Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại bán đảo sơn trà thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.9 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ THỊ PHƢƠNG UYÊN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG
TẠI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Sƣ Phạm Địa Lý
Khóa 16 (2016 - 2020)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Thị Kim Thoa

Đà Nẵng - 2019

1


A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Rừng là tài nguyên quý giá của nước ta, rừng giữ vai trò là cơ sở phát
triển kinh tế - xã hội, giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng, rừng là yếu tố
tham gia vào q trình điều hịa khí hậu, hạn chế lũ lụt, duy trì tính ổn định và
màu mỡ của đất, bảo tồn nguồn nước, làm giảm ơ nhiễm khơng khí và giữ vững
an ninh quốc phịng. Hơn nữa, trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu
hiện nay vai trị của rừng càng quan trọng. Chính vì vậy, rừng cần được quản lí,
bảo vệ và phát triển đây được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích là 4.439ha nơi được ví


như là “Lá phổi xanh của Thành phố Đà Nẵng”. Nằm cách trung tâm thành phố
10km về phía Đơng, bán đảo Sơn Trà với độ cao 693m so với mặt nước biển.
Khu rừng này có chức năng chính là bảo tồn hệ sinh thái đất ướt ven biển, có
thảm thực vật rừng nhiệt đới mưa ẩm, rừng nguyên sinh với nhiều loài động
thực vật di cư của hai luồng sinh vật Bắc – Nam. Bán đảo Sơn Trà là nơi nổi
tiếng với nhiều loại gỗ, nhiều loại động vật quý hiếm như vọoc chà vá, khỉ, chồn
bạc má, nai…Sơn Trà có tiềm năng lớn về kinh tế, an ninh quốc phòng của địa
phương.
Tuy nhiên, những năm gần đây thực trạng rừng Sơn Trà đang ở mức báo
động vì chịu tác động nghiêm trọng của một số hoạt dộng du lịch, săn bắn trái
phép động vật hoang dã, cơng tác quản lí rừng giữa các cơ quan chức năng có sự
chồng chéo…đã đặt ra những thách thức và mâu thuẫn trong sự quản lí và phát
triển rừng. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường sinh thái, tình hình an
ninh trật tự và sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.
Chính vì vậy, xuất phát từ những thực tế trên em xin lựa chọn đề tài:
“ Thực trạng và giải pháp quản lí tài nguyên rừng tại bán đảo Sơn Trà thành
phố Đà Nẵng”.

2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài, đồng thời đánh giá thực
trạng tài nguyên rừng tại Bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách bảo vệ rừng tại
Bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, cần thực hiện nhiệm vụ:
- Phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giá trị của rừng

Sơn Trà.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng rừng tại Bán đảo Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách bảo vệ rừng tại Bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên rừng tại bán đảo Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: từ tháng 09/2019 đến tháng 12/2019
- Về nội dung: Nêu rõ giá trị và vai trò của rừng Sơn Trà đối với thành
phố Đà Nẵng. Đồng thời, làm rõ hiện trạng của một số loài động thực vật tại
rừng Sơn Trà. Từ đó đề ra một số giải pháp góp phần bảo vệ và phát triển rừng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu
- Thu thập các nguồn tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Tiến hành xem xét, xác định và lựa chọn tư liệu liên quan đến đề tài được biên
soạn và đăng tải từ nguồn đáng tin cậy. Phân loại, hệ thống các nguồn tài liệu
liên quan đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở khoa học sau khi đã được phân
tích.
4.2. Phương pháp thực địa
3


Quan sát thảm thực vật, một số loài động thực vật tại rừng Sơn Trà qua
thực tế, tranh ảnh... Từ đó, nhận xét được các giá trị mà rừng mang lại, rút ra
được thực trạng của rừng hiện nay.
5. Cấu trúc của đề tài
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI BÁN ĐẢO SƠN
TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở BÁN ĐẢO
SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
C. Kết luận và kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

4


B.Phần nội dung
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm rừng tài nguyên rừng
“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các yếu tố thực vật rừng, trong đó cây
gỗ, tre, nứa hoặc thực vật đặc trưng là những thực vật chính chiêm ưu thế; động
vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần xã sinh vật rừng phải
có một diện tích đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu tố tự
nhiên, mơi trường do rừng tạo ra khác với hồn cảnh bên ngoài, độ khép tán của
quần xã thực vật phải lớn hơn 0,1”
“Tài nguyên rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ
yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi
trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để
đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Tài nguyên rừng là của cải vật chất từ rừng mà con người có thể sử dụng để
đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. Rừng bao gồm giá trị vơ hình (đất đai, mơi
trường, đa dạng sinh học) và giá trị hữu hình (lâm sản, dược liệu, du lịch sinh
thái).

1.1.2. Thực trạng rừng trên Thế giới và Việt Nam
Thực trạng rừng là sự phản ánh đúng, phản ánh sự thật những gì đã và đang
xảy ra với tài nguyên nhiên nhiên rừng bao gồm: đất đai, môi trường, hệ thống
sinh vật trong rừng…Thực trạng rừng là phản ánh một vấn đề nào đó đang tác
động, làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên rừng, ám chỉ những gì xảy ra
mang mang chiều hướng tiêu cực thay vì tích cực.
1.1.3. Quản lí rừng trên Thế giới và Việt Nam
Quản lí rừng là quản lí và sử dụng rừng, đất rừng theo cách và tỉ lệ sao cho
duy trì được tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, trường tồn và
tiềm năng của chúng để phát huy các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở
quy mơ khu vực, quốc gia và tồn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

5


Mục đích của bảo vệ rừng là đồng thời đạt được bền vững về kinh tế, môi
trường và xã hội.
+ Về kinh tế là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất hiệu
quả ngày càng cao (Khơng khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện
tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất rừng).
+ Về môi trường là đảm bảo duy trì được khả năng phịng hộ mơi trường và
duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đến hệ
sinh thái khác.
+ Về xã hội là đảm bảo và duy trì sinh kế và giá trị văn hố xã hội của rừng
cho con người, nhất là những người sống phụ thuộc vào rừng.
1.2 Giới thiệu chung về bán đảo Sơn Trà
Vị trí địa lí và địa hình: bán đảo Sơn Trà có diện tích 60 km vng, chiều
dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo
Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Nơi đây có độ cao 696
m so với mực nước biển, tổng diện tích 4.439 ha đất liền và biển, được khai thác

mạnh về du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trong những năm gần đây.
Địa chất thổ nhưỡng: Bán đảo Sơn Trà có 3 tổ hợp đất chính: đất núi vàng
nâu, đất đồi vàng nâu và đất cát ven biển. Do có cấu tạo từ đá granit nên đất chủ
yếu là feralit vàng nâu phát triển trên đá granit, đất có thành phần cơ giới nhẹ
khả năng giữ nước kém.
Đặc điểm khí hậu: Sơn Trà có khí hậu nhiệt đới biển và chịu ảnh hưởng của
hoàng liên cực đới lạnh.
Đặc điểm thủy văn: Bán đảo Sơn Trà có hoảng 20 con suối chảy quanh năm
hoặc theo mùa. Có 2 con suối lớn nhất là suối Đá và suối Heo, là nguồn cung
cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân sống trong vùng.
Một số chủ trương quy hoạch quan trọng của chính phủ đối với rừng Sơn
Trà:
+ Năm 1977 thành lập rừng cấm bán đảo Sơn Trà.
+ Năm 2011 Quy hoạch Sơn Trà là một trong 47 địa điểm tiềm năng phát
triển thành khu du lịch quốc gia (tầm nhìn đến năm 2030).
6


+ Năm 2013 Quy hoạch Sơn Trà thành khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều
động thực vất quý hiếm (tầm nhìn đến năm 2050)
+ Năm 2014 Quy hoạch Sơn Trà thành khu dự trữ thiên nhiên (tầm nhìn đến
năm 2030).
1.3 Vai trò của rừng Sơn Trà đối với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng
Rừng Sơn Trà có vai trị vơ cùng quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường đối với nhân dân Đà Nẵng - Quảng Nam từ thế hệ này đến
thế hệ khác, cả hiện tại và tương lai đều đã và sẽ được hưởng lợi thực sự từ giá
trị đích thực của rừng như: cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ xây dựng, củi,
thuốc chữa bệnh, đặc biệt giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái rừng, các cảnh
quan thiên nhiên sông, suối, biển luôn luôn là chỗ dựa có giá trị để phát triển:
Kinh tế - xã hội, tự nhiên, khoa học cơng nghệ, an ninh quốc phịng.

Qua đó thấy được giá trị lợi thế của rừng Sơn Trà không chỉ là tiềm năng lớn
phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ mơi trường mà cịn là sản phẩm độc
đáo để tổ chức du lịch sinh thái bền vững, du lịch xanh, du lịch khám phá tìm
hiểu các điều bí ẩn của rừng, biển nhiệt đới.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI BÁN ĐẢO SƠN
TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Hiện trạng tài nguyên sinh vật ở bán đảo Sơn Trà
2.1.1 Thực vật
- Sự phong phú về thực vật tại bán đảo Sơn Trà
Hệ thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà rất phong phú, với 90 họ,
217 chi và 289 loài thực vật bậc cao. Gồm nhóm cây làm thuốc, cây cảnh, cây
có giá trị cung cấp gỗ gia dụng và 22 loài thực vật quý hiếm. Hệ thực vật ở bán
đảo Sơn Trà đa dạng về lồi, trong đó ngành hạt kín giữ vai trò quan trọng.
- Thực trạng của thực vật tại bán đảo Sơn Trà
Rừng Sơn Trà có vai trị to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người sống
tại Đà Nẵng. Rừng là “lá phổi xanh” của thành phố. Nhưng hiện nay, thực trạng
rừng Sơn Trà bị tàn phá đang để lại một tình trạng chung đáng lo ngại đối với
7


cuộc sống. Tất cả đều xuất phát từ nguyên nhân muốn vụ lợi cá nhân, tăng thêm
thu nhập, làm ăn kinh tế cá nhân. Đây là hành động con người đang tự tay phá
hủy đi chính cuộc sống của mình.
Ngồi những tác động trực tiếp do con người thì những tác động gián tiếp
do tự nhiên như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tồn cầu, sự xâm lấn của
các sinh vật ngoại lai cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm hệ thực vật ở khu
bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà.
2.1.2. Động vật
- Sự phong phú về động vật tại bán đảo Sơn Trà
Thành phần loài động vật ở Sơn Trà gồm 366 loài thuộc 94 họ, 37 bộ trong

đó có 20 lồi thuộc nguồn gen q hiếm. Lớp thú có 42 lồi, 20 họ, 8 bộ; lớp
chim có 162 lồi thuộc 45 họ; lớp bị sát có 55 lồi, 8 họ; lớp ếch nhái có 22 lồi,
6 họ; lớp cơn trùng 231 lồi, trong đó có 113 lồi bướm thuộc 10 họ và 29 lồi
cánh cứng thuộc 13 họ. Hệ sinh thái đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên
Sơn Trà có sự xuất hiện của 5 loài động vật trong Sách Đỏ Việt Nam bao gồm
voọc chà vá chân nâu, cu li nhỏ, tê tê, dơi chó cánh ngắn, mang thườn.
- Thực trạng của động vật tại bán đảo Sơn Trà
Hiện nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đang chịu tác động nghiêm
trọng của một số hoạt động như du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, săn bắt động
vật hoang dã, khai thác tài nguyên rừng hoặc lâm sản ngoài gỗ…làm suy giảm
nguồn gen động vật tại rừng Sơn Trà. Tình trạng san lấp rừng làm đường giao
thơng, xây dựn các khu resort, nhà hàng làm mất nơi cư trú của một số loài động
vật, đặc biệt là loài linh trưởng Vọoc Chà vá chân nâu. Thêm vào đó, việc khai
các nguồn lợi từ rừng được khơng được kiểm sốt tốt và ý thức của con người
chưa thật sự tốt trong việc quản lí và bảo vệ rừng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn
tại và phát triển nguồn lợi động vật tại rừng Sơn Trà.
*Tính cấp thiết của việc bảo vệ Vọoc Chà Vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà
Được mệnh danh là “Nữ hồng linh trưởng”, chính quyền thành phố Đà
Nẵng đã chọn loài vọoc này làm hình ảnh đại diện cho Hội nghị Thượng đỉnh
8


APEC 2017. Bán đảo Sơn Trà là nơi dễ dàng để quan sát voọc chà vá chân nâu
nhất trên thế giới, do đó, nếu được bảo tồn đúng cách, voọc hồn tồn có thể
mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường lâu dài cho địa phương.
Tuy nhiên, tác động của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đang là
mối đe doạ lớn đối với sự sinh tồn và phát triển của loài linh trưởng Vọoc Chà
Vá chân nâu.
Voọc chà vá chân nâu có 98% ADN giống với con người, có cấu trúc gia
đình, tập tính sinh hoạt gần giống với con người, mặt khác Voọc chà vá chân

nâu được xem là lồi biểu thị cho vùng rừng ngun sinh cịn tốt. Điều đó chứng
minh được rằng rừng Sơn Trà cịn có thể phục hồi được. Chính vì vậy, chúng ta
cần có những biện pháp hợp lí bảo vệ rừng, bảo vệ loài linh trưởng này trước
sức ép của sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.2 . Thực trạng quản lí tài nguyên rừng tại bán đảo Sơn Trà
2.2.1. Chính sách quản lí, bảo vệ tài nguyên rừng tại bán đảo Sơn Trà
Trong những năm qua, các cấp chính quyền từ Trung ương đến thành phố
Đà Nẵng đã triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ rừng tại bán đảo Sơn Trà,
nơi được ví như “lá phổi xanh của thành phố Đà Nẵng”. Hệ thống văn bản chính
sách trong lĩnh vực bảo vệ rừng khơng ngừng được hồn thiện, tạo một hành lan
pháp lí cho việc thực hiện chính sách có hiệu quả. Tuy vậy, chính sách bảo vệ
rừng khi được thực thi trong thực tế vẫn gặp nhiều hạn chế, nguồn lực phân tán
và chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu và sự đòi hỏi của xã hội. Những
năm trở lại đây, tình hình vi phạm các quy định bảo vệ rừng tại bán đảo Sơn Trà
diễn biến rất phức tạp và gây ra hậu quả nghiêm trọng của một số hoạt động như
du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác động vật hoang dã, khai thác tài
nguyên rừng đáng báo động. Rừng được giao nhưng khâu quản lí bảo vệ chưa
chặt chẽ, cơng tác quản lí giữa các cơ quan chức năng đang có sự chồng chéo.
2.2.2. Thái độ nhân thức của người dân địa phương trong việc quản lí, bảo vệ tài
nguyên rừng tại bán đảo Sơn Trà
9


Bên cạnh sự bất cập về chính sách quản lí của nhà nước, các cấp chính
quyền thì thái độ, nhận thức của cư dân địa phương và những hoạt động của họ
cũng xảy ra một số vấn đề tiêu cực trong việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng
tại bán đảo Sơn Trà.
Bảng 2.3 Tỷ lệ % nhận thức của ngƣời dân đối với khu Bảo tồn thiên
nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Thứ tự

Nhận thức

Tỉ lệ

1

Biết được rừng Sơn Trà đang có nguy cơ suy

73,56

giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên
2

Cho rằng tài nguyên thiên nhiên là vô tận

7,19

3

Không quan tâm

19,25

Bảng 2.4 Tỷ lệ % thái độ của ngƣời dân đối với khu Bảo tồn thiên nhiên
Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Thứ tự

Thái độ


Tỉ lệ

1

Tán đồng chủ trương chung tay bảo vệ rừng

73,33

2

Không tán đồng cho rừng là của chung

6,67

3

Khơng quan tâm

20

2.3. Ngun nhân suy giảm diện tích rừng tại bán đảo Sơn Trà
- Diện tích bán đảo Sơn Trà thay đổi từ giai đoạn 1976 – 2016 theo xu hướng
suy giảm diện tích đất rừng. Suy giảm rừng Sơn Trà là vấn đề đáng lo ngại đối
với môi trường TP.Đà Nẵng. Sự suy giảm rừng có cả nguyên nhân trực tiếp
(Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, sự xâm lấn của các sinh vật ngoại lai, khai
thác rừng trái phép, đốt rừng làm nương rẫy, chuyển đất có rừng sang đất sản
xuất) và gián tiếp (Do ảnh hưởng của bom đạn, do khai thác khơng có kế hoạch,
Chưa quản lý tốt việc du canh du cư và việc di dân, vấn đề quản lý khai thác).


10


Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở BÁN
ĐẢO SƠN TRÀ
3.1. Giải pháp về chính sách
- Tạo cơng ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ
gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp,
chế biến và bảo quản nông sản...
- Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu
cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận
dựa vào cộng đồng.
- Về phía chính quyền, các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền
thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thơng tin thiết thực phục vụ q
trình sản xuất, hướng dẫn để người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất.
- Các ngành chức năng, nhất là những ngành tham gia trực tiếp vào quá trình
thực thi pháp luật về bảo vệ rừng.
- Những giải pháp về kinh tế, xã hội nêu trên với mục đích nâng cao đời
sống kinh tế, xã hội cho người dân, giảm dần áp lực của người dân vào rừng.
3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có
hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai
đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý.
-

Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ

mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích

rừng đã được giao.
-

Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động

nhằm làm tốt cơng tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai
các phương án, biện pháp, kế hoạch bảo vệ rừng.
- Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu
quả. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực
11


hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện pháp bảo vệ
rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và
hướng tới cộng đồng.
- Thực hiện tốt các dự án về xóa đói giảm nghèo, về bảo tồn đa dạng sinh
học, phát triển kinh tế xã hội cho người dân miền núi.
-

Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về

bảo vệ rừng.
-

Làm tốt công tác phối kết hợp giữa 3 lực lượng kiểm lâm, quân đội và

công an trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Các cơng trình phục vụ cơng tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng
cũng cần được đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược thực hiện cơng
tác bảo vệ rừng, phịng cháy chữa cháy rừng.

-

Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng mang tính chun nghiệp,

kịp thời ứng phó và xử lý mọi tình huống xảy ra. Lực lượng này có sự phối hợp từ
nhiều ngành như Kiểm lâm, Quân đội, Công an và chính quyền địa phương ....
3.3.

Giải pháp về kỹ thuật

- Các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển rừng như trồng rừng,
khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp.
-

Cần nghiên cứu chọn loại cây trồng phù hợp với từng địa phương, đáp ứng

được lợi ích kinh tế cũng như môi trường.
- Nên chọn cách trồng rừng hỗn giao để phòng cháy, thử nghiệm và ứng
dụng kỹ thuật xây dựng băng xanh cản lửa và các kỹ thuật tiến bộ khác trên
nguyên tắc các vùng rừng tập trung được quy hoạch hợp lý và khoa học.
- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dự báo cháy rừng theo độ ẩm của vật
liệu cháy cho rừng thông. Đối với các khu rừng cần phục hồi phải tiến hành chăm
sóc, phát dây leo tạo điều kiện để rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác
làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng.
-

Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác chữa

cháy rừng dần dần thay thế phương pháp thủ công hiện đang áp dụng.
- Nghiên cứu các vật liệu xây dựng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên.

12


- Khuyến khích việc sử dụng các loại sản phẩm đó để từng bước thay đổi
thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.
- Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc liên
quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
3.4.

Kinh nghiệm thực tiễn

- Đó là phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương để triển khai các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng. Gắn trách nhiệm
quản lý nhà nước trên địa bàn của các cấp chính quyền và đề cao trách nhiệm cá
nhân trong bảo vệ rừng.
- Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lượng liên quan
để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng.
-

Dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến

công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Với cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng, phải quán triệt phương châm
phòng là chính, chữa cháy kịp thời và hiệu quả. Xây dựng và duy trì hoạt động
của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các địa phương.
-

Có chính sách khen thưởng và động viên kịp thời đối với các tổ chức, cá

nhân làm tốt công tác bảo vệ rừng.


13


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Rừng Sơn Trà không chỉ là lá phổi xanh gìn giữ mơi trường trong lành cho
thành phố Đà Nẵng, là vị trí địa lý chiến lược về mặt quốc phòng – an ninh của cả
nước mà còn là nguồn tài nguyên phong phú, là nơi cư trú của gần 300 loài động
vật và hơn 900 loài thực vật quý hiếm.
Ngoài những giá trị trên, rừng Sơn Trà còn là địa điểm thu hút rất nhiều
khách du lịch tham quan, thúc đấy ngành du lịch của Đà Nẵng phát triển. Tuy
nhiên, hoạt động du lịch cũng tác động đến hệ sinh thái nơi đây do ý thức của
người tham quan chưa thực sự tốt.
Hiện nay, tình trạng rừng Sơn Trà đang mất đi sự đa dạng sinh học, mất chỗ
cư trú và phát triển của một số loài động vật, đặc biệt là loài linh trưởng Vooc chà
vá chân nâu. Diện tích rừng đang bị suy giảm nặng, có nhiều nguyên nhân như:
nước biển xâm thực, cháy rừng, bê tơng hóa, chuyển đồi cơ cấu, do hệ thống quản
lý chưa chặt chẽ,…Tuy nhiên, suy cho cùng nguyên nhân chính vẫn là do hoạt
động của con người.
Bên cạnh vấn đề diện tích rừng suy giảm, hiện trạng các loài ngoại lai phát
triển mạnh mẽ cản trở sự phát triển của các loài khác trên bán đảo Sơn Trà đặc
biệt nghiêm trọng. Đáng quan tâm nhất là lồi Bìm Bìm, che phủ gần như tồn bộ
phần rừng giáp với biển, có nhiều cơng trình nghiên cứu nhằm loại bỏ loài ngoại
lai này nhưng vẫn chưa cho kết quả khả thi.
Bán đảo Sơn Trà là viên ngọc quý giữa thành phố biển Đà Nẵng, để bảo vệ
rừng Sơn Trà, bảo vệ sự đa dạng sinh học, thành phố Đà Nẵng cần có những
chính sách hợp lí trong việc quản lí rừng. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục người
dân sống tại địa phương có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng Sơn Trà.
2. Kiến nghị

- Đối với các cấp quản lí:

14


Cần có sự siết chặt hơn trong cơng tác quản lí rừng. Nghiêm cấm và xử phạt
đối với các trường hợp khai thác rừng trái phép. Cần xây dựng cơ chế phối hợp
quản lý giữa các đơn vị liên quan, trong đó, xác định đơn vị đầu mối quản lý và
chịu trách nhiệm chính về bán đảo Sơn Trà. Như đã phân tích, bán đảo Sơn Trà
hiện có nhiều đơn vị cùng quản lý, bảo vệ và khai thác với chức năng chồng chéo
và phối hợp lỏng lẻo. Đề xuất giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm chính.
Cần tổ chức các đợt tập huấn về nhận thức tầm quan trọng của rừng và tuyên
truyền ý thức bảo vệ rừng cho người dân, nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa
phương và du khách trong bảo tồn các giá trị hệ sinh thái của bán đảo Sơn Trà,
bao gồm cả nhận thức đúng về vấn đề sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ
động vật hoang dã.
Ứng dụng các cơng nghệ khoa học tiên tiến trong quản lí tài nguyên và các
cá thể động vật quý hiếm như: GPS, GIS, công nghệ tế bào,… Cần tăng cường
điều tra cơ bản, các nghiên cứu khoa học để cập nhật dữ liệu về thông tin tổng thể
về Đa dạng sinh học của Sơn Trà, đặc biệt là các loài quý, hiếm, nguy cấp ở Sơn
Trà.
Đấy mạnh và khuyến khích các nghiên cứu nhằm kiểm soát sự phát triển
mạnh mẽ của thực vật ngoại lai.
Liên kết với các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã để học hỏi kinh nghiệm
cũng như nâng cao cơng tác kiểm sốt những hành vi mua bán động vật hoang dã.
Cần tăng cường các công tác bảo vệ rừng và động vật hoang dã, xóa bỏ các
tệ nạn cịn tồn tại. Để làm được điều đó cần có một chiến lược lâu dài của các cấp
lãnh đạo chính quyền và ý thức từ người dân.
- Đối với cộng đồng:
Rừng đặc dụng Sơn Trà thuộc bán đảo Sơn Trà là nơi tập trung nhiều khách

du lịch trong nước và quốc tế thường xuyên ghé tham quan với nhiều điểm du
lịch hấp dẫn, nổi tiếng mang nhiều giá trị văn hóa lịch sử như: Chùa Linh Ứng,
Đỉnh Bàn Cờ – Nhà Vọng Cảnh, Cây Đa ngàn năm, Ngắm Vọoc chà vá chân nâu,
Bãi Bụt, Cảng Tiên Sa, Bãi Tiên Sa, Sân bãi trực thăng, Trạm Rada 29, Bãi Đá
15


Đen, Bãi Bắc, Bãi Nam, Mũi Nghê… dân địa phương và du khách tại khu vực
bán đảo Sơn Trà trong hạn chế việc sử dụng lửa và dập tắt lửa ngay sau khi sử
dụng để tránh nguy cơ gây cháy Rừng, không vứt rác bừa bã tại rừng, hạn chế cho
các loài động vật ăn trái cây và hoa quả trong rừng
Hiện nay, rác thải đang ở mức báo động cùng với sự gia tăng về số lượng du
khách thăm quan bán đảo Sơn Trà, làm ô nhiễm môi trường và nguy cơ tiềm ẩn
truyền bệnh cho các sinh vật hoang dã sinh sống tại đây. Vì vậy, cần tổ chức các
hoạt động ra quân tổng vệ sinh môi trường. Đồng thời, kết hợp hoạt động trồng
rừng phủ xanh những vùng đất trống, đồi trọc tại Bán đảo Sơn Trà vì mục tiêu giữ
cho rừng Sơn Trà xanh – sạch – đẹp.

16


17


18



×