Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về xây dựng đội ngũ trí thức trong giai đoạn 1986 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 122 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN DŨNG

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
TRONG GIAI ĐOẠN 1986-2008

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN DŨNG

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
TRONG GIAI ĐOẠN 1986-2008

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

66 22 56



LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ VĂN SEN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng đội ngũ trí thức trong giai đoạn 1986-2008” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận văn do tôi tự
nghiên cứu, khảo sát và thực hiện một cách trung thực.

Học viên

Lê Văn Dũng


4

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chương trình Cao học và viết Luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng
dạy, hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của Quý Thầy Cô Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.

Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, nhất là những thầy cô Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng và
Khoa Lịch sử nói chung đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Văn Sen đã giành
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi làm Luận văn tốt nghiệp: từ đề cương Luận văn,
phương pháp nghiên cứu, nội dung từng chương đến kết luận và tài liệu tham khảo.
Đồng thời, để Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, tơi cũng nhận được sự đồng tình,
ủng hộ lớn lao từ gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Tơi xin gửi lời tri ân tới những tình cảm chân
thành đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hồn thiện Luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực
của mình, nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vì vậy, tơi rất mong
nhận được những nhận xét, góp ý từ Q Thầy Cơ và bạn bè, đồng nghiệp.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Học viên

Lê Văn Dũng


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Nội dung

Viết tắt


01

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

02

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

03

Ban chấp hành Trung ương

BCHTW

04

Giáo sư

GS

05

Phó Giáo sư

PGS


06

Tiến sĩ khoa học

TSKH

07

Tiến sĩ

TS

08

Phó Tiến sĩ

PTS

09

Thạc sĩ

ThS

10

Đại học

ĐH


11

Cao đẳng



12

Cơng nghiệp hóa

CNH

13

Hiện đại hóa

HĐH


6

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................. 1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài---------------------------------------------------------------------- 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề------------------------------------------------------------------- 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ----------------------------------------------------------- 5
4. Giới hạn đề tài --------------------------------------------------------------------------------- 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------ 6

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn -------------------------------------------------------------- 6
7. Kết cấu của luận văn ------------------------------------------------------------------------- 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI..................................................................................... 8
1.1 Cơ sở lý luận -------------------------------------------------------------------------------- 10
1.1.1 Quan điểm của một số nước trên thế giới về trí thức và xây dựng đội ngũ trí
thức, nhân tài ------------------------------------------------------------------------------------ 10
1.1.2 Quan điểm về đội ngũ trí thức trong lịch sử Việt Nam ----------------------------- 16
1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ trí
thức ----------------------------------------------------------------------------------------------- 18
1.2 Thực trạng đội ngũ trí thức trước thời kỳ đổi mới ------------------------------------- 31
1.2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và xây dựng đội ngũ
trí thức trước đổi mới -------------------------------------------------------------------------- 31
1.2.2 Thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam trước đổi mới ------------------------------- 36
CHƯƠNG 2: Q TRÌNH HỒN THIỆN QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG
CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIAI ĐOẠN 1986-2008 ...... 44
2.1 Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức ------------------------------ 44
2.1.1 Quan điểm chỉ đạo về đội ngũ trí thức ------------------------------------------------ 47
2.1.2 Mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức ---------------------------------------------------- 49
2.2 Chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức ------------------------------------- 50


7

2.2.1 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức ------------------------------------- 51
2.2.2 Công tác giáo dục tư tưởng - chính trị ------------------------------------------------ 61
2.3. Chính sách sử dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức------------------------------------------ 66
2.3.1 Chính sách sử dụng đội ngũ trí thức -------------------------------------------------- 66
2.3.2. Chính sách đãi ngộ trí thức ------------------------------------------------------------ 72
2.3.3 Chính sách thu hút trí thức Việt kiều -------------------------------------------------- 74

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIAI ĐOẠN 1986-2008.......... 80
3.1 Sự phát triển của đội ngũ trí thức -------------------------------------------------------- 80
3.1.1 Theo số lượng ---------------------------------------------------------------------------- 80
3.1.2 Sự chuyển biến theo lĩnh vực và địa phương ----------------------------------------- 85
3.1.3 Sự chuyển biến theo độ tuổi, giới tính và dân tộc ----------------------------------- 88
3.2 Tâm trạng của đội ngũ trí thức ----------------------------------------------------------- 91
3.3 Đóng góp của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới --------------------------------- 94
KẾT LUẬN .............................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................109


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Do sự phát triển bùng nổ của khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin mà
hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nền kinh tế tri thức (Knowledge economy) nền kinh tế xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông
tin. Trong nền kinh tế tri thức thì việc chiếm hữu phân phối, sử dụng trí lực và
khả năng sáng tạo có ý nghĩa quan trọng nhất. Theo các nhà kinh điển Marxist,
lực lượng sản xuất có thể chia ra thành lực lượng sản xuất vật chất và lực lượng
sản xuất tinh thần. Lực lượng sản xuất tinh thần do khoa học, do tri thức tạo nên,
nó có ý nghĩa rất quan trọng. F.Engles từng nói: thành quả khoa học của J.Watt
về động cơ hơi nước trong 50 năm đầu tiên tồn tại của nó đã đem lại lợi ích nhiều
hơn so với chi phí cho khoa học từ trước cho tới lúc đó. Điều đó khẳng định lực
lượng sản xuất tinh thần đem lại giá trị cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Khi
chuyển sang nền kinh tế tri thức này thì lực lượng sản xuất tinh thần là chủ yếu,
do đó mang lại giá trị gia tăng rất cao. Chính vì thế xã hội lồi người ngày càng
phát triển thì vị trí và vai trị của trí thức ngày càng tăng lên.

Nếu như trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trí thức đã là một lực
lượng khơng thể thiếu được thì trong kiến thiết hịa bình, thời kỳ đổi mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước, đội ngũ trí thức càng có vai trị hết sức quan trọng.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Trong cách mạng dân tộc dân chủ, vai trị trí thức đã quan trọng; trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội, vai trị của trí thức lại càng quan trọng. Giai cấp cơng nhân nếu
khơng có đội ngũ trí thức của mình và bản thân cơng, nông không được nâng cao
kiến thức, không dần dần được trí thức hóa thì khơng thể xây dựng được chủ
nghĩa xã hội” [19, 113]. Điều đó được lý giải bởi một tình hình thực tế: nước ta là
nước nghèo, lạc hậu, chưa phát triển, nên càng cần thiết và tất yếu phải xây dựng
và sử dụng tốt đội ngũ trí thức để giải quyết những vấn đề lý luận cũng như thực
tiễn của công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam. Các Nghị quyết BCHTW Đảng
lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ năm khóa VIII và lần thứ bảy khóa X đã xác định


2

cụ thể là phải xây dựng đội ngũ trí thức với những yêu cầu mới nhằm đáp ứng sự
nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, cũng như làm hạt nhân xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng của đội ngũ trí thức, trong q trình
lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định trí thức là một
trong những động lực của cách mạng, là một thành viên trong khối liên minh với
giai cấp cơng nhân và giai cấp nơng dân. Vì vậy, ngay từ ngày đầu thành lập,
Đảng ta đã quan tâm vận động cách mạng trong tầng lớp trí thức yêu nước. Qua
mỗi giai đoạn phát triển của cách mạng, Đảng ta ln quan tâm đến việc xây
dựng đội ngũ trí thức, nhân tài theo quy trình điều tra - phát hiện - đào tạo - bồi
dưỡng - sử dụng, nhằm đóng góp cơng sức cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng được ban hành
nhằm vận động, định hướng đội ngũ trí thức phát huy trí tuệ, cơng sức cùng toàn

Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ trí thức đã tăng nhanh về số
lượng, nâng lên về chất lượng; góp phần trực tiếp cùng tồn dân đưa nước ta ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển đất
nước, nâng cao chất lượng cuộc sống. “Ðội ngũ trí thức đã đóng góp tích cực vào
xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương,
chính sách của Ðảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển
của đất nước và giải đáp những vấn đề mới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới;
trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài; sáng tạo
những cơng trình có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, nhiều sản phẩm chất lượng
cao, có sức cạnh tranh; từng bước nâng cao trình độ khoa học và cơng nghệ của
đất nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới” [29, 82-83].
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và
hội nhập quốc tế, đội ngũ trí thức nước ta cịn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém.
“Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước.
Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới
tính... Trí thức tinh hoa và hiền tài cịn ít, chun gia đầu ngành còn thiếu nghiêm
trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở


3

khu vực và quốc tế. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa xuất phát
và gắn bó mật thiết với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống…” [29, 85].
Theo Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóa X, có nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế, yếu kém của đội ngũ trí
thức, nhưng trên hết là do “Cơng tác trí thức của Ðảng và Nhà nước vẫn còn
nhiều hạn chế, khuyết điểm... Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chưa thể hiện
quan điểm lấy khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo làm “quốc sách hàng

đầu”, chưa gắn với các giải pháp phát huy vai trò đội ngũ trí thức trên nhiều lĩnh
vực. Nhiều chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về cơng tác trí thức
chậm đi vào cuộc sống; có nơi, có lúc thực hiện thiếu nghiêm túc. Một số chủ
trương, chính sách khơng sát với thực tế; có chủ trương, chính sách đúng đắn
nhưng thiếu những chế tài đủ mạnh bảo đảm cho việc thực hiện có kết quả. Nhìn
chung, các chính sách đối với trí thức cịn thiếu đồng bộ, cịn nặng tính hành
chính và dấu ấn của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chậm đổi mới...” [29, 87-88].
Trước thực trạng trên của đội ngũ trí thức và cơng tác xây dựng đội ngũ trí
thức của Đảng, trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu nhằm làm rõ cả cơ sở
lý luận và thực tiễn để hình thành quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng
đội ngũ trí thức cũng như làm rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới là vấn đề cấp thiết.
Với những lý do trên, học viên chọn đề tài “Quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ trí thức trong giai đoạn 1986-2008” làm
Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam khóa
2007-2010.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đội ngũ trí thức đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục tìm
hiểu, nghiên cứu trong thời kỳ đổi mới. Trong quá trình thu thập, xử lý nguồn tư
liệu để phục vụ cho đề tài, ngoài việc tập hợp tư liệu từ các tác phẩm kinh điển,
Văn kiện Đại hội và Hội nghị BCHTW Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX,
X, học viên đã kế thừa thành quả nghiên cứu của một số tác phẩm, bài viết sau:
Tổng quan khoa học đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 1999-2000:
“Những quan điểm cơ bản của các nhà kinh điển Mác-xít về tầng lớp trí thức và


4

u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đối với đội ngũ trí
thức Việt Nam hiện nay”, TS. Ngơ Đình Xây - Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài. Cơng trình đã nêu lên những quan điểm cơ bản
của K.Marx, F.Engles, V.I.Lenin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về
đặc điểm, tính chất, vị trí, vai trị của tầng lớp trí thức cũng như việc sử dụng và
xây dựng, phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức. Đồng thời, cơng trình cũng
phân tích những đặc điểm mới của trí thức, những yêu cầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đối với đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay. Từ
đó, cơng trình đưa ra bốn kiến nghị, giải pháp có tính phương pháp luận để đội
ngũ trí thức Việt Nam có thể đáp ứng được những u cầu đó.
Trí thức Việt Nam - Thực tiễn và triển vọng do GS. Phạm Tất Dong chủ
biên. Cùng với việc đề cập đến các quan niệm hiện đại về khái niệm, chức năng,
cấu trúc của trí thức, tác phẩm đã cung cấp một bức tranh về trí thức Việt Nam
trong lịch sử, đặc điểm, thực trạng đội ngũ trí thức (tính đến năm 1994) và mạnh
dạn nêu lên một số định hướng xây dựng những chính sách phát triển đội ngũ trí
thức nước ta.
Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh và TS.
Nguyễn Quốc Bảo. Ở ba phần đầu, tác phẩm trình bày sự hình thành và phát triển
của trí thức Việt Nam trong lịch sử (thời kỳ phong kiến, giai đoạn bị thực dân
Pháp xâm lược và thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc). Phần
IV, tác phẩm đi sâu tìm hiểu các chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối
với trí thức, những vấn đề đặt ra đối với trí thức và những giải pháp để phát huy
tiềm năng của đội ngũ trí thức trong cơng cuộc đổi mới.
Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước của TS. Nguyễn Đắc
Hưng. Chuyên khảo tập trung trình bày khái niệm, nguồn gốc, sự hình thành, vị
trí, vai trị của đội ngũ trí thức Việt Nam trong mối quan hệ cơng - nơng - trí; nêu
lên một số vấn đề đặt ra cho trí thức Việt Nam trong thế kỷ XXI; phân tích thực
trạng của đội ngũ trí thức (lấy điển hình là những trí thức có học vị TS) và đưa ra
một số quan điểm, phương hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong tình
hình mới.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay



5

của TS. Ngơ Huy Tiếp chủ biên. Tác phẩm trình bày những vấn đề lý luận và
thực tiễn của phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức Việt Nam;
phân tích thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức Việt
Nam từ năm 1996-2008, đồng thời nêu lên những mục tiêu, phương hướng và
giải pháp cơ bản đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức
trong giai đoạn hiện nay…
Ngồi ra, học viên cịn tham khảo một số bài viết, cơng trình của các nhà
nghiên cứu được công bố trên trang thông tin điện tử của Tạp chí Cộng sản, Viện
nghiên cứu nhân tài, nhân lực để triển khai, đưa Nghị quyết BCHTW lần thứ bảy
khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức vào cuộc sống. Chẳng hạn như: “Xây dựng
và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách
mạng trong giai đoạn mới” của tác giả Trường Lưu, “Xây dựng đội ngũ trí thức
Việt Nam: Để tạo ra nhiều nhân tài, hiền tài cho đất nước”, “Xây dựng và phát
triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng
trong giai đoạn mới” của PGS.TS. Đức Vượng (Đàm Đức Vượng)…
Các tác phẩm, chuyên khảo, đề tài trên đã phân tích, đánh giá thực trạng
đội ngũ trí thức và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần xây dựng
đội ngũ trí thức trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Trong những cơng
trình trên cũng đề cập đến một số đặc điểm, tính chất, vị trí, vai trị của trí thức.
Tuy nhiên, những cơng trình này lại chưa đề cập và luận giải một cách có hệ
thống những quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức trong
thời kỳ đổi mới; vả lại, chưa có cơng trình nào đề cập đến sự chuyển biến của đội
ngũ trí thức dưới tác động của quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội
ngũ trí thức trong hơn 20 năm đổi mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích: Đề tài tìm hiểu những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức cũng như sự chuyển biến của đội ngũ trí

thức dưới tác động của quan điểm, chủ trương của Đảng trong hơn 20 năm đổi
mới (1986-2008).
Nhiệm vụ: Đề tài thực hiện 3 nhiệm vụ tương ứng với 3 chương sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng Cộng sản Việt Nam hình


6

thành quan điểm về xây dựng đội ngũ trí thức;
- Làm rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng
đội ngũ trí thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (19862008);
- Làm rõ sự chuyển biến của đội ngũ trí thức dưới tác động của quan
điểm, chủ trương của Đảng trong hơn 20 năm đổi mới (1986-2008).
4. Giới hạn đề tài
Mục đích của đề tài là tìm hiểu những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức cũng như sự chuyển biến của
đội ngũ trí thức dưới tác động của quan điểm, chủ trương của Đảng trong hơn 20
năm đổi mới (1986-2008). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, về tài liệu,
học viên chủ yếu tập trung tìm hiểu quan điểm của Đảng trong các Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc, Nghị quyết Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung
ương, Chỉ thị của Ban Bí thư chứ chưa có điều kiện tiếp cận được những tài liệu
như: Biên bản họp Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư…; về
thời gian: bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) đến
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 082008); về nội dung: phần nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức, đề tài
chủ yếu tìm hiểu các quan điểm, chủ trương về đào tạo và sử dụng đội ngũ trí
thức.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
đội ngũ trí thức.

Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp
chung nhất mà học viên sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, đồng thời,
học viên còn sử dụng phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy
nạp và diễn dịch, biên niên và phân kỳ, thống kê,…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


7

Luận văn sẽ hệ thống hóa những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới; đồng thời có tham khảo quan điểm về xây dựng đội ngũ trí thức,
nhân tài của một số nước trên thế giới để minh chứng cho quan điểm tồn diện,
tính hệ thống và kế thừa của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ trí
thức.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà quản
lý giáo dục, giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


8

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Theo tiếng Latin, thuật ngữ “trí thức” (intelligentia) chỉ những người có
hiểu biết, có tri thức. Tầng lớp xã hội này bao gồm những người chun lao động

trí óc, có trình độ chun mơn cao.
Tiền đề xuất hiện của trí thức là sự phân cơng giữa lao động trí óc và lao
động chân tay, trên cơ sở mở rộng và phát triển những điều kiện sản xuất vật chất
và tinh thần của xã hội. Ra đời trong xã hội chiếm hữu nơ lệ, trí thức mau chóng
trở thành một tầng lớp xã hội vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi tăng nhanh số lượng những người làm
việc trí óc có trình độ chuyên môn cao.
Trên thế giới hiện nay thường dùng cụm từ “đội ngũ trí thức” để chỉ tập
hợp những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý, bác sĩ, kỹ sư,
luật sư, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, chun gia,…, tức là những người có trình độ
học vấn và chun mơn cao, lao động bằng trí óc trên mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội, có khả năng sáng tạo ra tri thức và vận dụng tri thức vào thực
tiễn, làm ra của cải (tài sản trí tuệ), phục vụ nhu cầu con người và phát triển xã
hội.
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 100 định nghĩa khác nhau về trí thức,
có thể nêu ra ở đây một số định nghĩa sau [Trích theo 29, 27]:
Bách khoa tồn thư Pháp (tập X): Trí thức là một phạm trù lịch sử. Trong
các nước khác nhau, khái niệm trí thức có khác nhau. Trong các thời đại khác
nhau, chức năng của trí thức cũng khác nhau... Người ta có thể chia trí thức thành
kỹ sư và quan chức, thành phần phản biện xã hội, nhà luân lý học, nhà hoạt động
chính trị, nhà cách mạng.


9

Từ điển Bách khoa Liên Xơ (Prokhorov, 1985): Trí thức là tầng lớp những
người làm nghề lao động trí óc phức tạp, sáng tạo, phát triển và truyền bá văn
hóa.
Từ điển Bách khoa Triết học (tiếng Nga, 1983): Trí thức là tầng lớp
những người làm nghề lao động trí óc và thường có học vấn tương ứng, có chức

năng sáng tạo, phát triển và phổ biến văn hóa.
Từ điển Wikipedia (): Trí thức là một khái niệm để
chỉ những người làm việc bằng trí óc. Trí thức khơng phải là một giai cấp, khơng
chỉ là những người có bằng cấp, càng khơng phải chỉ gồm những người làm
quan. Trí thức trước hết là một con người bình thường, có học, có hiểu biết, có
sáng tạo phát minh và đem truyền hiểu biết ấy cho mọi người.
Từ điển Bách khoa (Hà Nội, 2005): Trí thức - tầng lớp xã hội làm nghề
lao động trí óc, trong đó bộ phận chủ yếu là người có trình độ học vấn cao, hiểu
biết sâu rộng về chun mơn của mình, có sáng tạo và phát minh. Trí thức bao
gồm các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà
văn, nghệ sĩ,…
Trong khuôn khổ Luận văn này, học viên sử dụng khái niệm trí thức được
trình bày trong Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khố X: Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ
học vấn cao về lĩnh vực chun mơn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng
tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất
có giá trị đối với xã hội.
Khái niệm trên chỉ khái quát những đặc trưng và tiêu chí cơ bản nhất của
trí thức Việt Nam hiện nay; các nội dung khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau,
khơng tách rời khi nhìn nhận trí thức. Đồng thời, do sự phong phú và rất đa dạng
của trí thức trong thực tiễn, khái niệm trên không thể bao quát được hết các đối
tượng trí thức cụ thể và những trường hợp ngoại lệ (được đào tạo hay tự đào tạo,
trí thức ở các thời kỳ lịch sử trước đây,…). Mục đích của khái niệm, như Văn
kiện đề cập, nhằm xác định một đặc điểm cơ bản, phổ quát nhất làm cơ sở cho
việc đề xuất mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí
thức.


10


Có nhiều quan điểm cho rằng, tiêu chuẩn được xem như một trí thức là
những người đang học ĐH và có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên. Nhưng cũng có
nhiều ý kiến đề nghị phải tính từ cơng nhân kỹ thuật, những người tốt nghiệp
trung học trở lên đến giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ. Nhìn chung, mặc dù đã có Nghị
quyết, nhưng cách hiểu, khái niệm, định nghĩa về trí thức hiện nay đang cịn rất
khác nhau. Do thực trạng giáo dục - đào tạo và quản lý Nhà nước hiện nay nên
không thể chỉ căn cứ vào tiêu chí bằng cấp, chức vụ để coi là trí thức.
Có thể nói, trí thức là những người lao động trí óc, các nhà khoa học tự
nhiên và xã hội, các viện sĩ, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư,
kiến trúc sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ,
nhà điêu khắc, nhà ngơn ngữ, nhà tốn học, nhà hoá học, nhà vật lý học, nhà văn,
nhà thơ, nhà thiết kế, một bộ phận lớn công chức, viên chức, các nhà sáng chế,
phát minh, sáng tác, sáng tạo,… Họ có những chức năng - thiên chức sau:
Một, tiếp thu và truyền bá tri thức hoặc/và văn hóa;
Hai, sáng tạo các giá trị mới của tri thức hoặc/và văn hóa;
Ba, đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương, chính sách và các
biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội;
Bốn, dự báo và định hướng dư luận xã hội;
Năm, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải
vật chất cho xã hội.
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Quan điểm của một số nước trên thế giới về trí thức và xây dựng đội ngũ
trí thức, nhân tài
Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã thực sự là cường quốc số
một thế giới với tiềm lực kinh tế, quân sự và uy tín chính trị rất cao. Tham vọng
của họ là duy trì vị trí lãnh đạo thế giới trong thế kỷ XXI dựa vào vũ khí hạt
nhân, nắm giữ hệ thống tiền tệ và công nghệ cao. Để thực hiện mục tiêu này, họ
xác định tâm điểm của mọi chiến lược là phát triển đội ngũ trí thức, nhân tài với
việc triển khai đồng bộ các chính sách đào tạo, sử dụng, đãi ngộ trí thức và thu
hút trí thức, nhân tài trên tồn thế giới về Hoa Kỳ làm việc.



11

Về đào tạo trí thức, nhân tài
Năm 1957, sau khi Liên Xơ lần đầu tiên phóng thành cơng vệ tinh nhân
tạo, thì năm 1958, Quốc hội Hoa Kỳ đã họp và thơng qua đạo luật về giáo dục
quốc phịng. Trong Luật ghi rõ: “Liên bang hỗ trợ 1 tỉ USD, số tiền này chủ yếu
dùng đẩy mạnh việc đào tạo sinh viên các ngành nghiên cứu cơ bản, phát hiện và
phát triển nhân tài”. Năm 1972, Quốc hội lại thông qua Luật Giáo dục ĐH để
nhanh chóng phát triển lực lượng lao động có trình độ ĐH và phát triển trí thức,
nhân tài.
Hoa Kỳ rất chú trọng đến việc xây dựng các trường ĐH nổi tiếng và xây
dựng các trung tâm nghiên cứu. Chính vì vậy, các trường ĐH của họ luôn nằm
trong tốp những trường ĐH hàng đầu thế giới về số lượng người học và chất
lượng đào tạo: ĐH Harvard, ĐH Yale, ĐH Princeton, ĐH Stanford, Học viện
Công nghệ California, ĐH Pennsylvania, Học viện Công nghệ Massachussetts,…
Để thực thi các mục tiêu phát triển giáo dục, Chính phủ Hoa Kỳ ln có
sự quan tâm đối với giáo dục, nhất là việc liên tục tăng ngân sách cho giáo dục.
Năm 1989, Chính phủ đầu tư 353 tỉ USD, đến năm 1999 đầu tư 635 tỉ USD [38,
134].
Nguyên tắc cơ bản trong sử dụng và đãi ngộ trí thức, nhân tài của Hoa
Kỳ là dựa vào thành tích học tập, q trình cơng tác và kết quả hồn thành cơng
việc: bằng cấp và trình độ cao thì hưởng lương cao, việc tăng giảm lương căn cứ
vào kết quả kiểm tra thành tích hàng năm.
Việc nâng cấp, đề bạt chức vụ được chia làm hai loại. Một là nâng cấp nội
bộ. Hai là nâng cấp bên ngoài, nghĩa là cho phép cả người ngoài cơ quan được
tham gia thi nâng bậc, trường hợp xuất sắc được thăng chức.
Đối với các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và các trường học, trong
quá trình sử dụng lao động, Hoa Kỳ áp dụng chế độ thi tuyển rất nghiêm ngặt, ký

hợp đồng, thường xuyên xem xét, đánh giá kết quả nghiên cứu, cống hiến của các
nhà khoa học và thực hiện chế độ chi trả theo kết quả lao động, theo sự cống hiến
và giá trị tri thức được ứng dụng. Hơn 700 cơ quan nghiên cứu phát triển của
Nhà nước và tư nhân được coi là kênh thu hút chủ yếu trí thức, nhân tài vào đó
để nghiên cứu và sáng tạo. Tại đây các cán bộ nghiên cứu được trả lương theo


12

kết quả nghiên cứu được ứng dụng hoặc theo phần trăm lợi nhuận của các sản
phẩm ứng dụng mang lại. Nhờ đó thu nhập thực tế của các nhà khoa học rất cao,
không cào bằng và cũng không phụ thuộc vào bằng cấp mà chủ yếu phụ thuộc
vào tài năng đích thực.
Đồng thời với chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ, Hoa Kỳ cịn có
chính sách thu hút trí thức, nhân tài các nước khác làm việc tại nước mình.
Thơng qua Luật về sức cạnh tranh (năm 1998), cấp học bổng cho lưu học sinh
các nước đến học, trả lương và tiền thưởng cao (GS từ 50.000 - 150.000
USD/năm), hàng năm Hoa Kỳ đã thu hút hàng chục đến hàng trăm nghìn học
sinh, sinh viên, cán bộ khoa học các nước đến học tập, nghiên cứu và ở lại làm
việc.
Với chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút và đãi ngộ trí thức, nhân tài cơng
khai, chặt chẽ, minh bạch của Hoa Kỳ đã tạo động lực để những người tài năng
ln quan tâm đến việc tích lũy tri thức, tích cực và chủ động làm việc đạt kết
quả cao, tạo nên môi trường thi đua sáng tạo của các nhà khoa học và phấn đấu
suốt đời vì sự nghiệp khoa học. Vì vậy, từ năm 1990-1998, các nhà khoa học Hoa
Kỳ đã giành 54 giải thưởng Nobel và những năm gần đây các giải Nobel khoa
học chủ yếu được trao cho những người mang quốc tịch Hoa Kỳ, trong đó có
nhiều nhà khoa học là gốc nước ngoài định cư ở Hoa Kỳ.
Nhật Bản là nước bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với nền kinh
tế kiệt quệ: 34% máy móc, 25% cơ sở hạ tầng, 81% tàu biển bị phá hủy, lạm phát

phi mã, giá cả đắt đỏ, trên 13 triệu người bị thất nghiệp, cộng với điều kiện tự
nhiên hết sức khắc nghiệt và hầu như khơng có khống sản [38, 142]. Nhưng nhờ
chiến lược phát triển đất nước đúng đắn, đó là dựa vào khoa học, kỹ thuật, công
nghệ, cốt lõi là dựa vào trí thức, nhân tài, mà nền tảng là phát triển giáo dục, đến
nay, Nhật Bản không những là nước có tiềm lực kinh tế lớm mà cịn có tiềm lực
khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào bậc nhất, nhì thế giới.
Về đào tạo và bồi dưỡng trí thức, nhân tài
Năm 1868, Minh Trị Thiên Hồng đã đưa ra khẩu hiệu: “Lấy văn minh và
khai hóa để làm giàu và bảo vệ đất nước” bằng cách mở rộng cửa học tập văn
minh và kỹ thuật châu Âu, châu Mỹ và tiến hành cải cách giáo dục một cách toàn


13

diện. Năm 1872, Nhật Bản công bố đạo luật gồm 213 điều với ba đặc điểm nổi
bật:
Thứ nhất, nhà trường cho mọi người học tập các kiến thức Âu, Mỹ;
Thứ hai, đào tạo con người làm giàu cho Tổ quốc và bảo vệ đất nước;
Thứ ba, xây dựng nhiều trường học, mở rộng các trường CĐ, ĐH và giáo
dục nghề nghiệp.
Từ năm 1945 đến nay, qua nhiều lần cải cách và điều chỉnh mục tiêu giáo
dục, cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và với nền văn hóa, chủ
trương coi giáo dục là cơng việc khơng thể thiếu được đối với hạnh phúc và
thành đạt xã hội của mỗi cá nhân, Nhật Bản đã có một nền giáo dục hiện đại với
chất lượng cao. Trong chương trình giáo dục, họ rất coi trọng kỹ thuật và công
nghệ, coi trọng giáo dục nghề nghiệp và chú trọng tới ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống, kết hợp lý thuyết với thực hành; tăng
cường đầu tư cho việc đào tạo ThS và TS, khuyến khích các đề tài, luận án
nghiên cứu khoa học cơ bản.
Về sử dụng, thu hút và đãi ngộ trí thức, nhân tài

Nhật Bản rất chú trọng đến chính sách sử dụng nguồn nhân lực, thể hiện ở
hai nguyên tắc cơ bản được quy định trong Luật Dịch vụ cơng quốc gia, đó là:
Ngun tắc năng lực thực tế và nguyên tắc đối xử công bằng. Hai nguyên tắc này
quy định việc lựa chọn, tuyển dụng, trả thù lao phải dựa trên kết quả kiểm tra
chất lượng công việc và quá trình tương tác đối với mỗi cá nhân. Việc áp dụng
nguyên tắc này nhằm mục đích hạn chế việc kế nhiệm kiểu cha truyền con nối
hay đưa người nhà vào làm việc, bảo đảm tính dân chủ và hiệu quả trong công
việc.
Chế độ lương công chức ở Nhật Bản được thực hiện theo quy định của
pháp luật. Việc tăng lương được tiến hành hàng năm. Mức lương được căn cứ
vào chi phí sinh hoạt thực tế, tương đương với mức lương trong khu vực tư nhân
và một số yếu tố thích hợp khác. Đối với trí thức làm việc tại các doanh nghiệp,
Nhật Bản thực hiện chính sách trả lương cao cho các nhà khoa học, các nhà kỹ
thuật có trình độ cao. Đồng thời, có chế độ khen thưởng tùy theo giá trị sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, nhất là những người có bằng phát minh sáng chế.


14

Có thể nói, Chính phủ Nhật Bản đã có chính sách sử dụng nhân lực khoa
học rất đúng đắn, vừa tạo điều kiện đãi ngộ tốt nhất để chiêu nạp tài năng khoa
học, vừa động viên tối đa lòng yêu nước và tự hào dân tộc của các nhà khoa học
ở trong và ngoài nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của đất nước, rất nhiều nhà khoa
học đã quyết định quay về nước công tác sau khi bảo vệ luận án TS ở nước ngoài
(nhiều nhất là ở Hoa Kỳ). Mặc dù mức lương TS ở Nhật Bản thập niên 60-70 của
thế kỷ XX chỉ khoảng 60 USD/tháng (trong khi ở Hoa Kỳ là trên 600
USD/tháng) [38, 145], song cũng cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân của
người Nhật. Với sự trân trọng của Chính phủ và nhân dân cùng với lòng tự hào
dân tộc, các nhà khoa học Nhật Bản đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, quyết
tâm đóng góp sức lực và trí tuệ của mình để xây dựng và phát triển nền khoa học

và công nghệ của đất nước với một quyết tâm cao nhất. Đó là một trong những
nhân tố quyết định giúp cho Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế
giới chỉ trong vòng 30-40 năm. Cách động viên, chiêu nạp trí thức, nhân tài của
Nhật Bản đã và đang được các nước khác như Singapore, Hàn Quốc, Trung
Quốc… học tập và áp dụng rất thành công.
Thời gian trước khi bước vào cải cách, Trung Quốc thực thi một chế độ
đãi ngộ cán bộ khoa học bao cấp, với chính sách cào bằng đã khơng khuyến
khích sự lao động và sáng tạo của các nhà khoa học và cả những người lao động
làm cho nền kinh tế của đất nước một thời gian dài chậm phát triển.
Nhờ thực hiện đường lối cải cách mở cửa, trong đó có sự thay đổi về cơ
chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là chính sách sử dụng, đãi ngộ và
tơn vinh trí thức, nhân tài với khẩu hiệu: “Tơn trọng trí thức, tơn trọng nhân tài”
và phương châm: “Về chính trị, tín nhiệm hồn tồn; về cơng tác, mạnh dạn sử
dụng; về sinh hoạt, quan tâm chiếu cố” [11, 177-178]. Trong nhiều năm qua,
Trung Quốc đã quy tụ được các nhà khoa học tài giỏi trong và ngoài nước tích
cực cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp phát triển đất nước và đã tạo ra
những bước nhảy vọt trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng,
an ninh và xã hội, đưa vị thế Trung Quốc tiến lên ngang hàng với các cường quốc
trên thế giới.
Xuất phát từ những chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” mạnh dạn và thực sự
trọng dụng trí thức, nhân tài, Trung Quốc đã thu hút được nhiều nhà khoa học


15

giỏi về nước, ngăn chặn có hiệu quả nạn “chảy máu chất xám” sang các nước
phương Tây. Các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân đều có
những chương trình chiêu nạp nhân tài như “Chương trình học giả hải ngoại”
(Overseas Scholars Programs), tạo điều kiện đặc biệt cho các nhà khoa học gốc
Hoa từ Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển quay về nước làm việc. Hiện

nay, Trung Quốc đã có những trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Viện Hàn
lâm khoa học với cơ cấu hành chính gọn nhẹ, hiệu quả, mức lương đãi ngộ các
nhà khoa học và năng lực chuyên môn chứ không theo thâm niên công tác. Mức
lương cán bộ khoa học có thể lên tới 4.000 USD/tháng cho TS và gần 10.000
USD/tháng nếu là những chuyên gia giỏi đầu ngành (với tiêu chí tuyển chọn cán
bộ có u cầu cạnh tranh cao nhất cho chuyên môn khoa học) [40, 241-243].
Mức lương này của các nhà khoa học cao hơn nhiều lần so với mức lương của
các cán bộ lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế sử dụng trí thức,
nhân tài: những người có năng lực thực sự sẽ được tuyển dụng vào làm việc cùng
một lúc nhiều cơ quan khác nhau, không quan tâm đến việc họ cư trú ở đâu và
làm việc cho cơ quan nào. Quy định mới buộc các doanh nghiệp, các chính
quyền địa phương phải tạo điều kiện cho người có năng lực phát huy hết khả
năng của mình ở những nơi họ muốn cộng tác. Trung Quốc còn đưa ra quy chế
mới về thi tuyển cơng chức với tiêu chí là cần người có năng lực vượt qua các kỳ
sát hạch, kể cả sát hạch tuyển giám đốc mà khơng địi hỏi một văn bằng nào để
loại bỏ xu hướng chạy theo bằng cấp. Điểm mới nữa là họ đã bỏ chuyện mang
học hàm suốt đời như trước đây, mà sẽ tổ chức các kỳ sát hạch trình độ các nhà
khoa học sau 2-3 năm/lần, nếu không đạt, không phù hợp hay khơng theo kịp tiến
bộ của ngành mình trong thời điểm đó thì sẽ bị thu hồi lại học hàm và hưởng
mức lương thấp hơn [40, 243].
Công cuộc cải cách cơ chế quản lý khoa học và công nghệ của Trung
Quốc đã và đang đưa đất nước tiến những bước dài trong q trình phát triển
khoa học và cơng nghệ, kéo theo sự nhảy vọt về sự tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội, với đỉnh cao là việc họ đã trở thành cường quốc thứ ba trên thế giới
phóng thành cơng tàu vũ trũ có người lái vào khơng gian và là một cường quốc
có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.


16


Những kinh nghiệm về đào tạo, sử dụng, chiêu nạp và đãi ngộ các nhà trí
thức, nhân tài trên đây của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc về xây dựng đất
nước rất đáng để Đảng và Nhà nước nghiên cứu và học tập.
1.1.2 Quan điểm về đội ngũ trí thức trong lịch sử Việt Nam
Trước hết là đặc điểm của đội ngũ trí thức trong lịch sử.
Trí thức Việt Nam có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc rất sâu đậm,
ln ln gắn bó với sự nghiệp giữ gìn nền độc lập của quốc gia, sự thống nhất
của đất nước. Suốt trong lịch sử giữ nước, giới trí thức Việt Nam luôn trăn trở
trước vận mệnh của dân tộc, của nhân dân; ln gắn bó với nhân dân; góp phần
xây dựng nền văn hóa vẻ vang, lâu đời của dân tộc.
Tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của trí thức khơng chỉ biểu hiện ở
sự đóng góp vào cơng cuộc dựng nước và giữ nước; mà cịn thể hiện ở chỗ: tuy
tiếp thu văn hóa Hán, tiếp thu Nho giáo, nhưng họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa
của dân tộc mình. Tồn bộ các tác phẩm văn học bằng chữ Hán lại khẳng định
mạnh mẽ nền độc lập dân tộc, động viên khích lệ lịng u nước, tinh thần tự hào
dân tộc và ý chí chống xâm lược (tiêu biểu như: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ,
Đại cáo bình Ngơ…).
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn hiến, có truyền thống tơn trọng trí
thức. Các triều đại phong kiến nối tiếp nhau ở những mức độ khác nhau đều nhận
thức được vai trò của trí thức đối với sự hưng vong của đất nước. Lê Q Đơn,
một đại trí thức triều Lê đã có sự tổng kết tài tình: “Phi cơng bất phú, phi thương
bất hoạt, phi nơng bất ổn, phi trí bất hưng”. Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia phụ
thuộc rất lớn vào vai trị và thái độ của tầng lớp trí thức đối với thể chế xã hội.
Bài ký đề danh TS khoa Nhâm Tuất (năm 1442) viết: “Hiền tài là ngun khí
quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao. Ngun khí suy thì thế
nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không
lấy việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu
tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế
nào là cùng” [42, 86-87].

Thứ hai, việc đào tạo đội ngũ trí thức.


17

Người trí thức Việt Nam xuất hiện trong lịch sử như người đại biểu chân
chính về tư tưởng và văn hóa, về tài năng và trí tuệ của cả dân tộc. Cùng với sự
phát triển của sản xuất, của thực tiễn dựng nước và giữ nước, sự hiểu biết của
dân tộc ta về giới tự nhiên, về đời sống xã hội và về chính bản thân con người
cũng dần được nâng cao. Chủ nhân của những kiến thức ngày một phong phú đó
chưa phải là một tầng lớp riêng biệt của xã hội mà chính là khối cộng đồng người
Việt Nam đã liên tục qua nhiều thời đại vừa đấu tranh với thiên nhiên, vừa chống
xâm lược và áp bức.
Do nhận thức được vị trí, vai trị của đội ngũ trí thức, các triều đại phong
kiến ở nước ta đã rất quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng trí thức như: mở các
trường (cả trường cơng và trường tư), lớp, tổ chức các khóa thi cử nhân nhằm
đào tạo tuyển chọn ra những người tài giỏi. Năm 1431, vua Lê Thái Tơng ban
Chiếu: “Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học. Phép chọn người có
học thì thi cử là đầu”. Năm 1499, vua Lê Hiến Tông cũng ban Sắc dụ: “Khoa
mục là đường thẳng của quan trường”. Qua các khoa thi đã tuyển lựa ra được
hàng chục vạn Tú tài, Cử nhân và được 3.360 TS, trong đó có 47 Trạng nguyên,
48 Bảng nhãn và 75 Thám hoa. Ngồi ra cịn phải kể đến hàng vạn trí thức khác,
những người tuy khơng đỗ đạt cao, những cũng là những người có học vấn trong
xã hội [42, 79-82].
Thứ ba, việc sử dụng đội ngũ trí thức.
Nhìn chung dưới thời phong kiến, hầu hết những người trí thức đỗ đạt tùy
theo cấp độ khác nhau đều được giữ những chức vụ khác nhau trong triều đình, ở
các địa phương. Các Trạng nguyên, TS thường được sung vào Hàn lâm viện,
hoặc giữ các chức thuộc Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hình trong triều đình. Các Cử nhân
trở lên thường được bổ làm Huấn đạo, Giáo thụ các cấp huyện, phủ,… Điều đáng

lưu ý là trong việc sử dụng trí thức, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã áp
dụng các chế độ khen thưởng đối với nhiều hình thức để đãi ngộ nhân tài. Từ đời
vua Lê Thánh Tông định lệ xướng danh trọng thể. Các vị đỗ đại khoa được vua
ban áo mũ, ngự tửu, đãi yến tiệc, tổ chức lễ vinh quy có cờ lọng đưa rước. Định
lệ ai đỗ TS được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu Quốc Tử giám.


18

Từ chỗ nhận thức như vậy, trên thực tế các triều đại phong kiến đã thi
hành những chính sách rất thiết thực và hữu hiệu nhằm đào tạo, tập hợp, sử dụng
trí thức vào việc quản lý xã hội, quản lý đất nước, phát triển văn hóa. Đó là việc
mở trường lớp, khuyến khích việc học, coi trọng việc tuyển chọn hiền tài thơng
qua thi cử, có chính sách trọng thưởng và sử dụng đối với những người đỗ đạt.
Với những chính sách đúng đắn, các triều đại phong kiến Việt Nam đã có được
một đội ngũ trí thức phát triển khá đơng đảo. Họ đã có mặt trên tất cả các lĩnh
vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước qua các thời kỳ lịch
sử.
Tuy nhiên, quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và trọng dụng trí
thức, nhân tài trong lịch sử Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định. Đó là:
nội dung đào tạo chỉ thiên về khoa học xã hội và nhân văn, chưa coi trọng khoa
học tự nhiên, kỹ thuật và ứng dụng; nội dung học chủ yếu là tầm chương trích cú,
kinh viện, khn xáo, xa thực tế; thi cử luật còn khắt khe; đào tạo và sử dụng trí
thức, nhân tài cịn mang tính giai cấp (chủ yếu con em quý tộc quan lại, nhà giàu
mới được đi học), giới tính (trọng nam khinh nữ). Chính những hạn chế đó đã
khiến nhiều người có tài thực sự nhưng lại không được trọng dụng, không quy tụ,
tập hợp được tối đa các bậc hiền tài của đất nước; đồng thời cũng làm nảy sinh
mâu thuẫn trong nội bộ triều đình, làm cho đất nước suy kiệt.
1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đội
ngũ trí thức

1.1.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin về đội ngũ trí thức
Về khái niệm trí thức, V.I.Lenin viết: “Tơi dịch” người trí thức, tầng lớp
trí thức theo ngữ nghĩa Đức là Literat, Literatentum, bao gồm không phải chỉ các
nhà văn hóa học mà là tất cả những người có văn hóa, những người làm nghề tự
do nói chung, những đại biểu của lao động trí óc (brain worker, như người Anh
nói) để phân biệt với những đại biểu của lao động chân tay” [45, 372].
Khi đánh giá các giai cấp trong xã hội tư bản, K.Marx đặc biệt chú ý tới
vai trị và vị trí của trí thức đối với nền sản xuất xã hội. Về mặt nghề nghiệp, trí
thức hình thành làm ba nhóm, tương ứng với ba hình thức của lao động trí óc.
Những hình thức lao động này đã được K.Marx chỉ ra rất rõ ràng trong tác phẩm


×