Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử nhằm nâng cao chất lượng ôn tập kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.82 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh thi TN THPT Quốc gia, xét
tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, tôi nhận thấy ôn tập cho học sinh vào 2
tháng gần thi đóng vai trị hết sức quan trọng. Sau khi học sinh đã có vốn kiến thức
cơ bản về lí thuyết các em rất cần được hệ thống lại kiến thức lí thuyết và bài tập từ
đó vận dụng để trả lời các câu hỏi, bài tập ôn tập. Hiện nay, câu hỏi, bài tập phần cơ
chế di truyền và biến dị chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi TN THPT Quốc gia (Trong đề
thi TN THPT Quốc gia năm 2020 có 8/40 câu, đề thi tham khảo cho kì thi tốt
nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 có 7/40 câu).
Cùng với việc đổi mới dạy học theo chủ đề, đổi mới kiểm tra, đánh giá, các
trường tự chủ trong việc xây dựng chương trình dạy học nhà trường, thì giáo viên
ngồi việc giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức mới cịn phải tìm ra
những phương pháp, kinh nghiệm giúp học sinh ôn tập tốt hơn. Đặc biệt với hình
thức thi THPT hiện nay, mơn sinh học nằm trong tổ hợp môn thi Khoa học tự
nhiên, thời gian cho mỗi bài thi chỉ 50 phút với 40 câu trắc nghiệm thì việc giáo
viên hướng dẫn để học sinh có phương pháp nhận dạng, giải nhanh và chính xác
các câu hỏi, bài tập để lấy điểm cao là hết sức cần thiết.
Hiện nay đã có nhiều tài liệu viết về hệ thống lí thuyết, câu hỏi ơn tập phần
cơ chế di truyền và biến dị. Tuy nhiên, hầu như các tài liệu này chưa bám chuẩn
kiến thức kĩ năng và yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông năm
2018 nên hệ thống câu hỏi dài mà chưa đáp ứng được yêu cầu ôn tập của học sinh.
Chính vì những lý do trên, trong q trình dạy học tơi đã dựa vào lý thuyết
phần có chế di truyền và biến dị, chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình giáo dục
phổ thơng năm 2018 và xu hướng thi tốt nhiệp THPT Quốc gia hiện nay để thiết lập
cho học sinh hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập phần kiến thức này. Do đó, tôi có ý
tưởng viết đề tài với nội dung: “Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần cơ chế di
truyền ở cấp độ phân tử nhằm nâng cao chất lượng kì thi tốt nghiệp THPT Quốc
gia” với mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm giúp học sinh có được những
kĩ năng cần thiết để ơn tập có hiệu quả phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:


Đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần “Cơ chế di truyền
ở cấp độ phân tử” dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt của chương
trình giáo dục phổ thông năm 2018 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường
THPT.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài áp dụng với học sinh khối 12 trong các giờ luyện tập, ôn tập chương, ôn
luyện thi THPT Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
- Nghiên cứu một số câu hỏi, bài tập phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử”
trong đề thi THPT Quốc gia.
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Đưa ra giải pháp xây dựng câu hỏi, bài tập phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ
phân tử” dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và chương trình giáo dục phổ thông năm
2018.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng năm 2009 của Bộ GDĐT.
2.1.2. Yêu cầu cần đạt của chương trình phổ thơng 2018 phần “Cơ chế di
truyền ở cấp độ phân tử”
2.1.3. Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THPT môn Sinh học (Kèm
theo công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ trưởng
Bộ GDĐT).
2.1.4. Xu hướng đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và đề thi minh họa tốt
nghiệp THPT 2021 của Bộ GDĐT.

2.1.5. Cơ sở lý thuyết về câu hỏi trắc nghiệm khách quan
a) Đặc tính của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Câu hỏi nhận biết: Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc
nhận ra chúng khi được yêu cầu.
- Câu hỏi thông hiểu: Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng
chúng, khi chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng
hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.
- Câu hỏi vận dụng: Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn
“thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận
dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của
giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.
2


- Câu hỏi vận dụng cao: Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học,
hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ
năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là
những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà học sinh sẽ gặp phải ngồi xã
hội.
Trong đó, câu hỏi dễ (nhận biết, thơng hiểu):
+ u cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản như phân
tích, tổng hợp, áp dụng một số công thức, khái niệm cơ bản…
+ Lời giải bao gồm từ 1 tới 2 bước tính tốn, lập luận.
+ Giả thiết và kết luận có mối quan hệ tương đối trực tiếp.
+ Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức tương đối cơ bản, khơng q phức
tạp, trừu tượng.
Câu hỏi trung bình (vận dụng):
+ Yêu cầu thí sinh sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản như phân
tích, tổng hợp, áp dụng một số công thức, khái niệm cơ bản…
+ Lời giải bao gồm từ 1 tới 2 bước tính tốn, lập luận.

+ Giả thiết và kết luận có mối quan hệ tương đối trực tiếp.
+ Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức tương đối cơ bản, khơng q phức
tạp, trừu tượng.
Câu hỏi khó (vận dụng cao):
+ Yêu cầu thí sinh sử dụng các thao tác tư duy cao như phân tích, tổng hợp,
đánh giá, sáng tạo.
+ Giả thiết và kết luận khơng có mối quan hệ trực tiếp.
+ Lời giải bao gồm từ 2 bước trở lên.
+ Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức khá sâu sắc, trừu tượng.
b) Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng.
- Tập trung vào một vấn đề duy nhất.
- Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra.
- Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữa
các câu độc lập với nhau.
- Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân.
- Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong sách giáo khoa.
3


- Tránh việc sử dụng sự khôi hài.
- Tránh viết câu khơng phù hợp với thực tế.
c) Quy trình xây dựng đề ôn tập
- Xây dựng các mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá dựa vào chuẩn
kiến thức kĩ năng năm 2009 của Bộ GDĐT; dựa vào u cầu cần đạt của chương
trình phổ thơng 2018 phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử” và các nội dung
giảm tải theo các công văn của Bộ Giáo dục.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan theo các mức độ,
kiến thức, kĩ năng đã xác định.
- Xây dựng lời giải và đáp án cho đề, đánh giá lại về cấu trúc đề và độ khó.

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trước đây, khi học sinh ôn thi THPT Quốc Gia hoặc TN THPT, sau khi hệ
thống lại lý thuyết đã học, các em cũng được ôn luyện bằng các đề do thầy cô
chuẩn bị. Tuy nhiên, khi giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập cho học sinh
thường dựa vào kiến thức sách giáo khoa, chưa gắn liền với chuẩn kiến thức kĩ
năng năm 2009 của Bộ GDĐT và yêu cầu cần đạt của chương trình phổ thơng
2018. Nhiều đề ơn tập cịn có cả những nội dung vượt ngồi chuẩn kiến thức, kĩ
năng; cấu trúc đề không thống nhất, điểm làm đề lên xuống thất thường, nên học
sinh thiếu tự tin trước các kì thi Quốc gia. Mặt khác, câu hỏi trắc nghiệm khách
quan thường chưa được chau chuốt, mức độ khó của câu hỏi và việc phân loại câu
hỏi ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng chưa được quan tâm; nhiều loại
bài tập khó khơng sát với thực tiễn, khơng đúng bản chất sinh học. Vì vậy, hệ thống
câu hỏi ôn tập dài, chưa sát với thực tế đề thi THPT Quốc gia, học sinh thường mất
nhiều thời gian ôn tập mà hiệu quả chưa cao; việc luyện đề chưa giúp học sinh mở
rộng ôn luyện, hệ thống lại kiến thức mà chủ yếu để xác định câu đúng, sai rồi tính
điểm. Do đó, khi đi thi, học sinh có cảm giác như “ngợp” trước đề, vì đề thường
tương đối dài, phản ứng của học sinh còn chậm. Một số học sinh khá giỏi chưa có
chiến lược khi giải đề, mất nhiều thời gian cho các câu khó, nên kết quả thi chưa
cao.
Nhiều tài liệu có đề tham khảo, tuy nhiên theo từng năm cấu trúc đề thay đổi
nên chất lượng tham khảo có phần hạn chế.
Điều quan trọng hiện nay là để học sinh lấy được điểm cao trong kì thi THPT
phải giúp các em tóm tắt được lí thuyết, định hướng được dạng đề, bài tập theo
4


chuẩn kiến thức kĩ năng năm 2009 của Bộ GDĐT, u cầu cần đạt của chương trình
phổ thơng 2018 và giải nhanh bài tập đó.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Bản thân tôi trong quá trình dạy học đã:

- Xây dựng các mức độ kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá dựa vào
chuẩn kiến thức kĩ năng năm 2009 của Bộ GDĐT, yêu cầu cần đạt của chương trình
phổ thơng 2018 phần cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, hướng dẫn điều chỉnh nội
dung dạy học cấp THPT môn Sinh học (Kèm theo công văn số 3280/BGDĐTGDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập phần “Cơ chế di truyền và biến
dị” dựa vào các mức độ kiến thức, kĩ năng đã xác định.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập dựa vào hệ thống câu hỏi, bài tập đó và đánh giá
sự tiến bộ của học sinh sau khi ôn tập.
2.3.1 Xây dựng các mức độ kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá:
Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng năm 2009 của Bộ GDĐT, yêu cầu cần đạt của
chương trình phổ thông 2018 phần “Cơ chế di truyền và biến dị”, hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học cấp THPT môn Sinh học (Kèm theo công văn số
3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), tôi đã xây dựng
các mức độ kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá như sau:
TT
1

Nội dung
Đơn vị kiến
Mức độ kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá
kiến thức
thức
Cơ chế di 1.1. Gen, mã di Nhận biết:
- Nêu được các loại đơn phân và các liên kết có
truyền và truyền
trong ADN.
biến dị
- Nêu được khái niệm gen và mã di truyền.
- Kể được tên 3 vùng trình tự nuclêơtit của gen cấu
trúc theo hình.

- Liệt kê được các đặc điểm của mã di truyền.
- Nêu được trình tự các nuclêơtit trong cơđon mở
đầu và côđon kết thúc.
- Nêu được chức năng của côđon mở đầu , cơđon
kết thúc trong q trình dịch mã.
Thơng hiểu:
- Phân biệt được mã di truyền trên gen (triplet) và
mã di truyền trên mARN (cơđon).
- Giải thích được các đặc điểm của mã di truyền.
- Áp dụng nguyên tắc bổ sung xác định được mã di
truyền trên gen (triplet) khi biết mã di truyền trên
mARN (côđon) và ngược lại.
Vận dụng:

5


Áp dụng nguyên tắc bổ sung để xác định số
nuclêôtit, tỉ lệ các loại nuclêôtit của ADN.
1.2. Nhân đôi Nhận biết:
ADN,
phiên - Trình bày được vị trí, thời điểm diễn ra q trình
nhân đơi ADN, phiên mã và dịch mã.
mã, dịch mã
- Nhận ra được các đơn phân và các liên kết có
trong ARN, prơtêin.
- Kể tên và nêu được chức năng của các loại ARN.
- Nêu được các yếu tố tham gia vào q trình nhân
đơi ADN, phiên mã, dịch mã (enzim, nguyên liệu,
bào quan, ... ) và nêu ra được vai trị của từng yếu

tố.
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế
nhân đơi ADN (ở tế bào nhân sơ), phiên mã và dịch
mã.
Thông hiểu:
- Sắp xếp được các sự kiện diễn ra trong cơ chế
nhân đôi ADN (ở tế bào nhân sơ), phiên mã và dịch
mã theo trình tự đúng.
- Giải thích được ngun tắc bán bảo tồn và nửa
gián đoạn của quá trình nhân đơi ADN.
- Giải thích được vì sao 2 phân tử ADN được tạo ra
có trình tự nuclêơtit giống nhau và giống phân từ
ADN mẹ.
- Trình bày được mối liên quan giữa các cơ chế:
nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
- Nêu được sự giống và khác nhau giữa các cơ chế:
nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
- Áp dụng nguyên tắc bổ sung xác định được trình
tự axit amin khi biết trình tự cơđon trên mARN
hoặc trình tự triplet trên gen.
Vận dụng cao:
Áp dụng nguyên tắc bán bảo tồn để giải được bài
tập về nhân đôi ADN.
1.3. Điều hồ
Nhận biết:
hoạt động của
- Trình bày được khái niệm và nêu được ý nghĩa
gen
của điều hòa hoạt động gen.
- Liệt kê được các cấp độ của q trình điều hồ

hoạt động gen ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
- Trình bày được các thành phần cấu tạo của
operon Lac và chức năng của từng thành phần.
- Nêu được vai trò của gen điều hòa trong điều hòa
hoạt động gen.
- Trình bày được các sự kiện chính trong cơ chế
điều hoả hoạt động của operon Lac theo mô hình
Mơnổ và Jacơp.
Thơng hiểu:
- Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động của

6


operon Lac để phân biệt được hoạt động của các
thành phần cấu trúc operon Lac khi mơi trường có
hoặc khơng có lactơzơ.
- Sắp xếp được các sự kiện diễn ra trong cơ chế
điều hoà hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.
Coli theo đúng thứ tự.
- Phân biệt được các sự kiện diễn ra trong cơ chế
điều hoà hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.
Coli trong điều kiện mơi trường có lactơzơ và trong
điều kiện mơi trường khơng có lactơzơ.

2.3.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập phần “Cơ chế di truyền và biến dị”:
Dựa vào các mức độ kiến thức, kĩ năng đã xác định, tôi đã xây dựng hệ thống
câu hỏi, bài tập ôn tập phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử”
Đơn vị
kiến

thức
1.1.
Gen,
mã di
truyền

Mức độ kiến thức
kĩ năng cần kiểm
tra đánh giá
Nhận biết: (NB)
- Nêu được các loại
đơn phân và các
liên kết có trong
ADN.

Câu hỏi ơn tập

Câu 1: Trong tế bào, nuclêôtit loại timin là đơn phân cấu tạo
nên phân tử nào sau đây?
A. rARN.
B. Prôtêin.
C. mARN.
D. ADN.
Câu 2: Trong phân tử ADN, các nuclêôtit trên 2 chuỗi
polinuclêôtit liên kết với nhau bởi loại liên kết
A. hiđrô.
B. glicôzit.
C. photpho este.
D. peptit.
Câu 3: Trong phân tử ADN, Ađênin trên mạch đơn này liên

kết với loại nuclêôtit nào trên mạch đơn cịn lại?
A. Uraxin.
B. Timin.
C. Guanin.
D. Xitơzin.
Câu 4: Trong phân tử ADN, Xitôzin trên mạch đơn này liên
kết với loại nuclêôtit nào trên mạch đơn cịn lại?
A. Ađênin.
B. Timin.
C. Guanin.
D. Xitơzin.
Câu 5: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo ADN khơng
có loại nào sau đây?
A. Guanin. B. Ađênin.
C. Uraxin.
D. Timin.
(NB) Nêu được Câu 1: Một đoạn ADN mang thông tin mã hóa chuỗi
khái niệm gen, mã polipeptit hoặc một phân tử ARN gọi là
di truyền.
A. mã di truyền. B. gen. C. opêron. D. triplet.
Câu 2: 3 nuclêôtit đứng liền kề nhau trên mạch gốc gen mã
hóa một axit amin được gọi là
A. côđon.
B. anti codon. C. gen.
D. triplet.


Câu 3: Theo trình tự từ đầu 3 đến đầu 5 của mạch mã gốc,
một gen cấu trúc gồm các vùng nuclêôtit:
A. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hịa.

B. vùng mã hóa, vùng điều hịa, vùng kết thúc.
C. vùng điều hịa, vùng kết thúc, vùng mã hóa.
D. vùng điều hịa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
(NB) Kể được tên Câu 1: Trong cấu trúc chung của gen cấu trúc, vùng trình tự

7


3 vùng trình tự nuclêơtit nằm ở đầu 3’ của mạch gốc gen là
nuclêơtit của gen A. vùng điều hịa.
B. vùng vận hành.
cấu trúc theo hình. C. vùng mã hóa.
D. vùng kết thúc.
Câu 2: Trong cấu trúc chung của gen cấu trúc, vùng trình tự
nuclêơtit nằm ở đầu 5’ của mạch gốc gen là
A. vùng điều hòa.
B. vùng vận hành.
C. vùng mã hóa.
D. vùng kết thúc.
(NB) Liệt kê được Câu 1: Trên gen, nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một
các đặc điểm của loại axit amin là đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
mã di truyền.
A. Tính liên tục.
B. Tính thối hóa.
C. Tính đặc hiệu.
D. Tính phổ biến.
Câu 2: Trên gen, một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
là đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính liên tục.
B. Tính thối hóa.

C. Tính đặc hiệu.
D. Tính phổ biến.
Câu 3: Các lồi đều có chung một bộ mã di truyền là đặc
điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính liên tục.
B. Tính thối hóa.
C. Tính đặc hiệu.
D. Tính phổ biến.
Câu 4: Một trong các đặc điểm của mã di truyền là
A. mã bộ ba.
B. gồm 3 vùng.
C. khơng có tính thối hóa. D. khơng có tính đặc hiệu.
(NB) Nêu được Câu 1: Bộ ba nào sau đây trên mARN không mã hóa axit
trình
tự
các amin?
nuclêơtit
trong A. 5’UAA3’. B. 5’UUU3’.
C. 5’AAA3’. D. 5’UUA3’.
cơđon mở đầu và Câu 2: Bộ ba nào sau đây trên mARN không phải bộ ba kết
côđon kết thúc.
thúc?
A. 5’UAA3’. B. 5’UAG3’.
C. 5’UGA3’. D. 5’UUA3’.
Câu 3: Bộ ba nào sau đây trên mARN là mã mở đầu khởi đầu
dịch mã?
A. 5’UAG3’. B. 5’AUG3’.
C. 5’UGA3’. D. 5’GAU3’.
Câu 4: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc q
trình dịch mã?

A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’.
(NB) Nêu được Câu 1: Codon mở đầu cho q trình dịch mã khơng có chức
chức năng của năng
cơđon mở đầu, A. mã hóa cho Met ở sinh vật nhân thực.
côđon kết thúc B. mã hóa cho f-Met ở sinh vật nhân sơ.
trong quá trình dịch C. là vị trí gắn của ribơxơm để bắt đầu dịch mã.
mã.
D. khớp với bộ ba trên phân tử tARN mang axit amin mở đầu.
Câu 2: Codon kết thúc trên mARN có chức năng
A. mã hóa axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit.
B. khớp với phân tử tARN mang axit amin.
C. ribơxơm bám vào hồn tất dịch mã.
D. tăng hiệu suất tổng hợp prơtêin.
Câu 3: Nhóm mã di truyền trên phân tử mARN nào dưới đây

8


khơng mã hóa cho axit amin?
A. 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 5’UGA3’.
B. 5’AAU3’; 5’UAG3’ và 5’UGA3’.
C. 5’AAU3’; 5’AUG3’ và 5’UGA3’.
D. 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 5’AUG3’.
Câu 1: Triplet 3’GTA5’ mã hóa axit amin histiđin, cơđon trên
mARN mã hóa axit amin này là
A. 3’XAU5’. B. 3’UAX5’. C. 5’AUX3’. D. 3’UAG5’.
Câu 2: Triplet 3’TAG5’ mã hóa axit amin izơlơxin, tARN vận
chuyển axit amin này có anticơđon là
A. 3’GAU5’. B. 3’GUA5’.
C. 5’AUX3’. D. 3’UAG5’.

Câu 3: Codon 5’GUA3’ mã hóa axit amin valin, tARN vận
chuyển axit amin này có anticơđon là
A. 3’GAU5’. B. 3’GUA5’.
C. 5’AUX3’. D. 3’UAG5’.
Câu 4: Cơđon nào sau đây khơng có anticơđon tương ứng?

(TH) Phân biệt
được mã di truyền
trên gen (triplet) và
mã di truyền trên
mARN (côđon), áp
dụng nguyên tắc bổ
sung xác định được
mã di truyền trên
gen (triplet) khi
biết mã di truyền
trên
mARN
(côđon) và ngược A. 5’UAG3’. B. 3’UAG5’.
C. 5’UAX3’. D. 5’AUG3’.
lại.
Câu 4: Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có anticơđon
3’XUG5’ sẽ vận chuyển axit amin được vận chuyển bởi triplet
nào trên mạch khuôn?
A. 3’XTG5’. B. 3’XAG5’.
C. 3’GTX5’.
D. 3’GAX5’.
(TH) Giải thích Câu 1: Mã di truyền có tính thối hố là do:
được các đặc điểm A. Số loại axit amin nhiều hơn số loại nucleotit.
của mã di truyền.

B. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nucleotit.
C. Số loại axit amin nhiều hơn số loại mã di truyền.
D. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axit amin.
Câu 2: Mã di truyền mang tính thối hóa, nghĩa là
A. một bộ ba mã hóa một axit amin.
B. một axit amin có thể được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba.
C. có một số bộ ba khơng mã hóa axit amin.
D. có một bộ ba mở đầu.
(VD) Áp dụng Câu 1: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A +
nguyên tắc bổ sung T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại
để xác định số A của phân tử này là
nuclêôtit, tỉ lệ các A. 25%.
B. 10%.
C. 20%.
D. 40%.
loại nuclêôtit của Câu 2: Một gen ở sinh vật nhân sơ gồm 1200 cặp nuclêơtit
ADN.
trong đó có 480 nuclêơtit loại Ađênin. Trên mạch 1 của gen có
ađênin chiếm 10% số nuclêơtit của mạch, trên mạch 2 có 300
nuclêơtit loại guanin. Tỉ lệ của mạch 2 là
A. 1/3.
B. 2/3.
C. 5/7.
D. 7/13.
Câu 3: Một gen có 1200 cặp nucleotit và số nucleotit loại G
chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 200
nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 15% tổng số
nucleotit của mạch. Bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G=15/26.
II. Mạch 1 của gen có (T+X)/(A+G) = 19/41.

III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.

9


1.2.
Nhân
đơi
ADN,
phiên
mã,
dịch


(NB) Trình bày
được khái niệm, vị
trí, thời điểm diễn
ra q trình nhân
đơi ADN, phiên mã
và dịch mã.

(NB) Nêu được các
đơn phân và các
liên kết có trong
ARN, prơtêin.
(NB) Kể tên và nêu
được chức năng
của các loại ARN,
ADN.


(NB) Nêu được các
yếu tố tham gia vào
q trình nhân đơi
ADN, phiên mã,
dịch mã (enzim,
ngun liệu, bào
quan, ... ) và nêu ra
được vai trò của
từng yếu tố.

(NB) Trình bày
được những diễn
biến chính của cơ
chế nhân đơi ADN

IV. Mạch 2 của gen có (A+X)/(T+G) = 5/7.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 1: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở
tế bào chất?
A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN.
C. Dịch mã.
D. Phiên mã tổng hợp mARN.
Câu 2: Phiên mã là q trình tổng hợp nên phân tử
A. ARN.
B. prơtêin.
C. glucơzơ. D. ADN.
Câu 3: Dịch mã là q trình tổng hợp

A. prôtêin.
B. tARN.
C. ADN.
D. mARN.
Câu 1: Trong phân tử mARN khơng có loại đơn phân nào sau
đây?
A. Xitơzin.
B. Uraxin.
C. Timin.
D. Ađênin.
Câu 1: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã
(anticôđon)?
A. ADN.
B. rARN.
C. mARN.
D. tARN.
Câu 2: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo
của ribôxôm?
A. rARN.
B. mARN.
C. tARN.
D. ADN.
Câu 3: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai
trị như “người phiên dịch”?
A. ADN.
B. tARN.
C. rARN.
D. mARN.
Câu 4: Phân tử nào có chức năng mang, bảo quản và truyền
đạt thông tin di truyền?

A. ADN.
B. tARN.
C. rARN.
D. mARN.
Câu 1: Axit amin là nguyên liệu để tổng hợp nên phân tử nào
sau đây?
A. mARN.
B. tARN.
C. ADN.
D. Prơtêin.
Câu 2: Trong q trình nhân đơi ADN, enzim ligaza có vai trị
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN.
C. nối các đoạn Okazaki.
D. lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch
khuôn của ADN.
Câu 3: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã
trên gen?
A. ADN polymerase.
B. ARN polymerase.
C. ADN helicase.
D. Enzyme tạo mồi.
Câu 4: Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá
trình dịch mã?
A. ADN.
B. tARN.
C. mARN.
D. rARN.
Câu 1: Khi nói về q trình nhân đơi ADN, phát biểu nào sau
đây sai?

A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới

10


(ở tế bào nhân sơ), theo chiều 3’ → 5’.
phiên mã và dịch B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành
mã.
mạch đơn hồn chỉnh.
C. Q trình nhân đơi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách
nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình phiên
mã?
A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pơlimeraza.
B. Trong q trình phiên mã có sự tham gia của ribơxơm.
C. Trong q trình phiên mã, phân tử mARN được tổng hợp
theo chiều 5’→3’.
D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và
nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 3: Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của gen liên
kết bổ sung với loại nuclêôtit nào của môi trường nội bào?
A. U.
B. X.
C. G.
D. T.
Câu 4: Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêơtít
3’… TXG XXT GGA TXG …5’. Trình tự các nuclêôtit trên
đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là:


(TH) Sắp xếp được
các sự kiện diễn ra
trong cơ chế nhân
đôi ADN (ở tế bào
nhân sơ), phiên mã
và dịch mã theo
trình tự đúng.

(TH) Giải thích
được ngun tắc
bán bảo tồn và nửa
gián đoạn của q
trình nhân đơi
ADN.

A. 5'…AGX GGA XXU AGX …3'.
B. 5'…AXG XXU GGU UXG …3'.
C. 5'…UGX GGU XXU AGX …3'.
D. 3'…AGX GGA XXU AGX …5'.
Câu 1: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pơlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc
hiệu (khởi đầu phiên mã.
(2) ARN pôlimeraza bám vào cùng điều hòa làm gen tháo
xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’→5’.
(3) ARN pơlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có
chiều 3’→5’.
(4) Khi ARN pơlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu
kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là

A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4).
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 1: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ.
Nếu chuyển E.coli này sang mơi trường chỉ có N 14 thì sau 5
lần nhân đơi, số phân tử ADN còn chứa N15 là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về q trình nhân đơi

11


(TH) Giải thích
được vì sao 2 phân
tử ADN được tạo
ra có trình tự
nuclêơtit
giống
nhau và giống phân
từ ADN mẹ.

(TH) Trình bày
được mối liên quan
giữa các cơ chế:
nhân đôi ADN,
phiên mã và dịch
mã.
(TH) Nêu được sự

giống và khác nhau
giữa các cơ chế:
nhân đôi ADN,
phiên mã và dịch
mã.

(TH) Áp dụng
nguyên tắc bổ sung
xác định được trình
tự axit amin khi
biết trình tự cơđon

ADN trên chạc chữ Y?
A. Trên mạch khuôn 3’→5’, mạch mới được tổng hợp liên tục.
B. Mạch mới 3’→5’ (đọc từ điểm tháo xoắn) được tổng hợp
liên tục.
C. Enzim ADN polimeraza chỉ tác động lên một mạch khuôn.
D. Enzim ligaza liên kết các nuclêôtit của môi trường với các
nuclêôtit của mạch khuôn.
Câu 1: Trong q trình nhân đơi ADN, hai phân tử ADN con
được tạo ra có trình tự nuclêơtit giống nhau và giống phân từ
ADN mẹ vì:
A. Nhân đơi ADN theo chiều 3’→5’ của mạch khuôn.
B. Một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng
hợp gián đoạn.
C. Nhân đôi ADN diễn ra trên chạc chữ Y.
D. Nhân đôi ADN theo nguyên tắc bổ sung, cả 2 mạch của
AND mẹ đều làm khuôn mẫu.
Câu 1: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiơnin ở
sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là

A. 5’AUG3’. B. 5’UAX3’. C. 3’AUG5’. D. 3’UAX5’.
Câu 2: Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có anticođon
3’XUG5’ sẽ vận chuyển axit amin được mã hóa bởi triplet nào
trên mạch khuôn?
A. 3’XTG5’. B. 3’XAG5’. C. 3’GTX5’. D. 3’GAX5’.
Câu 1: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận
định nào sau đây không đúng?
A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’→5’ trên
phân tử mARN.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5 ’→3’ trên
phân tử mARN.
C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribơxơm tham
gia dịch mã trên 1 phân tử mARN.
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiơnin.
Câu 2: Một trong những điểm giống nhau giữa q trình nhân
đơi ADN và q trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
A. đều diễn ra trên tồn bộ phân tử ADN.
B. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.
C. đều theo nguyên tắc bổ sung.
D. đều có sự xúc tác của enzim ADN pơlimeraza.
Câu 1: Cho biết các cơđon mã hóa các axit amin tương ứng
như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala;
XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của
một gen của một loài vi khuẩn có trình tự các
nuclêơtit là 3’XXXGGGTXGGXT5’. Nếu đoạn mạch này

12


trên mARN hoặc mang thơng tin mã hóa cho đoạn pơlipeptit có 4 axit

trình tự triplet trên amin thì trình tự của 4 axit amin đó là gì?
gen.
A. Ser – Arg – Pro – Gly.
B. Ser – Ala – Gly – Pro.
C. Pro – Gly – Ser – Ala.
D. Gly – Pro – Ser – Arg.
(VDC) Áp dụng Câu 1: Có 8 phân tử ADN tự nhân đơi một số lần bằng nhau
nguyên tắc bán bảo đã tổng hợp được 112 mạch polinuclêơtit mới lấy ngun liệu
tồn để giải được
hồn tồn từ mơi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi
bài tập nhân đôi
phân tử ADN trên là :
ADN.
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa
một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng N15 ở cả hai
mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi
trường chỉ chứa N14 mà không chứa N15 trong thời gian 3 giờ.
Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là
20 phút. Cho biết khơng xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán
sau đây đúng?
(1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3 giờ
là 1533.
(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3
giờ là 1530.
(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3 giờ

là 6.
1.3.
Điều
hồ
hoạt
động
của
gen

(NB) Trình bày
được khái niệm và
nêu được ý nghĩa
của điều hịa hoạt
động gen.
(NB) Trình bày
được các thành
phần cấu tạo của
operon Lac và chức
năng của từng
thành phần.

A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai về điều hòa hoạt động gen?
A. Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa chủ yếu ở cấp độ phiên mã.
B. Là điều hịa lượng sản phẩm của gen.
C. Giúp tổng hợp prơtêin cần thiết vào lúc cần thiết.
D. Ở sinh vật nhân sơ chủ yếu điều hòa dịch mã.

Câu 1: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Vùng vận hành (O). B. Vùng khởi động (P).
C. Gen điều hòa (R).
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A).
Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật
nhân sơ, vùng khởi động có vai trị:
A. mang thơng tin quy định prôtêin ức chế.
B. mang thông tin quy định prôtêin enzim.
C. nơi liên kết với pôtêin ức chế.

13


(NB) Nêu được vai
trò của gen điều
hòa trong điều hòa
hoạt động gen.

(NB) Trình bày
được các sự kiện
chính trong cơ chế
điều hoả hoạt động
của operon Lac
theo mơ hình Mơnơ
và Jacơp.
(TH) Trình bày
được cơ chế điều
hòa hoạt động của
operon Lac để phân
biệt được hoạt

động của các thành
phần
cấu
trúc
operon Lac khi mơi
trường có hoặc
khơng có lactơzơ.

D. nơi tiếp xúc với enzim ARN pơlimeraza.
Câu 1: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi
khuẩn E.coli, loại prôtêin nào sau đây do gen điều hịa mã
hóa?
A. Prơtêin ức chế.
B. Prơtêin Lac A.
C. Prơtêin Lac Z.
D. Prôtêin Lac Y.
Câu 2: Trong cơ chế điều hịa hoạt động của operon Lac ở vi
khuẩn E.coli, prơtêin ức chế do gen nào sau đây mã hóa?
A. Gen điều hòa.
B. Gen cấu trúc Z.
C. Gen cấu trúc Y.
D. Gen cấu trúc A.
Câu 1: Theo mơ hình Mơnơ và Jacơp, khi mơi trường có
đường lactơzơ, sự kiện nào sau đây khơng xảy ra?
A. Gen điều hịa tổng hợp prơtêin ức chế.
B. Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành của gen.
C. Lactôzơ gắn vào và làm bất hoạt prôtêin ức chế.
D. ARN – polimeraza gắn vào vùng khởi động.

Câu 1: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi

khuẩn E.coli, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi mơi trường có
lactơzơ và khi mơi trường khơng có lactơzơ?
A. Một số phân tử lactơzơ liên kết với prơtêin ức chế.
B. Gen điều hịa R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử
mARN tương ứng.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron
Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 2: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu
nào sau đây sai?
A. Gen điều hịa (R) khơng nằm trong thành phần của opêron
Lac.
B. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và
khởi đầu phiên mã.
C. Khi mơi trường khơng có lactơzơ thì gen điều hịa (R)
khơng phiên mã.
D. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần
thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần.
Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở
E.coli, khi mơi trường khơng có đường lactơzơ thì prơtêin ức
chế sẽ ức chế q trình phiên mã bằng cách
A. gắn vào vùng vận hành (O). B. gắn vào gen điều hòa (R).
C. gắn vào vùng khởi động (P). D. gắn vào vùng mã hóa.
(TH) Sắp xếp được Câu 1: Theo mơ hình của Mơnơ và Jacơp, ở trạng thái hoạt
các sự kiện diễn ra động của Opêron, có các sự kiện sau:

14


trong cơ chế điều

hoà hoạt động của
operon Lac ở vi
khuẩn E. Coli theo
đúng thứ tự.
(TH) Phân biệt
được các sự kiện
diễn ra trong cơ
chế điều hoà hoạt
động của operon
Lac ở vi khuẩn E.
Coli trong điều
kiện mơi trường có
lactơzơ và trong
điều kiện mơi
trường khơng có
lactơzơ.

(1) Gen Z, Y, A phiên mã, dịch mã.
(2) Gen điều hịa tổng hợp prơtêin ức chế.
(3) ARN – polimeraza gắn vào vùng khởi động.
(4) Lactôzơ gắn vào và làm bất hoạt prơtêin ức chế.
Trình tự đúng là
A. (1) → (3) → (2) → (4). B. (2) → (1) → (4) → (3).
C. (2) → (4) → (3) → (1). D. (3) → (1) → (4) → (2).
Câu 1: Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.
coli, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm
cho prơtêin do gen này quy định bị bất hoạt.
B. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hịa R làm cho gen này
khơng được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng khơng

được phiên mã.
C. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen
cấu trúc Z, Y, A khơng được phiên mã.
D. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêơtit ở giữa gen điều
hịa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã
ngay cả khi mơi trường khơng có lactơzơ.

2.3.3 Xây dựng lời giải và đáp án cho đề:
Với các câu ở mức độ nhớ và thông hiểu, tôi đã gạch chân các đáp án đúng.
Nếu chỉ đọc đáp án cho học sinh thì việc làm đề sẽ khơng có tác dụng nhiều trong
ôn tập. Khi áp dụng cho học sinh làm đề, tơi đã u cầu học sinh giải thích vì sao
đáp án đó đúng, vì sao các đáp án cịn lại sai.
Với các câu ở mức độ vận dụng, vận dụng cao tơi u cầu học sinh trình bày
cụ thể bước làm, kiểm tra đáp án, đồng thời tìm ra cách giải nhanh nhất.
Ví dụ:
Câu 1: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, prơtêin
ức chế do gen nào sau đây mã hóa?
A. Gen điều hòa. B. Gen cấu trúc Z. C. Gen cấu trúc Y. D. Gen cấu trúc A.
Hướng dẫn trả lời:
- Gen Z, Y, A đều mã hóa các phân tử prơtêin là enzim phân giải đường lactơzơ.
Gen điều hịa mã hóa prơtêin ức chế.
Câu 2: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết,
tỉ lệ nuclêơtit loại A của phân tử này là
A. 25%.
B. 10%.
C. 20%.
D. 40%.
Hướng dẫn giải :
(A+T)/(G+X) = ¼ → A/G= ¼, mà A+G = 50% → A = 20%.


15


Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân sơ gồm 1200 cặp nuclêơtit trong đó có 480
nuclêơtit loại Ađênin. Trên mạch 1 của gen có ađênin chiếm 10% số nuclêơtit của
mạch, trên mạch 2 có 300 nuclêơtit loại guanin. Tỉ lệ của mạch 2 là
A. 1/3.
B. 2/3.
C. 5/7.
D. 7/13.
Hướng dẫn giải :
Trên gen có: A = T = 480, G= X = N/2- A = (1200 x 2)/2 – 490 = 720.
A1 = T2 = 10% x 1200 = 120, X1 = G2 = 300
→ T1 = A2 = A – A1 = 360, G1 = X2 = G – G2 = 420 → (G2 + T2)/(A2 + X2) = 7/13.
Đáp án D.
Câu 4: Một gen có 1200 cặp nucleotit và số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số
nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nucleotit loại T và số nucleotit loại X
chiếm 15% tổng số nucleotit của mạch. Bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G=15/26. II. Mạch 1 của gen có (T+X)/(A+G) = 19/41.
III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3. IV. Mạch 2 của gen có (A+X)/(T+G) = 5/7.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Hướng dẫn giải:
Tổng số nuclêôtit của ADN: N = 1200 x 2 = 2400.
G = 20% x 2400 = 480 = X, A = T = N/2 – G = 1200 – 480 = 720.
T1= A2 = 200; A1 = T2 = A – A2 = 720 – 200 = 520.
X1 = G2 = 15% x 1200 = 180; G1 = X2 = G – G2 = 480 – 180 = 300.
+ A1/G1 = 520/300 = 26/15 → I sai

+ (T1+X1)/(A1 +G1) = (200+180)/(520 +300) = 19/41 → II đúng.
+ A2/X2 = 200/300 = 2/3 → III đúng. + (A2+X2)/(T2+G2) = 5/7 → IV đúng.
Câu 5: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112
mạch polinuclêôtit mới lấy ngun liệu hồn tồn từ mơi trường nội bào. Số lần tự
nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là :
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải:
Số mạch polinuclêôtit mới hình thành từ 1 phân tử ADN mẹ là : 112 : 8 = 14. Số
lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN là x thì :
2 x �2  2  14 � x  3 . Đáp án B.
Câu 6: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN
vùng nhân được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi
khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N 14 mà không chứa N15 trong thời gian 3 giờ.
Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết
khơng xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N 14 thu được sau 3 giờ là 1533.
(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530.
16


(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N 15 thu được sau 3 giờ là 6.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Hướng dẫn giải:

*Sau 3 giờ, số thể hệ của chủng vi khuẩn này là: (60) : 20 = 9 thế hệ. →Mỗi phân
tử ADN nhân đôi 9 lần →Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 9 lần nhân đôi
là: 3 = 1536 →I đúng.
*Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N không thay đổi khi nuôi vi khuẩn trong
môi trường 14N và bằng: 32 = 6 →IV đúng.
*Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là:
1536 2 – 6 = 3066 → II sai.
*Theo ngun tắc bán bảo tồn thì có 6 phân tử ADN vùng nhân còn chứa 15N
→Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N là: 1536 – 6 = 1530 → III đúng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Như vậy: Tôi đã xây dựng các mức độ kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, đánh
giá dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng năm 2009 của Bộ GDĐT, u cầu cần đạt của
chương trình phổ thơng 2018 phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử”, hướng dẫn
điều chỉnh nội dung dạy học cấp THPT môn Sinh học (Kèm theo công văn số
3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); từ đó xây dựng
hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập phần “Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử” dựa vào
các mức độ kiến thức, kĩ năng đã xác định và hướng dẫn học sinh ôn tập dựa vào hệ
thống câu hỏi, bài tập đã xây dựng.
Trong năm học 2020- 2021, tôi hướng dẫn cho học sinh ôn tập thi tốt nghiệp
THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, tôi chia thành 2 nhóm có học
lực tương đương nhau. Khi dạy phần bài tập phần này, tôi chia mỗi lớp thành 2
nhóm, mỗi nhóm gồm 25 học sinh – nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Sau
khi cho các em làm bài kiểm tra 1 tiết với 25 câu trắc nghiệm, tơi thu được kết quả
như sau:
Giỏi
8,0→10,0
SL
Tỷ lệ
Nhóm

thực
nghiệm
Nhóm
đối
chứng

Khá
6,5→7,75
SL
Tỷ lệ

Trung bình
5,0→6,25
SL
Tỷ lệ

Yếu
3,5→4,75
SL
Tỷ lệ

Kém
<3,5
SL
Tỷ lệ

4

16%


11

44%

9

36%

1

4%

0,0

0%

1

4%

5

20%

14

56%

03


12%

02

8%

17


Với phương pháp này thì trong nhiều năm liên tiếp, thì chất lượng thi tốt
nghiệp và xét tuyển đại học khối B đã có tiến bộ rõ rệt. Tại trường THPT Lương
Đắc Bằng, nơi tôi đã giảng dạy; năm học 2012 – 2013 đã có 2 học sinh đạt thủ
khoa trường Đại học Y Hà Nội, trong đó 1 em do tôi trực tiếp giảng dạy; năm học
2013- 2014 tôi có học sinh đạt giải ba kì thi giải tốn bằng máy tính casio tồn
miền Bắc, 2 học sinh giải nhì văn hóa cấp Tỉnh, 3 học sinh có điểm thi đại học 27
điểm trở lên, trong đó mơn sinh đạt 9,5 điểm; năm học 2015 -2016, 2016- 2017 tơi
có học sinh đạt giải casio mơn sinh tồn miền bắc, nhiều học sinh giỏi cấp Tỉnh
môn sinh, nhiều em đạt từ 9 điểm trở lên trong thi THPT Quốc gia . Và năm học
2018 – 2019 tơi đã có 1 học sinh đạt giải nhất, 2 học sinh giải 3 mơn Sinh học trong
kì thi HSG cấp Tỉnh; có học sinh được 9,75 mơn sinh trong kì thi THPT Quốc Gia.
Đặc biệt, trong năm học 2019 – 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid, tình trạng
học sinh phải nghỉ học thời gian dài, tôi đã vinh dự được tham gia giảng dạy trên
chương trình truyền hình Thanh Hóa “Học cùng TTV” góp phần giúp học sinh ơn
tập hiệu quả, chuẩn bị tốt hơn cho kì thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các
trường đại học, cao đẳng.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Tôi viết đề tài: “ Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần cơ chế di truyền ở
cấp độ phân tử nhằm nâng cao chất lượng kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia” với
mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp những phương pháp ôn tập nhằm nâng cao

chất lượng dạy – học mà trước hết là giúp học sinh tự tin, có phản ứng nhanh khi
giải đề. Do đó, đề tài góp phần giúp các em học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kì
thi THPT Quốc Gia.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh trường cũ tôi giảng dạy theo học và
thi khối B ngày càng cao; tại trường THPT Tĩnh Gia 4, nơi tôi mới được điều động
về công tác, nhiều học sinh cũng đã u thích mơn học của tơi. Tôi thiết nghĩ, một
phần là do các em đã được rèn luyện kĩ năng suy luận, phân tích qua các bài tập
sinh học cũng như biết cách hệ thống lại lý thuyết bộ mơn từ đó cảm thấy u thích
mơn sinh.
3.2. Kiến nghị:
Đề tài tôi viết chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống các phương pháp ôn tập
cho học sinh. Với kinh nghiệm cịn hạn chế, tơi mong được sự góp ý của đồng
18


nghiệp đặc biệt là hội đồng khoa học để tôi có thêm kinh nghiệm và vững vàng hơn
trong cơng tác chun mơn.
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Xác nhận của đơn vị
Người thực hiện

Nguyễn Thị Mai

19




×