Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phân môn lịch sử 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 39 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO
HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ 4”

Sinh viên thực hiện: Võ Nguyễn Thục Quyền
Lớp: 16STH
Giảng viên hướng dẫn: Ths Trần Thị Kim Cúc

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO
HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ 4”

Sinh viên thực hiện: Võ Nguyễn Thục Quyền
Lớp: 16STH


Giảng viên hướng dẫn: Ths Trần Thị Kim Cúc

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 2
4.

Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 3

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

6.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3

7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................ 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 4
1.1.1 Ngoài nước ................................................................................................ 4
1.1.2 Trong nước ............................................................................................. 4
1.2 Khái quát về năng lực ....................................................................................... 5
1.2.1


Năng lực .................................................................................................. 5
1.2.2. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học theo
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
mới ..................................................................................................................... 5

1.3. Năng lực giải quyết vấn đề.................................................................................. 6
1.3.1 Khái niệm .................................................................................................. 6
1.3.2. Vai trò của năng lực giải quyết vấn đề đối với học sinh tiểu học ............. 7
1.4 Kỹ thuật sơ đồ tư duy .......................................................................................... 7
1.4.1. Về bản đồ tư duy ....................................................................................... 7
1.4.3. Vai trò của sơ đồ tư duy trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề
của học sinh ....................................................................................................... 8
1.4.3.1 Đối với cá nhân học sinh ...................................................................... 8
1.4.3.2 Đối với giáo viên .................................................................................. 8
1.4.3.3 Đối với quá trình giáo dục .................................................................... 9
1.4.3. Ý nghĩa của viêc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc phát triển năng lực giải
quyết vấn đề trong dạy học phân môn Lịch sử 4 ................................................ 9
1.5. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học ...................................................................... 9
1.5.1. Đặc điểm nhân cách ................................................................................. 9
1.5.1.1 Tình cảm .................................................................................................. 9
1.5.1.2 Tính cách ................................................................................................. 9
1.5.2. Đặc điểm nhận thức ................................................................................. 9


1.5.2.1 Tư duy ................................................................................................... 10
1.5.2.2 Tri giác .................................................................................................. 10
1.5.2.3 Tưởng tượng .......................................................................................... 10
1.5.2.4 Trí nhớ................................................................................................... 10
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 10
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................ 11

2.1 Một số vấn đề phân môn Lịch sử ở Tiểu học .................................................... 11
2.1.1 Mục tiêu ................................................................................................... 11
2.1.2 Đặc điểm .................................................................................................. 11
2.1.2.1 Đặc điểm chương trình 2006 ................................................................. 11
2.1.2.2 Đặc điểm chương trình 2018 ................................................................. 12
2.1.3 Nội dung dạy học phân môn Lịch sử ở Tiểu học. .................................. 12
2.1.3.1 Quan điếm xây dựng chương trình phân môn Lịch sử và Địa lí chương trình
2006 .................................................................................................................. 12
2.1.3.2 Quan điểm xây dựng chương trình phân môn Lịch sử và Địa lí chương trình
2018 .................................................................................................................. 12
2.1.4 Nội dung phân môn Lịch sử ở Tiểu học hiện hành .............................. 13
2.1.4.1 Chương trình 2006 ................................................................................ 13
2.2 So sánh phân phân môn Lịch sử chương trình 2006 và chương trình 2018
trong việc sử dụng bản đồ tư duy để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh. 17
2.3 Khảo sát thực trạng dạy học Lịch sử ở Tiểu học ........................................... 18
2.3.1 Mục đích khảo sát.................................................................................... 18
2.3.2. Đới tượng khảo sát ................................................................................. 18
2.3.3 Nội dung khảo sát .................................................................................... 18
2.3.3.1 Học sinh ................................................................................................ 18
2.3.4 Phương pháp khảo sát ............................................................................. 18
2.3.5 Kết quả khảo sát ...................................................................................... 18
2.3.5.1 Đối với học sinh..................................................................................... 18
2.3.5.2 Đối với giáo viên ................................................................................... 20
CHƯƠNG III: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH
SỬ LỚP 4 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC
SINH ......................................................................................................................... 24
3.1 Hướng dẫn học sinh thiết kế bản đồ tư duy ...................................................... 24
3.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Lịch sử lớp 4 ........................................ 24



3.2.1 Hoạt động khám phá hình thành kiến thức ............................................ 24
3.2.2 Hoạt động luyện tập, thực hành .............................................................. 25
3.3 Thiết kế kế hoạch dạy học Lịch sử lớp 4 có sử dụng bản đồ tư duy nhằm phát
triển năng lực học sinh ............................................................................................ 26
3.3.1. Giáo án giảng dạy (Dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến
thắng, chiến dịch, phản công) .......................................................................... 26
3.3.2. Thiết kế bản đồ tư duy trên bài giảng điện tử .................................... 26
3.3.3. Bài giảng minh họa: ............................................................................... 27
Tiểu kết chương III .................................................................................................. 27
4.1 Mục đích thực nghiệm..................................................................................... 28
4.2 Nội dung thực nghiệm ..................................................................................... 28
4.3 Tổ chức thực nghiệm ....................................................................................... 28
4.3.1. Hình thức thực nghiệm ......................................................................... 28
4.3.2. Thời gian và địa điểm ............................................................................. 28
4.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................. 28
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 33


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Bảng 2.7
Bảng 2. 8
Bảng 2.9

Tên bảng
Mức độ hứng thú của học sinh với phân mơn Lịch sử
Mức độ tích cực của học sinh trong học tập phân môn Lịch
sử
Thái độ của học sinh đối với tình huống có vấn đề
Mức độ tham gia giải quyết vấn đề của học sinh trong phân
môn Lịch sử 4
Đánh giá về tầm quan trọng của NLGQVĐ trong phân môn
Lịch sử đối với học sinh
Mức độ tổ chức hoạt động nhằm phát triển NLGQVĐ trong
phân môn Lịch sử cho học sinh
Những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong dạy học phát
triển NLGQVĐ trong phân môn Lịch sử cho học sinh
Biện pháp nâng cao NLGQVĐ trong phân môn Lịch sử cho
học sinh
Sự am hiểu của các thầy (cô) về bản đồ tư duy

Trang
18
19
19
19
20
21
21
25

25


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Nghị quyết số 29 – NQ/TW, giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội. Phát triển giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với
thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát
triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ
quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát
triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu
quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay khiến nhu cầu về việc học các môn khoa
học tự nhiên ngày càng tăng cao. Với tính ứng dụng cao vào thực tế, các môn này chiếm
được sự quan tâm và hứng thú rất lớn của học sinh trong q trình học tập. Đồng nghĩa
với việc đó là các môn khoa học xã hội, các môn học trang bị những kiến thức nền vốn
xưa nay đã không được yêu thích nay càng trở nên nhàm chán đối với học sinh, đặc biệt
là phân môn Lịch sử.
Trong các bộ mơn ở trường học, phân mơn Lịch sử có một vị trí vơ cùng quan
trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử
dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học,
giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đồn kết quốc tế. Đồng
thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn
trong cuộc sống cho các em …
Tuy nhiên, những năm gần đây, việc dạy và học Lịch sử ở nước ta có rất nhiều
điểm bất cập. Đối với việc dạy học, chương trình môn học Lịch sử hiện nay luôn bị đánh

giá là rất khó ở các cấp học. Bên cạnh đó, giáo viên chưa chú trọng vào việc thay đổi
cách tổ chức cho học sinh tiếp cận tri thức, phần lớn vẫn dạy theo mơ hình giáo viên là
trung tâm, truyền đạt kiến thức cho học sinh. Chính điều này đã tạo ra sự nhàm chán
khó tiếp thu tri thức cho học sinh. Về việc học, phân môn Lịch sử bị một bộ phận không
nhỏ phụ huynh và học sinh thờ ơ xem nhẹ. Ở trường học, đây bị xem là một môn học
phụ, không được học sinh dành nhiều sự quan tâm. Đặc biệt khi phân môn Lịch sử được

1


đưa vào các kì thi tuyển sinh đều nhận được đông đảo sự phản đối và ái ngại từ phụ
huynh và học sinh. Kết quả kì thi trung học phổ thông các năm, phân môn Lịch sử đều
là môn học có điểm trung bình thấp ở mức báo động đỏ: năm 2016 là 4,49, năm 2017
là 4,6, năm 2018 là 3,79, năm 2019 là 4.3. Năm 2019 có đến hơn 70% các bài thi Lịch
sử đều dưới điểm trung bình. Đây là một thực tế đáng ái ngại.
Thực tế, học sinh được tiếp cận phân môn Lịch sử ngay từ lớp 4, sớm hơn nhiều
so với các môn học tự nhiên như Vật lý hay Hóa học. Nếu ngay từ lớp 4, giáo viên tạo
được cho học sinh hứng thú học tập đối với môn học này, xây dựng được cho các em
một phương pháp học tập đúng đắn, dễ dàng tiếp thu những kiến thức, đặc biệt là những
con số và sự kiện, đồng thời duy trì nó đó trở thành một thói quen học tập để khi lên các
cấp học lớn học, dù có sự thay đổi về cấu trúc bài học nhưng học sinh vẫn có thể có
được hứng thú và phương pháp để tiếp cận được những tri thức Lịch sử mới và biến
chúng thành kiến thức của mình.
Đối với triết lý giáo dục lấy học sinh là trung tâm, có một phương pháp học tập rất
quen thuộc nhưng vô cùng hiệu quả để giúp học sinh dễ dàng nắm bắt bài học hơn, đó
là bản đồ tư duy sẽ giúp quá trình nắm bắt các sự kiện và con số trở nên khoa học và dễ
nhớ hơn. Đây là phương pháp phù hợp cho quá trình dạy học Lịch sử hiện nay. Việc dễ
tiếp thu và cảm thấy việc học dễ dàng, hứng thú của học sinh đối với mơn học Lịch sử
sẽ được hình thành, từ đó, năng lực học tập mơn học này của các em cũng sẽ được phát
triển.

Với sự cần thiết của môn học Lịch sử, với sự cần thiết của việc thay đổi q trình
dạy học phân mơn Lịch sử hiện nay và tìm được biện pháp phù hợp để thực hiện chúng,
tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua việc sử
dụng bản đồ tư duy trong dạy học phân môn Lịch sử 4” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tơi tìm hiểu cơ sở lí luân và thực trạng dạy học Lịch sử 4,
thông qua đó nghiên cứu việc sử sụng bản đồ tư duy để phát triển năng lực cho học sinh
trong dạy học phân môn Lịch sử 4.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh qua dạy học phân môn Lịch sử 4
- Đánh giá thực trạng của việc dạy học phân môn Lịch sử 4.

2


- Đề xuất một số kế hoạch dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua
việc sử dụng bản đồ tư suy trong dạy học phân môn Lịch sử 4.
- Tổ chức thực nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng bản đồ tư duy
trong dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua phân môn
Lịch sử 4.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nếu tổ chức được cho học sinh sử dụng tốt phương
pháp bản đồ tư duy trong quá trình dạy học Lịch sử thì sẽ tạo được hứng thú học tập và
phát triển năng lực học phân môn này cho học sinh lớp 4.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Quá trình dạy học phân môn Lịch sử 4 ở trường tiểu học.
- Sử dụng bản đồ tư duy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
lớp 4.

- Chương trình phân môn Lịch sử 4.
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Giáo viên và học sinh lớp trường TH Nguyễn Văn Trỗi trên địa bàn TP Đà Nẵng
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Đọc các sách báo, tạp chí, tài liệu
+ Phân tích, tổng hợp lý thuyết liên quán đến đề tài để thu thập thông tin cần thiết
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
+ Sử dụng phiếu anket để thu thập thông tin và lấy ý kiến của giáo viên và học sinh
về việc sử dụng bản đồ tư duy nhằm phát triển năng lực trong dạy học phân môn Lịch
sử 4
- Phương pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài có bố cục 5 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở thực tiễn
Chương 3: Phát triển năng lực cho học sinh thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy
trong dạy học phân môn Lịch sử 4 ở trường tiểu học
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Ngoài nước
Trong đề tài nghiên cứu “Mind mapping approach in learning history” của
Dhiyauddin Aziz, Marina Ismail (2018) có đề cập đến hiện nay, hầu hết thanh thiếu niên
Malaysia biết rất ít về lịch sử Hồi giáo và các nền văn minh của nó. Mặc dù lịch sử và
các nền văn minh Hồi giáo được đề cập ngắn gọn trong giáo trình của trường học

Malaysia, nhưng sự đánh giá cao đối với chủ đề này là rất ít. Điều này là do cách tiếp
cận truyền thống của việc học lịch sử Hồi giáo không đủ hấp dẫn để các sinh viên thưởng
thức và hiểu vấn đề này. Khả năng của các công cụ đa phương tiện mạnh mẽ mới đã cho
phép phát triển một ứng dụng cải tiến nhằm tạo điều kiện cho môi trường giảng dạy và
học tập tốt hơn. Do vấn đề này, cách tiếp cận 'Bản đồ tư duy' cùng với nền tảng lý thuyết
của các nhiệm vụ dạy và học được nghiên cứu và điều chỉnh trong quá trình phát triển
phần mềm Lịch sử Hồi giáo. Các khóa học phát triển đã được thử nghiệm với các mẫu
thử nghiệm từ 10 người trở lên về hiệu quả và trải nghiệm người dùng khi dùng bản đồ
tư duy. Kết quả mang lại kết quả tích cực dựa trên thiết kế độc đáo và thú vị. Nghiên
cứu này đã đem lại nhiều sự thay đổi cho việc dạy học Lịch sử Hồi giáo tại quốc gia
Đơng Nam Á này. Nó cũng chứng tỏ được vấn đề rằng chỉ khi sử dụng những phương
pháp thực sự thích hợp thì việc dạy học Lịch sử mới trở nên dễ dàng và có hiệu quả.
1.1.2 Trong nước
Cơng trình lớn nhất nghiên cứu về vấn đề phương pháp dạy học Lịch sử là bộ sách
“Phương pháp dạy học Lịch sử” (Phan Ngọc Liên) (2007). Cơng trình này đề cập đến
bộ phân môn Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay, việc hình thành tri thức
lịch sử cho học sinh, việc giáo dục học sinh qua dạy học Lịch sử và hệ thống các phương
pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay và vai trị của hoạt động ngoại khóa
trong dạy học Lịch sử cũng như những phẩm chất, năng lực người giáo viên dạy Lịch
sử cần có. Đây là bộ sách dùng cho sinh viên trường Đại học Huế khoa Sư phạm Lịch
sử. Nội dung của nghiên cứu này chủ yếu đưa ra những phương pháp dạy học Lịch sử
và cách tiến hành những phương pháp truyền thống.
Có nhiều nghiên cứu là các sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên Tiểu học đưa
ra về việc cải tiến để việc dạy học Lịch sử có hiệu quả hơn. Các phương pháp được nêu
lên nhiều nhất chính là:

4


- Tích cực sử dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại trong q trình dạy học mơn học

Lịch sử của tác giả Đào Mạnh Tưởng với sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp
và kĩ thuật dạy học hiện đại trong bài 11 lịch sử 10”.
- Giáo viên nên để học sinh được bày tỏ quan điểm ý kiến nhiều hon về các vấn đề
Lịch sử thay vì các truyền đạt như lâu nay vẫn thường dùng và sử dụng kênh hình hiệu
quả hơn trong sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
phân môn Lịch sử 4” của tác giả Phạm Thị Thúy Lan
- Tích cực cho học sinh tham quan các địa điểm, các cơng trình lịch sử để các em
được thấy, được trải nghiệm để yêu hơn Lịch sử nước nhà của Phạm Thị Cẩm Loan
trong đề tài “Áp dụng một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong phân
môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, 5”.
Các tài liệu này chưa đề cập đến dạy học Lịch sử bằng bản đồ tư duy, đặc biệt là ở
tiểu học. Tuy nhiên những đề tài này là nguồn tài liệu bổ ích để tơi thực hiện đề tài này.
1.2

Khái qt về năng lực
1.2.1 Năng lực

Năng lực là khả năng vân dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm với một niềm
tin, ý chí để thực hiện thành cơng một cơng việc nào đó xuất hiện trong bối cảnh của
cuộc sống.
1.2.2. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học theo
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng mới
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học sinh
phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Chương trình các mơn học và
sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy khi triển khai đều hướng tới mục tiêu này.
Chương trình giáo dục phổ thơng mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5
phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi
gồm:
- Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần

hình thành, phát triển:
+ Năng lực tự chủ và tự học
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

5


- Những năng lực chun mơn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một
số môn học và hoạt động giáo dục nhất định:
+ Năng lực thể chất
+ Năng lực thẩm mỹ
+ Năng lực tin học
+ Năng lực công nghệ
+ Năng lực khoa học
+ Năng lực toán học
+ Năng lực ngơn ngữ

Hình 1.2: Những phẩm chất và năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
1.3. Năng lực giải quyết vấn đề
1.3.1 Khái niệm
NLGQVĐ là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt
động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ học tập. NL
GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình hng vân đe khi mà giải
pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình
huống vấn đề đó - thể hiện tiềm tàng là cơng dân tích cực và xây dựng [11, tr.45].
6


1.3.2. Vai trò của năng lực giải quyết vấn đề đối với học sinh tiểu học

- Đối với HS:
+ Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS hiểu và nắm chắc nội dung cơ
bản của bài học. HS có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội của mình.
+ Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS biết vận dụng những tri thức vào
trong thực tiễn cuộc sống.
+ Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp, tổ
chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng.
- Đối với GV:
+ Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp GV có thể đánh giá một cách chính
xác khả năng tiếp thu của HS và trình độ tư duy của HS, tạo điều kiện cho việc phân
loại HS một cách chính xác.
+ Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp cho GV có điều kiện trực tiếp uốn
nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức cần thiết cho HS.
+ Giúp GV dễ dàng biết được năng lực nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng lý
luận vào thực tiễn xã hội của HS. Từ đây định hướng phương pháp giáo dục tư tưởng
cho HS.
1.4 Kỹ thuật sơ đồ tư duy
1.4.1. Về bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy là một cách rất hiệu quả cho việc ghi nhớ - trích xuất thơng tin cho
não của chúng ta. Bản đồ tư duy là những tầng lớp ý nghĩa được chọn lọc một cách sáng
tạo, sắp xếp và đánh dấu một cách logic để có thể hình thành nên bức tranh tổng thể
những ý tưởng của chúng ta về nội dung, vấn đề cần xử lý.
Trung tâm của thành phố đại diện cho ý tưởng chính; các con đường chính (lớn)
dẫn ra từ trung tâm đại diện cho các từ khóa chủ đạo của suy nghĩ của chúng ta về ý
tưởng đó; các con đường phụ (nhỏ) hay đường nhánh đại diện cho các từ khóa thứ yếu
hơn; và tương tự như thế… Những hình ảnh hoặc hình dạng đặc biệt có thể đại diện cho
các điểm cần lưu ý hoặc các ý tưởng có liên quan đặc biệt đến ý tưởng chính đang đề
cập.
1.4.2. Một số vấn đề về kỹ thuật sơ đồ tư duy
- Các từ khóa khơng được đặt trong các hình vng hay trịn viền treo trên nhánh,

mà nó phải được đặt ngay trên nhánh của ý đó.
- Các nhánh phải mềm mại và sống động, tránh việc tạo ra đối tượng đơn điệu.

7


- Trên mỗi nhánh chỉ viết 1 từ khóa. Các mơ tả, từ khóa khác phải viết trên nhánh
mới, ý tưởng mới.
- Chiều dài của đường nhánh phải bằng với chiều dài của từ.
- Các từ được viết in hoa, rõ ràng và mỏng, không in đậm cho dễ đọc.
- Kích thước và độ cao của chữ và đường nhánh phụ thuộc vào độ quan trọng. Điều
này mang đến sự đa dạng, cũng như giúp tập trung vào các vấn đề chính.
- Sử dụng các màu khác nhau. Nếu được thì mỗi nhánh nên có một màu riêng
- Phải sử dụng hình ảnh và các ký tự, đặc biệt là ở khu vực trung tâm
- Không gian nên được lấp kín và cân đối, hạn chế việc để trống cũng như không
được tắc nghẽn. Nếu các nhánh mọc ra quá sát nhau, thì có thể bọc cả nhánh trong đường
khép kín, khơng ảnh hưởng đến các nhánh khác.
- Khổ giấy phải là khổ nằm ngang, khi đó sẽ thuận tiện hơn cho việc đọc bản đồ.
1.4.3. Vai trò của sơ đồ tư duy trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề
của học sinh
1.4.3.1 Đối với cá nhân học sinh
Đặc biệt đối với các em học sinh bậc Tiểu học, các em cịn q nhỏ để có thể tìm
ra cách học, cách ghi nhớ cho bản thân mình. Ở lứa tuổi này, hình ảnh trực quan, sinh
động, nhiều màu sắc sẽ giúp các em dễ ghi nhớ hơn rất nhiều. Vậy nên bản đồ tư duy là
cách tốt nhất để hỗ trợ các em trong việc học tập, ghi nhớ kiến thức.
Nếu sử dụng Bản đồ tư duy, các em có thể dễ dàng liệt kê cũng như liên kết tồn
bộ vấn đề bằng các nhánh chính, phụ trên bản đồ. Ngồi ra, vì bản đồ tư duy khơng chỉ
sử dụng chữ, số như những bảng danh sách nhàm chán mà còn đặc biệt chú trọng trong
việc sử dụng hình ảnh, màu sắc sinh động, nên có thể kích hoạt cả 2 bán cầu não trái –
phải của các em cùng hoạt động. Như chúng ta đã biết, bán cầu não trái là trung tâm xử

lý thông tin dưới dạng chữ, dạng số, ký tự. v.v.., trong khi bán cầu não phải là chuyên
gia xử lý thông tin dạng màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, v.v… - những thứ giúp các em
phát triển trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo. Và những bậc vĩ nhân hay thiên tài đều là
những người biết tận dụng tối đa tiềm năng ở cả 2 bán cầu não trái – phải.
1.4.3.2 Đối với giáo viên
Bản đồ tư duy đã xuất hiện từ lâu. Trong những năm 70 của thế kỷ trước, ngoài
bút màu ra thì chưa có bất cứ cơng cụ, chương trình nào để hỗ trợ xây dựng bản đồ tư
duy. Chỉ với chiếc bút và trang giấy, ta đã có thể tạo ra một bản đồ tư duy cho chính
mình.

8


Hiện nay có rất nhiều cơng cụ chun dụng để xây dựng bản đồ tư duy, cả miễn
phí lẫn thu phí.
Tuy nhiên, việc sử dụng các cơng cụ online cũng nên hạn chế đối với học sinh
trong giai đoạn này, tốt hết là chỉ nên giới thiệu sơ qua cho các em nắm khái qt, cịn
lại cơng cụ chính để thực hành xây dựng bản đồ tư duy nên là bút và giấy – phương pháp
thủ công nhất. Điều này giúp ích cho các em rất nhiều. Đối với các em học sinh Tiểu
học, sức sáng tạo và sự ngây thơ của các em đôi lúc sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên. Bản
đồ tư duy buộc các em phải động não, ghi chép tất cả các ý nghĩ lóe lên trong đầu liên
quan đến từ khóa chính. Rồi sau đó, các em phân loại, sắp xếp lớp lang theo tầm quan
trọng của từng ý. Cuối cùng là trang trí sao cho vừa dễ đọc, vừa dễ nhìn nhưng cũng vừa
dễ hiểu. Khả năng về không gian của các em cũng sẽ được đồng thời rèn luyện trong
việc bố trí sao cho cân đối giữa các ý tưởng nêu ra với khn khổ của bản đồ.
1.4.3.3 Đối với q trình giáo dục
Thông thường để ghi lại các suy nghĩ, ý tưởng của mình thì chúng ta hay sử dụng
hình thức trực tiếp, sử dụng văn bản, đồ thị, bảng biểu,.… Ở một hướng khác, nó có thể
cho phép ta biểu đạt ra giấy các ý kiến, suy nghĩ của mình, nhưng nó rất đơn điệu và rất
khó để nhận ra sự logic của nó. Để đọc được thì cần phải có sự tập trung khá lớn, đọc

và sâu chuỗi, giữ mạch ý xuyên suốt cả bài và tổng hợp lại sau cùng. Vấn đề ở đây là
phương thức biểu đạt này chỉ sử dụng bán cầu não trái. Các văn bản, đoạn văn bản rất
khó để nhớ, nhận ra đâu là ý chính, đồng thời cũng mất nhiều thời gian để tạo ra văn
bản, đoạn văn bản này.
1.4.3. Ý nghĩa của viêc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc phát triển năng lực giải
quyết vấn đề trong dạy học phân mơn Lịch sử 4
Bản đồ tư duy kích thích sự sáng tạo, giúp giải phóng cách suy diễn cổ điển theo
phương thức ghi chép sự kiện theo dòng, cho phép chúng ta chuyển ý nhanh chóng.
Bản đồ tư duy cịn có thể giúp học sinh nhìn được bài học một cách toàn thể hơn.
Bản đồ tư duy hỗ trợ cho việc ghi nhớ.
Bản đồ tư duy giúp tiết kiệm thời gian.
1.5. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
1.5.1. Đặc điểm nhân cách
1.5.1.1 Tình cảm
1.5.1.2 Tính cách
1.5.2. Đặc điểm nhận thức

9


1.5.2.1 Tư duy
1.5.2.2 Tri giác
1.5.2.3 Tưởng tượng
1.5.2.4 Trí nhớ
Tiểu kết chương 1
Ở chương I, tôi đã đă ra những vấn đề tổng quan của đề tài nghiên cứu. Đó là các
lí luận cơ bản về năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, đề cập tới đặc điểm tâm lý đặc
trưng của học sinh tiểu học và những nội dung về bản đồ tư duy và vai trò của bản đồ tư
duy trong phát triển năng lực GQVĐ trong phân môn Lịch sử 4 cho học sinh. Đây là
những cơ sở lí luận để tơi tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các nội dung cho chương II

và chương III.

10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Một số vấn đề phân môn Lịch sử ở Tiểu học
2.1.1 Mục tiêu
2.1.1.1 Theo chương trình 2006
Thứ nhất, có một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân
vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử của Việt Nam từ
buổi đầu dựng nước cho tới nay.
Thứ hai, bước đầu hình thành và rèn luyện các kĩ năng gồm quan sát sự vật, hiện
tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau; nêu thắc mắc, đặt câu
hỏi trong q trình học tập cà chọn thơng tin để giải đáp; trình bày lại kết quá học tập
bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời
sống.
Thứ ba, từng bước phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen như ham học
hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh; yêu thiên nhân, con người, quê hương,
đất nước; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với học sinh.
2.1.1.2 Theo chương trình 2018
Mơn Lịch sử và Địa lí ở câp tiểu học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực
lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí, tìm hiểu lịch
sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần phát triển các năng
lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh hình thành và khám phá thế
giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hòa dân tộc, tình yêu thiên
nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị
văn hóa Việt Nam; tơn trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó
góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm.
Mục tiêu của chương trình Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học 2018 nhấn mạnh đến việc
hình thành phẩm chất và năng lực, đặc biệt chỉ rõ những năng lực cần được phát triển
và hồn thiện thơng qua các nội dung và phương pháp giáo dục. Đây là hướng tiếp cận
dạy học theo định hướng năng lực; trong khi chương trình 2006 xác định mục tiêu theo
hướng tiếp cận dạy học định hướng nội dung.
2.1.2 Đặc điểm
2.1.2.1 Đặc điểm chương trình 2006
11


Cấu trúc chương trình 2006 chú trọng lựa chọn giai đoạn. Các bài học được sắp
xếp theo lịch đại diễn ra theo đúng trình tự thời gian của lịch sử Việt Nam. Ở mỗi giai
đoạn lịch sử đều đưa ra những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu của giai đoạn đó, khơng
mang tính vùng miền mà mang tính phổ quát.
2.1.2.2 Đặc điểm chương trình 2018
Cấu trúc nội dung CT phân mơn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học chú trọng lựa chọn
“điểm”. Với lịch sử, kiến thức lịch sử khơng tn thủ nghiêm ngặt tính lịch đại mà lựa
chọn sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng miền, quốc gia, khu vực, của một số
giai đoạn lịch sử. Với địa lí, mỗi vùng miền, quốc gia, khu vực chỉ lựa chọn một số kiến
thức địa lí tiêu biểu, đặc trưng cho từng vùng, dựa trên nét đặc trưng về tự nhiên, vai trò
lịch sử của vùng đất đó.
Mạch nội dung CT mơn học khơng tách thành hai phân phân mơn Lịch sử và Địa
lí mà các kiến thức lịch sử và địa lí được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng
miền, đất nước và thế giới theo sự mở rộng về không gian địa lí và xã hội (bắt đầu từ
địa phương, vùng miền, đến đất nước và thế giới).
2.1.3 Nội dung dạy học phân môn Lịch sử ở Tiểu học.
2.1.3.1 Quan điếm xây dựng chương trình phân môn Lịch sử và Địa lí chương trình
2006
Phần Lịch sử, những sự kiện, nhân vật lịch sử phản ảnh những cột mốc đánh dấu

sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước (kinh tế, chính trị, văn hóa,…) và giữ nước của ơng cha ta từ buổi đầu dựng
nước đến nay.
Phần Địa lí là những kiến thức ban đầu về điều kiện sống, dân cư, về một số hoạt
động kinh tế, văn hóa của đất nước Việt Nam, các châu lục và một số quốc gia trên thế
giới.
2.1.3.2 Quan điểm xây dựng chương trình phân mơn Lịch sử và Địa lí chương trình
2018
Chương trình phân mơn Lịch sử và Địa lí tiểu học tn thủ các quy định nêu trong
chương trình tổng thể, đồng thời xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh một số
quan điểm sau:

12


Thứ nhất, Chương trình phân mơn Lịch sử và Địa lí tích hợp nội dung GD lịch sử,
địa lí và một số nội dung văn hoá, xã hội trong các kết nối về khơng gian, thời gian; tích
hợp nội dung bảo vệ môi trường, GD giá trị nhân văn;
Thứ hai, Trên cơ sở kế thừa, phát huy ưu điểm của phân mơn Lịch sử và Địa lí
trong chương trình GDPT hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên
thế giới, chương trình phân mơn Lịch sử và Địa lí chọn lọc những kiến thức cơ bản và
sơ giản về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hoá của các vùng
miền, đất nước Việt Nam và thế giới;
Thứ ba, Chương trình được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về khơng gian địa
lí và khơng gian xã hội, từ địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam
đến địa lí, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực và thế giới.
Thứ tư, Chương trình lựa chọn những nội dung thiết thực đối với việc hình thành,
phát triển phẩm chất, năng lực HS thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học
tập tích cực như: Tìm hiểu các vấn đề lịch sử và địa lí, luyện tập và thực hành (ứng dụng
những điều đã học để phát hiện, giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống)...

Thứ năm, Chương trình được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương; phù hợp với khả
năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng HS khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà
trường, song vẫn bảo đảm trình độ chung của GDPT trên cả nước, tiếp cận dần với trình
độ khu vực và thế giới.
2.1.4 Nội dung phân môn Lịch sử ở Tiểu học hiện hành
2.1.4.1 Chương trình 2006
Lớp 4
(1 tiết/tuần X 35 tuần = 35 tiết)
Một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử dân tộc qua các thời kì.
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Từ khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)
+ Sự ra đời của nhà nưóc Văn Lang, Âu Lạc;
+ Một số phong tục của người Việt cổ;
+ Cuộc kháng chiến của An Dương Vương.
- Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938)
+ Đời sống nhân dân ta trong thời kì bị đơ hộ;

13


+ Một số cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu và người lãnh đạo: Hai Bà Trưng...; Chiến
tháng Bạch Đằng do Ngô Quyển lãnh đạo.
- Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)
+ Ổn định đất nước, chống ngoại xâm: Tuổi trẻ của Đinh Bộ Lãnh; Đinh Bộ Lĩnh
dẹp loạn 12 sứ qn; Lê Hồn lên ngơi vua; Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ
nhất.
- Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226)
+ Tên nưóc, kinh đô, Lý Thái Tổ.
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai: Phịng tuyến sơng Cầu (Như
Nguyệt), Lý Thường Kiệt.

+ Đời sông nhân dân: chùa, trường học (Văn Miếu).
- Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)
+ Tên nước, kinh đô, vua.
+ Ba lần chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược.
+ Công cuộc xây dựng đất nưổc ở thời Trần: việc đắp đê.
- Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)
+ Chiến thắng Chi Lăng.
+ Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
+ Công cuộc xây dựng đất nước: Bộ luật Hồng Đức, nơng nghiệp phát triển, các
cơng trình sử học, văn học, giáo dục, thi cử (bia Tiến sĩ).
- Nước Đại Việt (thế kỉ XVI — thế kỉ XVIII)
*Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (thế kỉ XVI - thế kỉ XVII)
+ Chiến tranh Trịnh - Nguyễn;
+ Tình hình Đàng Ngồi: Tháng Long, Phố Hiến;
+ Tình hình Đàng Trong: Hội An, khẩn hoang.
*Thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)
+ Chống ngoại xâm: trận Đống Đa;
+ Xây dựng đất nước: dùng chữ Nôm, chiếu Khuyến nông;
+ Nguyễn Huệ - Anh hùng dân tộc.
- Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858)
+ Nhà Nguyễn được thành lập;
+ Kinh thành Huế.
Lớp 5

14


(1 tiết/tuần X 35 tuần = 35 tiết)
Một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử dân tộc qua các thời kì.
- Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 -1945)

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược: Trương Định.
+ Đề nghị canh tân đất nước: Nguyễn Trường Tộ.
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế. phong trào cần Vương: Phan Đình Phùng,
Nguyễn Thiện Thuật...
+ Sự chuyển biến trong kinh tế-xã hội Việt Nam và cuộc đấu tranh chống Pháp
đầu thế kỉ XX.
+ Nguyễn Ái Quốc.
+ Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945: Xô viết
Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn
độc lập ngày 2/9/1945.
- Bảo vệ chính quyền non trẻ, tường kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
+Việt Nam những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
+ Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947: Chiên thắng Biên giới thu - đông
1950. Hậu phương của ta.
+ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954
-1975)
+ Sự chia cắt đất nước.
+ Bến Tre đồng khởi.
+ Miền Bắc xây dựng: nhà máy cơ khí Hà Nội.
+ Hậu phương và tiền tuyến: đường Trường Sơn.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh.
-Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (1975 đến nay)
+ Hoàn thành thống nhất đất nước.
+ Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hồ Bình.
2.1.4.2. Chương trình 2018


15


- Nội dung khái quát phân môn Lịch sử và Địa lí gịm các mạch kiến thức cốt lõi
và phân bố ở mỗi lớp như sau:
Mạch nội dung
MỞ ĐẦU

Lớp 4

Làm quen với phương tiện học tập phân
môn Lịch sử và Địa lí
Địa phương em (tỉnh, thành phố trực

ĐỊA PHƯƠNG
VÀ CÁC VÙNG
MIỀN CỦA VIỆT
NAM

thuộc trung ương

VIỆT NAM

THẾ GIỚI

x
x

Trung du và miền núi Bắc Bộ


x

Đồng bằng Bắc Bộ

x

Duyên hải miền Trung

x

Tây Nguyên

x

Nam Bộ

x

Đất nước và con người Việt Nam
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ
Việt nam

Lớp 5

x
x

Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam

x


Các nước láng giềng

x

Tìm hiểu thế giới

x

Chung tay xây dựng thế giới

x

LỚP 4:
Chương trình mơn Lịch sử và Địa lí thiết kế theo hướng mở rộng về khơng gian
địa lí và khơng gian xã hội. Vì vậy, ngồi bài Mở đầu, bắt đầu chương trình lớp 4, học
sinh sẽ tìm hiểu địa phương mình đang sinh sống (tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung
ương); vị trí, điều kiện tự nhiên, con người, tìm hiểu lịch sử và văn hố địa phương; Tiếp
đến, học sinh sẽ tìm hiêu các vùng của đất nước, bao gồm: đồng bằng Bắc Bộ, trung du
và miền núi Bấc Bộ; duyên hải miền Trung; Tây Nguyên và Nam Bộ. Học sinh có thể
bất đầu học vùng có địa phương mình ở đó, sau đó sẽ học các vùng tiếp theo. Mỗi vùng
sẽ lựa chọn một số nét tiêu biểu về tự nhiên, dân cư, hoạt động sản xuất, lịch sử, văn hoá
của vùng để giới thiệu, nội dung cụ thể của từng vùng như sau:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: tìm hiểu về thiên nhiên, dân cư và một số hoạt
động sản xuất, một số nét văn hóa; Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương.

16


+ Đồng bằng Bắc Bộ: tìm hiểu về thiên nhiên, dân cư, hoạt động sản xuất và một

số nét văn hóa; sơng Hồng và nền văn minh sơng Hồng, Thăng Long – Hà Nội, Văn
Miếu – Quốc Tử Giám.
+ Duyên hải miền Trung: tìm hiểu về thiên nhiên, dân cư, hoạt động sản xuất và
một số nét văn hóa; cố đơ Huế, Phố cổ Hội An.
+ Tây Ngun: tìm hiểu về thiên nhiên, dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét
văn hóa; Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Nam Bộ: tìm hiểu về thiên nhiên, dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn
hóa; thành phố Hồ Chí Minh và Địa đạo Củ Chi.
LỚP 5
Mở đầu chương trình lớp 5, học sinh sẽ học một số nội dung khái quát về đất
nước Việt Nam, bao gồm: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và biểu tượng của Việt Nam;
tìm hiểu đặc điểm cơ bản về thiên nhiên Việt Nam, biển đảo Việt Nam và dân cư – dân
tộc Việt Nam.
+ Tìm hiểu những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: Văn Lang
– Âu Lạc; Phù Nam và Champa.
+ Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam gồm các nội dung: Đấu tranh giành
độc lập thời Bắc thuộc; Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long, Triều Trần và kháng
chiến chông Mông – Nguyên, Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê, Triều Nguyễn,
Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh
1975 và Đất nước đổi mới.
+ Các nước láng giềng: tìm hiều đặc điểm cơ bản về tự nhiên, dân cư và một số
nét tiêu biểu về văn hóa, lịch sử của các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia; khái quát
Đông Nam Á và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
+ Tìm hiểu đặc điểm của các châu lục và đại dương trên thế giới; dân số, các
chủng tộc trên thế giới; một số nền văn minh nổi tiếng thế giới.
+ Chung tay xây dựng thế giới: Xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp, Xây dựng
thế giới hịa bình.
2.1.5. Sách giáo khoa
2.2 So sánh phân phân môn Lịch sử chương trình 2006 và chương trình 2018
trong việc sử dụng bản đồ tư duy để phát triển năng lực giải quyết vấn đề

cho học sinh.

17


Chương trình 2018 kế thừa nhiều mạch nội dung của chương trình 2006. Trên cơ
sở những mạch nội dung ấy đã chọn lọc hơn những kiến thức cơ bản và sơ giản về tự
nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hóa của các vùng miền, đất nước
Việt Nam và thế giới; các sự kiện, nhân vật lịch sử phản ảnh những dấu mốc lớn của
quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nội dung này vừa đảm bải tính
khoa học, vừa phù hợp với cac đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh.
Từ sự khác nhau của nội dung cũng như cách phân bổ bài học, chương trình 2018
dễ dàng sử dụng bản đồ tư duy vào việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh hơn so với chương trình 2006. Theo lộ trình của việc thay đổi chương trình giáo
dục hiện nay, đến năm học 2023 – 2024, học sinh lớp 4 mới được tiếp cận với chương
trình 2018. Từ bây giờ đến thời điểm đó, chúng ta vẫn cần xây dựng một hướng tiếp cận
thích hợp hơn cho học sinh đối với phân môn Lịch sử.
2.3 Khảo sát thực trạng dạy học Lịch sử ở Tiểu học
Sau quá trình làm việc hơn 22 tuần tại hai trường tiểu học Ngô Sĩ Liên và trường
tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tại địa bàn quận Liên Chiểu, tơi đã khảo sát được tình hình
dạy học phân mơn Lịch sử hai trường này.
2.3.1 Mục đích khảo sát
2.3.2. Đối tượng khảo sát
2.3.3 Nội dung khảo sát
2.3.3.1 Học sinh
2.3.3.1 Giáo viên
2.3.4 Phương pháp khảo sát
2.3.5 Kết quả khảo sát
2.3.5.1 Đối với học sinh
Để điều tra mức độ hứng thú của các em học sinh lớp 4 ở hai trường Tiểu học

Nguyễn Văn Trỗi và Ngô Sĩ Liên đối với phân môn Lịch sử, tôi đưa ra câu hỏi: “Em có
thích phân mơn Lịch sử khơng?”
Bảng 2.1. Mức độ hứng thú của học sinh với phân môn Lịch sử
Mức độ

Số lượng (học sinh)

Tỷ lệ (%)

Rất thích

27

14

Thích

34

17

Bình thường

57

29

Khơng thích

79


40

18


Để có thể điều tra rõ hơn về sự tích cực của học sinh trong học các bài học Lịch
sử, tôi đưa ra câu hỏi: “Trong giờ học Lịch sử, khi giáo viên ra câu hỏi hay bài tập, các
em thường làm những gì?”
Bảng 2.2. Mức độ tích cực của học sinh trong học tập phân môn Lịch sử
Ý kiến
Số lượng (học sinh)
Tỷ lệ (%)
Tập trung suy nghĩ để tìm
67
34
tịi lời giải cho câu hỏi hay
bài tập và xung phong trả
lời
Trao đổi với nhóm bạn để
76
39
tìm hiểu câu trả lời đúng
nhất
Chờ câu trả lời từ bạn khác
54
27
hoặc giáo viên
Để tìm hiểu về thái độ của học sinh đối với những tình huống có vấn đề, tơi đưa ra
câu hỏi: “Em có thái độ như thế nào khi phát hiện các vấn đề (mâu thuẫn với các kiến

thức đã học hay khác với những gì em biết) trong câu hỏi hoặc bài tập mà giáo viên đưa
cho?”
Bảng 2.3. Thái độ của học sinh đối với tình huống có vấn đề
Mức độ
Rất hứng thú, muốn tìm
hiểu bằng mọi cách
Hứng thú, muốn tìm hiểu
Thấy lạ nhưng khơng
muốn tìm hiểu

Số lượng (học sinh)

Tỷ lệ (%)

69

35

75

38

54

27

Để tìm hiểu sâu hơn về mức độ tham gia giải quyết vấn đề ở các em, tôi tiếp tục
đưa ra câu hỏi: “Em có thường tham gia vào giải quyết vấn đề trong phân môn Lịch sử?”
Bảng 2.4. Mức độ tham gia giải quyết vấn đề của học sinh trong phân môn Lịch sử 4
Số lượng (học sinh)


Tỷ lệ (%)

Thường xuyên

66

34

Thỉnh thoảng

77

39

Rất ít

40

20

Chưa bao giờ

14

7

Ý kiến

19



×