Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng na dai trồng tại xã la hiên huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LÊ THỊ HUYỀN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG NA DAI TRỒNG
TẠI XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ NHAI - THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Trồng trọt
: Nơng học
: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LÊ THỊ HUYỀN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP


KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG NA DAI TRỒNG
TẠI XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ NHAI - THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: K47 - TT
: Nông học
: 2015 - 2019
: Ths. Vũ Thị Nguyên

Thái Nguyên, năm 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình học tập và thực
hành của sinh viên trong các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên
nghiệp. Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành trồng trọt,
em đã được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, trực tiếp thực hiện các
thao tác kỹ thuật trong sử dụng một số loại chế phân bón lên cây na tại xã La
Hiên huyện Võ Nhai.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước tiên em xin được bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học
trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Vũ Thị Nguyên đã
tận tình hướng dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Lê Thị Huyền

năm 2019


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Chất lượng na so với hai loại quả xoài và chuối .............................. 8
Bảng 4.1 : Đặc điểm hình thái giống na dai tại Thái Nguyên......................... 23
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái lá của giống cây na dai trồng tại La Hiên, huyện
Võ Nhai ......................................................................................... 25
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng lộc xuân của giống cây na dai tại xã La Hiên....26
Bảng 4.4: Thời gian ra hoa của giống na dai tại huyệnVõ Nhai ..................... 27
Bảng 4.5 Một số đặc tính hóa học đất trước khi bố trí thí nghiệm ................. 28
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK tổng hợp đến các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển của cây na ................................................. 31
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến tăng

trưởng số lá, chiều dài, đường kính cành lộc na ........................... 32
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mức bón phân NPK Đầu trâu đến năng suất và một
số yếu tố cấu thành năng suất ....................................................... 33
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các mức phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến
hình thái quả.................................................................................. 34
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các mức phân bón NPK Đầu trâu khác nhau đến
Chất lượng quả ............................................................................. 35
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến năng
suất và một số yếu tố cấu thành năng suất .................................... 37
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến hình
thái quả .......................................................................................... 38
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến
chất lượng quả .............................................................................. 39


iii
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến tỷ lệ
đậu quả ở giai đoạn sau phun 30 ngày (30 hoa/cây, 1 cây /công
thức) .............................................................................................. 41
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất na tại Võ Nhai ..................... 42


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1. Quả na được trồng trên đất núi đá và đất bãi bằng ............................ 36
Biểu đồ 1. Độ Brix của quả na khi trồng trên đất núi đá và đất bãi bằng với
các mức sử dụng phân bón vi sinh khác nhau ................................ 40
Biểu đồ 2. Năng suất của cây na ở các mức phun GA3 khác nhau ................ 43



v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĂQ

: Cây ăn quả

CT

: Công thức

ĐC

: Đối chứng

ĐHST

: Điều hịa sinh trưởng

FAO

: Tổ chức Nơng nghiệp và lương thực Thế giới

PTNT

: Phát triển nông thôn

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


NSTT

: Năng suất thực thu

NSLT

: Năng suất lý thuyết

UBND

: Uỷ ban nhân dân


vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.5. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây na ............................................. 5

2.2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây na........................................................... 5
2.2.2. Phân loại và các giống na hiện đang trồng ............................................. 5
2.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ........................... 9
2.3.1. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 9
2.3.2. Điều kiện ngoại cảnh............................................................................. 11
2.4. Tình hình sản xuất na trên Thế giới và Việt Nam.................................... 12
2.4.1. Tình hình sản xuất trên thế giới ............................................................ 12
2.4.2. Tình hình sản xuất na tại Việt Nam ...................................................... 14
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...16
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 16


vii
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 16
3.1.3 Thời gian nghiên cứu................................................................................ 16
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.2.1. Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của giống na dai Võ
Nhai Thái Nguyên ........................................................................................... 16
3.2.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất
chất lượng na dai Võ Nhai Thái Nguyên ........................................................ 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
3.3.1. Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của giống na dai
trồng tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................................... 17
3.3.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất
chất lượng na dai Võ Nhai Thái Nguyên ........................................................ 19
3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 22
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23
4.1. Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của cây na dai Võ Nhai .... 23
4.1.1 Đặc điểm hình thái cây na dai ................................................................ 23

4.1.2. Đặc điểm hình thái lá của cây na dai trồng tại xã La Hiên, huyện Võ
Nhai ................................................................................................................. 24
4.1.3. Thời gian xuất hiện lộc xuân của cây na dai tại La Hiên, huyện Võ
Nhai ................................................................................................................. 25
4.1.4. Thời gian ra hoa của giống na dai tại huyệnVõ Nhai ........................... 26
4.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất
chất lượng na dai trồng tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai ................................. 28
4.2.1. Một số đặc tính hóa học đất trước khi bố trí thí nghiệm...................... 28
4.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng phát triển
của cây na ........................................................................................................ 30


viii
4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vi sinh hữu cơ đến
năng suất, chất lượng cây na tại Võ Nhai, Thái Nguyên. ............................... 36
4.2.4. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 đến năng suất, chất
lượng quả na .................................................................................................... 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.1.1. Đặc điểm nông sinh học của vườn na tại xã La Hiên, huyện Võ NhaiThái Nguyên: ................................................................................................... 44
5.1.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động đến vườn na tại xã La
Hiên, huyện Võ Nhai- Thái Nguyên: .............................................................. 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
PHỤ LỤC


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Na (Annona squamosa) là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và
được trồng khá phổ biến ở các vùng kinh tế của đất nước. Trong những năm
gần đây, cây na đã trở thành một loại cây xố đói giảm nghèo cho bà con
vùng cao, vùng núi đá vôi. Cũng theo hướng đi này, huyện Võ Nhai – Thái
Nguyên đã mở rộng diện tích trồng na năng suất, chất lượng cao và coi đây là
hướng phát triển cây ăn quả chủ đạo của huyện.
Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đơng bắc của tỉnh Thái nguyên,
cách trung tâm tỉnh Thái nguyên 37 km. Hiện nay, huyện Võ Nhai có diện
tích trồng Na rộng lớn trên 349ha đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo
nguồn thu nhập lớn cho các hộ nơng dân trồng Na. Cây na đã góp phần đáng
kể vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị sử dụng ruộng đất
giúp tăng thêm thu nhập góp phần xố đói giảm nghèo cho người dân trong
huyện, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Tuy nhiên sản xuất
na theo hướng hàng hóa tập trung đang gặp phải một số vấn đề như: Quả na
chín tập trung, quả bé vẹo vọ, khơng đồng đều, người trồng chưa áp dụng quy
trình kỹ thuật tốt vào thâm canh na. Hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với
tiềm năng của loại cây ăn quả này.
Do na trồng ở trên núi đá dốc, hiểm trở nên việc vận chuyển một lượng
lớn phân hữu cơ hoặc các phân bón vơ cơ riêng rẽ để bón cho cây theo quy
trình gặp nhiều khó khăn. Sâu, bệnh hại cũng là một yếu tố cản trở lớn đến
sản xuất na ở Võ Nhai. Những loại sâu, bệnh thường gặp ở vùng na Võ Nhai
là các loài rệp sáp, nhện, bọ phấn, ruồi đục quả, bệnh muội đen, bệnh thán thư
... Những loại sâu, bệnh này không chỉ làm cho cây bị chết, mà thường xuyên
làm hạn chế tới sức sinh trưởng của cây, làm cho cây ra hoa đậu quả kém,


2


năng suất thấp, đặc biệt là làm cho mã quả xấu, hoặc bị thối và khô héo không
thể sử dụng được.
Từ những khó khăn nêu trên, để phát triển vùng na Võ Nhai thành vùng
na sản xuất hàng hóa, bền vững, ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
cần thiết phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật
canh tác trên đất dốc, bón phân và sử dụng phân bón; phịng trừ sâu bệnh và
sử dụng các chế phẩm điều tiết sinh trưởng để tăng năng suất chất lượng quả .
Nhằm góp phần tháo gỡ các khó khăn trong sản xuất na hiện nay ở Võ Nhai –
Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất
lượng na dai La Hiên – Võ Nhai.” góp phần hồn thiện quy trình sản xuất
na theo hướng hàng hóa mang lại hiệu quả cao trong sản xuất na.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm nơng sinh học của na dai Võ Nhai từ đó đưa ra các
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng na tại Võ Nhai, Thái
Nguyên. Bổ sung và góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm
sóc na cho người dân.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của giống na dai Võ
Nhai Thái Nguyên
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất
chất lượng na dai Võ Nhai Thái Nguyên
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống na trồng tại xã La Hiên,
huyện Võ Nhai, Thái nguyên.
- Đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
của cây na.


3


1.5. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, áp dụng vào
thực tế, gắn lý thuyết với thực hành giúp sinh viên nâng cao được chuyên môn,
hiểu được phương pháp và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Giúp sinh viên hiểu được phương pháp triển khai một đề tài nghiên cứu
khoa học.
- Báo cáo đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên khi học tập tại
khoa Nông học.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây nhờ áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến có sự chuyển hướng về kinh tế thị
trường, sản xuất nơng nghiệp thu được nhiều thành tích đáng kể. Lương thực
là vấn đề cơ bản của nước ta đã được giải quyết và người dân không phải lo
lắng về an ninh lương thực, từ đó có điều kiện chủ động trong sản xuất và
phát triển cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là lĩnh vực cây ăn quả. Cây ăn
quả ngày càng phát triển tại các địa phương, đóng vai trị quan trọng trong
kinh tế hộ. Tuy nhiên, khó khăn mà người sản xuất gặp phải là chưa có những
nghiên cứu đồng bộ từ đặc điểm sinh vật học đến các biện pháp kỹ thuật cho
từng loại cây cụ thể.
Cây na được xếp vào cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng phát
triển chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và ngoại cảnh như đất đai,
khí hậu, ánh sáng… mặt khác mỗi một vùng sinh thái cây na có những đặc
điểm sinh vật học riêng. Cần nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm cây na của từng

vùng sinh thái để có những biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Na ở Võ Nhai, Thái nguyên là một trong những vùng sản xuất na nổi
tiếng. Năng suất và chất luợng na ở đây cao hơn so với những vùng trồng na
khác. Tuy nhiên, na Võ Nhai hiện nay có biểu hiện cây sinh trưởng kém, quả
nhỏ, xanh cứng và nhiều sâu bệnh, một số diện tích cây đang cho thu hoạch bị
chết hàng loạt, xảy ra trên cả hai loại đất trồng na tại đây: đất núi đá và đất bãi
bằng. Để hạn chế hiện trạng trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm
nông sinh học của na dai Võ Nhai và một số tổ hợp phân bón nhằm tìm ra
cơng thức về liều lượng phân bón, nồng độ phun GA3 thích hợp nhất để nâng
cao năng suất và chất luợng.


5

2.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây na
2.2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây na
Cây na được coi là có nguồn gốc phát sinh từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Từ thế kỷ 16, các cây họ Na đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác và
do tính thích nghi rộng hiện nay na được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới.
Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó
được trồng khắp nơi nhưng các nhà thực vật học cho rằng nó là cây bản địa
của các nước thuộc Trung và Nam Mĩ. Song trồng với quy mô lớn tập trung ở
châu Á và chỉ phổ biến ở các nước nằm trong vĩ độ 20o Bắc - 30o Nam có khí
hậu tương đối ẩm và khơ nóng như: Thái Lan, Campuchia, Malaysia… và rất
ít ở Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, na dai được trồng rộng rãi cả ngồi Bắc
và trong Nam, cịn na xiêm chỉ trồng trong Nam, ở miền Bắc chỉ mới trồng thí
nghiệm. Ở nước ta nay có một số vùng trồng na khá tập trung có tiếng trong
nước như: Na Chi Lăng ở Lạng Sơn, mãng cầu ta Bà Đen ở Tây Ninh, Ninh
Thuận, Bà Rịa, Vũng Tàu, Na dai Huyền Sơn ở Lục Nam - Bắc Giang…

2.2.2. Phân loại và các giống na hiện đang trồng
Cây na thuộc chi Na (Annona), họ na (Annonaceae). Chi na có nhiều lồi,
ở Việt Nam có bốn lồi là Na dai (Annona Squamosa), Na xiêm (Annona
Muricata), Nê (Annona reticulata), Bình bát (Annona glabra). Trong đó chỉ có
na dai, na xiêm được trồng tập trung với mục đích kinh doanh, cịn nê thì trồng
lẻ tẻ vài cây trong vườn, vì quả ăn được nhưng chất lượng kém. Bình bát cũng ăn
được quả nhưng chất lượng còn kém hơn nữa, chủ yếu là cây mọc dại.
Phân loại theo yêu cầu sinh thái:
- A. squamosa (na, mãng cầu ta): Khá chịu lạnh, cần khô và được trồng
khá phổ biến ở các nước nhiệt đới ở độ cao 300 – 500m so với mặt nước biển.
- A. muricata (mãng cầu xiêm): Ưa nhiệt, ẩm nên chỉ trồng được ở các


6

vùng nhiệt đới có nhiệt độ, độ ẩm cao.
- A. glabra (bình bát): Chịu mặn, ánh sáng nên được trồng ở vùng
duyên hải nhiệt đới để làm cây chắn sóng, giữ đất hoặc làm gốc ghép, chọn
tạo giống.
- A. reticulata (nê): Được trồng ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ không cao
nhưng ẩm. được trồng để làm vật liệu tạo giống. Nhiều vùng cịn gọi nê là na
núi vì nó trồng ở vùng nhiệt đới cao.
Tên gọi Mãng cầu hay Annona ở nước ta có sự khác nhau. Ở miền Bắc
gọi Annona Squamosa là na, gồm 2 loại là na dai và na bở, gọi Annona
Muricata là mãng cầu, Annona glabra là bình bát, Annona reticulata là nê. Ở
miền Nam chỉ khác là gọi Annona Squamosa là mãng cầu dai và gọi Annona
Muricata là mãng cầu xiêm.
Vị trí của cây na trong hệ thống phân loại thực vật:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta

Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Magnoliales
Họ: Anonaceae
Chi: Anona
Loài: A. Squamosa
Tên khoa học: Anona squamosa.
Hiện nay có khoảng 900 lồi ở Trung và Nam Mỹ, 450 loài ở châu Phi,
và các loài khác ở châu Á.
Cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về
giống na ở Việt Nam. Việc phân định các giống na thường dựa vào màu vỏ và
độ chắc của cùi quả.
Với mãng cầu xiêm (A. muricata) ở miền Nam thường phân ra các


7

giống sau:
+ Mãng cầu xanh: loại mãng cầu màu xanh, lá và quả đều màu xanh,
khi quả chín vỏ quả có màu xanh nhạt.
+ Mãng cầu nâu: loại mãng cầu màu nâu, lá xanh đậm quả màu nâu.
+ Mãng cầu vàng: là loại mãng cầu mà lá và quả có màu vàng nhạt.
Ở các tỉnh miền Bắc người ta phân biệt na (A. squamosa) thành hai
loại: Na dai và na bở dựa vào độ bở của cùi quả.
+ Na dai: Dễ tách bóc khỏi thịt quả, ít hạt nhiều thịt, thịt chắc, ngọt đậm
và thơm ngon. Hạt nhỏ và hạt dễ tách khỏi thịt quả. Xu hướng hiện nay của
người làm vườn là thích trồng loại na dai vì bán được giá cao, quả sau hái cất
giữ được lâu hơn so với na bở.
+ Na bở: Thịt bở, khó bóc vỏ hơn so với na dai, quả thường hay nứt, ăn
ngọt song thịt quả không chắc.
Na là cây nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng cao, riêng Annona cherimosa

là loại na thích hợp ở vùng cao và hiện khơng được trồng nhiều, chủ yếu dùng
làm vật liệu nghiên cứu trong chọn tạo giống. Nó là cây được đánh giá cao
nhất về mặt chất lượng - ngang tầm với cây dứa. Tuy là cây nhỏ nhất nhưng
na dai lại là cây quan trọng và trồng nhiều nhất trong các loại na và được đánh
giá cao về mặt chất lượng chỉ sau cherimosa, có hương thơm, vị đậm được
nhiều người ưa thích vì độ ngọt cao, hơi có vị chua nên khơng lạt, lại có
hương thơm. Giàu sinh tố, giàu chất khống.


8

Bảng 2.1: Chất lượng na so với hai loại quả xoài và chuối
(Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g phần ăn được, khơng tính vỏ,
hạt, lõi)
Hàm lượng chất dinh dưỡng
Giá trị Calo

Mãng

Mãng

cầu dai

cầu xiêm

Xồi

Chuối sứ

78


59

62

100

77,5

83,2

82,6

71,6

Đạm protein (g/100g)

1,4

1,0

0,6

1,2

Chất béo (g/100g)

0,2

0,2


0,3

0,3

20,0

15,1

15,9

26,1

Xenlulơ (g/100g)

1,6

0,6

0,5

0,6

Tro (g/100g)

0,9

0,5

0,6


0,8

Canxi (mg/100 g)

30,0

14,0

10,0

12,0

Lân: P (mg/100g)

36,0

21,0

15,0

32,0

Sắt: Fe (mg/100g)

0,6

0,5

0,3


0,8

Natri: Na (mg/100g)

5,0

8,0

3,0

4,0

299,0

293,0

214,0

401,0

5

vết

1.880,0

225,0

Thiamin (B1) (mg/100g)


0,11

0,08

0,06

0,03

Riboflavin (B2) (mg/100g)

0,10

0,10

0,05

0,04

0,8

1,3

0,6

0,6

36,0

24,0


36,0

14,0

Hàm lượng nước

Gluxit (cả xenlulô) (g/100g)

Kali: K (mg/100g)
Caroten (Vitamin A) (µg/100g)

Niaxin (P) (mg/100g)
Axit ascorbic (C) (mg/100g)

(Nguồn: FAO 1976)[15]
Hiện nay, ở một số nước châu Á (Đài Loan, Thái lan, Philippin…) đã
và đang phổ biến trồng giống lai giữa A. squamosa với A. muricata với tên
gọi là Cherimosa có quả to, chất lượng quả tốt, ít hạt. Việt Nam đã du nhập và
đang trong quá trình khảo nghiệm để đưa ra sản xuất.


9

Ngoài tác dụng trên, na chủ yếu dùng để ăn tươi, làm nước giải khát,
làm rượu. Rễ, lá, hoa, quả dùng làm thuốc cho người. Quả na có vị ngọt, chua,
tính ấm giúp hạ khí tiêu đờm, lá tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Rễ
cầm ỉa chảy. Hạt na chứa 45% tinh dầu dùng làm thuốc trừ sâu, trừ côn trùng,
chấy rận… và chế mỹ phẩm .
2.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

2.3.1. Đặc điểm thực vật học
Na thuộc nhóm cây ăn quả rụng lá một phần trong mùa đông, thân gỗ
hoặc thân bụi cao từ 3 - 5m, có nhiều cành. Cành na nhỏ, mềm, kiểu cành la
thường mọc trên cành mẹ (cành của năm trước) trên tán cây, phần từ giữa trở
xuống cành cho quả tốt hơn. Lá mỏng hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc ở
phần dưới, thường dài khoảng 10cm, rộng 4cm, có 6-7 đơi gân phụ (Nguyễn
Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006) [1]. Lá nguyên mềm, dài, nhẵn,
mọc so le (Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kính, 2007) [6]. Lá mỏng hình thn
dài hoặc hình trứng, mặt lá mầu xanh lục, lá non có lơng thưa đến khi già thì
khơng cịn nữa, vị lá có mùi thơm. Cuống lá ngắn, có lơng nhỏ, chiều dài
cuống khoảng 1,5-1,8cm. Na thuộc nhóm cây ăn quả rụng lá vào mùa đơng.
Lá rụng xong trơ cuống lúc đó mới mọc mầm mới (Võ Văn Chi, Trần Hợp)
[8]. Cây na có bộ rễ phát triển, ăn sâu tuỳ thuộc vào loại đất và mực nước
ngầm. Bộ rễ gồm một rễ cọc to, dài và nhiều rễ ngang nhỏ hơn. Hoa mọc đơn
hoặc mọc thành chùm 2- 4 hoa trên nách lá hoặc đỉnh cành năm trước hoặc
mọc trên đoạn dưới của các lá già. Hoa nhỏ, mầu xanh lục, mọc đối với lá, có
cuống dài 2- 3cm. Chiều dài hoa khoảng 2- 4cm, hoa bé 1,4- 2cm. Hoa
thường rũ xuống có ba lá đài mầu lục, cánh hoa xếp hai vòng, mỗi vịng ba
cánh, ba cánh hoa ngồi hẹp và dầy, các cánh hoa ở trong rất hẹp hoặc thiếu
hẳn. 9 Nhiều nhị và nhiều lá noãn, nhị và nhụy của hoa na mọc trên cùng một
hoa. Nhị bé nhưng nhiều tạo thành một lớp bọc ở vịng ngồi của nhụy. Nhụy


10

cũng rất nhiều, xếp thành hình trịn, nhọn (Võ Văn Chi, Trần Hợp) [8]. Cây na
thụ phấn chéo bởi hoa cái có khả năng tiếp nhận hạt phấn trước 1 - 2 ngày lúc
hoa đực nở (tung phấn). Thời gian thụ phấn ngắn, cây thụ phấn tốt nhất vào
khoảng 9 - 12 giờ hoặc 14 giờ 30 - 17 giờ 30 trong ngày. Cây na thường ra
hoa vào tháng 4- 5 dương lịch, những lứa hoa đầu thường rụng nhiều, sau đó

khi bộ lá đã khoẻ, quang hợp đủ thì đậu quả. Những lứa hoa cuối vào tháng 78 cũng rụng nhiều, quả tạo thành nhỏ, vì vậy na thuộc loại trái cây có mùa
(Vũ Cơng Hậu, 1996) [2]. Kinh nghiệm trồng na của nhân dân cho biết nếu
hoa nở gặp khơ hạn, gió mùa Đơng Bắc hay gặp mưa thì việc thụ phấn sẽ gặp
khó khăn, đậu quả ít. Nếu gặp ngày nắng, khơng mưa, gió Đơng Nam thì việc
thụ phấn, thụ tinh thuận lợi, đậu quả sẽ tốt. Từ lúc có nụ đến lúc hoa nở
khoảng 31- 45 ngày phụ thuộc vào trạng thái sinh trưởng của cây và độ ẩm
khơng khí, nếu có độ ẩm phù hợp thì hoa cái sẽ nở sớm. Quả thuộc quả kép,
do kết hợp nhiều quả nhỏ lại với nhau mà thành. Quả hình tim có cuống hơi
lõm, mầu xanh mốc, gần như hình cầu, có đường kính từ 80- 90mm, chiều
cao từ 60- 75mm, trọng lượng quả từ 100- 250g, vỏ quả xù xì (mắt na), thịt
quả mềm màu trắng sữa, khi chín ăn rất ngọt, có mùi thơm đặc biệt, bên trong
có nhiều hạt cứng màu đen hoặc màu nâu đen (Võ Văn Chi, Trần Hợp) [8].
Thời gian sinh trưởng và phát triển của quả từ khi hoa nở đến khi quả chín
khoảng 90-100 ngày (Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, 2005) [5]. Mùa na chín từ
tháng 6- 9 dương lịch. Miền Nam thu hoạch sớm hơn miền Bắc. Quả được thu
hoạch làm nhiều đợt, khi quả đã mở mắt, vỏ quả chuyển sang mầu vàng xanh,
kẽ mắt na có mầu trắng (Chu Thị Thơm, Phan Thị 10 Lài, 2005) [5]. Dấu hiệu
na chín là mầu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa hai mắt, các kẽ này dày
lên, đỉnh múi thấp xuống. Đối với giống na bở, kẽ có thể nứt tốc. Vỏ quả khi
vận chuyển nếu bị sát vào nhau dễ thâm lại và nát quả, mã xấu đi (Vũ Cơng
Hậu, 1996) [2]. Cũng vì na dai dễ tính nên ở Việt Nam người ta trồng na dai


11

rất quảng canh: khơng chọn giống, có khi khơng dùng vườn ương mà trồng
bằng hạt gieo thẳng vào chỗ cố định. Ở các nơi đất xấu khơng trồng được cây
gì, thường là đất cát, không tưới nước, bỏ phân rất ít mà vườn na vẫn cho quả.
Tuy nhiên, quả nhỏ, khi ăn chỉ thấy hạt. So sánh quả na dai của ta bán ở chợ,
hai bên đường với những quả na bán ở chợ các nước Đông Nam Á thấy ngay

trình độ thâm canh na của ta cịn thấp. Đó cũng là một thiệt thịi lớn cho nghề
trồng na vì người tiêu thụ không mua, trong khi nhu cầu tiêu thụ quả tươi của
ta đang tăng lên (Vũ Công Hậu, 2000)[4].
2.3.2. Điều kiện ngoại cảnh
2.3.2.1. Về khí hậu
Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và
khô. Tuy vậy, na vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm. Cây na dai
tương đối chịu rét nhưng khả năng chịu rét kém vải và nhãn. Cây trưởng
thành có thể chịu được nhiệt độ 00C trong thời gian ngắn. Người ta thấy ở 4
0

C cây đã có thể bị thiệt hại do nhịêt độ thấp, vì vậy ít thấy na mọc ở các điểm

vùng cao của các tỉnh phía Bắc, nơi hàng năm có sương muối. Về mùa đơng,
ở các tỉnh phía Bắc cây na ngừng sinh trưởng, rụng hết lá, mùa xuân ấm áp lại
ra đợt lá mới, nhờ đó mà na khơng những được trồng ở miền Bắc mà còn
được trồng ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ... (Vũ Công Hậu,
1996) [2]. Nhưng nếu ở các vùng mà nhiệt độ mùa hè quá cao trên 40 0C, lại
bị hạn hoặc khô nóng cũng khơng thích hợp cho việc thụ phấn, thụ tinh của na
và sự phát triển của quả, dễ gây hiện tượng rụng quả sau khi thụ tinh hoặc nếu
quả có phát triển được cũng kém về năng suất và phẩm chất (Trần Thế Tục,
2008)[7]. Na sinh trưởng phát triển thích hợp ở nhiệt độ trung bình hàng năm
20- 25 0C, số giờ chiếu sáng trung bình 2500 giờ/năm (Nguyễn Mạnh Chinh,
Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006)[1]. Về mặt sinh lý, sinh thái, na dai cùng với nê
được coi là loại cây rễ tính nhất trong họ na, trồng được ở các vùng khí hậu


12

nhiệt đới và cả á nhiệt đới như Đài Loan. Ở đồng bằng sông Hồng hay sông

Cửu Long, đất tốt, đủ ẩm hay ở ven biển Nam Trung Bộ với khí hậu nóng,
hạn, trên đất cát gần như bỏ hoang đều có thể trồng được na dai và có sản
lượng, duy ở đồng bằng thâm canh thì quả to, sản lượng và chất lượng tốt hơn
(Vũ Công Hậu, 2000) [4]. Cịn một ưu điểm nữa là trong các lồi na, na dai là
loài ra quả nhanh nhất, đầu tư cho một vườn na chóng thu vốn và đầu tư
khơng nhiều. Bệnh cây nguy hại hầu như khơng có, sâu nguy hiểm nhất chỉ có
rệp sáp, rệp mềm và các lồi này dễ trị bằng thuốc.
2.3.2.2. Đất trồng
Na không kén đất, chịu hạn tốt, ưa đất thống, khơng thích đất úng.
Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất có vỏ sị hến, đất đá vôi đều trồng được na (Trần
Thế Tục, 2008) [7]. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu
điểm nếu đất nhiều màu và nếu cây na khơng được bón phân thì chóng già
cỗi, nhiều hạt, ít thịt (Vũ Công Hậu, 1996) [2]. Dọc đường quốc lộ ở Phan
Giang và Phan Thiết nhiều người đã gặp những vườn na trên đất cát gần như
trắng và trong vườn nhà trên đất xấu nhất, miễn là thoát nước, đặt cây na vào
cũng có thể cho quả (Vũ Cơng Hậu, 2000) [4]. Tuy nhiên, các loại đất phù sa,
đất có tầng dày, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sơng suối, đất chân núi đá
vơi thốt nước nhiều mùn, giàu dinh dưỡng là thích hợp nhất với na. Độ pH
thích hợp là 5,5 - 7,4 (Trần Thế Tục, 2008) [7]. Na ưa khô trong mùa đông để
rụng lá và sẽ mọc chồi hoa. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận vào mùa khơ
sau khi thu hoạch quả xong cây na rụng lá một phần.
2.4. Tình hình sản xuất na trên Thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Na là cây nhiệt đới, thích nghi rộng nên chúng được trồng trên toàn thế
giới nhưng chỉ trồng lẻ tẻ trong các vườn, ít trồng tập trung để sản xuất hàng
hoá. Trước đây, na được coi là loại quả thứ yếu, chưa trở thành một loại quả


13


chính trên thị trường hoa quả thế giới. Hiện nay, do nhu cầu thị trường ngày
càng cao nên cây na đã được quan tâm và chú trọng hơn.
Thống kê về sản xuất na trên thế giới rất ít vì na chưa phải là sản phẩm sản
xuất để bán trên thị trường thế giới như chuối, dứa, cam, quýt ..., hơn nữa, ở
mỗi vùng, mỗi nước khác nhau có các giống, loài trồng khác nhau. Ở các
nước như Tây Ban Nha, Pê Ru, Chi Lê, một số nước ở vùng Trung Mỹ, Mêxi-cô, Israel & California (Mỹ) các giống thương mại chủ yếu thuộc loài
Cherimoya, (A.C.de Q. Pinto, 2005) [13]. Tây Ban Nha được coi là nơi sản
xuất Cherimoya quan trọng nhất trên thế giới, với diện tích khoảng 3,266 ha
năm 1999 (Guirado và cs 2001, dẫn bởi Scheldeman, 2002)[14]. Tỉnh Granda
là nơi sản xuất chính, chiếm 90% diện tích của Tây Ban Nha, khoảng 3.090
ha, trong đó 99% diện tích được tưới với sản lượng 29.000 tấn (Gomez, 2000thông tin cá nhân; dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005)[13]. Pê Ru năm 1998 có
khoảng 1975 ha với sản lượng 14.606 tấn. Vùng Đơng Bắc Mararion là vùng
sản xuất chính, khoảng 665 ha (Vargas, A.L, 2000- thông tin cánhân; dẫn theo
A.C.de Q. Pinto, 2005)[13]. Carlos Furche (2000) ghi nhận rằng Chi Lê có
khoảng 1.152 ha, Bolovia:1.000 ha, Ecuador: 700 ha. Crane & Campbell
(1990) & Grossberger (1999) cũng cho biết ở California có khoảng 100-120
ha Cherimoya với sản lượng 453 tấn và Thái lan, Dominica & Costa Rica là
nước xuấtkhẩu na quan trọng cho Mỹ, (dẫn theo A.C.de Q. Pinto, 2005)[13].
Soursop (Mãng cầu Xiêm) được trồng ở nhiều ở vùng nhiệt đới như Angola,
Braxin, Colombia, Costa Rica, Cuba, Jamaica, Ấn Độ Mexico, Panama, Pê
Ru, USA (Porto Rico), Venezuela và Đông Nam châu Á (Pinto & Silva,
1996)[12].
Mexico là nước sản xuất mãng cầu Xiêm quan trọng của các nước châu Mỹ.
Theo Hernandez & Angel, 1997[11], Mexico có khoảng 5.915 ha với sản
lượng34.900 tấn, lớn nhất thế giới nhưng năng suất lại giảm dần, năm 1990


14

đạt 6,8 tấn/ha, năm 1996 còn 5,9 tấn/ha. Tỉnh Nayarit là tỉnh trồng nhiều nhất

ở Mexico với 380 ha Venezuela có khoảng 3.496 ha với sản lượng 10.096 tấn
(Diego, 1989)[10]; Braxin: 2000 ha, sản lượng 8.000 tấn, năng suất 4 tấn/ha;
Pê Ru: 443 ha, sản lượng 3.262 tấn (Antonio Isaias Vargas, 2000; dẫn theo
A.C.de Q. Pinto, 2005 )[13].
Đối với Mãng cầu ta (sugar apple) vẫn đang được coi là cây trồng vườn
và chủ yếu sử dụng nội tiêu. Số liệu về sản xuất sugar apple (Mãng cầu ta)
trên thế giới rất ít, tuy nhiên những thơng tin có được cho thấy Mãng cầu ta là
một lồi có tiềm năng thị trường rất lớn của nhiều nước. Mãng cầu ta được
trồng thương mại ở quần đảo West Indies, Cộng hịa Đơ-Mi-Nica, Mỹ
(Florida), Trung Đông, Malaysia, Thái lan (Crane & Campbell, 1990)[9]. Ở
Philippine theo báo cáo của Cục kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nơng nghiệp, năm
1978 có khoảng 2.059 ha với 6. 262 tấn. Ở một số nước khác như Israel, Bồ
Đào Nha, Ý cũng có trồng song diện tích và sản lượng khơng đáng kể.
2.4.2. Tình hình sản xuất na tại Việt Nam
Những năm gần đây na được coi là CĂQ đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Vùng phân bố của cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi có mùa đơng lạnh
hay sương muối là khơng trồng được cịn hầu hết các tỉnh đều có thể trồng na.
Ở nước ta na được trồng từ lâu nhưng mới được chú trọng, phát triển mạnh từ
năm 1990 trở lại đây.
Ở Tây Ninh 1ha na cho thu hoạch 7 - 8 tấn quả trong 1 năm, cá biệt có
hộ thu được 12 tấn/năm nhờ làm thêm vụ quả trái vụ. Với 7 - 8 tấn
quả/năm/ha có giá bán xơ 10.000 - 12.000 đồng/kg thì 1ha na cho thu nhập
khoảng 70 - 100 triệu đồng/năm. Chi phí đầu tư trung bình 20 triệu/ha, lợi
nhuận trung bình từ 50 - 80 triệu đồng/ha. Ở vùng đồi gò Hà Tây, 1ha na giá
trị sản phẩm đạt được 33 triệu đồng/1năm, thu nhập thuần đạt 23 triệu. Vùng
núi đá vôi ở Đồng Mỏ (tỉnh Lạng Sơn) nói riêng và các vùng trồng na khác


15


nói chung, nhiều gia đình làm giàu nhờ trồng na.
Vùng phân bố cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi có mùa đơng
lạnh và sương muối khơng trồng được na, cịn hầu hết các tỉnh đều có na.
Phần lớn cây na được trồng lẻ tẻ trong các vườn gia đình với mục đích thu
quả để ăn tươi, cải thiện khẩu phần ăn, cịn một ít đem ra chợ địa phương bán,
khơng trở thành hàng hố lớn.
Các vùng trồng na tập trung ở miền Bắc: xã Thái Đào, Lạng Giang, Bắc
Giang; xã La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên; xã Cương Sơn, Trường Sơn, Lục
Sơn, Vô Tranh huyện Lục Nam, Bắc Giang; thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng,
Lạng Sơn; các xã Hoà Lạc, Cai Kinh, Đồng Tân huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Miền Nam: huyện Tân Thành, Châu Đức thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; tỉnh Tây Ninh, ngồi ra cịn ở Ninh Thuận và Đồng Nai.


×