Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.97 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Phạm Thị Thu Hương

Người thực hiện


NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

Đà Nẵng, tháng 05/2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Thu Hương. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội
dung khoa học của khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Ngân


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến
cô giáo Phạm Thị Thu Hương - người đã nhiệt tình, chu đáo
hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này. Tơi xin cảm ơn
các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè
và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận
này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp chân thành của thầy cơ, bạn bè để đề tài được
hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
5. Bố cục đề tài .................................................................................................. 6
Chương 1. DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGƯỜI KỂ CHUYỆN ................................... 8
1.1. Về khái niệm diễn ngôn truyện kể ............................................................. 8
1.2. Người kể chuyện dị sự – chủ thể chính của diễn ngơn truyện kể trong Nỗi
buồn chiến tranh.............................................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm người kể chuyện dị sự ......................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm của người kể chuyện dị sự trong Nỗi buồn chiến tranh ....... 11
1.2.2.1. Mối liên hệ với nhân vật Kiên và tác giả hàm ẩn .............................. 11
1.2.2.2. Mối liên quan với người kể chuyện xưng “tôi” ở cuối tác phẩm ...... 14
1.2.2.3. Sự phức hợp ngôi kể - diễn ngơn mang tính tự thuật và diễn ngôn
trong diễn ngôn................................................................................................ 16
1.3. Người kể chuyện lưỡng phân và tính nước đơi của diễn ngơn ................ 19
1.3.1. Giọng điệu đáng tin cậy và không đáng tin cậy .................................... 20
1.3.2. Giọng điệu triết lí chiêm nghiệm và triết lí uy quyền ........................... 23
1.3.3. Giọng điệu tỉnh táo và điên loạn ........................................................... 25
Chương 2. DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT .. 27
2.1. Tổ chức điểm nhìn về chủ đề chiến tranh- tình u- hịa bình ................ 27
2.1.1. Diễn ngơn phối kết điểm nhìn về cuộc chiến tranh .............................. 28



2.1.2. Diễn ngơn phối kết điểm nhìn về chủ đề chiến tranh- tình u ............ 32
2.1.3. Diễn ngơn phối kết điểm nhìn về chủ đề chiến tranh - hịa bình .......... 35
2.2. Tổ chức điểm nhìn về tấn bi kịch của con người trong và sau chiến tranh .... 38
2.2.1. Diễn ngôn về nhân vật bị “chấn thương” .............................................. 38
2.2.2. Diễn ngôn về nhân vật bị biến dạng cả nhân hình lẫn nhân tính .......... 41
2.2.3. Diễn ngơn về nhân vật “lạc thời” .......................................................... 44
Chương 3. DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TỔ CHỨC KHƠNG -THỜI GIAN
TRẦN THUẬT .............................................................................................. 47
3.1. Diễn ngơn với việc tổ chức thời gian trần thuật trong tiểu thuyết ........... 47
3.1.1. Về niên biểu thời gian của tiểu thuyết .................................................. 48
3.1.2. Sự sai trật tự thời gian trong tiểu thuyết ............................................... 49
3.2. Diễn ngôn miêu tả và các lớp không gian trần thuật trong tiểu thuyết .... 53
3.2.1. Không gian lịch sử - sự kiện ................................................................. 54
3.2.2. Không gian tâm lý ................................................................................. 56
3.2.3. Tổ chức không gian trần thuật trong tiểu thuyết ................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thời gian là vị giám khảo cơng tâm nhất, có những đánh giá cơng bằng
nhất, chính xác nhất cho các tác phẩm nghệ thuật. Trải qua sự thẩm định của
thời gian, có nhiều tác phẩm khơng cịn giá trị như lúc nó chào đời mà trở
thành lạc hậu và bị trả về quá vãng nhưng cũng có những tác phẩm vượt qua

được thử thách khắc nghiệt và đồng hành cùng với thời gian. Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh là một ví dụ điển hình. Tác phẩm có một số phận lắm bấp
bênh, được chào đón nồng nhiệt khi mới chào đời rồi bị phê phán ngay sau
đó. Và đến bây giờ, giá trị của nó đã được khẳng định thêm lần nữa với những
giải thưởng trong nước cũng như quốc tế.
Nỗi buồn chiến tranh, đúng như tên gọi, là cuốn sách viết về chiến
tranh từ cái nhìn của một người - người lính bước ra từ cuộc chiến với một
tâm hồn tổn thương sâu sắc. Thiên truyện không chỉ là những nếm trải, suy tư,
nghiền ngẫm mà còn phơi bày, phanh phui trần trụi bộ mặt của chiến tranh và
đặc biệt là đã phục dựng lại hình ảnh những mảnh đời buồn đau nhưng vinh
quang của cả một lớp người trong trận mạc. Khơng những thế, Nỗi buồn chiến
tranh cịn được chú ý bởi những cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết. Lối
viết dòng ý thức, kĩ thuật tự sự phân mảnh, sự phối kết hệ điểm nhìn tạo tính
đa thanh… Tất cả gợi âm hưởng của phong cách văn xuôi hậu hiện đại.
Nhận thấy chiều sâu nhân bản của các lớp diễn ngơn truyện kể trong
tiểu thuyết, với đề tài khóa luận của mình, chúng tơi sẽ tiếp cận tác phẩm dưới
ánh sáng của lí thuyết thi pháp học và tự sự học ở bình diện Diễn ngơn truyện
kể trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; nhằm đem lại cái
nhìn đa chiều hơn trong việc đánh giá một tác phẩm văn chương hiện đại rất
giàu giá trị.


2

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tình hình nghiên cứu diễn ngôn truyện kể ở Việt Nam
Diễn ngôn (discourse) là khái niệm được sử dụng ngày càng phổ biến
trong nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, nghiên cứu văn học, văn hóa, xã hội…
Với sự phát triển của lý thuyết Thi pháp học, Tự sự học; vấn đề diễn ngôn
truyện kể (narrative discourse) hiện nay đã khơng cịn mới mẻ lắm trong giới

phê bình nghiên cứu văn học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên,
cho đến thời điểm này, ở nước ta vẫn chưa có cơng trình chun biệt nghiên
cứu về lý thuyết Diễn ngôn truyện kể, sự dịch thuật các tài liệu của nước
ngồi cũng cịn khá nhiều hạn chế.
Trong cuốn Tự sự học tập 1 và tập 2 do Trần Đình Sử chủ biên, có một
số bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.
Hay cơng trình Lí luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX có hai bài dịch của
tác giả Phong Tuyết về vấn đề Ngơi và Trình tự từ ngun bản tiếng Pháp của
Genette. Tác giả Đào Duy Hiệp trong cuốn Phê bình văn học từ lý thuyết hiện
đại một cách gián tiếp thông qua phân tích những tác phẩm văn học cụ thể đã
khái quát một số vấn đề lý thuyết của Genette. Trong cuốn Những vấn đề lý
luận văn học Phương Tây hiện đại - tự sự học kinh điển, Trần Huyền Sâm đã
đề cập đến “kết cấu truyện kể” trên cơ sở lý thuyết của Genette.
Đó là về mặt lí thuyết. Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu tác phẩm
văn học cụ thể, rất nhiều nhà nghiên cứu vẫn áp dụng các lý thuyết diễn ngôn
khác nhau để khám phá văn bản tự sự không chỉ trên mặt kỹ thuật hay kết cấu
mà còn mở rộng ra ở chiều sâu văn hóa, xã hội.
2.2. Về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
Nỗi buồn chiến tranh là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất
của văn học Việt Nam thế kỉ XX, vậy nên, đã có khá nhiều cơng trình nghiên
cứu tác phẩm ở nhiều góc độ khác nhau.


3

Trong cuốn Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, tác giả Đào Duy
Hiệp đã có bài viết về Thời gian trong Thân phận của tình u. Trong đó làm
rõ các lớp thời gian trong tác phẩm: “Thân phận của tình u có thời gian cốt
truyện khoảng trên dưới 25 năm. Trong trục thời gian đó, niên biểu đã trình
bày những biến cố lớn về: tình yêu thuở học trò; chiến tranh; những cuộc

chiến đấu; những hi sinh, mất mát; đi thu lượm xác đồng đội; gặp lại Phương;
đời sống thành phố; cuốn tiểu thuyết đang hình thành dần; Phương ra đi; viết
văn; đời sống thường nhật; những con người xung quanh…” . Đào Duy Hiệp
đã khảo sát và vẽ sơ đồ minh họa để chứng minh sự đan chéo, đảo lộn trật tự
thời gian: “Với lối kể chuyện đan xen liên tục hiện tại - quá khứ - hiện tại; quá
khứ gần, quá khứ xa; hiện tại chập chờn, đầy bất trắc, mộng mị; nỗi ám ảnh
thường trực về những ngày trên chiến trường; chất thơ của tình yêu và hiện
thực máu lửa của chiến tranh hòa trộn vào nhau giống như mơ hay đúng ra là
người mơ mở mắt”. [2, tr.289].
Hay bài Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 của
Nguyễn Bích Thu nhấn mạnh: “Bảo Ninh đã xây dựng cốt truyện theo dòng
tâm trạng của nhân vật, bao gồm cả ý thức lẫn vô thức sáng tạo dựa trên trực
giác, linh cảm để ngòi bút phiêu lưu trong thế giới tâm linh của con người”.
Tác giả nêu rõ nhân vật trong tiểu thuyết là “những con người với trăm ngàn
mảnh đời khác nhau đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn” và
“Tiểu thuyết đã không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể là
một lĩnh vực rất riêng của mỗi cá nhân”, đồng thời “sử dụng mô típ giấc mơ,
giấc chiêm bao như một ngơn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô
thức của con người” [16,tr. 228] .
Bên cạnh đó, Nguyễn Phong Nam có bài viết Chiến tranh và nỗi buồn
trong Thân phận của tình u in trong cuốn Dấu tích văn nhân đã không đồng
ý với những ý kiến xem đây là “cuốn tiểu thuyết có cấu trúc chặt chẽ, trình tự


4

lớp lang rành mạch (…). Ở đây tất cả mọi sự kiện, mọi tình tiết điều bị cố ý
làm cho lộn xộn, tách biệt, rời rạc, vơ lí. Đang nói chuyện này, tác giả bỏ phứt
đấy, nhảy phắt sang chuyện khác, bỗng nhiên quay về từ đầu”[11,tr.151]. Như
vậy tác giả bài viết đã đề cập đến vấn đề đứt gãy mạch tự sự trong tác phẩm.

Nguyễn Đăng Điệp cũng có bài viết Kỹ thuật dòng ý thức qua nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh, trong đó khẳng định: “Phải đến Nỗi buồn chiến
tranh thì kỹ thuật dịng ý thức mới được vận dụng một cách triệt để, trở thành
nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu của tác phẩm. Trong ý
thức nhân vật, cùng lúc xuất hiện nhiều loại kí ức, có sự chen lấn của nhiều
tiếng nói, có sự tham gia của nhiều bức tranh đồng hiện. Bởi thế, khi tiếp xúc
với Nỗi buồn chiến tranh ta như chạm vào, nhập vào dòng ý thức của nhân
vật, xem trộm những bí mật của anh ta. Các scene trong Nỗi buồn chiến tranh
được xây dựng theo lối lắp ghép khá hiện đại” [1,tr.399].
Cùng góc nhìn giống Đào Duy Hiệp, tác giả Nguyễn Thái Hịa trong
cơng trình Những vấn đề thi pháp của truyện lại nhấn mạnh cách xử lý thời
gian trong truyện của Bảo Ninh. Nguyễn Thái Hòa đã viết: “Phong phú và
dày dặn hơn là cách kể, cách xử lý thời gian của Bảo Ninh trong thân phận
tình yêu. Cả quãng đời thơ ấu, đi học, trước chiến tranh, sau chiến tranh của
nhân vật Kiên không phải liên tục, đều đặn mà lầm giở theo hồi ức”
[4,tr.143], sự xê dịch trong thân phận tình yêu mới thật là một thách thức đối
với người đọc. Nó khơng có dấu hiệu báo trước và chẳng biết kết thúc khi
nào” [4,tr.131].
Bằng một cái nhìn mới mẻ về mối quan hệ con người và lịch sử, về sự
phản chiếu lịch sử trong cái nhìn và suy nghiệm của cá nhân, Phạm Xuân
Thạch đã có bài viết Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp. Theo tác giả, điều đáng
nói nhất ở tiểu thuyết là lối viết mới mẻ khơng giống với lối viết trước đó:


5

“tồn bộ thiên truyện được xây dựng trên một tình huống giả định về một tự
sự hai lần hư cấu”. “Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết hướng nội và chủ
quan hóa triệt để. Những xung đột và những vận động cơ bản của tiểu thuyết
đều diễn ra trong thế giới nội tâm của nhân vật”[14,tr.240]. Tác giả rất chú ý

đến thế giới nhân vật trong tác phẩm: những con người “yếu đuối và lạc lồi”,
“khơng thể hịa nhập vào đời sống và thời đại hiện tại”, “họ như cái bóng hắt
hiu của quá khứ giữa thời hiện đại”[14,tr.248].
Hay tác giả Nguyễn Thị Mai Liên có bài viết Hình tượng con người nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu thuyết Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn
chiến tranh. Tác giả đã đối chiếu những nét tương đồng trong hai tác phẩm đó
là sự dị dạng về nhân hình của con trai Điểu, của những người đồng đội Kiên.
Hay sự tha hóa về nhân tính, nhân tình của nhân vật Điểu, của Kiên và những
người đồng đội của anh. Suy cho cùng thì họ điều có những ước mơ, khắc
khoải về một xứ sở bình n nhưng khơng trốn chạy thực tại.
Ngoài ra trong các trường đại học hiện nay có khá nhiều luận văn luận
án nghiên cứu Nỗi buồn chiến tranh ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Những bài viết, cơng trình, luận văn, luận án trên đây đều có giá trị
khoa học và thực tiễn lớn, đặc biệt có giá trị tham khảo đối với đề tài khóa
luận của chúng tôi. Tuy nhiên, những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đề cập
cịn mang tính chất chung chung, chưa có cơng trình, tác phẩm nào đề cập
một cách tồn diện, hệ thống về Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng đến đó là Diễn ngơn truyện kể
trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, chủ yếu theo quan niệm của Genette
và một số nhà Tự sự học kinh điển khác.


6

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh do nhà xuất bản trẻ Hà Nội ấn hành năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Chúng tôi đã tiến hành chia nhỏ đối tượng ra thành nhiều vấn đề nhỏ để
khám phá, mổ xẻ và sau đó tổng hợp lại thành một hệ thống. Đây là phương
pháp mang lại hiệu quả cao cho tồn bài khóa luận của chúng tôi.
4.2. Phương pháp hệ thống cấu trúc
Những vấn đề liên quan đến đề tài chúng tôi cấu trúc thành một chỉnh
thể nhất định. Chúng tôi tiến hành giải mã tác phẩm theo hệ thống trên cơ sở
lý thuyết Diễn ngôn truyện kể.
4.3. Phương pháp thống kê
Từ những bài viết, cơng trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
chúng tôi thống kê, tham khảo một số ý kiến từ những cơng trình nghiên cứu
đó để làm tư liệu cho bài viết của mình.
4.4. Phương pháp so sánh đồng đại - lịch đại
Nghiên cứu, phân tích tác phẩm trong mối tương quan hoàn cảnh xã
hội trong thời điểm quá khứ, hiện tại và tương lai.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận và Tài Liệu Tham Khảo, phần Nội dung
gồm có 3 chương:
Chương 1: Diễn ngơn truyện kể trong Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ phương
diện người kể chuyện


7

Chương 2: Diễn ngôn truyện kể trong Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ phương
diện tổ chức điểm nhìn trần thuật
Chương 3: Diễn ngôn truyện kể trong Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ phương
diện tổ chức khơng - thời gian trần thuật



8

Chương 1
DIỄN NGƠN TRUYỆN KỂ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGƯỜI KỂ CHUYỆN

1.1. Về khái niệm diễn ngôn truyện kể
Diễn ngôn truyện kể (narrative discourse) là vấn đề khá phức tạp trong
nghiên cứu văn học theo hướng Tự sự học. Bởi bản thân diễn ngôn
(discourse) là một khái niệm vẫn đang được bàn cãi trong các ngành ngơn
ngữ, văn học, văn hóa, xã hội…
Diễn ngơn là một thuật ngữ bắt nguồn từ ngành nghiên cứu ngôn ngữ.
Hiện nay đang có ít nhất năm nhóm quan niệm về diễn ngôn trong ngôn ngữ
học, tất cả xoay quanh cách trả lời khác nhau cho câu hỏi: diễn ngơn
(discourse) có đồng nhất với văn bản (text) hay không. Ở đây, chúng tôi chỉ
xin tập trung đề xuất khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn truyện kể của trường
phái Tự sự học kinh điển mà chủ soái là nhà nghiên cứu người Pháp Gerald
Genette. Đây là quan điểm mà chúng tôi sẽ sử dụng như là cơ sở lí luận cho
việc triển khai nghiên cứu diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh.
Diễn ngôn truyện kể là một trong những vấn đề cơ bản của Tự sự học.
Đây là khái niệm do Genette đề xuất, trong cơng trình nghiên cứu Diễn ngôn
truyện kể (Discours du rescit / Narrative Discourse) của ơng. Về khái niệm
diễn ngơn, Genette quan niệm nó đồng nhất với khái niệm văn bản tự sự /
truyện kể. Genette viết rằng: “truyện kể đối với tôi chỉ là một hình thức của
diễn ngơn”, “truyện kể là một diễn ngôn”. Truyện kể / diễn ngôn này được
Genette khảo sát ở các bình diện ngơi kể, người kể, vai kể, trật tự và tình
huống trần thuật, thức giọng tiêu cự hóa, diễn ngơn của người kể và ngơn ngữ



9

của các nhân vật… Diễn ngôn làm nên truyện kể, khơng có tác phẩm nào mà
khơng được kiến tạo bởi diễn ngôn.
Các đại biểu chủ chốt của Tự sự học học chủ trương mô tả các quan hệ
qua lại giữa các diễn ngôn khác nhau trong văn bản, bao gồm: diễn ngôn của
văn bản và diễn ngôn của các nhân vật, diễn ngôn về diễn ngôn (diễn ngôn
của tôi về diễn ngôn của tôi, diễn ngôn của tôi về diễn ngơn của nó, diễn ngơn
của nó về diễn ngơn của tơi), diễn ngơn trong diễn ngơn (của mình hoặc của
người khác). Quan niệm diễn ngơn ở đây có ý nghĩa tương đương với tồn bộ
hoạt động lời nói của một chủ thể.
Có thể nói, Tự sự học dùng khái niệm câu chuyện (story) để chỉ cấp độ
nội dung, còn tên gọi diễn ngơn được họ sử dụng để chỉ hình thức hay cấu
trúc bề mặt của một sản phẩm tự sự, bao gồm các yếu tố văn bản, tác giả, độc
giả, vai, người kể, điểm nhìn, giọng, thức kể chuyện... Các nhà tự sự học quan
niệm văn học có bản chất giao tiếp. Sự giao tiếp văn học được tiến hành trên
cơ sở một chuỗi giao tiếp gồm người gửi, người nhận, thơng báo, sự mã hố
các kí hiệu và hệ thống chế ước của việc sử dụng các kí hiệu. Các nhà tự sự
học chủ trương phân tích diễn ngôn giao tiếp. Đối với họ, mỗi văn bản trần
thuật thống hợp trong mình nó diễn ngơn của người trần thuật với diễn ngôn
của các vai; và mỗi diễn ngôn đó lại có thể phân chia thành các đơn vị nhỏ
hơn.
Như vậy, diễn ngôn trong văn bản tự sự bao gồm hai thành phần chính
là diễn ngơn của người kể chuyện (narrator’s discourse) và diễn ngôn của
nhân vật (character’s discourse). Diễn ngôn của người kể chuyện bao gồm tất
cả “những phát biểu trần thuật” kể “câu chuyện (không bằng lời) về các sự
kiện”, cũng là sự trình bày, đánh giá hoặc diễn giải của người kể chuyện…
Cịn diễn ngơn nhân vật là sự “kể lại các sự kiện bằng lời”. Theo Dolezel,

“mỗi văn bản truyện kể là một sự kết hợp luân phiên của diễn ngôn người kể


10

chuyện và diễn ngơn nhân vật”. Trong đó, thường diễn ngôn người kể chuyện
là kiểu diễn ngôn thống trị trong văn bản tự sự. Diễn ngôn của nhân vật, thông
thường, đã được lọc qua diễn ngôn của người kể chuyện, bị hàm chứa trong
diễn ngôn của người kể chuyện, cho dù đó là lời được trích dẫn trực tiếp hay
lời gián tiếp tự do.
1.2. Người kể chuyện dị sự – chủ thể chính của diễn ngơn truyện kể trong
Nỗi buồn chiến tranh
1.2.1. Khái niệm người kể chuyện dị sự
Genette định nghĩa: “một người kể chuyện là người nói (speaker) hoặc
là giọng nói (voice) của diễn ngơn truyện kể. Anh ta/cơ ta là tác nhân thiết lập
mối liên hệ tiếp xúc với người nhận/người nghe chuyện (narratee); là người
xử lý cách trình bày, người quyết định nói cái gì và nói như thế nào (đặc biệt
là từ điểm nhìn nào, và cái gì kế tiếp) và cái gì bị lược bỏ đi. Nếu cần, người
kể chuyện sẽ bảo vệ khả năng kể được của câu chuyện và bình luận về bài
học, mục đích, thơng điệp của nó”.
Có nhiều cách phân loại người kể chuyện. Theo Genette, sự phụ thuộc
của người kể chuyện vào câu chuyện được kể hay cái thế giới mà anh ta kể
làm xuất hiện lại hình thái người kể chuyện là người kể chuyện đồng sự và
người kể chuyện dị sự.
Người kể chuyện đồng sự (homodiegetic narrator) là người kể chuyện ở
ngôi thứ nhất thường xưng tôi hoặc chúng tơi, là một nhân vật chính tham gia
vào câu chuyện được kể. Tiền tố “homo” nghĩa là người kể chuyện cũng là
một nhân vật trong cấp độ hành động. Còn người kể chuyện dị sự
(heterodiegetic narrator) là người kể chuyện ngôi thứ ba, anh ta không hiện
diện với tư cách là nhân vật trong câu chuyện anh ta kể, ngay cả khi anh ta có

len lỏi vào đó bằng cách tựa vào điểm nhìn nhân vật. Tiền tố “hetero” ám chỉ
sự khác nhau tự nhiên giữa thế giới người kể chuyện và thế giới hành động.


11

1.2.2. Đặc điểm của người kể chuyện dị sự trong Nỗi buồn chiến tranh
Tìm hiểu chủ thể phát ngơn trong văn bản tự sự là phương tiện quan
trọng để hiểu được các tầng ý nghĩa văn hóa, xã hội nằm dưới các lớp diễn
ngôn chủ thể ấy tạo ra. Trong Nỗi buồn chiến tranh, chủ thể chính của diễn
ngơn truyện kể chính là người kể chuyện ngơi thứ ba, tuy vẫn có những đoạn
thoại của nhân vật, hay có sự xuất hiện của người kể chuyện ngôi thứ nhất
vào đoạn cuối tác phẩm, biến tồn bộ diễn ngơn của người kể chuyện ngôi thứ
ba này thành diễn ngôn trong diễn ngôn.
Xét về đặc điểm của người kể chuyện trong Nỗi buồn chiến tranh, thì
đây là kiểu người kể chuyện đứng ở ngơi thứ ba từ bên ngồi nhìn vào câu
chuyện, tuy nhiên anh ta lại tựa điểm nhìn vào một nhân vật để kể hầu khắp
chiều dài thiên tiểu thuyết. Giọng kể và phát ngơn của người kể chuyện, vì
vậy, nhập nhằng khó phân định ranh giới với giọng và phát ngơn nhân vật.
Chọn Kiên, một người lính, một người trong cuộc làm nhân vật trung tâm tác
phẩm, Bảo Ninh đã mở ra nhiều trường diện để người đọc có dịp đối mặt với
hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh. Kiên vừa là nhân vật chính, vừa là
điểm tựa để trần thuật trong tác phẩm. Tính chất tự sự và tự truyện này đã
giúp Bảo Ninh thể hiện một cách mới mẻ quan điểm nghệ thuật của mình
bằng lối kể rất riêng.
1.2.2.1. Mối liên hệ với nhân vật Kiên và tác giả hàm ẩn
Dựa trên sự gần gũi của người kể chuyện giấu mặt với nhân vật Kiên, và
những tương đồng trong cuộc đời Kiên với tác giả, chúng ta có thể đưa ra
đốn định về mối quan hệ giữa người kể chuyện với tác giả hàm ẩn - hình
thức hiện diện của tác giả trong văn bản tác phẩm, từ đó nhận ra ai là người

thực sự đứng sau các lớp diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh.


12

Bản thân tác giả Bảo Ninh cũng là một người lính. Ơng vào bộ đội
năm 1969. Thời chiến tranh, ơng chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại
tiểu đoàn 5, trung đồn 24, sư đồn 10. Năm 1975, ơng giải ngũ. Vừa là nhà
văn, đồng thời là người lính nên Bảo Ninh có cách nhìn về cuộc chiến như
một người trong cuộc. Điều đó giải thích được tại sao người kể chuyện khơng
kể và Kiên khơng nhìn chiến tranh bằng những tấm huân chương, những bản
anh hùng ca... mà với tất cả sự tàn khốc, sự bi thảm, sự ghê rợn... Tất cả
những gì khốc liệt nhất, đau thương, tăm tối nhất của chiến tranh đều được
phơi bày một cách trần trụi trên trang giấy. Chấn thương chiến tranh đã khiến
tác giả phải viết về nó như trả một món nợ, phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi
ức về quá khứ. Trong tâm khảm của nhà văn - người lính, hình ảnh chiến
tranh vẫn là một thứ gì đó ln ám ảnh, giằng xé giữa những gì được mất
trong cuộc đời. Với họ, chiến tranh như một vết thương đang rỉ máu, đau
nhói. Và Bảo Ninh viết Nỗi buồn chiến tranh như một sự tri ân với cuộc đời,
như lời hoài niệm về chiến trường đau khổ.
Nỗi buồn chiến tranh được kể từ ngôi thứ ba về câu chuyện của nhân
vật Kiên - một người lính. Kiên là một người lính từ Hà Nội vào chiến đấu tận
Bắc Tây Nguyên từ 1965, và vào năm 1975, trận đánh cuối cùng của anh diễn
ra tại Sài Gòn - Gia Định, khu vực Lăng Cha Cả và phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau đó, Kiên xuất ngũ, về sống tại một căn hộ do thân sinh để lại, tại Hà Nội,
với đời sống độc thân, do một vết thương quái ác trong chiến tranh, khiến anh
không thể cưới vợ, lập gia đình riêng. Và “hội chứng sau chiến tranh” thực sự
bùng phát ngấm ngầm mà dữ dội ở nhân vật này, hẳn vào những năm 80,
khoảng mươi năm sau Ngày Thống nhất. Trong Kiên luôn luôn sống dậy

những ám ảnh quá khứ, cùng những ấn tượng mới trong những chuyến đi thu
nhặt hài cốt tử sĩ trên chiến trường xưa, và những ám ảnh ấy, ấn tượng ấy, cịn
gồm cả tình yêu thơ mộng, ngọt ngào nhưng cũng rất bất hạnh trước khi nhập


13

ngũ, cũng không thiếu vắng những con người, cảnh huống thơ bạo, dung tục,
cùng những chết chóc, chém giết tàn bạo, huỷ diệt khủng khiếp của chiến
tranh từ hai phía, phía anh cùng đồng đội và phía địch, Mỹ - nguỵ. Xáo lên để
trộn vào đó là những gì thuộc về thì hiện tại của anh, một “nhà văn cấp
phường” trong khu nhà tập thể thân quen, với Phương, người yêu cũ, với cô
gái câm mới dọn đến, với những đồng đội cũ và với cả Hà Nội đang “bung
ra”, ấy là thời gian hậu chiến anh đang trải qua nhiều đêm thức trắng để viết
lại ám ảnh, ấn tượng đó. Khơng phải một chiều, “hiện thực phải đạo”, khơng
phải “một nửa sự thật”, Kiên muốn viết cả mặt trái lẫn mặt phải của cuộc
chiến, về anh lính giải phóng quân, về lính đối phương...
Như vậy, giữa tác giả Bảo Ninh và nhân vật của anh có nhiều tương
đồng đến bất thường. Như Kiên, anh rời Hà Nội, thành phố quê hương, vào
bộ đội khi còn rất trẻ. Như Kiên, anh đến với văn học sau khi rời quân ngũ.
Như Kiên, anh viết cuốn tiểu thuyết đầu tay kể lại đời mình, ở tuổi tứ tuần,
sau khi đã có nhiều truyện ngắn được nuôi dưỡng bằng ký ức chiến tranh của
chính anh. Tương tự, giữa Nỗi buồn chiến tranh và “tiểu thuyết” của Kiên,
một tác phẩm thật và một tác phẩm ảo, trùng lặp nhiều đến đáng nghi. Cả hai
đều miêu tả cuộc chiến qua cái nhìn của một người lính miền Bắc. Về mặt
hình thức, chúng đều “thiếu bố cục”, “thiếu mạch lạc” trong thời gian và
không gian. Cả hai đều được mở ra với sự kiện nhân vật chính, ngay sau ngày
hồ bình, đi tìm hài cốt của đồng đội đã chết trận, trước khi lạc vào mê lộ của
kỷ niệm. Kiên cũng như Bảo Ninh đều viết với một niềm say mê.
Từ những luận cứ nêu trên, hẳn người đọc có cơ sở vững chắc để nhận

định: “Kiên chính là Bảo Ninh”. Tiểu thuyết trần thuật từ ngôi thứ ba mà tất
cả diễn ngôn như trở thành một lời tự thuật từ ngôi thứ nhất. Diễn ngôn truyện
kể vì thế, trở thành một khúc bi ca về lịch sử và vận mệnh con người với sự
giằng xé phân vân của những cảm xúc rất đời.


14

1.2.2.2. Mối liên quan với người kể chuyện xưng “tôi” ở cuối tác phẩm
Từ đầu đến cuối tác phẩm, rất nhiều câu chuyện về chiến tranh được
người kể chuyện giấu mặt kể lại thơng qua những dịng hồi ức đứt quãng của
nhân vật Kiên. Dọc suốt chiều dài thiên truyện là những câu chuyện đầy ám
ảnh về những ngày tháng chiến đấu gian khổ của Kiên cùng đồng đội. Cảnh
chết chóc, cảnh đói rét: “... Mùa thu não nề, lê thê, ê ẩm... khổ sở vì đói, vì sốt
rét triền miên, thối hết máu, vì quần áo bục nát tả tơi và những lở loét khắp
người như phong hủi, cả trung đồn chẳng cịn ai ra hồn. Mặt mày ai nấy như
lên rêu, ủ dột, yếm thế, đời sống mục ra”[12,tr,16]... Rồi: “bệnh đào ngũ tràn
lan khắp trung đội, chẳng khác nào những cơn ói mửa, khơng thể chắn giữ,
ngăn bắt nổi...”[12,tr.22]. Sự tăm tối của chiến tranh còn được khắc đậm thêm
ở sự huyền bí, man rợ của núi rừng. Núi rừng hoang vắng, huyền bí như đồng
lõa với cuộc chiến tàn khốc... Đa số các câu chuyện đều nương theo điểm
nhìn của nhân vật Kiên.
Tuy nhiên ở chương cuối của tác phẩm ta thấy bất ngờ với sự có mặt
của người kể chuyện xưng tơi. Bảo Ninh viết hẳn một phần cuối, nhằm xác
định rằng suốt cả cuốn tiểu thuyết gồm những dòng chữ từ tr. 5 đến tr. 276 là
hoàn toàn của nhân vật Kiên - một nhà văn phường ở khu phố của tác giả
sống, giờ đã bỏ đi đâu hoàn toàn biệt xứ. Tất cả đốn định về một lối diễn
ngơn tự thuật chỉ xuất phát từ phía bạn đọc, cịn đến lúc này, Bảo Ninh mới
thực sự xuất hiện. Nhà văn xưng “tôi” để nhận xét, phê phán một “nhà văn
của phường” có tên là Kiên, thậm chí dùng một đại từ ngơi thứ ba trung tính

hay hơi xem nhẹ một chút là “y”, để chỉ Kiên. Bảo Ninh còn thực sự “lên
gân”, “cao đạo” phê phán nhân vật Kiên đến mức quá đáng, có khía cạnh cố ý
sai bét, chẳng hạn như phần hồn của Kiên không bao giờ là ái nam ái nữ như
Bảo Ninh phê phán. Nhưng đồng thời, Bảo Ninh lại tỏ ra thơng cảm, có điểm
đồng tình, đồng cảm với “nhà văn phường”, đặc biệt là “nỗi buồn chiến tranh


15

mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt lên đau khổ”, chính
nhờ nỗi buồn chiến tranh mà những người lính quen tay chém giết sẽ trở nên
lương thiện, khơng cịn chai lì với bạo lực, trong cuộc sống hồ bình. Và Bảo
Ninh kết lại: “Đấy chắc chắn là điều mà tác giả thực sự của tác phẩm này
muốn nói”.
Như vậy, với sự xuất hiện của người kể chuyện đồng sự cùng lời tự
xưng anh ta chính là tác giả Bảo Ninh, nhà văn đã chọn đứng ngồi câu
chuyện và ơng khẳng định một điều chắc chắn rằng: “Tơi đã chép lại hầu như
tồn bộ theo đúng cái trình tự tình cờ tơi có được ấy, chỉ lược đi những trang
khơng thể đọc nổi vì mực bị phai, vì viết quá tháu, những trang rõ ràng là
trùng lặp, những mẩu thư từ nói những chuyện người thứ ba không thể hiểu
nổi hoặc những mẩu ghi chép linh tinh tối nghĩa. Khơng hề có một chữ nào là
của tôi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay vặn vặn như một người chơi Rubic vậy thôi”[12,tr.256]. Nhưng ngay sau đó Bảo Ninh lại mâu thuẫn với
chính lời khẳng định của mình vì “chép xong, đọc lại, tơi ngỡ ngàng nhận
thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những
cảnh ngộ của mình nữa”[12,tr.257].
Bảo Ninh đã khơng xác định rõ mình là người hồn tồn ngồi cuộc
hay là trong cuộc. Ở ơng có sự mập mờ, lưỡng lự. Sự mập mờ, lưỡng lự đó
phải chăng là do tác giả cố tình tránh né sự “đụng độ” với các quan điểm
truyền thống khi viết về cuộc chiến: cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại phải được
nhìn nhận từ cảm hứng ngợi ca?

Dẫu sao, nhờ sự xuất hiện ngắn ngủi và những diễn ngơn mang tính
tổng kết của nhân vật trần thuật xưng “tôi” này, người ta biết chắc một điều:
có một nhà văn phường tên Kiên, bản thảo của nhà văn phường này (gần như
toàn bộ văn bản Nỗi buồn chiến tranh) viết về cuộc đời một người lính tên
Kiên. Vậy, chưa bàn đến chuyện Bảo Ninh và nhà văn phường kia có quan hệ


16

gì, chúng ta có thể khẳng định tính chất tự thuật của diễn ngơn truyện kể. Nó
sẽ làm thay đổi rất nhiều bản chất của câu chuyện, và tầng ngầm ý thức, vô
thức nhân vật trong tiểu thuyết sẽ được khai mở dưới một góc nhìn khác hẳn.
Chiến tranh khơng phải được nhìn từ bên ngồi (đặc tính của truyện kể ngơi
thứ ba) mà được trình diễn chính xác từ bên trong, tận sâu những ám ảnh và
tổn thương kinh hoàng của một con người vừa là người làm nhân chứng lại
vừa là người trải nghiệm lịch sử cuộc chiến.
1.2.2.3. Sự phức hợp ngơi kể - diễn ngơn mang tính tự thuật và diễn ngôn
trong diễn ngôn
Sự phức hợp ngôi kể giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh có thể tóm tắt lại như sau:
Bậc trần Văn bản

Chủ thể chính của diễn Ngơi kể

thuật

ngơn

1


Tiểu

thuyết

Nỗi

buồn “Tơi” - người chỉnh lí câu Ngơi thứ

chiến tranh
2

chuyện của nhà văn phường nhất

Bản thảo của nhà văn Người kể chuyện giấu mặt - Ngôi thứ
phường tên Kiên được nhà văn phường (kể lại từ ba
“tơi” (Bảo Ninh) tìm thấy

3

điểm nhìn của Kiên)

Cuốn tiểu thuyết dang dở Nhân vật Kiên

Ngôi thứ

mà nhân vật Kiên dự định

nhất

viết

Với ba lớp văn bản như trên, ta có sơ đồ sự lồng ghép diễn ngôn của
người kể chuyện được thể hiện như sau:


17

Diễn ngôn của “tôi” – Bảo Ninh
Diễn ngôn của người kể chuyện dị sự - “nhà
văn phường”
Diễn ngôn của nhân vật Kiên

Lớp diễn ngôn chủ yếu của tiểu thuyết là lớp diễn ngôn của người kể
chuyện giấu mặt. Anh ta được “tơi” - Bảo Ninh khẳng định chính là nhân vật
Kiên. Kiên lại có nhiều điểm tương đồng với Bảo Ninh. Cho nên, dù Bảo
Ninh có lúc thể hiện mình không phải là Kiên, nhưng diễn ngôn trong tiểu
thuyết vẫn đậm đặc chất tự thuật. Vì tính chất lưỡng lự đó, có người đã gọi
Nỗi buồn chiến tranh là một cuốn tự truyện bất thành.
Điểm độc đáo của Nỗi buồn chiến tranh là câu chuyện được kể lại qua
từng dòng hồi ức của nhân vật chính. Qua những dịng hồi tưởng của Kiên,
người đọc như được cùng anh nhập cuộc vào chính cuộc chiến mà anh đã
tham gia và trực tiếp chứng kiến. Cuộc chiến của Kiên không phải là những
ánh hào quang mà chỉ là chết chóc kinh hồng. Xung quanh cuộc chiến là
khơng khí ảm đạm, ủ dột, ngột ngạt. Tác phẩm dẫn chúng ta lấn sâu vào thế
giới nội tâm của Kiên, khám phá với anh những bí mật tuổi thơ và tuổi trẻ mà
từ lâu anh muốn che dấu, thậm chí phủ nhận. Anh đã từng hờ hững với mẹ,
coi thường cha, ngờ vực tình yêu của ông với Phương, ghen tuông và thù hận
cô, anh cũng có những hoang tưởng nhục dục với thây người chết, cũng hèn
nhát trong chiến trận… Văn bản tự sự này, ngay từ mở đầu, đã được nhấn
mạnh rằng đó không chỉ là “tiểu thuyết đầu tay”, mà là một tác phẩm đặc biệt,
là “cuộc phiêu lưu cuối cùng trong cả cuộc đời làm lính của anh”[12,tr.48], là



18

“sự thách thức nghiêm trọng nhất đối với sự sinh tồn của anh không chỉ trên
tư cách là một người cầm bút”.
Đôi lần trong tác phẩm, chúng ta nhận thấy sự có mặt của người kể
chuyện ngơi thứ nhất: “nhưng tâm hồn tôi đã ngưng đọng ở những ngày tháng
ấy chứ không tài nào đổi đời như bản thân đời sống của tôi. Một cách trực
giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa
chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó rất xa rồi
vang lên trên hè phố lát đá [12,tr.43]… Ơi năm tháng của tơi, thời đại của tôi
thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi thương
tiếc và cay đắng ngậm ngùi”12,tr.44].
Khi xưng “tôi” để kể lại kinh nghiệm của đời mình, Kiên thuyết phục
hơn. Với người đọc, anh chính là người đã trải nghiệm và bây giờ làm chứng
cho những sự kiện bi thảm mà họ đang đọc. “Tôi” làm chúng ta rung động,
băn khoăn, day dứt, bởi sự đam mê, bởi nỗi đau, bởi thất vọng và niềm tin của
nó. “Tơi” đơi khi cịn được thay thế bằng “chúng tơi”: Kiên thay mặt đồng đội
mình, làm sứ giả cho cả một thế hệ tham chiến. Sự xuất hiện của “tơi” cũng
có thể hiểu như cách đánh dấu sự bừng tỉnh ý thức trong nhân vật. Thực thế,
dòng viết đang chuyển từ một kỹ thuật kể chuyện hết đỗi bình thường sang
một lời độc thoại dài, một lời ngỏ trực tiếp, đau thương, dữ dội, của nhân vật
với độc giả. Có thể nói, sự xuất hiện của người kể chuyện ngôi thứ nhất đã
mang cho tác phẩm thêm nhiều tầng nghĩa và nó góp phần làm thay đổi kĩ
thuật kể chuyện truyền thống sang một lối kể chuyện mới theo hướng hiện
đại. Người đọc cứ ngỡ đây không phải là câu chuyện do người thứ ba kể lại
mà chính là dịng tự bạch của nhân vật chính.
Sự nhập nhằng, đan xen giữa diễn ngôn của người kể chuyện ngôi thứ
nhất và ngôi thứ ba mang đến cho người đọc một cách nhận thức mới về

chiến tranh. Nếu chỉ là người kể chuyện ở ngôi thứ ba, mà đằng sau là tác giả


19

thì sự thật trần trụi về chiến tranh sẽ làm chúng ta hoang mang, hoài nghi về
sự thật - giả lẫn lộn. Trong khi đó người kể chuyện ngơi thứ nhất kể lại về
chính chuyện của mình, bằng trải nghiệm mà mình đã đi qua có vẻ sẽ thuyết
phục hơn. Chúng ta sẽ cảm thấy ray rứt, băn khoăn về niềm tin, về giá trị của
chiến tranh. Những đổ vỡ tinh thần, những đau đớn thót tim khiến chúng ta
buộc phải quay mình nhìn lại, sự thật chiến tranh chỉ là “máu tung xối, ồng
ộc, nhoe nhoét”[12,tr.6] hay “trên mặt nước lềnh bềnh sấp ngửa, xác muôn
thú cháy thui, trương sình trơi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị
mảnh pháo băm”12,tr.7]. Niềm tin về những hào quang chiến tranh bị trượt
ngã, con người lại mơ hồ với thực tại, với hịa bình mà họ đã từng mơ ước.
Thông qua diễn ngôn của Kiên, về Kiên, chúng ta hiểu được tâm trạng
của những người bước ra từ chiến tranh đang bơ vơ, lạc lõng giữa xã hội. Họ
loay hoay, mất phương hướng, họ tìm về quá khứ, càng mơ hồ hơn nữa khi
những vết thương tinh thần cứ loét mãi ra. Kiên đã nói, thay mặt cho tất thảy
đồng đội của mình, thế hệ của mình về cuộc chiến tranh đã qua.
1.3. Người kể chuyện lưỡng phân và tính nước đơi của diễn ngơn
Tính lưỡng phân là một đặc điểm xuyên suốt của hình tượng người kể
chuyện trong tiểu thuyết: sự lưỡng lự ngôi kể giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ
ba, đặc điểm của người kể chuyện vừa là nhân chứng vừa là người trải
nghiệm cuộc chiến; cuộc đời đan xen lẫn lộn vừa hiện tại vừa quá khứ; tính
cách vừa tỉnh táo vừa điên loạn… khiến anh ta vừa đáng tin vừa không đáng
tin… Tất cả tạo nên một thứ diễn ngơn cũng mang tính nước đơi mập mờ.
Tính chất nước đơi (ambivalence) vốn là một thuật ngữ trong chuyên
ngành phân tích tâm lý để chỉ sự dao động liên tục giữa hai thái cực trái
ngược nhau, giữa mong muốn một điều và mong muốn thứ trái ngược với nó.

Thuật ngữ này cũng diễn tả một cảm giác diễn ra đồng thời vừa yêu thích vừa
căm ghét một sự vật, một con người hay một hành động nào đó. Quả thực,


×