, thân mình nhỏ và lùn, tóc nhiều và quăn, mặt hơi dài, mũi lớn hơi dẹt, mắt đen.
Có người ngỡ rằng người Dravidian đến từ vùng thượng du sơng Tích Nhĩ Đạt Lạp
(Syrdaya) thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi xâm nhập Ấn Độ, họ chiếm lấy vùng bắc và
trung Ấn Độ làm địa bàn cư trú.

- Giống người Arya - Nhã Lợi An
Giống người Aryan có thân hình cao to, mặt vng, tóc nhiều, mũi cao nhọn,
mắt đen và màu da giống sắc da người nam Âu. Theo giả thuyết, tộc người này đến Ấn
Độ từ giữa khu vực Á Tế Á. Theo thuyết của Cổ Liên Uy thì tộc người Aryan đến Ấn
Độ hai nghìn năm trước cơng ngun.
- Người Hồi giáo
Người Hồi giáo xâm nhập vào bắc Ấn Độ khoảng thế kỷ mười hai sau công
nguyên. Họ là tộc người pha trộn giữa giống người Y Lãng và Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng
chủng tánh Thổ Nhĩ Kỳ được bảo lưu nhiều hơn. Đây là giống người có thân hình cao
to, da trắng, mắt đen hoặc đục, râu cằm và ria mép rất dày, mũi nhỏ dài và hơi thấp.
b. Ngôn ngữ
Do khơng th̀n nhất về chủng tộc nên Ấn Độ có sự đa dạng và phức tạp về
ngôn ngữ. Về đại thể, các ngôn ngữ Ấn - Âu được dùng bởi 75% dân số, bao gồm
ngôn ngữ Asam, Bengan, Gujarati, Hindi, Kashmir, Mrathi, Oriya, Punjab, Sankrit,
Shindi. Nhóm ngữ Dravida chiếm khoảng 25% dân số, chủ yếu bao gồm ngôn ngữ
Tamil, Telugu, Kannada, Malayalam.
Sau độc lập, Ấn Độ công nhận 15 ngôn ngữ chính thức, gồm 14 ngơn ngữ kể
trên và ngơn ngữ Urdu nhưng chủ yếu giới hạn trong những mục đích hành chính,

BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

19

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HĨA ẤN ĐỘ
chính quyền. Tuy vậy, hai ngôn ngữ sử dụng rộng rãi hiện nay là tiếng Hindi và tiếng
Anh.
Số lượng ngôn ngữ mẹ đẻ tại Ấn Độ được ước lượng lên tới 1652 nghìn. Đa số

những ngơn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngơn ngữ chính: Ấn - Aryan (được sử dụng
bởi 74% dân số) và Dravida (được 24% sử dụng); 2% còn lại dựa trên các nhóm Nam
Á. Tiếng Hindi và tiếng Anh được dùng làm ngơn ngữ chính thức của chính phủ, và
trong giáo dục cao học.
c. Tôn giáo
Ở Ấn Độ tơn giáo là phương hướng của cuộc sống. Nó hình thành một phần
trong toàn bộ truyền thống của người Ấn Độ. Đối với phần lớn người Ấn tôn giáo đi
vào mọi mặt của cuộc sống, từ những công việc thường ngày cho đến giáo dục và
chính trị. Và suốt mấy ngàn năm qua cho tới nay, nó ln chi phối sâu sắc cảnh quan
văn hóa Ấn về mọi phương diện: tư tưởng, niềm tin, nghi lễ, phong tục tập quán, văn
học, nghệ thuật… Bên cạnh đó, Ấn Độ được mệnh danh là xứ sở của tôn giáo. Thứ
nhất, đây là nơi sản sinh ra nhiều tơn giáo, trong đó có hai tôn giáo lớn nhất thế giới:
đạo Phật và đạo Hinđu. Kế đó, Ấn Độ cịn là nơi chung sống của hầu hết các tôn giáo
lớn trên thế giới. Đất nước lâu đời này là nơi phát triển của đạo Hindu, đạo Hồi, cơ
đốc giáo, Phật giáo, đạo Jaina, đạo Sikh và vô số những truyền thống tôn giáo khác.
Dù 80,5% dân số theo Ấn Độ giáo, Ấn Độ cũng là đất nước có số lượng tín đồ Hồi
giáo đứng thứ ba thế giới. Các nhóm tơn giáo khác gồm Ki-tô giáo đạo Sikh, Phật
giáo, Đạo Jaina, Do Thái giáo.
- Đạo Hindu (Ấn Độ giáo)
Hinđu là tôn giáo truyền thống của người Ấn Độ có sự đa dạng trong nền tảng
lý thuyết và thực hành. Những giáo lý ẩn của đạo Hinđu rất khó xác định. Dường như
khơng có một triết lý độc nhất nào cho tôn giáo này. Người ta khơng tìm ra người sáng
lập cụ thể, và cũng khơng có quyển sách riêng nào làm kinh thánh. Quyển Rig Veda,
Upanishads, và Bhagwad Gita được xem là những văn bản thiêng liêng của đạo Hinđu.
Hinđu không ủng hộ thờ một vị thần cụ thể nào cả. Người ta có thể thờ Shiva,
hoặc Vishnu, rama, Krishna hoặc một số vị thần và nữ thần khác, hoặc người ta có
thể tin vào một “tinh thần tối cao” vẫn được xem là một tín đồ tốt.
Ấn Độ Giáo thường được biết có nhiều hệ phái khác nhau. Theo lịch sử, Ấn
Độ Giáo có 6 trường phái tư tưởng chính, nhưng chỉ có 2 trường phái Vedanta và
Yoga là phát triển lâu dài. Hiện nay, Ấn Độ Giáo có các trường phái chính như

Vaishnavism, Shaivism, Smartism, và Shaktism.
Ấn Độ Giáo là một hệ thống tư tưởng phức hợp với những niềm tin sai biệt
gồm nhất thần, đa thần, vơ thần, phiếm thần, hồi nghi, v.v… và quan điểm về
Thượng Đế của Ấn Độ Giáo thì phức tạp và tùy thuộc vào mỗi cá nhân và truyền
thống hay triết lý đi theo. Hầu hết tín đồ Ấn Độ Giáo tin rằng thần linh hay linh hồn
được gọi là tiểu ngã (atman) là tồn tại vĩnh viễn. Theo giáo thuyết Ấn Độ Giáo, tiểu
ngã là cái bóng mờ của Thần Brahma, vị thần tối cao. Mục tiêu sau cùng của đời
sống là nhận thức được rằng tiểu ngã đồng nhất với Brahma. Tóm lại, theo Ấn Độ
Giáo tiến trình giải thốt cá nhân chính là tiến trình thể nhập và đồng nhất tiểu ngã
với đại ngã Brahma.
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

20

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Về mặt thực nghiệm, Ấn Độ Giáo cho rằng để đạt tới mục đích cứu cánh giải
thốt của cuộc sống người ta phải thực hành các phương pháp tu tập được gọi là
Yoga. Các giáo nghĩa dạy về Yoga gồm có Bhagavad Gita, Kinh Yoga Sutra, Hatha
Yoga Pradipika, Áo Nghĩa Thư. Yoga gồm có:
- Bhakti Yoga (tình u và hiến dâng),
- Karma Yoga (chánh nghiệp),
- Raja Yoga (thiền định), và
- Jnana Yoga (trí tuệ).
Các thần cũng được dùng như những phương pháp để xưng tụng và cầu
nguyện giúp tập trung tư tưởng và bày tỏ sự hiến dâng lên Thượng Đế hay thần linh
- Phật giáo
Phật giáo ở Ấn Độ bắt nguồn như một nhánh của đạo Hinđu, nhưng cuối cùng

nó trở nên phổ biến khắp châu Á. Nhân cách và những bài giảng của Phật Thích Ca,
người sáng lập ra đạo Phật đã soi rọi ánh sáng vào cuộc sống của nhiều triệu người ở
Nhật Bản, Trung Quốc, và Đơng Nam Á.
Có những điểm tương đồng giữa Phật giáo với những lý thuyết cơ bản của đạo
Hinđu. Phật giáo dựa trên nguyên tắc của định luật khơng trường cửu. Theo đó, mọi
vật đều biến đổi, mặc dù một số có thể tồn tại lâu hơn những thứ khác. Một nguyên tắc
khác của đạo Phật là định luật nhân quả, khơng có sự việc gì xảy ra là tình cờ cả.
Những ý niêm phổ biến của linh hồn bất diệt và vòng luân hồi tái sinh có cả ở hai triết
lý cơ bản này.
- Hồi giáo
Những người buôn bán Ả Rập đã mang đạo Hồi đến Ấn Độ từ đầu thế kỷ 8,
nhưng phải đến thế kỷ thứ 12 tôn giáo này mới trở thành một lực lượng đáng kể của
người dân tiểu lục Ấn Độ. Tất cả những khái niệm, tập quán và việc thực hành tôn
giáo của đạo Hồi đều độc nhất cho riêng mình, với sự thể hiện bằng hữu thế giới và sự
quy phục đấng Alla, là Thượng đế của tôn giáo này. Những người xâm lược Ấn Độ
vào thế kỷ 12 và những nhà cai trị của triều đại Mughal vào thế kỷ 16 và 17 đã giúp
cho sự lan tràn của đạo Hồi tại Ấn Độ.
Hồi Giáo là nhất thần giáo, là tôn giáo cũng từ tổ phụ Abraham nhưng dựa trên
Kinh Koran, mà tín đồ Hồi Giáo tin là lời mặc khải của Thượng Đế cho giáo chủ
Muhammad - sinh năm 570 tại thành Phố Mecca của nước Ả Rập Saudi, Trung Đông,
và mất năm 632 sau công nguyên.
Hồi Giáo tin rằng Thượng Đế là độc nhất và Hồi giáo giữ được thông điệp
nguyên thủy, nhưng Kinh Koran thì được xem như là lời mặc khải tối hậu từ Thượng
Đế. Những thực hành của tín đồ Hồi giáo gồm có cầu nguyện mỗi ngày, ăn chay trong
thời gian mùa lễ Ramadan, giúp đỡ người nghèo, và hành hương vùng Thánh Địa
Mecca ít nhất một lần trong đời.
Tại Ấn Độ hiện có khoảng 150 triệu tín đồ Hồi giáo. Chính vì có dân số Hồi
Giáo đơng như vậy nên Ấn Độ là nước có tín đồ Hồi giáo đơng hạng thứ 2 trên thế
giới, sau Indonesia. Nói chung, Hồi giáo ở Ấn Độ cũng có 2 giáo phái chính như Hồi
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)


21

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Giáo trên khắp thế giới, đó là phái Sunni và phái Shia và ln ln có sự căng thẳng,
xung đột giữa 2 giáo phái này. Mỗi giáo phái đều có nhiều hệ phái khác nhau.
- Thiên Chúa Giáo Ở Ấn Độ
Thiên Chúa giáo là tôn giáo lớn hàng thứ 3 tại Ấn Độ, với gần 25 triệu tín đồ,
chiếm 3% tổng dân số. Có thể nói, Thiên Chúa giáo có một quan hệ đặc biệt với Ấn
Độ mà ngoại trừ các tôn giáo được khai sáng tại Ấn Độ không một tôn giáo nào bên
ngồi có được, kể cả Hồi giáo là tơn giáo được truyền vào đây lâu đời. Lý do Thiên
Chúa Giáo có mối quan hệ đặc biệt với Ấn Độ là vì chính Chúa Jesus - từ năm 12 đến
30 tuổi đã từng đến Ấn Độ để học đạo rồi trở về Do Thái để khai sáng Thiên Chúa
Giáo. Chưa hết, sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá nhưng được cứu
sống, Ngài đã trở lại Ấn Độ sống thời gian còn lại của cuộc đời và từ trần ở đó.
Thiên Chúa Giáo được truyền tới Ấn Độ vào năm 52 sau công nguyên do một
trong những tông đồ của Chúa Jesus là Thánh Thomas lần đầu tiên đến Kodungallur
tại Kerala để thành lập cộng đoàn Thiên Chúa giáo cho người Do Thái di dân sống ở
đây. Như thế, sự có mặt của Thiên Chúa Giáo tại Ấn Độ cũng đồng thời với sự có mặt
đầu tiên của Thiên Chúa Giáo trên thế giới. Đây cũng là điểm đặc biệt của Thiên
Chúa Giáo tại Ấn Độ. Kiến trúc nhà thờ có mặt xưa nhất trên thế giới mà được xây
dựng bởi Thánh Thomas vào năm 57 sau công nguyên tại Quận Kanyakumari của
Tamil Nadu, Ấn Độ. Ngôi nhà thờ này hiện đã trở thành trung tâm hành hương quốc tế
có tên St.Thomas.
Phái bộ truyền giáo Tin Lành đầu tiên đến Ấn Độ là 2 mục sư Lutheran từ Đức
Bartholomaus Ziegenbalg và Heinrich Pluetschau vào năm 1705. Họ chuyển dịch
Kinh Thánh Tân Ước sang tiếng địa phương Tamin và sau đó dịch sang tiếng

Hindustani. Trong thế kỷ thứ 19, nhiều nhà truyền giáo Tin Lành thuộc giáo hội
Baptist Mỹ đã đến miền đông bắc Ấn Độ. Nhiều Giáo Hội lớn của Tin Lành có mặt tại
Ấn Độ như Church of South India (CSI), Church of North India (CNI), Presbyterian
Church of India, Baptist, Lutheran, v.v… Sự có mặt lâu đời của Thiên Chúa Giáo tại
Ấn Độ đã giúp cho tơn giáo này có những đóng góp tích cực vào xã hội Ấn qua nhiều
lĩnh vực mà đặc biệt là văn hóa, giáo dục và từ thiện xã hội.
2.1.5.3 Đường lối chính sách phát triển du lịch
Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Ấn Độ và cũng là ngành
tạo ra cơ hội việc làm rất lớn. Vì vậy, kế hoạch phát triển năm năm lần thứ 12 xác
định, sẽ tăng cường đẩy mạnh phát triển những kĩ năng và vốn đầu tư để lấp đầy
những nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề. Cơ sở hạ tầng về du lịch phát triển dựa
vào vốn đầu tư và những nguyên tắc bền vững. Để thúc đẩy chương trình “Kinh ngạc
Ấn Độ” đến cơng chúng cùng những chương trình xúc tiến, Bộ sẽ hướng đến những
sản phẩm cụ thể, quốc gia và những điểm đến cụ thể. Những điểm nổi bật của Ủy ban
Kế hoạch là sự cần thiết phải áp dụng "du lịch vì người nghèo" để tăng lợi ích cho dân
nghèo và đảm bảo rằng du lịch tăng trưởng góp phần xóa đói giảm nghèo.
Chính phủ Ấn Độ đã nêu tên 22 di sản là điểm đến để phát triển du lịch trên
quy mô lớn. Bước đầu chính phủ thực hiện trước khi quảng bá cho các địa điểm này là
cấp kinh phí để bảo tồn các di sản. Một dự án lớn mang tên “Hòa nhập phát triển
Amritsar là điểm đến Di sản nhân tạo” đã được phê duyệt với kinh phí 15,8 tỉ rupee
(khoảng 350 triệu USD). Với nỗ lực để New Dehli được công nhận là Thành phố di
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

22

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
sản thế giới của UNESCO, Chính phủ Ấn Độ đang cho xây một con đường di sản kết

nối hơn 30 di tích lịch sử tại thành phố thủ đô này với nhau, nhằm đưa New Dehli vào
danh sách 200 thành phố di sản thế giới trong nỗ lực bảo tồn thành phố 1.000 năm tuổi
với bề dày về văn hóa và lịch sử .
Ấn Độ sẽ mở rộng các văn phòng đại diện về du lịch với mục đích đóng góp
một phần lớn trong việc thu hút số lượng lớn khách du lịch nước ngoài. Những dự
thảo sẽ tập trung nhấn mạnh vào việc thúc đẩy du lịch bền vững, bằng cách áp dụng
nghiên cứu khả năng đặc biệt trong môi trường của các khu vực nhạy cảm.
Bộ tăng cường nỗ lực để phát triển các kỹ năng trong lĩnh vực khách sạn thông
qua một chiến lược đa hướng, bao gồm mở rộng và tăng cường đẩy mạnh về cơ sở hạ
tầng thông qua việc thành lập các cơ sở, trường học đào tạo các lĩnh vực du lịch. Về
đầu tư cho nhà hàng, khách sạn, chính phủ bước đầu có khóa học cho 8944 thanh niên
về phong cách phục vụ và nấu nướng khai giảng ngày 31.12.2011.
Ấn Độ còn áp dụng chương trình “Visa cho du khách” (VoA), một chương trình
tạo ra được những tiện ích cho du khách đến vơi Ấn Độ. Nó được giới thiệu đến năm
quốc gia 2010 và tăng lên số lượng sáu quốc gia năm 2011. Tác động của chương trình
này là khuyến khích được 12761 du khách tận dụng được lợi ích của VoA năm 2011.
Chính phủ đang cố gắng nỗ lực để có thể mở rộng ra nhiều quốc gia hơn. Ví như,
tháng 9 năm 2012, tổng số 1404 VoAs ban hành theo đề án này so với 991 VoAs trong
tháng 9 năm 2011, mức tăng trưởng 41,7%. Trong thời gian chín tháng đầu năm 2012,
tổng số 10.816 VoAs. VoAs ban hành trong tháng chín năm 2012 là công dân của 11
quốc gia là Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Indonesia, Singapore, Phần Lan,
Myanmar, VietNam, Cambodia, Luxembourg và Laos.
Chương trình xúc tiến cho du lịch cịn được Bộ mở rộng ra 14 văn phịng tại
nước ngồi, bao gồm các quảng cáo in và phương tiện truyền thông điện tử, tham gia
hội chợ, triển lãm, những màn trình diễn trên đường phố, hội thảo và chương trình
đêm Ấn Độ.
Bộ Du lịch tương tác với các Bộ, Liên minh khác trên cơ sở song phương để đạt
được sức mạnh tổng hợp về các vấn đề liên quan đến du lịch. Để thực hiện các bước
nhanh hơn và hiệu quả cho giải quyết tất cả các vấn đề liên bộ, một Bộ trưởng liên bộ
điều phối cho ngành du lịch đã được thành lập bởi các văn phịng chính phủ trong

tháng 10 năm 2011.
Chính phủ có những thảo luận bàn bạc cho sự phát triển các điểm du lịch chủ
chốt. Những dự án lớn xác định hướng đúng đắn cho du lịch sinh thái, di sản, văn hóa
và rút ra những bài học kinh nghiệm cho du lịch. Ngày 29.02.2012, Bộ đã đề xuất 53
dự án lớn lên chính phủ, ngoài 35 dự án đã được phê chuẩn.
Bộ Du lịch bắt đầu chiến dịch truyền hình tồn cầu năm 2011 - 2012, bắt đầu
trong tháng tám năm 2011 tiếp tục đến tháng 3 năm 2012. Chiến dịch truyền thông
trong nước để thúc đẩy du lịch trong nước và mở rộng phát triển kinh tế với thông điệp
nâng cao nhận thức. Các chiến dịch đặc biệt đã được đưa ra trong các kênh truyền hình
dẫn đầu trong nước để thúc đẩy du lịch trong khu vực Đông Bắc, Jammu và Kashmir.
Trong tháng 10 năm 2011, những thủ tục đã được đặt ra kịp thời cho hoạt động
cụ thể để phân loại khách sạn theo loại sao khác nhau. Hơn nữa, để tăng tính minh
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

23

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
bạch trong việc phân loại các hoạt động từ tháng 1 năm 2012, Bộ đã giới thiệu một hệ
thống cho việc thực hiện tình trạng của các ứng dụng cần giải quyết trên website.
Bộ Du lịch đã phát động cải tiến trang web chính thức www.tourism.gov.in
trong tháng 5 năm 2011. Trang web cải tiến khơng chỉ phong phú hơn về nội dung mà
cịn phù hợp với các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cho các trang web chính thức theo quy định
của Cục Cơng nghệ thơng tin.
Bộ Du lịch đã giới thiệu chương trình phát triển cơ sở hạ tầng thơng qua viện
trợ tài chính hỗ trợ của Bộ đến các cơ quan Trung ương cho các hoạt động, như chiếu
sáng, bảo quản di tích, các cuộc kiểm tra định kỳ,... Hỗ trợ tài chính được mở rộng đến
các cơ quan thiết yếu như khảo sát khảo cổ học của Ấn Độ, cảng niềm tin… Năm

2011, Bộ chi 710.02 crore rubies cho phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch.
Ấn Độ như một điểm đến 365 ngày, thu hút khách du lịch với lợi ích cụ thể.
Bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống, các sản phẩm du lịch sau đây đã được
Bộ du lịch xác định cho phát triển và xúc tiến: du lịch dạo cảnh biển, du lịch mạo
hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch chơi Golf, du lịch Polo, du lịch MICE, du lịch điện
ảnh.
Chiến lược và kế hoạch của Bộ Du lịch là chương trình hiếu khách. Theo đó,
Bộ du lịch mời các ban biên tập về ấn phẩm du lịch, các nhà báo, nhiếp ảnh gia, các
đại lý du lịch, cơng ty lữ hành,… từ nước ngồi, thơng qua các văn phịng du lịch Ấn
Độ ở nước ngồi. Mục đích của dự án là đạt hiệu quả “Ấn Độ như một điểm đến du
lịch hấp dẫn đa chiều”, nơi cung cấp một phạm vi rộng lớn các điểm tham quan. Do
đó, các ấn phẩm du lịch của Ấn Độ được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ. Những khách
mời có thể có được thơng tin đầu tiên với các kiến thức về sản phẩm du lịch Ấn trong
thời gian sớm nhất. Trong năm các đại lý du lịch, điều hành tour và truyền thông đại
diện không chỉ được đến thăm các điểm du lịch đa dạng của đất nước mà còn được
tham dự nhiều sự kiện khác nhau.
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của Ấn Độ
2.2.1 Ấn Độ - cái nôi của Phật giáo thế giới
Đạo Phật ra đời vào thế kỷ thứ VI TCN, gần cùng thời với đạo Jaina và cũng
trên vùng Đông Bắc Ấn, nơi ảnh hưởng của đạo Bà La Môn chưa mạnh. Đạo Phật
được bắt nguồn như một nhánh của đạo Hidu, nhưng cuối cùng đã trở nên phổ biến
khắp châu Á.
Nguồn gốc: Đức Phật là con người lịch sử, có thật. Ông sinh năm 566 TCN là
con của vua Suddodana, cai trị xứ cộng hòa Sakya. Lúc này, trên vùng đất người Ấn
sinh sống ở phía Bắc có tám vương quốc và tám xứ cộng hịa. Năm 16 tuổi ơng cưới
cơng chúa Yasodhara. Tuy có cuộc sống đế vương sung sướng vẫn khơng làm cho
hồng tử bớt ưu tư. Năm 29 tuổi, Người chồng lên mình chiếc áo của kẻ tu hành, bắt
đầu cuộc đời tu sĩ khổ hạnh lang thang khơng gia đình nhà cửa.
Trải qua 6 năm tầm sư học đạo, nhưng Thái Tử Sĩ Đạt Ta vẫn không thỏa mãn
với những giáo thuyết và pháp môn tu của những vị đạo sư mà Ngài theo học. Cuối

cùng vì tu theo khổ hạnh ép xác, Ngài đã kiệt sức và ngã quỵ bên dịng sơng Ni Liên
Thiền và nhờ bát sữa của nữ thí chủ Tu Xà Đa mà Ngài hồi phục. Sau đó Thái Tử
quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh và bắt đầu pháp môn riêng của Ngài. Ngài đến dưới
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

24

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA ẤN ĐỘ
gốc cây Bồ Đề ngồi thiền định. Sau 49 ngày đêm thiền tọa, cuối cùng Thái Tử đã đạt
được sự giác ngộ hoàn tồn và trở thành Phật có tên là Phật Thích Ca Mâu Ni, vào
năm Ngài 35 tuổi. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đến Vườn Lộc Uyển gặp lại năm người
bạn đồng tu lúc trước và dạy cho họ pháp môn giác ngộ để họ được chứng đạo. Bài
pháp đầu tiên mà đức Phật giảng - cũng gọi là chuyển Pháp luân tức lăn bánh xe
Chánh Pháp - cho 5 anh em ông Kiều Trần Như nghe và tu tập là Tứ Diệu Đế, bốn
chân lý mầu nhiệm (Khổ, Tập, Diệt và Đạo Đế). Và đó cũng là lần đầu tiên đức Phật
thiết lập Tăng Đồn với 3 ngơi báu là Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Đức Phật đã tuần
tự đi bộ khắp lưu vực Sông Hằng để giảng dạy về pháp môn giác ngộ. Ngài nhập Niết
Bàn lúc 80 tuổi tức là vào năm 544 trước công nguyên, cũng vào đêm trăng tròn của
tháng năm, như khi Người ra đời và khi Người ngộ đạo. Đến đây đã kết thúc giai đoạn
ba là giai đoạn truyền đạo của Phật. Đến đây cũng kết thúc cuộc đời của một trong
những con người có ảnh hưởng to lớn tới đời sống của nhân dân Ấn Độ và một phần
khá lớn của nhân dân thế giới.
Ở Ấn Độ, Phật giáo Mahayzana có hai phái: Phái Madhyamika, Hán dịch Trung
quán, do Nagarjuna nêu ra đầu tiên. Ông đã đưa nội dung triết học siêu hình vào những
giáo lý Phật trước kia chủ yếu chỉ mang tính chân lý thực hành. Phật trước kia khuyên
người tu hành đi theo con đường trung đạo, tức là tránh buông lỏng nhục dục và cũng
tránh hành hạ xác thân. Đây chỉ là một cách thực hành tu tập. Cịn Nagarjuna xem đó

là phương pháp nhận thức khuyên người ta nên nhìn nhận tồn tại khách quan theo con
đường Madhyama Pratipat, tức là một quan điểm trung dung, ở giữa, không thừa nhận
tồn tại khách quan là có hay là khơng. Ơng cho cả hai cách nói có và khơng có, thực
tại khách quan đều là cực đoan. Ơng diễn đạt quan niệm trung đạo của mình bằng tám
mệnh đề phủ định:
Không sinh, không diệt
Không đến, không đi
Không một, không hai
Không đoạn, không thường
Phái thứ hai của Phật giáo Mahayana là Yogacara, do Maitreya sáng lập vào thế
kỷ thứ III sau công nguyên. Về sau, phái được hai anh em Asanga và Vasubandhu phát
triển. Phái này có tên là Yagacara vì họ coi trọng việc thực hành Yoga, tức là phép
thiền định. Họ cho rằng thế giới bên ngồi là khơng có thực, chỉ là ấn tượng của tâm
thức mà thôi, chẳng qua như giấc mộng. Cách thu tập Yoga có thể giúp họ gạt bỏ được
những ảo ảnh của thế giới bên ngoài mà trở về với tâm thức yên lặng và thuần khiết
của mình.
Đến thế kỷ thứ 5 - 6 sau công nguyên, ở Ấn Độ lại xuất hiện một dòng mới là
Phật giáo Tantra, thường gọi là Mật giáo hay Mật tông. Sau khoảng mười lăm thế kỷ
nảy sinh và truyền bá đạo Phật đã mất đi trên đất Ấn Độ vào thế kỉ 12 - 13. Cho đến
nay, vẫn chưa có một sự giải thích cuối cùng rõ ràng về hiện tượng này. Có mấy lý do
chính thường được nêu ra như sau: Do người Hồi giáo vào Ấn Độ, đã phá hoại chùa
chiền, tu viện Phật giáo. Các tín đồ Phật giáo phải chạy trốn. Do Phật giáo ở Ấn Độ
khơng có một cơ sở xã hội vững chắc và gắn liền với nó. Tuy đã mất đi, nhưng Phật
giáo từng có vai trị to lớn trong lịch sử văn hóa Ấn. Theo thống kê năm 1951, số tín
đồ Phật giáo trên đất Ấn vào khoảng 180.767 người (Theo American Encyclopedia).
BÙI PHẠM NGỌC MAI (7076089)

25

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



×