Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề bậc trung cấp chuyên nghiệp tại trường cao đẳng bách khoa đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ NỮ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ BẬC TCCN TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số:

60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ NỮ


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................ 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 5
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 6
8. Bố cục luận văn ................................................................................... 6
CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC THỰC HÀNH NGHỀ ........................................................................... 7
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ .................................................................... 7
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ...................................... 9
1.2.1. Quản lý .......................................................................................... 9
1.2.2. Quản lý giáo dục ......................................................................... 11
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng ..................................................................... 12
1.2.4. Hoạt động dạy học thực hành nghề............................................. 13
1.2.5. Quản lý dạy học thực hành nghề................................................. 18
1.3. LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC Ở BẬC TCCN .............................................. 20
1.3.1. Mục tiêu dạy học ......................................................................... 20
1.3.2. Nội dung dạy học ........................................................................ 21
1.3.3. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học ................................ 22
1.3.4. Hoạt động học và hoạt động dạy ................................................ 23
1.3.5. Các phƣơng tiện và điều kiện dạy học ........................................ 24
1.4. DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ BẬC TCCN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY ...................................................................................................... 25


1.4.1. Yêu cầu đối với dạy học thực hành nghề bậc TCCN trong giai

đoạn hiện nay ........................................................................................ 25
1.4.2. Các đặc điểm của dạy học thực hành nghề bậc TCCN............... 26
1.5. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ ............... 29
1.5.1. Quản lý mục tiêu dạy học thực hành nghề.................................. 29
1.5.2. Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy thực hành nghề .............. 30
1.5.3. Quản lý phƣơng pháp dạy học thực hành nghề .......................... 30
1.5.4. Quản lý CSVC – TBDH, phƣơng tiện và các điều kiện phục vụ
dạy học thực hành nghề ........................................................................ 31
1.5.5. Quản lý hoạt động dạy trên lớp của giáo viên ............................ 33
1.5.6. Quản lý hoạt động học tập thực hành của học sinh .................... 34
1.5.7 Quản lý phƣơng pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập ......... 35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 36
CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỰC HÀNH NGHỀ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 37
2.1. TÔNG QUÁT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA ĐÀ
NẴNG ................................................................................................... 37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................. 37
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chính của nhà trƣờng ............................... 39
2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ..................................... 40
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................ 40
2.2.2. Nội dung khảo sát ....................................................................... 41
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................. 41
2.2.4. Tổ chức thực hiện ....................................................................... 42
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ Ở
TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG ...................................... 43
2.3.1. Thực trạng tổ chức dạy học thực hành nghề ............................... 43


2.3.2. Thực trạng về nội dung dạy học thực hành nghề ........................ 45

2.3.3. Thực trạng các hình thức tổ chức dạy học .................................. 45
2.3.4. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp dạy học thực hành nghề . 46
2.3.5. Thực trạng phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập thực hành .... 49
2.3.6. Thực trạng CSVC, TBDH và phƣơng tiện phục vụ dạy học. ..... 51
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC
HÀNH NGHỀ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG53
2.4.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt
đông dạy học thực hành nghề ............................................................... 53
2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học thực hành nghề ................ 54
2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, kế hoạch dạy học thực hành nghề 56
2.4.3. Thực trạng quản lý phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả dạy
học ......................................................................................................... 60
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên.... 61
2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động học thực hành nghề..................... 64
2.4.6. Thực trạng quản lý CSVC, TTB DH, phƣơng tiện phục vụ dạy
học thực hành nghề ............................................................................... 67
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................... 68
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 73
CHƢƠNG 3 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỰC HÀNH NGHỀ CHO HỌC SINH BẬC TRUNG CẤP CHUYÊN
NGHIỆP TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG .................. 75
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ................... 75
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................... 75
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................. 75
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tồn diện ......................... 75
3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả.............................................. 76


3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC
HÀNH NGHỀ ................................................................................................. 76

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng mục tiêu dạy học thực hành
nghề trình độ trung cấp chuyên nghiệp sát hợp với nhu cầu thực tiển
và yêu cầu chất lƣợng nguồn nhân lực lao động của xã hội ................. 76
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cƣờng công tác quản lý nội dung và kế
hoạch dạy học thực hành nghề .............................................................. 79
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát
huy tính tích cực chủ động của ngƣời học, tăng cƣờng tự học ............. 82
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cƣờng quản lý giờ lên lớp của giáo viên qua
dự giờ và kiểm tra hồ sơ giáo viên ........................................................ 85
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
dạy học thực hành ................................................................................. 89
3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới công tác quản lý đánh giá giờ học thực
hành ....................................................................................................... 91
3.3. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ............................................... 95
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP .................................................................................................... 95
3.4.1. Phƣơng pháp tiến hành................................................................ 95
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm .................................................................. 95
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 99
1. KẾT LUẬN ....................................................................................... 99
2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


TT

Viết đầy đủ

1

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

CSVC& TBDH

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

5


CTQL

Công tác quản lý

6

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

7

GDCN

Giáo dục chuyên nghiệp

8

GV

Giáo viên

9

HS

Học sinh

10


KT

Kiểm tra

11

KTXH

Kinh tế xã hội

12

QL

Quản lý

13

QLGD

Quản lý giáo dục

14

QTDH

Quá trình dạy học

15


TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

16

THCS

Trung học cơ sở

17

THPT

Trung học phổ thông


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Đối tƣợng và địa bàn khảo sát

42


Bảng 2.2

Số lƣợng học sinh TCCN tại Trƣờng trong 5 năm qua

43

Bảng 2.3

Kết quả tốt nghiệp của học sinh TCCN trong 2 năm qua

44

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9

Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện
công tác quản lý phƣơng pháp dạy học thực hành nghề
Nhận xét các mức độ ƣu tiên của các cách cho điểm,
đánh giá thực hành của học sinh
Nhận xét các mức độ thực hiện đảm bảo điều kiện cơ sở
vật chất
Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về những vấn
đề cần quan tâm trong nhà trƣờng hiện nay
Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện
công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề


47

50

52

54

55

Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện
công tác quản lý nội dung, chƣơng trình, kế hoạch dạy

57

thực hành
Bảng 2.10

Đánh giá của học sinh về chƣơng trình đào tạo của
trƣờng

Bảng 2.11

59

Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện
công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên dạy học

61,62


thực hành nghề
Bảng 2.12

Đánh giá của giáo viên về sự quan tâm của cán bộ quản
lý đối với hoạt động chuyên môn trong trƣờng

64


Bảng 2.13

Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện
công tác quản lý hoạt động học thực hành của học sinh

Bảng 2.14

65,66

Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện
công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

67

thực hành nghề
Bảng 3.1

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp (theo đánh giá của giáo viên)

Bảng 3.2


Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp
Theo đánh giá của CBQL)

96

97


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Hình 2.1
Hình 2.2

Tên hình
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Nhà trƣờng
Nhận thức tầm quan trọng của dạy học thực hành
nghề

Trang
38
53


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đứng trƣớc những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực,
vấn đề đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội đang trở thành

vấn đề quan trọng và cấp bách của các cơ sở đào tạo.
Nghị quyết Đại hội Đảng X đã định hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay
“chuyển dần sang mơ hình giáo dục mở, mơ hình xă hội học tập suốt đời, đào
tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển
hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh
hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác
nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng xă hội”[3].
Trong thời đại hiện nay, trƣớc xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam đang có
nhiều đổi mới. Việc phát triển nguồn nhân lực cao đáp ứng sự nghiệp CNH,
HĐH đất nƣớc là một chiến lƣợc quốc gia trong toàn bộ chiến lƣợc phát triển
giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có vai trị hết sức quan
trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm là việc nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả nguồn nhân lực.
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã cung cấp cho xã hội, cho thị trƣờng
lao động những kỹ thuật viên trung cấp, công nhân kỹ thuật trung cấp, nhân
viên nghiệp vụ có trình độ cao, năng lực hành nghề thể hiện ở các kiến thức,
kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm làm việc đƣợc đào tạo trong các cơ sở đào
tạo. Hình thức đào tạo nghề nghiệp phong phú và đa dạng: Đào tạo dài hạn và
đào tạo ngắn hạn; đào tạo chính qui và đào tạo khơng chính qui; đào tạo tại
các trƣờng hay các trung tâm dạy nghề. Đặc trƣng nổi bật của hệ thống nghề
nghiệp là đào tạo ngƣời lao động có kỹ năng, kỹ xảo hành nghề trên cơ sở
nắm vững lý thuyết.


2

Trung cấp chuyên nghiệp là cấp học quan trọng nhằm đào tạo ngƣời lao
động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm
việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng cơng nghệ vào cơng việc. Do đó

vấn đề dạy thực hành, luyện tập kỹ năng là những hoạt động cốt lõi trong quá
trình đào tạo. Sức mạnh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp và chất lƣợng đào
tạo cao là sự đảm bảo hoạt động có hiệu quả của thị trƣờng lao động. Đó cũng
là cơ sở để thị trƣờng lao động có thể thực hiện đƣợc các qui luật cung cầu,
qui luật giá trị và qui luật cạnh tranh.
Ngày nay với cơn lốc cách mạng thông tin trên thế giới đã tạo cho
ngƣời học nhiều cơ hội ở khắp nơi: học ở thầy, học ở bạn, học trên mạng, học
ở sách vở, học ở thực tiễn. Học sinh là ngƣời chủ động đi tìm tịi kiến thức,
cịn ngƣời thầy có vai trị hƣớng dẫn học sinh tìm tới chân lý của khoa học.
Điều đó địi hỏi các trƣờng TCCN phải đổi mới việc giảng dạy và học tập để
đáp ứng với yêu cầu mới.
Trƣờng Cao Đẳng Bách khoa Đà Nẵng đƣợc thành lập năm 2008 với
nhiệm vụ đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng kỹ thuật
kinh tế và trình độ thấp hơn đó là Trung cấp chuyên nghiệp với các ngành
nghề: Kế toán DNSX; Quản trị DNSX; Marketing; Nghiệp vụ lễ tân; Xây
dựng công nghiệp; Tin hoc; Điều dƣỡng đa khoa và Y sĩ đa khoa. Quy mô
đào tạo hiện nay hơn 4000 học sinh, sinh viên trong đó số học sinh trung cấp
chuyên nghiệp chiếm 50%.
Nhà trƣờng đã nỗ lực phấn đấu xây dựng mơ hình đào tạo chuẩn ngay
từ năm học đầu tiên để thƣơng hiệu "Cao Đẳng Bách Khoa Đà Nẵng" đến với
nhiều ngƣời và là nơi để ngƣời học đặt niềm tin và tự hào cùng Nhà trƣờng
phát triển.
Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề cho học sinh TCCN là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của
nhà trƣờng. Muốn hoạt động này đạt kết quả tốt cần có những biện pháp quản


3

lý phù hợp đó cũng chính là vấn đề mà các nhà quản lý có tâm huyết quan

tâm đến.
Thực hành nghề là một giai đoạn quan trọng nhằm kiểm tra sự chuẩn bị
về mặt lí luận và thực tiển của học sinh đối với việc độc lập trong thao tác của
họ, hình thành những kỹ năng quan trọng trong việc sáng tạo, giải quyết
những công việc của cá nhân ngƣời công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân
viên nghiệp vụ tƣơng lai.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc dạy học thực hành nghề, bên
cạnh những thuận lợi còn tồn tại làm ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả thực
hành, thực tập nghề của học sinh, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến q trình rèn
luyện kỹ năng, chun mơn, lý tƣởng nghề nghiệp của họ. Mặt khác, với
chƣơng trình đào tạo hiện nay, việc tổ chức dạy học thực hành nghề của học
sinh có những u cầu mới, địi hỏi họ phải độc lập khẳng định năng lực cá
nhân trên cơ sở những gì đã đƣợc trang bị.
Để đảm bảo và nâng cao chất lƣợng dạy học, trƣớc hết cần xây dựng
đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, chuẩn hoá về chun mơn bởi vì giáo viên
là lực lƣợng quyết định chất lƣợng dạy học. Song đội ngũ giáo viên cơ hữu
của nhà trƣờng vẫn còn hạn chế, giáo viên giảng dạy lý thuyết là những kỹ sƣ
mới ra trƣờng chƣa đƣợc bồi dƣỡng trong các trƣờng đại học kỹ thuật; giáo
viên thực hành chƣa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là kỹ năng
nghề chƣa cao; đội ngũ giáo viên còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong
chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên thỉnh giảng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
nâng cao chất lƣợng của nhà trƣờng.
Cơ sở vật chất tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng cịn rất chậm, chƣa
đồng bộ và chƣa hồn chỉnh, phƣơng tiện dạy học còn hạn chế chƣa thật sự
phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo trong giảng dạy của giáo viên và học
tập của học sinh.


4


Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học chƣa đƣợc mọi cán bộ, giáo viên
nhận thức đầy đủ và áp dụng thành cơng.
Đối tƣợng ngƣời học đa dạng, tình trạng lƣời học, chất lƣợng đầu vào
của học sinh phổ biến là yếu về học lực, ý thức kỹ luật thấp cũng là nguyên
nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động dạy học.
Chất lƣợng đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội một cách đích thực,
sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc tại các cơ
quan, cơng ty, xí nghiệp theo đúng vị trí cơng tác sau này.
Nhiều năm qua nhà trƣờng cũng đã có đặc biệt quan tâm đến công tác
dạy học thực hành và có một số giải pháp trong cơng tác quản lý hoạt động
dạy nói chung và cơng tác quản lý hoạt động dạy học thực hành nói riêng
nhƣng cũng chƣa mang tính hệ thống và triệt để. Học sinh sau khi ra trƣờng
kỹ năng nghề nghiệp còn yếu chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế của doanh nghiệp
cũng nhƣ yêu cầu của nhà tuyển dụng. Điều đó đặt ra cho nhà trƣờng phải
xem xét tổng thể việc tổ chức quản lý chất lƣợng dạy học thực hành đặc biệt
là dạy học thực hành nghề cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt
động dạy học thực hành nghề bậc Trung cấp chuyên nghiệp tại Trường
Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu, và đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành phù hợp với điều kiện cụ thể của
Nhà trƣờng, có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề bậc
TCCN phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo ở Trƣờng Cao đẳng Bách
khoa Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu : Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực
hành nghề (bậc trung cấp) của trƣờng Cao Đẳng Bách khoa Đà Nẵng.



5

3.2. Phạm vi nghiên cứu : Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt
động dạy học thực hành nghề đƣợc thực hiện ở tất các lớp bậc trung cấp đang
đào tạo tại trƣờng Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng giai đoạn 2009 -2013 và đề
xuất các biện pháp quản lý cho giai đoạn 2013-2020 đáp ứng yêu cầu đổi mới
GD&ĐT.
- Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành đƣợc đề xuất để
áp dụng cho Ban Giám Hiệu và cán bộ quản lý đào tạo bậc trung cấp của
trƣờng Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý có thể xác định đƣợc
các biện pháp quản lý khả thi, phù hợp với đặc thù riêng của Trƣờng Cao
đẳng Bách khoa Đà Nẵng, qua đó nâng cao chất lƣợng giờ học thực hành tại
trƣờng đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng, phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học thực hành
nghề ở bậc trung cấp chuyên nghiệp.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề tại
trƣờng Cao đẳng Bách Khoa Đà Nẵng.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở
Trƣờng Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết
trong nghiên cứu các văn bản, tài liệu khoa học quản lý, quản lý giáo
dục…nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra viết



6

- Phƣơng pháp phỏng vấn
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu: Phƣơng pháp thống kê toán học.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Những vấn đề này đã đƣợc nghiên cứu:
- “Quản lý dạy học thực hành nghề (hệ trung cấp) ở trƣờng Cao đẳng
công nghiệp Thái Nguyên” (2008) của Tô Văn Khôi.
- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng Cao
đẳng Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay” (2011) của Đặng Thụy Đan Thanh.
- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng cao đẳng Y tế II –
Bộ Y tế” (2011) của Võ Anh Tuấn.
- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng cao đẳng nghề du
lịch Huế” (2012) của Ngơ Thị Phúc Hải.
8. Bố cục luận văn
Ngồi phần các phần: Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu
tham khảo, Phụ lục; luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học thực hành
nghề ở trƣờng TCCN.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành ở
Trƣờng Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý quản lý hoạt động dạy học thực
hành nghề ở Trƣờng Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng.


7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỰC HÀNH NGHỀ
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ
Ngay từ những năm đầu lập nƣớc, Bác Hồ đã rất quan tâm đến sự
nghiệp trồng ngƣời, Ngƣời nói: “Vì lợi ích mƣời năm phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm phải trồng ngƣời” hoặc “Mỗi ngƣời phải biết một nghề để sinh
hoạt…ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về
ngành ấy”. Quan điểm về giáo dục nghề nghiệp của Bác còn đƣợc thấm nhuần
bởi tƣ tƣởng của các sĩ phu yêu nƣớc thức thời, nhƣ Nguyễn Tƣ Giản từng
nói: “Kẻ sĩ cũng phải tham gia cơng việc đồng áng bởi vì ngồi mà ăn khơng là
xấu…ngồi khơng làm lụng chân tay lƣời biếng, thân thể bạc nhƣợc…Nhà
trƣờng không phải dạy cho ngƣời ta hƣ văn mà phải cung cấp cái học hữu
dụng, phải vừa học, vừa biết làm ruộng. Đó là cách kết hợp học và hành” [13]
Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam đào tạo ngƣời lao động có kiến
thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Đảm bảo và nâng cao chất
lƣợng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trƣờng, nhất là trong thời
kỳ nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trƣờng, giáo dục cũng vận hành theo
cơ chế đó. Để tự khẳng định mình mỗi nhà trƣờng phải tự đổi mới việc quản
lý nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng.
Hoạt động dạy học là một hoạt động trọng tâm của q trình giáo dục,
nó quy định sự thành cơng của hoạt động giáo dục. Vì thế, hoạt động dạy học
giữ vị trí trung tâm, chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trƣờng và có
tính chất quyết định đến chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Việc đảm bảo và
nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học trong nhà trƣờng chịu ảnh hƣởng của



8

nhiều yếu tố trong đó yếu tố đóng vai trị cực kỳ quan trọng là công tác quản
lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng. Đây là hoạt động trọng tâm trong
quản lý nhà trƣờng, giúp nhà trƣờng thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục, hình
thành nhân cách và phẩm chất cho ngƣời học, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục, dạy học và công tác quản
lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu,
tài liệu, giáo trình, luận án, luận văn của các nhà khoa học, các tác giả trong
và ngoài nƣớc nghiên cứu, đề cập đến, tác giả Trần Kiểm qua tác phẩm “Khoa
học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [11] đã đi sâu
nghiên cứu về các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục; đặc điểm và bản chất
của quản lý giáo dục. Tác giả cũng nghiên cứu về quá trình quản lý giáo dục,
xu hƣớng đổi mới trong quản lý giáo dục…
Ngoài ra các tác giả khác nhƣ Đặng Quốc Bảo [1], Bùi Minh Hiền, Hồ
Văn Liên [14] qua các giáo trình, các tập bài giảng dành cho các lớp cao học
Quản lý Giáo dục cũng đã đi sâu vào phân tích những vấn đề, lĩnh vực cơ bản
trong quản lý nhà trƣờng, trong đó có quản lý hoạt động dạy học.
Cùng với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục, dạy
học và quản lý hoạt động dạy học thì việc nghiên cứu thực tiễn quản lý giáo
dục và quản lý hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục cũng là một đề tài rất
đƣợc quan tâm. Đã có khá nhiều đề tài luận văn nghiên cứu về quản lý hoạt
động dạy học, nhƣ:
- “Quản lý dạy học thực hành nghề (hệ trung cấp) ở trƣờng Cao đẳng
công nghiệp Thái Nguyên” (2008) của Tô Văn Khôi.
- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng Cao
đẳng Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay” (2011) của Đặng Thụy Đan Thanh.
- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng cao đẳng Y tế II –
Bộ Y tế” (2011) của Võ Anh Tuấn.



9

- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng cao đẳng nghề du
lịch Huế” (2012) của Ngô Thị Phúc Hải.
Những luận văn trên đã đề cập đến thực trạng công tác quản lý hoạt
động dạy học của Hiệu trƣởng của một số cơ sở đào tạo, đánh giá và đề xuất
những biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý, nâng cao chất lƣợng dạy
học của từng cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt dộng
dạy học thực hành nghề cho học sinh TCCN tại trƣờng Cao đẳng Bách Khoa
Đà Nẵng, để từ đó tìm ra giải pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bậc TCCN trong nhà trƣờng nói riêng
cũng nhƣ trên địa bàn TP Đà Nẵng nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Nói tóm lại, có nhiều tác giả đã nghiên cứu đƣa ra những giải pháp
quản lý hoạt dạy học trong nhà trƣờng. Thật vậy, làm thế nào để nâng cao
chất lƣợng quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề cho học sinh TCCN
hiện nay là vấn đề đang đƣợc quan tâm, đề tài này chƣa đƣợc nghiên cứu ở
trƣờng. Vấn đề chúng tôi đặt ra ở luận văn này là tìm hiểu thực trạng quản lý
hoạt động dạy học thực hành nghề cho học sinh TCCN ở trƣờng Cao đẳng
Bách khoa Đà Nẵng và từ đó đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp, mang
tính khả thi góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bậc TCCN tại trƣờng.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý. Theo Hà Thế
Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, “Quản lý là một quá trình định hƣớng, q trình có
mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt
đƣợc những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trƣng cho trạng thái
mới của hệ thống mà ngƣời quản lý mong muốn” [16]. Hà Sỹ Hồ cho rằng:
“Quản lý là một q trình tác động có định hƣớng (có chủ đích) có tổ chức,



10

lựa chọn trong các tác động có thể có dựa trên các thơng tin về tình trạng của
đối tƣợng và môi trƣờng, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tƣợng đƣợc ổn
định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [8]. Tác giả Trần Kiểm
cho rằng: QL là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát
huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực,
tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ƣu nhằm mục
đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [11].
Theo “Từ điển tiếng Việt”: “Quản lý là tổ chức và điều hành các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định” [23].
Các định nghĩa trên tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhƣng điểm
chung thống nhất đều coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm
đạt tới mục tiêu xác định. Trong quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý,
khách thể quản lý quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý. Nói một
cách tổng quát nhất, có thể xem quản lý là: Một q trình tác động gây ảnh
hƣởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu
chung.
Hoạt động và các quan hệ quản lý chính là đối tƣợng của khoa học
quản lý. Quản lý ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn
so với việc làm của từng cá nhân riêng rẽ của một nhóm ngƣời khi họ tiến
hành các cơng việc có mục tiêu chung gần gũi với nhau. Nói một cách khác,
thực chất của quản lý là quản lý con ngƣời trong tổ chức, thơng qua đó sử
dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức. Ngày nay công
tác quản lý đƣợc coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế xã hội là vốn
- nguồn lực lao động - khoa học kỹ thuật cơng nghệ - tài ngun và quản lý.
Trong đó quản lý có vai trị quyết định sự thành bại của công việc.
Chức năng của quản lý: Lao động quản lý là dạng lao động đặc biệt gắn

liền với quá trình lao động tập thể và sự phân công xã hội. Hoạt động quản lý


11

thông qua sự tác động của chủ thể đến đối tƣợng quản lý.
Theo tác giả Phạm Thanh Liêm: “Chức năng quản lý là một hệ thống
đƣợc quy định một cách khách quan bởi những phân công và hợp tác lao động
của đối tƣợng quản lý và sự phân công của lao động quản lý” [13], bao gồm:
Kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
- Kế hoạch hoá: Là chức năng cơ bản nhất, chức năng này định hƣớng
toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý, là cơ sở để nhà quản lý huy động
tối đa các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu và căn cứ để
kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu và là căn cứ để kiểm tra, đánh
giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức của đơn vị mình.
- Tổ chức: Chức năng tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cấu sao
cho phù hợp với mục tiêu.
- Chỉ đạo: Là hƣớng dẫn cụ thể theo một định hƣớng nhất định, liên kết
động viên ngƣời dƣới quyền hoàn thành nhiệm vụ để đạt đƣợc mục tiêu của tổ
chức.
- Kiểm tra: Nhằm theo dõi, giám sát q trình hoạt động từ đó tiến hành
đôn đốc, uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp để đạt đƣợc mục tiêu đã định.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Do giáo dục là một lĩnh vực hoạt động xã hội nên quản lý giáo dục
đƣợc xem là quản lý xã hội. Quản lý giáo dục luôn bám sát việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị - xã hội, phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn
lịch sử của mỗi quốc gia. Phạm Minh Hạc quan niệm rằng: “Quản lý giáo dục
là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản
lý nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục
của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ
giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [6]. Có thể hiểu


12

khái niệm quản lý giáo dục là quản lý những tác động có hệ thống, khoa học,
có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý là quá
trình dạy học và giáo dục diễn ra ở các cơ sở giáo dục nhƣ các trƣờng học,
trung tâm khoa học kỹ thuật, hƣớng nghiệp dạy nghề hay một tập hợp các cơ
sở phân bố trên địa bàn dân cƣ. Các nguồn và tác giả tuy diễn đạt khác nhau
song căn bản đều hiểu khái niệm quản lý giáo dục tƣơng tự nhƣ trên (Nguyễn
Ngọc Quang, 1989 [20], Đặng Quốc Bảo, 1997 [1], Trần Kiểm 2002, Bùi Văn
Quân, 2007[18] , Trần Kiểm (2004) [11], Khoa học quản lý giáo dục, Nxb
giáo dục, Hà Nội.v.v…); Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ
bản về lí luận quản lí giáo dục. Trƣờng cán bộ quản lí giáo dục Trung Ƣơng
1, Hà Nội [20]; Bùi Văn Quân (2007) , Giáo trình quản lí giáo dục, NXB Giáo
Dục, Hà Nội [18]. Quản lý giáo dục có thể hiểu theo nghĩa hẹp là quản lý các
hoạt động giáo dục trong ngành giáo dục, quản lý một số cơ sở giáo dục đào
tạo ở một địa phƣơng hành chính nào đó.
Quản lý giáo dục có thể hiểu theo nghĩa rộng là quản lý các hoạt động
giáo dục diễn ra trong nhà trƣờng hay ngồi xã hội. Quản lý xã hội có hệ
thống nguyên tắc, chức năng và các giai đoạn của chu trình quản lý giáo dục
cụ thể. Song cần hiểu khái niệm quản lý giáo dục một cách toàn diện bao gồm
cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp bởi vì suy đến cùng dù đƣợc hiểu theo nghĩa nào
thì đích cuối cùng của quản lý giáo dục vẫn là vận dụng các quy luật khách
quan để nâng cao chất lƣợng giáo dục.
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng
Là sự quản lý của hiệu trƣởng trƣờng đó đối với tồn bộ những con
ngƣời, những hoạt động, những tổ chức và những phƣơng tiện vật chất, kỹ

thuật tài chính của trƣờng để đạt cho đƣợc mục tiêu của việc giáo dục và đào
tạo loại học sinh đó.
Phạm Viết Vƣợng cho rằng: “Quản lý nhà trƣờng là hoạt động của các


13

cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học
sinh và các lực lƣợng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục
để nâng cao giáo dục và đào tạo trong nhà trƣờng” [25]. Quản lý nhà trƣờng
đƣợc hiểu là:
- Tập hợp những tác động tối ƣu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo
viên, giáo viên và cán bộ nhân viên khác trong trƣờng.
- Hƣớng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trƣờng mà trọng
tâm là q trình đào tạo các thế hệ học sinh thơng qua q trình dạy học - giáo
dục.
- Thực hiện có chất lƣợng mục tiêu về kế hoạch đào tạo đƣa nhà trƣờng
tiến lên.
Quản lý trƣờng học mang tính đặc thù riêng biệt đối với mỗi loại hình
trƣờng học, đƣợc thể hiện trƣớc hết bởi bản chất của quá trình dạy học - giáo
dục đƣợc phân biệt với mọi quản lý xã hội khác bởi sản phẩm của quá trình
đào tạo là nhân cách của ngƣời lao động có văn hố. Thực chất là quản lý quá
trình lao động sƣ phạm của ngƣời thầy, hoạt động học tập của trò.
1.2.4. Hoạt động dạy học thực hành nghề
a. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trƣng cho bất cứ loại hình nhà
trƣờng nào. Dạy học đƣợc xem là con đƣờng cơ bản nhất, thuận lợi nhất và có
hiệu quả nhất giúp thế hệ trẻ chiếm lĩnh đƣợc nội dung học vấn, tự rèn luyện
để hoàn thiện nhân cách. Có khá nhiều quan điểm về dạy học.
Theo từ điển Giáo dục học thì dạy học là “truyền lại những kiến thức,

kinh nghiệm, đƣa đến những thông tin khoa học cho ngƣời khác tiếp thu một
cách có hệ thống, có phƣơng pháp nhằm mục đích tự nâng cao trình độ văn
hóa, năng lực trí tuệ và kỹ năng thực hành trong đời sống thực tế” [7].
Tác giả Nguyễn Hữu Châu cho rằng “Dạy học đƣợc xác định nhƣ một


14

nỗ lực để giúp một ngƣời nào đó có đƣợc, hoặc thay đổi một kỹ năng, kiến
thức và các ý tƣởng. Nói một cách khác nhiệm vụ của ngƣời giáo viên là tạo
ra hoặc gây ảnh hƣởng để có thể dẫn tới một sự thay đổi về hành vi mong
muốn” [2].
Nhƣ vậy có thể hiểu dạy học là hệ thống những hành động liên tiếp và
thâm nhập lẫn nhau của ngƣời thầy và trò dƣới sự hƣớng dẫn của thầy, nhằm
làm cho trò phát triển đƣợc nhân cách và qua đó đạt đƣợc mục đích dạy học.
Dạy học là con đƣờng cơ bản và quan trọng trong việc hình thành nhân
cách cho ngƣời học. Những nghiên cứu lý luận về giáo dục gần đây đã khẳng
định rằng muốn phát huy vai trị của dạy học thì hoạt động dạy học cần phải:
hƣớng vào ngƣời học, coi ngƣời học là trung tâm, tạo mục đích, động cơ, nhu
cầu, hứng thú học tập đúng đắn, kích thích đƣợc tính tự giác, tích cực độc lập,
sáng tạo của ngƣời học trên cơ sở định hƣớng, tổ chức điều khiển của ngƣời
dạy. Dạy học phải có trọng tâm, phải ƣu tiên cho chất lƣợng. Muốn vậy phải
không ngừng cải tiến và đổi mới phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức tổ chức
dạy học.
Chúng ta có thể khẳng định rằng: Hoạt động dạy học là quá trình hoạt
động của hai chủ thể, trong đó dƣới sự tổ chức, hƣớng dẫn và điều khiển của
giáo viên, học sinh nhận thức lại nền văn minh nhân loại, rèn luyện để hình
thành kỹ năng thái độ.
Hoạt động dạy học dùng ở đây đƣợc hiểu là dạy học trong nhà trƣờng,
một bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể. Khi xem xét về hoạt động dạy

học có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣ tiếp cận hƣớng vào hoạt động dạy
của thầy hoặc tiếp cận hƣớng vào hoạt động học của trò. Dạy học hƣớng vào
hoạt động học của trị thì trọng tâm của hoạt động dạy học đƣợc đặt vào hoạt
động học của trị chứ khơng phải vào hoạt động dạy của thầy. Nói cách khác,
thầy là ngƣời tạo ra việc học, khơi gợi cho trò khám phá và tạo dựng kiến


15

thức, tạo ra môi trƣờng học tập thuận lợi, nâng cao chất lƣợng học tập.
Nhƣ vậy, có thể hiểu hoạt động dạy học là hệ thống những hành động
phối hợp, tƣơng tác giữa thầy và trị, trong đó dƣới tác động chủ đạo của thầy,
trị tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ
xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới
quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách. Hoạt động dạy học là hoạt
động kép gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
- Hoạt động dạy
Hoạt động dạy “là hoạt động của thầy nhằm tạo ra, tổ chức và hƣớng
dẫn hoạt động học của trị, nhờ đó mà ảnh hƣởng đến sự phát triển nhân cách
của ngƣời học” [9]. Trong hoạt động dạy, thầy giữ vai trò chủ đạo trong tồn
bộ tiến trình dạy học. Dạy hƣớng đến học, dạy thúc đẩy học, dạy bản chất là
tổ chức nhận thức cho ngƣời học và giúp cho họ học tốt hơn. Thầy là ngƣời tổ
chức, điều khiển tối ƣu quá trình học tập của trị, làm cho việc học tập của trị
trở thành một hoạt động có ý thức, tự giác, tích cực và mang tính độc lập cao.
Vai trị tổ chức, hƣớng dẫn của thầy trong hoạt động dạy học đƣợc thể
hiện ở việc đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức - học tập của học sinh. Thầy là
ngƣời thiết kế (lập kế hoạch) hoạt động dạy học; tổ chức hoạt động dạy và
hoạt động học của học sinh trên lớp. Thầy kích thích và duy trì tính tích cực
và chủ động học tập của học sinh. Thầy kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh để điều chỉnh và sửa chữa kịp thời.

- Hoạt động học
Hoạt động học “hoạt động học là hoạt động của học sinh nhằm chiếm
lĩnh giá trị tri thức, văn hóa của nhân loại, nhờ đó mà hình thành và phát triển
những năng lực và nhu cầu của mỗi ngƣời” [9]. Học sinh là chủ thể của hoạt
động học tập. Dƣới sự hƣớng dẫn của thầy, học sinh thể hiện vai trị chủ động,
tự giác, tích cực trong hoạt động nhận thức, trong học tập để chiếm lĩnh tri


×