Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Xay dung tap the su pham vung manh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.93 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>


<b>Đề tài: Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh</b>


<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU:</b>


<b>1.Lý do chọn đề tài:</b>
<b> * Lý do khách quan.</b>


- Công tác quản lý trường học nói chung và quản lý trường Mầm non nói
riêng, Trong đó gồm có yếu tô ́quản lý: như quản lý CSVC, phương tiện ki
thuật, quản lý tài chính… nhưng yếu tố quản lý con người được thực hiện
xuyên suốt trong toàn bộ quá trình quản lý, do đó đòi hỏi người quản lý cần
phải có những biện pháp khéo léo và kinh nghiệm.


- Đội ngũ CB-GV-NV trong trường là tập thể sư phạm, là những người trực
tiếp đảm nhận công tác chăm sóc và giảng dạy trẻ. Chính tập thể sư phạm
quyết định chất lượng nuôi dạy trẻ trong nhà trường đặt biệt là trường bán
trú. Đây là lực lượng chủ yếu góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục
Mầm non là: “ Hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người
việt Nam XHCN ”. Để tạo ra một nhân cách ổn định bền vững ban đầu cho
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, và cũng là
mục tiêu của giáo dục Mầm non là mọt trong những nội dung trọng tâm của
Ngành Giáo dục - Đào tạo theo chủ đề “ Mỗi thầy, cô là một tấm gương tự
học và sáng tạo” và thực hiện phong trào“ Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.


- Vì thế việc xây dựng đội ngũ vững mạnh, tạo sự thân thiện trong trường
học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghành GD-ĐT và đặt biệt
là chú trọng đến tư cách đạo đức của người nhà giáo.


- Việc nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức nguời CB-GV-NV ảnh


hưởng nhiều đến chất lượng nuôi dạy và cơ sở trẻ ở trường .


Do vậy trong công tác quản lý, người Hiệu trưởng –Hoặt PHT phải đặt biệt
chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, phải tác động
bồi dưỡng, thúc đẩy tập thể sư phạm của đơn vị mình phụ trách, phát triển
ngày càng hoàn thiện hơn, với tình hình đội ngũ CB-GV Mầm non hiện nay
vẫn còn nhiều bất cập về số lượng, chất lượng. Đặt biệt là với các trường
thuộc vùng nông thôn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí
chưa cao, việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ trước đây chưa được
đầu tư đúng mức.


*Lý do chủ quan:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bản thân luôn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp,luôn tìm tòi tham khảo
và nhiệt tình trong công tác.


2:<b>Đối tượng phạm vi nghiên cứu.</b>


Là CB- GV- NV.


<b>II. NỢI DUNG:</b>


<b>I- Thực trạng cơng tác xây dựng tập thể sư phạm Trường MN</b>
<b>1- Đặc điểm tình hình:</b>


- Trường MN Hoa…, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân
trí chưa cao.


- Trường thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục MN mới sinh hoạt 1
ngày của trường bán trú.



- Trường có 10 lớp, với số học sinh là 326 trẻ.
- Đội ngũ CB-GV-NV gồm 26 nguời.


Trong đó :


* Cán bộ quản lý: 03
* Giáo viên: 20
* Nhân viên: 03


- Trình độ chính trị: có 07 Đảng viên, 02 đã tốt nghiệp lớp trung cấp chính tr
- Trình độ sư phạm: Đại học Mầm non: 9/Đ/C CB-GV.


- Trình độ văn hóa: 100% tốt nghiệp PTTH,
Về tuổi đời:


 Dưới 30 tuổi: 06 .
 Từ 30 - 40 tuổi: .18
 Từ 40 - 45 tuổi: 02 .


- Về tuổi nghề:


 Dưới 10 năm: 10
 Từ 10 - 15 năm: 10
 Từ 20 - 25 năm: 06


<b>2- Thực trạng:</b>


- Trình độ năng lực của đội ngũ chưa đồng bộ về kiến thức. Tình hình nội bộ
những năm trước đây chưa thể hiện sự đồng cảm hóa, còn gây tâm lý bằng


mặt không bằng lòng, nên dẫn đến bầu không khí căng thẳng, chưa thật hòa
nhã, có sự phân chia bè phái, những thành phần tiêu cực có hướng kích động
những thành viên tiêu cực, gương mẫu, nên nhiều khi chị em cảm thấy ngại
ngùng khi nhận nhiệm vụ của BGH giao cho. Vì vậy để công tác chăm sóc
giáo dục được phối hợp chặt chẽ và thật đồng bộ, mọi người làm việc tích
cực và mang lại hiệu quả cao trong công tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

và cần có những cải tiến trong cách quản lý của mình để xây dựng tập thể sư
phạm nhà trường thành một đội ngũ thật sự đoàn kết và tiến bộ về mọi mặt,
tuy nhiên đó là những vấn đề cần giải quyết liên quan đến yếu tố con người,
đòi hỏi cần phải có sự kiên trì, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.


<b>A/ Thuận lợi:</b>


Được sự quan tâm của các cấp các ngành, trường là một địa điểm tập
trung,hầu hết CB- GV- NV đều nắm bắc thông tin hai chiều mợt cách nhanh
nhẹn.


<b>B/ Khó khăn:</b>


Giáo viên , nhân viên trình độ chuyên môn tay nghề không đồng đều,
nhận thức của GV- NV chưa đồng nhất một ý kiến theo quan điểm chung.


<b>C/ Thành công và hạng chế:</b>


Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, bên cạnh một số
đồng nghiệp có sự đóng góp chân tình, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm
được giao.


Song bênh cạnh đó một số GV- NV đôi lúc còn ỷ lại chưa thực sự nổ


lực.


D<b>/ Mặt mạnh và mặt yếu </b>:


Là một CBQL có một số kinh nghiệm trong công tác, thường xuyên
học hỏi chị em đồng nghiệp,trao đổi một số kinh nghiệm trong công tác
quản lý.Luôn hoà đồng gần gủi ,tạo cho giáo viên nhân viên có tư tưởng
thoả mái nên chất lượng công việc hiẹu quả cao.


<b>III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:</b>


<i><b> A/Xây dựng tập thể sư phạm ở trường MM:</b></i>
<b>* Xây dựng khối đồn kết nợi bợ :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thường xun các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, cũng như họp
chuyên môn nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc họp tạo điều kiện để chị
em đươc trao đổi thẳng thắn những suy nghi, những vấn đề không vừa ý
trong đơn vị cũng như những đề xuất cụ thể, từ đó bàn bạc về những
biện pháp khắc phục, giải tỏa những mâu thuẩn nội bộ để cùng thống
nhất yêu cầu và trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc
xây dựng, giữ gìn khâu đoàn kết trong các mối quan hệ công tác và sinh
hoạt của tập thể, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ về mọi mặt.


Qua các hoạt động tổ chức trong trường, tôi chú ý quan sát tinh thần thái
độ của chị em.Với những biểu hiện và chuyển biến tốt trong các mối
quan hệ công tác của tập thể tôi nhận xét khích lệ chị em kịp thời nhìn
nhận những điểm tốt của mỗi người.


Điều này thúc đẩy mỗi người tự tin hơn thích thể hiện những cái đẹp về
nhân cách của mình thích làm những việc tốt mang lại lợi ích chung và


về sự tiến bộ của tập thể sư phạm nhà trường .Ngoài những công tác
chuyên môn, chúng tôi phối hợp với công đoàn tổ chức những ngày hội,
ngày lễ, những nội dung sinh hoạt câu lạc bộ, hay những cuộc vui chơi dã
ngoại, những chuyến đi du lịch vui chơi, bổ ích giúp tình cảm chị em gần
gũi, gắn bó với nhau hơn,


Trong quá trình quản lý đơn vị, tôi luôn luôn thể hiện sư công bằng trong
đối xử, không định kiến, không thiên vị và phát huy uy tín cá nhân trong
vai trò lãnh đạo, trong quan hệ công tác cũng như trong sinh hoạt tập thể
để tạo được niềm tin cho tập thể sư phạm. Hiệu trưởng, hoặc PHT phải
thực sự là trung tâm đoàn kết của tập thể sư phạm, với vai trò của 1 người
chị luôn chân tình chỉ dẫn, nhắc nhở và tin tưởng khi giao việc cho đội
ngũ cán bộ, giáo viên của mình.


Bởi vì “ Ý thức trách nhiệm chỉ phát huy, phát triển đồng thời với sư phát
triển tình cảm, đoàn kết- Do đó mọi người ý thức được rằng các hành vi
của tập thể, gắn liền với tập thể để đến với lợi ích của tập thể”


Chính từ những việc làm trên đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong xây
dựng khối đoàn kết nội bộ, mọi người hiểu nhau hơn, trong công tác giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ về các mặt. Tuy nhiên, để xây dựng tập thể sư phạm
với bầu không khí tâm lí tốt đẹp thì người Hiệu trưởng –PHT, phải bằng
nhiều biện pháp giải quyết tình huống, từng đối tượng khác nhau; đôi khi
phải mềm dẻo thuyết phục nhưng có lúc phải cứng rắn kiên quyết xử lí
đúng mức đối với những trừơng hợp làm ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ,
để xây dựng và củng cố khối đoàn kết tập thể ngày càng tớt hơn.


<i><b>B/ Hồn thiện cơ cấu và cơ chế hoạt động trong tập thể.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Cơ cấu theo điều lệ trường MN và các văn bản, các quy định của cấp


trên, chúng tôi tổ chức học tập, thảo luận để các đoàn thể, bộ phận trong
trường, nắm vững và xác định đúng phạm vi, quyền hạn trách nhiệm của
mình đồng thời xây dựng cơ chế hoạt động và các mối quan hệ công tác
để phối hợp và phát huy tính chủ động, sáng tạo.Trên cơ sở đó mỗi bộ
phận đoàn kết đều xây dựng kế hoạch hoạt động với các mục tiêu cụ thể
theo phạm vi trách nhiệm của mình.


Qua việc tổ chức cơ cấu phù hợp với tình hình thực tế nhà trường đã tạo
nên một động lực tích cực, là lực lượng nòng cốt, tham gia vào các quá
trình quản lý và giúp BGH nhà trường 1 cách đắc lực trong việc xây dựng
kế hoạch và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, hưởng ứng các phong trào
thi đua trong nhà trường để nâng lên chất lượng giáo dục chăm sóc trẻ


 <b>Xây dựng các nề nếp trong tập thể:</b>


Một tập thể sư phạm vững mạnh khi ý thức tổ chức kỉ luật đã trở thành
nhu cầu của mỗi người, các thành viên đều chấp hành tốt các nội quy,
quy chế với tinh thần tự giác- nhưng muốn được như vậy, trong tình hình
thực tế của đơn vị chúng tôi trước hết phải chấn chỉnh củng cố kỉ cương
nề nếp hoạt động nhà trường tập trung vào các mặt còn yếu, dựa vào
những văn bản quy định của Nghành về các nề nếp cần đạt, như:


- 10 điều quy định về tác phong nhà giáo


- Quy định về việc thực hiện quy chế chuyên môn
- Thực hiện “ Nếp sống văn minh trường học”
- “Xây dựng – Tình thương- Trách nhiệm”


Chúng tôi cụ thể hóa thành những tiêu chuẩn thi đua cho phù hợp với tình
hình đơn vị. Tiêu chuẩn này được hội đồng thi đua trường góp ý xây


dựng và được thể hiện và triển khai đến toàn thể CB-GV-NV trường thảo
luận, thống nhất và trở thành chuẩn mực để mọi người thi đua thực hiện
và được duy trì đều đặn thường xuyên trong các mặt hoạt động của nhà
trường, trong đó tác phong Hiệu trưởng -PHT mẫu mực nghiêm túc có
ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ, đưa các nề nếp nhà trường vào trật tự, kỉ
cương. Để ý thức tự giác của tập thể trở thành thói quen và nâng dần lên
nhu cầu thực hiện của mọi thành viên. Chính nhờ các nội quy quy định cụ
thể ,được phổ biến rõ ràng đến từng tập thể cá nhân. Nhờ có sự nhắc nhở,
uốn nắn, đánh giá kịp thời bằng thi đua nên các hoạt động có nề nếp tốt
hơn: Tinh thần tự quản của các tổ đồng bộ, hiệu quả công tác cũng được
nâng lên.


 <b> Sắp xếp, sử dụng giáo viên- cán bộ</b>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

vừa đảm bảo nguyên tắc chung vừa phù hợp với tình hình thực tế đơn vị.
Khi phân công chúng tôi chú ý đến nguyên tắc xuất phát từ quyền lợi của
học sinh và chất lượng đào tạo của nhà trường để lựa chọn giáo viên phụ
trách phù hợp.


Ví dụ:


- Đối với lớp Mầm, đặc điểm trẻ bước đầu rời xa mẹ chưa quen với môi
trường mới- đòi hỏi cô giáo phải có đức tính hết sức chịu khó, dịu dàng
tận tụy.


- Riêng lớp Lá với chương trình đổi mới phải chọn GV khá - giỏi, linh
hoạt nhạy bén để đáp ứng được yêu cầu giáo dục học sinh.


Khi bố trí 2 giáo viên / lớp- sắp xếp xen kẽ giáo viên cũ + giáo viên mới;
giáo viên giỏi hoặc tổ trưởng kèm giáo viên yếu hơn để có sự kềm cặp


giúp đỡ sát sao giữa các giáo viên .


Việc bố trí tổ trưởng chuyên môn, tôi chọn giáo viên có tay nghề giỏi,
năng nổ nhiệt tình trong công tác, có uy tín đối với tập thể để hướng dẫn
bồi dưỡng chuyên môn cho chị em trong tổ khối.


Như vậy qua việc sắp xếp, sử dụng giáo viên của tôi đã có sự cân nhắc ,
xem xét ki lưỡng để bố trí phân công, phát huy được năng lực của tổ
trưởng trong việc quản lý tổ và có tác dụng bồi dưỡng trực tiếp lẫn nhau
giữa các giáo viên , giữa tổ trưởng đối với giáo viên.


 <b> Đào tạo bồi dưỡng giáo viên</b> :


Để giúp giáo viên có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, khắc phục các thiếu
sót về mặt quan điểm nội dung, phương pháp cũng như cập nhật hóa kiến
thức thì người CBQL phải có kế hoạch cụ thể, bồi dưỡng CB-GV- trong
đơn vị mình nâng cao nhận thức và trình đợ năng lực.


<b>* Về bồi dưỡng chính trị tư tưởng:</b>


Nhằm giúp cho đội ngũ nắm vững các chủ trương chính sách pháp luật
của nhà nước và những chủ trương của Đảng, của Ngành về giáo dục.
- Hàng tháng, thông qua cuộc họp hội đồng chúng tôi duy trì nề nếp học
tập, triển khai các văn bản của Ngành liên quan trực tiếp đến CB-GV như
Điều lệ trường MN- Luật khiếu nại tố cáo- Luật cư trú- Luật bình đẳng
giới- Pháp lệnh công chức hoặc các văn bản pháp quy khác do ngành
hướng dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

yêu nghề và những phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp cho tập
thể nhà trường .



Trong năm đã đề xuất và giới thiệu kết nạp 2 đảng viên, đồng thời
khuyến khích những GV còn lại nâng cao ý thức , phấn đấu vào Đảng.


<b>* Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:</b>


Đặc điểm của Ngành học MN đòi hỏi người GV phải có kiến thức về
nghiệp vụ chuyên môn, vừa phải có ki năng thực hành 1 số bộ môn thuộc
năng khiếu . Qua quản lí chất lượng chuyên môn đa số GV còn yếu về ki
năng hát chưa thật chuẩn, chưa biết sử dụng đàn trong các tiết dạy,chưa
biết sử dụng vi tính trong cách soạn giáo án và trình bày các góc tuyên
truyền do đó tôi cùng thống nhất với các đoàn thể, xây dựng lịch tổ chức
học đàn cho GV , tham gia những buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hướng
dẫn sửa sai để GV hát chuẩn và biết cách sử dụng đàn, phân công những
giáo viên có năng khiếu kềm cặp chỉ dẫn thêm cho chị em và quy định tất
cả các tiết thao giảng hoặc các tiết có chị em dự giờ đều sử dụng đàn và
tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng giáo án cũng như sử dụng màng
hình chiếu bằng vi tính theo lịch định sẵn.


- Vì thế đã thúc đẩy GV rèn ki năng, nâng chất lượng giảng dạy có hiệu
Quả.


Trong quá trình quản lý chất lượng chuyên môn, Hiệu trưởng, PHT, TT
có kế hoạch kiểm tra, thăm lớp, dự giờ các GV thường xuyên . Qua đó
chỉ rõ những vấn đề và biện pháp khắc phục những tồn tại thiếu sót của
GV 1 cách chân tình , để từng bước nâng cao tay nghề cho đội ngũ.
Qua thực tế, công tác bồi dưỡng chính trị tư tưởng và chuyên môn nghiệp
vụ cho tập thể sư phạm nhà trường của Hiệu trưởng, PHT cũng đã đáp
ứng phần nào yêu cầu thực tiễn : 100% CB-GV-NV trường đã tham gia
bồi dưỡng lí luận chính trị .Tất cả GV tự học tự rèn nâng trình độ chuyên


môn : 8 Đ/C đang học lớp đại học .Qua việc tham gia hội thi GVDG các
cấp, kết quả đạt:


<b>o</b> 4 GV giỏi cấp Trường


<b>o</b> 4 GV cấp Huyện


<b>o</b> 1 GVgiỏi cấp tỉnh


<b>* Bồi dưỡng sức khỏe cho đội ngũ</b>:


Đây là 1 một việc làm hết sức cần thiết của người Hiệu trưởng - PHT
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CB –GV – NV trường
nhằm giúp họ thực sự an tâm công tác , có sức khỏe, có điều kiện để hòan
thành nhiệm vụ được giao


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Ngoài ra tôi tham mưu với BĐD CMHS tạo các nguồn kinh phí để khen
thưởng cho phong trào thi đua :


 Hội thi “Bé khoẻ -Bé ngoan ”


 Hội thi “ Bé khỏe thông minh nhanh trí và ATGT.”
 Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện.


 Hội thi “ Tiếng hát dân ca ”…


- Ngoài ra cùng với công đoàn thăm hỏi động viên kịp thời các GV-NV bị
đau ốm hay hoàn cảnh gia đình khó khăn.


- Bên cạnh việc động viên về mặt vật chất, tinh thần cho đội ngũ, thì việc


tạo điều kiện thuận lợi về CSVC cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ là điều hết
sức cần thiết, thế nên chúng tôi đã tích cực trong công tác tham mưu với địa
phương, BĐD CMHS, các dịch vụ bán trú, nhà hảo tâm, các nhà doanh
nghiệp lớn ở địa phương đã hỗ trợ kinh phí tu sửa CSVC và mua sắm trang
thiết bị cho trường, cụ thể :


Tu sữa nhà vệ sinh


 Trám sân trường


 Thay cổng, bảng tên trường.
 Trang bị tủ thư viện


 Cây cảnh các loại…


Chính nhờ có những biện pháp tích cực biết vận dụng phương châm “ xã hội
hóa giáo dục”, không ngại khó trong việc vận động, tạo các nguồn kinh phí
xây dựng những điều kiện làm việc cho đội ngũ, kết hợp động viên khen
thưởng kịp thời.


Tuy định mức khen thưởng không nhiều, nhưng trong điều kiện thực tế đó là
một cố gắng rất lớn, thể hiện sự quan tâm đến vật chất, tinh thần của đội
ngũ, taọ điều kiện thuận lợi cho chị em làm việc đạt kết quả tốt.


<b>IV. KẾT LUẬN:</b>
<b>1. KẾT LUẬN CHUNG</b>:


Xây dựng tập thể sư phạm là 1 mục tiêu quan trọng , là công việc phải làm
thường xuyên của người CBQL. Điều cần thiết để thực hiện mục tiêu có kết
quả là phải xác định đúng giai đoạn phát triển của tập thể đơn vị mình,


CBQL đề ra phương thức lãnh đạo tương ứng, thúc đẩy sự tiến bộ của tập
thể sư phạm ngày càng cao.


Qua việc thực hiện các nội dung xây dựng tập thể sư phạm ở trường MN , đã
được những kết quả nhất định, làm tiền đề cho sự phát triển vững mạnh xây
dựng được khối đoàn kết nội bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Chính kết quả giáo dục có tác động thuyết phục, làm thay đổi nhận thức của
cha mẹ học sinh và các cấp chính quyền phối hợp với nhà trường trong công
tác nuôi dạy trẻ và chăm lo xây dựng CSVC trường lớp, tạo điều kiện thuận
lợi cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ năm học. Cuối năm trường được hội
đồng thi đua Nghành Giáo dục Huyện xét đề nghị công nhận trường xuất sắc
Cấp Huyện.


<b>2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:</b>


Từ những nội dung biện pháp xây dựng tập thể sư phạm ở trường MN tôi rút
được bài học kinh nghiệm như sau:


Phải xây dựng tốt khâu đoàn kết nội bộ, đây là chìa khóa cho sự thành công
Của CBQL phải hiểu biết sâu sắc từng đối tượng quản lý, nắm được những
nhu cầu chính đáng của CB-GV-NV, biết khai thác điểm mạnh trong từng cá
nhân nhằm phát huy sức mạnh tập thể.


Lựa chọn và không ngừng hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, biết
giúp đỡ tạo điều kiện và tin tưởng khi giao việc cho cấp dưới.


- Xác định sự phân công trách nhiệm và hợp tác giữa CB-GV-NV trong từng
bộ phận – trong toàn trường. Tổ chức và sử dụng tốt lao động của mọi thành
viên, trên cơ sở định mức lao động, tiêu chuẩn hóa chất lượng công việc.


- Tác phong nghiêm túc mẫu mực của CBQL có tác dụng thúc đẩy đội ngũ
thực hiện tốt nề nếp , kỉ cương trong nhà trường.


- Áp dụng các kích thích vật chất tinh thần , chăm lo đời sống CB-GV-NV,
tạo điều kiện làm viêc thuận lợi cho đội ngũ sẽ giúp nâng cao hiệu suất lao
động và chất lượng công tác.


- CBQL phải tổ chức khoa học lao động bản thân và tổ chức lao động của
nhà trường 1 cách khoa học mới thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường.
- Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng trình độ văn hóa của đội ngũ,
đưa vào tiêu chuẩn thi đua và xem là tiêu chuẩn khống chế, giúp GV thấy rõ
trách nhiệm và nâng cao ý thức tự học, tự rèn nâng cao trình độ. Có kích
thích khen thưởng và tạo điều kiện, thời gian làm việc thuận lợi để đạt kết
quả tốt.


-Với vai trò vị trí của người CBQL, trong trường MN, phải luôn luôn không
ngừng học tập rèn luyện cho mình đủ đức, đủ tài để quản lý điều hành tốt
mọi hoạt động nhà trường, phải biết vận dụng lí luận vào thưc tiễn công tác
của người CBQL để thúc đẩy sự phát triển của nhà trường ngày một hoàn
thiện hơn.


<b> * ĐỀ XUẤT</b>:


- Phòng, sở nghiên cứu thêm về định biên cho trường thêm 2GV, 1 nhân
viên y tế, 1 nhân viên văn phòng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>

<!--links-->

×