Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thương mại công bằng và các giải pháp phát triển tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.42 MB, 99 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP BỘ

Thương mại công bằng và các giải pháp
phát triển tại Việt Nam
M Ã SỐ: B2006-08-12

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Lê Thi Thu Thúy, Đại học Ngoại thương

Chủ nhiệm đề tài Trường Đại học Ngoại thương

Hà Nội - 2 0
08


BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

Thương mại công bằng và các giải pháp
phát triển tại Việt Nam
M Ã SỐ: B 2 0 - 8 1
*060-2


Chủ nhiệm đề tài:
Tham

gia đề tài:

TS. Lê Thị Thu Thúy, Đại học Ngoại thương
Ths Trần Thị Kim Anh, Đại học Ngoại thương
Ths. Phạm Thu Hương, Đại học Ngoại thương
CN. Vũ Cường, Đại học Ngoại thương
CN. Nguyễn Thu Trang, Đại học Ngoại thương
THƯ VIÊN

I
NGOAI-Ttll/BNĐ'

Hà Nội - 2 0
08

ị ílOOCỊ


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ì
L Ờ I NÓI Đ Ầ U

2

C H Ư Ơ N G 1: N H Ữ N G V Ấ N Đ Ề L Ý L U Ậ N cơ B Ả N V Ê T H Ư Ơ N G M Ạ I
C Ơ N G BẰNG


5

ì. Khái niệm, mục tiêu của thương mại công bằng

5

1. Khái niệm



2. Mục tiêu của thương mại công bằng

9

3. Các chủ thể trong thương mại công bằng

13

li. Vai trị của thương mại cơng bằng

14

/. về phát triển kinh tế.

15

2. về phát triển con người

16


3. về bảo vệ môi trường
HI. Đặc điộm của thương mại công bằng

17
17

1. Nhãn hiệu sản phẩm thương mại công bằng

17

2. Các điều kiện đảm bảo sản phẩm thương mại công bằng

18

3. Giá của sản phẩm thương mại công bằng

19

4. Phân phối sản phẩm thương mại công bằng

21

5. Tài trợ vốn cho thương mại công bằng

22

6. Quan hệ thương mại dài hạn

22


7. Tập hợp các nhà sản xuất trong các nhóm, họp tác xã
IV. Tố chức hoạt động của thương mại công bằng

22
23

/. Chuỗi dán nhãn

24

2. Chuỗi khép kín

26

C H Ư Ơ N G 2: T H Ự C TRẠNG T H Ư Ơ N G M Ạ I C Ô N G BẰNG T R Ê N T H Ê
GIỚI V À T Ạ I VIỆT NAM

29

ì. Các tổ chức thương mại công bằng trên thế giới

29

li. Thực trạng thương mại công bằng trên thế giói

32

1. Giới thiệu chung

32



2. Thương mại công bằng tại một sổ nước Châu Âu

33

2.1. Thương mại công bằng tại Pháp

33

2 2 Thương mại công bằng tại Đan Mạch
..

34

2.3. Thương mại công bằng tại Đức

36

2 4 Thương mại công bằng tại Ý
..

39

2.5. Thương mại công bằng tại Luxembourg

41

2.6. Thương mại công bằng tại Bỉ


42

IU. Một số m ơ hình sản phẩm thương mại cơng bằng trên thế giói

44

/. Cà phê.

44

2. Chuối

46

3. Hàng thủ cơng

47

4. Du lịch

47

5. Bông vải

48

IV. Thương mại công bằng tại Việt Nam

50


7. Các tổ chức thương mại công bằng

50

2. Các nhà sản xuất

57

3. Các săn phẩm thương mại công bằng tại Việt Nam

53

4. Đánh giá chung về khả năng triển khai thương mại công bằng tại Việt Nam.
54
C H Ư Ơ N G 3: C Á C GIẢI P H Á P P H Á T TRIỂN T H Ư Ơ N G MẠI C Ô N G B Ằ N G TẠI
V Ệ T NAM

58

ì. Phát triển thương mại cơng bằng trên thế giói trong thịi gian tới
1. Những thách thức đặt ra cho Thương mại câng bằng
LI. Nhờng mục tiêu hướng tói của Thương mại cơng bằng
1 2 Tăng cường nhờng tác động tích cực lên địi sống kinh tế-xã hội
..
1 3 Các thách thức khác
..

58
58
58

59
63

Ì Những hoại động tăng cư
ng tác động tích cực của thương mại cơng bằng.
,

64

2.1. Phát triển mơi trường chính sách

64

2 2 Thực thi và phát triển năng lực kinh doanh
..

65


2.3. Phát triển thương mại

66

l i . Các giải pháp phát triển thương mại công bằng tại Việt Nam

67

1. Các giải pháp từ phía Chính phủ

67


1.1. Tăng cường tuyên truyền về thương mại công bằng

67

1.2. Thành lập ủ y ban quốc gia về thương mại công bằng làm nhiệm vụ
xúc tiến thương mại công bằng.

68

1.3. Xây dựng một trang web chính thức về thương mại cơng bằng bằng
tiếng Việt

68

1.4. To chức định kỳ các hội thảo về thương mại công bằng với sự tham gia
của các chủ thể trong m ơ hình này và các cơ quan chính quyền
1.5. Kiểm sốt chất chẽ sự phát triển của thương mại cơng bằng

69
69

1.6. Tăng cường sự hỗ trợ trong nghiên cứu về thương mại cơng bằng. . 7
.0
2. Từ phía các chủ thể tham gia thương mại công bằng

70

2.1. Các tố chức thương mại công bằng


70

2.2. Các nhà sản xuất thương mại công bằng

72

2.3. Các đối tác kinh tế

74

2.4. Người tiêu dùng

74

KẾT LUẬN

76

TÀI L I Ệ U T H A M K H Ả O

78

PHỤ LỤC

80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO Tổ chức thương mại thế giới
World Trade Organization

CNUCED

H ộ i nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển Conference
des Nations Unies SÚT le Commerce et le Developpement

TMCB

Thương mại công bằng

FLO

Tổ chức dán nhãn Thương mại cơng bằng
Fairtrade Labelling Organisation

IFAT

Liên đồn quốc tế về thương mại tương hỗ
International Federation For Alternative Trade

NEWS

Mạng lưới của hàng Châu âu

EFTA

Hiêp hội thương mại công bằng châu  u

The Network o f European Shops

European Fair Trade Association

MFN

Nguyên tắc Tối huệ quốc
Most Favoured Nation

CECI

Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế
Centre d'Etude et de Cooperation International

GDP

Tồng sản ph
m quốc nội
Gross Domestic Product

ATOs

Tổ chức thương mại tương hỗ
Alternative Trade Organization

GATT

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch

EU

European Union

General Agreement ôn Tariffs and Trade


Liên minh Châu  u
IMF

Intemational Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

Ì


L Ờ I NĨI Đ Ầ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu chính của WTO

là thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoa

và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ
môi trưừng; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém
phát triển nhất được hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của
thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và
khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế
giới. Với mục tiêu đó WTO

đã cố gắng đưa ra nhiều định chế nhằm tạo điều kiện

cho các nước đang phát triển để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu một cách
cổng bằng. Tuy nhiên ữên thực tế, các nước phát triển luôn tìm cách đưa ra các
loại rào cản và chính sách bảo hộ thương mại để hạn chế hàng nhập khẩu từ các
nước đang phát triển. Trong m ố i quan hệ thương mại với các nước lớn, các nhà
sản xuất ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nhà sản xuất nhỏ, vẫn ln ở

trong tình trạng bị chèn ép và gặp nhiều khó khăn để thâm nhập các thị trưừng
này.
Nhận thức được rằng lợi ích từ sự phát triển trong trao đổi thương mại
quốc tế không được phân chia công bằng cho các bên tham gia, trong những năm
1960 một số tổ chức phi chính phủ tại các nước châu  u đã đưa ra một phương
thức hoạt động thương mại quốc tế khác bên cạnh thương mại truyền thống, đó
chính là Thương mại cơng bằng (Fairtrade hoặc Commerce Equitable). Thương
mại cơng bằng là một hình thức thương mại tương hỗ trong đó các chủ thể
thương mại công bằng tại các nước phát triển giúp đỡ các nhà sản xuất nhỏ ở các
nước đang phát triển bán sản phẩm được dán nhãn thương mại cơng bằng của
mình cho ngưừi tiêu dùng ở các nước phát triển thông qua các kênh phân phối
đặc thù với một mức giá có l ợ i cho phép những ngưừi sản xuất có thể bù đắp
được chi phí sản xuất và thu được một khoản lợi nhuận đáng kể để đảm bảo cuộc
sống của họ. Đồng thừi thương mại công bằng cũng hoạt động trên nguyên tắc là
ngưừi mua phải cam kết có các hợp đồng mua dài hạn, có thể ứng vốn trước cho
ngưừi sản xuất, không sử dụng đến các nhà trung gian để cho phép ngưừi bán có
2


thể thu được lợi nhuận nhiều hơn, sử dụng một phẩn lợi nhuận vào các dự án
phát triển kinh tế hoặc lợi ích cơng cộng. Như vậy với mục đích tạo ra một m ố i
quan hệ trao đổi có lợi cho các bên- người sản xuỏt và người tiêu dùng, giúp đỡ
những nhà sản xuỏt nhỏ tại các nước đang phát triển có thể phát triển một cách
bền vững, thương mại công bằng tạo dựng những m ố i quan hệ trực tiếp giữa nhà
nhập khẩu ở thị trường các nước phát triển với những nhà sản xuỏt nhỏ ở các
nước đang phát triển, hỗ trợ cho những người sản xuỏt nhỏ tiếp cận được với thị
trường quốc tế, đảm bảo cho họ có thu nhập xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
Thương mại công bằng đã xuỏt hiện như là một phần bổ trợ cho thương mại
truyền thống, thu hẹp sự bỏt bình đẳng ữong thương mại quốc tế.
Xuỏt hiện và phát triển trên thế giới từ hơn 40 năm nay và bắt đầu thâm

nhập vào Việt Nam từ vài năm trở lại đây. Tuy nhiên về lý luận cũng như thực
tiễn, ở Việt Nam hầu như chưa có một nghiên cứu chính thống nào về hình thức
thương mại mới này. Số người biết đến thương mại cơng bằng, cả người sản xuỏt
và người tiêu dùng cịn rỏt ít. Thương mại cơng bằng là gì? N ó được tổ chức như
thế nào? Kinh nghiệm hoạt động thương mại công bằng tại các nước trên thế giới
ra sao? Thương mại cơng bằng có thể vận dụng triển khai vào Việt Nam hay
không và triển khai như thế nào? Việc nghiên cứu các vỏn đề về cơ sỏ lý luận
cũng như thực tiễn triển khai và áp dụng thương mại công bằng tại Việt Nam sẽ
là một vỏn đề thời sự mang tính lý luận và thực tiễn cao, cung cỏp thơng tin có
giá trị khoa học góp phần tạo cơ hội kinh doanh và phát triển cho các doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiếp cận đến thị
trường quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ những vỏn đề lý luận chung về thương mại công bằng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động thương mại công bằng của một số nước
trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng tiếp cận với thương mại công bằng của các nhà sản xuỏt
Việt Nam.
3


- Đ ề xuất các giải pháp để phát triển thương mại công bằng tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về mô hình hoạt động của thương mại cơng bằng.
Nghiên cứu thực trạng thương mại công bằng của một số nước trên thế giới trong
thời gian 10 năm trở lại đây. Tập trung nghiên cứu khả năng phát triển thương
mại công bằng trong cấc lĩnh vực sản phụm điển hình như nơng sản, thủ cơng
mỹ nghệ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như

nghiên cứu tài liệu tại bàn, phân tích thống kê, phương pháp diễn giải, qui nạp,
phương pháp nghiên cứu điển hình.
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Ngoài phụn mỏ đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm ba phụn chính:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại cổng bằng
Chương 2: Thực trạng thương mại công bằng trên thế giới và tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp phát triển thương mại công bằng tại Việt Nam

4


CHƯƠNG Ì
NHỮNG V Ắ N Đ Ê L Ý LUẬN cơ BẢN VẺ T H Ư Ơ N G MẠI C Ơ N G BẰNG
ì. Khái niệm, mục tiêu của thương mại công bằng
N ă m 1957, một tổ chức phi chính phủ của H à Lan đã được thành lập v ớ i
mục đích nhập khẩu các sản phẩm từ các nước kém phát triển. Cũng vào thời kỳ
này OXFAM- một tổ chức phi chính phủ của A n h đã cam kết chương trình hành
động hỗ trợ các nhà sản xuất thù công của các nước đang phát hiển. N ă m 1964,
O X F A M đã thành lập một công ty chuyên bán các sản phẩm thủ cơng này. Ngay
ứong năm đó, một cuộc hốp của H ộ i nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát
ứiển (CNUCED) đã được tổ chức ở GENEVE, tại đây các nước đang phát triển
đã nhấn mạnh mong muốn của hố tham gia sâu rộng hom vào trao đổi thương
mại quốc tế chú không muốn là đối tượng nhận trợ cấp tài chính của các nước
phát triển. Khẩu hiện "Trade, nót aid" ra đời và trở thành khẩu hiện của thương
mại công bằng ( T M C B ) từ đó. Mong muốn này của các nước đang phát ứiển là
rất quan trống vì sự ứ ợ giúp của các nước phát triển gần như được các nước phát
ưiển thu lại qua thương mại qua hệ thống thuế và ừ ợ cấp.
N ă m 1969 cửa hàng đầu tiên chuyên kinh doanh các sản phẩm thương
mại công bằng được thành lập ở H à Lan. N ă m 1988, nhãn hiệu M a x Havelaar ra
đời với mục đích chứng nhận các sản phẩm có nguồn gốctịthương mại cơng

bằng. Cũng vào năm này, Liên đoàn quốc tế về thương mại tương hỗ
(Intemational Federation o f alteraative ứade) được thành lập. Tổ chức này có
vai trị đảm bảo việc xúc tiến thương mại công bằng và tạo thuận l ợ i cho việc
đối thoại giữa các tổ chức. Hai năm sau, một tổ chức tương t ự của châu Âu,
Liên đoàn châu  u về thương mại tương hỗ (European Federation o f alternative
trade) cũng ra đời. N ă m 1997, Tổ chức dán nhãn thương mại công bằngFairtrade Labelling Organisation (FLO) được thành lập. Điều này đáp ứng nhu
cầu quảng bá nhãn hiệu các sản phẩm của thương mại công bằng. T ổ chức này
đáp ứng vấn đề phát triển các nhãn hiệu chứng nhận thương mại công bằng

5


bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn công bằng tương đồng. Vai trò của FLO là hết
sức quan ừọng đối với các hệ thống dán nhãn.
1. Khái niệm
Thuật ngữ thương mại cơng bằng (commerce équitable - fair trade) có
nguồn gốc từ những năm 1950. Thương mại công bằng đảm bảo cho người sản
xuất có mặt giá bán tối thiểu với mức giá bán cao hơn được người tiêu dùng
chấp nhận. N ó liên quan chủ yếu đến quan hệ thương mại giữa các nước đang
phát triển và phát triển hoặc thường áp dụng cho các hoạt đặng thương mại củng
cố vị t í kinh tế của các nhà sản xuất nhỏ nhằm đảm bảo họ khơng bị nằm bên
r
ngồi lề của thương mại quốc tế. Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp và thực
phẩm chế biến như sô cô la, cà phê, chè...chiếm phần lớn trong thương mại
công bằng. Tuy nhiên, thương mại công bằng khởi đầu từ lĩnh vực thủ công và
dệt là chủ yếu.
Thương mại công bằng là mặt hình thức thương mại tương hỗ nhằm hỗ
trợ các nhà sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển bán sản phẩm của mình đến
người tiêu dùng các nước phát triển với mặt mức giá đảm bảo cho họ có thể bù
đắp chi phí sản xuất và thỏa mãn được nhu cầu thông qua hệ thống phân phối

riêng hoặc hệ thống phân phối truyền thống. Tuy nhiên hình thức thương mại
này cũng đưa ra những tiêu chí bắt buặc. Ví dụ như người mua cam kết bằng
hợp đồng dài hạn, có sự tài trợ trước cho các nhà sản xuất, loại bỏ những khâu
trung gian để cho phép các nhà sản xuất được hưởng mức l ợ i nhuận lớn hơn, sử
dụng mặt phần l ợ i nhuận cho các dự án phát triển kinh tế hoặc xã hặi. Đặc điểm
cơ bản của thương mại công bằng là m ố i quan hệ đối tác dựa trên sự bình đẳng
và tôn trọng giữa các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển và các nhà nhập
khẩu ở các nước phát triển, các cửa hàng thương mại công bằng, các tổ chức dán
nhãn thương mại công bằng và người tiêu dùng. Thương mại công bàng giảm
mặt cách tối đa khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng. N g ư ờ i tiêu
dùng có thể có thơng tin rõ hơn về văn hoa, nguồn gốc và điều kiện sống của

6


người sản xuất. Tất cả các thành viên tham gia vào thương mại công bằng cam
kết tôn trọng các nguyên tắc của thương mại công bằng.
Khái niệm thương mại công bằng đã phát ừiển dần theo thời gian. Khởi
đầu thương mại công bằng chú ứọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản
xuất và nhà phân phữi sản phẩm. Sau đó khái niệm thương mại cơng bằng đã
phát triển hơn để phù hợp với những yêu cầu thực tiễn. Thương mại công bằng
đề cập đến cả trách nhiệm của người sản xuất đữi với môi trường, đữi với xã hội
và đữi với những thế hệ tương lai.
FINE là một nhóm liên kết của bữn tổ chức chính của thương mại công
bằng (FLO- Fairtrade

Labelling

Organizations


International, IFAT- the

International Federation For Alternative Trade, NEWS- the Netvvork o f
European Shops, EFTA- the European Faừ Trade Association).
Năm 2001, FINE đã đưa ra định nghĩa về thương mại công bằng được sử
dụng rất phổ biến : ^Thương mại công bằng là một quan hệ thương mại dựa trên
cơ sở đối thoại, minh bạch và tôn trọng lẫn nhau nhằm hướng tới sự công bằng
hơn trong thương mại quốc tế. Thương mại cơng bằng đóng góp vào sự phát
triển bền vững thông qua việc đưa ra các điều kiện thương mại tốt hơn và đảm
báo quyền lợi cho các nhà sàn xuất và người lao động nghèo, nhất là ở các
nước đang phát triển. Các tỗ chức thương mại công bằng (được ủng hộ bởi
người tiêu dùng) cam kết hỗ trợ tích cực các nhà sàn xuất, nâng cao nhận thức
cộng đồng và tỗ chức các chiến dịch vận động nhằm làm thay đồi các qui tắc và
thông lệ thương mại quốc tế truyền thong »1.
Khái niệm Thương mại công bằng như định nghĩa trên và Cơng bằng
thương mại của WTO

liệu có phải là một? Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) đảm bảo cho các quữc gia có quyền bình đảng khi xin gia nhập cũng như
đảm bảo công bằng trong thương mại quữc tế. Công bằng ứong thương mại
quữc tế được hiểu là công bằng trong các cơ hội tiếp cận v ớ i thị trường quữc tế.
' FLO, 2001
7


Nhiều quốc gia đã có các hoạt động khơng mang tính cơng bàng như trợ cấp sản
xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần; Phá giá là việc
bán sản phẩm xuất khẩu của một bên tư nhân v ớ i giá thấp hơn giá có l ờ i tại thị
trường nội địa của cùng sản phẩm đó. Trợ cấp thường được định nghĩa là việc sử

dụng nguởn tiền của chính phủ (vốn vay với lãi suất ưu đãi, trợ cấp hoặc ưu đãi
thuế) để làm giảm giá sản phẩm được bán ở thị trường n ộ i địa hay nước ngoài.
Trong cả hai trường hợp đề gây ra tác động làm giá bán thấp hơn mức giá thực
u
tế trong các điều kiện bình thường của thị trường. Điề đó tạo nên sự khơng
u
cơng bằng ứong thương mại quốc tế. Trước thực tế như vậy, WTO

đã ban hành

một loạt định chế khống chế những hành v i "không công bằng" ừong thương
mại quốc tế như chống phá giá, trợ cấp, áp dụng các biện pháp đối kháng... Các
Hiệp định chống bán phá giá (the Anti-Dumping Agreement - A D A ) , Hiệp định
về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (the Susidies and Countervailing
Measures Agreement - SCMA), và Hiệp định về các biện pháp tự vệ (the
Safeguards Agreement - SA) của WTO

đã đưa ra được một khn khổ pháp lý

hồn chinh để cho phép các chính phủ đối phó v ớ i các thiệt hại gây ra từ việc
nhập khẩu bằng các biện pháp đảm bảo công bằng thương mại. Các biện pháp
đảm bảo công bằng thương mại là các quy định, chứ không phải thuế quan, cho
phép các quốc gia áp dụng các biện pháp hoặc các mức thuế tác động đến giá cả
hoặc lượng hàng hóa m à họ nhập khẩu. Nếu việc phá giá hoặc ừợ cấp giá của
sản phẩm nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vềvật chất đối v ớ i
ngành sản xuất nội địa của quốc gia nhập khẩu, theo các hiệp định của WTO



những điều kiện hết sức nghiêm ngặt, chính phủ nước đó được phép giảm thiểu

tác động của việc phá giá hoặc trợ cấp thông qua thuế nhập khẩu hoặc các biện
pháp khác, ví dụ như phục hởi các điề kiện mậu dịch "công bằng".
u
Như vậy, thương mại công bằng là một biện pháp để điều tiết buôn bán
quốc tế k h i m à trong buôn bán quốc tế người sản xuất và người tiêu dùng
thường bị "cắt đứt" nhau, và sự phân phối nguởn l ợ i diễn ra không công bằng
m à người sản xuất ở các nước đang phát ừiển là nạn nhân. Hiện nay nhiều
doanh nghiệp chú ý hơn đến "đạo đức" trong thương mại quốc tế. các nước

8


đang phát triển, thương mại công bằng hỗ trợ người sản xuất bàng cách xác định
một giá công bằng cho sản phẩm của họ, tổ chức các nhóm để nâng cao năng lực
sàn xuất và xúc tiến thị trường. ụ các nước phát triển thương mại công bằng tổ
chức việc tiêu thụ các sản phẩm theo m ơ hình thương mại công bằng. Ban đầu
các tổ chức thương mại công bằng khơi dậy ý thức của người tiêu dùng, kêu gọi
người tiêu dùng mua v ớ i một giá cao hơn để giúp người sản xuất ở các nước
đang phát triển. Dần dần, với sự hỗ trợ của các tổ chức thương mại cơng bằng,
người sản xuất có các biện pháp để cải tiến chất lượng, năng suất nhằm tiếp cận
đến các kênh thương mại truyền thống và người tiêu dùng trả giá đúng v ớ i chất
lượng của hàng hóa. Thương mại cơng bàng hoạt động v ớ i tư tưởng phát triển
không thể chi dựa vào bàn tay vơ hình của thị trường m à dựa trên m ố i quan hệ
hợp tác ừên cơ sở bình đẳng và tơn trọng giữa các đối tác tham gia.
Cịn cơng bằng thương mại ừong WTO thì liên quan đến vấn đề đảm bảo
các điều kiện cạnh tranh công bằng cho các thành viên tham gia vào thương mại
quốc tế như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, v ớ i mục tiêu hoạt động của thương
mại công bằng là trợ giúp những người sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển
đang ở vào thế bất l ợ i trong thương mại quốc tế nâng cao năng lực cạnh tranh
đảm bào sự phát triển bền vững và dần tiến tới việc tham gia thương mại quốc tế

như những nhà xuất khẩu thơng thường khác thì thương mại cơng bằng cũng là
một phương thức hướng tới công bằng trong thương mại quốc tế.

2. Mục tiêu của thương mại công bằng
Các mục tiêu chính của thương mại cơng bằng là:
- Cải thiện điều kiện sống và mức sống của các nhà sàn xuất thông qua việc tạo
điều kiện cho họ tiếp cận v ớ i thị trường bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các
tổ chức người sản xuất và tạo ra các mối quan hệ thương mại dài hạn.

9


- Thúc đẩy khả năng phát triển cho những người sản xuất bất lợi, nhất là phụ n ữ
và các dân tộc thiểu số, bảo vệ trẻ em khỏi việc bị bóc lột trong các cơ sở sản
xuất.
- Làm cho người tiêu dùng nhận thạc được những tác độ tiêu cực của thương
mại truyền thống quốc tế đến người sản xuất để họ có thái độ tích cực hơn khi sử
dụng quyền mua của mình.
- Bảo vệ quyền con người bằng việc xúc tiến công bằng xã hội, các thông lệ
thương mại có l ợ i cho mơi trường và an toàn kinh tế. M i n h chạng cho m ố i quan
hệ đối tác thương mại dựa ừên đối thoại, minh bạch và tôn trọng.
N h ư vậy, thương mại công bàng tác động đến ba lĩnh vực lớn: kinh tế, xã
hội và môi trường.
D ư ớ i góc độ kinh tế, thương mại cơng bằng nhằm mục đích làm cho
thương mại của các nước đang phát triển hội nhập sâu vào thương mại quốc tế.
Điều này xuất phát từ một thực tế là việc tăng trao đổi ngoại thương sẽ góp phần
làm tăng thu nhập. Tuy nhiên các điều kiện thị trường thường là bất l ợ i cho
người sản xuất vì người mua thường đưa ra mạc giá thấp đến mạc nông dân và
thợ thủ công khơng cịn khả năng đảm bảo những điều kiện sống tối thiểu cho
bản thân và gia đình. Thị trường khơng tạo ra những điều kiện công bằng cho

người sản xuất và thương mại công bằng đã phát triển một thị trường song song.
Thị trường này đưa ra mạc giá cao hơn cho các sàn phẩm thơng thường. Qua đó
giúp các nhà sản xuất ở các nước nghèo có thể bán được sản phẩm của mình v ớ i
mạc giá phù hợp. Mạc giá này cho phép các nhà sản xuất được tập hợp trong
các hợp tác xã, thỏa mãn được nhu cầu cơ bản của mình đồng thời phát triển
được hoạt động của họ, đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi
trường.
Hiện nay thương mại công bằng chi chiếm một phần rất nhỏ của trao đổi
thương mại. Các mục tiêu của thương mại công bằng nhằm làm tăng thu nhập
của các nhà sàn xuất các nước đang phát triển nhờ vào giá công bằng tăng năng
10


lực của người dân nhờ vào trường học, các loại đào tạo được triển khai ứong các
hợp tác xã, đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế và cải thiện các điều kiện xã
hội và vệ sinh và cuối cùng là hội nhập toàn diện các nước phát triển vào hệ
thống thương mại quốc tế. Toàn bộ các mục tiêu nhỉm đến của thương mại công
bằng sẽ cho phép các nước liên quan phát triển về mặt kinh tế.
Trên thực tế các nước giàu chỉ chiến 1 4 % dân số những có đến 7 5 % thu
nhập từ thương mại quốc tế trong khi đó các nước nghèo chiếm đến 4 0 % dân số
toàn cầu nhưng lại chỉ có 3 % thu nhập thương mại quốc tế. Các con số này đã
chi ra sự khơng bình đẳng trong việc phân phối thu nhập. Trong thương mại
truyền thống, các nước nghèo thường phải chịu thuế nhập khẩu từ 4 đến 5 lần
cao hơn mức thuế nhập khẩu các nước phát triển phải chịu do giữa các nước
phát triển thường có những thỏa thuận về thuế với nhau. Các mức thuế này tăng
theo mức độ chế biến của các sản phẩm xuất khẩu. Từ thực tế này, các nước
nghèo mong muốn phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao m à phải chịu
các mức thuế cao sẽ ừở nên kém cạnh tranh hơn. Các nước nghèo sản xuất 9 0 %
ca cao của thế giới nhưng chỉ sản xuất có 5 % sơ cơ la của thế giới. v ấ n đề trợ
cấp cũng làm cho sự khơng bình đẳng giữa nước giàu và nước nghèo t o n g

thương mại quốc tế ngày càng ừầm trọng hơn. Nông dân và các nhà sản xuất
nguyên liệu thô của các nước phát triển được ừợ cấp bởi chính phủ, vì vậy họ có
thể bán sản phẩm với giá thấp hơn giá thành. V à tương ứng v ớ i điều này là giá
sản phẩm quốc tế giảm đi. Các nước nghèo không được hưởng các khoản trợ cấp
sẽ khơng có khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất ở các nước phát triển và
phải chấp nhận mức giá thị trường. Vì vậy thu nhập của họ khơng cho phép
trang trải được tồn bộ các chi phí liên quan đến việc sản xuất của họ và đủ đáp
ứng nhu cầu của họ.
Với những nhận định trên, cho phép thấy rằng thương mại quốc tế như
đang diễn ra hiện nay, có nhiều sự khơng bình thường m à các nạn nhân chính là
người lao động ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên người ta có thể đặt câu
hỏi là làm thế nào thương mại công bằng có thể cải thiện điều kiện sống của
li


người dân các nước đang phát triển. Thương mại công bằng là một hình thức
thương mại tương hỗ - ngược với hệ thống thương mại truyền thống - với mục
đích giúp đỡ các nhà sản xuất nhỏ ọ các nước đang phát triển có thể bán sản
phẩm của họ cho người tiêu dùng ọ nước phát triển v ớ i một mức giá phù hợp đủ
để bù đắp chi phí sàn xuất và thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua hệ thống riêng
hoặc qua các kênh phân phối truyền thống. Tuy nhiên hình thức thương mại này
cũng đặt ra các tiêu chuẩn như bắt buộc người mua phải cam kết bằng các hợp
đồng dài hạn, khả năng tài trợ trước cho sàn xuất, loại trừ các khâu trung gian để
cho phép người sản xuất thay vì các hệ thống trung gian hưọng l ợ i nhuận cao
hơn, phân phối một phần lợi nhuận trong các dự án phát triển kinh tế hoặc vì l ợ i
ích cơng cộng...
Dưới góc độ chính trị-xã hội, thương mại cơng bằng giúp phát triển cộng
đồng, bảo vệ mơi trường, cải thiện bình đẳng giới. K h i tham gia vào thương mại
công bằng, cuộc sống của những người lao động nghèo cũng được cải thiện vì
sản phẩm của họ bán được với mức giá có l ợ i hơn và họ đảm bảo có được sự

phát triển bền vững. Bên cạnh đó một phần thu nhập từ thương mại công bằng
được đầu tư vào phát ừiển giáo dục, y tế, xây dựng cơ sọ hạ tầng địa
phương...các yếu tố này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển về m ọ i mặt của cộng
đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó, sự phát triển của thương mại công bằng
luôn gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường như x ử lý chất thải, làm sạch nguồn
nước, sản xuất theo công nghệ sạch, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu
giảm thiểu rác thải... vì vậy mơi trường được bảo vệ và cải thiện tốt hơn.
Một lợi ích khác từ thương mại cơng bằng đó là nó giúp mang lại sự bình
đẳng giới đặc biệt là ọ các nước nghèo. Phương thức hoạt động của thương mại
công bằng chú trọng đến viêc tạo điều kiện cho phụ n ữ tham gia vào sản xuất.
Khi đó họ có thể chủ động hơn trong cuộc sống gia đình do khơng bị phụ thuộc
về mặt kinh tế. Ngoài ra, khi tham gia các hoạt động sản xuất k i n h doanh ngoài
xã hội người phụ n ữ sẽ tránh được sự mặc cảm, tự ti k h i có điều kiện nói lên

12


những suy nghĩ, dự định của mình. Họ sẽ mạnh dạn hơn trong quá trình ra quyết
định trong gia đình và có khả năng quản lý cuộc sống gia đình tốt hơn.
3. Các chủ thế trong thương mại công bằng
Thương mại cơng bằng bao gồm ba chủ thể chính là người sản xuất, trung
gian thương mại và người tiêu dùng.
Người sản xuất: N g ư ờ i sản xuất tham gia vào thương mại công bằng là
những người sản xuất nhỏ ở các nưặc nghèo, kém và đang phát triển. Những
người này ở vị t í bất lợi trong quan hệ thương mại truyền thống, gặp khó khăn
r
trong việc tìm kiếm và tiếp cận thị trường. N h ó m người này thương là những thợ
thủ công, dân tộc thiểu số, phụ nữ, nông dân sản xuất nhỏ. K h i tham gia vào
thương mại công bằng, những người sản xuất này phải tập hợp vào các nhóm
sản xuất thương mại công bằng như các hiệp hội, hợp tác xã...chứ không thể

hoạt động riêng lẻ.
Trung gian thương mại: khác vặi thương mại truyền thống, trung gian
thương mại trong thương mại cơng bằng chính là các tổ chức thương mại cơng
bằng hoạt động vặi mục đích phi lợi nhuận, mang tính tự nguyện và phi chính
phủ. Các tổ chức thương mại cơng bằng tồn tại dưặi nhiều hình thức khác nhau
như các nhà nhập khẩu, phân phối sản phẩm thương mại công bằng ở các nưặc
phát triển, các nhà xuất khẩu ở các nưặc đang phát triển, các tổ chức thương
mại công bằng của quốc gia, khu vực...Các tổ chức thương mại công bằng này
hoạt động hỗ trợ sản xuất, tổ chức phân phối sản phẩm, tuyên truyền cho việc
tiêu dùng các sản phẩm thương mại công bằng. L ợ i nhuận thu được được sử
dụng để hỗ trợ cho các nhà sản xuất.
Người tiêu dùng: Người tiêu dùng trong thương mại cơng bằng chính là
những người có ý thức về hành v i tiêu dùng của mình, họ sẵn sàng trả mức giá
cao hơn một chút so v ặ i các sàn phẩm thương mại truyền thống để góp phần xoa
bỏ bất công đối vặi người sản xuất, giúp đỡ người sản xuất ở các nưặc nghèo có
điều kiện sống tốt hơn.
13


li. V a i trò của thương m ạ i công bằng
Trong thương mại truyền thống, các nước nghèo và đang phát triển
thường ở vào vị trí bất lợi. Các nước ở châu Á, châu M ỹ L a Tinh và châu Phi
thường là các nước trong nhóm này. Trong quan hệ thương mại quốc tế, các sản
phẩm nông nghiệp chiếm phần lớn trong k i m ngạch xuất khẩu của các nước
đang phát triển. Nền kinh tế của các nước này phọ thuộc rất nhiều vào giá quốc
tế của các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên giá của các sản phẩm nơng nghiệp
đang có xu hướng giảm so với các sản phẩm cơng nghiệp. Vị trí bất lợi của các
nước đang phát ừiển phản ánh tình trạng của họ trong thương mại quốc tế, vì
vậy cần phải có một cách nhìn nhận m ớ i về thương mại quốc tế để có thể hỗ trợ
và giúp đỡ các nước đang phát ừiển tham gia và thu lợi từ thương mại quốc tế.

VỊ t í bất lợi của các nước đang phát triển được điều chỉnh bởi các qui
r
định trong tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiện nay W T O

là tổ chức quốc tế

duy nhất phọ trách các qui định điều chỉnh thương mại giữa các nước. Chức
năng chính của WTO

là tạo thuận lợi nhất cho tự do thương mại. Đ ể đạt được

mọc đích này, WTO

đã ban hành nhiều quy định điều chỉnh thương mại quốc tế

như tuy nhiên WTO

vẫn chưa đưa ra được những qui định tạo thuận l ợ i cho hội

nhập kinh tế quốc tế của các nước đang phát triển.
Các nước thành viên có quyền sử dọng hệ thống thuế quan để bảo hộ
thương mại nội địa chống các nhà cạnh tranh nước ngồi. Các nước phát triển có
thể định ra mức thuế nhập khẩu thúc đẩy việc trao đổi các sản phẩm giữa họ
nhưng lại hạn chế việc thâm nhập sàn phẩm của các nước đang phát triển. H ọ
thường đặt ra mức thuế rất thấp đối với các sản phẩm chưa qua chế biến nhằm
khuyến khích các nước đang phát triển tăng cường cung cấp nguyên vật liệu cho
họ. M ộ t ví dọ điển hình là cà phê Robusta. Liên minh châu  u đã áp dọng mức
thuế lũy liến đối v ớ i sản phẩm cà phê nhập khẩu ( M ứ c độ chế biến càng tăng thì
mức thuế càng tăng) nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. N ă m 2000 mức
thuế đối v ớ i sản phẩm cà phê hạt là 0%, đối v ớ i cà phê đã loại caphein là 8 3 %

và cà phê tan là 9%. Chính vì vậy, phần lớn cà phê nhập khẩu vào E U là cà phê
14


chưa qua chế biến. Các nước đang phát triển rất khó thâm nhập thị trường quốc
tế với các sản phẩm đã chế biến, cógiá trị cao.
Bên cạnh đó, theo qui định của WTO, qui chế M E N không cho phép các
nước phân biệt đối xử v ớ i các đối tác thương mại. Nếu áp dụng một sự ưu đãi
đằc biệt cho một quốc gia (ví dụ như giảm thuế) thì sẽ phải áp dụng chính sách
như vậy v ớ i các nước khác. Tuy nhiên theo cách này thì qui chế M F N

khơng

cho phép các nước thành viên đưa ra ưu đãi đối v ớ i các sản phẩm sản xuất trong
các điều kiện môi trường và phương pháp sản xuất khác nhau. Điều kiện làm
việc nguy hiểm, sự cạn kiệt tài nguyên, sự xuống cấp của môi trường là những
vấn đề quan trọng hiện nay. Thương mại công bằng ra đời như một phương
thức thương mại mới giúp cho các sản phẩm của các nước đang và kém phát
triển có cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước phát triển qua hệ thống
thương mại của các tổ chức thương mại công bằng.
1. v ề phát t r i ể n k i n h tế
Để có thể đánh giá rằng thương mại cơng bằng có tác động đến kinh tế
một quốc gia hay không ta có thể xem xét nhiều yếu tố như sự phát triển cùa
ngoại thương, tăng thu nhập, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các dự án phát
triển kinh tế :
- Thương mại công bằng cho phép các nhà sản xuất nhỏ có thể tham gia vào
thương mại quốc tế cùng v ớ i việc tiếp cận đến hệ thống thương mại truyền
thống. Nguyên tắc hoạt động của thương mại công bằng cho phép các nhà sản
xuất cai thiện được thu nhập, có thể giải quyết được các nhu cầu cuộc sống phát
triển các năng lực của mình nhờ vào sự hỗ trợ về đào tạo, hỗ trợ vốn của hệ

thống thương mại cơng bàng, từ đó họ có thể hiện đại hóa, nâng cấp và cải thiệu
hệ thống sản xuất của mình và có thể có được các sản phẩm đủ điều kiện để
tham gia vào hệ thống thương mại thong thường. N h ư vậy thương mại công
bằng giúp cho việc hội nhập và phát triển ngoại thương của các nước đang phát
triển, giúp cho việc tăng trưởng kinh tế của các nước này.
15


- Tăng thu nhập là một nhân tố phát triển kinh tế khác vì nó sẽ tạo thuận l ợ i cho
tiêu dùng, tăng tiết kiệm và đầu tư. Các sản phẩm thương mại công bàng là các
sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các nước kém phát triển. Các quốc gia này
khơng có nhiều sản phẩm để xuất khẩu, chủ yếu tập trang vào các sản phẩm
nông sản như chè, cà phê, ca cao và bông. K h i thương mại cơng bằng có thể
phát triển, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng lên, giúp cho các quốc gia này tăng thu
nhập. Từ đó có tác động lớn đến cán cân thương mại và nền kinh tế của các quốc
gia đó.
- M ộ t ỏong các mục tiêu của thương mại cơng bằng là đa dạng hóa sản xuất của
các hợp tác xã, nhóm những người sàn xuất nhỏ. Việc đa dạng hóa này giúp
tránh được các rủi ro về thị trường, sự không linh hoạt trong sản xuất. K h i các
tổ chỏc thương mại công bằng giúp các hợp tác xã đa dạng hóa sản phẩm của
mình, thương mại công bằng cho phép tránh được tác động của các r ủ i ro về
việc giảm hoặc mất đơn đặt hàng.
- M ộ t ỏong những yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế đó là cơ sở hạ tầng.
Như đã nghiên cỏu ở trên, một phần giá của sản phẩm thương mại công bằng
được dùng để tài trợ cho các dự án phát triển kinh tế và xã hội. Trong khuôn khổ
các dự án kinh tế, có thể đó là việc hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất giúp
người sàn xuất nâng cao năng suất lao động, đó cũng có thể là việc cải thiện hệ
thống vận tải, cải thiện cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà xưởng...Nhờ
vào cơ sở hạ tầng được cải thiện, người sản xuất có thể nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển nhanh hơn.

2. về phát triển con người
Chi số phát triển con người HDI là chỉ số được sử dụng nhiều nhất đến đo
lường sự phát triển dân số của một quốc gia về mỏc sống, về tuổi thọ, về học
vấn. Đ ể đo lường được chì số này, người ta thường xem xét việc thỏa mãn các
nhu cầu tối thiểu về thực phẩm, về y tế và về học tập. Thương mại công bàng
giúp cho người sản xuất có thể thỏa mãn được các nhu cầu về thực phẩm nhờ
16


vào việc tăng thu nhập v ớ i sự hỗ trợ của giá bán sản phẩm cơng bằng. Bên cạnh
đó, sự hỗ ừợ của các tổ chức thương mại công bàng thơng qua việc trích một
phần từ lợi nhuận thu được cho việc đầu tư xây dựng các dự án vì l ợ i ích chung,
trong đó có việc xây dựng bệnh viện, cung cờp nước sạch...Qua đó thương mại
cơng bằng góp phần cải thiện sức khỏe, tăng tuổi thọ của người dân. về phương
diện giáo dục, việc người sản xuờt có thu nhập tăng thêm sẽ giúp họ đầu tư thêm
vào việc học tập của con cái. Người dân được đi học, nâng cao trình độ dân t í
r
sẽ góp phần nâng cao chờt lượng lao động. Đây là một vờn đề quan trọng đối v ớ i
các nước đang phát triển
Bên cạnh những vai trò trên, thương mại cơng bằng cịn giúp cho việc
thực hiện các ngun tắc của Tổ chức lao động quốc tế về điều kiện làm việc
như cờm sử dụng lao động trẻ em, cờm cưỡng bức, bóc lột lao động. Các tổ chức
thương mại công bằng buộc các thành viên tham gia phải tôn trọng các nguyên
tắc của tổ chức thương mại quốc tế.
3. về bảo vệ môi trường
Một trong những mục tiêu của thương mại công bằng là đảm bảo rằng các
hoạt động sản xuờt không làm tổn hại đến môi trường. M ộ t số nhà sản xuờt áp
dụng công nghệ sản xuờt sạch làm tăng giá ừị của sản phẩm, không sử dụng các
loại thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng...Một số nhà sản xuờt phải
sử dụng nguyên liệu từ gỗ, bên cạnh đó họ tham gia vào việc trồng rừng để tái

tạo lại rừng cây thay vì chi khai thác sử dụng. Hoạt động này vừa có tác dụng
bảo vệ rừng, vừa góp phần hạn chế các thảm họa thiên nhiên.

í

—,

THƯ VIỄN ì

HI. Đác điểm của thương mai cơng bằng


1.



Nhãn hiệu sản phẩm thương mại cơng bằng

ỊNGŨẠỊ-THU3ÍIG Ị
-



Ị-£nL-0QHẾ|

[ ầjCŨj ị
Các sản phàm của thương mại công bằng thường được được dán nhãn
thương mại công bằng. Bằng nhãn hiệu này, người tiêu dùng được đảm bảo sẽ
mua được các sản phẩm tốt và giúp đỡ được những người nghèo các nước k é m


17


phát triển. Nhãn hiệu đầu tiên chứng nhận sàn phẩm thương mại công bằng đã
ra đời năm 1988 ở H à Lan có tên Max Havelaar. Hiện nay, ngồi M a x Havelaar
cịn có hai nhãn hiệu thương mại cơng bằng chính thường được biết đến nữa là
Transíair và Fairtrade Mark Trước đây, nhãn hiệu sản phẩm thương mại công
bằng do các Tổ chức dán nhãn thương mại công bàng quốc gia cịp và quản lý.
Từ năm 1997, Tồ chức dán nhãn thương mại công bằng quốc tế The Fair Trade
Labelling Organization (FLO) ra đời chịu trách nhiệm điều phối các nhãn mác
thương mại công bằng và các tổ chức cịp giịy chứng nhận trên toàn thế giới.
FLO ra đời nhằm đảm bảo uy tín của các nhãn hiệu thương mại công bằng và
đảm bảo rằng các tiêu chuẩn thương mại cơng bằng mang tính tồn cầu. Tổ chức
này đưa ra các chuẩn mực m à các tồ chức dãn nhãn phải đáp ứng. V a i trò của
FLO là đảm bảo rằng các sản phẩm thương mại công bằng phù hợp v ớ i các tiêu
chuẩn m à FLO đặt ra, rằng lợi nhuận của thương mại công bằng được tái đầu tư
vào các dự án phát triển kinh tế, xã hội hoặc môi trường, rằng những nhãn hiệu
công bằng chỉ được sử dụng cho các sản phẩm công bằng. Các Tổ chức dán
nhãn thương mại công bằng quốc gia trở thành thành viên của FLO. Hiện nay,
đã có 20 tổ chức chứng nhận sản phẩm công bằng là thành viên cùa tổ chức
FLO. Đ ể được cịp nhãn hiệu thương mại công bằng, các sản phẩm phải được
sản xuịt và tiêu thụ một cách công bằng theo những tiêu chuẩn của FLO đưa ra.

2. Các điểu kiện đảm bảo sản phàm thương mại công bằng
Tịt cả các giai đoạn từ sản xuịt đến tiêu dùng sản phẩm được kiểm tra
chặt chẽ bởi các tổ chức thương mại công bằng nhằm đảm bảo rằng sản phẩm
thực sự là sản phẩm cơng bằng. Có những tiêu chí bắt buộc m à khơng có chúng
logo của chứng nhận sản phẩm cơng bằng không thể được dán trên sản phẩm:
- Quan hệ thương mại trục tiếp là điều kiện bắt buộc. Quan hệ
thương mại trực tiếp là tịt cả các nhà trung gian giữa người sản

xuịt ở các nước đang phát triển và người mua ờ các nước phát triển
được loại bỏ.

18


×