Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài điều kiện môn Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Trình bày vai trò của ẩm thực trong du lịch. Thực trạng của việc tổ chức các chương trình du lịch ẩm thực trên thực tế. Giải pháp phát huy hơn nữa di sản văn hóa ẩm thực trong hoạt động kinh doanh lữ hành?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.56 KB, 16 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
MƠN: VĂN HĨA ẨM THỰC

Đề bài: Trình bày vai trò của ẩm thực trong du lịch. Thực trạng của việc tổ
chức các chương trình du lịch ẩm thực trên thực tế. Giải pháp phát huy hơn nữa di
sản văn hóa ẩm thực trong hoạt động kinh doanh lữ hành?

**************


Bài làm
Việt nam là một đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời lại có thiên
nhiên tươi đẹp và sản vật phong phú. Từ lâu đã trở thành điểm dừng chân u thích
của du khách mn phương. Khơng chỉ là một đất nước có “rừng vàng, biển bạc”.
Việt Nam cịn là một đất nước có văn hóa ẩm thực độc đáo, phong phú riêng mang
đậm bản sắc văn hóa từng vùng, từng miền nói riêng và dân tộc Việt Nam nói
chung. Ẩm thực ln là yếu tố gắn liền với yếu tố con người trong đời sống cũng
như trong quá trình du lịch. Là điều kiện cần, là yếu tố quan trọng trong mỗi
chuyến đi. Vì vậy, ẩm thực được xem như là một lời mời hấp dẫn, là cánh cửa đầu
tiên mở ra trước mắt để du khách có thể hiểu được đất nước, con người và văn hóa
truyền thống của Việt Nam. Vì thế mà ngày nay, các nhà chức trách, những người
hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã đưa ẩm thực vào trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhằm giúp cho ngành du lịch phat
triển một cách tối ưu nhất. Bởi lẽ, ẩm thực khơng chỉ đơn thuần duy trì sự sinh tồn
của con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà nớ co vai trị vơ cùng quan
trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch để tổ chức ra các chương trình du lịch ẩm
thực phục vụ cho khách du lịch. Bên cạnh vai trị to lớn ấy thì việc tổ chức các
chương trình du lịch ẩm thực của cịn tồn tại những thực trạng đáng ngại đang diễn
ra trên thực tế. Và từ những thực trang ấy chúng ta cần đề ra những giải pháp để
khắc phục những thực trạng ấy nhằm phát huy hơn nữa di sản văn hóa ẩm thực
trong hoạt động kinh doanh lữ hành.



I. Vai trò của ẩm thực trong du lịch.
Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng … của con
người, ngành du lịch đã không ngừng phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Nó được mệnh danh là ngành “cơng nghiệp khơng khói”, là “con gà đẻ trứng


vàng”, là một chiến lược trong kinh doanh của các tập đoàn lữ hành. Ở Việt Nam
cũng vậy, du lịch đã, đang và sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước, giúp tạo lợi nhuận lớn cho ngành kinh tế quốc dân. Vì thế, việc kinh doanh
du lịch là không thể thiếu trong việc thúc đẩy ngành du lịch trong nước phát triển
với các loại hình kinh doanh như: Kinh doanh dịch vụ lữ hành, kinh doanh khách
sạn nhà hàng du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các dịch
vụ bổ sung. Các loại hình kinh doanh trên dù khác nhau nhưng chúng ln quan hệ
chặt chẽ với nhau trong q trình phục vụ khách, giúp chuyến hành trình du lịch
thành cơng và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch được diễn ra theo
đúng lịch trình thì việc đầu tiên cần được đáp ứng đó là nhu cầu ăn uống.
Ăn uống có vai trị quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Đó là
nhu cầu tối thiểu của con người để đảm bảo sự sống. Theo thang bậc nhu cầu của
Maslow thì nhu cầu sinh lý cơ bản là nhu cầu đầu tiên và thiết thực nhất cần được
đáp ứng. Có thể nói, chỉ khi nhu cầu này được thỏa mãn trọn vẹn và đầy đủ thì các
nhu cầu khác mới tiếp tục được thiết lập. Ví như trong xã hội nguyên thủy, con
người phải đấu tranh với các loài vật, với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt để có
thức ăn hàng ngày để sinh tồn, để tồn tại. Chính vì vậy, đó là nhu cầu duy nhất mà
họ cần được đáp ứng. Điều này giải thích tại sao du lịch chỉ xuất hiện khi con
người có kinh tế, có thời gian và có nhu cầu. Có thể khẳng định rằng, ẩm thực (hay
ăn uống) chính là tiền đề đầu tiên để hình thành hoạt động du lịch.
Có thể khẳng định rằng khả năng đáp ứng nhu cầu sinh học của con người
chính là lý do trước nhất đẻ xác định ẩm thực là một nguồn lực du lịch thu hút
khách. Con người không thể sống mà không có ăn uống. Nó là nhu cầu cơ bản và

cấp thiết nhất để con người sinh tồn và phát triển. Du khách đi du lịch là tách khỏi
môi trường sống hằng ngày để đến những miền đất mới (môi trường mới ) để nghỉ
ngơi, thư giãn và thăm thú, khám phá những điều mới lạ mà ở nơi cư trú của mình
khơng có để nâng cao hiểu biết, hồn thiện bản thân. Tuy nhiên du khách lại không


thể tách rời khỏi nhu cầu ăn uống hàng ngày, bởi ăn uống là nhu cầu cơ bản cấp
thiết mà con người có thể sinh tồn được. Du khách khơng thể đi du lịch mà không
ăn uống. Đặc biệt với cường độ vận động cơ bắp lớn hơn rất nhiều so với ngày
thường nên ăn uống sẽ giúp cho cơ thể bù đắp lượng calo đã mất, phục hồi và nâng
cao sức khỏe. Vì vậy, ăn uống là một trong những điều kiện cần thiết, không thể
thiếu để tạo nên sản phẩm du lịch.
Cùng với quá trình phát triển của con người, hoạt động du lịch cũng dần được
hình thành và phát triển. Con người muốn khám phá những vùng đất mới, miền
quê mới khác hẳn với nơi họ đang sống và tất nhiên là thưởng thức những nét văn
hóa mới, đặc biệt là văn hóa ẩm thực. Ăn và cách thức ăn là những biểu hiện của
cả văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Mỗi vùng miền Việt Nam có văn hóa
ẩm thực riêng biệt và độc đáo riêng. Việt Nam có 61 tỉnh thành và 54 dân tộc
thống nhất trong đa dạng nhưng từng vùng miền ẩm thực lại chứa đựng những màu
sắc khác nhau. Chính điều này đã làm nên sức cuốn hút không thể cưỡng lại đối
với mỗi du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Đầu bếp Didier Corlou từng nói:
“Tơi bị ám ảnh bởi những hương vị đồng quê của Việt Nam như: vị chát nồng
của hoa chuối, vị ngọt và giòn của đu đủ xanh và đặc biệt là cái mùi rất riêng,
rất khó tả của nước mắm. Tơi nghĩ, những nét mộc mạc này là cái hồn của ẩm
thực Việt Nam. Và đó cũng là một phần lý do giữ tôi ở lại với mảnh đất này.”
(Theo báo Quốc tế thị trường và tiêu dùng số 69-70/2006).
Cũng giống như các di tích , lễ hội, các làng nghề truyền thống...ẩm thực Việt
Nam là một nguyên liệu để tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm nét văn
hoá Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng thêm các loại hình du lịch. Qua
sản phẩm du lịch này du khách có thể hiểu được về đất nước Việt Nam, con người

Việt Nam một cách sâu sắc. Như chúng ta đã biết con người đi du lịch, ngoài
những nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe...cịn có một nhu cầu dặc biệt
chú ý là "Thẩm nhận các sắc thái văn hoá vùng miền", với các loại du lịch văn hoá


bằng việc thưởng thức những món ăn truyền thống, những món ăn bản địa...Nhu
cầu hàng ngày của du khách được đáp ứng đó là những món ăm mang phong vị
quê hương, là sản phẩm riêng có của mỗi vùng hay chỉ vùng đó làm mới ngon. Đi
suốt chiều dài đất nước Việt Nam khắp ba miền Bắc, Trung, Nam ở đâu du khách
cũng được thưởng thức những món ăn mang đậm dấu ấn của miền đất nơi họ đến.
Ví như đến Hà Nội vị khách nào cũng muốn một lần được thưởng thức món phở,
nem cuốn, bánh cuốn, bún chả…Những món này ngày nay ở khắp đất nước đều
bán nhưng chỉ riêng ở Hà Nội mới có được cái hương vị đặc trưng của nó. Lươn
thì ở đấu chẳng có nhưng không đâu ngon bằng Nghệ An. Mỳ Quảng, Cao Lầu
không đâu ngon bằng Hội An…Những phong vị này được tạo nên bởi điều kiện tự
nhiên của vùng miền nơi ấy có chất đất, có nguồn nước, có khí hậu và đặc biệt là
những công thức kĩ thuật chế biến theo bí quyết riêng làm nên những đặc sản nổi
tiếng. Và một yếu tố khác tạo nên đặc sản là không gian thưởng thức như bánh tôm
phải ăn ở Hồ Tây mới ngon, cua bể phải ăn nóng trên bờ biển dập dềnh sóng vỗ
mới thích, thịt nướng phả ăn giữa rừng mới thú vị. Thông qua ẩm thực du khách
hiểu hơn về văn hóa mỗi vùng miền, quốc gia. Chẳng han như, bát nước chấm của
người Việt chúng ta, du khách nước ngoài ban đầu thấy lạ bởi họ cho rằng ăn
chung như vậy là không đảm bảo vệ sinh, nhưng khi họ được nghe giới thiệu bát
nước chấm là biểu hiện cho truyền thống của người Việt và là nét độc đáo của văn
hóa Việt Nam thì họ rất hồ hởi và cùng ăn với người Việt Nam. Mặc khác mỗi món
ăn đều chứa đựng những nét văn hố đặc sắc, do vậy việc thưởng thức món ăn
chính là việc thấm nhuần sắc thái văn hoá vùng miền. Đây là những thứ để gây ấn
tượng đối với du khách, khơng chỉ vì tính độc đáo mà cịn vì "Con đường đi tới
trái tim qua dạ dày". Cũng chính vì thế mà ẩm thực Việt Nam đã trở thành phương
tiện quảng bá cho đất nước và con người Việt Nam. Như vây, có thể khẳng định

ẩm thực Việt Nam là nguồn nguyên liệu có giá trị tạo ra những sản phẩm du lịch
độc đáo, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, cho nghành du lịch, cho cả xã


hội và cho cả quốc gia. Ẩm thực là một phượng tiên thu hút khách du lịch vào Việt
Nam, thúc đẩy sự phát triển của nghành du lịch Việt Nam.
Một điều đặc biệt thêm nữa đó là khi đến Viêt Nam du khách khơng chỉ được
nhìn, được nghe, được nếm, được thưởng thức gần 4000 món ăn đặc sản dân tộc,
chế biến từ những loại rau, củ, quả, cá, tôm…miền nhiệt đới mà mỗi món ăn lại
được gắn với phong tục làng quê, lịch sử con sông, ngọn núi, quê hương hay chiến
tích của các anh hùng dân tộc cũng như các truyền thống dân gian. Bởi thế mà
thông qua món ăn cũng có thể tốt lên được tính cách, tình cảm, thấy được nhân
sinh quan của con người bản địa. Ăn uống là một trong những hoạt động chính yếu
ln gắn với con người. Phẩm chất, tính cách con người được thể hiện trong hành
vi ăn uống. Những người dịu dàng, tao nhã bao giờ cũng ăn uống nhỏ nhẹ, gọn
gàng chứ không phải những kẻ phàm phu tục tử ăn to, nói lớn. Những người ăn
tươi nuốt sống, ăn khơng nhai, ăn tạp nói càng có thể nói rằng họ chính là những
người khơng có giáo dục…Sống trong cộng đồng, trong những buổi liên hoan sinh
nhật, hay những lúc đi dã ngoại. đi du lịch…Mỗi chúng ta phải ăn uống làm sao để
chứng tỏ là mình là người có giáo dục. Người ta cịn nhận ra tình nghĩa giữa con
người với con người qua miếng ăn.
“Đói lịng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.”
Hay

“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.”

Trong quan niệm của người Việt Nam cho rằng “Miếng ăn là miếng nhục”.
Như vậy phong cách ứng xử của con người trong ăn uống cho thấy giá trị của con

người. Do vậy, du khách nước ngoài khi đến Việt nam. Họ nhận ra những phẩm
chất của con người đất Việt qua ăn uống, từ đó họ sẽ có một cái nhìn bao quát nhất


về người dân Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, du khách có thể hiểu được tính
cách, phương thức ứng xử của người dân đất Việt qua cách phục vụ tại nhà hàng,
khách sạn hay tại các quán ven đường. Đó chính là lịng nhiệt tình, cởi mở qua q
trình phục vụ của nhân viên đối với khách.
Khi đi du lịch con người thường có tâm lý chuộng lạ, thích tìm hiểu, học hỏi
cái mới. Vì thế nơi đến du lịch càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tập qn, tín
ngưỡng, tơn giáo, văn hóa, ngơn ngữ…thì càng hấp dẫn du khách bấy nhiêu.
Người ta không ai muốn ở trong những ngơi nhà, những căn phịng như thường
ngày vẫn ở mà muốn ở trong những nhà nghỉ, khách sạn sang trọng, thoải mái hoặc
là quay về với những nếp xưa trong những dãy nhà sàn, những nhà tranh, tre, nứa,
lá. Người ta không ai muốn ăn những thứ hàng ngày vẫn ăn mà phải là những món
ăn khác , những món đặc sản của vùng miền. Đối với người nước ngồi thì ẩm
thực Việt Nam có vơ vàn những điều thú vị. Có những món ăn chỉ nghe tên thôi đã
làm du khách khiếp sợ như huyết dơi, chuột đồng, cá thối nướng…nhưng tâm lý
chuông lạ vẫn muốn thử một lần cho biết. Rồi nhiều vị khách “nhăn mặt” vì mùi
q đặc biệt của món bún mắm Hội An nhưng vẫn thấy thú vị, hít hà, nước mắt ràn
rụa. Hay chỉ đơn giản như một bán bún ốc, đĩa bánh cuốn, bún chả…cũng đủ thơm
nức

lịng

người

dân

Việt


xa

xứ,

những

thực

khách

nước

ngồi.

Ngày nay, với làn sóng đơ thị hóa, cách sống, cách làm việc, cách ăn cơng
nghiệp của người dân trên tồn thế giới đang diễn ra mạnh mẽ đã đang và tạo ra
một lực hút mạnh mẽ cho du lịch văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng.
Mục đích chủ yếu của khách du lịch là được thẩm nhận những sắc thái văn hóa và
cảnh quan thiên nhiên của vùng miền khác với nơi cư trú thường xuyên. Một điều
dễ nhận thấy hiện nay trong cuộc sống của người dân không chỉ ở Việt Nam mà
trên tồn thế giới đó là cách sống vội vã, máy móc. Vì thế một điểm đến du lịch
được xây dựng từ những sắc thái văn hóa lâu đời của Việt Nam là những món ăn
dân gian truyền thống, những làng nghề thủ cơng, những điệu hị, dân ca nhẹ nhàng
sâu lắng trên một không gian cảnh quan, đất trời Việt bằng những ngôi nhà tranh,


nhà ngói lơ xơ, những lũy tre làng xanh mướt…chắc chắn sẽ là một sản phẩm du
lịch độc đáo đầy ấn tượng đối với tất cả du khách trong và ngoài nước.
Ẩm thực đi vào những lời văn , những câu ca dao, tục ngữ hay những bài thơ.

Nó xuất phát từ chính tâm hồn bình dị của người Việt. Từ đó, nó trở thành phương
tiện để cho người hướng dẫn viên du lịch lấy đó để giới thiệu với du khách năm
châu về hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
“Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chơn điếu xuống lại đào điếu lên”
Hay

“Đói thì thèm thịt thèm xơi
Hễ no cơm tẻ thì thơi mọi đường”

Hay

“Cầm tay em như bì nem gỏi cuốn
Tựa lưng nàng uống chén rượu ngon”

Xét về khía cạnh kinh tế, kinh doanh ăn uống trong hoạt động du lịch đạt hiệu
quả kinh tế cao. Doanh thu từ kinh doanh ăn uống chiếm một tỉ lệ khá lớn trong
tổng doanh thu của nghành du lịch, chỉ đứng sau doanh thu về lưu trú. Bởi kinh
doanh ăn uống là một phương thức xuất khẩu tại chỗ tối ưu. Vì vậy, kinh doanh ăn
uống hay nói cách khác là ẩm thực góp phần khơng nhỏ để tạo nên doanh thu trong
nghàng du lịch. Người ta cũng ước tính chỉ số chỉ tiêu trong ăn uống của khách du
lịch tại một số nước Châu Á: Trung Quốc 9,5%; Hồng Kông 10,89%, Inđônếia
17,4%, Thái Lan 15,1%, Philippin 21,5% trong tổng số chỉ tiêu ăn uống, lưu trú,
tham quan, nghỉ dưỡng…Đối với khách Tây Âu: Trung bình mỗi ngày khách chi
76 USD. Cơ cấu chi tiêu trung bình cho lưu trú chiếm 32%; an uống 22,7%; mua
sắm 21,1%; tham quan 12,8%; vui chơi giải trí 19,3%; các dịch vụ khác 2.1%. Như
vậy con số trên cho thấy phần lớn chi tiêu của khách trong quá trình đi du lịch tập
trung phần lớn cho các dịch vụ ăn uống và lưu trú. Với lợi thế đó, ẩm thực Việt



Nam đã và đang trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm sắc thái văn
hóa Việt Nam. Qua sản phẩm này có thể chuyển tại đến du khách đầy đủ những
thông tin về nhãng giá trị đặc sắc , những nét đẹp của đất nước, con người và văn
hóa Việt Nam.
Nói đến vai trị của ẩm thực trong du lịch không thể không nhắc đến những lễ
hội của Việt Nam . Bởi lẽ, bất kì một lễ hội du lịch nào người ta không thể không
bắt gặp những gian hàng ẩm thực hay những lễ vật dâng cúng lên thần. Lễ vật là
một thành tố được coi trọng là linh thiêng chứa đựng năng lượng thiêng để tế thần.
Trong hoạt động lễ hội, lễ vật có vai trị đặc biệt quan trọng, là một nội dung khơng
thể thiếu, được chú trọng, quan tâm đặc biệt, chuẩn bị thật chu đáo. Bởi lễ vật dâng
cúng phản ánh và thể hiện sự tơn kính, tình cảm, thái độ trách nhiệm và cả trình độ
dân chúng giành cho Thần, dâng lên Thần. Sau khi cúng, lễ vật dâng cúng thường
được đem chia cho mọi người cùng hưởng. Người dân Việt Nam quan niệm: “Một
miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, bởi miếng ăn không chỉ là vật chất mà nó
mang nặng ý nghĩa tinh thần sâu sắc hơn nhiều giá trị vật chất của nó. Lễ hội là dịp
người ta đưa ra các món ăn đặc sản của từng vùng miền có khi đó là đặc sản dùng
để tế thần linh, sau đó là con người thưởng thức. Ví như trong lễ hội Đền Hùng
ngày 10/3 âm lịch hàng năm thu hút hàng ngàn người hành hương về vùng đất tổ
cũng như du khách đến để thưởng thức chiếc bánh chưng to nhất Việt Nam . Hay
trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, chính hội vào ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch, con
trâu sau khi thắng trận ở trận chung kết sẽ được đêm ra biển Hòn Dáu dìm chết
cùng với con thuyền để tạ ơn thần Biển, sau đó họ đem về xả thịt chia cho mọi
người trong gia tộc, họ hàng, những người trong phường, hội để lấy khước. Lễ hội
cũng là dịp để địa phương tổ chức thi nấu cỗ, thi tài nấu ăn, chế biến đồ ăn thức
uống truyền thống, tìm ra những món ngon, vật lạ, những bàn tay vàng trong nấu
ăn, bày cỗ của nhân dân địa phương và du khách đến dự hội… Đó là những hoạt
động nhằm huy động “nhân tài, vật lực” để tìm ra, sáng tạo nên những giá trị sâu
sắc từ trong đời sống thường nhật, góp phần cổ súy cho khát vọng vươn tới đỉnh



cao, đạt đến những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống. Đặc biệt, khi du lịch phát
triển, du khác tới dự các lễ hội từ nhiều nơi, nhiều người sẽ kéo theo nhiều yếu tố
“cầu” trong đó có nhu cầu ẩm thực. Hoạt động này trong lễ hội còn là dịp quảng bá
hình ảnh du lịch của địa phương đến từng mọi miền của tổ quốc, giới thiệu nền văn
hóa ẩm thực của địa phương mình tới du khách một cách trực tiếp và gián tiếp, tạo
ra nguồn thu lợi nhuận cho địa phương.
Từ những hoạt động này, thông qua ẩm thực, Việt Nam có thể giới thiệu với
bạn bè năm châu về hình ảnh của mình, về một đất nước Việt Nam xinh đẹp mến
khách và một nền ẩm thực đặc sắc riêng, độc đáo và ấn tượng chỉ có ở Việt Nam.
Theo ơng Koichi Kitagawa, phó tơng giam đốc công ty du lịch Apex, một
trong những doanh nghiệp đưa khách Nhật đến Việt Nam hàng đầu hiện nay nhận
định “Ẩm thực Việt Nam có một sức hút lớn đối vớ du khách ngoại quốc, ở Việt
Nam mỗi vùng lại có một đặc sản khác nhau, rất phong phú. Chẳng hạn như
Hà Nội có chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì; Huế có bún bị; cao lầu ở Hội
An…Vì thế khơng xây dựng những tour du lịch ẩm thực đặc sản ba miền là một
thiếu sót rất lớn!.”
Với tất cả những thực tế trên, nghàng du lịch cũng như sở du lịch của các tỉnh,
thành phố ngày càng chú trọng đầu tư, khai thác nguồn tài nguyên này. Ngày một
nhiều các liên hoan du lịch ẩm thức kết hợp với các làng nghề truyền thống được tổ
chức như Liên hoan ẩm thực của Hội An, Liên hoan ẩm thực Thành Phố Hồ Chí
Minh, Liên hoan ẩm thực các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, Liên hoan du lịch ẩm
thực phố nghề - làng nghề Hà Nội 2006 và rất nhiều chương trình liên hoan ẩm
thực khác được tổ chức ở nhiều nơi…Đây là một hoạt động hết sức đúng đắn và
sáng tạo trước nhu cầu thực tế cảu khách du lịch trong và ngồi nước, nó đáp ứng
được nhu cầu tìm kiếm, khám phá, thẩm nhận của du khách tại các tuyến điểm du
lịch, làm đa dạng hóa thêm các sản phẩm du lịch tại Việt Nam. Tạo ra được các


tuyến điểm du lịch mới mẻ đưa vào chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ
hành để bán cho khách du lịch trên thị trường. Vận chuyển, lưu trú ăn uống, thông

tin liên lạc cấp cứu y tế, thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, chỉ là những
phương tiện đưa du khách đến các điểm du lịch. Cịn cái đích cuối cùng mà du
khách muốn đạt tới là trực tiếp thưởng ngoạn những giá trị văn hóa tại các điểm du
lịch. Hiểu được bản chất như vậy của hoạt động du lịch để một mặt nâng cao chất
lượng các dịch vụ bổ sung, mặt khác, đi sâu vào giá trị dân tộc, tìm ra phương thức
kết thúc co hiệu quả, có kế hoạch để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.
Nói tóm lại, nhìn tư góc độ du lịch văn hóa ẩm thực cũng là một nguồn lực để
thu hút khách. Nó khơng chỉ giải quyết nhu cầu ăn uống đơn thuần mà cao hơn hết
là nó vươn tới nghệ thuật ăn uống để tạo ra ấn tượng trong các chương trình du lịch
cho khách. Cũng vì vậy, các khách sạn, nhà hàng trên thế giới đều giày cơng khai
thác giá trị văn hóa ẩm thực để thỏa mãn nhu cầu thẩm nhận của du khách. Đồng
thời, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bền vững. Hoạt động
du lịch không thể thành công nếu chúng ta tách rời văn hóa ẩm thực. Từ những
phân tích trên, chúng ta nhận thấy rằng ẩm thực có vai trị vơ cùng quan trọng
không chỉ đơn thuần trong đời sống con người mà nó cịn đóng vai trị to lớn trong
du lịch. Tạo nên nét văn hóa của dân tộc. Góp phần thúc đẩy sự phát triển không
ngừng của hoạt động kinh doanh du lịch của quốc gia.

II. Thực trạng cuả việc tổ chức các chương trình du lịch ẩm
thực trên thực tế.
Có thể thấy ẩm thực là một trong những hoạt động có vai trị quan trọng trong
du lịch. Bên cạnh việc thăm quan cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, thì
hoạt đơng ăn uống cũng rất cần thiết đối với khách du lịch.
Như chúng ta đã biết, trên đất nước việt nam hình thành nhiều vùng khí hậu
khác nhau cho nên việc hình thành các nguyên liệu phục vụ trong ăn uống cũng vô


cùng đa dạng và phong phú. Cũng từ những đặc điểm này mà tạo nên sự đa dạng
trong ăn uóng góp phần thúc đẩy hoạt động ăn uống trong du lịch.
Trong năm 2009 vừa qua, trên khắp đất nước việt nam đều diễn ra các hoạt động

du lịch ẩm thực từ bắc vào nam. Tiêu biểu phải kể đến việc tổ chức các lễ hội ẩm
thực.
Từ đầu tháng 3 năm 2009, UBND tỉnh Khánh Hồ cho phép Cơng ty du lịch
Khánh Hồ triển khai mơ hình “chợ đêm ẩm thực” tại công viên Phù Đổng – thành
phố Nha Trang. Theo nhà tổ chức, mục đích của hoạt động này là giới thiệu với du
khách về đặc trưng văn hoá ẩm thực khánh Hoà, đồng thời đẩy mạnh khai thác du
lịch địa phương qua dịch vụ ăn uống. “Chợ đêm ẩm thực” ở Nha Trang ban đầu
thu hút khá đông khách, tuy nhiên trong hoạt động tổ chức này vẫn tồn tại một số
vấn đề gây trở ngại cho việc thu hút du khách. Đó là các món ăn đơn giản, khơng
phong phú và đặc sắc, hầu như các món ăn đó khơng có gì lạ so với du khách, và
họ dễ dàng bắt gặp các món ăn đo có ở khắp mọi nơi. Hoặc nếu có là đặc sản thì
việc chế biến món ăn đó thật sơ sài khơng đủ gây sự hấp dẫn đối với du khách.
Hơn nữa giá cả của các món ăn rất đắt đỏ, chỉ có đồ uống là đúng giá thị trường.
Trong lễ hội ẩm thực của Festival lúa gạo lần thứ nhất tại Hậu Giang năm
2009, được khai mạc lúc 15h30 ngày 28/11/2009 vừa qua là một lễ hội lớn với các
hoạt động phong phú. Tại lễ hơị này có khoảng 100 món ăn của 3 miền phục vụ du
khách tại khu lễ hội ẩm thực. Phần lớn các món ăn được chế biến từ gạo tẻ, gạo
nếp như: các loại bún, bánh dày, bánh chưng, phở, bánh cuốn,…Thức uống cũng
đa dạng, phong phú như: các loại chè, lá vối, trà xanh, bánh kẹo…Trong lúc
thưởng thức khách du lịch được thưởng thức những giá trị văn hoá nghệ thuật như:
đờn ca tài tử, cải lương. Ca nhạc…
Các hoạt động diễn ra trong lễ hội này được chuẩn bị khá chu đáo và công phu.
Cũng chính vì lý do này mà lễ hội đã thu hút được đông đảo khách du lịch trong
nước và quốc tế. Ngồi việc được thưởng thức các món ăn của 3 miền, khách du
lịch còn được ngắm những trạng phục truyền thống của vùng quê nam bộ. Tại lễ


hội này, khách du lịch còn được tham gia vào khu chợ nổi với 40 ghế, hàng hoạt
động với các loại hàng hố như: bánh kẹo,cây giống, hoa kiểng,hàng nơng sản…
Lễ hội ẩm thực này giúp cho khách du lịch có cơ hội tham gia vào hoạt động có

giá trị, qua đó du khách có thể hiểu thêm phàn nào về các món ăn đặc sắc của
người việt nam.
Hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long _ Hà Nội, sở văn hố thể thao và du
lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp với làng du lịch Bình Quới, viện nghiên cứu ẩm
thực miền Nam tổ chức lễ hội “ẩm thực Thăng Long trong lòng Nam Bộ”. Trong
lễ hội này, các cô gái phương Bắc mặc áo tứ thân, vấn khăn mỏ quạ, gánh hàng
trong phiên chợ quê, bán nhiều món ăn truyền thống của người Hà Nội. Nét đẹp
xưa được tái hiện trong lễ hội.
Hoạt động của lễ hội diễn ra trong một không gian của Hà Nội xưa thu nhỏ.
Bên cạnh nhiều mâm cỗ, giới thiệu các món ăn tiêu biểu đất Hà thành là nhiều
điểm biểu diễn nghệ thuật dân gian: Múa rối nước, hát Ả Đào, hát Quan Họ, Hát
xẩm, Hát Xoan, Ca Trù... Các trò chơi dân gian như đánh tổ tôm, đánh tam cúc,
ném cầu, leo cột mỡ, đấu vật... cũng được tái hiện để tạo thêm phần sinh động. Ban
tổ chức còn kết hợp triển lãm tranh ghi lại hình ảnh Thăng Long, Hà Nội xưa và
nay cho du khách thưởng thức.
Hơn nữa trong lễ hội cịn giới thiệu những món ăn đặc sắc nhất của các vùng
miền: Bắc, Trung, Nam, Việt Bắc, Tây Nguyên được chọn từ những món ăn được
ưa chuộng nhất của lễ hội năm trước như: thắng cố, bún súng Bà Rịa, bánh cống
Sóc Trăng, lợn quay Việt Bắc, bánh canh Bến Có - Trà Vinh, phở chua Lạng Sơn,
đồng thời bổ sung thêm một số món mới như : trứng gà nướng Sa Pa, chuột đồng
Cao Lãnh nướng, chim mía Tây Sơn nướng, vịt nướng lá dâu, gỏi ba khía Bạc
Liêu….
Đặc biệt, các đầu bếp Huế thực hiện các món bánh lá Huế, các đầu bếp dân
gian Sóc Trăng thực hiện các món đặc sản bánh cống Sóc Trăng, bún nước lèo Sóc


Trăng, sàm lo cị cơ (Khmer), các đầu bếp dân tộc bn Đơn Đắc Lắc thực hiện các
món cơm lam, gà Tây Nguyên nướng.
Phần “ẩm” sẽ giới thiệu bộ sưu tập rượu dân gian Việt Nam với nhiều loại
rượu nổi tiếng như: Bó Nặm (Bắc Cạn), San Lùng (Lào Cai), Làng Vân (Bắc

Giang), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tùng Bá (Hà Giang), Kim Long (Quảng Trị), Hồng
Đào (Quảng Nam), Bàu Đá (Bình Định), Gị Đen (Long An), Phú Lễ (Bến Tre),
rượu Sim (Phú Quốc), rượu Ama Công (Đắc Lắc), rượu cần, các loại rượu thuốc…
Chợ quê tái hiện lại cảnh đời sống, sinh hoạt ngày xưa làm nên chợ quê của
các vùng, miền trên đất nước Việt Nam. Một chợ quê đúng nghĩa “buôn gánh bán
bưng” với những gánh hàng rong, tiếng rao hàng.
Đặc biệt, nhà cổ Nam Bộ tái hiện cảnh sinh hoạt gia đình trưởng giả ngày xưa
ở Nam Bộ cũng là một nét mới của ngày hội năm nay.
Có thể nói đây là một tổ chức du lịch âm thực có ý nghĩa to lớn trong việc giới
thiệu văn hố ẩm thực của nước mình đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Tổ chức du lịch ẩm thực rất phổ biến ở vùng Tây nam Bộ, đó là hình thức tổ
chức du lịch miệt vườn. Hình thức du lịch này rất thu hút du khách nước ngoài,
nhằm khám phá các loại sản vật của miền Tây nam bộ như: sầu riêng, vú sữa,
măng cụt, xoài, nhãn lồng,bồ hòn, me…Du khách tham gia du lịch miệt vuờn sẽ
được trực tiếp khai thác thiên nhiên sông nước, và đời sống dân da của người dân
nơi đây. Họ được hái những trái ngon trong vườn, được trở thành những người
nông phu…hoặc tham gia những làng nghề truyền thống, những khu vui chơi dã
ngoại. Hơn nữa họ được sống trong nhà của người dân để cảm nhận được cuộc
sống dân dã nơi miền sơng nước.
Nói tóm lại, hoạt động tổ chức du lịch ẩm thực đang là một thế mạnh trong
ngành du lịch. Nó giúp du khách hiểu về văn hóa của một vùng quê,đất nước con
người Việt Nam. Từ những thực trạng trên, chúng ta cần đưa ra những giải pháp
thích hợp để việc tổ chức du lịch ẩm thực trên thực tế đạt kêt quả tốt hơn trong hoạt
động kinh doanh lữ hành.


III. Giải pháp để phát huy hơn nữa di sản văn hố ẩm thực
trong kinh doanh lữ hành.
Chúng tơi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Đưa các món ăn truyền thống, đặc trưng ẩm thực của các vùng miền vào các tour

du lịch.
- Tổ chức các tour du lịch thưởng thức,tập làm các món ăn, gặp gỡ với các nghệ sĩ
nấu ăn,các đầu bếp nổi tiếng.
- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức về ẩm thực, biết cách chế biến và
thưởng thức các món ăn truyền thống.
- Đưa các câu ca dao, câu thơ về ẩm thực vào trong các tập gấp quảng cáo tour, vào
các lời dẫn tour.
- Đưa môn học ẩm thực vào các trường lớp đào tạo du lịch, làm đa dạng mơn học
với nhiều món ăn truyền thống.
- Đưa các chương trình ẩm thực và dạy nấu ăn lên các chương trình truyền hình
trong và ngồi nước để quảng bá ẩm thực nước ta.
- Đưa các bài viết về ẩm thực và các bài dạy cách chế biến món ăn lên báo , đặc
biệt là báo du lịch.
Vì vậy, tất cả chúng ta, những người đang hoạt động trong ngành du lịch nói
riêng, và những người dân Việt Nam nói chung cần phải thực hiện tốt tất cả những
giải pháp trên để phát huy hơn nữa di sản văn hoá ẩm thực trong hoạt động kinh
doanh lữ hành. Tận dụng tối đa vai trò của ẩm thực để đưa vào phục vụ du lịch.
Bên cạnh đó, cần phát huy những yếu tố tích cực mà ẩm thực đã mang lại và hạn
chế, khắc phục những mặt tiêu cực của nó. Để đưa du lịch Việt Nam ngày càng
phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới.


Tài liệu tham khảo
1. Ẩm thực truyền thống – một phương tiện quảng cáo du lịch hứu hiệu. Võ
Thị Quỳnh, 2005.
2. Tạp chí văn hóa nghệ thuật ăn uống, số 8,2005
3. Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Băng Sơn – Mai Khơi, H.HCM,1996
4. Văn hóa ẩm thực Việt Nam- Vũ Ngọc Khánh, lao động 2000
5. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 4 – 2007
6. Văn hóa ẩm thực và các món ăn Việt Nam, Toan Ánh, NXB trẻ, 2000

7. Ẩm thực Việt Nam.com
8. Ẩm thực .com



×