Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bảo toàn và phát triển vốn tự có tại các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.35 KB, 64 trang )

LỜI  MỞ ĐẦU 
1. SỰ  CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Tháng  12  năm  2008,  thế giới  tài  chính  toàn  cầu  sững  sốt  khi  nghe  tin 
Lehmon Brother, một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ tuyên bố 
phá sản. Điều này đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái 
kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc đại suy thoái trong thập niên 30 của thế kỷ 19. Sự 
sụp đổ của các tổ chức tài chính toàn cầu một thời là niềm kêu hãnh của quốc 
gia có nền tài chính hùng mạnh nhất thế giới đem đến nhiều thắc mắc cho các 
nhà kinh tế thế giới. Hàng loạt các câu hỏi, giả thuyết được đặt nhằm tìm hiểu 
những lý do. Tuy nhiên, khi căn bệnh còn chưa kịp chuẩn đoán thì mức độ lây 
lan càng thêm nghiêm trọng, khi mà chính phủ các nước giàu và nghèo cùng 
nhau can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để tránh một sự đổ vỡ mang tính dây 
chuyền xảy ra. 
Đến đây các nhà kinh tế cũng như những người dân nộp thuế tự hỏi rằng: 
sự kiểm soát tính hiệu quả của việc sử dụng những đồng vốn tại các tổ chức tài 
chính trong quá  khứ như thế  nào? Các chính sách kiểm  soát độ  an  toàn hoạt 
động, mức độ rủi ro kinh doanh và đầu tư đã được theo dõi khoa học, chặt chẽ 
hay chưa?…Rất nhiều các câu hỏi được đặt ra trong các kỳ họp của hội đồng 
kinh tế quốc gia hoặc khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều trần trước Quốc 
hội. 
Tại  Việt Nam,  mặc  dù  ảnh  hưởng  không  nhiều  từ  cuộc  khủng  hoảng  tài 
chính toàn cầu (do chúng ta chưa đầu tư vào các sản phẩm tài chính phức tạp 
của thế giới) nhưng nền kinh tế nói chung và các tổ chức tài chính trong nước 
nói riêng cũng bị ảnh hưởng theo từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Do đó việc 
nhìn nhận lại các cơ chế hay chính sách quản lý rủi ro, quản lý vốn tại các ngân 
hàng thương mại cổ phần là việc cần phải làm và nên làm trong giai đoạn hiện 
nay khi mà cả thế giới đã có những thay đổi trong quan điểm về tái cơ cấu nền 
tài chính toàn cầu cũng như các phương pháp quản lý, điều hành kinh tế.
Và  đây cũng là một trong những lý do mà tôi chọn đề tài này: “ Bảo toàn và 
phát triển vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ”. 
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 


­ Đánh giá việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có của các ngân hàng 
thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn trong giai đoạn hội nhập kinh tế 
toàn cầu và trước sự tác động của cuộc khủng hoãng tài chính thế giới. 
­ Chỉ ra các thực trạng trong công tác kiểm soát và phát triển nguồn vốn tự 
có tại các ngân hàng thương mại cổ phần. 
­ Cuối  cùng  là đưa  ra  các đề  xuất nhằm  nâng  cao hiệu  quả  công tác bảo 
toàn và phát triển nguồn vốn tự có trong hoạt động của các ngân hàng thương 
mại cổ phần Việt Nam. 
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
Đối tượng được nghiên cứu của đề tài là nguồn vốn tự có trong phạm vi hoạt 
động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU: 
Phương pháp  nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp phân 
tích thống  kê,  phương  pháp  quy nạp và  kết  quả  nghiên  cứu  của  một  số nhà 
nghiên cứu khác. 
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN: 
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu làm 03 chương: 
Chương  1:  TỔNG  QUAN  VỀ BẢO  TOÀN  VÀ PHÁT  TRIỂN  VỐN  TỰ 
CÓ CỦA CÁC NHTMCP
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN 
TỰ  CÓ TẠI CÁC NHTMCP VN 
Chương 3:  NHỮNG  GIẢI  PHÁP CHỦ YẾU  NHẰM NÂNG  CAO  Hiệu quả 
CÔNG  TÁC  BẢO  TOÀN  VÀ  PHÁT  TRIỂN  VỐN  TỰ  CÓ  TẠI  CÁC 
NHTMCP VN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TOÀN VÀ  PHÁT TRIỂN VỐN 
TỰ CÓ  CỦA CÁC NHTMCP 
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC NH TMCP 
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 
Ngân  hàng  trước  tiên  là một  tổ chức  trung  gian  tài  chính.  Trung  gian  tài 
chính là  là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện chức năng trung 

gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Cũng có 
thể hiểu theo một cách định nghĩa khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ 
trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương 
thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính mà ta thường nghe nhắc đến 
bao gồm: ngân hàng, tổ chức công nghiệp/ hiệp hội, tổ chức  tín dụng nghiệp 
đoàn, đơn  vị  tư  vấn/cố vấn  tài  chính  và môi giới,  các hình thức  công  ty bảo 
hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí. Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ 
chức hoạt động  kinh doanh cung  cấp  các dịch  vụ ngân hàng  để tìm  kiếm  lợi 
nhuận. Ngân  hàng  phát  triển qua nhiều  hình  thái,  theo  xu  thế  ngày càng  mở 
rộng. Sự mở rộng thể hiện ở lượng dịch vụ, quy mô dịch vụ và ở sự lan rộng 
vượt  ra ngoài  mọi  biên  giới  địa  lý.  Ngày  nay  người  ta nhắc  đến những  khái 
niệm là ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngân hàng đầu tư…Ngân hàng 
bán lẻ chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục 
vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung và các dịch 
vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp , cho vay các các 
nhân, các loại thẻ tín dụng…Ngân hàng bán buôn là loại ngân hàng chỉ cung 
cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp. 
1.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ  phần 
Ngân  hàng  thương  mại  cổ phần  là  các  ngân  hàng  hoạt  động  kinh doanh, 
thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính phủ và 
các  quy  chế,  quy  định  của  Ngân  hàng  nhà  nước  khi  hoạt  động.  Ngân  hàng 
thương mại cổ phần có những đặc thù khác biệt với các ngân hàng thương mại
nhà nước và ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương 
mại nước ngoài. 
1.1.3 Chức năng của NHTMCP 
Chức năng tập trung vốn của nền kinh tế: Trong nền kinh tế có những chủ 
thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như 
vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn 
tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền 
để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và 

cũng  có  thể  không  tin  tưởng  nhau  nên  tiền vẫn  chưa  được  lưu  thông.  Ngân 
hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho 
vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay vay lại. Thực hiện 
được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền 
kinh tế, mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền 
kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát  triển và 
NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch 
có được nó sẽ duy trì hoạt động của mình. Vai trò trung gian này trở nên phong 
phú hơn  với  việc  phát  hành  thêm  cổ phiếu,  trái  phiếu,… NHTM  có thể làm 
trung  gian  giữa  công  ty  và  các  nhà  đầu  tư,  chuyển  giao  mệnh  lệnh  trên  thị 
trường chứng khoán, đảm nhận việc mua trái phiếu công ty… 
Chức năng làm trung gian thanh toán và  quản lý các phương tiện thanh 
toán: Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản 
hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Khi các khách hàng gởi tiền vào 
ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu 
chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá 
trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và 
không an toàn (ví dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…) 
Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ  lưu thông 
và độc quyền quản lý các công cụ  đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán…)
đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân 
chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần 
lớn thanh toán được thực hiện qua séc và được thực hiện bằng việc bù trừ thông 
qua hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ 
quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo 
cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay. 
Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử  dụng hình thức chuyển 
tiền bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không 
sử dụng séc ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng. Họ thanh toán bằng cách 
nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại  trong nước nhằm thực 

hiện  chuyển  vốn  từ  tài  khoản  người  này  sang  người  khác  một  cách  nhanh 
chóng. 
Chức  năng  tạo  ra  tiền  ngân  hàng  trong  hệ  thống  ngân  hàng  hai  cấp: 
Vào cuối thế kỷ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng 
không còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng 
trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân 
hàng. Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống 
các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt. 
1.2  KHÁI  NIỆM,  CHỨC  NĂNG  VÀ PHÂN  LOẠI  VỐN  TỰ 
CÓ NHTMCP 
1.2.1. Khái  niệm vốn tự có: vốn tự  có  là nguồn  vốn ban đầu để một doanh 
nghiệp bắt đầu tiến hành quá trình hoạt động. Hay nói các khác vốn tự có là 
nguồn vốn riệng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra 
trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này quyết 
định quy mô hoạt động của một ngân hàng cũng như các khả năng bảo vệ chính 
tổ chức sinh ra nguồn vốn này trong suốt quá trình hoạt động.
1.2.2.  Chức năng của vốn tự có 
Trong  hoạt động  của  một  ngân  hàng,  nguồn  vốn  có  vai  trò hết  sức  quan 
trọng. Ngoài việc giúp duy trì hoạt động kinh doanh hằng ngày của ngân hàng, 
một ngân  hàng với nguồn vốn phong  phú giúp  tạo nên  tính thanh khoản  cho 
toàn hệ thống tài chính thông qua các kênh phân phối vốn lại trên thị trường, 
thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của chính phủ trong từng thời kỳ cụ thể cũng như 
các chiến lược kinh tế cơ bản của Nhà nước. 
Trong tương quan so sách quy mô hoạt động của các ngân hàng trong nước 
và các  ngân  hàng  trong  khu  vực,  nguồn  vốn  là chỉ tiêu  so  sánh  cơ bản  giúp 
phản  ánh sức mạnh, tiềm lực của từng ngân hàng cũng như khả năng chống đỡ 
các cú sốc tài chính nếu xảy ra. Từ đó, giúp phân loại, xếp hạng các ngân hàng 
với nhau để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các chuyên gia kinh tế, các nhà 
quản  lý…đánh  giá,  lựa  chọn,  tìm  cơ  hội  đầu  tư  và  giám  sát  tốt  hơn  nền  tài 
chính của quốc gia. 

Bởi  vì  là thành  phần  cơ bản  trong  nguồn  vốn  của  ngân  hàng  nên  vốn 
tự có đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng chung của nguồn vốn ngân 
hàng.  Và chức  năng  của  vốn  tự có giúp  chúng  ra  có  cái  nhìn  sâu  hơn, 
cụ thể hơn về chức năng của nguồn vốn. theo đó, bản thân vốn tự có có thêm 
các chức năng chính sau đây:
·  Chức  năng  bảo  vệ: Trong  hoạt  đông  kinh  doanh  có  rất  nhiều  rủi  ro, 
những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, 
đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ 
giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho 
ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên.  Trong một số trường hợp ngân hàng 
mất  khả  năng  chi  trả  thì  vốn  tự  có  sẽ  được  sử  dụng  để  hoàn  trả  cho 
khách  hàng. Ngoài  ra,  do  mối  quan  hệ  hỗ  tương  giữa  ngân  hàng  với 
khách hàng, vốn tự có còn có chức năng bảo vệ cho khách hàng không 
bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.
·  Chức năng hoạt động:  Thể hiện ở chổ vốn tự có có thể được sử dụng để 
cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho 
ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng 
nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao. 
Vì vậy chức năng hoạt đông ở đây cũng chỉ là thứ yếu.
·  Chức năng điều chỉnh:  Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý 
ngân hàng thường hướng vào đó để ban hành những quy định nhằm điều 
chỉnh hoạt động  của  các ngân  hàng, là tiêu chuẩn để  xác  định  tính an 
toàn (ví dụ như các ngân hàng không được đầu tư vào tài sản cố định 
vượt qúa 50% vốn của ngân hàng). Vốn tự có còn là căn cứ để xác định 
và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn 
trong kinh doanh. 
1.2.3 Phân loại vốn tự có: 
Vốn  tự có của các ngân hàng thương mại được chia ra làm cấp :
·  Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ . Ở VN, vốn cấp 1 về 
cơ bản gồm  (i)  vốn điều  lệ,  (ii)  lợi  nhuận  giữ lại,  (iii)  các  quỹ  dự trữ 

được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của các tổ chức tín dụng như 
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư 
phát triển. Theo Quyết Định 457/2005/QĐ­NHNN ngày 19/4/2005  của 
Ngân hàng Nhà nước, vốn cấp 1 được dung để xác định giới hạn mua, 
đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng ( theo quy định hiện hành 
là không quá 50%).
·  Vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngoài 
của tổ chức tín dụng. Ở VN, vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm (i) phần giá 
trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng ( bao gồm 50% 
giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định, 40% giá trị tăng thêm đối với 
các loại  chứng khoán đầu tư), (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ 
bên ngoài (bao  gồm trái phiếu  chuyển  đổi, cổ  phiếu  ưu đãi  và một  số 
công cụ nợ thứ cấp nhất định) và  (iii) dự phòng chung cho  rủi ro tính
dụng  (tối  đa  bằng 1,25% tổng  tài  sản  “Có”  rủi ro). Tuy  nhiên,  Quyết 
Định  457/2005/QĐ­NHNN  ngày  19/4/2005  của  Ngân  hàng  Nhà  nước 
đưa ra một số hạn chế về vốn cấp 2. Ngoài một số điều kiện khác, tổng 
giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% tổng giá trị vốn cấp 1 và tổng gía trị 
trái  phiếu chuyển  đổi,  cổ phiếu  ưu đãi  và  các  công  cụ nợ  khác  tối  đa 
bằng 50% vốn cấp 1. 
Việc xác định vốn tự có theo hai cấp theo Quyết  định 457/2005/QĐ­NHNN 
ngày 19/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước sẽ cho phép các ngân hàng thương 
mại trong nước tính toán cụ thể và nâng cao được mức vốn tự có của mình vốn 
dĩ trước đây phần lớn chỉ được tính trên cơ sở vốn cấp 1. Do đó, hiện nay các 
tổ chức tín dụng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn tính 
trên cơ sở vốn tự có. 
Ngoài ra một điều đáng lưu ý là: các tổ chức tín dụng phải trừ ra khỏi vốn 
tự có của mình (i) toàn bộ phần giá trị giảm đi của các tài sản cố định hay các 
chứng khoán đầu tư do định giá lại, (ii) tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ 
chức tín dụng khác, (iii) phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu 
tư,  doanh  nghiệp  vượt mức  15%  vốn  tự  có, và  (iv)  lỗ  kinh  doanh  kể  cả  các 

khoản lỗ luỹ kế. 
1.3 CÁC BIỆN PHÁP BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ CỦA 
CÁC NHTMCP 
1.3.1 Nguồn bên ngoài
·Phát hành cổ phiếu thường: 
Ưu điểm: Không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ  tức của cổ phiếu 
thường không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm 
làm ăn thua lỗ. Phương pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả 
năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai.
Nhược  điểm:  Chi  phí  cao  và  có  thể  làm  loãng  quyền  sở  hữu  ngân  hàng 
(Dulution), giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu (Earning per share), làm giảm 
tỷ lệ đòn bẩy tài chính mà ngân hàng có thể tận dụng.
·Phát hành cổ  phiếu ưu đãi vĩnh viễn: 
Ưu  điểm:  Không  phải hoàn  trả  vốn  và  không  làm phân  tán  quyền  kiểm  soát 
ngân hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai. 
Nhược điểm:  Cổ  tức  phải  trả  cho  các  cổ  đông  là  gánh  nặng  tài  chính  trong 
những năm ngân hàng bị thua lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên 
mỗi cổ phiếu.
·Phát hành giấy nợ thứ cấp (thời hạn tối thiểu 7 năm): 
Ưu điểm: Chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng. 
Đây là phương pháp hiệu qủa vì trái phiếu này được các nhà đầu tư ưa chuộng 
trên thị trường. 
Nhược điểm: Phải hoàn trả cho người mua trái phiếu khi đến hạn, lãi trả cho 
trái phiếu là gánh nặng cho ngân hàng về tài chính. 
Ngân  hàng  còn  có thể thực  hiện  các biện pháp  tăng  vốn  từ nguồn  bên  ngoài 
khác như bán tài sản và  thuê lại, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu... 
1.3.2 Nguồn bên trong: 
Chủ yếu do tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong 
năm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn. 
Ưu điểm: Không tốn kém chi phí, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng 

và không phải hoàn trả. Phương pháp này giúp ngân hàng không phụ thuộc vào 
thị trường vốn nên tránh được chi phí huy động vốn.
Nhược điểm: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều 
đặn. Hình thức này không thể áp dụng thường xuyên vì nó làm ảnh hưởng đến 
quyền lợi của cổ đông. 
Phương pháp này phụ thuộc vào:
·  Chính sách cổ  tức  của  ngân hàng: Chính  sách này cho biết ngân hàng 
cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập để tăng vốn phục vụ  cho mở rộng 
kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ được chia cho các cổ đông. 
Ta có: 
Mức  thu  nhập  giữ 
lại 
Tỷ  lệ thu  nhập 
giữ lại 
(Lợi  nhuận  không 
chia) 

Thu nhập sau thuế 
Tổng  giá trị 
cổ tức Tỷ lệ chi 
trả cổ tức  = 
Thu  nhập  sau 
thuế 
Tỷ lệ  thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốn ngân hàng sẽ 
chậm,  dẫn  đến  giảm  khả  năng mở  rộng  tài  sản  sinh  lời,  tăng rủi  ro  phá  sản. 
Ngược lại, nếu tỷ lệ thu nhập giữ lại quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông 
dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng bị giảm.
·  Tốc độ tăng vốn  từ nguồn nội bộ: Một tỷ lệ tăng trưởng vốn  từ nguồn 
nội  bộ  lý  tưởng phải đáp ứng cả  hai  yêu  cầu: Một  là, ngân hàng  tăng 
trưởng được tài sản có (đặc biệt là các khoản cho vay); hai là, không làm 

suy giảm quá mức tỷ số vốn/tài sản của ngân hàng. 
Ở VN, các tổ chức tín dụng có thể dùng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng 
vốn điều lệ của mình theo Quyết định 797/2002/QĐ­NHNN ngày 29 tháng 07 
năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký ban hành. Theo 
đó, tại điều 22 có sửa đổi lại như sau: “Vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại 
cổ phần có thể được tăng bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc được bổ sung 
từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, đánh giá lại tài sản cố định và các quỹ khác 
theo quy định của pháp luật nhưng phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua 
và  phải  được Ngân  hàng  Nhà nước  chấp  thuận bằng  văn  bản  trước  khi  thực 
hiện.” 
Kết luận chương 1 
Qua phần trình trong chương 1 cho chúng ta cái nhìn cơ bản về  những khái 
niệm, đặc điểm, chức năng của các ngân hàng thương mại cổ phần. Gắn liền 
với quá trình hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mại thì nguồn 
vốn tự có ban đầu là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì thế các khái quát về công 
tác bảo toàn và phát triển vốn tự có giúp cho chúng  ta hiểu  rõ hơn tầm quan 
trọng của nhân tố cơ bản này. Và từ đây giúp chúng ta có những hiểu biết ban 
đầu về các đối tượng được đưa ra nghiên cứu trong chương này trước khi đi sâu 
vào các thực trạng đang tồn tài ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG  2:  THỰC  TRẠNG  CÔNG  TÁC  BẢO  TOÀN  VÀ  PHÁT 
TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM HIỆN NAY 
2.1 KHÁI QUÁT  QUÁ TRÌNH HÌNH  THÀNH  VÀ  PHÁT TRIỂN CỦA 
HỆ THỐNG NHTMCP VN: 
Cho đến nay, ngành ngân hàng nước ta đã trải qua 59 năm (1951 đến nay) 
xây  dựng  và phát  triển,  với  nhiều  chặng  đường  gay  go  và phức  tạp  nhưng 
vẫn ổn định và phát  triển tốt.  Đặc biệt  là chặng đường từ  năm 1986 cho đến 
nay, chặng đường đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống ngân hàng VN. 
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội  Đảng toàn 
quốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng 
chính phủ)  ký quyết  định  số 218/CT ngày  3.7.1987  cho làm  thử việc  chuyển 

hoạt động ngân  hàng sang hạch  toán  kinh tế và  kinh  doanh Xã hộ chủ  nghĩa 
HCN (làm thử đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 7.1987, Hà Nội, Gia Lai...), sau 
đó tổng kết và Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT 
ngày 26.3.1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng Việt Nam, với sự 
ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Đến năm 1990, cơ chế đổi mới 
ngân hàng được hoàn thiện thông qua việc công bố hai Pháp  lệnh ngân hàng 
vào ngày 24.5.1990 (Pháp  lệnh Ngân  hàng Nhà nước VN và  Pháp  lệnh ngân 
hàng, hợp  tác xã  tín dụng và  công ty tài chính) đã chính  thức chuyển cơ chế 
hoạt động  của  hệ  thống  Ngân  Hàng  Việt  Nam  từ  “một cấp”  sang  “hai  cấp”. 
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về 
tiền tệ,  tín dụng, thanh toán, ngoại hối  và  ngân hàng,  là ngân hàng duy nhất 
được  phát  hành,  là  ngân  hàng  của  các  ngân  hàng,  là  ngân  hàng  của  Nhà 
nước…, còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các 
tổ chức tín dụng thực hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương 
mại  quốc  doanh,  ngân hàng thương  mại  cổ phần, ngân  hàng  liên  doanh,  chi 
nhánh ngân  hàng  nước ngoài, hợp  tác  xã  tín  dụng,  công  ty  tài  chính.  Tháng 
12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc 
hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 1.10.1998) và sau 
đó  Luật  NHNN  và  Luật  các TCTD được  sửa  đổi  và bổ sung  vào năm 2003,
2004.  Như  vậy, hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức đánh dấu 
sự ra đời và phát triển khoảng trên 20 năm (từ 1990 đến nay). Trải qua chặng 
đường trên, hệ thống NHTM VN  đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn 
điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh…), chất lượng hoạt động và 
hiệu  quả  trong  kinh  doanh.  Mạng  lưới ngân  hàng  thương  mại  VN  đến  cuối 
năm  2009 đã  có  những buớc  phát  triển  mạnh phủ  khắp  quận  huyện  và  hình 
thành cả trong các trường học. Hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm: 5 NHTM 
nhà nước (Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, 
Ngân  hàng  phát  triển  VN,  Ngân  hàng  nông  nghiệp  và  phát  triển  nông  thôn, 
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long), 39 NHTM cổ phần đô 
thị và nông thôn, 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 05 ngân hàng liên doanh, 

05 ngân hàng 100% vốn tại VN và 01 Quỹ tín dụng nhân dân. Vốn điều lệ của 
các NHTM VN không ngừng gia tăng, NHTMNN sau nhiều lần bổ sung vốn đã 
nâng tổng vốn chủ sở hữu của 05 NHTMNN lên trên 20.000 tỷ đồng tăng gấp 3 
lần so với thời điểm cuối năm 2000. Vốn điều lệ của NHTMCP được gia tăng 
đáng kể từ lợi nhuận giữ lại, sáp nhập, các quỹ bổ sung vốn điều lệ, phát hành 
thêm  cổ phiếu…  từ  đó  giúp  tổng  vốn  điều  lệ  NHTMCP  đến  cuối  năm  2009 
tăng rất nhanh 2000, nhiều NHTMCP có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng. 
2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCPVN 
2.2.1 Điểm mạnh và điểm yếu của các ngân hàng Việt Nam khi gia nhập 
WTO: 
Nói  đến điểm mạnh của các ngân hàng trong nước trước hết là mạng lưới 
hoạt động. Các NHTM trong nước có một mạng lưới rộng khắp thông qua các 
chi nhánh và sở giao dịch. Thứ hai, các ngân hàng trong nước đã thiết lập được 
mối quan hệ với các hệ thống các khách hàng. Mỗi ngân hàng đã có hệ thống 
khách hàng truyền thống để chăm sóc và ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ từ 
nhiều năm, đặc biệt là khối các ngân hàng thương mại nhà nước. Thứ ba, với 
thâm  niên  hoạt  động  của  mình,  các  ngân hàng  nội địa  rất  am  hiểu  tập  quán
phong tục, tâm  lý khách hàng Việt Nam. Đây là một  lợi thế trong  việc chăm 
sóc khách hàng. 
Các ngân hàng trong nước vẫn còn nhiều hạn chế: Thứ  nhất, năng lực tài 
chính  của  các ngân  hàng  nội địa còn  rất non  yếu.  Theo  dự đoán của  VAFI  ­ 
Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam, quy mô  trung bình của hệ thống 
ngân  hàng  thương  mại  Việt  Nam  5 năm tới  chỉ  vào  khoảng  100 triệu  USD/ 
ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1­2 tỷ USD/ngân 
hàng  ở  các  nước  trong  khu  vực.  Thứ  hai,  các  ngân  hàng  nước  ngoài  có  thể 
mạnh  về  cung cấp dịch vụ,  trong  khi đó  các ngân hàng nội địa chủ  yếu  hoạt 
động  trong  lĩnh  vực  tín  dụng.  Theo  HSBC, doanh  thu  từ  thanh toán  quốc  tế 
chiếm 1/3 tổng doanh thu của ngân hàng này, khách hàng là các công ty Việt 
Nam cách đây 3 năm chỉ chiếm 3%, nay đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng 
của HSBC, dự đoán 3 năm nữa tăng lên 70%. Thứ ba, là vấn đề công nghệ. Các 

ngân hàng nước ngoài vượt khá xa về trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ 
thống  máy  móc  thiết  bị  cũng  như  các  ứng  dụng  công  nghệ  thông  tin  trong 
nghiệp vụ ngân hàng. Và thứ tư là trình độ quản lý. Yếu tố này liên quan đến 
vấn đề nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên gia cao cấp trong lĩnh 
vực ngân hàng. Điều này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội địa 
trong vấn đề quản lý ngân hàng mà còn là nguy cơ cạnh  tranh nhân lực giữa 
các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động lên cao. Các ngân 
hàng trong nước sẽ gặp khó khăn và phải đối mặt với sự chảy máu chất xám. 
Bên cạnh những điểm hạn chế hay còn gọi là những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, 
các ngân hàng trong nước còn gặp phải vấn đề đáng lo ngại nữa là thị phần co 
hẹp. 
2.2.2 Động thái của các NHTMCP VN:
·  Thứ  nhất,  các  ngân  hàng  nội  địa  đã  tăng  vốn  điều  lệ.  Giải  pháp  này 
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao tiềm lực tài 
chính. Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2007, các ngân hàng 
TMCP  có  vốn  điều  lệ  1.000  tỉ  đồng  sẽ  chiếm  trên 80%  tổng  số  ngân
hàng đang hoạt động. Bên cạnh giải pháp tăng vốn điều lệ, một số ngân 
hàng thương mại cổ phần nông thôn trong năm 2006 đã được Ngân hàng 
Nhà nước cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương 
mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Tuy 
nhiên, giải pháp tăng vốn điều lệ không tránh khỏi tình trạng các ngân 
hàng tận dụng cơ hội để phát hành cổ phiếu ồ ạt. Việc này có thể không 
tốt nếu tỉ lệ an toàn vốn quá cao (được tính bằng tỉ lệ vốn điều lệ trên 
tổng tài sản).
·  Thứ  hai,  các  NHTMCP  đua  nhau  bán  lại  cổ  phần  cho  các  ngân  hàng 
nước ngoài. Đứng trước một sân chơi lớn với sự cạnh tranh khốc liệt khi 
hội  nhập  vào  WTO  và  tận dụng  giai  đoạn  chứng  khoán  bùng nổ  cuối 
năm 2007, các ngân hàng TMCP Việt Nam tranh thủ phát hành cổ phiếu 
để  tăng  vốn  để  thu  về  sự  chênh  lệch  giá  trị  lớn  và  học  hỏi  các  kinh 
nhiệm quản lý tiên tiến, chuyên nghiệp từ các cổ đông nước ngoài trong 

thành phần cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam. Ta có thể kể 
đến  một  số  ngân  hàng  TMCP  Việt  Nam  đi  theo  con  đường  này  như: 
ACB  bán  cổ  phần  cho  Standard  chartered,  Sacombank thì  chọn  ANZ, 
Techcombank  thì  có  HSBC,  Habubank  thích  cổ  đông  đến  từ  Đức  – 
Deustche bank, Sumitomo chọn Eximbank là đối tác chiến lược trong số 
các ngân hàng nội địa hay Southern bank hợp tác với UOB (Singapore) 
để cùng nhau phát triển lâu dài…
·  Thứ  ba,  các  ngân  hàng nội địa liên  tục  tìm cách  đa dạng  hoá  các sản 
phẩm  dịch  vụ  bằng  cách  hợp  tác  phát  triển  với  các  ngân  hàng  nước 
ngoài;  Citibank  kết  hợp  với  NHTMCP  Đông  á  về  phát  triển  dịch  vụ 
ngân  hàng  bán  lẻ  và  chuyển  kiều  hối;  Hợp  tác  về  liên  kết  thẻ  giữa 
VNBC Việt Nam với China Union Pay, một liên kết thẻ lớn nhất và duy 
nhất của Trung Quốc, các ngân hàng trong nước cũng đang nắm bắt nhu 
cầu của khách hàng để đưa ra các dịch vụ chuyển tiền nhanh. Ngân hàng 
ACB kết hợp với Western Union, ngân hàng Công thương cung cấp dịch 
vụ kiều hối qua máy rút tiền tự động và hợp tác với Wells­Fargo. Ngân 
hàng Đông á với chương trình chuyển tiền kiều hối MoneyGram.
·  Thứ tư, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh và 
công ty tài chính liên doanh.
·  Thứ năm, một trong những yếu tố quan trọng nữa mà các ngân hàng nội 
địa đang cố gắng hành động đó là tăng cường đội ngũ nhân lực thông 
qua  cải  thiện  các  chế  độ  lương  thưởng,  trợ  cấp  cho  nhân  viên để  giữ 
chân nhân viên cũ và tìm kiếm những chuyên viên giỏi. 
2.2.3 Khái quát tình hình hoạt động của các NHTMCP VN 
Là  trung tâm kinh tế lớn nhất và sôi động nhất cả nước, tính đến hết tháng 
10­2007, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tổ chức 
tín dụng trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh đạt 437.000 tỷ đồng, tăng 53% so 
với cuối năm 2006 và tăng tới 73% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng 
lớn nhất từ trước tới nay. 
Trong  số đó  thì vốn  huy  động  bằng  nội  tệ đạt  322.706  tỷ đồng,  vốn  huy 

động ngoại tệ quy đổi đạt 114.294 tỷ đồng, chiếm 26,1%. Dự báo đến hết năm 
2007,  tổng  nguồn  vốn  huy  động  trên  địa  bàn  thành  phố  Hồ  Chí  Minh  đạt 
460.000  ­ 465.000  tỷ  đồng, tăng 62­65% so với cuối năm 2006.  Tại Hà Nội, 
tính  đến  hết  tháng  10­2007,  tổng  nguồn  vốn  huy  động  của  các  Ngân  hàng 
thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 326.624 tỷ 
đồng, tăng 34,54% so với cuối năm 2006, đây là mức tăng lớn nhất trong nhiều 
năm. Cũng tính đến hết tháng 10­2007, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng 
thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ước tính 
đạt 345.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm 2006 và tăng 63% so với cùng 
kỳ này năm trước. 
Nếu  phân  theo  tiền  tệ thì dư nợ cho  vay  bằng  nội  tệ đạt  241.155  tỷ đồng, 
dư nợ  cho  vay  bằng  ngoại  tệ đạt  103.445  tỷ đồng.  Phân  theo  kỳ hạn 
thì dư nợ cho  vay  ngắn  hạn  đạt 209.647  tỷ đồng, dư nợ trung  và  dài  hạn đạt 
135.353 tỷ đồng. Do tỷ giá  ổn định, lãi suất cho vay ngoại tệ chỉ bằng 50% ­ 
60% mức lãi suất cho vay nội tệ nên nhiều doanh nghiệp thích vay vốn ngoại tệ
hơn, ngược lại người gửi tiền thì thích gửi bằng nội tệ hơn vì lãi suất tiền gửi 
cùng kỳ hạn của nội tệ cao gấp 2 lần tiền gửi ngoại tệ. Tại Hà Nội, dư nợ cho 
vay cũng tăng với tốc độ rất lớn. Tính đến hết tháng 10­2007, tổng dư nợ cho 
vay đạt 163.838 tỷ đồng, tăng 37,44% so với cuối năm 2006. Dự báo đến hết 
năm 2007, dư nợ cho vay sẽ đạt 171.000 ­ 174.000 tỷ đồng, tăng 45% ­ 48% so 
với cuối năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay và vượt xa 
nhiều so với dự báo từ đầu năm của các ngân hàng. Một số ngân hàng thương 
mại cổ phần sẽ có mức tăng trưởng dư nợ tới 55% đến 65%. 
Về  cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn, cho vay ngắn hạn đạt 100.089 tỷ đồng, 
tăng 33,50% và dư  nợ cho vay trung dài hạn đạt 63.749 tỷ đồng, tăng 44,10%. 
Tín dụng trung dài hạn  tăng  cao hơn ngắn hạn chứng  tỏ nhu  cầu  vốn  đầu tư 
chiều sâu, đầu tư cho mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng, lắp 
đặt trang thiết bị mới và hiện đại tăng lên. 
Một nguyên nhân khác, vốn đầu tư cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, 
khu đô thị mới, dự án nhà  ở, vốn cho vay mua nhà chung cư, mua ô tô, phương 

tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công, xây dựng khách sạn, văn phòng cho 
thuê, trung tâm thương mại, siêu thị.... cũng tăng cao. 
Về  cơ cấu  dư nợ theo  tiền  tệ,  dư nợ  cho  vay  bằng  nội  tệ đạt  100.092 
tỷ đồng, tăng 38,8% và dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 34,72%. Nguyên nhân dư nợ 
cho vay nội tệ cao hơn ngoại tệ cũng tương tự như ở thành phố Hồ Chí Minh. 
Không chỉ riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà trong cả nước nhất là 
những tỉnh, thành phố lớn có tốc độ công nghiệp hoá nhanh, các luồng vốn huy 
động,  thanh  toán,  cho  vay,...  của  hệ  thống  ngân  hàng  cũng  có  tốc  độ  tăng 
trưởng cao ngoài dự kiến. 
Tại  TP.HCM,  trung tâm  tài  chính  ­  tiền  tệ lớn nhất  và  sôi động  nhất  của 
cả nước, nếu như cách đây 4 năm, các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM 
CP)  còn ở yếu  thế,  thị phần  hoạt động  chỉ bằng  1/2  so  với  các  NHTM 
Nhà nước thì  đến nay đã vượt lên trên. Nếu như các NHTM CP có tốc độ tăng
trưởng bền vững từ 60% ­ 120% mỗi năm thì các NHTM Nhà nước dường như 
đang bị hụt hơi, tăng trưởng ì ạch với tốc độ bình quân chỉ khoảng dưới 20% 
mỗi năm. Ngoài ra quy mô vốn chủ sỡ hữu của các ngân hàng ngày càng mở 
rộng. Tại TP.HCM, tính đến nay có 18 NHTM CP, tức là các ngân hàng có hội 
sở  chính  và  đăng  ký  kinh  doanh  theo  giấy  phép  được  cấp.  Bên  cạnh  đó  còn 
hàng trăm chi nhánh NHTM CP của các tỉnh, thành phố khác đang hoạt động, 
tham  gia  cạnh  tranh  ở  đây.  Chỉ  tính  riêng 18  NHTM  CP  có  trụ  sở chính  tại 
TP.HCM, ước tính đến hết tháng 12/2007, có tổng số vốn chủ sở hữu, bao gồm 
vốn điều lệ và các quỹ đạt 24.407 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cuối năm 2006. 
Trong đó riêng vốn điều lệ đạt 18.766 tỷ đồng, tăng 94,6% so với năm trước và 
gấp hơn 2 lần các NHTM CP ở Hà Nội. 
Nếu xét về thị phần giữa ngân hàng quốc doanh và  cổ phần thì có sự khác 
biệt đáng kể. Ước tính đến hết tháng 12/2007, tổng số  vốn huy động của các 
NHTM CP tại TP.HCM đạt 204.411 tỷ  đồng, chiếm 46,9% tổng thị phần huy 
động vốn của các ngân hàng trên địa bàn. Trong khi đó các NHTM Nhà nước 
vốn  cách  đây  4  năm  còn  chiếm  trên  50%  thị  phần  thì  nay  chỉ  còn  chiếm 
35,09%.  Các  chi  nhánh  Ngân  hàng  nước ngoài  trước  đây  thường  chỉ  chiếm 

12% ­ 13% thì đến nay chiếm 15,85%. Các Ngân hàng liên doanh chỉ chiếm 
2,48%; tỷ trọng thị phần còn lại các Công ty tài chính, Công ty tài chính và quỹ 
tín dụng nhân dân. 
Trong  khi  đó  tính  đến hết  năm 2006, tổng nguồn  vốn huy động  của khối 
NHTM Nhà nước đạt 112.947 tỷ đồng, chiếm 43,49% so với tổng nguồn vốn 
huy động của ngành ngân hàng trên địa bàn, giảm khoảng 4% so với năm 2005. 
Khối NHTM cổ phần đạt 99.013 tỷ đồng, chiếm 38,13% và tăng thêm tỷ trọng 
thị phần 4,21% so với năm 2005 và tăng trên 10%so với năm 2004. Khối Ngân 
hàng liên  doanh đạt 6.655  tỷ đồng, chiếm 2,56%; khối chi nhánh  Ngân hàng 
nước  ngoài đạt 39.560  tỷ  đồng,  chiếm 15,23%; các công  ty tài chính và cho 
thuê tài chính đạt 1.530 tỷ đồng, chiếm 0.59%.
Thị  phần  huy  động  vốn  trong  năm  2007  của  các  NHTM  CP  tăng  lên 
nguyên nhân hàng đầu là lãi suất và chính sách khuyến mại hấp dẫn hơn, mạng 
lưới được mở rộng, hoạt động quảng bá thương hiệu được triển khai hiệu quả. 
Đặc biệt là uy tín, lòng tin của người dân, của khách hàng đối với các NHTM 
CP tăng lên. Nguyên  nhân là  cho  thị phần  tín dụng của các  NHTM  CP  tăng 
mạnh trong năm 2007 đó là cùng với lợi thế nói trên đã phân tích ở phần huy 
động vốn của các NHTM CP, thì sự năng động tìm kiếm khách hàng. Đặc biệt 
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, linh hoạt trong cho vay, đa dạng hoạt động tín 
dụng tiêu dùng, đổi mới quản trị điều hành tín dụng,…là những nguyên nhân 
quan trọng làm cho thị phần cho vay của khối ngân hàng này tăng vững chắc. 
Trong  khi  đó  các  NHTM  Nhà nước  thì kém  linh hoạt, bị  khống  chế tăng 
trưởng  dư nợ,  một  số chi  nhánh  có nợ xấu  cao  tập  trung  cho  nâng  cao  chất 
lượng tín dụng, cơ chế tiền lương và thu nhập không có tính chất khuyến khích 
cho  vay,…đang  làm  cho  khối  ngân  hàng  này  dường  như  “bị  hụt  hơi”  trong 
cạnh tranh trên thị trường tín dụng. 
Như  là kết qủa tất yếu, khối ngân hàng thương mại cổ phần chiếm gần 50% 
thị phần lợi nhuận trên cơ sở nhiều lợi thế cạnh tranh. Tạm thời lấy số liệu đến 
hết tháng 9­2007, tổng lợi nhuận trước thuế của các Ngân hàng trên địa bàn TP 
HCM đạt 9.013 tỷ đồng, bằng 142,6% so với năm 2006. Trong đó khối NHTM 

Nhà  nước  chỉ  chiếm  34,2%,  khối  NHTMCP  chiếm  48,1%,  chi  nhánh  Ngân 
hàng nước ngoài  chiếm 14,2% và  Ngân hàng liên doanh chiếm 3,5%. Không 
chỉ chiếm thị phần lớn về cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn, cho vay, mở 
rộng  màng  lưới,  khối  NHTMCP  còn  chiếm  thị  phần  lớn  về  hiệu  quả  kinh 
doanh, tức là tổng lợi nhuận trước thuế trong toàn khối ngân hàng. 
Kết quả  đó do nhiều nguyên nhân:
·  Nguyên nhân thứ nhất đó là kết quả về mở rộng và đa dạng hoá các dịch 
vụ  ngân  hàng  bán  lẻ  tiện  ích,  như  dịch  vụ  thẻ,  kiều  hối,  thanh  toán, 
chuyển tiền, kinh doanh vàng,…
·  Nguyên nhân thứ hai đó  là đa dạng hoá danh  mục  tài  sản  có, đa dạng 
hoá danh mục đầu tư,  tăng tỷ trọng đầu tư  vào  giấy tờ  có giá, đầu tư 
chứng  khoán, đầu tư mua cổ phần  của các  doanh nghiệp  khác, đầu  tư 
trên thị trường tiền gửi quốc tế, đầu tư trên thị trường liên ngân hàng,…
·  Nguyên nhân thứ ba là thành lập các Công ty trực thuộc. Những công ty 
này hạch toán độc lập, kinh doanh có hiệu quả.
·  Nguyên nhân thứ tư  là đầu tư vào thị trường bất động sản, đặc biệt là 
văn phòng cho thuê.
·  Nguyên nhân thứ năm là hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng tốc độ 
xử lý công việc, tự động hoá nhiều khâu nghiệp vụ, nên tiết kiệm được 
chi phí lao động và tiết kiệm được nhiều chi phí khác.
·  Nguyên nhân cuối  cùng đó  là nâng cao  chất lượng nguồn nhân  lực  và 
nâng cao năng suất lao động, làm cho doanh số thu nhập của ngân hàng 
tăng nhanh hơn chi phí về nguồn nhân lực. Đây cũng chính là các lợi thế 
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần so với các ngân hàng 
thương mại Nhà nước. 
Trong khi đó các NHTM Nhà  nước thì "bận rộn" và  "loay hoay" mất quá 
nhiều thời gian, công sức và chờ đợi triển khai cổ phần hoá, lo xử lý nợ xấu và 
chờ đợi sắp xếp lại chi nhánh, mạng lưới. Trong quản trị điều hành bị lệ thuộc 
quá nhiều vào hội sở chính ở Trung ương thiếu quyền chủ động. Cơ chế tiền 
lương  và  thu  nhập không  khuyến  khích  tính  năng  động,  sáng  tạo  trong  kinh 

doanh.  Bộ  máy  cồng  kềnh,  chất  lượng  nguồn  nhân  lực  hạn  chế…  Đó  cũng 
chính là điểm yếu, điểm bất lợi của các ngân hàng thương mại Nhà nước trong 
cạnh tranh. 
Với xu hướng nói trên trong năm 2008 và một số năm tới, các NHTM CP 
tiếp  tục  có sự bứt  phá,  vươn  lên  mạnh  mẽ trong  cạnh  tranh,  còn  các  NHTM 
Nhà nước tiếp tục bận bịu quá nhiều với việc cổ phần hoá cũng như những lực 
cản khác, nên sẽ  tiếp tục bị "hụt hơi" trong cuộc đua trên thị trường tài chính – 
tiền tệ, ít nhất là ở địa bàn TP.HCM.
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÀO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ 
CÓ CỦA CÁC NHTMCP VN 
2.3.1  Sự  cần  thiết và nội  dung  của  công tác  bảo  toàn  và  phát  triển  vốn 
tự có 
Công  tác  bảo  toàn  vốn  tự có của  các ngân  hàng  thương mại  cổ phần  Việt 
Nam hiện nay chủ yếu dựa vào các Quyết định, Công văn điều chỉnh của Ngân 
hàng  nhà nước  và Thủ tướng  chính  phủ.  Việc  bảo  toàn  và phát  triển  vốn 
tự có là  việc đảm bảo  an toàn  cho nguồn vốn tự  có trong suốt quá trình hoạt 
động và ngày càng được bổ sung thêm vào nguồn  vốn ban đầu.  Theo đó các 
ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn tự có của mình sao cho hiệu quả và ngày 
càng mở rộng thêm nguồn  vốn này để đáp ứng cho các yêu  cầu của cơ quan 
quản lý trong quá trình hội nhập. 
Các ngân hàng TMCP Việt Nam bảo toàn và phát triển vốn tự có của mình 
dựa vào  Quyết định 457/2005­NHNN  ngày 19/04/2005 về việc ban  hành quy 
định  về các  tỷ lệ bảo đảm  an  toàn  trong  hoạt động  của  Tổ chức  tín  dụng  và 
Quyết  định  số 03/2007/QĐ­NHNN  (dưới đây gọi  tắt là Quyết định 03) ngày 
19/01/2007 của  Thống đốc  NHNN  về  việc sửa đổi, bổ sung một  số điều của 
Quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD ban hành kèm 
theo Quyết định số 457/2005/QĐ­NHNN. 
Theo đó các tổ  chức tín dụng  (trừ chi nhánh ngân hàng  nước ngoài) phải 
duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” nội bảng (bao 
gồm, ngoài những khoản mục khác, tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản cho vay 

và các khoản phải đòi) và tài sản “ Có” ngoại bảng (bao gồm, ngoài các mục 
khác, cam kết bảo lãnh, cho vay, thư tín dụng, và chấp nhận thanh toán) được 
điều chỉnh theo theo hệ số rủi ro. 
Dựa trên mức độ rủi ro, các hệ số rủi ro cho tài sản “Có” nội bảng gồm 4 
nhóm là 100%, 50%, 20% và 0%. Tuy nhiên, đối với tài sản “Có” ngoại bảng 
thì phụ thuộc vào mức độ rủi ro tương đối so với việc cấp tín dụng trực tiếp, giá
trị của tài sản này trước tiên phải được chuyển đổi từ giá trị ngoại bảng sang 
giá trị nội bảng theo các hệ số chuyển đổi 100%, 50%, 20% và 0% trước khi 
nhân với các hệ số rủi ro ( gồm 3 nhóm là 100%, 50% và  0%). Trên thực tế 
hiện nay hầu như chưa có ngân hàng thương mại quốc doanh nào đạt được tỷ lệ 
8%. Do  vậy, Ngân  hàng  Nhà Nước  quy định  tối đa 3 năm  kể từ ngày Quyết 
định 457 có hiệu lực thi hành (ngày 15 tháng 05 năm 2005) để các ngân hàng 
thương mai tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định trong đó mỗi 
năm tăng 1/3 số tỷ lệ  còn thiếu.  Tuy nhiên, các tổ  chức tín dụng ngoài quốc 
doanh mà chưa đạt được tỷ lệ 8% sẽ không được hưởng lợi từ quy định gia hạn 
này. Trước mắt một số ngân hàng sẽ phải kêu gọi thêm vốn góp để nâng mức 
vốn tự có của mình lên. 
Về  mức  vốn  pháp định,  các  ngân  hàng  thương  mại  dựa  theo  Nghị định 
82/1998/NĐ­CP ngày 03/10/1998 Về ban hành danh mục mức vốn pháp định 
của các tổ  chức tín dụng. Theo đó, các tổ chức tín dụng đã được cấp giấy phép 
thành lập, hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có vốn điều 
lệ thấp hơn  mức  vốn pháp định tại danh mục mức vốn  pháp định của các  tổ 
chức tín dụng kèm theo Nghị định này, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị 
định này có hiệu lực thi hành, phải tăng vốn điều lệ cho đủ bằng mức vốn pháp 
định. Mức tăng vốn điều lệ hàng năm tối thiểu bằng một phần ba (1/3) số vốn 
điều lệ còn thiếu so với vốn pháp định. Sau thời hạn 3 năm, vốn điều lệ của các 
tổ chức tín dụng không bảo đảm đủ bằng mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà 
nước  Việt  Nam sẽ  thu hồi giấy  phép hoạt động.  Ngày  22/11/2006,  thay  mặt 
Chính  phủ,  Thủ  tướng  Chính  phủ  Nguyễn  Tấn  Dũng  ký  Nghị  định 
141/2006/NĐ­CP ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín 

dụng.  Theo  đó,  chậm  nhất  vào  ngày  31/12/2008  và  31/12/2010,  tổ  chức  tín 
dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có 
số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp 
định. Đối với loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh, Ngân hàng 
100% vốn nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân TW phải có mức vốn pháp định 
áp dụng cho đến năm 2008 là 1.000 tỷ đồng, đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.
Ngân  hàng  thương  mại  Nhà  nước,  Ngân  hàng  đầu  tư:  3.000  tỷ  đồng... 
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD. Đối với loại hình Công ty tài 
chính đến năm 2008 là 300 tỷ đồng, năm 2010 là 500 tỷ đồng… 
Cụ  thể, đối với các tổ chức tín dụng được cấp phép thành lập và hoạt động 
sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ­CP có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008, thì 
phải đảm bảo có ngay số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương 
đương mức vốn pháp định quy định cho năm 2008. Các tổ chức tín dụng được 
cấp giấy  phép thành  lập  và  hoạt động sau ngày 31/12/2008  phải đảm bảo  có 
ngay vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp 
định quy định cho năm 2010. Chính phủ giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 
quyết định xử lý, kể cả việc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với 
tổ chức tín dụng có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp thấp hơn mức vốn 
pháp định tương ứng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng quy định cho từng 
thời kỳ. 
Về  tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn, theo Nghị định 
457/2005QĐ  ngày  19  tháng  04  năm  2005,  các  ngân  hàng  thương  mại  được 
phép sử dụng  là 40% và  các  tổ  chức tín dụng  khác  là  30%. Tuy nhiên đứng 
trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ tháng 12 năm 2008 
và những tín hiệu tăng trưởng nóng của tín dụng trong nước sau gói hỗ trợ lãi 
suất  của chính phủ,  ngày  10 tháng 08  năm 2009,  Thống đốc Ngân  hàng nhà 
nước ban hành thông tư 15/2009/TT­NHNN quy định về tỷ lệ tối đa sử dụng 
vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại 
Việt nam trừ các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. theo đó, tỷ lệ này được quy định 
tại Thông tư cụ thể như sau: 

­ Ngân hàng thương mại: 30% 
­ Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính: 30% 
­ Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 20%
So  với  quy  định  về tỷ lệ tối đa  của  nguồn  vốn  ngắn  hạn được  sử dụng  để 
cho  vay  trung  hạn,  dài  hạn  của  tổ chức  tín  dụng  tại  Quy  định  về các 
tỷ lệ bảo đảm  an  toàn  trong  hoạt động  của  tổ chức  tín  dụng  ban  hành  theo 
Quyết định số 457/2005/QĐ­NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng 
Nhà nước, Thông tư đã quy định cụ thể về các nguồn vốn ngắn hạn,  nguồn vốn 
trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng và cách xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn 
hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của tổ chức tín dụng. 
2.3.2 Thực trạng bảo toàn vốn tự  có của các NHTMCP VN 
Trong  những năm đầu  của  thế kỷ mới, khi  nhà  nước  vẫn đang  từng  bước 
thoả thuận với các nước trong tổ chức thương mại thế giới về  việc Việt Nam ra 
nhập WTO, thì các doanh nghiệp trong nước cũng từng bước thay đổi mình để 
chuẩn bị  cho  quá  trình  Việt  nam  hội  nhập_Cơ  hội  thì  lớn  nhưng  thách  thức 
cũng rất lớn. 
Riêng  trong  lĩnh  vực  tài  chính_ngân  hàng,  từ năm  1990,  cơ  chế đổi  mới 
ngân hàng được hoàn thiện  thông qua việc  công bố hai Pháp  lệnh ngân hàng 
vào ngày 24.5.1990 (Pháp  lệnh Ngân  hàng Nhà nước VN và  Pháp  lệnh ngân 
hàng, hợp  tác xã  tín dụng và  công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế 
hoạt động của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai  cấp”. Theo đó, Ngân 
hàng  Nhà  nước (NHNN)  thực  thi  nhiệm  vụ  quản  lý nhà  nước  về  tiền  tệ,  tín 
dụng,  thanh  toán,  ngoại hối  và  ngân  hàng;  là  ngân  hàng  duy  nhất được  phát 
hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước… Còn 
hoạt động kinh doanh tiền  tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín 
dụng thực hiện.  Các  tổ  chức tín dụng  bao gồm: ngân  hàng  thương mại quốc 
doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. Tháng 12.1997 trước 
yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên 
thành hai luật về ngân hàng là luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín 

dụng(có  hiệu  lực  từ  ngày  01.10.1998)  và  sau  đó  Luật  NHNN  và  Luật  các 
TCTD được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, năm 2004.

×