Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ tại công ty TNHH và TM nội thất ngọc lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘ
SẢN PHAM NỘI THÂT PHỊNG NGỦ TẠI CƠNG TY
TNHH VÀ TM NỘI THẤT NGỌC LÂM
Ngành

: Chế biến Lâm sản

Mã số

: 7549001

Giáo viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền
Sinh viên thực hiện

: Bùi Ngọc Quân

Lớp

: K61 - CBLS

Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nội - 2020



LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Viện Công Nghiệp Gỗ, các
Phòng, Ban trực thuộc Trường Đại học Lâm Nghiệp, những người đã tận tình
giảng dạy dìu dắt em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại
học Lâm Nghiệp.
Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên
trong Công ty TNHH và TM nội thất Ngọc Lâm đã tạo điều kiện cho tơi có thể
thực hiện các nội dung của đề tài khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin cảm ơn
trân thành đến TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực tập và hồn thiện bản khố luận này.
Qua đây, em cũng xin trân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên Viện Công
Nghiệp Gỗ Trường Đại học Lâm Nghiệp cùng gia đình, anh chị, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2020
Sinh viên

Bùi Ngọc Quân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................1
MỤC LỤC .......................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................2
1.1. Tình hình phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam .............................2
1.2. Sơ lược về tình hình thiết kế sản phẩm nội thất phòng ngủ ở Việt Nam .........3
1.3. Sơ lược về tình hình nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất .........................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................6
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................6
1.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................6
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN .........................................................................7
2.1. Nguyên lý thiết kế và tạo dáng cho sản phẩm mộc .........................................7
2.1.1. Khái niệm về sản phẩm mộc và thiết kế sản phẩm mộc .......................7
2.1.2. Đặc tính cơ bản thiết kế sản phẩm mộc .................................................9
2.1.3. Yêu cầu chung với sản phẩm mộc .........................................................9
2.1.4. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc ......................................................10
2.1.5. Tạo dáng cho sản phẩm mộc ...............................................................12
2.2. Nguyên liệu chính cho sản phẩm mộc............................................................13
2.2.1. Gỗ tự nhiên ..........................................................................................13
2.2.2. Ván nhân tạo ........................................................................................14
2.3.3. Lâm sản ngoài gỗ (tre, trúc, song, mây …) .........................................18
2.2.4. Vật liệu phụ .........................................................................................18
2.3. Liên kết cơ bản trong sản phẩm mộc..............................................................18


2.4. Tìm hiểu máy móc, thiết bị và sản phẩm của công ty ....................................20
2.4.1. Thông tin chung về công ty .................................................................20
2.4.2. Máy móc thiết bị của cơng ty ..............................................................21
2.4.3. Ngun liệu và sản phẩm đặc thù của công ty ....................................24
2.5. Yêu cầu cơ bản và cấu tạo chung của sản phẩm giường ngủ .........................25

2.5.1. Yêu cầu về công năng..........................................................................25
2.5.2. Yêu cầu về thẩm mỹ ............................................................................27
2.5.3. Yêu cầu về kinh tế ...............................................................................27
2.5.4. Nguyên lý cấu tạo chung của giường ngủ ...........................................27
2.6. Yêu cầu cơ bản và cấu tạo chung của tủ quần áo ...........................................29
2.6.1. Yêu cầu về công năng..........................................................................29
2.6.2. Yêu cầu về thẩm mỹ ............................................................................29
2.6.3. Yêu cầu về kinh tế ...............................................................................30
2.6.4. Nguyên lý cấu tạo chung của tủ quần áo .............................................30
2.7. Tìm hiểu về quy trình cơng nghệ sản xuất đồ gỗ ...........................................33
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................35
3.1. Thiết kế bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ ......................................................35
3.1.1. Yêu cầu thiết kế ...................................................................................35
3.1.2. Ý tưởng thiết kế ...................................................................................36
3.1.2. Lựa chọn phương án thiết kế ...............................................................36
3.1.3. Xây dựng hệ thống các bản vẽ cho sản phẩm .....................................40
3.1.4. Tính tốn nguyên vật liệu tiêu hao cho sản phẩm ...............................42
3.1.5. Quá trình cơng nghệ gia cơng chi tiết..................................................44
3.1.6. Tính tốn sơ bộ giá thành sản phẩm ....................................................46
3.2. Thuyết minh thiết kế ......................................................................................47
3.2.1. Giải pháp về công năng .......................................................................47
3.2.2. Kiểu dáng sản phẩm ............................................................................47
3.2.3. Giải pháp về nguyên vật liệu ...............................................................47
3.2.3. Giải pháp về kết cấu ............................................................................47


3.3. Đánh giá về thiết kế ........................................................................................47
3.3.1. Giá trị thẩm mỹ ....................................................................................47
3.3.2. Giá trị kinh tế .......................................................................................47

3.4. Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm ..........................................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................50
Kết luận..................................................................................................................50
Kiến nghị ...............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................51


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng tính tốn khối lượng các chi tiết giường ngủ đơi.................................42
Bảng 3.2: Bảng tính tốn phụ kiện cho sản phẩm giường .............................................42
Bảng 3.3: Bảng tính toán khối lượng các chi tiết tủ quần áo ........................................43
Bảng 3.4: Bảng tính tốn phụ kiện cho tủ quần áo........................................................44
Bảng 3.5: Lưu đồ gia công chi tiết của sản phẩm giường .............................................44
Bảng 3.6: Lưu đồ gia công chi tiết của sản phẩm tủ quần áo ........................................45
Bảng 3.7. Chi phí nguyên liệu sản xuất bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ ....................46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Nội thất phịng ngủ trong khơng gian nhỏ.......................................................3
Hình 1.2: Nội thất phịng ngủ theo phong cách tối giản.................................................. 4
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất đồ mộc gỗ đước ........................................................5
Hình 2.1: Gỗ xẻ .............................................................................................................14
Hình 2.2: Ván MDF .......................................................................................................15
Hình 2.3: Ván ghép thanh ..............................................................................................15
Hình 2.4: Ván dăm.........................................................................................................16
Hình 2.5: Ván dán ..........................................................................................................17
Hình 2.6: Gỗ nhựa .........................................................................................................17
Hình 2.7: Sơ đồ mặt bằng cơng ty Ngọc Lâm ...............................................................21
Hình 2.8: Máy bào cuốn ................................................................................................22
Hình 2.9: Máy cưa bàn trượt .........................................................................................22

Hình 2.10: Máy CNC ....................................................................................................23
Hình 2.11: Máy dán cạnh ..............................................................................................24
Hình 2.12: Giường ngủ đơn...........................................................................................25
Hình 2.13: giường ngủ đơi.............................................................................................26
Hình 2.14: Giường ngủ tầng trẻ em ...............................................................................26
Hình 2.15: Giường gỗ ván cơng nghiệp .......................................................................29
Hình 2.16: Giường gỗ ván cơng ngiệp ..........................................................................29
Hình 2.17: Giường gỗ ván cơng nghiệp .......................................................................29
Hình 2.18: Giường gỗ ván cơng nghiệp .......................................................................29
Hình 2.19: Tủ quần áo kết hợp trang trí .......................................................................32
Hình 2.20: tủ quần áo kết hợp đợt trang trí ..................................................................32
Hình 2.21: Tủ quần áo cánh lùa đợt cong.....................................................................32
Hình 2.22: Tủ quần áo cánh lùa kính ...........................................................................32
Hình 2.23: Sơ đồ tổng quát về quy trình sản xuất sản phẩm đồ gỗ ...............................34
Hình 3.2: Hình ảnh phối cảnh giường ngủ ....................................................................38
Hình 3.3: Phối cảnh sản phảm tủ quần áo .....................................................................40
Hình 3.4: Bản vẽ bóc tách 3D của sản phẩm giường ....................................................40


Hình 3.5: Bản vẽ bóc tách 3D của tủ quần áo phần mặt trước ......................................41
Hình 3.6: Bản vẽ bóc tách 3D của tủ quần áo khơng cánh............................................41
Hình 3.7: Quy trình sản xuất sản phẩm giường và tủ quần áo bằng gỗ công nghiệp tại
công ty. ..........................................................................................................................48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực
đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam
đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản
phẩm đồ gỗ Việt Nam ln được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các

nước trong khu vực. Bên cạnh nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ trong nước tăng cao,
đòi hỏi các doanh nghiệp và các nhà thiết kế cũng phải cho ra nhiều sản phẩm đa
dạng và bền đẹp hơn, trong đó sản phẩm gỗ cơng nghiệp cũng ngày càng được
ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn là do sản phẫm gỗ cơng nghiệp có mẫu mã
đẹp, đa dạng về hình dáng và màu sắc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho hầu hết các
doanh nghiệp là làm sao để có được những mẫu thiết kế đẹp, với quy trình sản
xuất đơn giản mà vẫn đảm bảo được cơng năng, tính thẩm mỹ và đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng trong khơng gian
phịng ngủ như gường, tủ là những sản phẩm cốt lõi của một phịng ngủ hiện
nay.
Vì lý do trên cũng như được sự đồng ý của Viện Công nghiệp gỗ và Nội Thất
tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài: “Thiết kế và xây dựng quy
trình sản xuất bộ sản phẩm nội thất phịng ngủ tại cơng ty TNHH và TM
nội thất Ngọc Lâm ”.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam
Từ xa xưa, gỗ đã được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các cơng trình
xây dựng, máy móc, cơng cụ, đồ dùng nội thất, ngoại thất, phụ kiện và cả những
đồ trang sức… Ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ đã được hình thành và phát
triển lâu đời ở nước ta và là ngành có truyền thống đã trải qua bề dày lịch sử
hàng trăm năm, luôn gắn liền với thăng trầm lịch sử của xã hội Việt Nam. Từ
thế kỉ XI dưới thời nhà lý mặt hàng đồ gỗ và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ
khác đã được sản xuất nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
nguồn gỗ tự nhiên trên thế giới cũng như ở Việt nam, ngày càng khan hiếm do
khai thác mất kiểm soát, cháy rừng, thiên tai… Đến thế kỉ XX ván công nghiệp

được chế tạo thành công với thành phần chính là gỗ cành, dăm và cây gỗ nhỏ,
đẩy ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ sang một thời kỳ mới với những thiết kế
mới, sang trọng, mẫu mã hiện đại, đa dạng về hình dáng và đặc biệt có chất
lượng ưu việt hơn như có khả năng chống mối mọt tốt, độ cong vênh nhỏ, đa
dạng về màu sắc,… Ngồi ra, gỗ cịn được pha trộn, kết hợp với các loại vật liệu
khác để tạo ra nhiều sản phẩm có tính năng ưu việt hơn như gỗ nhựa hay
combozit gỗ.
Trên thị trường hiện nay các sản phẩm đồ gỗ công nghiệp đã được sử dụng
rộng rãi và phổ biến hơn. Một số loại ván gỗ công nghiệp được sử dụng phổ
biến trên thị trường hiện nay là ván MDF (medium density fiberboard), ván dán
(ván plywood), ván ghép thanh, gỗ nhựa…
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam không ngừng phát triển với khoảng 3.900
doanh nghiệp chế biến lâm sản khác nhau. Trong đó khoảng 95% số doanh
nghiệp là sở hữu tư nhân, 5% doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) chiếm 10% về số lượng nhưng chiếm
35% về khả năng xuất khẩu hàng hóa đồ mộc. Có 26 nước và vùng lãnh thổ đầu
tư vào lĩnh vực chế biến gỗ ở Việt Nam như: Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Nhật
Bản, Trung Quốc…
Tuy nhiên các doanh nghiệp chế biến lâm sản phân bố không đều, 70%
doanh nghiệp tập trung ở Dun Hải Miền Trung và Đơng Nam Bộ, TP.Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định. Một số khu vực đã hình thành một số
2


tập đồn, khu, cụm cơng nghiệp chế biến gỗ lớn. Tuy nhiên, thị trường xuất
khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ: sản phẩm đồ gỗ
của Việt Nam đã có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các
chủng loại sản phẩm đa dạng. Khả năng xuất khẩu đồ gỗ nước ta ln đạt mức
tăng trưởng cao. Cịn theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2019, giá trị
xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 11,2 tỉ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỉ

USD, đạt 107% so với kế hoạch được giao đầu năm 10,5 tỉ USD, tăng 20% so
với năm 2018, mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Việt Nam đứng thứ 5 thế giới, đứng thứ hai châu Á, thứ nhất ở Đông Nam Á
về xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ. Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu gỗ
khoảng 2,52 tỉ USD.
1.2. Sơ lược về tình hình thiết kế sản phẩm nội thất phòng ngủ ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, đời sống
con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ ngày càng
nhiều. Để có được các sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhiều công
ty thiết kế tại Việt Nam đã đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo được thể hiện qua
nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng được nhu cầu thị yếu của khách hàng. Đặc
biệt là các sản phẩm như giường ngủ và tủ quần áo là những sản phẩm không thể
thiếu được trong mỗi gia đình.
Ở Việt Nam, các sản phẩm nội thất phịng ngủ điển hình như giường và tủ
quần áo đã có một số cơng trình nghiên cứu như:
- Nội thất phịng ngủ trong khơng gian nhỏ - Nội thất Việt Á Đơng

Hình 1.1: Nội thất phịng ngủ trong không gian nhỏ
3


Thiết kế phịng ngủ nhỏ bằng gỗ cơng nghiệp là giải pháp tối ưu được
nhiều gia đình chọn, nó tạo sự mới mẻ và hiện đại cho căn phòng ngủ.
sản phẩm nội thất giường, tủ có kiểu dáng càng đơn giản thì giá trị sử
dụng lại càng cao và việc bài trí khơng gian nội thất phịng ngủ diện tích nhỏ
cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
-

ECOHOME – Nội thất thân thiệt mơi trường


Hình 1.2: Nội thất phịng ngủ theo phong cách tối giản
Một thiết kế phòng ngủ khác mang thiên nhiên vào phịng ngủ hiện đại sẽ
làm bạn vơ cùng hài lòng đấy. Nội thất phòng ngủ được thiết kế theo phong
cách tối giản hiện đại. Chiếc giường ngủ được khoác lên tấm chăn vải mềm
mại và rộng lớn sang trọng. Nổi bật nhất chính là bức tranh hoa lá vơ cùng
chân thực được bố trí đầu giường. Chính họa tiết của bức tranh làm bừng
sáng khơng gian phịng ngủ của chúng ta.
Với thiết kế giường và tủ quần áo sử dụng đường thẳng là chủ đạo thể
hiện phong cách hiện đại hợp thời đại.

4


1.3. Sơ lược về tình hình nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất
Mấy năm qua tình hình kiểm sốt chất lượng ở nước ta đã có nhiều tiến
bộ mới, các tổ chức đã dần dần chú trọng để nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm, hàng Việt Nam đã bắt đầu chiếm lĩnh được thị trường, được người
tiêu dùng chấp nhận, nhưng nhìn về tổng quan thì năng xuất chất lượng cũng
như năng lực cạnh tranh của chúng ta cịn yếu. Vì vậy, để tạo ra những sản phẩm
đẹp, độ bền cao chúng ta cần phải nắm rõ quy trình tạo sản phẩm, kết cấu, liên
kết của nó từ đó thiết kế các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cơng trình nghiên cứu về xây dựng quy trình sản xuất ở Việt Nam gần
đây như:
- Nghiên cứu quy trình cơng nghệ xẻ gỗ đước- TS. Lê Thanh Chiến –
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Kết quả cho thấy tổng độ dư gia công của các mẫu theo các góc xẻ khác
nhau biến động khơng nhiều và có giá trị trung bình : Theo chiều dày S D= 4
mm, theo chiều rộng S D= 3 mm. Từ kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm xẻ
gỗ Đước, quy trình xẻ gỗ Đước theo các bước sau;
Gỗ Đước có đường kính >100mm xẻ theo phương pháp Xé suốt “hỗn

hợp”
Cưa đĩa xẻ 2 mạch đầu; cưa vòng đứng xẻ các mạch tiếp theo đối với gỗ
có đường kính >180mm.Gỗ có đướng kính 100- 180mm sử dụng cưa đĩa,
thiết bị sử dụng : Cưa đĩa và cưa vịng đứng
Ngun liệu

Bóc vỏ cắt khúc

Xẻ ván

Xẻ phôi

Tạo ra sản phẩm

Gia công phôi

Sấy phơi

Xử lý ván xẻ

Sơn phủ hồn
thiện sản phẩm

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất đồ mộc gỗ đước

5


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát:

Thiết kế và xây dựng được quy trình sản xuất bộ sản phẩm nội thất phòng
ngủ trên cơ sở sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu của công
ty TNHH và TM nội thất Ngọc Lâm.
 Mục tiêu cụ thể:
- Thiết kế được hình dáng và cấu tạo bộ sản phẩm nội thất phịng ngủ
phù hợp tính thẩm mỹ và yêu cầu của khách hàng.
- Lập được hệ thống bản vẽ chi tiết cho bộ sản phẩm đã thiết kế.
- Tính tốn được sơ bộ giá thành bộ sản phẩm thiết kế.
- Đưa ra được quy trình sản xuất bộ sản phẩm trên cơ sở máy móc thiết
bị thực tế tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ.
- Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế bộ sản phẩm nội thất phịng ngủ bằng gỗ
cơng nghiệp và lập quy trình gia cơng phù hợp với tình hình thực tế tại cơng ty.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu máy móc, thiết bị và đặc thù sản phẩm của công ty.
- Thiết kế bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ.
- Xây dựng hệ thống bản vẽ, tính tốn giá thành sơ bộ cho bộ sản phẩm
- Xây dựng quy trình sản xuất bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ đã thiết kế.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra hiện trường: Điều tra, khảo sát các số liệu liện
quan đến lĩnh vực nghiên cứu tại Công ty.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người
có kinh nghiệm trong lĩnh vực để lựa chọn phương án thi công
- Phương pháp thực nghiệm: sử dụng các phần mềm đồ họa như autocad,
3Dmax, photoshop, ... để xậy dựng hệ thống bản vẽ.
6



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.1. Nguyên lý thiết kế và tạo dáng cho sản phẩm mộc
Sản phẩm mộc theo nghĩa rộng là những đồ dùng không thể thiếu để duy
trì đời sống và cơng việc bình thường của con người cũng như sự phát triển của
xã hội. Theo nghĩa hẹp, sản phẩm nội thất là những đồ dùng và thiết bị nhằm
cung cấp cho con người để nằm, ngồi, nâng đỡ, cất giữ những vật dụng khác
trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác hay trong các hoạt động xã hội. Sản
phẩm nội thất là những thiết bị chủ yếu được bố trí bên trong nội thất, tức là nó
vừa có được những tính năng về sử dụng, vừa có tính năng trang trí, nó kết hợp
với môi trường nội thất tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Sản phẩm
nội thất là thuật ngữ chỉ về những loại mặt hàng, tài sản … và các vật dụng khác
được bố trí, trang trí bên trong một khơng gian nội thất như căn nhà, căn phịng
hay cả tịa nhà nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động khác nhau của con
người trong công việc, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí phục vụ thuận tiện
cho công việc, hoặc để lưu trữ, cất giữ tài sản... có thể kể đến một số hàng nội
thất như ghế ngồi, bàn, giường, tủ đựng áo quần, tủ sách, tủ chè, chạn, đồng hồ
treo tường....
Thiết kế sản mộc thất là sự kết hợp sáng tạo của kiến thức khoa học kỹ
thuật, công nghệ, … tạo nên các sản phẩm sử dụng trong khơng gian nội thất
đảm bảo được tính an tồn, cơng năng, thẩm mỹ, kinh tế, …đáp ứng được nhu
cầu của người sử dụng. Khi thiết kế lựa chọn sản phẩm nội thất, ngoài việc quan
tâm đến yếu tố thẩm mỹ còn cần lưu ý xem xét đến yếu tố về nhân trắc học như
kích thước ngoại quan phải phù hợp với các bộ phận của cơ thể, phù hợp với
nhu cầu tâm lý con người và phải được điều hồ tương đối với mơi trường cũng
như kích thước khơng gian bên trong phịng.
2.1.1. Khái niệm về sản phẩm mộc và thiết kế sản phẩm mộc
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều loại vật
liệu mới, nhưng vật liệu gỗ - vật liệu truyền thống vẫn được người sử dụng ưa

chuộng. Nhu cầu về các đồ dùng bằng gỗ ngày càng cao, với xu hướng đồ gỗ
vừa mang phong cách hiện đại, vừa mang tính truyền thống, với nhiều mẫu mã,
kiểu dáng sang trọng, kết cấu mới lạ đem lại sự ấm cúng gần gũi thân quen với
người sử dụng, bởi nó có sự giao lưu qua lại giữa “đồ gỗ - môi trường- người sử
dụng”
7


Các sản phẩm làm từ gỗ gọi chung là sản phẩm mộc, rất đa dạng và phong
phú về chủng loại, nguyên lý kết cấu, về chức năng công dụng… các sản phẩm
nội thất, sản phẩm ngoại thất, ngồi ra cịn có các sản phẩm mộc mỹ nghệ như
sơn mài, trạm trổ, tượng phật…
Sản phẩm mộc cũng được gọi là đồ dùng gia đình hay dụng cụ gia đình…,
nó có nghĩa là các đồ vật được sử dụng trong gia đình. Theo Tiếng Anh là
Furniture, bắt nguồn từ tiếng Pháp Fourniture, có nghĩa là thiết bị. Trong ngơn
ngữ của các nước phương tây cịn có một cách nói khác bắt nguồn từ tiếng Latin
Mobilis, có nghĩa là di động, như: tiếng Đức là Möbel, tiếng Pháp là Meulbe,
tiếng Italia là Mobile, tiếng Tây Ban Nha là Mueble,…
Theo nghĩa rộng mà nói, sản phẩm mộc là chỉ những đồ dùng mà không
thể thiếu được để duy trì đời sống và cơng việc bình thường của con người, cũng
như sự phát triển của xã hội.
Theo nghĩa hẹp mà nói, sản phẩm mộc là chỉ những loại đồ dùng và thiết
bị nhằm cung cấp cho con người để ngồi, để nằm, để nâng đỡ hay để cất giữ
những vật dụng khác trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác hay trong các
hoạt động xã hội.
Thiết kế sản phẩm mộc (furniture design) là nhằm thoả mãn được những
nhu cầu về công dụng, tâm lý hay thị giác của con người, trước khi tiến hành sản
xuất cần phải có được tính tư duy và quy hoạch sáng tạo, đồng thời cũng cần
thông qua sơ đồ, mô hình hoặc sản phẩm mẫu để diễn tả được tồn bộ quá trình
sản xuất.

Sản phẩm mộc là những vật dụng mà không thể thiếu được đối với đời
sống, công tác, hay các hoạt động xã hội của con người. Nhiệm vụ thiết kế đồ
gia dụng là căn cứ vào đời sống cũng như sinh hoạt của con người để sáng tạo ra
những điều kiện về vật chất, đảm bảo được tính tiện lợi và thích hợp, đồng thời
từ cơ sở đó nhằm làm thoả mãn được những nhu cầu về tinh thần cho con người.
Từ ý nghĩa trên mà nói, thiết kế đồ gia dụng chính là đi thiết kế một loại phương
thức sinh hoạt.
Thiết kế sản phẩm nội thất là sự kết hợp sáng tạo của kiến thức khoa học
kỹ thuật, công nghệ, … tạo nên các sản phẩm sử dụng trong khơng gian nội thất
đảm bảo được tính an tồn, cơng năng, thẩm mỹ, kinh tế,… đáp ứng được nhu
cầu của người sử dụng. Khi thiết kế lựa chọn sản phẩm nội thất, ngoài việc quan
8


tâm đến yếu tố thẩm mỹ còn cần lưu ý xem xét đến yếu tố về nhân trắc học như
kích thước ngoại quan phải phù hợp với các bộ phận của cơ thể, phù hợp với
nhu cầu tâm lý con người và phải được điều hồ tương đối với mơi trường cũng
như kích thước khơng gian bên trong phịng.
2.1.2. Đặc tính cơ bản thiết kế sản phẩm mộc
Tính phổ biến
 Các sản phẩm mộc gắn liền với đời sống con người gắn liền với đời
sống con người ăn, ở, đi lai, ngủ, nằm,… Hay các phương thức như : công tác,
giải trí…
 Tại Việt Nam, những năm gần đây, các sản phẩm mộc rất phát triển,
mang những đặc tính khác nhau, nét văn hoá khác nhau, làm thoả mãn được yêu
cầu về tâm sinh lý khác nhau của người sử dụng, nó thể hiện rõ được tính phổ
biến trong sử dụng
Tính hai mặt
 Sản phẩm mộc khơng chỉ là một loại sản phẩm có tính năng đơn giản về
sử dụng mà nó cịn là một loại sản phẩm nghệ thuật mang tính phổ cập rộng rãi.

Nó vừa làm thoả mãn được một số đặc tính trực tiếp về cơng dụng, nó vừa dùng
làm vật trang trí để con người chiêm ngưỡng khiến cho quá trình tiếp xúc sử
dụng sản phẩm có được cảm giác thích thú, trí tưởng tượng phong phú.
 Nhu cầu sinh hoạt chất lượng cao, thể hiện sự hiệu quả trong q trình
thiết kế.
Tính tổng hợp văn hóa
Văn hố là một khái niệm bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo
nghĩa hẹp, nó chỉ hình thái ý thức của xã hội loài người cũng như chế độ và biện
pháp thích ứng với nó. Theo nghĩa rộng, văn hố chỉ mối tổng hồ giữa vật chất
và tinh thần mà lồi người sáng tạo ra. Văn hố là một khái niệm mang tính phát
triển, cho đến nay chúng ta phần nhiều sử dụng định nghĩa mang tính quy phạm
tức là đem văn hoá xem như một loại mẫu hay một phương thức sống hoặc xem
nó như một kiểu về hành vi.
2.1.3. Yêu cầu chung với sản phẩm mộc
Yêu cầu về công năng sử dụng
- Phù hợp, thỏa mãn được yêu cầu sử dụng.
9


- Chắc chắn, ổn định được hình dáng cũng như hình thức và độ bền cao.
- Tạo điều kiện thỏa mái cho người sử dụng.
Yêu cầu về thẩm mỹ
 Hình dáng hài hịa, các kích thước trong từng chi tiết bộ phận sản phẩm
phải cân xứng và theo tỉ lệ nhất định.
 Đường nét phải sắc sảo, vuông thành sát cạnh, uốn lượn mềm mại.
 Màu sắc đẹp phù hợp với mục đích sử dụng và thị hiếu người tiêu dùng.
 Vân thớ đẹp: tự nhiên và nhân tạo.
 Sản phẩm mộc có sự thích ứng với mơi trường về mặt diện tíc.h
 Phù hợp với thời đại, mang tính chất cổ truyền dân tộc, yêu cầu sử dụng
tốt, thuận tiền trong quá trình vận chuyển và sử dụng.

Yêu cầu kinh tế
 Trong thiết kế sản phẩm nội thất bắt buộc phải tính tốn được giá thành
lợi dụng đối với nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nguồn năng lượng, … căn cứ
vào các chỉ tiêu về kinh tế như: sản xuất, bán hàng, đóng gói, giá thành vận
chuyển, … để tiến hành phân tích một cách hợp lý và tính tốn sơ bộ nhằm cung
cấp cho q trình sản xuất và bán hàng những chỉ tiêu về kinh tế một cách chính
xác.
2.1.4. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc
Tính thực dụng
Tính thực dụng của sản mộc thể hiện trên giá trị sử dụng của nó. Yêu cầu
đầu tiên là phải phù hợp với cơng dụng trực tiếp, có thể thoả mãn được một số
yêu cầu nhất định của người sử dụng, phải chắc chắn, tuổi thọ cao. Bên cạnh đó,
hình dáng kích thước của đồ gia dụng cũng cần phải phù hợp với đặc trưng hình
dạng con người, thích hợp với những điều kiện về sinh lý của con người, thoả
mãn được những nhu cầu sử dụng khác nhau của con người, đem những tính
năng của nó để hạn chế đến mức tối đa sự mệt mỏi, tạo điều kiện thuận lợi thoải
mái cho người trong sinh hoạt cũng như cơng việ.c
Tính nghệ thuật
Tính nghệ thuật thể hiện ở giá trị thưởng thức với nó. Ngồi những tính
năng về sử dụng, sản phẩm mộc còn phải tạo ra cái đẹp cho con người thưởng
10


thức khi sử dụng hoặc chiêm ngưỡng thông qua màu sắc, hình dáng, … Do vậy,
những thiết kế cho sản phẩm mộc phải thể hiện được đặc trưng thịnh hành của
xã hội hiện tại, liên tục cập nhập thay đổi để có những sản phẩm mộc phù hợp
với nhu cầu thị trường.
Tính cơng nghệ
Tính cơng nghệ là nhu cầu chế tác sản phẩm, dưới tiền đề đảm bảo chất
lượng công năng cao, giá thành sản phẩm hợp lý, tất cả các chi tiết, cụm chi tiết

đều được thỏa mãn yêu cầu gia cơng cơ giới hoặc sản xuất tự động.
Tính kinh tế
Tính kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tính an tồn
Sản phẩm phải có cường độ lực học đủ lớn, ổn định và an tồn với mơi
trường. Tức là ngồi việc thoả mãn nhiều yêu cầu về sử dụng nó phải có lợi cho
sức khoẻ và sự an toàn cho người sử dụng, khơng gây độc hại hay thương tích
cho con người.
Tính khoa học
Sản phẩm mộc hiện đại có thể nâng cao được hiệu quả làm việc và hiệu
quả nghỉ ngơi của con người, tăng sự tiện lợi cho cuộc sống, tạo sự thoải mái
cho con người. Vì vậy khi thiết kế cần nghiên cứu và ứng dụng những nguyên
tắc cơ bản về mối tương quan khoa học như: sinh lý học, tâm lý học, kỹ thuật
học, mỹ thuật học, khoa học môi trường hay thiết kế cơng nghệ, …
Tính hệ thống
Tính hệ thống thể hiện qua 3 yếu tố:
+) Tính phối hợp: là xem xét đến tính điều hịa và tương hỗ giữa các sản
phẩm mộc.
+) Tính tổng hợp: chỉ việc thiết kế nên thuộc về phạm trù thiết kế công
nghiệp, tức là không phải thiết kế chỉ là vẽ ra được sơ đồ hình thể của sản phẩm
mà nó là q trình tiến hành thiết kế hệ thống tồn diện đối với cơng dụng, hình
dáng, kết cấu, vật liệu, cơng nghệ, bao bì thậm chí cả giá thành sản phẩm. Thiết
kế sản phẩm nội thất cịn là q trình thiết kế ra các thao tác và lĩnh vực cụ thể
của các giai đoạn hoặc quá trình sử dụng đối với sản phẩm.
11


+) Tiêu chuẩn hoá: lấy một số lượng nhất định các chi tiết hoặc sản phẩm
đã được tiêu chuẩn hoá để cấu thành một hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm cho
công ty, thông qua việc tổ hợp để làm thoả mãn các yêu cầu để hạn chế tới mức

thấp nhất những sản phẩm không nằm trong tiêu chuẩn, đồng thời nó cũng giải
phóng được sức lao động trùng lặp đối với người thiết kế.
Tính sáng tạo
Tính sáng tạo cực kì quan trọng với một người thiết kế để tạo ra những
sản phẩm mới mẻ, hợp phong cách thời đại. Để có những sản phẩm chất lượng
nhất người thiết kế ln cần sự sáng tạo trong mỗi sản phẩm.
Tính duy trì
Việc lợi dụng các loại gỗ mọc nhanh rừng trồng, còn đối với các loại gỗ
quý thì lợi dụng khả năng tạo ván mỏng dán mặt cho những sản phẩm ván nhân
tạo. Cần có kế hoạch khai thác và điều tiết hợp lý với những loại gỗ quý để đảm
bảo nguồn tài nguyên gỗ được duy trì liên tục.
2.1.5. Tạo dáng cho sản phẩm mộc
Tạo dáng sản phẩm mộc là một cơng đoạn trong thiết kế sản phẩm. Ở đó,
người thiết kế đưa ra các phương án về hình dạng, dáng dấp của sản phẩm theo
một số nguyên tắc mỹ thuật nhất định và đặc biệt là người thiết kế có thể lồng
ghép các ý tưởng sáng tạo của mình vào sản phẩm để sản phẩm có một ý nghĩa
nào đó, đây chính là phần hồn của sản phẩm.
VD: tạo dáng cho sản phẩm tủ quần áo người thiết kế phải nắm rõ được
kết cấu. Nhu cầu sử dụng, để đưa ra được những sản phẩm ưng ý nhất.
Người thiết kế không thể chỉ đưa ra mẫu mã theo ý tưởng của mình mà
khơng tn theo những ngun tắc thẩm mỹ bởi mục tiêu của thiết kế tạo dáng là
nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm. Người sử dụng khơng thể chấp nhận một
sản phẩm có ý tưởng thiết kế nhưng không đẹp.
Tạo dáng cho sản phẩm mộc phải đảm bảo một số nguyên tắc
+) Đảm bảo tính thực dụng của sản phẩm
+) Đảm bảo tính mới mẻ độc đáo cho sản phẩm
+) Đảm bảo về nguyên tắc thẩm mỹ

12



Mỗi sản phẩm được tạo nên theo một hình dáng, kết cấu và kích thước
nhất định. Với hình dáng đó tập hợp các đường, cấu tạo được tổ hợp, sản phẩm
được thể hiện theo một hình dáng riêng được con người cảm nhận trong một
điều kiện không gian nhất định.
Mỗi sản phẩm mộc có chất lượng tốt nghĩa là sản phẩm đó khơng có
khiếm khuyết về mặt kỹ thuật, bên cạnh đó nó cịn phải được tạo dáng một cách
hài hịa, có thẩm mỹ. Chất lượng của một sản phẩm mộc là tổng hợp mọi tính
chất khách quan xác định khả năng sử dụng và giá trị thẩm mỹ của nó. Vì vậy để
đánh giá chất lượng của sản phẩm mộc, trước hết phải xem xét chỉ tiêu kỹ thuật
của nó và ước lượng đánh giá về mặt tạo dáng có đẹp hay khơng. Những sản
phẩm thiết kế ln phải đi theo về công năng sử dụng.
Để đạt được yêu cầu đó, khi thiết kế tạo dáng cho sản phẩm mộc cần chú
ý đến việc vận dụng các nguyên lý cơ bản sau:
- Các kích thước cần thiết cho nhu cầu sử dụng, trong đó các kích thước
của người đã được tiêu chuẩn hóa là cơ sở chính cho việc xác định kích thước
sản phẩm.
- Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý sẽ làm tăng giá trị sử dụng cũng như giá
trị kinh tế của sản phẩm.
- Sự phân chia các phần trên bề mặt gây được cảm giác về sự cân bằng.
- Sự hài hoà màu sắc hay tương phản hợp lý sẽ làm tăng vẻ thẩm mỹ của
sản phẩm.
- Chú ý đến tỷ lệ của các sản phẩm và mối tương quan đồng bộ (như giữa
bàn và ghế).
- Các yếu tố xung quanh môi trường sử dụng ảnh hưởng đến cảm giác của
con người.
2.2. Nguyên liệu chính cho sản phẩm mộc
2.2.1. Gỗ tự nhiên
Là nguyên liệu được sử dụng từ rất lâu và vẫn sử dụng nhiều đến ngày nay.
Ưu điểm:

Khối lượng nhẹ, cường độ cao, dễ gia công, cách điện khi khô, cách
nhiệt, màu sắc tự nhiên, vân thớ đẹp…
13


Gỗ tự nhiên là vật liệu thân thiện với con người, tạo cảm giác thoải mái
gần gũi tác dụng lên tâm lý con người.
Nhược điểm: Dễ bị co rút, cong vênh ảnh hưởng đến tỉ lệ thành khí của
gỗ, thường có khuyết tật như mắt, xoắn, dễ cháy, …
Gỗ xẻ là những tấm ván/ lát ván dày được xẻ ra từ những khối gỗ hộp lớn
như gỗ căm xe, gỗ gõ đỏ, gỗ keo… là nguyên liệu chính được sử dụng để sản
xuất để sản xuất các sản phẩm mộc làm từ gỗ tự nhiên. Gỗ sau khi xẻ được xếp
lên kiện theo từng quy cách độ dày, từng độ dài theo đúng quy định. Sau đó
được hong phơi trong nhà xưởng hoặc nơi có mái che. Khi gỗ lên kiện và hong
phơi xong được đưa vào lò sấy theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt nhằm
tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao.
Công đoạn xẻ, gia công gỗ là một khâu quan trọng trong quá trình chế
biến gỗ. Nếu khơng có trình độ kỹ thuật và cơ sở vật chất, máy móc hiện đại thì
rất khó có các sản phẩm đạt quy cách yêu cầu và chất lượng cao.

Hình 2.1: Gỗ xẻ
2.2.2. Ván nhân tạo
Ván nhân tạo là thuật ngữ dùng để chỉ những loại vật liệu dạng tấm có bề
mặt lớn, phẳng, nhẵn, dễ gia cơng, độ biến hình nhỏ, cường độ cao,… Ván nhân
tạo rất đa dạng về màu sắc cũng như lớp phủ bề mặt.
14


Kích thước thơng thường: 1220 x 2440mm
Trên thị trường hiện tại đang có rất nhiều loại ván. Sau đây là một số loại

ván nổi bật đang được sử dụng trong thiết kế nội thất, ngoại thất …
Ván MDF
Ván MDF khá phổ biến trong những sản phẩm thiết kế nội thất, biến hình
nhỏ, dễ gia cơng, dễ dàng cho xử lý phun sơn hay tạo lớp mặt dán phủ.

Hình 2.2: Ván MDF
- Ván ghép thanh
Ván ghép thanh thường là từ gỗ cao su, thông, keo,… ván ghép thanh mang
đầy đủ yếu tố của gỗ tự nhiên.

Hình 2.3: Ván ghép thanh

15


- Ván dăm
Kích thước lớn, bề mặt phẳng, kết cấu đồng đều, cách âm, cách nhiệt tốt, tỷ
lệ lợi dụng cao. Tuy nhiên, phải trải qua quá trình trang sức mới sử dụng sản
phẩm được.

Hình 2.4: Ván dăm
- Ván dán
Bề mặt lớn, không dễ cong vênh, cường độ cao, dễ uốn, … Kết cấu ván quyết
định tính đồng đều về tính chất vật lý và cơ học theo các hướng. Nó khắc phục
được khuyết điểm của gỗ tự nhiên.

16


Hình 2.5: Ván dán

- Gỗ nhựa
hay cịn gọi là Gỗ composite, là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo
thành từ bột gỗ và nhựa, có khả năng chịu được nước tốt, khơng cong vênh,…

Hình 2.6: Gỗ nhựa

17


×