z
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
HỒ NGUYỄN THỦY TIÊN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh- Năm 2011
HỒ NGUYỄN THỦY TIÊN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU
TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S. TRẦN HOÀNG NGÂN
TP. Hồ Chí Minh- Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, dưới
sự hướng dẫn khoa học của T.S. Trần Hoàng Ngân. Các số liệu và kết quả nêu trong
luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tác giả luận văn
Hồ Nguyễn Thủy Tiên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU
TƯ CHỨNG KHOÁN.....................................................................................................3
1.1.Tổng quan về TTCK..............................................................................................3
1.1.1.Khái niệm........................................................................................................3
1.1.2.Phân loại TTCK..............................................................................................3
1.1.3.Vai trò của TTCK:..........................................................................................4
1.1.3.1.Huy động vốn cho nền kinh tế: ................................................................4
1.1.3.2.Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:........................................4
1.1.3.3.Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: ..........................................4
1.1.3.4.Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp...............................5
1.1.3.5.Tạo môi trường cho chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. ......5
1.1.4.Nguyên tắc hoạt động của thị trường.............................................................5
1.1.4.1.Nguyên tắc đấu giá:..................................................................................5
1.1.4.2.Nguyên tắc công bằng:.............................................................................5
1.1.4.3.Nguyên tắc công khai:..............................................................................5
1.1.4.4.Nguyên tắc trung gian:.............................................................................5
1.1.4.5.Nguyên tắc tập trung: ..............................................................................5
1.1.5. Các chủ thể tham gia TTCK..........................................................................6
1.1.5.1.Nhà phát hành:.........................................................................................6
1.1.5.2.Nhà đầu tư................................................................................................6
1.1.5.3.Các tổ chức kinh doanh trên TTCK:.......................................................6
1.1.5.4.Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán...........................6
1.2.Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán............................................................7
1.2.1.Khái niệm........................................................................................................7
1.2.2.Sự cần thiết hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán..................................7
1.2.3.Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán .....................................................7
1.2.3.1.Rủi ro hệ thống.........................................................................................7
1.2.3.2.Rủi ro không hệ thống..............................................................................9
1.3.Bài học kinh nghiệm. ...........................................................................................10
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................12
THỰC TRẠNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN...................12
2.1.Tổng quan về TTCK Việt Nam...........................................................................12
2.1.1.Khái quát chung về TTCK Việt Nam...........................................................12
2.1.2. Thực trạng hoạt động của SGDCK TPHCM thời gian qua.......................27
2.1.2.1. Quy mô niêm yết....................................................................................27
2.1.2.2.Giá trị vốn hóa thị trường......................................................................28
2.1.2.3.Quy mô giao dịch....................................................................................30
2.1.2.4.Chỉ số giá chứng khoán..........................................................................31
2.1.3. Thực trạng hoạt động của SGDCK Hà Nội thời gian qua..........................34
2.1.3.1.Quy mô niêm yết.....................................................................................35
2.1.3.2. Giá trị vốn hóa thị trường.....................................................................36
2.1.3.3.Quy mô giao dịch....................................................................................37
2.1.3.4. Chỉ số giá chứng khoán.........................................................................38
2.1.4. Đánh giá TTCKVN sau 10 năm hoạt động .................................................40
2.1.4.1. Những thành tựu...................................................................................40
2.1.4.2. Những vấn đề còn tồn tại ......................................................................42
2.2.Rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN.....................................................................44
2.2.1. Nguyên nhân rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN.......................................44
2.2.2. Các rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN.......................................................45
2.2.2.1. Rủi ro hệ thống......................................................................................45
2.2.2.2. Rủi ro không hệ thống -Rủi ro từ tổ chức phát hành...........................56
2.2.3. Các rủi ro khác.............................................................................................58
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN
HIỆN NAY.....................................................................................................................60
3.1. Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán. ............................60
3.1.1. Đối với Công ty niêm yết: ............................................................................60
3.1.2. Đối với các công ty chứng khoán.................................................................65
3.1.3. Đối với nhà đầu tư........................................................................................66
3.2. Kiến nghị đối với cơ quan QLNN, UBCKNN và các cơ quan chức năng.........70
3.2.1. Đối với cơ quan QLNN ................................................................................70
3.2.2. Đối với UBCKNN.........................................................................................70
3.2.3. Đối với các cơ quan chức năng ....................................................................71
KẾT LUẬN....................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................74
Phụ lục 1 ........................................................................................................................77
DANH SÁCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT SGDCK TPHCM ( 2000- 2011).....................77
Phụ lục 2 ........................................................................................................................87
DANH SÁCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT SGDCK HÀ NỘI (2005- 2011).....................87
Phụ lục 3 ......................................................................................................................102
Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán ........................................................................102
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
CSTK: Chính sách tài khóa
CSTT: Chính sách tiền tệ
CTCK: Công ty chứng khoán
CTCP: Công ty cổ phần
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
EPS: Thu nhập trên cổ phần
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HĐQT: Hội đồng quản trị
HN-Index: Chỉ số giá cổ phiếu tại SGDCK Hà Nội
LSCK: Lãi suất chiết khấu
P/E: Chỉ số giá trên thu nhập
OTC: Thị trường chứng khoán phi tập trung
NĐT: Nhà đầu tư
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
QLNN: Quản lý nhà nước
QTDN: Quản trị doanh nghiệp
SCIC: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
SGDCKHN- HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
SGDCK TPHCM: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK: Thị trường chứng khoán
TTCKVN: Thị trường chứng khoán Việt Nam
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTLKCK: Trung tâm lưu ký chứng khoán
UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước
UPCoM:Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết
VN-Index: Chỉ số giá cổ phiếu tại SGDCK TPHCM
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BảNG 2.1 QUY MÔ NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM ....................................................................... 27
BảNG 2.2: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN NHẤT TẠI SGDCK TPHCM
........................................................................................................................................................ 29
BảNG 2.3: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK TPHCM QUA CÁC NĂM ....................................... 30
BảNG 2.4: QUY MÔ NIÊM YẾT TẠI SGDCK HÀ NỘI ...................................................................... 35
BảNG 2.5: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN NHẤT TẠI SGDCKHN........ 36
BảNG 2.6: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK HÀ NỘI QUA CÁC NĂM........................................ 37
BảNG 2.7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA 10 DN CÓ GTVH LỚN NHẤT TTCKVN.......... 57
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
BIểU Đồ 2.1: SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM QUA CÁC NĂM.............. 28
BIểU Đồ 2.2: VN-INDEX QUA CÁC NĂM ( 2002-2011)...................................................................... 31
BIểU Đồ 2.3:DIỄN BIẾN CỦA VN-INDEX TRONG NĂM 2011.......................................................... 34
BIểU Đồ 2.4: SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI SGDCKHN QUA CÁC NĂM....................... 35
BIểU Đồ 2.5: HNX-INDEX QUA CÁC NĂM 2007-2011....................................................................... 38
BIểU Đồ 2.6: DIỄN BIẾN CỦA HNX-INDEX TRONG NĂM 2011...................................................... 39
BIểU Đồ 2.7: CÁC LÃI SUẤT CỦA NHNN........................................................................................... 52
BIểU Đồ 2.8: CÁC LÃI SUẤT CỦA NHNN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 ............................................. 53
BIểU Đồ 2.9: LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN 2010 .......................................................... 54
BIểU Đồ 2.10: DIỄN BIẾN CỦA VN-INDEX QUA 4 GIAI ĐOẠN LẠM PHÁT................................. 54
BIểU Đồ 2.11: TỶ SỐ P/E,P/B CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI................ 58
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán ảm đạm trong suốt thời gian qua với thanh khoản
rất thấp và nhà đầu tư không sẵn sàng mua vào, bất chấp hàng loạt cổ phiếu đã giảm
khá mạnh. Thanh khoản thấp phản ánh dòng tiền đang vào thị trường với mức độ
yếu. Không thể quy kết cho sự suy giảm của lượng vốn sẵn có vì lịch sử cho thấy kể
cả thời điểm thắt chặt tiền tệ, dòng vốn không sử dụng đòn bẩy cũng vẫn đủ để tạo
một mức thanh khoản tốt hơn hiện tại. Nguyên nhân chính vẫn là mức độ ngại rủi ro
quá cao khiến nhà đầu tư nghiêng về trạng thái tiền mặt lớn, chấp nhận đứng ngoài
thị trường, bỏ qua các cơ hội ngắn hạn để chờ đợi một sự cải thiện rõ ràng hơn của
tình trạng vĩ mô. Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam đầy rủi ro. Do đó,
điều thực sự cấp thiết là cần phải có giải pháp hạn chể rủi ro trong đầu tư chứng
khoán.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu là phân tích các rủi ro tác động đến hoạt động kinh doanh chứng
khoán của các nhà đầu tư nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư
chứng khoán.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các rủi ro trong đầu tư chứng khoán đối với các nhà đầu tư cá nhân và tổ
chức trên thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam.
Số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2011.
4.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ,thống kê mô tả.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn nêu ra các nội dung về:
-Lý luận cơ bản và rủi ro trong đầu tư trên TTCK.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
2
-Tổng quan về tình hình TTCKVN, các rủi ro mà các nhà đầu tư gặp phải
trên TTCKVN.
-Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán trên TTCKVN.
6.Kết cấu luận văn :
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận về TTCK và rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Chương 2: Thực trạng và các rủi ro trong đầu tư trên TTCK Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCK Việt
Nam.
Kết luận
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO
TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1.Tổng quan về TTCK
1.1.1.Khái niệm.
Trong nền kinh tế hiện đại, TTCK được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt
động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn, được tiến hành ở thị trường
sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và
ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát
hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao
đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm
giữ chứng khoán.
1.1.2.Phân loại TTCK.
Căn cứ vào tính chất pháp lý: TTCK bao gồm 2 loại:
-Thị trường tập trung ( Thị trường chính thức): là nơi mua bán
các loại chứng khoán đã được niêm yết hay được biệt lệ, có địa điểm
và thời gian biểu giao dịch rõ rệt, giá cả xác định theo thể thức đấu
giá công khai, hoặc khớp lệnh có sự kiểm soát của hội đồng chứng
khoán, được thể hiện chủ yếu bằng các SGDCK.
-Thị trường phi tập trung ( OTC- Over the counter markets): là
thị trường mua bán chứng khoán qua quầy của các CTCK thông qua
hình thức thương lượng với NĐT trực tiếp, qua hệ thống điện thoại,
hoặc qua hệ thống máy tính và chịu sự quản lý của UBCKNN và hiệp
hội chứng khoán.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
4
Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán: TTCK bao gồm:
-Thị trường sơ cấp ( Primary markets): là thị trường mua bán
lần đầu những chứng khoán mới phát hành, kéo theo sự tăng thêm
quy mô vốn đầu tư, là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
-Thị trường thứ cấp ( secondary markets):là thị trường mua đi
bán lại các chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp.
Căn cứ theo đối tượng giao dịch: TTCK bao gồm:
-Thị trường cổ phiếu (Stock market): là thị trường mà đối
tượng giao dịch là các loại cổ phiếu của các CTCP và là bộ phận cơ
bản, giữ vị trí quan trọng nhất của hệ thống TTCK.
-Thị trường trái phiếu (Bond Market): còn gọi là thị trường nợ,
là nơi giao dịch các loại trái phiếu.
-Thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư (Fund Certificate Market/
Fund Stock Market): là nơi giao dịch các loại chứng chỉ quỹ.
-Thị trường chứng khoán phái sinh (Derivatives Market): là
nơi giao dịch các loại chứng khoán phái sinh như quyền mua cổ phần,
chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,….
1.1.3.Vai trò của TTCK:
1.1.3.1.Huy động vốn cho nền kinh tế:
Thông qua TTCK, chính phủ, chính quyền địa phương cũng như các công ty
huy động được nguồn vốn từ tiền nhàn rỗi của công chúng qua việc công chúng
mua chứng khoán do các đơn vị phát hành.
1.1.3.2.Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
TTCK cung cấp một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn
phong phú và góp phần làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
1.1.3.3.Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:
Thông qua TTCK, NĐT có thể chuyển đổi chứng khoán sở hữu thành tiền
mặt hoặc các loại chứng khoán khác. Như vậy, TTCK hoạt động càng hiệu quả và
năng động thì tính thanh khoản của chứng khoán càng cao.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
5
1.1.3.4.Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Thông qua giá chứng khoán , hoạt động của các doanh nghiệp được phản
ánh tổng hợp, chính xác, giúp việc so sánh, đánh giá hoạt động của các doanh
nghiệp nhanh chóng, thuận lợi, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.3.5.Tạo môi trường cho chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Thông qua TTCK, chứng phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo
nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát….Thêm vào đó, chính
phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm
định hướng đầu tư đảm bảo nền kinh tế phát triển cân đối và bền vững.
1.1.4.Nguyên tắc hoạt động của thị trường.
1.1.4.1.Nguyên tắc đấu giá:
Giá hình thành qua đấu giá, không có sự áp đặt về giá.
1.1.4.2.Nguyên tắc công bằng:
Được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin, trong việc gánh chịu các hình
thức xử phạt nếu vi phạm quy định, nhằm đảm bảo lợi ích cho những ai tham gia thị
trường này.
1.1.4.3.Nguyên tắc công khai:
Công khai hoạt động của công ty niêm yết chứng khoán, tình hình giao dịch
trên thị trường, thông tin phải đủ, chính xác, kịp thời và bình đẳng.
1.1.4.4.Nguyên tắc trung gian:
Thông qua người môi giới và nhà buôn chứng khoán.
1.1.4.5.Nguyên tắc tập trung:
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên SGDCK và thị trường OTC, có
sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
6
1.1.5. Các chủ thể tham gia TTCK.
1.1.5.1.Nhà phát hành:
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK,là
người cung cấp các chứng khoán, bao gồm: Chính phủ và chính quyền địa phương,
các công ty, các tổ chức tài chính.
1.1.5.2.Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK, bao
gồm: các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư tổ chức
1.1.5.3.Các tổ chức kinh doanh trên TTCK:
Bao gồm:
Công ty chứng khoán: là tổ chức với tư cách pháp nhân kinh doanh chứng
khoán, thực hiện một hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát
hành, tư vấn đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận.
Công ty quản lý quỹ đầu tư: là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung
cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán.
Các trung gian tài chính
1.1.5.4.Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
Cơ quan quản lý Nhà nước: là nhân tố quan trọng đảm bảo thị trường hoạt
động trật tự, công bằng, đúng pháp luật.
SGDCK: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được niêm yết, nhiệm vụ là tổ
chức các vận hành thị trường thông qua các bộ phận chức năng như quản lý niêm
yết, quản lý giao dịch, quản lý công bố thông tin, thanh tra giám sát,…trên cơ sở
các văn bản pháp luật của nhà nước và các quy định của sở.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: là tổ chức của các công ty chứng
khoán và một số thành viên hoạt động trong ngành chứng khoán được thành lập với
mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành
chứng khoán nói chung.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
7
Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu trữ,
bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng và thay mặt khách hàng thực
hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán như quyền nhận cổ tức, quyền
tham gia đại hội cổ đông,…và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ các giao
dịch mua bán chứng khoán.
Các tổ chức tài trợ chứng khoán: là tổ chức được thành lập với mục đích
khuyến khích mở rộng và tăng trưởng TTCK thông qua các hoạt động cho vay bảo
lãnh, cho vay để mua cổ phiếu, cho vay chứng khoán cho các giao dịch chênh
lệch,….
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là tổ chức chuyên thực hiện việc đánh giá
về tình hình hiện tại và triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp dưới dạng hệ số
tín nhiệm.
1.2.Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
1.2.1.Khái niệm
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được định nghĩa là sự dao động của lợi
nhuận. Dao động càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại.
1.2.2.Sự cần thiết hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận cao đồng thời rủi
ro cũng rất lớn. Vì vậy, thật quan trọng khi phân tích, tìm hiểu rủi ro để hạn chế khả
năng thua lỗ và xây dựng chiến lược đầu tư an toàn.
1.2.3.Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán
1.2.3.1.Rủi ro hệ thống.
Rủi ro hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm
soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng
khoán.
Rủi ro hệ thống có thể chia nhỏ thành những loại rủi ro như sau:
1.2.3.1.1. Rủi ro thị trường
Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu thường
chủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư gọi là rủi ro thị trường.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
8
Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với
những sự kiện hữu hình về kinh tế, chính trị, xã hội hay các sự kiện vô hình do yếu
tố tâm lý của thị trường.
1.2.3.1.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng biến động của lợi nhuận do những thay đổi của lãi
suất trên thị trường. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường
và số tiền thu nhập trong tương lai. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên
xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời
kỳ vọng của các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty hay nói cách khác chi phí vay
vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay
vốn của các loại chứng khoán có rủi ro.
Lãi suất của trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, là mức phí vay
vốn không rủi ro. Nó cũng thay đổi theo cung cầu trên thị trường. Sự tăng lên của
lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, tạo hệ quả trực tiếp là giá cả
của các loại chứng khoán khác giảm xuống và ngược lại. Ngoài ra, lãi suất chuẩn
còn có ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu thường. Đó là, lãi suất chuẩn tăng hay
giảm sẽ làm cho các giao dịch ký quỹ kém hấp dẫn đi hay hấp dẫn hơn và khi lãi
suất tăng, các công ty vay nợ nhiều sẽ phải trích từ thu nhập nhiều hơn để trả lãi,
dẫn đến sự sút giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu. Ngược lại, nó lại mang đến
thu nhập cao hơn cho những công ty cho vay và làm cho cổ tức và giá cổ phiếu của
các công ty này tăng.
1.2.3.1.3. Rủi ro sức mua
Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được, là tác động
của lạm phát đối với khoản đầu tư. Nếu khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay,
khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ
trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu
tư đã bị mất một phần sức mua.
Rủi ro sức mua thường đi kèm với sự thay đổi giá hàng hoá, dịch vụ .Thức
đo thông dụng nhất sử dụng để xác định mức thay đổi giá cả hàng hoá, dịch vụ là
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
9
chỉ số giá hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự thay đổi sức mua cũng ảnh hưởng đến
giá của tất cả các loại chứng khoán. Nếu chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng thì mức thu
nhập đối với chứng khoán cũng đòi hỏi phải tăng lên. Điều đó sẽ tác động đến giá
của các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu công ty.
1.2.3.2.Rủi ro không hệ thống
Rủi ro không hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra như thị
hiếu tiêu dùng, đình công, năng lực quản trị, biến động về lực lượng lao động,…, có
thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một ngành hay tới một công ty hoặc một số
chứng khoán. Rủi ro hệ không hệ thống bao gồm: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
chính.
1.2.3.2.1.Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là do tình trạng hoạt động của công ty, khi có những thay
đổi trong tình trạng này công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức. Mức độ
thay đổi so với xu hướng dự kiến được coi là rủi ro kinh doanh.
Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: Bên ngoài và nội tại.
Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty.
Trong phạm vi rộng hơn, rủi ro kinh doanh bên ngoài là những trường hợp xảy ra
nằm ngoài sự kiểm soát của công ty và làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của
công ty.
1.2.3.2.2.Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động của mình.
Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của một
công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty
những nghĩa vụ trả lãi. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà
các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không
vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính.
Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếu
thường. Cụ thể là, việc sử dụng hệ số đòn bẩy tỷ lệ vay nợ có 3 hệ quả quan trọng
đối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, đó là làm tăng mức biến động trong
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
10
thu nhập của họ, ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập, và làm tăng rủi ro của
họ.
1.3.Bài học kinh nghiệm.
NĐT phải có những phân tích thời điểm thích hợp mua bán cổ phiếu từ các
dấu hiệu như có sự thay đổi lớn trong ban quản trị công ty; công ty đột nhiên cắt
giảm cổ tức hoặc bị sụt giảm về thu nhập; khi cảm thấy thị giá cổ phiếu đã vượt qua
giá trị nội tại; hoặc khi không hài lòng về danh mục đầu tư hiện tại,….
NĐT cần phải thực hiện việc phân tích cổ phiếu một cách nghiêm túc và tự
chủ, quyết đoán trong những quyết định đầu tư. NĐT nên mua những cổ phiếu tốt
trên cơ sở phân tích mức giá phù hợp và quyết đoán bán nếu cổ phiếu mất giá, đánh
giá cổ phiếu dựa trên giá trị thực, xem xét cổ phiếu nào giữ lại, cổ phiếu nào bán đi.
Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Việt Nam đã trưởng thành và học
được nhiều bài học kinh nghiệm trong đầu tư trên TTCKVN. Bắt đầu từ năm 2006,
khi mà TTCKVN bùng nổ, nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng
khoán. Năm 2007, các NĐT đã học được bài học thất bại đầu tiên khi thị trường
giảm điểm mạnh bởi sự ra đời chỉ thị 03 của NHNN quy định hạn chế tỷ lệ ngân
hàng cho vay và đầu tư trên TTCK. Năm 2008, do khủng hoảng tài chính , nhiều
NĐT thua lỗ, rời bỏ thị trường và rút ra nhiều bài học lớn. Năm 2009, cùng với sự
hồi sinh của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, thị trường tăng điểm, các NĐT
yêu cầu mức đòn bảy cao hơn và đổ tiền vào thị trường. Khi mức đòn bảy đã quá
cao, thị trường điều chỉnh, các NĐT thua lỗ nhanh hơn. Năm 2010, các nguồn tiền
đổ vào chứng khoán không nhiều. Với một sự hạn chế về dòng tiền và số lượng lớn
cổ phiếu niêm yết, nhiều NĐT thiếu kinh nghiệm dẫn đến thua lỗ. Tóm lại, NĐT
nên tự mình rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm cần thiết để tránh khỏi
những sai lầm không đáng có.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
11
Kết luận chương 1:
Chương 1 đã trình bày những kiến thức cơ bản về TTCK và các rủi ro trong
đầu tư trên TTCK; trình bày các khái niệm về TTCK, rủi ro chứng khoán, các phân
loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Từ đó, để cho thấy việc hạn chế những rủi ro
trong đầu tư chứng khoán thực sự có một ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh đó,
chương 1 cũng đã đưa ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn đối với các NĐT,
giúp nhà đầu tư có thêm kinh nghiệm hạn chế rủi ro.
Tóm lại, trên đây là cơ sở lý luận về TTCK và rủi ro trong đầu tư chứng
khoán. Chương 2 sẽ trình bày về thực trạng và các rủi ro trong đầu tư trên
TTCKVN.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN
2.1.Tổng quan về TTCK Việt Nam
2.1.1.Khái quát chung về TTCK Việt Nam
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, năm 1992 các tổ nghiên cứu thuộc bộ tài
chính và NHNN Việt Nam đã triển khai nghiên cứu đề án hình thành và phát triển
thị trường vốn ở Việt Nam. Ngày 28/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số
75/CP thành lập UBCKNN, là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý các hoạt động về
chứng khoán và TTCK ở Việt Nam; chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4/1997.
Ngày 11/7/1998, Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và
TTCK và quyết định số 127/1998/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về việc thành
lập hai TTGDCK ở Hà Nội và TPHCM được ban hành.
Vào ngày 20/7/2000 TTGDCK TPHCM được đưa vào vận hành đánh dấu sự
ra đời của TTCKVN và phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào ngày
28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có hai doanh nghiệp niêm yết hai loại cổ
phiếu REE và SAM với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được
niêm yết giao dịch.
Từ năm 2000 đến 2005, TTCKVN không sôi động, loại trừ cơn sốt năm
2001 với chỉ số VN-Index đạt 571,04 điểm (25/4/2001). Nhưng từ tháng 6 đến
tháng 10/2001, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, VN-Index sụt
xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001 khiến nhiều NĐT tháo chạy
khỏi thị trường.
Ngày 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Lúc này, tỷ lệ
nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49%, trừ lĩnh vực ngân
hàng.
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự
quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa
tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
13
Theo thống kê của UBCKNN, đến hết năm 2005, tổng giá trị TTCK Việt
Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng GDP, trong đó cổ phiếu 4.500 tỷ
đồng, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ,
trái phiếu chính quyền địa phương và thu hút 28.300 tài khoản giao dịch.
Năm 2006, TTCKVN thực sự đột phá với hoạt động giao dịch sôi động tại cả
3 sàn: SGDCK TPHCM, SGDCKHN và thị trường OTC. Từ đầu đến giữa năm, thị
trường tăng trưởng tới 60%, có khối lượng vốn hóa tăng gấp 15 lần trong vòng 1
năm, vì vậy ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu mang tâm lý đám
đông, vì thế TTCK rơi vào tình trạng nóng và hiện tượng bong bóng. Mức vốn hóa
của TTCK Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12/2006 đạt 18,8 tỷ USD, chiếm
22,7% GDP. Đặc biệt, số lượng các NĐT mới tham gia thị trường ngày càng đông,
tính đến cuối tháng 12/2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được
mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Giá trị cố phiếu do các
nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn
hóa của toàn thị trường. Kỷ lục mới của chỉ số VN- Index được xác lập ở mốc
809,86 điểm, tăng 146% và HNX- Index là 260 điểm, tương ứng tăng 170% so với
đầu năm.
Năm 2007, TTCK Việt Nam thực sự bùng nổ. Luật chứng khoán có hiệu lực
từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả
năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các
tổ chức niêm yết được tăng cường. Nhìn chung diễn biến thị trường và giá cả chứng
khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, chỉ số của cả 3 sàn giao dịch
đều có biên độ dao động mạnh.
Trong 3 tháng đầu năm 2007, thị trường có những đợt sóng cao, trong đó chỉ
số VN–Index đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm và HNX- Index là 459,36 điểm. Thị
trường đã đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất, tăng 126% chỉ trong vòng 3
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
14
tháng. Nhờ sự tăng trưởng về giá của các cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa của thị
trường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng, chiếm 4/5 tỷ trọng so
với tổng giá trị vốn hóa 492.900 tỷ đồng của cả năm 2007. Nhưng điều quan trọng
góp phần gia tăng giá trị vốn hóa của thị trường không phải do số lượng chứng
khoán niêm yết gia tăng mà do yếu tố giá cả cổ phiếu tăng mạnh.
Trong thời điểm này, giá đồng loạt các cổ phiếu blue-chip, penny, mới niêm
yết,… tăng trưởng mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giá
giao dịch đầu năm. Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong thời
gian này đó là sức cầu trên thị trường tăng đột biến khiến giá trị giao dịch trung
bình mỗi phiên giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tại SGDCK TPHCM, bình
quân mỗi phiên giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, SGDCKHN thì đạt được 300 tỷ
đồng.
Từ tháng 4 đến đầu tháng 9/2007, TTCK đã có một đợt điều chỉnh rõ rệt
trong một khoảng thời gian dài vì lo sợ về một thị trường bong bóng. Các cơ quan
quản lý nhà nước cũng như chính phủ đã can thiệp để giảm nhiệt thị trường bằng
các biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiểm chế
sự tăng trưởng quá nóng của thị trường. Vì vậy cả SGDCKTPHCM và SGDCKHN,
tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. Vào ngày 24/04/2007,
VN- Index đã rơi xuống mức 905,53 điểm, giảm tới 22,6%, còn HNX- In dex về
mốc 321,44 điểm, giảm 30% so với mức đỉnh. Thị trường đã mất điểm quá nhanh
chỉ trong một thời gian ngắn khiến giá giao dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức
giá thiết lập vào đầu năm.
Trong thời gian này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào giai đoạn cuối
tháng 5/2007 khi VN-Index quay trở về mốc 1.107,52 điểm vào ngày 23/05/2007.
Nhưng do tác động tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trường trước
đó như Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập cá nhân,… thị trường nhanh chóng trở lại
trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh khiến VN-Index xác lập mức đáy
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
15
883,9 điểm vào ngày 06/08/2007 và 247,37 điểm của HNX –Index vào ngày
23/08/2007.
Đầu tháng 8/2007, thị trường xuống sâu nhất, SGDCK TPHCM có những
phiên giao dịch chỉ có hơn 3.000.000 cổ phiếu được khớp lệnh , còn SGDCKHN
cũng chỉ có vẻn vẹn 600.000 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công. Các nhà
đầu tư nước ngoài cũng thờ ơ khi lượng giao dịch của khối này trên cả 2 sàn giao
dịch đều sụt giảm mạnh. Giá trị giao dịch bình quân của khối nhà đầu tư nước ngoài
trong giai đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạn
đầu năm.
Thị trường bắt đầu phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian đầu tháng 9
đến cuối 10/2007. Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng,
đặc biệt là các mã cổ phiếu blue-chip, tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ
mạnh để đưa các cổ phiếu trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3/2007. Trong
giai đoạn này, VN-Index đã có những phiên giao dịch vượt lên ngưỡng 1.100 điểm ,
đó là 1.106,6 điểm vào ngày 31/10/2007, còn HNX-Index cũng gần chạm trở lại
ngưỡng 400 điểm , đó là 393,59 điểm vào ngày 01/10/2007.
Đà tăng giá của các cổ phiếu trong giai đoạn này thể hiện rõ nét nhất ở nhóm
các cổ phiếu blue-chip tại SGDCK TPHCM và nhóm cổ phiếu Sông Đà tại
SGDCKHN. Lượng giao dịch bình quân phiên tại SGDCK TPHCM luôn ở trên
mức 10 triệu cổ phiếu và đạt kỷ lục 19,047 triệu cổ phiếu vào ngày 01/10/2008.
Còn SGDCKHN cũng đạt lượng giao dịch bằng ½ SGDCK TPHCM với trung bình
phiên có 5 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. Tuy nhiên sự phục hồi này không
duy trì lâu, và đã có dấu hiệu suy giảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm. Chính điều này
đã dẫn tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn, trong khi nguồn cầu có xu hướng cạn
kiệt, thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng. Tương quan cung cầu mất cân bằng khiến
thị trường ngày càng xuống thấp cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
16
dịch. VN-Index giảm xuống dưới ngưỡng 1000 điểm và xoay quanh mốc 900 điểm,
với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế.
Tính từ đầu năm 2007 đến ngày 28/12/2007 , SGDCK TPHCM đã thực hiện
được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán
tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2
lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên
giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ
đồng. SGDCKHN đã thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối
lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng
giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và
15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh
khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/ phiên trong khi năm 2006
chỉ đạt 19 tỷ đồng/ phiên.
Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc
Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn,
kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phiếu Nhà nước trong các doanh nghiệp đã
cổ phần hóa, chưa kể hàng loạt ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp…
phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường
chứng khoán có nguy cơ thừa hàng.
Từ 1/2008 đến 6/2008, thị trường giảm mạnh do tác động của tình hình kinh
tế vĩ mô. Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07 và như thế VN- Index đã mất đi gần
60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế
giới.
Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu
xuất phát từ nội tại nền kinh tế, đặc biệt là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt
tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân
hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
17
Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều
hành bắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ đó là UBCKNN thu hẹp
biên độ giao dịch, tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ,….
Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn,
và thị trường tiếp tục sụt giảm, giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý
các nhà đầu tư. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên VN-
Index giảm điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm điểm liên tiếp từ
giữa tháng 4 đến đầu tháng 6/2008. Sau 103 phiên giao dịch, VN-Index giảm mất
550,52 điểm, tương đương 59,77%. Bình quân trong mỗi phiên, toàn thị trường có
8,02 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, tương đương khoảng
482 tỷ đồng. Trong đợt suy giảm này, nhóm cổ phiếu chịu tác động nhiều nhất là
nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, công nghệ và công nghiệp, chủ yếu là các công
ty bất động sản. Như vậy, năm 2008, UBCKNN phải can thiệp vào thị trường bằng
các biện pháp mạnh tay nhất, đã 4 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn
chứng khoán. Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm
mạnh của các chỉ số chứng khoán.
Từ 6/2008 đến 9/2008, thị trường đã phục hồi trong ngắn hạn. Nhờ vai trò
dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM… và đặc biệt là SSI
với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được những
phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này. VN-Index và HNX-Index liên tiếp vượt
qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có được những chuỗi tăng
điểm kéo dài. Giai đoạn này, thị trường hoạt động sôi động. Sức cầu mạnh, kéo theo
khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao. VN-Index tăng
được 168,55 điểm, tương đương 45,52%, khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9
triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên.
Từ 9/2008 đến 12/2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN-
Index trở lại xu hướng giảm, mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng