Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu sự biến động của một sốyếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng thực vật giữa hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 100 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

DƯƠNG THANH TÚ

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA
MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT GIỮA HAI TRẠNG
THÁI RỪNG NGUYÊN SINH VÀ THỨ SINH
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành
Mã số ngành

: Khoa học Môi trường
: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, Năm 2013


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

DƯƠNG THANH TÚ



NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA
MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT GIỮA HAI TRẠNG
THÁI RỪNG NGUYÊN SINH VÀ THỨ SINH
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành
Mã số ngành

: Khoa học Môi trường
: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH

Thái Nguyên, Năm 2013


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên
cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết, tiến hành khảo sát và nghiên cứu thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS. TS. Đặng Văn Minh.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày

trong luận văn này là hồn tồn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham
khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Người viết cam đoan

Dương Thanh Tú


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã
nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ của các bạn đồng
nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những người thân.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS. TS Đặng Văn Minh cùng những thầy, cô trong Khoa Tài nguyên và
Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng
dẫn, giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận
văn, đã dìu dắt tơi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như
trong cuộc sống.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ công chức các cơ quan:
UBND huyện Ba Bể, Hạt Kiểm lâm, Phòng Tài ngun - Mơi trường, Phịng
Thống kê huyện Ba Bể, Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập các tài liệu, thơng tin để
hồn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Đảng ủy, lãnh đạo
UBND và các cán bộ UBND phường Tích Lương đã tạo điều kiện, động viên
tơi trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tơi hồn thành luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Dương Thanh Tú


i

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC...........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................v
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài...................................................................................5
1.1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................5
1.1.2. Cơ sở pháp lý....................................................................................................7
1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới ..................................................7
1.3. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam................................................ 10
1.4. Định nghĩa, sự tác động của các trạng thái rừng lên các yếu tố môi
trường và đa dạng sinh học..................................................................................... 11
1.4.1. Định nghĩa rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh.......................................... 11
1.4.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất.................... 12
1.4.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất
trên thế giới............................................................................................................... 12
1.4.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất ở
Việt Nam .................................................................................................................. 14

1.4.2.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ che phủ thực vật tới môi trường đất ...................... 17
1.5. Khái quát về Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...................................... 20
1.6. Tài nguyên sinh vật Vườn quốc gia Ba Bể................................................... 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 27


ii

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 27
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................... 27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.................................................................................... 28
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 28
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực VQG Ba Bể ........................ 28
2.3.2. Sự biến thiên của một số yếu tố môi trường tự nhiên tại hai trạng thái
rừng nguyên sinh và thứ sinh khu vực VQG Ba Bể............................................. 28
2.3.3. Nghiên cứu, so sánh một số chỉ tiêu lý hóa tính đất tại hai trạng thái
rừng ngun sinh và thứ sinh khu vực VQG Ba Bể............................................. 28
2.3.4. Sự phân bố các loài thực vật tại hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ
sinh khu vực VQG Ba Bể. ...................................................................................... 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 29
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu......................................................... 29
2.4.2. Nghiên cứu sự biến động của các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng...... 29
2.4.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu lý hố tính đất tại hai trạng thái rừng....... 32
2.4.4. Các phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ................................ 32
2.4.5. Nghiên cứu sự phân bố các loài thực vật tại hai trạng thái rừng sử
dụng phương pháp khảo sát thực địa và lập ô tiêu chuẩn (OTC)........................ 33

2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................35
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội .............................................................. 35
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Vườn Quốc gia Ba Bể ........................... 35
3.1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................. 35
3.1.1.2. Địa hình....................................................................................................... 37
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn....................................................................................... 38
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội của huyện Ba Bể ảnh hưởng tới hệ sinh
thái VQG Ba Bể - Bắc Kạn .................................................................................... 39


iii

3.1.2.1. Dân số ......................................................................................................... 39
3.1.2.2. Hiện trạng các ngành kinh tế .................................................................... 40
3.2. Đánh giá thực trạng đa dạng sinh học tại VQG Ba Bể................................. 41
3.3. Kết quả, đánh giá sự biến động của một số yếu tố môi trường tự nhiên
rừng nguyên sinh và thứ sinh.................................................................................. 42
3.3.1. Kết quả, đánh giá sự biến động của yếu tố nhiệt độ đất tại
rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh của VQG Ba Bể .................................. 42
3.3.1.1. Kết quả, đánh giá sự biến động yếu tố nhiệt độ đất theo tuần ...... 42
3.3.1.2. Kết quả, đánh giá sự biến động yếu tố nhiệt độ đất theo tháng............. 46
3.3.1.3. Kết quả, đánh giá sự biến thiên yếu tố nhiệt độ đất theo mùa ............... 49
3.3.2. Kết quả, đánh giá sự biến động yếu tố ẩm độ đất tại rừng
nguyên sinh và rừng thứ sinh của VQG Ba Bể ............................................ 52
3.3.2.1. Kết quả, đánh giá sự biến thiên yếu tố ẩm độ đất theo tháng ................ 52
3.3.2.2. Kết quả, đánh giá sự biến thiên yếu tố ẩm độ đất theo mùa .................. 55
3.3.3. Kết quả, đánh giá sự biến động yếu tố cường độ chiếu sáng
tại rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh của Vườn Quốc gia Ba Bể ......... 58
3.3.4. Kết quả, đánh giá một số chỉ tiêu hóa tính của mơi trường đất tại rừng

nguyên sinh và thứ sinh........................................................................................... 60
3.4. Đánh giá sự phân bố các loài thực vật............................................................ 63
3.4.1. Kết quả, đánh giá số lượng loài ở rừng nguyên sinh và thứ sinh ............. 63
3.4.2. Đánh giá thực trạng sinh trưởng của một số lồi điển hình trong khu
vực nghiên cứu ............................................................................................ 66
KẾT LUẬN ......................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................72


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

DLST : Du lịch sinh thái
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐNN

: Đất ngập nước

HĐBT : Hội đồng bộ trưởng
HST

: Hệ sinh thái

IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
OTC

: Ô tiêu chuẩn

UBND : Ủy ban nhân dân

UNEP : Chương trình mơi trường Liên hợp quốc
WWF : Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
VQG : Vườn quốc gia


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Sự phân bố các ion hữu cơ trên và trong đất của hệ sinh thái rừng ....... 18
Bảng 1.2: Tích lũy mùn và N tổng số trong đất (0 – 100cm) dưới các loại
rừng khác nhau (tấn/ha) ...................................................................19
Bảng 1.3: Một số lồi động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng tại VQG Ba Bể....25
Bảng 3.1: Diễn biến nhiệt độ môi trường đất theo tuần...................................43
Bảng 3.2: Diễn biến nhiệt độ môi trường đất theo tháng.................................46
Bảng 3.3: Diễn biến nhiệt độ môi trường đất theo mùa...................................49
Bảng 3.4: Diễn biến nhiệt độ tại thời điểm 12h trưa và 12h đêm....................51
Bảng 3.5: Diễn biến ẩm độ môi trường đất theo tháng....................................52
Bảng 3.6: Diễn biến ẩm độ môi trường đất theo mùa......................................55
Bảng 3.7: Diễn biến ẩm độ tại thời điểm 12h trưa và 12h đêm.......................57
Bảng 3.8: Diễn biến cường độ chiếu sáng của hai trạng thái rừng ..................58
Bảng 3.9 : Một số chỉ tiêu lí, hóa tính của mơi trường đất ..............................61
Bảng 3.10: Số lượng các loài cây ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh .........63
Bảng 3.11: Tình hình sinh trưởng một số lồi cây điển hình...........................66
Bảng 3.12: Một số lồi cây điển hình chỉ xuất hiện ở rừng ngun sinh ........68
Bảng 3.13: Một số lồi cây điển hình chỉ xuất hiện ở rừng thứ sinh...............69


vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Diễn biến nhiệt độ mơi trường đất theo tuần .................................. 46
Hình 3.2: Diễn biến nhiệt độ mơi trường đất theo tháng ................................ 48
Hình 3.3: Diễn biến nhiệt độ mơi trường đất theo mùa .................................. 50
Hình 3.4: Diễn biến ẩm độ môi trường đất theo tháng ................................... 54
Hình 3.5: Diễn biến ẩm độ đất theo mùa ........................................................ 56
Hình 3.6: Diễn biến cường độ chiếu sáng ở hai trạng thái rừng..................... 59


1

MỞ ĐẦU
Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin
tồn tại khách quan với ý muốn con người mà con người có thể sử dụng trong
hiện tại và tương lai, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Hiện
nay, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có
tài nguyên sinh vật là một mục tiêu rất quan trọng trong chiến lược phát triển
của nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tài nguyên
sinh vật là dạng tài nguyên có khả năng tái tạo nhưng rất rễ bị tác động, suy
thoái trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, có ý nghĩa to lớn đối với môi
trường cũng như cuộc sống của con người. Đó là một thành phần của mơi
trường địa lí tham gia vào vịng tuần hồn vật chất sinh địa-hóa tồn hành
tinh, là nguồn tài ngun thiên nhiên quý giá và đa diện, bảo đảm nhu cầu
nhiều mặt của con người.
Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn
nên đã gây sức ép đối với các loại tài ngyên nói chung và tài nguyên rừng nói
riêng. Tài nguyên rừng đã được huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu
cầu tăng nhanh về lương thực, thực phẩm, gỗ củi và các nguyên liệu cho sự

phát triển kinh tế xã hội của con người. Vì vậy, vấn đề suy giảm tài nguyên
rừng đã và đang trở thành vấn đề chung, cấp bách của toàn thế giới đặc biệt là
ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, dân số lại đông và tăng nhanh nên
tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên trong những năm
gần đây do việc khai thác quá mức của con người cùng với thiên tai cháy
rừng, tài nguyên rừng của Việt Nam đã bị suy giảm đến mức báo động cả về
số lượng và chất lượng. Diện tích rừng nguyên sinh ngày càng suy giảm trầm
trọng, sức tàn phá của con người và thiên tai đã và đang biến những cánh


2
rừng nguyên sinh có giá trị cao về đa dạng sinh học thành những khu rừng sản
xuất, rừng thứ sinh, khu du lịch…phục vụ nhu cầu của con người. Kéo theo
đó là sự thay đổi căn bản các yếu tố mơi trường tự nhiên, mơi trường sống của
các lồi sinh vật rừng làm cho chúng bị phân hóa, thay đổi theo, nhiều lồi có
nguy cơ tuyệt chủng do điều kiện mơi trường thay đổi. Vì vậy, bảo vệ và phát
triển tài nguyên rừng đang là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với nước ta hiện nay.
Hiện nay, tại Vườn quốc gia Ba Bể có rất nhiều các nghiên cứu về rừng
và đa dạng các loài thực vật rừng nhưng một trong những yếu tố ảnh hưởng
rất lớn tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật là điều
kiện tự nhiên như ẩm độ, nhiệt độ, chế độ chiếu sáng trong các vùng phân bố
là các trạng thái rừng khác nhau.... Do vậy để tạo ra mơi trường thuận lợi cho
các lồi sinh vật sinh trưởng phát triển tốt nhất chúng ta cần nghiên cứu các
điều kiện đó để có được kết luận đúng nhất về sự tác động của điều kiện ngoại
cảnh tới đa dạng sinh học.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường, dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo PGS.TS. Đặng Văn Minh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng
thực vật giữa hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại Vườn Quốc gia

Ba Bể tỉnh Bắc Kạn"
Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu sự biến động về nhiệt độ, ẩm độ của môi trường đất,
cường độ chiếu sáng và đa dạng thực vật tại hai trạng thái rừng nguyên
sinh và thứ sinh. Từ đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của các
yếu tố của môi trường tự nhiên, đa dạng thực và các trạng thái rừng khác
nhau tại VQG Ba Bể.


3

- Mục tiêu cụ thể
+ Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực VQG Ba Bể;
+ Nghiên cứu, đánh giá được sự biến động của các yếu tố nhiệt độ, ẩm
độ, cường độ chiếu sáng của hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại
VQG Ba Bể;
+ Nghiên cứu, đánh giá được sự khác nhau về đa dạng các loài thực vật ở
hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại VQG Ba Bể;
+ Nghiên cứu, đánh giá được sự khác nhau ở một số chỉ tiêu hóa tính của
mơi trường đất tại hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh thuộc VQG Ba Bể.
Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu được diễn biến nhiệt độ, ẩm độ của môi trường đất và
cường độ chiếu sáng ở các trạng thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh tại
VQG Ba Bể;
- Lấy mẫu phân tích, so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu lý hóa tính của
mơi trường đất tại hai trạng thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh
tới đa dạng các loài thực vật tại VQG Ba Bể;
- Đánh giá sự phân bố của các loài thực vật tại các trạng thái rừng

nguyên sinh và thứ sinh.
Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
+ Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
+ Kết quả của đề tài là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về sự biến
động của một số yếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng thực vật ở hai trạng
thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại các khu vực.


4

- Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Đánh giá được các biến động về nhiệt độ, ẩm độ của môi trường đất tại
các trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh, từ đó làm tài liệu cho các nghiên
cứu sau này về các trạng thái rừng ở Bắc Kạn nói riêng và khu vực miền núi
phía bắc Việt Nam nói chung.
+ Cơng trình nghiên cứu tái khẳng định các yếu tố môi trường tự nhiên
của rừng nguyên sinh tốt hơn so với rừng thứ sinh.
+ Kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác bảo tồn VQG Ba Bể, công
tác quy hoạch khai thác vùng đệm của VQG sau này.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận
Khái niệm mơi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005

môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Khái niêm hệ sinh thái
“Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển
trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với mơi
trường đó”.
Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi
cá), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp
tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ sinh
thái quyển (sinh quyển). Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần: vơ sinh (nước,
khơng khí…) và sinh vật. Giữa hai thành phần ln ln có sự trao đổi chất,
năng lượng và thông tin.
Sinh vật trong hệ sinh thái được chia làm ba loại:
- Sinh vật sản xuất thơng thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng
tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
- Sinh vật tiêu thụ gồm các loài động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1
là động vật ăn thực vật, bậc 2 là động vật ăn thịt,…


6

- Sinh vật phân hủy gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có
chức năng chính là phân hủy các xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các
thành phần dinh dưỡng cho thực vật.
Hệ sinh thái rừng (Forest Ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần
nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ
động vật và vi sinh vật rừng và mơi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất)).
Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã
và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa

chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau
giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng
(E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980).
Khái niệm đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất
của hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng
và các hệ sinh thái (HST) mà chúng là thành viên. Hiện nay có rất nhiều định
nghĩa về đa dạng sinh học (ĐDSH). Tuy nhiên trong số này thì định nghĩa
được sử dụng trong Cơng ước Đa dạng sinh học (1992) được coi là “đầy đủ
và tồn diện nhất” xét về mặt khái niệm.
Theo Cơng ước ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của cơ thể sống có
ở các nguồn trong HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi
tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong lồi (đa
dạng di truyền hay cịn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và
các HST (đa dạng HST)”.
- Đa dạng di truyền được hiểu là sự đa dạng của các gen và bộ gen
trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau.
- Đa dạng loài là sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau.
- Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST
khác nhau.


7

1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Luật Đất đai 2003 được Quốc hội nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.
- Nghị định 80/2003/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Luật Đa dạng sinh học 2008 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khố XII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
- Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đa dạng
sinh học.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 01/04/2005).
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2002 sửa đổi danh mục thực vật,
động vật hoang dã quý hiếm.
- Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 về quỹ bảo vệ và phát
triển rừng.
1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới
Cuộc khủng hoảng các loài động, thực vật hoang dã còn tồi tệ hơn cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu hiện nay. Ðó là cảnh báo
của Phó Giám đốc chương trình về các lồi vật của Nhóm bảo tồn đa dạng


8
sinh học thuộc Liên đoàn quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) G.Cri-xtốp-phơ
Vi khi ơng ví von đây là thời điểm để thừa nhận rằng thiên nhiên là "công ty"
lớn nhất thế giới đang đem lại lợi nhuận 100% cho con người. Vậy mà thiên
nhiên đang bị tàn phá nặng nề, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi
trường. Ơng kêu gọi các chính phủ nỗ lực, nếu khơng nói là nhiều hơn nữa,
trong việc cứu lấy thiên nhiên như họ đã làm đối với các lĩnh vực kinh tế và
tài chính.
Các lồi thực vật và động vật tạo nên sự kỳ diệu trong thế giới hoang

dã đều có vai trị cụ thể, đóng góp thiết yếu cho cuộc sống con người như
cung cấp lương thực, thuốc men, ô-xy, nước và cân bằng hệ sinh thái. Khí
hậu thay đổi dẫn tới mơi trường sống thay đổi và các lồi động, thực vật cũng
phải thay đổi chu kỳ sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay đổi đường
di cư để thích nghi với mơi trường mới, làm mất đi sự đa dạng sinh học.
Theo một nghiên cứu mới đây về đa dạng sinh học quốc tế, các nhà
khoa học cảnh báo, hơn một phần ba loài động vật trên thế giới có nguy cơ
tuyệt chủng. Ngồi 47.677 lồi nằm trong danh sách Ðỏ, một đánh giá có
thẩm quyền nhất của các nước về các loài vật trên Trái đất có nguy cơ tuyệt
chủng và được đưa ra dựa trên nghiên cứu của hàng nghìn nhà khoa học, hiện
nay 17.291 lồi đang bị đe dọa, trong đó 21% là động vật có vú, 30% động
vật lưỡng cư, 70% thực vật và 35% lồi khơng xương sống.
Các lồi động vật lưỡng cư là nhóm sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất trên Trái đất với 1.895 trong số 6.285 loài nằm trong danh sách bị
đe dọa. Trong số này, 39 lồi tuyệt chủng, 484 lồi có nguy cơ tuyệt chủng
cao, 754 lồi bị đe dọa và 657 lồi khơng được bảo vệ. Các nhà khoa học
cảnh báo, thế giới không những lo ngại số lồi vật có nguy cơ tuyệt chủng cao
mà cịn bị đe dọa phá vỡ hồn tồn hệ sinh thái. Những con số trên báo động
nguy cơ các loài sinh vật biến mất vĩnh viễn mặc dù các nhà lãnh đạo trên thế
giới đều cam kết sẽ hành động để đảo ngược xu hướng đó.


9
Cơng ước về đa dạng sinh học có hiệu lực năm 1993 đã đưa ra ba mục
tiêu: Bảo tồn đa dạng sinh học; Sử dụng sự đa dạng sinh học một cách bền vững;
Chia sẻ lợi ích của đa dạng sinh học một cách công bằng. Hiện nay, 168 quốc gia
đã kí cơng ước trên, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2010 giảm đáng kể tỷ lệ mất
đa dạng sinh học ở các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, theo
các nhà bảo tồn, loài người chưa tiến hành đủ các biện pháp để ngăn chặn những
mối đe dọa chính.

Ơ nhiễm mơi trường, khí hậu thay đổi dẫn tới sự mất dần môi trường
sống của các loài động vật, thực vật, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự
mất đa dạng sinh học. Giám đốc IUCN, bà S.Xmát cảnh báo, hiện có những
bằng chứng khoa học về một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng nghiêm trọng. Sự
mất đa dạng sinh học xảy ra nghiêm trọng ở khu vực Trung và Nam Mỹ ;
Đông, Tây và Trung Phi, nhất là ở Ma-đa-ga-xca; Nam và Đông-Nam Á. Mất
đa dạng sinh học là một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất thế
giới khi số các loài sinh vật giảm xuống mức thấp. Các nước Châu Phi cảnh
báo rằng, hệ sinh thái của các châu lục này dễ tổn thương nhất thế giới trước
những biến động của thời tiết.
Theo các nhà phân tích, trên thế giới đã khơng đạt được mục tiêu giảm sự
mất đa dạng sinh học vào năm 2010. Vì vậy đã đến lúc chính phủ các nước phải
hành động để cứu các loài động vật, thực vật và đưa ra vấn đề này trở thành
trọng tâm của các chương trình nghị sự trong thời gian tới. Các tổ chức quốc tế
và nhiều nước kêu gọi đưa vấn đề hậu quả nhân đạo vào nội dung các cuộc
thương lượng chống biến đổi khí hậu.
Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một vấn đề chiến lược
trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời IUCN, UNEP, WWF…để
hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh
vật trên toàn thế giới.


10
1.3. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á
giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu trải dài trên
15 vĩ độ từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng
về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao.
Theo báo cáo tại hội nghị khoa học về đa dạng sinh học do Tổng cục môi
trường tổ chức tháng 11/2010 [4]. Trên lãnh thổ Việt Nam, ở các hệ sinh thái

trên cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, hơn 10.000 loài
động vật. Trong các vùng đất ngập nước (ĐNN) nội địa, đã xác định được trên
3.000 lồi thuỷ sinh vật. Mơi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc
trưng cho biển nhiệt đới và là mơi trường sống của trên 11.000 lồi sinh vật biển.
Khoảng hai thập kỷ gần đây, rất nhiều lồi động, thực vật mới được phát hiện và
mơ tả, trong đó có nhiều chi và lồi mới cho khoa học; đặc biệt là các loài thú và
các loài cây thuộc họ Lan. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn được tiếp
tục phát hiện và công bố ở Việt Nam. Việt Nam cũng được coi là một trong 12
trung tâm nguồn gốc giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng, và trên
800 lồi khác nhau. Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.207
giống của 115 lồi cây trồng, trong đó, có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính
quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam [4].
Việt nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh vật cao với
khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, cũng như sự phong phú về tri thức sử
dụng cây cỏ. Trong số đó có khoảng 6.000 lồi cây có ích được sử dụng làm
thuốc, rau ăn, lấy gỗ… Khoảng 3.200 loài cây cỏ và nấm đã được ghi nhận là
có giá trị làm thuốc. Cây tập trung chủ yếu ở 6 trung tâm đa dạng sinh vật
trong cả nước là Đông Bắc, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, Tây
Nguyên, cao nguyên Đà Lạt [5].


11
Việt Nam với tính đa dạng sinh học cao đã được công nhận là một trong
các quốc gia cần được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Việt Nam đã tham gia công
ước đa dạng sinh học từ năm 1994. Từ đó đến nay Chính phủ Việt Nam đã
quan tâm và đầu tư một cách đáng kể cả nhân lực và tài chính để thực thi các
cam kết và nghĩa vụ của mình đối với cơng ước. Năm 1995 kế hoạch hành
động đa dạng sinh học đầu tiên của Việt Nam đã được Thủ tướng chính phủ
phê duyệt. Kể từ khi ban hành kế hoạch này là văn bản có tính pháp lý và là
kim chỉ nam cho các hành động bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thấy được tầm quan trọng của việc
bảo vệ thiên nhiên bằng việc ban hành nhiều luật lệ và chính sách nhằm bảo
vệ thiên nhiên và môi trường như Luật bảo vệ môi trường, Luật đa dạng sinh
học, các quyết định, nghị định, chỉ thị,… Trong những năm qua, việc nghiên
cứu hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những hoạt động
ưu tiên hàng đầu.
1.4. Định nghĩa, sự tác động của các trạng thái rừng lên các yếu tố
môi trường và đa dạng sinh học.
1.4.1. Định nghĩa rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh
Theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn về việc quy định tiêu chí và phân
loại rừng, một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau:
1. Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các lồi cây lâu
năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới
trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng
cung cấp gỗ, lâm sản ngồi gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như
bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan.
Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác
rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với lồi cây sinh trưởng


12
chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000
cây/ha trở lên được coi là rừng.
Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây
lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng.
2. Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.
3. Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng
phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên.
Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp

dưới 20 mét được gọi là cây phân tán.
Từ đó ta có:
- Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người,
thiên tai; Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định.
- Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới
mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi.
1.4.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất
1.4.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và
đất trên thế giới
Đất được hình thành từ đá do sự biến đổi của nó theo thời gian dưới tác
động của thực vật, động vật, vi sinh vật trong các điều kiện khác nhau của địa
hình và khí hậu. Tính chất của đất ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và
phát triển của cây rừng và hệ sinh thái rừng. Trên thế giới, các cơng trình
nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực vật được hình thành từ rất
sớm. Các tác giả Alêkhin (1904), Graxits (1927), Sennhicop (1938) đã thống
nhất và đưa ra kết luận mỗi vùng sinh thái xác định sẽ hình thành một kiểu
thảm thực vật đặc trưng khi các tác giả này nghiên cứu trên loại hình đồng cỏ
và thảo ngun ở Liên Xơ (Hồng Chung, 1980)[7].


13
Khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Hađi (1936), Baur (1946),
P. W Richards (1952) cho rằng các đặc tính lí hóa của đất ảnh hưởng đến khả
năng cung cấp nước, tình hình thơng khí và độ sâu tầng đất có tác dụng tạo ra
sự phân hóa trong thành phần của hệ sinh thái rừng mưa hơn tính chất hóa học
của đất (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)[27].
Khi nghiên cứu về vai trò của mùn trong đất đối với cây A.Giacop (1956)
đã kết luận: Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cải tạo đất nâng cao độ
phì, trong mùn cịn có chất quynon có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của rễ,
do đó ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển cây rừng [38].

Khi phân chia các kiểu rừng trong mối quan hệ với thổ nhưỡng ở
Inđônêxia và Malaixia, P.W Richards và Braming đã cho rằng: Trong vùng
nhiệt đới dù chỉ khác biệt rất ít về đất đai cũng dẫn đến sự khác nhau về thành
phần thực vật . Theo P.W.Richards (1964) [39], đất rừng nhiệt đới càng thành
thục thì hàm lượng chất khống hịa tan càng giảm do q trình rửa trơi và
thảm thực vật rừng nhiệt đới là nhân tố tích cực chống lại quá trình đó.Thảm
thực vật có tác dụng mạnh mẽ tới đất. Chúng làm thay đổi tính chất lí, hóa
học của đất từ đó có tác dụng cải tạo đất.
Hiện nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm
thực vật tới đất. Trên thế giới, khi nghiên cứu trên các kiểu rừng khác nhau thì
Monin (1937) đã đưa ra kết luận: rừng mưa nhiệt đới, chất rơi rụng hàng năm
là 10 - 20 tấn/ha, rừng ôn đới là 5 - 7 tấn/ha , thảm cỏ và thảo nguyên là 1 - 3
tấn/ha. Vậy mỗi kiểu thảm thực vật khác nhau thì lượng vật chất rơi rụng trả
lại cho đất cũng khác nhau. Trong đó kiểu rừng mưa nhiệt đới có lượng vật
chất cung cấp cho đất là lớn nhất. Theo kết quả nghiên cứu của S.V.Zon cho
thấy: đối với từng loại cây khác nhau, lượng chất trả lại cho đất cũng khác
nhau. Ở rừng Thông là 4,1 tấn/ha , rừng Vân sam là 6,0 tấn/ha , rừng Dẻ là
3,9 tấn/ha. Ngoài ra tuổi rừng cũng ảnh hưởng tới khả năng cung cấp chất
dinh dưỡng cho đất. Tuổi rừng càng cao thì lượng chất rơi rụng càng nhỏ:


14

rừng 20 tuổi là 2,5 tấn/ha, rừng 40 tuổi là 2,3 tấn/ha, rừng 100 tuổi chỉ có 1,3
tấn/ha (Trần Đình Lí, 1997)[20].
Theo M.M.Kononove (1951) bộ rễ của các lồi cây thuộc thảo là nguồn
bổ sung các chất hữu cơ cho đất, có thể đạt tới 8 - 25 tấn/ha, cịn theo
L.P.Beliakova (1953) thì lượng cây Medicago sativa cung cấp khoảng
40 tấn/ha/năm (Nguyễn Quang Việt, 1997) [30].
Dokuchaev (1879), người sáng lập ra môn thổ nhưỡng học đã định

nghĩa đất (hay thổ nhưỡng) là một thể tự nhiên hình thành từ lớp trên của vỏ
trái đất dưới ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố: khí hậu, đá mẹ, địa hình,
sinh vật và tuổi địa chất của từng đia phương (Dương Hữu Thời,2000)[25].
Như vậy sinh vật nói chung và thực vật nói riêng là một trong các yếu tố ảnh
hưởng rất lớn tới sự hình thành của đất.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật
đến đất, trong đó tác dụng cải tạo đất được nghiên cứu sâu hơn cả. Trên thế giới,
việc nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật đã được rất nhiều nhà
khoa học chú ý đến nhằm mục đích sử dụng bền vững tài ngun đất.
Ở Phillipin có cơng trình nghiên cứu sử dụng cây Keo dậu Ipilipil
(Leuceana leucophata) như là một cây đa tác dụng để phủ xanh trồng lại rừng
cho gỗ củi vì Ipilipil là cây có khả năng cải tạo đất, mọc nhanh, tái sinh chồi
mạnh, chịu được nơi đất xấu. Ở Indonexia có cơng trình nghiên cứu cây
Muồng hoa pháo (Caliandra calothyrsus) vừa để cải tạo đất vừa làm thức ăn
cho gia súc. Ở Ấn Độ có cơng trình nghiên cứu cây Đậu triều (Cajanus cajan)
là cây cải tạo đất và trồng xen với cây ăn quả (Hoàng Xuân Tý,1996) [29].
1.4.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và
đất ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của
đất đến thảm thực vật. A.Chavalier (1918) là người đầu tiên đưa ra bảng phân


15
loại rừng Bắc Bộ ở Việt Nam với 10 kiểu thảm khác nhau và cho rằng đất là
yếu tố hình thành các kiểu thảm (Chavalier A, 1918) [34].
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu của P.Maurand (1943), Dương
Hàm Hy (1956) cũng đưa ra bản phân loại các kiểu rừng Việt Nam dựa trên
nhiều yếu tố trong đó thổ nhưỡng là yếu tố phát sinh ra các kiểu thảm thực vật
(Theo Thái Văn Trừng, 1978) [28].
Trần Ngũ Phương (1970) [23] cho rằng đá mẹ và thế nằm của đá, độ

dày tầng đất cũng như độ ẩm, độ cứng của đất là yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển hình thái của rễ cây rừng, độ ẩm của đất và chất dinh dưỡng trong
đất ảnh hưởng đến sự phát triển của những bộ phận trên mặt đất.
Đặng Ngọc Anh (1993) [1] đã có nhận xét là hàm lượng chất dinh
dưỡng trong đất, độ sâu tầng đất đã ảnh hưởng tới khả năng tái sinh rừng Dẻ ở
Hà Bắc. Như vậy điều kiện đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới khả năng tái
sinh của cây rừng. Đặc điểm lí, hóa học của đất (đặc biệt là thành phần dinh
dưỡng, độ pH, thành phần cơ giới và độ ẩm của đất) có ảnh hưởng rất lớn đến
tổ thành rừng. Đất phát triển trên loại đá mẹ nào thì sẽ có loại đất ấy tương
ứng phù hợp với thành phần khoáng của loại đá mẹ đó.
Nguyễn Lân Dũng (1984): khi nghiên cứu nguồn gốc chất hữu cơ trong
đất, ông cho thấy nguồn gốc từ xác cây xanh chiếm 4/5 tổng số chất hữu cơ
đưa vào đất. Tính trung bình hàng năm đất được thảm thực vật bổ sung vào
khoảng 2 - 10 tấn/ha chất hữu cơ. Tùy theo thảm thực vật khác nhau mà lượng
chất hữu cơ cung cấp hàng năm cho đất cũng khác nhau [14].
Hoàng Chung (1980) [7], khi nghiên cứu vai trò của độ che phủ ở
các trạng thái thảm thực vật có nhận xét: trị số pH(KCl), hàm lượng mùn
và hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất tăng tỉ lệ thuận với độ che phủ của
thảm thực vật.


×