Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững trong việc khai thác tài nguyên nước dưới đất tỉnh hải dương phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐÀO VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
TRONG VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH HẢI DƯƠNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
------------------------------------

ĐÀO VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
TRONG VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH HẢI DƯƠNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

Chuyên ngành: Địa chất thuỷ văn
Mã số: 60.44.63

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Tống Ngọc Thanh
TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy



Hà Nội - 2013


-2-

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn

Đào Văn Dũng


-3-

MC LC
Mở ĐầU .............................................................................................................. 10
Chương 1. đặc điểm khu vực nghiªn cøu ........................................... 17
1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 17
1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng ....................................................................... 17

1.2.1. Đặc điểm địa hình........................................................................................ 17
1.2.2. Đặc điểm thổ nhưỡng................................................................................... 19
1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng ........................................................................... 19


1.3.1. Nhiệt độ ....................................................................................................... 19
1.3.2. Độ ẩm .......................................................................................................... 19
1.3.3. Gió .............................................................................................................. 20
1.3.4. Nắng ............................................................................................................ 20
1.3.5. Bốc hơi ........................................................................................................ 20
1.3.6. Mưa ............................................................................................................. 20
1.4. Đặc điểm thủy văn .......................................................................................... 22

1.4.1. Sơng Hồng ................................................................................................... 22
1.4.2. Sơng Thái Bình ............................................................................................ 23
1.4.3. Sông Luộc .................................................................................................... 23
1.4.4. Sông Kinh Thầy ........................................................................................... 23
1.5. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội.................................................................... 23

1.5.1. Dân cư ......................................................................................................... 23
1.5.2. Kinh tế ......................................................................................................... 24
1.6. Đặc im giao thụng ....................................................................................... 25
Chương 2. đánh giá tài nguyên n­íc d­íi ®Êt ............................... 26
2.1. Đặc điểm địa chất thủy văn [16] ..................................................................... 26

2.1.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ ...................... 26
2.1.2. Các tầng chứa nước khe nứt ........................................................................ 36
2.1.3. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc thực tế không chứa nước. ....... 43
2.2. Đánh giá tiềm năng nước dưới đất .................................................................. 46


-4-

2.2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 46
2.2.2. Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất ............................................................. 48

2.3. Đánh giá chất lượng nước dưới đất ................................................................. 49

2.3.1. Đánh giá chất lượng tầng chứa nước Holocen ............................................. 49
2.3.2. Đánh giá chất lượng tầng chứa nước Pleistocen .......................................... 52
2.4. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hải Dương ......... 56

2.4.1. Hiện trạng khai thác nước dạng công nghiệp ............................................... 56
2.4.2. Hiện trạng cấp nước Nơng thơn ................................................................... 58
Ch­¬ng 3. TổNG QUAN CáC PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU TíNH BềN
VữNG trong việc khai thác TàI NGUYÊN nước dưới đất .............. 61
3.1. Các phương pháp nghiên cứu đánh giá tính bền vững tài nguyên nước ở nước
ngoài ..................................................................................................................... 62
3.2. Các phương pháp nghiên cứu đánh giá tính bền vững tài nguyên nước Vit
Nam ...................................................................................................................... 71
Chương 4. đánh giá tính bền vững trong việc khai thác tài
nguyên nước dưới đất tỉnh hải d­¬ng ............................................... 74
4.1. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ số đánh giá tính bền vững trong việc khai thác tài
nguyên nước dưới đất ............................................................................................ 74

4.1.1. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ số .................................................................... 74
4.1.2. Chọn lựa các chỉ số nước dưới đất để đánh giá ........................................... 74
4.2. Phân tích, tổng hợp số liệu phục vụ tính tốn các chỉ số.................................. 79

4.2.1. Chỉ số lượng nước dưới đất trên đầu người ................................................. 79
4.2.2. Chỉ số tổng lượng khai thác nước dưới đất .................................................. 81
4.2.3. Chỉ số nước dưới đất cho sinh hoạt.............................................................. 82
4.2.4. Chỉ số cạn kiệt nước dưới đất ...................................................................... 83
4.2.5. Chỉ số khả năng tổn thương nước dưới đất .................................................. 90
4.3. Đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất theo các chỉ số ................... 96


4.3.1. Chỉ số nước dưới đất trên đầu người ........................................................... 96
4.3.2. Chỉ số nước dưới đất cho sinh hoạt.............................................................. 97


-5-

4.3.3. Chỉ số trữ lượng nước dưới đất so với nhu cầu ........................................... 98
4.3.4. Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng ........................................................ 99
4.3.5. Chỉ số cạn kiệt nước dưới đất .................................................................... 100
4.3.6. Chỉ số khả năng tổn thương nước dưới đất. ............................................... 101
4.4. Đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất theo tổng hợp các chỉ số .. 102

4.4.1. Điểm số đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất. ........................ 102
4.4.2. Đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hải Dương ............ 104
4.5. Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất 107

4.5.1. Mục tiêu và nhiệm vụ ................................................................................. 107
4.5.2. Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất............ 107
4.5.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyờn nc di t ............................. 109
Kết luận và kiến nghị .............................................................................. 112
Tài liệu tham khảo ................................................................................... 114


-6-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

ĐCTV

Địa chất thủy văn

ĐCCT

Địa chất công trình

KCN

Khu cơng nghiệp

KT-XH

Kinh tế xã hội

KTSD

Khai thác sử dụng

KTTV


Khí tượng thủy văn

NDĐ

Nước dưới đất

LK

Lỗ khoan

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCN

Tầng chứa nước


TNN

Tài nguyên nước

TNNM

Tài nguyên nước mặt

TNNDĐ

Tài nguyên nước dưới đất

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


-7-

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình các tháng tỉnh Hải Dương (mm) ........................ 21
Bảng 1.2. Lượng bốc hơi trung bình các tháng tỉnh Hải Dương (mm).................... 21
Bảng 2.1. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan tầng qh ................................. 27
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước trong tầng qh ................................... 28
Bảng 2.3. Kết quả hút nước thí nghiệm và phân tích mẫu tầng qp .......................... 32

Bảng 2.4. Trị số hạ thấp mực nước của các lỗ khoan trong chùm CG1 .................. 33
Bảng 2.5. Kết quả bơm chùm LK6 (Q=52,4l/s) ..................................................... 34
Bảng 2.6. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong tầng chứa nước n ........ 37
Bảng 2.7. Chiều cao áp lực tầng chứa nước Neogen .............................................. 37
Bảng 2.8. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong tầng t3n-r..................... 40
Bảng 2.9. Tổng hợp trữ lượng tiềm năng NDĐ có thể khai thác............................. 49
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả mẫu sắt chuyên môn TCN holocen .......................... 49
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu nhiễm bẩn TCN holocen ................... 50
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu vi lượng TCN holocen ...................... 51
Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả mẫu sắt chuyên môn TCN Pleistocen ...................... 52
Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu nhiễm bẩn TCN Pleistocen ............... 53
Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu vi lượng TCN Pleistocen .................. 55
Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu vi sinh TCN Pleistocen ..................... 56
Bảng 2.17. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt và nông thôn tỉnh Hải Dương năm 2012
.............................................................................................................................. 59
Bảng 3.1. Thang đánh giá các chỉ số nước dưới đất ............................................... 69
Bảng 4.1. Bộ chỉ số nước dưới đất và thang phân cấp từng chỉ số .......................... 75
Bảng 4.2. Thống kê dân số theo đơn vị hành chính tỉnh Hải Dương năm 2012 ...... 79
Bảng 4.3. Tổng hợp trữ lượng tiềm năng NDĐ có thể khai thác............................. 80
Bảng 4.4. Tổng lượng khai thác nước dưới đất từ các cơng trình khai thác ............ 81
Bảng 4.5. Thống kê nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt theo quận huyện, thị xã, thành
phố ........................................................................................................................ 82
Bảng 4.6. Tổng lượng nước dưới đất dùng cho sinh hoạt ....................................... 83
Bảng 4.7. Danh sách cơng trình quan trắc trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................. 84
Bảng 4.8. Tổng hợp tốc độ suy giảm mực nước các lỗ khoan quan trắc ................. 88
Bảng 4.9. Trọng số và khoảng giá trị ..................................................................... 92


-8Bảng 4.10. Khoảng giá trị và điểm số .................................................................... 92
Bảng 4.11. Tổng hợp diện tích các huyện theo mức độ tổn thương nước dưới đất . 95

Bảng 4.12. Điểm số và trọng số đánh giá tính bền vững tài nguyên NDĐ ............ 103
Bảng 4.13. Tổng hợp các chỉ số NDĐ theo đơn vị hành chính ............................. 104
Bảng 4.14. Bàn tổng hợp tính tốn đánh giá tính bền vững nước dưới đất theo các
chỉ số ................................................................................................................... 105


-9-

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương ........................................................ 18
Hình 1.2. Đặc trưng lượng mưa, bốc hơi trung bình tỉnh Hải Dương (năm 20012010) ..................................................................................................................... 22
Hình 2.1. Sơ đồ phân phân vùng mặn nhạt TCN Holocen (qh) .............................. 31
Hình 2.2. Sơ đồ phân vùng mặn nhạt TCN Pleistocen (qp) .................................... 35
Hình 2.3. Sơ đồ địa chất thủy văn tỉnh Hải Dương................................................. 44
Hình 2.4. Sơ đồ địa mặt cắt địa chất thủy văn ........................................................ 45
Hình 2.5. Biểu đồ so sánh hiện trạng các cơng trình cấp nước sinh hoạt nơng thơn
của các huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương............................................................ 60
Hình 3.1. Bản đồ chỉ số thứ 1 (tỉ lệ cung cấp NDĐ cho cộng động) ở Bang São
Paulo ..................................................................................................................... 68
Hình 4.1. Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Q.131.............................. 86
Hình 4.2. Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Q.143.............................. 86
Hình 4.3. Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Q.144.............................. 87
Hình 4.4. Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Q.145.............................. 87
Hình 4.5. Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Q.146.............................. 88
Hình 4.6. Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Q.147.............................. 88
Hình 4.7. Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Q.148.............................. 88
Hình 4.8. Bản đồ phân vùng DRASTIC tỉnh Hải Dương ....................................... 96
Hình 4.9. Giá trị chỉ số NDĐ trên đầu người chia theo huyện trong tỉnh Hải Dương
.............................................................................................................................. 97
Hình 4.10. Giá trị chỉ số nước dưới đất cho sinh hoạt ở các huyện ........................ 98

Hình 4.11. Giá trị chỉ số trữ lượng nước dưới đất so với nhu cầu ở các huyện ....... 99
Hình 4.12. Giá trị chỉ số trữ sử dụng nước dưới đất so với trữ lượng ở các huyện 100
Hình 4.13. Giá trị chỉ số tổn thương nước dưới đất .............................................. 101
Hình 4.14. Biểu đồ diện tích nước dưới đất bị tổn thương ở các huyện ................ 102
Hình 4.15. Sơ đồ phân khu bền vững tổng hợp cho 2 TCN Holocen và Pleistocen
............................................................................................................................ 106


-10-

Mở ĐầU
1.Tớnh cp thit ca ti
Trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương, các hoạt
động liên quan đến khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước diễn ra
ngày càng mạnh mẽ do nhu cầu sử dụng nước của các ngành trên địa bàn tỉnh
không ngừng tăng cao kể cả chất lượng và số lượng. Mặc dù Hải Dương là
tỉnh được đánh giá giàu tiềm năng về nước, nhưng phân bố không đồng đều
lại có điều kiện thuỷ hố phức tạp, nhiều nơi nước bị mặn nên việc khai thác
và quản lý gặp nhiều khó khăn. Nhiều khu vực thuộc vùng núi, vùng nông
thôn và ngay cả khu vực thành phố, thị trấn, thị tứ tình hình thiếu nước sinh
hoạt cịn xảy ra rất nghiêm trọng trong khi nhu cầu sử dụng nước cho công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ngày càng tăng. Tranh chấp về mục tiêu sử
dụng các nguồn nước đã bắt đầu nảy sinh tại một số nơi trong tỉnh. Các hoạt
động nhằm cung cấp, phân phối, chia sẻ nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng
nước là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội của
tỉnh Hải Dương
Cùng với việc phát triển các khu đô thị, các khu công nghiệp, lượng
nước thải gia tăng nhanh chóng. Các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh tập
trung quy mô lớn. Hầu hết các khu công nghiệp tập trung đều được bố trí dọc
các trục giao thông quan trọng, tuy thuận lợi về giao lưu, vận chuyển nhưng

rất bất lợi mơi trường, an tồn giao thơng và nhất là cấp và thải nước. Một số
sông trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu ơ nhiễm cục bộ tại một số khu vực.
Sự suy kiệt nguồn nước đang diễn ra nhanh chóng ở hầu hết các khu
vực trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nguyên nhân của sự suy kiệt này chủ yếu
do hai yếu tố gây nên đó là nhu cầu sử dụng nước cho các ngành ngày càng
tăng và lượng nước đến trong thời kỳ kiệt có xu hướng giảm. Phát triển kinh
tế xã hội, gia tăng dân số làm cho nhu cầu dùng nước ngày càng tăng, nhu cầu


-11-

sử dụng nước theo đầu người ở các đô thị cũng sẽ tăng cả về số lượng lẫn chất
lượng dẫn đến chỉ số lượng nước đảm bảo trên đầu người giảm liên tục theo
thời gian. Trong những năm gần đây, lưu lượng, mực nước, chất lượng các
nguồn nước mặt, nước ngầm đều có xu hướng giảm, gây rất nhiều khó khăn
cho các hoạt động sản xuất của các ngành. Dự báo trong tương lai xu hướng
này còn tiếp tục diễn ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự khai thác
không đi đôi với các biện pháp bảo vệ tài ngun nước.
Hậu quả của việc đơ thị hóa, tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ nông
nghiệp, tăng trưởng công nghiệp là nguyên nhân khiến ô nhiễm nguồn nước
ngày càng tăng và lan rộng, đặc biệt trên các đoạn sông chảy qua các khu
công nghiệp, làng nghề. Nước thải từ các hoạt động dân sinh, kinh tế trên địa
bàn tỉnh đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nguồn nước mặt. Vấn đề này đã và
đang ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu sử dụng nước khi mà nguồn nước đã
khan hiếm lại bị ô nhiễm nặng nề, không đảm bảo chất lượng sử dụng.
Nước ngầm cung cấp chính cho thành phố Hải Dương là bãi giếng khai
thác trong tầng chứa nước Pleistocene trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Với tốc
độ suy giảm mực nước và xâm nhập mặn như hiện nay, trong tương lai rất
gần nước ngầm tại các khu vực nước nhạt có nguy cơ bị nhiễm mặn. Kết quả
khảo sát một số giếng khoan của dân trong khu vực lân cận bãi giếng cho thấy

ranh giới mặn nhạt ngày càng tiến gần và đe doạ nghiệm trọng tới bãi giếng
(khi bắt đầu khai thác năm 2000, ranh giới mặn nhạt cách bãi giếng khoảng
4,5km, hiện nay có những giếng cách bãi giếng 2,5km hàm lượng tổng
khoáng hoá đã > 1mg/l). Vì vậy, cần phải điều tra, đánh giá chi tiết để có giải
pháp bảo vệ, quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt này
Chính vì những lý do nêu trên, sau khi hồn thành các học phần trong
chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Địa chất thuỷ văn của Trường Đại học
Mỏ-Địa chất, tôi được giao thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu, đánh giá tính bền


-12-

vững trong việc khai thác tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hải Dương phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội” theo Quyết định số 377/QĐ-MĐC ngày 22 tháng 8
năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ - Địa chất.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ tứ
bao gồm tầng chứa nước Holocen và tầng chứa nước Pleistocen.
- Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ diện tích của tỉnh Hải Dương (1654,8
km2)
3. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được tính bền vững trong việc khai thác sử dụng tài nguyên
nước dưới đất tỉnh Hải Dương phục vụ phát triển kinh tế xã hội
- Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ơ nhiễm và
nhiễm mặn nước dưới đất.
4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Cơ sở khoa học
Từ những năm đầu của thập kỷ 1960, người ta đã có những nỗ lực tiến
hành để phát triển một bộ chỉ số và chỉ dẫn đối với các nguồn tài nguyên
nước. Sau đó là các tổ chức IHP, FAO, IAEA và UNEP đã cho ra đời một số

hướng dẫn quan trọng về phương pháp luận phát triển chỉ số. Trong bối cảnh
đó, WWAP đã được giao nhiệm vụ để lựa chọn các chỉ số thông qua một
phương pháp luận đầy mạnh việc phát triển chỉ số bằng cách học hỏi từ các
sáng kiến trước đây.
Đến nay, UNESCO đã đúc kết được một danh sách khoảng 100 chỉ số
có liên quan đến NDĐ, trong đó mỗi chỉ số sẽ mơ tả một khía cạnh hay một
q trình của hệ thống NDĐ liên quan cả về số lượng và chất lượng.


-13-

Các chỉ số NDĐ có thể được kết hợp thành bộ chỉ số, nhằm cung cấp
những thông tin đơn giản cho mục tiêu lập kế hoạch và quản lý tài nguyên
NDĐ với những khía cạnh liên quan đến chính sách và quản lý tài nguyên
NDĐ. Các chỉ số này được xác định dựa trên dữ liệu đo lường và quan sát
được về hệ thống NDĐ. Các chỉ số NDĐ sữ cung cấp thông tin về số lượng,
chất lượng NDĐ (hiện trạng và xu hướng), xã hội (những vấn đề ảnh hưởng,
khai thác và sử dụng NDĐ), kinh tế (các yêu cầu về khai thác, bảo vệ và xử lý
NDĐ) và môi trường (dễ bị tổn thương, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn NDĐ)
Đây là một hướng nghiên cứu mới về tài nguyên NDĐ nhằm hỗ trợ cho
công tác quản lý và khai thác bền vững NDĐ. Việc khai cứu, lựa chọn và áp
dụng những chỉ số phù hợp với vùng nghiên cứu, sau này nhân rộng là
phương pháp ít tốn kém và hiệu quả cao. Có thể xem đây là phương pháp tốt
nhất và mất thơi gian ít nhất để có những hiệu quả tốt nhất.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Vùng nghiên cứu có nhiều đề án, dự án nghiên cứu, tìm kiếm thăm dị
phục vụ cho các mục đích khác nhau. Đặc biệt là các tài liệu quan trắc động
thái mực nước và diễn biến chất lượng nước dưới đất (15 điểm với 21 cơng
trình quan trắc) từ năm 1995-2012 từ mạng quan trắc Quốc gia. Các nghiên
cứu này là những tài liệu quan trọng trong việc đánh giá trữ lượng cũng như

chất lượng của các tầng chứa nước trên tỉnh Hải Dương.
- Dựa vào các kết quả nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn, kết quả
điều tra, đánh giá nước dưới đất đã có trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
- Cột địa tầng các lỗ khoan quan trắc động thái nước dưới đất tỉnh Hải
Dương (19 lỗ khoan);
- Cột địa tầng các lỗ khoan địa chất thủy văn trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong các báo cáo thăm dò giai đoạn trước;


-14-

- Báo cáo lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỉ lệ 1:200.000 vùng Hải Phòng –
Nam Định;
- Báo cáo lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỉ lệ 1:50.000 vùng Phả Lại- Đông
Triều;
- Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Ân Thi;
- Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Văn Lâm–Văn Giang;
- Báo cáo điều tra địa chất đô thị Hải Dương;
- Báo cáo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007 –
2020;
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá đặc điểm tài nguyên nước dưới đất.
- Tổng quan các phương pháp nghiên cứu tính bền vững trong việc khai
thác tài nguyên nước dưới đất.
- Phân tích các chỉ số đánh giá tính bền vững trong việc khai thác tài
nguyên nước dưới đất
- Đánh giá tính bền vững trong việc khai thác tài nguyên nước theo các
chỉ số
- Đánh giá tính bền vững trong việc khai thác tài nguyên nước theo

tổng hợp các chỉ số
6. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu là phương pháp truyền thống luôn được thực hiện ở
bất cứ nhiệm vụ nghiên cứu nào và được tiến hành trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Mục tiêu của việc thu thập tài liệu để đảm bảo có được đầy đủ các
tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được đầu tư thực hiện trong vùng.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập, xử lý và tổng hợp tài
liệu: được sử dụng xuyên xuốt trong quá trình thực hiện đề tài gồm việc điều


-15-

tra, khảo sát hiện trạng khai thác nước dưới đất trong phạm vi thực hiện đề
tài, thu thập các tài liệu trong và nước ngồi hiện có liên quan đến trữ lượng
khai thác NDĐ.
- Phương pháp đánh giá trữ lượng nước dưới đất.
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp phân tích, thơng kê tổng hợp số liệu
- Phương pháp chun gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia địa
chất thủy văn
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài làm rõ được đặc điểm địa chất thủy văn tỉnh Hải Dương
- Đề tài đánh giá được trữ lượng nước dưới đất tỉnh Hải Dương
- Đánh giá tính bền vững của việc khai thác tài nguyên nước dưới đất
- Đề tài sau khi được nghiên cứu sẽ góp phần làm cơ sở quy hoạch,
khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương
một cách hợp lý và hiệu quả
8. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 4 chương không kể mở đầu và kết luận.
9. Lời cảm ơn

Luận văn tốt nghiệp cao học của tác giả được thực hiện và hoàn thành
tại Bộ môn Địa chất thủy văn, Khoa Địa chất, trường Đại học Mỏ - Địa chất
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Tống Ngọc Thanh và TS. Nguyễn Thị
Thanh Thủy.
Trong suốt thời gian nghiên cứu, viết luận văn, tác giả đã nhận được
sự động viên, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cơ giáo hướng dẫn. Tác giả
cũng ln nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo trong Bộ môn
Địa chất thủy văn, cán bộ mơn thuộc Khoa Địa chất, phịng Sau đại học,
Trường đại học Mỏ - Địa chất, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên


-16-

nước miền Bắc. Sự đóng góp những ý kiến quý báu của các thầy, cô giáo và
các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Tống Ngọc Thanh và
TS.Nguyễn Thị Thanh Thủy đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tác giả
trong suốt quá trình thực hiện và viết luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm
ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Địa chất thủy văn, Khoa Địa chất, phòng
Sau đại học - Trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Liên đoàn Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, giúp đỡ tác giả để hoàn thành bản luận văn này.
Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả
những sự giúp đỡ quý báu đó!


-17-

Chương 1. đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.1. V trớ địa lý


Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ (Hình 1.1), được
giới hạn bởi tọa độ địa lý: 20o41’10” đến 21o14’20” vĩ độ bắc và 106o07’20”
đến 106o36’35” kinh độ đơng, có diện tích tự nhiên là 1654,8 km2. Phía Bắc
giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đơng và Nam
giáp thành phố Hải Phịng. phía Nam giáp tỉnh Thái Bình,Phía Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Hưng Yên, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải
Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành,
Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình
Giang.
1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng

1.2.1. Đặc điểm địa hình

Địa hình vùng nghiên cứu thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có
thể chia thành 2 vùng chính:
+ Vùng núi: Chiếm 11% diện tích thuộc 13 xã của thị xã Chí Linh, 10
xã của huyện Kinh Môn, đất đai phần lớn là đất đồi núi thấp, cao độ trung
bình dưới 1.000 m.
+ Vùng đồng bằng: Chiếm 89% diện tích tự nhiên, địa hình nghiêng và
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, độ cao trung bình từ 1,5 - 2,0 m, phía
Đơng có một số vùng trũng xen lẫn vùng đất cao. Đất đai chủ yếu do quá trình
bồi đắp phù sa của sơng Thái Bình và sơng Hồng hình thành dạng địa hình
vùng đồng bằng của tỉnh tạo thành các nếp sóng lượn nhẹ với 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng có địa hình tương đối cao: Chạy từ Bắc Cẩm Giàng, Bắc
Thanh Miện, Bình Giang, Bắc đường 18 Chí Linh, Bắc Nam Sách, Gia Lộc


-18-


và khu Tam Lưu Nhị Chiểu của Kinh Môn, cốt cao trung bình từ 2-2,5m.
- Tiểu vùng địa hình trung bình: gồm phần Nam đường 18 Chí Linh,
nam An Phụ - Kinh Môn, Nam huyện Thanh Miện và Nam huyện Nam Sách.
Vùng này có cốt cao trung bình từ 1,5-2,0m.
- Tiểu vùng thấp trũng gồm phần lớn diện tích các huyện Kim Thành,
Tứ Kỳ, Thanh Hà, phía Nam huyện Ninh Giang, Đơng huyện Nam Sách.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương


-19-

1.2.2. Đặc điểm thổ nhưỡng

Tồn tỉnh Hải Dương có 18 loại đất, với 4 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa có diện tích 76.025 ha chiếm 45,7% diện tích lãnh
thổ. Loại đất này được hình thành từ phù sa của sơng Hồng - sơng Thái Bình.
Tầng mặt có màu nâu xám, tầng dưới màu xám. Thành phần cơ giới của nhóm
này thay đổi từ trung bình đến đất thịt nặng hoặc sét. Độ pH từ 4-4,5, mùn ở
tầng mặt giàu (>2%), đạm tổng số tầng mặt giầu, lân tổng số nghèo, lượng
Cation kiềm trao đổi thấp.
- Nhóm phù sa úng nước có diện tích 1.633ha, phân bố chủ yếu ở
huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kinh Mơn và Chí Linh. Đây
là loại đất ở vùng thấp trũng. Đất thường chua (pH<4,5) giầu mùn, đạm giầu,
nghèo lân và Kali.
- Nhóm phù sa ngịi suối nằm ở hai bên các suối nhỏ thuộc thị xã Chí
Linh có diện tích 322 ha.
Nhóm đất xám bạc màu trên đá cát có diện tích 3.456 ha phân bố chủ
yếu ở Chí Linh và Kinh Mơn.

1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng

Là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nên Hải Dương mang khí hậu đặc trưng
là nhiệt đới gió mùa: Mùa đơng lạnh và khơ, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, hay
có bão.
1.3.1. Nhiệt độ

Chế độ nhiệt của tỉnh tương đối đồng nhất, nhiệt độ trung bình năm
23,30C, những tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống còn 16 – 170C. Nhiệt độ cực
tiểu trung bình tháng thấp nhất là 16,10C (tháng 1) nhỏ hơn nhiệt độ trung
bình năm 30%.
1.3.2. Độ ẩm

Độ ẩm trung bình năm của khơng khí trong tỉnh Hải Dương có trị số


-20-

tương đối lớn, độ ẩm trung bình nhiều năm là 85%. Thời kỳ mùa mưa độ ẩm
cao đạt 87%, mùa khơ độ ẩm giảm xuống có khi chỉ cịn khoảng 80%.
1.3.3. Gió

Hướng gió thịnh hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương là hướng Đông và
Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 4 sang năm sau. Trong các tháng mùa hè
hướng gió thịnh hành là hướng Nam và Đơng Nam. Tốc độ gió bình qn
trong năm đạt 2,4 m/s .
1.3.4. Nắng

- Số giờ nắng trung bình nhiều năm: 1.638 giờ.- Số giờ nắng thấp nhất rơi vào các tháng mùa đông: 42,6 giờ.
- Số giờ nắng cao nhất rơi vào các tháng mùa hè 201,9 giờ.

1.3.5. Bốc hơi

Lượng bốc hơi hàng năm trong tỉnh Hải Dương tương đối lớn. Tháng
có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 6, 7, đạt trên dưới 100 mm/tháng. Đây là
thời kỳ nhiều nắng. Vào các tháng 8 và 9, lúc này mưa nhiều, độ ẩm cao,
lượng bốc hơi giảm xuống chỉ còn 78 mm/tháng (Bảng 1.2)
1.3.6. Mưa

Lượng mưa năm: So sánh lượng mưa TB trong 10 năm gần đây (1.478
mm), với lượng mưa trung bình thời kỳ từ 1960 đến 1974 (1.620 mm ) đã
thấy sự giảm đi rõ rệt. Lượng mưa hàng năm thay đổi khá lớn, năm mưa
nhiều gấp 2 lần năm mưa ít. Trong một năm giữa các địa phương trong tỉnh
lượng mưa cũng có sự chênh lệch khá lớn như: năm 2005 lượng mưa đo được
tại thành phố Hải Dương là: 1.424,3mm, nhưng tại Chí Linh lượng mưa ở
mức là: 1.535,0mm, Tứ Kỳ chỉ đo được là: 1.206,7mm. Tổng lượng mưa năm
lớn nhất đo được tại Thành Phố Hải Dương là: 1.908,1mm (năm 2008).
Số ngày mưa trong năm: Hàng năm, số ngày có mưa thường biến đổi
từ 100 đến 120 ngày. Những năm có mưa nhỏ, mưa phùn kéo dài thường tập


-21-

trung vào các tháng II, tháng III, có năm số ngày có mưa nhiều đạt tới 110
đến 140 ngày. Số ngày mưa trong năm thường không phụ thuộc nhiều vào
lượng mưa, có năm có lượng mưa lớn nhưng số ngày mưa ít như năm 1988 ở
thành phố Hải Dương, lượng mưa năm chỉ có 970,0mm, nhưng có tới 141
ngày mưa. Năm 2006 lượng mưa năm là: 1448.0mm nhưng lại chỉ có 131
ngày mưa.
Mùa mưa: Do nằm trong khu vưc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên sự
phân phối theo mùa của mưa cũng tương tự như nhịêt độ khơng khí. Lượng

mưa trong năm phân theo 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến
tháng X, lượng mưa chiếm từ 80 đến 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ
tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau, tổng lượng mưa chỉ chiếm từ 1520% lượng mưa cả năm (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình các tháng tỉnh Hải Dương (mm)
Năm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Tổng

2001

20,1

26,1

129,9

73,9

123,3

392

294,2

334,4

130

98,5

34

17,3

1673,7


2002

30,1

12,6

7,6

34,9

213,9

257

213,9

211,3

210,9

113,6

54,9

37,3

1398

2003


36,6

40,2

10,2

62,2

150,3

231,6

300,5

350,6

167,9

37,3

0

7,4

1394,8

2004

44,8


22,1

36,3

139,3

130,3

210,2

243,6

205,8

56,2

0

27,7

11,1

1127,4

2005

15,4

32,4


54,7

89,7

64,4

181,9

412

345,1

307

37,5

91,7

44,3

1676,1

2006

1,5

21,7

20,8


29,9

163,3

199,6

218,4

356,6

225,7

29,9

110,1

9,7

1387,2

2007

8,8

35,3

56,8

100,7


76,6

153,9

198,7

234,9

94

40,3

9

10,3

1019,3

2008

30,5

34,2

43,4

38,2

347,5


265

273,1

356,8

194,7

441,8

290,9

11,3

2327,4

2009

6,8

12,7

49,2

132,1

313,7

157,7


333,7

142,9

94,4

127

3

2,9

1376,1

2010

62,6

3,2

17

37,1

152,5

199

412,3


345,4

305,6

40,4

6,1

28,5

1609,7

TB

25,72

24,05

42,59

73,8

173,58

224,79

290,04

288,38


178,64

96,63

62,74

18,01

1498,97

Nguồn:[29]
Bảng 1.2. Lượng bốc hơi trung bình các tháng tỉnh Hải Dương (mm)
Năm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Tổng

2001

58,1

42,1

58,3

53,6

91,8

73,8

76,4

69,7

77,7


71,7

81,5

59,9

814,6

2002

55,3

42

66,1

77,5

86,6

72,9

76,5

75,2

79,5

77,4


67,7

50,3

827

2003

60,6

54

76,6

84,5

89,2

102,6

95,5

71,8

74,8

97,4

101,1


85,8

993,9

2004

60,2

52

63,6

58,6

81,7

106,7

82

79,1

80,1

134,3

96,2

88,5


983

2005

55,5

45,7

56,3

60,1

111

112

110,8

75,1

92,6

94,8

62

74,5

950,4



-22Năm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Tổng

2006


64,2

36,6

42,5

78,7

98,6

99,6

89,2

57,5

94,5

84,4

85,3

56,6

887,7

2007

63


61

42

73

103

106

104

81

80

80

88

55

936

2008

50

50


60

56

81

80

86

77

73

75

68

62

818

2009

63

49

52


61

78

110

83

98

101

82

97

74

948

2010

53

63

75

61


93

110

93

62

75

94

77

62

918

TB

58,29

49,54

59,24

66,4

91,39


97,36

89,64

74,64

82,82

89,1

82,38

66,86

907,66

Nguồn:[29]

Hình 1.2. Đặc trưng lượng mưa, bốc hơi trung bình tỉnh Hải Dương (năm 2001-2010)

1.4. Đặc điểm thủy văn

Tỉnh Hải Dương có mạng lưới sơng ngịi khá dày và trải đều trên phạm
vi tồn tỉnh. Các dịng sơng chính thuộc hệ thống sơng Thái Bình (vùng hạ
lưu) chảy qua địa phận Hải Dương dài 63km và phân thành 3 nhánh: sơng
Kinh Thầy, sơng Gùa và sơng Mía. Nhánh chính Kinh Thầy lại phân tiếp
thành 3 nhánh khác là Kinh Thầy, Kinh Mơn và sơng Rạng. Sơng Thái Bình
thơng với sơng Hồng qua sông Đuống và sông Luộc. Các sông này có những
đặc điểm chính như sau:

1.4.1. Sơng Hồng

Chảy qua phía Tây của tỉnh trên chiều dài khoảng 40 km. Lòng sông
rộng 400 - 800 m, mùa lũ lên đến 1000m. Mực nước mùa khô từ 2 - 4m, mùa
mưa từ 5 - 8 m, cao nhất đạt 14m. Lưu lượng trung bình mùa mưa biến đổi từ


-23-

2000 - 6000m3/s, lớn nhất đạt 22.200m3/s, nhỏ nhất 400m3/s. Nước quanh
năm đục, hàm lượng bùn sét từ 100 - 1800g/m3. Độ tổng khống hóa của
nước M = 0,122g/l, loại hình hóa học của nước là Bicacbonat Canxi, HCO3 Ca.
1.4.2. Sơng Thái Bình

Chảy qua vùng Nam Sách lịng sơng rộng 300 - 400 m, sâu 5 - 10 m,
mực nước trung bình 1,98 m, QTB - 1405 m3/s.
1.4.3. Sơng Luộc

Chảy qua phía Nam của tỉnh, sơng Luộc là một chi lưu của sơng Hồng,
nó chuyển khoảng 8 - 10 % dịng chảy của sơng Hồng.
1.4.4. Sơng Kinh Thầy

Là một nhánh của hệ thống sơng Thái Bình và tiêu thụ 51% tổng lưu
lượng nước. Sông này lại chia thành các sông nhánh đều chảy qua Hải
Dương, đó là sơng Rạng chuyển 9,5 - 11% lượng nước của hệ thống sơng
Thái Bình, sông kinh Môn 22 - 24%, và sông Kinh Thầy từ 17 - 18%.
Ngồi các sơng lớn đã nêu, Hải Dương cịn có diện tích hồ, ao, đầm khá
lớn như hồ Bến Tắm (35ha), hồ Tiên Sơn (50ha), hồ Mật Sơn (30ha), hồ Bình
Giang (45ha)… Những hồ, đầm này khơng chỉ cung cấp nước cho sản xuất và
đời sống, nguồn thuỷ sản lớn của tỉnh mà còn làm nên những cảnh quan xung

quanh đẹp là những điểm du lịch, vui chơi giải trí nhiều triển vọng.
1.5. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội

1.5.1. Dân cư

Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số toàn tỉnh Hải Dương là
1.712.841 người, trong đó số dân tại các thị trấn, thị tứ là 374.591 người, tại
nông thôn 1.338.250 người; mật độ trung bình 1035 người/km2. Tỷ lệ tăng
bình quân 0,53%. Hải Dương cũng là tỉnh có dân số trẻ, với số dân trong độ
tuổi lao động chiếm 55%. Cùng với sự phát triển nhanh của kết cấu hạ tầng đô


-24-

thị, dân số khu vực đô thị hiện tại tăng gấp đơi so với năm 1996 và dự kiến
cịn tăng nhanh trong các năm tiếp theo.
1.5.2. Kinh tế

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, tăng trưởng kinh tế của Hải Dương ln
duy trì ở mức cao, mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1996 – 2004
đạt 9,85%, giai đoạn 2001 – 2004 đạt 10,57%, cao hơn mức bình quân cả
nước.
Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện
cho người dân phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu đúng hướng đã góp phần xố đói, giảm nghèo, đời sống
của đại bộ phận người dân không ngừng được nâng cao. Hải Dương hiện
đang đứng thứ tư trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cả về
tổng GDP và GDP bình quân đầu người. Điều này cũng thể hiện vị thế hiện
tại của tỉnh chưa tương xứng với tiểm năng và yêu cầu phát triển đối với một

tỉnh đang ở vị trí cầu nối với vùng phát triển của cả nước.
Năm 2008, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 10,5%; Giá trị sản
xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,9%; Giá trị sản xuất công nghiệp,
xây dựng tăng 13 %. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%.
Giá trị hàng hoá xuất khẩu ước đạt 420 triệu USD, tăng 73,6% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu tăng do các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (tăng 85,7%). Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 440 triệu USD, tăng
47,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 khu cơng nghiệp với tổng diện
tích 2.719 ha. Với chính sách thơng thống, ưu đãi các nhà đầu tư trong và
ngồi nước, với lợi thế vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư
vào khu công nghiệp.


×