Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên môi trường và cảnh quan địa lý trong việc phát triển bền vững du lịch sinh thái trên đảo phú quốc thuộc tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

Trương Minh Chuẩn

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN ĐỊA LÝ
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐẢO PHÚ QUỐC
THUỘC TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 62 .85.15.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MƠI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

Trương Minh Chuẩn

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN ĐỊA LÝ
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐẢO PHÚ QUỐC
THUỘC TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 62 .85.15.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔ I TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TSKH. Nguyễn Tác An
2. PGS.TS. Trương Thanh Cảnh

K iên Giang - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trên bất kỳ cơng trình Luận
án nào trước đây. Ngồi các số liệu đã thực hiện qua khảo sát, điều tra nghiên
cứu, tơi có vận dụng Bộ chỉ số phát triển du lịch bền vững và một vài số liệu của
đề tài khoa học [12] mà tôi đã cùng tham gia thực hiện, để làm rõ thêm một số
vấn đề trong luận án, đã được sự đồng ý của chủ nhiệm và các thành viên của đề
tài.
Tác giả
Trương Minh Chuẩn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Thuật ngữ
Du lịch


Ký hiệu viết tắt
DL

Du lịch sinh thái

DLST

Đa dạng sinh học

ĐDSH

Hệ sinh thái

HST

Kinh tế - xã hội

KT-XH

Phát triển bền vững

PTBV

Rừng ngập mặn

RNM

Vườn Quốc gia


VQG


MỤC LỤC
Nội dung
Tóm tắt luận án
Mở đầu
1. Đặt vấn đề
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về đảo Phú Quốc
3. Mục tiêu của luận án
4. Nội dung nghiên cứu
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
6. Cơ sở tài liệu thực hiện luận án
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8. Luận điểm bảo vệ của luận án
9. Điểm mới của luận án
Chương 1: Cơ sở lý thuyết, các khái niệm cơ bản và phương pháp N.cứu
1.1 Tổng quan về nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường
và cảnh quan cho phát triển bền vững
1.1.1. Về lý luận nghiên cứu tự nhiên, tài nguyên môi trường và cảnh quan
1.1.2. Đánh giá tổng hợp các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên môi trường, cảnh quan
các đảo ven bờ
1.2. Tổng quan về phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
1.2.2. Phát triển du lịch bền vững
1.2.3. Phát triển bền vững du lịch sinh thái
1.2.4. Khái niệm chung và tình hình phát triển du lịch sinh thái
1.2.5 Khái niệm về tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch sinh thái
1.2.6. Một số khái niệm cơ bản về tài nguyên môi trường, cảnh quan
1.3. Tổng quan về phát triển bền vững du lịch sinh thái đảo biển

1.3.1. Phát triển du lịch sinh thái ở các đảo ven bờ
1.3.2. Đánh giá sức tải sinh thái để phát triển DL bền vững vùng biển đảo

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp luận
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
1.4.3. Khung tiến trình thực hiện nghiên cứu luận án
Chương 2: Hiện trạng tự nhiên, tài nguyên môi trường, cảnh quan và kinh tế xã
hội vùng biển và đảo Phú Quốc
2.1. Khái quát chung về hệ thống đảo ven bờ Việt Nam và đảo Phú Quốc
2.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên môi trường, cảnh quan trên đảo P.Quốc

Trang
1
1
3
6
7
8
8
9
9
10
11
11
11
14
17
17
19

20
22
29
31
33
33
35
37
37
39
49
51
51
54


Nội dung

Trang
2.2.1. Tài nguyên vị thế
54
2.2.2. Đặc điểm địa chất và tài ngun khống sản
56
2.2.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo và tài nguyên địa hình đảo Phú Quốc
59
2.2.4. Đặc trưng khí hậu và tài nguyên khí hậu
63
2.2.5. Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước ngọt trên đảo
67
2.2.6. Thổ nhưỡng và tài nguyên đất

73
2.2.7. Đặc điểm môi trường sinh vật và tài nguyên sinh vật trên đảo
74
85
2.3. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên môi trường, cảnh quan vùng biển quanh đảo Phú
Quốc
2.3.1. Điều kiện hải văn
85
2.3.2. Tài nguyên biển và sinh vật biển Phú Quốc
87
2.4. Hiện trạng môi trường đảo Phú Quốc
94
2.4.1. Hiện trạng môi trường trên đảo Phú Quốc
94
2.4.2. Hiện trạng môi trường vùng biển xung quanh đảo
104
2.5. Hiện trạng nguồn lực kinh tế xã hội đảo Phú Quốc
106
2.5.1. Đặc điểm dân cư, lao động, việc làm và các vấn đề xã hội
106
2.5.2. Hiện trạng và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội
108
2.5.3. Hiện trạng phát triển du lịch
112
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái cho đảo Phú Quốc
117
117
3.1 Phân tích các giá trị phục vụ du lịch sinh thái của vùng lãnh thổ trên đảo và vùng
biển xung quanh đảo phú quốc
3.1.1. Môi trường du lịch và cấu trúc DL sinh thái đảo biển Phú Quốc

117
118
3.1.2. Giá trị các nguồn tài nguyên và tiềm năng để tạo ra các sản phẩm đặc thù
cho du lịch sinh thái Phú Quốc
3.1.3. Lượng giá kinh tế rạn san hô, thảm cỏ biển nhiệt đới
130
3.1.4. Đánh giá sức chịu tải tự nhiên và xã hội
134
142
3.2. Phân tích qui hoạch chiến lược định lượng và phân tích đa tiêu chí làm cơ sở
định hướng phát triển du lịch sinh thái cho đảo phú quốc
142
3.2.1. Phân tích qui hoạch chiến lược định lượng và lựa chọn hướng phát triển cho
Đảo
3.2.2. Phân tích đa tiêu chí so sánh 3 phương án phát triển
144
3.3. Vấn đề an ninh quốc phòng đối với phú quốc
145
3.4. Dự báo diễn biến môi trường phú quốc do hoạt động du lịch
147
3.5. Phân vùng địa lý tự nhiên cho phát triển DLST
152
3.5.1. Nguyên tắc phân vùng
152
3.5.2. Các vùng địa lý tự nhiên
153
3.5.3. Bản đồ phân vùng với quy hoạch phát triển du lịch
156
3.6. Định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Phú Quốc
158



Nội dung
3.6.1. Hiện trạng du lịch sinh thái Phú Quốc
3.6.2. Phân tích quy hoạch phát triển du lịch Phú Quốc của Chính phủ
3.6.3. Quan điểm chung về PTBV du lịch sinh thái đảo Phú Quốc
3.6.4. Bản đồ định hướng
3.6.5. Một số vấn đề chú ý trong phát triển DLST
3.6.6 Đề xuất quy hoạch xây dựng cơng trình trên các khu bãi tắm
Kết luận và kiến nghị
A. Kết luận
B. Kiến nghị
Các cơng trình đã cơng bố liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Trang
158
158
159
164
169
173
175
175
179
180
181



DANH MỤC BẢNG
Trang
Tên bảng
Bảng 1.1 Sự khác nhau của du lịch sinh thái và du lịch trọn gói
27
Bảng 1.2 Ma trận SWOT trong xây dựng định hướng phát triển DLST PQ
42
Bảng 2.1 Danh lục thực vật rừng Vườn Quốc gia Phú Quốc
77
Bảng 2.2 Thành phần loài của các HST rừng chính trên đảo Phú Quốc
80
Bảng 2.3 Trữ lượng cỏ biển đảo Phú Quốc
89
Bảng 2.4 Diện tích và độ phủ trung bình của rạn san hơ ở đđảo Phú Quốc
91
Bảng 2.5 Tình trạng rạn san hơ của một số vùng biển Việt Nam
91
Bảng 2.6 Sự suy giảm độ phủ rạn san hô tại một số điểm trong cả nước
91
Bảng 2.7 Danh sách các loài đang bị đe dọa ở vùng biển Phú Quốc
92
Bảng 2.8 Tổng tải lượng ơ nhiễm khơng khí do hoạt động DL PQ năm 2008
97
Bảng 2.9 Lưu lượng nước thải sinh hoạt DL tại vùng Phú Quốc năm 2008
101
Bảng 2.10 Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt do DL vùng PQ năm 2008
101
Bảng 2.11 Lao động các ngành kinh tế ở Phú Quốc từ năm 2002-2008
107
Bảng 2.12 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đảo Phú Quốc 2006 - 2008

108
Bảng 2.13 GDP Phú Quốc từ 2006 - 2008
109
Bảng 3.1 Giá trị sử dụng trực tiếp của rạn san hô
133
Bảng 3.2 Sức chịu tải PCC của một số bãi tắm được chọn để đánh giá ở PQ
135
Bảng 3.3 Ma trận quy hoạch chiến lược định lượng từ phân tích SWOT
142
Bảng 3.4 Xác định các phương án so sánh lựa chọn- để phân tích đa tiêu chí
144
Bảng 3.5 Đánh giá đa tiêu chí so sánh phương án phát triển cho Phú Quốc
145
Bảng 3.6 Dự báo lượng khách DL, lao động phục vụ DL năm 2010, 2015 và 2020
148
Bảng 3.7 Dự báo tổng tải lượng ơ nhiễm khơng khí do hoạt động DL vùng Phú
149
Quốc năm 2010, 2015 và 2020
Bảng 3.8 Dự báo nhu cầu cấp nước và lượng nước thải do hoạt động DL của
150
Phú Quốc tính đến năm 2010, 2015 và 2020
Bảng 3.9 Dự báo tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt do hoạt động DL của
150
Phú Quốc năm 2010, 2015 và 2020
Bảng 3.10 Dự báo lượng rác thải sinh hoạt năm 2010, 2015 và 2020
151
Bảng 3.11 Những hệ thống phân vị dựa vào tổng thể các nhân tố
153



DANH MỤC HÌNH
Trang
Tên hình
Hình 1.1 Mơ hình phát triển bền vững
19
Hình 1.2 Mơ hình cấu trúc du lịch sinh thái
25
Hình 1.3 Sơ đồ vị trí khảo sát thực địa
41
Hình 1.4 Mơ hình áp lực - hiện trạng - tác động - đáp ứng
48
Hình 1.5 Sơ đđồ tiến trình thực hiện nghiên cứu luận án
49
Hình 1.6 Sơ đồ các phương pháp thực hiện Luận án
50
Hình 2.0 Bản đồ hành chính đảo Phú Quốc
53
Hình 2.1 Vị trí đảo Phú Quốc trong vùng biển Tây Nam -Việt Nam
55
Hình 2.2 Bản đồ địa chất đảo Phú Quốc
57
Hình 2.3 Mặt cắt Dương Đơng – Cây Sao
60
Hình 2.4 Bản đồ phân tầng độ cao và độ sâu đáy biển đảo Phú Quốc
62
Hình 2.5 Bản đồ địa mạo đảo Phú Quốc
64
Hình 2.6 Ảnh nổi lập thể 3D đảo biển Phú Quốc
65
68

Hình 2.7 Biến trình tháng của nhiệt độ khơng khí (0C) trung bình, tối cao, tối
thấp tại PQ từ chuỗi số liệu 2002-2008 trạm khí tượng-thủy văn PQ
68
Hình 2.8 Biến trình tháng của lượng mưa (mm) và số ngày mưa (ngày) tại
Phú Quốc từ chuỗi số liệu 2002-2008 trạm khí tượng-thủy văn Phú Quốc
69
Hình 2.9 Biến trình tháng của độ ẩm khơng khí (%) và số giờ nắng (giờ) tại
Phú Quốc từ chuỗi số liệu 2002-2008 trạm khí tượng-thủy văn PQ
69
Hình 2.10 Biến trình tháng của lượng bốc hơi (mm) trung bình, tối cao, tối
thấp tại PQ từ chuỗi số liệu 2002-2008 trạm khí tượng-thủy văn PQ
Hình 2.11 Bản đồ hệ thống thủy văn đảo Phú Quốc
71
Hình 2.12 Bản đồ thổ nhưỡng đảo Phú Quốc
75
Hình 2.13 Sơ đồ mặt cắt Cửa Cạn – Đá Chồng đảo Phú Quốc
76
Hình 2.14 Bản đồ thảm thực vật đảo Phú Quốc Kiên Giang
78
Hình 2.15. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng tràm Phú Quốc
81
Hình 2.16 Sự phân bố của các mảng RNM ở Phú Quốc
94
96
Hình 2.17 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu bụi trong khơng khí tại một số điểm du
lịch Phú Quốc
Hình 2.18 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu tiếng ồn tại một số điểm DL Phú Quốc
96
98
Hình 2.19 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu BOD (mg/l) của nước mặt tại một số điểm

du lịch Phú Quốc
98
Hình 2.20 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu COD (mg/l) của nước mặt tại một số điểm
du lịch Phú Quốc


Hình 2.21 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu SS (mg/l) của nước mặt tại một số điểm
du lịch Phú Quốc
Hình 2.22 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu TDS (mg/l) của nước ngầm tại một số
điểm du lịch Phú Quốc
Hình 2.23 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu T. Coliform (MPN/100ml) của nước ngầm
tại một số điểm du lịch Phú Quốc
Hình 2.24 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu T. Coliform (MPN/100ml) của nước tại
một số điểm du lịch Phú Quốc
Hình 2.25 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu BOD (mg/l) của nước thải tại một số điểm
du lịch Phú Quốc
Hình 2.26 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu COD (mg/l) của nước thải tại một số điểm
du lịch Phú Quốc
Hình 2.27 Biểu đồ lượt khách đến PQ từ 2001 - 2008 và dự báo năm 2010
Hình 2.28 Biểu đồ doanh thu DL thời kỳ 2000-2008 và dự báo đến 2010
Hình 2.29: Biểu đồ cơ sở lưu trú tại PQ từ 2001-2008 và dự báo năm 2010
Hình 3.1 Bản đồ tài nguyên du lịch đảo Phú Quốc
Hình 3.2 Cảnh quan các thác nước trên suối Tranh và suối đá Bàn
Hình 3.3 Phân bố của rạn san hô (màu đỏ) ở An Thới (trái) và Gành Dầu
Hình 3.4 Quy trình để xác định ngưỡng giới hạn của hoạt động DL Phú Quốc
để xã hội có thể chấp nhận được
Hình 3.5 Quan hệ giữa du khách, cư dân địa phương và sức tải xã hội từ hoạt
động DL
Hình 3.6 Bản đồ phân vùng địa lý đảo Phú Quốc - Kiên Giang
Hình 3.7 Bản đồ định hướng phát triển không gian du lịch


98
99
99
100
100
100
113
113
114
120
130
132
138
141
157
164


TÓM TẮT LUẬN ÁN
Việc nghiên cứu đánh giá các tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội để phát
triển du lịch sinh thái bền vững, góp phần cũng cố vị trí an ninh quốc phịng cho
Phú Quốc là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Mục tiêu của luận án là đánh giá tòan diện và xây dựng các định hướng
phát triển du lịch sinh thái ưu tiên phục vụ phát triển bền vững vùng biển và đảo
Phú Quốc. Luận án đã làm sáng tỏ được luận cứ khoa học cho phát triển bền
vững du lịch sinh thái đảo Phú Quốc với một số kết luận chính sau đây:
Đặc điểm tự nhiên tạo nên một đảo Phú Quốc có cảnh quan độc đáo so với
các đảo trong vùng biển Tây Nam. Giá trị vị thế, tài nguyên môi trường, cảnh
quan trên đảo và vùng nước xung quanh đảo kết hợp với đặc điểm kinh tế xã hội

tạo ra các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, tạo điều kiện phát triển
bền vững du lịch sinh thái.
Sự phân hóa về tự nhiên, tài nguyên và môi trường, cảnh quan địa lý đã
cho phép phân chia vùng đảo biển Phú Quốc thành hai vùng: vùng đảo nổi và
vùng biển ven đảo; vùng đảo nổi được phân chia thành hai á vùng với ranh giới
là đường phân thủy của các dãy núi Bãi Đại - Hàm Ninh; vùng biển quanh đảo
cũng được phân chia thành 2 á vùng với ranh giới theo hướng tây bắc – đông
nam. Các á vùng trên lại được chia thành 10 tiểu vùng trên đảo và 9 tiểu vùng
biển ven đảo là cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch sinh thái đảo Phú Quốc.
Các giá trị đối với du lịch sinh thái mà các đặc trưng của Phú Quốc có
được, bao gồm: các tiềm năng của hình thể, cấu trúc khơng gian, lãnh thổ, vị
thế, địa chất khống sản, địa hình - địa mạo, tài ngun khí hậu, thủy văn, hải
văn, cảnh quan, xã hội nhân văn.
Thiết lập bản đồ phân vùng với quy hoạch phát triển du lịch, cho thấy Phú
Quốc Bao gồm vùng đđảo nổi Phú Quốc và vùng biển ven đđảo Phú Quốc.
Định hướng phát triển du lịch sinh thái cho Phú Quốc đã được xác định trong
luận án là phát triển giá trị bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ.
Luận án đã xây dựng bản đồ định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Phú


Quốc, phân ra 3 tiểu vùng: i) Dương Đông; ii) bảo tồn HST rừng nhiệt đới kết
hợp du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phú Quốc và iii) Hàm Ninh – An Thới.
Vùng phát triển du lịch sinh thái biển gồm hai tiểu vùng ven bờ đảo và tiểu
vùng quản lý biển và phát triển du lịch sinh thái. Ngòai ra luận án đã đề nghị
bốn tuyến du lịch sinh thái: i) Dương Đông – Hàm Ninh; ii) Dương Đông – An
Thới; iii) Dương Đông - Cửa Cạn và (4) Dương Đông - Bắc Đảo. Trên cơ sở các
đề xuấât định hướng phát triển, luận án đã dự báo các tác động môi trường khi
phát triển du lịch sinh thái ở Phú Quốc và phân tích tầm quan trọng về an ninh
quốc phịng của Phú Quốc.
Từ Khóa: Phú Quốc; Du lịch sinh thái; Du lịch biển đđảo; Tài nguyên môi

trường Phú Quốc; Cảnh quan Phú Quốc.


1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có vùng lãnh thổ trên biển gần 1 triệu km2, với 2.773 đảo ven
bờ, phân bố ở khu vực thềm lục địa nước ta [1],[3]. Các đảo là cầu nối giữa đất
liền và biển khơi, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng và với nguồn tài
nguyên sinh thái, cảnh quan đa dạng, phong phú, chứa đựng nhiều giá trị mỹ
học nên có sức hấp dẫn đầu tư phát triển trong và ngoài nước. Trong những năm
gần đây, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm phát triển kinh tế, xã hội các đảo theo
tinh thần nghị quyết 03/TW, trở thành quốc gia mạnh về biển là chiến lược xuất
phát từ điều kiện và thách thức của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuy
nhiên việc khai thác tiềm năng thế mạnh các đảo còn rất khiêm tốn, trong khi ở
các nước đang phát triển đảo biển là những địa bàn hấp dẫn đầu tư phát triển
kinh tế - sinh thái và du lịch (DL), do khí hậu trong lành, mơi trường hoang sơ
tinh khiết, cảnh quan và hệ sinh thái đa dạng, nhiều phong cảnh đẹp, nên rất phù
hợp sở thích và nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, khám phá và tận hưởng những giá
trị của thiên nhiên, mà hầu như chỉ còn tồn tại ở đảo biển. Việc qui hoạch phát
triển lâu bền hệ thống đảo biển ở nước ta là vấn đề bức xúc và có tính chiến
lược.
Vùng biển Kiên Giang với 143 đảo nằm trong vịnh Thái Lan [44], nổi trội
là đảo Phú Quốc có diện tích gần bằng quốc đảo Singapo. Phú Quốc là cửa ngõ
của đất liền, mặt tiền của dải ven biển Tây Nam vươn ra vịnh Thái Lan, phân
định và bảo vệ biên giới biển Tây Nam. Đảo nằm trong khu vực địa chất bình
ổn, ít gió bão và có lợi thế khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng nước ngọt dồi dào
và phối hợp với nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi khác nên Phú Quốc đã sở hữu
một môi trường nền tự nhiên chất lượng tốt, trở thành điểm tập trung hỗn hợp

nhiều hệ sinh thái (HST) từ biển, hồ, sông, suối, đồng bằng, rừng rậm, đồi núi,...
Nhờ đó Phú Quốc có một cảnh quan đặc trưng, tiêu biểu và đầy sức sống tự


2

nhiên với những nét hoang sơ của một đảo biển nhiệt đới mà ít có đảo nào sánh
kịp. Phú Quốc cịn có nguồn lực xã hội nhân văn gắn liền với 300 năm phát
triển. Đảo biển Phú Quốc có nhiều lợi thế về tự nhiên, xã hội và cơ hội phát
triển, nhưng do là đảo biển độc lập và nằm trong vùng nước lịch sử giữa Việt
Nam – Campuchia, nên có những nhạy cảm cả về mơi trường tự nhiên và chính
trị. Phải có định hướng như thế nào để đảo biển Phú Quốc vừa phát triển nhưng
vẫn bảo vệ được cảnh quan môi trường tự nhiên, xã hội và giữ vững được an
ninh quốc phịng?
Kết quả một số cơng trình nghiên cứu phát triển kinh tế đảo biển [39] đã
cho thấy mơ hình kinh tế - sinh thái là sự khai thác đồng thời đan xen, hỗ trợ lẫn
nhau giữa các HST trên cạn và dưới biển, mà du lịch sinh thái (DLST) là động
lực phát triển bền vững (PTBV). Tiềm năng về tự nhiên và xã hội của đảo biển
Phú Quốc sẽ đáp ứng được sản phẩm cho DLST, đáp ứng được nhu cầu và xu
thế sở thích của con người hiện nay. DLST phát triển dựa trên nền tảng môi
trường sinh thái tự nhiên và xã hội nên DLST sẽ phải giữ gìn, tơn tạo mơi
trường cảnh quan và các HST của Đảo để tồn tại; DLST cũng mang lại thu
nhập, lợi ích cho cộng đồng và cư dân trên Đảo, DLST cũng là biện pháp làm
giảm bớt nhạy cảm về chính trị và phù hợp với chiến lược của Nhà nước.
Phú Quốc là đảo biển được Chính phủ quan tâm, có nhiều lợi thế, cơ hội
phát triển và DLST được xác định là phù hợp, khả thi để giải quyết những vấn
đề đã đặt ra; nhưng do DLST phát triển dựa vào lợi thế, tài nguyên môi trường,
cảnh quan và các HST đặc thù của Đảo, nếu không được quy hoạch định hướng
và nghiên cứu xác lập luận chứng cho PTBV thì DLST cũng sẽ góp phần hủy
hoại chính lợi thế phát triển của nó. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm khai

thác, phát huy tiềm năng của đảo Phú Quốc; nhưng hướng nghiên cứu và cách
tiếp cận đều khác nhau, chưa có nghiên cứu nào nêu ra việc chọn DLST là định
hướng phát triển ưu tiên, là động lực PTBV cho Đảo. Là công dân của quốc gia


3

có biển và đảo, nhận thức được vai trị, giá trị của đảo biển và sự cần thiết
nghiên cứu tìm ra định hướng để PTBV cho đảo Phú Quốc; với cách tiếp cận
mới, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên môi trường và cảnh
quan địa lý trong việc phát triển bền vững DLST trên đảo Phú Quốc thuộc tỉnh
Kiên Giang” góp phần vào việc phát triển lâu bền hệ thống đảo biển nước ta và
bổ sung cho các nghiên cứu về đảo biển Phú Quốc.
2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẢO PHÚ
QUỐC
Có vị trí đặc thù, là hịn đảo xinh đẹp có nhiều tiềm năng và được sự quan
tâm của Chính phủ, nên đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về đảo Phú Quốc
* Các nghiên cứu ngoài nước:
Karagiannidis A. và nnk (2001) trong báo cáo “Thermal Processing Of
Waste Organic Substrates: Developing And Applying An Integrated Framework
For Feasibility Assessment In Developing Countries” [71] đề cập đến vấn đề sử
dụng nguồn năng lượng sạch là bio gas cho việc phát triển chung đảo Phú Quốc.
Wildlife at Risk (WAR) (2006) trong báo cáo “Ecotourism Development
Strategy of The Phu Quoc National Park, Kien Giang Province” [86], nội dung
chỉ đề cập đến phát triển DLST riêng cho khu vực Vườn Quốc Gia (VQG) đảo
Phú Quốc. Báo cáo chưa đề cập đến việc sử dụng tài nguyên tự nhiên, xã hội
nhân văn của Đảo để định hướng phát triển DLST cho toàn Đảo.
BirdLife International, Europa Union và The Forest Inventory and
Planning Institute trong bài “Phu Quoc Proposed Marine Protected Area”
(2001) [51] đã đưa ra đề nghị xây dựng bảo tồn vùng biển xung quanh đảo Phú

Quốc, nhưng chưa đặt ra vấn đề sử dụng tài nguyên biển của Phú Quốc để phát
triển DLST.
* Các nghiên cứu trong nước:
Năm 1994, trong khuôn khổ đề tài KT.03.12 “Điều tra đánh giá tổng hợp


4

điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng KT-XH đảo Phú
Quốc phục vụ quy hoạch tổng thể lãnh thổ” (giai đoạn I) chủ nhiệm đề tài GS
Lê Đức An [2]; đề tài đã tập trung nghiên cứu đơn thuần các điều kiện tự nhiên
và kinh tế - xã hội (KT-XH) của Phú Quốc, để thành lập 1 bản đồ cảnh quan tỉ
lệ 1:50.000, trên đó chia ra 16 kiểu cảnh quan sinh thái và 4 vùng sinh thái để
thành lập bản đồ cảnh quan phục vụ cho phân vùng qui hoạch lãnh thổ Đảo, làm
cơ sở khai thác thế mạnh từng vùng của đảo Phú Quốc, nhưng việc phân vùng
không sử dụng vào phát triển DLST cho Đảo.
Năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cùng với Tổng cục Du lịch
có đề án nghiên cứu “Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc” [37],
đề án này chủ yếu đề cập đến định hướng qui hoạch tổng thể chung các khu du
lịch của đảo Phú Quốc, các cơ chế giải pháp thực hiện được đề xuất trong
nghiên cứu này tập trung đề xuất về mặt hành chính và cũng chưa có định
hướng về phát triển DLST cho Đảo.
Trong năm 2005, Trung tâm xúc tiến thương mại và DL Phú Quốc kết hợp
với Tổ Chức du lịch Thế Giới (WTO) đã xây dựng tài liệu “Qui hoạch phát triển
DL Phú Quốc”. Tài liệu này giới hạn trong qui hoạch tổng thể và chương trình
hành động 5 năm, nhưng chưa đưa ra các chiến lược cụ thể và khoa học và cũng
chưa có một chương trình phát triển DLST cho đảo Phú Quốc.
Năm 2008, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TpHCM có đề
tài “Xây dựng chiến lược phát triển bền vững du lịch đảo Phú Quốc tỉnh Kiên
Giang đến năm 2020” do TS. Trương Thị Kim Chuyên chủ trì [12], đề tài đã

nghiên cứu đặc điểm DL đảo Phú Quốc để đề xuất chiến lược phát triển DL bền
vững, và xây dựng bộ chỉ số PTBV du lịch cho Phú Quốc theo tiêu chuẩn của
WTO, nhưng cũng chưa đề cập về phát triển bền vững DLST cho Đảo.
Năm 2008, Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường thuộc trường
Đại học Cơng nghiệp TPHCM có dự án “Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng


5

môi trường các khu DL trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và xây dựng quy chế bảo
vệ môi trường” [7] do GS. Lê Huy Bá chủ trì. Mục tiêu của đề tài là đánh giá
hiện trạng chất lượng môi trường và các tác động của hoạt động DL lên môi
trường tại các khu DL trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó có đề cập đến DL
Phú Quốc. Đề tài đã đề xuất các biện pháp và xây dựng qui chế bảo vệ môi
trường các khu DL của tỉnh Kiên Giang và Phú Quốc, đề tài tập trung vào việc
đưa ra mơ hình chung để phát triển DLST cho Phú Quốc; nhưng chưa có sự
phân vùng và định hướng để phát triển bền vững DLST cho Đảo một cách cụ
thể.
Trước những yêu cầu mới trong PTBV của Đảo, Chính phủ phê duyệt “Đề
án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020” [32], và phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc
tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 [34]. Quí I, năm 2005 Tổng cục Du lịch trình
Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch, kế hoạch phát triển DL Phú Quốc” [40].
Điểm qua các đề tài, các nghiên cứu trong và ngoài nước, cho thấy đảo
biển Phú Quốc đã được các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước quan
tâm, vì Phú Quốc là đảo có nhiều tiềm năng để phát triển. Nội dung các nghiên
cứu cũng đã nêu rõ giá trị tài nguyên của Đảo để phát triển DL nói chung và
DLST nói riêng, nhưng thường tập trung đề cập đến việc xây dựng chiến lược,
chưa làm rõ sự liên quan tác động qua lại của các yếu tố tự nhiên - xã hội; giữa
phần lãnh thổ trên đảo và vùng biển xung quanh. Mối quan hệ giữa DLST với

bảo tồn tài nguyên môi trường; giữa DLST và phát triển bền vững; vai trò của
đảo Phú Quốc trong bảo vệ an ninh quốc phòng và xác định chủ quyền lãnh thổ
trên biển cũng chưa được làm rõ. Đặc biệt là việc phân vùng tự nhiên làm cơ sở
định hướng phát triển bền vững DLST cho Đảo cũng chưa được đề tài, nghiên
cứu và Luận án nào nêu ra một cách chi tiết và cụ thể.
Xuất phát từ yêu cầu bổ khuyết vào các cơng trình trước đây đã nghiên


6

cứu về Phú Quốc, bằng một số phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận mới
trong luận án này đặt ra vấn đề: Những đặc điểm tự nhiên, xã hội; tài nguyên
môi trường, cảnh quan nào của vùng lãnh thổ trên Đảo và vùng biển quanh Đảo,
đã sản sinh ra các dạng tài nguyên được xác định là tiềm năng để tạo ra các sản
phẩm đặc trưng cho DLST của Phú Quốc? Để phát triển bền vững DLST thì
những định hướng nào là phù hợp cho vùng biển và lãnh thổ đảo Phú Quốc?
Để giải đáp vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án cũng nêu ra các câu hỏi
nghiên cứu (research subquestions) như sau: i) Các đặc điểm tài nguyên môi
trường và cảnh quan nào là tài nguyên, tiềm năng cho DLST tại Phú Quốc?. ii)
Các nguồn lực KT-XH cho phát triển DLST đảo Phú Quốc là những nguồn lực
nào? iii) Hiện trạng môi trường hiện nay của Đảo như thế nào?. iv) Sức tải tự
nhiên và xã hội của Đảo và vùng biển quanh Đảo trong hoạt động DLST là bao
nhiêu?. v) Các vùng địa lý tự nhiên phù hợp với phát triển DLST cho Phú Quốc
gồm những đơn vị nào?. vi) Các định hướng phát triển DLST cho Phú Quốc để
phát huy hết các tiềm năng đã phân tích và vấn đề an ninh quốc phịng, xác định
chủ quyền lãnh thổ trên biển tại Phú Quốc được định hướng thế nào?.
3. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN
Mục tiêu của luận án là đưa ra các luận cứ khoa học về đặc điểm toàn diện
trên Đảo và vùng biển quanh đảo Phú Quốc, xây dựng hướng phát triển DLST
ưu tiên nhằm phát triển bền vững Phú Quốc, góp phần bảo vệ chủ quyền và an

ninh vùng biển đảo của Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể: Để giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra,
trong phần kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đặt ra các mục tiêu cụ thể sau đây:
i) Làm rõ các đặc điểm và giá trị tài nguyên môi trường, cảnh quan và các
nguồn lực KT-XH trên Đảo và vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc cho
phát triển bền vững DLST; qua việc kiểm kê tài nguyên, lượng giá, đánh giá
sức tải, phân vùng tự nhiên và sử dụng các phương pháp nghiên cứu điều


7

tra, cũng làm rõ DLST chính là động lực phát huy tiềm năng của Đảo và
cũng là định hướng PTBV cho Đảo. ii) Cập nhật hiện trạng môi trường hiện
tại đảo Phú Quốc.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu cụ thể, nội dung nghiên cứu của
luận án sẽ lần lượt giải đáp các câu hỏi đã đặt ra:
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu đảo biển và DLST trên thế giới và Việt
Nam bao gồm các khái niệm về tài nguyên môi trường; cảnh quan; DLST. Sự
tác động của DLST đến xã hội và môi trường sinh thái;
Thu thập và phân tích các tài liệu, số liệu, các quyết định, định hướng phát
triển có liên quan đến đặc điểm tài nguyên môi trường, cảnh quan địa lý làm cơ
sở khoa học cho việc nghiên cứu khai thác tiềm năng tự nhiên và xã hội của Phú
Quốc, trong đó xác định rõ được các dạng tài nguyên có được từ mơi trường
cảnh quan để phục vụ phát triển bền vững DLST cho Phú Quốc;
Nghiên cứu vị trí địa lý Phú Quốc để thấy vị thế của Đảo trong vai trò xác
định, thiết lập ranh giới trên biển, xác định chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh
quốc phịng; đảo biển có cảnh quan tự nhiên đa dạng độc đáo cần được bảo tồn;
Nghiên cứu về đặc điểm các yếu tố tự nhiên; tài nguyên môi trường; cảnh
quan địa lý trên Đảo và vùng biển xung quanh Đảo và các yếu tố KT-XH để tìm

ra các giá trị phục vụ phát triển bền vững DLST đảo Phú Quốc;
Nghiên cứu các vấn đề về mơi trường có liên quan đến việc phát triển DL
trên Đảo, nêu ra những mặt hạn chế, và những dự báo về môi trường do hoạt
động DL của Phú Quốc;
Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để phân vùng đảo Phú Quốc và thành lập
bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên, làm cơ sở cho việc định hướng và thành lập
bản đồ định hướng phát triển DLST.
5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
*Phạm vi không gian nghiên cứu: là vùng lãnh thổ trên đảo Phú Quốc


8

và vùng biển xung quanh Đảo.
* Giới hạn nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài
nguyên môi trường đảo biển Phú Quốc có kết hợp nghiên cứu vùng biển
xung quanh Đảo phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
* Thời gian nghiên cứu: số liệu và điều tra nghiên cứu từ 2001-2009
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN ÁN
Luận án được thực hiện trên cơ sở thu thập tài liệu từ nhiều nguồn, nhiều
lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin cần thiết, chính xác và
khoa học đáp ứng yêu cầu luận án bao gồm:
Các tài liệu, số liệu thứ cấp thu thập trong quá trình tham gia, cộng tác với
các đề tài nghiên cứu tại Phú Quốc như ”Xây dựng chiến lược phát triển bền
vững du lịch huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” [12] và
”Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang và xây dựng quy chế bảo vệ mơi trường” [7], các số liệu sử dụng có sự
chọn lọc;
Cộng tác với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường và Trung tâm
Khí tượng Thủy văn tỉnh Kiên Giang để thực hiện việc thu mẫu, sau đó sử dụng

kết quả phân tích để tổng hợp thành chuỗi số liệu về mơi trường và khí tượng
thủy văn đảo Phú Quốc từ năm 2003 đến 2009, trên cơ sở số liệu thu thập đã xử
lý thống kê và thực hiện một số biểu đồ;
Tham khảo nhiều tư liệu khác từ các đề tài, dự án về Phú Quốc và đảo biển
Việt Nam, thu thập và phân tích các ảnh vệ tinh về các HSTđặc thù của Phú
Quốc, kế thừa các bản đồ tự nhiên của Phú Quốc, tra cứu niên giám thống kê
huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang,…;
Thu thập số liệu sơ cấp qua 2 đợt khảo sát thực địa đảo biển Phú Quốc
vào tháng 11/2007 và tháng 4/2008, đã thu mẫu với số lượng: 24 mẫu khí, 24
mẫu nước ngầm, 28 mẫu nước thải và 48 mẫu nước mặn. Các mẫu thu đã được
phân tích kết quả tại Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Kiên
Giang, được xử lý kết quả thống kê bằng phần mềm SPSS và Excel, vẽ biểu đồ


9

về hiện trạng môi trường Phú Quốc từ số liệu thu thập;
Ngồi ra cịn thực hiện 10 tuyến khảo sát tại Phú Quốc với nhiều lần thực
địa từ năm 2003 đến 2009 để thành lập 2 mặt cắt địa hình Đảo, chụp hình cảnh
quan, HST Đảo, nghiên cứu các HST đặc thù, các sinh cảnh của Đảo và thực
hiện 2 bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên và định hướng phát triển DLST cho Phú
Quốc (xem hình 1.6).
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học: nội dung nghiên cứu đã gắn với lý thuyết về tài
nguyên môi trường, cảnh quan vào việc PTBV du lịch sinh thái cho Phú Quốc.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả đề tài là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch có
cách tiếp cận và cơng cụ mới phù hợp trong quản lý môi trường, tài nguyên đảo
Phú Quốc, đồng thời có thể nhân rộng cho hệ thống đảo ven bờ Việt Nam
8. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA LUẬN ÁN
- Đặc điểm tự nhiên, xã hội, tài nguyên môi trường, cảnh quan biển đảo

Phú Quốc có tính quyết định, được ứng dụng trong phát triển bền vững DLST
cho Đảo cách toàn diện và tạo nhiều sản phẩm DLST; DLST là động lực PTBV
cho Đảo.
- Phân vùng phát triển DLST của đảo biển Phú Quốc gồm: i) vùng phát
triển DLST trên đảo với 3 tiểu vùng: Trung tâm Dương Đông, Vườn quốc gia
Phú Quốc, Hàm Ninh-An Thới; ii) vùng phát triển du lịch biển với 2 tiểu vùng:
DLST ven bờ đảo, vùng quản lý biển và phát triển DLST. Định hướng DLST
gắn với bảo tồn và dịch vụ.

9. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Những điểm mới của luận án, trong đó bao gồm các vấn đề cập nhật và số
liệu đã được thu thập trong các báo cáo trước như:
- Làm rõ các đặc điểm tài nguyên môi trường và cảnh quan trên đảo Phú
Quốc là tiềm năng phát triển DLST. Điểm mới so với các báo cáo trước là số


10

liệu cập nhật và phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm tài nguyên môi trường và
cảnh quan trên Đảo và vùng biển quanh Đảo xác định các yếu tố trội là địa hình
ảnh hưởng đến sự phân bố lãnh thổ và sự phát triển của các HST đảo Phú Quốc,
xác định các HST đặc thù, đánh giá cụ thể giá trị của hệ tự nhiên và xã hội của
Phú Quốc là tiềm năng và tài nguyên DLST theo một số phương pháp và cách
tiếp cận điều tra nghiên cứu tổng hợp và toàn diện; bao gồm cả phần lãnh thổ
trên Đảo và vùng biển xung quanh Đảo; trong đó có sử dụng một số phương
pháp để việc nghiên cứu bao hàm cả về định tính và định lượng.
- Xây dựng bản đồø phân vùng địa lý tự nhiên đảo Phú Quốc dựa trên các
đặc điểm tự nhiên, xã hội, tài nguyên môi trường và cảnh quan địa lý. Đánh giá
sức tải tự nhiên và xã hội tại một số vùng lãnh thổ đảo Phú Quốc, có tiềm năng
để phát triển bền vững DLST.

- Du lịch sinh thái đảo Phú Quốc được thể hiện trong một cơng trình Luận
án và đã được định hướng phát triển một cách tổng thể, khoa học bao gồm định
hướng vai trò bảo vệ an ninh quốc phòng và xác định chủ quyền lãnh thổ trên
biển của đảo Phú Quốc.


11

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tạo điểm tựa cho phương pháp luận nghiên cứu và lý giải các khái niệm cơ
bản có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, trong chương này trình bày các
cơ sở lý thuyết của các vấn đề nghiên cứu; làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan và
các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng.
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
1.1.1 Về lý luận nghiên cứu tự nhiên, tài nguyên môi trường và cảnh quan
Thiên nhiên là một thể thống nhất, trong đó các hợp phần liên quan mật thiết, tác
động qua lại với nhau theo những qui luật khách quan của tự nhiên đồng thời chịu tác
động của con người. Theo tác giả Vũ Tự Lập [21],[22] đã trình bày phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu tổng hợp cảnh quan. Theo quan điểm của ông, các thể
tổng hợp địa lý tự nhiên lớn nhỏ, còn gọi là các hệ địa - sinh thái, chính là đối tượng
nghiên cứu của cảnh quan học, nhằm mục đích phát triển kinh tế bền vững, khơng làm
hủy hoại và làm ơ nhiễm mơi trường tự nhiên, cịn gọi là kinh tế - sinh thái. Năm 1997,
trong cuốn “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ môi trường lãnh thổ”, các tác giả Phạm Hoàng Hải và cộng sự [14] (xem phụ lục 1)
đã đề cập khá đầy đủ về cảnh quan và những biến đổi tự nhiên dưới các tác động của
con người, đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tác

giả Lê Bá Thảo [30] cũng nêu rõ: “Việc nghiên cứu một lãnh thổ,... rõ ràng là không
chỉ giới hạn ở chỗ điều tra các điều kiện và tài nguyên tự nhiên mà còn ở các điều kiện
KT-XH, bao gồm cả đời sống văn hóa và mơi trường”, đây là việc nghiên cứu tổng hợp
vừa phải giải quyết các mặt chiến lược và chiến thuật. Sản phẩm cuối là các sơ đồ tổ
chức hoặc quy hoạch lãnh thổ.
Có một cách tiếp cận mới về tài nguyên môi trường (Environment Resources)
được tác giả Lê Huy Bá và CTV nêu ra trong cuốn “Tài nguyên môi trường và phát


12
triển bền vững” [6], theo quan điểm này tài nguyên môi trường được xác định như
những hợp phần của giới tự nhiên có thể cung cấp vật phẩm, hàng hóa, dịch vụ, … cho
các nhu cầu của con người. Cũng theo quan điểm này, tài nguyên môi trường là một
loại tài nguyên thiên nhiên như bất kỳ một loại tài ngun nào khác, có hình thành, có
tồn tại và chuyển hóa; nó vừa là thành phần của mơi trường, vừa là môi trường thành
phần tham gia vào các hoạt động KT-XH và sinh thái. Nên khi nghiên cứu tài nguyên
môi trường phải nghiên cứu sự tương tác giữa các thành phần môi trường, không được
coi nhẹ thành phần nào.
Theo Nguyễn Thế Thôn [29], cấu trúc Trái đất là nhân tố hình thành các mơi
trường sống trên Trái đất. Các thành phần cấu trúc của Trái đất từ phần trên của vỏ
Trái đất (phần trên của thạch quyển) cho đến phần dưới của khí quyển được thể hiện ra
bởi phong cảnh ở trên không gian của bề mặt Trái đất, chúng là các thành phần môi
trường sống của Trái đất: thạch quyển là mơi trường địa chất, mặt đệm địa hình là mơi
trường địa hình - địa mạo, thổ nhưỡng là môi trường đất, sinh quyển là môi trường
sinh vật, thủy quyển là mơi trường nước (thủy văn) và khí quyển là mơi trường khơng
khí (khí hậu). Chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, hình thành nên
các không gian lãnh thổ tự nhiên khác nhau. Các lãnh thổ tự nhiên này làm chức năng
lãnh thổ môi trường sống cho con người và các hệ sinh thái.
Cảnh quan địa lý: Theo quan điểm địa lý học L.X. Berg (1947) [70] đã đặt nền
móng cho nghiên cứu cảnh quan “Cảnh quan là tập hợp các đối tượng và hiện tượng

trong đó các đặc tính của địa hình, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thổ nhưỡng – thực vật,
giới động vật ở chừng mực nhất định, của cả kết quả tác động con người, đã hình
thành một thể thống nhất hồn chỉnh, được lập lại một cách điển hình trên một đới
nhất định nào đó của trái đất”. Theo Vũ Tự Lập (1982) [22] “Cảnh quan địa lý là một
hệ địa – sinh thái được phân hóa ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một
đai cao ở miền núi, có cấu trúc thẳng đứng, đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa
hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật và bao
gồm: một tập hợp có qui luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác
theo một cấu trúc ngang đồng nhất”. Vậy các quan điểm đều giống nhau ở một điểm
coi cảnh quan như một tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt ở chỗ là nên coi cảnh quan


13
là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, phần lớn các tác giả tán thành quan điểm của L.X.
Berg coi cảnh quan là một trong những đơn vị cấp thấp của phân vùng địa lý tự nhiên.
Cảnh quan là phong cảnh tồn tại quanh con người mà con người quan sát được,
nhận thức được và sử dụng được các tính chất của nó. Do cảnh quan được cấu tạo từ
các thành phần cấu trúc của Trái đất, nên đó là lãnh thổ tự nhiên được định nghĩa như
sau “Cảnh quan được hiểu là tổng thể lãnh thổ tự nhiên hiện tại, đồng nhất các mặt về
nền đá địa chất thể hình thái trung hoặc đại địa hình, chế độ khí hậu địa phương và
chế độ thủy văn địa phương tương ứng, nhóm hoặc đơn vị đất và quần xã thực vật chủ
yếu là từ quần hệ trở xuống” [29]. Định nghĩa này được gọi là định nghĩa cảnh quan
địa lý. Trong hệ thống lãnh thổ tự nhiên, cảnh quan là đơn vị cơ sở. Trên cảnh quan địa
lý có các HST tồn tại và phát triển trên đó có chức năng sinh thái khác nhau để tạo ra
cảnh quan sinh thái. Cấu trúc của cảnh quan địa lý và cấu trúc của HST thống nhất với
nhau trên cùng lãnh thổ. Các thành phần cấu trúc của cảnh quan địa lý cũng là các
thành phần môi trường sống (sinh cảnh) của các HST trên cùng lãnh thổ thống nhất và
lãnh thổ thống nhất đó được gọi là cảnh quan sinh thái; với những chức năng chính
gồm: sự cung cấp tài nguyên cho sự phát triển các ngành kinh tế trong đó có DL, chức
năng thẩm mỹ tạo ra những cảnh quan đẹp, danh lam thắng cảnh của tự nhiên; chuyển

hóa các chất thải của con người ra môi trường …, đồng thời là môi trường sống của
con người, mọi hoạt động KT-XH đều xảy ra trên cảnh quan sinh thái. Qui hoạch phát
triển KT-XH và bảo vệ môi trường bền vững chính là các qui hoạch cảnh quan sinh
thái. Bảo vệ mơi trường sinh thái cũng chính là bảo vệ cảnh quan sinh thái. PTBV
cũng có nghĩa là xây dựng các cảnh quan sinh thái có KT-XH phát triển và mơi trường
bền vững.
1.1.2 Đánh giá tổng hợp các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên môi trường, cảnh quan
các đảo ven bờ
Điều tra tổng hợp lãnh thổ các đảo là một hướng nghiên cứu lớn cả về không
gian lãnh thổ lẫn nội dung nghiên cứu với các mục đích hết sức cụ thể. Do đó việc
nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên môi trường cảnh quan
đảo ven bờ ngồi mục đích là để tiến hành cơng tác điều tra cơ bản, xây dựng một hệ
thống tư liệu đầy đủ, đồng bộ, chi tiết về tài nguyên, các đặc điểm tự nhiên, KT-XH,


×