Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM TUYÊN TRUYỀN, GIÁO dục TÌNH yêu BIỂN, đảo CHO học SINH THÔNG QUA VIỆC GIẢNG dạy môn LỊCH sử ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.14 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
"Biển trời của chúng ta/ Đảo gọi ngàn tiếng ca/ Từng ngày con sóng vỗ/ Một
màu xanh bao la/ Biển trời biết mấy yêu thương/ Đảo là gấm vóc quê hương/ Ngàn
năm cha ông mở cõi/ Giờ đây ta quyết giữ gìn…" . Mỗi khi nghe những ca từ bài
hát "Biển đảo quê hương" của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương, lịng tơi lại thấy bồi hồi
xúc động, lòng lại dấy lên cảm xúc yêu thương, tự hào mãnh liệt về biển, đảo quê
hương.
Việt Nam là quốc gia ven biển, nằm bên bờ Tây của Biển Đơng, có địa chính
trị và địa kinh tế rất quan trọng mà không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ
biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc
gia ven biển, các quốc đảo và lãnh thổ trên thế giới. Biển, đảo Việt Nam là một bộ
phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển, đảo có vị trí đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã căn dặn: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có
trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó" [7]. Khẳng định
của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai,
giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết
chăm lo, phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của
Tổ quốc.
Khơng chỉ có ý nghĩa về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa tinh thần mà biển,
đảo cịn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc. Vươn ra biển, phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển là định hướng
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thế kỉ XXI. Tuy nhiên, trong bối cảnh
hiện nay, các thế lực thù địch, phản động chưa từ bỏ âm mưu, thủ đoạn diễn biến
hịa bình, can thiệp vào cơng việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm
phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới biển, đảo của nước ta thì bảo vệ chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biên giới quốc gia trên biển là một nhiệm vụ
đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Mơn Lịch sử với chức năng giáo dục của mình đã “...góp phần hình thành thế
giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc,


cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng đắn
trong đời sống xã hội”. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa ngày càng mở rộng, việc
giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống, những phẩm chất cao quý và
1


những bài học lịch sử có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và môn Lịch sử ở trường phổ
thông đã góp phần quan trọng trong chiến lược chung của quốc gia về giáo dục ý
thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh – những người chủ tương lai của
đất nước.
Với mong muốn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc
và khơi dậy trong các em ý thức đóng góp sức mình vào nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền dân tộc trong đó có chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, tôi mạnh dạn chọn
vấn đề: "Một số biện pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục tình yêu biển, đảo cho
học sinh thông qua việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT" làm đề tài
nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng vào mục đích tìm ra một số biện pháp hữu hiệu
nhằm tuyên truyền, giáo dục tình yêu biển đảo, khơi dậy cho các em lòng tự hào
dân tộc, ý thức muốn đóng góp sức mình vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc,
chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thiêng liêng. Từ đó, người dạy có điều kiện triển
khai hướng dạy tích cực nhằm phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của người
học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Tống Duy
Tân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này, tôi tập trung vào việc nghiên cứu một số biện pháp nhằm tuyên
truyền, giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh Trường THPT Tống Duy Tân ở cả
ba khối lớp 10, 11 và 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương quan sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm…

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1. Cơ sở lý luận
Biển, đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời
nó ln gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi
vậy, biển, đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng
ngàn năm lịch sử của người Việt đã ra sức khai phá, dựng xây, sẵn sàng đổ cả
xương máu cho chủ quyền biển, đảo. Thế nhưng tình hình biển, đảo hiện nay đang
có những diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của mọi công
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Vùng biển của các quốc gia ven biển được quy định bởi công ước của Liên
Hợp quốc về Luật biển được các nước ký kết vào năm 1982, đi vào hiệu lực từ
ngày 16-11-1994. Theo Công ước này, một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Với
Công ước 1982, phạm vi lãnh thổ nước ta được mở rộng, không chỉ đơn thuần là
lãnh thổ hình chữ "S" mà mở rộng ra hướng biển, có đường biên giới chung với
nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Từ thời phong kiến, các triều đại Việt Nam đã nhận thức rất rõ về những
nguồn lợi mà biển, đảo mang lại, không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối
với an ninh - quốc phịng. Bởi vậy, các triều đại đã có những hành động để khai

thác, đồng thời đấu tranh để bảo vệ giữ gìn biển, đảo.Trong các văn tự, bản đồ cổ
trong và ngồi nước, vùng biển phía Đơng của nước ta đều được ghi là vùng biển
Giao Chỉ (nghĩa là vùng biển của Việt Nam). Các tài liệu cổ trong và ngoài nước
đều khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, được người Việt Nam
chinh phục và khai thác từ lâu đời. Đặc biệt, đến thời Nguyễn, cùng với việc hồn
thiện bản đồ hành chính, chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa đã được thiết lập và thực thi một cách đầy đủ, trọn vẹn.
Trong văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2007 của Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nêu rõ: "Đẩy mạnh cơng tác tun
truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ đảng viên và nhân dân nhằm
nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân phát
3


huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, tích cực tham gia
hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận phát
động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển đảo và bảo
vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc".
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, Biển Đông đã
thấm đậm và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống và ngày
càng có vai trị quan trọng đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước. Biển đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm,
dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh
đó, biển đảo cũng là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền và
lợi ích quốc gia. Để có thể làm chủ và bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ biển, đảo địi hỏi sự
quan tâm sâu sắc cũng như tham gia rộng rãi của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn
ta. Có thể thấy, góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc ấy là các tầng lớp thanh, thiếu
niên – các chủ nhân tương lai của đất nước.

Tuy nhiên, thực tế ở các trường phổ thông cho thấy, đa số các học sinh đều
thiếu hiểu biết về biển, đảo và chủ quyền biển, đảo. Với thời lượng và kiến thức
còn hạn chế về biển, đảo trong chương trình học chưa thể giúp các em có được cái
nhìn tổng thể, chính xác về các vấn đề biển, đảo của đất nước. Đặc biệt, đối với các
em học sinh ở Trường THPT Tống Duy Tân – một ngôi trường nằm trên địa bàn
trung du miền núi, đa số các em thuộc gia đình thuần nơng, kinh tế khó khăn, hiểu
biết của các em về biển, đảo cịn rất hạn chế, thậm chí nhiều em cịn khơng có kiến
thức gì.
Trước thực trạng đó, bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, tôi rất
trăn trở. Với mong muốn nâng cao hiểu biết cho các em về biển, đảo Việt Nam, về
chủ quyền quốc gia, từ đó khơi dậy trong các em lịng tự hào dân tộc, tình u
biển, đảo, ý thức đóng góp sức mình vào việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, trong quá
trình giảng dạy, tôi đã cố gắng lồng ghép vào bài học Lịch sử các kiến thức về
biển, đảo một cách phù hợp. Đây là một vấn đề không quá mới mẻ song theo tôi rất
quan trọng, cần thiết và phải được giáo dục hằng ngày.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việt Nam là một quốc gia ven biển có hơn 3260 km bờ biển và 4000 hịn đảo,
trong đó có 2 quần đảo Hồng sa, Trường Sa nằm giữa Biển Đông – một giao lộ
4


hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Tài nguyên biển đa dạng: thuỷ - hải sản; dầu
khí, đất hiếm,…tiềm năng du lịch rất lớn với 125 thắng cảnh. Biển, đảo Việt Nam
là một bộ phận của lãnh thổ Tổ quốc, có vai trị to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và
xây dựng đất nước hiện nay. Đặc biệt, trong những năm gần đây dư luận xã hội
cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã dành sự quan tâm rất lớn đến chủ
quyền biển đảo, nhất là khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép
HD 981 trong vùng thềm lục địa nước ta. Bởi vậy, việc giáo dục về biển, đảo Việt
Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Bên cạnh đó, tồn ngành giáo dục đang ra sức thực hiện công tác đổi mới

phương pháp dạy học để mang lại hiệu quả cao. Riêng bộ môn Lịch sử là môn học
mà nhiều em học sinh tỏ ra rất "thờ ơ", ngại học hoặc chỉ học với tâm lý đối phó
trong thi cử nên kết quả thường rất thấp. Nhiều em học sinh hiện nay khi nhắc đến
vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc thì rất “mơ hồ”. Bởi vậy, nhiệm vụ của GV
môn Lịch sử phải giáo dục HS nhận thức được quá trình xác lập chủ quyền biển
đảo, tầm quan trọng của việc khai thác chủ quyền biển đảo, chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước về chủ quyền biển đảo, cũng như thấy được vai trò, trách
nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Những yêu cầu cơ bản khi xác định biện pháp giáo dục cho HS về
chủ quyền biển, đảo trong dạy học LSVN ở trường THPT
2.3.1.1. Phải xác định đúng kiến thức cơ bản cần giáo dục
Đây là yêu cầu quan trọng để dạy học bộ mơn Lịch sử nói chung và dạy học
lồng ghép vấn đề chủ quyền biển, đảo nói riêng. Vì có xác định đúng kiến thức cơ
bản mới có biện pháp giáo dục phù hợp. Hơn nữa, phải xác định đúng kiến thức cơ
bản để tránh tình trạng nặng nề, quá tải, ôm đồm trong giờ học và bài học Lịch sử.
Khi tiến hành lồng ghép kiến thức về chủ quyền biển, đảo phải phù hợp, khéo léo
để mang lại kết quả giáo dục cao nhất.
2.3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác về nội dung và tính tư tưởng
Tính khoa học được thể hiện qua việc lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất,
chính xác nhất để hình thành những kiến thức lịch sử cho học sinh, từ đó giáo dục
cho các em về thế giới quan khoa học, đúng đắn, xây dựng cho các em niềm tin, ý
thức trách nhiệm đối với những vấn đề của quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi dạy
học lịch sử nói chung, dạy về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng, phải cung
5


cấp cho học sinh những tư liệu lịch sử khoa học, chính xác làm bằng chứng về việc
xác lập chủ quyền biển, đảo Tổ quốc qua các giai đoạn lịch sử, của bao thế hệ
người Việt Nam, tôn trọng chủ trương của Đảng và Nhà nước, tránh những từ ngữ

kích động, sai sự thực, khơng có bằng chứng khoa học. Từ đó, hình thành cho thế
hệ trẻ ý thức, trách nhiệm để bảo vệ những thành quả mà cha ông ta đã dựng xây,
bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc nói chung, biển đảo nói riêng.
2.3.1.3. Đảm bảo tính cụ thể, trực quan sinh động, giàu biểu tượng lịch sử
Hiện nay, thực trạng HS ngại học, thờ ơ với môn học lịch sử một phần là do
các bài giảng khô cứng, thiếu tính thực tế, thiếu sự liên hệ thực tiễn của GV. Do
vậy, trong dạy học môn Lịch sử, đặc biệt là việc giáo dục vấn đề chủ quyền biển,
đảo, lời nói của GV cần phải sinh động, hấp dẫn, giàu tính hình ảnh và cần sử dụng
các tư liệu, đồ dùng trực quan sinh động như: bản đồ, sơ đồ, phim tư liệu, tranh,
ảnh, hiện vật lịch sử,… Từ đó, giúp học sinh có được nhãn quan lịch sử đúng đắn,
hình thành tình cảm, lịng tự hào và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, biển đảo
một cách hoàn toàn tự nhiên.
Mặt khác, GV cần phải phát huy tối đa tính tích cực, độc lập và sáng tạo trong
q trình nhận thức của HS, cần đa dạng hóa các hình thức tiến hành (bài học nội
khóa, bài học ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về vấn đề chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc…) để vấn đề biển, đảo trở nên hấp dẫn, hứng thú, dễ hiểu, dễ tiếp thu
và lĩnh hội sâu sắc vấn đề đối với nhiều đối tượng HS.
2.3.1.4. Cần đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi HS
Có thể nói, đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng hàng đầu cần phải tuân thủ
khi tiến hành các biện pháp giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học
bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Để thực hiện được nguyên tắc này, bên cạnh
việc lựa chọn kiến thức cơ bản, phù hợp, khi lồng ghép vào nội dung bài học giáo
viên phải khéo léo, nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của từng khối lớp, từng lớp. Tuyệt
đối giáo viên không được áp đặt ý kiến chủ quan, không được ôm đồm quá nhiều
kiến thức Lịch sử, trong một bài không nên đưa quá nhiều kiến thức lồng ghép vào
sẽ làm cho bài học trở nên nặng nề, rườm rà.
2.3.1.5. Cần định hướng thường xuyên và cập nhật thơng tin mới và
chính xác
Chủ quyền biển, đảo trong tiến trình lịch sử của dân tộc khơng phải là vấn đề
mới nhưng lại là mới đối với thực trạng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ

6


thông hiện nay đặc biệt là đối với trường THPT Tống Duy Tân nơi tôi đang công
tác. Việc giáo dục như thế nào cho có hiệu quả về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là
vấn đề tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề
rất “nhạy cảm”, diễn tiến rất phức tạp với những thay đổi không ngừng do nhiều
yếu tố khách quan khác nhau. GV cũng phải thường xuyên tự cập nhật những
thơng tin mới, chính xác qua nhiều kênh thơng tin khác nhau để định hướng cho
HS kịp thời, qua đó giúp HS nhận thức được vấn đề đúng đắn về tình hình hiện tại,
nhất là trong bối cảnh Biển Đơng thường xuyên “dậy sóng” như hiện nay.
2.3.2. Những nội dung cần khai thác trong chương trình Lịch sử Việt
Nam nhằm tuyên truyền, giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THPT
2.3.2.1. Ý thức về chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên
biển
Nhiều chứng cứ lịch sử cho thấy, từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII) cho
đến nay, ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển ln được các chính
quyền nhà nước đề cao. Điều đó được thể hiện bằng nhiều hoạt động, trong đó có ý
thức tiến hành việc đo đạc vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền…
2.3.2.2. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Tổ quốc một
cách hịa bình và liên tục qua các triều đại phong kiến Việt Nam
Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, cùng với con đường mở mang bờ
cõi xuống phía Nam của người Việt cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh
biển, đảo. Các triều đại phong kiến Việt Nam kể từ khi giành quyền tự chủ lâu dài
đã xác định hải giới và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển được thể hiện qua các
nội dung: quá trình mở rộng lãnh thổ, tổ chức quân đội, chính sách đối nội và đối
ngoại của các triều đại phong kiến…
2.3.2.3. Vai trò của biển, đảo góp phần tạo nên những thắng lợi hiển hách
trong cơng cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Từ thế kỉ X-XVIII, lịch sử dân tộc đã ghi nhận nhiều chiến công vang dội,

oanh liệt: chiến thắng Bạch Đằng các năm (938, 981, 1288); thắng lợi ở Rạch Gầm
– Xoài Mút của nghĩa quân Tây Sơn, thắng lợi trước hạm đội của thực dân Anh
năm 1702 tại đảo Côn Lôn (nay là Côn Đảo)… Bước sang thế kỉ XIX và XX, phát
huy truyền thống đánh giặc của cha ông trong lịch sử, nhân dân Việt Nam tiếp tục
chiến đấu và giành thắng lợi trước hai thế lực lớn mạnh đến từ phương Tây là Pháp
và Mỹ. Nhiều trận thắng đã đi vào lịch sử như: thắng lợi trước liên quân Pháp và
7


Tây Ban Nha tại cửa biển Đà Nẵng (9 - 1858) làm thất bại bước đầu kế hoạch
“đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp; thắng lợi trong cuộc tiến công và giải
phóng Trường Sa (từ 9 - 4 đến 29 - 4 - 1975)...
2.3.2.4. Những giá trị, tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam trong công
cuộc xây dựng đất nước hiện nay và vấn đề bảo vệ tài nguyên, mơi trường
biển, đảo
Biển, đảo nước ta có giá trị, tiềm năng kinh tế hết sức to lớn như: du lịch biển,
đảo; nguồn thủy hải sản phong phú; giao thông đường biển thuận lợi; nguồn
khống sản biển đa dạng… Chính vì vậy, ngay sau ngày đất nước được thống nhất,
Nhà nước ta rất chú trọng đến việc phát triển nền kinh tế biển.
2.3.2.5. Giáo dục cho HS về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo - Hoàng
Sa và Trường Sa của Việt Nam hiện nay
Ở nội dung này, GV cần cho HS khai thác nội dung của các văn bản mang
tính pháp lí quốc tế như: Cơng ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên
bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002...để giáo dục cho HS
thấy, Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, luôn tôn
trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng kiên quyết đấu
tranh để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình theo đúng
pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế, củng cố hịa bình, an ninh trên
biển, trên cơ sở đó khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên biển, đảo phục vụ
công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước.

2.3.3. Một số biện pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục tình u biển đảo
cho học sinh thơng qua việc giảng dạy mơn Lịch sử ở trường THPT
Trong chương trình môn Lịch sử ở trường THPT hiện hành khối 10, 11, 12
khơng có bài học nào trực tiếp đề cập đến chủ quyền biển, đảo nói chung và
Trường Sa, Hồng Sa nói riêng. Vì vậy, khi dạy học GV có thể sử dụng tài liệu,
lồng ghép, nhằm cụ thể hóa một số sự kiện trong các bài học lịch sử nội khóa có
liên quan để liên hệ giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho học sinh. Tùy vào
từng đối tượng, từng khối lớp, thời lượng của từng bài mà giáo viên lựa chọn lồng
ghép kiến thức biển, đảo một cách phù hợp.
2.3.3.1. Khai thác triệt để những nội dung lịch sử có khả năng giáo dục
cho HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo

8


Mặc dù trong chương trình THPT ở ba khối khơng có bài học về chủ quyền
biển, đảo Việt Nam nhưng giáo viên có thể khai thác những sự kiện trực tiếp hoặc
liên quan đến nội dung này để khéo léo tuyên truyền, giáo dục tình yêu biển, đảo
và khơi dậy ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia ở các em học sinh. Muốn làm tốt
điều này, đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức chương trình sách giáo khoa,
linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp phù hợp để mang lại hiệu quả giác
dục tốt nhất.
Trước khi thực hiện việc lồng ghép, giáo viên phải xác định cụ thể những kiến
thức lịch sử liên quan đến chủ quyền biển đảo, xác định tài liệu khai thác là tài liệu
nào, sử dụng vào thời điểm nào, cách thức sử dụng để khai thác, việc khai thác các
tài liệu liên quan đó có ý nghĩa gì? Hơn nữa, khi sử dụng các tài liệu giáo viên phải
lựa chọn kỹ càng, đảm bảo tính khoa học, vừa sức và có sức hấp dẫn, chú ý đối với
học sinh. Tuy nhiên, khơng nên q sa đà vào những tư liệu đó làm lỗng kiến thức
bài học.
Ví dụ: Bài 20, lớp 11: “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của

nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”, mục III. 2 - Hai
bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng, phần nội
dung Hiệp ước Hác măng. GV lồng vào cung cấp nhanh cho học sinh một số tài
liệu gốc như: Nghị định số 4702-CP ngày 21-12-1933 của Thống đốc Nam Kì ra
sắc lệnh sáp nhập đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa; Dụ số 10 ban hành ngày 29-21938 tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh Thừa
Thiên; hình ảnh về bia chủ quyền, trạm khí tượng, ngọn hải đăng được dựng ở
Hồng Sa (26-10-1937)…(Phụ lục 3,4,5,8,9).
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những tài liệu, quan sát những hình ảnh nói trên
và đặt câu hỏi: Những hành động nói trên của chính quyền thực dân Pháp có ý
nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo hiện nay của Việt
Nam? Những hành động nói trên của chính quyền Pháp cho thấy, trong thời kì này,
chính quyền thực dân đã rất quan tâm đến chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam, tích cực có những hành động nhằm thực thi chủ quyền ở
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa quan
trọng, tạo thêm những cơ sở lịch sử và cơ sở pháp lí vững chắc trong cuộc đấu
tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay.

9


Như vậy, việc sử dụng những tài liệu lịch sử gốc trực tiếp thể hiện chủ quyền
biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nói trên khơng chỉ giúp học sinh
nắm vững, hiểu sâu kiến thức cơ bản của bài học; rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng về bộ mơn như phân tích, khai thác và sử dụng tài liệu gốc, khả năng tư duy,
giải quyết vấn đề độc lập mà còn giúp học sinh hiểu được cơ sở lịch sử, cơ sở pháp
lý đối với chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Qua đó, tuyên truyền giáo dục cho các
em lịng u nước, dũng cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc,
đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh hiện nay.
2.3.3.2. Sử dụng tài liệu lịch sử để liên hệ kiến thức cần giáo dục cho HS
về vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Hiện nay, việc dạy học và giáo dục cho HS ở trường THPT được tiến hành
trong giờ học nội khóa là chủ yếu. Do đặc trưng của việc học tập bộ môn Lịch sử,
các loại tài liệu tham khảo ngoài SGK (được lựa chọn một cách cẩn thận với những
nguồn tham khảo tin cậy) có ý nghĩa quan trọng trong việc khơi phục, tái hiện lại
hình ảnh quá khứ và đặc biệt là làm rõ những nội dung, vấn đề mới như vấn đề
biển, đảo. Việc GV sử dụng tài liệu lịch sử trong bài học nội khóa khi tiến hành dạy
lồng ghép vấn đề chủ quyền biển, đảo vào nội dung chương trình LSVN khối
THPT là rất phù hợp. Vì đây loại tài liệu có thể dùng để làm dẫn chứng, minh họa
cho các sự kiện đang trình bày trong nội dung bài học. Khai thác nguồn tài liệu này
không chỉ cung cấp thêm tư liệu lịch sử phong phú, bổ sung thêm phần nội dung
chưa có trong SGK mà cịn làm sáng rõ hơn những kiến thức cơ bản của bài học.
Chẳng hạn, sử dụng tài liệu lịch sử để giáo dục cho HS về những giá trị, tiềm
năng kinh tế biển, đảo Việt Nam. Cụ thể:
Bài 18, lớp 10: “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ XXV”, mục 3 – Mở rộng thương nghiệp, GV dạy lồng ghép nội dung sau: Trong thời
phong kiến, ngay từ thời Lí - Trần đã nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn về kinh
tế của biển, đảo. Điều đó được thể hiện bằng việc cho xây dựng cảng Vân Đồn
(Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngồi vào trao đổi hàng hóa, GV
trích dẫn tư liệu: “Kỷ Tỵ, năm thứ 10 (1149)…thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộc
Hạc, Xiêm la vào Hải Đông xin ở lại buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi
là Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương”[8]. Vùng biển
Vân Đồn có nhiều sản vật quý: “Chân châu do giống trai sinh ra ở bể Vân Đồn”,
“vùng biển này không chỉ là huyết mạch giao thông trong quân sự, thương mại mà
10


cịn đem lại những lợi ích kinh tế”[8]. Thời bấy giờ, do Vân Đồn là một thương
cảng quốc tế sầm uất, nơi tập trung của thuyền bè các nước buôn bán và cư trú nên
vấn đề quản lý an ninh chính trị được hết sức chú trọng. Cơng việc trấn giữ, quản
lý vùng Vân Đồn và miền Đông Bắc thường được vua Trần giao cho các thân
vương, đại thần trọng chức. Với chính sách ngoại thương cởi mở, thơng thống của

nhà nước đã tạo điều kiện để Vân Đồn trở thành thương cảng sầm uất, nhộn nhịp
và thịnh trị nhất thời Trần. Cũng tại thời điểm này, đã hình thành rõ rệt các bến
thuyền neo đậu phục vụ cho việc giao thương. (Phụ lục 6).
Như vậy, những hoạt động trên của chính quyền Nhà nước thời bấy giờ khơng
chỉ có ý nghĩa nhằm phát triển kinh tế đất nước mà còn là chứng cứ lịch sử cho học
sinh thấy được tiềm năng to lớn của biển, đảo Việt Nam. Vì vậy, giáo dục cho các
em ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.
2.3.3.3. Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học để giáo dục ý
thức về chủ quyền biển, đảo cho HS
Đồ dùng trực quan đóng vai trị to lớn trong dạy học bộ mơn Lịch sử ở trường
THPT. Nó góp phần quan trọng nhằm tạo biểu tượng sinh động cho HS về một
nhân vật lịch sử, một hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ, giúp HS nhớ kĩ,
hiểu sâu những kiến thức lịch sử. Đồng thời, việc sử dụng đồ dùng trực quan cịn
góp phần phát triển kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập cho
HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Đồ dùng trực quan phục vụ cho bài học lịch sử nói chung và về chủ quyền
biển đảo nói riêng bao gồm: bản đồ, tranh ảnh, hiện vật, phim tư liệu… rất phong
phú đa dạng đòi hỏi thầy và trò phải biết lựa chọn, vận dụng phương pháp và khai
thác có hiệu quả. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, giáo viên cần kết hợp với
kênh chữ, ngôn ngữ của giáo viên cần chuẩn mực, sinh động, hấp dẫn thì mới phát
huy hết được tác dụng của nó.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 24 – Lịch sử lớp 10 – “Tình hình văn hóa ở các thế kỉ
XVI – XVIII”, mục III - Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật, giáo viên sử dụng phim
tư liệu “Lễ khao lề thế lính Hồng Sa”. Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo
với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhằm ghi nhớ cơng ơn người xưa hay
nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hồng Sa đã ra đi tìm kiếm hải vật và cắm mốc biên
giới hải phận mà không trở về. (Video 1). Đây là lễ hội dân gian mang ý nghĩa
nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những
11



người lính đã hi sinh vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây cũng là dịp các bậc
cao nhân trên đất đảo kể lại cho con cháu nhiều câu chuyện về những chuyến hải
trình đầy gian khổ những cũng rất đáng tự hào, chuyện về những gương sáng vì
nước vong thân của các vị Cai đội Hoàng Sa… Những câu chuyện ấy đã, đang và
sẽ khắc sâu vào tâm khảm của các thế hệ người dân Lý Sơn, người dân Quảng
Ngãi, người dân Việt Nam rằng: Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa mãi mãi
là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
Ví dụ 2: Khi dạy Bài 23, lớp 12: “Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở
miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973-1975)”, mục III - Giải phóng
hồn tồn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Giáo viên cho học sinh
xem một đoạn phim tư liệu về sự kiện quân đội Việt Nam giải phóng Trường Sa
(1975) – Chiến công huyền thoại lấy lại Trường Sa của Đặc cơng Việt Nam (Video
2). Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt
xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam nói
riêng, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến cơng và nổi
dậy mùa xuân năm 1975.
Qua việc cho học sinh tìm hiểu những đoạn phim tư liệu lịch sử như trên
nhằm giáo dục cho các em truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hiểu rõ giá trị
của nền hịa bình, độc lập thống nhất mà chúng ta có được phải đánh đổi bằng sự hi
sinh, mất mát máu xương của bao thế hệ cha anh đã chiến đấu để giữ vững chủ
quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa - phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Ví dụ 3: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử để giáo dục cho HS về quá trình
chiếm hữu và thực thi chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa qua các thời kỳ
lịch sử. Cụ thể: Khi dạy bài 25, lớp 10: “Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới
triều Nguyễn (Nửa sau thế kỉ XIX)”, mục 1- Xây dựng và củng cố bộ máy nhà
nước. Chính sách ngoại giao. Ở mục này cần cho học sinh biết được dưới triều
Nguyễn, nhà nước phong kiến tập quyền được xây dựng và củng cố, trong đó cần
nhấn mạnh cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng và tính thống nhất, chặt
chẽ của nó so với thời kỳ trước. GV khai thác các tài liệu gốc như: tư liệu trong

cuốn Lịch triều hiến chương loại chí của Lê Huy Chú; cho học sinh quan sát các
tấm bản đồ lịch sử như: Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) thời Minh Mạng...
(Phụ lục 7, 10). Một mặt, giúp học sinh thấy được sự thống nhất về mặt lãnh thổ
Việt Nam dưới triều Nguyễn, đánh giá đúng cải cách hành chính của vua Minh
12


Mạng, đồng thời thấy được cơ sở lịch sử của chủ quyền biển đảo Việt Nam. GV
hướng dẫn HS khai thác những tài liệu nói trên và đặt câu hỏi: “Em hãy nhận xét ý
nghĩa của các loại tài liệu nói trên đối với cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền
biển, đảo hiện nay của Việt Nam?”.
Những nguồn tài liệu nói trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và
pháp lí quốc tế khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được
xác lập từ thời phong kiến.
Việc sử dụng các bản đồ lịch sử, tranh, ảnh nói trên sẽ giúp HS hiểu rõ hơn về
quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa của
Việt Nam được tiến hành liên tục ít nhất từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII).
Đây cũng chính là những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí khẳng định chắc chắn
về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2.3.3.4. Giao bài tập nhận thức trong quá trình dạy học để giáo dục cho
HS về chủ quyền biển, đảo
Do những nội dung về chủ quyền biển, đảo được đề cập trong chương trình
chưa nhiều, nên hình thức giao bài tập nhận thức cho học sinh có ý nghĩa rất lớn và
phù hợp với xu hướng phát triển của phương pháp dạy học hiện nay. Việc giao bài
tập nhận thức vừa để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học một cách hợp lí và
cũng là cách giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản đồng thời gắn việc “học đi đơi
với hành”, đồng thời giúp các em hình thành năng lực học tập bộ môn, phát triển
khả năng nhận thức để các sự kiện, hiện tượng lịch sử trở nên sâu sắc và ấn tượng
hơn, từ đó khơi gợi ở học sinh những cảm xúc lịch sử làm cho kiến thức lịch sử trở
nên “có hồn” và khắc sâu hơn.

Khi xây dựng bài tập nhận thức, giáo viên phải xác định được mục đích, yêu
cầu và nội dung chính của bài học hoặc của một chương, một khóa trình lịch sử và
phải gắn với mục tiêu giáo dục đã được đặt ra.
Ví dụ: Bài 23, lớp 12: “Khơi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc,
giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)”. Sau khi cho học sinh xem các đoạn
tư liệu, quan sát các bản đồ, hình ảnh về giải phóng miền Nam, giải phóng Trường
Sa để học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về những chiến công anh dũng của quân đội
ta, về những hi sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo (Phụ lục 11, 12), giáo
viên có thể đưa ra bài tập nhận thức như sau: Thơng qua việc tìm hiểu những sự

13


kiện như: Quân đội Việt Nam giải phóng Trường Sa (1975) và sự kiện Trung Quốc
hạ đặt giàn khoan HD 981 ở vùng biển của Việt Nam (1/5/2014) em hãy:
1. Viết một bài luận, trình bày cảm nhận của em về sự hi sinh của quân đội
Việt Nam (1975) và suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay trong
việc bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo Tổ quốc?
2. Đánh giá của em về cách ứng xử của Trung Quốc ở Biển Đơng nói chung
và ở vùng biển của Việt Nam nói riêng? Là một HS em phải làm gì để bảo vệ và
giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc phù hợp với Luật pháp quốc tế cũng
như Luật pháp của Việt Nam?
Để HS có thể hồn thành tốt nhiệm vụ, GV có thể gợi ý về cách giải quyết
vấn đề và cung cấp cho các em những tài liệu, sách tham khảo và những trang
mạng tìm hiểu thêm thơng tin. GV u cầu HS làm tại nhà, sau đó nộp lại cho GV.
2.3.3.5. Tăng cường hình thức kiểm tra đánh giá gắn với nội dung biển,
đảo Tổ quốc
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học có tầm
quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng đồng thời khởi đầu cho một chu trình
tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục. Để việc giáo dục cho

HS về chủ quyền biển, đảo đạt được hiệu quả cao, ngoài việc cung cấp cho các em
tư liệu lịch sử khoa học thì GV cần đưa nội dung biển đảo vào hệ thống ngân hàng
đề thi, từ đó HS mới có thể chủ động tìm tịi, nghiên cứu, phát triển khả năng tư
duy trong giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Bên cạnh việc ra những câu hỏi tự luận dạng mở liên quan đến vấn đề
chủ quyền biển đảo cho học sinh khối 10, khối 11, đối với học sinh khối 12 giáo
viên cũng có thể vận dụng để ra những câu hỏi trắc nghiệm như:
Câu 1: Nguyên tắc hoạt động nào của Liên Hợp Quốc được Việt Nam vận
dụng để giải quyết vấn đề Biển Đơng hiện nay?
A. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục.
B. Khơng đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau.
C. Chung sống hịa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình.
Câu 2: Từ việc ký kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), bài học kinh nghiệm nào
được rút ra cho cách mạng Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện
nay?
14


A. Mềm dẻo trong chính sách đối ngoại.
B. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.
D. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.
Câu 3: Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản
Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề biển, đảo hiện
nay?
A. Nhanh chóng chớp thời cơ thuận lợi.
B. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế.
C. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.
D. Tập hợp các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.

Qua việc suy nghĩ, trả lời các câu hỏi như trên vừa giúp HS phát triển được
năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, vừa cung cấp thêm những kiến thức về thế
mạnh, tiềm năng của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước, an ninh quốc
phịng, ổn định chính trị quốc gia. Qua đó, HS có ý thức hơn trong việc phịng
chống các thế lực thù địch đang có mưu đồ xuyên tạc, chống đối nhà nước ta, đồng
thời giáo dục cho các em tinh thần u chuộng hịa bình, căm ghét chiến tranh và
có những hành động cụ thể lên án những việc làm sai trái của Trung Quốc trong
những năm gần đây.
2.3.3.6. Tích hợp nội dung chủ quyền biển, đảo theo nguyên tắc liên môn
hoặc thiết kế và dạy học các chủ đề tích hợp liên mơn
Trong các mơn học ở trường THPT, nội dung liên quan đến kiến thức về chủ
quyền biển, đảo thường rất ít và cịn rời rạc. Bởi vậy, việc học sinh nắm vững, hiểu
rõ các vấn đề về chủ quyền biển đảo còn khá hạn chế. Để khắc phục tình trạng này,
giáo viên có thể linh hoạt, sáng tạo tích hợp nội dung chủ quyền biển, đảo theo
nguyên tắc liên môn hoặc thiết kế và dạy học các chủ đề tích hợp liên mơn. Mơn
Lịch sử có thể tích hợp với kiến thức Văn học, Địa lý, Giáo dục quốc phịng hoặc
Giáo dục cơng dân…
Ví dụ: Khi dạy bài 19, lớp 10: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở
các thế kỉ X – XV”, mục II - Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên ở thế kỉ XIII, GV có thể tích hợp nguồn tư liệu Địa lý, Ngữ văn để cho học
sinh hiểu rõ hơn về những thắng lợi vang dội mà quân dân nhà Trần đã giành được.
Giáo viên sử dụng bản đồ các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (Phụ lục 1,
15


2), kết hợp giới thiệu về điều kiện địa lý để phân tích cho HS hiểu được về sự vận
dụng quy luật thủy triều (đặc biệt là trong chiến thắng Bạch Đằng) kết hợp với việc
trích dẫn những câu thơ nói về chiến thắng của quân và dân nhà Trần trong cuộc
chiến đấu chống lại quân giặc: “Bạch Đằng nhất trận hỏa công. Tặc binh đại phá,
huyết hồng mãn giang”; hoặc GV có thể sử dụng tác phẩm văn học “Đại cáo Bình
Ngơ” của Nguyễn Trãi khi dạy về cuộc kháng chiến chống quân Minh vào đầu thế

kỉ XV: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…”. Việc
vận dụng kiến thức liên mơn có ý nghĩa giáo dục cho HS hiểu rằng: nước ta là một
đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền đối với lãnh thổ
của mình cả trong đất liền và ngồi biển khơi.
Như vậy, việc dạy lồng ghép theo nguyên tắc liên môn hay dạy học tích hợp
liên mơn theo chủ đề trong nhà trường phổ thơng có ý nghĩa, tác dụng rất lớn nhằm
bổ sung, hoàn thiện toàn diện cho học sinh về cả các mặt kiến thức, kĩ năng đồng
thời có ý thức, trách nhiệm và hành động trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ
quốc Việt Nam. Ngồi ra cịn củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh, gây hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả và chất
lượng giáo dục của bộ môn.
2.3.3.7. Giáo dục chủ quyền biển, đảo qua các bài Lịch sử địa phương ở
trường THPT
Vùng biển Thanh Hóa có diện tích 17.000 – 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích
đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km, đóng một vai trị vơ cùng
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Việc
tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về tình yêu biển đảo quê hương, ý thức giữ
gìn, bảo vệ biển đảo là vơ cùng quan trọng. Ở lớp 12, ngay từ đầu xây dựng kế
hoạch giảng dạy, tôi đã đưa nội dung chủ quyền biển, đảo lồng ghép vào tiết lịch sử
địa phương. Trong phần: “Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ” giáo viên ra nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu kiến thức ở
nhà, chuẩn bị các tư liệu: Thanh Hóa – hậu phương lớn của miền Nam ruột thịt,
những thành tích to lớn trong chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, trong đó có
những thành tích của lực lượng hải quân bảo vệ vùng biển Thanh Hóa. Các em học
sinh đã có sự chuẩn bị rất chu đáo và công phu, nêu được những chiến cơng to lớn
của qn dân Thanh Hóa góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Trong tiết học lịch sử địa phương, đa số các em đều rất hăng say, hào
16



hứng. Cuối tiết học, em Huyền Trang 12D còn muốn đóng góp tiết mục văn nghệ
thể hiện tình cảm với những anh lính đảo xa, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo
thiêng liêng của tổ quốc. (video 3). Giờ học trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi và đạt chất
lượng tốt.
2.4. Hiệu quả của đề tài
Trong năm học 2020 – 2021, tôi được giao giảng dạy ở cả ba khối lớp: 10B,
10E, 11A, 11G, 12C, 12D, 12G. Tơi đã tích cực sử dụng những biện pháp lồng
ghép, chọn bài, kiến thức và lựa chọn những tư liệu lịch sử phù hợp để khéo léo
tuyên truyền, giáo dục tình yêu biển, đảo đối với các em học sinh. Kết quả quan sát
cho thấy, các tiết học trở nên sôi nổi, học sinh chăm chú lắm nghe, chịu khó tìm
hiểu và cập nhật thông tin rất nhanh, nắm bắt kịp thời những vấn đề mang tính thời
sự, có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn về các vấn đề chủ quyền biển, đảo quê
hương. Tôi đã sử dụng một số biện pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục tình yêu
biển, đảo cho học sinh trong hai tiết thao giảng bằng giáo án điện tử – Lớp 10B:
“Bài 18 - Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV”, lớp
12D: Bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng
hồn tồn miền Nam (1973-1975) – tiết 2”, các em đều rất hứng thú, sôi nổi, được
bạn bè, đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và trong trường đánh giá rất cao và xếp
giờ dạy Giỏi.
So với năm học 2019 - 2020, kết quả năm học 2020 – 2021 cụ thể như sau:
Năm
học

Tổng số
HS

20192020
20202021

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

324

SL
43

%
13.3

SL
121

%
37,3

SL
119

%
36,7

SL
41


%
12,7

285

53

18,6

132

46,3

87

30,5

13

4,6

Như vậy, khi áp dụng đề tài tơi thấy thực sự mang lại hiệu quả và gây sự hứng
thú cho học sinh. Học sinh đã có kiến thức về vấn đề chủ quyền biển đảo, đủ cơ sở
lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng
Sa. Đồng hời, học sinh cũng xác định được trách nhiệm của mình đối với việc bảo
vệ chủ quyền biên giới quốc gia đặc biệt là chủ quyền biển, đảo.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17



3.1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa phần Lịch sử Việt
Nam hiện hành, qua thực tiễn giảng dạy cũng như xuất phát từ tình hình chủ quyền
biển, đảo hiện nay, tơi đã nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nhằm tuyên
truyền, giáo dục tình u biển, đảo cho học sinh thơng qua việc giảng dạy môn
Lịch sử ở trường THPT". Các biện pháp được tôi lựa chọn, vận dụng linh hoạt,
khéo léo đều phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường, phù hợp với trình độ cũng
như tâm lý của học sinh.
Đề tài đã được tơi áp dụng trong q trình giảng dạy, kết quả mang lại rất khả
quan, đặc biệt tạo sự hứng thú cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy và học tập,
được sự giúp đỡ của thầy cô, của bạn bè đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra được
những bài học bổ ích, thiết thực. Tơi mạnh dạn chọn đề tài với mong muốn nâng
cao chất lượng dạy học bộ mơn, góp phần tun truyền, giáo dục học sinh về tình
yêu, trách nhiệm đối với quê hương, đất nước nói chung và biển, đảo nói riêng.
Qua thực nghiệm, tơi thấy đề tài này đã có tác dụng tốt đối với quá trình giảng dạy
và học tập của cả thầy và trị. Đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của các bạn bè và đồng nghiệp để đề tài của
tơi có thể hồn thiện hơn nữa.
3.2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường phổ thông:
+ Cần trang bị thiết bị dạy học đầy đủ, chất lượng tốt và thuận tiện trong việc
tổ chức các giờ dạy áp dụng công nghệ thông tin.
+ Thư viện nhà trường cần thường xuyên bổ sung những nguồn tư liệu mới
nhất là những tài liệu gắn với chủ quyền biển đảo để học sinh có thể tham khảo
thêm.
- Đối với Sở Giáo dục:
+ Cần phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao để giáo viên có thể
tham khảo và học hỏi.
+ Cung cấp thêm tài liệu để giáo viên và học sinh có thể tham khảo thêm.


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
18


CAM KẾT KHÔNG COPPY

Đỗ Thị Hoa

19



×