Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Nhập môn văn học cận đại hàn quốc (1910 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.68 MB, 190 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
năm 2009-2010

NHẬP MÔN
VĂN HỌC CẬN ĐẠI HÀN QUỐC
(1910-1945)

Người thực hiện :
Th.S Lương Nguyễn Thanh Trang

Tp. Hồ Chí Minh 5/2010


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1 .........................................................................................................3
Sơ lược về văn học sử Hàn Quốc giai đoạn 1910 ~ 1945...................................3
1. Những năm 1910: ............................................................................................ 4
2. Những năm 1920.............................................................................................. 6
3. Những năm 1930............................................................................................ 10
4. Những năm 1940: .......................................................................................... 15
5. Những năm 1950............................................................................................ 20
CHƯƠNG II : TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM CÁC NHÀ THƠ CẬN ĐẠI ........ 22
1. Kim So Won (김소월)............................................................................. 22
2. Han Young Un (한용운) ......................................................................... 42
3. Kim Young Rang (김영량) ........................................................................ 59
4 . Yun Dong Ju (윤동주) .............................................................................. 64
5. Seo Jeong Ju (서정주)................................................................................ 83


Chương III....................................................................................................... 173
Những bài phân tích và nhận định về tác phẩm văn học hai nước Việt Hàn.
.......................................................................................................................... 173
1. Bước đầu trong giao lưu văn học Việt - Hàn .......................................... 173
2. Bước đầu gặp gỡ giữa Huyn Jin Keon và Nam Cao ở thể loại truyện ngắn
...................................................................................................................... 178
Tài liệu tham khảo (참고문헌)........................................................................ 186


LỜI MỞ ĐẦU

Bộ môn Hàn Quốc học ra đời từ năm 1994, qua 15 phát triển với những nổ
lực không ngừng nghỉ của các giảng viên giảng dạy đến nay, bộ môn đã khẳng
định được chỗ đứng vững chắc của mình. Thế nhưng, việc xây dựng một chương
trình đào tạo ngành Hàn Quốc học hoàn chỉnh vẫn là một thử thách lớn. Việc làm
thế nào để có được một chương trình đào tạo tốt, cung cấp đầy đủ những kiến thức
về đất nước học và đảm bảo về chương trình học tiếng cho sinh viên có chất lượng
đầu ra đạt yêu cầu của xã hội vẫn đang là một câu hỏi, một thách thức không nhỏ
cho những người đứng ở vị trí đào tạo.
Bên cạnh những mơn lịch sử, văn hóa, chính trị Hàn Quốc thì văn học Hàn
Quốc cũng là một mơn học cần phải có một chương trình đào tạo hồn chỉnh. Mơn
văn học Hàn trước đây chủ yếu do các giảng viên Koica phụ trách, tài liệu cũng do
các giáo viên Koica tự chuẩn bị nên có thể nói là chưa có một chương trình đào
tạo cụ thể và được xem xét đúng mức. Giáo viên hầu như không dạy phần văn học
sử, do thời gian chuẩn bị lên lớp có hạn nên họ chỉ chọn ra những tác phẩm rất tiêu
biểu để giảng dạy nên phần lớn sinh viên học qua môn Văn học này chỉ biết sơ về
một số tác phẩm và tác giả, con số này cũng rất khiêm tốn.
Riêng về giáo trình mơn văn học, đây là một mơn học khó đối với sinh viên,
với những mơn như lịch sử, văn hóa, chính trị…thì hầu như giáo trình đã được
dịch sang tiếng Việt một cách khá đầy đủ, số lượng sách tham khảo bằng tiếng

Anh cũng nhiều, các giáo sư được chọn dạy các môn học này cũng là những giáo
sư nghiên cứu sâu chuyên ngành, chỉ hạn chế ở chỗ là họ không thể giảng dạy
thông qua các tài liệu tiếng Hàn trực tiếp, do vậy cái khó này càng nhiều hơn. Sách
tham khảo thì hầu như khơng có tài liệu dịch sang tiếng Việt, hoặc có cũng rất sơ
sài và khơng thể lấy đó làm tài liệu giảng dạy được. Thứ hai, với sự khan hiếm tài
liệu chuyên ngành như thế thì ngay các giáo sư chuyên ngành văn học cũng khơng
thể đảm nhận mơn học này. Văn học cịn cái khó nữa là phải giảng giải được câu

1


từ, đặc biệt là thơ. Những câu từ trong thơ Hàn vẫn là một thách thức rất lớn cho
những người học về văn học Hàn, ngay cả khi họ học và nghiên cứu bằng tiếng
Hàn. Về mặt sinh viên, thông qua mơn học này sinh viên có thể vừa học tiếng Hàn
qua tác phẩm vừa có thể tiếp nhận một khối lượng kiến thức khá mới mẻ về nền
văn học khá thú vị của Hàn Quốc. Môn học về văn học sẽ giúp sinh viên có thể
tìm hiểu cách thể hiện tình cảm, cách biểu lộ cảm xúc của người Hàn thông qua
những tác phẩm văn học cụ thể. Đây là một môn học vừa bổ trợ khối kiến thức cơ
sở ngành, vừa là một học tạo hứng thú cho sinh viên trong việc học tiếng Hàn đạt
hiệu quả cao hơn.
Với nhu cầu khá cấp thiết là cần có một giáo trình dùng cho việc giảng dạy
và nghiên cứu, dù là cịn nhiều thiếu sót và hạn chế về thời gian biên soạn, đề tài
nghiên cứu khoa học này trong ba học kì liên tiếp được sử dụng như một tập bài
giảng đã đáp ứng được nhu cầu trước mắt trong việc giảng dạy văn học cho sinh
viên năm ba. Đây là nội dung mà tác giả dùng để giảng dạy phần văn học Hàn từ
1910 đến 1945 (không bao gồm phần văn học cổ và văn học hiện đại từ 1945 đến
nay) được dạy định kèm với một số tác phẩm bằng tiếng Hàn. Với nhiều thiếu sót
trong quá trình biên soạn mong có sự đóng góp ý kiến của nhiều người nghiên cứu
về văn học Hàn để cho đề tài nghiên cứu này có thể nâng cấp lên thành một cuốn
giáo trình hồn chỉnh trong việc giảng dạy và nghiên cứu về văn học Hàn Quốc..


TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2010.
Người biên soạn

Th.S Lương Nguyễn Thanh Trang

2


CHƯƠNG 1
Sơ lược về văn học sử Hàn Quốc giai đoạn 1910 ~ 1945

Khi nghiên cứu về văn học hiện đại Hàn quốc chúng ta gặp phải một vấn đề là
nên bắt đầu từ khi nào. Vấn đề nên lấy điểm mốc từ tác phẩm Huyết Lệ (혈의누)
được viết vào năm 1906 hoặc là tác phẩm Vơ tình (무정) của tác giả Lee Kwang Su
được viết vào năm 1917 cũng là một vấn đề gây ra khá nhiều sự bàn cãi. Q trình
hiện đại hóa văn học dân tộc Hàn Quốc được hình thành trong hồn cảnh đất nước
chịu sự đơ hộ của nước ngồi. Văn học hiện đại Hàn Quốc khơng có khái niệm phát
triển trên tổng thể mà là sự phát triển bị động. Có thể xem bước ngoặc cho q trình
hiện đại hóa văn học là phong trào đấu tranh của nông dân (Kap-O-Kyoung-Jang갑오경장) vào năm 1894. Vào thời kỳ này ta sẽ thấy trong văn học một sự khác biệt
rõ rệt so với thời kỳ văn học trung đại trước đó.
Nói đến văn học trong gian đọan này không thể không nhắc đến thể loại “tiểu
thuyết mới” xuất hiện từ sau năm 1910. Đây là bước chuyển tiếp từ văn học cổ điển
sang nền văn học hiện đại mà không phải trải qua nền văn học trung đại. Hơn nữa, có
thể nói ‘tiểu thuyết mới’ là một điểm nhấn từ văn học cổ sang văn học hiện đại của
Hàn Quốc, và những vấn đề thời cuộc của xã hội hiện đại như ‘tư tưởng độc lập’, ‘nền
giáo dục mới’, ‘yêu đương tự do’ …đó là những vấn đề mà một thời đại mới yêu cầu
một nền văn học mới phải thể hiện được. Thêm vào đó, bộ chữ viết Hangul từ năm
1984 đã trở thành chữ viết chính thức của người Hàn, đây có thể là một cơ sở quan
trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn học hiện đại Hàn Quốc.

Từ cuối thế kỉ 18, các hình thức sáng tác văn học đã có sự thay đổi nhưng chỉ
mang tính thử nghiệm. Những sáng tác trong giai đoạn này chủ yếu vẫn theo hình
thức và mang âm hưởng truyền thống của Sijo, Hangga, Gasa, thơ 4 dịng và một số
ít được viết theo thể thơ tự do. Văn xi trong giai đoạn này cịn viết theo lối kể
chuyện, và chủ yếu mang tính khai thác hóa, giáo dục ln lý. Nhưng về hình thức đã
dần bắt đầu thay đổi về đại từ nhân xưng- dấu hiệu của bút pháp hiện đại và phải đến

3


những năm cuối của những năm 1910, văn học Hàn Quốc mới bắt đầu chuyển mình
sau những sáng tác các trí thức du học Nhật về và những bài giới thiệu về văn học
phương Tây.

1. Những năm 1910:
Những năm 1910 là thời kì mà xã hội Hàn Quốc gặp nhiều những biến động và
chịu nhiều sức ép lớn. Về mặt chính trị, Hàn Quốc bắt đầu chịu ách thống trị của Nhật
Bản, về mặt xã hội và văn hóa, đây là thời kỳ chiu sự xung đột giữa hai luồn tư tưởng
phong kiến của thế hệ cũ và nền văn hóa mới du nhập từ phương Tây. Trong lịch sử
tiểu thuyết Hàn Quốc để tìm hình thức tương ứng đó buộc chúng ta phải đọc ‘tiểu
thuyết mới’. ‘Tiểu thuyết mới’ vừa đảm nhận vai trò là chiếc cầu nối giữa nền văn học
cổ điển sang nền văn học hiện đại Hàn Quốc vừa là nơi chứa đựng những hy vọng về
tương lai của xã hội Hàn trong thời cuộc hết sức hỗn độn. Có thể thấy rằng ‘tiểu
thuyết mới’ vừa mang đặc tính của tiểu thuyết cổ điển vừa mang đặc tính của tiểu
thuyết hiện đại. Và thời điểm đánh dấu cho sự nảy sinh này là khoảng thời gian 10
năm, từ khi xuất hiện tác phẩm Huyết Lệ (혈의 누) , Nhĩ Thanh (귀의 성) của Lee In
Jik (이인직) năm 1906 cho đến sự xuất hiện tiểu thuyết Vô Tình (무정) của Lee
Kwang Su (이광수) năm 1917.
Đặc điểm thứ nhất của ‘tiểu thuyết mới’ là điểm xuất phát từ những chi tiết hư cấu,
điểm thứ hai là sự khác biệt với văn học cổ điển là ‘tiểu thuyết mới’ đã đưa ra những

vấn đề mang đậm tính thời sự của xã hội lúc bấy giờ. Hơn nữa đây không phải là
những truyện kể hoặc những bài văn mang tính chất bình giảng đơn giản như trước
kia, nó là những câu chuyện với những tình tiết mơ tả tâm lý, tình huống phức tạp và
kịch tính. Tuy nhiên, văn học này cũng chưa thốt ly hẳn mà cịn chịu ảnh hưởng từ
nền văn học cổ đại về đề tài cũng như về cách thức đưa ra chủ đề.
Điểm nổi bật của truyện và tiểu thuyết trong thời kì chuyển tiếp này một phần vẫn
giữ được những đặc điểm của văn học cổ trước đó như lối viết văn vần, lối suy nghĩ
và hành văn vẫn theo lối viết phong kiến cổ đại. nhưng nhìn chung văn học trong giai
đoạn này ta vẫn tìm ra được nhiều đặc điểm mới như đã xuất hiện những tư tưởng và

4


lối suy nghĩ mới chống lại lề lối trong xã hội phong kiến trước đây, nội dung phản ánh
sâu vào hiện thực xã hội và cốt truyện đã phần nào thể hiện cái nhìn rất riêng, những
suy nghĩ rất riêng và có tính lí giải sâu sắc của tác giả, đi sâu vào từng hồn cảnh và
phân tích tâm lí nhân vật. Nhờ vào những đặc điểm đó, nó được xem là những tác
phẩm đi tiên phong mở đầu cho phong trào sáng tác của văn học hiện đại.
Các tác phẩm tiêu biểu gồm có Huyết Lệ (혈의 누), Mẫu đơn phong (모란봉), Trĩ
nhạc sơn (치악산), Thế giới bạc (은세계) của Lee In Jik, Hoa Tuyết (화의 혈), Mẫu
đơn bình (모란병) của tác giả có nhiều họat động văn học nổi bật Lee Hae
Jo(이해조) , trong số đó Tử nho chung (자유종) là tác phẩm được viết dưới dạng
hình thức hỏi đáp, Choi Chan Sik (최찬식) để lại các tác phẩm như Thu Nguyệt sắc
(추월색), Nhãn Thanh (안의 성), Xuân Mộng (춘몽) ...An Kuk Son (안국선) với tác
phẩm Kim Thủy hội ý lục (금수회의록), Kim Kyo Jea (김교제) với tác phẩm Hoa
Mẫu đơn (모란화), Lee Sang Hyob (이상협) với tác phẩm Nước mắt, và Park Young
Ryon với tác phẩm Kim Sơn Nguyệt (금산월), Jang Jae Yon với tác phẩm trào
phúng Ái quốc phu nhân (애국 부인전), và tiểu thuyết chủ nghĩa dân tộc của Sin
Chae Ho (신채호) như Ất Chi Văn Đức (을지문덕), truyện Lee Sun Sin(이순신전),
Bầu trời mơ ước (꿈하늘)...Ngoài ra, các tiểu thuyết được viết phỏng theo tiểu thuyết

Nhật Bản cũng rất phổ biến.
Người khởi xướng đầu tiên về cái gọi là giá trị hiện thực là Lee Kwang Su. Tiểu
thuyết dài ‘vơ tình’ của ơng được đánh giá như là một móc son đầu tiên trong văn học
hiện đại Hàn Quốc.
Trước hết, về mặt nhận thức luận cái bản ngã của các nhân vật được đề cao. Đặc
biệt, nhân vật Lee Young Jea là một nhân vật tiêu biểu cho những gì được gọi là đạo
đức phong kiến. Về mặt hiện thực tiểu thuyết này mang đậm tính hiện thực, tính sống
trong câu văn rất cao. Thơng qua tác phẩm này với nghệ thuật miêu tả một cách tỉ mỉ
qua từng câu văn thể hiện tính thân Nhật, phản ánh hiện thực trong không gian thời
gian tổng thể, có những điểm tiến bộ và mĩ thuật cao trong tác phẩm nhưng do quá tập
trung vào chủ đề, việc tập trung vào mối quan hệ phức tạp trong tình tay ba, và việc

5


tác giả đã để cái tơi mình thể hiện ra quá nhiều trong tác phẩm và trong cách miêu tả
tính cách nhân vật trong tác phẩm làm cho người đọc cảm nhận được cái tơi q lớn
của chính tác giả trong tác phẩm của mình. Nhưng cho dù tác phẩm được đánh giá
bình bầu như thế nào đi chăng nữa cũng khơng thể phủ nhận được hết đó là thành tựu
về mặt văn hóa đã thể hiện giải phóng cái tơi cá nhân trong thời kì văn học cận đại.
Những năm 1910 có thể nói là “mốc xuất phát” trong lịch sử văn học Hàn Quốc.
Là thời kì mà tiểu thuyết cổ hạ màn, thông qua tiểu thuyết mới nhất là thơng qua tác
phẩm “Vơ tình” của Lee Kwang Su có ý nghĩa như làm sống lại một nền văn học
chìm trong đêm trường trung cổ của Hàn Quốc. Đây là tác phẩm khai sinh ra nền văn
học cận hiện đại của Hàn Quốc. Tinh thần tiêu biểu của thời kì này là tư tưởng giáo
dục khai hóa. Theo đó, chủ đề tổng quát của tiểu thuyết mới luôn theo đuổi sự khai
hóa. Và nhờ vào ý chí khai hóa đã có sẵn trong người Lee Kwang Su và cách ông
truyền vào tác phẩm “Vô Tình” đã làm cho tác phẩm này trở thành một tác phẩm tiêu
biểu trong giai đoạn này.


2. Những năm 1920
Những năm 1920 - có thể gọi đó là thời kì “Bần cùng hóa”(빈곤화 시대) trong
tình trạng Hàn Quốc hoàn toàn bị Nhật Bản chiếm giữ và đặt ách thống trị lên tồn xã
hội. Thời kì này xã hội Hàn Quốc trải qua gia đoạn muốn quặn mình thay đổi theo
hướng phát triển đi lên nhưng đồng thời lại đang bị nhấn chìm trong nạn nghèo đói và
những khủng hoảng trong nền kinh tế trong nước một cách trầm trọng. Nhìn ở khía
cạnh văn học, chủ đề chính trong văn học thời kì này phản ánh nghèo đói và nỗi khổ
tâm, đó là hai chủ đề chính khơng thể tránh khỏi mà hầu hết những tác giả trong giai
đoạn này đã tập trung phản ánh.
Nếu phải nói đến đặc điểm lớn nhất của văn học trong giai đoạn này thì có thể nói
rằng đó là “sự nghèo khổ”. Một trong những tác phẩm lột tả được sự ý thức về cái
nghèo là tác phẩm Khoai lang tây (감자) của Kim Dong In với những yếu tố của dịng
văn học chủ nghĩa tự nhiên. Thơng qua việc vạch trần về nguyên lí nhận thức trong
cái nghèo, các phẩm đã vẽ ra cái chết đau đớn, bi kịch của một người phụ nữ, hơn nữa

6


tác giả không chỉ đơn thuần chỉ viết về cái chết đơn giản ông muốn đưa ra một hiện
thực của xã hội lúc bấy giờ.
Hyun Jin Keon và Na Do Hyang là hai tác giả trung thành viết về cái nghèo trong
xã hội. Thông qua những tác phẩm như Vợ nghèo (빈처), Một ngày mai mắn (운수
좋은 날), Quê hương (고향) …thông qua văn học ông đã vạch trần cái nghèo, ông đã
đưa ra một xu hướng chủ nghĩa phê phán hiện thực trong văn học. Có thể thấy ở ông
một điều rằng so với việc đưa ra những mâu thuẫn cá nhân thơng qua cái nghèo ơng
cịn nhấn mạnh mâu thuẫn giữa những cái tôi cá nhân và cộng đồng xã hội.
Riêng Na Do Hyang thông qua những tác phẩm như “행랑자식”, Cối xay nước
(물레방아), (지형근) cho thấy ý thức về cuộc sống nghèo khổ nhưng lại mang những
đặc điểm khác ở thế giới hiện thực hơi trần trụi trong tác phẩm của Hyun Jin Keon.
Trong tác phẩm của ông hiện thực nghèo đói cũng là một phần quan trong nhưng yếu

tố về quan hệ tình cảm cũng là những yếu tố tạo tính cao trào những tác phẩm mà ông
thể hiện.
Chủ đề nghèo khổ được thể hiện như một chủ đề chính yếu nhất trong những tác
phẩm của Choi So Hea, ông là một trong những tác giả viết chính về chủ đề này.
Thơng qua những tác phẩm như Thổ Huyết (토혈), Phía sau (큰물진 뒤), Cái chết
của Pakdon (박돌의 죽음), Trốn chạy (탈출기), Ánh hồng (홍염) ông cho thấy một
biến đổi về mặt tinh thần của con người trong cái nghèo, sự đói khát trong một xã hội
bần cùng hố. Đặc biệt, thơng qua những tác phẩm như Cái chết của Pakdon, Ánh
hồng với những phương pháp đối ứng lại với cái nghèo ông xây những cao trào với
những cảnh giết người, tự vẫn, sự phá huỷ tính cách của con người trong cái đói.
Một đặc điểm lớn trong những tác phẩm đựợc viết vào thời kì này là việc rất nhiều
nhà văn chọn cái chết là lối thối duy nhất cho nhân vật của mình. Ví dụ như Kim
dong In có Hơi thở (목숨), Khoai tây(감자), Theo thuyền xi ngược Tiếng hát người
lái đị (배따라기), Họa Sĩ Cuồng (광화사), Núi đỏ (붉은 산), Jon Young Thek có
Nhân viên y tế Hye Son (혜선의사) , (화수분), Huyn Jin Keon có các tác phẩm như
Viện trưởng viện thần kinh tư nhân (사립정신 병원장), Một ngày mai mắn (운수

7


좋은 날), Yom Sang Sop có Tiền Manse (만세전), Na Do Hyang có Cối xây
nước(물레방아), Người câm điếc Sam Ryong (벙어리삼룡)…và những tác phẩm
của Choi So Hea và Ju Yo Sop cũng có những tác phẩm chọn chủ đề về cái chết. Đây
là đặc điểm chung tạo thành một câu kết luận, một kết thúc tất yếu cho những tác
phẩm được viết ra trong giai đoạn này.
Tuy trong điều kiện như thể trong lịch sử văn học của Hàn Quốc những năm 20 là
thời kì hoạt động mạnh mẽ của các tác giả ở trong nước. Đặc biệt, sau khi những cái
gọi là “sáng tác mới nhất” xuất hiện trên diễn đàn trong những tạp chí thời đó những
cây viết của Hàn Quốc đã tạo được cho mình một phong thái sáng tác hoàn thiện và
xuất khẩu ra nước ngoài một số lượng lớn sách báo sang nước ngoài.

Hơn nữa, một đặc điểm khác là giới văn đàn Hàn Quốc mới du nhập cái mới gọi là
văn thuật của phương tây. Trong bối cảnh thực dân Nhật đang thống trị đất nước,
những người hoạt động nghệ thuật không trực tiếp phát triển văn nghệ theo hướng
tiếp nhận trực tiếp mà phải thơng qua Nhật Bản để có thể tiếp nhận những luồng văn
hố mới. Nói một cách khác chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng
mạn được du nhập vào trong Hàn Quốc thông qua Nhật Bản được các nhà văn nghệ sĩ
trong nước phát triển và ứng dụng cao trong quá trình sáng tác. Sau một loạt du nhập
văn nghệ phương tây ào ạt như thế, sau những 20 những văn nghệ sĩ đã tổng kết lại và
đưa vào sử dụng những yếu tố cần thiết loại bỏ và phê phán những cái chưa có sự
chọn lọc.
Nếu nói đến những tác giả và tác phẩm nổi bật trong thời kì này chúng ta có thể
sắp xếp lại như sau. Trước tiên là Kim Dong In (1900-1951) là một tác giả đã phát
huy cao nhất tính mỹ thuật trong các truyện ngắn hiện đại của ông. Từ mà người ta
thường nhắc đến trong các tác phẩm của ông là “chủ nghĩa hiện thực theo hướng chủ
nghĩa tự nhiên” vì ơng hay quan sát hình ảnh cuộc sống hiện thực trong những truyện
ngắn của ơng, ta có thể thấy rõ điều đó qua những tác phẩm của Kim Dong In như
Tiếng hát người lái đò (배따라기), Khoai lang tây, Giống ngón chân (발가락이
닮았다), Danh văn (명문)…..

8


Thứ hai, Yom Sang Sop đã thể hiện xã hội mình sống một cách đa dạng, thơng
qua tác phẩm Con Ếch Xanh (표본실의 청개구리) ông đã để tên tuổi của mình gắn
với dịng văn học tự nhiên và thơng qua tác phẩm Tiền Manse (만세전) ơng đã phân
tích một cách tổng quát cuộc sống đất nước dưới ách thực dân. Mặt khác, trong các
tác phẩm Chiếc nhẫn vàng, Điện thoại…với ngịi bút viết khách quan ơng đã thể hiện
một cách trung lập cuộc sống nghèo khổ của người dân trong thời kì đó.
Thứ ba, người mở rộng cửa cho nền văn học này phải kể đến Huyn Jin Keon với
bút hiệu là Binho. Thông qua những tác phẩm của ông như Vợ nghèo (빈처), Một

ngày mai mắn (운수 좋은 날), Kiểm giáo B và những lá thư tình (B 사감과
러브레터)…với cách viết đặt tựa đề “đối nghĩa” với nội dung với một cấu trúc sắc
sảo và chặt chẽ ông đã tố cáo hiện thực xã hội u ám lúc bấy giờ.
Ngoài ra từ những năm 20 đến giữa những năm 30 chúng ta không thể bỏ qua văn
học chủ nghĩa được trang trí trong một trang khá đẹp của lịch sử văn học cận đại. Đó
là những tác giả viết về cách mạng và đấu tranh giai cấp đóng vai trị chủ đạo, và họ
xem đó là cơng cụ cơ bản trong q trình sáng tác. Theo đó, theo mục đích quan điểm
văn học nhận biết, họ đã đưa các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân vào trong
tác phẩm của mình như một vấn đề xã hội nóng bỏng. Những tác phẩm chủ yếu của
Lee Ki Young là Lũ lụt (홍수), Cơng trường phí lộ (질소 비료 공장) của Lee Bok
Myoung, Mộc hoa và Đậu (목화와 콩)của Kwon Han, Đại biểu tổ hợp điêu khắc đá
(석공 조합 대표), Tiền động gia (Người hành động trước) (선동자) của Song Young.
Những tác phẩm của các tác giả này chúng ta thấy họ có những nhận định về hiện
thực giống nhau, họ khơng xốy sâu vào chủ nghĩa giai cấp, họ đứng trên lập trường
cá nhân cho nên có thể xem họ là những người bạn đồng hành cùng nhau. Những tác
phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này cịn có Tuổi già cận hải(노령 근해) của Lee Ho
Sik, Nữ nhân viên (여직공) của Yu Jin O, Trước sau cơn lũ (홍수 전후) của Park
Hwa Song.
Năm 1920 đồng hành với sự trưởng thành của nền văn học Hàn Quốc những tiểu
thuyết hiện đại đã được thiết lập nền móng cơ bản. Những tác phẩm những năm 20

9


này mang đậm hơi thở của thời đại, phản ánh hiện thực đầy bức xúc và buồn bã. Có
thể thấy được những tác phẩm sáng tác trong giai đoạn này đã chịu ảnh hưởng chủ
văn học phương Tây, như là một thập kỉ thử nghiệm cho nền văn học đầy sự mới mẻ
và sức ảnh hưởng lớn đến những sáng tác sau này.

3. Những năm 1930

Đặc điểm của tiểu thuyết những năm 30 là hiện thực đa nguyên hóa (trở thành của
nhiều người). Nếu như những tiểu thuyết của những năm 20 chủ yếu phản ảnh sự
nghèo đói khốn khó và những mặt đen tối trong xã hội thì những năm 30 những chủ
đề đa dạng hơn đã được đưa vào trong tác phẩm. Vào lúc này, chính sách bóc lột của
Nhật Bản đang mở rộng bằng xâm lược kinh tế và xâm lược văn hóa, các nhà văn
chuyển sang hoạt động ngầm, trong khoảng thời gian tạm thời đó thì các chiều hướng
tư tưởng và hình thức được sáng tạo đa dạng hơn.
Đặc điểm thứ nhất của văn học sử thời kì này là sự phân trọng tâm của đề tài ra
làm hai, đô thị và nông thôn. Điểm đặc biệt thứ hai là tiểu thuyết lịch sử phát triển
mạnh. Ngồi ra cịn một đặc điểm nữa là tiểu thuyết tâm lý cùng với trào lưu của các
nhà văn nữ phát triển mạnh mẽ, đồng thời phong trào văn học thân Nhật cũng bắt đầu
khi sự đàn áp của Nhật Bản ngày càng lớn.
Trước tiên, nếu nhìn nhận tiểu thuyết trong giai đoạn này bằng sự tiếp nhận những
trọng tâm của cuộc sống đơ thị thì ở đây chúng ta có thể thấy rằng sự ảnh hưởng của
chủ nghĩa hiện đại đã chảy vào trong văn học hiện đại. Tiểu thuyết vào thời đại này
thông qua cách sống mới có mặt ở khắp nơi của đơ thị và bối cảnh, không gian đô thị
tiếp nhận những biểu hiện như nghèo đói, tội ác, thú vui và mại dâm, sự xa lánh và
mối bất hòa trong quan hệ giữa người với người, sự chia rẽ mang tính cá nhân, vừa
trình bày đô thị thông qua sách báo của xã hội thuộc địa..
Về phía tác phẩm, thơng qua nghệ thuật trào phúng đã có những tác phẩm tố cáo
thời đại ngày nay như Cuộc đời Ready made (레디메이드 인생), Tình báo và tiếng
kêu tíc tắc, Chi Suk (치숙) , Lộn xộn..Những tác phẩm như Giáo sư và diễn giả Kim,

10


Nữ nhân viên (여직공) Của Yoo Ji No đưa ra những mục cụ thể của cuộc sống đô thị
thuộc địa có sự trấn áp tư tưởng tự do và sự mất cân bằng về kinh tế.
Ở những tác phẩm như Chiếc đèn đỏ vỡ (깨뜨려지는 홍등) của Lee Hyoseok ,
Thơ và thiên thần, Văn học nhân gian, Những bình hoa hồng… là những tác phẩm đã

tố cáo xã hội không có trật tự thơng qua sự tương phản và mâu thuẫn được tăng cường
của xã hội thượng lưu và hạ lưu của đô thị. Ở những tác phẩm như Phong cảnh bờ
suối, Một ngày của tiểu thuyết gia Goo Bosi thì Park Tae Won đã quan sát rất kỹ
lưỡng bệnh tư tưởng hàng ngày và cuộc sống hơn mê. Ngồi ra chúng ta có thể nghe
thấy những tác phẩm như MuKa (Bài hát của thầy cúng), (무가) Của Park No Gap,
Đôi cánh (날개) của Leesang, Kinh doanh(경영) của Kim Nam Cheon. Mặt khác, do
có sự phát hiện ra rằng cách thức của cuộc sống mang tính đơ thị này thì khác hẳn so
với cách sống ở nông thôn nên theo đó người ta chia ra làm bốn loại lớn như sau.
Thứ nhất, với văn học mang tính khái qt có trường hợp được chọn ra từ nông
thôn, không công nhận tính hiện thực của sự hỗn loạn và tạp âm của nền văn minh
mang tính đơ thị. Lấy ví dụ tiêu biểu cho việc này là các tác phẩm của nhà văn Lee
Hyo Seok như: Bài hát hành trình (행진곡), Núi (산), Cánh đồng (늘)…..
Thứ hai, đó là tinh thần thời đại đương thời, thành quả của cuộc vận động phát
triển nơng thơn, có thể kể đến tác phẩm ”Hạc” của Lee Kwangsu, Sang Rok Su
(상록수) của Sim Hun. Những tác giả này trong những các tác phẩm này vừa tạo nên
những nhân vật luôn đẩy mạnh sự gắn kết tinh thần của người nông dân hay cuộc
sống ở nông thôn, vừa tạo ra giới hạn không thoả đáng trong việc am hiểu hiện thực ở
nông thôn bằng ý thức Si Hye (시혜) phân tích những mâu thuẫn trong cuộc sống ở
nơng thơn.
Thứ ba, là những tác phẩm có liên quan đến cuộc vận động nơng dân bằng những
mắc xích của bản luận văn học xã hội chủ nghĩa. Tiêu biểu là tác phẩm Câu chuyện
chuột (취 이야기). Nghĩa vụ công dân (부역), Lũ lụt(홍수 ). Cố hương (고향) của
Lee Ki Young, Mộc hoa và Đậu (목화와 콩) của Kwon Han…Vì những tác phẩm
như thế này ln nhấn mạnh đến những ý niệm răn dạy con người hơn tính cá nhân

11


của văn học nên ý thức chủ đề thường có khuynh hướng rõ ràng. Đặc biệt, có một ý
nghĩa thích hợp về văn học thông qua ẩn dụ những mẫu thuẫn xã hội thuộc địa trong

mối quan hệ gay gắt giữa chủ nông và người lĩnh canh.
Thứ tư là những tác phẩm phản ánh một cách chân thực về thực trạng cuộc sống
của người nông dân và sự biến chuyển về mục đích của xã hội chủ nghĩa hay tính lỗi
lạc của cuộc vận động dân tộc. Tiêu biểu là các tác phẩm của Lee Mu Yeong như
Lòng nhớ đất (홁을 그리는 마음), Bài một chương một (제 một 과 제 một 장), Nô
lệ của đất (흙의 노예) của Lee Mu Young và Gương mẫu (모범 경작생), Khi tôi gọi
Mộc hoa (목화 씨 부릴 때), Một năm (일 년) của Park Young Jun.
Văn học Hàn Quốc đang mang những nét giống nhau trong một mảng tác phẩm
văn học của thời kỳ nhưng trong hoàn cảnh triển khai hoạt động nghệ thuật mang tính
cá nhân thì có thể nói đến Lee Tae Jun, Kim Yu Jung, Kim Jung Han. Lee Tae Jun đã
cho chúng ta thấy sự gắn bó về đặc tính của những con người bị cơ lập bằng những
cảm xúc về lòng trắc ẩn và về chủ nghĩa kinh điển, nhà văn đã dùng những lời nói tán
dương về mặt đất. Tiêu biểu như là những tác phẩm 5 giấc mơ của Cô gái nằm mộng
(오몽녀), Mặt trăng của đêm (달밤), Con quạ (까마귀), Hậu duệ của A đam (아담의
후예) , Nông dân (농군), Cây cầu đá (돌다리). Tuy cùng ở trong một mảng văn học,
nhưng mỗi cá nhân lại có những phong cách triển khai khác nhau.
Kim Yu Jung thì lại xây dựng văn phong theo trường phái lãng mạn đặc biệt bằng
những cảm xúc mang tính chất hiện thực và phong cách khôi hài, miêu tả những hành
động khác thường nhưng chân thực của nền văn học lúc này. Những tác phẩm tiêu
biểu bao gồm như Hoa Đông Bạch (동백꽃), Xuân xuân(봄봄), Khách du lịch miền
quê (신골 나그네) , Chàng độc thân và con ếch (총각과 맹꽁이). Ngồi ra Kim Jung
Han thì lại nhấn mạnh tính hiện thực đời sống thực tế của văn học thông qua những
tác phẩm như là Ngôi làng dưới chùa (사하촌), Ok Sim E (옥심이).
Nhiều tác phẩm tiểu thuyết trong thời kì này mang ý thức về chủ nghĩa lịch sử một
cách mạnh mẽ. Nó có thể bị phê phán là mang tính hồi cổ, trốn tránh hiện thực
nhưng cũng phần nào phác họa được tính hiện thực của quá khứ. Các tiểu thuyết tiêu

12



biểu như Thái tử Ma Y (마의 태자), Đoan tống ai sử (단종 애사), Tướng quân Lee
Sun Sin (이순신) của Lee GwangSu, Khi họ còn trẻ (젊은 그들) của Kim Dong In ,
Vô Ảnh Tháp (무영탑) của Huyn Jin Keon, Cơng chúa Seon Hwa (선화 공주). Nói
chung những tiểu thuyết này phát triển, trong tiểu thuyết nhận thức về lịch sử đã được
mở rộng hơn và cũng có thể nói nó mang ý nghĩa mở ra con đường cho sự xuất hiện
của các tiếu thuyết dài. Tiểu thuyết lịch sử gia đình căn cứ vào chế độ phụ hệ, thuộc
chủ nghĩa gia tộc truyền thống Hàn Quốc đã khắc họa được những mâu thuẫn giữa
những người trong gia đình qua các thế hệ và sức ảnh hưởng của xã hội, lịch sử đã tác
động lên gia đình như thế nào. Tiêu biểu cho tiểu thuyết lịch sử gia đình trong thời kì
này có tiểu thuyết Ba thế hệ (삼대) của Yeop Sang Seop, Đại hà (대하) của Kim Nam
Cheon.
Thông qua số mệnh của gia đình và những xung đột tư tưởng giữa các thế hệ, các
tác phẩm của Yeop Sang Sop đã bộc tả được bức tranh sâu sắc về hình ảnh con người
trong hiện thực đương đại. Đặc biệt tác phẩm “Tam đại” được đánh giá là tác phẩm
lột tả một cách tổng thể đời sống con người của thời đại thuộc địa bằng cách mang
đến cái nhìn về ý thức thời đại trải dài qua ba thế hệ ông bà, con và cháu trong thời
kỳ thuộc địa. Mặc dù tác phẩm “Đại Hà” của Kim Nam Cheon chưa hồn thành
nhưng chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của bức tranh về quá trình sụp đổ của xã hội
phong kiến.
Vào thời điểm này đặc trưng nổi bật trong giới tiểu thuyết gia là sự tăng nhanh
của các tác giả nữ và văn học nữ giới. Có các kiệt tác như là Nguồn gốc của Chuseok
(주석 전야), Trước và sau trận đại hồng thủy (홍수 전후), Quỷ đói (한귀), Những
con người khơng có q hương (고향 없는 사람들) của Park Hwa Seong đào sâu và
làm rõ vấn đề về những rủi ro tự nhiên và sự thiếu thốn trong cuộc sống, Mẹ và con
gái (어머니와 딸), Chiếc mũ (모자), Bóng tối (어둠), Thơn địa hạ (지하촌) , vấn đề
về con người (인간 문제) của Kang Gyeongae vẽ nên tình cảnh khốn khổ có trong
đời sống hiện thực, Cảnh khốn cùng (적빈), 꺼래이, Kẻ bán dâm (매소부), Mệnh
lệnh của người phụ nữ (여인 명령) của Baek Sin Ae xác nhận chủ nghĩa hiện thực

13



của phụ nữ trong phạm vi cảm tính hay cách suy nghĩ của họ, ba phần Địa mạch
(지맥), Thiên mạch (천맥), Nhân mạch (인맥) và Con người Choi Jeong Hui đã hiện
thực hóa một cách ý tứ ý thức của người phụ nữ.
Giới tiểu thuyết gia thời kỳ này hầu hết đều chịu nhiều ảnh hưởng của Chủ nghĩa
hiện đại. Tác giả tiêu biểu là Lee Sang, những tác phẩm của ơng trở thành ví dụ điển
hình cho việc phản ánh sự sợ hãi và thất bại của tầng lớp tri thức dưới thời kỳ Nhật trị.
Tiêu biểu có các tác phẩm như Cánh chim, (지주회시), (봉별기)… Ngồi ra cịn có
những nhà văn khác cũng là đại diện cho chủ nghĩa hiện đại, như những tiểu thuyết
mô tả một xã hội truyền thống khác với Lee Sang của Park Tae Won, Một ngày của
tiểu thuyết gia Goo Bo Si (소설가 구보씨의 일일), Phong cảnh bờ suối (천변 풍경)
; Heo Jun với các tác phẩm thể hiện sự am hiểu tường tận tổng thể mối quan hệ giữa
người với người thông qua cách miêu tả tâm lí.
Mặt khác, vào nửa sau của thập niên 30, xuất hiện thể loại văn học đặt trọng
tâm vào tính nhân sinh hơn là tính thời đại. Điều này có nghĩa là chủ nghĩa hiện thực
trải dài suốt những năm 20, 30 bắt đầu suy thoái, nhưng cũng có thể nói đó là kết quả
của sự đàn áp ngày càng mạnh mẽ của chính quyền Nhật và sự giải tán của KAPF
(조선프롤레타리아예술가동맹 - Korea Artista Proleta Federatio: Liên minh những
nghệ thuật gia vô sản Triều Tiên). Những tác gia tiêu biểu của trào lưu này là Kye
Yongmuk, Kim Dongri,…
Kye Yong Muk, người đựơc mệnh danh là tác giả của phái nhân sinh, coi trọng
vấn đề chọn lựa liệu hạnh phúc và giá trị cao đẹp của con người sẽ thuộc về đâu dưới
hình thức sở hữu của phương Tây mang tính vật chất hay thuộc về tính chủ quan của
cuộc sống tinh thần. Có thể nói tác phẩm Baekchi Adada (백치 아다다) là tác phẩm
tiêu biểu nhất của ơng, ngồi ra cịn có các tác phẩm khác như Con rể Choi (최 서방),
(인두지주), Người kéo xe ngựa (마부)…
Kim Dong Ri, người được đánh giá là tác giả sáng lập ra trường phái thần thoại
trong nền văn học Hàn Quốc, đã thử nghiệm sự chinh phục của chủ nghĩa lịch sử bằng
việc chọn lựa thế giới quan vô tốc và chủ nghĩa địa phương. Và tinh thần văn học


14


muốn khơi phục lại tính vĩnh cửu của ơng có thể được mô tả chỉ bằng một từ: đa dạng.
Giai cấp văn học xen vào chủ nghĩa Mark có thế lực đối với cả tầng lớp thường dân.
Kể từ sau đó, văn học theo chủ nghĩa hiện đại và văn học nữ giới ngày càng phát triển
mạnh mẽ, đồng thời làm cho giới tiểu thuyết gia thêm phong phú.

4. Những năm 1940:
Ngày 15 tháng 8 năm 1945 là thời điểm chấm dứt sự thống trị của Nhật Bản suốt
36 năm. Cùng với giải phóng, cơng cuộc xây dựng đất nước theo xu hướng hiện đại
trở thành bài tốn mang tính lịch sử. Nhưng do tình hình xung quanh bán đảo Hàn và
sự phân chia tư tưởng trong nội bộ dân tộc khiến cho điều này không thực hiện được.
Những năm 40 có thể coi là thời kì mà nền văn học Hàn Quốc có sự thay đổi lớn
cùng với sự chuyển mình của lịch sử nước nhà. Thời kỳ này, văn học Hàn Quốc chia
ra làm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất tức là thời điểm trước khi mà quân Nhật vẫn
còn đang hùng mạnh và tàn bạo, văn học trong thời kì này rơi vào trong đêm dài của
bóng tối và phải đối diện với nhiều khó khăn cũng như thách thức. Còn giai đoạn thứ
hai, khi lịch sử có bước chuyển mình lớn thơng qua thành cơng của cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, văn học có cơ hội bước ra khỏi bóng tối mà đến với ánh sáng của
bình minh. Vì vậy tìm hiểu văn học thời kì này chúng ta phải dựa vào năm 1945 làm
cột mốc để chia thành hai giai đoạn văn học.

a) Tình hình văn học trước khi giải phóng:
Văn học thời kì này có thể nói là rất ảm đạm. Dưới sự cai trị của quân Nhật đất
nước Hàn Quốc ngập chìm trong mn vàn những khó khăn, đặc biệt là những chính
sách cai trị hết sức dã man và đầy tham vọng muốn đồng hóa Hàn Quốc thành một xứ
sở của Hoa anh đào thứ hai ở Châu Á. Hơn nữa, chủ nghĩa tôn sùng Nhật cũng ngày
càng phát triển gây nên nhiều trở ngại cũng tạo nên dư luận hoang mang cho người

dân từ các tầng lớp từ quí tộc cho đến bình dân ở nước này. Chính nền chính trị- xã
hội bất ổn và phụ thuộc vào Nhật đã ảnh hưởng đến tư tưởng người dân cũng như hệ
tư tưởng và cách nhìn của giới trí thức thời bấy giờ.

15


Trong tình hình chung đó, trên văn đàn lúc bấy giờ xuất hiện hai tư tưởng chính.
Một là những nhà văn không cam chịu số phận mất nước, không cam chịu để số phận
mình bị trói buộc vào những qui định khắc khe của quân xâm lược nên quyết tâm
đứng lên cầm bút tách mình ra khỏi cái gọi là “Văn hóa phụ Nhật” (부일문화), thứ
hai là những nhà văn cam chịu và bất lực, một trong số họ kết thúc cuộc đời và văn
nghiệp của mình ở chốn lao tù tối tăm một số thì đứng giữa cam chịu nổi khổ đau, họ
mong chờ va hy vọng vào một tương lai khơng có gì đảm bảo.
Những tác giả tiêu biểu trong thời kì này là Hwang Sun Won, Choi Myoung Ik,
Jeong In Thae, An Su Kil, Kim Young Su, Kim Sa Rang….
Thời kì đầu những năm 40, Hwang sun Won đã kết hợp hài hòa độc đáo thể loại
truyện ngắn với ngơn ngữ giàu tính thơ để biểu hiện cảm xúc chân thực miêu tả về
cuộc sống nội tâm phong phú của giới thanh thiếu niên. Nhân vật chính trong truyện
ngắn của Hwang Sun Won trong giai đoạn này là những cô cậu ở tuổi mới lớn, ông đi
sâu vào phân tích những nỗi khổ đau họ phải trải qua, và những khó khăn và thách
thức mà họ trải qua lại là bằng chứng xác thực cho sự trưởng thành và nghị lực của họ.
Có thể nói nổi đau mà những cô cậu thanh niên trải qua trong quá trình trưởng thành
đó có thể ám chỉ nổi đau của cả một thế hệ thanh niên khi đó, nhưng những nổi đau
được nhìn với con mắt khá nhân đạo và tích cực khơng hề bi quan hay q đổi tuyệt
vọng của chính tác giả khơi gợi lên những hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
Những tác phẩm tiêu biểu của Hwang Sun Won là Con Mồng Biển (기러기), Ngôi
sao (별), Lễ hội gà (닭제), Mưa rào (소나기), Đầm lầy (늪)…
Choi Myoung Ik với sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện đại,
những sáng tác của ông lại như thổi một luồng giá ảm đạm và tuyệt vọng về hiện thực

cuộc sống. Những nhân vật của ông là những người đã trưởng thành và có khả năng
nhận thức đầy đủ về hiện thực xã hội. Tác phẩm chính của ơng là Con đường mưa
(비오는 길), Mùa xuân và con đường mới (봄과 오는 길), Người không tính cách
(무성격자)…

16


b) Tình hình văn học sau khi giải phóng:
“Giải phóng” (해방) là hai từ xét về mặt lịch sử lúc đó, chúng ta có thể hình dung
đó là “Bước xuất phát mới”. Nhưng cũng có thể nói đó là thời kì mà Hàn Quốc buộc
phải đối đầu với hiện trạng đất nước đầy rẫy những khó khăn và hỗn loạn. Bán đảo
Hàn chia cắt làm đơi, phía nam nhận được sự ủng hộ đặc biệt của Mĩ, miền Bắc thì
Liên xơ đứng phía sau hậu thuẫn để xây dựng nên chế độ xã hội chủ nghĩa riêng. Năm
48 biên giới hai miền nam bắc chính thức được vẽ trên bản đồ.
Sau cuộc chiến xuất hiện dòng “Văn học hậu chiến” (해방 후의 문학) như một
“Cuộc cách mạng” làm tân thời nền văn học Hàn Quốc. Bởi lẽ nó đề cập đến vấn đề
sinh tồn khổ sở của con người sau khi cuộc chiến kết thúc. Đó là những tác phẩm vẽ
nên một cách chân thực đảo lộn của phong tục tập quán, sự sụp đổ của luân lí xã hội
sau chiến tranh và cịn cho thấy sự tìm hiểu sát thực về tính tơn nghiêm của con người
và tố cáo thảm khốc về chiến tranh. Các tác phẩm : Không nhà (혈거 부족)của Kim
Dong Ri, Gió vẫn thổi (바람은 그냥 불고), Thốt khỏi vì sao (별을 헨다) của Kye
Yong Muk, Hồi hương (귀향) của Jeong Bi Sok, Cuốn nhật kí quí giá (귀한 일지)
của Yom Sang Sop, Ngọn đèn dầu (잔등) của Ho Jun…
Thứ hai là việc nhận thức tấn bi kịch do bị phân chia hai miền bắc nam. “Giải
phóng” theo nghĩa đen của nó là sự kiện mang tính lịch sử nhưng nghĩa bóng thì nó
lại là sự “bất hạnh” bởi lẽ tàn dư của nó chính là cái bi kịch bị chia đôi đất nước. Lấy
vĩ tuyến 18 làm ranh giới đã hạn chế việc qua lại thông thương của hai miền đất nước.
Các tác phẩm tiêu biểu là Vĩ tuyến 38 (삼팔선), Li hợp (이합) của Yom Sang Sob,
Chiếc chăn bông (청춘보) của Han Tae Hun, Con bò (소) của Jon Yong Thek, Trước

và sau giải phóng (해방전후) của Lee Te Jun, 40 năm (사십 년) của Park No Kap.
Thông qua những tác phẩm như Ngôi nhà bằng kẹo (양과자 집), Hai lần phá sản
(두파산), Đối mặt với tử thần (임종). Sự nghiệp một đời (일대의 유업) Yom Sang
Sob đã miêu tả cái thực trạng cuộc sống của giới tư sản. Hay như tác phẩm Con ngựa
kéo (역마) , Trăng (달) của Kim Tong Ri đã đi sâu vào bản chất của hiện thực để diễn

17


tả nguồn cội của hiện thực ấy. Ngôi làng xưa (옛 마을) , Du thủ (유두) của Ho Yun
Sok cũng đã diễn tả khía cạnh của thể loại tiêu thuyết tình cảm.
Mặc khác, thời kì này xuất hiện thêm một loại hình văn học mới thiên vế phản tính
và lí giải. Trong đó nhà văn đã lí giải những nhận thức của bản thân, những nghĩa vụ
cần có cũng như đã kích những lổ hổng của những người trí thức và những hạnh động
tội lỗi của họ giới thời thống trị của đế chế Nhật. Lee Kwang Soo với tác phẩm Chủ
trương hợp tác với Nhật vì hạnh phúc của dân tộc Cho Son (조선 민족의 행복을
위해서 일본에 협력하기를 주장했다) đã nổ lực bản thân ơng để lí giải cho điều ấy.
Cùng với đó là những tác phẩm tiêu biểu khác như: Tội nhân của dân tộc (민족의
죄인) …của Chae Man Sik, Trước và sau giải phóng (해방 전후) của lee Tae Jun,
Chính đạo (도정) của Ji Ha Ryon.
Nhìn chung những năm 1940 văn đàn Hàn Quốc tồn tại song song hai dòng văn
học trước và sau năm 1945 với nội dung phong phú đã phản ánh rõ thực trang xã hội
và con người Hàn Quốc trong thời kì hỗn loạn này. Có thể nói cuộc giải phóng ngày
15.8.1945 là cuộc giải phóng “tuyệt vời” đã đưa đất nước và con người Hàn Quốc trở
về với bầu trời tự do mặt khác nó là cuộc giải phóng “khơng hồn tồn” bởi lẽ dư âm
của nó là sự nảy sinh hai tư tưởng đối lập kết quả là dẫn đến việc phân chia hai miền
đất nước. Và điều này đã góp phần làm nên nền văn học sau năm 1945 và kéo dài đến
năm 1970.

c) Một số tác giả tiêu biểu thời kì này

Kim Dong Ri và Hwang Sun Won là hai tác giả đã hướng ngịi bút của mình đến
những giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Hàn Quốc vào thời kì đầu thập niên 40.
Kim Dong Ri (1913-1955) là tác giả chủ trương theo tinh thần thuần túy trong văn
học. Ông chủ yếu viết các tác phẩm tham cứu tính chủ thể của dân tộc và truyền thống
mang bản sắc Hàn Quốc.
Trước 1945, ơng thường thơng qua hình thức liên kết Shanman giáo với thật giáo,
thiên chúa giáo và cả đạo Nho …để tạo nên những chủ đề quanh về vấn đề xung đột
vắn hóa truyền thống và văn hóa ngoại lai.

18


Sau 1945, tức là sau cuộc chiến tranh, ông chủ yếu sáng tác những tác phẩm lấy
bối cảnh là cuộc chiến “Quân mỹ trở về” , “Thế trận Heung nam”, “Tiếng chim Ác là”
tất cả điều lấy bối cảnh chiến tranh nhưng không trực tiếp miêu tả vết thương của
chiến tranh. Trái lại chiến tranh như một tương lai mà khơng một ý chí hay sức mạnh
nào của con người nào có thể can thiệp được .
Hwang Sun Won (1915-2000) là nhà văn khắc họa nên vẻ đẹp, sự thuần khiết, tôn
nghiêm của con người bằng những câu văn trữ tình và giản dị. Trong tiểu thuyết của
ơng thường xuất hiện những nhân vật khao khát hướng tới tình yêu do cảm thấy cơ
đơn. Và lúc đó tình u được liên kết với sự sùng bái đối với sinh mệnh. Do vậy tình
yêu mà Hwang Sun Won muốn nhấn mạnh ý nghĩa tích cực đối với sự tồn tại hay sinh
mệnh. Thế giới đầy hiểm ác nên rất khó duy trì sự thuần khiết, nhưng vì thế giới như
vậy cho nên việc hòa giải và điều trị các vết thương lại càng trở nên quan trọng. Vì
vậy thiểu thuyết của ơng vùa có bi kịch, vừa ấm áp tình người.
“Con chó làng Moknoemi”(1948) là truyện ngắn thể hiện rõ điều này. Một chú
chó đáng thương chạy lạc vào làng Moknoemi, những người trong làng vì nghĩ là chó
điên nên định đánh chết chú chó. Nhưng nhờ một cụ già trong làng cứu mạng chú chó
sinh được cả đàn con chó con. Cuối cùng chú chó chết bởi tay người thợ săn nhưng
các con của nó được cả làng ni nấng và hưởng cuộc sống dài lâu. Qua tác phẩm này,

nhà văn muốn truyền tải một cách cảm động sự quan trọng của sinh mạng. Hành động
bạo lực của những người trong làng tượng trưng cho sự tàn khốc của thế giới bức hại
những sinh mạng hiền lành. Tác phẩm chuyển đến thông điệp rằng sinh mạng là thứ
thiêng liêng bền bỉ, và cuối cùng sẽ chiến thắng bạo lực.
Có thể nói Hwang Sun Won là nhà văn có nhiều khám phá tìm tịi nhất vầ vấn đề
cứu rỗi tình u trong lịch văn xuôi hiện đại HÀN QUốC.

19


5. Những năm 1950
Cuộc chiến ngày 25 tháng 6 bắt đầu đưa đất nước Hàn Quốc rơi vào đỉnh điểm của
sự tan tóc đau thương. Bi kịch của dân tộc làm cho những năm 50 thành thời kì ảm
đạm khơng gì tả nổi, cả Nam và Bắc đều rơi sâu vào nổi đau của chiến tranh. Thời kì
này tiểu thuyết được chia ra làm hai bộ phận. Một là “Văn học tiền chiến”, đó là
những tác phẩm sáng tác phản ảnh tình trạng đất nước xuyên suốt cuộc chiến tranh
ngày 26 tháng 5, hai là “văn học hậu chiến” dòng văn học ra đời sau khi chiến tranh
kết thúc.
Nói về đặc trưng của văn học những năm 50 đó chính là những nổi đau của con
người trải qua cuộc chiến, đây cũng chính là một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn
học Hàn Quốc hiện đại. Kế đến là một trào lưu văn học thấm nhuần tư tưởng nhân
đạo phát triển mạnh trong giai đoạn này, bằng những gì đã nghiệm thực tế qua chiến
tranh, các nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm mang tính hiện thực cao. Thứ ba là
chủ nghĩa sinh tồn, có thể nói là những ảnh hưởng của chiến tranh vẫn còn đeo đẳng
và day dứt trong lòng nhiều người, xu hướng sáng tác này cũng đã sinh ra các “tác giả
của thời đại mới”.
Các tác giả cũng tập trung viết về những người lính tham gia chiến tranh như hải
quân, lục quân, không quân, những câu chuyện liên quan đến cuộc sống và chiến đấu
của họ.Tác phẩm tiêu biểu viết về họ là “Dịng văn học Hàn Quốc tồn kì”. Nhưng có
thể nói văn học thời kì này chưa có độ chín và những thành tựu đáng kể, có thể là vì

các nhà văn sáng tác dựa trên những mục đích quá cụ thể được vạch cụ thể đứng trên
cả những điều kiện cần thiết trong sáng tác khác.
Đặc trưng tiêu biểu của văn học những năm 50 là thông qua những trải nghiệm
chiến tranh, lấy đề tài chiến tranh là đề tài chủ yếu cho giai đoạn này. Họ chủ yếu lấy
đề tài về trẻ em, quá trình trưởng thành của chúng qua chiến tranh, những ám ảnh của
chiến tranh lên cuộc sống của chúng. Ví dụ như tác phẩm Râu giấy trắng (흰 종이
수염), So Ri Khim (쑈리킴) là những tác phẩm tiêu biểu. Điểm giống nhau giữa
những tác phẩm trong thời kì này là hướng về cuộc sống của con người, những biến

20


đổi trong cuộc sống của họ, những tác phẩm như 3 loại hình người ( 제 3 인간 형)
của An Su Kil và Chuyến hành trình giữa tuyết (설중행) của Son Chang Sop là
những tác phẩm thể hiện rõ những đặc điểm đó.
Với những gì đã trải nghiệm qua thực tế của chiến tranh xu hướng sáng tác chung
của những tác giả tập trung vào đó là sự bất an, hỗn độn, những khó khăn trong cuộc
sống, các tác giả tập trung vào đưa ra những tình huống để khắc phục những khó khăn
đó, tác phẩm tiêu biểu theo xu hướng này là Thời đại Min Da Won (밀다원 시대) của
Kim Dong Ri, Chuyến hành trình đêm (암야행) của Kim Song Han và Những cây
đứng trên đồi (나무들 비탈에 서다) của Hwang Sun Won, và Viên đạn lạc (오발탄)
của của Lee Bom Son.
Xu hướng thứ hai nổi trội trong dòng văn học những năm 50 là phê phán những tư
tưởng ngoại đạo đang len lỏi trong lòng xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ tiêu biểu là
những tác phẩm như Hạc (학) của Hwang Sun Won, Lòng tin con người (인간 신뢰)
Song Byoung Su…
Xu hướng thứ ba nổi trội lên rõ trong thời kì này là sự du nhập của Chủ nghĩa hiện
thực (còn gọi là chủ nghĩa sự thực ở Hàn Quốc), khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2
kết thúc, khi văn học đề cập đến cái gọi là “Sự tồn tại và ý nghĩa của nó”, đưa ra
những giải pháp để đối đầu và khắc phục… văn học Hàn đã tiếp nhận dòng văn học

này một cách nhanh chóng, đặc biệt là những tác giả trẻ những ngòi bút nắm vai trò
chủ đạo trong giai đoạn này, ví dụ như Son Chang Sop, Jang Young Hak, O Sang
Won…

21


CHƯƠNG II : TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM CÁC NHÀ THƠ CẬN ĐẠI

1. Kim So Won (김소월)
Nói đến thơ hiện đại Hàn Quốc thì khơng thể khơng nhắc đến Kim So Won, ơng
được nhìn nhận là người có vị trí quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát
triển thơ hiện đại Hàn Quốc. Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng quan trọng và chiếm
số lượng nhiều nhất là thơ trữ tình. Vào những năm 20 ơng đã giới thiệu văn học Tây
âu cũng như những xu hướng thơ ca mang đậm chất Tây âu vào trong văn đàn Hàn
Quốc lúc bấy giờ. Đó như là một làn gió mới thổi vào một bầu khơng khí mùa hè oi ả.
Trong những bài thơ tiêu biểu trong dòng thơ hiện đại có rất nhiều tác phẩm của ơng,
như là Hoa Chin tan le (진달래꽃), Không thể quên (못 잊어) , Chim Đỗ Quyên
(점동새), Hoa trên núi (유산화)…thời đại của ông là những năm 1920 tính đến nay
cũng đã gần một thế kỉ trôi qua nhưng hầu như người Hàn Quốc nào cũng thuộc và
thích đọc thơ ơng. Vì sao người ta lại ln thích thơ ơng bất chấp thời đại đó đã trơi
xa. Có thể nói, Kim So Won có đầy đủ phẩm chất của một thiên tài trong thơ ca.
Ngôn ngữ ông sử dụng để làm thơ luôn là những ngơn từ bình dị, dễ đi vào lịng
người, với những ngôn từ đẹp nhất và gần gũi nhất ông đã thể hiện những nội dung
hết sức đa dạng về tình yêu, nỗi nhớ nhung, nỗi buồn và sự li biệt. Và vì những dịng
thơ đó khơng chỉ cịn là tiếng lịng của ơng. Nó nói lên tâm trạng của thời cuộc và nỗi
lòng của một thế hệ người Hàn Quốc với những mất mát và cả niềm hạnh phúc. Đó
cũng là lí do vì sao Kim So Won ln là một tác giả được đánh giá cao nhất trong
dòng thơ hiện đại Hàn Quốc.
한국 사람이라면 근대 한국 최고의 시인인 김소월을 모르는 사람은 없을

것이다. 또한 그의 대표적인 시 진달래 꽃, 먼 후일, 못 잊어, 예전엔 미처
몰랐어요, 초혼 중의 시 한 수쯤은 외우고 있다. 김소월의 시가 대부분 1920 년대
중반에 쓰여젔으니 지금부터 80 년의 세월이 흘렀다. 그러나 지금도 한국

22


사람들이 여전히 그의 시를 그 토록 좋아하는 까닭은 무엇일까? 김소월은 시를
쓰는데 천재적인 소질을 갖고 있었다. 그는 일반 대중들이 누구나 쉽게 이해할
수 있는 언어를 사용하였다, 그의 시 내용은 사랑, 그리움, 슬픔과 이별 그리고
절망과 좌절 등을 아름다운 시어로 표현하였다. 그의 시는 한국 민족의 감정과
정서를 그대로 표현하고 있기 때문이다.
김소월의 본명이 김정식이고 소월은 필명이다. 1903 년 한경북도 안주군
곽산에서 태어났다. 1920 년 19 세에 시를 쓰기 시작하였다, 1923 년 서울에서
고등학교를 졸업한 그는 일본으로 건너가 동경상대에 진학했으나 그해에
귀국한 이후 학업을 계속하지 못하였다. 1925 년 그의 나이 25 세 때 시집
진달래꽃을 처음으로 출간하였다. 그는 1926 년 신문사 지국을 경영하는 등
생계를 유지하기 위해 이런 저런 을들을 하였으나 뜻 데로 되지 않았다.
1929 년부터 그는 실의와 낙담에 빠진 듯 불면증에 시달리면서 술로 슬픔을
달랬다. 그는 1939 년 12 월 24 일 33 세로 세상을 떠났다.

Kim Sowol sinh ngày 6 tháng 9 năm 1902 tại Kwaksan, tỉnh Bắc Pyounyang bây
giờ thuộc Bắc Triều Tiên và mất năm 1934 khi ơng vừa trịn 32 tuổi.
Ơng được sinh ra trong một gia đình khá giả. Thời thơ ấu của ông mang đậm màu
sắc của thảm kịch. Khi ông lên 2 tuổi (1903), cha ông trong một lần đang xây dựng
tuyến đường sắt từ Kwak San đến Jong Kuk đã bị quân Nhật đánh ập đến bất ngờ, ơng
bị mắc chứng bệnh tâm thần. Ơng bị bệnh tâm thần nghiêm trọng và đã được điều trị
bởi các pháp sư địa phương, người đã phải dùng tới phương pháp như đánh đập bệnh
nhân và đôi khi đưa bệnh nhân vào nước lạnh băng giá. Những cảnh "điều trị" của cha
ông đã để lại một dấu ấn sâu sắc cho Kim So-wol và ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thơ của

ơng. Sau đó ơng lớn lên trong sự chăm sóc và giáo dục của ơng ngoại.
Hàn Quốc trở thành một “Quốc gia ẩn dật” vào thế kỷ 19. Nhật Bản đã thơn tính
Hàn Quốc và thiết lập sự cai trị thực dân tại đây từ năm 1900. Năm 1909, ông bắt đầu
đi học ở trường dân lập Nam San đến năm 1915 thì tốt nghiệp. Sau đó ông tiếp tục học
ở trường trung học cơ sở O-San và trong thời gian học tại đây, ông đã gặp gỡ thầy Kim
23


×