Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.8 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Lào Cai
1. Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

T
T

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

1 Vũ Thị Nghĩa 10/7/1981

Nơi công tác (hoặc
nơi thường trú);
số điện thoại;
Email

- Trường MN Bắc
Cường
- 0968122564
Email:nghia81lc@
gmail.com

Chức
danh


Giáo
viên

Trình
độ
chun
mơn

Cao
đẳng
MN

Tỷ
lệ(%)
đóng
góp vào
việc tạo
ra sáng
kiến

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tăng động, giảm chú ý" lớp mẫu giáo 4
tuổi B3, Trường MN Bắc Cường Thành phố Lào Cai.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là
chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Không
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đặc biệt.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 15
tháng 9 năm 2020.

5. Mô tả bản chất của sáng kiến
Mục đích của sáng kiến“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
hòa nhập cho trẻ tăng động, giảm chú ý" lớp mẫu giáo 4 tuổi B3 là thấy được
tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tăng
động giảm chú ý tại lớp mẫu giáo B3, tạo sự liên kết và thống nhất giữa gia đình
và nhà trường, giữa giáo viên và phụ huynh về nội dung, phương pháp, cách
thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý ở lớp cũng như ở gia
đình.
Với cấp học mầm non kiến thức cha mẹ trẻ về trẻ tăng động giảm chú ý
còn hạn chế. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý trong
những năm qua đã được quan tâm song hiệu quả chưa cao. Dựa trên kết quả
1


khảo sát đầu năm tơi nhận thấy trong lớp có 1 trẻ có biểu hiện hiếu động quá
mức, đứng ngồi không yên, thường xuyên giận giữ, bốc đồng... ảnh hưởng đến
khả năng học tập của trẻ. Với mong muốn cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban
đầu về cuộc sống xung quanh, áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong
lớp học, đồng thời áp dụng các biện pháp can thiệp hành vi không phù hợp.
Giúp trẻ biết sống tích cực có khả năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ và
điều chỉnh hành vi phù hợp tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
5.1: Tìm hiểu nhu cầu và năng lực của trẻ tăng động giảm chú ý
Qua quan sát, trò chuyện với trẻ và việc trao đổi với phụ huynh tôi nhận
thấy trẻ của lớp tơi ( Cháu Vương Hồng Khang) có những biểu hiệm như sau:
+ Vận động: Múa tay, chạy lung tung, ít kiên nhẫn chờ đến lượt mình.
+ Giao tiếp: Khó khăn khi bày tỏ nhu cầu, thường xun nói chuyện một
mình, khóc la hét khi khơng được đáp ứng nhu cầu. Khơng phản ứng với lời nói
của người khác…
+ Nhận thức: Khó tập trung chú ý khi học và chơi, Khơng hồn thành việc
được giao trái lại cịn làm ngược.

Tơi đã tìm đọc tài liệu về những biểu hiện bất thường của những trẻ đó và
biết được những biểu hiện đó là biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý. Tôi
và giáo viên cùng lớp đã tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của cháu và xây
dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan
sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết
quả khảo sát các hoạt động đó tơi đã đánh giá được mức độ nhận thức, những kỹ
năng cơ bản của cháu không đạt so với mục tiêu lứa tuổi
Tôi đã thông báo kết quả đánh giá này tới phụ huynh của cháu, góp ý với
gia đình cho con đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám, chuẩn đốn chính
xác căn bện của cháu; từ đó phối hợp với gia đình để có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp với trẻ.
5.2. Phối hợp với giáo viên cùng lớp xây dựng mục tiêu cần đạt với
riêng trẻ tăng động giảm chú ý
Với những đặc điểm khác biệt, những khó khăn của trẻ tăng động giảm
chú ý, tơi hiểu rằng khả năng của cháu không thể đạt được kết quả như các bạn
trong lớp học, vì vậy tơi đã phối với giáo viên cùng lớp xây dựng mục tiêu cần
đạt cho riêng cháu như sau.
- Xây dựng kế hoạch theo từng tháng, từng học kỳ.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với gia đình để đưa trẻ thăm khám,
tham gia lớp học phục hồi chức năng và tuân theo các hướng dẫn của bác sỹ.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với nhà trường cùng tham gia vào
cơng tác giáo dục.
- Cuối mỗi giai đoạn có tổng kết đánh giá để thấy được sự tiến bộ của trẻ.
2


Hàng ngày trên lớp tôi phối hợp với giáo viên cùng lớp tổ chức các hoạt
động, các trò chơi nhằm kỹ năng cho trẻ, giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản
và thường xuyên lặp lại để trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện được
Ví dụ: Khi tổ chức giờ hoạt động âm nhạc – vận động theo nhạc. Cả lớp
sẽ vận động những động tác múa sang tạo và nhịp nhàng theo nhạc, tuy nhiên

với trẻ mắc chứng tăng động – giảm chú ý thì cơ chỉ cần cho trẻ đứng vào hàng
chung với bạn và lắc lư là được
Vì trẻ tăng động giảm chú ý tham gia các vận động cơ bản cịn gặp nhiều
khó khăn so với các bạn. Căn cứ vào sự phát triển của trẻ tôi đã hạ mức yêu cầu
xuống để giúp trẻ vận động dễ dàng, hiệu quả hơn.
Ví dụ: Bài tập “Tung và bắt bóng với người đối diện”: Với trẻ bình
thường việc tung và bắt bóng với người đối diện khoảng cách sẽ là 3 – 3,5m.
Với cháu Khang tôi để khoảng cách tung và bắt bóng sẽ là 1,5 – 2m và có thể di
chuyển ra khỏi vị trí sao cho bắt được bóng, thời gian sau khi cháu Khang đã
thành thạo hơn tôi tăng dần khoảng cách tung và bắt bóng lên 3m.
Trong q trình trẻ thực hiện nhiệm vụ tơi thường xun kiểm tra để có
thể giúp trẻ sửa sai nếu cần thiết. Khi trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ, phải khen
ngợi khi trẻ hồn thành cơng việc hoặc chỉ ra lỗi trẻ mắc phải và cùng trẻ sửa
chữa. Với trẻ này sự khen ngợi dành cho trẻ là một hoạt động gì đó trẻ u thích
để làm phần thưởng. Ngược lại khi trẻ trêu bạn, nghịch đồ, ném đồ, chạy nhảy…
tôi sẽ yêu cầu trẻ thực hiện các hoạt động để trẻ phải bận rộn bằng cách giao cho
trẻ một số nhiệm vụ gì đó để làm. Ví dụ như phân loại đồ chơi hay sắp xếp lại
góc chơi...
Bên cạnh đó tơi thương xuyến sưu tầm các trò chơi nhằm phát triển các kĩ
năng: Bắt chước, cảm nhận, tổng quát, vận động, nhận thức tự lập… để tổ chức
cho trẻ chơi vào thời điểm tích hợp trong ngày.
Vd: Với chủ đề Bản thân: Trong giờ đón trẻ tơi hướng dẫn và cho trẻ chơi
trị chơi “Ghép những phần thân thể”. Nhằm cải thiện sự hiểu biết những khái
niệm về thân thể. Trước khi cho trẻ ghép các bộ phận trên thân thể. Cô làm mẫu
và gây sự chú ý của trẻ, cho trẻ gọi tên các bộ phận. Sau đó tơi tháo gỡ hình ảnh
đó ra và cho trẻ lắp ghép lại. Trong quá trình trẻ ghép tôi bao quát giúp đỡ và
động viên trẻ. Việc lắp ghép này lặp đi lặp lại cho đến khi trẻ tự xếp được mà
không cần sự trợ giúp của cơ. Trong buổi chơi sau tơi nâng số lượng hình lên và
cho trẻ thực hiện lại…
Những việc làm đơn giản được lặp đi lặp lại sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ được

thao tác thực hiện cũng như giúp trẻ có thêm niềm vui , sự tự tin khi hoàn thành
nhiệm vụ được giao
5.3. Phối hợp với giáo viên cùng lớp xây dựng môi trường lớp học
thân thiện.
Môi trường học thân thiện với trẻ là mơi trường học tập hịa nhập, nơi đó
khơng hề có sự phân biệt đối xử, giúp trẻ sống hòa đồng, trẻ cảm thấy thoải mái,
3


hứng thú, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện trên cơ sở các mối quan hệ
gần gũi, thân thiện và hợp tác: Giáo viên - giáo viên, giáo viên - trẻ, trẻ - trẻ, phụ
huynh - nhà trường - cộng đồng.
1.3.1. Môi trường vật chất
Ở trường mầm non, đồ dùng đồ chơi chính là sách giáo khoa của trẻ.
Thơng qua đó, trẻ dễ dàng nhận biết, phân biệt, khám phá thế giới xung quanh.
Đặc biệt, nó cịn quan trọng hơn nhiều đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ tăng
động giảm chú ý. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi và các đồng nghiệp
cùng lớp đã xây dựng các góc hoạt động, làm đồ dùng sáng tạo, thiết kế các
mảng tường mở phù hợp với các chủ đề, nội dung giáo dục trẻ. Đặc biệt, chúng
tôi lưu ý đến những hình ảnh mở để giúp trẻ tăng động giảm chú ý tích cực tham
gia các hoạt động.
Xây dựng nội quy của lớp học: Chúng tôi đã xây dựng nội quy cụ thể cho
từng góc chơi.
Ví dụ:
+ Góc xây dựng: Tơi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định số người
tham gia chơi, không tranh giành đồ chơi, không chạy nhảy trong khi chơi, biết
cất đồ chơi gọn ngàng…
+ Góc sách truyện: Tơi dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định số người
tham gia chơi, khơng la hét, nói to, biết chơi cùng nhau và biết cất đồ chơi gọn
gàng.... Ngồi ra: Tơi cịn xây dựng các hình ảnh dán ở các khu vực khác trong

và ngoài lớp để nhắc nhở trẻ biết tiết kiệm nước, khi lấy nước uống và không sờ
vào ổ điện sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Để thu hút được sự tham gia của trẻ trong các góc chơi, tơi đã tận dụng
các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
nhằm phục vụ các hoạt động giáo dục và trang trí mơi trường học tập của lớp
Với việc xây dựng nội quy lớp học bằng những hình ảnh, ký hiệu đơn
giản, cụ thể, dễ hiểu đã giúp cháu Khang dễ dàng thực hiện theo. Qua đó, góp
phần vào việc định hình và xây dựng những hành vi mong đợi ở trẻ.
Lớp học được trang trí đẹp với nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, nhiều góc
mở tại các góc chơi giúp cho cháu thích đến lớp, chơi ngoan và thực hiện đúng
nội quy góc chơi, biết chơi đồn kết và phối hợp chơi với các bạn trong nhóm.
3.1.2. Mơi trường tinh thần
Là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục cháu Khang nên tôi luôn tạo điều
kiện để cháu được tham gia học tập và vui chơi trong môi trường giáo dục thân
thiện nhất. Cháu sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và an toàn, giúp cháu phát huy
được mặt mạnh và nhanh chóng hịa nhập với mơi trường giáo dục bình thường.
Chính vì vậy tơi đã tiến hành một số việc sau:
* Sắp xếp chô ngồi:
4


Điều đầu tiên tơi đặc biệt chú ý đó là việc sắp chỗ cho trẻ ngồi cho trẻ. Trẻ
được ngồi học ở phía trên gần tầm nhìn và quan sát của cơ, trẻ được ngồi xen kẽ
với những bạn có bản chất điềm đạm, nhẹ nhàng. Hạn chế tiếp xúc, gần gũi với
nhóm trẻ hiếu động, dễ dẫn đến đùa nghịch la hét cùng lúc và mức độ sẽ nặng
hơn.
* Hướng dẫn các bạn cùng lớp giúp đỡ trẻ tăng động giảm chú ý
Bạn bè là liều thuốc tinh thần không thể thiếu đối với trẻ tăng động –
giảm chú ý. Thời gian đầu trong lớp có những cháu khơng thích chơi cùng
Khang. Khi đó tơi đã chọn 1 khoảng thời gian thích hợp để cho các bạn trong

lớp biết được những biểu hiện của bạn thường hay diễn ra trong lớp, và nhờ các
bạn chia sẻ cùng bạn từ việc nhỏ đến việc lớn hơn, giao tiếp, cư xử nhẹ nhàng
với bạn, giúp đỡ bạn khi cần thiết, và luôn nhắc nhở bạn khi bạn tự ý làm việc
nào đó chưa đúng, chưa phù hợp
* Nhẹ nhàng khi trẻ mắc lỗi
Khi tham gia hoạt động trong lớp thì khơng thể nào tránh khỏi những
việc trẻ sẽ làm sai, khi trẻ sai phạm tôi sẽ chỉ ra những điểm sai và nhắc nhở trẻ
để trẻ ghi nhớ và không tái phạm. Với cháu Khang thì việc mắc lỗi sẽ gấp nhiều
lần so với các bạn cùng lớp, nhưng khơng vì trẻ bệnh mà tôi không sữa lỗi cho
cháu, những lúc như vậy tôi thường nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng, rõ ràng và dứt
khoát, tạo cho trẻ cơ hội sửa chữa khuyết điểm thay vì việc làm lơ hoặc lớn
tiếng với trẻ. Điều này sẽ không giúp trẻ sữa lỗi mà còn làm phản tác dụng giáo
dục đối với trẻ, khiến trẻ cảm thấy sợ hãy và chán ghét việc đến lớp.
* Tạo khơng khí lớp học gần gũi
Trẻ mắc chứng tăng động – giảm chú ý, trẻ rất sợ người lạ, sợ tiếng ồn và
đám đông. Bởi vậy tôi và cô giáo cùng lớp luôn tạo sự gần gũi giữa cơ và trẻ để
trẻ có cảm giác cơ là mẹ, là người thân, khơng có cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi,
tạo sự yên tâm cho chính bản thân trẻ.
Bên cạnh đó tơi thường xun tổ chức các hoạt động vui chơi và tạo điều
kiện để Cháu được vui chơi hịa nhập với các bạn trong lớp. Khi đó cháu sẽ
được hoạt động nhóm, vui chơi với bạn tạo ra mối liên hệ tình bạn, mối giao tiếp
với các bạn khác, giúp cháu phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp xã hội.
Lựa chọn những những ưu điểm của trẻ trong ngày để đưa ra nhận xét,
động viên khích lệ và thưởng cờ cho trẻ vào cuối ngày. Những buổi trẻ chưa
được ngoan thì sẽ khơng thưởng cờ đồng thời chỉ ra những lỗi mà trẻ mắc phải
và động viên trẻ sẽ cố gắng hơn trong buổi học sau để cuối tuần nhận được
phiếu bé ngoan. Để giúp trẻ tiến bộ tơi ln nhắc nhở và khích lệ các trẻ trong
lớp gần gũi và giúp đỡ bạn, không may bị bạn làm đau cũng không giận, không
buồn, tránh bắt nạt và xa lánh đối với bạn kém may mắn hơn mình.
Khi đón và trả trẻ tơi thường trị chuyện gần gũi với phụ huynh, khen

những gì hơm nay bé làm được trước mặt phụ huynh và bé, để bé vui và cảm
thấy yên tâm rằng cô cũng thương bé giống mẹ. Phối hợp cùng phụ huynh chuẩn
bị những phần thưởng nhỏ để khuyến khích trẻ mỗi khi trẻ trở nên ngoan hơn
hay hòa đồng với các bạn hơn.
5


5.4 .Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ:
Ngoài việc học và lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh, trẻ
tăng động, giảm chú ý còn rất cần được rèn luyện về kỹ năng sống. Thời gian
đầu Cháu Khang chưa có kỹ năng tự phục vụ như lau mặt, lau miệng, rửa tay
bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định, lấy, sử dụng và cất các đồ dùng đồ
chơi trong lớp, học tập và vui chơi theo tổ nhóm, cá nhân, chưa hiểu những qui
định về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong xã hội. đặc biệt chưa nhận biết được sự
nguy hiểm nên có thể có những hành động như sử dụng kéo, cho tay vào ổ
điện... ảnh hưởng đến an toàn của bản thân. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng sống
là điều bắt buộc phải có. Việc rèn cho trẻ những kỹ năng trên địi hỏi sự phối
hợp chặt chẽ, kiên trì của bản thân và đồng nghiệp cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của
trẻ trong lớp và sự thống nhất của phụ huynh trong việc giáo dục thói quen cho
trẻ. Trong q trình rèn kỹ năng sống cho Cháu tôi nhận thấy Cháu Khang có
nhiều tiến bộ vượt bậc: Cháu đã biết nhận ra và tránh xa những nơi nguy hiểm,
khơng an tồn như: Ổ điện, lan can..; biết tự giác thực hiện một số kỹ năng tự
phục vụ như: Rửa tay, lau miệng, đi vệ sinh đúng nơi quy định...Tự giác xếp
hàng và chờ đến lượt, biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép, biết cảm ơn khi có người
khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm bạn đau hay làm sai một việc gì đó.
5.5. Phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
Khi trẻ bị chuẩn đốn là có tình trạng tăng động giảm chú ý, tơi ln động
viên trao đổi với cha mẹ trẻ cần can thiệp sớm bằng các phương pháp và cách
thức điều trị. Việc can thiệp này giúp bố mẹ trẻ có thêm kinh nghiệm, kiến thức,
kỹ năng, tài liệu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và luôn là người đồng hành

với trẻ, với cơ giáo trong q trình can thiệp điều trị bệnh cho trẻ tại nhà cũng
như ở lớp.
Tơi ln tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ để phát hiện những khó
khăn mà trẻ gặp phải. Qua tìm hiểu thơng tin gia đình và kết hợp với những gì
quan sát được tôi xây dựng các mục tiêu ưu tiên cần can thiệp cho trẻ trong từng
thời điểm sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến với cha mẹ trẻ.
Tơi giới thiệu với gia đình trẻ những bài tập phát triển các lĩnh vực ngơn
ngữ giao tiếp, tình cảm - xã hội, tâm vận động, phát triển giác quan, nâng cao sự
tập trung chú ý. Phối kết hợp với các giáo viên tại lớp và trao đổi với phụ huynh
trẻ luyện tập các bài tập này.
Tôi tận dụng các buổi đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh về tình hình
của trẻ trong ngày, xây dựng góc tun truyền, thông báo những nội dung học
của trẻ hàng tuần, hàng tháng ,năm...những kiến thức, kỹ năng do khơng có thời
gian giúp cháu tại lớp hoặc chưa đạt mục tiêu....Tôi trao đổi với cha mẹ trẻ và
được phối hợp để rèn luyện trẻ trong gia đình
Trao đổi với phụ huynh của trẻ thường xuyên rèn luyện các kĩ năng tự
phục vụ bản thân, kỹ năng vệ sinh cho trẻ tại nhà. Bố mẹ và các thành viên trong
gia đình sẽ cùng hướng dẫn trẻ các kỹ năng: rửa mặt, rửa tay, tự mặc quần áo, tự
cởi quần áo, tự rót nước, tự đi tất, tự xúc cơm ăn, tự đánh răng…Hạn chế đến
mức tối đa việc cho trẻ sử dụng những thiết bị điện tử thông minh: điện thoại,
6


máy tính, ipad…Vì điều này chỉ khiến bệnh trẻ trở nên trầm trọng hơn, trẻ
không chú ý đến mọi vật xung quanh đang diễn ra mà chỉ quan tâm đến những
gì trong điện thoại, máy tính…Khơng chê bai hay qt mắng trẻ, đặc biệt là khi
có mặt người khác. Hơn nữa điều này cịn có thể làm trẻ nảy sinh tư tưởng
chống đối. Khen ngợi trẻ khi trẻ có những hành vi đúng đắn, trẻ sẽ thấy cái “tơi”
của mình được khẳng định và có xu hướng làm theo lời khen
Với biện pháp này, tôi nhận thấy: phụ huynh của trẻ đã nhận thức được

tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ trăng động giảm chú ý học hòa nhập ta mơi
trường giáo dục bình thường. Ngồi việc cho con học tại lớp, gia đình đã cho trẻ
tham gia các lớp học chuyên biệt dành cho trẻ tăng động giảm chú ý và đã có
nhiều biến chuyển rõ rệt về sức khỏe, nhận thức và điều chỉnh được hành vi.
6. Tính mới, tính sáng tạo, điểm khác biệt của sáng kiến
Nội dung

Hình
thức,
phương
pháp
chăm sóc
giáo dục
trẻ

Phối kết
hợp với
phụ
huynh

Trước khi thực hiện
Chưa có kế hoạch giáo dục
riêng cho trẻ, Chưa có nhieuf
tài liệu hướng dẫn các
phương pháp giáo dục trẻ
cũng như các trò trơi nhăm
phát triển các kỹ năng cho trẻ.
Bởi vây giáo viên chưa chú ý
quan tâm đến chất lượng
giáo dục trẻ tăng động giảm

chú ý.

Sau khi thực hiện
Xây dựng kế hoạch cụ thể từng
ngày, tháng, năm. Nội dung
chương trình được điều chỉnh đổi
mới cho phù hợp với nhu cầu và
năng lực của trẻ. Ngoài việc tham
gia các hoạt động cùng trẻ bình
thường trong lớp giáo viên đã biết
tận dụng các thời điểm trong ngày
để lồng ghép tổ chức các trò chơi
nhằm phát triển các kỹ năng và
khả năng của trẻ, tạo cho trẻ tâm
trạng phấn khởi, hứng thú tích cực
tham gia vào các hoạt động, khiến
trẻ luôn bận rộn với các u cầu
thú vị của cơ giáo.
Đã có sự phối kết hợp với Phụ huynh của trẻ đã nhận thức
phụ huynh nhưng chưa hiệu được tầm quan trọng của việc giáo
quả.
dục trẻ trăng động giảm chú ý học
hịa nhập ta mơi trường giáo dục
bình thường. Phụ huynh có thêm
kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng,
tài liệu trong việc chăm sóc giáo
dục trẻNgồi việc cho con học tại
lớp, gia đình đã cho trẻ tham gia
các lớp học chuyên biệt dành cho
trẻ tăng động giảm chú ý và đã có

nhiều biến chuyển rõ rệt về sức
7


khỏe, nhận thức và điều chỉnh
được hành vi.

Kết quả
của trẻ

Trẻ khơng thích đến lớp, hay
đánh bạn, chạy lung tung,
khóc la hét khi không được
đáp ứng nhu cầu. Không phản
ứng với lời nói của người
khác. Khó tập trung chú ý khi
học và chơi, Khơng hồn
thành việc được giao trái lại
cịn làm ngược.

Trẻ vui vẻ khi đến lớp, bớt chạy
nhảy, la hét và chú ý hơn trong giờ
học. Nắm được một số kiến thức
và kỹ năng cơ bản của mục tiêu đề
ra, mạnh dạn hơn trong giao tiếp,
biết chào hỏi lễ phép, có kỹ năng
tự phục vụ bản thân.

7. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến này xây dựng từ thực tiễn của lớp, tuy kinh nghiệm còn chưa

nhiều, nhưng bản thân tôi tin rằng với những phương pháp tôi vừa nêu trên có
thể giúp trẻ tăng động – giảm chú ý hịa nhập tốt hơn trong mơi trường giáo dục
mầm non và có thể áp dụng được ở các lớp trong nhà trường và xa hơn nữa có
thể áp dụng cho các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ tăng động giảm chu ý học hịa
nhập trong mơi trường giáo dục bình thường, địi hỏi người giáo viên cần phải:
Quan sát, tìm hiểu kỹ đặc điểm tâm lý của trẻ, nghiên cứu tài liệu tìm hiểu
kiến thức, cơ sở khoa học để tư vấn cho phụ huynh đưa trẻ đi khám và điều
trị bệnh
Giáo viên phải thật sự nhiệt tình, thương u, quan tâm chăm sóc trẻ.
Có tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong việc tổ chức hoạt
động giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý học hịa nhập tốt trong mơi trường
giáo dục bình thường
Có ý thức nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ,
khơng cắt bỏ hoạt động.
Tích cực, nhiệt tình sáng tạo trong việc cải tạo mơi trường hoạt động, tạo
cơ hội cho trẻ trải nghiêm phù hợp với đặc điểm của trẻ tăng động giảm chú
ý tại lớp.
Thống nhất và tích cực phối hợp với giáo viên cùng lớp và phụ huynh về
kế hoạch, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ
Tham mưu tốt với Ban giám hiệu để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng,
đồ chơi cho lớp, tài liệu về phương pháp day trẻ tăng động giảm chú ý.
8


10. Đánh giá lợi ích/hiệu quả thu được hoặc dự kiến có thể thu được
so với trước và sau khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
* Hiệu quả kinh tế: Hiện nay tỉ lệ trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm

chú ý khá cao. Trong khi các lớp học đặc biệt dành cho trẻ còn hạn chế, thời
lượng học của trẻ không nhiều. Bởi vậy ngoài việc tham gia các lớp học đặc biệt
trẻ được học trong mơi trương hịa nhập mà ở đó giáo viên và phụ huynh cùng
phối hợp để chăm sóc giáo dục trẻ, trẻ được giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với bạn
bè, có cơ hội được quan sát, học hỏi bạn bè cùng lứa tuổi. Sẽ mamg lại hiểu quả
cao về thời gian, kinh phí học tập tạo tâm lí thoải mái yên tâm với cha mẹ trẻ.
* Hiệu quả xã hội: Giúp cha mẹ trẻ và cộng đồng nhận thức được tầm
quan trọng của việc phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và trẻ đặc biệt
nói riêng. Thấy được những mặt mạnh của việc học hòa nhập và những khó
khăn của trẻ để từ đó sẽ giúp đỡ trẻ được nhiều hơn trong việc cải thiện môi
trường giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ hịa nhập trong nhà
trường
* Hiệu quả trong cơng tác chun mơn:
Bản thân tơi nỗ lực cố gắng tìm tịi các biện pháp nhằm đổi mới hình thức
giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý. Giúp trẻ có khả năng nhận thức và thực hiện
được những yêu cầu cần đạt của độ tuổi. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
của trường, lớp.Từ đó có sức lan tỏa đến các đồng nghiệp đã áp dụng các biện
pháp của tôi vào thực hiện ở lớp mình.
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được so với
trước và sau khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
Sáng kiến giúp giáo viên thay đổi nhận thức về việc chăm sóc và giáo dục
trẻ tăng động giảm chú ý. Giúp mỗi giáo viên hiểu được rằng để chăm sóc, giáo
dục trẻ tăng động giảm chú ý ngoài những kiến thức kỹ năng giáo dục trẻ mầm
non nói chung thì người giáo viên cần phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi bằng
tình thương, trách nhiệm, sự kiên trì để góp phần hồn thành tốt mục tiêu và nội
dung giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý học hịa nhập. Để từ đó có sự quan tâm,
chia sẻ và giúp đỡ trẻ nhằm nâng cao chất lượng hòa nhập cho trẻ tăng động
giảm chú ý..
Sáng kiến sau khi triển khai và áp dụng đã khắc phục được những khó

khăn cho giáo về việc tạo mơi trườnghọc tập cho trẻ, có tác dụng nâng cao kiến
thức, phương pháp giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý.
12. Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu
có)
T
T

Họ và tên

Ngày
tháng
năm
sinh

Nơi cơng tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Nội dung
công việc
hỗ trợ
9



01 Vũ Thị Thanh
Hiền

1970

Trường
Mầm non
Bắc Cường

Giáo
viên

ĐHSP
Mầm
non

Phối hợp
xây dựng
và thực
hiện kế
hoạch đã
đề ra

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bắc Cường, ngày 10 tháng 5 năm 2021
NGƯỜI NỘP ĐƠN

Vũ Thị Nghĩa


10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×