Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Hiện trạng rừng phòng hộ đầu nguồn huyện cẩm xuyên – hà tĩnh và ảnh hưởng của nó đối với tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

NGUYỄN THỊ GIANG

HIỆN TRẠNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN HUYỆN
CẨM XUYÊN – HÀ TĨNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Lê Thị Thanh Hương

Đà nẵng, tháng 5 năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, em đã hồn thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình. Với tấm lịng chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S
Lê Thị Thanh Hương, là người đã dành tâm huyết, trí tuệ và thời gian tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây, em xin cảm ơn sự quan tâm khích lệ, động viên và giúp đỡ của các thầy
cô trong khoa Địa lý, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Cẩm
Xuyên, tĩnh Hà Tĩnh, Phịng Tài ngun và mơi trường huyện Cẩm Xun, tỉnh Hà
Tĩnh, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh,
Hạt Kiểm lâm huyện Cẩm Xuyên đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn
thành tốt đề tài.
Mặc dù đã có những cố gắng nhưng do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên đề


tài của em khơng trách những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung
của q thầy cơ để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Giang


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANG MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................2
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ......................................................................2
6. Bố cục đề tài ................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .....................................................5
1.1. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ RỪNG PHỊNG HỘ ...........................................5
1.1.1. Khái niệm về rừng phịng hộ .................................................................................5
1.1.2. Vai trị chính của các loại rừng phịng hộ..............................................................5
1.1.3. Phân loại rừng phòng hộ........................................................................................5
1.1.4. Các khái niệm cơ bản và chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn. .............6
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN CẨM XUYÊN – HÀ TĨNH. .............................................................................7
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Cẩm Xuyên. ...........................................................7
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Xuyên. ..............................................11

1.3. RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN CỦA TỈNH HÀ TĨNH ................................ 13
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN HUYỆN CẨM
XUYÊN .........................................................................................................................15
2.1. TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA HUYỆN CẨM XUYÊN .........................................15
2.2. HIỆN TRẠNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN CỦA HUYỆN CẨM
XUN .........................................................................................................................20
2.2.1. Diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn ....................................................................20
2.2.2. Thành phần lồi và chất lượng rừng phịng hộ đầu nguồn huyện Cẩm Xuyên ...24
2.2.3. Phân bố rừng phòng hộ đầu nguồn ......................................................................26


2.3.CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ RỪNG ĐẦU NGUỒN HUYỆN
CẨM XUYÊN. ..............................................................................................................28
2.3.1. Biện pháp phát triển và bảo vệ rừng đầu nguồn ..................................................28
2.3.2. Đánh giá hoạt động trồng và bảo vệ rừng. ..........................................................29
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐỐI VỚI
TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CẨM XUYÊN .....................33
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN
CỦA HUYỆN. ...............................................................................................................33
3.1.1. Ảnh hưởng đối với khí hậu ..................................................................................33
3.1.2. Ảnh hưởng đối với thổ nhưỡng. ..........................................................................36
3.1.3. Ảnh hưởng đối với thủy văn ................................................................................37
3.1.4. Bảo tồn đa dạng sinh học.....................................................................................38
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CẨM XUYÊN ........................................................................39
3.2.1. Ảnh hưởng của rừng phịng hộ đầu nguồn đến hoạt động nơng nghiệp của huyện ...39
3.2.2. Ảnh hưởng của rừng phòng hộ đầu nguồn đến hoạt động khác của huyện Cẩm
Xuyên............................................................................................................................. 40
3.2.3. Ảnh hưởng của rừng phòng hộ đầu nguồn đến đời sống của người dân địa
phương ...........................................................................................................................42
3.3.CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN CẢU

HUYỆN CẨM XUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ..................................42
3.3.1. Các định hướng phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn .........................................42
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp .....................................................................................43
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................49
1. Kết luận......................................................................................................................49
2. Kiến nghị ...................................................................................................................50
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KBTTN
: Khu bảo tồn thiên nhiên
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TP
: Thành phố
QSDĐ
UBND

: Quyền sử dụng đất
: Ủy ban nhân dân

1


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Diện tích rừng phịng hộ tỉnh Hà Tĩnh qua các năm từ
1996 đến năm 2013

13

2.1

Cơ cấu diện tích các loại rừng phịng hộ huyện Cẩm
Xun

15

2.2

Diện tích các loại rừng phân theo mục đích sử dụng

16

2.3

Diện tích rừng ở các xã huyện Cẩm Xun

17


2.4

Diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn huyện Cẩm Xun

19

2.5

Diện tích rừng phịng hộ huyện Cẩm Xun

20

2.6

Diện tích rừng phịng hộ phân theo lồi cây của huyện
Cẩm Xun

22

2.7

Diện tích rừng phịng hộ phân theo trữ lượng của
huyện Cẩm Xuyên

23

2.8

Trữ lượng các loại rừng phòng hộ của huyện Cẩm
Xuyên


23

2.9

Tổng hợp rừng phòng hộ đầu nguồn các xã của huyện
Cẩm Xuyên

24

2.10

Tổng hợp diện tích đất, rừng đã giao, cho thuê

27

3.1

Danh mục một số loài cây ưu tiên cho trồng rừng
phòng hộ đầu nguồn

40


DANG MỤC HÌNH
Danh mục

Tên hình

Trang


Biểu đồ diện tích rừng phịng hộ của tỉnh Hà Tĩnh từ

14

hình
1.1

năm 1996 đến 2013
2.1

Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại rừng của huyện Cẩm

16

Xuyên năm 2013
2.2

Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng xã Cẩm Mỹ

18

2.3

Biểu đồ diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn của huyện

19

Cẩm Xuyên qua các năm
2.4


Rừng tự nhiên

21

2.5

Rừng trồng mới

21

2.6

Trồng mới rừng sau khi đã khai thác

27

3.1

Hoạt động nông nghiệp của người dân

35

3.2

Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ

37



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở để
phát triển kinh tế - xã hội mà cịn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng, rừng
tham gia vào q trình điều hịa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố
cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ
lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mịn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các
thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ơ nhiểm khơng khí.
Hiện nay, ở nhiều nơi, rừng vẫn bị suy giảm, điều đó kéo theo sự suy giảm các
chức năng phịng hộ. Vì nhu cầu bảo vệ nước và đất, đảm bảo an tồn sinh thái ở
vùng đầu nguồn, việc rà sốt rừng và phân cấp phòng hộ đầu nguồn nhằm đề xuất
các biện pháp quản lý và biện pháp tác động đối với từng vùng, ngăn ngừa các q
trình bào mịn, rửa trôi, phục hồi thảm thực vật để bảo vệ tài nguyên đất một cách
hiệu quả là cần thiết và đang được quan tâm, đặc biệt ở các mức xung yếu khác
nhau diện tích rừng thực sự rất cần thiết.
Huyện Cẩm Xun nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Hà Tĩnh, địa hình đồi núi
chiếm 60% diện tích tồn huyện. Chức năng của rừng đầu nguồn có vai trị rất
quan trọng đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm
và vai trò của rừng đầu nguồn đối với huyện Cẩm Xuyên,nên tôi chọn đề tài “ Hiện
trạng rừng phòng hộ đầu nguồn huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh và ảnh hưởng của
nó đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu hiện trạng rừng phịng hộ đầu nguồn huyện Cẩm Xuyên và ảnh
hưởng của nó đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực để bảo vệ rừng đầu nguồn góp phần nâng
cao hiệu quả phát triển nền kinh tế - xã hội của huyện.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn phục cho đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng rừng phòng hộ đầu nguồn của huyện Cẩm Xuyên và vai

trị của nó đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện.
- Đề xuất một số giải pháp để bảo vệ quản lý tốt rừng đầu nguồn.

1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng phịng hộ có 3 loại: Rừng phịng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển
và rừng phòng hộ chống cát bay nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu loại rừng
phòng hộ đầu nguồn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu ở khu vực huyện Cẩm Xuyên.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu hiện trạng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng như những ảnh
hưởng của nó đối với kinh tế - xã hội luôn được quan tâm, nghiên cứu và là lĩnh vực
quan trọng đối với ngành lâm nghiệp và các ban liên quan. Vì thế đã có nhiều dự án
đưa ra và đã được thực hiện. Tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở cấp quốc gia hay mang
tính chung chung cịn ở cấp địa phương thì chưa được quan tâm đúng mức.
Huyện Cẩm Xuyên là huyện nằm trong chương trình phát triển kinh tế của tỉnh
cũng như của Trung ương về quy hoạch sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Mặt
khác đây là huyện có diện tích đồi núi chiếm 60 % diện tích đất tự nhiên, lại là một
huyện thuần nông bởi vậy việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn đóng vai trị quan
trọng đối với tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài này. Do vậy, tôi chọn đề tài “Hiện trạng
rừng phòng hộ đầu nguồn và ảnh hưởng của nó đối với tự nhiên, sự phát triển kinh
tế - xã hội của huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh” để nghiên cứu.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu


5.1.1. Quan điểm hệ thống
Tự nhiên là một thể tổng hợp các hiện tượng địa lí rất phong phú, đa dạng.
Mỗi một hiện tượng địa lí đều có mối quan hệ mật thiết tương tác qua lại với nhau,
tất cả tạo nên một hệ thống. Khi một thành phần này bị biến đổi, sẽ kéo theo thành
phần khác biến đổi theo. Vận dụng quan điểm này nghiên cứu để thấy rõ việc trồng,
bảo vệ và sử dụng hợp lí vốn rừng có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên
khác.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi đối tượng địa lí đều gắn liền với một khơng gian địa lí nhất định, trên đó
các hoạt động sản xuất tương ứng, phù hợp với đặc điểm riêng của lãnh thổ. Chính
2


vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực nào đó phải xác định phân hóa theo lãnh thổ để
thấy rõ đặc điểm của từng vùng, từng địa phương, từ đó đưa ra những định hướng
và giải pháp phát triển thích hợp nhất.

5.1.3. Quan điểm sinh thái
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lí và ứng dụng ngày
càng nhiều trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên đối với tự nhiên, tự nhiên
đối với con người, giữa con người với khai thác hay phá hủy, tái tạo các hệ địa lí tự
nhiên. Vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra giải pháp
hợp lí lâu dài trong việc quản lí, bảo vệ, sử dụng hợp lí rừng phịng hộ đầu nguồn.
Tăng cường sự tác động tích cực của con người với rừng nói riêng, với mơi trường
sinh thái nói chung, tạo ra sự phát triển bền vững cho toàn bộ hệ sinh thái cũng như
kinh tế - xã hội của tỉnh.

5.1.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Bất kỳ một hệ tự nhiên, dân cư, kinh tế của một lãnh thổ đều có nguồn gốc
phát sinh, phát triển, các biến động xảy ra theo thời gian. Vận dụng quan điểm này

để nghiên cứu diễn biến thay đổi tài nguyên rừng rừng phòng hộ của huyện Cẩm
Xuyên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
Theo mục tiêu, nội dung của đề tài này, nguồn tài liệu được thu thập từ các cơ
quan, các ban ngành cơ sở có liên quan: Hạt Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, ban quan lí
rừng phịng hộ huyện Cẩm Xun…tài liệu thu thập được trên cơ sở phân tích, tổng
hợp và xử lí những số liệu nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.
5.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Khoa học địa lí bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ, đây được coi là
phương pháp truyền thống được sử dụng nhiều trong các đề tài. Trong đề tài này
việc sử dụng phương pháp bản đồ nhằm xác định vị trí địa lí của huyện Cẩm Xuyên
để từ đó có những đánh giá chung nhất. Mặt khác, từ những số liệu thu thập được,
trên cơ sở phân tích và xử lí số liệu để thành lập các biểu đồ nhằm xác định hiện
trạng rừng phòng hộ đầu nguồn.
5.2.3. Phương pháp thực địa

3


Đây là một trong những phương pháp quan trọng và cần thiết cho việc nghiên
cứu đề tài. Trên cơ sở lí thuyết, việc tiến hành khảo sát, tìm hiểu, điều tra, có cái
nhìn thực tế nhằm làm sáng tỏ vấn đề hơn.

6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung gồm có 3
chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN
HUYỆN CẨM XUYÊN

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN
ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CẨM XUYÊN

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ RỪNG PHỊNG HỘ
1.1.1. Khái niệm về rừng phòng hộ
Theo luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, rừng phòng hộ là loại rừng
được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa
mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu góp phần bảo vệ mơi trường.
1.1.2. Vai trị chính của các loại rừng phịng hộ.
Rừng phòng hộ là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và
điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn đất, hạn chế thiên tai, điều hịa khí
hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh mơi trường.
Các loại rừng phịng hộ có vai trị chính sau:
- Rừng phịng hộ đầu nguồn có tác dụng điều tiết nguồn nước cho các dòng
chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp lịng
sơng, lịng hồ. Ngồi ra, rừng phịng hộ đầu nguồn cịn có vai trò trong việc giữ độ
ẩm cho đất, tạo nguồn sinh thủy, có ý nghĩa quan trọng đối với các cơng trình thủy
điện và các hồ chứa nước.
- Rừng phịng hộ chắn gió, chống cát bay có tác dụng phịng hộ nông nghiệp,
bảo vệ các khu dân cư, các đô thị, các vùng sản xuất và các cơng trình khác.
- Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển có tác dụng ngăn cản sóng, chống sạt lở,
bảo vệ các cơng trình ven biển, tăng độ bồi tụ phù sa, mở rộng diện tích bãi bồi ra
biển, hạn chế xâm nhập mặn vào nội đồng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi
thủy sản.
- Rừng phịng hộ mơi trường sinh thái, cảnh quan có tác dụng điều hịa khí

hậu, hạn chế ơ nhiễm khơng khí ở khu dân cư, các đơ thị và các khu công nghiệp,
kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi.
1.1.3. Phân loại rừng phịng hộ.
Theo vị trí có ba loại:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Rừng phòng hộ ven biển.
- Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái.
Phân loại theo mức độ xung yếu khác nhau, gồm ba cấp:
5


- Mức rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần
sơng, gần hồ có nguy cơ bị xói mịn mạnh, có u cầu cao nhất về điều tiết nước;
những nơi cát di động mạnh; những nơi bờ biển thường bị sạt lở; sóng biển thường
xuyên đe dọa sản xuất và đời sống người dân, có nhu cầu cấp bách nhất về phịng
hộ, phải quy hoạch, đầu tư xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỉ lệ che phủ
rừng trên 70%.
- Mức xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mịn và điều tiết
nguồn nước trung bình, nơi có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có
yêu cầu cao về bảo vệ đất và sử dụng đất, phải xây dựng rừng phòng hộ kết hợp với
sản xuất, đảm bảo tỉ lệ che phủ rừng tối thiểu 50%.
- Mức ít xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc thấp, ít nguy cơ xảy ra xói
mịn, dịng chảy và các sự cố khác về mơi trường, có khả năng và nhu cầu phát triển
sản xuất nơng lâm, có yêu cầu sử dụng và bảo vệ đất hợp lý. Cần xây dựng rừng sản
xuất kết hợp với phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp; đảm bảo tỉ lệ che
phủ rừng tối thiểu 30%. Rừng phịng hộ ít xung yếu khơng tính vào diện tích khu
rừng phịng hộ và khơng thuộc quản lí của Ban quản lí rừng phòng hộ.
1.1.4. Các khái niệm cơ bản và chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn.
a. Các định nghĩa và khái niệm cơ bản về rừng phòng hộ đầu nguồn.
Theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTG ngày 14/8/2006, đưa ra khái niệm về

rừng phòng hộ đầu nguồn là: Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng được xác lập nhằm
tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước của các dòng chảy, hồ chứa nước để hạn
chế lũ lụt, giảm xói mịn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lịng sơng, lịng hồ.
Rừng phòng hộ đầu nguồn được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về diện
tích, lượng mưa, độ dốc, độ cao, đất. Quy mơ của rừng phịng hộ đầu nguồn phù
hợp với quy mô của lưu vực sông và việc quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với
việc quản lý tổng hợp lưu vực sông.
b. Chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn
- Chỉ tiêu chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên
+ Độ tàn che của tầng cây cao: đối với rừng phịng hộ vùng rất xung yếu và
xung yếu thì độ tàn che đạt tối thiểu là 0.6%.
+ Độ che phủ của lớp thảm tươi,cây bụi:
Xây dựng rừng chuyên phòng hộ vùng rất xung yếu, đảm bảo độ che phủ của
rừng trên 70%.
Xây dựng rừng phòng hộ kết hợp rừng sản xuất vùng xung yếu, đảm bảo độ
che phủ của rừng tối thiểu 50%.
6


Xây dựng rừng sản xuất kết hợp rừng phòng hộ, đảm bảo độ che phủ của rừng
tối thiểu 30%.
+ Số lượng tầng tán: tầng tán rừng là một trong những các chỉ tiêu quan trọng
của rừng tự nhiên. Rừng phòng hộ đàu nguồn bao gồm các tầng sau:
Tầng cây cao( tầng A) được phân ra 3 tầng: tầng vượt tán ( A1); tầng ưu thế
sinh thái tán rừng ( A2); tầng dưới tán ( A3) .
Tầng cây bụi thấp ( tầng B).
Tầng cỏ quyết, thảm tươi ( tầng C).
Lớp thảm khô, thảm mục rừng.
Thực vật ngoại tầng.
- Đối với rừng phịng hộ đầu nguồn là rừng trồng, có các chỉ tiêu quan trọng

gồm:
+ Loài cây trồng ( gắn với lập địa và điều kiện sinh thái)
Là loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đầu nguồn và dễ dàng tạo
thành rừng phòng hộ.
Cây thân gỗ, sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm, thường xanh.
Thích hợp với phương thức trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa
tầng với mục đích phịng hộ.
Có thể chịu đựng được điều kiện khơ hạn, nơi có độ dốc, độ cao và địa hình
chia cắt phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng hoặc nơi có điều kiện đặc biệt như vùng
núi đá.
Lồi cây đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm góp phần tăng thu nhập
nhưng khơng làm ảnh hưởng đén khả năng phịng hộ.
Cây không sinh ra chất độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
+ Tỷ lệ sống: trong những năm dầu thì tỷ lệ sống của các lồi cây tối thiểu đạt
85% thì được chấp nhận nghiệm thu và trồng dặm.
+ Sinh trưởng và chất lượng cây trồng: được áp dụng đối với từng loài cây
theo quy trình trồng rừng của Bộ NN & PTNT.
+ Độ tàn che tầng cây cao: khi rừng khép tán chỉ tiêu này được áp dụng như
rừng tự nhiên.
+ Độ che phủ cây bụi, thảm tươi, thảm mục rừng: áp dụng như rừng tự nhiên.
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN CẨM XUYÊN – HÀ TĨNH.
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Cẩm Xuyên.
7


a. Vị trí địa lí – phạm vi lãnh thổ.
Cẩm Xuyên là huyện thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về phía Đơng Nam của
tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ địa lý từ 18002’18’’ – 18020’51’’B và từ 105051’17’’106009’13’’Đ.

Phía Tây Bắc giáp với thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.
Phía Đơng Nam giáp huyện Kỳ Anh.
Phía Tây, Tây Nam giáphuyện Hương Khê và tỉnh Quảng Bình.
Phía Phía Đơng giáp biển.
Tồn huyện có 27 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích tự nhiên là
63.559,46 ha chiếm 10,5 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thị trấn Cẩm Xun là
trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của huyện, cách trung tâm tỉnh, lị - TP Hà Tĩnh
10km về phía Đơng Nam. Trên địa bàn huyện có tuyến quốc lộ 1 A, tỉnh lộ 4 chạy
qua và nhiều đường liên huyện, liên xã khác, có 28 km bờ biển trong đó bãi biển
Thiên Cầm có nhiều điều kiện để xây dựng một khu du lịch nghỉ mát lý tưởng.
Như vậy, Cẩm Xuyên ở một vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán,
mở rộng quan hệ với các huyện khác trong tỉnh cũng như các tỉnh khác. Vị trí của
huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển
tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, thủy sản và du lịch- dịch
vụ.
b. Địa hình.
Thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, tiếp giáp biển Đông và vùng đồi núi
thấp nối Đông Trường Sơn, địa hình của huyện nhìn chung nghiêng từ Tây Nam
xuống Đơng Bắc với 3 dạng địa hình:
- Địa hình đồi núi ( Chiếm khoảng 60% diện tích tồn huyện): Hệ thống đồi
thấp trên đất Cẩm Xuyên thuộc chân Hoành Sơn Tây, thuộc các xã: Cẩm Thạch,
Cẩm Mỹ, Cẩm Quang, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Minh. Nhưng dưới
tác động của con người như khai thác gỗ và khai hoang để canh tác, làm cho đất bị
xói mịn, biến thành đồi trọc.Địa hình đồi bát úp xen lẫn với đồi thấp, cấu trúc địa
chất tương đối phức tạp, bao gồm cả hai đới kiến trúc tường đá Trường Sơn và
Hoành Sơn. Địa hình này hình thành sau vận động Hecxini muộn nhưng ở đới
Hồnh Sơn bị chìm ngập ở Mêzơzơi thượng, đến vận động Kainozoi tiếp tục được
nâng lên. Độ cao trung bình từ 100 – 300m, cá biệt có đỉnh cao trên 400m như đỉnh
Mốc Lên ( Cẩm Mỹ) cao 493m, đỉnh Cù Han ( Cẩm Thịnh) cao 430m, đỉnh Cục
Lim( Cẩm Lạc) cao 500m.. Độ dốc phổ biến từ 30 – 200, nghiêng dần theo hướng

8


Đông Nam – Tây Bắc và bị chia cắt bởi nhiều sông suối như Rào Phèo, Rào Cát,
Rào Mên, Rào Con, Rào Thang, Khe Cái, Khe Mộc..
- Địa hình đồng bằng ( chiếm 30% diện tích tự nhiên của huyện) : Thuộc địa
bàn các xã nằm dọc trên tuyến quốc lộ 1 A,tạo thành một vệt dài theo hướng Tây
Bắc- Đơng Nam như Cẩm Vĩnh, Cẩm Phúc, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Duệ,
Cẩm Thăng, Cẩm Hưng. Địa hình tương đối bằng phẳng do q trình bồi tụ phù sa
các sơng, phù sa biển trên vỏ phong hóa feralit hay trầm tích biển, nghiêng dần từ
Nam xuống Bắc, độ dốc dưới 30. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các sông
suối và kênh mương dày đặc như sông Rác, Ngàn Mo, Thượng Long, Gia Hội, Cầu
Nây, kênh Kẻ Gỗ.
- Địa hình ven biển ( Chiếm khoảng 10% diện tích lãnh thổ của huyện): Nằm
về phía đơng bắc huyện Cẩm Xuyên, kéo dài từ các xã Thạch Hội đến các xã Cẩm
Hoà, qua xã Cẩm Dương, thị trấn Thiên Cầm, Xã Cẩm Nhượng sang xã Cẩm Lĩnh
có chiều dài 28km. Địa hình tạo bởi các dãy đụn cát, các úng trũng được lấp đầy
trầm tích đầm phá hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn
cách biển, hơi nghiêng theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, độ cao so với mực nước
biển dao động từ 0.5 – 3m. Do có cửa sơng, cửa lạch tạo thành nhiều bãi ngập mặn
có thể ni trồng thủy hải sản.
c. Khí hậu.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại bị chi phối bởi yếu tố địa hình sườn Đơng
Trường Sơn nên có sự phân hóa rất khắc nghiệt. Đặc điểm chung là chia thành hai
mùa: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
- Nhiệt độ : Số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy nền nhiệt của huyện tương
đối cao: Tổng nhiệt hàng năm : 5.0860C
Nhiệt độ trung bình năm : 23,90C
Nhiệt độ tối cao ( tháng 7) : 39.90C
Nhiệt độ tối thấp ( tháng 1) : 6,90C

- Lượng mưa : Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn trên
2000mm nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tổng lượng mưa 5
tháng mùa đông chỉ chiếm 26% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa chủ yếu tập
trung vào mùa mưa ( 75%). Số ngày mưa trung bình hàng năm phổ biến từ 150 –
160 ngày.
- Lượng bốc hơi: Về mùa đơng do nhiệt độ khơng khí thấp, độ ẩm tương đối
cao, ít gió, áp lực khơng khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ chỉ chiếm 1/5 – ½ lượng
mưa. Về mùa nóng, do nhiệt độ khơng khí cao, độ ẩm thấp, gió lớn, áp lực không
9


khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn, lượng bốc hơi của 7 tháng mùa nóng có thể gấp
3 -4 lần của các tháng mùa lạnh.
- Độ ẩm khơng khí : Trung bình đạt 87%. Các tháng 6, 7 là thời kì độ ẩm
khơng khí thấp nhất, ứng với thời kỳ gió mùa Tây Nam khơ nóng hoạt động mạnh
nhất, độ ẩm khơng khí dưới 70%. Thời kỳ độ ẩm cao nhất thường xãy ra vào các
tháng cuối mùa đông.
- Số giờ nắng : Trung bình hàng năm đạt 1700 giờ, các tháng mùa đông từ 7080 giờ, các tháng mùa hè từ 180 – 190 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất thường là
tháng 5 trên 210 giờ.
- Gió : Trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi hai loại gió chính:
+ Gió mùa Đơng Bắc: Khối khơng khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp
Xibia di chuyển và ảnh hưởng đến vùng Bắc Trung Bộ của nước ta.Gió mùa Đơng
Bắc ảnh hưởng đến địa bàn huyện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Gió mùa Tây Nam: Xuất phát từ áp thấp khơ nóng Ấn – Miến hoặc từ vịnh
Ben – gan, vượt qua dãy Trường Sơn ảnh hưởng đến vùng Bắc Trung Bộ của nước
ta. Gió Tây Nam ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn huyện thường 30 – 50 ngày, bắt
đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 9, cao điểm nhất là vào tháng 7.
- Các hiện tượng khác: Hàng năm, trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ 1 – 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Bão thường xuất hiện vào các tháng 9 –
11. Ngoài ra cịn có hiện tượng sương mù, chủ yếu xãy ra vào mùa đông, đặc biệt

vào những ngày chuyển mùa, thường có từ 5 – 6 ngày, phổ biến là loại sương mù
địa hình xuất hiện từng đám mà khơng thành lớp dày đặc.
d.Thủy văn.
Thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng bởi hệ thống sông, suối khá dày đặc. Mật
độ sông suối phân bố tương đối đồng đều khắp địa bàn, bình qn đạt 0,14 km/ km2.
Các con sơng hầu hết bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn Tây, độ dốc khá cao, dòng chảy
ngắn và hẹp. Đặc điểm nổi bật của sơng suối trong vùng chính là tính ổn định của
dòng chảy khá bền vững, hiện tượng bên lở bên bồi ít xảy ra. Trên địa bàn huyện có
các con sơng chính như: sơng Rác, sơng Gia Hội, sơng Ngàn Mo. Lưu lượng dịng
chảy bình qn năm của các sơng khoảng 10m3/s, mùa cạn có khi chỉ đạt 3,2 m3/s.
Chế độ thủy văn của huyện còn chịu ảnh hưởng của thủy triều do huyện có 28 km
bờ biển và các con sông đổ ra biển. Chế độ thủy triều tại đây có khoảng 2/3 số ngày
trong tháng là nhật triều, còn lại là bán nhật triều. Độ lớn triều trung bình kỳ nước
cường từ 1,2 – 1,5 m và trong kỳ triều kém khoảng 0,5m.
e. Các nguồn tài nguyên
 Tài nguyên nước.
10


Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa và nước ngầm:
- Cẩm Xuyên có nguồn nước mặt khá dồi dào nhờ hệ thống sông suối, kênh
mương dày đặc và nhiều hồ đập lớn. Hàng năm trên đất Cẩm Xuyên nhận được một
lượng nước mưa rất lớn đạt 2000 mm,chừng 1 tỷ m3 nước. Trước đây, đại bộ phận
đều theo các sông suối trôi ra biển, thấm vào đất và các ao hồ, sơng suối, thì ngày
nay với các cơng trình thuỷ lợi như : Hồ Kẻ Gỗ, Hồ Thượng Tuy và nhiều hồ nướcđập đã giữ lại một lượng nước đáng kể. Cho đến nay, nguồn nước mặt trên đất đồng
Cẩm Xuyên đã được khống chế một cách tối đa, ngăn chặn lũ lụt trong mùa mưa,
tránh được hạn hán cho đồng ruộng trong mùa khô, cung cấp nguồn nước cho nuôi
trồng và nhu cầu của con người. Đặc biệt phải kể đến các hồ như Kẻ Gỗ, Sông Rác,
Bộc Nguyên, Thượng Tuy. Riêng hồ Kẻ Gỗ với dung tích 450 triệu m3 nước, khơng
chỉ cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho huyện mà còn cung cấp nướctưới cho

một số vùng lân cận như TP Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà.
- Nguồn nước ngầm : Có thể nói mảnh đất Cẩm Xuyên có một trữ lượng nước
ngầm cực lớn, nằm ở những độ sâu khác nhau và không đồng đều trong mọi vùng:
Như ở Thị trấn Cẩm Xuyên, Các xã Cẩm Dương, Cẩm Nhượng, Cẩm Huy…nước
ngầm nằm ngay dưới mặt đất chừng và ba mét .
 Tài nguyên biển.
Là một trong 5 huyện của tỉnh giáp biển. Chiều dài bờ biển huyện cẩm Xuyên
dài 28km, tuy không dài nhưng lại có nhiều ưu thế trong việc khai thác, đánh bắt và
nuôi trồng thủy hải sản. Theo điều tra của các nhà Hải dương học, trong vùng biển
huyện Cẩm Xun có khoảng 267 lồi cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 lồi có giá trị
kinh tế cao, 20 lồi tơm và nhiều lồi khác như sị, mực, cua, ghẹ…
Trong đó, Biển Thiên Cầm là bãi biển đẹp nhất với chiều dài bờ biển 7 km,
nước biển trong xanh, độ mặn thích hợp. Hiện nay, đang xây dựng khu du lịch
Thiên Cầm thành khu du lịch trọng điểm Quốc gia với diện tích 1570 ha. Khu du
lịch Thiên Cầm gồm khu du lịch phía Nam với diện tích 170 ha đã đưa vào sử dụng
có hiệu quả và khu du lịch phía Bắc với diện tích 226,5 ha đã được các kiến trúc sư
Pháp quy hoạch thành khu nghỉ dưỡng cao cấp, đang kêu gọi thu hút các nhà đầu tư.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Xuyên.
a. Dân cư – lao động.
Theo số liệu thống kê đến năm 2013 thì dân số của huyện là 198.964 người
với 49.156 hộ, bao gồm 15.640 nhân khẩu sống ở khu vực đô thị và 183.324 nhân
khẩu sống ở nông thôn.
Dân cư phân bố không đều trên cả 3 vùng : đồng bằng, ven biển, gị đồi trong
đó tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
11


Trong những năm qua huyện Cẩm Xuyên đã đạt được một số thành quả trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, nhưng cơ cấu lao động chưa cân đối,
lao động trong nơng nghiệp vẫn cịn cao chiếm tới 65,1%, công nghiệp – xây dựng
chiếm 13,7%, dịch vụ 21,2%.
Chất lượng lao động hiện nay còn thấp chưa đảm bảo so với yêu cầu cả về
trình độ và chất lượng. Trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế, chỉ
có khoảng 2,5 % lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật chỉ chiếm 9%, cịn lại
là lao động phổ thơng. Đa số lao động làm việc trong các cơ sở địa phương, chưa
qua khóa đào tạo chính quy, trường lớp cơ bản, chưa có chứng chỉ hoặc bậc thợ, đó
cũng chính là một trong những hạn chế trong việc cung ứng lao động khi có u cầu
từ các doanh nghiệp trong và ngồi huyện. Mặt khác, tư tưởng thuần nơng cịn nặng
nề làm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển. Tuy nhiên, huyện đang có những cơ sở đào
tạo để nâng cao trình độ cho người lao động, đồng thời chú trọng cho giáo dục.
b. Cơ sở hạ tầng
 Giao thông
Mạng lưới giao thông phân bố khá đều và thuận lợi bao gồm các loại hình vận
tải như đường bộ, đường sắt, đường sơng trong đó đường bộ giữ vai trị quan trọng.
Tổng số đường bộ toàn huyện là 873km, bao gồm 1 tuyến đường quốc lộ với chiều
dài 25km, tuyến đường tỉnh dài 32km, tuyến đường huyện dài 98km, đường xã
718km. Trong đó đường nhựa và bê tơng là 426km chiếm 48,8%, đường đất là
44km chiếm 51,2%.
 Hệ thống thủy lợi
Cẩm Xuyên cũng là huyện có nhiều cơng trình thuỷ lợi lớn như: hồ Kẻ Gỗ 340
triệu m3 nước, Hồ Sông Rác 110 triệu m3 nước và nhiều hồ, đập nhỏ khác. Huyện
có 4 con sơng chính gồm: sơng ngàn Mọ, sơng Rác, sông Gia Hội và sông Quèn.
c. Đặc điểm kinh tế
Nhìn chung, nền kinh tế của huyện đạt mức tăng trưởng khá cao, bình quân
hàng năm trong giai đoạn 2009 – 2013 là 9,4 %. Trong những năm qua, nền kinh tế
của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành
cơng nghiệp – xây dựng, dịch vụ thương mại, từng bước giảm dần tỷ trọng ngành
nông – lâm nghiệp, cụ thể : Công nghiệp- xây dựng chiếm 23,1 %, dịch vụ - du lịch

– thương mại chiếm 30,77 %, nông nghiệp chiếm 40,13 %. Năm 2013, tổng giá trị
sản xuất đạt 3.420,63 tỷ đồng ( theo giá hiện hành). Bình quân thu nhập đầu người
đạt 9,5 triệu đồng/ năm.
12


Ngành dịch vụ phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2009 –
2013 đạt 8,5 %. Năm 2013 tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 389 tỷ đồng. Hoạt động
dịch vụ thương mại chủ yếu ở các lĩnh vực như nơng nghiệp ( phân bón, giống,
thuốc bảo vệ thực vật..), dịch vụ ngư nghiệp ( tàu thuyền, máy móc, thiết bị đơng
lạnh), dịch vụ vận tải ( vận tải bộ, vận tải thủy), kinh doanh hàng hóa vật liệu xây
dựng. Dịch vụ du lịch phát triển nhanh, từng bước khẳng định ngành kinh tế mũi
nhọn của huyện, huyện đã tăng cường đầu tư nâng cấp cho cơ sở hạ tầng để phục vụ
du lịch, lập dự án quy hoạch các khu du lịch ( du lịch nghỉ mát Thiên Cầm, du lịch
sinh thái hồ Kẻ Gỗ).

1.3. RỪNG PHỊNG HỘ ĐẦU NGUỒN CỦA TỈNH HÀ TĨNH
Hà Tĩnh có diện tích rừng, đất lâm nghiệp khá lớn và khơng ngừng được mở
rộng.
Năm 1996 tổng diện tích rừng của Hà Tĩnh có 210.784 ha, trong đó rừng tự
nhiên là 187.100 ha, rừng trồng là 23.683,4 ha. Năm 2006 toàn tỉnh có 214.958 ha
rừng tự nhiên, chiếm 71,74 % diện tích có rừng. Từ đó đến nay nhờ áp dụng các
biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng nên đã có trên 7.800 ha rừng
tự nhiên mới được hình thành. Tuy nhiên, trong thời gian qua do yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, nên có một số diện tích rừng tự nhiên phải chuyển đổi mục đích sử
dụng sang làm thủy điện, thủy lợi, khu tái định cư, đường tuần tra biên giới… và
chuyển rừng tự nhiên nghèo sang trồng cao su. Đến hết năm 2010 tồn tỉnh cịn
210.083 ha rừng tự nhiên, giảm 4.875 ha so với năm 2006.
Năm 2013, Hà Tĩnh có 364.801 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 60,2% diện
tích tự nhiên của tỉnh, trong đó rừng tự nhiên là 221.798 ha, rừng trồng là 75.140 ha.Bên

cạnh đó Hà Tĩnh có 174.364 ha rừng nằm trong quy hoạch sản xuất, 74. 629 ha rừng đặc
dụng, đây là tiềm năng, lợi thế to lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu quả.
Bảng 1.1: Diện tích rừng phịng hộ tỉnh Hà Tĩnh qua các năm từ 1996 đến
2013
Đơn vị: ha
Năm

1996

2006

2010

2013

Rừng phòng hộ

210.784

214.958

210.083

221.798

Nguồn: Thống kê của bộ NN & PTNT huyện Cẩm Xuyên, tháng 06/ 2013

13



Hình 1.1: Diện tích rừng phịng hộ của tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1996 đến 2013
Trong tổng diện tích 114.587 ha rừng phòng hộ, rừng phòng hộ đầu nguồn là
102.293 ha chiếm 89,2 %, trong đó rừng tự nhiên là79.669ha / 100.347 ha chiếm
79,4%, rừng trồng là 13.521 ha/ 20.589 ha chiếm 65,6%.
Tổng trữ lượng gỗ của tỉnh Hà Tĩnh là 30.187.874m3 và 49,3 nghìn cây tre
nứa, trong đó trữ lượng gỗ từ rừng đầu nguồn là 9.970,310 m3 ( chiếm 33,0 % tổng
trữ lượng gỗ) và 5,1 nghìn cây tre nứa.
Diện tích rừng gỗ giàu của tỉnh Hà Tĩnh là 18.916 ha và rừng gỗ trung bình là
114.511 ha, trong đó đối với rừng phịng hộ đầu nguồn, diện tích rừng gỗ giàu là
5.601 ha ( chiếm 29,6% tổng diện tích có rừng) với trữ lượng là 1.218,173 m3 và
rừng gỗ trung bình là 42.137 ha ( chiếm 36,8% tổng diện tích rừng có rừng) với trử
lượng là 5.968,527 m3. Ngồi ra, diện tích rừng gỗ nghèo đối với rừng phòng hộ
đầu nguồn là 30.055 ha với trữ lượng là 2.298.793 m3.
Tỉnh Hà Tĩnh đang có nhiều dự án bảo vệ, phát triển và cải thiện rừng phòng
hộ với diện tích 6.289 ha. Trong đó, bảo vệ rừng hiện có 4.010 ha, trồng mới 1.339
ha, trồng nâng cấp rừng trồng hiện có 940 ha.
Lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng định, giá trị sản xuất và xuất khẩu tăng
nhanh. Công tác bảo vệ, phát triển rừng ngày càng được xã hội hóa, giải quyết việc
làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của
tỉnh. Rừng đã và đang giữ vai trò to lớn cho phịng hộ, chống xói mịn và bảo vệ
môi trường sinh thái của tỉnh.

14


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN
HUYỆN CẨM XUYÊN
2.1. TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA HUYỆN CẨM XUYÊN

Bảng 2.1: Diện tích các loại rừng phân theo mục đích sử dụng

Đơn vị: ha
Phân loại rừng

Diện tích
trong quy
hoạch

33.578,4

33.577,4

11.956,5

14.393,8

7.227,1

NGUỒN 27.880,1

27.879,1

11.641,9

12.609,9

3.627,3

TỔNG
I.THEO
GỐC


Rừng đặc
dụng

Tổng
diện tích

Rừng phịng
hộ

Rừng sản
xuất

1. Rừng tự nhiên

19.949,4

19.948,4

11.223,8

7.709,0

1.015,7

2. Rừng trồng

7.930,6

7.930,6


418,1

4.900,9

2.611,6

II. THEO ĐIỀU 27.880,1
KIỆN LẬP ĐỊA

27.879,1

11.641,9

12.609,9

3.627,3

1. Rừng trên núi đất

27.739,4

27.738,4

11.641,9

12.495,2

3.601,2


2. Rừng trên núi đá

-

-

-

-

-

3. Rừng trên đất 50,8
ngập nước

50,8

-

46,5

4,2

4. Rừng trên cát

89,9

89,9

-


68,1

21,8

III. LOÀI CÂY

27.880,1

27.879,1

11.641,9

12.609,9

3.627,3

1. Rừng gỗ

27.872,6

27.871,6

11.641,9

12.602,4

3.627,3

2. Rừng tre nứa


-

-

-

-

-

3. Rừng hỗn giao gỗ 7,5
và tre nứa

7,5

-

7,5

-

4. Rừng cau dừa

-

-

-


-

-

15


IV. RỪNG GỖ 27.872,6
PHÂN THEO TRỮ
LƯỢNG

27.871,6

11.641,9

12.602,4

3.627,3

1. Rừng giàu

655,9

655,9

603,0

52,9

-


2. Rừng trung bình

11.394,0

11.394,0

7.636,3

3.377,9

379,9

3. Rừng nghèo

9.166,4

9.166,4

2.789,1

4.680,4

1.696,8

4. Rừng nghèo kiệt

4.968,8

4.968,4


481,1

3.346,9

1.140,5

5. Rừng chưa có trữ 1.687,6
lượng

1.686,9

132,5

1.144,3

410,1

Nguồn: Thống kê của bộ NN & PTNT huyện Cẩm Xuyên, tháng 06/ 2013
Địa hình đồi núi chiếm 3/5 tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện với 37.700
ha; Trong đó , 30.006,34 ha đất giành cho lâm nghiệp. Đất đai lâm nghiệp phân bố
khắp 20 xã, thị trấn trong tồn huyện. Năm 2009, diện tích rừng của huyện có
khoảng 19.450,82 ha, chiếm gần 30% diện tích tự nhiên. Năm 2013, huyện Cẩm
Xun có gần 33.578,4 ha diện tích có rừng, trong đó có 33.577,4 ha rừng trong quy
hoạch,gần 11.956,5 ha rừng đặc dụng chiếm 35,6%,rừng phòng hộ là 14.393,8 ha
chiếm 48,2% và 7.227,1 ha rừng sản xuất chiếm 21,5%.
Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích các loại rừng của huyện Cẩm Xuyên
Đơn vị: %
Phân loại rừng


Diện tích (%)

Rừng đặc dụng

35,6 %

Rừng phòng hộ

48,2 %

Rừng sản xuất

21,5%

Nguồn: Thống kê của bộ NN & PTNT huyện Cẩm Xuyên, tháng 06/ 2013

16


Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại rừng của huyện Cẩm Xuyên năm
2013
Trong tổng số 33.578,4 ha diện tích có rừng, rừng tự nhiên là 19.949,4 ha,
chiếm 59,4%, và được chia thành: rừng đặc dụng 11.223,8 ha, rừng phòng hộ
7.709,0 ha, rừng sản xuất 1.015,7 ha. Rừng trồng là 7.930,6 hachiếm 23,6%, trong
đó rừng đặc dụng 418,1 ha, rừng phòng hộ 4.900,9 ha, rừng sản xuất 2.611,6 ha.
Huyện Cẩm Xuyên với 27 xã, tuy nhiênviệc trồng rừng tập trung ở một số xã
như: Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh, Cẩm Quan, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc...

Bảng 2.3: Diện tích rừng ở các xã huyện Cẩm Xuyên
Đơn vị : ha

STT



Tổng

Rừng đặc

Rừng phòng

Rừng sản

dụng

hộ

xuất

1

Cẩm Mỹ

12.906,78

8.003,06

3.598,80

1.304,92


2

Cẩm Thịnh

6.252,10

3.096,49

1.557,84

1.597,77

3

Cẩm Quan

4.019,59

0,00

2.216,04

1.803,55

17


4

Cẩm Sơn


3.385,8

856.97

1.962,12

566,70

5

Cẩm Lạc

2.257,34

0,00

1.699,91

557,43

6

Cẩm Minh

1.303,6

0,00

1.127,01


176,58

7

Cẩm Lĩnh

928,28

0,00

815,27

113,01

8

Cẩm Thạch

700,80

0,00

700,80

0,00

9

Cẩm Hưng


458,61

0,00

192,83

265,78

10

Cẩm Hòa

438,13

0,00

55,86

382,27

11

Cẩm Hưng

406,51

0,00

303,08


103,43

12

Cẩm Duệ

188,28

0,00

0,00

188,28

13

T.T ThiênCẩm

170,01

0,00

43,03

126,98

14

Cẩm Lộc


68,40

0,00

58,56

9,84

15

Cẩm Nhượng

34,24

0,00

34,24

0,00

16

Cẩm Trung

30,53

0,00

0,00


30,53

17

Cẩm Hà

26,80

0,00

26,80

0,00

18

Cẩm Phúc

1,59

0,00

1,59

0,00

Nguồn : Thống kê của Phòng NN & PTNT huyện Cẩm Xuyên năm 2013.
Trong 18 xã có rừng, Cẩm Mỹ là xã đứng đầu với 12.906,78 ha, trong đó diện
tích rừng đặc dụng là 8.003,06 ha, chiếm 62%, rừng phòng hộ là 3.598,80 ha, chiếm

27,8%, rừng sản xuất là 1.304,92 ha, chiếm 10,1%; xã Cẩm Thịnh với 6.252,10 ha,
trong đó diện tích rừng đặc dụng là 3.096,49 ha, chiếm 49,5%, rừng phòng hộ là
1.557,84 ha, chiếm 24,9% , rừng sản xuất 1.597,77 ha, chiếm 25,5% .

18


×