Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

SKKN giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh qua dạy học môn địa lí lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 62 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
–––––––––––––––––––––––––

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO,
SỬ DỤNG HỢP LÍ NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH
QUA DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - THPT
LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ

NĂM THỰC HIỆN: 2020- 2021


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI
–––––––––––––––––––––

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO,
SỬ DỤNG HỢP LÍ NGUỒN TÀI NGUN VÀ
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH
QUA DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - THPT
LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ

Người thực hiện:
1. Lê Trọng Thêm
2. Bùi Thị Việt



NĂM THỰC HIỆN: 2020- 2021


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nội dung

Viết tắt

Trung học phổ thông

THPT

Trung học cơ sở

THCS

Học sinh

HS

Giáo viên

GV

Giáo dục công dân
Giáo dục quốc phịng an ninh
Sáng kiến kinh nghiệm
Hoạt động

Giao thơng vận tải
Kinh tế
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

GDCD
GDQPAN
SKKN

GTVT
KT
CHXHCN


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài

1

II. Lịch sử nghiên cứu

1

III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


2

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

V. Phương pháp nghiên cứu

2

VI. Đóng góp của đề tài

3

PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4

1. Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành

4

2. Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

5

3. Thực trạng dạy học giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí
nguồn tài ngun và bảo vệ mơi trường biển cho học sinh.


6

4. Định hướng sử dụng phương pháp giáo dục

8

5.Tổng quan với các đề tài nghiên cứu đã được tiến hành
II. GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO, SỬ DỤNG HỢP LÝ
NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN CHO
HỌC SINH QUA DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12 - THPT
1. Thực trạng về vấn đề chủ quyền biển đảo, sử dụng tài nguyên biển
và môi trường biển nước ta và địa phương Hoàng Mai, Quỳnh Lưu
hiện nay

10

2. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chủ quyền biển đảo, sử
dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh

15

2.1. Thiết kế các hoạt động giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp
lí nguồn tài ngun và bảo vệ mơi trường biển cho học sinh trong các
bài học Địa lí lớp 12THPT.
2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa Địa lí

15

2.3. Xây dựng nội dung Website về chủ quyền biển đảo.
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


46

11

11

27
48

PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Đánh giá kết quả đã đạt được, những đóng góp mới của sáng kiến

50

2. Những kiến nghị đề xuất

50


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Căn cứ vào Nghị quyết số 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Căn cứ văn bản chỉ đạo của các cấp; nội dung trọng tâm giáo dục phổ thông
năm học 2020 - 2021 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An. Xuất phát từ mục
tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình
giáo dục phổ thơng 2018; thực trạng dạy học Địa lí và nghĩa thực tiễn dạy học
biển đảo trong bộ mơn Địa lí ở trường phổ thơng.

Vấn đề chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ
môi trường biển không chỉ là vấn đề cần chú ý ở nước ta nói chung mà ngay tại
từng địa phương nói riêng, đặc biệt các địa phương có biển. Thực trạng dạy học
vấn đề này rất cấp thiết nhưng lại chưa được chú ý, quan tâm đúng mức. Vì vậy
việc giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài ngun và bảo vệ
mơi trường biển cho học sinh qua dạy học Địa lí lớp 12 THPT là hết sức quan
trọng, cần thiết. Qua khảo sát cho thấy việc giáo dục vấn đề này cho học sinh ở
các trường phổ thơng hiện nay cịn rất hạn chế, học sinh cũng chưa thực sự chú
trọng tìm hiểu.
Địa lí là mơn học có nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp. Vì vậy việc
lồng ghép nội dung kiến thức bài học với giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học
sinh đối với chủ quyền biển đảo, bảo vệ mơi trường và tài ngun biển nước ta
nói chung và q hương các em nói riêng khơng chỉ có ý nghĩa thiết thực trong
cuộc sống mà cịn tiếp cận với nội dung, phương pháp dạy học của chương trình
giáo dục phổ thơng 2018, đó là dạy học tích hợp, gắn liền với thực tiễn; theo
định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực cần có của người học sinh.
Vì vậy, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài “Giáo dục chủ quyền biển đảo,
sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh qua
dạy học mơn Địa lí lớp 12 THPT” làm SKKN.
II. Lịch sử nghiên cứu
Giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài ngun và bảo vệ
mơi trường biển cho học sinh đã được triển khai từ năm 2015. Các mơn học Địa
lí, Lịch sử, GDCD, Văn học, GDQPAN... đã tích hợp trong từng nội dung của
bài học, tuy nhiên việc tích hợp cụ thể như thế nào chưa được tiến hành chi tiết
mà chỉ mang tính chung chung, phụ thuộc vào cách tiếp cận của từng giáo viên,
cách chỉ đạo thực hiện từng nhà trường.
1


III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1. Mục tiêu
- Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục chủ quyền biển đảo, sử
dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh dưới góc
độ Địa lí học để xác định nội dung và hình thức giáo dục cho học sinh.
- Góp phần đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề suy giảm nghiêm
trọng tài nguyên biển và ô nhiễm mơi trường biển nước ta hiện nay.
- Góp phần đào tạo thế hệ học sinh có đủ phẩm chất, năng lực nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.
2. Nhiệm vụ
- Cập nhật và bổ sung cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn.
- Tìm hiểu thực trạng về giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí
nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh.
- Nghiên cứu cách thức tổ chức các hoạt động tích hợp trong các bài dạy.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học chủ quyền biển
đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh
lớp 12 cấp THPT.
2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài
ngun và bảo vệ mơi trường biển cho học sinh qua số bài học trong chương
trình Địa lí lớp 12 THPT (Ban cơ bản), các hoạt động ngoại khóa.
+ Về thời gian nghiên cứu: Năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021.
+ Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: Tiến hành ở các trường
THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An. Gồm:
Trường THPT Hoàng Mai; Trường THPT Hoàng Mai 2; Trường THPT Quỳnh
Lưu 2; Trường THPT Quỳnh Lưu 3.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ năng

địa lí cấp THPT và các tài liệu liên quan; Tài liệu liên quan đến giáo dục chủ
quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hiện
nay; Các công văn chỉ đạo dạy học liên quan do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.
2


- Nghiên cứu thực tiễn
+ Khảo sát tình hình giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn
tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh ở môn địa lý cấp THPT trên
địa bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu.
+ Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học thực nghiệm, các hoạt động
ngoại khóa với những đối tượng học sinh lớp 12 THPT cụ thể ở các trường:
Trường THPT Hoàng Mai; Trường THPT Hoàng Mai II; Trường THPT Quỳnh
Lưu II, Trường THPT Quỳnh Lưu III nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp đánh giá
Trên cơ sở phân tích các thơng tin, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành
tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả.
VI. Đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh về chủ
quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài ngun và bảo vệ mơi trường biển hiện
nay, đồng thời hình thành cho các em những kiến thức, kĩ năng cần thiết, từ đó
vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào cuộc sống góp phần phát triển phẩm
chất yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giảm thiểu những tác hại của
vấn đề ô nhiễm môi trường biển, biết đánh giá và sử dụng hợp lý tài nguyên biển
của chúng ta.
- Đề tài cung cấp thêm kinh nghiệm trong việc thiết kế và giảng dạy các
bài học theo hướng giáo dục ý thức, kĩ năng cho học sinh góp phần phát triển
năng lực người học ở trường THPT. Đồng thời, góp phần cải thiện chất lượng
dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.


3


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
Nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
và bảo vệ môi trường biển được thể hiện trong các bài địa lí lớp 12 sau:
Bài học

Nội dung dạy học biển - đảo

Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh - Tọa độ địa lí trên biển.
thổ.
- Các bộ phận của vùng biển nước ta.
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng - Khái quát Biển Đông.
sâu sắc của biển.
- Ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên
nhiên.
Bài 30: Vấn đề phát triển GTVT và - Ngành giao thông vận tải đường biển
TTLL.
Bài 31: Vấn đề phát triển thương - Ngành du lịch
mại, du lịch
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở - Các tỉnh giáp biển.
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vấn đề phát triển kinh tế biển.
Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu - Các tỉnh, thành giáp biển.
kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.
- Ý nghĩa của vị trí giáp biển.

Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã - Các tỉnh giáp biển.
hội ở Bắc Trung Bộ.
- Cơ cấu nông - lâm – ngư nghiệp.
Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế xã - Các tỉnh giáp biển.
hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ - Các tỉnh, thành giáp biển.
theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển
Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải - Các tỉnh giáp biển.
tạo tự nhiên ở Đồng bằng sơng Cửu - Ý nghĩa của vị trí giáp biển.
Long.

4


Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an - Vùng biển và thềm lục địa của nước ta
ninh quốc phịng ở Biển Đơng và giàu tài ngun.
các đảo, quần đảo.
- Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến
lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an
ninh vùng biển.
- Khai thác tổng hợp các tài nguyên biển
và hải đảo.
- Hợp tác với các nước láng giềng trong
giải quyết các vấn đề biển và thềm lục
địa.
Bài 44: Địa lí tỉnh Nghệ An

- Vị trí địa lí.

- Vai trị kinh tế biển đối với các huyện,
thị xã giáp biển.

2. Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thơng 2018
a) Trong chương trình lớp 9, nội dung dạy học Biển đảo được thể hiện rõ
trong 2 chủ đề:
- Chủ đề riêng mơn Địa lí: Gồm các nội dung chính sau:
+ Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo:
Ở nội dung này yêu cầu cần trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia;
xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển: Trình bày được nội dung phát triển
tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế
biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các
quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
+ Khai thác tài nguyên và bảo vệ mơi trường biển đảo: Phân tích được
vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền, các
quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Chủ đề chung Lịch sử - Địa lí: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích
hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
+ Chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển đảo của Việt Nam: Trình
bày được những chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
+ Vai trò chiến lược của biển đảo Việt Nam: Nêu được vai trò chiến lược
của biển đảo Việt Nam trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền
và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đơng. Có hành động cụ thể thể hiện
trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của
Việt Nam ở Biển Đông.

5



b) Trong chương trình lớp 12, nội dung dạy học biển đảo được thể hiện rõ
ở chủ đề: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các
đảo, quần đảo. Yêu cầu cần đạt của chủ đề:
- Khái quát về Biển Đông và các đảo, quần đảo: Trình bày được khái qt
về Biển Đơng. Trình bày được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là một
bộ phận quan trọng của nước ta.
- Tài nguyên thiên nhiên: Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và
quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- Khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo: Trình bày được tình hình khai
thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo (khai thác sinh vật, khai thác khống sản,
giao thơng vận tải và du lịch biển); giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường biển ở nước ta.
- Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm
bảo an ninh cho đất nước; hướng chung trong giải quyết các tranh chấp vùng
biển - đảo: Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát
triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước; trình bày được hướng chung
trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông.
- Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình
bày về các tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo. Thu thập được tài liệu, tranh ảnh, video,... để viết và trình bày báo cáo
tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
3. Thực trạng dạy học giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí
nguồn tài ngun và bảo vệ mơi trường biển cho học sinh.
Để hiểu rõ “giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài
nguyên và bảo vệ mơi trường biển cho học sinh” trong dạy địa lí ở nhà trường
phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát một số trường THPT trên địa
bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu.
3.1. Về nội dung điều tra:
Đối với Giáo viên: Chúng tôi tập trung làm rõ một số vấn đề chủ yếu như:
Sự cần thiết phải giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí;
những nội dung về vấn đề biển, đảo trong SGK Địa lí lớp 12 hiện hành; phương

pháp dạy học; những ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
về vấn đề biển, đảo trong các bài học Địa lí lớp 12 ở trường THPT.
Đối với Học sinh: Tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản như sau: Tìm
hiểu sự hứng thú của HS đối với vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhận
thức của HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo thơng qua các mơn học, các hình
thức giáo dục chủ quyền biển, đảo được tổ chức trong nhà trường, sự hiểu biết
của các em về vấn đề chủ quyền biển, đảo.

6


3.2. Về phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với GV, HS, quan sát, dự giờ...
Sau khi xử lý các nguồn thông tin điều tra, kết quả điều tra thực tế đã cho phép
tôi rút ra một số kết luận về các vấn đề đã đặt ra như sau:
- Về phía giáo viên:
Khi hỏi về sự cần thiết phải giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong
dạy học Địa lí lớp 12 THPT: 100% GV được hỏi đều cho rằng đây là việc làm
rất cần thiết, từ đó cho thấy GV đã nhận thức vai trị mơn Địa lí trong dạy học
biển - đảo
Về sử dụng phương pháp dạy học: Có 50% ý kiến cho rằng cần sử dụng
linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học kết hợp giữa dạy học hiện đại và
truyền thống nhằm phát huy được tính tích cực, độc lập của HS. Tuy nhiên vẫn
còn một số GV có ý kiến khơng muốn đổi mới phương pháp dạy, vẫn muốn sử
dụng phương pháp truyền thống vì tốn thời gian.
Khi hỏi về hình thức để giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong
dạy học 80% ý kiến GV cho rằng muốn thực hiện việc giáo dục chủ quyền biển,
đảo cho HS trong bài học chính khóa, 20% ý kiến GV chọn hình thức ngoại
khóa để tun truyền giáo dục về vấn đề này.
Qua phân tích kết quả điều tra, cho thấy giáo viên vẫn ngại thay đổi

phương pháp và hình thức dạy học.
- Về phía học sinh:
Kết quả thu được từ phiếu điều tra HS về sự cần thiết của việc được học
chủ quyền biển, đảo trong chương trình mơn Địa lí, trong các hoạt động ngoại
khóa. Khi hỏi hiểu biết của các em về những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến
biển, đảo Việt Nam cũng như những tài liệu chứng minh cho chủ quyền của
nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Chỉ có khoảng 30% HS
trả lời đúng, cịn lại đa số các em trả lời sai hoặc không trả lời.
Khi đề cập tới các hình thức giáo dục chủ quyền biển, đảo đã được tổ
chức trong nhà trường: Có 90% ý kiến HS cho rằng đã đưa vào chương trình nội
khóa dạy lồng ghép trong một số mơn học như Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa
lý, Giáo dục quốc phòng; 10% HS cho rằng nhà trường đã tiến hành tổ chức
hoạt động ngoại khóa.
Về hình thức giáo dục chủ quyền biển, đảo gây hứng thú cho HS: Đa số
các em cho rằng hình thức tổ chức ngoại khóa gây nhiều hứng thú cho các em
trong học tập (80%), một số ít (20%) cho rằng bài học nội khóa.
Vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo trong trường phổ thông hiện nay
chưa đồng bộ, cơ bản chưa được tiến hành. Điều này dẫn tới việc tiếp thu của
HS thực sự chưa thấu đáo. Bên cạnh đó, trong hoạt động ngoại khóa, nhiều
7


trường chỉ giao cho một số ít GV trong trường thực hiện, cách làm này có chiều
rộng về phong trào hơn là chiều sâu về kiến thức, do đó hiệu quả giáo dục mang
lại chưa cao.
4. Định hướng sử dụng phương pháp giáo dục
a. Phương pháp giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí được
thực hiện theo các định hướng chung sau đây:
- Tích cực hố hoạt động của học sinh; trong đó giáo viên là người tổ

chức, hướng dẫn, khuyến khích, tạo mơi trường học tập thân thiện cho học sinh;
học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, tập trung rèn luyện năng lực tự
học.
- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, gắn bài học địa lí
với thực tiễn địa phương, đất nước, thế giới; vận dụng kiến thức vào việc giải
quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương, từ đó phát triển
nhận thức, kĩ năng, hình thành phẩm chất, năng lực đặc thù và năng lực chung.
- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học, kết hợp linh hoạt các phương
pháp dạy học tiên tiến, các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: sử
dụng bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh, mơ hình, quan sát, thực
địa,...; cải tiến và sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực các phương pháp
dạy học truyền thống như: thuyết trình, hỏi đáp,...
- Thực hiện các hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng và linh hoạt,
kết hợp các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp;
dạy học trên lớp, dạy học ngoài trời, dạy học trong thực tế, thực địa; tham quan,
khảo sát địa phương, sưu tầm, hệ thống hố thơng tin, trưng bày, giới thiệu, triển
lãm, trò chơi học tập,...
- Tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh tìm tịi, khám phá, khai
thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như: bản đồ, atlat,
tranh ảnh, mơ hình, các dụng cụ quan trắc, dụng cụ đo vẽ, tài liệu, tư liệu,...
Khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho học
sinh khai thác thông tin từ Internet để phục vụ học tập; rèn luyện cho học sinh kĩ
năng xử lí, trình bày thơng tin địa lí bằng cơng nghệ thơng tin và truyền
thông,...; tăng cường tự làm các thiết bị dạy học với việc ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông (lập các trang website học tập, xây dựng hệ 41 thống
bài học, bài tập, thực hành, bài kiểm tra bằng các phần mềm thơng dụng và thích
hợp, xây dựng các video clip giới thiệu sự vật, hiện tượng địa lí,...).
b. Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung.
- Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu Thông qua

việc tổ chức các hoạt động học tập, mơn Địa lí giáo dục cho học sinh thế giới
8


quan khoa học, lịng u nước, tình u thiên nhiên, tình cảm u thương người
lao động, thái độ tơn trọng những giá trị nhân văn khác nhau; ý thức, niềm tin,
trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài ngun thiên
nhiên và bảo vệ mơi trường; rèn luyện cho học sinh các đức tính chăm chỉ, trung
thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung Mơn Địa lí có
nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chung đã quy định trong
Chương trình tổng thể.
+ Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thơng qua các
hoạt động học tập như thu thập thơng tin và trình bày báo cáo địa lí; khảo sát,
điều tra thực tế địa phương, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực
tế,...
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thơng qua
các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận, dạy học dự án,
xêmina,...
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển
thơng qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết hoặc giả định, tìm
lơgic trong giải quyết vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, đánh giá
giải pháp giải quyết vấn đề, tưởng tượng khoa học, giải quyết vấn đề mới, tự học
về lí thuyết và cơng cụ địa lí.
c. Phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí
Để phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học địa lí, giáo viên tạo
cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia
hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động tiếp cận sự vật và hiện
tượng địa lí diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian, trả
lời các câu hỏi cơ bản: cái gì, ở đâu, như thế nào...; rèn luyện cho học sinh kĩ

năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, q
trình địa lí tự 42 nhiên, giữa các hiện tượng, q trình địa lí kinh tế - xã hội cũng
như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội.
Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện
cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lí học như: atlat địa lí, bản đồ, lược đồ,
biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mơ hình, khối đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... tìm tịi, khám
phá các tri thức địa lí; tăng cường khai thác Internet trong học tập, tổ chức cho
học sinh học tập ngoài thực địa, trong môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội địa
phương.
Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về
địa lí, học sinh cần được tạo cơ hội để cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, tiếp
cận với các tình huống thực tiễn, thực hiện các chủ đề học tập khám phá từ thực
tiễn; vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề
thực tiễn phù hợp. Giáo viên cần quan tâm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng
9


phát hiện vấn đề, lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả
giải quyết vấn đề, nêu giải pháp khắc phục hoặc cải tiến, tăng cường sử dụng các
bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức thực tế và tư duy phản biện, sáng tạo.
5.Tổng quan với các đề tài nghiên cứu đã được tiến hành
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số
đề tài đã tiến hành trong cùng lĩnh vực. Chúng tôi nhận thấy, đề tài về vấn đề
giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài ngun và bảo vệ mơi
trường biển cho học sinh đang dần được quan tâm; có một số đề tài cùng chủ dề
như“giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt
nam ở trường THPT” có đề cập khá chi tiết về vấn đề chủ quyền biển đảo và
giải pháp dạy học trong trường nhưng đây là bộ môn Lịch Sử; Tác giả Trần Thị
Thơm cũng có sáng kiến nghinh nghiệm“Lồng ghép ý thức bảo vệ chủ quyền
biển đảo vào dạy học địa lý cấp THCS” cũng là một sáng kiến hay đưa ra được

một số giải pháp khả quan ở dạy học địa lý cấp THCS.
Một số lĩnh vực khác đã đề cập đến vấn đề chủ quyền biển đảo, sử dụng
hợp lí nguồn tài ngun và bảo vệ mơi trường biển, như tài liệu: “Những điều
cần biết về quản lý tài nguyên môi trường biển đảo” của tác giả Lê Thái Dũng ;
tuy nhiên tài liệu này chỉ mới dừng lại ở việc đề cập vấn đề quản lý tài nguyên
biển đảo hiện nay ở nước ta chứ chưa đề cập đến việc giáo dục vấn đề này trong
trường học. Cuốn sách của tác giả PGS.TS Nguyễn Chu Hồi về Đề tài “An ninh,
mơi trường và hịa bình ở Biển Đông” cũng thể hiện sự quan tâm đến vấn đề
chủ quyền biển đảo ở nước ta nhưng chưa đưa ra giải pháp nâng cao ý thức này
tới thế hệ trẻ, cộng đồng. Ngoài ra, một số bài viết như: “Hỏi đáp về môi
trường, sinh thái biển đảo Việt Nam” của tác giả Phan Thị Ánh Tuyết đã cho
thấy hiện trạng biển đảo nước ta rất rõ nét; Bài báo khác cũng đã đề cập đến
thực trạng của vấn đề này hiện nay ở cấp THPT như “ Giáo dục biển đảo trong
các nhà trường” do Báo điện tử Bà Rịa - Vũng Tàu đăng, bài báo cho rằng việc
giáo dục học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo quốc gia, lãnh thổ rất cần thiết
nhưng vấn đề này trong chương trình học cịn mờ nhạt, chưa hiệu quả, bài báo
cũng đưa ra một số nguyên nhân việc giáo viên ngại phải lồng ghép những nội
dung này vào bài học vì thời lượng, thiếu thiết bị, tư liệu. Cho nên ở giới hạn,
bài báo chưa đề cập đến giải pháp tiến hành hoạt động này ở các trường THPT.
Hay bài viết “Giáo dục tình yêu và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học
sinh” đăng trên Báo Ninh Thuận cho thấy vấn đề này ngày càng được quan
tâm, đã đưa vào trường học và đa dạng các hoạt động giáo dục, đặc biệt thông
qua các hoạt động ngoại khóa, phản ánh tầm quan trọng của vấn đề trong hiện
tại và tương lai. Tuy nhiên, thực tế ở đại trà trong dạy học môn địa lý trường
THPThiện nay, vấn đề này gần như chưa được quan tâm, có một vài hoạt động
chủ yếu tập trung về tuyên truyền, truyền tải kiến thức không tạo nhiều về hứng
thú và chưa có sự đa dạng về phương pháp, hình thức thực hiện, ngồi ra tính
hữu ích với vấn đề này trong thực tế cịn chưa cao. Cho nên, khi chúng tơi thực
10



hiện đề tài này vừa mang tính học hỏi sự tiến bộ và hành động tích cực từ cộng
đồng, nhưng cũng xuất phát từ mong muốn hình thành ý thức, kỹ năng cụ thể
hơn cho học sinh, đưa ra một số giải pháp về lồng ghép nội dung và hình thức
tổ chức dạy học đa dạng ở các bài học địa lý lớp 12 trong chương trình THPT.
Mặt khác, trong thực tế vấn đề này ở chính trường tơi và nhiều trường THPT
trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu chưa được đưa vào giảng
dạy, cho nên qua sáng kiến này, chúng tôi mong muốn vấn đề sẽ được chú
trọng áp dụng rộng rãi hơn trong mỗi nhà trường.
II. GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN
TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN CHO HỌC SINH QUA
DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12 – THPT
1. Thực trạng về vấn đề chủ quyền biển đảo, sử dụng tài nguyên biển và
môi trường biển nước ta và địa phương Hoàng Mai, Quỳnh Lưu hiện nay
1.1. Thực trạng về vấn đề chủ quyền biển đảo :
Vấn đề chủ quyền biển đảo đang là vấn đề phức tạp cần được quan tâm
hiện nay, đặc biệt là vấn đề chủ quyền Biển Đơng và hai quần đảo Hồng Sa,
Trường Sa. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc,
Trường Sa và Hồng Sa ln gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất
nước và con người Việt Nam . “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, đó là sự
thật, là lịch sử không thể chối cãi được”.
Từ những văn kiện pháp lý quốc tế: Tuyên bố Cairo ngày 27-11-1943,
Tuyên ngôn hội nghị Potsdam ngày 26-7-1945, Hội nghị Giơ - ne - vơ (1954),
Hiệp định Paris (1973) đã không xác nhận chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào
khác đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Nhà
nước Việt Nam.
Thế nhưng với mưu đồ xâm chiếm, Trung Quốc đang có những động thái
ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Vấn đề Biển
Đơng đang trở thành vấn đề nóng trong khu vực và thế giới.
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời

của Tổ quốc được cha ơng truyền lại, vì vậy, để có thể giữ gìn, bảo vệ biển đảo
cho đất nước, tất cả mọi người đều phải có ý thức và nâng cao tinh thần trách
nhiệm về chủ quyền và giữ gìn bảo vệ chủ quyền biển đảo.
1. 2. Thực trạng về vấn đề sử dụng tài nguyên biển và môi trường biển:
Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260km, có diện tích chủ quyền
biển hơn 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần đất liền; Với 28 tỉnh, thành phố giáp biển,
dân số sống ven biển chiếm trên 30% dân số cả nước.
11


Biển, đảo Việt Nam có vai trị đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh
tế - xã hội và an ninh, quốc phịng. Vùng biển, đảo Việt Nam có khoảng 11
nghìn lồi sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng
đa dạng sinh học biển khác
nhau.
Trữ lượng hải sản khoảng 3,1
4,2
triệu tấn/năm, với khả năng
khai thác
1,4 - 1,6 triệu tấn/năm. Dọc
ven biển
Việt Nam có 370 nghìn ha có
khả năng
ni trồng thủy sản...Biển Việt
Nam
chứa đựng một khối lượng lớn
về
khống sản q hiếm như:
titan,
nhơm, sắt, muối, mangan, cát

thủy tinh
và đất hiếm. Ven bờ biển có
nhiều
vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế
giới như
vịnh Hạ Long, Bái Tử Long,
đảo Cát
Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ… thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biển và du
lịch sinh thái. Đặc biệt, đáy biển Việt Nam có khoảng 500 nghìn km 2 có triển
vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực
Quảng Trị -Thừa Thiên Huế và vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban
đầu, trữ lượng dầu mỏ có thể đạt tới 3 -4 tỷ thùng và khí là khoảng 50 -70 tỷ
m3. Với đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đường biển từ lâu đã trở thành con
đường vận tải quan trọng của Việt Nam giao
thương hàng hóa trong nước và trên thế giới,
trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên
thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đơng
hoặc có liên quan đến Biển Đơng.
Dọc bờ biển nước ta có khoảng 100 địa điểm có thể
xây
dựng
được
các
cảng
biển.
Nhưng mơi trường biển đảo nước ta đang
dần bị hủy hoại vào ô nhiễm nghiêm trọng trong
nhiều năm trở lại đây. Ơ nhiễm mơi trường biển
được coi là vấn đê cấp bách mang tính tồn cầu ở hầu hết các quốc gia và vùng
lãnh thổ không riêng gì biển đảo Việt Nam. Đó là hiện tượng nguồn nước biển

bị biến đổi tính chất (cả tính chất vật lý và tính chất hóa học ) và thành phần
không đúng với tiêu chuẩn gây hại cho sinh vật sống và con người.
Theo thống kê của một báo cáo trên tờ “The Wall Street Journal” thì Trung
Quốc, Indonesia, Philippin và Việt Nam là những quốc gia có chỉ số ô nhiễm
môi trường biển cao nhất thế giới (năm 2010).Việt Nam chúng ta đứng thứ tư
trong danh sách đó. Bởi lẽ trong thời gian gần, dưới sức ép về gia tăng dân số,
nhu cầu phát triển ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất ngày
càng cạn kiệt, con người càng đẩy mạnh phát triển kinh tế ra biển nhiều hơn.
Kéo theo đó các hoạt động khai thác chủ yếu tập trung vào các lợi ích kinh tế
12


trước mắt; không quan tâm đến khai thác lâu dài khiến cho nguồn tài nguyên
thiên nhiên biển cạn kiệt nhanh chóng đã dẫn đến nhiều hậu quả to lớn và
nghiêm trọng khó lường như suy giảm đa dạng sinh học biển, ơ nhiễm mơi
trường biển, kìm hãm tốc độ phát triển
kinh tế biển, … Từ đó khơng chỉ ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân ven
biển mà còn tác động tiêu cực tới toàn bộ
người dân trên mọi miền Việt Nam.

Hiện tại chất lượng môi trường biển nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Theo ước tính thì đã có 70 loài thủy hải sản được đưa vào sách đỏ để bảo vệ, có 85
lồi thuộc tình trạng nguy cấp ở nhiều mức độ khác nhau vì mơi trường sống của
chúng không được bảo đảm và sự khai thác quá mức của con người.
Hiện tượng thủy triều đỏ năm 2002-2003 ở Khánh Hịa, Ninh Thuận làm
cho giá trị ni trơng thủy sản thiệt hại nặng nề. Ơ nhiễm mơi trường biển do rác
thải sinh hoạt, nước thải các khu công nghiệm chưa qua xử lí, tràn dầu … gây ra
hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển các tỉnh dọc ven biển miền
trung như Vũng Áng - Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế …Vụ

gây ô nhiễm môi trường biển nổi cộm này do công ty Formosa “lộ ra” từ ngày
6-4-2016 kéo dài suốt mấy tháng liền do đưa nước thải có chứa độc tố Phenol,
Xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường biển. Cụ thể Hà Tĩnh có 10
tấn cá chết, Quảng Trị 30 tấn cá chết (tính đến ngày 25-4-2016) và Quảng Bình
hơn 100 tấn cá chết (tính đến ngày 29-4-2016) dạt vào bờ, không chỉ gây tổn hại
về kinh tế biển mà đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch khi doanh thu du
lịch giảm lên tới 90%.

13


Theo thống kê của Bộ
Tài nguyên và Môi trường,
nguồn dự trữ cá biển suy
giảm từ 4 triệu tấn (năm
1990) xuống cịn 3 triệu tấn
(năm 2014). Bên cạnh đó,
hiện tượng tràn dầu trên biển
cũng gây thiệt hại và ô nhiễm rất ghê gớm. Từ ngày 7/7 tới 31/7/2013, trên vùng
biển Quy Nhơn cũng đã xảy ra một sự cố tràn dầu gây thiệt hại lên tới hơn 2 tỷ
đồng. Hơn 700 lồng cá của 80 hộ ngư dân tại đầm Thị Nại với diện tích gần 14.000
m2 bị ảnh hưởng bởi dầu thấm và bám dính vào dụng cụ đánh bắt, nuôi trồng…dẫn
tới hơn thiệt hại hơn 10.000 con cá, hàu. Ngồi ra, chính quyền phải mất hơn 200
triệu để xử lý dầu loang, vón cục trên biển. Gần đây nhất, vào tháng 8/ 2017, trong
quá trình chuyển tải dầu giữa hai tàu chịu trách nhiệm bởi công ty TNHH Vận tải
Diệp Dũng bằng ống nhựa cao su, đường ống truyền tải bị bục và lượng dầu thất
thốt xuống mơi trường biển vào khoảng 200 lít…Khơng chỉ vậy , tình trạng ô
nhiễm rác thải nhựa do chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, du lịch của
con người ước tính là 14,03 triệu tấn trong một năm, khoảng 38500 tấn rác được
thải ra trong một ngày.

1.3. Vùng biển quê hương:
Huyện Quỳnh Lưu, Thị xã Hồng Mai có 9 phường xã giáp biển (Tiến
Thủy, Quỳnh Thuận, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Bảng,
Quỳnh Liên, Quỳnh Phương, Quỳnh Lập). Bờ biển dài hơn 25 km, vùng biển
giàu tiềm năng nhưng vấn đề ô nhiễm đang diễn ra khá nghiêm trọng, tại Thị Xã
Hồng Mai, mùi hơi bốc lên nồng nặc ở cảng cá Quỳnh Lập gây nhức nhối, khó
chịu cho nhiều người dân địa phương, rác thải sinh hoạt tràn lan dọc bờ biển
Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, …

Về nguyên nhân ô nhiễm biển:
- Ô nhiễm môi trường biển do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi, hoặc do sự
phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên theo nước mưa rơi xuống biển; do
hòa tan nhiều chất muối khống có nồng độ q cao, có các chất gây ung thư
như: Arsen, Fluor…và các chất khoáng nặng.
14


Do
các hoạt động
của
con
người:
Sử
dụng chất nổ
điện và các
chất độc hại
để đánh bắt thủy hải sản khiến các sinh vật biển chết, một số lồi bị tuyệt chủng
và làm biến đổi mơi trường nước; các chất thải của việc trồng trọt, đô thị hóa,
xây dựng cơ sở hạ tầng theo các con sơng ra biển, các chất thải đó chứa đầy
Cacbon, Nito, Photpho…khiến các thực vật dưới nước bị tổn hại với số lượng

nhiều; do các sự cố tràn dầu hoặc việc thải cặn hàng hóa từ tàu chở hàng xuống
biển làm nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề; do hoạt động du lịch, vui chơi của con
người khơng có ý thức đã vứt nhiều loại rác thải bẩn xuống biển; Chính quyền
địa phương, các cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng luật bảo vệ mơi trường
biển, cơ quan quản lí nhà nước chưa có các hình phạt nghiêm khắc đối với các
hành vi làm ô nhiễm môi trường biển.
Một số giải pháp:
Về phía chính quyền địa phương, các cơ quan có trách nhiệm quản lý cần
có sự quan tâm vào cuộc nhanh chóng để kiểm sốt chặt chẽ, có hình phạt
nghiêm khắc đối với hành vi vứt rác, xả rác bừa bãi và các hoạt động khai thác
không hợp lý trái với quy định nhà nước. Các tổ chức xã hội cần phát động các
chương trình thực tế và ý nghĩa ở địa phương nhằm trang bị kiến thức, nâng cao
vốn hiểu biết cho người dân khắp mọi miền tổ quốc: Như làm vệ sinh môi
trường hoặc khắc phục ô nhiễm bằng vơi bột, than hoạt tính.
Về phía gia đình, nhà trường cần giáo dục tổ chức các hoạt động ngoại
khóa , tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Các câu lạc
bộ, cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, thi vẽ tranh cổ động, đội thanh niên xung
kích, …của trường THPT Hồng Mai cũng như ở địa bàn các xã, phường cần
góp tài năng, sức trẻ của mình làm xanh sạch đẹp mơi trường biển đảo quê
hương đất nước.
Về phía cộng đồng: tuyên truyền, giáo dục mỗi người dân phải chung tay
góp sức, bảo vệ môi trường biển.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chủ quyền biển đảo, sử
dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh
2.1. Thiết kế các hoạt động giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp
lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh trong các bài
học Địa lí lớp 12THPT.
Đa dạng hóa hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học trong các bài học
chính khóa.
15



2.1.1. Hát các bài hát về biển đảo
* Các bước thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS sưu tầm, thể hiện các bài hát về biển đảo dưới
dạng hát đơn ca hoặc tốp ca, hát kết hợp đàn, hát kết hợp múa phụ họa…
Bước 2: GV thẩm định các bài hát.
Bước 3: HS các nhóm tập luyện.
Bước 4: HS các nhóm thể hiện nội dung bài hát trong hoạt động khởi
động của bài học hoặc nội dung dạy học về biển đảo
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá.
Trong hoạt động khởi động. GV cho sinh thể hiện một trong các bài hát
sau.
(Nơi đảo xa; Biển hát chiều nay; Chút thư tinh người lính biển; Gần lắm
Trường Sa; Tổ quốc gọi tên mình; Sao biển; Nơi em gặp anh; Đừng ví em là
biển; Biển hát lời anh ca; Tình ta biển bạc đồng xanh…)
2.1.2. Trắc nghiệm trả lời nhanh câu hỏi về biển đảo
Ví dụ 1: Bài 2 - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Sau khi học xong GV sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau mà GV chuẩn
bị sẵn để củng cố đánh giá kiến thức. GV chia lớp thành 2 đội, chơi trò chơi “ai
nhanh hơn” đội nào trả lời nhanh và đúng nhiều câu hỏi, đội đó sẽ chiến thắng..
Câu 1. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?
A. 2360 km
B. 3620 km
C. 3260 km
D. 2600 km
Câu 2. Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố thuộc trung ương giáp biển?
A. 28
B. 25
C. 29

D. 30
Câu 3. Những thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây của nước ta giáp
biển?
A. Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
B. Hải Phịng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
D. Đà Nẵng, Hà Nội, Cần Thơ.
Câu 4. Hai Quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của nước ta là:
A. Quần đảo Nam Du và Quần đảo Trường Sa.
B. Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa.
C. Quần đảo Thổ Chu và Quần đảo Côn Sơn.
D. Quần đảo Thổ Chu và Quần đảo Hoàng Sa.
Câu 5. Đường biên giới quốc gia trên biển nước ta là:
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải
B. Vùng Lãnh hải
16


C. Ranh giới ngoài của lãnh hải
D. Vùng đặc quyền kinh tế
Câu 6. Bộ phận nào của vùng biển Việt Nam được xem như là lãnh thổ trên đất
liền?
A. Vùng đặc quyền về kinh tế
B. Vùng thềm lục địa
C. Vùng nội thủy
D. Vùng Lãnh hải
Câu 8. Vùng lãnh hải nước ta rộng bao nhiêu hải lý?
A. 10 hải lý
B. 12 hải lý
C. 14 hải lý

D. 15 hải lý
Câu 9. Biển Đông nằm trên vĩ độ và kinh độ nào?
A. Khoảng 30B đến 260B và 1000Đ đến 1210Đ
B. Khoảng 40B đến 280B và 1000Đ đến 1210Đ
C. Khoảng 30B đến 260B và 1050Đ đến 1280Đ
Câu 10. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, quần đảo
là:
A. Hệ thống các đảo, kể cả tự nhiên và nhân tạo không liên kết với đất liền bằng
cầu, cống ngần, hay dải đất.
B. Hệ thống nhiều các vùng đất tự nhiên được xác định là đảo.
C. Một tổng thể các đảo, kể cả bộ phận của các đảo và các thành phần tự nhiên
khác.
Ví dụ 2 - Bài 30: Vấn đề phát triển GTVT và TTLL.
Câu 1. Thứ tự từ Nam ra Bắc các cảng biển của nước ta là :
A. Chân Mây, Cảng Cam Ranh, Cái Lân, Dung Quất, Cửa Lò
B. Cam Ranh, Dung Quất, Chân Mây, Cửa Lò, Cái Lân
C. Cái Lân, Cam Ranh, Dung Quất, Cửa Lò, Chân Mây
Câu 2. Vùng biển nào của nước ta có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng
nước sâu ?
A. Bắc Bộ
B. Đông Nam Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 3. Cảng nào của nước ta có năng suất bốc xếp hàng hóa lớn nhất?
A. Cảng Đà Nẵng
B. Cảng Dung Quất
C. Cảng Sài Gịn
Câu 4. Tuyến giao thơng đường biển nội địa quan trọng nhất nước ta là……..
Trả lời: TP.HCM-Hải Phòng.
Câu 5. Cảng biển nước sâu thuộc tỉnh Hà Tĩnh là…..
Trả lời: Vũng Áng

2.1.3. Viết bài tuyên truyền về chủ đề biển đảo
Ví dụ 1: Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phịng ở Biển
Đơng và các đảo, quần đảo.

17


* Các bước thực hiện:
Bước 1: Tiết học trước GV chia các nhóm HS, mỗi nhóm viết một bài cổ
động về chủ đề biển đảo. yêu cầu bài cổ động ngắn gọn.
Bước 2: Các nhóm lập đề cương.
Bước 3: Các nhóm tiến hành viết bài (dưới dạng văn bản word,
powerpoint).
Bước 4: HS thể hiện nội dung bài cổ động.
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá.
* Sản phẩm của HS:
Bài cổ động về bảo vệ chủ quyền Biển đảo
(Nhóm 1 - Lớp 12 A13)
“Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi trên bờ
Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngồi khơi
Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời…”
(Việt Nam quê hương tôi - Đỗ Nhuận)
Những câu thơ, câu ca trên tuy chỉ mơ tả dáng hình của non sông đất nước
Việt Nam song cũng đã thể hiện được phần nào niềm tự hào của con người nơi
đây về một quốc gia có vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên và là
một đất nước với những con người cần cù, chịu thương chịu khó “chồng cày vợ
cấy con trâu đi bừa”. Việt Nam là một đất nước giàu đẹp khơng chỉ về truyền

thống văn hóa lịch sử, nếp sống của con người mà còn nổi tiếng về tài nguyên
thiên nhiên. May mắn có được sự ưu ái của thiên nhiên giúp cho đất nước có hệ
thống sinh học phong phú, đa dạng và không kém phần quan trọng đó là có
nhiều đảo, quần đảo và nằm trong khu vực Biển Đông. Biển đảo quê hương luôn
là một phần máu thịt trong mỗi người con đất Việt, biển đảo Việt Nam nói riêng
và Biển Đơng nói chung đã trở thành một hữu thể không tách rời. Cuộc sống của
nhân dân ta từ bao đời nay đã gắn bó với biển, đảo trên những con thuyền ra
khơi bám biển, đánh dấu chủ quyền và bảo vệ bờ cõi đất nước.
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đơng, có vị trí
địa lí rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với đường bờ biển
dài trên 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, chiều dài đường biển đứng thứ 27
trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Trong
63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa
dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Và Hoàng Sa và Trường Sa - hai
quần đảo oai hùng - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam đã là chứng
18


nhân của bao thời kỳ lịch sử dân tộc. Từ thuở đội hùng binh Lý Sơn mang gươm
vẽ biển ta thì đã có Hồng Sa, Trường Sa với bao đảo nổi, đảo chìm:
Hồng Sa, Trường Sa u tự thuở nào
u bờ cát, yêu sóng biển lao xao
Yêu quê hương trong những ngày giơng bão
Biển động, sóng trào nào ngại hiểm nguy.
Nghìn trùng xa sóng vỗ về thủ thỉ
Hát về anh người lính biển oai hùng
Xin yêu mãi một vùng trời Tổ quốc
Có biển xanh, bờ cát trắng và anh.
(Viết Về Anh- Người Lính Biển - Nguyễn Thùy Dương)
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, Trường

Sa và Hồng Sa ln gắn với q trình xây dựng và phát triển của đất nước và
con người Việt Nam. Cha ông ta đã hi sinh anh dũng để giữ vững, dựng xây, mở
mang bờ cõi biển đảo quê hương và đã khẳng định được với toàn thế giới rằng:
“Hồng Sa Trường Sa là của Việt Nam, đó là sự thật, là lịch sử không thể chối
cãi được”.
Để có thể giữ gìn, bảo vệ biển đảo cho đất nước, không chỉ riêng bản thân
chúng ta mà tất cả mọi người đều phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ mơi trường,
nhất là mơi trường biển. Tích cực, hăng say học tập và rèn luyện để có đủ hiểu
biết trước những âm mưu kẻ thù. chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để sẵn sàng bảo
vệ tổ quốc khi vấn đề tranh chấp biển đảo nổ ra, tích cực sống lành mạnh, bảo vệ
môi trường biển đảo, phát triển hệ sinh thái biển cũng là trách nhiệm của mỗi
người trong chúng ta. Tự hào vì là một người con đất Việt em nghĩ cá nhân mỗi
học sinh cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức về biển đảo, cập nhật
tình hình thời sự về vấn đề mơi trường, an ninh chủ quyền ở Hồng Sa, Trường
Sa. Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hồn
thành các nhiệm vụ quốc phịng. Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh
niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Nhà trường
nên tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về biển đảo, thơng qua đó giáo dục các bạn
học sinh về tình yêu quê hương, đất nước.
Tuy đó chỉ là những cơng việc nhỏ nhưng mỗi người đóng góp một ít sẽ
làm thay đổi cả một đất nước lớn. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ
thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ơng truyền lại. Trách
nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ tồn vẹn phần lãnh thổ này như lời
Bác Hồ năm xưa: “Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ nước”.
19


Bài cổ động về mơi trường biển đảo

(Nhóm 2 - Lớp 12 A13)
Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự:
"Sau khi bay vịng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng
ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi
sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!". Như chúng ta đều biết ,Trái Đất tươi đẹp với
ba phần tư là biển và đại dương . Nhưng trên thực tế, chúng đang bị xâm hại và
ơ nhiễm nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong
Dải Ngân Hà, tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất? Và việc đầu tiên cần làm
là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh. Vì sự quan trọng và cấp bách đó, chúng tơi
muốn bàn luận với tất cả mọi người một cách sâu sắc nhất về ô nhiễm mơi
trường biển ở nước ta....
Mẹ Teresa đã có lần tâm sự : “ Môi trường là nơi chúng ta gặp nhau, là
nơi đem lại lợi ích cho mọi người, là điều mà tất cả chúng ta đều chia sẻ .” Vậy
nên chúng ta không thể đứng yên trước vấn đề ô nhiễm môi trường biển ấy, hãy
hành động kịp thời để khắc phục.
Chúng tôi, những người cũng viết bài luận này cũng như tất cả học sinh,
sinh viên, thanh niên trên khắp mọi miền quê hương đều đang nhận thức được
rằng vai trò, nhiệm vụ của bản thân trước vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang
ngày càng nghiêm trọng . Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Đâu cần thanh niên
có/ Đâu khó có thanh niên”. Xứng đáng là lớp người tiên phong đi đầu trong
mọi phong trào, mỗi bạn trẻ chúng ta cần tích cực tổ chức, hưởng ứng, kêu gọi
những người đông trang lứa cũng bảo vệ mơi trường biển thơng qua các chương
trình “ Nghe tiếng gọi của biển”, “ Hãy cứu lấy màu xanh của biển”, “Lối sống
Xanh”,…Học sinh chúng ta cũng cần say mê ,tìm tịi học hỏi nhiều về nhiều
kiến thức liên quan đến biển và môi trường biển trong các tiết học địa lý, văn
học, giáo dục cơng dân,… Ngồi ra chúng ta hãy tham gia nhiệt tình các câu lạc
bộ, cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, thi vẽ tranh cổ động, đội thanh niên xung
kích, …của trường THPT Hồng Mai cũng như ở địa bàn các xã, phường để
đóng góp tài năng, sức trẻ năng động của mình làm xanh sạch đẹp môi trương
biển đảo Việt Nam. Trong thời đại cơng nghệ 4.0, những người trẻ chúng ta có

thể mượn sức mạnh to lớn của Internet để viết bài đăng mang tính tun truyền
mọi người chung tay gìn giữ biển xanh, hay chia sẻ những hình ảnh có ý nghĩ,
hữu ích cho nhiều người nhìn nhận ra thực trạng biển đảo và khơi gợi lên tinh
thần bảo vệ biển ở họ. “ Không phải ai làm được những điều vĩ đại, nhưng
chúng ta có thể làm những điều nhỏ bé với tình yêu vĩ đại” ( Mother Teresa). Vì
vậy chúng ta hãy để tình yêu quê hương, niềm tự hào dành cho biển đảo và khao
khát bảo vệ, phát triển biển đảo Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ qua những hành
động giữ gìn nhỏ bé mà ý nghĩa vơ cùng…Sau tất cả, ta vẫn vững tin rằng với
tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm to lớn của thanh niên Việt Nam sẽ đánh bại

20


thực trạng ô nhiễm môi trường biển và mang lại nguồn ánh sáng xanh hy vọng
cho biển mẹ thân thương, giàu đẹp như lời bài hát của Hồng Đăng:
‘‘Ôi biển Việt Nam, ôi sông Việt Nam
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương
Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương’’
(Biển hát chiều nay)
2.1.4. Thiết kế các chuỗi hoạt động hoàn chỉnh về giáo dục chủ quyền biển
đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài ngun và bảo vệ mơi trường biển cho học
sinh trong một bài học Địa lí lớp 12THPT:
Tiết 49 - BÀI 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC
PHỊNG Ở BIỂN ĐƠNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
I. MỤC TIÊU
1.1. Về năng lực
Bài học góp phần phát triển các năng lực sau:
- Năng lực đặc thù
+ Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:

Xác định trên bản đồ vị trí, phạm vi lãnh hải của vùng biển VN, các đảo,
quần đảo chính của nước ta.
Hiểu được vùng biển Việt Nam, các đảo, quần đảo là bộ phận quan trọng
của nước ta. Đây là nơi có nhiều tài ngun, có vị trí quan trọng về an ninh quốc
phịng, cần phải bảo vệ.
Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển KT của vùng biển Việt
Nam, các đảo và quần đảo.
+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng video, tranh ảnh, số liệu, tư liệu ...để
chứng minh chủ quyền biển đạo của tổ quốc.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Tuyên truyền vận động mọi người học tập nâng cao nhận thức về vùng
biển đảo tổ quốc và có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
Điền trên lược đồ các đảo, quần đảo : Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, Bach
Long Vĩ, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm có hiệu quả.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, phương
tiện CNTT phục vụ bài học; phân tích và xử lí tình huống.
21


×