Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC
MẠNH THỜI TRONG HỘI NHẬP QUỐC
TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện

: V õ T hị T h ừ a

Lớp

: 09SGC

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Ngọc Ánh
Đà Nẵng, tháng 06 năm 2013

0


LỜI CẢM ƠN
Sau một q trình tìm tịi nghiên cứu nghiêm túc tác giả đã hoàn
thành luận văn “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện


nay”. Để có kết quả như ngày hôm nay, tác giả xin chân thành cảm ơn
gia đình, thầy cơ và bạn bè đã ở bên cạnh động viên và giúp đỡ trong
suốt quá trình thực hiện luận văn
Đặc biệt có được thành cơng của khóa luận, ngoài sự nỗ lực của
bản thân tác giả là sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Ngọc Ánh, Tiến sĩ
và là giảng viên của khoa Lý luận chính trị trường Đại học kinh tế Đà
Nẵng. Chính những góp ý chân thành và sự động viên của Thầy đã tạo
động lực cho tác giả hồn thành luận văn của mình. Xin chân thành
cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ vô tư của Thầy.
Qua đây cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo đã giảng
dạy và góp ý cho khóa luận của tác giả. Cảm ơn các thầy cơ trong
khoa Giáo dục Chính trị trường đại học Sư phạm Đà Nẵng đã quan
tâm giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa. Một lần
nữa cảm ơn tất cả các bạn đã góp ý, động viên của các bạn để tác giả
hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do sự hiểu biết của bản thân cũng còn
nhiều hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong các bạn và q thầy cơ tiếp tục góp ý để khóa luận ngày càng
hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Thừa

0


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3
3.3. Phạm vi nghiêm cứu.............................................................................................. 3
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài. .............................................. 4
4.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Nét mới của đề tài .................................................................................................... 4
6. Ý nghĩa của đề tài. .................................................................................................... 4
7. Cấu trúc của đề tài. ................................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN
TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI .......................................................................... 5
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại ................................................................................................................ 5
1.2. Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại. .................................................................................................. 7
1.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại. .............................................................................................................................. 12
1.3.1. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng
vô sản thế giới. ........................................................................................................... 12
1.3.2. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng............................................................................................................................. 16
1.3.3. Đoàn kết dân tộc kết hợp với đoàn kết quốc tế ................................................ 18


1.3.4. Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội
chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình. 22
1.3.5. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả các

nước dân chủ”, cùng nhau gìn giữ hịa bình thế giới. ................................................ 24
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC
MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG HỘI NHẬP QUỐC
TẾ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY ............................................................................ 26
2.1. Tồn cầu hóa và tính tất yếu của hội nhập quốc tế ............................................. 26
2.1.1. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế .................................................................... 26
2.1.2. Vận hội và thách thức của hội nhập quốc tế .................................................... 34
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại trong hội nhập quốc tế .......................................................................................... 37
2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế. .... 37
2.2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại vào hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay ............................................... 44
2.3. Một số kiến nghị.................................................................................................. 63
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 77


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học –
cơng nghệ, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành là một xu thế khách quan,
lôi cuốn sự tham gia của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam muốn phát
triển thì cũng khơng thể đứng ngồi xu thế này.
Đối với nước ta, với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như nguồn lực
lao động, Việt Nam luôn là tâm điểm chú ý của các nước đế quốc và các thế lực thù
địch ln tìm cách chống phá, nên để phát triển không bị tụt hậu, để tăng cường hơn
nữa sức mạnh dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, nguồn lực từ các nước bên
ngồi, có cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế để
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thì hội nhập quốc tế là
nhu cầu cần thiết, cơ bản lâu dài, khơng những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn có

ý nghĩa lớn lao hơn nữa về mặt chính trị - quốc phòng.
Hơn 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh cách
mạng đầy gian khổ, hy sinh và đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh –
một con người, một sự nghiệp mà tên tuổi của Người gắn liền với sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi
đường, là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng
Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thắng lợi cũng là
một trong những tư tưởng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là kết hợp tài tình sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đây cũng chính là một trong những bài học
lớn mà Đảng ta đã rút ra qua thực tiễn đấu tranh cách mạng của mình.
Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế, địi hỏi chúng ta phải nắm vững bài học trên đây, phải biết kết hợp
đúng đắn và khéo léo sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nhân tố nội lực và
nhân tố ngoại lực để tạo ra tổng hợp lực nhằm thúc đẩy đất nước phát triển, hội
nhập thành công và bền vững vào nền kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy và kết

-1-


hợp hiệu quả giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại ln có một ý nghĩa to
lớn cả về lý luận và thực tiễn trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện
nay.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, em chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong hội nhập quốc tế ở
nước ta hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một tư tưởng quan
trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiện nay, trong giai đoạn phát triển

cao của xu thế hội nhập quốc tế việc khai thác các nguồn lực vào phát triển đất nước
như thế nào được hiệu quả để không trở thành nơi tiêu thụ của các nước là rất quan
trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại ở
nước ta có các cơng trình nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại: “Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Mậu Hãn, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, 2008; “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về sức mạnh dân tộc”, Hồ Chí Minh
tồn tập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; “Góp phần nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1995; “Tìm hiểu một số vấn
đề trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản sự thật, 1982; “Sức
mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia, 2011; Võ Nguyên Giáp, “Sức mạnh tổng hợp của cách
mạng Việt Nam”, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1978…Và nhiều cơng trình nghiên
cứu khác.
- Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề hội nhập quốc tế: Bài viết bàn thêm về
khái niệm “hội nhập quốc tế” của Việt Nam trong giai đoạn mới của giám đốc Học
viện Ngoại giao Đặng Đình Q, trên tạp chí Cộng sản số 8, tháng 12 năm 2012;
“Vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa” của Mai Thị Q, tạp chí triết học số 6, tháng 9 năm 2011; “Tồn cầu
hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam”của Ngô Văn Điểm, Nhà xuất bản chính trị

-2-


quốc gia; “Việt Nam trong hội nhập quốc tế (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”) của
PGS.TS Nguyễn Đình Lễ, TS Bùi Thị Thu Hà, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội,
Học viện chính trị - hành chính khu vực I; “Tồn cầu hóa, nguy cơ tha hóa và vấn
đề định hướng giá trị tinh thần” của Đặng Hữu Tồn, Tạp chí triết học số 5, tháng 5

năm 2006; “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của Nguyễn Dy Niên, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; “Những thách thức của tồn cầu hóa” của tác giả
Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí triết học số 11, 2008…
Tuy nhiên, trong các bài viết, các tác phẩm trên đều chỉ nghiên cứu ở một góc
độ nào đó vấn đề tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại hoặc đề
cấp đến vấn đề hội nhập quốc tế, chưa đi sâu nghiên cứu vận dụng tưởng kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong hội nhập quốc tế hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại làm sáng tỏ những bài học vận dụng tăng cường sự kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay để
thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển đất nước cũng như quá trình hội nhập đạt
hiệu quả hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ nội dung kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trong hội nhập quốc tế của thời kỳ đổi mới.
3.3. Phạm vi nghiêm cứu
Đề tài nghiên cứu tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng này trong hội nhập
quốc tế của Việt Nam hiện nay.

-3-


4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
4.1. Cơ sở lí luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam nhất là các nguyên tắc:
Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học, quan điểm thực tiễn
và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm
toàn diện và hệ thống, quan điểm kế thừa và phát triển. Trong đó nguyên tắc lý luận
gắn liền với thực tiễn là nguyên tắc chủ đạo cùng với quan điểm toàn diện để thực
hiện đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật trong đó
chú trọng các phương pháp như phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp hệ
thống hóa, tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá... để làm rõ nội dung của đề tài.
5. Nét mới của đề tài
Đề tài làm rõ tầm quan trọng cần phải vận dụng tư tưởng vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong hội nhập
quốc tế của Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa của đề tài.
- Đưa ra một số kiến nghị góp phần thúc đẩy sự vận dụng tư tưởng kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay.
- Là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và học tập về tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
7. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 2 chương 5 tiết:
Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.
Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

-4-



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH
DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh
tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong tiến trình
phát triển của nước ta, tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là
một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng này được
hình thành dựa trên những cơ sở nhất định. Trước hết đó là tư tưởng và văn hóa
truyền thống văn hóa Việt Nam với chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh
để dựng nước và giữ nước; tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân,
tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn; truyền thống lạc quan,
yêu đời của dân tộc; sự cần cù, sáng tạo, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và
chiến đấu. Thứ hai là từ tư tưởng và văn hóa phương Đơng; tư tưởng và văn hóa
phương Tây. Và một nhân tố giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành
tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của Hồ Chí Minh đó là
chủ nghĩa Mác – Lênin đây được xem là thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Nhân tố chủ quan là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với
óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách
mạng tư sản hiện đại, không để bị đánh lừa với cái hào nhống bên ngồi của Hồ
Chí Minh; sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời
đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng
nhân quốc tế; cùng với tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt
thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu những người cùng


-5-


khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao cả nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do,
hạnh phúc của đồng bào.
Nếu các nguồn gốc trên được xem là cội nguồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, về khối liên minh chiến đấu
giữa giai cấp vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức được xem là cơ sở trực tiếp
hình thành tư tưởng này. Trong bản luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc
địa V.I. Lênin nêu rõ: để chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, đảm bảo cho các
dân tộc giành lại được độc lập, thì phải thực hiện sự liên minh, thống nhất của giai
cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên tồn thế giới. Lênin khẳng
định rằng “khơng có sự cố gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất
của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các
nước và dân tộc trên tồn thế giới, thì khơng thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư
bản được”. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh coi đó là cái cẩm nang
thần kỳ, là kim chỉ nam, là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi
cuối cùng, cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì phải liên hệ chặt chẽ với
phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa; vận mệnh của
giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai
cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của Lênin đem lại cho Hồ Chí Minh lời giải đáp là đoàn kết với các dân tộc bị chủ
nghĩa thực dân áp bức. Hồ Chí Minh chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản và sự cần
thiết phải liên minh chiến đấu: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vịi bám
vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản ở các
thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai
vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vịi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai
cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.

Hồ Chí Minh đã sớm đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính thế giới
quan và phương pháp luận Mác Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân đã giúp
Hồ Chí Minh thấy rõ được đặc điểm và bản chất của thời đại, đặt cách mạng Việt
Nam trong sự gắn bó với cách mạng thế giới, đề ra được đường lối đúng đắn để dẫn
dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

-6-


1.2. Q trình nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại.
Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại. Điểm xuất phát để ra đi tìm đường cứu
nước của Hồ Chí Minh là nhận thức rõ và có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của
dân tộc. Đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết; ý chí độc lập,
tự lực, tư cường, truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do…
Người đặc biệt đề cao sức mạnh của lòng yêu nước: “Dân ta có một lịng nồng
nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báo của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh đen tối nhất, Người vẫn bộc
lộ một niềm lạc quan tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của dân tộc: “Sự đầu độc có
hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể
làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương…Đằng sau sự phục tùng
tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sơi sục, đang gào thét và sẽ bùng
nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”. Cũng chính với nhận thức sâu sắc về sức
mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, Người đã khẳng định: “Chủ
nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy
chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối…cũng chủ nghĩa
dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và
người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách

mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917”.
Chủ nghĩa dân tộc Hồ Chí Minh nói ở đây là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân
tộc chân chính của nhân dân các nước thuộc địa đang đấu tranh cho độc lập, tự do.
Mặc dù đánh giá rất cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
nhưng có một câu hỏi lớn vẫn đặt ra trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh: tại sao các
cuộc vận động cứu nước, giải phóng dân tộc từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX
vẫn cứ lần lượt bị thất bại, từ Văn Thân, Cần Vương, đến Đơng Du, Duy
Tân,…Chưa thể có ngay lời giải đáp cho một câu hỏi lớn, nhưng Người cũng đã
thấy rõ: không thể đánh thắng kẻ thù mới bằng con đường cũ, cách làm cũ trong
một thế giới đã có nhiều thay đổi. Người quyết định phải đi ra nước ngoài, “xem

-7-


nước pháp và các nước khác”, tức là tìm hiểu thế giới, tìm hiểu kẻ thù ngay chính
trong sào huyệt của chúng, để từ đó tìm ra đường lối và phương pháp đúng đắn cho
sự nghiệp cứu nước, giải phóng đồng bào.
Chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
chân chính của nhân dân ta, đồng thời cũng là của nhân dân các nước thuộc địa đấu
tranh với chủ nghĩa thực dân giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh của thời đại được hình thành từng
bước, thơng qua hoạt động thực tiễn và được tổng kết thành lý luận.
Ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người lao động, Hồ Chí Minh đã phát
hiện ra mối tương đồng giữa các dân tộc bị áp bức: “Dù màu da có khác nhau, trên
đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Vì
vậy từ rất sớm, người đã kêu gọi: “Vì nền hịa bình thế giới, vì tự do và ấm no,
những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”.
Khảo sát chủ nghĩa đế quốc ngay tại sào huyệt của nó, Hồ Chí Minh đã phát
hiện và chỉ ra rằng: “cả cơng nhân ở chính quốc lẫn binh lính ở thuộc địa,... họ đều
là anh em cùng một giai cấp và khi tới lúc phải chiến đấu, thì cả hai bên đều phải

cùng đánh bọn chủ chung của mình...”
Sau khi tiếp cận với Luận cương của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy ở
đó “một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách
mạng mà Người hằng nung nấu”. Đó là bước chuyển lịch sử, từ người yêu nước
thành người cộng sản, nâng cao nhận thức của Người về sức mạnh của thời đại: đó
là sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản, sức mạnh kết hợp giữa chủ
nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vơ sản, sức mạnh đồn kết quốc
tế.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tức là kết hợp chủ nghĩa yêu
nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là phải xây dựng được khối liên
minh chiến đấu giữa vơ sản ở chính quốc với lao động ở thuộc địa, nhằm cùng một
lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu. Từ nhận thức trên, Hồ Chí Minh đi
vào tổ chức và hoạt động. Người thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp, Người đã
viết nhiều trên báo Le Paria và báo Luymanitê để truyền bá tư tưởng này trong vơ
sản và lao động, cả chính quốc và thuộc địa. Người đã tranh thủ diễn đàn các Đại

-8-


hội của Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, diễn đàn các câu lạc bộ để “thức tỉnh” những
người anh em ở phương Tây về nhiệm vụ phải giúp đỡ một cách tích cực nhất
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa; phải coi cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa là “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. Từ tuyên
truyền đến tổ chức, Người bắt tay vào thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp,
xuất bản cơ quan ngơn luận của nó là tờ báo Le Paria. Sau khi về Quảng Châu
(Trung Quốc), Người tích cực tham gia vào việc thành lập Hội Liên hiệp các dân
tộc bị áp bức, sát cánh chiến đấu bên cạnh những người cộng sản và nhân dân
Trung Quốc, coi “giúp bạn là tự giúp mình”. Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, Người đã tham gia vào việc thành lập một số Đảng anh em ở các nước Đông
Nam châu Á.

Dần dần, cùng với sự phát triển của lịch sử, nhận thức của Hồ Chí Minh về kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tiếp tục được bổ sung những nhân tố
mới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự hình thành, tồn tại và phát triển của hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại,
chi phối sự phát triển của xã hội loài người trong nửa cuối thế kỷ XX. Các nước xã
hội chủ nghĩa đã có vai trị và tác dụng to lớn trong việc ủng hộ và giúp đỡ phong
trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân,
của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngược
lại phong trào giải phóng dân tộc cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản đã góp phần làm suy yếu chủ
nghĩa đế quốc, cũng tức là góp phần tích cực vào vệ các nước xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, phát huy sức mạnh của thời đại là phải biết huy động sức mạnh của các
trào lưu cách mạng trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cũng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một nhân tố của sức mạnh thời đại. Sinh
thời Hồ Chí Minh đã được chứng kiến bao phát minh kỳ diệu của con người, như
chế tạo ra vơ tuyến truyền hình, việc sử dụng năng lượng ngun tử vào mục đích
hịa bình, cơng cuộc chinh phục vũ trụ đưa con người lên mặt trăng, v.v… Những
kỳ công khoa học đó đem lại cho con người và thời đại sức mạnh mới chưa từng có.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ

-9-


về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội
không ngừng được mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ
được thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và của bản thân
mình”. Người đã nhắc nhở các thế hệ thanh niên phải ra sức học tập để chiếm lĩnh
được những đỉnh cao của khoa học, tận dụng những sức mạnh mới của thời đại để
nhân lên sức mạnh của dân tộc.

Có thể thấy rằng, nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc: Sức mạnh
dân tộc Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng. Trong hai cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm
lược, Đảng ta, quân đội ta và nhân dân ta đồn kết một lịng, mn người như một
từ đó huy động tới mức cao nhất sức người, sức của phục vụ cho sự nghiệp cách
mạng. Cả nước cùng ra trận với khí thế hào hùng của lịch sử bốn nghìn năm dựng
nước, giữ nước trên nền tảng văn hóa nhân nghĩa, trí dũng, với ý chí khơng có gì
q hơn độc lập tự do. Tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi lực lượng từ bộ đội chủ
lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đến gái, trai, già trẻ, từ nơng thơn, thành
thị đến miền xuôi, miền ngược điều tham gia giết giặc cứu nước; từ hai bàn tay
không của ba mẹ, tầm vông vạt nhọn, cuốc thuổng, giáo mác, chông tre, súng kíp,
bom ba càng đến con ong, con rắn cũng trở thành vũ khí tiêu diệt kẻ thù, từ mặt đất
nóng bỏng đạn bom cày xới, dưới địa đạo khắc nghiệt trong lòng đất, trên mặt nước
đến bầu trời của đất nước ta, đâu đâu cũng là trận địa vùi xác quân thù. Theo Hồ
Chí Minh sức mạnh dân tộc chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần
đồn kết, ý chí đấu tranh anh hùng, buất khuất cho độc lập tự do và ý thức tự lực, tự
cường. Đây chính là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Điều này được
thể hiện như sau:
Thứ nhất, truyền thống yêu nước là hạt nhân của truyền thống dân tộc, nó
khơng phải chỉ là một tình cảm tự nhiên bẩm sinh mà được hình thành trong quá
trình dựng nước và giữ nước. Với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước trở thành sức
mạnh và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, một thứ đạo lí, một lẽ sống cho mọi người
dân, cũng trở thành tiêu chí cao nhất để đánh giá một con người. Hồ Chí Minh đã
nâng lịng yêu nước trở thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa; yêu nước gắn liền
với đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa là

- 10 -


sự kết hợp nhuần nhuyễn của việc yêu quý độc lập dân tộc, tự do dân chủ và chủ

nghĩa xã hội. Do đó, lịng u nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành sức mạnh to lớn
của dân tộc ta.
Thứ hai, sức mạnh của dân tộc còn được thể hiện ở tinh thần độc lập, tự chủ, tự
lực, tự cường. Bằng chứng đó là dân tộc Việt nam khơng bị đồng hóa trong 1000
năm Bắc thuộc, khơng bị tiêu diệt dưới ách thống trị của thực dân phương Tây.
Thứ ba, tinh thần, ý chí độc lập tự chủ, tự cường và lòng yêu nước sở dĩ phát
huy được sức mạnh to lớn của nó vì đã kết liền nhân dân thành một khối vững chắc
khơng tách rời, khơng gì lay chuyển được. Đó là đồn kết dân tộc, đồn kết tồn
dân.
Tổng hợp những đặc điểm trên, Hồ Chí Minh làm nổi bật sức mạnh của con
người Việt Nam. Đó là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử
và hiện tại, sức mạnh của sự thơng minh và lịng dũng cảm. Đó là sức mạnh dân tộc.
Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại: Thời đại ngày nay là thời
đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu là thắng lợi của
cách mạng Tháng mười Nga vĩ đại. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh thời đại vì
tính tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nhận thức
của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được hình thành từng bước từ cảm tính đến
lí tính với mục tiêu giải phóng dân tộc, phát triển đất nước trong dòng thác chung
của thời đại. Sức mạnh thời đại được thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa trong phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc, sức mạnh này được nhân lên nhiều lần vì nó gắn liền với
cuộc cách mạng vơ sản trên tồn thế giới trong thời đại mới.
Thứ hai, lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Kinh nghiệm
của cách mạng tháng mười Nga.
Thứ ba, sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học kĩ thuật
là một động lực cho sự phát triển của xã hội.
Sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là cần thiết
Về mặt lý luận: Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng quá trình phát triển
của mình, các cộng đồng, các nhóm, các dân tộc có cùng lợi ích bao giờ cũng có sự
kết hợp lại với nhau, sự kết hợp này ngày càng tăng. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ,


- 11 -


cách mạng muốn thắng lợi phải biết kết hợp các yếu tố khách quan và chủ quan,
trong nước và ngoài nước, dân tộc và thời đại. Chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa đã tạo ra những mâu thuẩn và cơ sở cho sự liên kết quốc tế.
- Về mặt thực tiễn: Người khảo sát thực tiễn của chế độ thuộc địa, sự cai trị và
bóc lột tàn bạo, độc ác của Pháp tại Việt Nam, tại Đơng Dương. Người cịn khảo sát
bốn châu lục và nhận ra muốn giải phóng dân tộc mình cần đồn kết các dân tộc có
cùng mục đích là chống lại các nước đế quốc. Các nước đế quốc liên kết chặt chẽ
với nhau để đàn áp thuộc địa, chia để trị. Sự hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội
làm nên sức mạnh thời đại từ nửa cuối thế kỉ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai
cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Đây là yếu tố sức
mạnh thời đại cần tận dụng. Như vậy, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam là một nhận tố khách quan.
1.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại.
1.3.1. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách
mạng vơ sản thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong mối
quan hệ gắn bó mật thiết với cách mạng vô sản thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận trong cách mạng thế giới, ai làm
cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân Việt Nam. Từ nguồn sức
mạnh tổng hợp cực kỳ to lớn được Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp nhuần nhuyễn và
sáng tạo giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã đưa cách mạng Việt Nam
tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Thời đại mới là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới. Đặc điểm của thời đại mới là chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập
giữa các quốc gia, mở rộng mối quan hệ quốc tế ngày càng rộng, vận mệnh của mỗi

dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người. Xu thế của thời đại là
vận động và phát triển theo con đường cách mạng vô sản mà giai cấp công nhân với
đội tiên phong là Đảng cộng sản đứng ở vị trí trung tâm. Thời đại mà Hồ Chí Minh
sống và hoạt động là thời đại có nhiều chuyển biến mới. V. I. Lênin đã viết:
“…chúng ta đang sống ở khoảng giao thời giữa hai thời đại và chỉ có thể hiểu được

- 12 -


những biến cố lịch sử có ý nghĩa lớn lao đang diễn ra trước mắt chúng ta nếu trước
hết chúng ta phân tích những điều kiện khách quan của bước chuyển từ thời đại này
sang thời đại kia…” Cũng theo Lênin, sự phân tích ấy sẽ giúp chúng ta biết được
giai cấp nào đang ở trung tâm của thời đại này hay thời đại khác, giúp chúng ta xác
định được nội dung căn bản của thời đại, phương hướng phát triển chính của thời
đại, những đặc điểm chủ yếu của bối cảnh lịch sử thời đại ấy. Hồ Chí Minh đã nắm
bắt chính xác xu thế của thời đại: Thời đại này cũng có những biến đổi cực kỳ to
lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó nổi bật lên hai sự kiện
quan trọng nhất làm thay đổi nội dung của thời đại: một là, chủ nghĩa tư bản đã từ
giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đã hình thành
hệ thống thuộc địa của chúng; hai là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội. Trong thời đại đó các dân tộc khơng thể tồn tại biệt lập, vận mệnh của mỗi
dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của loài người. Các dân tộc có biết mình
đang sống trong thời đại nào, nó có đặc điểm cơ bản gì, xu hướng vận động và phát
triển ra sao, giai cấp nào đứng ở vị trí trung tâm mới có được sự lựa chọn đúng,
hành động đúng, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
Trong thời đại mới, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng "cơng cuộc giải
phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng
vơ sản", rằng "cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc
địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để chống kẻ thù chung". Nguyễn Ái

Quốc nhận thức được sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là do không nhận thức được đặc điểm của thời đại
mới mà vẫn tiến hành theo cách làm cũ. Người xác định được mục đích ra đi đúng
đắn và lựa chọn được cách đi phù hợp. Sự thất bại của phong trào yêu nước chống
Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khơng phải vì nhân dân ta thiếu anh hùng,
các lãnh tụ phong trào kém nhiệt huyết mà chủ yếu là do không nhận thức được đặc
điểm mới của thời đại nên vẫn tiến hành theo cách làm cũ, vì thế đã bị thất bại.
Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh tuy cũng đã đi ra nước ngồi, nhưng do mục
đích và cách đi khơng đúng nên không kịp nắm bắt được bản chất của thời đại.

- 13 -


Rất kính trọng và khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng
nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường thất bại của cha anh. Người đi
ra nước ngồi để tìm sự mách bảo của thời đại. Do mục đích đi đúng: tìm đường
cứu nước, do cách đi đúng: trong tư cách người lao động, sát cánh với giai cấp vô
sản và nhân dân các dân tộc bị áp bức, Người đã sớm đến được với cánh tả của cách
mạng Pháp, gặp được Luận cương của Lênin, tán thành Quốc tế thứ III, tìm thấy
con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Người
viết: “Thời đại của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn cũng là thời đại một nhóm nước lớn
do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và nửa phụ thuộc, bởi
vậy công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng
khít của cách mạng vơ sản. Do đó mà trước hết nảy ra khả năng và sự cần thiết phải
có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của
các nước đế quốc để chiến thắng kẻ thù chung”.
Sau khi nắm được đặc điểm của thời đại mới, Nguyễn Ái Quốc đã làm tất cả để
gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, làm cho các dân tộc thuộc địa
hiểu nhau hơn và đoàn kết lại, làm cho giai cấp công nhân ở phương Tây có hiểu
biết đầy đủ và chính xác về vấn đề thuộc địa xác định cách mạng giải phóng dân tộc

Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người đã chỉ ra một trong những
nguyên nhân “gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt
lập…Họ hồn tồn khơng biết những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi
nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ
lẫn nhau”. Vì vậy, Người đã kiến nghị với Ban phương Đơng Quốc tế Cộng sản về
những biện pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc phương Đông.
Theo Người “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau,
hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông
tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô
sản”. Mặt khác, Người đề nghị “Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp
xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật
sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới đảm bảo cho giai cấp công nhân quốc tế
giành được thắng lợi cuối cùng”. Do nhiều nguyên nhân, giai cấp cơng nhân ở
phương Tây lúc đó chưa có hiểu biết đầy đủ và chính xác về vấn đề thuộc địa. Một

- 14 -


số lãnh tụ cơ hội của Quốc tế II đã bênh vực chính sách của chủ nghĩa đế quốc.
Bécxtanh cho rằng các dân tộc thuộc địa cịn ở trình độ lạc hậu, nên việc chinh phục
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc là có tác dụng “khai hóa, truyền bá văn minh”, điều
này theo ông ta là phù hợp với mong muốn của giai cấp cơng nhân. Cauxky thì cho
rằng các dân tộc thuộc địa chưa đủ khả năng để đấu tranh tự giải phóng, cịn giai
cấp vơ sản thì chưa thể đấu tranh với giai cấp tư bản để xóa bỏ thuộc địa, những
người xã hội – dân chủ cần có thời gian tích lũy lực lượng để lên nắm chính quyền,
vì vậy nhân dân thuộc địa phải biết chờ đợi thời cơ ấy. Theo họ, nhiệm vụ của giai
cấp vô sản quốc tế là làm trong sạch sứ mạng khai hóa của chủ nghĩa tư bản ở thuộc
địa, để khơng cịn những hành động bạo ngược, tàn ác nữa. Lênin đã kiên quyết đấu
tranh chống lại quan điểm sai lầm này. Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ và phát triển
quan điểm của Lênin về khả năng to lớn và vai trị chiến lược của cách mạng giải

phóng dân tộc ở thuộc địa đối với thắng lợi của cách mạng vô sản: “…cách mạng ở
phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng
chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch”. “ Lênin là
người đầu tiên nhận thức rằng nếu khơng có sự tham gia của họ thì khơng thể có
cách mạng xã hội”. Sau khi phê phán các Đảng Cộng sản Tây Âu chưa làm gì để
giáo dục cho giai cấp cơng nhân nước mình về chủ nghĩa quốc tế chân chính đối với
lao động thuộc địa, chưa giúp họ hiểu rõ và quan tâm đến đến với thuộc địa,
Nguyễn Ái Quốc đã kiến nghị với Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp những
biện pháp cụ thể, với niềm hy vọng là tới Đại hội VI Quốc tế Cộng sản thì mặt trận
thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa sẽ trở thành sự thật. Cũng từ đó,
Người đã xác định chính xác đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách
mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con
đường cách mạng vơ sản. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, điều này chứng minh rằng trong thời đại đế quốc
chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vơ sản và đảng
của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi, trước hết là nơng dân và đồn kết
được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình
và ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là của phe xã hội chủ nghĩa
hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”.

- 15 -


Từ những cơ sở nhận thức đúng đắn, Người xác định rõ đường lối của cách
mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vơ sản.
Nội dung của đường lối đó bao gồm các nội dung:
Có sự lãnh đạo của giai cấp vơ sản và Đảng tiên phong của nó.
Biết dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi và đoàn kết được mọi tầng lớp
nhân dân - yêu nước trong một mặt trận thống nhất.
Có sự đồng tình ủng hộ của phong tào cách mạng thế giới.

Khi gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vơ sản thế giới, Hồ Chí
Minh vẫn nhấn mạnh mỗi dân tộc có một đặc điểm riêng của Phương Đơng và
Phương Tây, để trên cơ sở đó vạch ra chiến lược đấu tranh cho thích hợp. Đường lối
đó của Người đã được thực tiễn cách mạng ở một số nước thuộc địa và cách mạng
Việt Nam kiểm nghiệm hoàn toàn đúng.
1.3.2. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ
nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Để có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, Hồ Chí Minh yêu cầu các Đảng Cộng sản phải giáo dục chủ nghĩa yêu
nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp cơng nhân và nhân dân lao
động nước mình.Và Người luôn nhắc nhở nhân dân ta rằng: “Tinh thần yêu nước
chân chính khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một
bộ phận của tinh thần quốc tế”. Tinh thần vị quốc chân chính đối lập với tinh thần vị
quốc của bọn phản động cầm đầu các nước tư bản, đế quốc. Trong kháng chiến
chống Pháp, Mỹ chân chính với những người Pháp – Mỹ thực dân, đế quốc; những
người lao động yêu hòa bình cơng lý ở các nước tư bản, đế quốc với những người
Pháp – Mỹ hiếu chiến, xâm lược. Theo Người, u nước mình nhưng khơng làm
xâm hại đến lợi ích của nước khác, ngược lại còn phải quan tâm giúp đỡ các nước
khác. Đây chính là chủ nghĩa yêu nước chân chính. Cách mạng giải phóng các dân
tộc thuộc địa phải biết đoàn kết với những người lao động chân chính ở các nước đế
quốc. Người đấu tranh khơng mệt mỏi chống những biểu hiện của tư tưởng “sô
vanh”, “vị kỷ” nhằm củng cố tăng cường tính đồn kết hữu nghị giữa các dân tộc
trên thế giới.

- 16 -


Để kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã triệt để phát huy sức mạnh của chủ

nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, đồng thời Người đã nỗ lực khơng
mệt mỏi để củng cố và tăng cường tình đồn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các
dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hồ bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản
thế giới là sự kết hợp tinh hoa dân tộc với thời đại.
Sau khi đã giành được độc lập về chính trị, con đường tiến lên của các dân tộc
thuộc địa chỉ có thể là con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do đó, phải phát
triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân
tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vơ sản trong phạm vi tồn thế giới;
cách mạng giải phóng dân tộc phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới
giành được thắng lợi hồn tồn”, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho các
dân tộc được tự do, độc lập thật sự. Do đó, một nội dung mới của kết hợp lòng yêu
nước với tinh thần quốc tế là phải phát triển chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa,
kết hợp lòng yêu nước với lòng yêu chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cách mạng Việt
Nam, của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là thắng lợi của ngọn cờ
độc lập dân tộc kết hợp với chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước vốn
là sức mạnh vô địch để chiến thắng ngoại xâm. Nhờ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
yêu nước truyền thống có thêm sức mạnh mới là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Chính nhờ có chủ nghĩa xã hội chúng ta đã huy động được sức mạnh của các trào
lưu cách mạng của thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến
thắng được những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đánh giá cao vai trò và tác dụng to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa
trong việc ủng hộ và giúp đỡ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt
Nam, vì vậy Người ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Người cho
rằng, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa địi hỏi chúng ta khơng chỉ quan tâm đến lợi
ích của nước mình mà cịn phải quan tâm bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng xã hội
chủ nghĩa thế giới. Chăm lo bảo vệ sự đoàn kết thống nhất giữa các nước xã hội chủ
nghĩa, giữa các Đảng Cộng sản anh em là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng


- 17 -


đầu. Phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các tệ nạn
xã hội, nhất là tệ tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, phải
kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, phải biết lắng nghe những ý nguyện
chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, làm
cho lòng dân được yên. Phải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội,
đặc biệt coi trọng việc xây dựng mặt trận, đổi mới, hồn thiện chính sách dân tộc,
chính sách tơn giáo, chính sách đối với cơng nhân, với nơng dân, với trí thức, chính
sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi, chính sách đối với các thành
phần kinh tế, tập hợp đến mức rộng rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong điều kiện thực hiện chính sách
mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trong xu
thế khu vực hóa, tồn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, địi hỏi phải củng cố sựu
đồn kết với phong trào cách mạng các nước, đồng thời phải nắm vững phương
châm ngoại dao mềm dẻo, có nguyên tắc nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối
ngoại hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là: Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin
cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hịa bình, hợp tác và phát triển.
Từ đó chúng ta có thể hiểu được rằng, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa quốc tế vơ sản theo tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải đấu tranh chống lại
mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa sô vanh và mọi thứ chủ nghĩa
cơ hội khác. Chúng ta không chỉ chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà
cịn vì độc lập, tự do của các nước khác, khơng chỉ bảo vệ lợi ích sống cịn của dân
tộc mình mà cịn vì những mục tiêu cao cả của thời đại: hịa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ, chủ nghĩa xã hội.
1.3.3. Đoàn kết dân tộc kết hợp với đồn kết quốc tế
Để có thể giành được thắng lợi trong các cuộc đấu tranh thì tinh thần đồn kết
giữ một vai trị vơ cùng quan trọng. Ngay từ rất sớm Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhận thức được rằng: tập hợp lực lượng cho bất kỳ một cuộc cách mạng giải

phóng dân tộc nào cũng có hai bình diện: quốc gia và quốc tế. Nếu tranh thủ được
sự ủng hộ, liên hiệp hành động của các lực lượng quốc tế, thì sức mạnh dân tộc sẽ
được tăng lên gấp bội. Do vậy, song song với chủ trương tập hợp sức mạnh dân tộc,
Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết quan tâm tới mặt trận quốc tế tập hợp lực

- 18 -


lượng, tranh thủ mở rộng đoàn kết và ủng hộ quốc tế cho sự nghiệp đấu tranh của
nhân dân Việt Nam. Nếu đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của dân
tộc thì đồn kết quốc tế làm tăng thêm sức mạnh cho các dân tộc.
Hồ Chí Minh đã từng nói về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới: “Cách mạng An Nam cũng là một bộ phận trong cách mạng thế giới.
Ai làm cách mạng thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. Người luôn nhận
thức và thực hiện sự kết hợp chặt chẽ phong trào cách mạng trong nước và phong
trào cách mạng và lực lượng tiến bộ trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại.
Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và chỉ có
thể giành được thắng lợi hồn tồn khi có sự đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách
mạng thế giới. Đề cập đến vấn đề đồn kết thì trước tiên Người nói về đồn kết dân
tộc. Theo Hồ Chí Minh lực lượng đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Đoàn kết dân tộc phải dự vào những nguyên tắc:
- Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao
của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người
- Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân
- Đại đồn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi,
lâu dài, bền vững
- Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê
bình vì sự thống nhất bền vững
- Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đồn kết quốc tế; chủ nghĩa u nước

chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân
Đoàn kế t trong Đảng là cơ sở để đoàn kế t toàn dân tô ̣c và đoàn kết toàn dân tộc
sẽ là cơ sở để thực hiện đa ̣i đoàn kết quốc tế. “Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một
sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân
tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công
nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”. Vì vậy,
cùng với việc thực hiện đồn kết dân tộc thì thực hiện đại đoàn kết quốc tế nhằm kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách
mạng. Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt

- 19 -


thời kỳ tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu
rộng cho các dân tộc, làm cho cận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận
mệnh chung của cả lồi người. Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng phải lấy tồn
bộ thực tiễn của mình để chứng minh: chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào
tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.
Các lực lượng cần đoàn kết:
- Phong trào cộng sản và cơng nhân thế giới: Sự đồn kết giữa giai cấp vô sản
quốc tế là một đảm bảo vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Điều này
được Hồ Chí Minh thể hiện trong lời phát biểu của mình tại Đại hội Tua Tháng
12/1920: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả
phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: các đồng chí hãy cứu chúng tơi”.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của
nhân loại, chúng có âm mưu chia rẽ dân tộc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét
dân tộc, chủng tộc…nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa. Vì lẽ đó, Người đã kiến nghị Ban phương Đơng Quốc tế Cộng
sản về những biện pháp nhằm: “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn
cách biệt nhau hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh

Phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong cái cánh của cách mạng
vô sản”.
- Các lực lượng tiến bộ, những người u chuộng hịa bình dân chủ, tự do và
cơng lý: Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đồn kết. Trong q trình đó,
đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục đích bảo vệ hịa bình, tự do,
cơng lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ
trên thế giới, từ đó Hồ Chí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ, tạo
những tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và
từng con người trên hành tinh, tích cực đấu tranh vì sự tiến bộ và phát triển của loài
người.
Đoàn kết quốc tế phải dựa trên những nguyên tắc
- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích có lý, có tình
- Đồn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.

- 20 -


- Đi từ đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc tế, đoàn kết dân tộc là cơ sở cho
đoàn kết quốc tế.
Với tầm quan trọng như vậy thì việc thực hiện đồn kết dân tơc với đồn kết
quốc tế hết sức cần thiết. Từ những năm 20 của thế kỷ XX là thời gian Hồ Chí Minh
thể hiện rõ quan điểm liên minh quốc tế các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc chống
chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới. Từ "Hội liên hiệp thuộc địa" và xuất bản tờ
"Người cùng khổ" (Le Paria) đến hàng loạt bài nói, bài viết về chủ đề này tại rất
nhiều diễn đàn mà Người có điều kiện tham dự đã nói lên điều đó. Tồn bộ những
nhận thức và hoạt động của Hồ Chí Minh từ những năm 20 của thế kỷ trước đã làm
nên một Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn của tình đồn kết quốc tế, trong sáng,
trung thực và rộng rãi.
Độc lập dân tộc là điểm xuất phát và cũng chính là mục tiêu chủ yếu trong mọi
hoạt động quốc tế của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Coi cách mạng Việt Nam là một bộ

phận của cách mạng thế giới, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng
vô sản trên thế giới, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự cần thiết phải giành được sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam và khả năng đóng góp của
cách mạng Việt Nam vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân loại. Chính vì đã
biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó
khăn, đưa giai cấp cơng nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay.
Trong nội dung cuối cùng của Sách lược vắn tắt năm 1930, Đảng ta đã khẳng
định: "Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu Nước An Nam độc lập, phải đồng
tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản thế giới, nhất là
giai cấp vô sản Pháp" .
Với đường lối liên minh quốc tế đúng đắn, Đảng ta từ khi ra đời đã vượt lên tất
cả các đảng phái khác về tầm nhận thức rộng lớn, cũng như khả năng động viên
được trong thực tiễn lực lượng của đông đảo anh em, bầu bạn thế giới ủng hộ sự
nghiệp chính nghĩa của dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy sức mạnh quốc tế là
ở phong trào đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp cơng nhân thế
giới. Vì thế, Người đã chủ trương nối liền mối liên kết giữa nhân dân Đông Dương
thuộc địa với người lao động và giới tiến bộ của nước Pháp. Đường lối ấy sau này

- 21 -


×