Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KE HOACH TUYEN TRUYEN PHAP LUAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.22 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT TP KONTUM <b> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>


<b>TRƯỜNG TH NGUYỄN VIẾT XUÂN Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc</b>


Số: / KH-NVX <i>Kon Tum, ngày 16 tháng 2 năm 2012 </i>

<b>KẾ HOẠCH</b>



<b>triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012</b>


Kính gửi : Phịng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum.


Căn cứ Kế hoạch số 60/KH-PGD&ĐT ngày 9/2/2012 của Phòng Giáo dục và Đào
tạo TP Kon Tum về việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm
2012.


Trường TH Nguyễn Viết Xuân lập Kế hoạch công tác triển khai tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật năm 2012 cụ thể như sau:


<b>I. MỤC ĐÍCH U CẦU:</b>


<b>1.</b> Xác định rõ cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của
cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của toàn ngành đặt duới sự
lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục
và Đào tạo và Chi bộ Chính quyền phối hợp với cơng đồn cơ sở tuyên truyền phổ biến với
nội dung thiết thực, ngắn gọn; hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng cụ
thể.


<b>2. </b>Tuyên truyền phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước và địa phương ban hành trong năm 2012, nâng cao hiệu quả, nhận thức trong thực
thi pháp luật của cán bộ, công chức, giáo viên và học sinh để các đối tượng nắm bắt kịp thời
và thực hiện nghiêm túc.



<b>3.</b> Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng
cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật đối với đối tượng được tuyên truyền, chủ
động phòng và chống mọi hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ trật tự kỷ cương, tăng cường
pháp chế trong mọi hoạt động của ngành giáo dục.


<b>4. </b>Tiếp tục đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm sự kết hợp
hài hồ giữa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống và những hình thức phổ
biến, giáo dục pháp luật mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.


<b>5.</b> Đề cao trách nhiệm của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường trong công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Lấy chất lượng hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức
tuyên truyền pháp luật là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường; lấy trình độ hiểu biết pháp luật và ý
thức chấp hành pháp luật là tiêu chuẩn để xếp loại thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công
chức cũng như để đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh hằng năm trung thực, khách quan,
chính xác.


<b>II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN:</b>


<b>1. Đối tượng: </b>Tất cả cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc


trường TH Nguyễn Viết Xuân thành phố Kon Tum.


<b>2. Nội dung:</b>


2.1. Tuyên truyền các văn bản pháp luật đã được Quốc hội khóa XII thơng qua trong
năm 2011 như: Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật mới khác sẽ được
ban hành trong năm 2012 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật Lý lịch Tư
pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi
hành; các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương ban
hành, nhất là các văn bản liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương cũng như các
chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống, lợi ích của nhân dân trong một số lĩnh
vực như đất đai, nhà ở, khiếu nại, tố cáo, bảo vệ rừng, an tồn giao thơng, phịng chống tội
phạm, lao động, việc làm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và các văn
bản hướng dẫn thi hành; Luật Công chức; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật
Thuế thu nhập cá nhân; Luật phịng, chống bạo lực gia đình; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Quốc
tịch Việt Nam; Luật Luật phịng, chống HIV/AIDS; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Cơng nghệ
thơng tin; Luật Cư trú; Luật đất đai; Luật Bình đẳng giới; Luật Giao thơng đường bộ; Luật
phịng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Giáo dục sửa đổi
năm 2009; Luật Giải quyết khiếu nại tố cáo và các quy định về tiếp công dân.


2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến ngành như: Nghị định số
75/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Giáo dục; Điều lệ, Quy chế tổ chức và
hoạt động của nhà trường ở các cấp học, bậc học; về phòng chống ma tuý, bảo vệ môi
trường, cần tiếp tục triển khai và đánh giá hiệu quả hoạt động.


<b>3. Hình thức tuyên truyền:</b>


Niêm yết các văn bản quy phạm pháp luật tại bản tin của nhà trường, photo tài liệu
giáo dục pháp luật và các văn bản của ngành phổ biến các nội dung đến tất cả CBGV, NV
và học sinh trong toàn trường.


Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật. Tổ chức tuyên truyền một cách thường xuyên, liên tục, lựa chọn hình thức tuyên truyền
pháp luật phong phú, đa dạng thích hợp với từng đối tượng như:



a <b>. Đối với nhà trường:</b>


<i><b>* Trong cán bộ, giáo viên, nhân viên:</b></i>


- Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật chủ yếu thông qua Hội nghị, các cuộc
thi tìm hiểu pháp luật, thơng qua “Ngày pháp luật”, sinh hoạt của cơng đồn, thơng qua các
buổi toạ đàm, hái hoa dân chủ kết hợp các hình thức tun truyền miệng, panơ, áp phích, tờ
gấp…


- Các tổ chức, đoàn thể nhà trường cần chỉ đạo tổ chức tốt các Hội nghị, các hội thi
và các hoạt động thiết thực khác trong giáo viên, học sinh về chuyên đề pháp luật như: Luật
Phòng chống mua bán người; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật Giao thông
đường bộ; Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009; Luật Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng,
chống các tệ nạn xã hội; Luật Chế độ, chính sách; Luật Bảo vệ rừng và một số vấn đề luật
pháp hữu ích khác nhằm nâng cao hiểu biết và thực thi đúng pháp luật của các đối tượng
tham gia.


- Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức coi trọng việc thực hành vận dụng, tổ
chức việc dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp bằng nhiều hình thức như: kể chuyện pháp
luật, sân khấu hóa giáo dục pháp luật, xem phim tư liệu, thi hùng biện pháp luật, tạo điều
kiện cho học sinh tích cực tham gia thảo luận trình bày ý kiến ở các diễn đàn phổ biến giáo
dục pháp luật, kết hợp với việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực đội ngũ tổ chức
hoạt động.


- Tăng thêm đầu sách cho tủ sách pháp luật, xây dựng quy chế hoạt động nhằm
khuyến khích cán bộ, giáo viên và học sinh khai thác, tìm hiểu có hiệu quả những quy định
của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh trong đơn vị.



<i><b>* Trong học sinh:</b></i>


- Tổ chức phối hợp với các ngành như: Cơng an, Văn hố thơng tin, Uỷ ban dân số
gia đình & trẻ em, Đồn thanh niên tun truyền, phổ biến và giáo dục học sinh các kiến
thức pháp luật quy định về vấn đề hôn nhân và gia đình, nghĩa vụ qn sự, phịng chống ma
t, tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự lứa tuổi thanh thiếu niên, biện pháp ngăn ngừa và phòng
chống tội phạm, đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ
em……và các văn bản pháp luật khác có nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc sống, học tập
của các em.


- Tổ chức tốt các buổi đọc báo trước lớp, trong ngày chào cờ đầu tuần với những bài
viết, chun mục có tính nhân văn, có nội dung giáo dục pháp luật để giúp học sinh luôn suy
nghĩ, hành động chuẩn mực trong học tập, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, nhân cách và đạo
đức làm người.


- Thực hiện đầy đủ nội dung chương trình, giảng dạy có chất lượng mơn giáo dục
đạo đức ở các khối học, bậc học. Đồng thời tích luỹ kiến thức cần thiết trong học tập và
trong cuộc sống để rèn luyện bản thân.


- Thông qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, hoạt động
văn nghệ, sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp.


<b>III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:</b>


- Hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến quán
triệt nội dung các văn bản pháp luật liên quan <b>mỗi tháng một lần</b> cho cán bộ-giáo
viên-nhân viên và học sinh.


<b>IV. THỜI GIAN TIẾN HÀNH:</b>



- Từ 17/02/2012 đến hết 30/12/2012


<b>V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:</b>


Hiệu trưởng cân đối ngân sách để phục vụ tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật ở đơn vị.


Trên đây là kế hoạch công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012
của trường TH Nguyễn Viết Xuân.


<i><b> Nơi nhận:</b></i> <b>HIỆUTRƯỞNG</b>
- PhòngGD&ĐT (B/C);


- Chi bộ (B/C);
- Các tổ CM (T/h);


- Lưu VP.




</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×