Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác lênin và tư tưởng hồ chí minh về quyền phụ nữ và vận dụng các quan điểm ấy trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.23 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ QUYỀN PHỤ NỮ VÀ VẬN DỤNG CÁC QUAN ĐIỂM ẤY
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Đức Tâm
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Lài

Lớp

: 10SGC

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014


Với tất cả tình cảm của mình em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ban chủ nhiệm khoa Giáo dục chính trị, các thầy cơ giáo
trong khoa.
Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Lê Đức
Tâm, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn


thầy!
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè và người thân
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Lài


MỤC LỤC
Contents
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 6
6. Bố cục đề tài ............................................................................................................ 6
Chương I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ QUYỀN PHỤ NỮ ............................................................................. 7
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quyền của người phụ nữ ...................... 7
1.1.1 Quan điểm của Mác-Ăngghen về quyền của phụ nữ ......................................... 7
1.1.2 Quan điểm của V.I.Lênin về quyền của phụ nữ............................................... 13
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền của phụ nữ ........................................... 16
1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.................................................... 16
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ ................................. 19
Chương II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI Ở VIỆT NAM .................................................................................................. 26
2.1. Vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay...................................................... 26
2.2.1. Thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam ........................................................... 26

2.1.2. Những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới ở Việt Nam ........................ 30
2.2. Vận dụng quan điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong
việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay ..................................... 38
2.2.1. Thông qua việc hoạch định và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước. 38
2.2.2. Thơng qua Hiến Pháp Việt Nam ..................................................................... 40
2.2.3. Thông qua Luật của Việt Nam ........................................................................ 42
*Luật bình đẳng giới ................................................................................................. 42
*Luật thi hành án hình sự .......................................................................................... 43


2.3. Một số giải pháp kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................... 44
2.3.1. Nhóm giải pháp kiến nghị trong lĩnh vực kinh tế ........................................... 44
2.3.2. Nhóm giải pháp kiến nghị trong lĩnh vực nhận thức ...................................... 46
2.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng chính sách pháp luật có trách nhiệm giới ............. 48
2.3.4. Nhóm giải pháp kiến nghị về tăng cường vai trị lãnh đạo của các tổ chức
Đảng, chính quyền đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ trong cơng tác vì sự tiến bộ của
phụ nữ ........................................................................................................................ 50
C. PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 56


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Quyền con người đã từng là vấn đề xuyên suốt của các cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc trong lịch sử, và cho đến nay nó vẫn là một trong những vấn
đề nổi bật của thời đại chúng ta. Quyền con người, dĩ nhiên trước hết là quyền cho
mỗi cá nhân, quyền được khẳng định mình là một chủ thể với những quyền lợi,
nghĩa vụ như mọi người khác. Thế nhưng xã hội loài người hiện nay lại được chia
làm hai giới đó là nam và nữ, trong đó nữ giới từng bị hạn chế hoặc loại trừ những

quyền làm người cơ bản, bị áp bức bóc lột và chịu nhiều bất cơng. Vì vậy, đấu tranh
cho quyền của phụ nữ đã được đặt ra từ rất lâu trong lịch sử và cho đến ngày hơm
nay đó vẫn cịn là sự nghiệp chung của toàn thể phụ nữ trên thế giới.
Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa khơng tưởng Pháp Charles
Fourier đã nhận định: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của
xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Và khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu
tranh địi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, góp phần quan trọng vào việc giải
phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. Đây như là một nội dung quan trọng
của chủ nghĩa xã hội đó là giải phóng xã hội, giải phóng con người trong lịch sử
cũng như hôm nay.
Trên cơ sở tiếp thu sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã rất hiểu và
đặc biệt quan tâm đến vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội. Hồ Chí Minh
khơng chỉ nêu lên hồn cảnh khốn cùng của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
phong kiến và thực dân xâm lược, mà Người cịn nêu ra con đường đấu tranh nhằm
giải phóng phụ nữ, cũng như giúp cho nữ giới thực hiện được quyền bình đẳng và
quyền ngang nhau với nam giới của mình trong lịch sử cũng như trong hiện tại.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ ln giữ
vị trí quan trọng và có những cống hiến to lớn, góp phần xây dựng truyền thống vẻ
vang của dân tộc, đồng thời cũng tạo nên truyền thống của chính giới mình. Tiêu
biểu là hai cuộc kháng chiến trong thế kỷ XX chống Pháp và chống Mỹ cứu nước,
dưới sự lãnh đạo của Đảng các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã hăng hái và dũng cảm

1


cùng cả nước chống giặc ngoại xâm suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến, giành lấy
độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam gánh nặng
trên đơi vai mảnh dẻ của mình hầu như tồn bộ cơng việc ở hậu phương để động
viên chồng, con ra tiền tuyến; hình ảnh người phụ nữ miền Nam đi đầu trong các

cuộc đấu tranh chính trị của “đội quân tóc dài” khiến kẻ thù khiếp sợ... vẫn còn khắc
sâu trong tâm thức người Việt Nam, để lại ấn tượng đẹp đẽ về lòng yêu nước, lòng
căm thù giặc sâu sắc và tính nhân văn cao cả đối với con người. Với nững phẩm
chất ấy, cho đến hôm nay khi Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, tiến hành
cơng nhiệp hóa hiện đại hóa đất nước và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì người
phụ nữ cũng có đóng góp khơng nhỏ cho tiến trình phát triển kinh tế cũng như hội
nhập của đất nước.
Chính vì lẽ đó mà sự bình đẳng nam nữ cũng như vai trò của người phụ nữ
trong gia đình và xã hội cần được nhìn nhận lại, được đánh giá một cách khách quan
hơn giúp cho người phụ nữ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Sự phát triển của quá
trình nhận thức này trong xã hội Việt Nam cũng như chính sự nhận thức của bản
thân người phụ nữ Việt Nam đã tạo thêm cơ hội cho người phụ nữ có cơ hội tiếp
xúc học tập trao dồi tri thức, phát huy tất cả năng lực của bản thân mình, đóng góp
khơng nhỏ cho tiến trình phát triển của xã hội. Vì thế, người phụ nữ trong xã hội
ngày nay càng có vai trị quan trọng trong đời sống gia đình cũng như sự phát triển
của kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, xã hội loài người hiện nay vẫn cịn tồn tại những cái nhìn xưa cũ
đối với phụ nữ. Người phụ nữ vẫn còn bị ràng buộc trong những tư tưởng lỗi thời
như “trọng nam khinh nữ”, nạn ngược đãi đối với phụ nữ, tác phong gia trưởng,
chun quyền, độc đốn của khơng ít đàn ơng, sự thiếu bình đẳng trong việc ra các
quyết định lớn như đầu tư sản xuất, định hướng hôn nhân, nghề nghiệp cho con cái
vẫn đang tồn tại ở khơng ít nơi trong nhiều gia đình. Mặc khác, xã hội và gia đình
chưa thực sự nhìn nhận, đánh giá hết những cống hiến của phụ nữ cũng như những
khó khăn của họ, về mặt nào đó cịn nặng về huy động, khai thác sự đóng góp của
phụ nữ mà chưa coi trọng đúng mức việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, tạo
điều kiện cho phụ nữ phát triển, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc

2



sống. Chính những điều này đã kiềm hãm khả năng cống hiến của phụ nữ cho tiến
trình phát triển của đất nước cũng như làm chậm quá trình thực hiện mục tiêu cơng
bằng xã hội và bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.
Tình hình trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác
nghiên cứu lý luận về quyền phụ nữ một cách thấu đáo từ quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến thực tiễn Việt Nam, để góp phần khẳng định
và tìm ra những điều kiện cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện cơng cuộc giải
phóng phụ nữ, phát huy vai trò phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đó là nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách, địi hỏi sự nỗ
lực của tồn Đảng, toàn dân trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Chính thực tế trên
đã thơi thúc tơi chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền phụ nữ và vận dụng các quan điểm ấy trong việc giải quyêt vấn
đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu chuyên
sâu những quan điểm về quyền phụ nữ và vận dụng tư tưởng ấy trong việc giải
quyết vấn đề bất bình đẳng giới. Tuy nhiên cũng có một số cơng trình nghiên cứu,
một số bài viết được đăng trên báo và tạp chí. Tiêu biểu có thể kể đến như: Lê Quý
Đức, Vũ thị Huệ, Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đơ thị, NXB Chính trị quốc
gia Hà Nội, 2003; Lê Minh, Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, NXB Lao
động; Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, NXB Khoa học xã
hội Hà Nội, 1975; Nguyễn Thị Bảo, Quyền bình đẳng của phụ nữ trong sự nghiệp
và cuộc sống gia đình; Nguyễn Thị Thập, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam,
1981; Lê Thi, Cơng bằng, Dân chủ và bình đẳng giới ở Việt Nam, Triết học, số 10;
Thuyết Nữ quyền của Leacock do Đào Hồng Phúc dịch…
Lê Thị Nhâm Tuyết, “Những hủ tục bất cơng trong vịng đời người phụ nữ
Việt Nam”(NXB Thanh Niên, 2010). Trong tác phẩm này tác giả bắt đầu với việc
điểm qua về mặt lịch sử để nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người phụ nữ Việt
Nam từ lúc lập quốc cho đến thời hiện đại. Nội dung chính của cuốn sách nằm ở
chương 3 và 4, mô tả những biểu hiện bất công trong cuộc đời của người phụ nữ


3


ngày nay. Sử dụng nguồn tư liệu đa dạng và trích dẫn số liệu cụ thể, tác giả phân
tích nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau như sản xuất nông nghiệp, sản xuất
công nghiệp, nghiên cứu khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, và tham gia lãnh đạo
các cấp. Vai trò của phụ nữ rõ ràng là quan trọng, nhưng họ vẫn còn chịu nhiều thiệt
thòi bởi chế độ gia trưởng trong gia đình và tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã
hội.
Nguyễn Thị Thanh Hịa, Hồng Thị Ái Nhiên, “Phụ nữ việt Nam trong lịch
sử” (Nhà xuất bản Phụ nữ, 2011). Tác phẩm này nhằm khẳng định và tơn vinh
những đóng góp quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Tác phẩm tập trung giới thiệu những
phụ nữ tiêu biểu, bao gồm những người có cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước, những người có tài năng nổi bậc, những người có phẩm hạnh tốt
đẹp và những người có việc làm hay lạ…
Nguyễn Đức Hạt, “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ
thống chính trị” (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, 2007). Từ trang 83 đến
trang 90 đã cung cấp các quan điểm về giới và bình đẳng giới trong hệ thống xã hội.
Cung cấp cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện
nay.
Văn Thị Thanh Hương, “Thực hiện quyền bình đẳng với phụ nữ Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh” (Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2012). Trong bài
báo này tác giả đã nghiêm cứu về vai trò của phụ nữ, quyền bình đẳng của phụ nữ
cần được khẳng định; tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giải phóng phụ nữ, thực hiện
quyền bình đẳng của phụ nữ và công tác thực hiện của Đảng và Nhà nước ta về
quyền bình đẳng thật sự đối với phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các cơng trình nghiên cứu và bài viết trên đã đề cập đến nhiều lĩnh vực
xung quanh vấn đề phụ nữ Việt Nam, nhận diện và đưa ra những nét khái quát về

việc bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Các bài viết đó đã có những đóng góp
nhất định cho khoa học và có những giá trị cần được kế thừa. Nhưng chưa có tác giả
nào xây dựng cơng trình nghiên cứu chun sâu về đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ và vận dụng quan điểm ấy

4


trong việc giải quyêt vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”. Vì vậy, rất cần
có những cơng trình nghiên cứu tìm hiểu sâu thêm về quyền phụ nữ, đặc biệt là việc
vận dụng tư tưởng ấy trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
hiện nay. Trên cơ sở kế thừa ngững bài viết của các cơng trình nhiên cứu trên chúng
tơi muốn xây dựng một cơng trình nghiên cứu chun sâu về vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích
Qua việc nghiên cứu đề tài nhằm nắm vững các quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ và vận dụng các quan
điểm ấy giải quyết vấn đề bình đẳng giới hiện nay, để phát huy vai trò của phụ nữ
Việt Nam trong sự nghiệp phát triến đất nước như hiện nay.
b. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài nghiên cứu đặt ra và giải quyết các nhiệm
vụ sau:
+ Nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền phụ nữ, chỉ ra tính kế thừa và phát triển, tính cách mạng và giá trị khoa
học, nhân văn của quan điểm Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ.
+ Nghiên cứu về thực trạng, tình hình bất bình đẳng giới ở nước ta trước đây
và hiện nay và việc giải quyết vấn đề này của Đảng ta qua các thời kỳ trên quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ ra những thành tựu đã
đạt được và các hạn chế còn tồn tại.
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề bất bình

đẳng giới và thực thi quyền của người phụ nữ ở Việt Nam trong bối cảnh đất nước
hội nhập và phát triển hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về quyền phụ nữ và vận dụng quan điểm ấy vào việc giải quyết vấn đề bình
đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
b. Phạm vi nghiên cứu

5


Quyền phụ nữ là một đề tài rộng nhưng trong phạm vi là một bài khóa luận
chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu chuyên sâu về quyền phụ nữ trong quan điểm
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những ý nghĩa của nó trong việc
vận dụng giải quyết những vấn đề về bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử và quan điểm đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam,
các văn kiện, các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền phụ nữ.
b. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận này, chúng tơi có sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phương pháp phân loại.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu.
+ Phương pháp lịch sử cụ thể.
+ Phương pháp logic.
6. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung khóa luận này được chia
thành 2 chương với 5 tiết.

6


B. NỘI DUNG
Chương I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN PHỤ NỮ
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quyền của người phụ nữ
1.1.1 Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về quyền của phụ nữ
Vấn đề quyền của phụ nữ, chính là những quyền lợi của người phụ nữ cũng
như địa vị, vai trị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Làm sao đảm bảo
quyền bình đẳng của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội nhằm phát huy vai trị to lớn của phụ nữ. “Địa vị người phụ nữ” là phức thể các
điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng cho cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt
của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Thế nhưng trong thực tế thì người phụ nữ ln
chịu những thiệt thịi và những bất cơng, bất bình đẳng so với nam giới. Và có thể
nói sự bất bình đẳng ở những mức độ khác nhau đã trở thành đặc trưng chung gần
như phổ biến của xã hội loài người và trong lịch sử nó đã là ngun nhân chính gây
ra các xung đột xã hội.
Lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại vì thế cũng có thể nói là lịch
sử của các cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng. Trong cuộc đấu tranh này
đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn trên thế giới đi đầu trong việc nêu lên những tư
tưởng rất tốt đẹp về quyền bình đẳng của con người, đặc biệt quyền bình đẳng nam
và nữ. Trong số các nhà tư tưởng đó C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đi đầu
không chỉ trong việc nêu lên những tư tưởng rất tiến bộ, mà còn thúc đẩy cuộc đấu
tranh để biến những tư tưởng tiến bộ đó thành hành động triệt để trong thực tế.
Để nói đến địa vị của người phụ nữ trong nền sản xuất tư bản chủ nhĩa
C.Mác và Ph.Ăngghen đã tố cáo kiểu bóc lột tư bản chủ nghĩa đối với lao động nữ.

Những người lao động nữ đã bị bọn chủ tư bản ép làm việc đến kiệt sức trong điều
kiện không đảm bảo vệ sinh dẫn đến bệnh tật, tử vong vậy mà chế độ lương của họ
thì ln ít hơn so với nam giới cùng làm. Những người phụ nữ, họ phải lao động
ngày đêm như nơ lệ chính là một trong những ngun nhân gây ra nhiều cái chết do
lao động qua sức của phụ nữ thời bấy giờ C.Mác chỉ rõ: “trong những nghề nghiệp
của phụ nữ như bông, len, lụa và đồ gốm tỷ lệ bình quân chết vì bệnh phổi trong

7


100 nghìn người đàn bà là 643 người nhiều hơn so với tỷ lệ đàn ơng là 610 người”
[34, tr.428].
Ngồi ra phụ nữ còn làm việc lẫn lộn với đàn ông, họ làm việc hết sức nặng
nhọc trong những điều kiện không phù hợp với sức khỏe và nhân phẩm, C.Mác viết:
"Công nhân gồm đàn ông và đàn bà, người lớn và trẻ em thuộc cả hai giới…trong
một số ngành thì ban đêm đàn bà và nữ thanh niên làm việc lẫn lộn với đàn ông”
[34, tr.377]. Để tăng thêm lợi nhuận cho mình, bọn tư bản đã tích cực sử dụng lao
động là phụ nữ và trẻ em gái, bởi vì lao động của đàn bà và trẻ em luôn rẻ hơn so
với lao động là đàn ông. Đây chính là tính tốn tinh vi của bọn chủ tư bản nhằm đạt
được lợi ích kinh tế cao nhất có thể.
Các ơng chủ tư bản thích sử dụng cơng nhân nữ hơn so với cơng nhận nam là
vì một lý do nữa đó là phụ nữ có những đức tính gần như thiên bẩm đó là “dịu dàng,
nết na, ngoan ngỗn, hiền thục, dễ bảo”, vì vậy họ rất dễ bị lợi dụng. Để cả nhà
được ăn no, mặc ấm họ phải luôn suy nghĩ đắng đo từng li từng tí, nhưng sức lao
động của mình bỏ ra để có tiền lo cho gia đình thì khơng hề tiếc, khơng hề suy nghĩ.
Họ chấp nhận lao động nặng học trong những điều kiện hết sức khắc khổ, tha hóa
thậm chí bị đối xử kém hơn súc vật. C.Mác đã tố cáo sự lợi dụng, sự bóc lột tinh vi,
dã man và tàn bạo của chủ nghĩa tư bản qua hình ảnh người phụ nữ kéo thuyền thay
cho ngựa, một nước đại công nghiệp phát triển từ rất sớm như Anh mà còn sử dụng
sức kéo của phụ nữ thay cho ngựa đó là một điều hết sức phi lý.

Như vậy, dưới chế độ tư hữu, phụ nữ phải chịu đựng một nghịch lý: vai trị
thì lớn nhưng địa vị thì thấp hèn cả trong gia đình lẫn ngồi xã hội, họ ln chịu
cảnh bất bình đẳng với nam giới, bị bóc lột, bị tha hóa. Khi về đến nhà thì họ vẫn
phải phải chịu những thiệt thịi, những bất cơng và bất bình đẳng Ph.Ăngghen đã
viết “Trong gia đình người chồng là nhà tư sản, người vợ đại biểu cho giai cấp vơ
sản” [33, tr.116]. C.Mác và Ph.Ăngghen cịn chỉ rõ “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là
sự thất bại lịch sử có tính chất tồn thế giới của giới nữ” [21, tr.93]. Trong thời kỳ
công xã nguyên thủy phụ nữ đã có một thời “hồng kim” thậm chí là thống trị cả
đàn ông, khi phương thức sản xuất chủ yếu là hái lượm và trông trọt, người đàn bà
giữ một vai trị quan trọng tron g gia đình thậm chí con cái sinh ra khơng biết cha

8


mình là ai và chỉ biết có mẹ được thừa hưởng tài sản từ mẹ. Đó là do tính chất của
công việc nên phụ nữ tỏ rõ sự ưu tú và có vai trị vượt trội hơn so với nam giới. Thế
nhưng, vị thế ấy đã nhanh chóng bị thay đổi thứ bậc cùng với sự xuất hiện của chế
độ tư hữu. Quyền chuyên chế của người đàn ông ngay lập tức được xác lập và kết
quả đầu tiên thể hiện ra trong hình thức gia đình đó là gia trưởng, trong đó quyền
lực hầu như tập trung tuyệt đối vào người đàn ông và địa vị người phụ nữ ngày càng
thấp kém
Ở trong nhà, người đàn ông nắm lấy quyền cai quản, cịn người đàn bà thì bị
hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn
thuần; “người vợ trở thành người đầy tớ chính và khơng được tham gia vào nền sản
xuất xã hội”1 [21,tr.115] . Ph.Ăngghen đã chỉ rõ những mâu thuẫn tồn tại trong gia
đình dưới chế độ tư hữu, đó chính là hình thức thu nhỏ của những mặt đối lập, của
những mâu thuẫn trong xã hội có phân chia gia cấp. Xét cho cùng thì người phụ nữ
trong gia đình ở chế độ tư bản cũng chỉ là mẹ của những đứa con được thừa hưởng
gia tài từ nhà chồng, là người cai quản tì thiếp cho chồng mà khơng có quyền hành
trong bất cứ mối quan hệ sản xuất nào và chịu sự áp bức nô dịch của những người

đàn ông. Ở xã hội đó chế độ một vợ một chồng chỉ áp dụng cho những người phụ
nữ mà thơi, cịn những người đàn ơng thì khơng họ khơng hề bị gị ép bởi điều này,
người đàn ơng có quyền có thật nhiều vợ và cái quyền này của họ lại được pháp luật
bảo vệ. Vì thế, những người phụ nữ nếu muốn thoát khỏ điều này sẻ bị lên án, bị
trừng phạt nghiêm khắc, bởi họ chỉ là một công cụ để đẻ con, một vật lo cho gia
đình và là một người đầy tớ khơng cơng cho gia đình chồng mà thơi.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” khi đề cập đến hơn nhân và gia đình tư sản Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: trong
tất cả các giai cấp trong lịch sử (loại trừ giai cấp tư sản) - giai cấp thống trị, việc
quyết định một cuộc hơn nhân là việc có tính tốn lợi hại do cha mẹ thu xếp. Kể cả
trong môi trường đạo Thiên chúa hay đạo Tin lành thì phụ nữ trong chế độ tư bản
đều dựa trên địa vị giai cấp của đơi bên. Vì vậy, hơn nhân ln ln là hơn nhân có
tính tốn… Hơn nhân có tính tốn đó thường thường biến thành sự mại dâm ty tiện
nhất - có khi là của cả đơi bên, nhưng thơng thường nhất là về phía người vợ; nếu ở

9


đây, người đàn bà có khác với gái đĩ thường chỉ là vì người đó khơng bán thể xác
mình từng thời gian một như người nữ công nhân làm thuê bán sức lao động của
mình mà là bán mãi mãi, như người nữ nơ lệ [33, tr.112]. Từ đó, ta có thể thấy rằng
ngay cả trong những gia đình theo đạo Thiên chúa thì họ cũng ln chọn cho con
mình đối tượng kết hôn cùng đẳng cấp và cùng địa vị kinh tế. Nếu cứ như vậy, họ
chỉ làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng trong xã hội.
Như vậy, hơn nhân và gia đình tư sản chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế
bất bình đẳng giữa nam và nữ. Gia đình tư sản chứa đựng và bộc lộ rõ mối quan hệ
thống trị bóc lột của chồng đối với vợ, của nam giới với nữ giới, của tồn thể giai
cấp đàn ơng tư sản đối với giai cấp đàn bà vô sản. C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch
trần sự ghê sợ quá ư đạo đức giả của hơn nhân và gia đình tư sản, trong đó người
phụ nữ trở thành phương tiện và công cụ sản xuất, thành kẻ nơ lệ của đàn ơng.

Chính sự xuất hiện của chế độ tư hữu đã tạo nên sự chuyển giao quyền lực giữa
người phụ nữ và nam giới. Sự thay đổi ngôi này đã đánh dấu một mốc mới về sự bất
bình đẳng nam nữ trong xã hội nhân loại và cho đến bây giờ mối quan hệ này vẫn
còn tồn tại dai dẳng ở những quốc gia trên thế giới ở những mức độ và hình thức
biểu hiện khơng giống nhau.
Từ sự nhận thức rõ về vai trị, địa vị của người phụ nữ trong xã hội đó cùng
với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ khi sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo tiền đề
kinh tế - xã hội cho những cuộc đấu tranh giải phóng các giai cấp bị áp bức, trong
đó có sự đấu tranh của phụ nữ về quyền của mình. C.Mác và Ph.Ăngghen ngay từ
giữa thế kỷ XIX đã thực hiện cuộc cách mạng thật sự về lý luận trong vấn đề thực
hiện quyền bình đẳng nam, nữ. Hai ơng đã dành tình yêu thương con người, lo lắng
cho số phận của con người bị áp bức, bị nô dịch để dày công nghiên cứu quy luật
phát triển của xã hội tư bản từ đó phát hiện ra con đường giải phóng con người nói
chung và phụ nữ nói riêng. Cuộc đấu tranh cho quyền con người của nhân loại là cơ
sở hình thành lý luận về giải phóng con người, giải phóng phụ nữ của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Lý luận đó không chỉ thấm đượm bản chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc
mà cịn vượt lên tầm cao mà trước đó tư tưởng của nhân loại chưa thể vươn tới - đó
là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Mác, Ph.Ăngghen đều đánh giá

10


rất cao vai trị, vị trí và khả năng của phụ nữ trong các cuộc cách mạng. Theo các
ông: “Trong lịch sử nhân loại, khơng có một phong trào to lớn nào của những người
áp bức mà lại khơng có phụ nữ lao động tham gia, phụ nữ lao động là những người
bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức” [35, tr.60], chính vì vậy nên
khơng bao giờ họ đứng ngồi và cũng khơng thể đứng ngồi các cuộc đấu tranh giải
phóng. Phong trào giải phóng của những người nô lệ như chúng ta đều biết, đã có
hàng trăm, hàng ngàn liệt nữ cao quý và nữ anh hùng. Trong hàng ngũ những người
đấu tranh giải phóng nơng nơ, cũng có hàng vạn phụ nữ lao động. Trong các cuộc

chiến đấu để xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa tư sản thì
lực lượng phụ nữ cũng chiếm một vị thế không nhỏ.
Như vậy, C.Mác không những rất đề cao vai trò của phụ nữ mà còn nêu lên
như một điều kiện không thể thiếu trong các cuộc cách mạng. Song với vai trị và
khả năng to lớn ấy khơng phải khi nào địa vị của phụ nữ cũng được xác nhận như là
một tất yếu khách quan mà chỉ khi chủ nghĩa Mác ra đời, vị trí của phụ nữ mới được
nhận thức một cách khoa học và đầy đủ. Theo chủ nghĩa Mác, phải giải phóng phụ
nữ khỏi mọi áp bức, bất công, mọi ràng buộc của sự bất bình đẳng. Điều đó chỉ có
thể được thực hiện bằng một cuộc cách mạng vô sản - cuộc cách mạng giải phóng
cho tồn bộ nhân loại.
Để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, theo Ph.Ăngghen cần
phải thực hiện các điều kiện sau:
Thứ nhất: phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng
chế độ cơng hữu chính là thủ tiêu sự lệ thuộc kinh tế của người đàn bà đối với người
đàn ông, điều này sẽ tạo cơ sở để xây dựng gia đình bình đẳng giữa vợ và chồng.
Thứ hai: không thể cột chặt người phụ nữ vào công việc gia đình, phải đưa
họ tham gia vào nền sản xuất xã hội. Xã hội cần phải giúp phụ nữ giảm nhẹ gánh
nặng cơng việc gia đình, cơng việc gia đình phải trở thành một bộ phận của công
việc xã hội. Chỉ khi nào phụ nữ khơng cịn phải lựa chọn hoặc tham gia sản xuất,
hoặc làm việc nhà mà họ đồng thời làm tốt được hai việc đó thì địa vị của họ mới
được khẳng định.

11


Thứ ba: Xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng hịa thuận. Sự bình đẳng trong
quan hệ hơn nhân đó là phải có hơn nhân trên cơ sở tình u chân chính chứ khơng
phải là bạo biện hay suy tính kinh tế. Việc “gạt bỏ lí do kinh tế ra khỏi hơn nhân”
chính là việc xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa để “thiết lập quyền tự do
hôn nhân” bởi khi sự thống trị về kinh tế của đàn ơng khơng cịn nữa thì sự thống trị

của người đàn ông trong hôn nhân cũng tiêu vong. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở
tình yêu mới hợp đạo đức và mới lâu bền.
Ngồi các điều kiện trên cịn phải chú ý đến các điều kiện xã hội quan trọng
khác như xóa bỏ phong tục tập quán cũ kỹ, lạc hậu, tâm lý coi thường phụ nữ,
thường xuyên giáo dục và vận động mọi thành viên của xã hội nâng cao nhận thức
và thực hiện mục tiêu bình đẳng nam nữ trên thực tế. Khi sự phân công lao động
trong xã hội trở nên bình đẳng, điều kiện kinh tế cơng bằng đối với phụ nữ và nam
giới thì sự phân cơng lao động gia đình cũng biến đổi theo hướng cân bằng, lúc đó
địa vị xã hội của phụ nữ cũng sẽ có sự thayđổi sâu sắc cùng với sự biến đổi của kinh
tế và khi “tư liệu sản xuất chuyển thành tài sản chung, thì gia đình cá thể sẽ khơng
cịn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa. Nền kinh tế gia đình tư nhân biến thành một
ngành lao động xã hội. Việc nuôi dạy con cái trở thành công việc của xã hội” [33,
tr.118]. Do đó con đường giải phóng phụ nữ là tổ chức lại cách phân công lao động
trong xã hội và gia đình theo hướng phụ nữ tham gia ngày càng bình đẳng với nam
giới trong nền sản xuất xã hội, đồng thời lao động trong gia đình của họ phải ngày
càng giảm đi.Sự nghiệp giải phóng phụ nữ chỉ có thể được thực hịên một cách triệt
để khi lao động gia đình biến thành lao động xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng
định: “chỉ có thể giải phóng được người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia
sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm cơng việc trong nhà rất ít”
[33, tr.241].
Khi người phụ nữ thật sự được giải phóng, thì họ có thể thực hiện được các
quyền cơ bản của mình. Quyền có thể ngang nhau về kinh tế từ đó họ được đối sử
bình đẳng với chồng trong quan hệ vợ chồng, khơng cịn bị lệ thuộc hạn chế nữa.
Quyền được tham gia vào nền sản xuất xã hội để có cơ hội khẳng định mình. Quyền
được tự do kết hơn trên cơ sở tình u chân chính của mình chứ không phải là kết

12


hơn theo sự sắp đặt, theo mục đích kinh tế của gia đình, đó chính là quyền tự do tìm

kiến hạnh phúc cho mình.
1.1.2 Quan điểm của V.I.Lênin về quyền của phụ nữ
Kế thừa quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, người thầy vĩ
đại của cách mạng vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã chỉ ra tình cảnh khốn
khổ của nữ cơng nhân lao động trong các nhà máy, công xưởng: “Hàng triệu và
hàng triệu phụ nữ trong những gia đình như vậy đang sống (hoặc nói đúng hơn đang
bị đọa đầy) trong kiếp “gia nô”, ra sức lo ăn, lo mặc cho gia đình bằng từng xu nhỏ
mà họ phải trả bằng những cố gắng phi thường hàng ngày và bằng “sự tiết kiệm” tất
cả mọi thứ, chỉ trừ có “tiết kiệm” lao động của bản thân”[23, tr.173]. Ơng chỉ rõ
“Trong nơng nghiệp, người lao động phụ nữ, vô sản cũng như nơng dân, đều phải
cố đem hết sức mình ra, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, làm đến kiệt sức, hại đến sức
khỏe của mình và của con cái để cố đuổi cho kịp người lao động nam giới trong nền
sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa” [ 23, tr.355-357]; “họ cùng làm ở công xưởng 10 giờ
một ngày, nhưng chỉ được tất cả có 1,10 - 1,50 mác (nam giới thì được 2,50 - 2,70
mác) và nếu trả cơng theo sản phẩm thì họ được 1,7 - 2,0 mác”[5, tr.198]. Phụ nữ
“khơng có quyền gì cả vì pháp luật khơng cho họ có quyền bình đẳng với nam
giới”, cịn trong gia đình họ là “nơ lệ gia đình”, bị nghẹt dưới cái gánh những công
việc bếp núc nhỏ nhặt nhất, lam lũ nhất khổ cực nhất, làm cho mụ người nhất [42,
tr.163-164]. Ơng khẳng định: “Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, cơng xưởng tư bản chủ
nghĩa đã đẩy các loại người lao động đó vào tình cảnh đặc biệt khó khăn... Thế
nhưng, xu hướng địi hồn tồn cấm chỉ phụ nữ và thiếu niên không được lao động
trong công nghiệp, hoặc xu hướng duy trì chế độ gia trưởng về sinh hoạt là chế độ
loại bỏ lao động đó, xu hướng đó thật là phản động, khơng tưởng” [3, tr.690].
V.I. Lênin đã chủ trương “Phụ nữ được bình quyền với nam giới về mọi
mặt” [4, tr 283], “Thủ tiêu chế độ đẳng cấp; quyền bình đẳng hồn tồn của mọi
công dân, không phân biệt trai gái, tôn giáo, chủng tộc” [6, tr.263]; “...bổ nhiệm nữ
thanh tra trong các ngành mà lao động nữ chiếm đa số”[6, tr.264]; “thành lập chế độ
cộng hòa..., thực hiện chế độ nhân dân bầu cử quan chức, nam nữ bình đẳng” [27,
tr.78]; “hủy bỏ tất cả mọi sự hạn chế, không trừ sự hạn chế nào, đối với các quyền


13


chính trị của phụ nữ so với các quyền của nam giới” [30, tr.257]. Lênin khẳng định:
“Giai cấp vô sản sẽ khơng đạt được tự do hồn tồn, nếu khơng giành được tự do
hoàn toàn cho phụ nữ” [40, tr.183]. Là học trị xuất sắc của C.Mác và Ph.Ăngghen
chính Lênin đã thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ trên tồn nước Nga Xơ viết.
Lênin phát triển và hiện thực hóa lý tưởng giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng
nam nữ.
Học thuyết Mác - Lênin coi thực chất của sự bình đẳng là bình đẳng giữa các
giai cấp, bình đẳng nam nữ là một bộ phận hữu cơ của sự bình đẳng giai cấp. Chủ
nghĩa Mác - Lênin cho rằng: khái niệm bình đẳng sẽ là một thiên chức ngu ngốc
nhất nếu nó khơng được gắn liền với xóa bỏ giai cấp, cần phải thực hiện bình đẳng
về địa vị kinh tế và địa vị xã hội. Do đó thủ tiêu sự bất bình đẳng về kinh tế là cơ sở
của việc thực hiện bình đẳng thật sự giữa phụ nữ và nam giới. Lênin còn chỉ rõ: Thủ
tiêu giai cấp có nghĩa là làm cho tất cả mọi cơng dân đều có địa vị ngang nhau đối
với những tư liệu sản xuất của toàn thể xã hội… Khi những người xã hội chủ nghĩa
nói tới bình đẳng thì họ hiểu rằng đó ln ln là sự bình đẳng xã hội, bình đẳng về
địa vị xã hội chứ quyết khơng phải là sự bình đẳng về thể lực và trí lực cá nhân [23,
tr.449]. Bằng lý luận và bằng chính thực tiễn của nước Nga Xơ viết, Lênin đã đấu
tranh kiên quyết chống lại luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác về tình u, hơn nhân
và gia đình của giai cấp tư sản, đồng thời vạch trần bộ mặt thật của chế độ tư bản và
hiến pháp tư sản. Không hi vọng vào những lời hứa của giai cấp tư sản, Lênin đã
đứng lên kêu gọi phụ nữ vùng lên làm cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải phóng chính mình. Sau khi thành lập chính quyền Xơ viết tại nước
Nga, một trong những việc đầu tiên Lênin đã làm là từng bước thực hiện sự nghiệp
giải phóng phụ nữ. Đảng Bơnsêvích và chính quyền Xơ viết chủ trương phụ nữ
được bình đẳng với nam giới về mọi mặt. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước Xô
viết đã thủ tiêu chế độ đẳng cấp, thực hiện quyền bình đẳng cho mọi cơng dân,
khơng phân biệt trai gái trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Lênin chỉ ra: “trong các

đạo luật của Chính quyền xơ-viết, người ta khơng thấy một chút dấu vết gì về việc
phụ nữ bị đối đãi bất bình đẳng” [26,tr.230]. Quan điểm của Lênin trước hết là phải
xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật mới đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam

14


và nữ. Trong thư “Gửi nữ công nhân” viết năm 1920 Lênin tố cáo pháp luật tư sản
giành đặc quyền cho nam giới và đặt phụ nữ vào tình trạng bất bình đẳng.
Theo V.I.Lênin để người phụ nữ có lại được địa vị của mình thì cần phải
thực hiện các chính sách: Phá bỏ những luật cũ của tư bản, ban hành pháp luật mới
tơn trọng quyền bình đẳng nam-nữ để người ta khơng cịn thấy cảnh phụ nữ bị
ngược đãi nữa; đưa phụ nữ vào tham gia trực tiếp cơng việc quản lý nhà nước, xây
dựng, củng cố chính quyền có như vậy phụ nữ mới có cơ hội học tập nhanh chóng
và đuổi kịp nam giới khơng cịn bị hạn chế coi thường như trước đây nữa, đây là
việc làm có ý nghĩa sâu sắc làm thay đổi địa vị của người phụ nữ trong xã hội và
nguời phụ nữ khơng chỉ được bình đẳng ở ngồi xã hội khơng thơi mà ngay trong
gia đình người phụ nữ cũng cần được đối xử bình đẳng, bởi vì chính gia đình đang
là gánh nặng đang đề nặng lên vai của họ, hạn chế họ, kiềm hãm không cho họ cơ
hội phát triển như nam giới.
V.I.Lênin cũng đánh giá rất cao vai trò phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa vì kinh nghiệm của tất cả các phong trào giải phóng chứng tỏ rằng
thắng lợi của cách mạng là tùy thuộc vào mức độ tham gia của phụ nữ. Bởi vậy,
không chỉ trong cương lĩnh mà trên thực tế Lênin và Chính quyền Xơ viết đã làm
hết sức mình để lơi cuốn phụ nữ tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý
xã hội nhằm từng bước giải phóng phụ nữ. Lênin cũng chỉ ra rằng phụ nữ chỉ được
giải phóng, được phát triển khi họ nhận thức được vị trí vai trị của mình và có ý chí
đấu tranh vì sự nghiệp cao cả ấy, “việc giải phóng lao động nữ phải là việc của bản
thân phụ nữ” [26, tr.232]. Để thực hiện sự nghiệp giải phóng chính bản thân mình
phụ nữ phải ra sức học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nhanh chóng đuổi kịp nam

giới. Chỉ có học tập, với trình độ học vấn cao, phụ nữ mói thực hiện tốt vai trị của
mình đối với gia đình và đối với xã hội.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết khoa học cách mạng và tiên tiến
nhất của thời đại ngày nay là sự kế tục, phát triển những tư tưởng nhân đã chỉ ra
nguồn gốc của sự bất bình đẳng giữa nam và nữ là do phụ nữ bị gạt ra khỏi quá
trình sản xuất xã hội, chỉ ra vai trò và khả năng to lớn của phụ nữ đối với quá trình
cách mạng vì tiến bộ xã hội, chỉ ra điều kiện để phụ nữ có cơ hội phát triển ngang

15


nhau với nam giới, có lại địa vị trong gia đình cũng như ngồi xã hội đúng với vai
trị thật sự của khả năng bản thân họ, đưa phụ nữ trở lại tham gia lao động sản xuất
xã hội. Gắn sự nghiệp phát triển, bình đẳng ngang nhau của phụ nữ với cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa, xem vấn đề quyền của phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của cách mạng vô sản. Nguyên lý chỉ có thể trở thành hiện thực trong cuộc sống
mỗi khi con người biết nhận thức đầy đủ về nó, vận dụng nó một cách sáng tạo vào
hồn cảnh lịch sử cụ thể, khơng có cơng thức tuyệt đối cho mỗi vấn đề, cho từng
trường hợp riêng biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qn triệt được phương châm,
ngun tắc đó và đã có tư tưởng giải phóng phụ nữ hết sức đúng đắn, vừa trung
thành với những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa phù hợp với điều kiện cụ
thể của xã hội Việt Nam.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền của phụ nữ
1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
Quyền con người là một trong những vấn đề có lịch sử lâu đời về cả phương
diện thực tiễn cũng như lý luận. Đó ln là mối quan tâm của nhân loại. Mỗi thời kỳ
phát triển của quyền con người đều gắn liền với thành quả của cuộc đấu tranh giai
cấp, các cuộc cách mạng - xã hội. Điều đó, phản ảnh q trình nhân loại tự giải
phóng mình, do vậy vấn đề này bao giờ cũng là điểm nóng của cuộc đấu tranh giai
cấp, đặc biệt trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng.

Song, do những giới hạn lịch sử khách quan, các giai cấp thống trị ở mỗi thời
kỳ chỉ có thể đáp ứng và bảo đảm quyền con người ở một mức độ, một nấc thang
nhất định. Sự phát triển của lịch sử đã cho thấy sức mạnh vô địch của nhu cầu về
quyền và tự do của con người. Quyền con người có nội dung rất phong phú, có tính
chất nhạy cảm, phức tạp và càng phức tạp hơn khi nó gắn với các chế độ chính trị
khác nhau, bởi vậy thường có những quan điểm khác nhau thậm chí đối lập nhau,
do cách tiếp cận khác nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới quyền con người rất sớm, người đã đặt
nền móng lý luận và thực tiễn bằng việc khẳng định quyền con người gắn liền với
quyền dân tộc, với độc lập chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Người đã chỉ ra
rằng quyền con người chỉ có thể có được bằng con đường đấu tranh cách mạng

16


chống áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và đoàn kết
toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chỉ có như vậy thì các quyền cá nhân và
quyền dân tộc mới được bảo đảm bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn và từ lợi ích của dân tộc ta cùng lợi ích của các dân tộc
tộc bị áp bức; kế thừa tư tưởng nhân quyền tiến bộ của phương Đông và phương
Tây, nhất là tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con
người đã góp phần phát triển lý luận nhân quyền của nhân loại trong thời đại ngày
nay. Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận điểm mới mẻ, sâu sắc và toàn diện về
quyền con người, đây là đặc điểm quan trọng và nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về quyền con người.
Để khẳng định quyền của con người, Hồ Chí Minh đã mở đầu bản “Tun
ngơn độc lập” của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bằng việc dẫn lời bất hủ của
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hố cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những

quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc” [4, tr.8],
và trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp: “Người ta
sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”. Từ việc luận dẫn những lời bất hủ của hai bản Tuyên ngôn tư sản,
Người đã kết luận đanh thép rằng: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đó là
một lơ-gic biện chứng có sức sống và có giá trị trường tồn, là một tất yếu khơng thể
phủ nhận.
Việc trích dẫn Tun ngơn độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền
và dân quyền của nước Pháp cũng là để khẳng định giá trị của Cách mạng Tháng
Tám, khẳng định bản chất của chế độ xã hội mới do cách mạng tạo dựng nên. Đó là
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, nhân dân, vì nhân quyền và dân quyền. Đó là một
việc làm hết sức thâm thúy của Hồ chí Minh, khi lấy những cái chân lý khơng ai có
thể chối cải được đem vào vận dụng cho dân tộc Việt Nam và xa hơn là tất cả các
dân tộc bị áp bức trên thế giới. Người đã nhận thấy rằng, tư tưởng nhân quyền của

17


các nước ở phương Tây chủ yếu là đòi quyền tự do cho mỗi cá nhân. Điều này
đúng, nhưng chưa đủ đối với thời kì phát triển mới như hiện nay. Bởi vì, thời kỳ này
chủ nghĩa tư bản tự do đang chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc xâm chiếm thuộc
địa, đặt ách thống trị hết sức tàn bạo ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Chính vì
vậy, quyền của mỗi người sẻ gắn chặt với quyền lợi của quốc gia dân tộc, do đó Hồ
Chí Minh đã đấu tranh đòi nhân quyền cho cả dân tộc, quyền tự quyết, quyền bình
đẳng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Như vậy, từ những quyền cơ bản
của con người được Hồ Chí Minh mở rộng thành quyền dân tộc; quyền con người
trừu tượng thành quyền của người dân được sống trong độc lập, tự do, từ quyền dân
tộc độc lập, được phát triển thành quyền độc lập của các dân tộc. Dựa trên cơ sở
pháp lý về quyền “tự nhiên” đến chỗ khẳng định quyền đấu tranh “chống áp bức”

của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Hồ Chí Minh khơng chỉ kế thừa những giá trị phổ biến về nhân quyền trong
lịch sử mà cịn nâng những giá trị đó lên một tầm cao mới. Ở đây, Người khơng chỉ
đấu tranh địi quyền cho con người, mà Người còn nhấn mạnh tới quyền làm người.
Bởi vì, quyền con người khơng chỉ cần ăn, mặc, ở, đi lại để tồn tại mà còn vươn lên
trên cái tồn tại để hoàn thiện và phát triển bản thân. Đó chính là quyền học tập, sáng
tạo, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do, quyền dân sự, quyền về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, cũng như quyền của các nhóm người đặc biệt trong xã hội như:
quyền các dân tộc thiểu số, quyền phụ nữ, quyền của trẻ em, quyền của nhóm người
có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn cần được xã hội quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để
họ hòa nhập với cộng đồng xã hội…
Hồ Chí Minh ln triệt để thực hiện giữa nói và làm, trở thành một nguyên
tắc trong hành động. Sự thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, giữa lý luận và thực
tiễn, giữa động cơ và hiệu quả đã trở thành đặc trưng nổi bật của Hồ Chí Minh so
các nhà tư tưởng, các lãnh tụ khác. Người là tấm gương sáng, một pho sách trọn vẹn
về nhân quyền và cuộc đấu tranh cho quyền con người. Người nói : “Tơi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có căm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cả
đời tơi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của

18


quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha
sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”. Điều đó cho thấy, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến
vấn đề con người và giải phóng con người, coi đó là mục đích cao nhất cần đạt tới
trong mọi hoạt động cách mạng của mình. Người là một nhân vật hiếm có trong lịch
sử nhân loại, một lãnh tụ lấy mong muốn của dân tộc làm ham muốn của mình, lấy
nỗi lo của nhân dân làm động cơ, mục đích hoạt động thực tiễn.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm

các quyền con người là động lực quan trọng của sự phát triển xã hội. Bảo đảm
quyền con người không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan tư pháp
mà còn là trách nhiệm của tất cả các tổ chức hợp thành hệ thống chính trị. Đồng
thời, mọi người dân cần phải biết sử dụng những tổ chức đó để tự bảo vệ các quyền
của mình.
Quyền con người là một giá trị cao quý, là thành quả đấu tranh của nhân loại.
Xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều được thụ hưởng quyền con người là
mục tiêu của cuộc cách mạng do các chính đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo.
Và hơn ai hết, trong suốt cuộc đời của mình Hồ Chí Minh đã dồn hết tâm lực, trí tuệ
để lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho dân tộc, giành quyền làm chủ của con
người, xây dựng, phát triển đất nước mang lại hạnh phúc và quyền làm người cho
nhân dân, làm cho Việt Nam trở nên giàu mạnh, hùng cường, sánh vai với các
cường quốc năm Châu.
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ
Trong hành trình tìm đường cứu nước, cũng như đấu tranh đòi quyền được
sống, quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc cho tầng lớp nô lệ lầm
than trên thế gian này, Hồ chí Minh ln đặc biệt quan tâm và dành nhiều tình cảm
cho “nửa cịn lại của thế giới”. Bởi theo Người, phụ nữ là lớp người khổ nhất trong
những người cùng khổ và bất kỳ một dân tộc, một quốc gia nào muốn giải phóng
mình, muốn thốt khỏi “xiềng xích nơ lệ” thì phải giải phóng cho phụ nữ. Dẫn lời
C.Mác: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà khơng có phụ nữ
giúp vào, thì chắc khơng làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái, thì
biết xã hội tiến bộ ra thế nào. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt

19


Nam, vấn đề giải phóng con người khỏi sự áp bức bất công, và làm sao bảo đảm
cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm.

Hồ Chí Minh khơng chỉ nêu lên vai trị, vị trí của người phụ nữ đối với xã
hội mà còn là người đi tiên phong trong phong trào đấu tranh địi quyền bình đẳng
nam nữ. Người chỉ rõ: Công tác phụ nữ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, một trong
những nội dung quan trọng là phải đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ.
Người nhắc nhở các cấp, các ngành… phải kính trọng phụ nữ, quan tâm đến đời
sống vật chất cũng như tinh thần của nữ giới.
Là người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nhân dân, đất nước ln đánh
giá cao và quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Khi nói đến vai trị, vị trí và
đóng góp của nam giới và phụ nữ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
nhiều lần khẳng định nam giới và nữ giới đều có vai trị, vị trí quan trọng. Với tỷ lệ
mỗi giới chiếm một nữa trong dân số, nam giới và nữ giới đều có sự đóng góp quan
trọng trong việc duy trì, xây dựng đời sống gia đình, tạo ra của cải vật chất cho xã
hội, góp phần quan trọng vào q trình xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng
như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [6, tr.432]. “Muốn có nhiều sức lao
động để sản xuất thì phải giải phóng sức lao động phụ nữ” [3, tr.249]. Trong tác
phẩm Đường Kách mệnh , Bác cũng viết: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa
sang xã hội mà khơng có phụ nữ giúp vào, thì chắc khơng làm nổi” [2, tr.288].
Lênin cũng nói: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng phải
biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công” [2, tr.288]. Trong
suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng nước nhà.
Trước những đóng góp to lớn của cả phụ nữ và đàn ơng trong q trình dựng
nước và giữ nước, theo quan điểm của Hồ Chí Mình thì phụ nữ và đàn ơng phải
được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực và trong tất cả quan hệ xã hội.
Thế nhưng, thực tế khi chứng kiến những cảnh bất công mà phụ nữ phải chịu đựng
trên đất nước mình cũng như sự phân biệt đối xử với các phụ nữ các nước trên thế

20



giới thì Hồ Chí Minh mà lúc này là Nguyễn Ái Quốc đã lên tiếng trình bày về tình
cảnh phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Trong tác phẩm
Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã dành nguyên một chương
(Chương XI) để mô tả về “Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ”. Hồ Chí MinhNguyễn Ái Quốc đã nêu sự thật về việc xâm phạm thô bạo các quyền cơ bản của
con người, về những áp bức, bóc lột, bất công, lầm than, tủi nhục mà người phụ nữ
Việt Nam phải gánh chịu. Hồ Chí Minh-Nguyễn Ái Quốc nhận định: “Dưới chế độ
thực dân phong kiến, nhân dân ta bị áp bức và bóc lột, thì phụ nữ ta bị áp bức và
bóc lột nặng nề hơn” [11, tr.256]. “Trong xã hội và gia đình, người phụ nữ bị hạ
thấp tột bậc và không được hưởng một chút quyền lợi gì” [2, tr.448]. Nguyễn Ái
Quốc khơng những mơ tả, mà cịn phê phán các chính sách phản động của thực dân
Pháp và phong kiến tay sai đối với phụ nữ Việt Nam và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến
tình trạng ấy. Nhận thức đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp bức, bóc lột, bất
cơng mà những người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu, với sự xót xa, đồng cảm,
tình yêu thương, quý trọng con người, trong hành trình tìm đường cứu nước của
mình, Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu tìm ra con đường giải phóng phụ nữ Việt
Nam.
Hồ Chí Minh ln xác định, để giải phóng con người Việt Nam nói chung và
phụ nữ nói riêng, trước tiên phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế
độ thuộc địa nửa phong kiến và thiết lập chế độ dân chủ nhân dân. Sau đó, là tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp
đấu tranh để giải phóng phụ nữ Việt Nam gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phụ nữ Việt Nam chỉ thực sự được
giải phóng, được bình đẳng, tự do, ấm no, hạnh phúc sau khi tiến hành thành công
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người
khẳng định: “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do,
đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại nếu dân tộc cịn trong cảnh nơ lệ thì họ
và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nơ lệ đó thơi” [2, tr.443]. Hồ Chí Minh cũng
cho rằng: sự nghiệp giải phóng dân tộc chỉ thật sự có ý nghĩa khi một nữa dân số
được giải phóng cịn khơng thì cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ấy cũng khơng


21


×