Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4a trường tiểu học thành kim, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2. 3. Giải pháp
2.3.1. Thống kê các bài tập chính tả cần thay thế
2.3.2. Xây dựng hệ thống bài tập thay thế cho những bài tập chính tả lựa chọn
và cung cấp, mở rộng các quy tắc chính tả
2.3.3. Giáo viên chấm, chữa bài thường xuyên, cẩn thận.
2.3.4. Tạo hứng thú, động lực chọc tập cho học sinh
2.3.5. Trang bị sổ tay chính tả
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Trang
2
2
2
2
3


3
3
4
7
7
7
11
12
16
17
17
17
18
19
21-25

1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, chữ viết có vai trò quan trọng đối với con người, cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã nói: “Chữ viết là một biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn
thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện tính cẩn thận, tính kỉ luật và lịng tự trọng”. Vì vậy, việc dạy
đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ đầu đối với học sinh Tiểu học.
Để giúp học sinh viết đúng chính tả, các chuyên gia giáo dục đã xây dựng bài tập theo
hướng mở, gồm 2 phần: bài tập bắt buộc và bài tập lựa chọn. Điều này giúp gợi ý cho giáo viên
cách chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên có thể căn cứ vào lỗi chính tả của
học sinh ở địa phương mình mà lựa chọn các bài tập chữa lỗi chính tả cho phù hợp hoặc giáo
viên có thể tự soạn một bài tập khác để thay thế. Tuy nhiên, việc này chưa được đa số giáo viên
thực hiện một cách triệt để và hiệu quả.
Thạch Thành là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hố. Dân cư chủ yếu gồm
2 dân tộc Kinh và Mường sinh sống. Dân tộc Kinh đa số là dân di cư từ các huyện khác đến như:

Hậu Lộc, Hoằng Hoá,... Cũng giống như nhiều địa phương khác, phương ngữ luôn là vấn đề mà
giáo viên cũng như những nhà quản lí giáo dục trăn trở.

1


Tại trường Tiểu học Thành Kim, qua nhiều năm giảng dạy tơi thấy: chất lượng chữ viết lớp
4 cịn thấp, chủ yếu do các em viết sai chính tả nhiều. Là giáo viên có nhiều năm giảng dạy học
sinh lớp 4, tôi đã luôn trăn trở: Làm thế nào để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 nhằm
nâng cao chất lượng chữ viết? Vì vậy, tơi đã nghiên cứu, tìm ra: “Một số biện pháp khắc phục
lỗi chính tả cho học sinh lớp 4A - Trường Tiểu học Thành Kim, huyện Thạch Thành”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Để kế thừa và phát huy thành tựu của các thế hệ đi trước đồng thời tìm ra phương pháp dạy
học thích hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy- học và hiệu quả giáo dục. Nhằm nâng cao, bồi
dưỡng về kĩ năng viết cho học sinh, giúp học sinh thuận tiện trong quá trình giao tiếp và làm
giàu vốn kiến thức. Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố và hồn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ
viết về hệ thống ngữ âm Tiếng Việt cho học sinh. Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống quy tắc
chuẩn, thống nhất chính tả Tiếng Việt. Rèn luyện thuần thục kỹ năng viết, đọc hiểu chữ viết
Tiếng Việt. Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp (ghi chép, viết
đọc, hiểu bài đọc…). Mặt khác, nhiệm vụ quan trọng là tìm ra nguyên nhân học sinh lớp 4A viết
sai chính tả để từ đó tìm các biện pháp khắc phục các lỗi chính tả học sinh thường mắc nhằm
nâng cao chất lượng phân mơn chính tả nói riêng, mơn Tiếng Việt nói chung.
Vận dụng các ngun tắc dạy học trong phân mơn Chính tả hình thành kĩ năng viết đúng
chính tả cho học sinh.
Xây dựng một hệ thống các bài tập chính tả thay thế cho các bài tập chính tả lựa chọn trong
chương trình Tiếng Việt lớp 4.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Thành Kim huyện Thạch Thành tỉnh
- Chương trình phân mơn Chính tả lớp 4, các tài liệu có liên quan.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

- Tra cứu tài liệu.
- Điều tra, quan sát.
- Thu thập thông tin.
- Áp dụng thực tế
- Thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong phân mơn Tiếng Việt lớp 4, mỗi tuần có 1 tiết chính tả. Cả năm học, học sinh được học
35 tiết chính tả. Chương trình của phân mơn chính tả ở khối lớp 4 gồm các dạng sau:
* Chính tả đoạn, bài: Nghe – viết hoặc nhớ – viết một đoạn trích từ bài tập đọc hoặc từ các văn
bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm học tập của mỗi tuần với độ dài khoảng 100 chữ
(tiếng)
* Chính tả âm, vần:
Nội dung các bài tập chính tả âm, vần là ôn lại quy tắc viết một số chữ như: c/k; ng/ngh; g/gh
và tiếp tục luyện viết đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng của cách
phát âm địa phương. Các cặp âm vần, thanh dễ lẫn được luyện viết gồm:
- Phụ âm đầu: l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi
- Vần: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, uôn/uông, ơn/ơng, iên/iêng,
ăt/ăc, ât/ăc, uôt/uôc, ơt/ơc, iêt/iêc, ên/ênh, im/iêm, iu/iêu; vần chứa âm chính o/ơ.
* Chính tả viết hoa:
- Ơn luyện cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngồi.
- Bước đầu rèn luyện để có ý thức về cách viết hoa tên riêng tổ chức, danh hiệu, giải thưởng,
huân chương,…Chữ viết là hệ thống kí hiệu ghi lại ngơn ngữ. Đặc biệt đối với bậc Tiểu học, chữ
viết là một trong những công cụ dạy học của giáo viên.
Bên cạnh việc dạy cho học sinh viết
đẹp thì yêu cầu dạy cho học sinh viết đúng rất quan trọng. Muốn làm được điều đó, giáo viên
phải nắm được những ngun tắc chính tả Tiếng Việt sau:
+ Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực: Nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát với
phương ngữ.


2


+ Ngun tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả khơng có ý thức. Trong nhà trường, giáo
viên cần sử dụng và khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy, giáo viên cần phải được
trang bị những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng – ngữ nghĩa học liên quan đến chính tả.
+ Nguyên tắc phối hợp giữa biện pháp tích cực với biện pháp tiêu cực (xây dựng cái đúng, loại
bỏ cái sai).
Đối với học sinh Tiểu học có hai loại lỗi cơ bản sau:
- Lỗi chính tả do khơng nắm được cấu trúc Tiếng Việt.
- Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương. Chính vì vậy, việc dạy cho học sinh viết
đúng chính tả, đặc biệt là dạy cho các em nắm vững nguyên tắc chính tả để thay cho cách viết
theo phương ngữ là công việc vơ cùng khó, địi hỏi giáo viên phải kiên trì, cần rèn luyện cho học
sinh thường xuyên và lâu dài.
Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh, khi
các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các mơn học khác và trên cơ sở
đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả. Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc
biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói “Nét chữ - Nết người”, “Văn hay chữ
tốt”. Do đó, việc bảo vệ tiếng nói, chữ viết của dân tộc đã trở thành tư tưởng có tính chất chính
thống và mỗi người Việt Nam cần có ý thức gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy lỗi chính tả cơ bản của các em học sinh trường Tiểu học
Thành Kim thường mắc là do cách phát âm địa phương, nhầm lẫn giữa thanh hỏi, thanh ngã,..
hay những lỗi phổ biến do các em không nắm được quy tắc chính tả như: r/d/gi, s/x, ch/tr, g/gh,
ng/ngh. Cụ thể, đầu năm học 2018-2019, lớp 4A còn nhiều em viết sai chính tả, điển hình như:

3


(Bài viết của em Hoàng Yến Nhi, Lớp 4A )


4


(Bài viết của em Nguyễn Việt Anh – Lớp 4A)
Để nắm chính xác, cụ thể những lỗi chính tả mà học sinh lớp tôi thường mắc phải, tôi đã
tiến hành làm một bài khảo sát như sau:
Bài 1: (Phân biệt âm, vần theo các dạng bài tập trong sách giáo khoa)
a) Điền vào chỗ trống l hoặc n để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Điên điển, …oại cây hoang dã, thân mềm mà dẻo, …á nhỏ …i ti, mọc từng chòm từng vạt
…ớn trên đồng ruộng đồng bằng sông Cửu Long. Từ An Giang, Đồng Tháp dài xuống Cần Thơ,
Rạch Giá, Cà Mau, ruộng đồng …ào cũng có.
Theo Mai Văn Tạo
b) Điền vào chỗ trống vần an hoặc ang để hoàn chỉnh đoạn văn:
Chuyến ô tô chở h… sơn màu v….. đ….. lê ì ạch trên bờ đê dưới những bụi tre già. Bụi
đường và ánh nắng bốc lên đỏ xuộm. Trong l… bụi, mờ mờ thấy những h..… cơm, quán nước.
Theo Tơ Hồi
c) Điền tiếng có vần in hoặc inh để tạo từ ngữ đúng
mít ……..
………. tường
…… gạt

……. như bưng

….. tưởng

những bông lúa ….. vàng
5



d) Điền vào chỗ trống vần ut hoặc uc để hoàn chỉnh đoạn thơ:
Tiếng nhạc v… lên cao
Bé lắc người theo nhịp
Tr… ngồi vườn xào xạc
Nước trong hồ xơn xao.
Hồng Trang
Bài 2: (Phân biệt âm, vần học sinh lớp tôi đã mắc)
a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi để hoàn chỉnh truyện sau:
Hai chú bé đang …ủ …ỉ trị chuyện:
- Mẹ cậu là cơ …áo mà cậu chẳng biết viết một …òng chữ nào!
- Thế sao cha cậu là bác sĩ …ăng mà em cậu lại khơng có cái nào?
Theo Trần Mạnh Thường
b) Đặt thanh hỏi hoặc thanh ngã trên các chữ in đậm để hoàn chỉnh đoạn thơ:
Thấy anh mơ sách học
Em lâm châm đến bên
Anh dạy em chư nhé
Chư A này bé ơi.
Nguyễn Thị Hồng Ngát
c) Trong các từ ngữ sau, từ ngữ nào viết sai chính tả? Em hãy viết lại cho đúng.
Sạch sẽ, xanh sao, sang sông, sáng xủa, ngôi xao, sôi gấc, cặp xách, sương đêm, xửa chữa,
xức khoẻ.
d) Điền vào chỗ trống ch hay tr:
Nền …ời rực hồng. Từng đàn én …ao lượn, bay ra phía biển. Những con tàu sơn …ắng
đậu san sát, tung bay cờ đủ màu sắc, …ông …úng như những tồ lâu đài nổi ẩn hiện …ong gió
ban mai.
Kết quả khảo sát như sau:
Bài 1:
HS mắc lỗi HS mắc lỗi
Sĩ số HS mắc lỗi l/n
an/ang

in/inh
Lớp
HS
SL
TL
SL
SL
SL
TL
4B
27
1
3,7
1
1
1
3,7
Bài 2:
Lớp

Sĩ số HS

4B

27

HS mắc lỗi
r/d/gi
SL
TL

17
62,9

HS mắc lỗi thanh
hỏi/ thanh ngã
SL
TL
21
77.8

HS mắc lỗi
s/x
SL
TL
15
55.6

HS mắc lỗi
ch/tr
SL
TL
17
58,6

Nhìn vào bảng kết quả khảo sát trên, tơi nhận thấy số lượng học sinh viết sai
các cặp phụ âm: r/d/gi, thanh hỏi /thanh ngã, s/x, ch/tr rất nhiều. Ngoài ra trong q trình
giảng day, tơi cịn thống kê thêm một số lỗi chính tả học sinh thường nhầm lẫn như: ng/ngh,
g/gh, …
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Thống kê các bài tập chính tả lựa chọn cần thay thế:

Sau khi có kết quả khảo sát, tôi tiến hành nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa
hiện hành một cách tỉ mỉ, chi tiết. Đặc biệt là nghiên cứu hệ thống bài tập lựa chọn của phân mơn
Chính tả. Tơi nhận thấy trong chương trình, các nhà viết sách đã có rất nhiều bài tập được xây
dựng theo hướng mở để giúp giáo viên có thế soạn bằng các bài tập thay thế phù hợp với địa
phương. Do đó, tơi đã thống kê các bài tập chính tả lựa chọn cần thay thế theo tuần, cụ thể như
sau:
STT

Bài/ tuần

Nội dung bài tập lựa chọn

Nội dung thay thế

6


1
2
4
5

Tuần 1
Tuần 9
Tuần 22
Tuần 26

phân biệt l/n, an/ang
phân biệt l/n,uôn/uông
phân biệt l/n, ut/uc

phân biệt l/n, in/inh

phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã
phân biệt ch/tr
phân biệt s/x
phân biệt ng/ngh, g/gh

2.3.2. Xây dựng hệ thống bài tập thay thế cho những bài tập chính tả lựa chọn và cung
cấp, mở rộng các quy tắc chính tả:
*Tuần 1: Bài tập thay thế là:
Bài tập: Em hãy điền thanh hỏi hoặc thanh ngã trên các chữ in đậm để hồn chỉnh truyện
sau:
Có một người nơi tiếng bun xin. Một hơm, anh ta có khách. Gà, vịt, ngan, ngơng thì đầy
sân, nhưng chu thì ln miệng than là chăng có gì đai khách. Đến trưa, vẫn chăng thấy động
tinh gì dưới bếp, người khách nói: “Thơi bác giết quách ngựa cua tôi đi. Ta làm bưa chen, mấy
khi mình gặp nhau”. Chu nhà ngạc nhiên: “Thế lúc về thì bác đi bằng gì?” Khách than nhiên:
“Bác cho tôi mượn một con ngông to nhất đàn. Tôi cươi ngông về cung được”.
Theo Truyện cười dân gian Việt Nam
Qua bài tập này tôi củng cố cho học sinh một số mẹo đẻ phân biệt thanh hỏi, thanh ngã như
sau:
A. Đối với từ Hán Việt:
* Mẹo : "Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã"
(Chú ý các âm đầu : M - N - Nh - V - L - D - Ng)
* Luật :
Với các từ Hán Việt, những từ có âm đầu là M - N - Nh - V - L - D - Ng thì viết dấu ngã.
Ví dụ:
- Mĩ mãn, mã lực, mãnh hổ, từ mẫu ...
- Truy nã, nỗ lực, nữ giới, trí não ...
- Nhẫn nại, nhũng nhiễu, thạch nhũ, nhiễm độc ...
- Thành lũy, lữ hành, kết liễu, lễ độ ...

- Vĩnh viễn, vũ lực, vĩ tuyến, vãng lai ...
- Dã man, hướng dẫn, dũng cảm, diễm lệ ...
- Ngữ nghĩa, hàng ngũ, vị ngã, ngưỡng mộ ...
Ngoại lệ : Ngải (ngải cứu - tên cây thuốc).
**Ngoài 7 âm đầu trên, các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi.
Ví dụ:
- Ảo ảnh, ảm đạm, ẩm thực, ẩn hiện, ẩu đả, ỷ lại, yên ổn, yểu mệnh, …. Tuy nhiên vẫn có một
số trường hợp ngoại lệ:

- bãi : (bỏ) bãi khóa.
- bĩ : (đen) bĩ cực, vận bĩ.
- cữu : (hòm) linh cữu.
- cưỡng : (cưỡng ép)
- đãng : phóng đãng, thống đãng.
- hãm : (hại).
- hỗn : trì hỗn.
- hỗ : (cùng) hỗ tương.
- hỗn : (loạn).
- huyễn : (mê).
- hữu : (có - bạn - phải)…
B. Đối với từ Thuần Việt:
1) Đối với từ thuần Việt, các từ láy đều viết theo luật sau:
Huyền – sắc – hỏi – nặng ƠKhông dấu - thanh ngang)
Mẹo: "Chị huyền mang nặng ngã đau
Anh ngang sắc thuốc hỏi đau chỗ nào"
Nghĩa là : thanh huyền, nặng, ngã kết hợp với dấu ngã. Thanh ngang, sắc, hỏi kết
hợp với dấu hỏi.
7



Ví dụ :
- Huyền - Ngã : sẵn sàng, lững lờ, vồn vã, vẽ vời ...
- Nặng - Ngã :nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo ...
- Ngã - Ngã : lỗ lã, dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo ...
- Ngang - Hỏi : nho nhỏ, lẻ loi, vui vẻ, trong trẻo ...
- Sắc - Hỏi : nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ ...
- Hỏi - Hỏi : lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ ...
Ngoại lệ : bền bỉ, chàng hảng, chồm hổm, chèo bẻo,…
*Tuần 9: Bài tập thay thế là:
Bài tập: Điền vào chỗ trống ch hoặc tr để hồn chỉnh đoạn văn:
a) Tơi yêu những cánh đồng vàng rực ngày mùa, thơm vị mía lùi và …ắng xố sương mù
sau Tết. Tơi u tiếng …uông …ùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng …iều tà …ải
màu vàng …ên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên …iền núi.
Theo Mai Văn Tạo
b) …oáng ngợp
chập …oạng tối
mở …ồng mắt
c) …én trà
…ảo gang
…õ đồ xơi
…ắp vá
d) vắt …anh bỏ vỏ
…è bưởi
…ậu nhôm
Sau bài tập này tôi lại củng cố, mở rộng thêm cho học sinh về quy tắc chính tả, mẹo chính
tả tr/ch như sau:
+ Chữ tr khơng đứng trước các tiếng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, oo, oen). Do đó nếu gặp
các dạng này ta chọn ch để viết, khơng chọn tr. Ví dụ: sáng chóa, vỡ choang, chồng dậy,…
+ Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn, thường có âm
đầu ch. Ví dụ: chăn, chuối, chanh, cháo,…

*Tuần 22: Bài tập thay thế là:
Bài tập:
a) Điền vào chỗ trống s hoặc x để hoàn chỉnh đoạn văn:
Biển luôn thay đổi tùy theo …ắc mây trời. Trời …anh thẳm, biển cũng thẳm …anh, như
dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi …ương. Trời âm u mây
mưa, biển …ám …ịt, nặng nề. Trời ầm ầm dơng gió, biển đục ngầu giận dữ.
Vũ Tú Nam
b) Tìm 5 từ láy bắt đầu bằng s hoặc x?
Sau bài tập, tôi cung cấp cho học sinh cách phân biệt s/x:

+ Đa số âm x xuất hiện trong các tiếng có âm đệm. Ví dụ: xuề xoà, xoành
xoạch,…), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: sốt, soạt,
soạn, soạng, suất.
+ X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy.
+ Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật được bắt đầu bằng s. Ví dụ: sả, sầu
riêng, sáo, sâu,…
*Tuần 9: Bài tập thay thế là:
Bài tập: Điền vào chỗ trống ch hoặc tr để hồn chỉnh đoạn văn:
a) Tơi u những cánh đồng vàng rực ngày mùa, thơm vị mía lùi và …ắng xố sương mù
sau Tết. Tơi u tiếng …ng …ùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng …iều tà …ải
màu vàng …ên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên …iền núi.
Theo Mai Văn Tạo
b) …ống ngợp
chập …oạng tối
mở …ồng mắt
c) …én trà
…ảo gang
…õ đồ xôi
…ắp vá
d) vắt …anh bỏ vỏ

…è bưởi
…ậu nhôm

8


Sau bài tập này tôi lại củng cố, mở rộng thêm cho học sinh về quy tắc chính tả, mẹo chính
tả tr/ch như sau:
+ Chữ tr khơng đứng trước các tiếng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, oo, oen). Do đó nếu gặp
các dạng này ta chọn ch để viết, khơng chọn tr. Ví dụ: sáng chóa, vỡ choang, choàng dậy,…
+ Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn, thường có âm
đầu ch. Ví dụ: chăn, chuối, chanh, cháo,…
*Tuần 22: Bài tập thay thế là:
Bài tập:
a) Điền vào chỗ trống s hoặc x để hồn chỉnh đoạn văn:
Biển ln thay đổi tùy theo …ắc mây trời. Trời …anh thẳm, biển cũng thẳm …anh, như
dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi …ương. Trời âm u mây
mưa, biển …ám …ịt, nặng nề. Trời ầm ầm dơng gió, biển đục ngầu giận dữ.
Vũ Tú Nam
b) Tìm 5 từ láy bắt đầu bằng s hoặc x?
Sau bài tập, tôi cung cấp cho học sinh cách phân biệt s/x:

+ Đa số âm x xuất hiện trong các tiếng có âm đệm. Ví dụ: xuề xồ, xồnh
xoạch,…), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: sốt, soạt,
soạn, soạng, suất.
+ X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy.
+ Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật được bắt đầu bằng s. Ví dụ: sả, sầu
riêng, sáo, sâu,…
*Tuần 26: Bài tập thay thế là:
Bài tập: Điền vào chỗ chấm

a) g hoặc gh:
- gập …ềnh
- …ần gũi
- gặp …ỡ
- Lên thác xuống …ềnh
b) Điền vào chỗ trống g/gh hoặc ng/ngh để hồn chỉnh đoạn thơ:
Gió bấc thật đáng …ét
Cái thân …ầy khô đét
Chân tay dài …êu …ao
Sau bài tập giáo viên củng cố cho học sinh quy tắc:
+ gh, ngh chỉ ghép với các âm i, e, ê. Ví dụ: ghé, ghi, nghĩ, nghề,... Các trường hợp cịn lại
ghép với g, ng. Ví dụ: gà, ngõ,...

9


( Tiết Chính tả lớp 4A, năm học 2018-2019)

10


( Tiết Chính tả lớp 4A, năm học 2018-2019)
2.3.3. Giáo viên chấm, chữa bài thường xuyên, cẩn thận:
Nhìn chung, khi viết chính tả, học sinh thường mắc nhiều khuyết điểm viết theo thói quen,
khơng tập trung phân tích tiếng trước khi ghi chữ, nhớ thế nào thì ghi thế ấy. Thậm chí những
chữ viết sai đã sửa nhiều lần mà khi viết vẫn mắc lại lỗi cũ. Vì vậy, việc chấm bài kỹ để tìm ra
những lỗi sai mà các em thường mắc phải là điều quan trọng, thậm chí tơi cịn ghi nhớ kỹ lỗi
chính tả của từng em để nhắc nhở đúng tên em đó khi chuẩn bị viết bài.
Tôi cho rằng việc chấm chữa bài cho học sinh sau khi viết chính tả cũng rất quan trọng.
Tơi đã hướng dẫn học sinh đổi chéo vở để kiểm tra, giúp học sinh sửa lỗi chính tả lẫn nhau. Điều

này, giúp các em khắc sâu được những lỗi chính tả của bạn và của mình. Đồng thời khi chấm bài
cho học sinh, tơi sốt lỗi cẩn thận và chỉ ra từng lỗi cụ thể cả về chính tả và chữ viết. Khi trả bài
cho các em, tôi yêu cầu học sinh tự đọc lời nhận xét của cô rồi viết lại những từ mình viết sai sau
đó sửa lại vào sổ tay. Việc làm này, tôi luôn nhắc nhở và động viên các em làm thường xuyên ở
tất cả các môn học.

11


(Bài viết của em Hoàng Mai Lan, lớp 4A)
2.3.4. Tạo hứng thú, động lực học tập cho học sinh:
Hứng thú có vai trị quan trọng trong học tập, khơng có việc gì người ta khơng làm được
dưới ảnh hưởng của hứng thú. Đúng như M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình u đối với
cơng việc”. Vì vậy bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh rất quan trọng. Trong các phong
trào của lớp, tôi tổ chức cho học sinh tham gia bài thi “Em yêu chính tả” 2 tuần làm một bài thi
“Chính tả âm vần”. Chữa bài và trao giải vào 15 phút đầu giờ tuần thứ hai, tuần thứ tư của tháng
cho những em có bài làm đúng, trình bày sạch đẹp, nộp bài nhanh.

12


(Bài thi “Em yêu chính tả” của em Đỗ Gia Hân lớp 4A)

13


(Một số em đạt giải “Em yêu chính tả của lớp)
Ngồi ra, mỗi tháng tơi tổ chức cho các em làm một “Bài viết chữ đẹp”, giáo viên nhận xét
trao giải vào giờ “Sinh hoạt tập thể” thứ 6 tuần cuối cùng của tháng. Bài đạt giải sẽ được trưng
bày trên bảng “Nét chữ - Nết người” của lớp.


14


(Bài viết Trịnh Kim Chi, học sinh lớp 4A)

Bảng “Nét chữ - Nết người” lớp 4A
2.3.5. Trang bị sổ tay chính tả cho học sinh:
Tơi u cầu mỗi học sinh trang bị cho mình một sổ tay chính tả. Sổ này các em tự tay trang trí
đẹp theo ý thích của mình và giữ gìn cẩn thận. Trong sổ, các em ghi chép các từ ngữ thường viết
sai đã được chữa lại và các mẹo, các luật chính tả. Các em cần ghi chép đầy mỗi khi gặp từ dễ

15


viết sai, các em mang ra đọc lại. Điều này giúp học sinh có thói quen thường xun ơn lại các lỗi
chính tả, nhớ lại quy tắc, mẹo chính tả để viết đúng chính tả Tiếng Việt như một thói quen.

(Sổ tay chính tả của em Trần Khánh Dung, lớp 4A)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên. Tháng 4 năm 2019 tôi đã xây dựng hệ thống bài tập và
khảo sát lại mức độ sai lỗi chính tả của học sinh lớp 4A với những bài tập phân biệt: thanh
hỏi/thanh ngã, s/x, ch/tr, r/d/gi. Kết quả như sau:

16


Lớp


HS mắc lỗi
HS mắc lỗi
HS mắc lỗi HS mắc lỗi
thanh
hỏi/
Sĩ số
r/d/gi
s/x
ch/tr
thanh ngã
HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL

4A
27
Đầu năm
4A
Sau khi áp dụng 27
biện pháp

17

62,9


21

77,8

15

55.6

17

58,6

1

3,7

2

7,4

1

3,7

1

3,7

Nhìn vào bảng trên cho thấy, chất lượng phân mơn chính tả lớp 4A đã được nâng lên rõ rệt.

Đến đầu học kì 2 năm học 2020 - 2021, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, đề
xuất với Ban giám hiệu nhà trường áp dụng các biện pháp trên cho học sinh khối 4 trường Tiểu
học Thành Kim và một số trường bạn trong huyện (có điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học
sinh của từng lớp). Sau khi áp dụng, kết quả chất lượng chữ viết của cả khối đã được nâng lên rõ
rệt. Từ một khối có kết quả thấp nhất, khối 4 đã vươn lê đứng thứ hai sau khối 5.
Từ các kết quả trên khẳng định: Các biện pháp tôi vận dụng là phù hợp và mang lại hiệu
quả, góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho khối 4 nói riêng, cho nhà trường nói chung.
Từ các kết quả trên khẳng định: Các biện pháp tôi vận dụng là phù hợp và mang lại hiệu
quả, góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho khối 4 nói riêng, cho nhà trường nói chung.
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận:

Muốn dạy tốt bất kỳ một mơn học nào thì người giáo viên phải nắm vững nội
dung chương trình, sách giáo khoa, đặc trưng bộ mơn. Ln tìm tịi nhiều những
biện pháp để khắc phục và thu hút được sự chú ý của các em, gây hứng thú và phát
huy chủ động củahọc sinh.
Bản thân tôi là người giáo viên cần muốn trang bị cho mình vốn ngơn ngữ
phong phú thơng qua sách, báo, tài liệu tham khảo và ln học hỏi đồng nghiệp tìm
ra cái hay, cái mới để áp dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt ở phân
mơn Chính tả để tra cứu và cuốn sổ tay để ghi chép những gì học sinh đạt được và
chưa đạt được khi học bài đó, để rút ra kinh nghiệm cho những năm học tiếp theo.
Trao đổi kinh nghiệm và tiếp nhận sự đóng góp nhiệt tình của các đồng
nghiệp. Đồng thời phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường, tạo
đìều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy và học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Kiến nghị:
Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin phép được kiến nghị tới quản nhà trường ứng dụng
SKKN vào đối tượng học sinh lớp 4 (Có chỉnh sửa cho phù hợp với học sinh) nhằm nâng cao
chất lượng phân mơn chính tả nói riêng, mơn Tiếng Việt nói chung cũng như chất lượng giáo dục
của nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm được hồn thành với những tích luỹ kinh nghiệm

của bản thân trong nhiều năm giảng dạy cùng với sự góp ý của đồng nghiệp
trường Tiểu học Thành Kim. Rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của các
đồng nghiệp và Hội đồng khoa học cấp ngành để sáng kiến của tơi được hồn
thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thạch Thành ngày 26 tháng 4 năm 2021
NGƯỜI VIẾT :

17


Phạm Thị Thuỷ

Đinh Thị Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Văn học tuổi thơ
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 4
3. Bồi dưỡng năng lực làm văn – Tiếng việt Tiểu học
4. SGK Tiếng Việt lớp 4 (tập 1 + tập 2) - Nhà xuất bản Giáo dục
4. Tiếng Việt nâng cao lớp 4 - Chủ biên: PGS.TS Lê Phương Nga
5. Từ điển chính tả HS - Tác giả: Nguyễn Như Ý
6. Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Tác giả: Tiến sĩ Phạm Minh Diệu

18



DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC CẤP XẾP LOẠI
TT

Tên đề tài SKKN

1

Nâng cao chất lượng chữ
viết cho học sinh lớp 2

2
3

Một số biện pháp giúp HS
lớp 4 học tốt
so sánh phân số
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng phân môn Tập
đọc lớp 1

Cấp đánh giá, xếp
loại

Kết quả đánh
giá, xếp loại

Năm học được
đánh giá, xếp
loại


Ngành GD cấp
huyện

B

2008-2009

Ngành GD cấp
huyện

B

2013 - 2014

Ngành GD cấp
huyện

B

2017 - 2018

PHỤ LỤC

19


Bài viết của em Nguyễn Việt Anh- Lớp 4A – Năm học 2020- 2021

20



Bài viết của em: Đỗ Gia Hân - Lớp 4A – Năm học 2020- 2021

21


( Bài viết của em: Đỗ Bình An - Lớp 4A – Năm học 2018 - 2019

22


Một số học sinh đạt giải “Em yêu chính tả”

HS khối 4 cùng HS toàn trường nhận thưởng trong phong trào
‘Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp’

23


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4A - TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH KIM
HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HỐ

Người thực hiện: Đinh Thị Hà
Chức vụ:

Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu học Thành Kim,
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
SKKN thuộc mơn: Tiếng Việt

THANH HĨA, NĂM 2021

24



×