Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp thực hiện nhằm xây dựng trường học hạnh phúc ở trường tiểu học thiệu nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
PHẦN

1

NỘI DUNG

TRANG

MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

2

1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận


2
2
2
3
3
3

2.2

Thực trạng của cơng tác xây dựng “Trường học hạnh
phúc” hiện nay.
Các giải pháp đã thực hiện nhằm xây dựng “Trường học
hạnh phúc” ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên

4

2.3.1

Xây dựng Bộ Quy ước hạnh phúc và Kế hoạch xây dựng
“Trường học hạnh phúc” thực hiện tại đơn vị

7

2.3.2

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng
“Trường học hạnh phúc” và bồi dưỡng phương pháp, cách
thức thực hiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ
huynh
Chăm lo bồi dưỡng sức khỏe về thể chất và tinh thần cho

cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
Trang bị hịm thư “Điều muốn nói”
Tạo cảm hứng và giải quyết thật tốt những xung đột (nếu
có) trong và ngồi nhà trường
Hiệu quả của việc thực hiện xây dựng “Trường học hạnh
phúc” ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

7

2.3

2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.4
3
3.1
3.2

7

9
12
13
15
17
17

18

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hạnh phúc là mục tiêu sống, là phương châm hành động của bất cứ cá
nhân nào đang tồn tại trong xã hội. Quan điểm về hạnh phúc của mỗi người ở
mỗi thời điểm khác nhau cũng có những nội hàm khác nhau. Nét chung nhất của
hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hồn tồn đạt được ý nguyện.
Giáo dục với vai trị quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận,
được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở
thành “Trường học hạnh phúc”.
Xây dựng “Trường học hạnh phúc” sẽ giúp học sinh có một mơi
trường sống đầy ý nghĩa. Ở đó, các em được học tập, được vui chơi, được chia
sẻ, được thấu hiểu, được an toàn, được yêu thương, được tơn trọng, được chăm
sóc chu đáo về sức khỏe, được bồi dưỡng về đạo đức, lối sống để hình thành
nhân cách đẹp. Ở đó các thầy, cơ giáo được tơn trọng, có điều kiện phát huy tốt
năng lực của mình trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Ở đó, phụ huynh
yên tâm, tin tưởng, sẻ chia và đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục
học sinh.
Chính vì thế, mơ hình “Trường học hạnh phúc” đã và đang được các cấp,
các ngành quan tâm chỉ đạo, các nhà trường đặt mục tiêu hướng tới. Tuy nhiên,
để thực hiện thành cơng mơ hình này, khơng phải một sớm một chiều, cũng
khơng hồn tồn dễ dàng nếu như mỗi nhà quản lý không quyết tâm thực hiện.
Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày hạnh phúc, giáo viên
đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trị ngày càng gắn bó và là
động lực để học sinh vươn tới tri thức? Đây là nhiệm vụ quan trọng của mỗi
người cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay nói chung và hiệu

trưởng các trường tiểu học nói riêng.
Là người hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn xác định: “Xây dựng “Trường
học hạnh phúc” là chìa khóa để phát triển tồn diện phẩm chất và năng lực học
sinh, đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng 2018”. Vì thế, tơi ln
trăn trở tìm những biện pháp hữu hiệu, khả thi để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả
cao nhất. Tôi quyết định chọn đề tài Một số giải pháp thực hiện nhằm xây
dựng “Trường học hạnh phúc” ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với mục tiêu “Mỗi học sinh phải được hạnh phúc khi đến trường để trở
thành người có đạo đức, có tình cảm, tự tin, năng động, mạnh mẽ, có tư duy độc
lập, có kĩ năng tốt đáp ứng sự phát triển của xã hội”, bản thân đã chủ động
nghiên cứu và thực nghiệm bằng những giải pháp hữu hiệu giúp giáo viên và
học sinh có điều kiện để tích cực hoạt động, rèn luyện, trải nghiệm trong mơi
trường an tồn, u thương, tơn trọng. Từ đó, giúp học sinh có đủ phẩm chất và
năng lực đáp ứng mục tiêu chương trình đề ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2


Đề tài này tập trung chủ yếu vào thực trạng tâm lý học sinh trường học,
vào những áp lực mà giáo viên và học sinh các nhà trường đang gặp, vào hiệu
quả của cơng tác đảm bảo sự an tồn, niềm phấn khởi và sự tơn trọng của tồn
cộng đồng đối với người học hiện nay; đề ra những giải pháp đã áp dụng thành
công ở đơn vị Trường Tiểu học Thiệu Nguyên từ năm học 2019-2020 đến nay;
đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm đề tài và nêu lên một số kinh nghiệm
cũng như đề xuất để có thể thực hiện tốt hơn công tác xây dựng “Trường học
hạnh phúc” ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo, tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo các tài liệu

liên quan như: Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo; Mục tiêu chương trình 2000; Mục tiêu chương trình 2018; Tâm lí
học sinh tiểu học; ...
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Được áp dụng ở quá trình chỉ đạo
hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.
Phương pháp tổng hợp: Thực hành, phân tích, đánh giá, so sánh tình hình
áp dụng các biện pháp đã tổ chức thực hiện về xây dựng “Trường học hạnh
phúc” để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Phương pháp kiểm tra, khảo sát thực tế: Kiểm tra tính hiệu quả của các
biện pháp đã áp dụng, kết hợp ghi nhận từ ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng
nghiệp và thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
“Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn
một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao.
Ở lồi người, nó mang nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.” [1]
“Khái niệm hạnh phúc chỉ trạng thái con người thoả mãn với cuộc sống
đầy đủ và có ý nghĩa của mình. Hạnh phúc là một khái niệm có tính chất đánh
giá, gắn liền với nhân sinh quan, tức là quan niệm về cuộc sống phải như thế
nào, cái gì là niềm vui trong cuộc sống; Hạnh phúc là hình thức cảm tính của lí
tưởng, lí tưởng nói lên khát vọng của con người, còn hạnh phúc là sự thoả mãn
khát vọng ấy. Ý thức đạo đức cũ coi khát vọng hạnh phúc là quyền tự nhiên của
con người, tìm hạnh phúc trong việc mưu cầu khoái lạc, thoả mãn lợi ích. Nhưng
trong thực tiễn của các xã hội có giai cấp, thì hạnh phúc cũng mang tính giai
cấp. Khát vọng hạnh phúc của quần chúng lao động ngược với hạnh phúc của
giai cấp bóc lột, ln ln bị hi sinh cho lợi ích của các giai cấp bóc lột.
Quan niệm chân chính về hạnh phúc bác bỏ quan niệm vị kỉ về hạnh phúc
cá nhân, hạnh phúc cá nhân bỏ qua lợi ích của người khác, của xã hội, cũng như
tâm lí hưởng thụ, tiêu dùng trong các quan niệm của chủ nghĩa khoái lạc, chủ
nghĩa vị lợi. Nguồn gốc của hạnh phúc là sự phát triển đầy đủ và sự phát huy tất

3


cả năng lực sống của con người trong hoạt động sáng tạo nhằm phục vụ con
người. Đấu tranh cho tiến bộ xã hội, vì tương lai tươi sáng hơn của lồi người,
chính là ý nghĩa cao cả của cuộc sống, đem lại cho con người sự thoả mãn sâu
sắc và cảm giác về hạnh phúc”. [2]
Xây dựng “Trường học hạnh phúc” vừa là mục tiêu, vừa là giá trị của
những nền giáo dục tiên tiến, được ví như một thơng điệp lan tỏa nguồn cảm
hứng tích cực. Nhiều hệ thống tiêu chí được đề xuất để đánh giá “Trường học
hạnh phúc”, nhưng đều “giao thoa” ở các giá trị: yêu thương, tơn trọng và an
tồn. Đồng thời, hiệu trưởng nhà trường có “sứ mệnh” đặc biệt trên hành trình
xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
“Unesco đưa ra Mơ hình “Trường học hạnh phúc” (Happy School) xoay
quanh 3 chữ P. Chữ P đầu tiên là People (Con người): để có “Trường học hạnh
phúc”, cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và chuẩn mực hành xử
tích cực giữa nhà giáo với người học, giữa nhà giáo với nhà giáo, giữa nhà giáo
với Ban giám hiệu, giữa nhà giáo với phụ huynh. Chữ P thứ hai là Process (Hệ
thống): các quy trình, chính sách, hoạt động được thiết kế khoa học và hợp lý để
vận hành ngôi trường. Chữ P thứ ba là Place (Môi trường): không gian vật chất
lẫn không gian văn hóa là mơi trường an tồn, thân thiện.
Từ mơ hình trên, yếu tố con người (trước hết là “người học và người
dạy”) được coi trọng trước tiên, tiếp theo mới yếu tố hệ thống (“hệ điều hành”
giáo dục) và sau cùng là môi trường (“hệ sinh thái” giáo dục). “Mục tiêu của
giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự
giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân
và thực hành cái Thiện” (Vijaya Lakshmi Pandit), bởi vì vậy mà “sự yêu
thương” được xác tín đầu tiên trong 3 giá trị cốt lõi của Trường học hạnh phúc:
yêu thương, tôn trọng và an tồn.” [3]
2.2. Thực trạng cơng tác xây dựng “Trường học hạnh phúc” hiện nay.

Một trong các nhiệm vụ trọng tâm các năm học gần đây là: “Nâng cao
chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện
nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo
dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng chống bạo lực học đường và thực hiện
tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống,
kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục”
[4].
Trước nhiệm vụ nêu trên, mỗi nhà trường, mỗi cán bộ, giáo viên cần thực
hiện tốt mơ hình “Trường học hạnh phúc”. Trọng tâm mơ hình này là “Trường
học hạnh phúc - giáo viên hạnh phúc – học sinh hạnh phúc” với 3 tiêu chí cốt
lõi: u thương, an tồn và tơn trọng.
Học sinh có quyền được sống trong sự yêu thương của gia đình, được
trưởng thành trong một ngơi trường hạnh phúc. Các em được học tập, được vui
chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng.
4


Giáo viên có quyền được được hưởng niềm hạnh phúc khi truyền đạt
được kiến thức, đào tạo được các thế hệ học trị vừa ngoan, vừa giỏi; được tơn
trọng và đánh giá đúng năng lực cống hiến của bản thân; được công tác trong
môi trường đúng nghĩa sư phạm.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, các nhà
trường, các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên đã tích cực, chủ động lên kế
hoạch chỉ đạo và thực hiện tương đối tốt việc các giải pháp vì một “Trường học
hạnh phúc”. Chính vì thế, chất lượng học sinh có nhiều chuyển biến tích cực.
Học sinh năng động hơn, tự tin hơn và biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
nhiều hơn; các em được yêu thương, được bảo vệ để trở nên hạnh phúc hơn.
Giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ chun mơn, cống hiến cơng sức
trí tuệ phù hợp với năng lực của bản thân. Phụ huynh hài lòng về chất lượng dạy

học.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chuyện không vui xuất hiện trong học đường
vừa qua: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo
động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng, học sinh đuối nước, tai nạn, trường học
mất an tồn, thầy cơ bị trù dập,...tất cả những điều đó được phản ánh thường
xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung
và nền giáo dục nói riêng.
Nguyên nhân của những thực trạng nêu trên thuộc phạm vi đánh giá tổng
thể của các cấp lãnh đạo. Về góc độ quản lý một trường tiểu học, tôi nhận định ở
các vấn đề sau:
Mỗi nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch cũng như bộ quy tắc ứng
xử phù hợp trong cơ quan, đơn vị để xây dựng Trường học hạnh phúc; chưa tổ
chức tuyên truyền, giáo dục để giáo viên và học sinh thấy được quyền lợi và
nghĩa vụ của mình trong dạy và học; chưa tổ chức các hoạt động ý nghĩa để lôi
cuốn học sinh tham gia nhằm bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất, năng lực cho
học sinh; chưa quan tâm đến các yếu tố đảm bảo sự an toàn cho cả học sinh và
giáo viên khi đến trường; chạy theo thành tích một cách mù quáng để gây áp lực
cho cả giáo viên và học sinh; chưa tạo được tâm lý thoải mái, chưa tìm được
niềm vui, niềm hạnh phúc khi đến trường;...
Các nguyên nhân nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học
của nhà trường, đặc biệt ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của mỗi học sinh.
Kết quả khảo sát (Cuối năm học 2018-2019)
Đối tượng

Số lượng

Ln cảm thấy Cảm thấy Cảm thấy
Khơng
vui vẻ, thoải

bình
áp lực
muốn đến
mái và mong
thường mỗi ngày
trường
muốn được đến
đến
trường
trường
5


Giáo viên

30 người

10

15

3

2

Học sinh

620 em

315


260

40

5

Đối
tượng

Phụ
huynh

Số
lượng

Yên tâm, tin
tưởng và đồng
hành cùng nhà
trường

380
người

100

Tổng số

620 em


30
người

250

30

Nội dung khảo sát Hoàn thành Hoàn thành

học sinh

Tổng
số
giáo
viên

n tâm, tin Cịn một số
tưởng nên phó băn khoăn
mặc việc giáo về việc dạy
dục cho nhà
học của
trường
thầy cô

Các môn học và

tốt (Đạt tốt)
SL TL%
420 67,7


(Đạt)
SL TL%
189 30,5

hoạt động
Phẩm chất
Năng lực

450
432

165
182

72,6
69,7

26,6
29,4

Chưa
hài lịng

0

Chưa hồn
thành (CCG)
SL
TL%
11

1,8
5
6

0,8
0,9

Đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên cuối năm theo chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học
Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL


TL(%)

6

20

18

60

6

20

0

0

Qua khảo sát, tơi nhận thấy: Số học sinh có phẩm chất và năng lực đạt
loại tốt chưa nhiều; phần lớn học sinh còn rụt rè, nhút nhát, lo sợ, chưa có kĩ
năng quan trọng trong cuộc sống như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ
năng tìm kiếm và xử lí thơng tin, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng lập kế hoach,
kĩ năng hợp tác nhóm,.... Các em chưa tìm thấy niềm hạnh phúc khi đến trường
dẫn đến kết quả học tập và rèn luyện không cao. Nhiều thầy cô giáo đến trường
như một nhiệm vụ, thiếu đi động lực của niềm đam mê cống hiến, thậm chí ln
cảm thấy áp lực. Điều đó dẫn đến mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giữa
giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh thiếu đi sự gắn bó, sẻ chia.
Điều đó, dẫn đến chất lượng dạy học không được như mong muốn. Phụ huynh
đang phó mặc việc dạy học cho nhà trường.

Trước thực trạng, nguyên nhân và kết quả khảo sát nêu trên, tôi đã mạnh
dạn nghiên cứu và thực nghiệm Một số giải pháp thực hiện nhằm xây dựng
“Trường học hạnh phúc” ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên bằng những biện
pháp mới, bắt đầu từ năm học 2018-2019 đến nay.
6


2.3. Các giải pháp đã thực hiện nhằm xây dựng “Trường học hạnh
phúc” ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
Tạo ra được mơi trường học tập hạnh phúc có nghĩa là cả giáo viên và học
sinh phải cảm nhận được niềm vui, sự đam mê, tâm huyết khi tham gia hoạt
động dạy học. Phụ huynh tin tưởng và đồng hành cùng nhà trường. Để làm được
điều đó, tơi đã áp dụng thành công các giải pháp chủ yếu sau đây:
2.3.1. Xây dựng Bộ Quy ước hạnh phúc và Kế hoạch Xây dựng
“Trường học hạnh phúc” thực hiện tại đơn vị
Đây là biện pháp vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam để hoạt động đi
đúng hướng. Để thực hiện các biện pháp có kết quả, tơi tiến hành xây dựng kế
hoạch chỉ đạo cụ thể, chi tiết và xây dựng được các “Quy ước hạnh phúc” không
chỉ thể hiện bằng nội quy, quy định và quy trình, mà quan trọng hơn chính là các
“quy ước của chung tại đơn vị”, được ngầm hiểu như một lẽ tất nhiên và vui vẻ..
Sau mỗi tháng, mỗi kì có đánh giá, rút kinh nghiệm để tìm biện pháp điều chỉnh
sao cho đạt hiệu quả.
Mục đích của việc xây dựng kế hoạch và các “Quy ước hạnh phúc” nhằm
giúp bản thân có kế hoạch cụ thể trong q trình chỉ đạo; giúp giáo viên có định
hướng, có trách nhiệm để tổ chức các hoạt động đạt kết quả cao hơn.
Trên cơ sở đó, chỉ đạo mỗi tổ khối xây dựng kế hoạch riêng cho tổ, mỗi
giáo viên xây dựng kế hoạch và các “Quy ước hạnh phúc” cho học sinh lớp
mình phụ trách.
* Kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng nội dung công việc đến từng tuần.
Trong đó, cần xác định rõ:

- Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện.
- Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cần đạt.
- Ghi rõ những tài liệu có thể sử dụng để tham khảo nội dung cũng như
hình thức và phương pháp thực hiện.
- Xác định được nội dung và cách thức thực hiện cho mỗi hoạt động.
- Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên chỉ đạo hoạt động.
* Nội dung bản Quy ước hạnh phúc được quy định rõ:
- Những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa giáo
viên với giáo viên, giữa giáo viên với ban giám hiệu nhà trường, giữa giáo viên
với học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh. Những nội dung cần trao đổi, thống
nhất của tập thể.
- Các quy trình, chính sách, hoạt động,... được thiết kế để vận hành trong
nhà trường.
- Không gian vật chất lẫn không gian văn hóa giúp cho trường học là nơi an
tồn, thân thiện, sáng – xanh – sạch – đẹp,...
2.3.2. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng
“Trường học hạnh phúc” và bồi dưỡng phương pháp, cách thức thực hiện
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh
Cổ nhân có câu: “Tư tưởng khơng thơng, vác bình tơng khơng nổi”. Vì
vậy, để xây dựng “Trường học hạnh phúc”, trước hết, tôi đã nâng cao nhận thức
7


cho cả giáo viên và cả phụ huynh về hạnh phúc và mục tiêu hạnh phúc của giáo
dục. Đồng thời, tôi bồi dưỡng cách thức tổ chức thực hiện để giúp họ có đủ khả
năng để thực hiện thành cơng.
Đối với việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng
“Trường học hạnh phúc”, trong các cuộc họp và các buổi sinh hoạt chuyên môn,
tôi lồng ghép để tuyên truyền cho giáo viên hiểu “Thế nào là Trường học hạnh

phúc?”, “Xây dựng Trường học hạnh phúc có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế
nào trong giáo dục hiện nay?”, “Giáo viên phải làm gì để thực hiện thành cơng
mơ hình xây dựng “Trường học hạnh phúc”?”, “Nói rõ trách nhiệm của nhà
trường, trách nhiệm của thầy cô, trách nhiệm của học sinh với nhà trường và
công tác xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, văn minh một cách cụ thể, rõ
ràng, không tạo ra áp lực nhưng cũng không quá tập trung vào phong trào, làm
đẹp báo cáo thành tích, khơng mang lại hiệu quả thiết thực”.
Đối với việc bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện cho giáo viên, chúng
tôi xác định muc tiêu “Tất cả hoạt động của nhà trường bao gồm hoạt động trên
lớp và hoạt động trải nghiệm... đều hướng đến niềm vui, hạnh phúc cho học sinh
và cả giáo viên”. Đây là mục tiêu lâu dài, mục tiêu tối thượng của giáo dục. Vì
vậy, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về dạy học tích cực, về kiểm
tra, đánh giá vì sự tiến bộ phẩm chất, năng lực của học sinh, nghiên cứu để xây
dựng các chủ đề dạy học tích hợp có nội dung về hạnh phúc của con người để
giảng dạy cho học sinh là việc làm thường xuyên xuyên suốt cả năm học.
Chúng tôi tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề để giáo
viên được tìm hiểu, trao đổi và thống nhất cách thức tổ chức thực hiện từng giờ
dạy trên lớp, ngoại khóa, ... sao cho hiệu quả. Trong đó, chú trọng vào công tác
đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển từ định hướng nội dung sang định
hướng năng lực và thay đổi hành vi, thái độ với nhau, với phụ huynh, với học
sinh theo hướng thân thiện, gần gũi, yêu thương nhưng vẫn trong khn khổ kỷ
cương trường lớp.
Ví dụ: Trong tháng 10, chúng tôi đã tổ chức sinh hoạt chun mơn với
chủ điểm: “Cần làm gì khi học sinh lười học, dối trá”. Trong buổi sinh hoạt, các
giáo viên thi nhau nêu các tình huống thực tế tại lớp mình như “Học sinh khơng
làm bài tập về nhà nhiều lần nhưng tồn nói dối bằng các cách khác nhau”, “Học
sinh lấy trộm vở của bạn nhưng cố tình khơng nói”,... Các giáo viên trong tổ đã
trao đổi, thảo luận, thống nhất cách xử lý các tình huống nêu ra. Trong đó, chú
trọng đến việc kìm chế sự nóng nảy của giáo viên để đem lại niềm tin, động lực
cho học sinh. Cách xử lý được tổ thống nhaát là: Cần chấp nhận học sinh đó như

một biểu hiện tồn tại trong xã hội; Tìm hiểu đúng về hồn cảnh và tâm lý của
học sinh đó; Cần chia sẻ và u thương chính khuyết điểm của các em để tìm
cách giáo dục phù hợp; Thay đổi học sinh đó từng bước nhỏ như giao ít bài tập
và phù hợp với khả năng của học sinh đó; Khen ngợi trước lớp khi học sinh có
sự tiến bộ, dù là nhỏ nhất; Tâm sự riêng với học sinh đó, trong đó khơng quên
tạo niềm tin tưởng và hy vọng của giáo viên với học sinh đó,...
8


Đối với việc tuyên truyền để phụ huynh hiểu và phối hợp cùng với nhà
trường trong việc giáo dục học sinh theo hướng giảm áp lực để mang lại hạnh
phúc cho học sinh, chúng tôi lồng ghép vào các buổi họp phụ huynh học sinh và
thông qua các kênh mạng như zalo, sổ liên lạc điện tử để tuyên truyền, trao đổi.
Ngay từ buổi họp phụ huynh hoc sinh đầu năm học, chúng tôi yêu cầu giáo
viên không sa vào việc báo cáo thành tích, khơng kể những nhược điểm của mỗi
học sinh, cũng không đề cập nhiều đến các khoản đóng góp mà dành nhiều thời
gian để hướng dẫn phụ huynh giúp con học tập ở nhà và bồi dưỡng niềm đam mê
học tập cho các con. Mặt khác, dành thời gian để chiếu những video về các bài
diễn thuyết của những diễn giả nổi tiếng về việc “Đồng hành cùng con” và “Bố
mẹ cần làm gì để mang lại niềm hạnh phúc mỗi ngày cho con” để phụ xem. Từ
đó, phụ huynh có thêm kiến thức trong việc giáo dục con cái, nhất là khơng tạo
nhiều kì vọng và áp lực cho học sinh. (Nhà trường đã có kế hoạch mời diễn giả
Đào Ngọc Cường về nói chuyện trong dịp 8/3/2021 nhưng do dịch Covid 19, nên
đã tạm hoãn)
Từ những việc làm nêu trên, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ
huynh trường tôi đều hiểu và đồng lịng, đồng sức phấn đấu vì một ngơi trường
hạnh phúc. Các thầy cô giáo của nhà trường đã đổi mới phương pháp giảng dạy
phù hợp với từng kiểu bài và từng đơn vị kiến thức, tạo khơng khí vui vẻ, nhẹ
nhàng trong các tiết học. Hành vi, cử chỉ, thái độ của giáo viên với học sinh đã
thân thiện, cởi mở hơn, khơng có bạo lực học đường sảy ra. Hình thức kiểm tra,

đánh giá cũng được nhà trường chỉ đạo các thầy cô giáo thay đổi theo hướng
phát triển năng lực học sinh. Phụ huynh đã biết cách phối hợp với giáo viên
trong việc giáo dục con em, không quan tâm nhiều đến điểm số mà tập trung
quan tâm đến sự thay đổi, phát triển và tiến bộ của chính con em mình. Học sinh
được vui vẻ từ nhà đến trường và từ trường về nhà.
2.3.3. Chăm lo bồi dưỡng sức khỏe về thể chất và tinh thần cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh
“Sức khỏe là vốn q nhất của con người”. Khơng thể có hạnh phúc nếu
khơng có sức khỏe. Sức khỏe bao gồm cả sức khỏe về thể chất và sức khỏe về
tinh thần. Các thầy cô và các em học sinh phải được khỏe mạnh và phát triển tốt
về thể chất; được học tập trong mơi trường an tồn, sạch sẽ; được yêu thương,
giúp đỡ, chia sẻ khi khó khăn; được tham gia các hoạt động để bồi dưỡng tâm
hồn và phát triển năng khiếu của bản thân.
Đối với việc chăm lo sức khỏe thể chất, chúng tôi thực hiện tốt công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Nhà trường thường xuyên phối hợp
với Trung tâm y tế xã và bệnh viện đa khoa trên địa bàn huyện để khám sàng lọc
các bệnh thường gặp ở trẻ em cho học sinh. Những học sinh có biểu hiện bệnh
lý, được thơng báo cho gia đình để kịp thời điều trị. Thành lập ban chỉ đạo và tổ
công tác trong việc phịng chống các dịch bệnh sảy ra. Tổ chức có hiêụ quả các
buổi thể dục giữa giờ để học sinh được vận động nhằm nâng cao sức khỏe.

9


Bệnh viện Đại An khám sàng
lọc sức khỏe cho học sinh

Đo thân nhiệt phịng dịch Covid 19

Tích cực tham mưu với địa phương đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục

vụ dạy học an toàn. Tất cả nhà vệ sinh của giáo viên và học sinh đều là nhà vệ
sinh tự hoại, xây dựng theo đúng quy định. Dãy phòng học 3 tầng được bảo vệ
bởi hệ thống lưới sắt, đảm bảo an toàn cho học sinh khi vui chơi. Hệ thống điện
sáng, quạt mát, máy tính được kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế hư hỏng thường
xuyên. Hệ thống cây xanh, cây bóng mát được chặt và cắt tỉa gọn gàng, chống
gãy đổ. Việc sắp xếp vị trí để xe của giáo viên, học sinh và của phụ huynh đưa
đón con được bố trí khoa học.

Đối vớí những giáo viên và học sinh có hồn cảnh khó khăn, chúng tôi
thường xuyên phối hợp với các tổ chức, cá nhân hảo tâm để động viên và tặng
quà cho các em. Trong năm học 2020-2021, nhà trường đã tham mưu với Công
ty Honda tặng 17 xe đạp, Công ty May 10 tặng quà tết trung thu cho học sinh
nghèo, tặng 52 xuất quà tết cho học sinh cận nghèo và nghèo, cho giáo viên bị
bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, nhà trường còn tặng sách vở, học bổng cho một số
học sinh có hồn cảnh khó khăn đặc biệt.

Tặng xe đạp cho học sinh nghèo

Tặng quà tết cho học sinh nghèo
10


Đối với việc chăm lo sức khỏe tinh thần, chúng tơi thành lập và tổ chức
các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để học sinh có cơ hội thể hiện năng khiếu
cá nhân, rèn luyện và phát triển phẩm chất, đáp ứng mục tiêu chương trình giáo
dục phổ thơng 2018. Trong đó, có các hoạt động đền ơn đáp nghĩa như quét dọn
khu tưởng niệm các liệt sĩ của địa phương, thăm và tặng quà cho mẹ Việt Nam
anh hùng. Tổ chức các buổi ngoại khóa theo chủ điểm của tháng như Rung
chuông vàng, Hùng biện Tiếng Anh, Chúng em tập làm chiến sĩ, An tồn giao
thơng cho nụ cười trẻ thơ, Ngày hội Olympic, Chúng em hát mừng thầy cô;

thành lập và tổ chức giao lưu các câu lạc bộ học sinh và giáo viên như câu lạc bộ
sáo RECORDER, câu lạc bộ ZUMBA, câu lạc bộ hát múa, câu lạc bộ võ thuật,
câu lạc bộ Toán, câu lạc bộ Tiếng Việt,...

Ngoại khóa “An tồn giao thơng cho nụ cười trẻ thơ” và tiếp sức đồng đội

Hoạt động tri ân

11


Hoạt động của các câu lạc bộ trường học
Các hoạt động này thật sự ý nghĩa và mang lại niềm hạnh phúc cho cả
giáo viên và học sinh. Tham gia các hoạt động, các em thấy mình có ý nghĩa,
thấy trách nhiệm và nghĩa vụ với mọi ngươì xung quanh, có tinh thần hợp tác và
đồn kết, thấy sự gắn kết sâu đậm giữa thầy cô và học sinh.
2.3.4. Trang bị hịm thư “Điều muốn nói”.
Chúng tơi cho rằng, hạnh phúc phải được vun đắp từ những điều từ nhỏ
nhất. Hạnh phúc phải là nơi học sinh vui thích khi đi đến mỗi ngày và cảm thấy đó
là thế giới mà mình thuộc về, là nơi mình có thể tin cậy, chia sẻ và tìm kiếm sự
giúp đỡ từ những người xung quanh cho những vấn đề của cuộc sống.
Niềm hạnh phúc được lưu lại, được lan tỏa và được ghi nhận mới là niềm
hạnh phúc trọn vẹn nhất. Vì thế, chúng tơi trang bị hịm thư “Điều muốn nói” để
cả giáo viên và học sinh được chia sẻ, được nói lên cảm xúc của mình. Chúng tơi
đặt hịm thư ở các dãy phòng học, văn phòng để giáo viên, học sinh và cả phụ
huynh có thể viết những lưu bút ghi lại cảm xúc trong ngày, đề xuất những vấn đề
khó nói,... . Việc làm này sẽ phá được rào cản "ngại nói" của học sinh, giáo viên và
phụ huynh. Hơn nữa, từ những cánh thư nguyện vọng này, nhà trường sẽ có thể
hiểu được hơn những điều mong muốn, những niềm vui, những nỗi buồn, thậm chí
những tiêu cực cịn tồn tại trong khn viên trường học để kịp thời có những thay

đổi, khắc phục.
Cuối tuần, nhà trường có thể mở hộp thư để hiểu học sinh muốn nói điều gì.
Đây khơng những là thước đo về sự hạnh phúc của giáo viên và học sinh mà còn
là nơi để các thầy cô hiểu và nắm bắt được tâm lý học sinh một cách thuận tiện
nhất giúp cho công tác tư vấn tâm lý học sinh kịp thời, tránh được những điều
đáng tiếc sảy ra.

12


Thực tế cho thấy, rất nhiều học sinh đã có những chia sẻ thú vị, những cảm
xúc ngọt ngào, những lời tâm sự đầy xúc động sau mỗi ngày đến trường. Đó chính
là thước đo của kết quả giáo dục nói chung và hiệu quả của mơ hình xây dựng
“Trường học hạnh phúc” nói riêng.
2.3.5. Tạo cảm hứng và giải quyết thật tốt những xung đột (nếu có)
trong và ngồi nhà trường
Để mọi hoạt động được thực hiện tốt nhất thì động lực làm việc, tinh
thần hứng khởi đóng vai trị quan trọng. Bởi chỉ khi mọi người có sự thích thú,
đam mê, có động lực bên trong thơi thúc để làm việc thì mới đạt được kết quả
cao. Mặt khác, mọi mâu thuẫn, dù là nhỏ nhất, (nếu có) trong nhà trường cũng sẽ
là rào cản lớn nhất và là nguyên nhân gây mất ổn định, mất đoàn kết nội bộ.
Muốn xây dựng “Trường học hạnh phúc”, người hiệu trưởng phải là
“thuyền trưởng” trong việc truyền cảm hứng và giải quyết các xung đột trong
trường.
Làm thế nào để có thể truyền được cảm hứng làm việc, lan tỏa niềm
hạnh phúc cho cán bộ giáo viên và học sinh? Tôi luôn xác định “Thủ trưởng
nào, phong trào ấy”. Không thể có một tập thể đồn kết, vững mạnh, nhiệt huyết
nếu như người hiệu trưởng không là người gương mẫu, tận tâm, tận lực, biết giải
quyết tốt các mâu thuẫn (dù là nhỏ nhất) trong đơn vị để truyền cảm hứng và tạo
động lực cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. Càng khơng thể có một

đội ngũ giáo viên hạnh phúc, học sinh hạnh phúc, phụ huynh yên tâm phấn khởi,
đồng thuận nếu khơng có một hiệu trưởng hạnh phúc. Vì vậy, tơi ln hành động
theo hướng: suy nghĩ tích cực, làm việc đam mê, mẫu mực trong các mối quan
hệ,...để ln là người hạnh phúc nhất. Đó là điều quan trọng để làm gương và
tiếp lửa, là “một điểm tựa hạnh phúc” vững chãi của đồng nghiệp và học trị.
Động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin, kích thích tinh thần hăng say cơng
việc, thi đua học tập cũng là một trong những biện pháp tạo cảm hứng hiệu quả.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội, giáo dục
phải đi đầu trong việc thay đổi. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên phần lớn đã cao
tuổi, quen với cách làm việc và phương pháp dạy học truyền thống, khả năng
ứng dụng công nghệ có phần hạn chế. Làm thế nào để đội ngũ giáo viên đáp ứng
kịp nhằm thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thơng 2018? Bản thân
tơi, ngồi việc hướng dẫn tận tình, chỉ đạo sát sao, tơi quan tâm nhiều đến việc
giúp đỡ, kích lệ tinh thần và tạo niềm tin cho giáo viên.
Ví dụ: Khi giáo viên đang hoang mang với việc tiếp cận chương trình
mới, làm quen với sách giáo khoa mới; lo lắng với phương pháp và hình thức
dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh,…, bản thân tôi đã tổ
chức các buổi chuyên đề đề giúp giáo viên nhận ra nội dung chương trình có gì
mới so với chương trình hiện hành, những điểm mới đó thì thực hiện như thế
nào? Và khẳng định với giáo viên rằng: “Với trình độ và kết quả giảng dạy của
những năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao trước học sinh và xã hội, với niềm
đam mê, nhiệt huyết và sự đồng hành cùng các đồng chí của ban giám hiệu, tơi
13


hồn tồn tin tưởng rằng các thầy cơ sẽ thực hiện rất thành cơng chương trình
giáo dục phổ thơng 2018”.
Hoặc là khi yêu cầu tất cả giáo viên ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
giờ lên lớp, có giáo viên cảm thấy lo sợ vì khơng thành thạo vi tính, chúng tôi đã
phân công người giúp đỡ, hướng dẫn, thậm chí, hiệu trưởng cũng là người đồng

hành, chỉ dẫn cụ thể và tạo tâm lý thoải mái nhất cho giáo viên. Chỉ một thời
gian ngắn, chính giáo viên đó đã rất vui vẻ vì đã sử dụng được giáo án điện tử và
cảm thấy nhẹ nhàng, thích thú với mỗi giờ lên lớp.
Hoặc, nhiều khi chỉ là những lời động viên phù hợp cũng khiến giáo
viên phấn khởi với những thành quả của mình, từ đó có thêm cảm hứng làm
việc. Ví dụ: Khi giáo viên đang rất buồn, rất thất vọng vì làm hồ sơ thi đua gửi
huyện nhưng không được Hội đồng thi đua khen thưởng của huyện cơng nhận
(mặc dù giáo viên đó có đầy đủ tiêu chuẩn), tôi đã động viên giáo viên bằng
những lời lẽ đơn giản “Danh hiệu nào khi được công nhận cũng rất cao quý
nhưng danh hiệu cao quý nhất mà mỗi người làm nghề thầy đều mơ ước đó là sự
ghi nhận và tôn trọng của phụ huynh, sự biết ơn của các thế hệ học trị. Thầy
(cơ) đã có được điều đó thì tạo sao laị phải buồn, phải thất vọng? Chúng ta lại
tiếp tục phấn đấu vì danh hiệu của một người thầy giáo”. Chỉ những câu động
viên kịp thời, phù hợp như vậy cũng đủ sốc lại tinh thần và truyền thêm cảm
hứng làm việc cho giáo viên.
Đối với học sinh, chúng tôi tạo cảm hứng cho các em bằng mỗi nụ cười
trong mỗi giờ lên lớp của giáo viên. Ngồi ra, hiệu trưởng cũng là người ln
gần gũi và hiểu học sinh, lắng nghe các em. Tôi tổ chức nhiều hoạt động bổ ích
để lan tỏa niềm đam mê học tập như hoạt động báo công dâng Bác (dành cho
những học sinh có thành tích tiêu biểu), kể về gương bạn tốt trong tuần vào sáng
thứ hai hằng tuần,… Những học sinh đạt giải cao trong các kì thi đều được chụp
ảnh riêng với các thầy cơ trong ban giám hiệu. Điều này tuy nhỏ nhưng để lại
niềm hạnh phúc và tự hào rất lớn đối với mỗi học sinh, đồng thời cũng là mục
tiêu phấn đấu của học sinh tồn trường. Niềm hạnh phúc khơng chỉ ở lại mái
trường mà cịn lan toả về gia đình để phụ huynh cũng hạnh phúc với niềm vui
của học sinh.

Hoạt động Báo cơng dâng Bác

Ngồi việc truyền cảm hứng, tạo động lực bên trong thôi thúc cán bộ,

giáo viên, nhân viên và học sinh tích cực thi đua dạy học, chúng tơi đặt sự đồn
14


kết, thống nhất lên vị trí hàng đầu. Bởi “Đồn kết là sức mạnh của mọi sự thành
cơng”. Mất đồn kết thì con người sẽ trở nên bất hạnh. Vì vậy, mọi xung đột, từ
nhỏ nhất, (nếu có) ở trong hay ngoài nhà trường (kể cả xung đột giữa giáo viên
với phụ huynh hoặc nếu có phụ huynh thắc mắc vì một số điều chưa rõ,..) đều
được tháo gỡ một cách hợp tình, hợp lý.
Giải quyết xung đột, điều đầu tiên chúng tơi quan tâm đó là tìm hiểu rõ
ngun nhân, trong đó có xét đến cả yếu tố mơi trường, tâm lý, hồn cảnh ảnh
hưởng đến ngun nhân đó. Khi đã hiểu rõ ngun nhân, chúng tơi tìm hiểu
nguyện vọng của các đối tượng trong mối xung đột. Từ đó tìm cách giải quyết
phù hợp nhất, trong đó chúng tôi đặt vấn đề xung đột ở chiều hướng nhẹ nhàng,
hướng đối tượng trong mối xung đột nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích
cực và giải quyết trên cơ sở tình người.
Ví dụ: Có lần hai giáo viên trong một tổ vốn là bạn thân của nhau nhưng
chỉ vì một góp ý trong giờ thao giảng mà hai giáo viên đã mâu thuẫn. Tôi đã yêu
cầu tổ phải họp để giải quyết thật tốt mâu thuẫn đó. Tơi đã tư vấn cho tổ trưởng
cách giải quyết và tổ trưởng đã họp tổ để giải quyết như sau: Tổ trưởng mời lần
lượt riêng từng người đến phòng giáo viên, yêu cầu họ trình bày lại sự việc và
trao đổi rất chân tình về những sự việc đã xảy ra, phân tích cho họ thấy tác hại
của việc hạ uy tín cá nhân sẽ dẫn đến mất uy tín cả tập thể sư phạm; mỗi người
cần phải điều chỉnh cái “tôi” của mình để xây dựng cho được tinh thần tập thể.
Sau đó, tổ trưởng mời cả hai người lên văn phịng gặp tơi. Khi trao đổi với hai
người, tơi ln giữ thái độ khách quan, không thiên vị bênh vực người nào,
khơng phê phán ai, chỉ phân tích cho họ thấy điểm đúng, sai của mỗi người và
hậu quả của hành vi mà hai người đã làm... Bên cạnh đó, tơi cịn khơi gợi những
thành tích mà họ đã đạt, sự giúp đỡ, hỗ trợ trong công việc và cuộc sống của họ
với nhau. Tơi cịn nhấn mạnh “Chúng ta cơng tác, ngồi trách nhiệm phải giữ kỉ

cương, nề nếp để xây dựng một tập thể đồn kết, cịn phải sống với nhau như chị
em trong một gia đình. Trong trường, những người đồng nghiệp vừa là bạn, vừa
là tri kỉ, vừa là thành viên trong gia đình lớn. Một người ốm, cả trường đau; một
người bất hạnh, cả trường đau khổ. Cuộc sống khó lường trước mọi điều, hãy
sống với nhau bằng tình yêu và trách nhiệm. Tất nhiên, không tránh khỏi những
lức hiểu nhầm nhau, nhưng sau tất cả, chúng ta hãy gạt bỏ điều đó ra khỏi đầu
để cái tình theo ta khi đang cịn cơng tác và cả khi chúng ta về già”. Sau cuộc
trao đổi ấy, tôi thấy nước mắt họ đã rơi, ai cũng nhìn ra cái sai của mình và mọi
mâu thuẫn đều được gỡ bỏ.
2.4. Hiệu quả của việc thực hiện xây dựng “Trường học hạnh phúc” ở
Trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
Qua thực tế thực hiện các giải pháp xây dựng “Trường học hạnh phúc” ở
Trường Tiểu học Thiệu Nguyên trong những năm học vừa qua, tôi thu được kết
quả thật đáng phấn khởi. Tất cả mọi người, từ học sinh đến thầy cô giáo, kể cả
phụ huynh, mỗi ngày đến đây đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa.
Các thầy cô giáo luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc; đồng sức, đồng lòng xây
dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết, sẻ chia và cống hiến. Các em học sinh có
15


kiến thức vững vàng, có kĩ năng trong cuộc sống, biết sống có tình cảm và trách
nhiệm, biết sẻ chia và đồng cảm, luôn mang niềm vui từ trường về nhà. Các bậc
phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con đến trường, tôn trọng thầy cô và đồng hành
cùng với nhà trường trong việc giáo dục con cái. Trường tôi là nơi an tồn và hạnh
phúc; nơi đó khơng có bạo lực học đường, khơng có áp lực thành tích; nơi đó có
chất lượng dạy học vừa là danh dự, vừa là uy tín và vừa là địa chỉ tin cậy của phụ
huynh; nơi đó là một gia đình lớn để các thế hệ học sinh lớn lên đều muốn trở về.
Kết quả khảo sát cuối năm học 2019-2020 và giữa học kì 2 năm học 20202021 như sau:
Năm
học


Đối Số lượng
tượng

Ln cảm thấy
vui vẻ, thoải
mái và mong
muốn được đến
trường

Cảm
thấy
bình
thường

Cảm
Khơng
thấy áp muốn đến
lực mỗi
trường
ngày đến
trường

20192020

GV

30 người

29


1

0

0

HS

686 em

650

36

0

0

20202021

GV

33 người

32

1

0


0

HS

702 em

690

12

0

0

Năm
Đối
Số
học tượng lượng

Yên tâm, tin
Yên tâm, tin Còn một số Chưa
tưởng và đồng
tưởng nên
băn khoăn
hài
hành cùng nhà phó mặc việc về việc dạy
lịng
trường
giáo dục cho học của thầy

nhà trường


2019- Phụ
2020 huynh

400
người

200

198

2

0

2020- Phụ
2021 huynh

450
người

380

70

0

0


Năm Tổng
học số học
sinh
20192020
686
em

Nội dung khảo
sát
Các môn học và
hoạt động
Phẩm chất
Năng lực
Các mơn học và
hoạt động

Hồn thành Hồn thành Chưa hồn
tốt (Đạt tốt)
(Đạt)
thành (CCG)
SL
524

TL%
76,4

SL
162


TL%
23,6

SL
0

TL%
0

560
544

81,6
79,3

126
142

18,4
20,7

0
0

0
0

580

82,6


122

17,4

0

0

16


2020- 702
2021
Năm
học

em
Tổng
số giáo
viên

2019- 30
2020 người
20202021

Phẩm chất
Năng lực

599

577

85,3
82,2

103
125

14,7
17,8

0
0

0
0

Đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên cuối năm theo chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Tốt
SL TL(%)
6

20

Khá
SL TL(%)
18

60


Đạt
SL TL(%)
6

20

Chưa đạt
SL TL(%)
0

0

Thời điểm hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, nhà trường chưa hết
thời gian năm học nên chưa đánh giá, xếp loại

Có thể khẳng định, việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” một cách có
mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định bằng những giải
pháp nêu trên đã giúp giáo viên hạnh phúc, học sinh hạnh phúc, phụ huynh yên
tâm tin tường. Từ đó, kết quả giáo dục đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả này đã
góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện nói chung và chất
lượng học sinh năng khiếu nói riêng, đáp ứng được yêu cầu mà Nghị quyết Số
29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[5] của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI
đã đề ra. Đồng thời, giúp giáo viên thực hiện thành cơng chương trình Giáo dục
phổ thơng 2018.
Đây là kết quả khảo sát chính xác và những biện pháp thực hiện có thực,
nghiêm túc. Kết quả này phản ánh quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài có
tính hiệu quả cao, có thể áp dụng trong quá trình chỉ đạo của người quản lí trong

các nhà trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay, đồng thời là hướng đi đúng
đắn để áp dụng thực hiện nội dung xây dựng “Trường học hạnh phúc” nhằm đạt
mục tiêu trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” là một nhiệm vụ chiến lược,
điểm nhấn trong giáo dục hiện nay mà các nhà trường nên kiên trì theo đuổi thực
hiện. Xây dựng “Trường học hạnh phúc” rất cần đến việc xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa thầy với thầy, học sinh với học sinh, giữa nhà
trường và phụ huynh học sinh, giữa nhà trường - phụ huynh học sinh với cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương. Thành cơng của giáo dục thì cũng khơng nằm
ngồi mục tiêu có mang lại hạnh phúc cho mọi người hay không.
Để thực hiện các biện pháp có hiệu quả thì:

17


Hiệu trưởng phải là người hạnh phúc; phải truyền được ngọn lửa nhiệt
huyết, được niềm hạnh phúc với đồng nghiệp, với phụ huynh, với học sinh; phải
hết lòng kết nối với phụ huynh, cộng đồng và thường xuyên chia sẻ các giá trị về
“Trường học hạnh phúc” đến người học, kiên trì theo đuổi vai trị lan tỏa năng
lượng hạnh phúc tích cực.
Mặt khác, cần quan tâm chăm lo sức khỏe về cả thể chất và tinh thần cho
cán bộ, giáo viên và học sinh. Tạo được cảm hứng và niềm say mê làm việc cho
giáo viên, taọ được động lực học tập và sự an toàn cho học sinh mỗi ngày đến
trường.
Trong quản lí, chỉ đạo phải cụ thể, sát sao, đánh giá khách quan, công bằng,
tôn trọng để tạo bầu khơng khí vui vẻ, hạnh phúc trong nhà trường.
Quá trình thực hiện xây dựng “Trường học hạnh phúc” tại Trường Tiểu
học Thiệu Nguyên từ năm học 2019-2020 đến nay bằng những giải pháp cụ thể

như đã trình bày ở trên là một hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả thiết thực
trong quá trình thực hiện.
Xuất phát từ nhu cầu giáo dục hiện nay, từ thực trạng của công tác giáo
dục trong nhà trường và các trường tiểu học trong huyện, từ trình độ nhận thức
của giáo viên và học sinh, từ điều kiện thực tế của các nhà trường mà đề tài
mong được góp phần vào việc mang lại hạnh phúc cho giáo viên, học sinh, mỗi
ngày đến trường, từ đó nâng cao phẩm chất và năng lực học sinh trong các
trường tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay và mục tiêu của
chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
3.2. Kiến nghị
Để công tác xây dựng “Trường học hạnh phúc” ở các nhà trường đạt kết
quả cao thì các cấp lãnh đạo cần tăng cường cơng tác chỉ đạo, quản lí; cần hỗ trợ
kinh phí, tài liệu, phương tiện dạy học cho các nhà trường. Khơng gây áp lực về
thành tích trong dạy học. Đặc biệt, cần tạo hành lang pháp lý để các nhà trường
thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong việc huy động kinh phí để tổ
chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ trong q trình quản lí, chỉ đạo của bản thân.
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, điều kiện nghiên cứu có hạn nên khơng
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo cũng
như đồng nghiệp để đề tài phát huy tốt hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện
Lê Thị Hằng

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Viện từ điển học và Bách Khoa thư Việt Nam.
[2]. Viện từ điển học và Bách Khoa thư Việt Nam.
[3]. Trang báo điện tử “Nét đẹp của sinh viên khoa ngoại ngữ - Trường Đại học
Đồng Tháp.
[4]. Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành giáo dục
[5]. Nghị quyết Số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI.

19



×