Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tìm hiểu về đặc điểm của vùng hồ phú ninh và vai trò của nó đối với tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện phú ninh, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.52 KB, 47 trang )

Đà Nẵng - Năm 2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

LÊ THỊ PHƯỢNG

TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG HỒ PHÚ NINH VÀ
VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

Đà Nẵng - Năm 2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

LÊ THỊ PHƯỢNG

TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG HỒ PHÚ NINH VÀ
VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ


Người hướng dẫn:
ThS. Lê Thị Thanh Hương

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình
từ các thầy cơ giáo trong khoa Địa lí, trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng và các phòng ban
liên quan.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện cho tác giả
thực hiện được đề tài. Đặc biệt là Thạc sĩ Lê Thị Thanh Hương - cơ giáo hướng dẫn,
đã chỉ bảo và đóng góp ý kiến tận tình, kịp thời. Xin cảm ơn các cán bộ thuộc các
phịng ban của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Phú
Ninh, phòng Tài nguyên Mơi trường huyện Phú Ninh, ban quản lí hồ Phú Ninh đã
cung cấp cho tác giả các tài liệu cần thiết cho bài luận văn.
Sau khi bảo vệ, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng
khoa Địa lí và các bạn sinh viên quan tâm đến đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Lí do chọn đề tài........................................................................................................... 1

2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................................... 1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 1

5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ........................................................................................ 2
6. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................................... 2
6.1. Quan điểm hệ thống ..................................................................................................... 2
6.2. Quan điểm sinh thái ...................................................................................................... 2
6.3. Quan điểm lịch sử ......................................................................................................... 2
6.4. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ...................................................................................... 2
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.............................................................................. 2
7.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 2
7.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................... 3
7.3. Phương pháp bản đồ .................................................................................................... 3
7.4. Phương pháp thực địa ................................................................................................. 3
7.5. Phương pháp điều tra ..................................................................................................... 3
7.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh................................................................. 3
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CHO NGHIÊN
CỨU ĐỀ ................................................................................................................................ 4
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỒ-ĐẦM......................................................................... 4
1.2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN PHÚ NINH ............................ 10
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG HỒ PHÚ NINH ......................................................... 15
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG HỒ PHÚ NINH ......................................................................... 15
2.1.1. Vị trí địa lí, diện tích và giới hạn vùng hồ ............................................................... 15
2.1.2. Nguồn gốc ................................................................................................................ 16


2.1.3. Đặc điểm địa chất - nham thạch, địa hình vùng hồ Phú Ninh ............................... 16
2.2. ĐẶC ĐIỂM NƯỚC HỒ PHÚ NINH ................................................................................ 19
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nước hồ Phú Ninh ........................................ 19
2.2.2. Chế độ nước hồ Phú Ninh ....................................................................................... 22
2.2.3. Tính chất lý hóa của nước hồ Phú Ninh ................................................................. 23
2.3. SINH VẬT Ở VÙNG HỒ PHÚ NINH .............................................................................. 25

2.3.1. Thảm thực vật và rừng ............................................................................................ 25
2.3.2. Động vật ................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA VÙNG HỒ PHÚ NINH ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
CỦA HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM .................................................................... 27
3.1. VAI TRÒ CỦA VÙNG HỒ PHÚ NINH ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN PHÚ NINH,
TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................................................. 27
3.1.1. Vai trò điều tiết dịng chảy ...................................................................................... 27
3.1.2. Điều hịa vi khí hậu .................................................................................................. 27
3.1.3. Tạo cảnh quan.......................................................................................................... 27
3.2. VAI TRÒ CỦA VÙNG HỒ PHÚ NINH ĐỐI VỚI KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ
NINH, TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................................... 28
3.2.1. Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và thủy điện ...................................... 28
3.2.2. Cung cấp sinh vật quí, thủy sản ............................................................................. 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 40


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

GDP của một số nước ở châu Á

3


1.2.

GDP của Việt Nam từ 1975 đến nay

5

...........

.............................................................................

.........

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

1.1.

Biểu đồ dân số của một số nước ở châu Á

4

1.2.

Biểu đồ dân số của Việt Nam từ 1975 đến nay


6

...........

....................................................................................................

.........


CN-TTCN:
ĐH:
GDP:

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Đại học
Tổng thu nhập bình quân đầu người

FAO:
THCS:

Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
Trung học cơ sở

TNHH:
UBND:

Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân



PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mỗi hồ có những nguồn gốc hình thành và vị trí khác nhau, chính điều đó đã làm
nên những đặc điểm khác nhau về hình thái, tính chất hóa học của nước trong hồ hay
1.

sinh vật trong hồ, từ đó dẫn đến vai trị của các hồ của các hồ cũng khác nhau. Và khi
nói đến vai trị của hồ đối với đời sống xã hội của con người thì ta ưu tiên nhắc đến các
hồ nhân tạo. Bởi vì hầu hết các hồ nhân tạo ra đời đều gắn với những mục đích riêng
của nó.
Ở nước ta hệ thống hồ nhân tạo rất đa dạng. Đi song song với các hồ lớn ở miền
Bắc như Thác Bà, Hịa Bình hay các hồ ở miền Nam như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An thì
ở miền Trung chúng ta lại có hồ Phú Ninh. Hồ Phú Ninh nằm ở hai huyện Núi Thành
và Phú Ninh của tỉnh Quảng Nam, từ khi mới ra đời nó là hồ nhân tạo lớn nhất miền
Trung và Tây Nguyên. Sự hiện diện của hồ Phú Ninh đã ảnh hưởng rất lớn đến các
mặt tự nhiên và xã hội của huyện Phú Ninh nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
Và để tìm hiểu các đặc điểm cũng như vai trò to lớn của hồ nhân tạo nổi tiếng ở miền
Trung này tác giả quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về đặc điểm của vùng hồ Phú
Ninh và vai trị của nó đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu các đặc điểm của vùng hồ Phú Ninh và vai trị của nó đối với các mặt
về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Từ đó đưa ra các
đề xuất khai thác, sử dụng và bảo vệ hiệu quả hơn nữa.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
- Tìm hiểu đặc điểm của vùng hồ Phú Ninh.
- Tìm hiểu vai trị của vùng hồ Phú Ninh về các mặt về tự nhiên, kinh tế - xã hội

của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu các đặc điểm của vùng hồ Phú Ninh và vai trị của nó đối với các mặt
về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Phú Ninh - tỉnh Quảng
Nam.
- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu các đặc điểm của hồ Phú Ninh và vai trò của nó
đối với các mặt về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
1


5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về đặc điểm và vai trị của các hồ lớn thì có rất
nhiều đề tài ở cấp vùng, cấp quốc gia. Riêng về Hồ Phú Ninh thì cũng có một số bài
báo, bài viết hay đề tài: “Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng hồ Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam” của nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học Nguyễn Phú (09SDL). Tuy
nhiên, việc nghiên cứu cụ thể về các đặc điểm và vai trò của vùng hồ Phú Ninh thì
chưa có đề tài hay bài viết nào quan tâm cụ thể, nên việc nghiên cứu, tìm hiểu của tác
giả là quan trọng.
6. Quan điểm nghiên cứu
6.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này giúp đề tài xem xét được đối tượng một cách toàn diện, nhiều
mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau. Các đặc điểm của hồ Phú Ninh cũng dựa trên mơ
hình hệ thống gồm nhiều thành phần vì vậy khi nghiên cứu cần đặt nó trong mối quan
hệ chặt chẽ của cả hệ thống.
6.2. Quan điểm sinh thái
Đây là quan điển được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng đến mối
quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và con người, đặc biệt giữa con người với việc

khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Những tác động tích cực hay tiêu cực của nó
đều có ảnh hưởng nhất định đến hệ sinh thái.
6.3. Quan điểm lịch sử
Lịch sử diễn ra trong quá khứ rất quan trọng, sự tồn tại và phát triển của yếu tố tự
nhiên này chịu sự chi phối của yếu tố tự nhiên khác và ngược lại. Do đó, phải hiểu về
lịch sử tồn tại mới đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn. Về tình hình khai thác các
tài nguyên ở hồ Phú Ninh như thế nào, hiệu quả và ảnh hưởng của nó ra sao cần được
nghiên cứu kĩ để có thể tiến hành khai thác cho phù hợp trong tương lai.
6.4. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm có vai trị quan trọng. Để tìm hiểu được đặc điểm và vai trị của
hồ Phú Ninh cần nghiên cứu tổng hợp trên toàn bộ lãnh thổ, từ đó có những đánh giá
chính xác nhất.
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
7.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để tìm hiểu được về đặc điểm của hồ Phú Ninh và vai trị của nó đối với tự
nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam thì tác giả đã tìm kiếm và
tham khảo tài liệu ở:
- Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Nam.
- Ủy Ban nhân dân huyện Phú Ninh.
2


- Phịng Tài ngun - Mơi trường huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
- Phịng Nơng nghiệp huyện Phú Ninh.
7.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Gồm có 2 bước
+ Bước 1: Phân loại tài liệu
+ Bước 2: Xử lý dữ liệu
7.3. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp truyền thống và đặc trưng của khoa học Địa lý. Dựa vào

phương pháp bản đồ để xác định vị trí cuả hồ Phú Ninh trong địa bàn Tỉnh Quảng
Nam.
7.4. Phương pháp thực địa
Phương pháp này rất quan trọng và cần thiết để tác giả hoàn thành đề tài. Việc đi
khảo sát thực tế giúp tác giả kiểm tra tính đúng đắn và sát thực của những nhận định
khoa học và chụp những bức ảnh minh họa tăng thêm tính thực tiễn cho đề tài.
7.5. Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp đem lại hiệu quả khá cao trong nghiên cứu thực nghiệm.
Thông qua các bảng điều tra và phỏng vấn người dân, tác giả thu thập được những
thông tin phản hồi rất có ích cho cơng việc nghiên cứu của tác giả. Đồng thời, các
phương tiện truyền thơng như báo chí cũng giúp ích cho tơi rất nhiều.
7.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh
Sau khi đã thu thập được tài liệu, bước tiếp theo là xử lý tài liệu, hàng loạt
phương pháp truyền thống được sử dụng như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
Thơng qua các phương pháp này nguồn tài liệu sẽ được xử lý sao cho phù hợp
với thực tế khách quan. Tiếp theo là tài liệu được phân tích, tổng hợp, đối chiếu để
từng bước biến chúng thành cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận khoa học của
cơng trình nghiên cứu.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ
CHO NGHIÊN CỨU ĐỀ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỒ-ĐẦM
1.1.1. Khái niệm về hồ
Hồ là những lòng chảo hoặc vùng trũng của bề mặt Trái Đất chứa đầy nước,
không nối liền với biển.
Trên thế giới có khoảng 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong đó có 145 hồ có diện tích mặt

nước trên 100km2, chứa 95% tổng lượng nước các hồ. Hồ hiện chứa 0,313% thể tích
nước ngọt lục địa, gấp khoảng 6 lần lượng nước có trong các hệ thống sơng. Riêng Bai
Can, hồ sâu nhất thế giới, đã chứa 23.000km3 nước, bằng gần 1/4 tổng lượng nước các
hồvà bằng 1/10 lượng nước ngọt tồn cầu. Khơng phải tất cả các hồ trên thế giới đều
chứa nước ngọt. Biển hồ Caxpiên là một hồ nước mặn, hồ Chết là hồ chứa loại nước
mặn nhất thế giới.
Đặc trưng hình thái quan trọng nhất của hồ là diện tích mặt nước và dung tích hồ.
Chúng biến đổi theo sự thay đổi độ cao mặt nước hồ (hoặc độ sâu). Đối với những hồ
có bờ đáy ổn định, quan hệ giữa diện tích mặt nước và dung tích hồ với độ sâu tương
đối ổn định và được biểu diễn dưới dạng bảng hoặc đồ thị. Diện tích mặt hồ càng lớn,
khả năng trao đổi chất và năng lượng với khí quyển càng lớn, trong đó đáng lưu ý là
những q trình như bốc hơi, xâm nhập ơxy từ khí quyển, đốt nóng, sóng... Chiều dài
đà gió càng lớn thì sóng do gió càng cao, tạo ra sự xáo trộn sâu hơn trong tầng mặt và
tạo nước dồn sinh dịng chảy do gió. Tỷ lệ dung tích trên độ sâu hồ càng lớn thì chế độ
nước trong hồ càng ổn định, đồng thời sự phân bố các đặc trưng thuỷ lý, thuỷ hoá,
thuỷ sinh và chế độ động lực càng kém đồng nhất.
Ở Việt Nam, đất nước của chúng ta thì hệ thống hồ cũng rất đa dạng.
1.1.2. Phân loại hồ
Có nhiều cách phân loại hồ:
- Phân loại theo ngun nhân hình thành lịng hồ: hồ đập, hồ sơng, hồ dun hải,
hồ thung lũng, hồ lịng chảo, hồ tạp, hồ nhân tạo.
- Phân loại dựa vào tính nhiệt: hồ nóng, hồ ấm, hồ lạnh.
- Phân loại theo nồng độ muối: hồ nước ngọt, hồ nước mặn.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nước hồ
a. Tác động của các yếu tố tự nhiên
- Khí hậu

4



Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng quyết định tới tài nguyên nước trong các hồ là bức
xạ, Mặt Trời, nhiệt độ, mưa và gió. Các yếu tố này một mặt trực tiếp tham gia vào quá
trình hình thành cán cân nước khu vực, mặt khác tác động gián tiếp tới lượng và chất
nước thơng qua các q trình phong hố, thành tạo địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, phát
triển thảm thực vật, hệ sinh thái...
Bức xạ Mặt Trời là yếu tố cấp năng lượng chính cho q trình hình thành chế độ
nhiệt và điều kiện tự nhiên thích hợp đối với sự sống trên Trái Đất trong đó có các hồ.
Nhiệt độ và chế độ nhiệt của nước trong các thuỷ vực có ảnh hưởng tới sự sống
của hệ động thực vật và các q trình lý hố, ảnh hưởng đến chất lượng nước và khả
năng tự làm sạch của hồ. Chế độ nhiệt ẩm có ảnh hưởng mạnh tới phong hoá (cung cấp
sản phẩm bở rời cho quá trình rửa trơi, xói mịn) và tác động tới phát triển thảm thực
vật (là yếu tố bảo vệ bề mặt khỏi tác động trực tiếp của mưa nắng, chống xói mịn, tạo
chất đất), do đó có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng nước trong các thuỷ vực. Cường
độ phong hóa vật lý tăng theo sự tăng biên độ nhiệt và mức độ đột ngột của sự biến
động nhiệt. Trong vùng nền nhiệt lớn, tổn thất do bốc hơi mạnh có thể dẫn tới mặn hố
các thuỷ vực lưu thơng nước kém.
Mưa là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước các hồ. Mưa rửa sạch bầu khí
quyển, hồ tan nhiều khí làm độ pH của nước giảm, thành phần và tính chất của nước
phân hố. Hạt mưa có động năng nên trực tiếp công phá bề mặt đất. Mưa sinh dịng
mặt hồ tan, xói mịn mặt đất và chuyển tải sản phẩm phong hố, xói mịn đi xa. Mưa
càng lớn, nguy cơ hình thành dịng chảy sườn dốc càng lớn, động năng càng cao, xói
mịn càng mạnh. Trong thực tế, xói mịn chỉ xuất hiện khi mưa vượt q ngưỡng xói
mịn theo cường độ (25 mm/giờ). Việt Nam có khoảng 40% lượng mưa rơi với cường
độ trên ngưỡng xói mịn.
Quan hệ giữa tổng mưa và lượng đất bị xói có thể tính theo cơng thức:
R = 0,082P - 21
trong đó; R- chỉ số xói mịn do mưa, P- mưa trung bình năm.
Tuy nhiên quan hệ giữa mưa và xói mịn khơng hồn tồn tuyến tính và bản đồ
xói mịn đất khơng hồn tồn trùng khớp với bản đồ mưa thế giới. Vùng mưa nhiều có
điều kiện tốt cho thảm thực vật phát triển, thường có khả năng bền vững hơn trước tác

động xói mịn của mưa và dịng chảy. Ngược lại, những vùng mưa ít, khơ hạn kéo dài
thường không thuận lợi cho sự phát triển của thực vật, đất đá bị phong hóa mạnh và
khơng được bảo vệ, rất dễ bị xói mịn mạnh.
Gió có ảnh hưởng lớn tới thành tạo địa hình (thổi mịn, mài mịn) trên toàn bộ bề
mặt sườn, kể cả sườn lõm và chuyển vận vật chất bở rời đi xa, do đó nó có tác động
gián tiếp tới q trình hình thành dòng chảy trên lưu vực và chất lượng nước của hồ.
5


- Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng
Yếu tố địa hình ảnh hưởng đáng kể tới tài nguyên nước là độ cao, hình dạng,
mức độ cắt xẻ bề mặt, độ dốc và độ dài sườn dốc. Địa hình làm cho các yếu tố khí hậu
phân hóa mạnh theo chiều ngang và chiều thẳng đứng. Theo chiều ngang, các dãy núi
tạo ra những đường phân chia khí hậu và đường chia nước. Theo chiều thẳng đứng,
càng lên cao nhiệt độ và bốc hơi giảm, cịn mưa tăng bên phía sườn đón gió ẩm. Điều
này có thể dẫn đến hình thành những khác biệt sâu sắc trong địa hình, cảnh quan, thảm
thực vật và tài nguyên nước giữa hai phía sườn núi.
Địa hình bằng phẳng hạn chế tiêu thốt nước, thuận lợi cho việc kéo dài thời gian
duy trì lớp nước trên mặt, tăng thấm. Địa hình âm thuận lợi cho tích luỹ trầm tích và
chứa nước, tạo cơ chế điều tiết tự nhiên dịng chảy lũ. Địa hình cắt xẻ mạnh thuận lợi
cho tiêu thoát nước và tăng mật độ lưới hồ.
Địa hình dương, độ dốc, độ dài sườn dốc lớn thuận lợi cho tiêu thốt nước và xói
mịn bề mặt, dẫn đến gia tăng cực đoan dòng chảy lỏng và rắn. Độ dốc sườn 30-60 đã
gây xói mịn sườn dốc, độ dốc 80 - 100 đất bị xói mịn mạnh, là giới hạn cuối cùng có
thể trồng cây nơng nghiệp.
Ngồi q trình xói mịn các phần tử bở rời, tác động của nước trên sườn dốc
trong những điều kiện nhất định về độ dốc và trạng thái kết cấu của khối vật chất, còn
gây ra những hiện tượng đặc biệt như sụt lở, trượt đất, đất chảy... làm thay đổi địa hình
và tăng cường nguồn cấp đáy hồ.
Địa chất thổ nhưỡng có ảnh hưởng tới nước mặt, nước dưới đất cả về chế độ,

lượng và chất do nó quyết định:
+ Mức độ bền vững của bề mặt chống xói mịn, hoà tan.
+ Đặc điểm vật chất cuốn theo.
+ Khả năng thấm, chứa, giữ và cấp nước của đất đá.
+ Thế nằm và độ sâu của các tầng chứa nước dưới đất, từ đó quyết định đặc điểm
quan hệ thuỷ lực giữa các thuỷ vực mặt với ngầm và ngầm với nhau.
+ Đặc điểm lịng hồ trên mặt bằng
Tính chất của nham thạch có quan hệ mật thiết với q trình phong hóa tạo vật
chất bở rời. Đất đá cấu tạo khơng đồng nhất, màu sắc phân hóa, độ dẫn nhiệt nhỏ, nhiệt
dung riêng nhỏ sẽ giãn nở vì nhiệt mạnh và không đồng đều, nên dễ bị vỡ vụn. Đất đá
có nhiều khe nứt, khi bị nước lấp đầy các khe nứt và đóng băng sẽ bị phá mạnh hơn.
Độ xói mịn của đất phụ thuộc tính chất vật lý của nó như tỷ lệ cát, bùn, sét, hàm
lượng mùn, chất hữu cơ, cấu tượng, độ ẩm trước khi mưa, kết cấu đất... Các hạt mịn
thường bị rửa trôi trước nhất và chuyển dịch xa nhất.

6


Đất tơi xốp, có cấu tượng, giàu mùn có khả năng thấm nước tốt, giữ ẩm tốt. Đá
sỏi, dăm, cát có độ thấm, chứa và nhả nước tốt. Đất sét cho nước thấm qua và cấp
nước kém vì các lỗ rỗng chủ yếu có kích thước mao mạch và hạt sét gặp nước trương
nở. Đất đá thấm, chứa, cấp nước tốt là điều kiện hạn chế hình thành mật độ sơng suối
lớn, hạn chế hình thành cực đoan dịng chảy mặt, tăng điều tiết mùa bằng dịng ngầm
và ngược lại.
Khơng chỉ có đặc điểm địa chất, mà tồn bộ các hoạt động địa chất kiến tạo có
thể để lại những dấu ấn sâu sắc lên đặc điểm hình thành và phát triển của mạng lưới
hồ, hình dạng lịng hồ.
- Lớp phủ thực vật
Vai trò của lớp phủ thực vật trong quá trình hình thành nước hồ thể hiện ở chỗ:
Che phủ, ngăn không cho mặt đất chịu tác động trực tiếp của mưa, bức xạ gây

phong hoá bở rời, bảo vệ đất chống xói mịn và giảm dịng rắn từ lưu vực vào hồ.
Làm cho đất tơi xốp, có cấu tượng, bền vững trước các tác động xói mịn, giữ ẩm
đất và tăng thấm tạo ra tăng điều tiết dòng chảy theo mùa.
Điều hồ vi khí hậu, duy trì độ ẩm hợp lý trong đất và khơng khí.
Khả năng bảo vệ đất của lớp phủ thực vật phụ thuộc vào loại cây, tuổi cây, mật
độ cây, đặc điểm quá trình khai thác sử dụng... và tăng theo sự tăng độ dày tán lá, thời
gian che phủ, độ phì của đất. Bộ rễ bảo vệ đất chống xói mịn do nó tạo khe nứt cho
nước thấm qua và tạo bề mặt ghồ ghề, cản trở khơng cho dịng mặt sinh nhiều, chảy
nhanh, chảy thẳng theo hướng sườn dốc và xói mạnh.
Theo Khanbecôp, trong vùng thừa ẩm, độ che phủ thực vật thích hợp nhất là
60%, vùng khơ - 25%. Theo FAO, lưu vực có độ che phủ <20% bị xem là nghèo kiệt,
<30% là dưới ngưỡng an toàn sinh thái. Theo Nguyễn Quang Mỹ, ở Việt Nam, đất
rừng tự nhiên độ dốc 15 - 20, độ che phủ >80%, bị xói mòn 4 tấn/ha/năm, vùng cây
bụi, cây ăn quả, độ che phủ40 - 60%, bị xói mịn 64tấn/ha/năm, đất lúa và hoa màu có
độ dốc 3 - 80, độ che phủ <10% trên đất bị xói mịn 107 tấn/ha/năm.
Biểu thức tính xói mịn tổng hợp do Wischmeier và Smith (1978) đưa ra có dạng:
A = R. K. L. S. C. P
Trong đó: A- lượng đất bị xói mịn (tấn/ha/năm), R- chỉ số xói mịn do mưa, Lchỉ số xói mịn do chiều dài sườn dốc, S- chỉ số xói mịn do độ dốc, C- chỉ số xói mịn
do lớp phủ thực vật, K- chỉ số xói mịn của đất, P- chỉ số xói mịn do biện pháp canh
tác.
b. Tác động nhân sinh
- Tác động trực tiếp
Tác động trực tiếp tới nước hồ là các hoạt động thuộc loại sau:
7


Thay đổi quy luật phân phối tài nguyên nước theo không gian, tưới tiêu, dẫn
chuyển nước từ nơi này đến nơi khác.
Thay đổi một số thành phần trong cán cân nước khu vực theo thời đoạn, như điều
tiết dòng chảy bằng hồc hứa nhân tạo, tăng diện tích tưới làm mở rộng diện tích mặt

nước làm tăng thấm, tăng bốc hơi...
Thay đổi đặc trưng hình thái và thuỷ vực, như thu hẹp, mở rộng lòng hồ, dẫn tới
thay đổi chế độ dòng chảy, tăng giảm vận tốc và động năng dòng nước, thay đổi tương
tác dòng nước lòng hồ, thay đổi sức tải cát và hàm lượng trầm tích trong hồ...
Xả chất gây ơ nhiễm như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nơng nghiệp, hóa
chất trong cơng nghiệp, rác thải trong sinh hoạt…
- Tác động gián tiếp
Những hoạt động của con người gián tiếp dẫn tới thay đổi điều kiện hình thành
dịng chảy là:
Thay đổi khí hậu, thời tiết: Biến động khí hậu tồn cầu làm thay đổi quy luật hình
thành mưa, bão, hạn hán... gia tăng rủi ro liên quan tới nước.
Thay đổi đặc điểm bề mặt như:
Phá rừng, canh tác nông nghiệp không hợp lý trên đất dốc gây biến động nghiêm
trọng chế độ dòng chảy lỏng và rắn, đặc biệt là gia tăng các hiện tượng cực đoan như
lũ lụt, hạn hán, tăng dòng chảy phù sa...
Thay đổi đặc điểm địa hình như tăng (giảm) độ dốc, độ cao... dẫn đến làm thay
đổi chế độ dịng chảy, tăng (giảm) cực đoan dịng chảy.
Đơ thị hố, bê tơng hố, bỏ đất hoang hố là những q trình dẫn đến giảm thấm
nghiêm trọng, tạo ra cực đoan trong chế độ dòng chảy như tăng dòng chảy lũ, giảm
dòng chảy kiệt...
1.1.4. Chức năng của hồ đối với tự nhiên và kinh tế - xã hội
a. Đối với tự nhiên
- Tạo cảnh quan mơi trường.
Sự có mặt của các hồ, bao gồm cả hồ tự nhiên lẫn nhân tạo đều có chức năng rất
lớn đối với sinh cảnh và môi trường xung quanh. Các hồ không chỉ thể hiện các chức
năng chính của mình mà cịn tạo cảnh quan thống đãng, trong lành, nhất là những nơi
có dân cư sinh sống. Chính vì thế mà trong các cơng viên, bao giờ người ta cũng đào
hồ để khung cảnh được hài hịa, cân đối hơn.
Bên cạnh đó, nơi nào có hồ tức thì sẽ có sự sinh sống của các loài sinh vật thủy
sinh. Như vậy, sơn thủy sẽ cân bằng. Và tất nhiên vơi cảnh quan đẹp thì các hồ không

chỉ dừng lại ở sự nghỉ ngơi củangười địa phương mà còn thu hút được khách tham
quan, du lịch.
8


- Điều tiết nước.
Cùng với dòng chảy ngầm và hệ thống phủ thực vật thì hồ có chức năng điều tiết
nước rất lớn. Ví dụ điển hình là hồ Tơnlêsap, điều tiết dịng chảy của hệ thống sơng
MêKơng, hay hồ Phú Ninh điều tiết dịng chảy của sơng Tam Kì.
Vào mùa mưa (hoặc mùa xuân, hiện tượng băng tan ở các nước ôn đới) đây là
nơi lưu trữ nước khổng lồ, nhờ vậy mà các vùng xung quanh không bị ngập lụt. Và
ngược lại, vào mùa khô (hoặc mùa hạ) thì chính các hồ sẽ đưa dịng nước mà đã dự trữ
được cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt cho các vùng xung quanh.
- Điều hịa vi khí hậu.
Các hồ có vai trị điều hịa khí hậu địa phương khơng thua kém rừng. Chính
lượng nước có được trong mỗi hồ sẽ làm cho khí hậu nơi đó ấm áp hơn vào mùa đông,
đỡ khắc nghiệt hơn vào mùa hạ.
b. Đối với kinh tế - xã hội
- Hồ là kho cung cấp nước cho thủy lợi và thủy điện.
Nhờ nguồn nước từ các hồ mà ngành nông nghiệp càng ngày càng phát triển hơn.
Các cánh đồng sẽ được tươi mát hơn nhờ có dịng chảy từ hồ cung cấp.
Bên cạnh đó, với nguồn nước dồi dào của các hồ thì nó sẽ được tận dụng để làm
thủy điện. Cung cấp một nguồn năng lượng quí giá cho sản xuất và sinh hoạt của con
người.
- Nuôi trồng thủy sản.
Ngày nay, con người tận dụng nguồn nước ở các hồ, nhất là là các hồ thủy điện
để nuôi trồng thủy sản. Nguồn thủy sản từ các hồ không những cung cấp các bữa ăn
giàu dinh dưỡng cho người ni mà cịn đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu họ đem các
sản phẩm ấy ra thị trường tiêu thụ. Và ở các hồ có sức chứa lớn, thành phần dinh
dưỡng cao thì lượng thủy sản thu được là rất cao. Có rất nhiều người làm giàu từ việc

nuôi thủy sản ở các hồ.
Từ việc nuôi thủy sản như cá, tôm, cua… ở các hồ mà lại xuất hiện các hoạt động
thư giản như câu cá, du thuyền trên hồ để xem cá. Và hoạt động du lịch đã xuất hiện từ
đó.
- Du lịch
Hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng xuất hiện ở các hồ có cảnh quan đẹp, khơng
khí trong lành, cộng với các dịch vụ khác thì giá trị này càng được nâng cao. Nhiều hệ
thống các hồ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói chung nhờ dịch vụ này đã đóng
góp GDP cho sự phát triển kinh tế của địa phương và đất nước. Ở thế giới phải kể đến
các hồ nổi tiếng như hồ BaiKan, Victorya, Ngũ Hồ,… và ở nước ta thì phải kể đến hồ
Ba Bể, Thác Bà, Núi Cốc, Phú Ninh,…
9


1.2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN PHÚ NINH
2.1.1. Vị trí địa lí
a. Vị trí tốn học:
Huyện Phú Ninh kéo dài từ 15022’40’’Đ đến 15037’48’’Đ và 108018’52’’T đến
108029’51’’T.
b. Vị trí tiếp giáp:
Huyện Phú Ninh nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp
với TP.Tam Kì, phía Tây giáp với huyện Tiên Phước, phía Nam giáp huyện Núi Thành
và Trà My, phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình.

Nguồn:Lê Thị Phượng thành lập
1.2.2. Diện tích
Tổng diện tích của huyên Phú Ninh là 251,52 km2 (năm 2012).
1.2.3. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình


10


Địa hình của huyện Phú Ninh tương đối đa dạng với đầy đử các loại địa hình
đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Trong đó diện tích đồng bằng chiếm khoảng
65%, còn lại là trung du và đồi núi thấp.
b. Khí hậu
Huyện Phú Ninh nằm trong vùng khí hậu Nam Trung Bộ, có khí hậu mùa Đơng
khơng lạnh, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm đều nhỏ. Một năm chia làm 2 mùa
khô, ẩm phù hợp với mùa gió tương phản nhau, là vùng có lượng mưa khá lớn. Theo
số liệu thực đo tại trạm Tam Kỳ tổng kết trong nhiều năm khí hậu có đặc trưng cơ bản
như sau:
+Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm: 25,60C.
+Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình tháng trong năm 82%.
+Lượng mưa:
Lượng mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa
trung bình năm: 2.491 mm.
+ Gió:
Khu vực Phú Ninh có 2 hướng gió chính là hướng Đơng và Đơng Bắc: Gió Đơng
từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Gió Đơng Bắc từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.
+ Thời tiết đặc biệt:
BãoThường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 10. Trung bình năm có 0,5 cơn bão
đổ bộ trực tiếp, 2 - 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng. Và chịu ảnh hưởng của
gió Tây Nam khơ nóng xuất hiện vào tháng 5.
c. Đất
Tổng diện tích đất của huyện là 25.151,95 ha. Trong đó bao gồm đất sản xuất
nơng nghiệp chiếm 33,2%, đất lâm nghiệp chiếm 28,1%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm
0,1%, đất chuyên dùng là 15,8%, đất ở chiếm 1,8%, còn lại là đất chưa sử dụng.
Đất ở đây chủ yếu là: đất feralít đỏ vàng trên đá Sa Thạch (61,11%), phân bố hầu
khắp, dễ bị xói mịn, khó phát triển cây lương thực, hoa màu. Đất feralít vàng đỏ trên

nền mác ma (khoảng 20%), thường có rừng bao phủ.Và đất phù sa dốc tụ (15-17%) là
các thung lũng ven các suối, là điểm dân cư và nương rẫy.
d. Thủy văn
Nhìn chung khu vực huyện Phú Ninh khơng có con sơng nào lớn cả, chỉ có một
số con sơng nhỏ như Bồng Miêu. Bên cạnh đó cịn có các con suối, thác và hồ chứa
lớn như: hồ Phú Ninh, Hố Lau, Ma Phan, Đập Đá, Đập Cây Sanh…
Toàn huyện 12.639,9m kênh mương phục phụ cho sản xuất nông nghiệp (năm
2012).
e. Sinh thái
11


+ Sinh thái thủy vực:
Sinh vật thuỷ vực khá đa dạng về hệ sinh thái, tập trung nhất ở vùng hạ lưu sơng.
Thành phần các lồi cá khai thác ở vùng hạ lưu sông chủ yếu là cá Hanh, Đối, Đuối,
Chình, Mịi, Chép, Úc, Chai, Chẽm, Mú, Liệt, Hồng, Móm, Dìa, Leo, Vượt… Ngồi
ra, vùng sơng cịn có các loại cua, tôm, ốc nhưng trữ lượng thấp và hiện nay đã bị suy
giảm cả về số lương lẫn chất lượng.
+ Hệ sinh thái trên cạn
Về động vật trên cạn chia làm 2 loại: Động vật tự nhiên và động vật ni.
- Lớp thú: gồm có Voọc Chà vá, khỉ mặt đỏ, gấu, cày, chồn, hổ, mèo rừng, nai,
mang, sơn dương, cheo, lợn rừng, sóc bay, gà lơi, chích ch, khướu…
- Lớp bò sát: Rắn hổ mang, rắn cạp nia, trăn, kỳ đà, rùa núi…
Về động vật nuôi chủ yếu là các lồi gia súc và gia cầm như trâu, bị, heo, nhím,
gà, vịt.
Nhìn chung, hệ thực vật bao gồm tất cả các loại cây gỗ, cây bụi, dây leo, thảm
cỏ… chúng là thành phần chính tạo nên hệ sinh thái thực vật rừng cho đến các cây
trồng trong như rau, đậu, lúa... Cây trong tự nhiên phân bố chủ yếu ở núi giáp với Trà
My, Tiên Phước, với diện tích rừng trên 7 ngàn ha. Ngoài ra, trên địa bàn xã có diện
tích rừng phịng hộ. Các lồi cây trong rừng phòng hộ bao gồm keo lá tràm, bạch đàn.

1.2.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Tình hình kinh tế
Hoạt động kinh tế của huyện Phú Ninh rất đa dạng, bao gồm các ngành như nông
nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 188.687 triệu đồng (bao gồm cả nông -lâm thủy sản); CN - TTCN là 313.510 triệu đồng; dịch vụ là 226.769 triệu đồng (năm
2012).
Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế-xã hộ ở các
địa bàn bàn. Tốc độ tăng GDP bình quân (2005-2010) là 15,3%. Thu nhập bình quân
đầu người khu vực nông thôn năm 2010 đạt 11,38 triệu đồng/người/năm, bằng
103,60% so với thu nhập bình qn đầu người nơng thơn của tỉnh (10,98 triệu
đồng/người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 22%, năm 2010 là 9,84%.

12


Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm theo nhóm ngành 2005 – 2010
(giá hiện hành).Đơn vị: %
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010


Khu vực I

45,23

43,30

44,80

422,98

43,54

42,38

Khu vực II

15,88

19,08

18,90

20,33

19,07

19,04

Khu vực III


38,89

37,72

36,30

36,69

37,39

38,58

Khu vực

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Ninh)

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm theo khu vực kinh tế của huyện Phú
Ninh, giai đoạn 2005 - 2010
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ thị thì ta có thể thấy được khu vực I ở
huyệnPhú Ninh chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện và theo xu
hướng chung là đang có xu hướng giảm theo thời gian (năm 2010 giảm 2,85 %, tức là
giảm 0,9 lần). Tiếp theo là khu vực III, chiếm tỉ trọng cao thứ nhì trong tổng cơ cấu
kinh tế ở địa phương và có xu hướng ngày càng tăng (năm 2010 tăng 0,19%, tức là
tăng 1%). Khu vực II tuy chiếm tỉ trọng thấp hơn các khu vực khác nhưng lại có xu
hướng tăng nhanh nhất (năm 2010 tăng 3,16%, tức là tăng 1,2%).
b. Tình hình dân cư - xã hội (số liệu năm 2012)
Toàn huyện có 11 xã (Tam Dân, Tam Vinh, Tam Thái, Tam Lãnh, Tam Phước,
Tam Lãnh, Tam Đàn, Tam Đại, Tam Thành, Tam An) và thị trấn Phú Thịnh, với tổng
số dân là 78.461 người. Mật độ dân số là 312 người/km2.

13


Tỉ lệ sinh là 13,52%, cao hơn tỉ lệ trung bình của cả nước. Cả huyện có 11 xã với
11 trạm y tế, với 115 cán bộ y tế. Trong huyện có đầy đủ các cơ sở trường học, trường
mẫu giáo có 11 trường, trường tiểu học có 13 trường, THCS có 9 trường, THPT có 2
trường (trong đó có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia).
Tổng số lao động sản xuất CN-TTCN là 1.668 người (chiếm 2,1% tổng số dân);
số lao động theo ngành dich vụ là 3.037 người (chiếm 3,9% dân số).

14


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG HỒ PHÚ NINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG HỒ PHÚ NINH
2.1.1. Vị trí địa lí, diện tích và giới hạn vùng hồ
a. Vị trí địa lí
Hồ Phú Ninh là một hồ chứa nước nhân tạo, hồ nằm cách thành phố Tam
Kỳ khoảng 7 km về phía tây thuộc địa phận huyện Núi Thành và huyệnPhú
Ninh tỉnh Quảng Nam, cách TP. Đà Nẵng (có sân bay quốc tế) khoảng 70 km, cách
sân bay Chu Lai của tỉnh Quảng Nam khoảng 15 km. Đập chính nằm tại xã Tam Ngọc,
Thành phố Tam Kỳ, có tọa độ địa lý 15030' Bắc và 108043' Đơng.
b. Diện tích
Tổng diện tích vùng phòng hộ của Hồ Phú Ninh là 23.409 ha, nằm trong diện
tích của huyện Phú Ninh và huyện Núi Thành, trong đó:
- Huyện Núi Thành chiếm 72,6% diện tích.
- Huyện Phú Ninh chiếm 27,4% diện tích.
c. Giới hạn
Vùng hồ Phú Ninh có ranh giới qui hoạch như sau:
- Phía Bắc là các xã: Tam Đại, Tam Dân, Tam Thái - Phú Ninh, Tam Xuân - Núi

Thành và xã Tam Ngọc - TP Tam Kỳ.
- Phía Đơng là các xã: Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Thạnh - Núi Thành.
- Phía Nam giáp các xã Tam Thạnh,Tam Sơn - Núi Thành, Tam Lãnh- Phú Ninh.
- Phía Tây là các xã Tam Dân, Tam Lãnh- Phú Ninh.

Hình 2.1 Bản đồ hồ Phú Ninh từ vệ tinh
15


2.1.2. Nguồn gốc
Hồ Phú Ninh là hồ nhân tạo lớn nhất miền Trung và Tây Nguyên được khởi công
vào ngày 29/03/1977, với khoảng 4 vạn người dân mà chủ yếu là thanh niên ở các
huyện thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng được huy động ngày đêm xây hồ, giải phóng đất
hoang hóa. Phương châm chính của họ lúc bấy giờ là: “Giải phóng dân tộc rồi, giờ
phải giải phóng bom đạn. Phải làm cho bằng đươc hồ Phú ninh, giải phóng hàng vạn
ha đất cằn cỗi, phá bỏ bom mìn, qui tập hàng trăm ngơi mộ”.
Ngày 29/03/1979, cơng trình đã hồn thành cơng việc chặn dịng sơng Tam Kì.
Ngày 08/07/1979, nước hồ Phú Ninh đã qua phần đầu kênh Bắc về đồng ruộng, tưới
tiêu cho các cánh đồng Tam Kì - Núi Thành. Ngày 20/10/1979, nước qua phần kênh
kéo dài chảy qua địa phận xã Kế Xuyên, huyện Thăng Bình mở rộng diện tích tưới tiêu
cho tồn bộ vùng Đơng của huyện Quế Sơn và một phần thuộc phía Nam của huyện
Duy Xuyên. Ngày 30/12/1985, toàn bộ hệ thống kênh mương Phú Ninh căn bản đã
được hoàn thành. Qua 2 năm nghiên cứu và 9 năm xây dựng với khối lượng lao động
được huy động toàn bộ (nhất là Đảng bộ quân và dân thị xã Tam Kì- Phú Ninh bấy
giờ, các huyện bạn trong tỉnh và các lưu học sinh quốc tê đã đổ biết bao mồ hôi, xương
máu và của cải để cho cơng trình được hồn thành). Khối lượng thực hiện là: đất
15.700.000 m3 đào đắp đất đá, trong đó có 1.300.00 m3 do nhân dân tự làm và
9.400.000 m3 do địa phương thực hiện; 139.000 m3 đá xây (trong đó lực lượng đia
phương thực hiện 129.000 m3); 120.500 m3 đá lác (trong đó lực lượng địa phương thực
hiện 45.000 m3); 65.300m3 bê tông các loại (trong đó lực lượng địa phương thực hiện

38.000 m3).
Kinh phí thực hiện là 282 triệu đồng theo giá thời điểm năm 1982. Trong đó nhân
dân địa phương đóng góp 220 triệu đồng.
2.1.3. Đặc điểm địa chất - nham thạch, địa hình vùng hồ Phú Ninh
a. Cấu tạo địa chất - nham thạch
Nói chung, địa chất và nham thạch khu vực hồ Phú Ninh mang kết cấu chung với
khu vực lân cận, tuy có sự khác biệt nhưng chi tiết đó ở đây là khơng đáng kể.
Trên bình đồ cấu trúc địa chất Việt Nam và các vùng lân cận, khu vực hồ Phú
Ninh nằm ở rìa bắc của khối nâng Kon Tum và tiếp giáp với trũng Mêsơzơi An Điềm
ở phía bắc. Khu vực hồ Phú Ninh nằm ở phần chuyển hướng từ tây sang tây - bắc.
Tham gia vào cấu trúc địa chất của vùng gồm chủ yếu là các thành tạo biến chất
Prôtêrôzôi muộn của hệ tầng Khâm Đức, với khối lượng hạn chế macma xâm nhập
phức hệ Chu Lai, Đại Lộc, Cha Val và Hải Vân.
- Địa tầng
+ Giới Proterozoi - Hệ tầng Khâm Đức (PR2 kd) - Phụ hệ tầng giữa (PR2 kd2)
16


Trong diện tích khu vực hồ Phú Ninh chỉ có mặt phụ hệ tầng Khâm Đức chiếm
diện tích lớn trong toàn vùng, gồm 2 tập dưới và giữa:
Phụ hệ tầng giữa: Tập dưới phân bố ở phần trung tâm của nhân nếp lồi, bao
gồm 2 phần khác nhau về thành phần thạch học:


Phần thấp: Đá phiến biotit - silimanit cấu tạo dạng gneiss.


Phần cao: Đá phiến thạch anh – mica – silimanit - granat, đá phiến graphit và
phiến thạch anh - sericit xen lớp mỏng gneiss bị migmatit hóa.
Phụ hệ tầng giữa: Tập giữa phân bố trên phần diện tích của khu vực xin phép,

gồm 2 phần:
= Phần dưới: Chủ yếu là đá phiến biotit - felspat cấu tạo dạng gneiss.
= Phần trên: Đá phiến thạch anh - felspat- mica xen kẹp những tập mỏng đá
mafic bị skarn hóa (thành phần đá phiến chứa silicat canxi - hornblend và pyroxene).
+ Giới Kainơzơi - Hệ thứ tư (Đệ Tứ)
Trầm tích bở rời Đệ Tứ phân bố dọc thung lũng tích tụ, lưu vực trũng, hạ lưu
các con sông, suối và hồ Phú Ninh.
Thành phần chủ yếu gồm các, sét, sạn, sỏi, các tảng lăng của phiến, thạch
anh, granit, trầm tích có kết cấu bở rời, kích thướt cỡ hạt nhỏ đến trung bình
- Macma xâm nhập
Trong diện tích giấy phép đầu tư đã phát hiện một số thể granit nhỏ, tuy chưa
có đủ tài liệu tin cậy để xác định xem các xâm nhập này thuộc phức hệ nào trong
thang phân chia đá macma của khu vực. Các mô tả dưới đây chủ yếu dựa vào so sánh
thành phần thạch học của các đá trong vùng với các đá của phức hệ đã biết.
+ Phức hệ Chu Lai
Đá có thể nằm trong chỉnh hợp với đá biến chất hệ tầng Khâm Đức, ranh giới
không rõ ràng thể hiện sự chuyển tiếp của đá biến chất và granitơgnai. Thành phần hóa
học bao gồm các đá plagiogranitogneis bị migmatit hóa, granitogneis.
Các đá này cũng có thể được xếp vào hệ tầng Khâm Đức. Chúng là sản phẩm
của q trình granit hóa các thành tạo của hệ tầng Khâm Đức và phức hệ Ngọc Linh.
Tuổi của phức hệ này được xác định là Proterozoi muộn.
+ Phức hệ Đại Lộc
Xếp vào phức hệ này là các khối nhỏ granitogneis hai mica, granit hai mica
sang màu dạng gneiss phân bố ở phần phía bắc của khu vực.
+ Phức hệ Cha Val
Bao gồm các thể nhỏ amphibolit, gabro - pyroxenit phân bố phía Bắc hồ,
thuộc xã Tam Lãnh.
+ Phức hệ Hải Vân
17



Các khối xếp vào phức hệ này bao gồm các đá granit - biotit hạt lớn dạng
porphyry, granitaplit và pegmatite muscovite - turmalin.
b. Địa hình hồ
Hồ có cấu trúc theo hình bầu dục, kéo dài theo hướng Tây nam – Đơng bắc, từ
phía xã Tam Lãnh kéo dài đến xã Tam Đại và được ngăn bởi một đập chính đồ sộ
thuộc xã Tam Xuân, với ba đập phụ: Đập Tràn (phía Tam Xuân); đập Dương Lâm
(phía Tam Dân) và đập Tư Yên (Tam Đại).

Hình 2.2: Bản đồ khái quát của hồ Phú Ninh
Bảng 2.1: Đặc điểm địa hình của một số khu vực chủ yếu thuộc hồ Phú Ninh
Khu vực
Rộng (m)
Sâu (m)
Ghi chú
Đơng Bắc
1
70 - 85
6–7
(thuộc xã Tam Đại)
Phía Bắc (thuộc xã Tam
2
300
5–6
Đại)
Giữa lịng hồ
3
(thuộc huyện Núi
350
+10

>600 ha
Thành)
Phía Nam (thuộc huyện
4
250
+10
< 500 ha
Núi Thành)
Tây Bắc
5
100
+10
(thuộc xã Tam Dân)
Tây Nam
6
80
8-10
(thuộc xã Tam Lãnh)
Nguồn: Công ty TNHH Khai thác thủy lợi Quảng Nam.
Như vậy, hồ Phú Ninh có địa hình hết sức đặc biệt, rộng nhất là ở vùng phía Bắc
(thuộc xã Tam Đại), giữa lịng hồ và phía Nam (thuộc huyện Núi Thành). Trong đó
vùng giữa hồ chiếm diện tích trên 600ha. Vùng hẹp nhất là vùng Đông Bắc (thuộc xã
STT

18


×