Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp THEO HƯỚNG tự QUẢN của học SINH ở các TRUNG tâm GDNN GDTX NGOẠI THÀNH hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.83 KB, 40 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP THEO HƯỚNG TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH Ở
CÁC TRUNG TÂM GDNN-GDTX NGOẠI THÀNH
HÀ NỘI

Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp
Chúng tôi đã dựa vào những nguyên tắc sau đây để
xây dựng hệ thống biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm
lớp:
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa


Không thể phủ nhận hiệu quả của các biện pháp quản
lý công tác chủ nhiệm lớp đã và đang thực hiện. Tuy nhiên
quá trình áp dụng vào thực tiễn sẽ cho thấy những ưu điểm
và nhược điểm của các biện pháp. Vì vậy ngun tắc đảm
bảo tính kế thừa là phát huy những ưu điểm của những biện
pháp đang sử dụng và loại bỏ những nhược điểm của những
biện pháp ấy.
Khi xây dựng các biên pháp đảm bảo tính kế thừa
nghĩa là phải duy trì, nối tiếp các biện pháp quản lýđang
thực hiện, và các biện pháp đang được xây dựng theo hướng
phát triển tích cực của các vấn đề quản lý GD. Nhà quản lý
GD và đội ngũ GVCNL theo dõi, đánh giá, chọn lựa,duy trì
và phát triển những mặt mạnh và loại bỏ những mặt yếu của
các biện pháp quản lýtrước.
Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý đảm bảo
tính kế thừa yêu cầu người nghiên cứu phải tìm ra được các
điểm mới của các biện pháp quản lý trên nền tảng các biện
pháp đang được tiến hành. Bên cạnh đó cũng phải dựa trên
những quy định và những đổi mới về quản lý công tác chủ


nhiệm lớp sao cho phù hợp với tình hình phát triển xã hội
hiện nay. Nếu thực hiện tốt nguyên tắc này giúp cho nhà
nghiên cứu đưa ra được những biện pháp quản lý công tác


chủ nhiệm lớp có tính khả thi và khi thực hiện sẽ mang lại kết
quả cao.
Quản lí CTCNL của Giám đốc các Trung tâm GDNNGDTX ngoại thành Hà Nội trước khi có nghị quyết số
29/TW về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam
đã đạt được kết quả nhất định. Qua việc thực hiện các biện
pháp trước đó, CTCNL theo hướng tự quản đã góp phần
giáo dục đạo đức học sinh, giúp các em tự tin vào bản thân
mình khi tham gia các hoạt động xã hội, tạo động lực cho
học sinh học tập và rèn luyện tốt hơn. Tuy nhiên, trước xu
thế phát triển của thời đại, diễn biến trên chính trường quốc
tế ngày càng đa dạng và phức tạp, cơng tác giáo dục học
sinh địi hỏi phải đổi mới. CTCNL, giáo viên chủ nhiệm lớp
lại đóng vai trị ngày càng quan trọng hơn trong việc giáo
dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Quản lí CTCNL
phải có tác dụng thúc đẩy CTCNL có hiệu quả. Do vậy, các
biện pháp quản lí CTCNL ở các Trung tâm GDNN-GDTX
ngoại thành Hà Nội phải đảm bảo tính kế thừa, chọn lọc, cải
tiến và tìm ra những biện pháp mới nhằm nâng cao tính tự
quản của học sinh hiện nay.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Thực tiễn là thước đo chân lý, lý luận chỉ có giá trị khi


nó được kiểm định bằng thực tiễn. Khi xây dựng các biện
pháp phải dựa trên những phân tích xác thực có tính thực

tiễn. Khi đề xuất các biện pháp quản lý cơng tác chủ nhiệm
lớptại Trung tâm GDNN-GDTX phải tìm hiểu đặc điểm của
học sinh GDTX, đặc điểm địa phương, điều kiện cơ sở vật
chất , đặc điểm của đội ngũ GV, cách thức quản lý, mơi
trường Trung tâm, hình thức tổ chức thực hiện hoạt động
GD......
Đảm bảo tính thực tiễn đồng nghĩa với việc các biện
pháp đưa ra phải được cụ thể hóa chủ trương, đường lốichính
sách của Đảng và Nhà Nước, đảm bảo tính phù hợp với các
nguyên tắcgiáo dục của Ngành trong suốt quá trình QL. Vì
vậy cầnphải xác định rõ xu thế phát triển của giáo dục hiện
nay , để có nhữngbiện pháp cụ thểnhằm xây dựng chiến lược
GD, ở đó việc cần được tập trung giải quyết mang tính cấp
bách là GD đạo đức, giáo dục nhân cách, hình thành lý tưởng
sống tốt đẹp cho HS .
Cho nên khi đề xuất xây dựng các biện pháp QL công
tác CNL theo hướng tự quản cần căn cứ vào thực tiễn quá
trình hoạt động CNL và nhiệm vụquản lý công tác CNL ở
các trường THPT, các Trung tâm GDNN-GDTX nói chung
và các trung tâm GDNN-GDTX ngoại thành Hà Nội nói


riêng. Những biện pháp được đề xuất phải đáp ứng được
những yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lý công tác
CNL, với điều kiện thực tế của các GVCNL và tình hình
GD chung của địa phương và trung tâm..
Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Mỗi biện pháp quản lý đều có những điểm mạnh riêng,
đồng thời có những điểm yếu nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ
từng biện pháp quản lý thì hiêu quả khơng cao, nếu sử dụng

đồng bộ tất cả các biện pháp thì chúng sẽ hỗ trợ, bổ sung cho
nhau, khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh. Quá trình
quản lý là một quá trình khép kín, các cơng đoạn, các bộ phận
có mối quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau, để tạo nên
một chỉnh thể thống nhất trong quá trình quản lý.Chính vì thế
khi đề xuất các biện pháp khơng được đề cao hay xem nhẹ
biện pháp nào, mà phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với
thực tiễn.
Người nghiên cứu phải xem xét tồn bộ những yếu tố
có thể làm ảnh hưởng đến các biện pháp, trong quá trình
thực hiện các biện pháp có bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ
của các yếu tố này không? Làm thế nào để khi kết hợp đồng
bộ các biện pháp này sẽ phát huy thế mạnh của từng biện


pháp, tương tác hỗ trợ cho nhau. Bên cạnh đó các biện pháp
phải tác động trực tiếp vào các hoạt động trong cơng tác chủ
nhiệm, phải phát huy vai trị của nhà quản lý, phát huy được
tính tích cực của người GVCNL, phát huy được tính tự
quản trong tất cả hoạt động học tập và rèn luyện của học
sinh
Các biện pháp quản lí CTCNL ở các Trung tâm
GDNN-GDTX ngoại thành Hà Nội được đề xuất trên cơ sở
mục tiêu xây dựng CTCNL đạt yêu cầu về nâng cao phẩm
chất và năng lực tự quản cho học sinh GDTX. Xây dựng
các biện pháp quản lí CTCNL là việc làm cần thiết nhằm
củng cố trách nhiệm của người GVCN lớp và các lực lượng
tham gia CTCNL trong việc giáo dục học sinh. Các biện
pháp quản lí CTCNL ở các Trung tâm GDNN-GDTX ngoại
thành Hà Nội được đề xuất phải giải quyết được những vấn

đề nêu trên và quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp
giúp nhà quản lí đạt được mục tiêu đề ra.
Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo
hướng tự quản của học sinh
Từ cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1, phân tích
thực trạng quản lý công tác CNL ở chương 2 và các nguyên


tắc đề ra ở chương 3, cùng với thực tiễn QLGD của các
Trung tâm GDNN-GDTX ngoại thành Hà Nội trong những
năm gần đây, chúng tôi đã đề ra và nghiên cứu một số biện
pháp quản lý cần thiết cho công tác CNL của Giám đốc
Trung tâm GDNN-GDTX theo hướng tự quản của học sinh
như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng tập thể lớp tự quản, bồi dưỡng
kỹ năng tổ chức lớp, giờ sinh hoạt theo mơ hình lớp học tự
quản.
Biện pháp 2: Lựa chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ
GVCNL phù hợp với nhiệm vụ của năm học.
Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế kết hơp, phối hợp giữa
GVCNL với các lực lượng giáo dục trong và ngoài Trung
tâm.
Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
CTCNL dựa trên cơ sở kết quả công tác.
Biện pháp 5:Xây dựng cơ chế hỗ trợ các chế độ chính
sách ưu đãi với GVCNL, để có động lực giúp GVCNL hồn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xây dựng tập thể lớp tự quản, bồi dưỡng kỹ năng tổ
chức lớp, giờ sinh hoạt theo mô hình lớp học tự quản.



* Xây dựng tập thể lớp tự quản, bồi dưỡng kỹ năng tổ
chức lớp
a) Mục tiêu: Giúp GVCN lớp có những kĩ năng cơ bản
và cần thiết để xây dựng tập thể lớp học tự quản nghĩa là
biến quá trình rèn luyện của học sinh thành quá trình tự rèn
luyện: HS thể hiện vai trò tự làm chủ bản thân, tự học tập,
tự rèn luyện, làm chủ tập thể. Mỗi học sinh trong lớp là một
chủ thể có tính tự giác cao.
.- Giúp học sinh hình thành ý thức làm chủ bản thân,
làm chủ tập thể, khơng cịn thói quen dựa dẫm, ỉ lại vào
người khác
- Giúp các em học sinh hình thành ý thức kỷ luật phê
và tự phê.
- Giúp các em phát huy hết sức mạnh cá nhân và sức
mạnh tập thể để thực hiện tốt mục tiêu GD đã đề ra.
- GVCN không phải tốn nhiều thời gian mà lớp chủ
nhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện, đích thực và bền vững.
b) Nội dung:
Giúp học sinh có đủ hành trang tri thức để tự tin bước
trên con đường lập nghiệp của mình thì cần trang bị cho các
em những kỹ năng tự lập . Trong quá trình tiếp thu các em
sẽ rèn luyện cho mình tính chủ động, tích cực thể hiện tính


năng động, làm chủ bản thân trong khi tham gia hoạt động ,
và quá trình tổ chức các hoạt động sau này.
Để hình thành kỹ năng tự quản cho học sinh cần sự
phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng xã hội trong và ngoài
nhà trường. Người GVCN là cầu nối, giữ vai trị chủ đạo

trong mối liên kết tích cực đó. Làm tốt được điều này thì
việc xây dựng lớp học tự quản đảm bảo đạt kết quả cao.
Dưới đây là những kỹ năng cần bồi dưỡng cho GVCN
xây dựng tập thể lớp học tự quản:
- Xây dựng ban cán sự lớp đủ đức, đủ tài, có tinh thần
trách nhiệm.
- Tự xây dựng kế hoạch cá nhân và kế hoạch lớp về
hoạt động học tập và rèn luyện.
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của tập thể lớp thông
qua ban cán sự.
- Tự đánh giá, kiểm tra kết quả hoạt động của cá nhân
học sinh và tập thể lớp chủ nhiệm.
- Báo cáo kịp thời kết quả thực hiện hoạt động của cá
nhân và tập thể lớp với GVCNL.
c) Cách thức tiến hành:
- Trong cuộc họp hội đồng giáo dục, họp tổ chuyên


môn, họp chủ nhiệm lớp đưa ra và nhất quáncác tiêu chí xây
dựng tập thể lớp học tự quản.
- Tổ chức cho GVCN tham gia các buổi chuyên đề, tập
huấn về cách thức tổ chức xây dựng lớp học tự quản.
+ Xây dựng đội tự quản học sinh, tìm hiểu, lựa chọn
đội ngũ cán sự lớp. Tùy vào năng lực của từng em trong ban
cán sự mà phân công nhiệm vụ cho phù hợp.
+ Bồi dưỡng phương pháp làm việc cho đội tự quản và
đội ngũ cán sự lớp về kỹ năng kiểm tra đánh giá và kỹ năng
thiết kế công việc.
+ Xây dựng nội quy, nề nếp lớp học bắt đầu từ đầu năm
học, đầu cấp học.

+ Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng môi trường lớp học
thân thiện .
+ Tạo môi trường để đội tự quản học sinh làm việc đặt
kết quả cao.
+ Bồi dưỡng tình yêu thương cho học sinh để lan tỏa
yêu thương đến các bạn.
+ Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng phong trào “Xã hội
hóa giáo dục”
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài


giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa để phát huy được tính
tự quản của tập thể lớp và cá nhân.
- Sau mỗi đợt thi đua, sau mỗi kỳ học GVCNL chia sẻ
biện pháp, kinh nghiệm xử lý tình huống cho nhau , góp ý
chân thành, thiện chí giúp nhau khắc phục hạn chế, nhân
rộng phương pháp hay về công tác xây dựng lớp học tự
quản. Rất nhiều GVCNL còn trẻ nên chưa có kinh nghiệm
trong cơng tác chủ nhiệm lớp- đây là cơ hội để GVCN trẻ
học hỏi kinh nghiệm từ các GVCN khác về công tác tự
quản lớp học.
- Tổ chức hội thi GVCN giỏi về chủ đề xây dựng tập
thể lớp học tự quản.
* Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo
mơ hình lớp học tự quản.
a) Mục tiêu:
Mục tiêu của tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo mơ
hìnhlớp học tự quản giúp cho GVCN có năng lực trong việc
tổ chức điều khiển giờ sinh hoạt lớp đạt được những mục
đích sau đây: Học sinh phát huy được năng lực tự chủ bản

thân; có khả năng tự quản lý mọi hoạt động của mình theo
yêu cầu của GVCN; học sinh mạnh dặn trao đổi, chia sẻ với
nhau về thuận lợi cũng như khó khăn trong cuộc sống; tự tin


thuyết trình trước đám đơng, học sinh trong lớp u thương,
gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tăng cường
hiểu biết giúp đỡ lẫn nhau, không được cục bộ, bè phái hẹp
hòi trong cuộc sống học đường hàng ngày.
b) Nội dung:
Làm rõ vai trò GD của giờ sinh hoạt lớp theo hướng tự
quản lớp học, hình thức tổ chức các giờ sinh hoạt lớp ở các
buổi sinh hoạt chuyên đề công tác chủ nhiệm, các yêu cầu của
giờ sinh hoạt lớp theo mơ hình lớp học tự quản
c) Cách thức tiến hành:
* Vai trò GD của giờ sinh hoạt lớp đối với HS theo hướng
tự quản lớp học:
Giờ sinh hoạt lớp là thời gian để HS hoạt động GD tập
thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là biện
pháp tiêu biểu góp phần xây dựng tập thể HS đồn kết, phát
huy được tính tự quản cao.Từ các giờ sinh hoạt lớp theo mơ
hình lớp học tự quản, HS được tham gia nhiều loại hình
hoạt động khác nhau, các em có thể phát triển những năng
lực cần thiết và cơ bản của mình. Từ đó HS phát triển tồn
diện mọi mặt Đức- Trí- Thể- Mĩ, tạo tự tin cho các em trong
học tập và chung sống với cộng đồng, góp phần khơng nhỏ
và việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh.


* Những yêu cầu thiết yếu đối với giờ sinh hoạt lớp

- Một người GVCN giỏi là người có thể lôi kéo tất cả
HS trong lớp tham gia các hoạt động tập thể. Điều đó địi
hỏi GVCN phải biết xây dựng các hoạt động phù hợp với
học sinh, đa dạng về nội dung hoạt động, tạo hứng thú để
lôi cuốn học sinh tham gia. Mỗi lứa tuổi học trị có những
mong muốn, yêu cầu hứng thú riêng, mỗi lớp học có đặc
điểm khác biệt. Vậy nên GVCN phải thường xuyên có sự
thay đổi về nội dung , cách thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp
sao cho đáp ứng được những mong muốn của HS, các em
hứng thú tham gia hoạt động, tạo động lực rất lớn để phát
huy tối đa tính tự quản của HS. Nội dung của tiết sinh hoạt
lớp phải được cụ thể hóa, gần gũi, bổ ích mang tính GD
cao, phải phù hợp với trình độ nhận thức của các em, qua
đó phát huy tối đa vai trò của đội tự quản lớp học, huy động
tối cao tình cảm và tinh thần đồn kết của tập thể lớp. Thay
đổi đa dạng hóa các loại hình tổ chức giờ sinh hoạt lớp cũng
là đòi hỏi tất yếu của Trung tâm cũng như đáp ứng được
yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
- Dưới sự hướng dẫn của GVCNL nhằm phát huy vai
trò tự quản của HS, học sinh tham gia vào các hoạt động và
công việc của Trung tâm, của lớp là trách niệm, nghĩa vụ và


quyền của HS. Khi cùng tham gia các hoạt động của giờ
sinh hoạt lớp, các em được cùng sống, cùng học tập và cùng
trải nghiệm những hành động, xúc cảm với nhau, tạo môi
trường thân thiện, lành mạnh, cởi mở, các bạn trong lớp sẵn
sàng giúp đỡ nhau, chia sẻ với nhau để cùng tiến bộ.
Tóm lại, các em là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, bản
thân mỗi học sinh đóng những vai trị khác chau trong một

hoạt động như là: người chỉ đạo, tổ chức, thực hiện, kiểm
tra, đánh giá hoạt động của chính bản thân mình với các bạn
trong tập thể lớp mình.
- Hàng tuần, hàng tháng chú ý đến những ngày kỷ
niệm diễn ra, để lồng nội dung ngày kỷ niệm vào giờ sinh
hoạt lớp vừa có tính chất GD tun truyền ý nghĩ cao đẹp
của ngày kỷ niệm, vừa mang tính thời sự gây được sự chú ý
của HS. Chú trọng đến nội dung sinh hoạt lớp có liên quan
đến những cơng việc của lớp, như là xác định chỉ tiêu thi
đua của tập thể lớp, giải quyết tất cả những tình huống phát
sinh trong tuần, xây dựng bổ xung quy định của lớp cho phù
hợp – là lúc để các em phát huy tinh thần phê và tự phê của
mình. Yêu cầu thẳng thắn, trung thực, chính xác tạo sự tin
yêu giữa các thành vên trong lớp và nêu cao tinh thần đoàn
kết tập thể. Thực hiện dân chủ trong lớp học, tạo niềm tin


vào bản thân, cho các em thấy được vị trí nhất định của các
em trong lớp. Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm chung
với lớp.
- Đối thoại là hình thức giao lưu phổ biến và có hiệu quả trong giờ
sinh hoạt lớp: Đảm bảo tất cả học sinh trong lớp được giao lưu với nhau,
để phát triển năng lực hiểu những người xung quanh, gần nhất là hiểu
bạn bè mình. Thông qua giao tiếp, HS biết được tư tưởng, tâm trạng, sở
thích, quan điểm, tình cảm của nhau ...các em dễ thông cảm với nhau,
động viên, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Từ việc thấu hiểu giữa các
thành viên trong lớp, các em cùng động viên nhau tiến bộ và xây dựng
thành cơng lớp học tự quản.
Q trình giao lưu diễn ra trong giờ sinh hoạt lớp sẽ rút ngắn
khoảng giữa các em với nhau, đem đến cho HS cơ hội để được đưa ra ý

kiến của mình trước tập thể lớp, được các bạn lắng nghe, tôn trọng ý kiến
đúng của mình, giúp cho các em có niền tin vào sức lực bản thân, phát
triển khả năng nói trước đám đơng.
* Hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp
- Tổng kết thi đua tuần và xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo.
+ Nhận xét, đánh giá những hoạt động trong tuần:
Trước tiên lớp trưởng nhận xét về tình hình học tập, rèn luyện của
cả lớp. Đưa ra những ưu điểm và nhược điểm trong tuần. Kế hoạch tuần
này đặt ra đạt được cái gì, cịn cái gì chưa đạt được, lý do chưa đạt được.
Lớp phó học tập nhận xét hoạt động học tập của lớp, trong một
tuần, trong tất cả các giờ học có vấn đề gì cần phải đưa ra bàn bạc trước
lớp, rút kinh nghiệm để để tuần sau đặt hiệu quả cao hơn.
Các lớp phó văn thể, lao động nhận xét về mảng hoạt động mình phụ


trách.
Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả học tập, việc thực hiện nội
quy, quy định của lớp của Trung tâm, việc thựchiện nề nếp, ý thức lao
động trong tuần(nếu có) của từng thành viên trong tổ.
Lớp trưởng đưa ra ý kiến khen thưởng, tuyên dương bạn nào, phê
bình bạn nào, rồi xin kiến GVCN. GVCN thông qua trước lớp khen
những bạn có kết quả học tập tốt, có ý thức thực hiện tốt nề nếp cũng
như tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa. Phê bình, nhắc nhở những
em học sinh có khuyết điểm: khơng học bài, vi phạm nội quy , đưa ra
những hình thức xử phạt hợp lý, đủ sức dăn đe các em để các em thay
đổi ở tuần tiếp theo.
+ Lập kế hoạch của tuần tiếp theo.
- Hình thức chung: Đánh giá tổng kết tuần và sinh hoạt theo chủ
đề
+ Lớp trưởng sau khi thống nhất với các lớp phó, các tổ trưởng, lấy ý

kiến từ các thành viên trong lớp, xin ý kiến củaGVCN đưa ra nhận xét đánh
giá chung cho lớp.
+ Đưa ra những công việc lớp phải thực hiện trong tuần tới
+ Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 25 phút): Hình thức
sinh hoạt là văn nghệ, đố vui, hoặc có thể là sự chia sẻ giữa các thành
viên trong lớp với nhau. Nội dung sinh hoạt là chủ điểm tháng, gắn các
ngày kỷ niệm, ngày lễ, các sự kiện chính trị, văn hóa vùng niềm.. tạo
tính thời sự để cuốn hút sự tham gia của cả lớp.
- Giao lưu cùng người trong cuộc: Đây là hình thức tổ chức hoạt
động GD thơng qua trị chuyện, tiếp xúc với nhân vật tiêu biểu, với
người thuyết trình, chun gia. Thơng qua những câu chuyện kể, GD học
sinh bằng phương pháp cảm hóa, đánh vào điểm yếu của HS...Cần chú ý


những điểm sau khi thực hiện hoạt động giao lưu:
+ Các vấn đề trao đổi trong chương trình giao lưu phải mang tính
GD, thiết thực liên quan đến lợi ích của HS, đáp ứng được nhu cầu học
hỏi của HS, thu hút tất cả HS tham gia.
+ Người đứng gia tổ chức phải lên chương trình của buổi làm việc,
thơng báo cho HS về “người trong cuộc” là ai? Nói về vấn đề gì để HS
chuẩn bị trước câu hỏi giao lưu. Làm việc trước với chuyên gia về yêu
cầu buổi nói chuyện , những vấn đề HS quan tâm, thắc mắc ....
+ Trong quá trình tổ chức giao lưu phải phối hợp nhịp nhàng giữa
các đối tượng trong chương trình: dẫn chương trình với khách mời giao
lưu; trị chuyện giữa người tham dự buổi giao lưu với khách mời
- Thảo luận theo chuyên đề
- Tổ chức các cuộc thi về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thi
hiểu biết kiến thức, nét đẹp học đường...... tham gia cuộc thi học sinh có
cơ hội cạnh tranh với nhau, thi đua giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm,
đội trong lớp với nhau , nhằm tạo cơ hội cho các em thể hiện kiến thức,

hiểu biết, tài năng, vẻ đẹp, cùng chia sẻ và tiếp thu kiến thức trong cuộc
thi. Để thể hiện tốt được yêu cầu người tham gia phải dành thời gian
chuẩn bị, luyện tập chu đáo, vì đây là hoạt động tổng hợp.
Lựa chọn, phân công, bố trí đội ngũ GVCNL phù hợp với nhiệm vụ
của năm học.
a) Mục tiêu:
Người GVCNL thay mặt Giám đốc thực hiện tồn bộ q trình
giáo dục, quản lý học sinh trong các Trung tâm. Với vai trị, vị trí, trách
nhiệm to lớn như vậy nên việc lựa chọn GVCN cần được đặt lên hàng
đầu, nhằm xây dựng đội ngũ GVCN tốt nhất trong năm.
b) Nội dung:


Cần chú ý những yếu tố sau khi phân công GVCNL
- Trình độ năng lực của GV
- Năng lực GD học sinh cá biệt
- GD kỹ năng sống cho HS
- Năng lực tìm hiểu, nắm bắt, hiểu biết HS
- Năng lực hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi
- Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể của HS
- Hoàn cảnh sống, điều kiện của GV
- Đảm bảo quyền lợi cho học sinh và chất lượng đào tạo
- Đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa, phù hợp với đối tượng GD
- Phù hợp với đặc điểm tình hình của Trung tâm, đảm bảo và cập nhật
chương trình GD hiện đại
c) Cách thức tiến hành:
Có hai cách để lựa chọn và phân công GVCNL:
- Cách thứ nhất: Phân công GVCNL xuyên suốt trong ba năm học
THPT, điều này thuận lợi cho GV, HS vàTrung tâm trongviệc quản lý, giáo
dục học sinh. Tìm hiểu và nắm bắt thơng tin về từng em học sinh trong lớp

không phải việc làm đơn giản, mà mất rất nhiều thời gian và công sức của
GVCN, cho nên việc phân công chủ nhiệm theo cách này sẽ tiết kiệm được
nhiều thời gian, để GVCN tập trung vào việc khác sẽ tốt hơn. Sự liền mạch
sẽ tạo dựng tình cảm giữa GVCN và các cá nhân trong lớp bền chặt hơn,
GVCNL nắm vững tình hình của lớp về mọi mặt cặn kẽ, theo dõi sự hình
thành và phát triển nhân cách của cá nhân cũng như sự tiến bộ của tập thể
lớp. Nắm vững tình hình của lớp, hiểu rõ từng học sinh trong lớp là điều
kiện cần thiết để GD học sinh và xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Thuận
lợi khi theo dõi các biện pháp GD có phù hợp với học sinh và tập thể hay
không.


Phương pháp lựa chọn GVCNL trong ba năm đòi hỏi phải có sự
thống nhất, đồng bộ trong việc phân cơng GV giảng dạy và phân công
GVCNL trong năm học. Cần phân cơng chun mơn choGVCNL dạy ở lớp
chủ nhiệm có nhiều giờ nhất , để tạo điều kiện quan sát học sinh trong lớp
chủ nhiệm. Nên phân công GVCNL dạy ở ít khối lớp, nhưng vẫn đảm bảo
số tiết quy định, để họ có nhiều thời gian tập trung vào công tác chủ nhiệm.
Tốt nhất là GVCN giảng dạy chuyên mơn tại một khối lớp có lớp chủ
nhiệm của mình.
Tuy nhiên phân cơng chủ nhiệm theo cách này có những hạn chế
nhất định của nó, nếu GCVNL có năng lực quản lý yếu thì sẽ ảnh hưởng tới
quá tình hình thành phát triển nhân cách học sinh trong cả ba năm. Học
sinh khơng có cơ hội được thực hiện các phương pháp chủ nhiệm sáng tạo,
phù hợp với quá trình phát triển nhân cách của mình. Nếu GVCNL có định
kiến không tốtvề học sinh dẫn đến việc đánh giá khôngkhách quan, thiếu
chính xác gây thiệt thịi cho HS.
- Cách thứ 2: Phân công GVCNL chuyên theo khối lớp, khi phân
công theo cách này có những thuận lợi sau: HS được học tập và rèn
luyện dưới nhiều phương pháp khác nhau, mỗi GVCNL sẽ có năng lực

và cách thức chủ nhiệm khác nhau với sự phân công theo phương án này
giúp cho GVCN có được nhiều kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm qua
nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong Trung tâm. Bên cạnh đó cịn
tồn tại những hạn chế sau đây: GVCNL mất nhiều thời gian để tìm hiểu
về đối tượng học sinh, sự gắn bó tình cảm thầy trị khơng bền chặt, việc
đánh giá, theo dõi q trình GD của học sinh bị gián đoạn .
Khi cần phân công GV làm thay công tác chủ nhiệm tạm thời cho
giáo viên khác có lí do chính đáng, chú ý cần chọn những GVBM dạy ở
lớp đó đang khơng làm công tác chủ nhiệm lớp để làm thay, khi giao lớp


cần phải bàn giao sổ sách ghi chép về lớp, thông báo những điểm cần lưu
ý của lớp ...
Sau khi tổ chức thi tốt nghiệp cho khối 12, Giám đốc cần rà soát
lại đội ngũ GVCNL của Trung tâm, để lên kế hoạch phân công GVCNL
và lựa chọn phân công GVCN cho năm học mới. Cơng tác này cần được
hồn thành trước khi bắt đầu năm học, lớp 12 ra trường, tiếp đến làtuyển
sinh lớp 10 nên công tác phân công GVCNL phải ổn định sớm để GVCN
nắm bắt được đối tượng học sinh, ổn định tổ chức lớp, lên kế hoạch cho
công tác chủ nhiệm lớp.
Sau mỗi năm học Giám đốc cần lấy ý kiến đóng góp về cơng tác
chủ nhiệm lớp từ các tổ chức đoàn thể trong Trung tâm như: tổ GVCNL,
tổ chun mơn, Đồn thanh niên, vàcác cá nhân trong trường như là
những GV có kinh nghiệm trong công tác quản lý và giáo dục học sinh.
Trong công tác triển khai kế hoạch năm học mới, việc lựa chọn và
phân công GVCNL là rất cần thiết và quan trọng. Vì thế, việc phân cơng
GVCNL đầu năm phải được Giám đốc quan tâm đúng mực, chỉ đạo sát
sao để xây dựng đội ngũ GVCN mạnh cả về chất và lượng, để đưa nhiệm
vụ QL và GD học sinh lên tầm cao mới.
Mỗi cách phân công đều tồn tại những ưu điểm và nhược điểm

nhất định, Giám đốc biết được đặc điểm tình hình của Trung tâm, lựa
chọn phân công phù hợp, linh hoạt cách vận dụng mới đem lại kết quả
cao nhất trong QL và GD học sinh ở các Trung tâm GDNN-GDTX.
Xây dựng cơ chế kết hơp, phối hợp giữa GVCNL với các lực lượng
giáo dục trong và ngoài Trung tâm trong việc giáo dục học sinh theo hướng
tự quản.
* Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ môn
a) Mục tiêu:


Phát triển và GD toàn diện học sinh là nhiệm vụ chung của cả
trung tâm, của cả Hội đồng giáo dục, vậy nên GVBM khơng đứng ngồi
nhiệm vụ này. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GD, GVCNL và
GVBM dạy ở lớp đó phải phối kết hợp chặt chẽ với nhau phải, thường
xuyên trao đổi về tình hình học tập và ý thức rèn luyện của từng HS
trong lớp, để GV có biện pháp GD phù hợp, nhằm đáp ứng được mục
tiêuGD toàn diện HS.
b) Nội dung:
Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn trong học tập và rèn luyện
của học sinh.
c) Cách thức tiến hành:
- Từ kế hoạch công tác chủ nhiệm thống nhất với GVBM về yêu
cầu GD, tạo động lực để học sinh phát triển toàn diện nhân cách.
- Thường xuyên trao đổi nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của
học sinh thơng qua GVBM.
- Thông báo cho GVBM về trọng tâm công tác GD theo kế hoạch
của lớp chủ nhiệm.
- Báo cho GVBM những đặc điểm đặc biệt của lớp: về HS cá biệt,
HS có hồn cảnh gia đình khó khăn, đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp
của GVBM để kết hợp hợp tác động, GD tới cá nhân và tập thể lớp.

* Phối kết hợp giữa Ban đại diện cha mẹ HS của tập thể lớp hay cá
nhân cha mẹ HS với GVCNL
a) Mục tiêu:
Cùng với việc phối kết hợp chặt chẽ với GVBM, thì sự phối hợp
với CMHS là rất cần thiết trong QL và GD học sinh. Giáo dục gia đình là
mơi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con người, nó có ảnh hưởng trực
tiếp và sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách HS. CMHS sãn
sàng phối hợp với Trung tâm để GD con em họ, bởi sự ngoan ngoãn, tiến


bộ, thành đạt của HS là niềm vui và tự hào của cha mẹ. Chính vì vậy,
phối kết hợp cùng gia đình là yêu cầu cấp bách và cần thiết của GVCN.
Nhưng vẫn còn những CMHS nhận thức chưa đầy đủ về ảnh hưởng của
GD gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của HS, nên
chưa thật sự quan tâm đến cách cư xử giữa các thành viên trong gia đình,
lối sống của cha mẹ chưa thật sự mang tính GD tích cực cho các con.
Quá trình phát triển của mỗi HS là mục tiêu chung của GD nhà trường
với GD gia đình, cho nên GVCN, CMHSphải phối kết hợp với nhau trên
tinh thần sãn sàng hợp tác, ủng hộ, chia sẻ, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ GD.
Để làm tốt nhiệm vụ phối hợp đó cả đơi bên phải có sự hiểu biết,
tơn trọng, chia sẻ, cảm thơng lẫn nhau trong cơng việc. Vì mục tiêu
chung là phát triển tốtnhất cho học sinh, bảo đảm cho từng học sinh có
những điều kiện học tập phù hợp nhất, trong cuộc sống và các hoạt động
hàng ngày đảm bảo đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần ở gia đình,
nhà trường và các mơi trường khác .
b) Nội dung:
Công tác phối hợp giữa GVCN với CMHS bao gồm những nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Thốngnhấtkế hoạch phối hợp tác động đến HS của Ban đại diện CMHS với

GVCN
- Nâng cao nhận thức của CMHS về kế hoạch học tập và mục tiêu GD năm
học, kỳ học.
- Phối hợp trong quản lý, hỗ trợ học tập, rèn luyện của học sinh ở nhà cũng
như ở trường .
- Thông báo kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh, giải quyết phản
hồi của CMHS kịp thời và hiệu quả.
c) Cách thức tiến hành:


Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Trung tâm, GVCNL cần phải thực
hiện những nhiệm vụ sau để đạt được mục đích trên.
Thay mặt Giám đốc xây dựng quy chế phối hợp, hình thức liên lạc
giữa Trung tâm và CMHS mà GVCN là cầu nối. Thành lập các tổ chức
của phụ huynh học sinh trong lớp chủ nhiệm.
Thành lập Hội CMHS của lớp, bầu ra ban đại diện CMHS là
những phụ huynh nhiệt tình, được tín nhiệm trong cộng đồng dân cư, có
thời gian, có điều kiện giúp đỡ Trung tâm về vật chất và tinh thần. Ban
đại diện CMHS gồm 03 người: 01 trưởng ban và 02 phó ban; phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban cho phù hợp, nhằm phát
huy tối đa vai trò của Hội CMHS
Kêu gọi CMHS tham gia xã hội hóa GD, lập ra các nhóm phụ
huynh học sinh tự nguyện tham gia các hoạt động GD học sinh như: Tổ
chức tham quan, dã ngoại, trải nghiệm thực tế, hướng ngiệp cho học
sinh, nói chuyện về lịch sử Việt Nam........
Xây dựng nội quy chung về hoạt động của chi hội CMHS, đưa ra
phương thứcphối hợp các hoạt động GD giữa các bên với nhau như là:
GVCN với CMHS, CMHS với trung tâm, hội CMHS trong Trung tâm
với nhauvà giữa chi hội với học sinh trong lớp.
Thống nhất kế hoạch hoạt động của học kỳ, của năm học với Ban

đại diện cha mẹ học sinh cụ thể: kế hoạch khen thưởng HS có thành tích
trong học kỳ; tổ chức các ngày kỷ niệm có liên quan; trải nghiệm sáng
tạo; thăm hỏi động viên gia đình HS có hồn cảnh khó khăn; kế hoạch
chụp ảnh kỷ yếu cho HS lớp 12 (nếu có tổ chức)...
Đưa ra những quy định, cách thức, phương tiện của việc phối hợp
giữa CMHS với GVCNL; giữa Ban đại diện CMHS với GVCNL.. Để
việc phối hợp đạt kết quả cao, hai bên cần phải có sự tác động từ hai phía
hay nói cách khác sự liên hệ phải có tính tương tác,GVCNL thơng báo


tình hình học tập và rèn luyện của con, phụ huynh phải xử lý và phản hồi
lại cho GVCN để thống nhất biện pháp GD học sinh thì sự phối hợp mới
có hiệu quả.
* Phối kết hợp giữa tổ chức Đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn
thể khác trong Trung tâm với GVCNL.
a) Mục tiêu:
Lứa tuổi học sinh THPT có những đặc điểm tâm lý rất riêng, các
em tỏ ra năng nổ, nhiệt tình, thích các hoạt động ngoại khóa , tham gia
hoạt động tập thể, nên khuyến khích GVCNL phối hợp với tổ chức Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác trong Trung tâm
tổ chức và tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu văn hóa, văn nghệ,
đem đến cho học sinh cơ hội học hỏi, chia sẻ hiểu biết của mình. Mục
đích phát huy tiềm năng sãn có, khơi dậy đam mê, khả năng vận dụng
vào thực tế, giúp các em có được những hiểu biết tồn diện về cuộc sống
xã hội, giá trị sống.
b) Nội dung:
Các hoạt động tập thểbao gồm :
- Tham gia xây dựng bảo vệ môi trường: Ngày thứ 7 xanh, vệ sinh
quang cảnh xung quanh Trung tâm, trồng cây.....
- Hưởng ứng các hoạt động xã hội: Mua tăm ủng hộ người mù,

dành một suất ăn sáng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, Tết vì người nghèo,
quyên góp cách vở, quần áo cho học sinh vùng sâu, vùng xa........
- Hoạt động bề nổi: tổ chức các hội thi văn nghệ chào mừng các
ngày lễ, các cuộc thi văn nghệ theo cụm do huyện đoàn tổ chức, tổ chức
giải bóng đá mini, ......
- Tham gia phịng chống các tai tệ nạn xã hội đang du nhập vào
học đường.
- Chia sẻ kinh nghiệm học tập, các bạn trong lớp giúp đỡ lẫn nhau:


học nhóm.....
c) Cách thức tiến hành:
Đồn thanh niên cộng sản hồ Chí Minh trong các hoạt động nêu
trên giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức chungcác hoạtđộng trong Trung tâm.
GVCNL giữ vai trò cố vấn, tổ chức, QL, điều khiển các hoạt động. Tạo
điều kiện cho Đoàn thanh niên tổ chức thành công các hoạt động giao
lưu. Kết quả từ các hoạt động , HS nâng cao nhận thức về xã hội, phát
triển thể chất, óc thẩm mỹ,tư duy trừu tượng, mở rộng thêm tri thức, tăng
cường tình yêu quê hương đất nước. Qua đó hình thành thái độ tích cực
cho HS, tình yêu thương giữa con người với nhau, tinh thầnthần đồn
kết, ý thức trước cộng đồng, góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp
hơn.
* Phối kết hợp giữa chính quyền ,các đồn thể ở địa phương với
GVCNL
a) Mục tiêu:
Ngoài thời gian học tập và rèn luyện ở trường, số thời gian còn lại
trong ngày của các em là sống và tham gia hoạt động ở nơi cư trú. Chính
quyền và các đồn thể ở địa phương nơi cư trú góp phần khơng nhỏ
trong q trình quản lý và giáo dục học sinh GD. Vì vậy, Giám đốc
Trung tâm cần phải xây dựng cơ chếphối hợp một cách chặt chẽ với

chính quyền và các đồn thể ở địa phương, để làm tốt công tác quản lý
và giáo dục học sinh.
b) Cách thức tiến hành:
Để có sự phối kết hợp với chình quyền địa phương và các đồn thể
cần có một số biện pháp sau:
- Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội như: Tổ chức lễ
dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ; tham gia dọn dẹp môi trường cùng


×