Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí để phát triển du lịch ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 83 trang )

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Nghiên cứu tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí để
phát triển du lịch ở thành phố à Nẵng

Sinh viên thực hiện :

uỳnh Thị Phụng

Chuyên ngành : Cử nhân Lịch Sử
Ngƣời hƣớng dẫn : Th.S Nguyễn Xuyên

à Nẵng, tháng 5/ 2013


Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình vừa qua, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các
thầy, cô giáo trong khoa Lịch Sử trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng,
đặc biệt là Th.S Nguyễn Xuyên, người đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện đề tài khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Sở, phòng ban và những


người dân thành phố Đà Nẵng cũng như du khách đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình khảo sát và khai thác tư
liệu liên quan đến đề tài khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện để khóa luận có
tính khoa học và thực tiễn cao nhất song di trình độ chun mơn và
vốn kiến thức cịn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm
khuyết. do vậy tơi rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của
các thầy cơ để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5, năm 2013
Sinh viên
Huỳnh Thị Phụng


MỤC LỤC
P ẦN MỞ ẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 8
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................ 9
7. Bố cục của đề tài .................................................................................................. 10
P ẦN NỘ DUN ................................................................................................. 11
C ƢƠN

1: CƠ SỞ LÝ LUẬN V T ỰC T ỄN ............................................ 11

1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 11
1.1.1 Khái niệm về du lịch ........................................................................................ 11

1.1.2. Khái niệm về khách du lịch ............................................................................ 12
1.1.3. Hoạt động vui chơi giải trí ............................................................................. 12
1.1.4. Các loại hình vui chơi giải trí ........................................................................ 14
1.1.4.1. Loại hình vui chơi giải trí gắn với các trị chơi .......................................... 14
1.1.4.2. Loại hình vui chơi giải trí gắn với sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật .... 15
1.1.4.3. Loại hình vui chơi giải trí gắn với thể dục thể thao .................................... 15
1.1.4.4. Loại hình vui chơi giải trí gắn với thơng tin đại chúng .............................. 16
1.1.4.5. Loại hình vui chơi giải trí gắn với du lịch, dịch vụ..................................... 16
1.1.4.6. Loại hình vui chơi giải trí gắn với lao động sản xuất ................................. 16
1.1.4.7. Loại hình giải trí gắn với ẩm thực .............................................................. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17
1.2.1. Mơ hình tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trên thế giới ....................... 17
1.2.2. Mơ hình tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tại Việt Nam ...................... 21
C ƢƠN

2: T ỰC TR N

TỔ C ỨC CÁC

O T ỘN

VU C Ơ

Ả TRÍ................................................................................................................. 26
2.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng ..................................................................... 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 26


2.1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 26
2.1.1.2. Địa hình ....................................................................................................... 26

2.1.1.3. Khí hậu ........................................................................................................ 26
2.1.1.4. Thủy văn ...................................................................................................... 27
2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội ................................................................................ 27
2.2. Những điều kiện để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí ở Đà Nẵng ........... 30
2.3. Thực trạng khai thác các loại hình vui chơi giải trí phục vụ du lịch ở
Đà Nẵng.................................................................................................................... 33
2.3.1. Loại hình vui chơi giải trí gắn với trị chơi .................................................... 33
2.3.1.1. Vui chơi giải trí tại Bà Nà Hills Fantasy Park - Đà Nẵng ......................... 33
2.3.1.2. Các hoạt động vui chơi giải trí gắn với các lễ hội ...................................... 36
2.3.1.3. Hoạt động vui chơi giải trí ở cơng viên 29/3 .............................................. 37
2.3.2. Loại hình vui chơi giải trí gắn với sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật ........ 38
2.3.2.1. Xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển
Dĩnh .......................................................................................................................... 38
2.3.2.2. Xem phim tại các rạp chiếu phim ................................................................ 40
2.3.3. Loại hình vui chơi giải trí gắn với thể dục thể thao ....................................... 41
2.3.3.1. Vui chơi giải trí tại sân golf The Dunes ...................................................... 41
2.3.3.2. Vui chơi thể thao biển ................................................................................. 43
2.3.3.3. Bắn súng sơn ............................................................................................... 45
2.3.4. Loại hình vui chơi giải trí gắn với ẩm thực và dịch vụ .................................. 46
2.3.4.1. Hoạt động vui chơi giải trí thơng qua thưởng thức các món ăn ................. 46
2.3.4.2. Hoạt động vui chơi giải trí ở các quán bar, quán cà phê, karaoke ............ 46
2.3.4.3. Hoạt động vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngồi ........... 50
2.4.1. Những tác động tích cực trong phát triển du lịch .......................................... 50
2.4.2. Những hạn chế đối với hoạt động du lịch ...................................................... 52
C ƢƠN
VU C Ơ

3: ỊN

ƢỚN ,


Ả P ÁP TỔ C ỨC CÁC

O T ỘN

Ả TRÍ............................................................................................. 55

3.1. Định hướng phát triển ....................................................................................... 55
3.2. Giải pháp phát triển ........................................................................................... 56
3.2.1. Về công tác tổ chức, quản lý .......................................................................... 56


3.2.2. Xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng.................. 58
3.2.3. Tăng cường đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật .. 59
3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí .................................................... 61
3.2.5. Đưa hoạt động vui chơi giải trí vào các tour để phát triển du lịch ................. 62
3.2.6. Các giải pháp khác ......................................................................................... 62
3.3. Một số kiến nghị................................................................................................ 63
3.3.1. Đối với các Sở, Hiệp hội thành phố Đà Nẵng ................................................ 63
3.3.2. Đối với chính quyền thành phố Đà Nẵng....................................................... 64
3.3.3. Đối với người dân thành phố Đà Nẵng .......................................................... 66
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 67
T

L ỆU T AM K ẢO ..................................................................................... 69

P Ụ LỤC


P ẦN MỞ ẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với xu thế tồn cầu hóa và quốc tế hóa, du lịch trên thế giới
nói chung và du lịch ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành ngành dịch vụ quan
trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam,
được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sự đổi mới về chính sách đối ngoại, với
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch cũng đã có những bước phát triển
mạnh mẽ và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội. Du lịch đã được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển
kinh tế của đất nước và đang dần hội nhập với khu vực và thế giới. Khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng ngày một tăng.
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm kinh tế, văn hoá,
giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng
được sự ưu ái của thiên nhiên, địa hình đa dạng, cảnh quan phong phú, có rừng núi
cao, đồi núi thấp, có trảng cát, sơng hồ, có vịnh, biển ngang, có bán đảo và quần
đảo. Sự đa dạng của địa hình dẫn đến sự đa dạng của các hệ sinh thái, sự phong phú
của phương thức sống, sản xuất và cư trú của cư dân đã tạo nên các loại hình du
lịch hấp dẫn thu hút du khách. Hơn nữa, Đà Nẵng còn được bao bọc bởi ba di sản
văn hóa thế giới : Huế, Hội An và Mỹ Sơn, chính vì vậy mà Đà Nẵng đang trở
thành một tâm điểm của vùng du lịch đa dạng, hấp dẫn, kì thú bậc nhất Việt Nam.
Tuy Đà Nẵng là nơi có sức hút rất lớn đối với du khách nhưng khả năng níu
chân du khách của Đà Nẵng lại chưa cao, một trong những nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế này là do Đà Nẵng còn thiếu các khu vui chơi giải trí tầm cỡ để
phục vụ khách du lịch. Hiện nay Đà Nẵng chưa có một khu vui chơi giải trí nào
tầm cỡ như Vinpearl Land (Nha Trang), Đại Nam (Bình Dương), Suối Tiên (Thành
phố Hồ Chí Minh) hay Thiên Đường Bảo Sơn (Hà Nội) để phục vụ nhu cầu giải trí
của du khách, nhưng tương lai ắt hẳn Đà Nẵng cũng sẽ phải đầu tư xây dựng các
khu vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc tế có tiềm năng để thu hút khách du lịch.
Xuất phát từ những lí do trên mà chúng tơi chọn đề tài “Nghiên cứu tổ
chức các hoạt động vui chơi giải trí để phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng”
làm đề tài nghiên cứu của mình.



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, trên cả nước, việc nghiên các hoạt động vui chơi
giải trí đã được một số nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa quan tâm, đã có một số
cơng trình, bài viết được công bố, đáng kể hơn cả là các cơng trình sau đây:
- Đề tài “Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở Hà
Nội - thực trạng và giải pháp” (2003) do PGS. TS Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm
đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về văn hóa vui chơi giải trí, đánh giá thực trạng
văn hóa vui chơi giải trí và đưa ra một số giải pháp phát triển các hoạt động văn
hóa giải trí ở Hà Nội.
- “Hoạt động giải trí ở đơ thị Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và
thực tiễn” (2004) PGS. TS Phạm Duy Đức (chủ biên), NXB Văn hóa Thơng tin có
đề cập đến các nhu cầu giải trí ở các đơ thị nước ta,vai trị của hoạt động vui chơi
giải trí, thực trạng và giải pháp phát triển các hoạt động giải trí ở các đơ thị nước ta.
Ở Đà Nẵng cũng đã có một số bài viết trên tạp chí có liên quan đến các hoạt
động vui chơi giải trí ở Đà Nẵng như :
- Hồng Anh (2006) “Các giải pháp phát triển du lịch biển Đà Nẵng”, Tạp chí
Văn Hóa - Du lịch Đà Nẵng, số 6, có đề cập đến loại hình thể thao giải trí biển.
- Hồng Anh (2011) “Phát triển hoạt động các khu, điểm du lịch thành phố Đà
Nẵng” của tác giả, Tạp chí Văn hóa - Du lịch Đà Nẵng, số 13, đề cập đến một số
hoạt động vui chơi giải trí tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
- Nguyễn Công Tiến (2012) “Những đặc trưng du lịch thu hút khách quốc tế
đến tham quan Đà Nẵng” của, Tạp chí phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng, số 26, đề
cập đến vai trò của hoạt động giải trí tác động đến sự thỏa mãn của khách trong
chuyến du lịch.
Nhìn chung, các cơng trình, các bài nghiên cứu có liên quan đến hoạt động
vui chơi giải trí ở Đà Nẵng nêu trên cũng chỉ mới tìm hiểu một cách sơ lược, chưa
thành hệ thống. Tuy vậy, đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi kế thừa, tiếp tục

nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng, có nhiều cơng trình nghiên cứu về các
loại hình du lịch, hay các tài nguyên du lịch ở Đà Nẵng mà chưa đề cập đến các
hoạt động vui chơi giải trí ở Đà Nẵng trong khi các hoạt động này có khả năng thu
hút khách du lịch lớn, níu chân du khách lâu hơn, góp phần đáng kể trong phát triển
du lịch. Một số tác giả trong các bài viết trên báo, tạp chí chỉ mới đề cập sơ qua các
hoạt động vui chơi giải trí ở Đà Nẵng. Do đó, khóa luận hồn thành là nguồn tài
liệu góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người về các hoạt động vui chơi giải trí ở
Đà nẵng, góp phần thu hút khách du lịch đến nhiều hơn.
Là người con của thành phố, nghiên cứu về các hoạt động vui chơi giải trí
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giúp bản thân hiểu rõ về các giá trị văn hóa và tinh
thần của những hoạt động đó trên q hương mình.
Đồng thời, việc nghiên cứu sẽ tìm hiểu thực trạng và đề ra các giải pháp
nhằm đưa các hoạt động vui chơi giải trí vào phục vụ phát triển du lịch, góp phần
nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu và tìm hiểu các hoạt động vui chơi giải trí ở Đà Nẵng để biết
thực trạng các hoạt động này, từ đó đề ra các giải pháp để phát triển các hoạt động
vui chơi giải trí phục vụ du lịch.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số hoạt động vui chơi giải trí tiêu biểu có thể tổ
chức phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhiều loại hình vui chơi giải trí, đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu về một số loại hình vui chơi giải trí tiêu biểu để phát triển

phục vụ khách du lịch.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện đề tài khóa luận này, tơi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:


- Tài liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa
luận tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản,...
- Tài liệu phỏng vấn: Tài liệu này thu thập được thông qua việc phỏng vấn
ngẫu nhiên một số khách du lịch tại các điểm như Danh thắng Ngũ hành Sơn, khu
du lịch Bà Nà, bảo tàng Chăm Đà Nẵng,... Đồng thời phỏng vấn trực tiếp những
cán bộ văn hóa - du lịch, những người quản lý và phục vụ ở những điểm vui chơi
giải trí. Đây chính là nguồn tài liệu quan trọng góp phần khơng nhỏ vào sự thành
công của đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài khóa luận này, tơi đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, đó là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm
phân tích, tổng hợp các tư liệu, thơng tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái qt
hóa, mơ hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra.
- Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn
khác nhau và thời gian dài ngắn khác nhau, vì thế các tài liệu đó cần được thống kê
lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho q trình nghiên cứu đạt kết quả cao.
- Phương pháp khảo sát thực đia: Sử dụng phương pháp này để lấy được số
liệu, thơng tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ chính
xác để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai trị quan
trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra các câu đối thoại liên quan đến hoạt các
hoạt động vui chơi giải trí đối với khách du lịch, những người phục vụ, người quản
lý, cán bộ trong lĩnh vực văn hóa - du lịch để thu thập thêm thơng tin.

6. óng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Đề tài hoàn thành sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn về các hoạt động vui chơi
giải trí trong phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng. Đồng thời để các cơ quan,
chính quyền địa phương quan tâm chú trọng phát triển các hoạt động vui chơi giải
trí nhằm phục vụ du lịch tốt hơn. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những giải pháp để
khai thác các vui chơi giải trí để phục vụ phát triển du lịch.


6.2. Về mặt thực tiễn
Đây là một đề tài mới, hiện nay cịn ít người nghiên cứu nên nguồn tài liệu
này chưa phong phú. Do đó, sau khi đề tài hồn thành thì đây sẽ là nguồn tài liệu
thành văn hữu ích cho những ai nghiên cứu về mảng đề tài các hoạt động vui chơi
giải trí ở các địa phương khác.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
Chương 2: Thực trạng tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí để phát triển
du lịch ở thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Định hướng, giải pháp tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí để
phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng.


P ẦN NỘ DUN
C ƢƠN

1: CƠ SỞ LÝ LUẬN V T ỰC T ỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về du lịch

Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có
nghĩa là đi một vịng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “tornus” và sau đó
thành “tourisme” ( tiếng Pháp). Theo Robert Languar (1980) từ “tourist” lần đầu
tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800. [20;7]
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “du lịch” được dịch thơng qua tiếng Hán. “Du”
có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên người Trung Quốc
gọi “du lịch” là “du lãm” với nghĩa đi chơi để nâng cao nhận thức. [20;7]
“Du lịch” được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người
rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để
nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản,
tất cả hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc cư trú
chính trị, tìm việc làm và xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch.
Nhà kinh tế học Kalfiotis cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá
nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo
đức, do đó tạo nên những hoạt động kinh tế”. [20;9]
Theo nhà địa lý Belarus thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian nhàn rỗi có liên quan tới sự di cư và lưu trú tạm thời bên ngồi nơi
ở thường xun nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế, văn hóa và dịch vụ”. [20;12]
Năm 1963, Liên Hiệp Quốc định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến
lưu trú khơng phải là nơi làm việc của h”. [20;12-13]


1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng “khách du lịch” là
nhân tố quyết định. Nếu khơng có “khách du lịch” thì các nhà kinh doanh du lịch

khơng thể kinh doanh được, khơng có “khách du lịch” thì hoạt động của các nhà
kinh doanh du lịch trở nên vô nghĩa.
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có nói: “Khách
du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Tại điều 20, chương IV: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và
khách du lịch quốc tế”.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngồi vào Việt Nam du lịch và cơng dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. [10;26-27]
1.1.3. Hoạt động vui chơi giải trí
* Khái niệm
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ về khái niệm vui chơi giải
trí trong du lịch, có q ít sách vở định nghĩa một cách chuyên biệt về cụm từ
này.Tuy nhiên, dưới góc độ du lịch, ta có thể khái niệm một cách tổng quát: Vui
chơi giải trí là một trong những nhu cầu văn hóa cơ bản của con người, làm cho
đầu óc được thảnh thơi bằng cách nghỉ ngơi hoặc tham gia vào các trị chơi một
cách tích cực. Nó giúp giải tỏa những căng thẳng, tạo điều kiện để con người phát
triển tồn diện về thể chất, trí tuệ và tình cảm cũng như nhân cách xã hội.
* Nguồn gốc
Về nguồn gốc thì hoạt động vui chơi giải trí đã có từ rất lâu vì thực ra đây là
một nhu cầu hết sức tự nhiên của con người nhằm giải tỏa sự mệt mỏi, buồn chán
và hoàn thiện bản ngã làm đẹp thêm cuộc sống. Từ xa xưa, các tầng lớp thượng
lưu, vua chúa, quý tộc thường xây dựng cho riêng mình những lâu đài, trang trại,
những khu vườn lớn để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như cưỡi ngựa, săn


bắn, tổ chức tiệc tùng, những buổi dạ hội, vũ hội,...cịn các tầng lớp bình dân thì có

các hoạt động vui chơi giải trí vào các kỳ nghỉ và lễ hội.
Nhưng các hoạt động vui chơi giải trí thời xưa có những nét khác biệt về bản
chất so với các hoạt động vui chơi giải trí hiện đại ở chỗ: con người xưa tham gia
các hoạt động vui chơi giải trí do các phong tục tập qn (lễ hội, đình đám,...), do
có nhiều thời gian rỗi nhằm mục đích chủ yếu là gặp gỡ, giao tiếp mở rộng hiểu
biết về con người, thiên nhiên. Còn hoạt động vui chơi giải trí hiện đại nảy sinh từ
một nền sản xuất xã hội hóa cao độ, thời gian nhàn rỗi có được khơng phải cho con
người, vì con người mà bắt nguồn từ bản thân nền sản xuất xã hội buộc phải làm
như vậy. Con người chịu sức ép nặng nề của công việc, sự căng thẳng về tâm lý, do
vậy mục đích chủ yếu của họ khi tham gia hoạt động vui chơi giải trí là để nghỉ
ngơi thư giản và phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, sự phát triển nền sản xuất xã hội
khiến cho chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao, thu nhập tăng, thời
gian nhàn rỗi nhiều – con người có xu hướng sử dụng thời gian với mục đích tham
quan tìm hiểu mở rộng kiến thức nhưng vẫn mong muốn thoát khỏi cuộc sống hiện
tại, môi trường mà họ đang sống trong một khoảng thời gian nhất định.
Người ta cho rằng hoạt động vui chơi giải trí hiện đại được manh nha ở
Châu Âu vào thế kỷ XVIII – XIX. Đây là thời kỳ một số nước Châu Âu đã tiến
hành công nghiệp hóa và đơ thị hóa mạnh mẽ. Các gia đình quý tộc, tư sản thành
phố đua nhau xây dựng các khu nghỉ, trang tại ở nông thôn để tổ chức các hoạt
động vui chơi giải trí vào thời gian rỗi. Dần dần hoạt động này trở nên phổ biến ở
các nước Châu Âu và Bắ Mỹ như: Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Liên Xơ cũ,... là
những nước có chế độ làm việc 5 ngày trong tuần.
* Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của hoạt động vui chơi giải trí
- Đặc điểm
+ Hoạt động vui chơi giải trí rất phong phú về loại hình
+ Có thể diễn ra trong thời gian ngắn và có thể tranh thủ vào bất cứ lúc nào.
+ Trở thành một nhu cầu bức thiết, một hiện tượng xã hội phổ biến đối với
các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung đông dân cư.



+ Đặc điểm quan trọng của hoạt động vui chơi giải trí hiện đại là tính chất
giải trí đối lập nhau, tức là người ta tìm đến mơi trường đối lập với họ sống và làm
việc.
- Vai trò, ý nghĩa của hoạt động vui chơi giải trí
+ Đối với mỗi cá nhân: giúp tăng cường thể lực, trí lực; nâng cao nhận thức,
tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa các vùng, các dân tộc; tăng năng suất
lao động nhờ sự nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe.
+ Đối với xã hội: thu hút con người vào những hoạt động lành mạnh giúp
làm giảm những tiêu cực xã hội; tạo ra công ăn việc làm giúp tăng thu nhập; bảo vệ
mơi trường cảnh quan, tài ngun mơi trường (mặt tích cực). Phát triển các hoạt
động vui chơi giải trí đúng hướng, phù hợp và đảm bảo tính lành mạnh sẽ góp phần
rất lớn trong việc duy trì, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
+ Trong hoạt động du lịch: dịch vụ vui chơi giải trí với vai trò như một yếu
tố bổ trợ quan trọng, gắn kết tạo cơ sở cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch,
làm cho các điểm du lịch trở nên hấp dẫn. Cùng với các điều kiện cơ sở hạ tầng,
điều kiện tiện nghi chuyên ngành, vận chuyển, ăn uống,... dịch vụ vui chơi giải trí
là một nhân tố có sức lơi cuốn mạnh, mở đầu cho một chuyến đi hấp dẫn. Các điểm
vui chơi giải trí vừa là hấp dẫn khách đến thăm đầu tiên, đồng thời cũng là nơi
được đầu tư phát triển sớm nhất trong sự phát triển chung của ngành du lịch. Du
lịch phát triển sẽ tạo nền cho các dịch vụ vui chơi giải trí phát triển và dịch vụ vui
chơi giải trí phong phú sẽ góp phần thu hút khách đến với địa phương, kéo dài thời
gian lưu lại của du khách, hạn chế đến mức thấp nhất sự nhàm chán trong các
chương trình du lịch, kích thích khả năng chi tiêu của khách ở mức cao nhất. Đặc
biệt, đối với ngành du lịch Đà Nẵng, ít có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút
và lưu giữ khách so với các tỉnh lân cận có di sản văn hóa thế giới và nhiều di tích
lịch sử - văn hóa khác.
1.1.4. Các loại hình vui chơi giải trí
1.1.4.1. Loại hình vui chơi giải trí gắn với các trị chơi
Các loại trị chơi là những hoạt động vừa mang tính thể lực, vừa mang tính
tinh thần nhằm rèn luyện sức khỏe, năng lực tinh thần cho những người tham gia

chơi và cả những người cổ vũ cuộc chơi, như:


+ Trò chơi thể lực: kéo co, đấu vật, bơi lội.
+ Trị chơi khéo léo – thể lực – trí tuệ: đánh đu, thi nấu cơm.
+ Trị chơi trí tuệ: đánh cờ, đố chữ, câu đối.
+ Trò chơi rèn luyện ý thức, sự ứng xử: câu cá, thả diều, chọi gà, hát đối.
Các loại trò chơi hiện đại tại các khu, điểm vui chơi giải trí trong nhà và cả
ngồi trời.
1.1.4.2. Loại hình vui chơi giải trí gắn với sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật
Trong nghệ thuật, với sự hư cấu tưởng tượng nghệ thuật, người nghệ sỹ
cuốn hút người xem, người nghe vào trò chơi của các năng lực tinh thần. Trị chơi
là mơ hình của sáng tạo, dự báo trước hoạt động sáng tạo. Nghệ thuật giúp con
người phát triển các năng lực cảm thụ, thể nghiệm chủ quan. Các hoạt động nghệ
thuật giúp phát triển toàn diện các năng lực của con người. Nó làm cho đầu óc của
con người nhạy bén, linh hoạt, sắc cạnh trước các biểu hiện sinh động và phức tạp
của đời sống.
Trong các khối cảm mà nghệ thuật đem lại có loại khối cảm tiếp nhận,
thưởng thức một cách vơ tư. Vì vậy có thể khẳng định tác dụng của hoạt động giải
trí như một chức năng độc lập của văn chương và nghệ thuật nói chung. Thật ra,
giải trí là một nhu cầu tự nhiên của con người trước nghệ thuật. Trong sự cảm thụ
tác phẩm, cùng với sự tiếp nhận nội dung tư tưởng của tác phẩm, công chúng cịn
tìm thấy sự khối cảm trong nếm trải các tình huống tâm lý, những trạng thái xúc
cảm vốn có trong cuộc sống con người.
1.1.4.3. Loại hình vui chơi giải trí gắn với thể dục thể thao
Hoạt động thể dục thể thao là hoạt động văn hóa thể chất, rèn luyện thể chất
làm con người trở nên khỏe đẹp. Thể thao là thao diễn thân thể, phô bày vẻ đẹp
của con người và sức mạnh thể lực của con người.
+ Vui chơi giải trí bằng các hoạt động thể dục thể thao, như: tập thể dục
hàng ngày, dưỡng sinh, võ vật, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền,... và các loại thể

thao khác (thăng bằng trên dây, nhảy dù, leo núi, lướt ván, bắn súng sơn,...)
+ Vui chơi giải trí bằng biểu diễn, thi đấu thể dục thể thao, như: xem biểu
diễn thể dục dụng cụ, thi đấu bóng các loại, đấm bốc, đấu vật, chọi trâu, chọi gà,...


1.1.4.4. Loại hình vui chơi giải trí gắn với thơng tin đại chúng
Thông tin đại chúng vừa là một loại hình văn hóa vừa là một phương thức
chuyển tải văn hóa. Vì vậy nó là một hoạt động giải trí cơ bản của con người và xã
hội.
+ Vui chơi giải trí bằng đọc (xem): sách, báo, tranh, ảnh, triển lãm,
internet,...
+ Vui chơi giải trí bằng nghe: nghe radio, casseet,...
+ Vui chơi giải trí bằng nghe – nhìn: xem truyền hình, thơng tin, quảng cáo,
VCD, DVD....
1.1.4.5. Loại hình vui chơi giải trí gắn với du lịch, dịch vụ
Du lịch và dịch vụ là một hoạt động văn hóa mang tính tổng hợp, nguyên
hợp nhưng cũng mang tính chuyên biệt. Con người tham gia các hoạt động du lịch,
dịch vụ vừa để đáp ứng nhu cầu thực dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí.
+ Vui chơi giải trí bằng du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thương
mại, chữa bệnh, hội thảo, thám hiểm,...
+ Vui chơi giải trí bằng dịch vụ: mua sắm, may mặc, ăn uống, thư giản,
trang điểm,...
1.1.4.6. Loại hình vui chơi giải trí gắn với lao động sản xuất
Có thể chia loại này thành các hoạt động chính là:
+ Giải trí trong khi lao động cần thiết: đó là loại hình diễn ra đồng thời với
q trình sản xuất như nghe nhạc, chuyện trị (kể chuyện tiếu lâm...)
+ Vui chơi giải trí sau lao động cần thiết: đây là sự chuyển trạng thái từ lao
động sản xuất cần thiết sang một hình thức khác mang tính giải trí như lúc giải lao
người cơng nhân đọc sách hay làm một việc khác như làm thơ, vẽ tranh,...
+ Vui chơi giải trí bằng lao động sản xuất trong thời gian rỗi: đây là hình

thức vui chơi giải trí rất có ý nghĩa, khi người cơng nhân làm lao động chân tay
tranh thủ thời gian rỗi học thêm văn hóa, rèn luyện tay nghề, vi tính, ngoại ngữ,
chăm sóc cây cảnh,...
1.1.4.7. Loại hình giải trí gắn với ẩm thực
Hoạt động giải trí qua ẩm thực bao gồm:


+ Vui chơi giải trí qua thưởng ngoạn các món ăn, thức uống: những món ăn
ngon miệng, quý hiếm mới lạ, có thể bồi bổ sức khỏe.
+ Vui chơi giải trí gắn với các hoạt động tinh thần khác: uống cà phê nghe
ca nhạc, xem bóng đá,...
+ Vui chơi giải trí qua các món ăn, thức uống trong các dịp lễ tết: mừng sinh
nhật, mừng thọ, liên hoan, giỗ, lễ cưới, tết,...
Có thể nói, phân loại các loại hình vui chơi giải trí là một việc cần thiết giúp
cho việc tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động vui chơi giải trí cho phù hợp
với chủ thể, đối tượng và mục đích của chúng. Tuy nhiên, sự phân loại này chỉ có ý
nghĩa tương đối mà thơi.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mơ hình tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trên thế giới
* Orlando: Thành phố giải trí tuyệt vời của nước Mỹ
Orlando là thành phố nằm ở bang Florida của nước Mỹ. Thành phố này
được coi như điểm du lịch nổi tiếng thế giới với các khu giải trí hồnh tráng, những
cơng viên có chủ đề dựa theo các bộ phim ăn khách… Mỗi năm, Orlando thu hút
hơn 50 triệu lượt khách du lịch, vượt xa New York (44 triệu) và Paris (27 triệu).
Điểm hút khách hàng đầu ở Orlando là Thế giới giải trí Walt Disney World cách trung tâm Orlando khoảng 34 km về phía Tây Nam. Walt Disney World được
đưa vào hoạt động năm 1971 rộng 100 km2, gồm 4 công viên theo các chủ đề khác
nhau, 2 công viên nước, 24 khách sạn, một khu cắm trại, 2 trung tâm chăm sóc sức
khỏe - sắc đẹp cùng nhiều khu vui chơi giải trí khác. Bốn cơng viên được xây dựng
qua các thời kỳ gồm: Vương quốc Thần thoại (1971), trung tâm Epcot (1982), phim
trường Disney’s Hollywood Studios (1989), Vương quốc các loài thú - Disney’s

Animal Kingdom (1998). Vương quốc Thần thoại cịn được mệnh danh là “vùng
đất hạnh phúc” có con đường chính Main Street, hai bên là các cửa tiệm bán hàng
hóa và đồ ăn uống. Cuối con đường là “lâu đài của cơ bé Lọ Lem” cao 55m có màu
đá xám trắng. Lâu đài được xây dựng với một kỹ thuật đặc biệt tạo cảm giác nó cao
lớn hơn thực tế. Bên trong là những bức tranh ghép treo tường mơ tả câu chuyện cổ
tích “cơ bé Lọ Lem”. Tầng hai là nhà hàng Cinderella’s Royal Table phục vụ các
món ăn theo kiểu hồng gia với những người phục vụ hóa trang thành các con vật


trong chuyện cổ tích. Cịn có tiệm thời trang Bibbidi Bobbidi, nơi du khách nhí có
thể được trang điểm, làm tóc, qng khăn, đội vương miện, xỏ giày... thành nàng
cơng chúa trong câu chuyện cổ. Tại vùng đất này, du khách cịn có thể du ngoạn
trên chiếc xe ngựa cổ điển, tham quan “Hòn đảo kho báu” của những tên cướp
biển, xem cuộc diễu hành của những ngôi sao hoạt hình được u thích như: chuột
Mickey, vịt Donald, Aladin và cây đèn thần...
Trung tâm Epcot là công viên thứ hai của Walt Disney World. Công viên
trưng bày các thành tựu của nền khoa học kỹ thuật hiện đại và các nền văn hóa trên
thế giới: đầy ắp những sản phẩm tưởng tượng của tương lai kỳ ảo. Epcot có hai khu
lớn là khu hướng về thế giới tương lai và khu mô tả thế giới hiện đại với kiến trúc,
thức ăn và văn hóa của nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Trung Đơng,
Nhật, Trung Quốc... Cơng trình tiêu biểu nhất của trung tâm Epcot là Phi thuyền
Trái đất – có hình dáng một quả cầu bằng pha lê lớn.
Thế giới động vật Disneyworld - Disney world Animal Kingdom là một
ngôi nhà khổng lồ với những con thú thật và trong phim ảnh. Du khách có thể làm
những cuộc phiêu lưu mạo hiểm vào thiên đường của các nhân vật hoạt hình, tham
quan thế giới đại dương của Disneyworld,... Cơng trình tiêu biểu nhất ở cơng viên
này là Cây đời (Tree of Life) cao 44m rộng 15m với 325 động vật được điêu khắc
trên các cành của cây đời.
Phim trường Disney’s Hollywood Studios rộng 546.000m2 để trình chiếu
cho du khách các bộ phim cổ từ hơn 50 năm trước, có chiếc nón kỳ diệu The

Sorcerer’s Hat. Phim trường áp dụng những công nghệ mới cho phép du khách “đi
xuyên qua màn ảnh” để cùng hành động bên cạnh các nhân vật trong các siêu phẩm
điện ảnh...
Orlando cịn có công viên “Thế giới phù thủy Harry Potter” dựa theo cuốn
sách bán chạy nhất thế giới “Harry Potter” của văn sĩ J.K. Rowling, vừa khánh
thành tháng 6/2010. “Thế giới phù thủy Harry Potter” rộng hơn 8 héc-ta, nằm trong
khu nghỉ mát Universal Orlando. Nơi đây đưa du khách lạc vào thế giới của phép
thuật khi tham quan lâu đài đá Hogwarts, ngôi làng phù thủy Hogsmeade, Rừng
cấm... Trong công viên có nhiều quán rượu cho du khách có thể thưởng thức loại
bia bơ đặc sắc.[25]


* Las Vegas - thiên đường giải trí
Ở Las Vegas, mỗi casino là một thành phố thu nhỏ, tái hiện gần như trọn
vẹn những nét đặc trưng của từng địa phương như: casino Paris với tháp Eiffel và
những nghệ sĩ hát rong trên đường phố; casino Venice với dịng sơng xanh thơ
mộng, những người chèo thuyền Gondola chở các cặp tình nhân đi dạo; casino
Wynn với vườn nhiệt đới và thác nước trên sa mạc; hay casino Luxor với kiểu kiến
trúc Kim tự tháp độc đáo...
Một trong những điểm hấp dẫn khác của Las Vegas chính là các chương
trình biểu diễn nghệ thuật hoành tráng. Đêm Las Vegas sống động với những vở
kịch đầy màu sắc, sự kết hợp tuyệt vời giữa nhiều loại hình nghệ thuật.
* Thành phố giải trí Genting ở Malaysia
Nói đến Genting, hầu như bất kể người Malaysia nào cũng nghĩ ngay đến
một khu nghỉ mát nổi tiếng của đất nước họ: Genting highlands resort. Nhiều người
còn cho rằng ý nghĩa lớn lao về kinh tế cũng như sự phức tạp của công việc xây
dựng, khai thác nguồn tài nguyên to lớn và khả năng huy động các nguồn nội lực từ
mơ hình này là một thành cơng chưa có tiền lệ trong phát triển ngành du lịch của
Malaysia.
Ban đầu, ý tưởng về một khu du lịch trên một khu đồi núi khơ nóng trên cao

ngun Cameron bị coi là sự liều lĩnh của Tan Sri Lim Goh Tong vào năm 1964.
Ơng ta khi đó đang làm việc tại một cơ sở nghỉ dưỡng thuộc dự án thủy điện của
chính quyền thuộc địa Anh. Người Anh xây dựng cơ ngơi này để nhân viên của họ
đến đây làm việc có thể tránh được cái nóng của vùng nhiệt đới. Lim Goh Tong
nghĩ ngay đến một Malaysia thịnh vượng trong tương lai với thèm muốn có được
những khu nghỉ mát trên núi tương tự mà người dân Malaysia nào cũng có thể dễ
dàng đặt chân tới. Nghiên cứu trên bản đồ, ơng ta tìm thấy vùng phụ cận Kuala
Lumpur thật lý tưởng: Vùng Gunung Ulu Kali ở độ cao 1.800 mét cách Kuala
Lumpur đúng 58km, là khu vực nằm giữa các khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và
một vùng địa hình khắc nghiệt.
Để thực hiện ý đồ của mình, ơng quyết định thành lập một cơng ty tư nhân
lấy tên là Genting Highlands Berhah vào ngày 27/3/1965 cùng với một người bạn
là Haji Mohamed Noah bin Omar nay đã quá cố. Tan Sri Lim được chính quyền


bang Pahang và Selangor phê duyệt chuyển nhượng 12 triệu m2 và sau đó thêm 2,8
triệu m2 đất nữa trong những năm từ 1965 đến 1970. Tháng 8/1965, nhóm kỹ thuật
và xây dựng đầu tiên bắt tay vào việc. Kế hoạch đặt ra là sau 4 năm họ phải hoàn
thành con đường từ Gentingu Sempah lên đỉnh núi Gunung Ulu Kali. Để thúc đẩy
hoàn thành việc xây dựng cả khách sạn và khu nghỉ mát, Tan Sri Lim đã bỏ hết thời
gian, tiền bạc và mọi sức lực, kể cả các nguồn dự trữ của cơng ty gia đình là Kien
Huat nhằm đạt cho được một “khu nghỉ mát trong mơ”.
Ngày 31/5/1969, cố thủ tướng đầu tiên của Malaysia YTM Tunku Abdul
Rahman đã chính thức đặt viên đá xây dựng khách sạn nhỏ với qui mơ 200 phịng,
sau này nó được đặt tên là khách sạn Cao nguyên. Đây được xem là khởi điểm của
hành trình dẫn đến khu Genting đồ sộ và nổi tiếng trên thế giới ngày nay. Điều
quan trọng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ nhất của sự kiện này: Đây là lần đầu tiên,
một công ty tư nhân người Malaysia, khơng có sự giúp đỡ của chính phủ đã có thể
phát triển một khu nghỉ mát từ một vùng khô cằn hiểm trở trên núi dành cho mọi
người Malaysia.

Tiếp sau khách sạn đầu tiên khánh thành vào năm 1971, một khu đánh bạc
đã được chính phủ cho phép hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển nhanh chóng khu
vực heo hút này. Từ đó, Genting Highlands resort tiếp tục được xây dựng, phát
triển mạnh mẽ liên tục, dần trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực Đơng
Nam Á. Trong đó việc bảo đảm và gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên của vùng rừng nhiệt đới
là nét nổi bật và cũng là tôn chỉ của cơng trình này. Đến nay, sau hơn 30 năm, khu
nghỉ mát Genting đã có 6 khách sạn quốc tế và 2 khu nhà nghỉ trên đỉnh đồi, khu
sân golf Awana Genting và khu nghỉ mát khác dành cho người dân địa phương,
170 nhà hàng và cửa hàng mua sắm. Trong đó nổi tiếng nhất là khách sạn First
World lớn nhất thế giới với 6.200 phòng. Bên cạnh việc kết hợp các phương tiện
giải trí tiêu chuẩn quốc tế bao gồm cơng viên trong nhà, ngồi trời cho các mơn giải
trí đa dạng ngồi giờ và các sịng bạc, Genting đã trở thành một “thành phố giải trí”
và là khu nghỉ mát nổi tiếng trên thế giới.
Tuy vậy, ngay từ năm 1997, Genting đã được du khách biết đến nhờ quảng
bá rộng rãi một hệ thống cáp treo dài 3,38 km qua các đỉnh đồi gọi là Skyway


Genting với tốc độ đạt được 21,6 km/h và là hệ thống cáp treo dài nhất
Malaysia.[24]
1.2.2. Mơ hình tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tại Việt Nam
* Vinpearl Land
Vinpearl Land hiện đã trở thành khu vui chơi giải trí đẳng cấp đầu tiên tại
Việt Nam cho phép du khách sử dụng tất cả các dịch vụ tại khu cơng viên giải trí
mà khơng hạn chế số lần và số trị chơi. Tại Vinperl có các trị chơi dưới nước, trị
chơi trong nhà và trị chơi ngồi trời.
Trị chơi dưới nước được chia thành 3 khu: khu vui chơi dành cho gia đình,
khu vui chơi dành cho trẻ em và khu vui chơi dành cho những du khách u thích
cảm giác mạnh.
- Những trị chơi trong khu cảm giác mạnh bao gồm:
+ Đường trượt 6 làn: Với độ cao lên tới 15m và tổng chiều dài đường trượt 100m,

trò chơi đường trượt 6 làn sẽ là điểm khám phá đầy thú vị dành cho những bạn trẻ
muốn phiêu lưu trong trò chơi cảm giác mạnh. Những giờ phút vui chơi tại đường
trượt 6 làn chính là khoảng thời gian mang tới cho bạn những tiếng cười vui vẻ,
thoải mái nhất.
+ Hố đen vũ trụ: Được xây dựng trên ý tưởng về một hiện tượng kỳ lạ nhất trong
vũ trụ - hiện tượng hố đen (là những thiên thể giống điểm, có lực hấp dẫn mạnh tới
mức tất cả vật chất tới quá gần đều bị hút vào trong), trị chơi hố đen vũ trụ trong
khu cơng viên nước Vinpeal sẽ mang tới cho du khách cảm nhận về tốc độ ánh
sáng trong đường trượt có độ dài 19m. Tham gia vào trị chơi, du khách sẽ có cảm
giác như đang được phiêu lưu trong vũ trụ để khám phá những điều bí hiểm của
hiện tượng tự nhiên đầy kỳ thú này.
+ Cảm tử quân: là trò chơi dành cho những bạn trẻ muốn khẳng định sự liều lĩnh,
gan dạ, chạy đua cùng tốc độ. Với 2 phương trượt khác nhau, cảm tử quân mang tới
cho người chơi cảm giác như đang bay khỏi đường trượt.
+ Rơi tự do: với tốc độ tới 60km/h, từ độ cao 21m trong khu cơng viên giải trí
Vinpearl Land sẽ thử thách lịng can đảm của du khách và đón nhận cảm giác hồi
hộp, thích thú, đầy phiêu lưu trong trạng thái “khơng trọng lượng” với tốc độ cực
nhanh, cực mạnh.


+ Sóng thần: là trị chơi cùng phao mang tới cho bạn nhiều cảm giác sợ hãi. Dù chỉ
có độ cao 13m nhưng sức cuốn cực mạnh của sóng sẽ làm những người can đảm
nhất cũng phải “đứng tim”. Nếu bạn vượt qua được cảm giác căng thẳng và lo lắng
ban đầu này và tham gia vào trò chơi, bạn sẽ có được những trải nghiệm vơ cùng
thú vị cho cuộc sống của mình
+ Phao bay và Phao bay vượt dốc: là trò chơi dành cho 2 người. Trên những chiếc
phao đơi có vận tốc trượt lớn, các bạn sẽ có cảm giác như đang được bay bổng,
đang được lướt đi trên những con tàu siêu tốc hiện đại nhất.
-


Những trị chơi trong khu vui chơi gia đình và trẻ em gồm:

+ Hồ bơi trẻ em: đây là hồ bơi thiết kế dành riêng cho các du khách nhí, có chiều
cao từ 1m đến 1,3m. Những đường trượt có nhiều hình ảnh sinh vật ngộ nghĩnh,
đáng yêu sẽ mang lại cảm giác bất ngờ và thú vị cho các bé. Ngồi ra, các bé cũng
sẽ ngạc nhiên thích thú với thác nước có những chiếc thùng khổng lồ.
+ Hồ tạo sóng: hồ tạo sóng có nhiều cấp độ sóng khác nhau, có những đợt sóng êm
ả, dịu dàng nhưng cũng có những đợt sóng mạnh mẽ, dữ dội. Du khách sẽ được trải
nghiệm nhiều cảm giác thú vị, thay đổi bất ngờ khi tham gia vào trò chơi này.
+ Máng trượt thân người: được thiết kế đa dạng với nhiều màu sắc, cấu tạo khác
nhau. Đường trượt màu đỏ ấn tượng dành riêng cho các mẹ, các chị. Đường trượt
màu vàng tươi vui sẽ là nơi vui chơi thú vị cho các bé. Đường trượt 7 màu với tốc
độ chóng mặt sẽ là nơi mang lại tiếng cười sảng khoái và cảm giác vui sướng tột độ
cho những du khách muốn thử thách lịng can đảm của mình.
+ Máng trượt nhóm gia đình: đây là trị chơi dành cho 6 thành viên của một nhóm
gia đình hay bạn bè. 6 thành viên tham gia trò chơi sẽ ngồi quay tròn để bảo vệ
nhau trong khi cùng phiêu du trên một dịng sơng rộng lớn. Muốn tạo nên một hành
trình vượt thác thành công và thú vị, không va đập, không có cảm giác văng ngã,
các thành viên của nhóm phải đoàn kết, phối hợp nhau một cách ăn ý, tập trung vào
hành trình ở mức độ cao nhất
-

Các trị chơi trong nhà bao gồm:

+ Phòng chiếu phim 4D: là một hệ thống giải trí kết hợp giữa phim 3D với những
hiệu ứng thật được thực hiện ngay trong rạp chiếu phim như mưa rơi, gió thổi,
tuyết rơi, ánh sáng, phun khói, rung chuyển, co giật, nghiêng đổ ghế ngồi, động đất,


nóng lạnh, thậm chí là những tia nước, luồng khí hay mùi vị. Tại khu cơng viên giải

trí Vinpearl Land, 3 phòng chiếu phim 4D hiện đại, sang trọng, với sức chứa 30
khách/phòng.
+ Xe đụng: điều khiển xe chạy và đụng vào xe khác, chắc hẳn, bạn sẽ có những
phút giây cực kỳ sảng khối.
+ Vườn cổ tích: đây là địa điểm vui chơi và nghỉ ngơi cho các bé với ngập tràn hình
ảnh các nhân vật cổ tích. Tại “Vườn cổ tích”, bố mẹ có thể gửi con theo giờ và
hoàn toàn yên tâm bởi các bé sẽ được vui chơi và chăm sóc chu đáo.
+ Thiên đường trẻ em: với các trò chơi như: xe điện siêu nhân, Xe lửa thiếu nhi,
Thú nhún, Nhà phao, Nhà banh, Vịt chạy đường ray, Trị chơi liên hồn... Ngồi ra
cịn có siêu thị game, phòng karaoke cho khách tự do giải trí.
-

Các trị chơi ngồi trời gồm:

+ Alpine Coaster - Hệ thống làn trượt đầu tiên trên đảo tại Châu Á: Là một trong
những loại hình vui chơi cảm giác mạnh dành cho mọi lứa tuổi đang rất được ưa
chuộng trên thế giới, với tổng chiều dài 1.760m, có 2 vịng xốy cho cùng một
tuyến xuống.
+ Trị chơi bật nhảy Bungee: Với hệ thống cột trụ, dây cáp và dây an toàn được kết
nối vững chắc, Bungee giúp bạn hoàn thành các động tác bật nhảy, lăng mình, nhào
lộn an tồn, điệu nghệ, không thua kém những diễn viên nhào lộn chuyên nghiệp.
+ Đu quay cảm giác mạnh (đu quay 3 chiều): là một trong những trò chơi được xếp
vào danh sách các trị chơi mạo hiểm tại cơng viên giải trí Vinpearl Land. Trị chơi
là cơ hội để những du khách có lịng can đảm, u thích sự khám phá thể hiện bản
lĩnh của mình.
+ Đu quay dây văng: Ở tư thế xoay tròn hoặc xoay nghiêng với độ cao 3m, trò chơi
Đu quay Dây văng tạo cho bạn cảm giác như đang bay trong không gian, đang rơi
tự do và văng mình bay lượn trong khơng trung.
+ Tàu hải tặc: Chuyến Tàu hải tặc khi lao về phía trước, lúc dạt ra phía sau sẽ mang
lại cảm giác khơng trọng lượng cùng những phen hú vía đầy sảng khối cho bạn.

+ Tàu lượn cao tốc: là trị chơi ln thay đổi tốc độ và hướng đi đột ngột. Trên
đường ray uốn lượn, những chiếc tàu lượn sẽ đưa bạn đến với cảm giác lắc lư cực
mạnh cùng những khoảnh khắc ly kỳ, ấn tượng,… và còn rất nhiều trò chơi khác.


* Thiên Đường Bảo Sơn
Đây là cơng viên giải trí - du lịch - văn hố hiện đại, với khn viên rộng lên
đến 20ha. Một diện tích khá lớn để xây dựng khu vui chơi giải trí nhằm phục vụ
nhu cầu vui chơi ở mọi lứa tuổi. Tại đây bạn sẽ được cùng người thân và bạn bè
tham gia rất nhiều trò chơi đầy thú vị, hấp dẫn, hiện đại.
Thiên đường Bảo Sơn, có các trị chơi cho trẻ như: tàu hỏa lắc lư, đu quay ngựa
hai tầng, săn thú trong núi, trong rừng, cưỡi động vật, thế giới trẻ thơ, đu quay trịn,
vui chơi có thưởng… Lớn hơn chút nữa, các trẻ có thể tham gia ngay các trị chơi
đầy tính sáng tạo, kích thích tính tị mị, thơng minh: trò chơi điện tử, xem phim
4D, phim XD…
Còn đối với thanh thiếu niên hay người u thích những trị chơi mạo hiểm,
thích cảm giác mạnh thì chơi các trị chơi: tàu lượn siêu tốc, ô tô đụng, ô tô xuyên
núi, ếch nhảy, nhà ma, tàu cướp biển, vũ trụ bay xoay, đu quay dây văng…
Ở Thiên Đường Bảo Sơn cịn có thủy cung và thế giới đại dương rộng trên
10.000m2, có hơn 2.000 loại cá đến từ các Châu lục. Đặc biệt, có những mỏm san
hơ nhấp nhơ cùng các sinh vật quý hiếm khác, biểu diễn xiếc cá heo, hải cẩu. Và
Bảo Sơn cịn có một vườn thú với hàng trăm loại thú quý hiếm.
Bên cạnh đó Thiên Đường Bảo Sơn còn hội tụ 13 làng nghề nổi tiếng nhất Việt
Nam, sân khấu đa năng rộng đến 30.000 m2 với sức chứa 11.000 chỗ ngồi và khu
ẩm thực có thể chứa hơn 1000 khách…
* Khu du lịch Đại Nam:
Với diện tích 450 héc ta, chia làm ba khu: Kim điện Đại Nam; khu vui chơi dã
ngoại, vườn thú; khu khách sạn và biển.
- Kim điện Đại Nam là khu thờ tự, với diện tích 9 héc ta. Trong kim điện là những
nơi thờ cúng gồm những pho tượng Phật và các vị thánh.

- Khu vui chơi dã ngoại có diện tích 10 héc ta với hơn 40 trị chời hấp dẫn, từ trò
chơi dân gian, đến trò chơi hiện đại với cảm giác mạnh như: Tàu lượn siêu tốc, tàu
lượn xoáy, vượt thác, thám hiểm bầu trời, thế giới tuyết; rạp chiếu phim 4D …
Ở đây có chiếu phim vòm, duy nhất ở Việt Nam. Ngày tết còn có những trị
chơi kỳ bí như: Lạc cảnh Đại Nam văn hóa, Long thành đại mê cung; Ngũ long Đại
Cung; Ngũ long Luân Hồi …


Đến tham quan vườn thú rộng 12 héc ta, 72 loài động vật hoang dã với 500
cá thể từ Tê giác đến sư tử Nam Phi …Con người như được sống trong cảnh thiên
nhiên hoang sơ và kỳ thú.
- Khu khách sạn và biển: ở đây có biển giả – biển nhân tạo rộng 22 héc ta, có biển
nước mặn và biển nước ngọt, với những con sóng cao từ 1,6 đến 1,8 mét. Bên cạnh
đó cịn có nơi thư giãn, masage… Hiện đại và dân gian thật hài hòa trong trong Lạc
Cảnh Đại Nam Văn Hiến.


×