Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch kết hợp từ thiện ở quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 103 trang )

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch kết hợp
từ thiện ở Quảng Nam

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Kim Sen
Người hướng dẫn : Nguyễn Duy Phương

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu ngành du lịch không chỉ được coi như một ngành kinh tế mà cịn là cơng
cụ giúp quảng bá hình ảnh kinh tế - văn hoá - xã hội - con người của một đất nước đến
với thế giới. Du lịch được coi là ngành “cơng nghiệp khơng khói” mang lại nguồn lợi
nhuận lớn cho nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy, nhiều nước đã cải thiện được đáng kể
nền kinh tế của mình nhờ việc phát triển hiệu quả ngành du lịch.
Nhân loại đã đi qua được hơn một thập kỷ của thế kỷ XXI với bao biến động
thăng trầm. Nền kinh tế - xã hội toàn cầu đang phát triển khơng ngừng, và ngành dịch
vụ trong đó có du lịch đã nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư và mở rộng. Theo thống
kê của UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới), du lịch toàn cầu liên tục tăng trong những
năm qua và đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới. Sự tăng
trưởng nhanh chóng này đã thu hút đơng đảo lực lượng lao động, mang lại lợi ích kinh
tế to lớnvề nhiều mặt, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế


khác… Đồng thời du lịch cũng là phương tiện quan trọng để giao lưu giữa các nền
kinh tế và văn hóa. Phát triển du lịch sẽ tạo ra sự tiến bộ xã hội, tăng cường tình hữu
nghị, đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Có thể nói, du lịch
ngày nay chính là “con gà đẻ trứng vàng” cho nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên
thế giới.
Ngày nay, đi du lịch không chỉ đơn thuần là để nghỉ ngơi, giải trí hay khám phá
những vùng đất mới mà nó cịn chứa đựng nhiều mục đích lớn lao hơn. Và có một xu
hướng mới đang được hình thành trong việc đi du lịch, nhất là trong giới trẻ đã tạo nên
xu hướng du lịch mới lạ: du lịch kết hợp từ thiện. Thay vì chỉ đơn thuần đi du lịch,
tham quan các danh lam thắng cảnh, hay vui chơi thỏa thích ở những khu du lịch sang
trọng, ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn cách đi du lịch này. Ðây là dịp để các bạn thấu
hiểu, chia sẻ cuộc sống cịn khó khăn, thiếu thốn với những phận đời thiếu may mắn,
đem lại những trải nghiệm đáng nhớ cho chuyến đi xa thêm nhiều ý nghĩa. Nét đẹp từ
cách làm “hai trong một” này ngày càng được giới trẻ hưởng ứng. Du lịch kết hợp từ
thiện vì thế trở thành một lát cắt đặc biệt của ngành du lịch, mang đến cho du khách
những trải nghiệm mới mẻ và lý thú.


Ở Việt Nam từ năm 1975, đặc biệt từ năm 1986 cùng với việc phát triển kinh tế
nơng thơn thì ngành du lịch đã bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển, kết quả của nó là
nền kinh tế đã phát triển không ngừng từng ngày. Việt Nam của ngày trước rất nổi
tiếng như một đất nước anh hùng, chiến thắng cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Nhưng hiện nay, vào thời đại kinh tế thị trường thì đất nước ta cũng đang cố gắng
vươn mình theo đổi thế giới trong cả lĩnh vực kinh tế cũng như phát triển khoa học.
Một trong những ngành rất phát triển của nước ta những năm gần đây chính là ngành
du lịch.
Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng sau hơn nửa thế kỷ ra đời, du lịch Việt Nam cũng
đã có những bước phát triển đáng kể, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước
trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Và ngay cả trong xu thế phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch

kết hợp từ thiện, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện nay, tại nước ta có khá nhiều
tỉnh thành rất có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hình thức du lịch này, trong đó có tỉnh
Quảng Nam.
Quảng Nam – mảnh đất “địa linh nhân kiệt” đã trở thành một trong những điểm
du lịch nổi tiếng ở miền Trung cũng như cả nước. Thực tế cho thấy, trong thời gian
qua, ngành du lịch tỉnh có sự phát triển nhanh và có những chuyển biến đáng kể. Cùng
với sự phát triển của địa phương, các công ty lữ hành cũng không ngừng đổi mới về
chất lượng. Tuy nhiên, có một sự thật khơng thể phủ nhận đó là việc khai thác các tour
của các doanh nghiệp lữ hành chỉ mới dừng lại ở việc tìm kiếm các cảnh quan, các
danh thắng, các cơng trình văn hóa, nghệ thuật có sẵn rồi xâu chuỗi chúng lại, kết hợp
với cơ sở lưu trú thành một tuyến du lịch. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Việc
xây dựng sản phẩm du lịch mới làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần vào sự
phát triển du lịch của địa phương là một trong những vấn đề cần được sự quan tâm đầu
tư đúng mức.
Với diện tích tương đối rộng lớn, Quảng Nam có đầy đủ điều kiện để trở thành
điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, Quảng
Nam cịn là nơi quy tụ nhiều nét văn hóa tâm linh, đặc biệt là các chùa chiền, đình
làng.. cũng như nhiều trung tâm, mái ấm tình thương. Dù đã có bước phát triển đáng


kể về kinh tế trong những năm qua nhưng nhìn chung, đời sống của người dân tại một
số khu vực ở nơi đây cịn khá thiếu thốn. Chính điều này là cơ sở để Quảng Nam có
thể phát triển được xu hướng du lịch kết hợp từ thiện đang rất được ưa chuộng trên thế
giới. Đây có thể được xem là hướng đi mới cho ngành du lịch của địa phương. Từ
những điều trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tiềm năng và giải pháp phát
triển du lịch kết hợp từ thiện ở Quảng Nam” làm nội dung cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch đang ngày càng trở thành “con gà đẻ trứng vàng” của nền kinh tế toàn
cầu. Được coi là ngành siêu lợi nhuận, du lịch luôn là ưu tiên hàng đầu trong phát triển

kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Xã hội càng phát triển thì mục đích đi du lịch
càng đa dạng. Đi du lịch ngồi nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí cịn bao hàm
nhiều mục đích khác mà từ thiện cũng nằm trong số đó.
Mặc dù cịn khá mới mẻ nhưng du lịch kết hợp từ thiện đã trở thành thuật ngữ
quen thuộc đối với nhiều người ham thích du lịch trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, nó vẫn cịn là một loại hình du lịch mới mẻ. Chính vì thế, các cơng trình khoa
học, sách báo nghiên cứu về du lịch kết hợp từ thiện ở nước ta vẫn còn khá khiêm tốn,
chủ yếu vẫn là các bài viết ngắn đăng trên các tạp chí du lịch.
Đầu tiên, phải nói đến cơng trình nghiên cứu “Phật giáo Huế và những mơ hình
du lịch thiện nguyện” của Trần Thanh Hồng tại hội thảo Khoa học “Di sản văn hóa
Phật giáo và vấn đề phát triển du lịch ở Huế” năm 2010. Trong đó, tác giả đã đề cập
đến những cơ sở lý luận ban đầu về du lịch kết hợp từ thiện và một số giải pháp phát
triển du lịch kết hợp từ thiện ở Huế.
Tiếp đó, trên báo “Hà nội mới” số 11 năm 2011 cũng có bài viết với tiêu đề
“Du lịch kết hợp làm từ thiện – Nhịp cầu nối những trái tim” của Xuân Lộc đã nhắc
đến du lịch kết hợp làm từ thiện như là một hướng đi mới hướng tới cộng đồng và
mang đầy tính nhân văn của du lịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, du lịch kết hợp từ thiện cũng là đề tài nghiên cứu chính trong bài
viết “Đẩy mạnh du lịch kết hợp làm từ thiện” của PGS. TS Lê Anh Tuấn đăng trên
Tạp chí du lịch Việt Nam số 10 năm 2011. Bài viết đã nêu ra được thực trạng cơ bản


của hoạt động du lịch từ thiện ở Việt Nam, đồng thời đưa một số giải pháp bước đầu
để phát triển hoạt động du lịch này ở nước ta.
Ngoài ra, bài viết “ Du lịch tình nguyện – Cánh cửa mới cần mở cho du lịch Đà
Nẵng” đăng trên Tạp chí Văn hóa – Du lịch Đà Nẵng số 14 năm 2012 của Th.S
Nguyễn Kỳ Anh đã nêu lên cơ sở lý luận ban đầu về du lịch tình nguyện cũng như
những tiềm năng cơ bản để phát triển du lịch kết hợp từ thiện ở Đà nẵng.
Nhìn chung, các bài viết về du lịch kết hợp từ thiện ở Việt Nam chỉ mới dừng
lại ở dạng các cơng trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí chứ chưa được in thành sách

một cách rõ ràng. Cùng với đó, các bài viết cũng chỉ mới đề cập đến những khái niệm
ban đầu về du lịch kết hợp từ thiện nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu kĩ tiềm năng
cũng như đề ra giải pháp phát triển nó. Đặc biệt, hầu như không thấy tài liệu nào đề
cập đến việc phát triển du lịch kết hợp từ thiện ở Quảng Nam.
Chính vì thế, trên cơ sở kế thừa và tổng hợp những tài liệu đã thu thập được
một cách khoa học, tác giả với đề tài nghiên cứu của mình hi vọng sẽ làm rõ được bản
chất của du lịch kết hợp từ thiện cũng như tiềm năng của Quảng Nam để phát triển
hoạt động du lịch này và từ đó đề ra giải pháp cụ thể góp phần đưa du lịch kết hợp từ
thiện trở thành hoạt động du lịch đặc trưng của tỉnh Quảng Nam.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Đánh giá được tiềm năng, ưu thế về tài nguyên du lịch để phát du lịch kết hợp
từ thiện ở Quảng Nam.
- Đề xuất các giải pháp chiến lược cụ thể nhằm đưa du lịch kết hợp từ thiện trở
thành một hoạt động du lịch đặc sắc của tỉnh.
- Đưa du lịch Quảng Nam phát triển xứng tầm với sự kì vọng của nhân dân.
- Nâng cao vị thế, góp phần tạo dựng thương hiệu cho du lịch Quảng Nam nói
riêng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến phát triển du lịch
kết hợp từ thiện trong hoạt động du lịch ở Quảng Nam.


- Thơng qua việc tìm hiểu, đánh giá đặc trưng và tiềm năng phát triển du lịch
kết hợp từ thiện, để đề xuất các giải pháp, định hướng cơ bản góp phần phát triển hoạt
động du lịch này ở Quảng Nam trong tương lai.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động du lịch kết hợp từ thiện và việc phát triển

nó ở tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xét về không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi khơng gian của tỉnh Quảng
Nam nói chung, du lịch Quảng Nam nói riêng mà cụ thể là của hoạt động du kết hợp
từ thiện trên địa bàn tỉnh.
- Xét về thời gian: Sử dụng số liệu hiện trạng du lịch tỉnh trong 5 năm gần đây
và định hướng phát triển du lịch kết hợp từ thiện trong tương lai.
- Về nội dung: Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất giải pháp, định hướng phát
triển du lịch kết hợp từ thiện tại Quảng Nam.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này, tác giả đã tiếp cận các nguồn tư liệu như sau:
- Tư liệu thành văn: Các sách chuyên ngành, các cơng trình nghiên cứu, khóa luận
tốt nghiệp, các bài viết có trong sách báo, tạp chí…có liên quan đến du lịch Quảng Nam
nói chung cũng như hoạt động du lịch kết hợp từ thiện tại địa phương nói riêng.
- Tư liệu điền dã, phỏng vấn: Là nguồn tư liệu đặc biệt có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Nó được thu thập qua quá trình gặp gỡ, phỏng vấn các vị lãnh đạo chính quyền
địa phương, các Sở ban ngành, cư dân địa phương, khách du lịch. Thông qua những
ghi nhận thực tế này, tác giả sẽ có cái nhìn chính xác, đầy đủ hơn về các vấn đề có liên
quan đến đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài là sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: tổng
hợp và phân tích tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp thực địa, phương pháp
chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội …


- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này đươc sử dụng nhằm mục
đích phân tích tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài để từ đó có thể khái
qt hóa, mơ hình hóa các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt được mục đích đề ra.
- Phương pháp thống kê: Các số liệu, dữ liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác

nhau nên chúng cần phải được thống kê lại và sử dụng nhằm mục đích phân tích để
đánh giá tiềm năng và có cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch thiện nguyện
trên địa bàn thành phố.
- Phương pháp thực địa: Tiến hành thực địa để thu thập thêm tài liệu, thông tin
có độ chính xác cao hơn, thuyết phục hơn trong nghiên cứu; đồng thời xác định lại độ
chuẩn xác của thơng tin tìm được.
- Phương pháp chun gia: Điều tra, phỏng vấn ý kiến của các lãnh đạo, chính
quyền địa phương cùng một số quản lý trong các doanh nghiệp du lịch để giúp đề tài
có được cái nhìn chun sâu và phân tích chính xác vấn đề, mang lại cái nhìn khách
quan nhất cho bài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội: Thông qua các mẫu hỏi và phỏng vấn trực tiếp
để điều tra về thị trường khách, lượng khách đến với Quảng Nam, nhu cầu của khách
… để nhận định chính xác nhất vấn đề.
6. óng góp của đề tài
- Xét về mặt khoa học, đề tài góp phần vào việc nghiên cứu một cách có hệ
thống hoạt động du lịch kết hợp từ thiện ở Quảng Nam để qua đó thấy được đặc trưng
cũng như tiềm năng phát triển của hoạt động du lịch này.
- Xét về mặt thực tiễn, đề tài góp phần tạo điều kiện cho ngành du lịch Quảng
Nam quan tâm và đầu tư hơn nữa vào hoạt động du lịch còn nhiều tiềm năng này của
tỉnh, cũng như đưa ra một số định hướng và giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động du
lịch này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn về du lịch kết hợp từ thiện.
Chương 2: Tiềm năng phát triển của du lịch kết hợp từ thiện ở tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động du lịch kết hợp từ thiện tại tỉnh Quảng Nam.


NỘI DUNG
TIỀM NĂN


V

ẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

DU LỊCH KẾT HỢP TỪ THIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM
C ƢƠN

1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH KẾT HỢP
TỪ THIỆN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Cũng như nhiều ngành khác, ngành
du lịch được hình thành rất sớm trong bối cảnh lịch sử nhất định. Thời cổ đại, các quốc
gia chiếm hữu nô lệ với các nền văn minh rực rỡ ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung
Hoa, Hy Lạp, La Mã được hình thành… Cộng đồng dân cư ở các khu vực khác nhau
đã có sự giao lưu kinh tế và văn hố. Nhu cầu tìm hiểu, tham quan và cả nghỉ ngơi dần
xuất hiện, trước hết ở giai cấp quý tộc chủ nô rồi mới tới các thương gia, các nhà tu
hành, nhà khoa học… Các Nhà Sử học cho rằng, từ 5000 năm trước đây, những
chuyến vượt biển đã bắt đầu từ Ai Cập. Trong những chuyến đi ấy, người ta kết hợp
các mục đích, trong đó có cả mục đích du lịch – dù những khái niệm “du lịch”, “hoạt
động du lịch” chưa ra đời.
Những người Sumers vùng Lưỡng Hà đã sáng tạo ra tiền và dùng nó trong hoạt
động vận chuyển và kinh doanh cùng với bánh xe cách đây gần 6.000 năm được xem
là cái mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành ngành du lịch. Các nhà khoa học Mỹ
(Robert W.Mc’ Wtosh và Charles R. Goeldner) cho rằng chính người Sumers đã sáng
lập ngành du lịch của nhân loại vì người ta có thể trả tiền cho việc vận chuyển và lưu

trú.
Ngày nay, du lịch không những đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội mà cịn
là một nhu cầu khơng thể thiếu được trong cuộc sống của các nước, trong đó có Việt
Nam. Mặc dù phát triển với tốc độ ngày càng nhanh nhưng cho đến nay, không chỉ ở
nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất trên khắp thế giới. Trước
thực tế phát triển của ngành du lịch về kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc


nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản trong đó có khái
niệm du lịch và du khách là một đòi hỏi cần thiết.
Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác
nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như GS.TS Berkener một chun gia có uy tín về du lịch trên thế giới, đã nhận xét: “Đối với du lịch, có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch diễn ra ở Canada vào
tháng 6/1991 nêu rõ: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngồi mơi
trường thường xun(nơi ở thường xun của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn
khoảng thời gian được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi
khơng phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. [10;
tr 15]
Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 đã định nghĩa: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”. [1; tr 5]
Trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ
thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như vậy, cố gắng giải thích đơn
vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho
khái niệm trở nên khó hiểu và khơng rõ ràng. Vì vậy nên tách thuật ngữ du lịch thành
hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển, lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận

thức về thế giới xung quanh, có hoặc không việc kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị
tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trinh di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại
chỗ về thế giới xung quanh.


Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần
thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Có thể tóm lại, du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã
hội đặc biệt. Nó khơng chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà cịn góp phần nâng cao dân
trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lịng u nước… Chính vì vậy, tồn xã hội
phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với các
ngành nghề khác. [7; tr 14]
1.1.1.2. Nhu cầu du lịch
Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển khơng ngừng của nền sản
xuất xã hội. Khi trình độ kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con
người cũng thay đổi. Nó khơng chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn mặc, đi lại thơng thường mà
cịn có cả những nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn tinh thần, nâng cao hiểu biết xã
hội… Du lịch chính là một hoạt động giúp con người có thể thỏa mãn được những nhu
cầu kể trên.
Về thực chất, nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con
người. Do vậy, để có thể hiểu một cách tổng quát, đầy đủ nhu cầu du lịch trước hết
chúng ta cần tìm hiểu xem thế nào là “nhu cầu” nói chung của con người. Theo các
chuyên gia tâm lí học, nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lí của con
người, là sự địi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nếu được thỏa mãn
sẽ gây cho con người những xúc cảm dương tính, trong trường hợp ngược lại sẽ gây
nên những ấm ức, khó chịu (xúc cảm âm tính). [10; tr 58]
Do đó, có thể hiểu, nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt, thứ cấp và tổng
hợp của con người. Nó được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý

(ăn, ngủ…) và các nhu cầu tinh thần (nghỉ ngơi, tự khẳng định bản thân, nhận thức,
giao tiếp…). Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất
trong xã hội và trình độ sản xuất xã hội.
Đối với các nhà kinh doanh du lịch, việc nắm được nhu cầu của du khách tiềm
năng là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, để dễ dàng hơn cho việc tìm hiểu nhu cầu của
khách đi du lịch, từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung và những mục đích,
động cơ đi du lịch nói riêng của con người, các chuyên gia về du lịch đã phân loại nhu
cầu du lịch theo ba nhóm cơ bản sau:


Nhóm 1: Nhu cầu cơ bản ( thiết yếu) gồm: đi lại, lưu trú, ăn uống
Nhóm 2: Nhu cầu đặc trưng ( nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng
thức cái đẹp vv….)
Nhóm 3: Nhu cầu bổ sung ( thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin, giặt là vv…).
Trên thực tế khó có thể xếp hạng phân thứ bậc các loại nhu cầu của khách du
lịch. Các nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống là nhu cầu thiết yếu và quan trọng không thể
thiếu đề con người cũng như khách du lịch tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nếu đi du
lịch mà khơng có cái gì ấn tượng, giải trí tiêu khiển, khơng có dịch vụ thỏa mãn các
nhu cầu thì khơng thể gọi là đi du lịch được. Trong cùng một chuyến đi thường kết
hợp để đạt nhiều mục đích khác nhau, do vậy các nhu cầu cần được thỏa mãn đồng
thời. [10; tr 63]
1.1.1.3. Loại hình du lịch
Để có thể đưa ra các định hướng và chính sách phát triển du lịch đúng đắn, các
nhà quản lý về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần phân du
lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. Việc phân loại sẽ đảm bảo tính hệ thống khi
có quan điểm thống nhất về khái niệm loại hình du lịch.
Theo Trương Sỹ Quý, loại hình du lịch có thể được hiểu như sau: “Loại hình du
lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì
chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng
một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức

khác nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. [10; tr 64]
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau dựa theo các
tiêu thức phân loại khác nhau. Đến nay, đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam
phân chia du lịch theo các tiêu chí cơ bản sau:
Căn cứ vào môi trường tài nguyên:
- Du lịch thiên nhiên.
- Du lịch văn hóa.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi:
- Du lịch quốc tế.
- Du lịch nội địa.


- Du lịch quốc gia.
Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch(mục đích du lịch):
- Du lịch tham quan
- Du lịch khám phá.
- Du lịch chữa bệnh.
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí.
- Du lịch nghỉ dưỡng.
- Du lịch thể thao.
- Du lịch lễ hội.
- Du lịch công vụ.
- Du lịch học tập.
- Du lịch thương gia.
- Du lịch tôn giáo.
- Du lịch thăm thân, du lịch quê hương.
Căn cứ vào đối tượng khách du lịch:
- Du lịch thanh, thiếu niên.
- Du lịch trung niên, phụ nữ và gia đình.
- Du lịch dành cho những người cao tuổi.

Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi:
- Du lịch theo đoàn.
- Du lich cá nhân.
- Du lịch gia đình.
Căn cứ vào phương tiện giao thơng được sử dụng:
- Du lịch bằng xe đạp.
- Du lịch bằng xe máy.
- Du lịch bằng xe ô tô.
- Du lịch bằng tàu hỏa.
- Du lịch bằng tàu thủy.
- Du lịch bằng máy bay.
Căn cứ vào loại hình lưu trú được sử dụng:


- Du lịch ở khách sạn (Hotel).
- Du lịch ở khách sạn ven đường dành cho khách đi bằng ô tô (Motel).
- Du lịch ở lều, trại (Camping).
- Du lịch ở nhà trọ thanh niên.
- Du lịch ở Bungalow.
- Du lịch ở làng du lịch.
Căn cứ vào thời gian đi du lich:
- Du lịch dài ngày.
- Du lịch ngắn ngày.
Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến:
- Du lịch miền biển.
- Du lịch núi.
- Du lịch đô thị.
- Du lịch thôn quê.
Căn cứ vào phương thức hợp đồng:
- Du lịch trọn gói.

- Du lịch từng phần.
Thơng thường, khách đi du lịch với nhiều nhu cầu nảy sinh khác nhau nên
chúng ta thường gặp sự kết hợp của một vài loại hình du lịch cùng một lúc. Do đó, các
doanh nghiệp du lịch khi phục vụ phải xác định được đâu là mục đích chủ yếu trong
chuyến đi của du khách để từ đó có chiến lược phục vụ tốt nhất. [7; tr 63 - 88]
1.1.2. Tổng quan về du lịch kết hợp từ thiện
1.1.2.1. Khái niệm du lịch kết hợp từ thiện
Du lịch là một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng trong hầu hết các
nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
(WTTC), năm 2011 ngành du lịch và lữ hành tồn cầu đã đóng góp tới 6,5 nghìn tỷ
USD vào GDP cho kinh tế thế giới, tạo ra hơn 260 triệu việc làm. Nó có thể được chia
thành nhiều hình thức như: du lịch mùa đơng, du lịch thể thao, du lịch sinh thái hoặc
thậm chí cả du lịch y tế… Xã hội ngày càng phát triển đã kéo theo việc ngày càng có
nhiều loại hình du lịch mới ra đời phục vụ nhu cầu đa dạng của con người khi đi du


lịch. Trong những năm gần đây, nhiều xu hướng du lịch mới đã xuất hiện như minh
chứng cho điều đó. Đặc biệt, khi mà khoảng cách giàu nghèo trên thế giới đang là vấn
đề đáng báo động thì xu hướng đi du lịch kết hợp từ thiện đang nổi lên và phát triển
nhanh chóng, nhất là trong giới trẻ. Thay vì chỉ đơn thuần đi du lịch, tham quan các
danh lam thắng cảnh, ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn cách đi du lịch kết hợp làm từ
thiện. Ðây là dịp để các bạn thấu hiểu, chia sẻ cuộc sống cịn khó khăn, thiếu thốn với
người dân, đem lại những trải nghiệm đáng nhớ cho chuyến đi xa thêm nhiều ý nghĩa.
Du lịch kết hợp từ thiện đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển của ngành
"công nghiệp khơng khói". Khơng chỉ vượt cả đoạn đường dài để "thay đổi khơng khí"
mà sau mỗi chuyến hành trình, du khách cịn tìm thấy ý nghĩa và mục đích thực sự của
cuộc sống. Khác với những chương trình tour thơng thường, hành trình tour du lịch kết
hợp từ thiện chính là nhịp cầu kết nối những trái tim, những con người ở mọi miền
biên giới, Tổ quốc cùng xích lại gần nhau.
Phong trào du lịch thiện nguyện (Volunteer tourism) hay du lịch kết hợp từ

thiện bắt đầu xuất hiện ở châu Âu vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước và
trở thành một trào lưu mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay,
quan điểm của những nhà du lịch học phương Tây về khái niệm, hình thức du lịch này
vẫn chưa đồng nhất.
Mc Gehee định nghĩa: “Du lịch thiện nguyện là những cá nhân sử dụng thời
gian và tiền bạc đi du lịch để giúp đỡ những cộng đồng cư dân khác đang gặp khó
khăn” (Mc Gehee, 2005). [26; tr 3]
Cịn trong bài nghiên cứu “Volunteer tourism experiencer that make a
diffirence” của mình, Wearing đã phát biểu: “Du lịch kết hợp từ thiện là hoạt động
những cá nhân với nhiều lý do khác nhau, có thể tham gia vào một tổ chức, hay nhóm
(xã hội) sử dụng kỳ nghỉ của mình để giúp đỡ một cộng đồng, một nhóm xã hội nào đó
về cả mặt vật chất hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai gây ra cho cộng
đồng đó”. [26; tr 3]
Lyons lại phân biệt rõ hơn giữa khái niệm tình nguyện và du lịch thiện nguyện.
Ơng cho rằng: “Những tình nguyện viên là những người tự nguyện trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia giúp đỡ những cư dân đang gặp khó khăn trong cộng đồng mình sinh


sống và không vụ lợi, những thiện nguyện viên được xem là những người đi du lịch
thiện nguyện khi họ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện một cộng đồng nào đó ở
một vùng khác trong quốc gia của mình sinh sống hay ở nước ngồi” (Lyons, 2003).
[26; tr 3]
Ở Việt Nam, hình thức du lịch kết hợp từ thiện nảy sinh trong các quá trình
tham gia các hình thức du lịch khác của du khách như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,
du lịch cộng đồng, du lịch tôn giáo… Chính vì vậy, khi đề cập đến hình thức du lịch
này thì cần phải chú ý đến mối quan hệ với các hình thức du lịch khác, trong sự tương
quan bổ trợ lẫn nhau.
Cho đến nay, hình thức du lịch kết hợp từ thiện ở Việt Nam nhìn chung vẫn
chưa có một khái niệm rõ ràng, nhất quán. Sau khi nghiên cứu và tổng hợp các định
nghĩa về du lịch kết hợp từ thiện trên thế giới, tác giả xin đưa ra khái niệm du lịch kết

hợp làm từ thiện ở Việt Nam theo cách hiểu của mình như sau: “Du lịch kết hợp làm
từ thiện là hình thức những cá nhân hay nhóm người sử dụng thời gian và tiền bạc của
mình (có thể thơng qua các cơng ty lữ hành) nhằm mục đích vừa đi du lịch vừa tham
gia giúp đỡ cộng đồng địa phương đang gặp khó khăn tại nơi mình đến mà khơng có
sự vụ lợi, tính tốn”.
1.1.2.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động du lịch kết hợp từ thiện
* Đặc điểm của hoạt động du lịch kết hợp làm từ thiện
Khác với các hình thức du lịch truyền thống trước đây, du lịch kết hợp từ thiện
là loại hình du lịch hướng về cộng đồng. Nó khơng chỉ đơn thuần là việc du khách đi
đến những vùng đất mới để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí… mà cịn là để chia sẻ
những khó khăn, thiếu thốn của cộng đồng cư dân địa phương tại vùng đất đó bằng
những hành động thiết thực, cụ thể và đồng thời trải nghiệm cuộc sống một cách có ý
nghĩa nhất. Chính vì đặc điểm mang tính bản chất trên đã làm cho nhiều đặc điểm cơ
bản của hình thức du lịch này tương đối khác so với những hình thức du lịch hiện nay.
Trước hết là về đối tượng khách. Đối tượng tham gia hoạt động du lịch kết hợp
làm từ thiện khá đa dạng về thành phần xã hội và lứa tuổi. Nó bao gồm tất cả những ai
yêu du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và muốn giúp đỡ cộng đồng, mong
ước làm việc có ích tại nơi mình đến. Họ có thể là diễn viên nổi tiếng, những doanh


nhân thành đạt hoặc cũng có khi chỉ là những sinh viên, những con người bình thường
u thích du lịch và có nguyện vọng giúp đỡ cộng đồng một cách chính đáng. Hiện
nay, hoạt động du lịch này đang thu hút khá đông đảo các bạn trẻ - những người yêu
du lịch và biết quan tâm đến cộng đồng tham gia. Và tất nhiên, khi đã tham gia hình
thức du lịch này thì những cá nhân đó phải có điều kiện kinh tế nhất định bởi dù hiểu
theo nghĩa nào đi nữa thì đây vẫn là một hình thức du lịch. Vì có bản chất là hình thức
du lịch hướng tới cộng đồng nên du khách tham gia vào những chuyến đi như vậy
thường ít khi đi một mình mà thường đi thành một nhóm nhỏ với khoảng từ 10 – 20
người để tăng hiệu quả giúp đỡ cư dân địa phương. Nhóm người này có thể đã quen
biết từ trước hoặc cũng có thể chỉ cùng chung sở thích và mục đích đi du lịch được các

cơng ty lữ hành ghép chung trong một tour du lịch kết hợp làm từ thiện.
Địa điểm đến của những tour du lịch kết hợp từ thiện vừa mang yếu tố giống
nhưng cũng vừa mang những đặc thù riêng so với các hình thức du lịch khác. Nơi đến
của du lịch kết hợp từ thiện trước tiên cũng phải là những nơi có tài nguyên du lịch
thật sự đặc sắc. Đó có thể là những tài nguyên vật thể và phi vật thể, là vẻ đẹp của tự
nhiên hay các giá trị văn hóa nhân văn của một vùng đất, một cộng đồng bản địa…
Không chỉ vậy, địa điểm đến của du lịch kết hợp từ thiện còn là những vùng đất mà ở
đấy, cuộc sống của cư dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn hay vừa trải
qua một thiên tai dữ dội gây kiệt quệ về kinh tế - xã hội cần sự giúp đỡ và chia sẻ.
Những địa điểm này phải đáp ứng được cả nhu cầu đi du lịch lẫn làm từ thiện của du
khách.
Một đặc điểm khác nữa là du khách khi tham gia vào loại hình du lịch kết hợp
từ thiện có thể tự mang theo quà bánh, áo quần, sách vở… hoặc cũng có thể quyên góp
từ nhiều nguồn ủng hộ khác nhau để mang tới tặng người nghèo tại nơi mình sẽ đến.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào những tour đu lịch như vậy, du khách cũng xác định
trước được là những nhu cầu cơ bản (ăn, ngủ, vui chơi…) của mình sẽ khơng tiện nghi
như những hình thức du lịch khác. Du khách thường sẽ homestay ngay tại nhà dân,
việc ăn uống hay ngủ nghỉ vì thế cũng đạm bạc, đơn giản hơn. Nhưng vượt lên trên
những thiếu thốn tạm thời đó, lợi ích mà du khách nhận được sau chuyến đi thường
khơng thể đong đếm hết. Ngồi việc khám phá được những vùng đất mới, những tài


nguyên du lịch mới, được tìm hiểu về các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng địa
phương tại nơi mình đến như một chuyến đi du lịch thơng thường; du khách cịn có cơ
hội được hịa mình vào cuộc sống cộng đồng, chia sẻ khó khăn với những con người
bất hạnh, lan tỏa tấm lòng nhân ái của mình đến mọi người xung quanh… Đây là điều
mà khơng phải ai cũng có được sau mỗi chuyến đi và cũng là điều ý nghĩa nhất mà
hình thức du lịch kết hợp từ thiện mang lại cho du khách.
Để có được những tour du lịch mang đậm tính nhân văn đó, nhà kinh doanh lữ
hành thường gặp phải những khó khăn nhất định. Đây là đặc điểm khiến cho hiện nay

số lượng các công ty lữ hành tham gia vào hình thức du lịch này đang khá khiêm tốn
trên thị trường du lịch nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Đó là những khó khăn
trong việc tổ chức tour, vạch ra kế hoạch khoa học cho du khách trong tour du lịch ấy.
Nhà kinh doanh du lịch khi quyết định thực hiện những tour như vậy thường sẽ mất
nhiều thời gian hơn trong việc khảo sát thực tế bởi lúc này họ không chỉ phải khảo sát
những tài nguyên du lịch tại nơi dự định tổ chức tour mà còn phải khảo sát cả đời sống
của cư dân địa phương tại nơi đó, tìm ra những địa chỉ cần sự giúp đỡ… Đồng thời,
phải bỏ công sức liên hệ trước với chính quyền địa phương để nhận được sự đồng ý và
tạo điều kiện cho hoạt động từ thiện của du khách tại địa điểm du lịch đó. Bên cạnh
đấy, việc thuyết phục được khách mang theo quà tặng để làm từ thiện khi tham gia
hình thức du lịch này cũng không phải lúc nào cũng dễ dàng khi mà tâm lý du khách là
rất phức tạp… Chính những khó khăn trên đã làm cho việc tổ chức và thực hiện một
tour du lịch kết hợp làm từ thiện phức tạp hơn so với những tour du lịch thơng thường.
Điều đó làm cho các cơng ty lữ hành “ngại” tham gia vào khai thác hình thức du lịch
đầy tiềm năng này. Song, nếu vượt qua được những khó khăn bước đầu ấy thì cái “lợi”
(uy tín, lợi nhuận, thiện cảm của du khách và chính quyền…) mà doanh nghiệp thu
được trong những tour du lịch như vậy thường rất to lớn. Vì thế, đối với nhà kinh
doanh, đây là hình thức du lịch có thể được khai thác mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.
* Ý nghĩa của hoạt động du lịch kết hợp làm từ thiện
Hoạt động du lịch kết hợp làm từ thiện mang lại lợi ích và ý nghĩa nhiều mặt
cho nhiều bên tham gia, đó là cộng đồng địa phương – xã hội, khách du lịch, nhà kinh
doanh du lịch và cả đối với ngành du lịch.


Đối với cộng đồng địa phương nói riêng và xã hội nói chung, hình thức du lịch
này mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn. Trước hết, chính nhờ những tour du lịch như vậy
mà cư dân địa phương tại những nơi mà du khách đến sẽ nhận được sự giúp đỡ chân
thành và cụ thể nhất. Những sự giúp đỡ này dù nhỏ hay lớn cũng góp phần làm dịu đi
những khó khăn và thiếu thốn về vật chất và tinh thần của họ, thắp lên hi vọng và sự
lạc quan cho những con người khốn khó, giúp họ hiểu rằng họ vẫn được xã hội và mọi

người xung quanh quan tâm, chia sẻ… Cộng đồng địa phương tại nơi tổ chức tour du
lịch kết hợp từ thiện sẽ được biết tới nhiều hơn với những tài nguyên du lịch hấp dẫn
cũng như sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân đến đời sống của
người dân tại địa phương đó. Nhờ những hoạt động du lịch này mà chính sách an sinh
xã hội được lan tỏa rộng khắp trong nhân dân. Đồng thời sẽ thắt chặt thêm sợi dây tình
cảm giữa người với người, san sẻ tấm lòng nhân ái, giúp con người gần nhau hơn để từ
đó xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, việc phục vụ khách du lịch sẽ tạo thêm nhiều
công ăn việc làm cho người dân, thu nhập kinh tế của địa phương cũng được cải
thiện…; từ đó, đời sống nhân dân sẽ được nâng cao.
Đối với du khách, hoạt động du lịch kết hợp từ thiện lại mang đến những ý
nghĩa khác. Đầu tiên là sự thỏa mãn sẽ đạt được trong một chuyến du lịch. Du khách
sẽ được đến những vùng đất mới để khám phá những chân trời mới cùng những con
người mới và văn hóa mới, được trải nghiệm cuộc sống với những cảm nhận mới,
được thư giãn nghỉ ngơi sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Kế đến là sự
thỏa mãn mong muốn được giúp đỡ cộng đồng trong một chuyến đi từ thiện. Du khách
ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp nơi mình đến, được đi du lịch cịn có cơ hội chia sẻ
tấm lịng của mình đến với những người dân cịn gặp khó khăn tại địa phương, được
hịa mình vào cuộc sống đó để hiểu và thơng cảm hơn cho những số phận không may
mắn trong xã hội. Thơng qua những hành động cụ thể của mình, du khách sẽ giúp cho
khơng ít những người nghèo, những hồn cảnh bất hạnh tại nơi mà mình đến du lịch.
Điều này khơng chỉ mang lại lợi ích cho cư dân tại đó mà cịn mang lại cho chính du
khách những kỉ niệm, những khoảnh khoắc khó quên trong cuộc sống; san sẻ khó khăn
với đồng loại cũng là để trân trọng cuộc sống hiện tại của mình và giúp mỗi du khách
sống có ý nghĩa hơn sau những chuyến du lịch như vậy. Có thể nói, du lịch kết hợp


làm từ thiện mang lại nhiều ý nghĩa cho du khách khi tham gia vào hoạt động du lịch
này. Đó khơng phải là những lợi ích về vật chất bình thường mà là những lợi ích về
tinh thần mà khơng phải bất cứ hình thức du lịch nào cũng mang lại được. Đó là sự
thõa mãn đồng thời cả sở thích đi du lịch và mong muốn giúp đỡ cộng đồng của du

khách. Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất mà hoạt động du lịch này mang lại.
Đối với nhà kinh doanh du lịch, lợi ích mà họ thu về cũng phải là nhỏ. Như đã
trình bày ở trên, khi tổ chức một tour du lịch kết hợp làm từ thiện, những công ty lữ
hành sẽ gặp phải những khó khăn phức tạp hơn so với những tour du lịch khác. Tuy
nhiên, nếu khắc phục được những khó khăn đó thì hình thức du lịch này mang lại cho
doanh nghiệp rất nhiều ý nghĩa. Vì hiện nay xu hướng muốn vừa đi du lịch vừa làm từ
thiện đang trở thành một trào lưu, đặc biệt là trong giới trẻ nên số lượng khách hàng
tham gia vào những tour du lịch như vậy sẽ rất nhiều. Từ đó, lợi nhuận mà công ty lữ
hành thu được sẽ nhiều hơn. Đây cũng chính là ý nghĩa lớn nhất mà hoạt động du lịch
kết hợp làm từ thiện mang lại cho nhà kinh doanh. Bên cạnh lợi nhuận, nhà kinh doanh
cịn có được những cái lợi vơ hình khác. Đó là uy tín cơng ty sẽ được nâng lên trong
lĩnh vực du lịch, khách du lịch sẽ có ấn tượng tốt về cơng ty để từ đó thu hút thêm
được nhiều thành phần khách khác. Không chỉ vậy, nếu làm tốt những tour du lịch như
vậy thì nhà kinh doanh cũng sẽ gây được thiện cảm về cơng ty cho chính quyền địa
phương - nơi là điểm đến trong tour du lịch. Điều này giúp công ty dễ dàng hoạt động
tại địa phương đó hơn…. Rõ ràng, lợi ích và ý nghĩa mà du lịch kết hợp làm từ thiện
mang lại cho nhà kinh doanh là khơng thể phủ nhận. Vì thế, đây được xem là hình thức
du lịch tiềm năng mà những nhà làm du lịch đang chú trọng nghiên cứu và khai thác.
Với cả ngành du lịch nói chung, loại hình du lịch kết hợp từ thiện cũng mang lại
nhiều ý nghĩa và đóng một vai trị quan trọng. Trước hết, sự ra đời của loại hình đu
lịch này sẽ làm phong phú thêm số lượng các loại hình du lịch, giúp du khách có thêm
nhiều sự lựa chọn cho chuyến đi của mình. Ngồi ra, vì du lịch kết hợp làm từ thiện
hiện đang là xu hướng mới trong du lịch nên đây hứa hẹn sẽ là loại hình du lịch đầy
tiềm năng đang và sẽ mang lại nguồn thu nhập khơng nhỏ cho cả ngành du lịch nói
riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Từ đó, vị thế của ngành du lịch trong nền kinh
tế sẽ càng được khẳng định và nâng cao hơn nữa. Với du lịch kết hợp từ thiện, ngành


du lịch khơng đơn thuần chỉ mang tính lợi nhuận như những ngành kinh tế khác mà
cịn mang tính nhân đạo và cả tình cộng đồng sâu sắc. Đây sẽ là những nền tảng vững

chắc để du lịch ngày càng phát triển hơn nữa.
Từ những quan điểm đó, cho nên chúng ta cần phải xem loại hình vừa làm từ
thiện vừa khám phá văn hóa, khám phá mảnh đất con người nơi đến là một sản phẩm
du lịch quan trọng, bình đẳng như tất cả các sản phẩm du lịch khác, bởi chúng đang
ngày càng chứng tỏ được tiềm năng của mình trong hoạt động du lịch.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động du lịch kết hợp làm từ thiện trên
thế giới
Có thể nói, hoạt động du lịch kết hợp làm từ thiện là loại hình du lịch cịn khá
mới mẻ so với các loại hình du lịch truyền thống khác. Phong trào này chỉ mới xuất
hiện ở châu Âu vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước nhưng đã nhanh chóng
trở thành một trào lưu mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay.
Thực chất, ban đầu khái niệm du lịch và từ thiện thuộc về hai lĩnh vực hoàn
toàn khác nhau. Về sau, các tổ chức từ thiện ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc
tạo ra các nguồn quỹ ủng hộ. Do đó, sự cạnh tranh giữa các tổ chức từ thiện cũng trở
nên mạnh mẽ hơn. Trong tình thế đó, một số tổ chức từ thiện đã liên kết với các công
ty lữ hành để tạo ra các tour du lịch vừa mang tính giải trí vừa có tính nhân đạo sâu sắc
để từ đó tranh thủ sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần của du khách cho cộng đồng
dân cư đang gặp khó khăn tại nơi đến. Dần dần, hình thức du lịch mới lạ này được các
công ty du lịch khai thác nhiều hơn và trở thành hiện tượng của ngành du lịch.
Với hình thức du lịch này, các tình nguyện viên thường sẽ thơng qua một tổ
chức “Dịch vụ tình nguyện” và khi họ muốn đi làm tình nguyện (khách hàng) phải bỏ
tiền ra để “mua” một chương trình tình nguyện của một tổ chức (dịch vụ) để có một
“sản phẩm tình nguyện” tùy theo sở thích của khách hàng. Những tổ chức chuyên tạo
ra các sản phẩm du lịch đặc biệt đó chính là các cơng ty du lịch. Các tình nguyện viên
khi đi du lịch đều có mục đích, kế hoạch và công việc rõ ràng khi đến một nơi nào đó
để giúp đỡ những cộng đồng khó khăn; những hình thức du lịch kết hợp khác được
xem là nhu cầu thứ yếu. Đối với mỗi tình nguyện viên, cơng tác thiện nguyện của họ



tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xã hội, không hồn tồn mang tính tín ngưỡng hay tơn
giáo.
Tuy là hình thức du lịch non trẻ mới được hình thành trong thời gian gần đây
nhưng hoạt động du lịch kết hợp từ thiện đang phát triển rất rầm rộ và có sức lan tỏa
mạnh mẽ trong cộng đồng những người yêu thích du lịch đủ mọi tầng lớp trên tồn thế
giới.
Ở Mỹ, số lượng khách du lịch tham gia vào những tour du lịch kết hợp từ thiện
đang ngày càng đông đảo. Các cuộc du lịch tình nguyện này thường ngắn hơn các
cuộc du lịch truyền thống. Các cơng việc tình nguyện thường là lao động chân tay,
được đan xen giữa các cuộc thám hiểm đến những khu di tích lịch sử nào đó. Các tình
nguyện viên rất đa dạng, từ độ tuổi thanh thiếu niên đến những người lớn tuổi đã về
hưu.
Nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Mỹ - Angelia Jolie thường xun có những
chuyến du lịch tình nguyện đến nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ vậy, chồng cô –
nam diễn viên điển trai Brad Pitt cũng nhiệt tình tham gia cùng vợ trong những chuyến
đi như vây. Họ đã đi du lịch đến nhiều nước trên thế giới và thực hiện nhiều công việc
từ thiện khác nhau. Xu hướng du lịch kết hợp từ thiện này đang được nhiều ngơi sao
Hollywood tích cực hưởng ứng.
Khơng chỉ có những người nổi tiếng, nhiều cơng dân Mỹ cũng tham gia vào
những chuyến du lịch như vậy. Bà Barbara Jenkel, 68 tuổi, một người về hưu sống ở
New York, đã tham gia đoàn lữ hành của Relief Riders International băng qua sa mạc
Rajasthan của Ấn Độ vào năm 2005. Trong hành trình 15 ngày, và một đêm ngủ lại
pháo đài, bà đã giúp dựng các trại y tế, phân phát sách cho trường học, và dê cho các
gia đình nghèo.
Adam Yates, 25 tuổi, giám đốc kinh doanh quảng cáo ở Los Angeles, cũng đã
tham gia chuyến du lịch “Tri thức toàn cầu” đến Costa Rica vào tháng sáu rồi. Anh đã
có một chuyến đi trên lưng ngựa vào một công viên quốc gia để làm công việc dọn dẹp
các con đường mịn và dạy tiếng Anh ở đó.
Cơ Nancy Rivard, người thành lập Đại sứ hàng không đã kể lại sau chuyến du
lịch đầu tiên của cô đến El Salvador vào năm 2001, rằng những người tình nguyện đã



giúp đỡ 150 gia đình có được đất và xây dựng lại những ngôi nhà đã bị phá huỷ trong
một vụ động đất. Họ cũng lên kế hoạch xây dựng một trung tâm dạy nghề gần các khu
nhà này trong cuối tháng bảy rồi, và dự định sẽ đưa một số máy may lên đó.
Ở Austraylia, du lịch kết hợp từ thiện cũng đang là loại hình du lịch phát triển
mạnh mẽ. Đặc biệt, khi nói đến hình thức du lịch này ở xứ sở Kanguroo không thể
không nhắc đến công ty Intrepid Travel – một công ty lữ hành chuyên về tổ chức các
tour du lịch kết hợp từ thiện. Công ty du lịch này được thành lập từ năm 1989 do
Darrell Wade và Geoff Manchester làm chủ.
Intrepid Travel cung cấp thứ sản phẩm du lịch thật sự khác biệt so với các mơ
hình du lịch truyền thống cũ, đó chính là du lịch kết hợp làm từ thiện. Chính kinh
nghiệm tự do phiêu bạt trên dặm đường dài châu Phi đã giúp Darrell Wade và Geoff
Manchester xây dựng nên hình thức du lịch mới: các nhóm du khách nhỏ linh hoạt, chi
phí rẻ, đặc biệt là chịu hịa mình thật sự vào đời sống, tập quán của xứ sở nơi mình đặt
chân đến theo cách cùng sinh hoạt, ăn ở với người dân địa phương…
Thương hiệu Intrepid Travel dần trở nên quen thuộc. Darrell làm giám đốc điều
hành cơng ty, cịn Geoff chủ yếu chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình xã hội.
Quỹ từ thiện Intrepid ra đời năm 2002, theo đó, mỗi khách hàng vừa đi du lịch vừa
giúp đỡ những vùng đất mà họ đặt chân đến.
Với các tiêu chí “Du khách tạo nên sự khác biệt”, “Trải nghiệm sống thật sự”,
Quỹ Intrepid đã thực hiện nhiều dự án tại 103 quốc gia trên thế giới, tập trung ở các
lĩnh vực chăm sóc y tế, giáo dục, phúc lợi trẻ em, môi trường và bảo vệ động vật
hoang dã với số kinh phí đã hỗ trợ lên đến hơn 1,4 triệu đôla từ lợi nhuận kinh doanh
của Intrepid Travel lẫn sự ủng hộ của mỗi du khách. Việt Nam nằm trong số 18 quốc
gia được chú trọng nhất của Quỹ Intrepid với dự án hỗ trợ bảo vệ thú hiếm rừng quốc
gia Cúc Phương, bảo trợ tổ chức Children’s hope in action giúp đỡ các gia đình và trẻ
em nghèo ở Hội An, bảo trợ Quỹ Blue Dragon đào tạo dạy nghề cho trẻ em đường
phố, khuyết tật, người nghèo ở nông thôn miền Bắc và miền Trung.
Ở Thái Lan, với chuyến du lịch “Tri thức tồn cầu”, du khách phải trả 1.090

USD, khơng bao gồm tiền vé, cho một tuần vừa dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo vừa
đến chơi ở các chợ nổi, hoặc thăm những khu di tích đền thờ.


Du khách tham gia vào chuyến du lịch “Đại sứ của trẻ em” phải trả 2.025 USD
cho 11 ngày ở Nam Phi (bao gồm cả tiền vé máy bay và chỗ ở). Họ sẽ có 1 tuần ở với
các em nhỏ bị nhiễm HIV/AIDS, hoặc có bố mẹ chết vì căn bệnh này, và 1 ngày đi
săn, hay một chuyến viếng thăm nhà tù trên đảo Robben, nơi Nelson Mandela bị giam
giữ trong 18 năm.
Trên khắp thế giới hiện nay, du lịch kết hợp từ thiện đang là xu hướng du lịch
rất thịnh hành và mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Nhiều chuyên gia trong
lĩnh vực du lịch đã khẳng định điều đó.
Ơng David Clemmons, người lập ra trang web Voluntourism.org, cho biết: “Du
khách không chỉ nhìn lướt qua cuộc sống ở đây và thảng thốt “Ơi chúa tơi! Cảnh tượng
mới khốn khổ làm sao.”, mà họ sẽ có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn”.
Sarah McCall, một người từng trải trong Peace Corps kể lại nhóm của cơ đã
giúp xây dựng lị sưởi bằng bùn và gạch cho 24 gia đình Peru ở San Pedro de Casta,
giúp họ tiết kiệm nhiên liệu và dẫn khói độc hại ra khỏi nhà. Cơ McCall cho biết cô và
các nhà lãnh đạo khác đã hỏi một số người dân địa phương để xem họ cần gì, sau đó
gửi các nhóm tình nguyện đến đó để làm.
Ơng Doug Cutchins, đồng tác giả của “Du lịch tình nguyện”, cho biết: “Những
chuyến thám hiểm ngắn ngủi như thế sẽ đem lại lợi ích cho du khách và cho những
người được giúp đỡ”.
Sally Brown, người thành lập “Đại sứ của trẻ em”, khẳng định từng việc nhỏ
này sẽ tạo thành một sự giúp đỡ lớn cho những người dân địa phương. Theo bà: “Nếu
mỗi bé được chăm sóc trong vài ngày, bấy nhiêu thôi cũng đủ tạo nên một sự khác biệt
nhỏ”.
Rõ ràng, khi tham gia vào hình thức du lịch này, du khách sẽ cảm thấy rất thoải
mái, và niềm vui cũng được “nhân đơi”, vì họ vừa có thể du lịch, vừa có thể trực tiếp
giúp đỡ những người khó khăn. Đây chính là ưu điểm nổi bật của du lịch kết hợp từ

thiện so với các loại hình du lịch khác.
Có thể nói, du lịch kết hợp kết hợp làm từ thiện tuy có chỉ mới xuất hiện gần
đây và khái niệm về loại hình du lịch này vẫn chưa thống nhất nhưng nó đang phát


triển rất mạnh mẽ trên thế giới và dần trở thành một xu hướng mới trong hoạt động du
lịch hiện nay không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam.
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của du lịch kết hợp từ thiện ở Việt Nam
Hình thức du lịch kết hợp làm từ thiện chỉ mới xuất hiện ở nước ta trong vài
năm trở lại đây, song đây đang là một trong những loại hình du lịch thu hút sự quan
tâm của những người yêu thích du lịch trong nước, đặc biệt là giới trẻ. Ở Việt Nam, du
lịch kết hợp từ thiện nảy sinh trong quá trình tham gia các hình thức du lịch khác của
du khách như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, du lịch tơn giáo... Hình thức
du lịch này chủ yếu tập trung vào hoạt động an sinh xã hội.
Tại Việt Nam, trước đây, phong trào này khá lặng lẽ, chỉ tự phát trong những
nhóm bạn có tấm lịng nhân ái và thích du lịch bụi, chứ khơng rầm rộ quảng cáo thành
các tour. Thay vì chỉ đơn thuần đi du lịch, ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn cách kết
hợp cả việc vừa nghỉ ngơi vừa làm từ thiện. Ðây là dịp để các bạn thấu hiểu, chia sẻ
cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn với người dân, đem lại những trải nghiệm đáng
nhớ cho chuyến đi. Chính vì điều đó, nhiều câu lạc bộ đã ra đời để đáp ứng nhu cầu
vừa đi du lịch vừa làm từ thiện của những người trẻ trên khắp đất nước.
Câu lạc bộ “Vì sự phát triển bền vững” (SDC) mới thành lập được hơn một năm
nhưng đã có khá nhiều hoạt động sơi nổi, có ý nghĩa sâu sắc. Ðó là chương trình
HumaniTour (du lịch thiện nguyện) tại Hịa Bình, Thái Ngun; hai chương trình
giáng sinh tại Trung tâm Ni dưỡng Trẻ khuyết tật Biên Giang; chiến dịch truyền
thông về nước sạch - vệ sinh - môi trường (Wash campaign) tại Bắc Giang...
Saigon Stars hiện đang hoạt động rất tích cực trong các chuyến du lịch kết hợp
làm từ thiện. Thành lập vào năm 2006, ban đầu nhóm chỉ là một CLB tiếng Anh với
các thành viên chủ yếu là sinh viên. Hình thức du lịch được manh nha khi một số bạn
nước ngồi sang Việt Nam tham quan nên nhóm tổ chức thêm tour lẻ trong nội thành

và vùng ven Sài Gòn. Sau những chuyến đi này, nhóm bắt đầu thiết kế các tour đi xa
hơn dành cho thành viên và các bạn người nước ngồi kết hợp với các cơng việc từ
thiện.


Thay vì đi du lịch thơng thường hay về q trong những dịp nghỉ hè, nghỉ lễ,
các thành viên của nhóm Thơng Xanh (chủ yếu là sinh viên tại TP.HCM) lại chọn hình
thức vừa đi du lịch, vừa làm cơng tác từ thiện.
Kinh phí để có được những chuyến đi đó đều do các thành viên trong các câu
lạc bộ qun góp, ngồi ra cịn huy động từ những nhà hảo tâm... Tùy theo đặc điểm,
tình hình dân cư trên địa bàn mà các bạn lựa chọn những hình thức hoạt động tình
nguyện cho phù hợp. Có chuyến các bạn mang quà tới tặng các cụ già, em nhỏ ở vùng
cao. Có lần, lại tổ chức trồng rau, san đất, lợp lại mái nhà cho người dân...
Qua mỗi chuyến đi, những công việc làm dù rất nhỏ bé nhưng từ những cảm
xúc ấy mà trưởng thành lên rất nhiều bởi được chứng kiến, thấu hiểu những mảnh đời
cịn nhiều khó khăn, bất hạnh. Ði xa, vừa được khám phá những vùng đất mới, vừa
làm cơng việc tình nguyện đầy ý nghĩa đã làm các bạn rất hào hứng.
Các tình nguyện viên ghi nhận, sau mỗi chuyến đi “hai trong một” (vừa du lịch,
vừa làm tình nguyện) như vậy, các bạn đều thấy cuộc sống còn nhiều việc mà tuổi trẻ
cần làm, để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tình cảm cộng đồng, tâm huyết và kinh nghiệm
hoạt động xã hội của các thành viên ngày một đầy thêm sau mỗi chuyến đi. Các bạn đã
và đang góp phần thiết thực thúc đẩy chương trình thực hiện các mục tiêu xóa đói,
giảm nghèo, phổ cập xóa mù chữ, góp phần bảo vệ mơi trường... Đó là lợi ích lớn nhất
mà những người trẻ đều công nhận khi tham gia vào các tour du lịch kết hợp làm từ
thiện.
Ngay cả những học sinh – sinh viên nước ngồi cũng tích cực tham gia vào
những hoạt động du lịch kết hợp làm từ thiện ở Việt Nam. Những ngày đầu tháng
12/2011, hàng chục học sinh trường Trung học Rockhampton Grammar (Australia) đã
du lịch đến Cù lao An Bình (Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) để xây nhà cho người nghèo.
Tiền xây nhà là do chính họ làm thêm và gom góp được. Cùng thời gian đó, 39 học

sinh trường Trung học nữ Nan Yang (Singapore) đã đến xã Phước Thịnh (Đồng Tháp)
để giúp đỡ người dân tại đây, đồng thời kết hợp tham quan nhiều thắng cảnh tại địa
phương.
Không chỉ phát triển mạnh mẽ và đơn thuần trong các câu lạc bộ du lịch của
sinh viên, hiện nay, đã có nhiều hãng lữ hành lớn trong nước như: Lửa Việt, Vietravel,


×