Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của người chưa thành niên (nghiên cứu trường hợp người chưa thành niên phạm pháp ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị hiện nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 235 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ MỸ VÂN

MỘT SỐ YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI PHẠM
PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp người chưa thành niên
phạm pháp ở Thành phố Đông Hà tỉnh Quảng
Trị hiện nay)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ MỸ VÂN

MỘT SỐ YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI PHẠM
PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp người chưa thành niên
phạm pháp ở Thành phố Đông Hà tỉnh Quảng


Trị hiện nay)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ NGÀNH:
60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Mai

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc, Tơi chân thành cám ơn: Cơ quan Công an tỉnh
Quảng Trị, Công an Thành phố Đông Hà, Công an phường 1, phường 3, phường 5;
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tỉnh đoàn Quảng Trị đã cung cấp số liệu về những
thông tin thực tế cần thiết để hoàn thành đề tài luận văn .
Chân thành cám ơn: TS. Lê Thị Mai giảng viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo
giải đáp những thắc mắc và những khó khăn trong thời gian thực hiện và hồn thành
luận văn này.
Đồng thời tơi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt các thầy cô khoa Xã hội học, đã
dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học vừa qua.
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn.
Do thời gian có hạn cùng với những hạn chế về kiến thức nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô và các bạn.

Tp.HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Vân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, đề tài nghiên cứu này
chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Dữ liệu được phân tích và dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của tôi đã tiến hành thực hiện tại Thành phố Đơng Hà tỉnh Quảng Trị.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Vân


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày.....tháng......năm 2010


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
HỘI ĐỒNG

THƯ KÝ

...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................

...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................

..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................

..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng......năm 2010


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các từ viết tắt được sử dụng

%

Tỉ lệ phần trăm

CSĐTTP

Cảnh sát điều tra tội phạm

GDP

Tổng bình quân đầu người

KT – XH
NXB
Pvv

Kinh tế - xã hội
Nhà xuất bản
Phỏng vấn viên

SL

Số lượng

Tp

Thành phố

Tr


Trang

TTXH
VH,TT&DL

Trật tự xã hội
Văn hóa, thơng tin và du lịch


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Thứ tự
Bảng 2.1

Nội dung bảng
Diện tích, dân số và mật độ dân cư Thành phố Đơng Hà năm
2008
Thống kê vụ án hình sự sơ thẩm hàng năm
Thống kê số vụ phạm pháp hình sự từ năm 2005 - 2009
Cơ cấu hệ tội phạm của tỉnh Quảng Trị từ 2005 -2009
Số bị can đã qua xét xử hình sự từ năm 2005 - 2009

Tr
51

64
67
70

Bảng 3.8
Thứ tự

Biểu đồ 2.1

Tình hình phạm pháp, phạm tội tại Đơng Hà 2007 -2009
Trình độ học vấn theo giới tính
Tình hình phạm pháp của người chưa thành niên ở Đông Hà
từ 2005 -6 tháng đầu năm 2009
Các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên
phạm pháp ở Đông Hà từ 2005 – 6 tháng đầu năm 2009
Đặc điểm loại hình gia đình của người chưa thành niên phạm
pháp
Quan niệm về điều quan trọng nhất trong gia đình ở người chưa
thành niên phạm pháp
Nghề nghiệp của cha và mẹ người chưa thành niên phạm pháp
Hồn cảnh gia đình và mức độ thường xuyên trò chuyện giữa
cha mẹ với con cái
Lý do bỏ học của người chưa thành niên phạm pháp
Số lần phạm pháp của người chưa thành niên
Mức độ sử dụng internet trong ngày của người chưa thành niên
phạm pháp
Mục đích dùng internet
Nội dung biểu đồ
Cơ cấu hệ tội phạm theo vụ

Biểu đồ 2.2

Cơ cấu tính chất phạm tội từ 2007 -2009

59

Biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.4

Cơ cấu hệ tội phạm ở Đông Hà từ năm 2007 -2009
Cơ cấu tình hình phạm pháp hình sự theo tội danh cụ thể từ
2007 -2009
Cơ cấu về giới tính của người chưa thành niên phạm pháp
Trình độ học vấn của người chưa thành niên phạm pháp ở
Đông Hà từ 2005 – 6 tháng đầu năm 2009
Cơ cấu phân chia theo nhóm tuổi của người chưa thành niên
phạm pháp từ 2005 – 6 tháng đầu năm 2009
Thành phần người chưa thành niên phạm pháp từ 2005 – 6
tháng đầu năm 2009

62
62

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6

Bảng 3.7

Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6
Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8

55
55
56
60

76
86
92
95
98
106
112
115
118
Tr
56

66
66
67
68



Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 2.10
Thứ tự
Đồ thị 2.1
Đồ thị 2.2
Đồ thị 2.3

Cơ cấu người chưa thành niên phạm pháp phân theo tội danh
75
cụ thể giai đoạn từ 2005 – 6 tháng đầu năm 2009
Hình thức xử lý người chưa thành niên phạm pháp ở Đông Hà
từ 2005 – 6 tháng đầu năm 2009
Nội dung đồ thị
Tr
Tỷ lệ % số bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tổng 61
số bị can, bị cáo toàn tỉnh từ năm 2006 -2008
Tỷ lệ % học sinh phạm pháp trên tổng số người chưa thành 69
niên phạm pháp giai đoạn từ năm 2006 – 2008
Tỷ lệ % người chưa thành niên liên quan đến phạm pháp hình 71
sự trên tổng số người phạm pháp hình sự ở Đơng Hà giai đoạn
2007 -2009


MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 01
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 02
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ....................................................................... 04

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 05
4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin .............. 06
4.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 06
4.2 Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin ..................................................... 06
4.3 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................... 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 11
6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu ................................... 12
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 14
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 15
Chương 1: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết........................................ 16
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 16
1.2 Các khái niệm liên quan................................................................................... 26
1.2.1 Hành vi phạm pháp ...................................................................................... 26
1.2.2 Người chưa thành niên ................................................................................. 27
1.2.3 Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của người chưa thành
niên ....................................................................................................................... 30
1.2.4 Quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn ..................................................... 33
1.3 Cách tiếp cận và các lý thuyết ứng dụng .......................................................... 35
1.3.1 Cách tiếp cận xã hội hóa ............................................................................... 35
1.3.2 Lý thuyết tương tác biểu tượng của Mead ..................................................... 37
1.3.3 Lý thuyết về mối ràng buộc xã hội của Hirschi ............................................. 40
1.3.4 Lý thuyết học tập xã hội của Aker................................................................. 42
1.3.5 Lý thuyết của Merton về sai lệch xã hội ....................................................... 44


1.4 Mơ hình phân tích và giả thuyết nghiên cứu..................................................... 47
Chương 2: Thực trạng phạm pháp của người chưa thành niên tại Thành phố
Đông Hà tỉnh Quảng Trị .................................................................................... 48
2.1 Vài nét về điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Trị và Thành phố Đông Hà ..... 48
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị ...................................................... 48

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ở Thành phố Đông Hà .......................................... 50
2.1.3 Tiểu kết ........................................................................................................ 53
2.2. Tình hình phạm pháp của người chưa thành niên ở Thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị .............................................................................................................. 54
2.2.1 Khái qt về tình hình phạm pháp ở Thành phố Đơng Hà, tỉnh Quảng Trị ... 54
2.2.2 Tình hình phạm pháp của người chưa thành niên ở Thành phố Đông Hà ..... 65
Chương 3: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của người
chưa thành niên ở Thành phố Đông Hà hiện nay .............................................. 78
3.1 Hiểu biết và nhận thức của người chưa thành niên phạm pháp về luật pháp............. 78
3.2. Ảnh hưởng của gia đình đến hành vi phạm pháp của người chưa thành niên ... 85
3.2.1 Người chưa thành niên xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khơng thuận lợi ...... 85
3.2.2 Yếu tố nghề nghiệp của cha mẹ có tác động khơng nhỏ đến quá trình phạm
pháp của người chưa thành niên. ........................................................................... 93
3.2.3 Mối quan hệ cha mẹ đối với giáo dục con cái ............................................. 97
3.2.4 Tiểu kết ...................................................................................................... 104
3.3 Ảnh hưởng của yếu tố nhà trường đến hành vi phạm pháp của người chưa thành
niên ..................................................................................................................... 105
3.3.1 Sự thiếu gắn bó với nhà trường là một trong những nguy cơ dẫn người chưa
thành niên có nhận thức và hành vi lệch lạc ........................................................ 105
3.3.2 Cơng tác giáo dục phịng ngừa, giáo dục ở nhà trường ................................ 109
3.3.3. Tiểu kết...................................................................................................... 111
3.4 Ảnh hưởng của các yếu tố bạn bè đến hành vi phạm pháp của người chưa thành
niên ..................................................................................................................... 111


3.5 Tác động của truyền thông đại chúng đối với người chưa thành niên phạm
pháp .................................................................................................................... 114
3.5.1 Mức độ tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng của người chưa thành
niên phạm pháp ................................................................................................... 114
3.5.2 Mục đích tiếp cận các loại hình truyền thơng đại chúng .............................. 117

3.5.3 Tiểu kết ...................................................................................................... 120

. ........................................................................................................... 121
3.6.1 Dư luận xã hội và vấn đề tái hòa nhập đối với người chưa thành niên phạm
pháp. ................................................................................................................... 121
3.6.2 Cơng tác phịng - chống tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên của cơ quan các
cấp....................................................................................................................... 123
3.6.3 Tiểu kết ...................................................................................................... 127
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 141
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................... 01
1. Câu hỏi và biên bản phỏng vấn người chưa thành niên phạm pháp .................... 02
2. Câu hỏi và biên bản phỏng vấn cha, mẹ người chưa thành niên phạm pháp ....... 63
3. Câu hỏi và biên bản phỏng vấn cán bộ công an .................................................. 68
4. Câu hỏi và biên bản phỏng vấn người quản lý tiệm internet ............................... 74


1

PHẦN MỞ ĐẦU


2

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Người chưa thành niên phạm pháp là vấn đề đang gây nhiều quan tâm của dư
luận xã hội. Trong thời gian gần đây, số người chưa thành niên phạm tội đang có
chiều hướng gia tăng, diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. Chỉ
trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra hơn 5.700 vụ với 9000 trẻ phạm tội…70% vi
phạm lần đầu. Theo Trung tá Nguyễn Văn Tráng, Phó Trưởng phịng Cục Cảnh sát

Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Cơng an: Tình hình phạm tội do người chưa
thành niên gây ra trong thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, nếu năm
2007 tồn quốc có 10.361 vụ, gồm 15.589 em, thì 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra
5.746 vụ, gồm 9.000 em (tăng 2% số vụ). Số vụ án do người chưa thành niên gây ra
chiếm khoảng 20% tổng số vụ vi phạm hình sự, là một con số rất lớn. Đáng chú ý là
trong đó, tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm lần đầu chiếm tỷ lệ cao 70% đã
chứng tỏ công tác phòng ngừa còn hạn chế. [74]
Theo thống kê của phịng CSĐTTP về TTXH Cơng an Quảng Trị, năm 2008,
trên địa bàn tỉnh xảy ra 156 vụ vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, với
tổng số 209 đối tượng, trong đó 202 đối tượng là nam,07 đối tượng nữ. Có tới 95 vụ
trộm cắp tài sản (chiếm 65% trong tổng số 156 vụ vi phạm pháp luật). Đặc biệt ở
các vụ trộm cắp tài sản, số trẻ em trong độ tuổi đến trường từ dưới 14 cho đến 16
tuổi là 68 em, chiếm 68%.
Một thực trạng đang diễn ra hiện nay là con số người chưa thành niên có hành vi
vi phạm pháp luật những năm gần đây có xu hướng gia tăng, phần lớn là tại tập
trung tại Thành phố Đông Hà. Theo con số thống kê của Công an Thành phố Đông
Hà, tỉnh Quảng Trị thời gian từ tháng 1/2007 đến tháng 4/2009 trên địa bàn đã có
373 trường hợp học sinh, sinh viên phạm pháp.Trong đó có 35 trường hợp bị xử lý
hình sự, cịn 338 trường hợp xử lý vi phạm hành chính. Đáng chú ý một số đối
tượng có vi phạm hình sự thực hiện các hành vi nguy hiểm như giết người, cướp
giật, cưỡng đoạt tài sản và cố ý gây thương tích có sử dụng hung khí, một số lớn
khác người chưa thành niên khác chiếm số đơng, đa số có hành vi vi phạm như trộm
cắp, đánh nhau, cờ bạc, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích...... Một số


3

địa bàn có số đối tượng vi phạm chiếm tỷ lệ lớn là phường 1, phường 2, phường 4,
phường 5, phường Đơng Lễ. Nếu khơng có những động thái tích cực để kịp thời để
giáo dục định hướng, ngăn chặn thì nguy cơ phạm tội sẽ gia tăng trong tương lai

khơng xa.
Nhóm chưa thành niên có hành vi phạm pháp luật do thiếu sự quan tâm, giáo
dục và kiểm soát từ gia đình, xã hội, các em chưa có nhận thức đúng đắn về pháp
luật và mức độ vi phạm của mình dẫn đến có những hành vi sai lệch nghiêm trọng.
Vì thế khơng nên để đến lúc dẫn đến ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã
cấu thành tội phạm mới tìm phương sách giải quyết, mà phải tìm cách ngăn ngừa từ
ban đầu, hoặc giáo dục người chưa thành niên khi nhận thấy có những dấu hiệu
hành vi sai lệch, để có thể kịp thời điều chỉnh giúp cho trẻ có hướng đi đúng và phát
triển nhân cách tốt để trở thành những công dân mẫu mực, xứng đáng là chủ nhân
tương lai của đất nước.
Hiện tượng người chưa thành niên phạm pháp được xem là vấn đề khá nhức
nhối, đáng báo động về nguy cơ gia tăng tội phạm trong thời gian gần đây. Chính vì
vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là điều gì đã dẫn đến người chưa thành niên có những
hành vi phạm pháp?, và yếu tố kiểm soát xã hội nào đã trở nên lõng lẻo dẫn đến tình
trạng tình hình vi phạm pháp luật gia tăng?. Tìm hiểu vấn đề này, nhằm đáp ứng
một thực tiễn hiện nay là giúp đưa ra những khuyến nghị đối với công tác ngăn
ngừa và phòng chống tội phạm của người chưa thành niên. Qua tìm hiểu, đã có rất
nhiều cuộc khảo sát, đánh giá trên quy mô lớn ở cấp độ Nhà nước, Quốc gia, và cả
các đề tài Tiến sĩ, Thạc sĩ nghiên cứu về đối tượng này. Cũng đã có những đề tài đề
cập tới nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp của người chưa thành niên. Tuy
nhiên, nhìn chung, những nghiên cứu đó đã thực hiện khá lâu. Hơn nữa, vấn đề
cũng chỉ mới được đề cập mang tính chất mơ tả, khơng đi sâu phân tích những
ngun nhân, yếu tố ảnh hưởng, và hiện nay tác giả chưa tìm thấy cơng trình nghiên
cứu về vấn đề này tại Đơng Hà, một thành phố đang trong giai đoạn có nhiều sự
thay đổi về nhiều mặt như kinh tế xã hội trong thời kỳ chuyển đổi lên thành phố, và
đây có thể được xem là nghiên cứu tạo điều kiện mở rộng hơn cho những nghiên


4


cứu kế tiếp. Chính vì vậy tác giả mạnh dạn xác định lựa chọn đề tài “Một số yếu tố
xã hội ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của người chưa thành niên (Nghiên
cứu trường hợp người chưa thành niên phạm pháp ở Thành phố Đông Hà tỉnh
Quảng Trị hiện nay)” làm đề tài luận văn cao học.
Tuy nhiên trong phạm vi luận văn cao học, tác giả còn gặp nhiều hạn chế về thời
gian và trí lực để có thể thực hiện nhiều nội dung nghiên cứu về nhóm lứa tuổi này.
Hy vọng, trong tương lai sẽ có dịp tiếp tục nghiên cứu thêm những nội dung nghiên
cứu khác để hiểu sâu và rộng hơn các vấn đề người chưa thành niên trên nhiều
phương diện xã hội khác đa dạng hơn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu tính chất, mức độ, động cơ vi phạm pháp luật của người chưa thành niên
- Tìm hiểu yếu tố xã hội tác động dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của người chưa
thành niên và nhận thức của họ về pháp luật.
- Đưa ra khuyến nghị đối với các tổ chức, cơ quan chính quyền để có những biện
pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và nhằm hạn chế nguy cơ vi phạm pháp
luật của người chưa thành niên.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục tiêu đã đặt ra của đề tài thì nghiên cứu cần giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
+ Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
+ Thu thập những tài liệu nghiên cứu sẵn có, thống kê số liệu

+ Phân tích tìm hiểu những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi sai lệch liên quan
đến pháp luật của người chưa thành niên


5

3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứ u
Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của người chưa
thành niên tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay.
3.2 Khách thể nghiên cứ u
Khách thể nghiên cứu là người chưa thành niên độ tuổi từ 12 – dưới 18 tuổi,
đã có hành vi vi phạm pháp luật, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn ở Thành phố Đơng Hà, tỉnh Quảng Trị.
Bên cạnh đó, khách thể còn là cha/mẹ của những người chưa thành niên
phạm pháp, cán bộ Công an, người quản lý tiệm Internet để cung cấp những thông
tin cho đề tài nghiên cứu.
3.3 Phạm vi nghiên cứ u
Nghiên cứu người chưa thành niên có hành vi phạm pháp bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ở phường 1, phường 3, phường 5 tại Thành
phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị và thu thập số liệu thống kê giai đoạn từ 2005 - tháng
6/2009.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2009 – 4/2010
Trong phân tích một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của
người chưa thành niên, bao gồm nhiều yếu tố nên đề tài tập trung nhấn mạnh yếu tố
gia đình, nhà trường đây được xem là một trong những nguyên nhân tác động mạnh
mẽ nhất đến các em. Phân tích tác động của phương tiện truyền thông đến người
chưa thành niên phạm pháp tác giả chỉ chủ yếu phân tích lựa chọn sử dụng internet
ngày càng sâu rộng ở lứa tuổi của các em, để thấy được mức độ, mục đích sử dụng
cũng như tác động của kênh truyền thông này và những nguy cơ từ nó mang lại khi
thiếu đi sự kiểm sốt.


6

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THU
THẬP THÔNG TIN

4.1 Phương pháp nghiên cứ u
Nghiên cứu trường hợp người chưa thành niên phạm pháp ở phường 1,
phường 3, phường 5 ở Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, đề tài đã kết hợp sử
dụng phương pháp phân tích dữ liệu sẵn có và phương pháp phân tích định tính.
4.2 Phương pháp và kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin
Trong nghiên cứu này, sử dụng kết hợp các phương pháp để thu thập thơng
tin từ phân tích thống kê hình sự, xử lý phân tích tài liệu qua các văn bản, báo cáo
và báo chí; và qua quan sát, phỏng vấn sâu ở một số phường để nhằm tìm hiểu sâu
hơn về đối tượng người chưa thành niên phạm pháp ở Đông Hà hiện nay. Cụ thể:
4.2.1 Phỏng vấn sâu
Nghiên cứu về hành vi phạm pháp của người chưa thành niên phải tìm hiểu
những mối tương tác xã hội xung quanh họ, vì con người có thể hiểu được chính
bản thân và suy nghĩ của người xung quanh thơng qua biểu tượng. Vì vậy, với đề tài
này tác giả sử dụng công cụ phỏng vấn sâu bán cơ cấu. Phỏng vấn sâu giúp cho việc
thu thập thông tin và quan sát trực tiếp đối tượng, qua đó để tìm hiểu nguyên nhân
sâu xa dẫn đến quan niệm và hành vi của họ.
Phương pháp phỏng vấn sâu dựa trên việc xây dựng những tiêu chí theo
nhóm vấn đề để làm rõ mục đích nghiên cứu của đề tài.
* Nhóm vấn đề phỏng vấn sâu dành cho người chưa thành niên phạm pháp
1. Thông tin về nhân khẩu học
2. Vấn đề liên quan đến hành vi phạm pháp
- Tội danh
- Động cơ phạm tội
- Tính chất và mức độ phạm tội
- Hình thức bị xử lý. Và thái độ đối với hình thức xử lý này
3. Quan niệm về giá trị đạo đức và nhận thức của người chưa thành niên về pháp luật


7


- Cảm nhận từ sau khi vi phạm pháp luật (của bản thân và của mọi người xung
quanh đối với họ)
- Một số quan niệm về giá trị đạo đức
- Hiểu biết pháp luật
4. Mối quan hệ giữa người chưa thành niên phạm pháp và gia đình
- Hồn cảnh gia đình (tình trạng gia đình, kinh tế gia đình, gia đình có ai từng vi
phạm pháp luật ...)
- Mối quan hệ giữa cha mẹ và khơng khí gia đình
- Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (về giáo dục học tập, về thái độ và cách dạy
dỗ của cha mẹ đối với trẻ khi bị phát hiện hành vi phạm pháp, và cảm giác như thế
nào đối với hình thức đó, sự chia sẻ, quan tâm của cha mẹ ..)
- Mong muốn đối với bản thân, và đối với cha mẹ
5. Tiếp cận phương tiện truyền thông
- Lựa chọn tiếp cận loại hình truyền thơng. Thời gian sử dụng.
- Mục đích tiếp cận
6. Mối quan hệ với bạn bè
7. Mối quan hệ với thầy cơ
* Nhóm vấn đề phỏng vấn sâu dành cho các cha mẹ người chưa thành niên phạm
pháp
1. Hồn cảnh gia đình
- Tình trạng gia đình
- Nghề nghiệp của cha mẹ
- Tổ chức gia đình
- Kinh tế gia đình
- Cha/mẹ có từng có hành vi vi phạm pháp luật hay không?như thế nào ?
2. Mối quan hệ giữa cha mẹ và khơng khí gia đình
3. Các giai đoạn lớn lên và trưởng thành của con cái
3. Cha mẹ trong giáo dục học tập, sinh hoạt của con cái
- Cách dạy dỗ con cái khi con cái phạm sai lầm



8

- Thái độ của cha mẹ khi phát hiện con cái có hành vi phạm pháp
- Cha mẹ đối với việc học tập, giờ giấc sinh hoạt của con cái
- Mong muốn của cha mẹ đối với con cái
4. Sự quan tâm cha mẹ đối với con cái (trò chuyện, chia sẻ khó khăn…)
* Nhóm vấn đề phỏng vấn sâu cán bộ cơng an
1. Nhận định về tình hình phạm tội của người chưa thành niên trên địa bàn
2. Nguyên nhân dẫn đến những hành vi phạm pháp của người chưa thành niên
3. Ý kiến về vấn đề xử lý và giáo dục người chưa thành niên phạm pháp
4. Công tác tái hồ nhập cộng đồng
* Nhóm vấn đề phỏng vấn người quản lý tiệm internet
1. Mức độ tiếp cận internet của lứa tuổi thanh thiếu niên
2. Mục đích tiếp cận
3. Giờ giấc hoạt động và thái độ của họ đối với vấn đề này
4. Quan niệm của họ về tình hình và nguyên nhân người chưa thành niên phạm pháp
Các dữ kiện từ phỏng vấn sâu là những thông tin định tính sẽ tiến hành phân
loại, mã hóa, sau đó khái qt và lượng hố dựa trên những chỉ báo nhằm tìm hiểu
về mơi trường xã hội hóa của người chưa thành niên phạm pháp đã tác động đến
tâm lý, định hướng giá trị, thái độ cũng như cách ứng xử của các em như thế nào?;
và cơ chế kiểm sốt xã hội chính thức và phi chính thức đối với người chưa thành
niên phạm pháp?, qua đó phân tích yếu tố xã hội đã tác động đến hành vi phạm
pháp của các em. Sau khi thu thập thông tin từ những biên bản phỏng vấn sâu, sẽ
tiến hành so sánh đối chiếu giữa các nhóm phân loại với nhau theo giới tính, tuổi,
hồn cảnh gia đình, theo tính chất phạm tội…Từ đó so sánh những đặc điểm giống
và khác nhau trong những yếu tố tác động đến hành vi phạm pháp của người chưa
thành niên. Trong quá trình phân tích sẽ có sự đối chiếu so sánh các quan điểm ý
kiến của cha mẹ, của cán bộ công an, và người quản lý tiệm internet và ý kiến của
những người chưa thành niên để nổi bật được vấn đề nghiên cứu.



9

4.2.2 Phân tích tư liệu sẵn có
Ngồi nguồn dữ liệu khảo sát phỏng vấn sâu ở một số phường, luận văn sử
dụng các nguồn tư liệu như:
- Tư liệu của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị
- Các thống kê, báo cáo của Công an tỉnh Quảng Trị và Công an Thành phố Đông

- Sử dụng những tư liệu sẵn có trong các báo cáo hoạt động sơ kết, tổng kết từ
Tỉnh Đồn Quảng Trị, hay mơ hình phịng chống tội phạm học đường của một số
trường học trên địa bàn để làm sáng rõ hơn những luận điểm của đề tài nghiên cứu.
- Các dữ liệu sẵn có được thu thập từ những sách, báo, luận văn, báo cáo và bài
viết đăng trên tạp chí, các phương tiện truyền thông… với những vấn đề liên quan
đến nội dung người chưa thành niên phạm pháp và cơng tác phịng ngừa tội phạm
và những chỉ báo phát triển kinh tế văn hố xã hội ở Thành phố Đơng Hà nói riêng
và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Từ những thơng tin thu được sẽ tiến hành phân tích lý luận thơng qua phương
pháp phân loại, so sánh, quy nạp và diễn dịch, phân tích logic và lịch sử.
4.2.3 Quan sát
Quan sát hồn cảnh, mơi trường sinh sống trong gia đình, và thái độ của người
chưa thành niên phạm pháp qua tiếp xúc phỏng vấn, và quan sát ở tiệm internet để
hiểu thêm về nhóm đối tượng chưa thành niên với việc lựa chọn và sử dụng internet
và những tác động của nó, sau đó ghi chép tập hợp thơng tin dựa trên những tiêu chí
đã xây dựng, nhằm bổ sung thơng tin phong phú hơn hỗ trợ cho việc khai thác
thông tin từ phỏng vấn sâu.
4.2.4 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là việc thu thập, trình bày, phân tích và diễn giải dữ
liệu dưới dạng số. Trong đề tài nghiên cứu, sử dụng thống kê của Công an tỉnh

Quảng Trị và Công an Thành phố Đông Hà các số liệu về người chưa thành niên
phạm pháp, để phản ánh thực trạng phạm pháp của người chưa thành niên trong thời
gian hiện nay, nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn. Đối với sử


10

dụng các tư liệu thống kê, hay báo cáo sẵn có ta tiến hành nhập liệu để tính tốn
bằng phần mềm xử lý SPSS.
4.3 Phương pháp chọn mẫu
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành thực hiện 29
cuộc phỏng vấn sâu. Trong đó:
Người chưa thành niên phạm pháp

: 20 cuộc phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý, công an các phường : 4 cuộc phỏng vấn sâu
Gia đình người chưa thành niên phạm pháp: 3 cuộc phỏng vấn
Chủ tiệm internet (người quản lý tiệm) : 2 cuộc phỏng vấn sâu.
Việc tiếp cận những đối tượng người chưa thành niên phạm pháp đang bị áp
dụng xử lý hành chính với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có một số
thuận lợi nhưng cũng khó khăn nhất định. Chính vì thế tác giả đã sử dụng mẫu tăng
nhanh. Trong quá trình tiếp xúc được một số đối tượng do cơng an giới thiệu, sau
đó qua những đối tượng này tìm những người khác có cùng phù hợp với tiêu chí lựa
chọn của đề tài nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu.
Vài nét thông tin sơ lược về người chưa thành niên phạm pháp trong mẫu
nghiên cứu:
 Nơi cư trú của người chưa thành niên :
+ Phường 1 : có 8 em
+ Phường 3 : có 4 em

+ Phường 5: có 8 em
 Về giới tính: có 3 em nữ, và 17 em nam.
 Độ tuổi:
+ Tuổi 18 : có10 em
+ Tuổi 17 : có 6 em
+ Tuổi 16 : có 3 em
+ Tuổi 12 : có1 em


Các tội mà người chưa thành niên thực hiện:


11

Trong q trình thu thập thơng tin phỏng vấn sâu đã cho thấy có những em
chỉ phạm một loại tội nhưng cũng có nhiều em phạm nhiều loại tội tại các thời điểm
khác nhau, cụ thể:
+ Trộm tài sản: 4 em
+ Đánh nhau: 6 em
+ Cố ý gây thương tích : 5 em
+ Trộm tài sản và đánh nhau: 2 em
+ Trộm tài sản, đánh nhau và cưỡng đoạt tài sản: 1 em
+ Đánh nhau và cờ bạc: 1 em
+ Đánh nhau và cưỡng đoạt tài sản: 1 em
 Thành phần người chưa thành niên phạm pháp
+ Học sinh: 2 em
+ Khơng có việc làm: 8 em
+ Làm nghề : 9 em
+ Công việc tự do: 1 em
Mẫu nghiên cứu cho thấy hầu hết các em đều có hành vi tái phạm chỉ có 6

em là vi phạm một lần, còn lại là các em vi phạm từ hai lần trở. Tuy nhiên những
hành vi vi phạm của các em khơng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã có thái độ
khắc phục hậu quả và cộng với sự bảo lãnh của gia đình nên đa số các em đều trong
diện quản lý giáo dục tại gia đình và xã, phường, thị trấn; trong đó có 1 em là bị án
treo và được quản lý giám sát của công an sở tại.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
5.1 Ý nghĩa thực tiễn
Người chưa thành niên là những chủ nhân tương lai của đất nước, nghiên cứu
vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật không chỉ là mối quan tâm của các
nhà tội phạm học, luật học mà thu hút các nhà xã hội học nghiên cứu, đây được xem
là mảng chủ đề khá nóng hổi đang được xã hội chú ý. Đề tài nghiên cứu với mục
đích tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến hành vi sai lệch của người chưa thành niên,
qua đó nhằm để đưa ra những khuyến nghị đối với các cấp chính quyền, đồn thể và
gia đình có những cách thức và biện pháp để phòng ngừa ngăn chặn hành vi vi


12

phạm pháp luật của người chưa thành niên, giáo dục và giúp đỡ định hướng lối sống
lành mạnh để phát triển cả thể chất lẫn tinh thần giúp cho họ trở thành những chủ
nhân đích thực của tương lai đất nước.
5.2 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu luận văn này góp phần bổ sung thêm các tri thức khoa
học trong nghiên cứu về người chưa thành niên ở Việt Nam, cũng làm phong phú
thêm tri thức khoa học về một khía cạnh quan trọng trong đời sống đó là vai trị
quan trọng của gia đình, nhà trường, bạn bè, các tổ chức đồn thể đối với q trình
giáo dục và xã hội hóa cá nhân trong xã hội đặc biệt là ở lứa tuổi mới lớn.
6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN TRONG Q TRÌNH NGHIÊN
CỨU
6.1 Nhữ ng thuận lợi

Trong q trình nghiên cứu và thu thập thơng tin, tác giả nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cơ quan Công an tỉnh Quảng Trị, Công an thành phố Đông Hà,
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị, Tỉnh đồn Quảng Trị, cũng như cơng an
khu vực ở Phường 1, Phường 3, Phường 5 ở Thành phố Đông Hà, đã tạo nhiều
thuận lợi trong việc thu thập thông tin trong quá trình tiến hành nghiên cứu.
Trong quá trình thu thập thông tin tác giả nhận được nhiều sự hỗ trợ từ gia
đình, thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ, động viên để thực hiện đề tài tốt hơn.
Có thể nói rằng, lĩnh vực nghiên cứu về người chưa thành niên phạm pháp và
các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến người chưa thành niên phạm pháp cũng đã nhiều
tác giả nghiên cứu trên mặt lý luận và thực tiễn, chính vì vậy mà tác giả có nguồn tài
liệu tương đối khá phong phú để tham khảo, so sánh trong thực hiện đề tài nghiên cứu.
6.2 Nhữ ng khó khăn
Trong q trình thực hiện luận văn nghiên cứ, tác giả đã gặp phải một số khó
khăn cả về chủ quan lẫn khách quan.
Xét về mặt khách quan, trong q trình thu thập thơng tin để thực hiện đề tài
nghiên cứu thì thực tế cho thấy rằng, hầu hết các cơng việc xử lý thống kê hình sự ở
cơ quan công an chưa đầy đủ, đa số đều là thực hiện thủ công, chỉ mới thực sự cập


13

nhật và thống kê riêng về người chưa thành niên phạm pháp mới những năm gần
đây. Riêng số liệu của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cũng chỉ được cập nhật bằng
phần mềm máy tính từ năm 2007. Chính vậy nên tác giả phải thu thập và xử lý
thông tin qua nhiều báo cáo, và văn bản để bổ sung.
Một số thống kê của công an vẫn gộp chung của người chưa thành niên phạm
pháp và sinh viên nên gây nhiều khó khăn về thời gian lẫn cơng sức trong việc tách
riêng số liệu phân tích về người chưa thành niên trong q trình xử lý thơng tin.
Trong q trình tiếp cận phỏng vấn ở đối tượng người chưa thành niên cũng
có những khó khăn nhất định; đối tượng chưa thành niên phạm pháp bị áp dụng

biện pháp xử lý hành chính giáo dục xã, phường, thị trấn đang sinh sống tại gia
đình, địa phương và vẫn chịu quản lý giám sát của cơ quan Công an. Song do đặc
trưng lứa tuổi một số thường hay trốn hoặc gia đình đã đưa đi khỏi địa bàn sau khi
phạm pháp, đặc biệt hiện nay việc tiếp cận đối tượng này phải có sự có mặt của gia
đình các em, song các em thường rơi vào hồn cảnh gia đình đặc biệt cha mẹ khơng
quan tâm, khơng có thời gian cho con cái, hay gia đình ba mẹ ly hơn,..họ ít hợp tác
với công an, dẫn đến người chưa thành niên đôi lúc cơng an có giấy gọi họ cũng
khơng lên, nên tiếp cận đối tượng này khá khó khăn. Vì vậy, tác giả đã sử dụng mẫu
tăng nhanh để tiếp cận đối tượng phỏng vấn.
Phỏng vấn chủ tiệm kinh doanh internet, họ còn tỏ ra dè dặt, đặc biệt khi
khai thác sâu những thơng tin nhạy cảm có liên quan đến hoạt động kinh doanh của
quán, nên thông tin thu thập chưa thực sự phản ánh hết thực tế diễn ra, nên thông
qua quan sát tác giả đã bổ sung thêm thơng tin trong q trình thu thập.
Khi phỏng vấn cha mẹ các em chưa thành niên phạm pháp, đa phần họ đều ít
khi có nhà, và nếu có họ thường ít thời gian để phỏng vấn, chính vì thế phải mất
nhiều thời gian mới tiếp xúc nhưng các thông tin vẫn chưa thực sự khai thác sâu hết
như mong muốn. Do vậy, tác giả tiến hành thu thập thông tin gián tiếp qua hàng
xóm, trưởng khu phố, cơng an khu vực để bổ sung thêm thông tin.


×