Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

SKKN khai thác hiệu quả kênh ảnh, video trong dạy học môn ngữ văn thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 104 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH ẢNH, VIDEO
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THPT”

MÔN: NGỮ VĂN


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƢỜNG THPT ĐÔ LƢƠNG 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH ẢNH, VIDEO
TRONG DẠY HỌC MƠN NGỮ VĂN THPT”

Mơn
Họ và tên
Tổ
Năm học

: Ngữ văn
: Thái Thị Hiền
: Văn - Ngoại ngữ
: 2020 - 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ........................................................................... 2


1. Đối với giáo viên .................................................................................................. 2
2. Đối với học sinh ................................................................................................... 2
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:.......................................................................... 2
IV. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA BÀN KHẢO SÁT:...................................... 2
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................. 3
1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết ............................................................... 3
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................................... 3
VI. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI: .................................................................. 3
1. Tính mới của đề tài .............................................................................................. 3
2. Những đóng góp của đề tài .................................................................................. 3
VII. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 3
PHẦN II: NỘI DUNG............................................................................................ 4
I. CƠ SỞ KHOA HỌC .......................................................................................... 4
1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................... 4
1.1. Hướng dẫn sử dụng các phương tiện học tập.................................................... 4
1.2. Mục đích sử dụng kênh ảnh (kênh hình), video trong dạy học mơn Ngữ văn. 4
1.3. Nguyên tắc khai thác kênh ảnh, video để phát triển tiếp cận năng lực cho học
sinh. .......................................................................................................................... 5
1.4. Những yêu cầu khi khai thác, sử dụng kênh ảnh, video ................................... 7
2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 7
2.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của kênh ảnh, video trong dạy học
môn Ngữ văn tại các trường THPT trên địa bàn tôi công tác .................................. 7
2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng“ kênh ảnh, video” trong dạy học môn Ngữ văn
ở các trường THPT tại huyện tôi công tác ............................................................... 10
2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng kênh ảnh, vi deo
trong dạy học môn Ngữ văn tại các trường THPT trên địa bàn huyện tôi công tác
.................................................................................................................................. 10


2.2.2. Thực trạng hoạt động tổ chức dạy học môn Ngữ văn THPT theo mơ hình

sử dụng kênh ảnh, video........................................................................................... 10
2.3. Thực trạng về thi cử và kiểm tra, đánh giá ....................................................... 11
II. CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH ẢNH, VI DEO
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THPT .................................................... 11
1. Căn cứ để xác định các thao tác, hoạt động khi sử dụng kênh ảnh, video .......... 11
2. Kỹ năng khai thác kênh ảnh, video ...................................................................... 13
2.1. Sử dụng triệt để kênh hình trong sách giáo khoa. ............................................. 13
2.2. Sử dụng hiệu quả tranh minh họa do Bộ Giáo dục cấp trong thiết bị trường
học. ........................................................................................................................... 13
2.3. Sử dụng tranh ảnh đúng lúc, đúng chỗ không phân tán sự chú ý của học sinh. 14
3. Các hoạt động khai thác kênh ảnh, video trong dạy học môn Ngữ văn .............. 14
3.1. Sử dụng kênh ảnh, video trong hoạt động khởi động. ...................................... 15
3.2. Sử dụng kênh ảnh, video để minh họa, tìm hiểu một chi tiết, một nội dung
trong hoạt động hình thành kiến thức mới. .............................................................. 16
3.2.1. Sử dụng ảnh chân dung các nhà văn để giới thiệu tác giả văn học ............... 16
3.2.2. Sử dụng tranh ảnh, video giới thiệu về chi tiết/nội dung trong văn bản........ 16
3.3. Sử dụng kênh ảnh, video trong hoạt động luyện tập, vận dụng........................ 19
III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................................... 20
1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm sư phạm:..................................................... 20
2. Đối tượng, thời gian, quy trình thực nghiệm ....................................................... 20
3. Thiết kế giáo án thực nghiệm. .............................................................................. 22
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................. 39
4.1. Phạm vi ứng dụng ............................................................................................. 39
4.2. Mức độ ứng dụng .............................................................................................. 40
4.3. Hiệu quả ............................................................................................................ 40
4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm .......................................................................... 42
PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................... 434
I. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 44
1. Quá trình nghiên cứu............................................................................................ 44
2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 44

2.1. Tính mới của đề tài ........................................................................................... 44


2.2. Tính khoa học.................................................................................................... 44
2.3. Tính hiệu quả..................................................................................................... 45
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT .................................................................. 45
1. Với các cấp quản lí giáo dục ................................................................................ 45
2. Đối với các trường trung học phổ thông .............................................................. 45
3. Đối với giáo viên .................................................................................................. 46
4. Đối với học sinh ................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 467


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN

Nội dung

Viết tắt

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Giáo dục đào tạo

GDĐT


Năng lực tự học

NLTH

Nhà xuất bản

NXB

Trung học phổ thông

THPT

Nghiên cứu bài học

NCBH

Sách giáo khoa

SGK

Công nghệ thông tin

CNTT

Phương pháp dạy học

PPDH

Sách giáo viên


SGV


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh
vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… dẫn đến sự
chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều quốc
gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản
và tồn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học… nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể
tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh
đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ
thông sắp tới, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục nước nhà. Theo đó, việc
dạy học khơng phải chỉ là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến thức” hay “chuyển
giao kiến thức” mà “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28).
2. Môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THPT là một môn học như tất cả các bộ
môn khoa học khác được quy định bởi chương trình giáo dục, có tác dụng góp
phần hình thành, phát triển và hồn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo
dục.
Chương trình giáo dục phổ thơng mới năm 2018 đã thực hiện biên soạn lại
chương trình và Sách giáo khoa. Đây là đổi mới mang tính cấp thiết. Chương trình
phổ thơng mới có nhiều cải tiến đáng kể không chỉ về nội dung kiến thức mà có sự
cải tiến về số lượng và chất lượng kênh chữ, kênh hình (ảnh). Bên cạnh đó kênh

chữ, kênh hình, video cũng có nhiều thay đổi phù hợp với sự đa dạng của các tranh
ảnh, video minh họa phù hợp với nội dung bài học, có giá trị nghệ thuật,... góp
phần tạo sự lơi cuốn, hấp dẫn đối với học sinh. Những thay đổi đó địi hỏi người
giáo viên cũng phải có những đổi mới trong phương pháp dạy học. Khi soạn –
giảng, giáo viên không chỉ cần chú ý đến vấn đề dạy cái gì (nội dung dạy), mà còn
rất cần chú đến vấn đề dạy như thế nào (phương pháp dạy) và cả vấn đề dạy bằng
phương tiện nào, theo hình thức nào... để nhằm một mục đích cuối cùng: Bằng mọi
cách giúp học sinh có sự đam mê, chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, cảm thụ
văn học bằng nhiều con đường, hình thức khác nhau.
Để đạt được điều đó, cùng một lúc khi giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên
phải thực hiện nhiều phương pháp, thao tác với những hoạt động cụ thể trong tiết
dạy như: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, phân tích các chi tiết, hình ảnh, hệ thống
câu hỏi, lời giảng bình,... làm nổi bật nội dung ý nghĩa văn bản. Nhưng theo tôi,
một thao tác khá quan trọng, không thể thiếu và góp phần khơng nhỏ khi dạy văn
bản văn học là sử dụng kênh hình (tranh, ảnh, video minh họa...) giúp học sinh dễ
1


dàng quan sát tưởng tượng, chủ động rút ra những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về
bài học. Bởi theo quan niệm biện chứng thì q trình nhận thức nói chung của con
người là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi quay lại thực tiễn và
ngược lại. Theo quy luật đó, muốn nhận thức được phải trải qua q trình phản ánh
(nhận biết) và khơng có sự nhận biết nào sinh động, tồn diện hơn khi được trực
tiếp tiếp xúc với kênh ảnh, video. Thông qua bức hình, video minh hoạ, học sinh
có thể nhận biết nội dung và vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Do đó, việc sử dụng
kênh ảnh, video là việc làm cần thiết trong dạy học mơn Ngữ văn.
Vì các lí do nêu trên và qua thực tế khi đứng lớp tôi nhận thấy rằng cần phải
xây dựng một số biện pháp để khai thác triệt để kênh ảnh, video nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy và kỹ năng vận dụng những kiến thức văn học vào
thực tế. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Khai thác hiệu quả kênh ảnh, video trong dạy

học môn Ngữ văn THPT” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Đối với giáo viên
Đề tài sẽ giúp thầy, cơ giáo phát huy được vai trị của đổi mới phương pháp
dạy học(PPDH). Qua giờ dạy, hình thành kỹ năng và các năng lực đọc hiểu cho
học sinh: năng lực tư duy, năng lực so sánh, năng lực trình bày vấn đề, năng lực
trao đổi thảo luận...Thầy cơ giáo có cơ hội đổi mới về phương pháp dạy học và nội
dung dạy học. Từ đó, nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa
học của bản thân.
2. Đối với học sinh.
Ðề tài sẽ đem đến cho các em những giờ học bổ ích, sẽ giúp các em tăng thêm
sự hứng thú đối với bài học. Ðồng thời phát huy được năng lực tự tìm tịi, khám
phá tri thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu...
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
2. Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy cách thức sử dụng kênh hình (tranh,
ảnh,...) video trong q trình dạy học mơn Ngữ văn THPT.
3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài
trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn THPT.
IV. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA BÀN KHẢO SÁT:
1.

Ðối tượng nghiên cứu của đề tài: “Khai thác hiệu quả kênh ảnh, video
trong dạy học môn Ngữ văn THPT”

2. Phạm vi, địa bàn khảo sát: Đề tài tìm hiểu, khảo sát việc dạy học sử dụng
kênh ảnh, video của giáo viên và học sinh trong dạy và học môn Ngữ văn ở các
trường THPT trên địa bàn huyện tôi công tác.

2



V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh- đối
chiếu, suy luận...
2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra, quan sát:
- Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực nghiệm
VI. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
1. Tính mới của đề tài
Về lý luận: Sáng kiến đóng góp với các bạn đồng nghiệp dạy bộ mơn Ngữ
văn cấp THPT nói chung về thực trạng vấn đề sử dụng kênh ảnh, video trong học
môn Ngữ văn THPT hiện nay.
Về thực tiễn: Đề tài đã đưa ra được những giải pháp mang tính mới và sáng
tạo trong dạy học môn Ngữ văn THPT. Các giải pháp mà tôi đưa ra đã được triển
khai, kiểm nghiệm trong 4 năm học vừa qua đã mang lại sự hứng khởi, hứng thú
cho giáo viên và học sinh. Đề tài không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức về
mơn Ngữ văn mà cịn hình thành và rèn luyện các kĩ năng học tập, kĩ năng sống
cho học sinh, đặc biệt là ý thức vận dụng những hiểu biết tổng hợp của mình vào
mơn học.
Đề tài khơng chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức về môn Ngữ văn mà
cịn hình thành và rèn luyện các kĩ năng học tập, kĩ năng sống cho học sinh, đặc
biệt là ý thức vận dụng những hiểu biết tổng hợp của mình vào mơn học.
2. Những đóng góp của đề tài
Đề tài đề xuất các hoạt động khai thác và sử dụng kênh ảnh, video trong dạy
Đọc - hiểu môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay.
VII. CẤU TRÖC CỦA ĐỀ TÀI
Phần I. Đặt vấn đề

Phần II. Nội dung đề tài
Phần III. Kết luận

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
1.1. Hƣớng dẫn sử dụng các phƣơng tiện học tập
Phương tiện học tập rất đa dạng, nhiều chủng loại. Phương tiện học tập là
thành phần không thể thiếu trong tiến trình tổ chức giờ học, đặc biệt là tiết học có
sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc phát huy tính tích cực của học
sinh. Phương tiện học tập của học sinh chủ yếu là sách giáo khoa, sách bài tập các
nội dung được GV giao nhiệm vụ như phiếu học tập, sơ đồ tư duy… Để đạt kết
quả cao trong học tập đòi hỏi học sinh phải nắm được cách thức, yêu cầu của
phương tiện học tập sử dụng. Vì vậy, trước khi đi vào nội dung của bài học cụ thể,
giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh một số điều cần thiết khi sử dụng phương
tiện học tập để đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra giáo viên cần thực hiện các phương pháp dạy học mới như chia
nhóm, dạy học theo dự án, sử dụng phiếu học tập, sơ đồ tư duy…để phân công
nhiệm vụ từng học sinh trước khi học bài mới. Nếu làm được tất cả các cơng việc
trên sẽ góp phần tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh có thể định hướng được
yêu cầu cụ thể của mỗi bài, đồng thời tự xây dựng kế hoạch học tập mở rộng nội
dung kiến thức nhằm chủ động tìm đến kiến thức trong bài học.
1.2. Mục đích sử dụng kênh ảnh (kênh hình), video trong dạy học mơn Ngữ
văn.
Trong mơn Ngữ văn, nhất là văn bản, học sinh cảm nhận nội dung văn bản
chủ yếu bằng ngôn từ. Tranh minh họa, video chỉ là một trong những phương tiện
hỗ trợ cho quá trình tiếp nhận văn bản của học sinh. Tuy nhiên, tranh minh họa,

video cũng rất cần thiết đối với việc giảng dạy. Nó góp phần nâng cao hứng thú
học tập văn bản cho học sinh và giúp cho học sinh tiếp thu tri thức một cách trực
quan hơn. Sử dụng kênh ảnh, video sẽ tạo khơng khí học tập đầy hứng khởi, sẽ
kích thích sự say mê, giúp học sinh tập trung tốt hơn vào bài học và có niềm tin
vào những gì mà các em tiếp thu được, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục.
Muốn hướng dẫn học sinh sử dụng kênh hình, video đạt được hiệu quả cao
người giáo viên cần:
-

Chủ động trong các hoạt động trên lớp.
Tạo khơng khí lớp học thân thiện.
Tạo tình huống có vấn đề, có hệ thống qua tranh ảnh, video minh họa.
Tranh ảnh minh họa phải phong phú, phù hợp nội dung, rõ nét, hấp dẫn.
Nêu mục đích và phương pháp quan sát kênh ảnh, video.
Nêu yêu cầu giải thích, nhận x t nội dung kênh ảnh, video.

Bên cạnh đó, khơng khí lớp học cũng góp phần rất lớn cho hoạt động học
tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, thoải mái. Tập thể học sinh có
4


những hoạt động đồng bộ, thống nhất theo sự điều khiển của giáo viên, tránh các
tình huống căng th ng không cần thiết. Vui tươi mà nghiêm túc.
Hoạt động tương ứng của học sinh gồm:
- Nắm được mục đích yêu cầu giải thích, nhận x t nội dung kênh ảnh,
video.
- Quan sát tranh ảnh, tìm ra những kiến thức cần tiếp thu.
- Rút ra nhận x t, kết luận về những kiến thức cần lĩnh hội qua tranh ảnh.
1.3. Nguyên tắc khai thác kênh ảnh, video để phát triển tiếp cận năng lực cho
học sinh.

Nếu phương tiện dạy học nói chung và kênh ảnh, video nói riêng được sử
dụng hợp lý, khoa học sẽ làm tăng hiệu quả trong hoạt động dạy học. Vì thế, khi sử
dụng kênh ảnh, video cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sử dụng kênh hình theo trình tự của kế hoạch giảng dạy. Trong mơn Ngữ
văn, kênh ảnh, video chỉ được giới thiệu khi học bài học cụ thể. GV cần hướng dẫn
giao nhiệm vụ trước để HS có được định hướng khi quan sát hoặc tự thiết kế các
thiết bị tranh ảnh video liên quan đến nội dung bài học.
Khi sử dụng kênh ảnh, video, GV phải đảm bảo cho toàn bộ HS đều được
quan sát rõ ràng, lưu trữ một cách khoa học hợp lý, để làm được điều này GV có
thể sắp xếp theo thứ tự từng bài, từng loại,… và lập thư viện điện tử theo từng chủ
đề...GV không sử dụng quá lâu hoặc lặp đi lặp lại một loại kênh ảnh, video trong
một bài học, tiết học, cần phải thay đổi một cách linh hoạt và hợp lý để lôi cuốn,
thu hút HS. Các kênh ảnh, video cần sử dụng ở mức độ vừa phải.
Giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung
các kênh ảnh, video được sử dụng trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời bình ngắn gọn,
súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Điều này sẽ giúp người giáo viên
nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các
giờ sử dụng kênh ảnh, video trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trị hướng
dẫn, chỉ đạo, cịn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo
viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến kênh ảnh,
video, trao đổi tổ chun mơn, cụm chun mơn để có cách sử dụng kênh ảnh
trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó học sinh phải tự giác tìm hiểu kênh ảnh dưới sự hướng dẫn gợi
mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất : Sử dụng đúng mục đích.
Trong q trình dạy học, giáo viên phải thiết kế bài dạy theo tiến trình tổ
chức các hoạt động lên lớp. Hoạt động của giáo viên cũng như việc sử dụng kênh
ảnh trong sách giáo khoa quy định mục đích học tập của học sinh. Mục đích của
5



mỗi bài chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng,
nhân cách. Mỗi một loại kênh ảnh, video sử dụng trong bài học có chức năng
riêng, vì thế chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù
hợp với yêu cầu bài học.
Ch ng hạn như : Kênh ảnh, video được sử dụng để minh họa cho bài giảng
thì việc sử dụng phương tiện này cũng chỉ dừng lại ở việc minh họa cho bài giảng
nhằm làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên
không sử dụng phương tiện này trong các hoạt động khác như : luyện tập, vận
dụng, mở rộng. Với những kênh ảnh, video là nguồn cung cấp thông tin kiến thức
thì giáo viên phải gợi mở, yêu cầu học sinh thơng qua làm việc với kênh ảnh, video
để tìm ra kiến thức và lĩnh hội tri thức mới.
Thứ hai: Sử dụng đúng lúc.
Trong từng hoạt động tổ chức giờ dạy kênh ảnh, video phải được sử dụng
phù hợp trong từng nội dung của bài học. Trong mỗi nội dung, GV cần được lựa
chọn kênh ảnh, video phù hợp khi học sinh cần được minh họa, cần tìm hiểu nhất
về nội dung bài học, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh.
Thứ ba : Sử dụng đúng mức độ, cường độ.
Tùy vào từng nội dung, mục đích sử dụng giáo viên đưa ra những yêu cầu
đối với học sinh. Trong giờ dạy bài mới nếu điều kiện thời gian khơng cho phép thì
giáo viên chỉ tập trung giới thiệu, thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh
ảnh tiêu biểu, phù hợp nhất. Với những hình ảnh khác giáo viên chỉ dừng lại ở việc
cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được khái quát ban đầu mà thôi.
Với những kênh ảnh để minh họa cho bài giảng giáo viên khơng nên cho học sinh
đứng lên thuyết trình về kênh ảnh đó, bởi điều này có thể vượt quá sức của học
sinh, giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà. Hơn nữa cần phải bố
trí thời gian ở những kênh ảnh, video một cách hợp lý mà không bỏ qua phần cơ
bản là kênh chữ.
Thứ tư: Kết hợp sử dụng kênh ảnh sách giáo khoa với các đồ dùng được

trang bị. Như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên
quan. Với những kênh ảnh khó quan sát, mờ hoặc chưa cụ thể, giáo viên có thể
phóng to, sưu tầm ảnh màu trên Internet hoặc cụ thể hóa để các em dễ nhận biết và
tiếp thu hơn.
Thứ năm: Nội dung thuyết minh kênh ảnh phải sinh động, hấp dẫn, kết hợp
với những lời nói truyền cảm thì mới có sức thuyết phục cao đối với học sinh.
Thứ sáu: Phương pháp thường hay sử dụng để khai thác kênh ảnh trong
sách giáo khoa Ngữ văn là : Hướng dẫn học sinh quan sát, kết hợp miêu tả, phân
tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự rút
ra được ý nghĩa của kênh ảnh đó. Hiệu quả sử dụng kênh ảnh phụ thuộc vào sự say
mê, hứng thú của học sinh, giáo viên phải là người đưa ra tình huống có vấn đề để
kích thích sự hiểu biết, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học.
6


1.4. Những yêu cầu khi khai thác, sử dụng kênh ảnh, video
Giờ dạy phần đọc - hiểu văn bản Ngữ văn hiện nay, ngồi năng lực chun
mơn của giáo viên, muốn giờ lên lớp đạt hiệu quả cao, không thể khơng nói tới một
yếu tố quan trọng nữa là việc sử dụng kênh ảnh, video trong hệ thống đồ dùng dạy
học nhằm minh họa, hỗ trợ cho bài học. Song song với hệ thống kênh ảnh trong
sách giáo khoa là bộ tranh ảnh thuộc danh mục thiết bị dạy học. Với phạm vi đề tài
này những kênh ảnh, video được sử dụng bao gồm:
- Tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT.
- Bộ tranh ảnh Ngữ văn THPT do Công ty Thiết bị trường học cấp.
- Tranh ảnh, video tự GV, HS sưu tầm (Tranh vẽ lại hoặc vẽ theo chi tiết
mới, ảnh tự chụp, sưu tầm trên mạng, video do GV, HS thực hiện hoặc
sưu tầm...)
Trong giờ Đọc - Hiểu văn bản, sử dụng kênh ảnh, video là điều cần thiết.
Giúp học sinh hình dung rõ hơn về tác giả, tác phẩm. Nhưng tranh ảnh, video dành
cho việc dạy học Ngữ văn THPT hiện nay còn có phần hạn chế. Do đó giáo viên

phải chủ động tự chuẩn bị thêm tranh ảnh tư liệu để góp phần làm phong phú, đa
dạng kênh ảnh, video nhằm phục vụ tốt hơn cho tiết học. Bên cạnh bộ tranh được
cấp phát, giáo viên có thể vẽ lại hoặc cho HS vẽ lại một số bức tranh ở sách giáo
khoa hoặc bức tranh do học sinh tự cảm nhận văn bản và đặc biệt cố gắng lựa chọn
các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm để vẽ những bức họa phù hợp với bài giảng.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của kênh ảnh, video trong dạy
học môn Ngữ văn tại các trƣờng THPT trên địa bàn tôi công tác.
Trong giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay, chúng tôi nhận thấy thái độ học tập
của học sinh đối với mơn Ngữ văn cịn có cảm giác nặng nề. Giờ học văn bản chưa
thực sự hấp dẫn được học sinh, đa số học sinh cho rằng đây là mơn học nhạt nhẽo,
chỉ có lí thuyết mà không thể áp dụng vào thực tế một cách cụ thể, rõ ràng. Học
sinh nỗ lực học tập khơng vì u thích văn chương mà vì để hồn thành nhiệm vụ
học tập. Giáo viên dù có tích cực đến đâu mà học sinh khơng nỗ lực thì việc dạy
học cũng khơng có kết quả tốt. Việc chuẩn bị qua loa sẽ dẫn đến tình trạng vào lớp
học sinh khơng đủ thời gian để tìm hiểu kiến thức theo gợi ý của giáo viên. Từ đó,
học sinh chỉ thụ động ghi chép theo lời giảng của giáo viên.
Bên cạnh đó, thực trạng của việc dạy học sử dụng tranh ảnh, video trong văn
bản môn Ngữ văn của trường THPT tôi công tác, qua trực tiếp giảng dạy và dự giờ
các đồng nghiệp, tôi nhận thấy những vấn đề sau:
Học sinh chưa hiểu hết những nội dung hàm chứa trong tranh ảnh. Chưa
xem kiến thức bài học và phương tiện trực quan có mối quan hệ mật thiết nhau.
ột số em khơng chú ý quan sát tranh ảnh để rút ra nội dung bài học ... mà chỉ
nhận x t về hình thức là xấu hoặc đẹp của những tranh ảnh, video đó. ết quả là
học sinh thuộc được ghi nhớ nhưng chưa hiểu về những bài học sâu sắc mà các
7


tranh ảnh hàm chứa.
tập.


ột số em khơng thích học văn bản do khơng hứng thú học

Giáo viên có sử dụng tranh ảnh, video nhưng hiệu quả chưa cao. Giáo viên
còn làm việc nhiều, còn trả lời thay học sinh do sợ mất thời gian thay vì học sinh
phải nhìn vào tranh ảnh, video để tìm tịi phát hiện nội dung sâu sắc hàm chứa bên
trong.
Chính vì vậy, tơi đã cố gắng tìm ra giải pháp giúp học sinh hứng thú hơn
trong học văn. Tùy điều kiện của mỗi văn bản, tơi cố gắng tìm tranh ảnh minh họa
để học sinh có hứng thú học tập đạt kết quả cao hơn.
Để tìm hiểu thực trạng dạy học sử dụng kênh ảnh,video tại địa phương ở các
trường THPT trên địa bàn công tác, tôi tiến hành khảo sát 44 GV và 350 HS lớp
10, 11, 12 tại 05 trường THPT từ tháng 3/2020 bằng nhiều phương pháp nghiên
cứu như: nghiên cứu lí luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học để xử lí số
liệu.
Bảng 1.1. Số lượng giáo viên và học sinh tham gia khảo sát đề tài
Giáo viên
STT

Trƣờng THPT

1

Học sinh

Số
lƣợng

Tỉ lệ
(%)


Số
lƣợng

Tỉ lệ
(%)

Trường số 1

12

28,6 %

90

25,7%

2

Trường số 2

10

25%

80

22,9%

3


Trường số 3

11

25%

80

22,9%

4

Trường số 4

8

14,3 %

65

18,6%

5

Trường số 5

4

7,1 %


35

9,9%

Tổng

44

100%

350

100%

- Kết quả khảo sát thực trạng dạy học kênh ảnh, video tại địa phương
+ Kết quả điều tra từ GV
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng dạy học theo kênh ảnh, video (phiếu điều tra ở
phụ lục 1)
Tỉ lệ lựa chọn (%)
TT

Câu hỏi
Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần
thiết


8


1

2

3

4

5

Việc rèn luyện năng lực,
kĩ năng tự học cho học
sinh có cần thiết khơng?

Thầy (cơ) có thường
xun tổ chức hoặc hướng
dẫn cho học sinh sử dụng
kênh ảnh, vi deo hay
không ?

Thầy (cơ) chọn hình thức
nào để tổ chức dạy học sử
dụng kênh ảnh, vi deo
cho học sinh?

Phương pháp hoặc kĩ thuật
dạy học nào được sử dụng

dạy kênh ảnh, vi deo ?

Thái độ của HS khi được
hướng dẫn học thông qua
kênh ảnh, vi deo?

95%

5%

0%

Thường
xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao
giờ

2.9%

39.3%

57,8%

Kiểm tra đánh Dạy kiến thức
giá
mới


Chuẩn bị bài
ở nhà

16,7%

27,7%

55,6%

PP dạy học
hợp tác trong
nhóm nhỏ

PP dạy học
giải quyết vấn
đề

PP bàn tay
nặn bột

28%

65.7%

6.3%

Rất hứng thú

Hứng thú


Không hứng
thú

55%

28%

17%

+ Kết quả điều tra từ HS
Bảng1.3. Kết quả điều tra năng lực học tập thông qua kênh ảnh, vi deo của học
sinh THPT (Phiếu điều tra ở phụ lục 1)
Tỉ lệ lựa chọn (%)
T
T
1

Câu hỏi
Em đánh giá như thế nào
về vai trị của việc học tập
sử dụng kênh ảnh, video
hiện nay?
Ngồi giờ học trên lớp em

Rất quan
trọng

Quan trọng

Không quan

trọng

91%

19%

0%

Thường

Thỉnh thoảng

Không bao
9


2

3

đã giành bao nhiêu thời
gian tìm hiểu về kênh ảnh,
vi deo và vận dụng nó cho
các bài học khác?
Em có thực hiện kế hoạch
học tập đã đề ra khi học
tập sử dụng kênh ảnh, vi
deo khơng?

xun


giờ

24%

65.7%

10,3%



Khơng

Khơng có kế
hoạch

54 %

15.5%

30.5%

Cảm nhận lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập sử dụng kênh ảnh, vi
deo .
Mức độ

Gặp rất nhiều
khó khăn

Gặp nhiều

khó khăn

Gặp ít khó
khăn

Khơng gặp
khó khăn

Số lượng

191

124

35

0

Tỷ lệ %

54.57%

35,43%

10%

0%

2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng“ kênh ảnh, video” trong dạy học môn
Ngữ văn ở các trường THPT tại huyện tôi công tác.

2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng kênh ảnh, vi
deo trong dạy học môn Ngữ văn tại các trường THPT trên địa bàn huyện tôi công
tác.
- Việc phát triển dạy học sử dụng kênh ảnh, video tại địa phương cho HS hiện
nay rất được quan tâm để thực hiện. Tất cả 95% GV được khảo sát đều chọn
phướng án “rất cần thiết” và 5% chọn phương án “cần thiết” để dạy học sử dụng
kênh ảnh, video cho HS.
- Về thái độ của học sinh khi được hướng dẫn dạy học sử dụng kênh ảnh,
video: có 55% rất hứng thú, 28% hứng thú và có 17 % không hứng thú, điều này
cho thấy sự cần thiết phải thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, để
tạo hứng thú say mê học tập cho người học.
2.2.2. Thực trạng hoạt động tổ chức dạy học mơn Ngữ văn THPT theo mơ hình sử
dụng kênh ảnh, video.
- Về mức độ thường xuyên tổ chức hoạt động dạy học sử dụng kênh ảnh,
video tại địa phương: Có 39.3% GV được khảo sát cho là thỉnh thoảng có tổ chức
dạy học sử dụng kênh ảnh, video. Có đến 57.8% GV chưa bao giờ tổ chức các
hoạt động dạy học sử dụng kênh ảnh, video tại địa phương và chỉ có 2.9% GV là
thường xuyên tổ chức hoạt động này cho HS. Nhìn chung số giáo viên có thái độ
tích cực phần lớn đơn thuần là việc xây dựng làm sao chỉ truyền đạt hết kiến thức
cho học sinh nắm được mà không cần quan tâm đến bất cứ nội dung nào khác.
10


- Cảm nhận lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập sử dụng kênh ảnh, video
có tới 54.57% gặp rất nhiều khó khăn; 35.43% gặp nhiều khó khăn và 10% gặp ít
khó khăn. Tuy rằng các em nhận thức được kiến thức lĩnh hội có ý nghĩa quan
trọng trong cuộc sống song việc học tập gặp nhiều khó khăn. Điều đó cho thấy học
sinh chưa làm quen nhiều với mơ hình dạy học và cịn rất lúng túng với các dạng
bài tập “mở” khi đọc hiểu để trả lời câu hỏi hoặc vận dụng kiến thức để giải quyết
các vấn đề thực tiễn.

- Nguyên nhân dẫn tới kết quả trên là do áp lực thi cử đang nặng về kiến thức,
mặt khác học sinh thích học những giờ văn theo hướng mới nhưng lại khơng tích
cực trong việc tự học, rụt rè, ngại không dám bày tỏ quan điểm. Cịn giáo viên ngại
thay đổi, năng lực sử dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế...
2.3. Thực trạng về thi cử và kiểm tra, đánh giá
Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học
là vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh. Tuy nhiên việc đánh giá của giáo viên vẫn còn nặng theo chuẩn
kiến thức kĩ năng thông qua các bài kiểm tra định kì và đánh giá từ một kênh: giáo
viên đánh giá học sinh. Giáo viên chưa chú trọng đến việc đánh giá quá trình học
tập và đánh giá sản phẩm học tập của học sinh từ nhiều kênh khác nhau: học sinh
tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá học sinh. Tổ chức dạy
học theo hướng khai thác kênh ảnh, video có cơ hội cho giáo viên đánh giá học
sinh từ nhiều kênh đảm bảo việc đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng
lực.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tơi đã tìm ra những giải pháp hiệu quả
khi sử dụng kênh ảnh, video trong dạy học môn Ngữ văn ở đơn vị công tác, đồng
thời tạo cho học sinh thói quen tự học, tự nghiên cứu qua các bài giảng trực tuyến
góp phần đổi mới dạy học và giáo dục phù hợp điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội
của đất nước cũng như bắt nhịp được với yêu cầu và xu thế giáo dục hiện đại.
II. GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ KÊNH ẢNH, VIDEO TRONG
DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THPT.
1. Căn cứ để xác định các thao tác, hoạt động khi sử dụng kênh ảnh, video.
Trong chương trình sách giáo khoa hiện nay, những yêu cầu về nhận thức
luôn được đặt lên hàng đầu. Ở bộ môn Ngữ văn THPT cũng vậy, tùy theo văn bản
dài hay ngắn, vấn đề rộng hay hẹp mà đưa ra những yêu cầu khác nhau, nhưng tất
cả đều hướng tới yêu cầu nhận thức. Đó là sự cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác
phẩm văn chương. Vậy học sinh sẽ tiếp cận và hiểu điều đó bằng con đường nào?
Câu hỏi này luôn là một câu hỏi khó cho tất cả các thầy cơ dạy Văn, địi hỏi các
thầy cơ phải tìm mọi cách, mọi con đường giúp học sinh tiếp thu lĩnh hội kiến thức

trong bài.
Trong tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học, giáo viên cần sử dụng kết
hợp linh hoạt nhiều phương pháp, biện pháp phù hợp với đặc trưng của phân môn
11


Đọc – Hiểu văn bản để khơi gợi, khám phá, mở rộng, khắc sâu nội dung bài học và
phải trải qua những bước tổ chức hoạt động sau:
- Hoạt động khởi động: Đây là phần tạo tâm thế giúp học sinh bước đầu
tiếp cận văn bản với những nét chung khái quát nhất. Phần này GV có thể sử dụng
tranh ảnh theo chủ đề liên qua tới bài học, hoặc các video, clip liên quan đến nội
dung bài học để tổ chức hoạt động khởi động.
Ch ng hạn như: khi dạy Văn học dân gian lớp 10, với truyền truyết An
Dương Vương và ị Châu – Trọng Thủy, GV có thể giới thiệu video đền Cổ Loa
ở Đông Anh Hà Nội, từ đó u cầu HS trình bày hiểu biết của cá nhân về di tích
lịch sử đền Cổ Loa. Với truyện cổ tích Tấm Cám, cho HS xem, hoặc nghe câu
chuyện cổ tích này để HS có hứng thú tiếp nhận bài học…Với văn học hiện thực
phê phán lớp 11, Khi dạy truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao, GV tổ chức hoạt
động khởi động bằng cách, cho HS nghe bài hát cùng tên và đoán tên bài hát, hoặc
xem đoạn trích phim Làng Vũ Đại ngày ấy, từ đó GV dẫn vào bài mới. Khi dạy
đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng GV cho HS xem
video về tang lễ, hoặc đoạn trích phim Số đỏ rồi dẫn vào bài. Ở hoạt động khởi
động, tùy vào từng tác phẩm, GV lựa chọn vi deo, tranh ảnh phù hợp để tổ chức
nhằm tạo tâm thế hứng khởi cho HS khi tham gia giờ học.
- Hoạt động hình thành kiến thức mới: Phần này giúp học sinh cảm nhận
sâu sắc, cụ thể từng vấn đề nội dung, ý nghĩa... đặt ra trong văn bản, tùy từng nội
dung trong từng tác phẩm GV lựa chọn tranh ảnh, vi deo phù hợp.
Với nội dung giới thiệu tác giả GV khai thác kênh ảnh qua các bức tranh
chân dung tác giả; sử dụng các tranh ảnh về trang bìa các tác phẩm để giới thiệu sự
nghiệp văn học.

Với nội dung kiến thức mới cần khai thác kênh ảnh, video phù hợp. Ch ng
hạn như dạy các bài Thơ trong phong trào Thơ mới ở chương trình Ngữ văn 11:
Bài Vội vàng của Xuân Diệu, GV khai thác vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống qua
các tranh ảnh về thiên nhiên cuộc sống con người. Với Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn
Mặc Tử, GV khai thác tranh ảnh về thiên nhiên, con người xứ Huế. Với Tràng
giang của Huy Cận, GV khai thác tranh ảnh về Sơng nước Sơng Hồng…Ngồi ra
GV có thể phát huy năng lực âm nhạc cho HS sau khi học xong bài thơ, GV tổ
chức cho các em ngâm thơ. Hình thức này sẽ phát huy tốt năng lực sáng tạo, tư duy
thể hiện bản thân của học sinh.
- Hoạt động luyện tập: Đây là phần phát huy khả năng tổng hợp tư duy, khái
quát bài về cả nội dung và nghệ thuật mà mục tiêu bài học đề ra.
- Hoạt động Vận dụng: Từ kiến thức đã học ở từng tác phẩm cụ thể, HS sẽ
vận dụng vào thực tiễn.
- Hoạt động tìm tịi, mở rộng: Đây là hoạt động cuối cùng trong giờ học,
thông thường hoạt động này sẽ thực hiện ở nhà, vì thế GV giao nhiệm vụ cụ thể để
12


học sinh tìm tịi các tài liệu liên quan để mở rộng nâng cao về những vấn đề trong
giờ học.
Từ những mục đích của hoạt động dạy và học trên, tơi đặt trăn trở phải bằng
cách nào đó, bằng pháp nào đó giúp học sinh tiếp nhận được kiến thức văn học
bằng chính sự hiểu biết của mình nhờ vào hoạt động hướng dẫn của giáo viên. Vì
vậy, trong quá trình giảng dạy Đọc – Hiểu văn bản Ngữ văn ở THPT, tôi đã khai
thác kênh ảnh, video và sử dụng trong tiết dạy trong các hoạt động sau:
- Sử dụng kênh hình ảnh để giới thiệu bài.
- Sử dụng kênh hình ảnh để minh họa, tìm hiểu một chi tiết, một nội dung.
- Sử dụng kênh hình ảnh để củng cố bài.
Trong q trình dạy học, khơng phải bất cứ bài nào, tiết nào ta cũng sử dụng
kênh ảnh, video ở tất cả các phần các bước, mà tùy từng bài ta sẽ lựa chọn tranh

ảnh phù hợp để minh họa cho bài giảng ở từng hoạt động sao cho giờ học đạt được
hiệu quả cao nhất.
2. Kỹ năng khai thác kênh ảnh, video
2.1. Sử dụng triệt để kênh ảnh trong sách giáo khoa.
Một số văn bản trong sách giáo khoa có kênh ảnh minh họa cho nội dung
giới thiệu về tác giả trong SGK. Ảnh chân dung các tác giả có ở hầu hết các bài
đọc văn. Để sử dụng nguồn kênh ảnh này có hiệu qủa, GV sẽ giao cho HS tìm
hiểu trước ở nhà trước khi tìm hiểu bài mới, đến giờ học GV cho cả lớp quan sát và
phân tích, bình tranh để giới thiệu về cuộc đời, con người nhà văn, nhà thơ.
2.2.

Sử dụng hiệu quả tranh minh họa do Bộ Giáo dục cấp trong thiết bị
trƣờng học.

Khi sử dụng tranh minh họa do Bộ Giáo dục cấp, giáo viên cần nghiên cứu
và định hướng cho học sinh quan sát để cảm nhận ý nghĩa văn bản một cách có
hiệu quả nhất.
Tuy bộ tranh do Bộ Giáo dục cấp không đầy đủ cho tất cả các văn bản trong
sách giáo khoa nhưng ở những bài có tranh minh họa thì nội dung bài học thể hiện
qua các bức tranh rõ n t và khá đầy đủ. Hình ảnh trong tranh rõ đẹp cũng góp phần
tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Sử dụng tranh minh họa khơng nên tùy tiện mà cũng có những nguyên tắc
nhất định:
Thứ nhất: Tranh được sử dụng không nên cho học sinh xem trước nhằm tạo
bất ngờ hứng thú khi tìm hiểu văn bản.
Thứ hai: Sử dụng tranh có hiệu quả và hợp lý giữa các khâu, các phần.
Thứ ba: hi đưa tranh vào sử dụng phải đặt câu hỏi để đưa học sinh vài tình
huống có vấn đề nhằm phát huy tác dụng của việc dùng tranh minh hoạ.
13



Đối với các tranh minh họa cho các tác phẩm học sinh không được quan sát
trước ở nhà, giáo viên phải gợi ý vừa giúp học sinh quan sát nhanh vừa định
hướng cho học sinh phát hiện tranh minh họa cho phần nào, chi tiết nào, nhân vật
nào của truyện; tranh có làm rõ tính cách nhân vật khơng?, …. hi đã nắm rõ nội
dung tranh, học sinh sẽ thích thú hơn khi có cảm giác tự mình tìm ra được kiến
thức trong văn bản.
2.3. Sử dụng tranh ảnh, video đúng lúc, đúng chỗ không phân tán sự chú ý
của học sinh.
Đối với việc sử dụng tranh minh họa cho nội dung văn bản, giáo viên phải
cân nhắc xem bức tranh có thể đưa ra giới thiệu cho học sinh ở nội dung nào, chi
tiết nào. Trong trường hợp có những bức tranh có thể minh họa cho nhiều đoạn,
nhiều chi tiết trong văn bản thì giáo viên phải lựa chọn, cân nhắc làm sao cho việc
minh họa đạt hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng học sinh sau khi xem và bình
tranh ở chi tiết này rồi lại xem và bình tranh ở chi tiết khác trong cùng một văn
bản. Ngồi ra, nếu sử dụng tranh cho mục đích thứ nhất xong mà giáo viên không
gỡ tranh xuống để đến một chi tiết nào đó sử dụng minh họa ln sẽ khiến cho học
sinh cứ nhìn tranh khơng thể tập trung vào bài học được. Như thế, việc sử dụng
tranh của giáo viên sẽ khơng có hiệu quả.
Ch ng hạn khi dạy các đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ở lớp
10, khai thác để cho học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật. Đồng
thời, giáo viên có thể dùng tranh các bản Truyện Kiều bằng chữ Nơm và được dịch
ra tiếng nước ngồi để giới thiệu bài. Như vậy sẽ tạo sự lôi cuốn mạnh mẽ, cho học
sinh cảm giác muốn tìm hiểu về giá trị một nhà thơ, một tác phẩm thơ như thế nào
mà được nhiều nước trên thế giới biết đến và ngưỡng mộ. Nhưng nếu giáo viên
treo tranh trong suốt thời gian tìm hiểu Truyện Kiều thì học sinh khơng thể tập
trung vào việc nắm nội dung truyện được. Tình huống xảy ra là học sinh có thể
khơng chú ý bài học mà chỉ lo nhìn và so sánh bản truyện bằng chữ Nơm và bản
truyện bằng tiếng nước ngồi đẹp xấu mà thơi. Điều đó làm giảm đi hiệu quả của
tiết học.

Ví dụ khi dạy truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy ở lớp 10, giáo
viên sử dụng tranh đền Cổ Loa, giếng Ngọc, đền Thờ An Dương Vương, am thờ
công chúa Mị Châu, giếng ngọc làm nền để gợi ý cho học sinh nhận xét các nhân
vật trong tranh để giới thiệu bài học mới. Như vậy sẽ kích thích được hứng thú tìm
hiểu về di tích lịch sử Cổ Loa, quá trình dựng nước và giữ nước của An Dương
Vương. Tranh này cũng minh họa cho chi tiết cuối cùng của mỗi nhân vật. hi đọc
hiểu nhân vật xong, GV phải gỡ tranh xuống để sự phân tán của học sinh trong
suốt quá trình tìm hiểu nội dung văn bản.
(Xem phụ lục 2: phiếu khảo sát nhu cầu học sinh, sổ theo dõi hoạt động nhóm,
phiếu định hƣớng học tập)

14


3. Các hoạt động khai thác kênh ảnh, video trong dạy học môn Ngữ văn
3.1. Sử dụng kênh ảnh, video trong hoạt động khởi động.
Hoạt động khởi động đóng vai trị quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động
khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học.
Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi k o
học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ ln tạo nên những bất ngờ
thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ khơng cịn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán,
nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham
gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng th ng
khô khan.
Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được
một cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu
quả khơng cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, năng về kiến thức... ột
trong những ứng dụng hiện nay được sử dụng trong dạy và học nói chung, dạy và
học Ngữ văn nói riêng chính là sử dụng và khai thác kênh ảnh, video. Đây là kênh
khai thác rất tiện dụng, hiệu quả, đa chức năng, phù hợp với giáo viên, khi được sử

dụng phù hợp sẽ tạo tâm lí tốt để học sinh nhập cuộc vào bài học.
Ch ng hạn khi dạy các bài về Tác gia văn học, giáo viên cho học sinh nhận
diện tên tác giả qua hình ảnh (ảnh chân dung), tiếp đó tổ chức trò chơi gh p tên tác
giả với tên tác phẩm hoặc giai đoạn văn học…
Hoặc khi dạy học bài ký “Ai đ đặt tên cho d ng sông của Hồng Phủ
Ngọc Tường (Ngữ văn 12) có thể cho học sinh nghe giai điệu, hình ảnh bài hát:
Dịng sơng ai đã đặt tên, sáng tác Trần Hữu Pháp.
Hay khi dạy tác phẩm “Chí Phèo”; đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia (Ngữ văn 11) có thể trình chiếu cho học sinh xem một trích đoạn phim....
Hoặc khi dạy đoạn trích “Người cầm quyền khơi phục uy quyền (Ngữ văn
11) có thể cho học sinh xem những hình ảnh đẹp về nước Pháp....
Hoặc khi dạy “Tỏ l ng của Phạm Ngũ Lão (Ngữ văn 10), GV cho HS xem
phim tài liệu về việc Phạm Ngũ Lão đan sọt,… ..
Khi dạy đọc trích “Chiến thắng Mtao – Mxây , GV Trình chiếu tranh ảnh,
cho HS xem tranh ảnh về văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Hi Lạp cổ đại và văn hoá
Ấn Độ.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trong 12 thể loại VHDG mà các em đ
được giới thiệu trong bài Khái quát VHDG, có một thể loại tuy quen thuộc với mọi
người nhưng khá mới mẻ với các em. Đó là thể loại Sử thi. Vậy sử thi VN và thế
giới có đặc điểm gì? Trong chủ đề hơm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về thể loại này
qua các đoạn trích trong SGK.
15


3.2. Sử dụng kênh ảnh, video để minh họa, tìm hiểu một chi tiết, một nội dung
trong hoạt động hình thành kiến thức mới.
3.2.1. Sử dụng ảnh chân dung các nhà văn để giới thiệu tác giả văn học
Có thể thấy rõ, hầu hết các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn
lớp 10, 11, 12 đều có ảnh chân dung tác giả. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh tìm

hiểu các bài đọc văn người giáo viên có thể sử dụng ảnh chân dung các nhà văn.
Ảnh chân dung các nhà văn có thể sử dụng lúc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
hoặc lúc giới thiệu bài mới. Trước khi hướng dẫn cụ thể việc chuẩn bị bài mới,
giáo viên cho học sinh xem ảnh chân dung tác giả và một số câu hỏi gợi ý.
Ảnh chân dung sẽ tác động trực tiếp đến thị giác của học sinh, cùng với sự
cộng hưởng của các giác quan khác, học sinh sẽ có những xúc cảm ban đầu về tác
giả, tác phẩm và hình dung được lối đi đến bài học. Từ đó học sinh sẽ phải tự mình
tìm tài liệu liên quan đến bài học dựa trên câu hỏi gợi ý. Như vậy là chúng ta đã tạo
được cảm xúc ban đầu để học sinh chủ động tiếp cận tri thức. Mặt khác, người giáo
viên cũng có thể sử dụng ảnh chân dung khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu
sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Có hai thời điểm có thể dùng ảnh chân dung, thời điểm giới thiệu bài và lúc
hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Lúc này ảnh
chân dung như một chất xúc tác đưa cảm xúc của học sinh đi vào chiều sâu, trơi
theo dịng chảy của văn bản đọc – hiểu.
Ví dụ : hi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm Vợ chồng A Phủ phần
hoạt động tìm hiểu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, ta sử dụng ảnh chân
dung nhà văn Tơ Hồi kèm theo bài thơ:
“Dế mèn lưu lạc mười năm
Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang”.
(Xuân Sách)
3.2.2. Sử dụng tranh ảnh, video giới thiệu về chi tiết, nội dung trong văn bản.
a) Sử dụng tranh ảnh
Một bức tranh phù hợp cũng có thể dùng cho học sinh trình bày những cảm
nhận của mình sau khi đã đọc văn bản. Tranh ảnh vẽ sẵn, chụp sẵn, in sẵn là một
phương tiện dạy học giúp cho sự mô tả các đối tượng, hiện tượng một cách cụ thể,
vừa sinh động, vừa tốn ít thời gian trên lớp. Có những loại tranh ảnh mang đến cho
học sinh nguồn kiến thức mới, hoặc kiến thức bổ trợ cho bài học. Tranh ảnh sẽ tác

động vào các giác quan giúp các em hình dung, khám phá giá trị của tác phẩm
bằng cảm xúc. Lớp học sẽ rất sinh động, học sinh làm việc tích cực và hiểu bài sâu

16


sắc hơn. Việc sử dụng tranh ảnh phải căn cứ vào nội dung tác phẩm để lựa chọn
tranh và thời điểm sử dụng.
Ch ng hạn, trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu tả bức tranh mùa xuân: “Ngày
xuân mơ nở trắng rừng”. Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh những hình ảnh
về hoa mơ, về những cánh rừng mơ Việt Bắc khi mùa xuân về. Từ đó, giúp các em
cảm nhận vẻ đẹp gợi cảm, tinh khôi của mùa xuân Việt Bắc một cách sinh động, ấn
tượng.
Cũng như vậy, với những bức ảnh chụp nạn đói năm 1945 của nhiếp ảnh gia
Võ An Ninh, khi dạy đọc – hiểu “Vợ Nhặt” của Kim Lân, để thấy được những
khốc liệt mà nhân dân ta phải chịu đựng khi bị đô hộ.
Khi dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng ta có thể cho học sinh xem tranh ảnh
về thiên nhiên Tây Bắc, tranh về những con đường Tây Bắc với hình dáng ngoằn
ngoèo, lên cao, xuống thấp hoặc tranh về cánh đồng lúa ai Châu xanh mượt mà,
óng ả. Những bức tranh này sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu
thiên nhiên Tây Bắc và chặng đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến…việc sử
dụng tranh ảnh sẽ phát huy được những hiệu quả cụ thể, thiết thực của nó.
Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Thơng điệp nhân ngày thế giới
phịng chống AIDS, ngày 1 – 12 – 2003 của Cô-Phi An-Nan. Trong quá trình
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm hiểu về
HIV/AIDS và sưu tầm hình ảnh, tư liệu về căn bệnh này. Với cách làm này, học
sinh sẽ có những kiến thức ban đầu về căn bệnh thế kỉ, giáo viên có một bộ sưu tập
tài liệu phục vụ cho bài dạy hiệu quả hơn. Trong quá trình đọc hiểu chúng ta cung
cấp cho học sinh số liệu và cho học sinh xem hình ảnh về vi rút HIV cũng như hình
ảnh người mang bệnh AIDS. Rất rõ rằng, sau khi tìm hiểu bài đọc – hiểu có dụng

cụ trực quan, học sinh cảm nhận sâu sắc, ý thức đầy đủ về căn bệnh nguy hiểm này
cũng như thấy rõ trách nhiệm của bản thân về phòng chống HIV/AIDS. Như vậy,
bài học đã đến với các em một cách hiệu quả.
Dạy truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, GV cho học
sinh em video giới thiệu về Di tích lịch sử đền Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.
Trong một văn bản có rất nhiều nội dung cần tìm hiểu khai thác, để truyền
đạt tới học sinh một cách đầy đủ và hấp dẫn thì việc lựa chọn tư liệu minh họa phù
hợp sẽ tạo được hứng thú cho học sinh khi tiếp nhận văn bản. Bên cạnh việc dẫn
dắt học sinh tìm hiểu tác phẩm theo trình tự nào, phương pháp cơ bản nào trong
hoạt động hình thành kiến thức mới, sử dụng kênh hình ra sao để giúp học sinh
hiểu rõ vấn đề qua trực giác, bằng tâm hồn, bằng sự cảm nhận, suy nghĩ, liên tưởng
của bản thân về một chi tiết, một nội dung của tác phẩm. Từ đó góp phần làm cho
giờ Đọc – Hiểu văn bản đạt hiệu quả cao nhất. Việc dùng tranh để giới thiệu bài
thực sự sẽ có những tác dụng tích cực. Học sinh sẽ từ chỗ có những cảm giác ban
đầu về văn bản khi quan sát tranh đến có những ấn tượng về nhân vật, sự việc,

17


khung cảnh,... trong bài, từ đó giúp các em dễ dàng có được những khám phá mới
mẻ về nội bài học.
b) Sử dụng băng đĩa phim, video bài hát hoặc ngâm thơ.
Kịch bản sân khấu, phim là những loại hình nghệ thuật có những khả năng
rất lớn để thâm nhập vào cuộc sống và thế giới tinh thần của con người. Nó đem lại
cho người xem những hiểu biết từ thời đại này qua thời đại khác. Thông qua việc
xem phim, học sinh thấm thía hơn các chi tiết đắt, tính cách nhân vật, tinh thần tác
phẩm. Qua phim, giáo viên có thể khơi gợi và giúp học sinh tham gia “đồng sáng
tạo” với tác giả. Mặt khác, trước khi tổ chức cho học sinh xem phim, giáo viên nên
cung cấp cho học sinh một số câu hỏi tìm hiểu bài. Điều đó thúc đẩy các em,
khơng chỉ đơn thuần nhìn và nghe chăm chú mà cịn buộc các em phải suy nghĩ khi

theo dõi màn hình để tìm ra lời giải.
Khi chuẩn bị hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo, tơi đã cung
cấp cho các em một số câu hỏi và yêu cầu học sinh tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Chí
Phèo. Sau đó tơi tổ chức cho các em xem bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Khi dạy
đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng), GV cho
HS xem trích đoạn phim Số đỏ, được xem phim, các em sẽ hình dung rõ hơn các
chân dung trào phúng trong đoạn trích. Kết quả, các em rất thích thú và háo hức
chờ đón tiết đọc – hiểu tác phẩm này. Giờ học đã diễn ra sôi nổi, sinh động. Học
sinh tích cực, tự giác và hiểu bài sâu sắc.
Bên cạnh thể loại phim, ta có thể dùng âm nhạc để lôi cuốn các em nhập
tâm vào các tác phẩm thơ ca. Thiên tài của nhà thơ kết hợp với cảm hứng của nhạc
sĩ và nghệ thuật điêu luyện của người biểu diễn sẽ tác động mạnh mẽ đến người
nghe.
Khi dạy truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, GV trình chiếu một đoạn
phim trong phim Vợ chồng A Phủ đồng thời cho HS nghe bài hát Bài ca trên núi –
Tác giả Nguyễn Văn Thương. HS vừa xem trích đoạn phim trong đó có lồng bài
hát các em sẽ có hứng thú và tâm thế thoải mái nhất để từ đó có những cảm nhận
về cuộc sống của người dân vùng cao Tây Bắc. Khi dạy Người lái đ Sông Đà của
Nguyễn Tuân, GV cho HS nghe và xem bài hát Tiếng gọi sông Đà sáng tác Trần
Trung. Khi dạy đoạn trích Ai đ đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc
Tường, GV cho HS xem video và nghe bài hát D ng sông ai đ đặt tên, sáng tác
Trần Hữu Pháp.
Hoặc khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập của
Hồ Chí Minh, khơng gì tuyệt vời hơn là cho học sinh nghe chính giọng đọc của
Bác. Các em sẽ cảm nhận một cách sâu sắc niềm tự hào khi đất nước được độc lập,
nhận thức dễ dàng hơn về tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn và tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Để sử dụng băng đĩa nhạc ta chỉ cần một cái loa cầm tay, một đĩa usb có
chứa bản nhạc, trong khi, hiện nay có khá nhiều bản nhạc phổ nhạc cho thơ rất
thành công (Tây Tiến – Quang Dũng, Đây thơn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Sóng – Xuân
18



quỳnh, Đàn ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo, Đất nước của Nguyễn
…)

hoa Điềm

Cũng cần nói thêm rằng, khơng phải giáo viên dạy văn nào cũng có khả
năng minh hoạ cho các bài thơ bằng âm nhạc hay ngâm thơ. Bản thân tơi cũng vậy,
nên có lúc tơi đã dùng giọng ca hay giọng ngâm thơ của các nghệ sĩ để thay cho
giọng đọc của mình khi bước vào phần Đọc – hiểu văn bản. Lúc đo cả cơ và trị
cùng thả hồn vào bản nhạc và như một lẽ tự nhiên việc đọc – hiểu diễn ra thật nhẹ
nhàng mà sâu lắng.
3.3. Sử dụng kênh ảnh, video trong hoạt động luyện tập, vận dụng
Đây là loại bảng phụ mà ta có thể dùng nó để ghi các ví dụ, các nội dung cơ
bản cần chốt ý và lướt qua, các bảng ơn tập, hệ thống hóa kiến thức, các bài tập
hoặc các mơ hình minh họa. Sử dụng các bảng này giúp giáo viên tiết kiệm được
thời gian trên lớp, khắc phục được tình trạng thiếu bảng viết, đặc biệt là hạn chế
được việc có những nội dung rất cần cho học sinh quan sát nhưng giáo viên không
thể viết kịp nếu như không chuẩn bị trước các bảng biểu này. Để làm các bảng
biểu, ta có thể sử dụng giấy Troki (đây là loại chất liệu khá phổ biến vì dễ cuốn
gọn gàng, dễ vận chuyển, lại có khổ to nhỏ tuỳ ý theo dung lượng chữ viết). Bìa
lịch cũ (chúng ta có thể sử dụng lại các bìa lịch của năm cũ - phần mặt sau - để làm
bảng phụ rất thuận tiện). Bảng nhựa mềm, bảng da bị (đây là loại bảng có thể cuộn
lại dễ dàng và viết bằng phấn. Dùng xong có thể xố bằng giẻ lau bảng bình
thường).
Về bút viết, có thể dùng bút dạ bảng, bút lông, phấn viết hoặc in trên máy vi
tính đều được.
Về việc sử dụng trên lớp : Với bảng nhựa mềm, bảng da bò : Làm dây treo
bên cạnh bảng chính. Với giấy Troki hoặc bìa lịch: Dùng nam châm dán lên bảng

từ. Nếu dùng bảng nhựa, dùng xong xoá sạch để lần sau viết lại. Nếu dùng giấy
Troki hoặc bìa lịch : Khi dán lên bảng nên dùng một đến hai tờ giấy mika trong
hoặc giấy bóng kính trong dán lên chỗ cần viết. Dùng bút dạ bảng viết lên tờ giấy
đó sẽ giống như viết lên bảng nhưng dễ dàng xoá được bằng giấy mềm hoặc giẻ
khơ. Như vậy, những bảng phụ ấy sẽ cịn dùng được cho những lần sau.
- Cụ thể, ta có thể dùng bảng biểu để ghi những nội dung mà ta sẽ lướt qua
trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, nhưng những nội dung này
rất quan trọng trong khi học sinh chỉ được nghe từ một đến hai lần và phải tự nắm
bắt những thông tin kiến thức ấy, như: tóm tắt tác phẩm (tóm tắt tác phẩm Vợ
chồng A Phủ, tóm tắt tác phẩm Thuốc …. ).
Như vậy, việc sử dụng kênh hình trong phần tìm hiểu phân tích văn bản vừa
có tác dụng gợi mở và minh họa cho các phần nội dung, vừa tô đậm thêm cho vẻ
đẹp của ngôn từ trong các tác phẩm văn chương.
Tóm lại: Việc chuẩn bị tranh ảnh, video clip trước giờ dạy và sử dụng tốt các
thiết bị trong giờ dạy giúp giáo viên khắc sâu kiến thức cần dạy, mở rộng, liên hệ,
19


×