Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BIỆN PHÁP dạy học âm NHẠC CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.66 KB, 43 trang )

BIỆN PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO TRẺ TĂNG
ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Hướng dẫn nghe nhạc
Theo các nhà nghiên cứu thì âm nhạc là một món ăn
tinh thần rất quan trọng đối với mọi lứa tuổi. Âm nhạc góp
phần làm giảm căng thẳng, lo lắng và còn làm cho việc học
tập trở lên vui vẻ, hấp dẫn và đáng nhớ hơn. Vậy trẻ ADHD
cũng cần được nghe nhạc nhưng lựa chọn loại nhạc nào cho
đối tượng trẻ này là vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng nếu
không sẽ phản tác dụng.
Tiêu chí chọn nhạc và các thể loại âm nhạc
Tiêu chí chọn nhạc
Vì trẻ ADHD có những hành vi khơng thể kiểm sốt
được bản thân, rất hiếu động và đầu óc của các em ln
trong tình trạng căng thẳng. Chính vì thế khi chọn nhạc cho
các em, chúng ta cần chú ý đến những tiêu chí như sau:
Về tiết tấu, nhịp độ: Cần chọn những bản nhạc có tiết
tấu, nhịp độ chậm rãi, nhằm giúp các em bình tĩnh hơn


trước mọi tình huống và giảm được sự hiếu động có trong
trẻ ADHD.
Về nội dung: Cần chọn các tác phẩm cho nội dung phù
hợp với lứa tuổi mầm non, có hình tượng cụ thể.
Đối với thể loại ca khúc nên chọn những bài hát có ca
từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu.
Các thể loại âm nhạc cần lựa chọn
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tơi xin nêu một số
thể loại âm nhạc có thể lựa chọn cho trẻ tăng động giảm chú
ý như sau:
a. Nhạc khơng lời:


Nhạc khơng lời có tác dụng rất tốt đối với trẻ em. Có
thể chọn một số bản nhạc không lời phù hợp với trẻ tăng
động như: chương 1 bản Sonata Ánh trăng của nhạc sĩ
Beethoven hay bản Fur Elise (Beethoven); Ode To Joy (bản
giao hưởng số 9 của Beethoven); Anniversary (Beethoven);
Love Story (Taylor Swift)… Ngồi ra có thể chọn thêm
những bản nhạc hồ tấu dành cho dàn dây (Strings) như Tổ
khúc 4 mùa của Vivaldi, các bản Valse êm dịu của Levis
Strau…


Khi được nghe những bản nhạc êm ái, dịu dàng với
phần phối khí tinh tế, các em sẽ cảm thấy tinh thần mình
được thoải mái thư giãn và cịn có thể tăng thêm sự sáng tạo
cho trẻ nhưng sự sáng tạo ấy sẽ không phải là những sáng
tạo ngông cuồng như trước nữa thay vào đó có thể là những
điệu múa uyển chuyển hoặc những bước đi nhẹ nhàng và
không có sự khẩn trương hồi hộp bồn chồn trong đó. Tuy
nhiên không nên cho trẻ nghe quá nhiều.
b. Ca khúc thiếu nhi
Một số ca khúc thiếu nhi cũng có thể được lựa chọn
cho trẻ tăng động giảm chú ý như: Cả tuần đều ngoan
(Phạm Tuyên); Chú voi con ở bản Đôn (Phạm Tuyên); Cho
con (Phạm Trọng Cầu); Em là bông hồng nhỏ (Trịnh Công
Sơn); Đàn gà con (lời Việt Anh)….(xem PL số 4,tr.68)
Những bài hát này đều có tính chất nhẹ nhàng, nhịp độ
vừa phải, chậm rãi, ca từ dễ nghe, dễ hiểu và phù hợp với
lứa tuổi của các em. Giai điệu của các bài hát này cũng rất
hay và đi vào lòng người sẽ giúp các em hiểu hơn về cuộc
sống. Đặc biệt khi nghe âm thanh dễ chịu như thế các em

sẽ rất thích và sẽ tập trung chú ý hơn.


Có thể chọn những bài hát ru như: Ru con (dân ca
Nam Bộ), Hát ru dân ca đồng bằng Bắc Bộ, Hát ru vùng
trung du… Những bài hát ru có ca từ mộc mạc, giản dị, dễ
hiểu, hầu hết các bài hát ru là những bài hát có giai điệu nhẹ
nhàng, êm, ái nên trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi
được nghe những bài hát ru. Đặc biệt những đứa trẻ này rất
cần yên tĩnh khi đi vào giấc ngủ. Chính vì vậy những bài
hát ru sẽ giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn và có cảm giác bình an
hơn khi ngủ
Cách thức cho trẻ nghe nhạc
Với những tiêu chí chọn nhạc và các thể loại âm nhạc
dành cho trẻ ADHD nhằm giúp các em chú ý hơn và giảm
hội chứng tăng động. Làm thế nào để thực hiện tốt cơng
việc này thì chúng ta phải biết cách hướng dẫn các em nghe.
Dưới đây là một số cách thức khi cho trẻ ADHD nghe
nhạc :
- Chọn nhạc phù hợp với môi trường và từng lứa tuổi
của trẻ ADHD.
Chẳng hạn, những bài hát ru sẽ là những bài hát cho
trẻ nghe ở nhà và đặc biệt là lúc trẻ ngủ.


- Không nên bật nhạc với âm lượng quá to khi các con
đang chơi hoặc ngủ vì khi đó sẽ kích thích các em làm
những hành động mạnh và dễ bị hoảng sợ khơng làm mềm
tính cho các em được.
- Cho trẻ nghe những đoạn ngắn và hay. Nhiều nhất là

khoảng 3 đến 7 phút vì những trẻ này sự tập trung, chú ý rất
thấp. Nếu kéo dài bản nhạc sẽ dẫn đến chán nản và dần
không muốn nghe. Ban đầu sẽ là một đoạn nhạc ngắn và
dần sẽ cho trẻ nghe tăng thời gian lên để tăng thêm thời
gian chú ý cho trẻ.
- Khi cho trẻ nghe nhạc, người cho các em nghe phải
hiểu được phần nào tâm trạng của các em lúc đó để có một
đoạn nhạc phù hợp cho trẻ ADHD, để tăng thêm khả năng
cảm thụ âm nhạc và dần các em sẽ thấy thích thú và yêu âm
nhạc hơn.
Khi tiến hành việc cho trẻ ADHD nghe nhạc, GV và
cha mẹ phải làm các bước sau:
Bước 1: Chọn đoạn nhạc, bản nhạc.
Bước 2: Mở đoạn nhạc, bản nhạc và cho trẻ nghe.


Bước 3: Quan sát trẻ: Cần để ý đến thái độ của trẻ và
nét mặt của trẻ khi được nghe đoạn nhạc ấy. Giáo viên cần
hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản như: “Con thích nghe bài
này khơng con?” hay “Con thấy bản nhạc này hay không
con?”.
Bước 4: GV cần đưa ra kết quả cho việc nghe nhạc.
(thời gian nghe của N là bao nhiêu phút và thời gian chú ý
của N là bao nhiêu phút)
Tất cả các bước nêu bên trên là những bước rất cơ bản,
nhưng rất cần thiết và cũng không phải dễ đối với GV và
các bậc phụ huynh. Chính vì vậy cha mẹ và các thầy cố giáo
luôn phải cố gắng theo sát trẻ, chú ý tới các hoạt động hàng
ngày của trẻ, tâm trạng của trẻ và cùng trẻ thực hiện hoạt
động một cách tốt nhất để đạt kết quả tốt nhất đối với trẻ.

Lồng ghép các trò chơi vào tiết học âm nhạc
Giáo dục trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ADHD khơng chỉ
gói gọn trong việc dạy và học các kiến thức văn hóa trên
lớp mà ngày nay cịn kết hợp cả giáo dục âm nhạc. Âm nhạc
là một trong những món ăn tinh thần rất cần thiết và nó
khơng thể thiếu của con người, nó đã được chứng minh là
một bộ mơn quan trọng và có sự tác động nhất định đến sự


phát triển của trí não, thể chất, nhân cách của trẻ. Làm sao
để đưa âm nhạc đến cho trẻ nhỏ thì việc hoạt động âm nhạc
thơng qua các trị chơi cũng là một câu trả lời đúng đắn. Các
hoạt động bằng các trò chơi cho trẻ ADHD chúng ta cần
đảm bảo các điều sau:
Về mục đích: Dựa vào từng đặc điểm nhu cầu cảm
giác của trẻ, GV xác định xem mục đích của hoạt động này
là gì, ở trị chơi này mình tăng cường được khả năng gì cho
trẻ. Xác định rõ mục đích, sẽ giúp GV lựa chọn được hoạt
động phù hợp cho trẻ của mình.
Về cơng tác chuẩn bị: Để tiến hành hoạt động, GV cần
có những chuẩn bị về cơ sở vật chất (đồ dùng, không gian,
người hỗ trợ nếu cần). Thành phần này sẽ giúp GV có sự
chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện.
Về thời gian: Hoạt động sẽ tiến hành trong thời gian
bao lâu và sự chú ý của trẻ là bao lâu trong khoảng thời
gian thực hiên hoạt đông. Thành phần này rất quan trọng vì
nó giúp GV nắm bắt được sự tiến bộ của trẻ qua hoạt động
và trong khoảng thời gian nhất định, ngồi ra cịn đem lại
hiệu quả trong việc hướng dẫn và dạy trẻ.



Về cách tiến hành: Các hoạt động sẽ được tiến hành
theo các bước như thế nào. Các kỹ thuật hướng dẫn trẻ cụ
thể ra sao, cần có lưu ý gì không? Thành phần này giúp cho
GV thực hiện bài bản, đúng cách, giúp GV hình dung ra các
bước hoạt động và dễ dàng hướng dẫn trẻ hiệu quả qua từng
hoạt động.
Dựa vào những điều trên và tìm hiểu về các trị chơi
của trẻ ADHD, chúng tơi đã chọn lọc ra một số hoạt động
âm nhạc bằng trò chơi, các trò chơi có thể sử dụng trong tiết
học phù hợp với trẻ ADHD như sau:
Trò chơi “Trán - cằm- tai”
Mục tiêu
- Nâng cao sự tập trung chú ý.
- Tăng sự hiểu biết về các bộ phận trên cơ thể.
- Giúp trẻ có phản xạ nhanh hơn và nâng cao được sự
chính xác.
- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động này.
Chuẩn bị


- Bài hát: “Trán- cằm- tai” - dựa trên giai điệu của bài
“ Tiếng chày trên sóc Bombo” của nhạc sĩ Xuân Hồng. Cụ
thể là đoạn dã gạo: “ Cắc cùm cum, cắc cùm cum, cắc cum,
cắc cùm cum, cắc cum cắc cùm cum” – “Trán cằm tai, trán
cằm tai, chán tai tai cằm tai, trán tai tai cằm tai, trán tai tai
cằm tai.”
- Học thuộc bài hát và nắm vững luật chơi.

Thời gian và cách chơi

- Trò chơi diễn ra 5-7 phút trong giờ học của trẻ.
- GV hướng dẫn trẻ hát bài hát “Tiếng chày trên sóc
Bombo”- đoạn giã gạo.
- GV phổ biến luật chơi: Khi GV hát bài “ Trán- cằmtai”, hát đến bộ phận nào thì trẻ sẽ chỉ vào đúng bộ phận đó.
Ban đầu GV hát chậm và dần tăng nhịp độ của bài hát lên.
- GV làm mẫu (vừa hát, vừa thực hiện hành động: chỉ
tay lên đúng các vị trí trên khn mặt/cơ thể của mình mà
lời bài hát đề cập tới) cho trẻ quan sát.


- Nhằm tạo sự chú ý cho trẻ và trẻ khơng mất tập
trung. Bắt đầu vào chơi trị chơi GV hô một số câu hỏi ngắn
như: “Tay đâu tay đâu”. Khi đó trẻ sẽ giơ 2 tay và trả lời:
“Tay đây tay đây”.
- GV thực hiện hoạt động cùng trẻ và quan sát hành vi
của trẻ khi tham gia hoạt động.
- GV có thể thay thế “Trán- cằm- tai” bằng các bộ
phận khác của cơ thể như: “ Trán- cằm- tay”; “Trán- cằmchân”; “Mũi- mồm- vai”; “Rốn- bụng- eo”;……
Trẻ ADHD, hay thực hiện hành động trước khi nghe
cơ nói hết lời hát nên dễ bị sai, giáo viên cần nhắc trẻ nghe
xong yêu cầu của cô mới thực hiện hành động.
Trị chơi tìm “Quả”
Mục tiêu
- Tạo hứng thú trong giờ học.
- Nâng cao khả năng nhận thức về các loại quả cho trẻ.
- Nâng cao sự tập trung chú ý của trẻ khi chơi trị chơi.
- Giúp trẻ bình tĩnh hơn trong những hành vi của trẻ.
- Giúp trẻ phản xa nhanh hơn.



Chuẩn bị
- Chuẩn bị bài hát “Quả”- Nhạc và lời: Xanh Xanh.
- Tranh ảnh có hình của các quả được nêu trong bài
hát.
- Học thuộc bài hát “Quả” và chuẩn bị băng tiếng có
bài hát “Quả”.
Thời gian và cách chơi
- Trò chơi diễn ra 5-7 phút trong giờ học của trẻ.
- GV ổn định lớp học cho trẻ, nhắc nhở trẻ để chuẩn
bị vào chơi trò chơi.
- GV hướng dẫn, làm mẫu và phổ biến cách chơi cho
trẻ.
- GV mở bài hát hoặc hát bài hát và trẻ thực hiện
việc tìm tranh ảnh của quả cùng GV.
- GV quan sát trẻ và chơi cùng trẻ trong hoạt động.
- GV đưa ra kết quả cho trị chơi.
Trẻ ADHD khó tập trung khi nghe bài hát và phản
xạ nhanh khi nghe thấy tên các quả nên các GV chú ý ban


đầu hát chậm để trẻ dễ tìm và tìm đúng. Từ đó tạo ra cho trẻ
sự hứng thú, sau một thời gian quen với trị chơi giáo viên
có thể hát đúng tốc độ của bài, trẻ sẽ phản xạ tốt hơn.
Trò chơi “Giọng hát to, giọng hát nhỏ”
Mục tiêu
- Nâng cao khả năng quan sát.
- Tăng khả năng chú ý trong tiết học.
- Nâng cao khả năng lắng nghe và thẩm âm của trẻ.
- Tạo bầu khơng khí tốt và tạo hứng thú cho trẻ.


Chuẩn bị
- Các băng tiếng có các bài hát thiếu nhi như: Cái
bống, Trống Cơm, Đàn gà con…
- GV thuộc các bài hát thiếu nhi cho trẻ nghe.
- Một hoặc hai thanh gõ.
Thời gian và cách chơi


- Trò chơi diễn ra trong 5 phút.
- GV dạy bài hát cho trẻ.
- GV phổ biến luật chơi.
Luật chơi: Khi nghe thấy GV gõ thanh phách thì trẻ
sẽ hát to, khi GV khơng gõ thì hát nhỏ.
- GV làm mẫu và hướng dẫn trẻ.
- GV tham gia cùng trẻ trong hoạt động.
- GV đưa ra kết quả và khen thưởng trẻ.
Trị chơi “Tìm con vật theo lời bài hát đồng dao”
Mục tiêu
- Nâng cao sự chú ý trong tiết học.
- Phân biệt được các con vật và các hoạt động của
các con vật trong bài đồng dao.
- Phản xạ nhanh hơn với việc tìm các con vật khi
tham gia trò chơi.
- Trẻ thuộc được bài đồng dao- đây là một trong
những bài hát đồng dao ngày xưa của cha ông nên sẽ giúp
các em giữ được nét truyền thống của dân tộc từ ngày bé.


- Giúp trẻ nói rõ ràng hơn qua bài đồng dao.
Chuẩn bị

- GV chuẩn bị các bài đồng dao về con vật và thuộc
bài đồng dao.
VD: “Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tơi.
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi! Đi chợ mua tơi củ giềng”
- Chuẩn bị tranh ảnh của các con vật trong bài hoặc
có thể chuẩn bị những con vật khơng có trong bài để trẻ
phản xạ tốt hơn.
Thời gian và cách chơi
- Trò chơi diễn ra 5-7 phút.
- GV đưa những hình ảnh của các con vật để trẻ
phân biệt trước, nếu trẻ trả lời sai GV sẽ sửa để trẻ nhớ
được hình ảnh các con vật để vận dụng vào trò chơi.
- GV hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ.
- GV tham gia hoạt động cùng trẻ.


- GV đưa ra kết quả.
- GV nhận xét và khen thưởng cho trẻ khi hoạt động
kết thúc.
Tất cả những trò chơi âm nhạc bên trên đều là những
trò chơi rất dễ hoạt động, đơn giản và giúp trẻ nâng cao
được sự tập trung chú ý, phản xạ nhanh hơn, tạo hứng thú
hơn cho trẻ ADHD trong giờ học. Các trị chơi có thể áp
dụng với hình thức cá nhân (một thầy- 1 trị) hoặc hình thức
nhóm giúp trẻ có thêm các bạn đồng hành, nâng cao tình
cảm xã hội cho trẻ. Ngồi ra, các trị chơi âm nhạc này cịn
tạo cho trẻ có cảm giác tốt, cảm nhạc và thẩm âm tốt hơn,
giúp trẻ phát triển ngơn ngữ nói tốt hơn.

Những trò chơi âm nhạc được hoạt động trong một tiết
dạy âm nhạc đó là điều quá đúng đắn và hữu ích. Nhưng
ngồi các trị chơi liên quan đến âm nhạc chúng ta cịn có
thêm một số trị chơi có thể áp dụng trong tiết học âm nhạc
để tạo ra sự thích thú, khơng nhàm chán cho trẻ ADHD khi
chơi lại các trị chơi đó nhiều lần. Chính vì thế, tơi đã tìm
thêm một số trị chơi khác dành cho trẻ ADHD mà các GV
có thể dùng trong tiết học âm nhạc cho trẻ.
Trị chơi “Bé cười, bé khóc”


Mục tiêu
- Giúp trẻ biết cách thể hiện cảm xúc đúng với tình
huống thực tế.
- Trẻ bắt chước được tiếng khóc, tiếng cười.
- Trẻ biết quan tâm đến thái độ của người xung
quanh.
- Nâng cao sự tập trung chú ý của trẻ.
Chuẩn bị
- GV chuẩn bị một số hình ảnh của người đang cười,
đang khóc.
- GV vẽ lên bảng hai khn mặt: một mặt cười và một
mặt khóc hoặc sự dụng hình của khn mặt cười và khn
mặt khóc dán lên bảng.
Thời gian và cách chơi
- Trò chơi diễn ra 5- 10 phút.
- GV yêu cầu trẻ bắt chước theo hoạt động của GV.


- GV chỉ vào mặt cười và phát âm “ha…ha…ha”

cùng với vẻ mặt vui vẻ. Trẻ nghe và phát âm theo “ha…
ha…ha” và thể hiện nét mặt vui vẻ.
- GV chỉ vào mặt khóc và phát âm “hu…hu…hu”
cùng với vẻ mặt buồn, trẻ nghe và phát âm theo “hu…hu…
hu” và thể hiện vẻ mặt buồn.
- GV chỉ bất kì vào mặt buồn hoặc cười, trẻ diễn tả
cảm xúc đúng với khn mặt đó như GV hướng dẫn.
*Liên hệ với bản thân và những người xung quanh:
Bản thân trẻ ADHD: Khi trẻ đang cười, GV nói con
đang vui và chỉ vào khn mặt cười. Khi trẻ đang khóc, GV
nói con đang buồn và chỉ vào khn mặt mếu. GV có thể
hỏi trẻ: “Khi vui con làm thế nào?”. Gợi ý cho trẻ thể hiện
cử chỉ hành động biểu lộ cảm xúc: cười và phát âm
“ha..ha..ha”. Tương tự như mặt cười, GV hỏi trẻ: “Khi còn
buồn con làm thế nào?”.
Người xung quanh: GV thực hiện một cách tương tự,
đưa hình ảnh đã chuẩn bị từ trước và hỏi trẻ về cảm xúc của
những người trong ảnh.
Trò chơi “ Phân biệt âm thanh”


Mục tiêu
- Nâng cao khả năng lắng nghe cho trẻ ADHD.
- Phân biệt được các âm thanh khác nhau.
- Nâng cao sự tập trung chú ý.
Chuẩn bị
- Băng đĩa có tiếng thu thanh của các con vật như:
chó, mèo, lợn, gà,….và tiếng chng điện thoại, chng
cửa, tiếng cịi ơ tơ, v..v….
Thời gian và cách chơi

- Trò chơi diễn ra trong 5 phút
- GV dạy trẻ phân biệt âm thanh qua các bước sau:
Bước 1: Cho trẻ nhìn thấy con chó và nghe tiếng chó
sủa.
- Cho trẻ bắt chước tiếng chó sủa.
- Làm tương tự với tiếng gà gáy, tiếng chương
điện thoại,….


Bước 2: Cho trẻ xem các con vật, đồ vật quen thuộc
và yêu cầu trẻ tạo ra âm

thanh đặc trưng của những con

vật và những đồ vật ấy.
Bước 3: Không cho trẻ nhìn, chỉ cho trẻ nghe âm
thanh phát ra từ tiếng thu thanh đã chuẩn bị trước và yêu
cầu trẻ nhận biết âm thanh đó là âm thanh của con gì, đồ vật
gì.
Bước 4: GV đứng sau lưng trẻ và vỗ tay hai cái, ba cái
hoặc bốn cái và yêu cầu trẻ đếm và đưa ra kết quả GV vỗ
bao nhiêu lần.
Bước 5: GV nói từ ba đến năm từ khác nhau, trẻ phải
tìm được từ nào có âm khác:
VD: ba từ cơm- rơm- kem trẻ phải tìm ra được từ
kem là từ có âm khác. Lưu ý vị trí của từ kem những lúc đầu
cho trẻ chơi nên để cuối để cho trẻ dễ phát hiện, sau đó sẽ
tăng độ khó lên và đưa vào các vị trí khác nhau.
Hoạt động này có thể cho trẻ hoạt động tại nhà, trong lúc trẻ
đang chơi hoạc trong giờ học bài của trẻ.

Trò chơi “Tai ai tinh”
Mục tiêu


- Nâng cao khả năng ghi nhớ bằng thính giác cho trẻ
ADHD.
- Nâng cao sự tập trung chú ý cho trẻ.
- Tạo sự hứng thú trong giờ học.
Chuẩn bị
- GV chuẩn bị thẻ chữ ghi số điện thoại của gia đình
trẻ và GV.
- Địa chỉ trường học, Trung tâm học và địa chỉ nhà
của trẻ.
- Một số đồ vật mà trẻ thích.
- Bàn và ghế cho cơ và trẻ ngồi.
Thời gian và cách chơi
- Trò chơi diễn ra trong 10 phút.
- GV hỏi trẻ: “Con học lớp mấy tuổi?”- Trẻ trả lời.
- GV hỏi: “Con có nhớ số điện thoại di động của gia
đình con khơng?”- Cho trẻ đọc, GV kiểm tra lại. Nếu trẻ
đọc sai,GV nhắc lại và yêu cầu trẻ đọc lại.


- GV đọc số điện thoại di động của cô, con nhắc lại
nhé.
- GV thực hành cho trẻ nhắc lại một chuỗi các con số
khác nhau
Tương tự như vậy, tập cho trẻ nhắc lại địa chỉ nhà trẻ đang
ở, Trung tâm, trường học mà trẻ đang học.
- GV nâng cao độ khó của hoạt động lên bằng cách:

Đặt trong phịng học của trẻ một số đồ vật khác nhau, sau
đó đưa ra một số chỉ dẫn để trẻ thực hiện.
- GV nói: “Con lấy cho cơ 1 chiếc bút”, “Con lấy cho
cô một quyển sách”, “Con lấy cho cô 1 hộp màu”,v.v…tùy
theo những đồ vật GV đã chuẩn bị để đưa ra chỉ dẫn cho trẻ.
- Khi đọc câu chỉ dẫn xong GV đếm từ 1-5 để trẻ làm
hoạt động nhanh hơn và tạo hứng thú hơn.
- Khi trẻ đưa đồ vật về được cho GV, GV sẽ hoan hô,
vôc tay khen thưởng.
- GV đưa ra kết quả cho hoạt động.
*Lưu ý: Tùy theo khả năng ghi nhớ bằng thính giác của trẻ
ADHD mà GV đưa râ nhiều yêu cầu hay ít yêu cầu. Bắt đầu


với một đến hai chỉ dẫn sau tăng dần lên khi trí nhớ thính
giác của trẻ ADHD này đã được cải thiện qua những hoạt
động trước.
Thực hành âm nhạc trên nhạc cụ (Piano, đàn phím
điện tử)
Đối với một đứa trẻ đang ở lứa tuổi mầm non, các bậc
cha mẹ rất muốn cho con mình đi học những mơn năng
khiếu như: múa, vẽ, đàn, hát, kể chuyện để con phát triển
toàn diện sớm. Trong tất cả các bộ mơn trên thì nhạc cụ là
một bộ môn rất phổ biến mà các bậc cha mẹ muốn cho con
mình được tiếp xúc. Bởi đây là một bộ mơn giải trí rất lành
mạnh cho trẻ sau những giờ học kiến thức trên lớp, chiếc
đàn piano sẽ giúp trẻ quên đi mệt mỏi, giảm bớt căng thẳng
và trẻ sẽ hòa vào âm thanh trong trẻo của các nốt nhạc.
Không những thế, khi cho trẻ học Piano trẻ sẽ tránh xa
những trị chơi khơng lành mạnh.

Ngồi ra, học đàn piano còn giúp trẻ học tốt hơn
những mơn khoa học- tự nhiên, rèn luyện cho trẻ tính tập
trung cao độ và tính kiên nhẫn khi trẻ tiếp xúc với các nốt
nhạc và chơi các bản nhạc. Piano còn giúp trẻ dễ phát triển
được tài năng, tự tin hơn khi được biểu diễn trên sân khấu,


phát huy được trí tưởng tượng của trẻ. Đó là những điều cần
thiết phải đạt được ở một đứa trẻ. Chính vì thế việc học đàn
piano là rất cần thiết cho trẻ em mầm non.
Qua một số điều nêu trên, dựa vào một số tài liệu
tham khảo và qua việc tìm hiểu, tiếp xúc với trẻ ADHD ở
độ tuổi mầm non, cách riêng là đối với trẻ 4 tuổi chúng tôi
thấy rằng học chơi piano là một trong những hoạt động học
tập tốt nhất mà trẻ ADHD có thể tham gia. Vì hầu hết các
trẻ bắt đầu xuất hiện hội chứng tăng động giảm chú ý là ở
độ tuổi 3-4 tuổi. Đây là lứa tuổi các trẻ đang đi học lớp
mầm, là thời điểm vàng để con lĩnh hội những kiến thức bổ
ích và thời điểm này cũng là thời gian trẻ mầm non rất thích
thú với . Chính vì thế sẽ làm bớt đi thời gian nghịch gợm,
hiếu động của trẻ. Khi đến lớp học piano sẽ tạo cho trẻ một
không gian và một môi trường mới và thú vị, thu hút được
trẻ khi đến lớp. Tất cả những trẻ ADHD rất cần được điều
chỉnh về cảm giác và tinh thần của trẻ. Học chơi đàn piano
là một trong những môn học nhỏ và rất cần thiết để cải
thiện con người của trẻ ADHD. Đó là lý do mà chúng tơi và
cha mẹ của trẻ tìm đến việc dạy và học đàn piano cho trẻ.
Khi dạy đàn piano cho trẻ ADHD thì ta cần phải đưa
ra được những điều cần đạt được qua mơn học hay cịn gọi



đó là mục tiêu mơn học. Đó là điều quan trọng mà chúng ta
cần đi tới được khi cho trẻ ADHD tiếp cận với bộ môn
piano. Vậy mục tiêu chung của việc cho trẻ ADHD học
piano là gì? Chúng tơi đã đưa ra được một số mục đích cần
chú ý sau:
- Giúp trẻ ADHD cảm thấy có hứng thú, yêu thích
mơn học bổ ích này.
- Giúp trẻ ADHD nâng cao được sự chú ý.
- Kích thích tư duy của trẻ một cách chính xác qua
việc học các nốt nhạc.
- Tập cho trẻ tính kiên nhẫn.
- Giảm được hội chứng rối loạn tăng động giảm chú
ý.
- Giúp trẻ biết thêm một bộ môn năng khiếu.
- Tăng khả năng cảm thụ âm nhạc qua việc học các
nốt nhạc và chơi được những bài piano đơn giản.
- Giúp trẻ thêm yêu thương cuộc sống và sớm hòa
nhập được với các bạn cùng trang lứa và cùng mọi người.


Việc xác định được mục tiêu cho môn học này là
việc rất cần thiết, nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu
đạt ra và những mục đích mà GV và cha mẹ trẻ đang mong
muốn thì chúng tơi phải có một liệu trình cụ thể dành cho
trẻ như sau:
Bước 1: Chọn giáo trình phù hợp với lứa tuổi và
đặc biệt là phù hợp với cá nhân của trẻ ADHD. Có thể chọn
các giáo trình như: Piano cơ bản- tác giả Nguyễn Tài Tuấn;
John Thompson’s Easiest Piano Course- part one- part twopart three.- Kid Music- Nguyễn Quốc Thắng.(xem PL số

5,tr.69)
GV cần chọn lọc giáo trình phù hợp cho trẻ ADHD
đảm bảo các tiêu chí như: Nội dung kiến thức trong giáo
trình gồm những gì? Thời gian học xong giáo trình là bao
lâu? Liệu rằng với lượng kiến thức và với các biểu hiện của
trẻ ADHD thì giáo trình đó giải quyết được vấn đề gì ở trẻ?
Giáo trình này có giúp trẻ cải thiện được những hành vi xấu
mà trẻ đang gặp phải khơng? Trẻ có thực sự cảm thấy thích
thú khi được học cuốn giáo trình đó khơng?
Bước 2: Xác định được khoảng thời gian mà con cần
phải học bộ môn piano trong tiết học âm nhạc.


×