Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Quá trình du nhập và ảnh hưởng của islam ở indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ISLAM Ở INDONESIA

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

TP. HCM, NĂM 2010


MỤC LỤC
***

PHẦN DẪN LUẬN ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1....................................................................................................................10
QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA ISLAM VÀO INDONESIA.........................................10
1.1. Bối cảnh ra đời và sự phát triển của Islam.........................................................10
1.2. Quá trình Islam du nhập vào Indonesia .............................................................12
1.3. Quá trình phát triển Islam ở Indonesia..............................................................16
CHƯƠNG 2....................................................................................................................19
CÁC VƯƠNG QUỐC ISLAM Ở INDONESIA............................................................19
2.1. Vương quốc Samudra Pasai................................................................................19
2.2. Vương quốc Malacca...........................................................................................20
2.3. Vương quốc Aceh ................................................................................................22
2.4. Vương quốc Demak.............................................................................................23
2.5. Vương quốc Banten.............................................................................................25
2.6. Vương quốc Mataram .........................................................................................26
2.7. Vương quốc Gowa và Tallo.................................................................................28


2.8. Vương quốc Ternate và Tidore...........................................................................30
CHƯƠNG 3....................................................................................................................32
MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA ISLAM Ở INDONESIA ..............................................32
3.1. Ảnh hưởng của Islam trong nghệ thuật kiến trúc..............................................32
3.2. Ảnh hưởng của Islam trong nghệ thuật tạo hình ...............................................37
3.3. Ảnh hưởng của Islam trong văn học - ngôn ngữ ...............................................39
3.4. Ảnh hưởng của Islam trong hệ thống chính trị ..................................................46
3.5. Ảnh hưởng của Islam trong cách tính lịch .........................................................51
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56


PHẦN DẪN LUẬN

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Islam là một trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời vào thế kỷ thứ VII trên
bán đảo Ả Rập và nhanh chóng lan toả ra nhiều khu vực khác trên thế giới. Giống như
Phật giáo và Hindu giáo, Islam giáo du nhập vào Indonesia bằng con đường hồ bình
và thơng qua các thương bn người nước ngồi. Mặc dù ra đời sau các tôn giáo khác
nhưng Islam giáo thâm nhập vào quần đảo Indonesia với tốc độ nhanh hơn các tôn giáo
khác. Chỉ sau một thời gian ngắn, có đến 87,2 % dân số Indonesia cải đạo theo Islam,
trong đó trên 90% người Java cải đạo theo Islam giáo. Ngày nay Indonesia được xem
là nước có số lượng tín đồ Islam đơng nhất trên thế giới.
Theo các nguồn sử liệu khác nhau, Islam giáo du nhập vào khu vực Đơng Nam Á
nói chung và Indonesia nói riêng không đi trực tiếp từ bán đảo Ả Rập mà đến Ấn Độ
trước và sau đó mới được các thương buôn Ấn Độ mang đến Indonesia và một số quốc
gia Đông Nam Á khác. Như vậy, trước khi du nhập vào khu vực Đông Nam Á, Islam
giáo đã trải qua một giai đoạn giao lưu với văn hoá Ấn Độ và bị “Ấn Độ hoá”. Cho nên
khi đến Indonesia, Islam giáo “uyển chuyển” và “mềm mại” hơn so với Islam ở các nơi
khác.

Islam giáo của người Indonesia thể hiện sự tổng hịa các giá trị văn hố ảnh
hưởng từ Ấn Độ, các giá trị văn hoá truyền thống Indonesia và các giá trị văn hoá
Islam. Các giá trị văn hoá này tác động qua lại lẫn nhau, không thể tách rời nhau đã
tạo ra sự đa dạng và độc đáo riêng cho văn hóa Indonesia. Các yếu tố văn hố Ấn
Độ có từ trước ở Indonesia khơng bị mất đi khi Islam giáo thâm nhập vào mà đã
hoà nhập vào văn hố của tơn giáo mới này. Những yếu tố văn hố truyền thống và
tín ngưỡng dân gian của người Indonesia cũng khơng bị xố đi một cách hồn tồn mà
tự biến đổi cho phù hợp với các giá trị văn hoá Islam. Ngược lại, những giá trị văn hoá
Islam muốn tồn tại được trên đất nước vạn đảo này cũng biến đổi cho phù hợp với
những giá trị văn hóa bản địa của những tộc người nơi đây. Rõ ràng ở đây diễn ra hiện
tượng giao lưu tiếp biến văn hố giữa một bên là văn hóa truyền thống Indonesia và
một bên là văn hoá Ấn Độ, Islam.
1


Qua những lý do vừa nêu ra ở trên, tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho người đọc
những thông tin cần thiết về Islam ở Indonesia cũng như những ảnh hưởng của nó
trong các khía cạnh đời sống - xã hội Indonesia trong lịch sử cũng như hiện tại.
2. Mục đích nghiên cứu
Với những vấn đề đặt ra như trên, đề tài nghiên cứu “Quá trình du nhập và ảnh
hưởng của Islam ở Indonesia” được thực hiện nhằm những mục đích sau đây:
+ Hệ thống lại các tư liệu thành văn, kết quả nghiên cứu về các giai đoạn phát triển
và đặc trưng văn hoá của người Indonesia trong lịch sử của các nhà nghiên cứu đi
trước
+ Đưa ra luận cứ khoa học làm rõ quá trình du nhập của Islam giáo vào Indonesia
và sự phát triển của nó trong các cộng đồng tộc người trên quần đảo Indonesia
+ Tìm hiểu các vương quốc Islam trên quần đảo Indonesia trong lịch sử, quá
trình tiếp nhận Islam của các vương quốc đó và những dấu ấn của nó để lại
+ Nghiên cứu và chứng minh sự ảnh hưởng và tác động qua lại giữa Islam và văn

hoá của các cộng đồng tộc người ở Indonesia
Với những kết quả đạt được, đề tài sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn tổng
quan và đầy đủ hơn về văn hoá của người Indonesia cũng như q trình giao lưu
tiếp biến văn hố của nó qua các thời kỳ lịch sử.

2


3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
Islam là một trong sáu tôn giáo được Hiến pháp công nhận trong chính sách tự
do tơn giáo của nước Cộng hồ Indonesia. Tơn giáo này có số lượng tín đồ rất đơng
và có mặt rải rác khắp quần đảo Indonesia. Vì vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài
là cộng đồng Islam và Islam giáo được công nhận ở Indonesia.
Islam du nhập vào quần đảo Indonesia vào nhiều thời điểm khác nhau và ở
những khu vực khác nhau trên quần đảo Indonesia. Do vậy, thời gian nghiên cứu
được khảo sát từ lúc có cộng đồng Islam xuất hiện trên quần đảo Indonesia và
khơng gian của nó sẽ giới hạn ở những khu vực có người Islam xuất hiện sớm và
sau này có cộng đồng Islam phổ biến, tiêu biểu là đảo Sumatra và Java. Còn cộng
đồng Islam ở những đảo khác sẽ không được đề cập đến nhiều, chỉ được nhắc đến
như một minh chứng cho q trình phát triển của nó ở Indonesia hoặc minh chứng
cho quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá của các tộc người ở Indonesia.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu ảnh hưởng của một nền văn hóa này lên một nền văn hố khác và
ngược lại được nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm đến
nhưng nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu về ảnh hưởng Islam trong văn hoá của người
Indonesia cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được tác giả tìm thấy nhiều. Tuy nhiên,
qua nghiên cứu sơ bộ của tác giả có một số cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước
tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau.
4.1. Các cơng trình trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hố khơng

phải là một đề tài mới. Trong lịch sử, Việt Nam cũng đã từng trải qua nhiều thời kỳ
giao lưu và tiếp biến văn hố dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các cơng trình
nghiên cứu trực tiếp về văn hố Indonesia hay nghiên cứu về ảnh hưởng của Islam đến
văn hoá Indonesia cho đến nay vẫn chưa có cơng trình khoa học chun biệt.
Mặc dù các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều nhưng các cơng
trình nghiên cứu liên quan đến nó gần đây cũng đã được một số nhà nghiên cứu về
Đông Nam Á ở Việt Nam thực hiện. Có thể lược qua một số cơng trình nghiên cứu

3


có liên quan đến các khía cạnh văn hố Indonesia hay quá trình du nhập và ảnh
hưởng của Islam ở Indonesia như sau:
Cơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu lịch sử văn hoá Indonesia” (1987) của tập
thể tác giả thuộc Viện nghiên cứu Đơng Nam Á thực hiện đã trình bày các cột mốc
lớn trong lịch sử cũng như các đặc điểm của văn hố Indonesia. Trong phần tơn
giáo – tín ngưỡng, các tác giả đề cập đến Islam giáo, sơ lược về q trình du nhập
và ảnh hưởng của nó đến văn hố Indonesia.
Cơng trình nghiên cứu có đề cập đến Islam giáo ở Indonesia là “Inđônêxia –
Những chặng đường lịch sử” của Ngơ Văn Doanh (1995). Cơng trình này chủ
yếu trình bày các thời kỳ lịch sử của Indonesia, từ thời kỳ cổ đại cho đến thời kỳ
hiện đại, nhưng nội dung của nó cũng có phần đề cập đến quá trình du nhập của
Islam giáo vào Indonesia, việc ra đời của các vương quốc Islam giáo trên đảo
Java cũng như ảnh hưởng và vai trị của nó đến văn hố truyền thống và phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Indonesia.
Cơng trình nghiên cứu “Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á” do Trương Sĩ
Hùng chủ biên (2003), có phần giới thiệu về Islam giáo ở các nước Đơng Nam Á.
Phần này trình bày về q trình du nhập của Islam giáo vào Đông Nam Á, ảnh
hưởng của Islam giáo đến đời sống xã hội - chính trị của các nước và chính sách của
các chính phủ đối với các cộng đồng Islam ở các quốc gia này.

“Vai trị của Hồi Giáo trong đời sống chính trị hiện đại các nước Đông Nam
Á” do Ngô Văn Doanh làm chủ nhiệm, là cơng trình nghiên cứu cấp bộ được thực
hiện năm 2004. Cơng trình nghiên cứu này xem xét quá trình du nhập của Islam
giáo vào khu vực Đơng Nam Á, đi tìm đặc điểm của Islam giáo ở Đơng Nam Á thể
hiện cả hai khía cạnh tơn giáo và chính trị. Cuối cùng, cơng trình nghiên cứu Islam
giáo đóng vai trị như thế nào trong đời sống chính trị của các nước Đơng Nam Á
hiện nay.
Cơng trình nghiên cứu trực tiếp đến Islam giáo ở Indonesia là bài viết “Vài
ảnh hưởng của Islam giáo đối với Indonesia thời kỳ trung đại” của Phạm Văn
Hồ (2005). Cơng trình này nghiên cứu quá trình du nhập của Islam giáo vào
Indonesia và những ảnh hưởng của nó đến các cộng đồng dân cư ở Indonesia.
4


Kết thúc bài viết, tác giả cho rằng Islam giáo ảnh hưởng và làm thay đổi một
cách toàn diện xã hội Indonesia. Tôn giáo này tác động trực tiếp, sâu sắc đến đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội, tín ngưỡng, ngơn ngữ, văn hóa, giáo dục.
4.2. Các cơng trình ngồi nước
Vấn đề Islam giáo nói chung và ảnh hưởng của Islam giáo đến văn hoá của các
tộc người ở Indonesia nói riêng cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Sau đây
một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ở Indonesia và các nước có liên quan đến đề
tài nghiên cứu có thể được thấy như sau.
Trước hết có thể đề cập đến cơng trình “Islam in Indonesia: A survey of events
and developments from 1988 to March 1993” (Islam ở Indonesia: Một khảo sát về
các sự kiện và diễn biến từ năm 1988 đếng tháng Ba năm 1993). Công trình này
trình bày về các trường phái Islam ở Indonesia, đời sống kinh tế, chính trị, giáo dục
Islam ở Indonesia.
Cơng trình “Kebudayaan Jawa” (Văn hóa Java) của Koentjaraningrat (1984),
một nhà nghiên cứu nhân học hàng đầu của Indonesia, đã khái quát lên lịch sử phát
triển văn hoá của người Java qua các thời kỳ lịch sử, các tôn giáo bản địa và q

trình “bản địa hố” các yếu tố văn hoá ngoại lai cũng như những giá trị văn hoá của
người Java trong thời đại hiện nay.
Cơng trình nghiên cứu liên quan đến Islam giáo ở Java có thể được đề cập đến
“Islam in Java: Normative piety and mysticism in the sultanate of Yogyakarta” của
Mark R. Woodward (1989). Cơng trình này đề cập đến các vấn đề liên quan đến
Java và truyền thống Islam, đặc biệt đề cập đến vấn đề tơn giáo của hồng gia ở
Yogyakarta, trung tâm văn hố Java, và tơn giáo của thường dân. Bên cạnh đó, cơng
trình này cũng khảo sát các yếu tố Hindu giáo còn tồn tại như thế nào trong Islam
giáo của người Java để làm rõ hiện tượng giao lưu và tiếp biến trong văn hố Java.
Cơng trình “Sejarah kebudayaan Indonesia” (Lịch sử văn hóa Indonesia) của
tập thể tác giả Siti Waridah, P. Sunarto, Rubiyanto, và J. Soekardi (1997) đã trình
bày các giai đoạn hình thành và phát triển của văn hố Indonesia. Trong đó cũng

5


không quên khái quát những ảnh hưởng của các nền văn hố lớn trong văn hố
Indonesia, trong đó có văn hố Islam.
Cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp ảnh hưởng Islam giáo đến văn hoá
Java là “Islam dan kebudayaan Jawa” (Islam và văn hóa Java) do H. M. Darori
Amin (2000) chủ biên. Cơng trình này là một tập hợp các bài viết của các nhà văn
hoá học bàn về vấn đề Islam giáo và các yếu tố văn hoá Java. Nội dung của các bài
viết này rất đa dạng và có đề cập đến vấn đề ảnh hưởng và tác động qua lại giữa
Islam giáo và các khía cạnh văn hố, chính trị, nghệ thuật, … của tộc người Java.
Cơng trình nghiên cứu văn hố các tộc người hay các vùng văn hoá ở Indonesia
“Manusia dan kebudayaan di Indonesia” (Con người và văn hóa ở Indonesia) do
Koentjaraningrat (2007) chủ biên cũng đề cập đến ảnh hưởng của Islam giáo đến văn
hố của các tộc người. Cơng trình này là một tập hợp các bài viết về văn hoá vùng, các
tộc người khác nhau ở Indonesia trong bối cảnh tiếp xúc tộc người và giao lưu tiếp biến
văn hoá đến từ bên ngồi, trong đó có văn hố Ả Rập.

Bên cạnh đó, cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài
này được đăng tải trên các báo và tạp chí ở Indonesia, Việt Nam cũng như các nước
nhưng vì thời gian có hạn nên chúng tôi chưa đề cập đến trong phần này.
5. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của phép duy vật biện chứng để làm nền tảng
trong quá trình nghiên cứu. Đây là phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách
khách quan, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng của chúng với
các sự vật, hiện tượng khác và nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn vận
động, biến đổi và phát triển không ngừng.

6


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu thư viện:
Để tập hợp nguồn dữ liệu cho đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu thư viện được sử dụng. Nghiên cứu bất kỳ trong lĩnh vực nào cũng địi hỏi
tham khảo, nghiên cứu thơng qua các tài liệu đã được cơng bố dưới nhiều hình
thức khác nhau. Phương pháp này được dùng để tra cứu những dữ liệu liên
quan đến lịch sử, văn hóa Indonesia cũng như Islam giáo ở Indonesia dưới
dạng tài liệu in ấn như trong các báo, tạp chí, sách, các bài báo cáo khoa học
trong các hội thảo khoa học, các đề tài nghiên cứu của các đơn vị hay các sách,
chuyên khảo viết về Islam hay những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên
cứu, … ở thư viện và những tài liệu điện tử được đăng tải trên các trang web.
+ Phương pháp nghiên cứu sử học:
Phương pháp này được dùng để tìm hiểu lịch sử ra đời, lịch sử du nhập Islam
vào Indonesia và quá trình phát triển của Islam ở Indonesia qua các giai đoạn
lịch sử.

+ Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các thành tố văn hoá Indonesia
qua các thời kỳ lịch sử, làm nổi bật đặc trưng văn hóa truyền thống của nó và
qua đó sàng lọc những yếu tố văn hóa ngoại lai được tiếp nhận vào văn hóa
bản địa Indonesia. Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng để xem xét
khả năng và mức độ tiếp biến văn hóa của văn hóa Indonesia như thế nào trong
từng thời kỳ lịch sử và với những đối tượng văn hóa cụ thể.
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Phương pháp sử học, tôn giáo học, dân tộc học, ngôn ngữ, văn học và một số
phương pháp khác được dùng để tìm hiểu lịch sử Indonesia, đặc điểm văn hố
Indonesia trong lịch sử và ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá ngoại sinh đến
văn hoá Indonesia.

7


+ Phương pháp phân tích, tổng hợp và lơ-gic:
Các phương pháp này rất cần thiết để xử lý các nguồn dữ liệu, để phân tích và
tổng hợp các ảnh hưởng của Islam giáo đến văn hoá Indonesia và ngược lại, để trình
bày kết quả nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1.Ý nghĩa thực tiễn
Như chúng ta biết, người Indonesia sớm có một nền văn hố phát triển rực rỡ
có thể so sánh với các nền văn hóa Đại Việt, Chămpa, Angkor, … trong khu vực
Đơng Nam Á. Do vị trí địa lý chiến lược, nằm trên đường giao thương hàng hải
quan trọng từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại, người Indonesia
và văn hóa Indonesia sớm tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa khác nhau trên
thế giới. Có thể nói rằng hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa của văn hóa
Indonesia đã diễn ra từ rất lâu và đối tượng văn hóa mà nó tiếp xúc cũng rất đa
dạng. Do vậy, việc nghiên cứu về hiện tượng tiếp biến văn hóa trong văn hóa

Indonesia rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Đề tài này trình bày một cách hệ thống các giai đoạn phát triển văn hóa Indonesia
và q trình giao lưu tiếp biến văn hóa của nó. Do vậy, những thơng tin trong đề tài này
sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quan về văn hố của người Indonesia qua
các thời kỳ lịch sử và đặc biệt là khả năng tiếp biến văn hố của nó góp phần tạo ra sự
phong phú, đa dạng cho văn hoá Indonesia.
Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài này là một công trình nghiên cứu đầu
tiên tương đối có hệ thống và cung cấp tài liệu mới mẻ và toàn diện về văn hóa
Indonesia. Kết quả của đề tài này cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết
và hữu ích cho các nhà nghiên cứu và sinh viên các ngành Đông Nam Á học,
nhân học, lịch sử, …. cũng như cho những ai quan tâm đến vấn đề Islam và văn
hoá Indonesia.

8


6.2.Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ được dùng làm luận cứ khoa học góp phần làm sáng tỏ
q trình du nhập Islam vào khu vực Đơng Nam Á và q trình phát triển của nó
trong các cộng đồng tộc người ở đây.
Văn hóa Indonesia đã trải qua một q trình giao lưu và tiếp biến văn hóa rất
lâu và đối tượng tiếp xúc của nó cũng rất đa dạng. Do vậy, phương pháp nghiên cứu
và lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hoá đưa ra trong đề tài sẽ là phương pháp
cụ thể có thể áp dụng để nghiên cứu và giải quyết các hiện tượng giao lưu và tiếp
biến văn hóa ở những cộng đồng tộc người hay các nền văn hóa khác. Trong chừng
mực nhất định, đề tài nghiên cứu hoàn thành sẽ làm phong phú thêm tài liệu cho
ngành lịch sử, nhân học, văn hóa học,...
7. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, nội dung của đề tài nghiên cứu này được chia
thành ba chương chính như sau:

Chương một: Quá trình du nhập của Islam vào Indonesia. Phần này sẽ trình
bày sơ lược về nguồn gốc ra đời của Islam, các giả thuyết về quá trình du nhập của
Islam vào Indonesia và cuối cùng là quá trình phát triển của Islam ở Indonesia.
Chương hai: Các vương quốc Islam ở Indonesia. Phần này sẽ lần lượt trình bày
lịch sử ra đời và phát triển của các vương quốc Islam trên quần đảo Indonesia theo
trình tự thời gian. Bên cạnh đó, phần này cũng mơ tả sơ lược về tình hình kinh tế, xã
hội, văn hố và chính trị của từng vương quốc nhằm giúp cho người đọc hiểu được
phần nào mức độ ảnh hưởng của Islam lên các vương quốc đó.
Chương ba: Ảnh hưởng của Islam ở Indonesia. Phần này sẽ trình bày ảnh
hưởng nổi bật của Islam lên một số khía cạnh văn hố Indonesia, chẳng hạn như văn
hoá tổ chức xã hội, văn hoá nghệ thuật của Indonesia.

9


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA ISLAM VÀO INDONESIA

1.1. Bối cảnh ra đời và sự phát triển của Islam
Islam ra đời vào thế kỷ thứ VII sau công nguyên trên bán đảo Ả Rập, do
Muhammad (571 – 632) sáng lập. Muhammad tự nhận mình là nhà tiên tri và là vị
sứ giả cuối cùng của thượng đế Allah. Trước khi Islam xuất hiện, người Ả Rập chỉ
là những bộ tộc vẫn cịn sống trong chế độ cơng xã nguyên thuỷ và theo tín ngưỡng
đa thần giáo. Sau khi Islam ra đời, do giáo lý trong thánh kinh Qur’an phù hợp với
cuộc sống tâm linh của người Ả Rập nên dễ dàng được chấp nhận.
Ở bán đảo Ả Rập, trước khi Islam ra đời là thời kỳ hưng thịnh của hai tơn giáo
lớn đó là Do Thái giáo và Thiên chúa giáo. Trước bối cảnh như vậy, các nhà nghiên
cứu cho rằng Islam giáo vẫn khẳng định được vị trí của mình nhờ vào những tiền đề

sau:
* Xét về mặt chính trị- xã hội
Vào các thế kỷ đầu cơng nguyên, người Ả Rập làm nghề nông và sống du
mục, đã định cư rộng khắp Ả Rập và các vùng lân cận như Mesopotamia, Xêria hay
Palestine. Họ đã làm quen với những mơ hình nhà nước sơ khai mà một bộ phận
nằm trong lĩnh vực ảnh hưởng về chính trị và văn hoá của Vidăngtia và Iran (Đỗ
Minh Hợp (cb), 2006).
Điều đó có nghĩa là trước khi Islam giáo ra đời ở khu vực này thì nơi đây vẫn
cịn tồn tại những bộ lạc riêng lẻ. Sau đó mới bắt đầu hình thành nhà nước đầu tiên
ở miền Nam Ả Rập. Thế nhưng nhà nước này lại vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ
từ các quốc gia lân cận trong việc mua bán các loại hương liệu và gia vị. Do đó điều
tất yếu ở giai đoạn này là cần phải củng cố hệ thống quyền lực nhà nước và người Ả
Rập đã rất khôn khéo chỉ chọn tôn giáo làm chỗ dựa cho mình.

10


* Xét về mặt kinh tế
Bán đảo Ả Rập là bán đảo lớn nhất thế giới, nằm ở vùng Tây Á. Mặc dù đây là
vùng đất khô cằn nhưng nhờ án ngữ trên con đường bộ thông thương từ Tây sang
Đông nên nơi này đã sớm xuất hiện một số thành phố quan trọng, đặc biệt là vùng
Yemen và các vùng chạy dọc theo biển đỏ. Phần lớn diện tích đất đai của bán đảo là
hoang mạc, khí hậu khắc nghiệt, thiếu nguồn nước, cư dân bản địa chủ yếu sống
bằng nghề chăn nuôi gia súc, nhất là lạc đà và dê (Nguyễn Thị Ngọc, 2001).
Vào thế kỷ IV, sau khi mở rộng nhà nước Himiarit ở miền Nam Ả Rập đã hợp
nhất toàn bộ các tiểu quốc Ả Rập. Qua nhiều cuộc tranh giành lãnh thổ và quyền lực
cuối cùng Iran trở thành quốc gia nắm quyền thống trị ở đây. Người Iran chiếm cứ
cả con đường thông thương ở phía Nam và đồng thời hướng nó theo mục đích của
mình. Chính điều này đã làm cho các trung tâm bn bán lâm vào tình trạng khủng
hoảng sâu sắc, đụng chạm đến lợi ích của nhiều bộ lạc. Nhờ q trình giao lưu bn

bán đó, nền kinh tế hàng hoá và một số trung tâm kinh tế - văn hoá lớn như Mecca,
Medina,Taif, ... đã ra đời. Song song với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đó,
cơ cấu xã hội nguyên thuỷ của người Ả Rập cũng như các mối quan hệ bình đẳng
giữa các bộ lạc đã bị phá vỡ. Thay vào đó là mối quan hệ xã hội mới dựa trên sự
chiếm hữu về tư liệu sản xuất và sự khác biệt về giai cấp. Những vấn đề đó tạo ra sự
căng thẳng trong xã hội, buộc con người phải tìm kiếm một chân lý mới phù hợp
với hoàn cảnh thực tại.
* Xét về mặt tơn giáo - tín ngưỡng
Các tộc người trên bán đảo Ả Rập trước khi Islam xuất hiện nói chung theo tín
ngưỡng đa thần, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Người Ả Rập thờ các vị thần tồn tại
trong thế giới tự nhiên xung quanh họ như thần mặt trời, thần mặt trăng, thần bóng
tối, thần đá, thần sa mạc, ... Bên cạnh đó, họ cũng thờ cúng tổ tiên, các vật tổ, ...
giống như các tộc người khác ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng đối với xã hội Ả Rập
lúc bấy giờ, những tư tưởng đó khơng chỉ khơng đáp ứng được nhu cầu mà cịn kìm
hãm sự thống nhất các bộ lạc, thành lập một nhà nước sơ khai. Trong bối cảnh như
vậy, để có được một sức mạnh hợp nhất cần có một tơn giáo mới với tư tưởng độc
thần để thống nhất.
11


Ba tiền đề trên là yếu tố cần và đủ cho sự ra đời của một tôn giáo mới ở Ả
Rập. Đó phải là một tơn giáo độc thần có khả năng tập hợp và liên minh các bộ lạc
lại với nhau với những tư tưởng phù hợp cho việc xây dựng và củng cố chính quyền
tập trung vững mạnh, cho sự phát triển nền kinh tế hàng hoá tập trung của xu thế
thời đại, cho nhu cầu phát triển tư duy lý luận mới của con người. Trên cơ sở đó,
Islam đã ra đời và nhanh chóng được các tộc người trên bán đảo Ả Rập tiếp nhận và
cũng nhanh chóng lan rộng ra các khu vực khác trên thế giới.
1.2. Quá trình Islam du nhập vào Indonesia
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa nhất trí về thời điểm chính xác Islam
du nhập vào Indonesia. Có nhiều nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về thời điểm du

nhập của Islam nhưng cũng có nhiều học giả phản bác lại tính xác thực của nó.
Dưới đây tác giả sẽ điểm qua các giả thuyết của những nhà nghiên cứu đưa ra về
quá trình du nhập Islam vào Indonesia.
Theo truyện kể từ Trung Quốc và Nhật Bản, Islam giáo đã du nhập vào một số
vùng của Indonesia từ thế kỷ thứ VII theo con đường buôn bán của các thương bn
Ả Rập (Siti Waridah Q, 1997). Cịn theo Marcopolo, Islam giáo đã hiện diện ở
Indonesia, cụ thể là Đơng Sumatra từ thế kỷ thứ XIII và chính các thương buôn
Muslim từ Ả Rập, Ấn Độ và Ba Tư đóng vai trị quan trọng trong việc truyền bá tơn
giáo và văn hóa Islam. Vào thời gian này, con đường buôn bán hương liệu tại các
cảng Islam như Gujarat (Ấn Độ), Cambay, Surat trở nên náo nhiệt. Số lượng lớn các
thương buôn Gujarat trở thành một thị trường lớn của quần đảo Indonesia và tạo
điều kiện cho các phái đoàn truyền bá Islam tại đây. Bên cạnh đó, cịn có các
thương gia Muslim đến từ Malabar, bờ biển Coromandel hay Bengal thuộc Đông
Bắc Ấn Độ. Kết quả là từ thế kỷ XV - XVII, Islam giáo du nhập mạnh mẽ vào các
vùng như Java, Maluku, Lombok, Kalimantan và Sulavesi. Các thương gia đến đây
vừa buôn bán vừa tiến hành truyền bá Islam và thậm chí họ cịn định cư và kết hơn
với phụ nữ Indonesia, do đó tiến trình Islam hóa diễn ra ngày càng nhanh hơn. Hơn
thế, tại một số khu vực ở Indonesia đã xuất hiện các tiểu vương quốc Islam, chẳng
hạn như vương quốc Samudra Pasai ở bắc Aceh, vương quốc Demak ở Trung Java,
vương quốc Mataram ở Trung Java, vương quốc Gowa – Tallo ở Nam Sulawesi,
vương quốc Ternate – Tidore ở Maluku…. Lúc đầu, khu vực này là một cảng trao
12


đổi buôn bán với các thương buôn từ Gujarat, từ vùng gần biển Ấn Độ và những
người đến từ Gujarat có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển Islam ở
Indonesia.
Về vấn đề du nhập và phát triển của Islam ở Indonesia, Ahmad Mansur và
Suryanegara (1995) trong quyển sách có tựa đề "Menemukan Sejarah" (Khám phá
lịch sử) đã đưa ra 3 giả thuyết, đó là giả thuyết Gurajat, Mecca và Ba Tư. Cả 3 giả

thuyết này cố gắng đưa ra những lập luận nhằm trả lời vấn đề thời gian Islam du
nhập vào Indonesia, nguồn gốc và người mang Islam vào quần đảo Indonesia. Thứ
nhất, giả thuyết Gurajat. Giả thuyết này cho rằng Islam du nhập vào quần đảo
Indonesia từ thế kỷ XIII và Islam đến từ vùng Gurajat (Cambay) của Ấn Độ. Giả
thuyết này dựa trên lập luận rằng quan hệ thương mại Indonesia với Ấn Độ đã được
có từ lâu thơng qua tuyến đường Indonesia – Cambay – Trung đông – châu Âu và
bia đá của vua Samudra Pasai, Malik Al Saleh có niên đại 1297 mang phong cách
đặc trưng của Gurajat. Tuy nhiên, giả thuyết này thiếu dữ liệu giải thích vai trị của
người Ả Rập trong việc truyền bá Islam vào Indonesia. Giả thuyết này được Snouck
Hurgronje (1924:7) phát triển. Ông cho rằng nhiều người Islam ở các thành phố
cảng Ấn Độ hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, làm trung gian giữa Trung Đông và
quần đảo Indonesia. Họ là những người truyền giáo đầu tiên, đến quần đảo
Indonesia ngồi tư cách là thương bn, cịn đóng vai trị người truyền giáo. Sau
này mới đến lượt những người Ả Rập tiếp tục truyền bá Islam ở quần đảo
Indonesia. Giả thuyết này cũng được các học giả khác ủng hộ do tập trung chú ý
nhiều vào sự xuất hiện của đế chế chính trị Islam, vương quốc Samudra Pasai. Vấn
đề này cũng có nguồn gốc từ các ghi chép của Marcopolo đến từ Venesia, người đã
từng ghé thăm Perlak (Perueula) năm 1292. Ông kể rằng ở Perlak đã có nhiều cư
dân theo Islam giáo và nhiều thương buôn Islam đến từ Ấn Độ đã truyền bá giáo lý
Islam. Thứ hai, giả thuyết Mecca. Giả thuyết này là giả thuyết mới xuất hiện làm
đối trọng với giả thuyết cũ, đó là giả thuyết Gurajat. Giả thuyết Mecca cho rằng
Islam du nhập vào Indonesia thế kỷ VII và người mang Islam đến từ Ả Rập (Ai
Cập). Nền tảng giả thuyết này là vào thế kỷ thứ VII, đó là năm 674 ở vùng ven biển
Sumatra đã có làng Islam (Ả Rập), thương buôn Ả Rập thành lập làng ở Quảng
Đông ngay từ thế kỷ IV. Vấn đề này cũng phù hợp với thư tịch của Trung Quốc.
13


Vương quốc Samudra Pasai theo trường phái Syafi’i, ảnh hưởng trường phái Syafi’i
truyền bá vào thời gian đó là Ai Cập và Mecca. Trong khi đó cộng đồng Islam

Gurajat (Ấn Độ) là tín đồ theo trường phái Hanafi. Các vị vua Samudra Pasai sử
dụng danh hiệu Al Malik, đó là danh hiệu có nguồn gốc từ Ai Cập. Người ủng hộ
giả thuyết Mecca này là Hamka, Van Leur và T.W. Arnold. Các chuyên gia ủng hộ
giả thuyết này cho rằng thế kỷ XIII đã hình thành đế chế chính trị Islam vì sự du
nhập của Islam vào Indonesia diễn ra khá lâu, trước thế kỷ VII và người đóng vai
trị lớn trong quá trình truyền bá Islam là Ả Rập. Thứ ba, giả thuyết Ba tư (Persia).
Giả thuyết này cho rằng Islam du nhập vào Indonesia khoảng thế kỷ XIII và người
mang Islam vào Indonesia đến từ Ba Tư. Ngày giỗ 10 Muharam hay Asyura về
ngày mất của Hasan và Husein cháu của Nabi Muhammad được người Syiah / Islam
Iran tổ chức ở Tây Sumatra. Buổi giỗ đó được gọi bằng lễ Tabuik / Tabut. Trong
khi đó ở đảo Java, lễ đó được đánh dấu bằng việc nấu cháo Syuro. Sự tương đồng
của giáo lý Syufi được Syaikh Siti Jennar sùng bái Syafi từ Iran đó là Al-Hallaj.
Việc sử dụng thuật ngữ tiếng Iran trong hệ thống phát âm mẫu tự Ả Rập cho những
dấu hiệu âm Harakat. Việc phát hiện mộ Maulana Malik Ibrahim năm 1419 ở
Gresik. Có làng Leran/Leran ở Giri vùng Gresik. Leren là tên của 1 trong số người
ủng hộ giả thuyết này đó là Umar Amir Hussen và P.A. Hussein Jayadiningrat. Cả 3
giả thuyết đó trên cơ bản mỗi giả thuyết có điểm mạnh và điểm yếu. Dựa trên các
giả thuyết đó có thể rút ra kết luận là Islam du nhập vào Indonesia bằng con đường
hồ bình vào thế kỷ VII và trải qua q trình phát triển của nó vào thế kỷ XIII.
Người nắm vai trò trong việc truyền bá Islam là người Ả Rập, Ba Tư và Gurajat (Ấn
Độ).
M.C. Ricklefs (2008) đã đưa ra giả thuyết có 2 phương thức để Islam du nhập
vào quần đảo Indonesia. Thứ nhất, dân cư bản địa trải qua q trình tiếp xúc với tơn
giáo Islam và sau đó cải đạo theo Islam. Thứ hai, những người nước ngoài (Ả Rập,
Ấn Độ, Trung Quốc) theo Islam định cư ở một khu vực nào đó ở Indonesia và kết
hôn với cư dân bản địa và theo lối sống địa phương sau đó họ đã trở thành người
Java, Melayu hoặc tộc người khác.
Supartono Widyosiswoyo (2006) cho rằng Islam du nhập vào Indonesia có thể
chia làm 3 con đường: con đường miền Bắc, con đường miền Trung và con đường
14



miền Nam. Cả 3 con đường này đều dựa trên địa điểm xuất phát của Islam trước khi
xâm nhập vào Indonesia. Thứ nhất, con đường miền Bắc là quá trình du nhập Islam
đến từ Ba Tư và Mesopotamia. Từ đó, Islam tiến đến phía đơng qua con đường bộ
Afganistan, Pakistan, Gujarat, sau đó qua đường biển tiến đến Indonesia. Qua con
đường miền Bắc này, Islam thể hiện trong dạng mới đó là trường phái Tasawuf.
Trong trường phái này, Islam được kết hợp với sức mạnh của con người trong việc
tự tiếp cận với Thượng đế. Trường phái này nhanh chóng xâm nhập và truyền bá
trường phái Islam mới ở quần đảo Indonesia. Aceh là một trong số cơ sở truyền bá
Islam bằng con đường miền Bắc này. Thứ hai, con đường miền Trung là q trình
du nhập Islam từ phía tây thung lũng sông Yordan và phần đông của bán đảo Ả Rập
(Hadramaut). Từ đây Islam truyền bá dưới dạng tương đối chính thống trong số đó
là trường phái Wahabi. Ảnh hưởng chủ yếu và được biết nhiều ở khu vực Tây
Sumatra. Điều này có thể diễn ra bởi lý do từ Hadramaut đường biển có thể dẫn đến
bờ biển phía tây của đảo Sumatra. Thứ ba, con đường miền Nam căn cứ của nó là ở
khu vực Ai Cập. Lúc đó Cairo là trung tâm truyền bá Islam hiện đại và Indonesia
tiếp nhận ảnh hưởng đặc biệt trong tổ chức tôn giáo được gọi là Muhamadiyah.
Hoạt động qua con đường này đặc biệt giáo dục, truyền giáo và chống lại bid’ah.
Dấu hiệu xác thực đầu tiên xung quanh việc du nhập Islam vào quần đảo
Indonesia là việc phát hiện bia đá của vua Sulaiman bin Abdullah bin al-Basir qua
đời năm 608 Lịch Islam hay 1211 công nguyên ở khu nghĩa địa Lamreh, phía bắc
của Sumatra. Đồng thời bia đá này cũng cho thấy có sự hiện diện của vương quốc
Islam đầu tiên ở quần đảo Indonesia. Trường phái phát triển ở khu vực phần bắc của
Sumatra vào thời kỳ đầu phát triển của Islam theo Ibnu Battuta (nhà thám hiểm
Maroco) là Syafi’i.
Vào thời điểm Islam giáo du nhập vào Indonesia, Hindu giáo đã suy yếu, các
vương quốc tranh chấp gay gắt và bước vào thời kỳ suy tàn. Sự diệt vong của các
vương quốc Hindu giáo tạo sự trống rỗng trong niền tin của người Indonesia lúc bấy
giờ và đây là điều kiện cho hệ tư tưởng Islam xâm nhập vào. Đồng thời, bản chất

của Islam giáo có tính chất quần chúng hơn các tôn giáo khác nên khi đến
Indonesia, Islam giáo được xem là một tơn giáo bình đẳng, dễ thích ứng với hồn
cảnh địa phương, khơng cản trở các tín ngưỡng cổ xưa. Với ngun tắc bình đẳng,
15


phóng khống và đơn giản trong các lễ nghi rất phù hợp mọi tầng lớp trong xã hội
Islam, giúp người dân thoát khỏi sự ràng buộc của các khái niệm đẳng cấp của Ấn
Độ giáo nên đã được các cư dân bản địa chấp nhận thậm chí cả giới quí tộc nhanh
chóng. Hơn nữa, Islam du nhập vào Indonesia bằng con đường thương lượng, hịa
bình, khơng phải bằng con đường chiến tranh để áp đặt tôn giáo như ở những nơi
khác Islam làm nên được giới cầm quyền và nhân dân trên quần đảo này niềm nở
đón nhận. Đặc biệt, Islam giáo mang chủ nghĩa thần bí nên dễ dàng đi vào tâm linh
người dân bản địa do họ vốn đã mang tín ngưỡng mê tín dị đoan. Bên cạnh đó,
những nhà truyền đạo cịn xây dựng các trường - viện để dạy học, thu hút rất nhiều
người Indonesia tới học vì nơi này khơng phân biệt người theo Islam hoặc khơng,
mặt khác, người học được đốn tiếp một cách nồng nhiệt và được đối xử rất tốt. Vì
vậy, Islam giáo lan nhanh, rộng và sâu vào cộng đồng Indonesia và cho đến ngày
nay tình trạng vẫn đang tiếp diễn ở một số vùng ở đảo quốc này.

1.3. Quá trình phát triển Islam ở Indonesia
Đến giai đoạn tiếp theo, chính người bản xứ là người đóng vai trị chủ yếu
trong việc truyền bá Islam đến các vùng khác nhau ở Indonesia. Điều này xuất phát
từ những nhà tiên tri ở đảo Java và những tu sĩ như Dato’ ri Bandang ở Nam
Sulavesi, Tuanku ở Đông Kalimantan. Theo sử liệu địa phương, những vị này đã
phổ biến Islam cho những người đứng đầu cộng đồng và các tổ chức giáo dục Islam
địa phương để thu hút nhiều học sinh từ các khu vực khác. Có rất nhiều huyền thoại
ly kỳ kể về cơng trạng, lịng mộ đạo và sức mạnh siêu nhiên của các vị tiên tri trong
quá trình truyền đạo.
Nơi dừng chân đầu tiên của Islam ở Indonesia là vùng Aceh, bờ biển phía Bắc

đảo Sumatra vào năm 1250. Từ đây, Islam phát triển và cùng với quá trình đấu
tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của người dân Indonesia mới bắt đầu lan
toả mạnh sang các khu vực khác.
Việc phổ biến Islam ra các khu vực ở Indonesia có nhiều phương thức khác
nhau theo các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, Supartono Widyosiswoyo (2006) đã tổng
kết được những phương thức sau và cũng được nhiều nhà nghiên cứu khác tán
thành.
16


* Kết hôn với phụ nữ địa phương
Các thương buôn người nước ngoài theo Islam thường xuyên ghé các cảng
trong thời gian khá lâu vì ngồi việc bn bán họ cịn chờ gió lên để nhổ neo về
nước. Chính vì vậy họ đã kết hôn với những phụ nữ địa phương đã cải đạo theo
Islam. Con cháu của họ trở thành cư dân bản địa đầu tiên theo Islam. Điều này càng
lợi hơn nếu như người phụ nữ đó là con cả trong gia đình vì địa vị của cơ ấy sẽ thúc
đẩy quá trình truyền bá Islam nhanh hơn.
* Tiến hành truyền giáo
Theo truyền thuyết, ở Java có chín nhà tiên tri thực hiện nhiệm vụ truyền bá
Islam vì vậy người dân thường gọi họ là Wali Sanga (hay Wali Songo). Theo các sử
liệu địa phương, chín nhà tiên tri đó là Sunan Ampel, Sunan Bonang, Sunan gunung
Jati, Sunan Kalijaga, Sunan Kudus, Sunan Muria, Sunan Drajat, Sunan Giri và
Sunan Tembayat. Cho đến nay, về mặt lịch sử vẫn chưa có cứ liệu rõ ràng về các
nhà tiên tri này nhưng mộ phần của họ vẫn được người dân thường xuyên thăm
viếng.
* Tiến hành truyền giáo tại các cơ sở giáo dục
Một trong số người truyền giáo ngoài hàng ngũ Wali Songo đã sáng lập ra
trường đạo dạy thiên kinh Qur’an cho học trò đến từ khắp nơi. Các nhà tiên tri đã
đưa ra giới luật Tasawuf. Nó chứa đựng những quan niệm của các nhà tiên tri Ấn
Độ - Phật giáo đang phát triển ở đảo vào thời điểm đó. Người dân tiếp nhận Islam

dễ dàng từ phương cách trên. Ngoài ra các tu sĩ đã thực hiện việc truyền giáo tại các
trường học và chỗ trọ của người Islam. Những trường học này đã thu hút sự quan
tâm của cộng đồng, kể cả những người chưa tin vào Islam bởi vì những tu sĩ lãnh
đạo trường học này được xem là người có học vị, phẩm hạnh cao nhất và thường
xuyên giúp đỡ mọi người.
* Lồng ghép vào các loại hình nghệ thuật
Truyền bá Islam thơng qua các loại hình nghệ thuật như nghệ thuật văn học,
nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến
trúc. Chẳng hạn, thông qua nghệ thuật biểu diễn wayang, loại hình nghệ thuật được
người Java ưa thích, giới luật Islam được mô tả bằng cách lồng vào các vở diễn dựa
trên cơ sở các câu chuyện Java cổ. Lời thoại trong các vở diễn là những lời trong
17


giáo luật Islam. Nghệ thuật kiến trúc được sử dụng như một phương tiện trung gian
trong việc truyền bá Islam. Một trong những dẫn chứng của nó là kiểu kiến trúc để
chọn xây dựng thánh đường. Hiểu theo cách này kiểu kiến trúc của thánh đường cổ
là kiểu kiến trúc hải đảo được phát triển từ kiểu kiến trúc đã có từ trước tuy nhiên
nó được điều chỉnh cho phù hợp với quy định của giáo luật Islam. Chính vì vậy,
người Islam từ bên ngồi khơng cảm thấy lo lắng khi đến nơi mà hoàn cảnh đã quen
thuộc với họ.
Trong khi đó việc truyền bá Islam đã lan sang các đảo khác như Maluku,
Lombok, Kalimantan và Sulavesi. Giới tăng lữ là những người đi tiên phong trong
việc truyền đạo, trong đó có Wali Songo và sau đó nhận được sự ủng hộ của giới
cầm quyền. Điều này cũng tương tự như quá trình truyền giáo ở Nam Kalimantan.
Vào giai đoạn đầu, Islam được truyền bá vào quần đảo này thông qua con đường
thương mại. Nó diễn ra cùng với con đường thông thương từ Tây và Nam Á đến
Đông và Đông Nam Á và ngược lại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI.

18



CHƯƠNG 2
CÁC VƯƠNG QUỐC ISLAM Ở INDONESIA

Như đã trình bày ở phần trước, quá trình du nhập của Islam vào quần đảo
Indonesia trải qua nhiều giai đoạn và diễn ra trong một thời gian dài. Sự phát
triển của Islam ở Indonesia được đánh dấu bằng sự ra đời của các vương quốc
Islam. Theo M. Habib Mustopo và các tác giả (2007), từ khi Islam du nhập vào
quần đảo Indonesia và sau đó xác định được vị trí của nó trong cộng đồng
Indonesia cho đến thời kỳ Indonesia rơi vào tay của thực dân Hà Lan và sau này
là Nhật Bản thì có 8 vương quốc Islam được phát hiện ở quần đảo Indonesia.
Mỗi vương quốc có những đặc điểm chính trị, văn hoá và kinh tế riêng và mức
độ ảnh hưởng của nó trên quần đảo Indonesia cũng khác nhau. Trong chương
này, chúng tơi sẽ vào trình bày một vài nét sơ lược về các quốc gia đó.
2.1. Vương quốc Samudra Pasai
Vương quốc Samudra Pasai là vương quốc Islam đầu tiên ở Indonesia. Người
lập vương quốc này là Nazimuddin al-Kamil, một đô đốc người Ai Cập. Năm 1128,
ông được giao nhiệm vụ chiếm cảng Kambayat ở Gurajat, Ấn Độ. Đồng thời, để
nắm quyền kiểm soát thương mại gia vị và hồ tiêu ở Bắc Sumatra ông đã liên kết
với các tù trưởng địa phương và đã dựng lên vương quốc Islam ở đây. Cũng trong
thời gian đó ở Ai Cập diễn ra sự thay đổi vương triều. Vương triều Fatimah đã đánh
bại vương triều Mamaluk. Vương triều mới này có tham vọng giành lấy vương quốc
Samudra Pasai vì vậy đã phái Syekh Ismail đến. Syekh Ismail liên minh với
Marah Silu và đã giành được Samudra Pasai. Sau đó, Marah Silu được đưa lên làm
vua lấy danh hiệu Malik ash-Shaleh. Vương quốc Samudra Pasai nằm ở
Lhokseumawe, thuộc tỉnh đặc khu Aceh ngày nay. Trung tâm hành chính của
vương quốc này đặt tại thành phố Pasai, nằm sát bờ biển.
Sau khi thế lực đủ mạnh, Samudra Pasai bắt đầu mở rộng lãnh thổ vào sâu
trong nội địa, chiếm Tamiang, Balek Bimba, Samerlangga, Beruana, Telang, Perlak,


19


Samudra, Rama Candi Tukas và Pasai. Để củng cố thêm vị thế của mình, vua Malik
ash-Shaleh đã kết hơn với công chúa Ganggang Sari ở Perlak.
Vua Malik ash-Shaleh qua đời năm 1227 và được chôn cất tại làng Samudra
Mukim Blang Me. Con trai ông Muhammad lên thay lấy niên hiệu là Sultan
Malik at- Thahir và trị vì đến năm 1326. Vào thời kỳ vua Ahmad, sứ thần vua
Delhi ghé Samudra Pasai khi trên đường đến Trung Quốc vào năm 1345. Ibnu
Butatah viết trong nhật ký hành trình rằng Samudra Pasai là một thành phố cảng
quan trọng, là một nơi để các tàu buôn từ Ấn Độ và Trung Quốc ghé qua cùng
các lãnh thổ khác ở vùng đảo. Cung điện vua được thiết kế theo kiến trúc Ấn Độ.
Các quan đại thần ở Samudra Pasai có nguồn gốc từ Ba Tư.
Vương triều Samudra Pasai đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 1350. Con trai
của Ahmad, tên Zainal Abidin, lên ngôi thay ông và cũng lấy niên hiệu là Malik atThahir. Sau thời kỳ trị vì của Zainal Abidin, Samudra Pasai bước vào thời kỳ suy
thối vì có nhiều cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực. Cuối cùng, vương quốc
Samudra Pasai bị Malacca chiếm.
2.2. Vương quốc Malacca
Vào đầu thế kỷ 15, đã xảy ra chiến tranh nội bộ trong vương triều Majapahit,
được gọi là chiến tranh Paregreg. Trong cuộc chiến đó, hoàng tử Paramisora cùng
thuộc hạ chạy trốn khỏi Blambangan (Banyuwangi) chạy đến Tumasik (Singapore).
Do Tumasik thiếu an tồn và khơng hợp để xây dựng vương quốc vì vậy họ tiếp tục
đi về phía Bắc đến bán đảo Malacca. Ở vùng này, Paramisora xây dựng thôn làng
với sự giúp đỡ của nơng dân và ngư dân ở nơi đây. Làng xóm mới này phát triển
nhanh chóng vì vị trí chiến lược của nó nằm ở con đường giao thương bn bán
quốc tế ở eo biển Malacca. Điều này thúc đẩy Paramisora xây dựng vương quốc có
tên là Malacca.
Vào lúc này các thương buôn Islam nắm giữ hoạt động thương mại ở eo biển
Malacca. Kết quả là ảnh hưởng của Islam giáo ở nơi đây rất lớn. Điều này cũng có

ảnh hưởng đến vương triều ở đây. Paramisora cuối cùng cũng quyết định theo Islam
giáo và đổi tên thành Iskandar Syah. Sau đó, Malacca trở thành vương quốc khá

20


quan trọng ở Đông Nam Á. Để đảm bảo an toàn tránh sự đe dọa từ Xiêm và
Majapahit, vào năm 1405 Iskandar Syah đã cầu xin sự trợ giúp từ Trung Quốc.
Iskandar Syah đã phát triển Malacca, biến Malacca trở thành vương quốc quan
trọng ở eo biển Malacca. Ông đã trị vì cho đến năm 1414. Sau khi qua đời, con trai
ông đã lên ngôi lấy niên hiệu là Muhammad Iskandar Syah (1414-1424). Vào thời
điểm này, sức mạnh của vương quốc Malacca mở rộng đến khi nắm được toàn bộ
bán đảo Malacca. Để củng cố vị trí của mình, Muhammad Iskandar Syah đã kết hôn
cùng công chúa của vương quốc Samudra Pasai. Thương mại và dịch vụ ở Malacca
ngày càng đơng đúc. Tuy nhiên, sau đó Muhammad Iskandar Syah bị em là
Mudzafar Syah lật đổ.
Sau khi lên làm vua, Mudzafar Syah lấy niên hiệu Sultan Mudzafar Syah, vì
vậy ơng là vua đầu tiên ở Malacca. Mudzafar Syah vị trì Malacca từ năm 14241458. Dưới thời vua Mudzafar Syah, Malacca trở thành trung tâm thương mại giữa
Đông và Tây. Sau này vị thế của ơng ngày càng mạnh, vì vậy vua Mudzafar Syah
can đảm đối mặt với vua Xiêm. Cuộc tấn cơng của vua Xiêm thất bại. Thậm chí,
Mudzafar Syah có lúc mở rộng lãnh thổ quanh vùng Malacca, như Pahang, Kampar
và Indragiri. Sau khi vua Mudzafar Syah qua đời, ngai vàng của ông được trao cho
con trai ông và vua mới lấy niên hiệu là Mansyur Syah.
Dưới thời vua Mansyur Syah, Malacca phát triển nhanh chóng và đạt đến
đỉnh cao của nó. Mansyur Syah tiếp tục mở rộng lãnh thổ và quyền lực của mình
thậm chí chiếm cả Xiêm. Mansyur Syah là người có cơng lớn trong việc phát
triển vương quốc Malacca. Theo truyền thuyết, ông được truyền tụng trong dân
gian trong vài thập kỷ từ thời Gadjah Mada thế kỷ 14 cho đến thời thực dân Hà
Lan thế kỷ 17. Thừa kế ngôi vua Mansyur Syah là Sultan Alaudin Syah (14771488) và thời kỳ này vương quốc cũng bước vào thời kỳ suy tàn. Dần dần lãnh
thổ trước đây ông chiếm được thoát khỏi Malacca. Con trai Alaudin Syah lên

ngơi lấy tên là Sultan Mahmud Syah (1488-1511). Chính quyền của Mahmud
Syah rất yếu. Khu vực nắm quyền rất nhỏ ở bán đảo Malacca. Dưới thời của ông,
đã xuất hiện đoàn thám hiểm của Bồ Đào Nha đứng đầu là Alfonso
D’albuquerque, sau đó làm bá chủ Malacca vào năm 1511.

21


2.3. Vương quốc Aceh
Ban đầu, khu vực Aceh do vương quốc Pedir cai trị. Sau khi vương quốc
Malacca rơi vào tay thực dân Bồ Đào Nha vào năm 1511, đã xảy ra sự thay đổi. Rất
nhiều thương nhân Islam trước đây thường ghé Malacca bây giờ đã chuyển sang
ghé Aceh. Thậm chí, thương nhân người Ấn Độ khơng ghé Malacca nữa vì người
Bồ Đào Nha đánh thuế quá cao và độc quyền buôn bán ở khu vực này. Sự biến động
đó làm cho nền thương mại và dịch vụ ở Aceh ngày càng phát triển. Aceh ngày
càng giàu có và ngày càng mạnh, cuối cùng thoát khỏi vương triều Pedir.
Đồng thời, người sáng lập vương quốc Aceh đầu tiên là vua Ali Mughayat
Syah hoặc vua Ibrahim (1514 - 1528). Dưới sự cai trị của ơng, Aceh phát triển
nhanh chóng và lãnh thổ ngày càng mở rộng. Ông làm bá chủ một vài khu vực ở
phía Bắc Sumatra như Daya và Pasai. Thậm chí, từ năm 1515, Aceh đã dám tấn
cơng Bồ Đào Nha ở Malacca và cũng tấn công vương triều Aru.
Con trai vua Ali Mughayat Syah lên thay ông lấy tên là Slahuddin (1528 1537). Vua mới không thể cai trị Aceh tốt vì vậy Aceh bắt đầu suy thối. Người anh
em của ơng, Alauddin Riayat Syah (1537 - 1568), đã lên thay. Ông đã thay đổi và
làm tốt ở một số lĩnh vực và thực hiện mở rộng lãnh thổ và phát huy sức mạnh của
mình. Sau khi vua Alausin qua đời, Aceh bắt đầu suy sụp. Bạo loạn và tình trạng
tranh giành quyền lực thường xuyên diễn ra. Những sự kiện đó diễn ra khá lâu cho
đến khi Iskandar Muda lên ngôi vua (1607 - 1636).
Dưới thời của Iskandar Muda, Aceh đạt đến đỉnh cao của sự thịnh vượng.
Vương quốc Aceh phát triển trở thành vương quốc lớn mạnh vì có sự góp mặt của
thương nhân Islam ở eo biển Malacca, thậm chí trở thành nơi trung chuyển của

thương nhân Islam ở thế giới phương Tây. Iskandat Muda vài lần tấn công Bồ Đào
Nha và vương quốc Johor ở bán đảo Malacca. Aceh cũng nắm một số vùng như
Aru, Pahang, Kedah, Perlak và Indragiri, vì vậy lãnh thổ Aceh ngày càng rộng lớn.
Con rể vua Iskandar Muda lên thay, tên là Sultan Iskandar Thani (1636 1641). Ông tiếp tục truyền thống cai trị của Iskandar Muda nhưng khơng trị vì được
lâu vì ơng qua đời năm 1641. Người thay thế ơng là nữ hồng vốn là con gái của
vua Iskandar Muda, lấy niên hiệu Putri Sri Alam Permaisuri (1641 - 1675). Kể từ
22


lúc đó, vương quốc Aceh tiếp tục đi xuống và cuối cùng sụp đổ vì thực dân Hà Lan
chiếm đóng vào đầu thế kỷ XX.
2.4. Vương quốc Demak
Demak lúc đầu được biết đến với tên gọi Glagah Wangi. Vốn là lãnh địa thuộc
vương quốc Majapahit. Demak cũng được biết với tên gọi Bintoro. Từ “Demak” là
từ được cấu tạo từ những chữ đầu của nhóm từ có nghĩa là “gede makmur” hoặc
“hadi makmur” có nghĩa là lớn hoặc thịnh vượng.
Những nhân tố thúc đẩy xây dựng vương triều Demak như sau:
1) Malacca rơi vào tay Bồ Đào Nha vì vậy những thương bn Islam đã ghé và có
sự giao thương mới, trong đó có Demak.
2) Raden Patah, người xây dựng vương triều Demak, là con cháu của Majapahit
Brawijaya V cưới công chúa Champa theo Islam.
3) Raden Patah được sự ủng hộ của các quan cận thần vốn rất kính trọng ông vào
thời này.
4) Nhiều lãnh chúa vùng biển không bằng lòng với Majapahit và ủng hộ Raden
Patah.
5) Sự giảm sút và sụp đổ của vương triều Majapahit do chiến tranh Paregreg.
6) Vật gia truyền của hoàng cung Majapahit được xem như là biểu tượng quyền lực
được trao cho Raden Patah. Vì vậy, vương triều Demak là sự tiếp tục của Majapahit
nhưng dưới hình thức mới.
Vào năm 1500 M, Raden Patah thoát khỏi quyền lực của vương triều

Majapahit. Raden Patah xây dựng vương triều Demak, lấy niên hiệu Sultan Akbar al
Fatah (1500-1518). Những việc Raden Patah đã làm như sau:
1) Xây dựng masjid Demak (thánh đường Demak) do kỹ sư Sunan Kalijaga chịu
trách nhiệm. Ở hành lang của thánh đường, Sunan Kalijaga đã khai mạc lễ Sekatan
(Sahadatain).
2) Biến các quan cận thần thành cố vấn và những người bên cạnh vua.

23


×