Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may việt nam trong điều kiện trung quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.53 MB, 110 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO
T R Ư Ờ N G ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ớ N G
—EO#OỈ—

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
Mã eế:

02002-40-^3

Tên đề tài:

NÂNG CAO KHẢ NỒNG CỢNH TRANH HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM TRONG ĐIÊU KIỆN TRUNG QUỐC LÀ THÀNH
VIÊN CUA TỔ CHỨC THƯƠNG MỘI THÊ GIỚI (WTO)

X á c nhận của C ơ quan chủ trì để tài

ti GO ỈM ì Hi)ũhù

ỉ _4ÊL-kJ
HA NỘI, 2/2004

C h ữ ký c ủ a C h ủ nhiệm để tài


BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO
T R Ư Ờ N G ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ớ N G

—80*08—-


ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
M ã số: 52002

- 40 - lỡ

Tên đề tài:

N Â N G CAO KHẢ N Ă N G CỢNH TRANH H À N G DỆT MAY
VIỆT tim TRONG ĐIỂU KIỆN TRONG QUỐC LÀ THÀNH
VIÊN CÙA TỔ CHÚC T H Ư Ơ N G MỘI THÊ GIỚI (WTO)

Chủ nhiệm để tài: Thô. Nguyễn Xuân Nữ - Đ H N T
Thư ký đề tài: CN. Vũ Đức Cường - Đ H N T
Các thành viên tham gia: GS.TS. Bùi Xuân Lưu - Đ H N T
TS. Nguyễn Hữu Khải - f?HNT
CN Vũ Thị Hiển - £>HNT
Th5. Phạm Thị Hổng Yến - ĐHNT
ThS. Đào Ngọc Tiến - Đ H N T

H À NỘI, 2/2004


MỤC

LỤC

Danh mục bảng biểu
Lời mở đầu
Chương ì: Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
hàng dệt may Trung Quốc sau khi là thành viên của WTO


3
4
7

ì. M ộ t số v ấ n đề cơ b ả n về cạnh t r a n h t r ẽ n thị trường dệt m a y thê giới

7

Ì. Đ ặ c điểm về sản xuất hàng dệt may thế giới

ì

2. Đ ặ c điểm về thị trường dệt may thế giới

8

3. B ố i cảnh cạnh tranh quốc tế đối với hàng dệt may

9

4. Các tiêu chí chù yếu đánh giá khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng dệt may... 11
4.1. Các khái niệm về cạnh tranh

l i

4.2. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và cùa sán phàm
...„.......
.......„.'


12

4.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu cùa các
doanh nghiệp

13

l i . Tình hình sản x u ấ t và x u ấ t k h ẩ u hàng dệt may T r u n g Q u ố c t r o n g n h ứ n g n á m q u a

17
..

7
.

..15

1. Tinh hình sản xuất

15

Ì. Ì. Cơ sờ vật chất

15

Ì .2. N g u ồ n lao động

18

1.3. Tinh hình sản xuất


18

2. T i n h hình xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc

20

2.1. C ơ cấu sản phẩm

22

2.2. Thị trường xuất khẩu

23

in. Đ á n h giá k h ả năng cạnh t r a n h hàng dệt may T r u n g Q u ố c sau k h i là thành viên
WTO

.......
.......

.....
....

7....
.....

26

Chương li: Đánh giá khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam


30

ì. N h ứ n g cơ h ộ i và thách thức đỏi với hàng dệt may V i ệ t N a m t r o n g điều k i ệ n T r u n g
Q u ố c là thành viên W T O
1. Nhứng cơ h ộ i

30
30

1.1. Nhứng cơ h ộ i mang tính khách quan

30

1.2. Nhứng cơ h ộ i mang tính chù quan

31

2. Nhứng thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

36

2.1. Nhứng rào cản dành cho nước không phải là thành viên WTO: vấn đề bảo hộ thị
trường trong nước của các nước nhập khẩu

36

2.2. Nhứng khó khăn về v ố n

38


2.3. K h ả năng chù động đáp ứng nhu cáu về nguyên liệu cho ngành dệt may tương
đối thấp

38

2.4. Sự yếu kém về khả năng thiết kế và vấn đề xây dựng thương hiệu

40

li. Tình hình sản x u ấ t và x u ấ t k h ẩ u hàng dệt may V i ệ t N a m t r o n g n h ứ n g n ă m gần

đây

41
Ì

1. Tình hình sàn xuất

41

1.1. Thị xuất và
2. Tình Thụctrường về lao cấu xuất khẩu
2.3. K i m m vật khẩusuấtthuật
2.2. Quy sờô thức xuất dộng
2.1. Phương , năng cơkhẩu
1.3. hình ngạchchất kỹ khẩu
1.2. C ơ trạng xuất

41

43
49
53
63
44


2.4. Giá cả xuất khẩu

65

H I . Đ á n h giá k h ả năng cạnh t r a n h hàng dệt may V i ệ t N a m có so sánh với hàng dệt
may T r u n g Q u ố c

66

Ì. Về số lượng

66

2. V ề chất lượng

67

3. V ề giá cả

68

4. Về hoạt động marketing


68

4.1. V é nghiên cứu thị trường

68

4.2. Về xúc tiến thương mại

69

4.3. Xây đựng thương hiệu

69

5. Thời gian giao hàng

70

Chương ni: M ộ t số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may
Việt Nam

"



ĩ......

ì. V a i trị c ủ a chính ngành dệt may và hàng dệt may x u ấ t k h ẩ u V i ệ t N a m đôi với quá
trình phát t r i ể n k i n h tê


72

Ì. V a i trị của ngành dệt may

72

2. V a i trò của hàng dệt may xuất khẩu

74

l i . C h i ế n lược tăng tốc hàng dệt may V i ệ t N a m đến n ă m 2010

75

Ì. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may

75

2. Mục tiêu "tăng tốc" phát triển ngành May mỗc đến năm 2010

76

3. Chương trình tăng tốc của ngành dệt may đến 2010

77

3.1. Sản xuất

77


3.2. K i m ngạch xuất khẩu:

78

3.3. Sử dụng lao động:

78

3.4. Tỷ l ệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trẽn sản phẩm dệt may xuất khẩu:78
I U . M ộ t sô giải pháp nâng cao k h ả năng cạnh t r a n h hàng dệt may V i ệ t N a m
Ì. Về phía chính phủ

79
79

1.1. Chính sách tài chính

79

1.2. M ộ t số đối sách thương mại

81

1.3. H ỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động tìm hiểu thị trường và tổ chức tốt hệ thống
thông t i n và xúc tiến thương mại

85

1.4. Đ ả m bảo và phát triển nguồn nguyên liệu


86

1.5. V ấ n để đào tạo nguồn nhân lực

87

2. Về phía ngành, hiệp h ộ i dệt may Việt Nam

88

2.1. H ỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đỗc biệt là đội ngũ
cán bộ ngoại thương lành nghề

88

2.2. H ỗ trợ các doanh nghiệp trong việc liên doanh, liên kết với nhau để cùng thực
hiện những hợp đổng lớn

89

2.3. Các giải pháp về thị trường

89

3. Vế phía doanh nghiệp

91

3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm


91

3.2. Thúc đẩy sự phát triển thương mại thông qua Intemet

96

2

3.3. Nghiên cứu và nắm vững các hệ thống luật pháp và nâng cao khả năng đàm phán

..
.


:
Phụ luận Nâng hàng h ả năng liên kết, liê danh, hợp tác và liên doanh
Kết lục
xuất khẩu cao k dệt may
3.4.
n

„....... 97
7......

trong sản xuấtl o98
và 99
i

72



DANH MỤC BẢNG Biểu
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc trong những năm vừa qua

21

Bảng 2: Kim ngạch và thị trường xuất khẩu hàng dệt của Trung Quốc từ tháng 1/2001 đến
tháng 6/2001
Bảng 3: Giá nhân công ngành dệt may của một số nước

25
32

Bảng 4: Mầc tiêu phát triển cây bông đến 2005-2010

33

Báng 5: Quy hoạch và mờ rộng diện t c trổng Bơng
íh

M

Bảng 6 : Nhập khẩu các sản phẩm đầu vào cùa ngành dệt may 1995-2002

39

Bảng 7: Năng lực sản xuất toàn ngành

41


Bảng 8: Số doanh nghiệp trên toàn quốc

45

Bảng 9: sản lượng sản xuất các sản phẩm dệt may chủ yếu

45

Băng 10: So sánh quy mô ngành dệt may việt nam với các nước trong khu vực

47

Bảng 11: Tinh hình sử dầng năng lực sản xuất ngành dệt may

48

Bảng 12: Cơ cấu hàng xuất khẩu

51

Báng 13: Kim ngạch mặt hàng theo khu vực thị trường năm 2001

52

Bảng 14: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam

54

Bàng 15: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang EU trong tổng số kim ngạch
xuất khẩu cà nước


55

Bảng 16: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ

57

Bảng 17: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam

60

vào thị trường Nhật Bản (1997 - 2002)

60

Bảng 18: Xuất Nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam với ASEAN năm 2002

62

Bảng 19: Mầc t ê chiến lược "tăng tốc" phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.77
iu

3


LỜI M ỏ

ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Hàng dệt may V i ệ t Nam, với những l ợ i thế và sự c ố gắng của mình trong những
n á m qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, trở thành mặt hàng xuịt khẩu
chủ lực và ln đứng vị trí thứ hai sau dầu thơ, mang lại một lượng ngoại tệ lớn
cho địt nước. Nhưng trong những năm tới đây, mức độ cạnh tranh trên thị trường
dệt may thế giới sẽ ngày càng gay gắt hơn với việc Trung Quốc gia nhập

WTO

và Hiệp định dệt may A T C hết hiệu lực vào n ă m 2005. H a i sự kiện này ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển thương mại của V i ệ t N a m nói chung và của
ngành dệt may nói riêng.
Thị trường hàng dệt may vẫn ln là thị trường sơi động và có nhiều tranh cãi
nhịt. Đây luôn được coi là mặt hàng nhạy cảm và được các quốc gia tăng cường
bảo hộ. Bịt cứ quốc gia nào giành được sự un đãi trong xuịt khẩu hàng dệt may
thì khả năng cạnh tranh của hàng dệt may nước đó sẽ được nâng lên rịt nhiều.
Khả năng cạnh tranh hàng dệt may Trung Quốc so với hàng dệt may Việt Nam
vốn dĩ đã lớn, sau k h i Trung Quốc gia nhập W T O

thì mức độ chênh lệch đó sẽ

càng cao. Vì vậy, k h i đánh giá khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam,
n h ó m tác giả đã lựa chọn Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn để so sánh.
Chúng ta đều biết rằng Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, cùng
nằm trong một k h u vực đang phát triển năng động, cùng có những điểm mạnh và
điểm yếu cũng như nhiều nét tương đổng về vãn hoa. Trong x u thế hội nhập
quốc tế, cả V i ệ t Nam và Trung Quốc đều rịt tích cực trong lĩnh vực sản xuịt và
xuịt khẩu m à trong đó hàng dệt may đóng vai trị quan trọng, cả hai nước cùng
sản xuịt ra những chủng loại hàng hoa giống nhau và cùng có các khu vực thị
trường tiềm năng trùng khớp nhau cho nên cạnh tranh về hàng dệt may giữa hai
nước là không tránh khỏi. Đặc biệt, về quy m ô và l ợ i t h ế về thị trường của Trung

Quốc là rịt lớn, nhịt là sau k h i Trung Quốc gia nhập W T O

và k h i Hiệp định dệt

may A T C hết hiệu lực. Điều này cho thịy sức ép cạnh tranh đối với hàng dệt
may V i ệ t Nam là rịt cao.
Đ ứ n g trước thực trạng đó, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt
may Việt Nam trong điểu kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường
mang tính tồn cầu thì việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khả năng canh tranh
hàng dệt may Việt Nam trong điều kiện Trung Quốc là thành viên W T O

để từ đó

đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may V i ệ t Nam có

4


ý nghĩa thực tiễn cao. Đây chính là ý tưởng để n h ó m tác giả lựa chọn đề tài:
"Nâng cao k h ả năng cạnh tranh hàng dệt may V i ệ t Nam trong điều kiện Trung
Quốc là thành viên của WTO",

và mong muốn kết quả nghiên cứu này sẽ đóng

góp m ộ t phần nhỏ bé vào quá trình phát triển ngành dệt may V i ệ t Nam trong tiến
trình h ộ i nhập với nền kinh tế thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thẩi gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, có nhiều buổi hội thảo
hướng tới mục tiêu làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Nhưng ở đề tài này, nhó tác giả muốn tiếp cận hướng giải quyết hồn tồn

m
khác, đó là lựa chọn đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với hàng dệt may Việt Nam
là Trung Quốc để nghiên cứu tình hình sản xuất, xuất khẩu cũng như chính sách
của Trung Quốc đối với hàng dệt may và từ đó rút ra m ộ t số bài học và đề xuất
một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may V i ệ t Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoa những lý luận cơ bản về cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh, điếm yếu
trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam để trên cơ sẩ đó đánh giá khả năng cạnh
tranh hàng dệt may Việt Nam có so sánh với Trung Quốc.
- Đ ể xuất hệ thống giải pháp cụ thể cả tầm vĩ m ô , v i m ô nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trong những năm tới, tiến tới thực hiện thành
công n h i ệ m vụ kinh tế, chính trị m à N h à nước giao cho ngành công nghiệp dệt
may V i ệ t Nam.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
V ớ i phạm v i nghiên cứu của để tài này, nhóm tác giả khơng bàn đến những chi
tiết chun m ô n mang tính kỹ thuật. Đ ề tài chỉ đề cập đến những vấn đề mang
tính lý luận có liên quan đến khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đ ể giải quyết tốt mục tiêu của đề tài đặt ra, nhóm tác giả đã kết hợp chặt chẽ
phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, vừa nghiên cứu vừa so sánh, kết hợp
giữa lý luận và thực tiền, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan để
nghiên cứu vấn đề.
6. Kết quả đạt được và những đóng góp của đề tài
- Đánh giá được khả năng cạnh tranh hàng dệt may V i ệ t N a m và của Trung
Quốc thơng qua một số chỉ tiêu cơ bản, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu

5


của hàng dệt may Việt Nam có so sánh với hàng dệt may Trung Quốc sau khi

nước này là thành viên của WTO.
- Đề xuất hệ thống các giải phấp cả tầm vĩ m ô và vi m ô nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài

Nội dung chính của đề t i được chia làm 3 chương:
à
Chương ì: Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh hàng dệt
may Trung Quốc sau khi là thành viên WTO.
Chương l i : Đánh giá khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam.
Chương i n : Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may
Việt Nam.

6


C H Ư Ơ N G I: MỘT số VÂN Đ Ề cơ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ
KHẢ N Ă N G CẠNH TRANH H À N G DỆT MAY TRUNG QUỐC
SAU KHI LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO

ì. MỘT SỐ VẤN ĐỂ Cơ BẢN VẾ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG DỆT MAY
THẾ GIỚI
1. Đặc điểm về sản xuất hàng d
t may thế giới
Gắn liền v ớ i nhu cầu thiết yếu cùa con người nên ngành công nghiệp dệt may
đã ra đời và phát triển rất sớm. Ngành công nghiệp dệt may có đặc điểm là
ngành kinh tế - kỹ thuật địi hỏi vốn đầu tư khơng nhiều, tỷ lệ lãi cao, khả nâng
thu h ồ i vốn nhanh, có điều kiện m ở rụng thị trường trong và ngoài nước, là
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao đụng đem giản, phát huy được l ợ i thế của
nhiều nước có nguồn lao đụng dồi dào với giá nhân cơng rẻ. Chính vì vậy, sản

xuất dệt may thường được phát triển ở giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp
hoa. K h i m ụ t nước trở thành nước cơng nghiệp phát triển, có trình đụ cơng nghệ
cao, giá lao đụng cao, sức cạnh tranh trong ngành dệt may giảm thì họ vươn tới
những ngành cơng nghiệp khác. Cóng nghiệp dệt may l ạ i phát huy vai trò ở
những nước k é m phát triển hơn. Do những thuận l ợ i cơ bản mang tính đặc thù
của quá trình sản xuất, tiêu dùng nên ngành cõng nghiệp dệt may chù yế tập
u
trung ờ hai k h u vực chính là châu  u và châu Á.
Cơng nghiệp dệt may châu  u được coi là gốc của ngành cơng nghiệp dệt may
thế giới, tập trung chính ờ các nước Pháp, Đức, Ý, Anh,.... Trong thời kỳ 19801990, cơng nghiệp dệt may châu  u vẫn duy trì được sức cạnh tranh khá mạnh
trên thị trường t h ếgiới. Nhưng bắt đẩu vào những n ă m 90, sức cạnh tranh giảm
dần dẫn đế suy giảm đáng kể về khối lượng sản phẩm và thị phần.
n
Công nghiệp dệt may châu Á phát triển mạnh chủ yế là nhờ các cơ sở sản xuất
u
truyền thống ở các nước có nguồn lao đụng dồi dào, giá rẻ. Trung Quốc, Ân Đ ụ
là những nước có ngành dệt may phát triển và g i ữ vị t í quan trọng trong thị
r
trường dệt may t h ế giói. T u y phát triển v ớ i tốc đụ cao nhưng trước mắt cơng
nghiệp dệt may châu Á vẫn cịn gặp nhiều khó khăn như cơng nghệ cịn lạc hậu,
trình đụ quản lý và tay nghề lao đụng còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ
sản phẩm là trở nên khó khăn k h i các nước phát triển đưa ra nhiều rào cản để han

7


chế nhập khẩu như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn xuất xứ, tiêu chuẩn trách
nhiệm xã hội, V.V.... Tuy nhiên, nếu các nước châu Á có những chính sách kịp
thời, đúng đắn nhằm ổn định cung cầu, cải thiện môi trường đầu tư thì ngành
cơng nghiệp dệt may châu Á sẽ cịn có những bước tiến dài vững chắc trong

tương lai và sẽ đóng vai trị chở đạo trong ngành công nghiệp dệt may thế giới.
2. Đạc điểm về thị trường dệt may thế giới
M ộ t nét nổi bật trong công nghiệp dệt may là được bảo hộ chạt chẽ ở hầu hết các
nước trên t h ế giới bằng những chính sách, thể c h ế đặc biệt. H i ệ p định A T C ra
đời đã làm giảm đi phần nào những rào cản đó nhưng vẫn cho phép các nước sử
dụng công cụ quản lý bằng hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu.
M ộ t nét đặc trưng trong buôn bán hàng dệt may thế giới hiện nay là xu hướng
tăng cường mua bán nội khu vực đang phát triển cùng với sự liên minh kinh tế
ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trong một khu vực. Hàng dệt may lưu
chuyển trong nội bộ khu vực, các tổ chức thương mại chiếm tỷ trọng khá lớn và
có x u hướng ngày càng tăng trong tổng k i m ngạch buôn bán hàng dệt may thế
giới. Chỉ trong nội bộ hai khu vực châu  u và châu Á đã chiếm khoảng 5 0 %
tổng k i m ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới. Riêng E U có tới 6 8 %
hàng dệt và 44,5% hàng may là xuất khẩu trong nội k h u vực.
Trung tâm chính về bn bán hàng dệt may là các nước thuộc liên minh châu  u
(EU), Bắc M ỹ và châu Á (chiếm khoảng 9 0 % k i m ngạch xuất nhập khấu dệt
may cởa t h ế giới).
Thứ nhất là khu vực châu Á: K i n h doanh hàng dệt may ở k h u vực này đang được
mớ rộng với tốc độ tăng trưởng cao gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng cởa hàng dệt
may thế giới. về giá trị xuất khẩu cũng lớn nhất thế giới, chiếm 4 5 % tổng giá trị
xuất khẩu hàng may mặc và 4 3 % tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt trên thế giới.
Những quốc gia điển hình về xuất khẩu hàng dệt may ở châu Á là Trung Quốc,
Đài Loan, Hàn Quốc.
Thứ hai là các nước EU: Các nước E U đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt
may, đặc biệt là hàng may mặc. Theo x u hướng chung, buôn bán nội bộ E U
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu mậu dịch hàng dệt may. Nhập khẩu
ngoài k h u vực cởa E U chở yếu là từ các nước châu Á, trong đó nhập khẩu nhiều
nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ân Đ ộ , Thổ Nhĩ Kỳ.

8



Nếu như các nước châu Á xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc thì các nước
thuộc E U l ạ i xuất khẩu hàng dệt, trong đó khoảng 1/5 k h ố i lượng hàng dệt xuất
khẩu của E U là để đặt gia công hàng may mặc cùa nước nước ngoài.
Thứ ba là các nước Bắc Mỹ: Các nước Bắc M ỹ cũng là những nhà nhập khẩu
hàng dệt may l ớ n trên thế giới, đặc biệt là hàng may mặc. Các bạn hàng cung
cấp chủ yếu là tỉ châu Á.

3. Bối cảnh cạnh tranh quốc tế đối với hàng dệt may
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Cạnh tranh chỉ
xuất hiện và tổn tại trong điều kiện của nền k i n h tế thị trường. N h ư bất kỳ hiện
tượng kinh tế nào, cạnh tranh xuất hiện, hình thành và phát triển trong các điều
kiện lịch sử cụ thể và nó mang bản chất kinh tế, xã hội, chính trị nhất định.
Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện mục đích l ợ i nhuận và chi phối thị
trường của chủ thể kinh doanh.
Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc l ộ đạo đức, uy tín kinh doanh của m ỗ i chủ
thế trong quan hệ với các chủ thể kinh doanh khác, với người lao động và v ớ i
người tiêu dùng.
Bản chất chính trị của cạnh tranh thể hiện ở tác động vĩ m ô của Nhà nước đối với
hoạt động cạnh tranh trên thị trường.
Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tổn tại trong nền kinh tế thị trường với nhiều hình
thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. L ợ i ích kinh tế là cơ sở để cạnh tranh
ra đời nhưng sự tổn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất lại là
điều kiện tiên quyết để cạnh tranh phát triển sâu rộng. Cạnh tranh giúp cho các
doanh nghiệp ln phải tìm m ọ i cách đế phát triển, vươn lên so với các đối thủ
của mình. Đây là một quá trình liên tục giống như cuộc "ma-ra-tơng kinh t ế "
khơng có đích cuối cùng. A i cảm nhận thấy đích, người đó sẽ trờ thành nhịp cầu
cho các đối thủ khác vươn lên phía trước. Chạy đua kinh tế phải ln ln ở phía
trước để tránh những trận địn cùa người chạy phía sau. H ơ n nữa, chạy đua về

mặt kinh tế không phải chỉ thắng một trận tuyến m à thắng trên hai trận tuyến.
Đ ó là cạnh tranh giữa người mua với người bán và cạnh tranh giữa những người
bán với nhau. M ỗ i doanh nghiệp không thể lẩn tránh cạnh tranh, vì như vậy sẽ
cầm chắc sự thất bại. M à ngược lại, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh,
đón trước cạnh tranh và sẩn sàng, linh hoạt sử dụng công cụ cạnh tranh đế nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Nói tóm lại, việc nâng cao
năng lực (khả năng) cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.

9


Theo M. Porter, cạnh tranh được coi là động, không phải là tĩnh. Trong mơi
trường cơng nghệ, kinh tế, chính trị, xã hội ln ln phát triển thì một l ợ i t h ế
tĩnh tương đối sẽ là không đủ trong thay đổi kinh doanh năng động toàn cầu. Bởi
vì những quá trình năng động là cần thiết nên vai trị của các chiến lược và chính
sách trở nên quan trọng để có tính cạnh tranh lâu dài.
Trong x u hướng quốc tế hoa nền sản xuừt và đời sống xã hội, các m ố i liên kết
quốc tế có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến doanh nghiệp và các ngành ở
các nước đang phát triển. M ộ t mặt, những ảnh hưởng tràn lan và khuếch tán đến
doanh nghiệp dưới dạng công nghệ tiên tiến, vốn, quản lý và thị trường bên
ngồi từ dịng F D I . Doanh nghiệp các nước chậm phát triển thường thiếu nguồn
lực và năng lực cần thiết để cạnh tranh trong m ộ t nền kinh tế mở. Thông qua hợp
tác và liên kết v ớ i các doanh nghiệp trong nước, ngồi nước, cũng như các tổ
chức chính phù. Những bừt l ợ i cố hữu này có thể được cải thiện. Tuy nhiên,
khơng có nghĩa là m ọ i quan hệ hợp tác kinh doanh đểu có l ợ i cho các bên, nhưng
sự lựa chọn là cần thiết nếu các nguồn lực trong nước còn hạn chế.
Khả năng duy t ì các mối liên kết quốc tế có tầm quan trọng ngày càng lớn đối
r
với các nước đang phát triển. Do toàn cầu hoa ngày càng sâu, vị thế cạnh tranh
của ngành, của doanh nghiệp của các nước đang phát triển ngày càng xoay

quanh khả năng thiết lập các liên kết quốc tế. Đ ồ n g thời, sự phát triển của công
nghệ thõng tin và máy tính làm giảm chi phí giao dịch của việc thiết lập và phối
hợp các mạng và các liên kết xuyên quốc gia. N h ư vậy, các điều kiện tạo ra l ợ i
thế cạnh tranh trong nền kinh tế tồn cầu hoa về cơ bản có khác so với thời kỳ
trước.
Hiện nay, năng lực duy t ì các liên kết quốc tế lại đặc biệt quan trọng ở các nước
r
đang phát triển. N h ư vậy, trong k h i các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở hầu hết các
nước phát triển sản xuừt hàng hoa và dịch vụ chuyên biệt hoa cho các công ty
xuyên quốc gia (TNC), thì các doanh nghiệp ờ các nước đang phát triển thường
sản xuừt các sản phẩm cuối cùng. K h i chế độ thương mại được tự do hoa và các
nền k i n h tế m ở cửa cho cạnh tranh nước ngồi thì l ợ i thế về quy m ô là rừt lớn.
Nếu các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển không thành công trong việc
tạo r a các liên kết với cừc doanh nghiệp trong nước và ngồi nước thì họ sẽ khó
m à tổn tại được.
Trong phạm v i của đề tài, nhóm tác giả chỉ m u ố n đi sâu phân tích khả nâng cạnh
tranh ngành (hướng tới khả năng cạnh tranh trong ngành dệt may). Nhưng thực
tế, các yếu tố quản lý vĩ m ơ như chính sách tỷ giá h ố i đối, chính sách thuế xuừt
khẩu, nhập khẩu, những hỗ trợ từ chính phủ... cũng sẽ ảnh hưởng rừt lớn đến khả
năng cạnh tranh của ngành. Vì vậy, k h i xem xét, đánh giá khả năng cạnh tranh

LO


của ngành thì khơng thể bỏ qua các tác động của chính sách quản lý vĩ m ơ và
các m ố i liên kết k h u vực, liên kết quốc tế.
Trong x u hướng tự do hoa thương mại thì các rào cản trong thương mại sẽ dần
dẩn được d ỡ bỏ, nhưng chúng ta lại thấy xuất hiện những rào cản m ớ i tinh v i hơn,
kín đáo hơn m à các nước tư bản thưậng lợi dụng vào đó để hạn c h ế nhá khẩu,
p

bảo hộ cho các nhà sản xuất nội địa. Vì vậy, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, sự
cạnh tranh này thậm chí có thể dẫn tói xung đột, tranh chấp, cao hơn nữa có thể
là chiến tranh thương mại.
Đ ố i với hàng dệt may cũng khơng nằm ngồi x u hướng này. Các nước thưậng có
xu hướng bảo hộ cho ngành dệt may trong nước. H ọ lập các hàng rào thuế quan,
hạn ngạch, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn xã h ộ i (SA8000) để gây khó khăn
cho hàng nhập khẩu. Nhưng trong những năm tới, thị trưậng hàng dệt may sẽ có
những thay đ ổ i lớn: sẽ là thuận l ợ i hơn k h i hiệu lực của H i ệ p định dệt may
(ATC/GATT) hết hiệu lực vào năm 2005 và sẽ là khó khăn hơn k h i Trung Quốc
- một nước lớn có ngành dệt may phát triển - đã gia nhập W T O

vào năm 2001.

4. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng
dệt may
4.1. Các khái niệm về cạnh tranh
Các học giả thuộc trưậng phái tư sản cổ điển cho rằng: "Cạnh tranh là một quá
trình bao gồm các hành v i phản ứng. Quá trình này tạo ra cho m ỗ i thành viên
trong thị trưậng một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho m ỗ i thành viên
một phần xứng đáng so với khả năng của mình".
Theo từ điển k i n h doanh của A n h (1992) thì "cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình
địch giữa các nhà kinh doanh trẽn thị trưậng nhằm tranh giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại hàng khác về phía mình, là hoạt động tranh
đua giữa nhiều ngưậi sản xuất hàng hoa, giữa các thương nhân, các nhà kinh
doanh trong nền k i n h tế thị trưậng bị chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành
các điều k i ệ n sản xuất, tiêu thụ và thị trưậng có l ợ i nhất.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh cõng nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế ( O E C D ) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh
nghiệp, ngành và quốc gia như sau: "Tính cạnh tranh là k h ả năng của các doanh
nghiệp, ngành và quốc gia, k h u vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao

hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế".
ở Việt Nam, m ộ t số nhà khoa học cho rằng: "Cạnh tranh là vấn để giành l ợ i thế
về giá cả hàng hoa, dịch vụ và đó là phương thức để giành l ợ i nhuận cao cho các

li


chủ thể k i n h doanh". N h ư vậy, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên
thị trường của các chủ thể kinh tế là giành l ợ i thế để hạ thấp các yếu tố "đầu
vào" và nâng cao giá của "đầu r a " để từ đó thu được l ợ i nhuận cao nhất. Xét trên
quy m ơ tồn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguặn lực một cách
tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền k i n h tế phát triển.
Mặt khác, với t ố i đa hoa l ợ i nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng
là yếu t ố thúc đẩy q trình tích l ũ y và tập trung tư bản. V à t ừ đó, thơng qua
cạnh tranh đã lựa chọn được các chủ thể kinh doanh thích nghi được với các điểu
kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp í khả năng thích ứng với thị trường
t
dẫn đến hiệu quả k i n h tế - xã hội được nâng cao.

4.2. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và c
sản phẩm
C ó nhiều yếu t ố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản
phẩm trong đó cần phân biệt các yếu tố ngoài doanh nghiệp và các yếu t ố do
doanh nghiệp. Ngồi ra cịn có các yếu t ố về địa lý và thiên nhiên m à doanh
nghiệp không thể thay đổi được.

4.2.1. Các yếu tố bẽn ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh
- Sự tham gia của các công ty cạnh tranh trên lĩnh vục kinh doanh, sự xuất hiện
của những công ty mới;
- Khả năng xuất hiện sản phẩm hay địch vụ thay thế, tính độc đáo của sản phẩm;

- Vị thế đ à m phán của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ;
- Vị thế đ à m phán của người mua;
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp trong và ngồi nước.

4.2.2. Các yếu tị bên trong tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh
- Chiến lược k i n h doanh của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên phân tích thị
trường, l ợ i thế so sánh của doanh nghiệp;
- Trình độ khoa học cơng nghệ, khả năng tiếp cận cõng nghệ và đổi m ớ i cơng
nghệ;
- Sản phẩm: chất lượng, tính năng, kiểu dáng, bao bì....;
- Năng suất lao động;
- Đ ẩ u tư cho nghiên cứu và triển khai ( R & D ) , thương hiệu, kiểu dáng công
nghiệp.

12


Việc nhận diện được các yếu t ố bên trong và bên ngoài tác động đến khả năng
cạnh tranh sẽ là cơ sờ khoa học để phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh hảng
dệt may của Trung Quốc, của V i ệ t Nam và so sánh với nhau. Đ ó cũng chính là
cơ sờ để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt
may Việt N a m trong x u hướng quốc tế hoa sản xuất và đời sống xã hội.
4.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của
các doanh nghiệp.
Trên quan điểm tổng hợp, có ba tiêu chí chủ yếu, tổng qt nhất có thể áp dụng
chung cho việc đánh giá khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khựu của các
doanh nghiệp là:
- Chi phí của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội m à doanh nghiệp đóng
góp cho nền kinh tế quốc dân.
- Thị phần (trong và ngoài nước).

- Chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
4.3.1. Chi phí và những đóng góp của doanh nghiệp cho nền kình tế quốc dán
Có nhiều nhà khoa học đã đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chủ
yếu là dựa vào chi phí. N h ư Markusen (1992) đã cho rằng: "Một ngành công
nghiệp là cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị (trung bình) bằng
hoặc thấp hơn mức chi phí đem vị của các nhà cạnh tranh quốc tế". N h ư vậy, nếu
giá của một nhà sản xuất thấp hơn giá đã dự báo trên cơ sở đặc tính của sản
phựm thì nhà sản xuất được xem là cạnh tranh. Chính vì vậy, hiện nay để nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình các doanh nghiệp ln cố gắng giảm chi phí.
K h i phân tích các yếu t ố ảnh hưởng đến chi phí cần phân biệt các yếu t ố phản
ánh mặt mạnh của các doanh nghiệp riêng biệt v ớ i các yếu t ố do tác động của
chính sách và các yếu tố dựa trên cơ sờ thị trường, thơng qua đó để nhận biết
nguồn gốc của tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhân t ố ảnh hưởng đến
chi phí là:
- Giá mua đầu vào cho sản xuất
- K h ả năng về tài chính
- Trì độ cõng nghệ, m á y m ó c thiết bị
nh
- Kỹ nâng tay nghề của người lao động
- Quy m ô sản xuất
- Trình độ quản lý của quản trị doanh nghiệp

13


- Chính sách vĩ m ị của Nhà nước: thuế, trợ cấp, lai suất ngân hàng, tỷ giá h ố i
đối, v.v... cũng làm ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất.
4.3.2. Thị phẩn ị trong và ngoài nước)
Đây cũng là tiêu chí rất quan trọng đánh giá triển vọng tăng trưởng, phát triển
của doanh nghiệp. Những số liệu về tổng số thị phần trong và ngồi nước nói lên

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác về hiệu
quả hoạt đứng thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường, mức đứ đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng và tính năng đứng của doanh nghiệp. K h i thị phần càng
lớn, sức mạnh tập trung vốn đầu tư cho sản xuất càng lớn, thiết lập được các
kênh phân phối sản phẩm càng có hiệu quả, giảm bớt các rủi ro khó lường trẽn
thương trường.
Ngồi ra, thị phần phản ánh mức đứ tin cậy của người mua với nhà cung cấp về
chất lượng, giá cả, dịch vụ sau bán hàng và từ đó nâng cao uy tín của doanh
nghiệp. Mức đứ liên kết giữa người mua với doanh nghiệp về mứt loại sán phẩm
hay hàng hoa nhất định cũng vì thế tăng theo. N h ư vậy, thị phẩn càng lớn thì khả
năng cạnh tranh càng cao.
K h i đã có được thị phần lịn, ổn định và ln cạnh tranh được trên thị trường đó
giúp cho doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, m ở rứng quy m ô sản xuất, đẩy mạnh
việc tiêu thụ, và kéo theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng vì t h ế m à tăng theo.
V à như vậy, mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ đạt được.
4.3.3. Chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét khả năng phát triển lâu dài ổn định của doanh
nghiệp. Điều này thực sự cẩn thiết để doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư phát triển,
cũng như có chính sách lao đứng và tiêu thụ sản phẩm. K h i đã xây dựng được
cho mình chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn, (thường trong khoảng thời
gian 5 đến 10 năm) thì doanh nghiệp có thể dựa trên cơ sở chiến lược đó đề ra
những kế hoạch ngắn hạn thực hiện cho từng năm mứt.
Thực tế chúng ta thấy các doanh nghiệp thành cơng trên thị trường trong và
ngồi nước thường là các doanh nghiệp hoạt đứng có k ế hoạch dựa trên chiến
lược phát triển k i n h doanh đã được xây dựng. Đ ó là các doanh nghiệp ln có
được t h ế chủ đứng trong mơi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

14



li. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU H À N G DỆT MAY TRUNG QUỐC
TRONG NHỮNG N Ă M QUA
1. Tình hình sản xuất
Dệt may là ngành thủ cơng truyền thống và quan trọng của Trung Quốc trong
nhiều thế kỷ qua, m à từ xa xưa đã nổi tiếng với "con đường tơ lụa". Ngày nay, tỷ
trọng của ngành dệt may trong tổng giá trị sản lượng sản xuất của Trung Quốc
có giảm dần nhưng vẫn là ngành có vị trí quan trọng trong nền k i n h tế quốc dân,
tỷ trọng trung bình vào khoảng 15,8% GDP hàng năm.
Các phân ngành khác nhau trong ngành dệt may Trung Quốc có đóng góp rất
khác nhau vào tổng giá trị sản lượng ngành dệt may Trung Quốc. Các sản phởm
từ sợi bơng đóng góp tỷ trọng lớn nhất, sau đó là các loại sợi nhân tạo và tơ lụa.
Tuy nhiên, các sản phởm làm từ sợi nhân tạo, len, sợi lanh và lụa lại đạt được tốc
độ tăng trưởng hàng n ă m cao cho nên tỷ trọng tương đối của các sản phởm từ sợi
bơng lại có chiểu hướng giảm dần.
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có đất đai, khí hậu thuận lợi để phát triển
các vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may. Đ ạ c biệt Trung Quốc có
nguồn lao động d ổ i dào, rất thích hợp cho việc phát triển ngành công nghiệp này.
Vào đầu những n ă m 90 của thế kỷ 20, cũng như các quốc gia đang phát triển
khác, ngành dệt may Trung Quốc phải đối mặt với khó khăn như trang thiết bị
lạc hậu, cơ sở sản xuất nhỏ, phân tán, . . đặc biệt vào n ă m 1997 cuộc khủng
.
hoảng tài chính tiền tệ khiến cho đồng tiền của các nước trong k h u vực bị mất
giá khiến tính cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc giảm. Trước những khó
khán như vậy, vào n ă m 1998 chính phủ Trung Quốc đã tiến hành đổi m ớ i trong
ngành dệt may, m ở rộng vị thế sản phởm dệt may Trung Quốc trên thị trường thế
giới. Những nỗ lực này đã mang lại những thành công đáng kể.

1.1. Cơ sở vật chất
1.1.1. Thiết bị cơng nghệ
Trước k h i chính phủ Trung Quốc thơng qua kế hoạch cải tổ ngành cịng nghiệp

dệt may thì cơng nghệ và kỹ thuật sử dụng trong ngành dệt may Trung Quốc chỉ
tương đương v ớ i ngành công nghiệp dệt may của các nước  u - M ỹ vào những
năm 70-80. M ứ c tiêu thụ năng lượng tính theo đơn vị sản xuất cũng gấp hai lần
so với mức tại các nước phát triển, nhưng hiệu quả sản xuất lại chỉ bằng 1/3 đến
1/8.

15


T ừ năm 1998, chính phủ Trung Quốc thơng qua k ế hoạch cải tổ, hiện đại hoa các
xí nghiệp dệt may Trung Quốc, đặc biệt là đối với ngành kéo sợi bông. Trong
năm 1998, ngành công nghiệp dệt đã loại bỏ 5,12 triệu cọc sợi l ỗ i thời, cất giảm
60.000 việc làm. Đ ế n cuối năm 1999, số cọc sợi của T r u n g Quốc còn khoảng
3,38 triệu, số m á y kéo sợi là 594,6 nghìn chiếc, m á y dệt len là 7.000 chiếc, trong
đó m á y dệt khơng có suốt là 59.000 chiếc.
Ngành cơng nghiệp len cũng có kế hoạch thay đ ổ i trang thiết bị lạc hẩu với
khoảng 3,8 triệu cọc sợi và 25.000 máy dệt. Đ ế n cuối n ă m 2000, ngành đã thay
đổi một phần thiết bị len quá cũ và đã tăng cường nhẩp khẩu những thiết bị m ớ i
từ thị trường Châu Âu.
Kể từ năm 1998, do những khó khăn về tài chính trong ngành, chính phủ Trung
Quốc đã quyết định trợ cấp cho ngành dệt để giảm bớt số cọc sợi đang hoạt động.
Trợ cấp của Chính phủ được tiến hành dưới các hình thức như cứ 10.000 cọc sợi
bị loại bỏ thì doanh nghiệp nhẩn được một khoản trợ cấp của chính phủ là 3 triệu
N D T và 2 triệu N D T vốn vay với lãi suất ưu đãi. H ơ n nữa, trong hai năm 1998 và
1999, chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện việc xoa các khoản nợ khó địi phần
lớn được sử dụng trong ngành dệt với mục đích bảo vệ các doanh nghiệp khỏi rơi
vào tình trạng phá sản. Đ ồ n g thời, chính sách này cũng nhẩn được sự hẩu thuẫn
khi chính phủ Trung Quốc tăng các mức thuế đế bù đắp chi phí khi xuất khẩu
hàng dệt may.
Đ ố i với riêng ngành may mặc, Trung Quốc cũng không ngừng đầu tư, loại bỏ

các thiết bị lạc hẩu, tăng cường tự động hoa, nâng cao năng suất. Trung Quốc
đã trang bị hệ thống m á y móc thiết bị hiện đại từ các khâu cắt, may, giặt là đến
hoàn chỉnh sản phẩm như máy vắt 5 chỉ, m á y thùa đính, m á y cạp 4 kim.... Đ ế n
năm 2001, khoảng 2 5 % các thiết bị công nghệ dệt và may của Trung Quốc đạt
mức hiện đại của thế giới, từ đó có thể thích nghi sản xuất các sản phẩm may
mạc yêu cầu kỹ thuẩt cao, có sức cạnh tranh. Các xí nghiệp dệt may của Trung
Quốc thường thông qua bốn kênh chủ yếu để thực hiện việc tiếp cẩn và phát triển
cơng nghệ mới. Đ ó là: 1) thơng qua các phịng phát triển cơng nghệ trong nội bộ
công ty; 2) bộ phẩn phát triển công nghệ của hiệp hội ngành; 3) thông qua các
tài liệu kỹ thuẩt được xuất bản; và 4) thông qua sự hợp tác v ớ i các cơng ty nước
ngồi.
Hầu hết các công ty may của Trung Quốc được trang bị các m á y móc thiết bị do
trong nước sản xuất. Tuy nhiên, việc nhẩp khẩu những thiết bị tinh v i , hiện đại
bố sung cho ngành cũng được thực hiện hết sức rộng rãi những công ty m ớ i

được thành lẩp trong thời gian gần đây, đặc biệt là những cơng ty có mục tiêu
hướng về xuất khẩu. M á y m ó c thiết bị được nhẩp khấu chủ yếu từ các nước như

16


Nhật Bản, M ỹ và Đức. M ộ t khảo sát được tiến hành tại 137 công ty may cho
thấy ở vùng duyên hải của Trung Quốc có tới 5 0 % các công ty hiện đang sử
dụng m á y móc, thiết bị nhập khầu, trong k h i đó tại các cơng t y may ờ miền
trung và phía Tây lục địa thì sử dụng tới 8 0 % m á y m ó c thiết bị do trong nước
sản xuất.
Những năm gần đây, ngành may cùa Trung Quốc cũng đã bắt đầu áp dụng hệ
thống thiết k ế có sự trợ giúp của máy v i tính (CAD-Computer-Aided Design).
Hầu hết các công ty sử dụng hệ thống này đế tạo mẫu, phân loại và i n nhãn mác
hơn là sử dụng để thiết kế sản phầm. Còn hệ thống thiết k ế m à T r u n g Quốc đang

sử dụng là do hãng Gerber của Mỹ, hãng Lectra của Pháp, hãng Invesronica của
Tây Ban Nha, A L E X I S của Thúy Sĩ và một vài hãng trong nước cung cấp.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất chú trọng tới việc đào tạo nâng cao tay nghề,
kỹ thuật của cơng nhân. Trong các xí nghiệp dệt may, tỷ lệ kỹ thuật viên chiếm
tỷ lệ 2-5%, công nhân kỹ thuật chiếm 3 0 - 5 0 % trong tổng số lao động. Cấc kỹ
thuật viên chủ yếu giữ các vị t í quản lý kỹ thuật hoặc giám sát q trình sản
r
xuất cịn nhiệm vụ của các công nhân kỹ thuật là vận hành và duy trì các thiết bị
sản xuất.
1.1.2. Nguyên phụ liệu
Trung Quốc là quốc gia sản xuất ra nguồn nguyên liệu cung ứng cho công
nghiệp dệt may lớn nhất trên thế giới.
Sản xuất bông của Trung Quốc chiếm tới 1/4 sản lượng bơng tồn thế giới. Phần
lớn lượng bơng của Trung Quốc được sử dụng cho sản xuất ở trong nước, chỉ
một phần rất nhỏ được xuất khầu. Nhưng trên thực tế thì lượng bơng của Trung
Quốc khơng đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất sợi trong nước và hàng năm, Trung
Quốc vần phải nhập khầu một lượng lớn bơng, trong đó một phần đáng kể là
nhập từ Mỹ.
Trung Quốc cũng là nước sản xuất nhiều len thô nhất trên thế giới bên cạnh một
số quốc gia khác như: úc, N i u Dilân, Cộng đổng các quốc gia độc lập (CIS),
Uruguay và Áchentina. T u y thế, nhu cầu về len thô của T r u n g Quốc lại cao hơn
khả năng tự sản xuất của nước này nên hàng năm vẫn phải nhập khầu một lượng
đáng kể để cung cấp cho các nhà máy chế biến trong nước. Đ ế n năm 1998,
lượng len nhập khầu của Trung Quốc chiếm khoảng 7 0 % tổng nhu cấu về
nguyên liệu này ở Trung Quốc.
Trung Quốc cũng là m ộ t nước có sản lượng hàng đầu trên t h ế g i ớ i về các loại sợi
tổng hợp. H i ệ n nước này có trẽn 160 nhà máy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

17



sợi hoa học. Những công ty hàng đầu về sản xuất sợi hoa học của Trung Quốc có
sản

lượng trên 200.000 tấn/năm là: China Yizheng Chemical Fiber Group

(541.700 tấn),

Shanghai Petrochemical Co. Ltd.

Polyeste Co. Ltd. (280.000 tấn). N ă m 1999,

(242.100 tấn) và Xianghi

là năm đặc biệt đối với ngành công

nghiệp sợi hoa học của Trung Quốc bởi họ đã giành được vị trí số Ì trên thế giới
về lĩnh vực này. N ă m 2000, ngành công nghiệp sản xuất sợi hoa học sản xuất
được 6,9 triệu tấn, tăng 1 5 % so với năm trước và cao hem mức tăng trưởng bình
qn của thế giới và tăng gấp đơi so với các nước đang phát triển. Mặc dù là
nước đứng đầu thế giới về sợi hoa học nhưng T r u n g Quốc không những .không
xuất khấu mặt hàng này ra thị trưỏng thế giới m à n ă m 2000 còn nhập khẩu tới
809.000 tấn. Điều này chứng tỏ nhu cầu nguyên vật liệu rất lớn phục vụ cho
ngành dệt may của nước này.
Về sợi acrylic Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Nhật Bản và chiếm 1 2 % sản
lượng toàn thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc cũng nằm trong n h ó m nước sản xuất
nhiều sợi nylon, chỉ polyester.

1.2. Nguồn lao động
Với


dân số gần 1,3 tỷ ngưỏi, nguồn lao động cung cấp cho ngành công nghiệp

dệt may của Trung Quốc hết sức dổi dào. T h ê m vào đó, giá nhân cơng rất rẻ, chỉ
khoảng 0,34 USD/giỏ đã tạo ra l ợ i thế cho sự phát triển của ngành công nghiệp
này của Trung Quốc. Trung Quốc cịn có đội ngũ các nhà thiết kế mẫu hùng hậu,
có trình độ, có khả năng ứng dụng công nghệ phẩn mềm phục vụ cho công tác
thiết kế. Cơng cuộc cải tổ và chính sách mở cửa trong vòng 20 n ă m qua ở Trung
Quốc đã giúp các ngành cơng nghiệp nói chung và ngành cơng nghiệp dệt may
nói riêng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, quản lý xuất
nhập khẩu. Các nhà sản xuất và chuyên gia quản lý trong lĩnh vực dệt may hiện
giỏ đã có trình độ chun m ơ n cao, có khả năng thích ứng nhanh với những thay
đổi thưỏng xuyên của ngành. Nhìn chung, nguồn nhân lực là một trong những
thế mạnh của dệt may Trung Quốc và được tận dụng tối đa trong quá trình phát
triển cứa ngành.

1.3. Tình hình sẩn xuất
Ngành cơng nghiệp dệt là một ngành có vị t í hết sức quan trọng đối với nền
r
kinh tế của Trung Quốc. Cùng với việc Hổng Kông trở về với Trung Quốc từ
1/7/1997, vùng lãnh thố này hiện đang là những nhà sản xuất và xuất khấu quần
áo lớn nhất trên thế giói. V ớ i sản lượng vào khoảng 1.700 triệu mét vải và tổng
lợi nhuận trung bình vào khoảng 22,057 tỷ N D T một năm, ngành dệt đans giữ vị
trí trọng yếu trong nền kinh tế Trung Quốc.

1S


Trọng tâm của k ế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2000 - 2005) của ngành dệt là tập
trung đưa Trung Quốc trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt lớn nhất

thế giới. Chính phủ phải kiểm sốt được k h ố i lượng sản phẩm, phải cơ cấu l ạ i
ngành dệt, điều chỉnh đỹnh hướng phát triển, chuyến đổi sở hữu và cải tiến kỹ
thuật, nhất là lĩnh vực quốc doanh.
Trên thực tế, nếu đạt được mục tiêu của mình, tương lai của ngành dệt Trung
Quốc là rất khả quan, v ớ i mức tăng trưởng d ự kiến đạt 1 5 % m ỗ i năm. Hạn ngạch
xuất khấu sau k h i gia nhập W T O

sẽ tăng 2 5 % . Thỹ phần tại M ỹ và Châu  u sẽ

tăng từ 1 5 % hiện nay lên 3 0 % . M ụ c tiêu cụ thể của từng lĩnh vực trong ngành
dệt tới 2005 là:
• X e sợi: Sẽ thay thế 10 triệu con sợi cũ, chuyển đổi kỹ thuật dưới sự hỗ trợ
của Chính phủ.
• N h u ộ m - i n hoa: Nhập khẩu kỹ thuật và phần mềm để hoàn thiện 1600 dây
chuyền nhuộm - i n hoa hiện nay với chất lượng cao.
• Dệt lụa: Hiện đại hóa lĩnh vực ni tằm dệt lụa và thành lập một số trung
tâm ni tằm dệt lụa mới.
• Kéo sợi len: Thay thế những cọc sợi len cũ, nâng cao kỹ thuật đế đạt chất
lượng cao, phát triển các loại len nguyên chất siêu nhẹ và các loại len tổng
hợp.
• Sợi hoa học: Tập trung phát triển sợi Polyester và sợi chuyên dụng. Quản lý
chất lượng sợi visco, tập trung đảm bảo các tiêu chuẩn về mơi trường.
• V ả i kỹ thuật: Tập trung sản xuất hàng dệt cơng nghiệp, hoa học và xây
dựng.
• M á y m ó c và thiết bỹ: Phát triển công nghệ số và công nghệ điện tử trong
lĩnh vực m á y m ó c thiết bỹ dệt nhằm đạt tiêu chuẩn tiên tiến.
Ngành may mặc của Trung Quốc cũng có quy m ơ lớn nhất trên thế giới. Điều
này là hồn toàn dễ hiểu bởi chỉ riêng việc đáp ứng cho nhu cầu trong nước với
gần 1,3 tỷ dân cũng đã cần một lượng rất lớn về mạt hàng này. Hiện nay, Trung
Quốc có khoảng 45.000 doanh nghiệp may mặc trên toàn đất nước và thu hút

khoảng 3,7 triệu lao động làm việc trong ngành. N ă m 2000, ngành may mặc của
Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng được 22 tỷ đơn vỹ quần áo (năm 1995, con số
này là 9,685 tỷ đơn vỹ), tức bình quân m ỗ i người trên thế giới sẽ có 3 đem vỹ quần
áo sản xuất tại Trung Quốc. Trong số đó 5 0 % là hàng dệt k i m và 5 0 % còn l ạ i
sản phẩm đan.

19


Ngành công nghiệp may mặc của Trung Quốc thường được phân bố tập trung tại
những vùng nhất định. Phẩn lớn các xí nghiệp may mặc của Trung Quốc được
tập trung ở vùng duyên hải, thứ đến là tập trung tại các tựnh miền trung và có một
số ít các xí nghiệp ở các tựnh phía tây lục địa. C ó bốn nhân tố chính tạo nên sự
phân bổ về mạt địa lý đối với các xí nghiệp may mặc ở Trung Quốc ở trên, đó là:
• K h u vực dun hải chính là k h u vực có truyền thống lâu n ă m về nghề may
mặc cũng như các ngành công nghiệp thượng nguồn như ngành dệt, ngành
sợi tổng hợp. H ơ n nữa, ở đó cũng có một lực lượng lao động có tay nghề
cao dồi dào hơn hẳn các khu vực khác.
• Chính sách m ở cửa nền kinh tế ở Trung Quốc được thực hiện sớm nhất ở
khu vực này và đây cũng là nơi hình thành nên các K h u phát triển kinh tế
(EDZ-Economic Development Zones) như: Shenzhen (Sán Đầu), Zhuhai
(Chu

Hải), Haikou, Ningbo, Shanghai (Thượng Hải), Dalian (Đại Liên),

Qingdao, Xiamen.
• Vùng duyên hải là nơi có mật độ dân cư dày, người dân ờ đây có mức thu
nhập cao, có trình độ văn hoa và có ý thức về thị hiếu thời trang hơn hẳn
các khu vực khác. Do vậy đây thực sự là m ộ t thị trường tiêu thụ đẩy tiềm
năng cho ngành may mạc của Trung Quốc.

• Cuối cùng, vùng duyên hải là vùng có các điểu kiện thuận l ợ i về cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị vận tải, viễn thông,... - những yếu tố cần thiết để thu hút
vốn đầu tư nước ngoài
Các nhà máy sản xuất đổ may mặc cho nam thường tập trung ở hai khu vực:
Ningbo và Whenzhou, trong k h i các nhà máy sản xuất đổ may mặc cho phụ nữ
lại chủ yếu tập trung ở tựnh Hangzhou. Ngoài ra sản xuất đổ may của phụ nữ cịn
có ba địa điểm quan trong nữa là Shenzen ngay sát HongKong, và ở Vũ Hán miền trung và Đ ạ i Liên ở phía Đông Bắc, gần với Hàn Quốc và Nhật Bản.

2. Tinh hình xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc
Trung Quốc đang theo đuổi chính sách đa dạng hoa sản phẩm và đa dạng hoa thị
trường. Các sản phẩm dệt may của Trung Quốc được đa dạng hoa theo các loại
phẩm cấp (từ sản phẩm cấp thấp giá rẻ tới các sản phẩm cấp cao giá cao). Có thể
nói, sản phẩm dệt may của Trung Quốc có mặt ở khắp nơi trên thế giới và hiện
Trung Quốc đang là nước đứng đầu thế giới về k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt
may ra nước ngoài. Ngay từ năm 1997, k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Trung Quốc đã đạt con số 45,5 tỷ USD và chiếm khoảng 1 4 % tổng giá trị xuất
khẩu hàng dệt may toàn thế giới. Đây cũng là ngành mang lại lượng ngoại tệ rất

20


lớn cho T r u n g Quốc, chiếm khoảng 2 5 % tổng k i m ngạch xuất khẩu trong năm
1997. Vị t h ế của Trung Quốc về xuất khẩu hàng may mặc cao hơn vị thế trong
xuất khẩu hàng dệt. Mức độ gia tăng thị phần về hàng may mặc trên thế giới tăng
lên rất mạnh mẽ còn mức độ gia tăng thị phần về hàng dệt thì khơng lớn và
khơng ổn định.
Bảng 1: K i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc trong những n ă m
vừa qua

Đơn vị: Tỷ ƯSD

Năm

K i m ngạch xuất khẩu

T ỷ trọng trong

hàng dệt may

Tổng kim ngạch xuất khẩu

1985

6,44

-

1990

16,80

-

1997

45,5

-

1998


42,83

23,30%

1999

43,12

22,12%

2000

52,08

20,89%

2001

53,28

20,01%

Nguồn: Cục thống kê Hải quan Trung Quốc, 2001
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Trung Quốc liên tục tăng nhanh từ nhỷng năm 90 trở lại đây đổng thời chiếm
một tỷ trọng đáng kế trong tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng hoa của nước này
(khoảng 1/5). N ă m 2000, Trung Quốc xuất khẩu được 52,08 tỷ USD sản phẩm
dệt may, riêng xuất khẩu quần áo đạt k i m ngạch là 36 tỷ USD, trong đó 2 2 %
lượng quẩn áo này được xuất sang các thị trường có hạn ngạch như M ỹ và châu
 u còn 7 8 % còn lại được bán sang các thị trường phi hạn ngạch như Nhật Bản

và các thị trường Nam Á. N ă m 2001, giá trị xuất khấu của cả hàng dệt và may
của Trung Quốc đạt 53,28 tỷ USD, chiếm 2 0 % tổng giá trị xuất khẩu hàng hoa
của nước này. Thặng dư thương mại trong xuất nhập khẩu dệt may năm này là
39,56 tỷ USD, bằng 175,49% tổng thặng dư thương mại của hàng hoa xuất khẩu.
Kể từ k h i T r u n g Quốc thực hiện đường l ố i m ở cửa với bèn ngồi thì các cơng ty
của Nhật Bản, Hồng Kơng và Đài Loan ln đóng một vai trị quan trọng trong
q trình phát triển của ngành công nghiệp dệt may ở nước này thông qua các
khoản vốn đầu tư, phát triển công nghệ và các chiến lược thị trường. N h ờ đó, các
sán phẩm dệt may của Trung Quốc không ngừng được nâng cao chất lượng, hạ
thấp giá thành nên kết quả là k i m ngạch dệt may liên tục tăng. Đ ổ n g thời, ngay

21


từ những n ă m 1990 trở lại đây, Trung Quốc cũng đã biết tận dụng sự phát triển
của phương thức gia công trong lĩnh vực dệt may nhằm tranh thủ nguyên liệu,
vốn và thị trường nước ngoài. K i m ngạch do hình thức gia cơng mang lại chiếm
khoẩng 3 0 % tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may và chiếm tới 6 5 % giá trị
gia cơng xuất khẩu của tồn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

2.1. Cơ cấu sản phẩm
Những sẩn phẩm xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là các loại quần áo làm
bàng sợi bông, sợi hoa học, len và lụa, tiếp đó là các sẩn phẩm len và lụa. N ă m
1998, trong giá trị k i m ngạch xuất khẩu hàng may mặc thì quần áo dệt chiếm
42,6%, quần áo đan chiếm 57,4% còn trong giá trị k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt
thì sợi nhân tạo chiếm 2 5 , 1 % , sợi bông chiếm 2 1 % , vẩi dệt: 6,9%, hàng dệt gia
đình: 5,8%, len: 5,7%, tơ 5,6%, thẩm: 3,3%, hàng dệt công nghiệp: 1,6%; sợi tự
nhiên khác: 3%.

Biểu đồ 1: Xuất khẩu hàng dệt và hàng may mặc của Trung Quốc trong

năm 1998 theo các nhóm sẩn phẩm
Hàng May mặc

• Quản áo dan, 57.4%

22


×