Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Khảo sát đặc tính và chủng loại của các vật liệu nội thất tại công ty TNHH nội thất fami

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH VÀ CHỦNG LOẠI CỦA CÁC
VẬT LIỆU NỘI THẤT TẠI CÔNG TY THNN NỘI
THẤT FAMI
Ngành

: Chế biến Lâm sản

Mã số

: 7549001

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Tất Thắng

Sinh viên thực hiện

: Lê Tiến Anh

Lớp

: K61 - CBLS

Khóa học

: 2016 - 2020



Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá lại những kiến thức đã thu nhận được sau 4 năm học, cũng
như thực hiện theo phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với
thực tế sản xuất. Được sự đồng ý của Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất, thầy
giáo hướng dẫn em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đặc tính và chủng
loại của các vật liệu nội thất tại Công ty THNN nội thất FAMI”
Sau một thời gian thực tập khẩn trương, nghiêm túc với sự giúp đỡ nhiệt
tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy cơ giáo Bộ môn trong viện Công nghiệp
gỗ và Nội thất đến nay khóa luận đã được hồn thành.
Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Viện Công
nghiệp gỗ và Nội Thất, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn
TS Nguyễn Tất Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt q trình thực tập và
hồn thành bài khóa luận này.
Do kiến thức chun mơn cịn hạn chế, kinh nghiệm bản thân cịn non
kém nên khơng tránh khỏi những thiếu sót trong việc hồn thành khóa luận.
Kính mong được sự góp ý chân thành từ thầy cơ và bạn bè để bản khóa luận
được hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 05tháng 05 năm 2020
Sinh Viên

Lê Tiến Anh

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5
2.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 5
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 5
2.2 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 5
2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG BỘ VẬT LIỆU PHỔ BIẾN SỬ DỤNG
TRONG SẢN XUẤT ĐỒ NỘI THẤT ............................................................... 6
3.1. Bộ vật liệu gỗ ................................................................................................. 6
3.1.1. Gỗ tự nhiên .............................................................................................. 6
3.1.2. Gỗ rừng trồng........................................................................................ 14
3.2. Bộ vật liệu ván nhân tạo phổ biến ................................................................ 16
3.2.1. Ván dán ..................................................................................................... 16
3.2.2. Ván dăm..................................................................................................... 19
3.2.3. Ván sợi ....................................................................................................... 22
3.2.4. Ván ghép thanh.......................................................................................... 26
3.2.5. Ván gỗ nhựa .............................................................................................. 29
3.3. Bộ sưu tập vật liệu phủ mặt .......................................................................... 32
3.3.1. Melamine ................................................................................................... 32
3.3.2. Laminate .................................................................................................... 39
3.3.3. Acrylic ....................................................................................................... 44
3.3.4 Veneer........................................................................................................ 47
3.4. Bộ vật liệu tre ............................................................................................... 51
3.4.1. Định nghĩa, đặc điểm, của các loại vật liệu tre ........................................ 51
3.4.2. Bộ sưu tập các loại vật liệu tre phổ biến hiện nay.................................... 52
3.4.3. Ứng dụng của tre sản xuất đồ nội thất...................................................... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO
ii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1:Gỗ óc chó, sồi trắng, sồi đỏ.................................................................. 10
Hình 3.2:Một số loại gỗ thịt phổ biến trong thiết kế nội thất.............................. 10
Hình 3.3:Một số ứng dụng của gỗ Ĩc chó .......................................................... 11
Hình 3.4:Một số ứng dụng của gỗ Sồi đỏ ........................................................... 11
Hình 3.5: Gỗ Tần bì thành phầm đã sấy khơ ...................................................... 12
Hình 3.6:Một số ứng dụng của gỗ Tần bì sấy ..................................................... 12
Hình 3.7:Ảnh các cơng trình làm từ gỗ tần bì ..................................................... 13
Hình 3.8:Ứng dụng của gỗ Teak ......................................................................... 14
Hình3.9:Ảnh gỗ thơng xẻ hộp và bàn ghế làm từ gỗ thơng ................................ 15
Hình3.10:Ảnh gỗ cao su và bàn ghế là từ gỗ cao su .......................................... 16
Hình 3.11:Ván dán phủ veneer và ván dán chưa phủ mặt .................................. 19
Hình3.12:Ảnh ván dăm chống ẩm và ván dăm thường ...................................... 21
Hình 3.13:Ván dăm chưa phủ mặt ...................................................................... 22
Hình 3.14:ván dăm phủ melamine ...................................................................... 22
Hình 3.15:MDF chống ẩm và gỗ MDF thường .................................................. 24
Hình 3.16:Một số mã ván MDF phủ laminate .................................................... 25
Hình 3.17:Ảnh gỗ chống ẩm MDF chống ẩm và một số màu của gỗ ................ 25
Hình 3.18: ảnh về gỗ HDF và HDF black........................................................... 26
Hình 3.19:Gỗ ghép thanh mặt AA,AB, BC ........................................................ 29
Hình 3.20:Một số màu Melamine đơn sắc .......................................................... 34
Hình 3.21: Ảnh về một số màu vân gỗ của bề mặt melamine ............................ 35
Hình 3.22:Một số hình ảnh về các bộ sưu tập màu sắc của mặt melamine ........ 36
Hình 3.23:Một số hình ảnh vật liệu melamine được dùng để làm tủ quần áo ... 37
Hình 3.24:Một số các hình ảnh mặt melamine được dùng trong phịng bếp ...... 38
Hình 3.25:Ảnh các mã màu của bộ sưu tập Catania Laminates ......................... 41

Hinh 3.26:Một số màu sắc trong bộ sưa tập bộ sưu tập Laminate...................... 42

iii


Hinh 3.27: Một số hình ảnh ứng dụng của mặt laminate trong sản xuất nội thất
............................................................................................................................. 43
Hình 3.28:Một số màu của mặt acrylic ............................................................... 46
Hình 3.29: Ảnh nội thật tủ bếp sử dụng vật liệu acrylic ..................................... 47
Hình 3.30:veneer mặt tần bì ................................................................................ 50
Hình 3.31: veneer mặt xoan đồn ....................................................................... 50
Hình 3.32:Mặt veneer từ gỗ óc chó ..................................................................... 50
Hình 3.33:Mặt veneer từ gỗ sồi........................................................................... 51
Hình 3.34: ảnh bàn ghế làm từ gỗ ghép thanh phủ mặt veneer .......................... 51
Hình 3.35:Ván sàn được làm từ tre ..................................................................... 52
Hình 3.36:Một số cơng trình nội thất bằng tre theo phong cách hiện đại........... 53
Hình 3.37: Bàn ghế làm từ gỗ tre ........................................................................ 55

iv


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội đời sống con người ngày
càng được cải thiện và cùng với nó là các tiêu chuẩn về trang trí đối với ngơi nhà
sống nơi làm việc cũng như các nhu cầu về công tác vui chơi ngày càng được
nâng cao trang trí nội thất. Việc lựa chọn được vật liệu phù hợp là một trong
những yếu tố quan trọng hàng đầu vì vậy các nhà khoa học sản xuất luôn quan
tâm đến các vật liệu dùng để trang trí nội thất.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại vật liệu gỗ phổ biến dùng làm đồ nội
thất đó là vật liệu gỗ tự nhiên và vật liệu gỗ cơng nghiệp. Cả 2 loại này đều có

thể đáp ứng được mục đích sử dụng của người tiêu dùng ở mọi điều kiện tài
chính. Vật liệu gỗ tự nhiên có giá thành khá cao so với các loại vật liệu khác
được dùng trong nội thất nhà ở, với ưu điểm về độ bền cao,vân gỗ sang trọng
đẹp tự nhiên… thích hợp với những gia đình khá giả. Nhưng ngược lại đối với
vật liệu gỗ cơng nghiệp lại có một thế mạnh khác đó là sự đa dạng về màu sắc,
giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên…Điều này giúp sự lựa chọn nội thất cho
ngôi nhà của mọi gia đình sẽ đa dạng và phong phú hơn,hợp với nguồn tài chính
của hầu hết mọi gia đình.
Khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt và khan hiếm, gỗ rừng trồng
mọc nhanh đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nhưng có nhiều yếu điểm về độ bền so
với gỗ rừng tự nhiên và thường có tính thẩm mỹ khơng cao, màu sắc vân thớ
không được đẹp. Nhưng nhu cầu sử dụng gỗ cho sản xuất và chế biến gỗ ngày
càng cao. Với nhiều ưu điểm hơn hẳn các loại vật liệu khác như: tính cách âm,
cách nhiệt, bền, đẹp… thì gỗ đang chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống
của con người, việc sử dụng gỗ rừng trồng thay thế gỗ tự nhiên là tất yếu. Do
vậy mà công nghệ sản xuất ván nhân tạo đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ
trong một vài năm trở lại đây, khi ván nhân tạo được đưa ra thị trường với số
lượng lớn và đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người cũng như góp
phần vào cơng việc sử dụng và tận dụng gỗ một cách hiệu quả nhất, tránh lãng
phí nguồn tài nguyên quý giá.
1


Do vậy để lựa chọn loại vật liệu nội thất phù hợp với từng sản phẩm nội
thất cũng như phù hợp với công năng sử dụng là vấn đề đang được nhiều người
quan tâm.
Được sự nhất trí của Viện Cơng nghiệp gỗ và Nội thất, thầy giáo hướng
dẫn TS Nguyễn Tất Thắng, em đã tiến hành thực hiện đề tài“Khảo sát đặc tính
và chủng loại của các vật liệu nội thất tại Công ty THNN nội thất FAMI”


2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sử dụng vật liệu nội thất đã có hàng nghìn năm lịch sử trong các cơng
trình kiến trúc cổ đã xuất hiện nhiều những vật liệu nội thất của Trung Quốc, các
nước Châu âu. Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng những vật liệu từ thiên
nhiên như đá, gỗ,da động vật,… Tuy nhiên dân số không ngừng tăng nhanh và
sự hạn chế về những nguồn tài nguyên này đã hạn chế rất nhiều trong việc sử
dụng các vật liệu từ thiên.Cùng với sự tiến bộ của văn minh nhân loại, nhờ vào
sự phát triển của khoa học kĩ thuật con người đã tạo ra nhiều vật liệu nhân tạo có
vẻ đẹp không thua kém những vật liệu tự nhiên. Nhưng vật liệu nhân tạo này
được sử dụng rộng rãi trong các cơng trình kiến trúc.Mỗi loại vật liệu đều có ưu
nhược điểm riêng vật liệu tự nhiên có tính năng trang sức tốt, ít gây ơ nhiễm mơi
trường nhưng lại hạn chế về số lượng, gia công vận chuyển,giá thành cao. Vật
liệu nhân tạo của có tính năng tốt.Tuy nhiên gây ơ nhiễm mơi trường hình và
chất lượng chưa thể nào so sánh được với vật liệu tự nhiên. Hơn thế nữa ở nước
ta có khí hậu nóng và ẩm là chủ yếu các loại vật liệu nội thất có khả năng chống
ẩm chống cháy chống vi sinh vật kém rất nhanh hỏng. Vì vậy các nhà khoa học
đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu để đưa ra các loại vật liệu đáp ứng về yêu
cầu trang trí đẹp, giá cả phải chăng có khả năng chống chịu mơi trường…
Trong những năm trở lại đây, có nhiều nghiên cứu trong nước về vật liệu
nội thất điển hình năm (2004) tác giả NGND. Gs. Ts Phạm Văn Chương đã
nghiên cứu và xuất bản giáo trình “Cơng nghệ sản xuất ván nhân tạo”, giáo trình
đã đề cập đến cách tạo ra ván nhân tạo và bản chất của ván nhân tạo, qua đó
chúng ta có thể hiểu và lựa chọn các loại ván phù hợp cho đồ nội thất; Năm
(2011) Gs. Ts Trần Văn Chứ và Ts Nguyễn Thị Hương Giang đã nghiên cứu và
xuất bản “Giáo trình về vật liệu nội thất” Giáo trình đã trình bày khái quát về
tổng quan của vật liệu nội thất. Năm (2014) Ths. Phạm Thị Ánh Hồng đã nghiên
cứu xây dựng cơ sở dữ liệu của một số loại ván trang trí sử dụng trong trang sức

ván nhân tạo.

3


Võ thị Hồng (2008) đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát, đánh giá
một số vật liệu nội thất cơ bản từ gỗ và sản phẩm từ gỗ trên thị trường”; Nguyễn
Thị Nhung (2008) đã thực hiện nghiên cứu “Tìm hiểu và đánh giá khả sử dụng
vật liệu tre, trúc trong nội và ngoại thất”; Nguyễn Văn Duy (2011) đã nghiên
cứu “Đánh giá khả năng sử dụng vật liệu thạch cao trong thiết kế nội thất”; Trần
Văn Hoan (2011) đã nghiên cứu“Tìm hiểu và đánh giá khả năng sử dụng vật liệu
đá trong thiết kế nội thất”; Lê Thị Thúy An (2011) đã nghiên cứu “Đánh giá ván
nhân tạo (gỗ cơng nghiệp) sử dụng trong phịng bếp”.
Các nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của vật liệu nội thất trong thiết
kế sản phẩm nội thất. Do vậy, cần thiết phải tăng cường các nghiên về vật liệu
nội thất để góp phần thúc đấy ngành thiết kế đồ nội thất nói riêng và ngành cơng
nghệ chế biến gỗ nói chung.

4


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại vật liệu phổ biến trong sản xuất đồ gỗ
nội thất tại công tyFami và một số công ty sản xuất nội thất ở Hà nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vật liệu gỗ, ván nhân tạo, vật liệu
tre,trong sản xuất đồ nội thất tại Công tyFami và một số xưởng sản xuất nội thất
ở Hà nội.
2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng được bộ sưu tập đặc tính và chủng loại vật liệu sử dụng phổ
biến trong sản xuất đồ nội thất tại công ty nội thất Fami
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu, khảo sát đặc tính và xây dựng bộ sưu tập chủng loại vật liệu
gỗ phổ biến trong sản xuất đồ nội thất tại công ty nội thất Fami ;
- Tìm hiểu, khảo sát đặc tính và xây dựng bộ sưu tập chủng loại vật liệu
ván nhân tạo phổ biến trong sản xuất đồ nội thất tại công ty nội thất Fami;
- Tìm hiểu, khảo sát đặc tính và xây dựng bộ sưu tập chủng loại vật liệu
tre và sản phẩm tre phổ biến trong sản xuất đồ nội thất tại công ty nội thất Fami ;
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa cơ sở lý luận về trang sức sản phẩm gỗ
có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra hiện trường: Điều tra khảo sát các số liệu liên quan
vấn đề nghiên cứu tại Công ty;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của chuyên gia,
cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu.

5


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG BỘ VẬT LIỆU PHỔ BIẾN SỬ DỤNG
TRONG SẢN XUẤT ĐỒ NỘI THẤT
3.1. Bộ vật liệu gỗ
3.1.1. Gỗ tự nhiên
3.1.1.1. Định nghĩa, đặc điểm và ưu nhược điểm của gỗ tự nhiên
1. Định nghĩa
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được lấy từ cây gỗ trong những khu vực rừng trồng
hoặc rừng nguyên sinh. Gỗ tự nhiên được khai thác trực tiếp từ những khu rừng
trồng cây lấy gỗ hay cây lấy tinh dầu, nhựa hoặc lấy quả có đặc điểm thân cứng,
chắc.

2. Đặc điểm của gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên mang những đặc tính chủ yếu sau:
– Tính chất dẻo dai cao: do liên kết bên trong gỗ rất chắc chắn nên độ dẻo
dai của gỗ tự nhiên ở mức cao, khả năng chịu lực tác động ở mức tốt.
– Tính chất giãn nở: gỗ tự nhiên có một tính chất đặc trưng đó là độ giản nở
do sự thay đổi về thời tiết. Vì vậy, khi sử dụng gỗ tự nhiên làm nội thất những
người thợ thường sử dụng giải pháp cánh soi, cánh phẳng chỉ, cánh xẻ rãnh hay
cánh nan chớp, cánh đục lỗ,… để tạo những khe hở cho gỗ “thở”. Như vậy sẽ
giúp cho đồ nội thất có độ bền cao hơn.
– Tính liên kết chắc chắn: như đã nói ở trên, liên kết trong gỗ tự nhiên cực
kì chắc chắn.
– Đường vân đẹp, đa dạng và màu sắc ấm cúng: mỗi loại gỗ tự nhiên lại
mang một màu sắc và đường vân gỗ riêng tùy ào từng khu vực địa lý sinh
trưởng và phát triển.
1. Ưu điểm của gỗ tự nhiên
+ Thân thiện với mơi trường: Gỗ sinh trưởng hồn tồn trong tự nhiên, từ
lúc thu hoạch gỗ và đưa vào quy trình chế biến cũng rất đơn giản khơng cầu kì
như gỗ công nghiệp nên sẽ giúp giảm lượng chất thải ngành cơng nghiệp gỗ gây
ra. Gỗ tự nhiên cịn là một chất cách nhiệt và giữ ấm tuyệt vời nên nó sẽ góp
phần làm mát căn nhà của bạn vào mùa hè và giữ ấm nó vào mùa đơng.
6


+ Tốt cho sức khỏe: Gỗ tự nhiên được thu hoạch, sản xuất và cắt xẻ trực
tiếp từ các thân cây gỗ tự nhiên với nguồn gốc thực vật nên rất thân thiện với
người dùng. Việc không hề sử dụng bất kì loại hóa chất nào trong q trình sản
xuất gỗ thành phẩm nên gỗ sẽ giữ nguyên được màu sắc tự nhiên và đặc biệt an
toàn đối với sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.+ Giá trị thẩm mỹ
cao: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên, độc đáo nhờ những đường vân ấn tượng
và màu sắc vô cùng phong phú. Đặc biệt những đường vân gỗ là nét đặc trưng

của mỗi loại gỗ mà không có hai loại gỗ có vân giống nhau. Từ đó tạo nên nét
đẹp đặc trưng riêng biệt cho mỗi sản phẩm.
+ Độ bền với thời gian tốt: Gỗ tự nhiên có kết cấu vững chắc cùng khả
năng chịu va đập tốt nên có độ bền cao hơn so với các vật liệu khác. Đặc biệt
một số loại gỗ quý như giáng hương, cẩm lai, gụ….cịn có thể tăng giá trị của gỗ
theo thời gian sử dụng.
+ Khả năng chịu nước tốt: Gỗ tự nhiên được trải qua quá trình tẩm sấy
nghiêm ngặt cùng với các liên kết bên trong gỗ rất chắc chắn. Đồng thời việc
sơn bả không bị hở mộng nên gỗ tự nhiên rất bền với nước và khi tiếp xúc nước
khó bị ngấm vào phần lõi gỗ bên trong.
+ Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế: Nếu như các loại gỗ công
nghiệp chỉ phù hợp với phong cách hiện đại thì gỗ tự nhiên lại đáp ứng được tất
cả các phong cách khác nhau nhờ vẻ đẹp ấm cúng và sang trọng. Gỗ tự nhiên có
những hoa văn, họa tiết, vân gỗ đẹp tạo tính thẩm mỹ cao phù hợp với nhiều
phong cách thiết kế khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại.
+ Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp ấm cúng, mộc mạc: Nhờ vào đường vân gỗ
độc đáo và màu sắc tự nhiên bắt mắt gỗ sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên luôn
mang lại nét đẹp sang trọng và ấn tượng cho không gian.
+ Độ chắc chắn cao: Đồ nội thất được làm từ khối gỗ tự nhiên trải qua q
trình cắt, xẻ, tẩm, sấy….để sử dụng nên chúng có độ bền chắc và chịu lực rất tốt.
+ Dễ tạo hình: Gỗ tự nhiên có độ dẻo dai cao và liên kết với nhau rất chặt
chẽ nên chúng có thể chịu được va đập và rất dễ uốn nắn trong việc tạo hình.
7


Qua bàn tay khéo léo của người thợ sẽ tạo nên những sản phẩm nội thất tinh tế
và có giá trị thẩm mỹ cao.
4. Nhược điểm của gỗ tự nhiên
- Giá thành cao: Hiện nay, do việc khai thác quá mức khiến cho nguồn gỗ
tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm, phần lớn gỗ tự nhiên ở nước ta đều là gỗ

nhập khẩu nên giá thành thường cao hơn rất nhiều so với gỗ công nghiệp. Cùng
với đặc điểm rắn, chắc, cứng nên chi phí gia cơng và chế tác các món đồ nội thất
gỗ tự nhiên khá cao do phải làm thủ cơng nhiều.
- Có thể bị ảnh hưởng bởi những sinh vật gây hại: Bởi gỗ có chứa nước và
chất dinh dưỡng cho dù chặt đi nhưng các chất này vẫn cịn tồn tại. Nếu q
trình xử lý gỗ không đạt tiêu chuẩn gỗ sẽ dễ bị co ngót, cong và mối hay những
sinh vật chuyên ăn gỗ sẽ tấn công đồ nội thất của bạn.
Tuy nhiên cũng có thể đơi khi vấn đề khơng nằm ở gỗ mà do những người
thợ khơng có tay nghề cao và môi trường sản xuất thiếu chuyên nghiệp khiến
cho các sản phẩm làm ra có chất lượng khơng được tốt như bạn mong muốn.
- Không thể sản xuất hàng loạt: Như bạn biết nguồn gỗ tự nhiên đang trở
nên khan hiếm, thời gian để một cây gỗ sinh trưởng cũng rất lâu để có thể thu
hoạch bởi vậy nguyên liệu ít. Thêm vào đó, số thợ lành nghề làm gỗ thủ cơng
cũng càng ngày càng ít nên khơng thể sản xuất được đồ nội thất nhiều trong thời
gian ngắn như gỗ công nghiệp.
3.1.1.2. Ứng dụng của các loại gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ nội thất
Từ xa xưa gỗ tự nhiên đã được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất đồ nội
thất như
1. Làm cửa
Cửa gỗ tự nhiên luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của gia chủ
khi thiết kế căn hộ bởi những ưu điểm nổi bật như sự chắc chắn, khả năng cách
âm và bền đẹp theo thời thời gian. Ngoài ra, cửa gỗ tự nhiên cịn có mang tới
cho khơng gian của bạn sự sang trọng, đẹp mắt, cầu kỳ trong thiết kế bởi những

8


nét chạm trổ tinh xảo, đem lại điểm nhấn cho ngơi nhà… phù hợp với tính cách
cầu kỳ của gia chủ.
2. Làm tường, vách ngăn

Gỗ là một lựa chọn hoàn hảo để làm các vách ngăn bởi chúng tạo nên một
không gian sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà của bạn. Thiết kế vách ngăn gỗ
thay thế những bức tường gị bó, trật trội giúp tiết kiệm khơng gian một cách tối
đa, giúp thể hiện đẳng cấp của gia chủ và tạo điểm nhấn đặc biệt cho không gian
của bạn.
3. Làm bàn ghế, tủ, kệ,...
Những đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên ln mang trong mình một vẻ cổ
kính và cuốn hút rất riêng. Tùy thuộc vào khơng gian và màu sắc của gỗ mà đồ
nội thất sẽ nổi bật theo một cách đặc biệt của nó. Thiết kế các món đồ nội thất
bằng chất liệu gỗ tự nhiên sẽ mang tới sự ấm áp, gần gũi và giúp bảo vệ sức
khỏe gia đình nhỏ của bạn. Những đường vân gỗ và màu gỗ đẹp sẽ dễ dàng tạo
điểm nhấn, làm cho không gian trở nên sang trọng hơn bao giờ hết.
Một trong những món đồ nội thất chúng ta cần ưu tiên chính là bộ bàn
ghế, bởi bàn ghế được đặt trong phịng khách của gia đình, đây là nơi tạo ấn
tượng đầu tiên cho mỗi khi khách khi bước vào căn nhà của bạn. Lựa chọn một
bộ bàn ghế gỗ tự nhiên sẽ mang tới sự sang trọng, tính thẩm mỹ và thể hiện
được đẳng cấp của gia chủ.
Kệ, tủ gỗ tự nhiên được các gia chủ đặc biệt ưa thích bởi sự chắc chắn,
đảm bảo yếu tố chất lượng cũng như thẩm mỹ cho không gian. Gỗ tự nhiên có
khả năng chịu được nhiệt, khả năng chống mối mọt cũng như khả năng kháng
ẩm tốt trong điều kiện khí hậu của Việt Nam.
4. Làm giường
Một ứng dụng không thể không kể đến của gỗ tự nhiên chính là làm
giường, bởi một chiết giường ngủ chắc chắn sẽ mang lại cho gia chủ những giấc
ngủ thật ngon sau ngày làm việc vất vả. Gỗ tự nhiên có thể đáp ứng đa dạng các
loại giường từ giường trệt đến giường cao, giường kiểu Nhật, kiểu Hàn,… tùy
9


theo nhu cầu sử dụng tạo nên một không gian nghỉ ngơi mang tính thẩm mỹ cao

thể hiện được tính cách riêng của gia chủ.
3.1.1.3. Bộ sưu tập các loại gỗ tự nhiên phổ biến hiện nay

Hình 3.1:Gỗ óc chó, sồi trắng, sồi đỏ

Hiện nay sản phẩm đồ gỗ nội thất thường dùng các loại phổ biến sau:
Xoan Đào, Sồi Trắng, Thơng, Cherry, Da Báo, Lim Nam mỹ, Ĩc chó, Gõ,
Beech.

Hình 3.2:Một số loại gỗ thịt phổ biến trong thiết kế nội thất

10




Gỗ óc chó là loại gỗ nổi tiếng và sang trọng nhất trong các loại gỗ

cứng của Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, gỗ óc chó ngày càng được biết
đến ở nhiều nước trên thế giới, trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho đồ gỗ nội
thất cao cấp ở Trung Quốc, Việt Nam, Trung Đông,…
Ứng dụng trong thiết kế là: Đồ gỗ nội thật, tủ, ốp trang trí trần tường, tiện
bình,...

Hình 3.3:Một số ứng dụng của gỗ Ĩc chó

 Gỗ sồi đỏ:Ứng dụng trong thiết kế làmTủ bếp, bàn ghế, ván sàn.

Hình 3.4:Một số ứng dụng của gỗ Sồi đỏ


11


 Gỗ Tần bì:Gỗ Tần bì cịn gọi là Ash, một loại gỗ tự nhiên nhập khẩu
chủ yếu từ Bắc Mỹ và Đơng Âu. Gỗ Tần bì có vân gỗ rất đẹp, mặt gỗ thô đều,
thịt gỗ chắc, màu nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, sơn PU
màu rất đẹp. Với chất gỗ sáng màu, Tần bì cho vân hiện nét và bắt màu phun, dễ
thi công lên sản phẩm.
+ Ứng dụng của gỗ tần bì chưa xử lý nhiệt:Thường làm bàn ghế ăn, tủ bếp

Hình 3.5: Gỗ Tần bì thành phầm đã sấy khơ

Hình 3.6:Một số ứng dụng của gỗ Tần bì sấy

+ Gỗ tần bì xử lý nhiệt: Dùng làm ván sàn, và bàn ghế ngoài trời

12


Hình 3.7:Ảnh các cơng trình làm từ gỗ tần bì



Gỗ Teak:Gỗ Teak có vân rất đẹp, thớ to nhưng mịn, ít cong vênh, nứt

nẻ, không bị mối mọt, nấm mộc phá hoại. Ngoài ra, Teak lại dẻo, dễ uốn cong,
chịu lực cao nên dùng đóng sản phẩm gỗ cao cấp. Đảm bảo cung cấp cho khách
hàng sản phẩm bàn ghế, giường, ván sàn ngoài trời chất lượng cao, bền,đẹp, đáp
ứng được sự thay đổi nắng mưa của thời tiết.Gỗ Teak được sản xuất cho tất cả


13


các mặt hàng thiết yếu như: Bàn, ghế, giường, tủ, cầu thang, kê bếp, sàn gỗ và
các đồ nội ngoại thất khác,…!

Hình 3.8:Ứng dụng của gỗ Teak

3.1.2. Gỗ rừng trồng
3.1.2.1. Định nghĩa, đặc điểm và ưu nhược điểm của gỗ rừng trồng
1. Định nghĩa về gỗ rừng trồng
Gỗ rừng trồng là những loại gỗ được khai thác ở những cánh rừng do con
người trồng trên những vùng đất trống hoặc rừng tự nhiên đã khai thác
2. Đặc điểm của gỗ rừng trồng la
-Gỗ rừng trồng là nhưng loại cây Dễ trồng, thích nghi với các loại đất
nghèo chất dinh dưỡng, ở những nơi thời tiết khắc nghiệt.
- Gỗ rừng trồng đa số là những loại cây ngắn ngày .
- Chất lượng gỗ rừng trồng thường ở mức trung bình
3. Ưu nhược điểm của gỗ rừng trồng
14


Ưu điểm
-Được trồng đại trà nên là nguồn nguyên liệu và chất lượng tương đối ổn
định, độ cong vênh thấp so với các loại gỗ tạp khác, độ bền cơ học dẻo dai, thích
nghi với thời tiết khắc nghiệt
- Do sinh trưởng trong thời gian ngắn ngày nên nhanh cho được lấy gỗ
- Do là gỗ trông nên về giá thành của gỗ thấp hơn so với gỗ tự nhiên
- Gỗ rừng trồng do là gỗ tự nhiên nên mang đầy đủ những ưu điểm của gỗ
tự nhiên

Nhược điểm
Gỗ rừng trồng thường có chất lượng khơng cao
3.1.2.2. Ứng dụng của các loại gỗ rừng trồng trong sản xuất đồ nội thất
Ứng dụng lớn nhất của gỗ rừng trồng trong sản xuất đồ nôi thất là làm
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ cơng nghiệp. Ngồi ra gỗ rừng trồng
con được sản xuất đồ nội thất như bàn ghê, giường tủ, các đồ nội thất …..
3.1.2.3. Bộ sưu tập các loại gỗ rừng trồng phổ biến hiện nay
Hiện nay ở Việt nam có rất nhiều loại gỗ rừng trơng nhưng chủ yếu là
- Gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ cao su, gỗ thơng.

Hình3.9:Ảnh gỗ thơng xẻ hộp và bàn ghế làm từ gỗ thông

15


Hình3.10:Ảnh gỗ cao su và bàn ghế là từ gỗ cao su

3.2. Bộ vật liệu ván nhân tạo phổ biến
3.2.1. Ván dán
3.2.1.1. Định nghĩa, đặc điểm và ưu nhược điểm
1. Định nghĩa gỗ dán
Gỗ dán tên tiếng anh "Plywood" là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ
tự nhiên. Các lớp gỗ này được sắp xếp vng góc theo hướng vân gỗ của mỗi
lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các
chất kết dính như keo Urea Formaldehyde (UF) và keo Phenol Formaldehyde
(PF).
2. Đặc điểm của ván dán
 Các loại gỗ dùng làm ván dán: thường là các loại gỗ rừng trồng đường
kính gỗ trên 18cm như Bạch đàn, bạch dương, keo, sồi, …
Tỷ trọng trung bình của ván dán là 600 – 700 kg/m3.

Khổ gỗ dán thông dụng: 1220 x 2440 mm; 1160 x 2440 mm; 1000 x 2000
mm.
Độ dày ván dán thông dụng: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 15, 18, 20, 25 (mm).
Các lớp của một tấm ván dán luôn luôn là số lẻ (3, 5, 7, 9…) để cho tấm
ván có một lớp lõi ở giữa, nhằm tạo ra hướng vân giống nhau ở hai lớp phía
ngồi lớp lõi. Từ đó, các lớp gỗ này kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc

16


nứt gãy. Kết quả là các lớp mỏng ở hai phía lớp lõi bị lớp lõi giữ chặt khơng thể
tự do giãn nở. Chính vì cách sắp xếp các lớp gỗ như vậy mà ván dán không bị
cong vênh và co ngót trong điều kiện thơng thường.
3. Ưu nhược điểm của gỗ dán
Ưu điểm
Do cách sắp xếp các lớp gỗ đan xen nhau nên ván dán rất cứng và có độ
bền cơ lý rất cao.
– So với ván MDF, ván dán ít bị ảnh hưởng bởi nước hơn và tấm ván
không dễ bị phồng khi ngâm nước như ván MDF.
– Ván dán có khả năng bám vít và bám dính vô cùng tốt.
– Ván chịu ẩm khá tốt trong môi trường thống khí.
-Sản phẩm ván ép cơng nghiệp nổi bật với khả năng chịu lực tốt, chống
cong vênh và co rút do thời tiết và nhiệt độ; độ bền cao, bề mặt ván sáng – cứng.
-Váp gỗ ép có độ thẩm mĩ cao do bề mặt được chà mịn, phẳng và phủ một
lớp Veneer tạo độ thẩm mỹ rất cao và thân thiện với người dùng do tính chất là
gỗ thật tự nhiên.
-Độ cách âm vô cùng tuyệt vời nên có thể sử dụng làm hệ thống vách
cách âm trong phịng Karaoke
-Do được sản xuất với ngun liệu chính là các loại gỗ rừng trồng nên chi
phí nguyên liệu giảm, kéo theo giá ván ép cũng giảm theo. Giúp người tiêu dùng

tiết kiệm chi phí so với dùng gỗ tự nhiên.
-Sản phẩm có đa dạng chủng loại, phù hợp với từng điều kiện môi trường
tiếp xúc, giúp đảm bảo vẻ đẹp cho cơng trình trong thời gian dài.
Nhược điểm
– So với ván MDF hay ván dăm, giá thành của ván dán cao hơn.
– Khi cắt ván dán, cạnh ván dễ bị sứt mẻ.
– Nếu không được xử lý đúng tiêu chuẩn thì ván dễ bị cong vênh, bề mặt
gồ ghề và dễ bị tách lớp khi ở mơi trường có độ ẩm cao
3.2.1.3. Ứng dụng của các loại ván dán trong sản xuất đồ nội thất
17


Xu hướng nhiều nhà thiết kế nội thất ngày nay đều ưu ái chọn plywood
nhờ khả năng sử dụng vừa linh hoạt vừa đa dạng cùng độ bền và vững chắc của
sản phẩm này. Tùy theo mục đích sử dụng, người thiết kế có thể chọn plywood
với lớp phủ veneer cao cấp, hay melamine – laminate đa dạng mẫu mã hay lớp
phủ acrylic trong suốt để giữ vẻ đẹp đơn thuần của gỗ.
– Ván ép nhiều lớp được sử dụng cho những sản phẩm chịu lực và có độ
ổn định kích thước cao như sàn và vách.
– Ván dán có thể tiếp tục được phủ các bề mặt để ứng dụng trong nội thất
như bàn, tủ, giường, vân vân.
Đặc biệt, ván dán còn được ứng dụng trên đủ loại thành phẩm cho nội
thất, plywood vẫn ln thổi làn gió tinh tế, mộc mạc của gỗ xen lẫn nét hiện đại
vào tổng thể chung:
3.2.1.4. Bộ sưu tập các loại ván dán phổ biến hiện nay
Xu hướng nhiều nhà thiết kế nội thất ngày nay đều ưu ái chọn plywood
nhờ khả năng sử dụng vừa linh hoạt vừa đa dạng cùng độ bền và vững chắc của
sản phẩm này. Tùy theo mục đích sử dụng, người thiết kế có thể chọn plywood
với lớp phủ veneer cao cấp, hay melamine – laminate đa dạng mẫu mã hay lớp
phủ acrylic trong suốt để giữ vẻ đẹp đơn thuần của gỗ.


18


Hình 3.11:Ván dán phủ veneer và ván dán chưa phủ mặt

Ngồi những loại gỗ dán thơng thường hiện nay trên thị trường còn xuất
hiện những loại gỗ dán đặc biệt để phù hợp với đặc thù riêng của môi trường sử
dụng:
-Gỗ dán chống nước: để khắc phục nhược điểm dễ hư hỏng do nước trên
thị trường hiện nay cịn có loại gỗ dán plywood chống nước phù hợp cho những
không gian thường xuyên phải tiếp xúc với nước như tủ bếp, cửa sổ, các chi tiết
phòng tắm,…
- Gỗ dán plywood trọng lượng nhẹ: ngoài loại gỗ chống nước hiện nay
trên thị trường cịn có một loại rất được ưu chuộc đó là loại gỗ dán có trọng
lượng nhẹ dùng cho các cơng trình khơng gian u cầu về kĩ thuật riêng.
3.2.2. Ván dăm
3.2.2.1. Định nghĩa, đặc điểm và ưu nhược điểm
1. Định nghĩa ván dăm

19


Ván dăm, gỗ dăm là một sản phẩm ván gỗ cơng nghiệp có thành phần là
các dăm gỗ, chất kết dính và các thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…)
được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
2. Đặc điểm của ván dăm
Thơng thường, ván dăm có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Ván chống
ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy thường có màu đỏ.
Ván dăm được coi là ổn định và trơ ở dạng tấm. Ván có thể tự phân hủy

sinh học theo thời gian.
Ván dăm khơng có mùi.
Ván dăm có tỷ trọng trung bình từ 650 – 750 kg/m3 .
Các khổ ván dăm thông dụng là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
Các độ dày thông dụng của ván dăm: 17, 18, 25 (mm).
3. Ưu điểm và Nhược điểm
- Ưu điểm của ván dăm
So với ván MDF hay ván dán có giá thành thấp hơn.
Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên ván dăm có độ cứng và độ bền cơ lý khá
cao.
Ván dăm có khả năng bám vít tốt.
Bề mặt ván dăm tương đối phẳng nên dễ dàng ép các bề mặt trang trí như
Melamine hay Laminate lên trên.
- Nhược điểm
So với các loại ván công nghiệp khác, khả năng chịu tải trọng của ván
dăm kém hơn.
Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên khi cắt tấm ván, các cạnh cắt thường bị
mẻ.
Tuổi thọ của các đồ nội thất làm bằng ván dăm nhìn chung thấp hơn các
loại ván cơng nghiệp khác.
3.2.2.2. Ứng dụng của các loại ván dăm trong sản xuất đồ nội thất

20


×