Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường tiểu học xuân cẩm huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 25 trang )

1

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Với chủ trương của Đảng và Nhà nước phải đổi mới căn bản, toàn diện
về giáo dục. Thực hiện Nghị quyết 29/NQ – TW ngày 4/11/2013, Nghị quyết
88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
học; chỉ thị số 16/CT - TTg ngày 18 tháng 6 năm 2018 về đổi mới chương trình
SGK giáo dục phổ thơng, trong đó nêu rõ: Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,
định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thực hiện Chỉ thị của Đảng, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng
nguồn nhân lực cao “Dạy thực chất- học thực chất”, các nhà giáo đang từng
bước khắc phục khó khăn, tiếp cận với chương trình mới, khơng ngừng đổi mới
dạy học, đổi mới quản lí trong nhà trường
Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối
thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội. Cùng với mơn Tốn và một số môn khác, những kiến thức
của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám
phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vơ tận của
lồi người. Trong đó phân mơn Tập làm văn là phân mơn thực hành, tổng hợp
của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính
tả, kể chuyện). Văn miêu tả là văn có vị trí quan trọng trong chương trình tập
làm văn ở bậc Tiểu học. Trong đời sống mọi người cùng nhận ra những điều
mình đã thấy chúng ta cần phải miêu tả. Văn miêu tả ở bậc tiểu học nói chung
và ở lớp 5 nói riêng mang tính thơng báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của
người viết. Mặt khác thể hiện tính sinh động và tạo hình. Bài văn miêu tả giúp
các em thể hiện tình cảm và tổng hợp các kiến thức đã học ở các phân mơn như
tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, cảm thụ văn học….
Đổi mới việc dạy học, trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có địi hỏi phải là
một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội


dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ
ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình
chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên
lớp. Cịn việc học thì sao? Ngồi sách giáo khoa Tiếng Việt thì hiện nay có rất
nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dang,
phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại
thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa
dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm
của mình. Cách làm, cách nghĩ của các em khơng phong phú mà cịn đi theo lối
mịn khn sáo, tẻ nhạt. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên để khắc
phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số
biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu
học Xuân Cẩm huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá”.


2

1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Kế thừa Sáng kiến “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho
học sinh lớp 4 trường Tiểu học Xuân Cẩm huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh
Hóa” - Sáng kiến năm học 2014 -2015, tiếp tục nâng cao kĩ năng làm văn miêu
tả cho học sinh lớp 5.
- Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh u thích mơn học.
- Giúp học sinh có hứng thú với phân mơn Tập làm văn nói chung và văn
tả cảnh nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
trường Tiểu học Xuân Cẩm huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài này, tơi đã tập trung nghiên
cứu về cơ sở lí luận của đề tài.
- Phân tích tổng hợp nội dung chương trình mơn Tiếng Việt
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. Nội dung sáng kiến.
2.1. Cơ sở lí luận
Phân mơn tập làm văn rất quan trọng vì nó sử dụng và hồn thiện một
cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt
khác - Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu - đã hình thành.
Phân mơn Tập làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của
dạy học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy,
học tập.
Nhiệm vụ của Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngơn
bản ở học sinh. Cụ thể rèn kĩ năng nói theo nghi thức lời nói ở, viết ngơn bản
thơng thường, viết một số các văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả.[ 1]
Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm của con người, sự vật,
thiên nhiên có hình ảnh và có cảm xúc …Nhằm giúp người đọc, người nghe
hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người,
phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người
nghe.
Ở lớp 4 học sinh gặp dạng văn miêu tả: miêu tả đồ vật (đồng hồ, búp
bê...); cây cối ( cây phượng, cây nhãn, cây hoa...); tả con vật ( con chó, lợn,mèo,
trâu...)
Lên lớp 5 chương trình mở rộng hơn: miêu tả thiên nhiên (tả cảnh); tả
người.
Văn miêu tả có tác dụng thể hiện sự vật một cách sinh động, cụ thể bằng
hệ thống ngôn ngữ. Muốn làm tốt bài văn miêu tả cần phải biết quan sát đối
tượng miêu tả, biết ghi nhận những điều quan sát được vào trí nhớ, biết liên
tưởng một cách phong phú, đa dạng và phải có tâm hồn nhạy cảm biết rung

[1] - “Phương pháp dạy học tiếng việt ở bậc Tiểu học” của Lê Phương Nga – Nguyễn Trí - xuất bản 2019.


3

động trước đối tượng miêu tả. Biết vận dụng những từ ngữ đã học để viết các
câu văn miêu tả sinh động, gợi tả, gợi cảm. Nắm được một số biện pháp nghệ
thuật đặc trưng như: so sánh, nhân hoá…Biết thể hiện tình cảm của mình đối với
đối tượng được miêu tả. Mặt khác cần lựa chọn từ ngữ chính xác, sinh động,
hấp dẫn làm cho người đọc cảm thấy như mình được xem tận mắt, bắt tận tay sự
vật được miêu tả.
Về phía giáo viên khi dạy học văn miêu tả phải chú ý đến việc “Rèn luyện
bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp tìm tịi, phương pháp vận
dụng kiến thức” cho học sinh. Cụ thể:
- Đảm bảo tính chân thực của bài văn miêu tả. Bài văn miêu tả phải bắt
nguồn từ sự quan sát trực tiếp đối tượng.
- Đảm bảo tính thực hành, lấy thực hành làm hoạt động chính của tiết học,
lấy sự hình thành kĩ năng viết một bài văn miêu tả (bao gồm kĩ năng phân tích
để lập dàn ý, dựng đoạn, dùng từ đặt câu) làm yêu cầu chính của tiết học. Trên
cơ sở thầy hướng dẫn, học sinh tiến hành các hoạt động học tập để qua đó, rút ra
lý thuyết văn miêu tả, hình thành kĩ năng miêu tả.
- Bảo đảm tính thống nhất của q trình học văn miêu tả. Nói cách khác
có sự liên tục kế tiếp nhau và kế thừa nhau giữa các tiết học văn miêu tả, giữa
các thể văn miêu tả, hình thành kĩ năng miêu tả, nắm vững yêu cầu thể loại văn
miêu tả ngày càng tốt hơn.[2]
2.2. Thực trạng dạy học văn miêu tả trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2.2.1 Về phía học sinh.
Đa số các em đều ngoan nhưng về vấn đề học tập thì ngay từ những ngày
đầu năm, tơi đã nhận thấy có sự chênh lệch rất lớn về trình độ tiếp thu bài,khả

năng học tập, giải quyết vấn đề đặc biệt kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết văn. Qua
thực tế giảng dạy, khi trực tiếp dạy học lớp 4, 5 nhiều năm tơi thấy bài văn miêu
tả của các em cịn nghèo nàn về ý, về cách thể hiện, để bài văn sinh động, hấp
dẫn. Đa số bài viết của các em mang tính kể lể, liệt kê các chi tiết của đối tượng
được miêu tả. Bài văn khô khan, phần nào mang dáng vẻ của bài “sinh vật học”
Các em thực sự lúng túng khi viết bài văn miêu tả, hệ thống từ ngữ gợi tả, gợi
cảm trong bài ít được sử dụng.
Bài văn của nhiều em còn quá ngắn. Phần lớn các em rất ngại học phân
môn Tập làm văn. Giờ học thật nhàm chán, các em không muốn học, kiến thức
từ vựng của các em rất hạn chế, đọc hiểu văn bản chậm, viết câu văn lủng củng,
rời rạc. Khi đọc một bài văn hay, thơ hay các em hầu như khơng có cảm xúc gì.
Bắt đầu vào đầu năm học, việc tìm, phát hiện học sinh có năng khiếu
mơn Tiếng Việt cũng rất khó, các em hầu như khơng thích học Tiếng Việt, các
em chưa bộc lộ khả năng của mình. Thể hiện trong cách dùng từ đặt câu chỉ
mang tính máy móc, làm theo (khi dạy tập làm văn, tôi phải sửa cho các em từng
cách dùng từ, đặt câu).


4
[2] - “Phương pháp dạy học tiếng việt ở bậc Tiểu học” của Lê Phương Nga – Nguyễn Trí - xuất bản 2019.

2.2.2. Về phía giáo viên.
Một số giáo viên nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của dạy học Tiếng Việt (Phân môn Tập làm văn là phân môn thực
hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ
và câu, chính tả, kể chuyện). Văn miêu tả là văn có vị trí quan trọng trong
chương trình tập làm văn ở bậc Tiểu học. Trong đời sống mọi người cùng nhận
ra những điều mình đã thấy chúng ta cần phải miêu tả. Văn miêu tả ở bậc tiểu
học nói chung và ở lớp 5 nói riêng mang tính thơng báo thẩm mĩ, chứa đựng tình
cảm của người viết. Mặt khác thể hiện tính sinh động và tạo hình. Bài văn miêu

tả giúp các em thể hiện tình cảm và tổng hợp các kiến thức đã học ở các phân
mơn như tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, cảm thụ văn học….)
Năng khiếu được thể hiện rõ nét trong cách viết bài văn miêu tả. Học sinh
có năng lực về văn tức là có vốn sống tốt, ngược lại, học sinh có vốn sống tốt –
chất liệu sống, cái tạo nên nội dung bài viết thì học sinh sẽ viết tốt. Muốn bồi
dưỡng vốn sống cho học sinh thì khơng có con đường nào khác bằng cách dạy
cảm thụ văn học cho học sinh. Ấy vậy mà có những giáo viên từng nói: “Dạy
cảm thụ văn học thì học sinh biết gì”
Khi dạy văn miêu tả thường có các biểu hiện như sau:
- Chỉ có một con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lí thuyết, thể
văn, các kĩ năng làm bài …là phân tích các bài văn mẫu.
- Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để bảo đảm “chất lượng” thầy
giáo, cô giáo chỉ cho học sinh học thuộc bài mẫu để chép. Vì vậy dẫn đến tình
trạng cả thầy và trị nhiều khi bị lệ thuộc vào mẫu, khơng thốt khỏi được mẫu.
Năm học 2018 - 2019, tơi đã áp dụng dạy thử nghiệm với những biện pháp
đã nêu ở đề tài. Kết thúc học kì 1, tơi đã tiến hành khảo sát học sinh bằng đề bài
sau:
Đề bài: Hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
Qua khảo sát 36 em học sinh ở lớp 5B đã đạt được kết quả sau:
Số học sinh Điểm khá – giỏi
Điểm TB
Điểm yếu
được kiểm
Số bài
Tỉ lệ
Số bài
Tỉ lệ
Số bài
Tỉ lệ
tra

36
4
11,1%
14
38,9 %
18
50%
Qua khảo sát tôi thấy khả năng làm bài văn của các em còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân là vốn sống của các em cịn nghèo dẫn đến khơng có hứng thú viết
văn, ngại viết, khơng biết viết gì.Tuy đã nắm vững lí thuyết nhưng học sinh chưa
biết vận dụng thực tế vào bài làm. Vì vậy bài làm của các em vẫn tồn tại những
điểm còn yếu, cụ thể:
- Những bài văn bị điểm yếu: các em chưa nắm được phương pháp quan
sát, bố cục chưa rõ ràng, chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật, nội dung sơ sài,
mang tính kể lể, liệt kê nên bài văn sơ sài, khô khan.
- Những bài đạt điểm trung bình: Các em chưa có kĩ năng quan sát tinh tế.


5

- Các em chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc trưng, chưa lồng được
cảm xúc của mình vào bài văn miêu tả, hệ thống từ gợi tả, gợi cảm cịn ít dẫn


6

đến bài văn khô khan, thiếu sinh động.
- Những bài đạt điểm khá: Tuy học sinh đã nắm vững yêu cầu và nội dung
miêu tả, biết lồng cảm xúc của mình khi miêu tả nhưng sử dụng biện pháp nghệ

thuât đặc trưng như so sánh, nhân hố…cịn hạn chế.
2.3. Các biện pháp thực hiện
Để khắc phục tình trạng trên và để giúp học sinh làm được bài văn tả cảnh
đạt những yêu cầu như vừa mang tính chân thực, vừa mang tính nghệ thuật và
mỗi bài văn là một sản phẩm sáng tạo của mỗi học sinh thì tơi đã hướng dẫn học
sinh như sau:
Biện pháp 1: Giúp học sinh quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả
* Quan sát: Quan sát là vận dụng các giác quan để xem xét, nhận biết sự
vật hiện tượng.Tuy vậy khi quan sát, thầy giáo, cô giáo đồng thời khéo léo khêu
gợi để các em huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho
việc quan sát tốt hơn.
Quan sát có vai trị quan trọng trong bài văn miêu tả. yêu cầu giáo viên
phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi quan sát đối tượng miêu tả đó: coi
việc này là nguyên tắc khi dạy – học văn miêu tả.
Đối với những bài làm sơ sài, chưa nổi bật trọng tâm miêu tả cần hình
thành phương pháp, kĩ năng quan sát. Kĩ năng quan sát chủ yếu được hình thành
trên cơ sở luyện tập. vì vậy trước mỗi giờ học tôi thường hướng dẫn học sinh
cách quan sát và chon lọc những chi tiết quan sát được. Hướng dẫn học sinh
chọn trình tự để quan sát (trình tự khơng gian hay trình tự thời gian) quan sát đối
tượng miêu tả nhiều lần, tỉ mĩ, sử dụng nhiều giác quan (như mắt, mũi, tai..)
chọn vị trí, thời điểm để quan sát và điều kiện quan trọng là phải nhìn sự vật
miêu tả bằng tâm trạng, cảm xúc của mình để thu nhận những điểm đặc sắc hay
độc đáo ở đối tượng quan sát.Những cảm xúc, liên tưởng, hồi tưởng, so sánh…
do các đặc điểm của đối tượng gợi ra cho bàn thân người quan sát.
*Tổ chức cho học sinh quan sát một cảnh đẹp (cánh đồng, dịng sơng,
con đường, vườn cây, nương rẫy, một ngôi trường…)

Hướng dẫn học sinh quan sát một số cảnh vật thật của quê
hương



7

Ví dụ: quan sát cánh đồng ở quê hương em và ghi lại những điều quan sát
được..
Gợi ý :
Quan sát bao quát ( nhìn rộng, nhìn xa, hình dáng, màu sắc.)
Quan sát chi tiết: - Bầu trời
- Mặt biển(mặt sông)
- Cảnh vật, con người xung quanh
c) Nên quan sát bằng nhiều giác quan:
- Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc,…. của cảnh vật như
thế nào?
- Dùng da để cảm nhận được thời tiết, khơng khí ….
- Dùng tai để nghe âm thanh, tiếng động của gió, của động vật, con người
và để ghi lại, tô điểm thêm cho bức tranh thiên nhiên sinh động hơn.
d) Cố gắng quan sát bằng cả sự liên tưởng, cố gắng có những liên tưởng
thú vị, tinh tế.
Bước 1: Các em quan sát theo gợi ý của tơi.
Ví dụ: Quan sát cánh đồng
* Quan sát bao qt theo trình tự khơng gian:
Học sinh1: Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông.
Học sinh 2: Cánh đồng trải rộng bao la.
Học sinh 3: Cánh đồng quê em rộng lắm.
Học sinh 4: Cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay…
?Chúng ta quan sát thấy cánh đồng ở đây rất rộng. Vậy ta diễn tả bằng
một câu văn như thế nào?
Học sinh1: Cánh đồng lúa quê em rộng lắm.
Học sinh 2: Cánh đồng lúa quê em rộng xa tít tắp tận chân trời.
? Để câu văn hay, giàu hình ảnh ta phải dùng biện pháp gì?

Học sinh: Cánh đồng lúa quê em rộng bao la. Nhìn từ xa, cánh đồng như
một tấm thảm vàng mềm, mịn như nhung.
Ngồi biện pháp so sánh chúng ta có cần thể hiện tình cảm của mình
khơng?
Học sinh tiếp:
- Cánh đồng hiện lên với tất cả nét đẹp giản dị của nó trong ánh mặt trời.
- Cánh đồng lúa chín như tấm thảm nhung óng ánh, chúng đã níu chân
em dừng lại.
Thế là các em đã biết quan sát và biết dùng từ ngữ giàu hình ảnh, biết thể
hiện tình cảm khi quan sát. Vậy ngoài quan sát bằng mắt chúng ta còn quan sát
bằng giác quan nào?
Học sinh: Bằng làn da, bằng tai nghe, bằng mũi nữ ạ!
Học sinh khác: Tiết trời buổi sáng, em thấy cánh đồng có gió thổi và mát
lắm ạ!


8

Tơi gợi ý cho học sinh diễn đạt hồn chỉnh: Sớm mùa thu mát lạnh,gió
thu giống như một chiếc bút vẽ nhiều màu. Nó biến cánh đồng lúa thành màu
vàng,


9

gợn lên những con sóng vàng.
* Quan sát chi tiết:
Ví dụ:
- Gợi ý quan sát băng mắt: ( Lưu ý quan sát bằng nhiều giác quan và phải
có sự liên tưởng thú vị.

Học sinh:- Đằng đông, ông mặt trời lên tỏa ánh nắng rực rỡ, lấp lánh
trên những giọt sương đọng long lanh trên lá lúa.
Học sinh:- Hàng ngàn bông lúa vàng tươi, chắc nịch, cong oằn, ngả đầu
vào nhau như muốn nói một điều
- Thỉnh thoảng, có những con chim hốt hoảng bay vụt lên cao vì nó ngủ
qn trên ruộng lúa.
Một mùi hương ngây ngất. Mùi hương của cỏ hoa, đồng nội, mùi hương
lúa mới.
Trên đầu ngọn lúa, sương treo lóng lánh như kim cương.
Một vài giọt sương tung tăng nhảy nhót trên kẽ lá rồi tan dần theo hơi ấm
mặt trời.
Với sự kiên trì, hướng dẫn tỉ mỉ, gợi ý từng bước tôi đã giúp các em thấy
thích thú quan sát và quan sát được nhiều chi tiết, ghi lại với những câu văn giàu
hình ảnh.
Bước 2: Giao việc cho các em chọn cảnh đẹp gần gủi, gắn bó mà mình
u thích để quan sát.
Sau khi các em quan sát độc lập, mỗi em sẽ chọn một cảnh riêng khác
nhau,tôi tổ chức cho các em “thi giới thiệu về cảnh đẹp mà mình gần gũi, yêu
mến”.
Thu: Xung quanh em có rất nhiều cảnh
đẹp nhưng hàng ngày em thích ngắm
vườn hoa nhà cơ em.
Vườn hoa khơng rộng lắm nhưng
được gọi là “vương quốc” của các loài
hoa. Mấy chị hoa hồng duyên dáng luôn
diện những tà áo mới phớt hồng đung
đưa trong gió, mỉm cười đón ánh nắng
mới. Những cô mẫu đơn cũng hãnh diện
không kém phô đài hoa đỏ rực rỡ như
mặt trời nhỏ bùng lửa. Các nàng mười

giờ, tám giờ, chín giờ hồng thẩm, sáng
mai cịn khép nép. Mỗi khi có ánh nắng
mặt trời chiếu xuống, từng bơng hoa
như đang vươn mình về nơi có nắng để
hứng trọn sự tươi mát và rực rỡ nhất.
Một vài nụ hoa chúm chím, e lệ, khép
mình như vẫn cịn đang mơ màng dưới
sự vuốt ve của làn gió xuân. Những bé


10

gái cúc vàng tươi, đỏ thẩm, hương thơm
dìu dịu tỏa khắp vườn. Ngồi ra cơ em
cịn trồng thêm cây xương rồng, ơng nha
đam thân hình to béo, mập mạp và đáng
yêu.
Được ngắm nhìn vườn hoa nhiều
mầu sắc, em cảm thấy yêu thiên nhiên,
con người nơi đây và yêu quê hương
mình hơn.
Hải Đăng: Xin mời du khách về thăm
dịng sơng Chu q tơi.
Dịng sơng uốn quanh làng như một
tấm lụa đào thướt tha. Bắt đầu từ ngã ba
sơng, dịng trong, dịng đục tạo nên một
phong cảnh kì diệu, độc đáo. Buổi sáng,
dịng sơng thấp thống trong một vẻ n
tĩnh lạ thường. Hai bên bờ sơng cây cịn
đang nghiêng mình chìm trong giấc ngủ.

Sương mù giăng trên mặt nước làm
dịng sơng trở nên huyền ảo như đang
ngủ trong tấm chăn sương êm ấm. Ông
mặt trời thức dậy, phá tan màn sương
sớm bằng những tia nắng sắc nhọn.
Dịng sơng bừng tỉnh. Nó đã thay chiếc
áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng
đào lấp lánh kim tuyến. Nước sông lại
ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi
những tia nắng đang nhảy múa đâu đó
trong khơng trung mà mất đà ngã xuống
dịng sơng tạo nên sắc màu ấy. Những
chú chim hót ríu rít như đang vui cùng
dịng sơng. Buổi trưa nóng nực đã kéo
đến, hàng vạn tia nắng nhảy nhót trên
mặt sơng. Sơng thay chiếc áo màu hồng
đào bằng chiếc áo vàng óng ánh như
mật ong.
Em cảm thấy rất u và tự hào về
dịng sơng đã cùng em lớn lên mỗi tháng
ngày.
Qua quá trình thực hành quan sát và tìm ý, học sinh đã biết quan sát và
tìm được ý cho bài văn một cách đầy đủ, đúng quy trình. Các em ghi chép, diễn
đạt bằng từ ngữ giàu hình ảnh.


11

Ví dụ


Bước 3: Củng cố về quy trình quan sát, cách quan sát
Sau khi cho học sinh quan sát, miểu tả lại tôi giúp các em nắm chắc hơn
về quy trình quan sát, cách quan sát.
* Tổ chức tiết ơn tập ( Nội dung: 3 bài tập tương ứng với 3 phiếu học tập)
Để quan sát tốt các em hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập1:
Bài văn

Tả từng bộ phận của cảnh

Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian
( Sự thay đổi theo sắc màu của mây trời)

Phiếu học tập 2:
Các giác quan

Chi tiết được quan sát

Phiếu 3:
Bài văn
Tả theo trình tự thời gian

Tả theo trình tự khơng gian

Kết quả
Phiếu học tập1:
Bài văn

Tả từng bộ phận của cảnh


Quang cảnh làng - Giới thiệu màu sắc bao trùm
mạc ngày mùa
làng quê ngày mùa là màu
vàng.
- Tả cảnh màu vàng khác nhau

Tả sự thay đổi của cảnh theo thời
gian ( Sự thay đổi theo sắc màu của
mây trời)


12
của cảnh vật
- Tả thời tiết, con người.
- Nêu nhận xét chung về sự n tĩnh
của Huế lúc hồng hơn buông
xuống.
- Tả sự thay đổi màu sắc của sông
Hương từ lúc bắt đầu hồng hơn
đến lúc tối hẳn.

Bài Hồng hơn trên
sông Hương:

Phiếu học tập 2:
Các giác quan
Thị giác(mắt)

Chi tiết được quan sát
Bài buổi sớm trên cánh đồng: Thấy mây xám đục, vịm trớ xanh

vời vợi; vài giọt mưa lống thống rơi; người gánh rau và những
bó huệ trắng muốt bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa
đang kết đòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
Bài Mưa rào: Đám mây biến đổi trước cơn mưa; mua rơi; thấy
cây cối; con vật, bầu trời; cảnh tượng xung quanh.

Xúc giác (cảm giác Bài buổi sớm trên cánh đồng: Thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài
của làn da)
giọt mưa lống thống rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm
nước ướt lạnh bàn chân.
Bài Mưa rào: Cảm thấy sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước
mát lạnh trước cơn mưa.
Khứu giác(mũi)

Bài Mưa rào: Mùi nồng ngai ngái, xa lạ, man mác của những trận
mưa mới đầu mùa.
Thính giác (Tai)
Bài Mưa rào: nghe tiếng gió thổi, sự biến đổi của tiếng mưa, tiếng
sấm, tiếng hót của chào mào.
Sự liên tưởng thú vị( - Liên tưởng thú vị: + Một dịng thủy ngân.
Là từ hình ảnh này + Con suối lửa lúc trời chiều.
nghĩ đến hình ảnh Đoạn văn a – bài tập 1( SGK lớp 5 – trang 62) Tả sự thay đổi màu
khác.)
sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.
- Liên tưởng rất thú vị: Liên tưởng đến tâm trạng thay đổi của con
người: biển như một người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng...
Đoạn văn b – bài tập 1( SGK lớp 5 – trang 62)
Tả con kênh từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng,
giữa trưa, lúc trời chiều.
- Liên tưởng thú vị: + Một dòng thủy ngân.

+ Con suối lửa lúc trời chiều.

Phiếu 3:
Bài văn
Tả theo trình tự thời gian
Rừng trưa (sách giáo khoa
trang 21)
Chiều tối (sách giáo khoa
x
trang 22)

Tả theo trình tự khơng gian

x

Theo em khi quan sát cảnh thiên nhiên cần chú ý những gì?
Lưu ý :
*Phải quan sát theo một trình tự hợp lý- từ bao quát đến từng bộ phận.


13

Lưu ý cho học sinh
Buổi (sáng – trưa – chiều – tối)
Thời gian
Trình tự quan sát:
xa

Mùa ( Xuân, ha.. thu. Đơng)
gần hoặc gần

xa

Khơng gian
Trên
dưới hay dưới
trên
- trong ra ngồi hoặc ngoài vào trong
- Phải sử dụng nhiều giác quan, khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm,
phát hiện những đặc điểm độc đáo của cảnh. Tập trung miêu tả những đặc điểm
độc đáo, không tả lan mam, quá chi tiết, tỉ mỉ.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng hứng thú học tập và vốn sống cho học sinh.
(biện pháp hỗ trợ này tôi trú trọng nhiều và là biện pháp mạng lại hiệu quả nhất.)
Bước đầu chưa thể kì vọng nhiều mà bước đầu mới chỉ mong muốn làm sao để
các em hứng thú học tập, biết cách học. )
Quan sát, tìm ý là bước quan trong coi là nguyên tắc khi dạy - học văn
miêu tả. Để học sinh có kĩ năng quan sát tốt, đòi hỏi các em cũng cần có vốn
sồng, cần phải bồi dưỡng vốn sống, hứng thú học tập cho học sinh.
Với biện pháp này tôi áp dụng dạy linh hoạt trong các phân môn Tập đọc, kể
chuyện, luyện từ và câu. Tôi chú trọng hơn việc dạy đọc hiểu văn bản cho các em.
Qua đó giúp các em tiếp xúc với thơ văn nhiều hơn, tạo hứng thú khi tiếp
xúc với thơ văn.
- Trong dạy phân môn kể chuyện, từ việc kể những câu chuyện cảm động
trong chương giúp các em hiểu được giá trị đạo đức trong câu chuyện, tôi liên hệ
thực tế để cung cấp vốn sống cho các em.
- Ngồi ra tơi cịn tranh thủ ngồi giờ kể cho các em nghe những câu chuyện
về Bác Hồ, phân tích để các em hiểu cuộc đời cao đẹp của Bác.
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa…
Bác yêu thiên nhiên, yêu đất nước, con người.
(kể về thú làm thơ của Bác) Điểm qua một vài câu chuyện về thuở thiếu thời của

người (Các em rất thích).
- Nâng cao dần đến việc dạy cho các em cảm thụ văn học. Giúp các em
đọc hiểu, nêu được giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ đến đoạn thơ rồi bài thơ.
Bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản rồi nâng cao dần:
Bước 1: Bắt đầu từ việc đọc hiểu văn bản: Dạng này tôi dạy lồng ghép
trong các tiết tập đọc.
Ví dụ Học bài tập đọc “ Sắc màu em yêu” của Phạm Đình Ân.
? Bạn nhỏ trong bài yêu những màu sắc nào? Từ ngữ nào lặp lại nhiều lần
và có tác dụng gì?
? Những màu sắc ấy gắn với những sự vật, cảnh và người của đất như thế
nào?


14

? Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước?
Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm hồn trong sáng của tuổi thơ, bạn nhỏ thiết
tha yêu mến thiên nhiên con người quê hương đất nước.
Bước 2: Đọc - cảm thụ văn bản. Dạng bài này tơi dạy tăng cường ngồi giờ.
Ví dụ Bài tập: Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ “ Sắc màu em yêu”
Bài làm:
Gợi ý: - Để diễn tả cảm xúc của mình về bài thơ, trước hết chúng ta mở
đâu hay nói cách khác đặt vấn đề như thế nào?
- Đọc bài thơ “ Sắc màu em yêu” của nhà thơ Phạm Đình Ân chúng ta
càng thêm yêu đất nước và con người Việt Nam.
Gợi ý: - Diễn tả sự cảm nhận của từng câu thơ
Mở đầu bài thơ là màu đỏ, màu đỏ của trái tim, màu của quốc kì và màu
của khăn quàng đội viên. Em yêu màu xanh tươi mát của lúa đồng của ngàn cây
nơi đồng bằng rừng núi cả màu xanh của biển trời.Xen lẫn màu xanh là màu
vảng rực rỡ của cánh đồng lúa chín trĩu bơng, màu vàng của mn ngàn hoa cúc

mùa thu được khoe sắc dười ánh nắng rực rỡ.
Em yêu màu trắng thanh khiết “Trang giấy tuổi thơ “màu trắng tươi xinh của
“đoá hoa hồng bạch “và màu trắng thời gian “ mái tóc của bà” đơi mắt bé
ngoan” và màn đêm yên tĩnh” Màu tím của thuỷ chung của hi vọng. Màu nâu áo
mẹ, màu của đất đai màu mỡ của gỗ rừng.
Gợi ý viết câu kết: Tất cả màu sắc được miêu tả trong bài thơ đều gần gủi,
thân thương với mỗi con người Việt Nam. Đó là màu sắc bền bỉ của sự sống đã
bao đời nay.
Tương tự : Đọc - cảm thụ văn bản bài “Kì diệu rừng xanh”
Chẳng hạn: Nhà văn Phan Hách đã quan sát và ngắm nhìn, cảm nhận với
tất cả tình yêu rừng, yêu thiên nhiên tha thiết.
Tác giả bước vào khu rừng nấm, cảm thấy bước vào “một thành phố nấm”
mỗi chiếc nấm là một “lâu đài kiến trúc tân kì”. Đi giữa khu rừng mọc đầy nấm,
các bạn trẻ có cảm giác “ mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đơ của
một vương quốc tí hon”. Tác giả dùng biện pháp so sánh khá ngộ nghĩnh gợi nên
một nét đẹp kì diệu của rừng xanh.
Nét kì diệu của rừng cịn có những con thú “rào rào chuyển động” trong “
ánh nắng lọt qua lá trong xanh”. Đó là những con vượn bạc má “ơm con gọn ghẽ
chuyền nhanh như tia chớp”, những con chồn sóc “những chùm lông đuôi to đẹp
vút qua..”, mấy con mang vàng đang ăn cỏ non với những chân vàng dẫm trên
thảm lá vàng” lưng cũng rực vàng” trong sắc nắng. Rừng xanh có mn ngàn
thứ cây, các bạn trẻ chỉ chú ý đến bãi khộp “Lá úa vàng như cảnh mùa thu”. Đến
với rừng xanh cảm nhận bao vẻ đẹp thần kì huyền bí của thiên nhiên.
* Sau mỗi bài tập đọc dạng bài văn miêu tả này tôi thường gợi ý cho học
sinh học tập được ở tác giả các nghệ thuật quan sát miêu tả giàu hình ảnh và có
nghệ thuật.
-Trong các tiết dạy tập đọc tơi thường chỉ ra để học sinh thấy các từ ngữ


15


miêu tả được dùng trong bài, phân tích một số từ để học sinh thấy cái hay, sự
sáng tạo của nhà văn khi dùng từ.
Ví dụ : Sau khi dạy xong bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” của Tơ
Hồi - Tiếng việt lớp 5 tập 1, tôi hỏi:
Sau bài học này em có cảm nhận gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ?
(Nghệ thuật dùng từ ngữ, đặc biệt là từ chỉ màu sắc và cách miêu tả cảnh vật là
bài học lí thú, bổ ích. Chỉ nhuốm một màu vàng ở những sắc độ khác nhau.
Nắng nhạt vàng hoe, lúa vàng xuộm, hoa xoan vàng lịm, lá cây vàng ối, đu đủ,
lá sắn vàng tươi, bụi mía vàng xọng, ...Tơ điểm thêm cho màu vàng là quả ớt
“đỏ chói” ...Chỉ sắc màu gợi cảm đấy ta cảm giác đang được ngắm nhìn một bức
tranh mùa đơng ở nông thôn thật là trù phú, ấm no, hạnh phúc và dạt dào sức
sống). Qua đó cũng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em để gây
hứng thú viết văn cho các em.
Sau đó cho các em tìm thêm các từ ngữ miêu tả khác, khuyến khích các em
lập sổ tay từ ngữ miêu tả(hoặc gián tiếp bổ sung sổ ghi chép từ ngữ miêu tả hay),
sau mỗi giờ tập đọc lựa chọn mọt vài từ ngữ miêu tả hoạc câu văn miêu tả hay
để ghi. Khi chuẩn bị đến tiết làm văn miêu tả thì giở sổ tay ra xem lại, đọc lại.
Ngôn ngữ miêu tả phải chân thực, chính xác chính vì vậy tơi luôn chú ý học sinh
phải lựa chọn từ ngữ miêu tả phù hợp để vận dụng vào bài làm của mình.
Bước 3: Sau khi học sinh có hứng thú tiếp xúc với thơ văn, tôi tiến hành
tăng cường cho các em đọc thơ và viết cảm thụ văn học. Các em rất thích, xem
như một món ăn tinh thần.
Vào đầu giờ học hay những buổi ngồi giờ, tơi kể cho các em nghe một câu
chuyện hay cho các em cảm nhận một bài thơ để gây cảm xúc hoặc để thư giản.
Cứ thế từng ngày, từng ngày, đọc thơ, cảm nhận thơ là món ăn tinh thần
khơng thể thiếu được của các em. Giờ học dần dần sôi nổi hơn thay vào những
ánh mắt ngơ ngác, mỏi mệt là những ánh mắt chăm chú, những cái nhìn như
nuốt từng lời của cô giáo. Tôi vận dụng ngay cơ hội dạy lồng ghép kiến thức từ
vựng cho các em. Tạo hứng thú học tập bước hai tôi tiến hành rèn các kĩ năng

cho các em (Kĩ năng cảm thụ văn học , kĩ năng sử dụng từ, kĩ năng sử dụng biện
pháp tu từ, … đi đến mục đích cuối cùng là hình thành kĩ năng viết bài văn miêu
tả giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ để cho câu văn sinh đông, bộc lộ
được cảm xúc của người viết. Các em tiến bộ rõ rệt, đặc biệt trong cách cảm thụ
văn học. Khi gặp bất kỳ bài cảm thụ văn học nào hầu như các em làm
rất tốt. Từ cảm thụ văn tốt các em vận dụng vào viết văn
Kết quả cho thấy : Qua những bài cảm thụ văn học, tôi đã truyền cho các
em vốn sơng, tình u thiên nhiên, u đất nước, con người. Chủ yếu về các chủ
đề như mẹ, chủ đề yêu đất nước trong kháng chiến, chủ đề yêu quê hương. Đặc
biệt học tập được tâm hồn cũng như cuộc đời của Bác để dẫn dắt các em vào
cảm hứng viết văn. Vốn sống, tình yêu thiên nhiên, tự hào về đất nước được thể
hiện rõ nét trong các bài văn miêu tả.
Sau đây là bài văn tả mùa thu của một học sinh lớp 5, tuy chưa được đặc
sắc nhưng thể hiện được lòng tự hào về lịch sử dân tộc, thể hiện được tình yêu


16

quê hương, đất nươc.


17

Biện pháp 3: Bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt câu văn sinh động, có hình
ảnh, có nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc trong bài văn miêu tả:
Ngoài việc hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ miêu tả như dùng các
động từ, tính từ, hệ thống từ láy, từ tượng thanh, tượng hình… Để diễn đạt câu
văn sinh động có hình ảnh tơi hướng dẫn các em lựa chọn chi tiết, diễn đạt có
hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá…trong khi
làm bài văn miêu tả.

Ở các tiết dạy tập đọc tôi thường hướng dẫn học sinh thông qua việc trả
lời câu hỏi nhằm mục đích làm cho học sinh phát hiện những câu văn, đoạn văn
miêu tả sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Bài văn miêu tả hay không thể thiếu
cảm xúc. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết luận mà còn thể hiện trong từng
câu, từng đoạn của bài văn. Điều này tôi thường gợi ý cho các em một cách cụ
thể trong từng bài.
VD: Trong bài “Hoa học trò” của Xuân Diệu - Tiếng Việt lớp 4 tập 1 có
đoạn: “Phượng khơng chỉ là một đố, khơng phải vài cành, phương cả một loạt,
một vùng, một góc trời đỏ rực ...Người ta qn đố hoa chỉ nghĩ đến cây, đến
hàng, đến những tán lá xoè ra trên đậu khít nhau như mn ngàn con bướm
thắm”
- Tôi hỏi: Để tả một số lượng rất lớn của hoa phượng, trong đoạn văn trên
tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy nêu cảm xúc của em về
hoa phượng.(Đoạn văn miêu tả hoa phượng thật hấp dẫn và sinh động do tác giả
sử dụng các biện pháp tu từ khéo léo và tài tình. Những điệp từ, điệp ngữ có tính
chất tăng tiến gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc: Phượng phải là một đố,
khơng phài vài cành mà phượng cả một loạt, một vùng, một góc trời đỏ rực. Tác
giả cịn dùng câu khẳng định nhằm diễn tả phượng ở đây nhiều vô kể đến nổi
người ta quên đi đoá hoa mà “chỉ nghĩ” đến cây, đến hàng, đến những tán lớn.
Nhị của cánh hoa phượng trên cây xen kẽ, tác giả tưởng tượng và ví như
mn ngàn con bướm thắm.)
- Từ đó hướng dẫn học sinh vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào khi
làm bài văn miêu tả.
Xây dựng nội dung bài văn miêu tả ở trên mới là một “sườn bài” đủ ý. Để
bài văn sinh động, có nghệ thuật các em phải trau dồi qua các tiết luyện tập làm
văn. Qua tiết này, các em thể hiện được cách diễn đạt của mình và học tập bạn.
Được luyện cách mở bài, kết luận và tập vận dụng một số biện pháp nghệ
thuật đã học vào diễn tả nội dung. Cần chú ý cho học sinh cách sử dụng ngôn
ngữ miêu tả vì ngơn ngữ miêu tả góp phần làm cho bài văn miêu tả sinh động.
Ngôn ngữ miêu tả thường dùng nhiều động từ, tính từ, hệ thống từ láy, từ tượng

thanh, tượng hình...
Ví dụ: Tiết luyện tập làm văn với đề bài: Có một nhà văn đã viết “Mặt
trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh
đồng đầy sao”. Em hãy tả bầu trời khi có mặt trăng lưỡi liềm.
Với đề bài này học sinh rất khó quan sát, khó miêu tả. Yêu cầu cần có sự
liên tưởng tinh tế, thú vị. Tôi tổ chức cho học sinh quan sát vào đúng đêm trăng


18

lưỡi liềm.
- Gợi ý: Các em quan sát, ghi chép được những hình ảnh nào trên bầu trời?
Đa số học sinh chỉ ghi lại được ánh trăng lưỡi liềm du du trên bầu trời.
Ánh trăng chạy trốn cùng chị mây. Ánh sao lung linh giữa bầu trời xanh thẳm.
Những cơn gió nhẹ thoảng qua….Sau đó là hết ý, khơng biết viết gì thêm.
Tơi hướng dẫn các em tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích đề bài, sau đó hướng
dẫn quan sát, miêu tả theo trình tự thời gian:
- Khi nào thì trăng lên, lên từ đâu? Trăng trên bầu trời thế nào? Đứng một
chỗ hay chuyển động? Học sinh viết: Hồng hơn bng xuống, bóng đêm bao
trùm ánh trăng như lưỡi liềm từ từ nhô lên sáng cả bầu trời….
Gợi ý cách diễn đạt :
- Bầu trời lúc này ngoài trăng, sao, mây, em còn liên tưởng thêm những
cảnh vật gì? (Để bài văn sinh động, em phải có những liên tưởng thú vị, bầu trời
cũng như mặt đất)
- Những ngơi sao, em có thể miêu tả như thế nào cho hay?
- Những đám mây trôi, em liên tưởng đến hình ảnh gì?
- Để nhân hóa ánh trắng, mây,sao, sự vật trên bầu trời ta dùng từ ngữ nào?
Cứ thế, học sinh có những quan sát và liên tưởng thú vị khác nhau:
Ví dụ: + Ánh trăng du du mỏng manh trắng xóa. Có làn gió mạnh tưởng
như rơi nhưng không thể làm trăng rơi.

+ Những đám mây bồng bềnh chơi đùa như đang ngồi trên mặt trăng
ngắm sao. Mặt trăng như mẹ chiếu sáng cho các đàn con nhỏ. Những chú sao
cười khúc khích trên bầu trời.
Có học sinh có những liên tưởng thú vị: trăng như một cái lưỡi liềm to và
ửng đỏ. Nó lơ lửng trên khơng trung, trôi trên nền trời xanh thẳm. Bầu trời lúc
này thật đẹp, những chị mây trắng, mây hồng nhởn nhơ dạo chơi. Ánh trăng tinh
nghịch trốn tìm sau chị mây. Ngắm nhìn bầu trờ lúc này như một nàng tiên đươc
hồng thượng ban tặng cho chiếc váy óng ánh để lên thiên đình dạ hội. Trang
điểm thêm cho chiếc váy là những ngơi sao xanh, đỏ, tím vàng, hàng trăm màu
sắc sặc sỡ. Cảnh vật vào đêm trăng vừa huyền ảo với bao cảnh sắc kì lạ. Chỗ
này các nàng tiên đang đánh cờ, chỗ kia những em bé đang chơi đu quay. Xa xa,
trên bờ ruộng mấy đống rơm đang thơm mùi lúa mới. Trời càng về khuya,
ánh trăng lại càng lung linh hơn. Những đêm trăng luôn mang
đến cảm giác yên bình. Em yêu vầng trăng của quê hương
mình biết bao.
Sau những gợi ý trên, học sinh viết rất nhanh những câu văn giàu hình
ảnh, liên tưởng, so sánh thú vị. Hồn thành bài văn nhanh chóng.
Ví dụ bài văn của em Trịnh Thị Thu học sinh lớp 5 – năm học 2018 –
2019 như sau:


19

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi vận dụng cá biện pháp trên, học sinh có kĩ năng quan sát tốt hơn.
Quan sát bằng nhiều giác quan, liên tưởng thú vị, biết cách ghi chép theo đúng trình


20


tự. Học sinh hứng thú học tập hơn. Hiểu, nêu được giá trị nghệ thuật trong từng
câu thơ đến đoạn thơ rồi bài thơ, các em yêu môn Tiếng Việt hơn, vận dụng vào
viết bài văn miêu tả.
Học sinh rất tự tin viết bài văn miêu tả. Bài viết sinh động, giàu hình ảnh.
Kết quả cụ thể
Kết quả kiểm tra cuối năm
Năm học

2018 2019
2019 2020
2020 2021

Tổng
số
HS
36

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

(Điểm 9,10 )
SL
%
12
33,3

(Điểm 5,6,7,8)

SL
%
23
63,9

(Điểm dưới 5)
SL
%
1
2,8

37

16

43,2

20

57

0

0

20

9

45


11

55%

0

0

3. Kết luận, kiến nghị
Để có được kĩ năng làm bài văn miêu tả trước hết phải có kĩ năng quan sát
tinh tế. Sau đó phải có kĩ năng sống, yêu thơ văn, cảm thụ văn học tốt và cuối
cùng là biết diễn đạt câu văn giàu hình ảnh, sinh động có nghệ thuật. Dạy làm
văn miêu tả cần:
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, ghi chép theo trình tự.
- Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh
- Cung cấp thêm một số vốn từ theo chủ đề
Học cảm thụ văn học không thể tách rời với luyện viết đoạn văn cảm thụ,
do đó không thể tách rời với học tập làm văn. Qua đây để trau dồi hứng thú khi
viết văn.
Qua thực tế dạy phân môn Tập làm văn tôi nhận thấy người giáo viên phải
ln tìm tịi, học hỏi, hiểu tâm sinh lí học sinh Tiểu học và có khả năng tổ chức
lớp học.Vận dụng phương pháp dạy học cần phù hợp với từng đối tượng học
sinh. câu hỏi gợi ý đưa ra phải phù hợp. Tùy khả năng của mình, giáo viên cần
cố gắng cá thể hóa việc giảng dạy tức là chú ý đến năng lực, cá tính, ưu, nhược
điểm của từng em trong cách suy nghĩ, cách nói, cách viết...để có biện pháp
động viên, gợi mở, uốn nắn riêng.
Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, Ban
Giám hiệu nhà trường nhưng năng lực và thời gian có hạn nên khơng tránh khỏi
thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học để Sáng kiến kinh

nghiệm của tôi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Thường Xn, ngày 15 tháng 3 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKNcủa bản
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
thân tự viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN


21

Lê Thị Hà


22

Tài liệu tham khảo.
1. Nghiên cứu lí luận, kiến thức về văn miêu tả qua các tài liệu, sách hướng
dẫn của bộ - Sở giáo dục và đào tạo. và nhiều nhất ở sách “Phương pháp dạy học
tiếng việt ở bậc Tiểu học” của Lê Phương Nga – Nguyễn Trí
3. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 – BGD&ĐT
4. Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học của tác giả Lê
Phương Nga – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm – xuất bản năm 2009.
4. Các chuyên đề dạy học Tiếng Việt.

DANH MỤC
22



23

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hà
Chức vụ
SỞ
đơnGIÁO
vị côngDỤC
tác: Giáo
VÀ viên
ĐÀO– Trường
TẠO THANH
Tiểu học HĨA
Xn Cẩm

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

1.
2.

3.

4.
5.

Kết quả
Cấp đánh

đánh
Năm học
giá xếp loại giá xếp
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá xếp
(Phòng, Sở, loại (A,
loại
Tỉnh...)
B, hoặc
C)
Phòng giáo
Một số biện pháp SÁNG
rèn kĩ năng
KIẾNdục
KINH
NGHIỆM
và đào
B
2001 - 2002
1
đọc hiểu cho học sinh lớp 5.
tạo
Sử dụng hiệu quả câu hỏi
Phòng giáo
đọc hiểu trong phân môn tập dục và đào
C
2006 - 2007
2
đọc lớp 4.

tạo
Vai trò của người giáo viên
Phòng giáo
chủ nhiệm lớp trong công tác
dụcCAO
và đàoKĨ NĂNG
C
2009 -VĂN
20010
MỘT
SỐ BIỆN PHÁP NÂNG
LÀM
3
giáo dục đạo đức cho học
tạo
MIÊU
sinh TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC
PhịngXN,
giáo TỈNH THANH HĨA
XN
CẨM
Dạy học
tốnHUYỆN
có lời vănTHƯỜNG
lớp
dục và đào
C
2010 - 2011
4
5

tạo
Phòng giáo
Một số kinh nghiệm về dạy
dục và đào
B
2012 - 2013
5
học văn miêu tả ở lớp 4.
tạo
Người thực hiện: Lê
Thị Hà
Một số biện pháp dạy học
vụ:lớp
GiáoSở
viên
văn miêu tả choChức
học sinh
giáo dục
6
B
2014 - 2015
Đơn
vị công tác:
4 trường Tiểu học
Xuân
vàTrường
đào tạo Tiểu học Xuân Cẩm
Cẩm.
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
Một số biện pháp giúp học

sinh lớp 2 trưởng Tiểu học
Sở giáo dục
7 Xuân Cẩm học tốt phân môn
C
2017 - 2018
và đào tạo
Tập làm văn

23 NĂM 2021
THANH HÓA,


24

24


25

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

1.Mở đầu


1

2

1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

6

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


2

7

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

8

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

3

9

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4

10

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học

19

11

3. Kết luận và kiến nghị


19

25


×