Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI HMÔNG, DAO TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TUYẾN HÀ NỘI – SA PA. LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.77 KB, 20 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG VĂN CHĂM

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
HMÔNG, DAO TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TUYẾN HÀ NỘI – SA PA

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60.22.01.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH PHÚC

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

DƯƠNG VĂN CHĂM


LỜI CẢM ƠN



Luận văn với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA TỘC NGƯỜI
HMƠNG, DAO TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TUYẾN HÀ NỘI – SA PA là
kết quả nghiên cứu của tác giả trong thời gian học cao học Việt Nam học
khoá 2014 – 2016 tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả được TS. Phạm Minh Phúc trực
tiếp hướng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của TS. Phạm Minh Phúc cùng với sự
định hướng chuyên môn và phương pháp nghiên cứu đã giúp tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới TS. Trần Hữu Sơn và các
nhà nghiên cứu chuyên ngành, các chuyên gia, các nhà quản lý, các công ty
du lịch; UBND huyện Sa Pa; UBND xã Lao Chải; UBND xã Tả Phìn và các
cộng sự đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy cho
lớp cao học Việt Nam học khóa 2014 – 2016 và ban chủ nhiệm khoa Việt
Nam học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2016

Dương Văn Chăm


MỤC LỤC
Mở đầu

1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và vài nét về tộc người
Hmông, Dao trong hoạt động du lịch tại Sa Pa.


8

1.1.

Các khái niệm

8

1.2.

Tộc người Hmông, Dao từ góc nhìn nhân học du lịch

11

Chương 2: Thực trạng khai thác văn hóa tộc người Hmơng,
Dao trong hoạt động du lịch tuyến Hà Nội – Sa Pa.
2.1.

Khai thác văn hóa tộc người Hmơng, Dao trong các chương
trình du lịch tuyến Hà Nội – Sa Pa của các công ty du lịch

2.2.

35

Khai thác các giá trị văn hóa tộc người Hmông, Dao trong
hoạt động du lịch của địa phương

2.3.


35

40

Trải nghiệm của khách du lịch về văn hóa tộc người Hmơng,
Dao ở địa bàn nghiên cứu

44

Chương 3: Bàn luận về hoạt động du lịch gắn với văn hóa tộc
người Hmơng, Dao ở Sa Pa
3.1.

Những tác động của du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội

3.2.

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa tộc người từ góc độ nhà

51
51

nghiên cứu và tổ chức du lịch

53

3.3.

Du lịch ở Sa Pa trong “cái nhìn” của du khách


60

3.4.

Thế ứng xử của cộng đồng Hmông, Dao trong hoạt động du lịch

64

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

72


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch được mệnh danh là ngành cơng nghiệp khơng khói và đóng vai
trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nơi trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Nguồn gốc của du lịch được xem là xuất phát từ cơ cấu
công nghiệp phương Tây thế kỉ XIX [16, tr.7], sau đó lan rộng ra các châu lục
khác và phát triển mạnh mẽ tại châu Á, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều nước thuộc châu lục này [31, tr.10].
Do có nhiều lợi thế về nguồn lực tự nhiên, văn hóa và con người, Việt
Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong thời gian qua,
Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng khách du lịch lẫn
sự đa dạng của các loại hình dịch vụ. Riêng trong tháng 12 năm 2015 lượng
khách quốc tế vào Việt Nam khoảng 760.798 lượt, tăng 2,6% so với tháng 11
và 15% so với cùng kì năm 2014 [32].
Liên quan đến nguồn lực văn hóa và con người, Việt Nam là một quốc gia

đa văn hóa, đa tộc người, với người Kinh đa số và 53 tộc người thiểu số có bản
sắc văn hóa riêng tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất. Đây
chính là nguồn tài nguyên du lịch, nguồn lực đầu vào, góp phần tạo nên các sản
phẩm du lịch như du lịch văn hóa tộc người, du lịch cộng đồng… Có thể kể đến
các chương trình du lịch tiêu biểu ở phía Bắc như: Hà Nội - Sa Pa; Hà Nội - Hà
Giang; Hà Nội - Mù Cang Chải (Yên Bái) - Bắc Hà (Lào Cai)v.v...
Trong các tuyến du lịch kể trên, Sa Pa nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn là
một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở phía Bắc, bởi nơi đây khơng chỉ
có đỉnh Phan Xi Păng được mệnh danh là nóc nhà Đơng Dương, với những cánh
rừng ngun sinh, nơi có khí hậu trong lành mang nhiều sắc thái ôn đới, cảnh
quan thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa tươi đẹp, và nhiều sắc thái văn hóa đa dạng
của các tộc người thiểu số Hmông, Dao, Tày, Giáy… rất hấp dẫn du khách.
1


Trong các tộc người ở Sa Pa, người Hmông và người Dao là hai tộc
người có dân số đơng, đã sớm tham gia vào các hoạt động du lịch. Bản thân
tơi đang là hướng dẫn viên du lịch, ít nhiều có những trải nghiệm trong mơi
trường du lịch văn hóa dân tộc, do vậy tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của văn
hóa tộc người Hmơng, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa” để
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về nhân học du lịch và du lịch tộc người ở Sa Pa cho đến
nay đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Các cơng trình “Du lịch Sa Pa - Hiện trạng và giải pháp” của Phạm Quỳnh
Phương (1997); “Văn hóa dân gian với vấn đề phát triển du lịch ở Lào Cai”
của Trần Thùy Dương (1997) và “Nhân học du lịch - Lý thuyết và thực tiễn
nghiên cứu ở Việt Nam” của Trần Thùy Dương (2015), “Du lịch với dân tộc
thiểu số ở Sa Pa” của Lâm Mai Lan và Phạm Thị Mộng Hoa (2000)…, đã nêu
lên ảnh hưởng của du lịch đối với kinh tế, môi trường, xã hội của cộng đồng

dân tộc thiểu số. Còn trong “Ảnh hưởng của du lịch tới hệ thống xã hội của
người Hmông ở Sa Pa”, tác giả Trần Hữu Sơn (2004) đã xem xét ảnh hưởng
của du lịch lên một số thiết chế xã hội của người Hmông. Những nghiên cứu
trên đều đề cập tới tác động của du lịch trên địa bàn nghiên cứu, đặc biệt
những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến cộng đồng dân tộc thiểu số. Tác
giả Trịnh Lê Anh (2006) trong “Du lịch Trekking ở Việt Nam - Loại hình và
phương thức tổ chức” đã nghiên cứu dưới góc độ loại hình và phương thức tổ
chức du lịch. Tác giả Nguyễn Trường Giang (2015) trong “Ruộng bậc thang ở
Việt Nam - Bảo tồn và phát triển bền vững” đã đề cập đến hình thức canh tác
ruộng bậc thang của hai nhóm tộc người Hmơng, Dao ở Sa Pa và những nghi
thức liên quan đến ruộng bậc thang ở địa bàn nghiên cứu. Cơng trình này tiếp
cận văn hóa tộc người Hmơng, Dao dưới góc độ Nhân học du lịch.
2


Qua phần điểm luận những cơng trình nghiên cứu trên, chúng tơi nhận
thấy các cơng trình có hướng tiếp cận chuyên ngành về văn hóa tộc người và
tác động của văn hóa tộc người tới hoạt động du lịch. Luận văn này chúng tôi
tiếp tục bổ sung và đánh giá những tác động mới của hoạt động du lịch tới
văn hóa truyền thống của đồng bào Hmơng, Dao. Đồng thời nghiên cứu giữa
khách du lịch và cộng đồng địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch.
Du lịch ở Sa Pa phát triển khởi sắc trở lại bắt đầu từ những năm 1990
của thế kỉ trước, hơn 20 năm hoạt động và phát triển, du lịch đã mang lại
nhiều lợi ích cho cộng đồng, cư dân sinh sống ở Sa Pa và những địa phương
được khai thác vào hoạt động du lịch trong đó phải kể đến những tuyến du
lịch từ thị trấn Sa Pa là: Sa Pa - Tả Phìn, Sa Pa - Cát Cát, Sa Pa - Lao Chải Tả Van... Giả thuyết nghiên cứu ở đây là: Du lịch đã làm thay đổi bộ mặt kinh
tế - xã hội và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng ở Sa Pa, cộng đồng tộc
người thiểu số ở Sa Pa và nhóm cộng đồng Hmơng, Dao cũng chịu tác dộng
từ hoạt động du lịch này.
Câu hỏi nghiên cứu được chúng tôi đặt ra ở đây là: hoạt động du lịch tuyến

Hà Nội - Sa Pa có những tác động nào từ văn hóa truyền thống của cộng đồng
tộc người Hmông, Dao? Và cộng đồng Hmông, Dao ứng xử với hoạt động du
lịch ra sao khi hoạt động này ngày càng phát triển ở Sa Pa?
Liên quan đến câu hỏi này, từ cách tiếp cận vấn đề trong bối cảnh hoạt
động du lịch tại Sa Pa, chúng tôi hướng đến tìm hiểu những câu hỏi nhỏ về
các tác động trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý và nhận thức tới
cộng đồng Hmông, Dao. Chẳng hạn như trước kia, khi chưa có du lịch thì đời
sống của đồng bào thế nào, sau khi có du lịch thì họ sống ra sao? Đơn cử như
việc trước đây người dân sản xuất nông nghiệp để ăn là chính, tự cấp tự túc.
Khi có du lịch thì người ta sản xuất phục vụ du lịch như thế nào? Tập quán
sản xuất của họ sẽ thay đổi ra sao? Họ phải làm cách nào và tích hợp những gì
3


để làm được điều đó? Họ nghĩ thế nào về việc thay đổi đó? Tốt hơn hay xấu
hơn trước đây? Họ có hài lịng khơng hay nhận thức về du lịch mà họ phải
làm những thứ như thế? Họ được lợi gì và họ nhận thức lợi ích đó như thế
nào? Đối với công ty lữ hành họ nhận thức văn hóa truyền thống ra sao trong
hoạt động tổ chức chương trình du lịch của cơng ty lữ hành và quy hoạch phát
triển du lịch của chính quyền địa phương? Hoạt động du lịch làm văn hóa
truyền thống biến đổi trên những bình diện nào? Theo hướng nào và tại sao?
Đánh giá như thế nào về truyền thống văn hóa? Ai chịu trách nhiệm cho
những biến đổi đó? Cuối cùng họ thấy những biến đổi đó có ý nghĩa gì đối
với họ?
Trái lại, cộng đồng Hmông, Dao nhận thức và hành động như thế nào
đối với những thay đổi mà du lịch mang đến? Họ ứng xử với nó như thế nào?
Họ kì vọng điều gì và kết quả ra sao? Tương lai họ nghĩ sẽ như thế nào và họ
quan tâm điều gì nhất từ hoạt động du lịch này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng tới các mục đích sau: làm rõ một số đặc điểm văn hóa

truyền thống của tộc người Hmơng, Dao ở Sa Pa, sự tham gia của các yếu tố
văn hóa truyền thống của hai tộc người này vào các hoạt động du lịch và tác
động của hoạt động du lịch đến văn hóa tộc người. Bên cạnh đó, làm rõ cách
thức khai thác của các nhà tổ chức du lịch, các chuyên gia tư vấn hoạt động
du lịch trong việc phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống tộc người ở
Sa Pa, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được đề cập ở luận văn này là cộng đồng tộc
người Hmông, Dao ở Sa Pa, các công ty du lịch khai thác tuyến du lịch Hà
Nội - Sa Pa và khách du lịch đến Sa Pa.

4


Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu một số đặc
điểm văn hóa truyền thống và tác động của văn hóa truyền thống của đồng
bào Hmơng, Dao ở hai địa bàn thôn Lý, xã Lao Chải và thơn Sả Xéng, xã Tả
Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa.
Đây là hai địa bàn sinh sống của cộng đồng người Hmông đen và cộng đồng
người Dao đỏ, cũng là các điểm du lịch đã được khai thác sớm ở Sa Pa.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết đã được đưa ra, chúng tôi
chọn phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học với các nghiên cứu trường
hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn. Để thu thập thông tin chúng
tôi kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính và phương pháp
phân tích tài liệu thứ cấp (thao tác) cùng với các cuộc quan sát tham dự vào
hoạt động của người dân tại thị trấn Sa Pa và hai địa bàn nghiên cứu chính là
thơn Lý, xã Lao Chải và thơn Sả Xéng, xã Tả Phìn. Trong các hoạt động
nghiên cứu trên, điền dã dân tộc học, quan sát tham dự là phương pháp nghiên
cứu đặc trưng của ngành Dân tộc học/Nhân học, có tầm quan trọng hàng đầu

trong việc khảo sát thu thập dữ liệu cho luận văn này.
Để chọn điểm nghiên cứu cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành các cuộc
khảo sát địa bàn. Đợt khảo sát thứ nhất từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 8 năm
2015, chúng tôi khảo sát thôn Cát Cát, một trong những điểm du lịch rất sôi
động ở tuyến bản và là địa bàn sinh sống của cộng đồng người Hmông đen.
Cự ly từ thị trấn xuống Cát Cát khoảng 2,5 km, du khách có thể đi bộ tham
quan trong thời gian là hai giờ đồng hồ, nhưng việc lưu trú của du khách hầu
như khơng diễn ra. Vì thế chúng tơi khơng chọn Cát Cát là điểm nghiên cứu
của đề tài. Đợt khảo sát thứ hai bắt đầu từ ngày 24 đến 26 tháng 10 năm 2015,
chúng tôi khảo sát thôn Lý, xã Lao Chải cách thị trấn Sa Pa khoảng 6 km, bởi
Lao Chải là địa bàn nằm trên tuyến du lịch Sa Pa - Lao Chải - Tả Van khá
5


phát triển của huyện Sa Pa. Đây cũng là địa bàn sinh sống của người Hmông
đen, xa thị trấn, du khách có lưu trú tại bản qua đêm. Điểm này đã đáp ứng
được yêu cầu đối với nhóm cộng đồng thứ nhất của luận văn. Nhóm thứ hai
chúng tơi muốn nghiên cứu là cộng đồng người Dao đỏ. Ban đầu, xã Tả Van
là điểm mà chúng tơi quan tâm, vì Tả Van cách thị trấn Sa Pa 10 km và cũng
nằm trong tuyến du lịch Sa Pa - Lao Chải - Tả Van. Tả Van cũng là nơi có
cộng đồng người Dao đỏ sinh sống. Nhưng qua cuộc khảo sát của chúng tơi
thì ở Tả Van hoạt động du lịch khá phát triển nhưng chủ yếu là do đồng bào
người Giáy đảm nhận. Cũng trong thời gian này chúng tôi khảo sát tuyến du
lịch Sa Pa - Tả Phìn. Tả Phìn là địa bàn sinh sống của nhiều nhóm dân tộc,
trong đó người Hmơng và người Dao chiếm đa số, là địa bàn du lịch rất phát
triển, cách thị trấn Sa Pa 12 km về phía Lào Cai. Tại đây, hoạt động du lịch
diễn ra gắn với đa số người Dao đỏ. Hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra tại
thơn Sả Xéng, một thơn nằm ở vị trí trung tâm của xã và cũng là địa bàn thứ
hai chúng tôi chọn điểm nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn cung cấp một miêu tả dân tộc học chi tiết có tính phân tích về
các tác động từ hoạt động du lịch tới văn hóa truyền thống qua các khía cạnh
như kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý và nhận thức… của cộng đồng tộc người
Hmông, Dao và tâm thế ứng xử của cộng đồng tộc người Hmông, Dao trước
những tác động của hoạt động du lịch mang lại.
Luận văn cịn có ý nghĩa làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý và
quy hoạch du lịch của Sa Pa trong chiến lược bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống của cộng đồng tộc người thiểu số mà ở đây là hai nhóm cộng
đồng tộc người Hmơng, Dao; đồng thời cũng là tài liệu hữu ích cho các cơng
ty du lịch tham khảo trong chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch của mình
mà khơng làm ảnh hưởng xấu tới văn hóa tộc người ở Sa Pa.
6


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, luận văn gồm có ba chương với nội dung cụ thể
như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận và vài nét về hai tộc người Hmông,
Dao trong hoạt động du lịch tại Sa Pa. Chương này bàn luận về một số khái
niệm liên quan có tính cơ sở cho việc nghiên cứu. Đồng thời, chúng tơi phân
tích những tác động của du lịch trên các bình diện văn hóa truyền thống như
văn hóa mưu sinh, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần.
Chương 2. Thực trạng khai thác văn hóa tộc người Hmông, Dao trong
hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa. Chương này phân tích một số
phương thức khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng
Hmơng, Dao trong chu trình tạo sản phẩm du lịch, thực trạng khai thác văn
hóa hai tộc người này trong khai thác du lịch cùng những trải nghiệm của du
khách. Mục tiêu của chương này là từng bước tìm hiểu văn hóa truyền thống
của hai tộc người tại điểm nghiên cứu biến đổi do những nguyên nhân nào, từ
đó xác định được tác động của văn hóa truyền thống tới hoạt động du lịch

tuyến Hà Nội - Sa Pa.
Chương 3. Bàn luận về hoạt động du lịch gắn với văn hóa tộc người
Hmơng, Dao ở Sa Pa trên hai địa bàn nghiên cứu. Chương này phân tích
những ý kiến của các chuyên gia, các nhà tổ chức du lịch để tìm hiểu ứng xử
của các nhà tổ chức và chuyên gia tư vấn về du lịch với văn hóa truyền thống.
Mặt khác, chúng tơi tìm hiểu thế ứng xử của hai cộng đồng cư dân tại điểm
nghiên cứu về những thay đổi do hoạt động du lịch.

7


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ VÀI NÉT VỀ TỘC NGƯỜI HMÔNG,
DAO TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI SA PA
1.1. Các khái niệm
Với mục đích tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch có những tác
động nào tới văn hóa truyền thống của cộng đồng Hmơng, Dao và cộng đồng
tộc người Hmông, Dao ứng xử với hoạt động du lịch ra sao khi hoạt động này
ngày càng phát triển ở Sa Pa; chúng tôi đề cập đến những khái niệm liên quan
đến nội dung luận văn làm cơ sở phân tích của luận văn.
- Văn hóa tộc người:
Theo GS.TS. Ngơ Đức Thịnh, nhà dân tộc học, văn hóa học thì: văn
hóa tộc người là tổng thể các yếu tố văn hóa mang tính đặc thù tộc người, nó
thực hiện chức năng cố kết tộc người và phân biệt tộc người này với tộc
người kia. Trong văn hóa tộc người, các yếu tố đầu tiên được nhận diện là
ngôn ngữ, trang phục, các tín ngưỡng và nghi lễ, vốn văn học dân gian, tri
thức dân gian về tự nhiên xã hội, về bản thân con người và tri thức sản xuất,
khẩu vị ăn uống, tâm lý dân tộc…[38].
Theo định nghĩa này thì văn hóa tộc người được hiểu bao gồm các giá
trị văn hóa vật chất, giá trị văn hóa tinh thần.

- Du lịch:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [22, tr.9].
Trong luận văn này, chúng tơi tìm hiểu chuyến đi của khách du lịch thơng qua
chương trình du lịch Hà Nội - Sa Pa.
- Kinh doanh du lịch:
Là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây [22, tr37]:
8


1. Kinh doanh lữ hành;
2. Kinh doanh lưu trú du lịch;
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Ở trong luận văn này, chúng tơi khai thác khía cạnh kinh doanh lữ hành
để làm cơ sở nghiên cứu của luận văn.
- Lữ hành:
Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc tồn
bộ chương trình du lịch cho khách du lịch [22, tr10].
- Doanh nghiệp lữ hành:
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch, kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, bán và thực hiện các chương
trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngồi ra doanh nghiệp lữ hành cịn
có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung
cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác phục vụ
các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng [13, tr.45].
Doanh nghiệp lữ hành có hai hình thức kinh doanh: Doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành nội địa (doanh nghiệp này không được phép kinh doanh lữ hành quốc

tế được qui định tại điểm 2, khoản 3, điều 43, Luật Du lịch 2005). Và doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế (doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
được phép kinh doanh lữ hành nội địa, được quy định tại khoản 3, điều 43,
Luật Du lịch, 2005) [22,tr.40].
- Hoạt động kinh doanh lữ hành:
Hoạt động kinh doanh lữ hành được hiểu theo nghĩa rộng: Hoạt động
kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một hoặc
một số hoặc tất cả các cơng việc trong q trình tạo ra và chuyển giao sản
9


phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng
hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể hiểu là kinh doanh một
hoặc nhiều hơn một hay tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các
nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch.
Theo nghĩa hẹp của lữ hành: kinh doanh lữ hành là hoạt động tổ chức
các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi [13,tr.30].
- Nhân học du lịch:
Trên thế giới cho đến năm 1970, một số nhà nhân học đã có quan tâm
tới hoạt động du lịch. Du lịch gắn liền với nhiều vấn đề lý thuyết và thực tiễn
trong ngành nhân học. Về mặt nhận thức, các chủ đề chính mà các nhà nhân
học đã thực hiện trong nghiên cứu du lịch được chia làm hai hướng nghiên
cứu: một hướng tìm hiểu về nguồn gốc của du lịch và một hướng tiếp cận
những tác động của du lịch (khách du lịch và cộng đồng địa phương).
Nhu cầu đi du lịch của con người là một nhu cầu thiết yếu. Con người
biết tổ chức các chuyến đi với những hình thức khác nhau, đến với những nơi
có cảnh đẹp cùng với các địa danh di tích lịch sử văn hóa khác với nơi mình
sinh sống. Du lịch được coi là một hiện tượng văn hóa - xã hội và kinh tế. Du
lịch lúc đầu là một chuyến đi công tác của các nhà lãnh đạo đến làm việc, sau
đó nó phát triển gắn liền với các cuộc hành hương đến thánh địa Mecca của

các tín đồ Hồi giáo… dần dần nảy sinh nhu cầu nghiên cứu hành vi của khách
du lịch thông qua những chuyến đi của họ.
Theo tác giả Theron Nunez, 1963 khi ông nghiên cứu “du lịch, truyền
thống và tiếp biến văn hóa tại một ngôi làng ở Mexico” ông nghiên cứu mối tiếp
xúc nông thơn, thành thị và tiếp biến văn hóa và ơng cho rằng các du khách
thành thị có thể được cho là đại diện cho một nền văn hóa “cho đi” trong khi
cộng đồng địa phương lại có thể coi là nền văn hóa “tiếp nhận”. [17, tr.1].

10


Từ những phân tích trên, trong khn khổ luận văn này nhân học du
lịch là nghiên cứu về con người trong hoạt động du lịch, đối tượng nghiên
cứu của nhân học du lịch là khách du lịch (đại diện cho nền văn hóa mới) và
cộng đồng địa phương (văn hóa truyền thống ) nơi diễn ra hoạt động du lịch.
1.2. Tộc người Hmơng, Dao từ góc nhìn nhân học du lịch
1.2.1. Tổng quan về Sa Pa và địa bàn nghiên cứu
Sa Pa là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào
Cai 38 km về phía Tây Nam, cách Hà Nội gần 300 km về phía Tây Bắc. Từ
Hà Nội lên Sa Pa, nếu đi đường bộ, du khách có thể đi ơtơ theo tuyến đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai mất khoảng 4 giờ đồng hồ, sau đó tiếp tục đi thêm
khoảng một giờ đồng hồ nữa là tới thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa. Nếu đi bằng
đường sắt, du khách đi từ ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) tới ga Lào Cai khoảng
10 giờ đồng hồ, sau đó đi xe ơtơ thêm khoảng một giờ đồng hồ thì tới Sa Pa.
Tổng dân số của huyện Sa Pa là 52.899 người (năm 2009). Huyện Sa
Pa có 7 tộc người sinh sống, trong đó người Hmông 51.65%, Dao 23.04%,
Kinh 17.91%, Tày 4.74%, Giáy 1.36%, Xá Phó (Phù Lá) 1.06%, Hoa và các
tộc người khác 0,23%[ 6]; người Kinh chủ yếu sống ở thị trấn và làm dịch vụ
kinh doanh du lịch và thương mại. Các nhóm tộc người thiểu số như Hmơng,
Dao chủ yếu làm nghề nông nghiệp và sống ở những xã nghèo của huyện Sa

Pa, kể từ khi có hoạt động du lịch ở Sa Pa thì một số nhóm người tham gia
hoạt động bán hàng và làm các dịch khác phục vụ khách du lịch tại thị trấn và
các tuyến du lịch...
Sa Pa có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m. Thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao
trung bình từ 1500 đến 1800 m so với mực nước biển, nên khí hậu ít nhiều lại
mang sắc thái của xứ ơn đới, với nhiệt độ trung bình từ 150 C đến 180 C. Từ
tháng 5 đến tháng 8 mưa nhiều.

11


Đơn vị hành chính của huyện Sa Pa có 17 xã, một thị trấn, đa phần các
xã hoạt động sản xuất nơng nghiệp là chính, một số xã phát triển về du lịch
như: San Sả Hồ, Thanh Kim, Thanh Phú, Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn. Hiện
nay huyện Sa Pa đang triển khai kế hoạch xây dựng và nâng cấp tuyến du lịch
liên xã để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Xã Tả Phìn là một xã thuộc khu vực III miền núi của huyện Sa Pa, cách
trung tâm thị trấn huyện 12 km. Xã có 6 thơn, tổng diện tích đất tự nhiên là 2178
ha, với 601 hộ gia đình và 3043 nhân khẩu, trong đó nam giới 1507 khẩu (chiếm
49,52%), nữ 1536 khẩu (chiếm 50,48%). Số người Hmơng có 332 hộ (55,2%);
Dao có 219 hộ (35,44%); Giáy 01 hộ (0,17%); Tày 02 hộ (0,33%); Kinh 47 hộ
(7,82%)[36]. Trong 06 thơn thì có 03 thơn của người Dao (Thôn Sả Xéng, Tả
Chải và Lủ Khấu), thôn Sả Xéng là thôn trung tâm của xã và cũng là nơi diễn ra
hoạt động du lịch chính của xã Tả Phìn.
Xã Lao Chải là xã nằm ở phía Đơng Nam và cách huyện lỵ Sa Pa
khoảng 7km, với số dân đa số là người Hmông, phân bố ở các thôn Lý, thôn
Hàng, thôn San 1, San 2, thôn Lồ. Tên gọi của các thơn ở đây gắn với tên của
dịng họ có vai trị trong việc lập thơn. Tồn xã có 631 hộ và 3919 nhân khẩu.
Thơn Lý có 175 hộ (người Hmơng có 158 hộ chiếm 90,3%; người Kinh 17 hộ
chiếm 9,7%), thơn Lý dịng họ chiếm số đơng là họ Lý, ngồi ra cịn có một

số người dịng họ khác. Nguồn thu nhập chủ yếu của thôn là làm nông nghiệp
và tham gia hoạt động du lịch.[34]

12


Hình 1.1. Các điểm thăm quan du lịch ở Sa Pa
[nguồn truy
cập ngày: 01/03/2016].

13


1.2.2. Một số đặc điểm lịch sử và văn hóa tộc người Hmông
1.2.2.1. Lịch sử tộc người
Người Hmông ở Việt Nam có 4 nhóm chính, đó là: Hmơng Xanh, Hmơng
Trắng, Hmơng Hoa và Hmơng đen [37.tr.400]. Họ vốn có nguồn gốc từ phía nam
Trung Quốc. Lịch sử thiên di của người Hmông cũng là lịch sử đấu tranh không
ngừng chống phong kiến áp bức dân tộc. Đến Việt Nam họ mong muốn có cuộc
sống ổn định và ấm no hơn. Trong đồng bào có lưu truyền rằng “Việt Nam là nơi
đất đai màu mỡ dễ làm ăn, nơi có quả bí to như cái Vạc mà lợn rừng có thể khoét
lỗ chui vào đó đẻ, nó vừa là ổ, vừa là thức ăn cho lợn, nơi trồng cây lương thực,
gốc có củ, thân có bắp, ngọn trổ lúa” [37,tr.401].
Người Hmơng ở tỉnh Lào Cai cũng có 4 nhóm: Hmơng hoa (Hmơng
lềnh) là ngành có số dân đơng nhất, chiếm tới 70% số người Hmông ở Lào
Cai, cư trú ở 8 huyện nhưng tập trung ở Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Bảo
Thắng và Bảo Yên; Hmông đen (Hmông đu) cư trú tại Bát Xát, Sa Pa; Hmông
xanh (Hmông súa) cư trú tập trung ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn và Hmông
trắng (Hmông đơ) cư trú ở huyện Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa


[27, tr.9-10].

Người Hmông di cư đến Lào Cai cách ngày nay hơn hai trăm năm. Đợt di cư
đầu tiên vào Lào Cai gồm 80 gia đình [27, tr.10]. Thủ lĩnh dẫn đầu đồn di cư
người Hmơng đến Lào Cai là ơng Hồng Sín Dần, một tộc trưởng có uy tín và
giỏi võ nghệ. Họ sinh sống ở Bắc Hà được ba đời thì có ba gia đình lại tiếp
tục di cư sang Sa Pa. Đồn di cư do ông Lý Thàng Pua dẫn đầu. Người
Hmông dù đến cư trú ở Lào Cai sớm hay muộn đều coi Lào Cai là quê hương,
Việt Nam là tổ quốc mình.
Người Hmơng ở huyện Sa Pa phần lớn là Hmơng Đen (Hmơng đu),
ngồi ra cịn có nhóm Hmơng hoa và người Hmông xanh. Người Hmông Đen
di cư từ vùng Quý Châu, Trung Quốc sang Sa Pa (Việt Nam). Nhóm Hmông
ở thôn Lý, xã Lao Chải là Hmông đen.
14


1.2.2.2. Một số đặc điểm văn hóa mưu sinh
Trước đây, đồng bào trồng đậu răng ngựa, củ đao, khoai lang, khoai sọ,
rau cải, rau muống… chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày, nếu có nhiều
thì mang trao đổi với những người trong bản. Hiện nay, đồng bào trồng rau
cải mèo, bắp cải, cải trắng... một phần phục vụ cho sinh hoạt, phần khác cung
cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở thị trấn Sa Pa. Ngoài ra, đồng bào còn
trồng đào, mận để ăn và bán tại địa phương, và cũng để cho khách du lịch
mua về làm quà khi đến Sa Pa. Thu hoạch xong, đồng bào chủ yếu mang ra
thị trấn Sa Pa bán vào thứ 6, thứ 7 và chủ nhật vì thời điểm này khách du lịch
đến Sa Pa đơng nhất trong tuần. Cịn nếu gia đình nào trồng số lượng lớn thì
mang bán cho những hộ kinh doanh ở thị trấn.
Trước đây đồng bào trồng 3 loại ngô: ngô nếp (po cừ lảu), ngô trắng
(po cừ đây), ngô vàng (po cừ đằng). Theo kinh nghiệm của đồng bào thì ngơ
trắng để lâu hay bị sâu, ngơ đỏ để lâu thì khơng bị sâu và ngơ trắng mềm hơn.

Trước đây đồng bào trồng tồn ngơ trắng, cịn bây giờ trồng hai loại như
nhau. Ngơ nếp trồng để cho con người ăn, nhất là bán cho khách du lịch,
khơng dùng cho chăn ni, ngồi ra cịn làm bánh ăn vì có vị dẻo, thơm.
Đồng bào tồn ăn ngơ trắng, cách chế biến là xay ngơ thành bột để làm mèn
mén ăn. Ngô nếp cũng ăn nhưng không ăn nhiều, chỉ ăn một vài bữa, không
ăn liên tục được. Trước đây, một số gia đình hết gạo trước tết từ một đến hai
tháng thì bắt đầu ăn ngô thay thế, hoặc dùng ngô độn với cơm để ăn. Đồng
bào ở đây trồng ngô sớm để thu hoạch sớm, để có cái ăn vào ngày làm mùa.
Đến tháng chín mới thu hoạch lúa và có lúa ăn.
Hiện nay, với sự trợ giúp của khoa học kĩ thuật và sự quan tâm của
chính quyền địa phương nên đồng bào không phải ăn ngô nữa, mà ngô bây
giờ chỉ để chăn nuôi. Cho nên những người trẻ bây giờ khơng biết làm mèn
mén. Đồng bào ít ăn ngơ dần từ khoảng năm 1995, 1996 đến nay. Thời kì đó
15


bắt đầu có giống lúa mới cho năng suất cao hơn nên có đủ gạo ăn. Bây giờ
trồng giống ngơ mới, những gia đình nghèo thì nhà nước cho, cịn những gia
đình khác tự mua. Ngơ khơng chỉ để bổ sung cho khẩu vị ăn khi hết gạo, mà
còn dùng để nấu rượu, một loại rượu đặc trưng của người Hmông. Rượu vừa
được để dùng trong cuộc sống hàng ngày và bán cho khách du lịch khi du lịch
ngày càng phát triển.
“Gia đình tơi trước đây trồng ngơ chủ yếu để ăn khi hết gạo, sau khi có giống thóc mới
từ nhà nước, thì gia đình từ thiếu ăn sang đủ ăn và không phải ăn ngô nữa. Ngô được
dùng trong chăn ni lợn, gà. Rượu ngơ thì gia đình tôi cũng làm từ lâu và cũng chỉ để
dùng hàng ngày và sử dụng trong các nghi lễ của năm. Từ khi có khách du lịch đến Sa
Pa, người kinh doanh trên thị trấn xuống có tìm mua rượu trong thơn, và lúc đó gia đình
tơi cũng bán cho họ. Nhưng do số lượng rượu làm ra thì ít, mà nhu cầu họ mua thì
nhiều, nên họ có đặt gia đình tơi và vài gia đình khác trong thơn làm rượu ngô cung cấp
cho họ số lượng nhiều và thường xun”.

(Ơng L.A.P(1957) và bà T.T.V,(1958), thơn Lý, xã Lao Chải).

Đồng bào Hmông ở đây chủ yếu canh tác trên ruộng bậc thang với cây
trồng chính là lúa nước. Trong những năm qua, do công tác thủy lợi được
tăng cường, ruộng bậc thang đã dần dần được khai phá thêm nhiều. Ruộng
thường được cầy ải, bừa kĩ, cấy trồng, bón phân và được làm cỏ hai đến ba
lần. Việc chọn giống, mặc dù chỉ theo thói quen nhưng đồng bào thường chọn
được giống tốt, thích hợp với điều kiện thiên nhiên của địa phương. Loại hình
ruộng bậc thang ở đây cũng là một nhân tố thu hút khách du lịch đến tham
quan, trải nghiệm. Vào mùa lúa chín khoảng tháng tám, tháng chín âm lịch,
khách du lịch đi từ thị trấn Sa Pa theo tuyến Lao Chải - Tả Van được ngắm
những ruộng lúa chín và chụp hình làm lưu niệm. Cũng vào thời kì này, lượng
khách đến Lao Chải rất đơng, đặc biệt là khách nước ngồi.
“Vào thời kì lúa chín, thì dịng khách đến và đi qua xã tăng một cách đột biến, tuy hình
thức này khơng mang lợi nhuận gì trực tiếp cho cộng đồng, nhưng đây lại là cầu nối cho
việc quảng bá hoạt động du lịch của Lao Chải”
(Theo Ơng Hồng Ngọc Kiến, Chủ tịch UBND xã Lao Chải)

16



×